You are on page 1of 3

A, MỞ ĐẦU

1, Lý do chọn đề tài:  
Chủ nghĩa xã hội là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ XIX
bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ. Nó bao gồm một loạt các định hướng
chính trị có chung mục tiêu là xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và dân chủ cho
người dân. Chủ nghĩa xã hội là một hình thức xã hội có tính nhân văn cao, trong đó
quyền lợi và phúc lợi của nhân dân được đặt lên hàng đầu; khẳng định vai trò của Nhà
nước trong quản lý kinh tế và xã hội, phấn đấu cho sự bình đẳng và công bằng giữa các
thành viên của xã hội. Việt Nam là một trong những quốc gia đã chọn con đường đi lên
Chủ nghĩa xã hội từ rất sớm và kiên trì thực hiện cho đến nay dựa trên lý luận và thực
tiễn của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với mục tiêu tạo ra một xã hội
công bằng, phát triển và giúp mọi người được hưởng lợi.
Tuy vậy Việt Nam vẫn phải chịu rất nhiều khó khăn, thử thách sau cuộc chiến tranh bảo
vệ tổ quốc. Một trong số đó là vấn đề chống phá của các đối tượng thù địch. Lợi dụng sự
phát triển mạnh mẽ của Internet và các trang mạng xã hội các thế lực thù địch đã đưa
thông tin xấu , độc hại , giả mạo về tình hình ở Việt Nam. Các đối tượng này đưa các
quan điểm sai lệch về chủ nghĩa Mác - tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ định các quy định chủ
trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước. Chúng lợi dụng sự kém hiểu
biết, tâm lý kích động ở một bộ phận người dân gây bạo loạn, mất niềm tin vào Đảng
nhằm mục đích cuối cùng là lật đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để đi theo đa
nguyên đa đảng Tư bản chủ nghĩa. Để nâng cao củng cố sâu sắc về lý luận tránh bị các
đối tượng phản động làm lung lay dắt mũi, nhóm đã giả đã chọn đề tài : “Tại sao Việt
Nam lại lựa chọn con đường Xã Hội Chủ Nghĩa? Việc lựa chọn như vậy đúng hay sai ?
Vì sao?” để phân tích và nghiên cứu.

2, Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu về lịch sử và quá trình phát triển của Việt Nam, cũng như những lý do chính
trị, kinh tế và xã hội khiến Việt Nam chọn con đường này. Nghiên cứu này cũng có thể
giúp người đọc hiểu rõ hơn về những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên con đường
đi lên Chủ nghĩa xã hội và những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình
phát triển. Từ đó đọc giả có thể vừa tiếp thu, chọn lọc trên tinh thần sáng tạo thành tựu về
tư tưởng, khoa học để chủ nghĩa, học thuyết luôn mới mẻ, không rơi vào sự đơ cứng, trì
trệ so với cuộc sống.
3, Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và phân tích Việt Nam lựa chọn đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa:
- Tìm hiểu và phân tích lịch sử và quá trình phát triển của Việt Nam để hiểu rõ hơn
về nguyên nhân khiến Việt Nam chọn con đường này.
- Nghiên cứu các tài liệu và nguồn thông tin liên quan để có cái nhìn toàn diện về
chủ đề.
- Phân tích các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến quyết định của Việt
Nam trong việc chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội.
- Đánh giá những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên con đường đi lên Chủ
nghĩa xã hội và những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình phát
triển.
4, Phạm vi nghiên cứu

Để làm rõ được vấn đề ”Tại sao Việt Nam lại lựa chọn con đường Xã Hội Chủ Nghĩa?
Việc lựa chọn như vậy đúng hay sai ? Vì sao?” nhóm tác giả đã dựa trên những tài liệu ,
ấn phẩm do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam in ấn, ban hành. Cùng với đó là kho tài liệu
của Học viện Chính sách và Phát triển và các bài báo , dữ liệu trên các cổng thông tin
Chính phủ , cơ quan ban ngành liên quan đến vấn đề này.

5, Phương pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu đề tài “Tại sao Việt Nam chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội?”, có
thể sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm và thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề để có
cái nhìn toàn diện về vấn đề.
- Phân tích lịch sử: Phân tích lịch sử và quá trình phát triển của Việt Nam để hiểu rõ
hơn về nguyên nhân khiến Việt Nam chọn con đường này.
- Phương pháp phân tích và đánh giá: Sử dụng phương pháp này để phân tích và
đánh giá các thông tin thu thập được từ phươn pháp nghiên cứu tài liệu. Điều này
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, những đóng góp tích
cực và những thách thức đang đối mặt.  

You might also like