You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT - TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

*Số thứ tự đề tài và tên đề tài:

• Đề tài số: 3
• Tên đề tài: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của CNXH khoa học.
Sự vận dụng trong thực tiễn ở Việt Nam. 

*Danh sách thành viên nhóm (ROBERT OWEN):

• Phạm Phúc Thịnh 20145309


• Trần Minh Giàu 20151463
• Trần Võ Diễm My 20132125
• Nguyễn Quốc Nam 21161408
• Nguyễn Văn Thuấn 20157099
• Nguyễn Công Văn 20161394
• Mai Long Trường 20161078
• Hoàng Khải 20145159
• Lê Thị Hoàng Yến 21116285
*Lời giới thiệu:

“Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và
học hành tiến bộ”. Đây là một câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong bài
nói chuyện với đồng bào tỉnh Thái Nguyên vào ngày 13/03/1960. Bấy giờ,
miền Bắc đang trong giai đoạn khôi phục và phát triển nền kinh tế cũng
như văn hóa chủ nghĩa xã hội và nhân dân miền Nam đang thúc đẩy đấu
tranh chính trị, tiến đến cao trào cách mạng mới. Theo chủ tịch Hồ Chí
Minh, mục tiêu tối cao của chủ nghĩa xã hội là cải thiện, nâng cao đời sống
tinh thần và vật chất của nhân dân; sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp hướng đến chế độ xã hội mới - một xã hội dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, văn mình là vì sự phát triển toàn diện và hạnh phúc của
con người. Thật vậy, chủ nghĩa xã hội là một tất yếu, là mục tiêu lý tưởng
mà Đảng, Nhà nước, nhân dân ta hướng tới. Khi đó, để hiểu được “Chủ
nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và học
hành tiến bộ”, ta cần có sự nghiên cứu kỹ càng về chủ nghĩa xã hội khoa
học. Ta cần biết được những đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội
khoa học bởi vì mọi khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng là những
quy luật, tính quy luật thuộc khách thể nghiên cứu của nó (Theo
Ph.Ăngghen). Bên cạnh đó để tiến hành nghiên cứu chủ nghĩa xã hội thì
cần có những phương pháp cụ thể bởi vì chỉ có dựa trên những phương
pháp khoa học đó thì mới có thể luận giải một cách đúng đắn, khoa học về
các vấn đề, nội dung liên quan đến chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, việc
nghiên cứu không thể chỉ là những lý thuyết suông mà cần có sự vận dụng
thành tựu nghiên cứu đó vào quá trình phát triển, đổi mới của đất nước.
Khi đó việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học mới thật sự là thành
công, là có ích cho dân tộc cũng như nước nhà.
*Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

• Mục tiêu cho phần lý thuyết: - Trang bị nhận thức và phương pháp
luận khoa học trong quá trình phát triển tất yếu lịch sử. Từ đó dẫn đến sự
hình thành, phát triển hình thái Kinh tế - Xã hội Cộng Sản Chủ nghĩa

• Mục tiêu cho phần liên hệ thực tiễn: - Rèn luyện bản lĩnh, nhìn thấy
những khuyết điểm và cả thành tựu của CNXH trước đây

- Tiếp tục tin tưởng vào những thành quả đổi mới ở các nước XHCN

*Đối tượng nghiên cứu:

Trong hệ thống nội dung lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học có
những phạm trù, khái niệm, vấn đề mang tính quy luật rất cơ bản sau đây:
“giai cấp công nhân” và “sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân” (gắn với
đảng cộng sản”); “hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa” (trong đó
đặc biệt là “xã hội xã hội chủ nghĩa”); “cách mạng xã hội chủ nghĩa”; “nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa”; “cơ cấu xã hội –
giai cấp, liên minh công nông và các tầng lớp lao động...”; “vấn đề tôn giáo
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”, “vấn đề dân tộc trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội”; “vấn đề gia đình trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội”; “vấn đề nguồn lực con người trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội”; “thời đại ngày nay”...

*Đối tượng nghiên cứu của phần liên hệ :

Những vấn đề, qui luật chính trị - xã hội, đó là những khía cạnh chính trị -
xã hội của quan hệ xã hội, vấn đề xã hội: một quan hệ xã hội ,một vấn đề
như dân tộc ,tôn giáo ,gia đình có nhiều góc độ nghiên cứu nhưng
CNXHKH chỉ nghiên cứu góc độ chính trị - xã hội của các vấn đề này .Còn
những góc độ khác thuộc phạm vi nghiên cứu của những lĩnh vực khoa
học xã hội khác

Tại sao lựa chọn:

-Nó liên quan đến dân tộc, tôn giáo, gia đình theo góc độ chính trị -xã hội

-Phù hợp với sự tò mò tìm hiểu giữa người với con người trong Việt Nam
cũng như nước ngoài

-Những vấn đề chính trị xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời
sống nhân dân và đất nước

Bối cảnh :

-Với sự phát triển không ngừng về kĩ thuật số thời kì 4.0 

-Sự tác động bên ngoài của các nước vào Việt nam

+Quan hệ kinh tế chính trị xã hội trên thế giới diễn biến phức tạp

+Sự tiếp thu qua mạng xã hội được phổ biến rộng rãi chưa có sự sàng lọc
phù hợp

Thời gian :

Hầu hết qua từng giờ, từng phút,từng giây đều được cập nhật với sự biến
động  với lượng thông tin chính xác cực cao làm thay đổi những vấn
đề ,quy luật ấy vì vào thời kì 4.0 tốc độ truyền tin rất là nhanh với tốc độ
chóng mặt

vấn đề:

Những vấn đề , quy luật chính trị - xã hội,những khía cạnh chính trị -xã hội
,....

*Bố cục đề tài:

• Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Kết cấu đề tài

• Chương 1: Khái niệm Chủ nghĩa xã hội khoa học

1.1. Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ nghĩa Mác –
Lênin nói chung
1.2. Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ
phận hợp thành của chủ nghĩa Mác – Lênin
1.3. Khái niệm Chủ nghĩa xã hội khoa học

• Chương 2: Đối tượng nghiên cứu của Chủ nghĩa Xã hội Khoa học

2.1 Những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình
phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa
2.1.1 Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa
2.1.2 Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội
2.1.3 Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội
2.2 Những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con đường, hình
thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để
thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản
2.2.1 Nguyên tắc cơ bản của giai cấp công nhân để thực hiện
sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản
2.2.2 Điều kiện của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển
biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
2.2.2.1 Điều kiện khách quan
2.2.2.2 Điều kiện chủ quan
2.2.3 Con đường của giai cấp công nhân để thực hiện sự
chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
2.2.4 Hình thức của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển
biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
2.2.5 Phương pháp của giai cấp công nhân để thực hiện sự
chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

• Chương 3: Phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa Xã hội Khoa
học
3.1 Phương pháp luận chung
3.1.1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng
3.1.2 Chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin

3.2 Phương pháp có tính liên ngành, tổng hợp


3.2.1 Phương pháp kết hợp logic và lịch sử
3.2.2 Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị-xã
hội dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể
3.2.3 Phương pháp so sánh

3.3 Các phương pháp khác

• Chương 4: Ý nghĩa của việc nghiên cứu Chủ nghĩa Xã hội Khoa học 

          4.1 Ý nghĩa lý luận


          4.2 Ý nghĩa thực tiễn 

• Chương 5: Sự vận dụng trong thực tiễn về quá trình đổi mới ở Việt
Nam

5.1 Thực trạng Việt Nam hiện nay


5.1.1 Thành tựu
5.1.2 Khó khăn
5.2 Giải pháp
5.2.1 Cần có sự tác động lẫn nhau giữa đổi mới, hội nhập và
phát triển bắt đầu từ đổi mới
5.2.2 Hội nhập - từ hội nhập kinh tế đến hội nhập quốc tế toàn
diện, sâu rộng
5.2.3 Phát triển là mục tiêu, định hướng cho đổi mới và hội
nhập

• Kết luận

• Tài liệu tham khảo

Liệt kê thông tin một số tài liệu tham khảo (mà nhóm dự định sử dụng)

https://voer.edu.vn/m/vi-tri-doi-tuong-phuong-phap-va-chuc-nang-cua-chu-
nghia-xa-hoi-khoa-hoc/c9a76cb8#:~:text=Ch%E1%BB%A7%20ngh
%C4%A9a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20khoa%20h%E1%BB
%8Dc%20c%C3%B3%20%C4%91%E1%BB%91i%20t%C6%B0%E1%BB
%A3ng%20nghi%C3%AAn,m%E1%BA%A1ng%20c%E1%BB%A7a
%20giai%20c%E1%BA%A5p%20c%C3%B4ng
https://www.quangngai.dcs.vn/tin-trong-nuoc/-/asset_publisher/
RbwZSAmDDIyr/content/mot-so-van-e-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-
xa-hoi-va-con-uong-i-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam
https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBDH/Attachments/2730/GT
%20h%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Ch%E1%BB%A7%20ngh
%C4%A9a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20khoa%20h%E1%BB
%8Dc%20(C)%20Tr%2061%20-%20tr124.pdf
https://www.qdnd.vn/ho-so-su-kien/loi-bac-day-nam-xua/chu-nghia-xa-hoi-
la-lam-cho-moi-nguoi-dan-duoc-am-no-hanh-phuc-va-hoc-hanh-tien-bo-
533509
https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/doi-moi-hoi-
nhap-va-phat-trien-tren-nen-tang-chu-nghia-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-
minh-562864.html

You might also like