You are on page 1of 2

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

1. Mã học phần: PHI1002


2. Số tín chỉ: 02
3. Học phần tiên quyết:
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5. Giảng viên:
- TS. Hà Thị Bắc, Khoa Triết học, Trường Đại học KHXHNV
- TS. Phạm Quỳnh Chinh, Khoa Triết học, Trường Đại học KHXHNV
- TS. Phạm Hoàng Giang, Khoa Triết học, Trường Đại học KHXHNV
- TS. Nguyễn Thị Lan, Khoa Triết học, Trường Đại học KHXHNV
- Th.S. Phan Hoàng Mai, Khoa Triết học, Trường Đại học KHXHNV
- PGS.TS Phạm Công Nhất, Khoa Triết học, Trường Đại học KHXHNV
- PGS.TS Ngô Thị Phượng, Khoa Triết học, Trường Đại học KHXHNV
6. Mục tiêu của học phần
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản, cốt lõi về những phạm trù, quy luật
chính trị - xã hội trong quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người từ hình thái
kinh tế tư bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và sự vận
dụng những quy luật đó trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Về kiến thức: Sinh viên nắm được những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất về Chủ nghĩa
xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin.
Về kỹ năng: Sinh viên nâng cao được năng lực hiểu biết thực tiễn và khả năng vận
dụng các tri thức nói trên vào việc xem xét, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội của
đất nước có liên quan đến chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
Về thái độ: Sinh viên có thái độ chính trị, tư tưởng đúng đắn về môn học Chủ
nghĩa xã hội khoa học nói riêng và nền tảng tư tưởng của Đảng ta nói chung.
7. Tóm tắt nội dung học phần
Ngoài phần giới thiệu về vị trí, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của học
phần Chủ nghĩa xã hội khoa học, nội dung chính của học phần có hai khối kiến thức
chính: một là, quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học; hai là,
1
những phạm trù, quy luật chính trị - xã hội cơ bản trong quá trình vận động từ hình thái
kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, gồm:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa, cơ cấu xã hội -
giai cấp và vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp, vấn đề dân tộc, tôn giáo, gia đình trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

You might also like