You are on page 1of 15

TỔNG QUAN VỀ CAO CHIẾT, HOẠT CHẤT ĐƯỢC TÁCH CHIẾT TỪ THỰC VẬT

KHÁNG STAPHYLOCOCCUS AUREUS KHÁNG METHICILLIN (MRSA)


Mai Thị Ngọc Lan Thanh 1
1
Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Số 6, Trần Văn Ơn, Phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

Tóm tắt
Tụ cầu vàng kháng methicillin (Staphylococcus aureus kháng methicillin-MRSA) là một
vấn đề y tế toàn cầu và một thách thức trong điều trị (Rodvold & McConeghy, 2014).
MRSA có cơ chế kháng với kháng sinh nhóm β-lactam như methicillin và penicillin làm
cho các bệnh nhiễm trùng do MRSA rất khó điều trị (Otto, 2012). Năm 2014, cơ quan
nghiên cứu y tế và chất lượng Hoa Kỳ (AHRQ) đã công bố gần 375.000 trường hợp nhiễm
trùng và 23.000 trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ có liên quan đến nhiễm MRSA. Chi phí điều
trị cho một vết mổ sâu bị nhiễm MRSA, ước tính khoảng 43.970 USD cho một bệnh nhân
từ 65 tuổi trở lên ở Hoa Kỳ với thời gian điều trị dài, kèm theo những thương tật (Kavanagh,
Calderon, Saman, & Abusalem, 2014; Kaye et al., 2009). Nghiên cứu ở 10 nước châu Á
xác định tỷ lệ tử vong 30 ngày liên quan viêm phổi bệnh viện từ 18,7 % đến 40,8 %, trong
đó MRSA chiếm 82,1 % trong tổng số các chủng S. aureus phân lập (Chung et al., 2011).
Thực vật dùng làm thuốc trong điều trị các bệnh cấp tính và mãn tính đã và đang được sử
dụng từ xa xưa. Trong đó, hoạt tính kháng khuẩn của các loài thực vật được chú ý (Xu et
al., 2020). Từ kết quả của nhiều nhiên cứu trên thế giới, tác giả đã tổng quan để xây dựng
bộ dữ liệu này, việc tổng quan này sẽ giúp cho những nghiên cứu tương đồng có thể định
hướng các nghiên cứu tiếp nối hoặc làm kết quả so sánh, đối chiếu về hoạt tính kháng
MRSA với các nghiên cứu liên quan.
Từ khóa: Hợp chất tự nhiên, kháng khuẩn. MRSA, Staphylococcus aureus.
Đặt vấn đề
S. aureus lần đầu tiên được phân lập từ mủ người vào năm 1880 bởi Scotland Alexander
Ogston (Ogston, 1881). Chi Staphylococcus có hơn 40 loài khác nhau, trong đó có 3 loài
tụ cầu gây bệnh được chú ý trong y học: S. aureus (Tụ cầu vàng), S. epidermidis (Tụ cầu
da), và S. saprophyticus. S. aureus là những vi khuẩn hình cầu, không di động, gram dương,
đường kính 0,5-1,5 µm, tế bào xếp thành hình chùm nho. S. aureus là những vi khuẩn hiếu
khí hay kị khí không bắt buộc, có thể phát triển trong môi trường không có oxi nhờ enzyme
catalase hoặc sử dụng một chất nhận điện tử. Ngoài ra, chúng còn cho phản ứng DNase,
phosphatase dương tính, có khả năng lên men và sinh acid từ manitol, trehalose, sucrose
(Taylor & Unakal, 2019). Ở cơ thể người, S. aureus là vi sinh vật cơ hội tấn công vào vết
thương hở hoặc những người có sức đề kháng kém. Vi khuẩn thường kí sinh trên mũi, họng
và da của con người và động vật. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, penicillin được đưa
vào sử dụng lâm sàng, S. aureus lúc này còn rất nhạy với kháng sinh. Tuy nhiên, chỉ vài
năm sau đó các chủng S. aureus kháng penicilin đã được phát hiện (Dien Bard, Hindler,
Gold, & Limbago, 2014). Hiện nay, S. aureus kháng penicillin - PRSA (Penicillin Resistant
S. aureus) chiếm khoảng 90 % , MRSA dao động từ 30-50 % trong tổng số các chủng S.
aureus được phân lập (Bộ, 2015).
Methicilin là penicilin bán tổng hợp, MRSA kháng methicillin xuất hiện 2 cơ chế kháng
phổ biến: một là siêu biểu hiện β-lactamases, hai là thay đổi dạng bình thường của Protein

1
gắn Penicillin (PBPs). Biểu hiện enzyme β-lactamase được kiểm soát bởi operon bla. Trong
Operon bla, blaZ là vùng gen mã hóa cho β-lactamase, và hai protein đóng vai trò là các
protein điều hòa là: blaI (nhân tố ức chế) và blaR1 (nhân tố hoạt hóa). BlaI ức chế sự biểu
hiện của blaZ bằng việc gắn với promoter. BlaR1 tồn tại như là protein xuyên màng; khi
vùng bên ngoài tế bào gắn với β-lactam, thì vùng bên trong tế bào sẽ được giải phóng và
phân giải BlaI, việc này cho phép biểu hiện blaZ. Cơ chế kháng thứ hai là biểu hiện protein
PBP2a được mã hóa từ gen mecA, nằm trên vùng Operon mec. Operon mecA có hai nhân
tố điều hòa là các protein mecI (là nhân tố ức chế) và mecR1 ( là nhân tố hoạt hóa nằm
xuyên màng). mecI và mecR1 có chức năng tương đồng với blaI và blaR1; việc gắn với β-
lactam, vùng mecR1 bên trong tế bào được giải phóng để phân giải mecI và cho phép sự
phiên mã mecA. Sự hiện diện của protein PBP2a-là cơ chế hiện diện sau cùng trong hầu
hết các chủng lâm sàng.
S. aureus có 4 tiền chất PBPs thông thường trên màng tế bào chất tham gia vào quá trình
liên kết chéo peptidoglycan của vách tế bào. Những PBPs này có hoạt động tương tự với
serine của protease và có ái lực cao với những chất β-lactam. Khi xảy ra việc gắn, những
PBPs không có chức năng hình thành phức hợp vách tế bào, dẫn đến vi khuẩn chết. PBP2a
là protein có trọng lượng phân tử 76kDa, được biểu hiện trong các chủng MRSA. PBP2a
có ái lực thấp với nhóm kháng sinh β-lactam. Nên dù có sự hiện diện của kháng sinh,
PBP2a vẫn có chức năng sinh tổng hợp vách như PBPs thông thường, bằng cách này tế bào
sẽ tránh được sự ly giải. PBP2a được biểu hiện từ gene mecA không hiện diện trong các
chủng S.aureus nhạy kháng sinh (Palavecino, 2007).
Nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của S. aureus thay đổi tùy thuộc vào từng dòng. S.
aureus có khả năng phát triển trong khoảng nhiệt độ rất rộng, từ 7 ºC - 48 ºC, nhiệt độ sinh
trưởng tối ưu là 30 ºC - 34 ºC; pH 4,2 - 9,3, pH tối ưu là 7,0 - 7,5; và phát triển tốt trên môi
trường chứa NaCl 15 %; nồng độ đường từ 33 % – 60 % (Bremer, Fletcher, & Osborne,
2004). Trong môi trường thạch máu, S. aureus có khả năng làm tan huyết. Ở môi trường
TSB lỏng, sau 5-6 giờ S. aureus tăng sinh làm đục môi trường, sau 24 giờ S. aureus tăng
sinh, môi trường đục có thể quan sát bằng mắt thường. Tế bào dạng cặn, tạo một vòng nhăn
ở bề mặt môi trường. Ở môi trường thạch, khuẩn lạc có hình tròn, trơn láng, đục mờ và có
màu vàng hoặc trắng.
MRSA có nhiều cách khác nhau để thoát khỏi hệ miễn dịch của con người, như chúng có
khả năng sống sót bên trong bạch cầu trung tính (Gresham et al., 2000); hoặc tạo ra protein
Map cản trở phản ứng của tế bào lympho T (Lawrence Y Lee et al., 2002). S. aureus tiết ra
một loại protein là Efb (Extracellular fibrinogen binding protein). Protein này có kích thước
khoảng 19 kDa và có thể bám vào tơ huyết cũng như C3b (một thành phần vô cùng quan
trọng của quá trình hoạt hóa bổ thể). Sự liên kết này ngăn cản C3b bám lên các tế bào
nhiễm MRSA, từ đó ngăn chặn sự hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển và con đường
nhánh, vì vậy dẫn tới quá trình thực bào nhờ opsonin hóa cũng bị bất hoạt (Lawrence YL
Lee et al., 2004).
Cao chiết/phân đoạn/tinh chất kháng MRSA
Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng kháng sinh không chỉ ảnh hưởng
đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước đang phát triển như
Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những
bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong (Bộ, 2015). Vancomycin là kháng

2
sinh cuối cùng điều trị các chủng S. aureus kháng thuốc, MRSA kháng vancomycin đã
được báo cáo năm 2002 tại Hoa Kỳ (Srinivasan, Dick, & Perl, 2002), tuy S. aureus kháng
vancomycin xuất hiện tại Việt Nam với tỉ lệ thấp nhưng nếu không kiểm soát tốt thì nguy
cơ phát tán các chủng kháng thuốc này sẽ gia tăng (Dai Phan, Vu, Uong, & Cao, 2016).
Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh hợp lý thì việc tìm các hoạt chất kháng khuẩn mới hoặc
một liệu pháp thay thế là một nhiệm vụ cần thiết. Các sản phẩm chiết từ dược liệu được
chứng minh có tiềm năng trong hoạt tính kháng khuẩn mặc dù hoạt tính kháng khuẩn thấp
hơn so với kháng sinh, nhưng các sản phẩm chiết từ dược liệu có khả năng hợp lực với
kháng sinh (Sharaf et al., 2021). Vì vậy, tổng quan các nhóm hoạt chất thực vật kháng
MRSA với giá trị MIC/MBC đã được tóm tắt trong Bảng 1.1.
Bảng 1. 1 Cao chiết thực vật kháng MRSA
Thành phần hóa
MIC/MBC Thực vật Trích dẫn
học
(Nascimento,
Caryophyllus aromaticus, Locatelli,
Tannin 300 mg/mL
Syzygyum joabolanum Freitas, &
Silva, 2000)
1 - 20 mg/L (từ
Cleistocalyx operculatus (Dung, Kim, &
Tinh dầu 0,25 - 32
(Roxb.) Merr and Perry Kang, 2008)
mg/mL).
(Cech, Junio,
Alkaloid
Ackermann,
(berberine), 75 mg/L Hydrastis canadensis
Kavanaugh, &
flavonoid
Horswill, 2012)
Glycosmis (Sripisut et al.,
Alkaloid 16 μg/mL
cochinchinensis 2013)
(N.-Y. Choi,
Acid hữu cơ,
2 mg/mL Artemisia princeps Kang, & Kim,
glycoside
2015)
(Metrouh-Amir,
Polyphenol 12,5 mg/mL Matricaria pubescens Duarte, &
Maiza, 2015)
Flavonoid, (Ganapathy &
saponin và 1 mg/mL Andrographis paniculata Karpagam,
alkaloid 2016)
(Carranza,
Sevigny,
Quinone, tannin. 1 mg/mL Rhamnus californica Banerjee, &
Fox-Cubley,
2015)
Flavonoid (Ding, Ouyang,
2 - 64 mg/L Plumula nelumbinis
Dẫn xuất phenol & Shen, 2015)

3
Saponin và
alkaloid chiếm tỉ
lệ cao, tannin,
(Ganapathy &
flavonoid,
>100 mg/L Anagallis arvensis L Karpagam,
glycoside,
2016)
phenol và resin
ở mức trung
bình
Phenolic,
Commiphora molmol
alkaloid và (Abdallah,
31,25 - 250 Engl. ex Tschirch
saponin Khalid, &
mg/L Boswellia papyrifera
Phenolic, Ibrahim, 2009)
Hochst
carbohydrate
(Wickramaratne
Phenolic 3,5 mg/mL Walidda antidysenterica
et al., 2015)
(Bag,
Phenolic và Bhattacharyya,
0,08–0,845
flavonoid. Eugenia jambolana Pal, &
mg/mL
alkaloid, saponin Chattopadhyay,
2012)
(Santiago,
Pang, Lim,
Tannin, saponin, Loh, & Ting,
sterol/steroid và 3 mg/mL Acalypha wilkesiana 2014),
glycoside (Santiago, Lim,
Loh, & Ting,
2015b)
Alkaloid, tannin,
(Santiago, Lim,
saponin, steroid,
0,75 mg/mL Duabanga grandiflora Loh, & Ting,
glycoside
2015a)
and flavonoid
Tannin, alkaloid
flavonoid,
0,63 - 10/1,25 - (Akinpelu et
saponin, steroid, Chrysophyllum albidum
10 mg/mL. al., 2016)
đường và
terpenoid
Đích tác động của các hoạt chất thực vật được tóm tắt trong Bảng 1.2 nhằm định hướng
cho nghiên cứu hoạt tính kháng MRSA từ dược liệu và phát hiện các cơ chế kháng
MRSA của cao chiết/tinh chất chiết từ dược liệu. Các tinh chất từ thực vật có hoạt tính
kháng khuẩn thuộc các nhóm khác nhau như polyphenol, alkaloid, flavonoid,
triterpenoid, anthraquinone, polyol.
Nhiều cơ chế kháng khuẩn khác nhau như ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào có các
hợp chất như magnolol, epigallocatechin gallate thuộc nhóm polyphenol; nhóm phá vỡ
cấu trúc màng tế bào như acid nordihydroguaiaretic, oxyresveratrol (ORV),
4
isobavachalcone, bakuchiol thuộc nhóm flavonoid, sanguinarine thuộc nhóm alkaloid; cơ
chế kháng MRSA còn liên quan đến nhân tố ức chế các kênh bơm thuốc như reserpine,
quinine, harmaline và piperine.
Một hướng đang được nghiên cứu hiện nay là nhóm hợp chất thực vật từ địa y và tảo
cũng cho thấy tiềm năng kháng khuẩn như fucoidan từ tảo biển, acid usnic, acid vulpinic
từ địa y.
Các tinh chất tách chiết từ thực vật có hoạt tính kháng MRSA, nhưng hoạt tính thường
thấp hơn so với kháng sinh chuẩn. Tuy nhiên, tinh chất thực vật cho hoạt tính kháng
khuẩn cao hơn cả vancomycin như hydroxydihydrosanguinarine (hhS) với MIC bằng
1,95 mg/L, so với vancomycin có MIC bằng 2,34 mg/L; AZA (azadirachtin) với MIC
bằng 2,5 mg/L và có khả năng ức chế sự hình thành biofilm.
Bảng 1. 2 Hoạt chất thực vật kháng MRSA
Hoạt chất thực vật MIC/MBC Tên Đích tác động Trích dẫn
thực vật
Magnolol 50 mg/L Magnoli
(S. Y. Kim, Kim,
(magnolol và (10 mg/L a
Thành phần tổng Jeong, Jahng, &
honokiol hợp lực và 25 officinal
hợp vách tế bào Yu, 2015)
oxacillin) mg/L) is
Phân đoạn chứa acid 50 – 200 Rubus Ức chế sự hình (Quave et al.,
Ellagic mg/L ulmifoli thành màng sinh 2012)
us học
3′-Demethoxy-6-O- 12,5 mg/L lá cây Protein trên màng (Favela-
demethyl-isoguaiacin Larrea của hệ thống vận Hernández,
Tridenta chuyển ABC Clemente-Soto,
ta Balderas-
Rentería, Garza-
González, &
Camacho-
Corona, 2015)
Acid 4 mg/L lá cây Đích tác động là (Cunningham-
nordihydroguaiaretic hợp lực với Larrea màng tế bào Oakes et al.,
amino- Tridenta 2015)
glycosides ta

Oxyresveratrol (ORV) 125 mg/L Morus Tăng tính thấm (Joung et al.,
alba của màng tế bào, 2016).
ức chế ATPase. (Qin et al.,
Ức chế sự hình 2014)
thành biofilm và
phá hủy biofilm
đã hình thành
Epigallocatechin 100 mg/L Camelli Hợp lực với (Zhao, Hu,
gallate (polyphenol) 25 mg/L a kháng sinh nhóm Okubo, Hara, &
EGCg + sinensis β-lactams.
5
kháng sinh Phá hủy vách tế Shimamura,
beta- bào 2001)
lactam
Salvianolate (SAL) 128 - 256 Salvia Chưa có nghiên (Q.-Q. Liu, Han,
mg/L miliorrh cứu về cơ chế Zuo, Wang, &
iza Tang, 2015)
Bunge
Pterostilbene 31,25/62,5 Vitis Khử cực màng tế (Ishak, Ghazali,
0mg/L vinifera bào, ức chế sự Zin, & Basri,
L. hình thành 2016), (Jeandet
biofilm et al., 1997),
(Kašparová et
al., 2021)
bakuisoflavone 8 μg/mL Psorale Tương tác với các (Cui, Taniguchi,
(Punyasiri et al.) a thành phần của Kuroda, &
bakuflavanone (2), 2 corylifol màng tế bào. Hatano, 2015),
hợp chất mới. ia (Hatano et al.,
isobavachalcone (10) 2000)
bakuchiol (12),

Baicalein 64-256/ Scutella Ức chế hoạt động (Y.-S. Lee, Jung,


64-512 ria của enzyme & Cha, 2015),
μg/mL baicalen pyruvate kinase (B. C. Chan et
sis (PK) al., 2011)
Georgi

Sanguinarine 3,12 - 6,25 Sanguin Màng tế bào chất, (W Obiang-


mg/L aria có sự giải phóng Obounou et al.,
canaden enzyme phân hủy 2011)
sis vách gắn trên
màng
Reserpine 50 mg/L Quinine Nhân tố ức chế (Mohtar et al.,
(phytoalkaloid) trong vỏ bơm kháng thuốc 2009)
quinine, harmaline và cây canh trên chủng MRSA (Lukacs,
piperine kin a Rotstein, &
Harmali Grinstein, 1991)
ne trong (Paulsen,
hạt của Brown, &
cây họ Skurray, 1996)
Lạc Đà (Šmigáň,
hồng Majerník, Polák,
Piperine Hapala, &
trong họ Greksák, 1995)
Hồ tiêu
6
Acid ursolic 64 mg/L Alstonia Có tác dụng bảo (Wang et al.,
scholari vệ tế bào gan. 2016)
s Ức chế sự hình (Qin et al.,
thành biofilms ở 2014)
MRSA thông ức (J. Liu, 1995)
chế quá trình trao
đổi chất
aminoacid và biểu
hiện dính chặt
Linoleic và acid oleic 32/64 Portulac Ức chế bơm (B. C. L. Chan
mg/L a MsrA et al., 2015)
oleracea
AZA (azadirachtin) 2,5 mg/L Ức chế sự hình (Quelemes et al.,
Azadira thành biofilm. 2015)
chta
indica
A. Juss
Fucoidan 64 - Tảo biển Chưa xác định (S.-M. Choi,
512/256 - đích thuốc trên Jang, & Cha,
2048 mg/L chủng MRSA 2015)
(Bharate,
Sawant, Singh,
& Vishwakarma,
2013)
Isothiocyanates 666,7 Liên kết với các (H.-Y. Kim &
μg/mL Armora protein màng Shin, 2015)
cia
rustican
a
Shikonin 15,6 mg/L Lithospe Shikonin gắn trực (Young-Seob
rmum tiếp với Lee et al., 2015)
erythror peptidoglycan
hizon
Acid usnic 25–50 Usnea Phá hủy màng tế (Gupta et al.,
μg/mL subflori bào 2012)
dana
Acid vulpinic 31,25 Letharia Tính ổn định của (Shrestha,
mg/L. vulpine màng TB Thompson,
Robison, & St.
Clair, 2016)
Các nghiên cứu trong nước về cao chiết/hoạt chất kháng MRSA còn ít, như hoạt tính kháng
MRSA của cao chiết ethylacetate từ lá cây ổi (Psidium guajava L.) với giá trị MIC bằng
1,5625 mg/mL của Dương Nhật Linh và cộng sự (Linh et al., 2019). Văn Đức Thịnh và
cộng sự đã khảo sát dược liệu Tứ Bạch Long (Blepharis maderspatensis (L.) Roth), kết
7
quả xác định có hai cao phân đoạn cho hoạt tính ức chế MRSA là cao phân đoạn chloroform
với giá trị MIC bằng 25 mg/mL và cao phân đoạn ethylacetate với giá trị MIC bằng 125
mg/mL (Văn Đức Thịnh*, 2012). Trần Công Luận và cộng sự khảo sát hoạt tính kháng
MRSA của cao chiết từ cây cây Thuốc Thượng (Phaeanthus vietnamensis Ban), kết quả
xác định cao alkaloid toàn phần cho hoạt tính mạnh nhất với giá trị MIC bằng 0,1953
mg/mL, cao chloroform với giá trị MIC bằng 3,125 mg/mL, cao n-butanol với giá trị MIC
bằng 3,125 mg/mL (Trần Công Luận*, 2015). Các nghiên cứu về hợp lực giữa cao
chiết/tinh chất với kháng sinh có thể liệt kê nghiên cứu của Trần Thành Đạo và cộng sự
(2011) về khảo sát tác động kháng S. aureus của phối hợp berberin và kháng sinh β-lactam,
kết quả xác định berberin có sự hiệp đồng với ampicillin, oxacillin và cefuroxim. Từ đó,
xác định giá trị MIC của berberin trên MRSA là 128 µg/mL. Trên MRSA, berberin có tác
dụng hiệp đồng với ampicillin (FIC = 0,375), oxacillin (FIC=0,5) và cefuroxim
(FIC=0,313). Berberin có tác dụng hiệp lực hay cộng hợp với các β-lactam bán tổng hợp
(ampicillin và oxacicillin) và cephalosporin thế hệ 2 (cefuroxim) trên S. aureus và không
hiệp đồng với cephalosporin thế hệ 3 (Đinh Thị Liên, 2011). Nghiên cứu của Phạm Ngọc
Tuấn Anh và cộng sự (2019) về khả năng phối hợp giữa dẫn xuất acid carboxylic của 2-
salicyloylbenzofuran và một số kháng sinh như ampicillin, cefuroxim, ciprofloxacin,
gentamicin và vancomycin, kết quả xác định khả năng phối hợp giữa dẫn xuất acid
carboxylic của 2-salicyloylbenzofuran và kháng sinh gentamicin với FICI bằng 0,375, giá
trị MIC của gentamicin giảm 4 lần trong phối hợp này, không có dẫn xuất nào hợp lực với
vancomycin (Vũ Thanh Thảo*, 2019). Các nghiên cứu hoạt tính kháng MRSA trong nước
chủ yếu là nghiên cứu về cao chiết hoặc hoạt chất kháng khuẩn, có nghiên cứu về sự hợp
lực với kháng sinh nhưng cơ chế kháng MRSA còn rất ít. Đặc biệt hoạt tính hợp lực với
vancomycin của cao chiết hoặc tinh chất có một nghiên cứu của Phạm Ngọc Tuấn Anh và
cộng sự (2019) vẫn chưa có kết quả, các dẫn xuất acid carboxylic của 2-
salicyloylbenzofuran chỉ hợp lực với gentamicin (Vũ Thanh Thảo*, 2019).
Kết luận và kiến nghị
Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu này, kết quả chỉ ra rằng có nhiều nhóm hợp
chất cho hoạt tính kháng MRSA trong đó đáng chú ý là polyphenols, các dung môi chiết
thường là ethanol, methanol hiếm khi sử dụng dung môi là nước trong khi đó các liệu pháp
chữa bệnh theo đông y thường sử dụng là nước hay rượu, nên việc tổng quan này cũng góp
phần cho thấy dung môi nước có thể được xem là ngã rẽ mới trong việc tìm các hoạt chất
thực vật mới cho hoạt tính kháng MRSA.
Các tinh chất kháng MRSA sẽ có 2 khả năng là hoạt tính kháng khuẩn cao sẽ tìm đích
thuốc thông qua sự hợp lực với kháng sinh và các thí nghiệm chứng minh đích thuốc như
RT-PCR, Micrroarrays, Western Blot. Hoạt tính kháng khuẩn trung bình, thấp, có trường
hợp hiếm là không cho hoạt tính kháng MRSA một mình nhưng được chứng minh là các
nhân tố ức chế bơm ở MRSA hay ức chế hình thành biofilm trên MRSA nên việc kết hợp
với kháng sinh mà có tác dụng dựa vào nồng độ sẽ được chú ý

8
REVIEW OF EXTRACTS, COMPOUNDS ARE ISOLATED FROM PLANT AGAINST
METHICILLIN RESISTANT STAPHYLOCOCCUS AUREUS KHÁNG (MRSA)
Thanh Thi Ngoc Lan Mai 1
1
Thu Dau Mot University
6, Tran Van On street, Phú Hòa district, Thu Dau Mot city, Binh Duong province

Abstract:
Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) remains a major public health
problem worldwide and a therapeutic challenge to treat (Rodvold & McConeghy, 2014).
MRSA expresses resistance to the entire class of b-lactam antibiotics, such as methicillin
and penicillin makes MRSA infections difficult to treat (Otto, 2012). 2014, The Agency
for Healthcare Research & Quality (AHRQ) found that Methicillin-resistant
Staphylococcus aureus (MRSA) is associated with up to 375,000 infections and 23,000
deaths in the United States. The average immediate economic impact from treating a deep
incisional or organ space surgical site infection is $43,970 in patients 65 years and older,
not counting possible long term treatment and disability (Kavanagh et al., 2014; Kaye et
al., 2009). A prospective surveillance study was conducted in 73 hospitals in 10 Asian
countries determined major bacterial isolates from HAP and VAP cases in Asian countries
were Acinetobacter spp., Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, and Klebsiella
pneumoniae. Oxacillin resistance rate of S. aureus was 82.1% (Chung et al., 2011). Plants
and the engineering of known biosynthetic pathways to expand antibiotic chemical
diversity are additional sources of new antibiotics. Medicinal plants have been used for
millennia in the treatment of infection. Efforts to isolate active agents in plants have led to
the identification of several antibacterial agents (Xu et al., 2020). From the results of a lot
of the other research, this review is able to supply the dataset about plant extracts, natural
compounds which against MRSA. this dataset is based for trends of study about anti-
bacterial activity. At the same, this dataset show the results of anti-MRSA activity of
different studies which compared with together.
Keyword: Anti bacterial activity, MRSA, naturally compound, Staphylococcus aureus.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abdallah, Emad M., Khalid, Amna S., & Ibrahim, Nazlina. (2009). Antibacterial activity
of oleo-gum resins of Commiphora molmol and Boswellia papyrifera against methicillin
resistant Staphylococcus aureus (MRSA). Scientific Research and Essays, 4(4), 351-356.
Akinpelu, David A., Odewade, Joseph O., Aiyegoro, Olayinka A., Ashafa, Anofi O. T.,
Akinpelu, Oluseun F., & Agunbiade, Mayowa O. (2016). Biocidal effects of stem bark
extract of Chrysophyllum albidium G. Don on vancomycin-resistant Staphylococcus
aureus. BMC complementary and alternative medicine, 16(1), 1.
Bag, Anwesa, Bhattacharyya, Subir Kumar, Pal, Nishith Kumar, & Chattopadhyay, Rabi
Ranjan. (2012). In vitro antibacterial potential of Eugenia jambolana seed extracts against
multidrug-resistant human bacterial pathogens. Microbiological research, 167(6), 352-
357.
Bharate, Sandip B, Sawant, Sanghapal D, Singh, Parvinder Pal, & Vishwakarma, Ram A.
(2013). Kinase inhibitors of marine origin. Chemical reviews, 113(8), 6761-6815.
Bộ, Y Tế. (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. NXB Y Học.
Bremer, PJ, Fletcher, GC, & Osborne, C. (2004). Staphylococcus aureus. New Zealand
Institute for Crop and Food Research Limited. Private Bag, 4704, 1-6.
Carranza, Maria G., Sevigny, Mary B., Banerjee, Debashree, & Fox-Cubley, Lacie. (2015).
Antibacterial activity of native California medicinal plant extracts isolated from Rhamnus
californica and Umbellularia californica. Annals of clinical microbiology and
antimicrobials, 14(1), 1.
Cech, Nadja B., Junio, Hiyas A., Ackermann, Laynez W., Kavanaugh, Jeffrey S., &
Horswill, Alexander R. (2012). Quorum Quenching and Antimicrobial Activity of
Goldenseal (Hydrastis canadensis) against Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus
(MRSA). Planta medica, 78(14), 1556.
Cui, Yanmei, Taniguchi, Shoko, Kuroda, Teruo, & Hatano, Tsutomu. (2015). Constituents
of Psoralea corylifolia Fruits and Their Effects on Methicillin-Resistant Staphylococcus
aureus. Molecules, 20(7), 12500-12511.
Cunningham-Oakes, Edward, Soren, Odel, Moussa, Caroline, Rathor, Getika, Liu,
Yingjun, Coates, Anthony, & Hu, Yanmin. (2015). Nordihydroguaiaretic acid enhances the
activities of aminoglycosides against methicillin-sensitive and resistant Staphylococcus
aureus in vitro and in vivo. Frontiers in microbiology, 6.
Chan, Ben C. L., Han, X. Q., Lui, Sau Lai, Wong, C. W., Wang, Tina B. Y., Cheung, David
W. S., . . . Yang, Xiao‐Sheng. (2015). Combating against methicillin‐resistant
Staphylococcus aureus–two fatty acids from Purslane (Portulaca oleracea L.) exhibit
synergistic effects with erythromycin. Journal of Pharmacy and Pharmacology, 67(1),
107-116.
Chan, Ben CL, Ip, Margaret, Lau, Clara BS, Lui, SL, Jolivalt, Claude, Ganem-Elbaz,
Carine, . . . See, Raymond H. (2011). Synergistic effects of baicalein with ciprofloxacin
against NorA over-expressed methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) and
inhibition of MRSA pyruvate kinase. Journal of ethnopharmacology, 137(1), 767-773.
Choi, Na-Young, Kang, Sun-Young, & Kim, Kang-Ju. (2015). Artemisia princeps inhibits
biofilm formation and virulence-factor expression of antibiotic-resistant bacteria. BioMed
research international, 2015.
10
Choi, Sung-Mi, Jang, Eun-Jin, & Cha, Jeong-Dan. (2015). Synergistic Effect between
Fucoidan and Antibiotics against Clinic Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus.
Advances in Bioscience and Biotechnology, 6(04), 275.
Chung, Doo Ryeon, Song, Jae-Hoon, Kim, So Hyun, Thamlikitkul, Visanu, Huang, Shao-
Guang, Wang, Hui, . . . Carlos, Celia C. (2011). High prevalence of multidrug-resistant
nonfermenters in hospital-acquired pneumonia in Asia. American journal of respiratory
and critical care medicine, 184(12), 1409-1417.
Dai Phan, Trang Nu, Vu, Lan Le Ngoc, Uong, Ninh Nguyen Duc, & Cao, Nghia Huu.
(2016). Investigation of the antibiotic resistance prevalence and genes encoding exfoliative
toxins of Staphylococcus aureus isolated from Pasteur institude HCMC. Science and
Technology Development Journal, 19(2), 15-23.
Dien Bard, Jennifer, Hindler, Janet A, Gold, Howard S, & Limbago, Brandi. (2014).
Rationale for eliminating Staphylococcus breakpoints for β-lactam agents other than
penicillin, oxacillin or cefoxitin, and ceftaroline. Clinical infectious diseases, 58(9), 1287-
1296.
Ding, Xiao, Ouyang, Ming-An, & Shen, Yuan-Shuai. (2015). Evaluation of anti-MRSA
and xanthine oxidase inhibition activities of phenolic constituents from Plumula
nelumbinis. Journal of Chemistry, 2015.
Dung, Nguyen Thi, Kim, Jung Min, & Kang, Sun Chul. (2008). Chemical composition,
antimicrobial and antioxidant activities of the essential oil and the ethanol extract of
Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr and Perry buds. Food and chemical Toxicology,
46(12), 3632-3639.
Đinh Thị Liên, Vũ Thanh Thảo, Trần Cát Đông, Trần Thành Đạo. (2011). KHẢO SÁT
TÁC ĐỘNG KHÁNG STAPHYLOCOCCUS AUREUS CỦA PHỐI HỢP BERBERIN
VÀ KHÁNG SINH Β-LACTAM. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1).
Favela-Hernández, Juan Manuel J., Clemente-Soto, Aldo F., Balderas-Rentería, Isaías,
Garza-González, Elvira, & Camacho-Corona, María del Rayo. (2015). Potential
Mechanism of Action of 3′-Demethoxy-6-O-demethyl-isoguaiacin on Methicillin Resistant
Staphylococcus aureus. Molecules, 20(7), 12450-12458.
Ganapathy, Srikala, & Karpagam, S. (2016). Invitro evaluation of antibacterial potential of
Andrographis paniculata against resistant bacterial pathogens methicillin resistant
Staphylococcus aureus (MRSA) and multiple drug resistant Escherichia coli (MDR E.
coli). International Journal of Bioassays, 5(03), 4879-4881.
Gresham, Hattie D, Lowrance, Jon H, Caver, Tony E, Wilson, Bridget S, Cheung, Ambrose
L, & Lindberg, Frederik P. (2000). Survival of Staphylococcus aureus inside neutrophils
contributes to infection. The Journal of Immunology, 164(7), 3713-3722.
Gupta, VK, Verma, S, Gupta, S, Singh, A, Pal, A, Srivastava, SK, . . . Darokar, MP. (2012).
Membrane-damaging potential of natural L-(−)-usnic acid in Staphylococcus aureus.
European journal of clinical microbiology & infectious diseases, 31(12), 3375-3383.
Hatano, Tsutomu, Shintani, Yasushi, Aga, Yasuhiro, SHIOTA, Sumiko, TSUCHIYA,
Tomofusa, & YOSHIDA, Takashi. (2000). Phenolic constituents of licorice. VIII.
Structures of glicophenone and glicoisoflavanone, and effects of licorice phenolics on
methicillin-resistant Staphylococcus aureus. Chemical and Pharmaceutical Bulletin,
48(9), 1286-1292.

11
Ishak, Siti Fairuz, Ghazali, Ahmad Rohi, Zin, Noraziah Mohamad, & Basri, Dayang
Fredalina. (2016). Pterostilbene enhanced anti-methicillin resistant staphylococcus aureus
(MRSA) activity of oxacillin. Revista Brasileira de Gestao e Desenvolvimento Regional,
12(1), 1-10.
Jeandet, Philippe, Breuil, Anne Celine, Adrian, Marielle, Weston, Leslie A, Debord,
Sylvain, Meunier, Philippe, . . . Bessis, Roger. (1997). HPLC analysis of grapevine
phytoalexins coupling photodiode array detection and fluorometry. Analytical Chemistry,
69(24), 5172-5177.
Joung, Dae‑Ki, Mun, Su‑Hyun, Choi, Sung‑Hoon, Kang, Ok‑Hwa, Kim, Sung‑Bae, Lee,
Young‑Seob, . . . Shin, Dong‑Won. (2016). Antibacterial activity of oxyresveratrol against
methicillin‑resistant Staphylococcus aureus and its mechanism. Experimental and
Therapeutic Medicine.
Kašparová, P, Vaňková, E, Brázdová, L, Lokočová, K, Maťátková, O, & Masák, J. (2021).
Antibiofilm agent pterostilbene is able to enhance antibiotics action against
Staphylococcus epidermidis. Microbial Pathogenesis, 152, 104632.
Kavanagh, Kevin T, Calderon, Lindsay E, Saman, Daniel M, & Abusalem, Said K. (2014).
The use of surveillance and preventative measures for methicillin-resistant staphylococcus
aureus infections in surgical patients. Antimicrobial resistance and infection control, 3(1),
18.
Kaye, Keith S, Anderson, Deverick J, Sloane, Richard, Chen, Luke F, Choi, Yong, Link,
Katherine, . . . Schmader, Kenneth E. (2009). The effect of surgical site infection on older
operative patients. Journal of the American Geriatrics Society, 57(1), 46-54.
Kim, Hee-Yun, & Shin, Il-Shik. (2015). Antibacterial activities of isothiocyanates extracted
from horseradish (Armoracia rusticana) root against Antibiotic-resistant bacteria. Food
Science and Biotechnology, 24(3), 1029-1034.
Kim, Su Young, Kim, Ju, Jeong, Seung-Il, Jahng, Kwang Yeop, & Yu, Kang-Yeol. (2015).
Antimicrobial effects and resistant regulation of magnolol and honokiol on methicillin-
resistant Staphylococcus aureus. BioMed research international, 2015.
Lee, Lawrence Y, Miyamoto, Yuko J, McIntyre, Bradley W, Höök, Magnus, McCrea, Kirk
W, McDevitt, Damien, & Brown, Eric L. (2002). The Staphylococcus aureus Map protein
is an immunomodulator that interferes with T cell–mediated responses. The Journal of
clinical investigation, 110(10), 1461-1471.
Lee, Lawrence YL, Höök, Magnus, Haviland, David, Wetsel, Rick A, Yonter, Edward O,
Syribeys, Peter, . . . Brown, Eric L. (2004). Inhibition of complement activation by a
secreted Staphylococcus aureus protein. Journal of Infectious Diseases, 190(3), 571-579.
Lee, Young-Seob, Lee, Dae-Young, Kim, Yeon Bok, Lee, Sang-Won, Cha, Seon-Woo,
Park, Hong-Woo, . . . Han, Sin-Hee. (2015). The mechanism underlying the antibacterial
activity of shikonin against methicillin-resistant Staphylococcus aureus. Evidence-based
complementary and alternative medicine, 2015.
Lee, Young-Soo, Jung, Eun-Kyung, & Cha, Jeong-Dan. (2015). Synergistic Effect between
Baicalein and Antibiotics against Clinic Methicillin and Vancomycin-Resistant
Staphylococcus aureus. Chemotherapy, 4(141), 2.

12
Linh, Dương Nhật, Phát, Nguyễn Tấn, Liêm, Nguyễn Đoàn Thanh, Ánh, Trần Thị, Duy,
Nguyễn Thanh, & Minh, Nguyễn Văn. (2019). Khảo Sát Tiềm Năng Kháng Khuẩn Từ Cao
Chiết Lá Cây Ổi (Psidium Guajava L.). KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ, 14(2).
Liu, Jie. (1995). Pharmacology of oleanolic acid and ursolic acid. Journal of
ethnopharmacology, 49(2), 57-68.
Liu, Qing-Qing, Han, Jun, Zuo, Guo-Ying, Wang, Gen-Chun, & Tang, Hua-Shu. (2015).
Potentiation activity of multiple antibacterial agents by Salvianolate from the Chinese
medicine Danshen against methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA). Journal
of pharmacological sciences.
Lukacs, GL, Rotstein, OD, & Grinstein, S. (1991). Determinants of the phagosomal pH in
macrophages. In situ assessment of vacuolar H (+)-ATPase activity, counterion
conductance, and H+" leak". Journal of Biological Chemistry, 266(36), 24540-24548.
Metrouh-Amir, Hassiba, Duarte, Catarina M. M., & Maiza, Fadila. (2015). Solvent effect
on total phenolic contents, antioxidant, and antibacterial activities of Matricaria pubescens.
Industrial Crops and Products, 67, 249-256.
Mohtar, Mastura, Johari, Saiful Azmi, Li, Abdul Rashid, Isa, Mazurah Mohamed, Mustafa,
Shuhaimi, Ali, Abdul Manaf, & Basri, Dayang Fredalina. (2009). Inhibitory and resistance-
modifying potential of plant-based alkaloids against methicillin-resistant Staphylococcus
aureus (MRSA). Current microbiology, 59(2), 181-186.
Nascimento, Gislene G. F., Locatelli, Juliana, Freitas, Paulo C., & Silva, Giuliana L.
(2000). Antibacterial activity of plant extracts and phytochemicals on antibiotic-resistant
bacteria. Brazilian journal of microbiology, 31(4), 247-256.
Ogston, Alexander. (1881). Report upon micro-organisms in surgical diseases. British
medical journal, 1(1054), 369. b362.
Otto, Michael. (2012). MRSA virulence and spread. Cellular microbiology, 14(10), 1513-
1521.
Palavecino, Elizabeth. (2007). Clinical, epidemiological, and laboratory aspects of
methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) infections. Methicillin-Resistant
Staphylococcus aureus (MRSA) Protocols, 1-19.
Paulsen, Ian T, Brown, Melissa H, & Skurray, Ronald A. (1996). Proton-dependent
multidrug efflux systems. Microbiological reviews, 60(4), 575-608.
Punyasiri, PAN, Abeysinghe, ISB, Kumar, V1, Treutter, D, Duy, D, Gosch, C, . . . Fischer,
TC. (2004). Flavonoid biosynthesis in the tea plant Camellia sinensis: properties of
enzymes of the prominent epicatechin and catechin pathways. Archives of Biochemistry
and Biophysics, 431(1), 22-30.
Qin, Nan, Tan, Xiaojuan, Jiao, Yinming, Liu, Lin, Zhao, Wangsheng, Yang, Shuang, & Jia,
Aiqun. (2014). RNA-Seq-based transcriptome analysis of methicillin-resistant
Staphylococcus aureus biofilm inhibition by ursolic acid and resveratrol. Scientific reports,
4.
Quave, Cassandra L, Estévez-Carmona, Miriam, Compadre, Cesar M, Hobby, Gerren,
Hendrickson, Howard, Beenken, Karen E, & Smeltzer, Mark S. (2012). Ellagic acid
derivatives from Rubus ulmifolius inhibit Staphylococcus aureus biofilm formation and
improve response to antibiotics. PloS one, 7(1), e28737.

13
Quelemes, Patrick V., Perfeito, Márcia L. G., Guimarães, Maria A., dos Santos, Raimunda
C., Lima, David F., Nascimento, Carlos, . . . Eaton, Peter. (2015). Effect of neem
(Azadirachta indica A. Juss) leaf extract on resistant Staphylococcus aureus biofilm
formation and Schistosoma mansoni worms. Journal of Ethnopharmacology, 175, 287-
294.
Rodvold, Keith A, & McConeghy, Kevin W. (2014). Methicillin-resistant Staphylococcus
aureus therapy: past, present, and future. Clinical infectious diseases, 58(suppl_1), S20-
S27.
Santiago, Carolina, Lim, Kuan-Hon, Loh, Hwei-San, & Ting, Kang Nee. (2015a).
Inhibitory effect of Duabanga grandiflora on MRSA biofilm formation via prevention of
cell-surface attachment and PBP2a production. Molecules, 20(3), 4473-4482.
Santiago, Carolina, Lim, Kuan-Hon, Loh, Hwei-San, & Ting, Kang Nee. (2015b).
Prevention of cell-surface attachment and reduction of penicillin-binding protein 2a
(PBP2a) level in methicillin-resistant Staphylococcus aureus biofilms by Acalypha
wilkesiana. BMC complementary and alternative medicine, 15(1), 1.
Santiago, Carolina, Pang, Ee Leen, Lim, Kuan-Hon, Loh, Hwei-San, & Ting, Kang Nee.
(2014). Reversal of Ampicillin Resistance in MRSA via Inhibition of Penicillin-Binding
Protein 2a by Acalypha wilkesiana.
Sharaf, Mohamed H, El-Sherbiny, Gamal M, Moghannem, Saad A, Abdelmonem,
Mohamed, Elsehemy, Islam A, Metwaly, Ahmed M, & Kalaba, Mohamed H. (2021). New
combination approaches to combat methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA).
Scientific reports, 11(1), 1-16.
Shrestha, Gajendra, Thompson, Andrew, Robison, Richard, & St. Clair, Larry L. (2016).
Letharia vulpina, a vulpinic acid containing lichen, targets cell membrane and cell division
processes in methicillin-resistant Staphylococcus aureus. Pharmaceutical biology, 54(3),
413-418.
Šmigáň, Peter, Majerník, Alan, Polák, Peter, Hapala, Ivan, & Greksák, Miloslav. (1995).
The presence of H+ and Na+‐translocating ATPases in Methanobacterium
thermoautotrophicum and their possible function under alkaline conditions. FEBS letters,
371(2), 119-122.
Srinivasan, Arjun, Dick, James D, & Perl, Trish M. (2002). Vancomycin resistance in
staphylococci. Clinical microbiology reviews, 15(3), 430-438.
Sripisut, Tawanun, Phakhodee, Wong, Ritthiwigrom, Thunwadee, Cheenpracha, Sarot,
Prawat, Uma, Deachathai, Suwanna, . . . Laphookhieo, Surat. (2013). Alkaloids from
Glycosmis cochinchinensis twigs. Phytochemistry Letters, 6(3), 337-339.
Taylor, Tracey A, & Unakal, Chandrashekhar G. (2019). Staphylococcus aureus StatPearls
[Internet]: StatPearls Publishing.
Trần Công Luận*, Huỳnh Thị Ngọc Lan**, Bùi Thanh Phong*,*** , Đặng Ngọc Phái*.
(2015). KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA CÁC CAO CHIẾT TỪ CÂY
THUỐC THƯỢNG (PHAEANTHUS VIETNAMENSIS BAN). Tạp chí Y học Thành phố
Hồ Chí Minh, 19(5).
Văn Đức Thịnh*, Lê Thị Hồng Quý**, Trần Công Luận*. (2012). BƯỚC ĐẦU KHẢO
SÁT TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA DƯỢC LIỆU TỨ BẠCH LONG (BLEPHARIS
MADERSPATENSIS (L.) ROTH). Tap chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1).

14
Vũ Thanh Thảo*, Trần Cát Đông*, Phạm Ngọc Tuấn Anh*. (2019). KHẢO SÁT TÁC
ĐỘNG KHÁNG STAPHYLOCOCCUS AUREUS CỦA PHỐI HỢP DẪN CHẤT ACID
CARBOXYLIC CỦA 2-SALICYLOYLBENZOFURAN VÀ MỘT SỐ KHÁNG SINH.
Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 23(2).
W Obiang-Obounou, Brice, Kang, Ok-Hwa, Choi, Jang-Gi, Keum, Joon-Ho, Kim, Sung-
Bae, Mun, Su-Hyun, . . . Kim, Young-Guk. (2011). The mechanism of action of
sanguinarine against methicillin-resistant Staphylococcus aureus. The Journal of
toxicological sciences, 36(3), 277-283.
Wang, Chao-Min, Chen, Hsiao-Ting, Wu, Zong-Yen, Jhan, Yun-Lian, Shyu, Ching-Lin, &
Chou, Chang-Hung. (2016). Antibacterial and Synergistic Activity of Pentacyclic
Triterpenoids Isolated from Alstonia scholaris. Molecules, 21(2), 139.
Wickramaratne, M. Nirmali, Gunatilake, L. P., Anuradha, Ng D., Godavillathanna, A. N.,
Perera, M. G. N., & Nicholas, I. (2015). Antioxidant Activity and Antibacterial Activity of
Walidda antidysenterica. Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry, 4(2).
Xu, Wen, Tan, Junfeng, Mu, Yu, Zheng, Dan, Huang, Xueshi, & Li, Liya. (2020). New
antimicrobial terpenoids and phloroglucinol glucosides from Syzygium szemaoense.
Bioorganic Chemistry, 103, 104242.
Zhao, Wei-Hua, Hu, Zhi-Qing, Okubo, Sachie, Hara, Yukihiko, & Shimamura, Tadakatsu.
(2001). Mechanism of synergy between epigallocatechin gallate and β-lactams against
methicillin-resistant Staphylococcus aureus. Antimicrobial agents and chemotherapy,
45(6), 1737-1742.

15

You might also like