You are on page 1of 23

THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP

Thử nghiệm Máy biến áp lực ở chế độ ban đầu, định kỳ hoặc sau sửa chữa nhằm đảm bảo độ chính xác,
tin cậy của kết quả đo lường thử nghiệm, đảm bảo an toàn cho con người và trang thiết bị. Hướng dẫn
này đưa các yêu cầu cụ thể về điều kiện và nội dung thử nghiệm cho các Máy biến áp lực lắp đặt trong
nhà và ngoài trời, vận hành trên các lưới điện cao và hạ áp.
1. Giải thích từ ngữ
a. Máy biến áp lực: Là thiết bị điện dùng để thực hiện truyền năng lượng điện xoay chiều giữa các mạch
điện thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ. Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều
cuộn dây thứ cấp. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra dòng điện cảm ứng ở
các cuộn thứ cấp;
b. Thử nghiệm mới: Là thử nghiệm đánh giá chất lượng thiết bị điện lần đầu trước khi đóng điện nghiệm
thu đưa vào sử dụng;
c. Thử nghiệm định kỳ: Là thử nghiệm thiết bị điện sau một khoảng thời gian vận hành theo quy định
nhằm đánh giá chất lượng hiện tại của thiết bị điện để phòng ngừa sự cố có thể xảy ra do chất lượng của
thiết bị điện suy giảm;
d. Thử nghiệm sau sửa chữa: Là thử nghiệm thiết bị điện sau khi được sửa chữa nhằm đánh giá chất
lượng của thiết bị điện để đảm bảo đã khắc phục xong sự cố và thiết bị sẵn sàng vận hành trở lại;
e. Thiết bị nhất thứ: Là các thiết bị điện lực gồm các nhóm máy điện tĩnh (máy biến áp, máy biến điện
áp, máy biến dòng điện), máy điện quay (máy phát điện, động cơ điện), máy cắt và dao cách ly (máy cắt,
dao cách ly, dao cắt phụ tải, cầu chì cao thế), thiết bị điện khác trong Trạm biến áp (thanh cái, chống sét,
tụ điện, kháng điện, sứ cách điện);
f. Điện áp danh định (Ur): Là điện áp ấn định được đặt vào hoặc tạo ra ở trạng thái không tải giữa các
đầu nối của cuộn dây không có nấc điều chỉnh hoặc của cuộn dây có nấc điều chỉnh được nối ở nấc điều
chỉnh, đối với cuộn dây ba pha đó là điện áp giữa các đầu nối pha;
g. Công suất danh định (Sr): Là giá trị quy ước của công suất biểu kiến được ấn định cho cuộn dây Máy
biến áp mà cùng với điện áp danh định của cuộn dây đó công suất này quyết định dòng điện danh định
của cuộn dây;
h. Dòng điện danh định (Ir): Là dòng điện chạy qua đầu nối pha của cuộn dây, dòng điện này được tính
từ công suất danh định Sr và điện áp danh định Ur đối với cuộn dây đó;
i. Tần số danh định (fr): Là tần số mà tại đó Máy biến áp được thiết kế để làm việc;
j. MBA: Máy biến áp lực;
k. NSX: Nhà sản xuất;
l. TNV: Thử nghiệm viên;
m. KĐBĐ: Không đảm bảo đo.
2. Tài liệu tham khảo
a. IEC 60060-1: 2010: General definitions and test requirements (Subclause 4/Page 11: General
requirements; Subclause 6/Page 22: Tests with alternating voltage);
b. IEC 60076-1: 2011 (TCVN 6306-1:2015): Power transformers – Part 1: General (Điều 10 bảng 1;
Điều 11);
c. IEC 60076-3: 2013 Power transformers – Part 3: Insulation levels, dielectric tests and external
clearances in air (Điều 11);
d. TCVN 6306-11: 2009 (IEC 60076-11: 2004): Máy biến áp điện lực – Phần 11: Máy biến áp kiểu khô;
e. QCVN QTĐ-5: 2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện – Tập 5: Kiểm định trang
thiết bị hệ thống điện;
f. Biên bản thí nghiệm xuất xưởng Máy biến áp;
g. Báo cáo kết quả lần đầu và/hoặc lần thử nghiệm/kiểm định trước đó.

CÁC HÀNG MỤC THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP:


1. Xem xét tổng thể bên ngoài máy biến áp
- Chú yếu quan sát bên ngoài bằng mắt
- Quan sát các mặt pitch máy biến áp có bị rỉ dầu hay không
2. Thí nghiệm không tải máy biến áp
3. Thí nghiệm đo điện trở cách điện, hệ số hấp thụ
4. Thí nghiệm đo điện trở một chiều DC
5. Thí nghiệm đo tỉ số biến
6. Thí nghiệm đo tổ đấu dây
7. Thí nghiệm đo góc tổn hao điện môi của sứ xuyên
8. Thí nghiệm đo góc tổn hao điện môi của cuộn dây MBA
9. Thí nghiệm ngắn mạch
10. Thí nghiệm ngắn mạch
11. Thí nghiệm TI chân sứ
12. Thí nghiệm điện áp xoay chiều đối với cách điện chính cuộn dây MBA
13. Thí nghiệm hệ thống làm mát
14. Thí nghiệm bộ OLTC
15. Thí nghiệm hàm lượng ẩm trong cách điện cứng
16. Thí nghiệm đáp ứng tần số FRA
17. Thí nghiệm đo phóng điện cục bộ PD
HẠNG MỤC THÍ NGHIỆM KHÔNG TẢI MÁY BIẾN ÁP
Thiết bị đo: SVERKER 780 (CPC100, T2000)
Hãng:
Nước: ????
1. Mục đích, ý nghĩa:
2. Thiết bị thử nghiệm
3. Biện pháp an toàn:
- Trước khi thí nghiệm cần kiểm tra khẳng định số hiệu máy, cấp điện áp, không có các hư
hỏng thấy được bằng mắt, không có các vật lại trên máy
- Máy biến áp cần được tiếp địa vỏ máy, tiếp địa các đầu trung tính có cách điện giảm nhẹ
trong khi tiến hành thí nghiệm
- Đối với các máy biến áp có bộ chuyển nấc phân áp, cần phải đặt các bộ chuyển nấc này về vị
trí thích hợp với phép đo và khóa bộ truyền động của bộ chuyển nấc (bằng chốt hãm cơ khí
hoặc bằng điện)
- Khi thí nghiệm không tải, có thể xuất hiện điện áp cảm ứng với trị số khá lớn tại các cuộn dây
còn lại của máy biến áp. Do đó, cần phải thực hiện các biện pháp an toàn: rào chắn xung
quanh khu vực thử nghiệm, đặt cảnh báo, treo biển báo, cử người canh gác, cấm người và
phương tiện đi vào khu vực thử nghiệm,
Tổn hao không tải:
- Đặc trưng tổn hao không tải máy biến áp (Po, tổn hao sắt)
- Không phu thuộc vào công suất máy biến áp và chỉ phụ thuộc vào cấu tạo máy biến áp.
HÌNH?????
Trên nameplate MBA, dòng không tải được đưa dưới dạng % của dòng định mức
Io
Io%= x 100%
I 1 đm
Mục đính và ý nghĩa đo không tải ở điện áp thấp:
- Đánh giá được sự dịch chuyển của mạch từ, cuộn dây MBA trong quá trình vận hành, vận
chuyển và lắp ráp.
- Phát hiện những hư hỏng, chạm chập trong cuộn dây MBA.
- Kiểm chứng thông số của nhà sản xuất
Lưu ý:
- Hạng mục đo không tải phải thực hiện trước tiên so với các hạng mục khác
- Trước khi đo không tải máy biến áp, không được đưa nguồn DC lên cuộn dây MBA để tránh
từ dư có thể gây ra sai số cho kết quả đo không tải.
Lưu ý an toàn:
- Trước khi đo phải tháo đầu dây của máy biến áp, phải có khoảng cách giữa các đầu dây đã
thao ra để đảm bảo an toàn, vì khi đo điện áp lên đến 2000V.
- Cuộn dây không đo phải để hở mạch.
- Dây nối tắt pha không đo, phải căng dây và không để chạm vào sứ hoặc võ máy.
- Trước khi bật máy, thì cần tiếp địa vỏ máy chắc chắn.
- Trước khi đo, các đầu sứ không được có người ở trên vì điện áp cao nguy hiểm
Phương pháp đo:

Đưa điện áp xoay chiều vào 1 phía của cuộn dây máy biến áp, phía còn lại để hở mạch.Đưa đầu dây đo
vào pha cần đo (pha a-b), nối tắt (pha b-c lại với nhau). Thao tác chuyển pha tương tự.
Khi thao tác đo, chọn đến cấu hình cần đo. Giữ tay vào nút HV, đồng thời lắc khóa qua vị trí ON. Tiếp
theo ta xoay núm điều chỉnh tăng dần điện áp, sau đó ghi chép số liệu dòng, áp. Sau khi đo xong chuyển
núm điều chỉnh về 0, lắc khóa về vị trí OFF, rồi nhả nay khỏi nút HV. Thác tác đo các pha tương tự.
Lưu ý: Tay luôn giữ nút HV, nếu buôn tay ra toàn bộ quá trình đo sẽ bị ngắt.
Tính độ lệch dòng không tải:
Ibc−Iab
I%= x 100%
Iab
Trong đó:
Ibc: là pha có dòng không tải lớn nhất
Iab: là pha có dòng không tải nhỏ nhất
Nếu kết quả đo bị lệch nhiều so với quy định thì nhận định:
Thứ nhất có thể bên trong MBA đã có xê dịch mạch từ, cuộn dây
Thứ hai có thể trước đó đã có phép đo DC, ảnh hưởng đến mạch từ MBA nên từ dư làm sai lệch kết quả
đo. Tiến hành khử từ và thực hiện lại phép đo không tải.
QUY ĐỊNH THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP LỰC 1387 QĐ/EVNNPT Ban hành ngày 10/06/2015.
HẠNG MỤC THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN
Thiết bị đo: SVERKER 780 (CPC100, T2000)
Hãng:
Nước: ????
1. Mục đích, ý nghĩa:
 Đo điện trở cách điện là hành mục đầu tiên để đánh giá sơ bộ về tình trạng cách điện của
máy biến áp.
 Hạng mục đo điện trở cách điện được tiến hành trong tất cả các dạng công tác thí nghiệm
như: lắp mới, định kỳ hoặc thí nghiệm khi kiểm tra bất thường sau sự cố,
2. Thiết bị thí nghiệm:
 Điện trở cách điện của máy biến áp lực được quy định đo ở điện áp 2500VDC sau thời
gian đặt điện áp 1 phút bằng các thiết bị đo xách tay.
 Hiện nay thường dùng các Megaohm điện tử loại Kyoritsu 3121, 3123 (Nhật), Isol 5000,
Isol 5003 (Pháp), S1-5010 (Mỹ).
3. Biện pháp an toàn:
 Tất cả các thí nghiệm chỉ được tiến hành sau khi đã cắt điện và cách ly hoàn toàn với hệ
thống điện.
 Trong quá trình đo cũng như khi chưa xả hết điện tích dư, tuyệt đối không cham vào đầu
ra của máy biến áp.
4. Hướng dẫn thí nghiệm:
 Máy biến áp cần được tách tất cả các đầu dây nối vào hệ thống. Các đầu ra của mỗi cuộn
dây cần được đấu tắt với nhau để tránh gây ra sai số đo.
 Các đầu ra của các cuộn dây máy biến áp phải được đấu tắt và đấu đất để xả điện tích tàn
dư ít nhất 5 phút trước khi tiến hành đo điện trở cách điện phép đầu tiên.
 Các đầu ra của các cuộn dây máy biến áp phải được đấu tắt và đấu đất để xả điện tích tàn
dư ít nhất 5 phút trước khi tiến hành đo điện trở cách điện phép đầu tiên.
Ðiện trở cách điện máy biến áp được qui định đo theo các phép sau:
1) Ðối với MBA có hai cuộn dây:
Các phép đo chính là:
1. Cao - (Hạ + Vỏ + Ðất)
2. Hạ - (Cao + Vỏ + Ðất)
Các phép đo phân tích và kiểm tra chéo kết quả:
1. Cao - Hạ
2. Cao - (Vỏ + Ðất)
3. Hạ - (Vỏ + Ðất)
2) Ðối với MBA có ba cuộn dây:
Các phép đo chính là:
1. Cao - (Trung + Hạ + Vỏ + Ðất)
2. Trung - (Cao + Hạ + Vỏ + Ðất)
3. Hạ - (Cao + Trung + Vỏ + Ðất)
Các phép đo phân tích và kiểm tra chéo kết quả:
1. Cao - (Vỏ + Ðất)
2. Trung - (Vỏ + Ðất)
3. Hạ - (Vỏ + Ðất)
4. (Cao + Trung) - (Hạ + Vỏ + Ðất)
5. (Cao + Hạ) - (Trung + Vỏ + Ðất)
6. (Trung + Hạ) - (Cao + Vỏ + Ðất)
7. (Cao + Trung + Hạ) - (Vỏ + Ðất)
- Khi đo điện trở cách điện, ta đồng thời tiến hành xác định giá trị điện trở cách điện tại thời điểm
15 giây và 60 giây. Tính toán hệ số hấp thụ KHT = R 60”: R 15”.
- Khi có các yêu cầu đặc biệt hoặc đối với các MBA 110KV trở lên ta có thể lấy các giá trị đo điện
trở cách điện tại các thời điểm 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 phút và tính toán hệ số phân cực PI =R10’:
R1’.
- Ðối với các máy biến áp cao áp và siêu cao áp, cần tiến hành đo điện trở cách điện của các sứ đầu
vào, cách điện của điểm đo hệ số tổn thất điện môi sứ (test tap).
- Ðối với các máy biến áp có điểm nối đất lõi thép và gông từ được đưa ra ngoài tại hộp nối đất,
cần đo điện trở cách điện của gông từ và lõi thép với điện áp đo phù hợp với nhà chế tạo hoặc đo
với điện áp 1000VDC.
- Kết quả đo điện trở cách điện cần được đối chiếu với số liệu xuất xưởng hoặc số liệu của lần thí
nghiệm trước có tính đến ảnh hưởng nhiệt độ.
- Cần loại trừ các sai số do độ ẩm bề mặt làm dòng rò bề mặt tăng lên.
5. Tiêu chuẩn áp dụng:
Đối với các máy biến áp có điện áp >110kV có thể bổ sung thêm hạng mục đó chỉ số phân cự
PI=Rcđ10’/Rcđ1’. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cách điện theo chỉ số phân cực PI:
PI ≥ 2 cách điện tốt
PI < 1,5 cách điện xấu
1,5 < PI < 2 cần phải xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác/
Theo lý thuyết thì hệ số phân cực PI không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Khi đặt điện áp DC vào bất kỳ vật liệu cách điện nào ta cũng thấy hiện tượng:
- Thời điểm đầu dòng điện qua cách điện tăng vọt, điện trở cách điện giảm xuống, kết quả đo
hiển thị thấp. Sau đó dòng giảm từ từ, cách điện đo được tăng dần và cuối cùng ổn định ở một
giá trị nhất định.
Trong đó: ICT= Ihh + Iht + Ir
Ihh: dòng hình học
Iht: dòng hấp thụ
Ir: dòng rò
Ihh: kích thước hình học của cách điện coi như 1 tụ điện có điện dung Chh. Điện dung này tiêu thụ một
dòng nạp rất lớn Ihh ban đầu và tắt rất nhanh.
Ir: cách điện dù có tốt đến mấy thì vẫn có những thành phần dẫn điện nhất định, được đặt trưng bởi giá trị
điện trở rất lớn Rcđ (MΩ), tiêu thụ dòng Ir, dòng này không phụ thuộc vào thời gian. Khi các tụ Chh và
Cht đã nạp điện đầy, dòng nạp Ihh và Iht giảm đến xấp xỉ bằng 0, dòng còn lại qua cách điện ổn định, chỉ
còn lại dòng rò và được đặc trưng bởi Rcđ và Ir tinh theo công thức:
Rcđ= Uđ / (Ihh + Iht + Ir)
Rcđ= Uđ / Ir
Hình ?????
Iht: trong cách điện có những tạp chất, ion, phân từ phân cực, coi như các tụ Cht, giữa các tụ này là những
chất cách điện Rht. Các tụ này sắp xếp ngẫu nhiên trong cách điện dưới tác động của điện trường sẽ được
sắp xếp lại theo hướng của điện trường. Sự sắp xếp này tiêu tuhj dòng điện phân cực (hay hấp thụ) Iht,
khi các phần tử này được sắp xếp xong thì Iht sẽ giảm dần về giá trị 0.
Nếu cách điện ẩm, nhiều tạp chất, dòng để nạp cho các thành phần tụ Cht lớn, dẫn đến việc sắp xếp các
phần từ diễn ra nhanh, dòng Iht sẽ tắt nhanh.
Nếu cách điện khô thì dòng điện nạp nhỏ, việc nạp cho các thành phần tụ Cht sẽ diễn ra lâu hơn, Iht sẽ tắt
chậm.
Sự tắt nhanh hay chậm của Iht được thể hiện qua hệ số hấp thụ k:
R 60 '
k= R15 '
k<1,3: cách điện ẩm
k>1,3: cách điện khô
- Đo giữa cuộn Cao – Hạ+Vỏ
Hình ảnh???
- Đo giữa Hạ - Cao+Vỏ
Hình ảnh????
 SƠ ĐỒ ĐO EGRAND (Dùng để đo sứ MBA)
Dùng dây đồng mềm, quấn quanh 1/3 bát sứ tính từ trên xuống, rồi nối cực Guand của Megaohm
Hình ảnh?
Từ phương pháp đo Egrand, ta thấy dòng rò đi qua dây Egrand đi về cực Guand của Megaohm và về phía
sau cầu đo. Nên dòng rò không được đo bởi Ampemet. Từ điện điện áp đặt lên thiết bị và dòng ghi nhận
trên Ampemet ta tính ra được Rcđ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo:
- Thời tiết ẩm, bề mặt sứ bẩn: cần phải lâu sạch sứ, nên đo khi thời tiết nắng, dùng sơ đồ
Egrand để loại bỏ dòng rò bề mặt.
- Nhiệt độ cao thì cách điện suy giảm, nhiệt độ thấp thì cách điện tăng, nên khi so sánh cần quy
đổi về cùng một nhiệt độ theo bảng sau:

Chênh lệch 1 2 3 4 5 10 15 20 25 30
nhiệt độ (o C)
Hệ số quy 1,04 1,08 1,13 1,17 1,22 1,5 1,84 2,25 2,75 3,4
đổi k1

R(t2)= k1 * R(t1) khi t1>t2


Nếu nhiệt độ không có trong bảng tính thì tính bằng cách nhân hệ số quy đổi tương ứng:
Ví dụ: Hiệu nhiệt độ là 9oC thì:
k1= k4*k5=1,17 * 1,22=1,42
Khi kết quả đo tại thời điểm t1>t2 thì:
R(t2)=k1*R(t1)
Khi kết quả đo tại thời điểm t1<t2 thì:

R (t 1)
R(t2)=
k1
Quy định: Giá trị Rcđ cuộn dây máy biến áp khi quy đổi về cùng nhiệt độ khởi đầu không được suy
giảm quá 30% so với giá trị ban đầu
Trị số k=R60’/R15’ không tiêu chuẩn hóa mà chỉ dùng để so sánh.
Lưu ý an toàn:
- Trước khi đo phải tháo đầu dây của máy biến áp, phải có khoảng cách giữa các đầu dây đã
thao ra để đảm bảo an toàn.
HẠNG MỤC THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ 1 CHIỀU
Thiết bị đo: SVERKER 780 (CPC100, T2000)
Hãng:
Nước: ????
1. Mục đích, ý nghĩa:
- Điện trở 1 chiều của cuộn dây thể hiện tính toàn hoàn hảo trong cấu trúc dần dòng của MBA.
Các cấu trúc dẫn dòng trong một MBA gồm:
- Các cuộn dây và các phần cuộn dây phân áp
- Các mối tiếp xúc của đầu vào và cấu trúc dẫn dòng bên trong
- Các cấu trúc dẫn điện của bộ chuyển nấc phân áp: các mối tiếp xúc tĩnh, động, các tiếp điểm
của bộ chuyển nấc phân áp
2. Thiết bị thí nghiệm: P333T (Nga), Multi-Amp (Mỹ)
3. Biện pháp an toàn:
Trong quá trình đo, khi cắt nguồn một chiều sẽ xuất hiện xung điện áp cao trên các đầu cực
MBA rất nguy hiểm. Do đó, cần tuyệt đối tuân thủ các quy trình an toàn và hướng dẫn sử dụng
của thiết bị đo cũng như trình tự thí nghiệm khi đo bằng phương pháp Vôn-Ampe.
4. Hướng dẫn thí nghiệm:
Mục đích: Kiểm tra chất lượng đấu nối của các cuộn dây, đánh giá chất lượng mối hàn, mối nối, đầu bắt
dây, các tiếp điểm của bộ chuyển nấc, chạm chập giữa các vòng dây, cuộn dây có bị đứt không.
Kết hợp với kết quả đo tỷ số biến MBA để đánh giá các đầu phân áp đúng hay sai (với MBA có bộ
chuyển nấc)
Ngoài ra, việc đo điện trở 1 chiều của cuộn dây còn được phục vụ trong việc phân tích tổn thất đồng tính
toán (I2 R) để so sánh với tổn thất đồng khi thí nghiệm ngắn mạch.
Cách đo: Bơm dòng DC vào cuộn dây, đo điện áp giáng trên cuộn dây, từ kết quả đo được tính ra điện trở
1 chiều theo công thức:
R=U/I (Ω)
Hình ảnh???
Quan trọng trong cách đo điện trở 1 chiều:
- Hai kẹp áp kẹp ở phía trong thiết bị cần đo
- Hai kẹp dòng kẹp ở phía ngoài thiết bị cần đo
- Kẹp càng gần đối tượng đo để tránh sai số
- Điểm kẹp dây bị oxy hóa, lấy giấy nhám đánh sạch vị trí kẹp dây
Với MBA có bộ OLTC, cặn dầu và bụi than có trong bồn dầu OLTC có thể bám trên bề mặt tiếp điểm,
cần chuyển nấc đến 3 lần tất cả các đầu trước khi đo.
Nhiệt độ cuộn dây khi đo nhiệt độ cao thì điện trở 1 chiều tăng và ngược lại, vì vậy khi đánh giá kết quả
đo cần quy đổi về cùng nhiệt độ theo công thức sau đối với dây dẫn đồng:
t 2+235
R(t2) = Rt1 *
t 1+235
Trong đó: Rt1 là điện trở đo được ở nhiệt độ t1
Rt2 là điện trở đo được ở nhiệt độ t2
Đánh giá kết quả đo:
Giá trị điện trở đo được giữa các pha tại cùng 1 đầu phân áp không lệch nhau quá 2% khi quy đổi về cùng
nhiệt độ.
R đo – R xuất xưởng
R= * 100%
R xuất xưởng
Giá trị điện trở đo được giữa các pha tại cùng 1 đầu phân áp không lệch nhau quá 2% khi quy đổi về cùng
nhiệt độ.
R A – RB
A,B = * 100%
MIN ( RA−RB)
Rmax−Rmin
Hãng Toshiba: R= ( RA + RB+ RC )
3
Chu kỳ đo:
- Sau khi lắp đặt
- Sau đại tu
- Sau 1 năm vận hành
- Sau 3 năm 1 lần
HẠNG MỤC THÍ NGHIỆM ĐO TỶ SỐ BIẾN
Thiết bị đo: SVERKER 780 (CPC100, T2000)
Hãng:
Nước: ????
Mục đích:
- Xác định tỷ số biến áp của cuộn dây ở tất cả các nấc phân áp đúng hay sai
- Xác định điện áp cuộn cao áp và hạ áp có đúng với nameplate ghi trên máy và phù hợp với
các số liệu của nhà chế tạo
- Kết hợp với các chỉ tiêu khác để xác định chạm chập vòng dây
Sơ đồ đo tỷ số biến MBA:
Sơ đồ đo:
- Đưa nguồn xoay chiều vào cuộn cao MBA, đo điện áp cảm ứng trên cuộn hạ.
- Vôn kế V1 đo điện áp phát ra U1, Vôn kế V2 đo điện áp phát cảm ứng trên cuộn hạ U2, tính
ra tỷ số biến đổi theo công thức:
K= U1/U2
Sơ đồ đo với MBA 3 pha mà chỉ dùng nguồn 1 pha:
Hình ảnh:????

Khi máy biến áp đấu Y/ đo tỷ số dây, pha không đo nối đất

U1
Y/ → k= √3 U 2 =
√3 U 1
2U 2
U2
Khi máy biến áp /Y đo tú số dây, pha không đo nối đất
Hình ảnh:????
U1
2U 1
/Y → k= √3 √ 3 U 2 =
√3U 2
2
Đánh giá kết quả đo tỷ số biến MBA:
Hiện nay đã có các thiết bị đo tỷ số biến MBA 3 pha cùng 1 lúc
Tỷ số biến MBA không được lệch quá 0,5% giá trị xuất xưởng
kđo−kxuất xưởng
k = x 100%
kxuất xưởng
Chu kỳ đo: sau lắp mới, sau đại tu, sau 1 năm vận hành

HẠNG MỤC THÍ NGHIỆM ĐO GÓC TỔN HAO ĐIỆN MÔI (Tg)
Thiết bị đo: TRD 9000 (MEGGER Delta 4310)
Hãng: DOUBLE
Nước: Mỹ
1. Mục đích, ý nghĩa:
- Hệ số tổn hao điện môi (Tg hay DF) là tỉ số giữa thành phần tac dụng và thành phần phản
kháng của dòng điện qua caschd diện khi đặt trong một điện trường (điện áp xoay chiều)
- Thí ngheiejm hệ số tổn hao điện môi Tg dùng để xác định chất lượng cách điện chính của máy
điện nói chung và máy biến áp nói riêng.
- Hạng mục thí nghiệm xác định hệ số tổn hao điện môi được quy định đo tring thí nghiệm máy
biến áp và thí nghiệm định kỳ hàng năm cho các máy biến áp có điện áp định mức từ 20kV trở
lên và có công suất từ 1MVA trở lên.
- Khi thí nghiệm kiểm tra bất thường sau sự cố, nếu nghi ngờ sự cố ảnh hưởng đến cách điện
chính, không phụ thuộc công suất và điện áp, tủy theo mức độ quan trọng của MBA trong hệ
thống điện, có thể tiến hành hạng mục thí ngheijem xác định hệ số tổn hao điện môi để đánh giá
chất lượng cách điện chính.
2. Thiết bị thí nghiệm:
- Các thiết bị hiện nay hay sử dụng đo chuyên dùng như: P5026M (Nga), BIDLLE (Mỹ),
TETTEX 2818/5283 (Thụy sỹ)…Mỗi loại có các cấu trúc, nguyên lý và phương pháp đo khác
nhau.
- Các thiết bị đo cần đảm bảo đo được các phép đo Tg của các đối tượng sau:
Đối tượng đo có 02 đầu không nối đất (UST)
Đối tượng đo có 01 đầu nối đất (GST)
Đối tượng đo có 01 đầu nối đất, cho phép loại bỏ ảnh hương của một đầu không nối đất khác
(GSTg)
3. Biện pháp an toàn:
- Trước khi thí nghiệm cẩn kiểm tra để khẳng định số liệu máy, cấp điện áp (có phù hợp với lý
lịch máy hay không), không có các hư hỏng thấy được bằng mắt, không có các vật lạ trên máy,
giá trị điện trở đo cách điện phải đạt yêu cầu.
- Máy biến áp cần được tiếp địa vỏ máy trong tiến hành thí nghiệm
- Điện áp thí nghiệm thường dùng để đo hệ số tổn hao điện môi là 10kV. Do đó, cần phải thực
hiện các biện pháp an toàn: rào chắn xung quanh khu vực thử, treo biến báo, cử người canh gác,
cấm người và phương tiện đi vào khu vực thử nghiệm.
- Phải tuân thủ mọi quy định an toàn và hướng dẫn sử dụng thiết bị đo do nhà sản xuất quy định.
Trong sơ đồ thử nghiệm phải có mạch liên động để thiết bị thử nghiệm chỉ có thể nâng điện áp
từ giá trị 0 và có nút dừng khẩn cấp khi có sự cố nguy hiểm.
4. Hướng dẫn thí nghiệm:
- Máy biến áp cần được tách tất cả các đầu dây nối vào hệ thống. Các đầu ra của mỗi cuộn dây
cần được đấu tắt với nhau để tránh gây ra sai số đo.
- Nhiệt độ cuộn dây MBA trong thời gian thí nghiệm cần ổn định.
- Hệ số tổn thất điện môi (Tgδ) cuộn dây MBA cùng với các đầu vào (Sứ đầu vào) được qui định
đo theo các phép sau:
1. Đối với MBA có 2 cuộn dây:
Các phép đo chính:
Cao – (Hạ + Vỏ + Đất)
Hạ - (Cao + Vỏ +Đất)
Các phép đo phân tích và kiểm tra chéo kết quả đo
Cao – Hạ
Cao – (Vỏ + Đất)
Hạ – (Vỏ + Đât)
2. Đối với MBA có 3 cuộn dây:
Các phép đo chính:
Cao – (Trung + Hạ + Vỏ + Đất)
Trung – (Cao + Hạ + Vỏ + Đất)
Hạ - (Cao + Trung + Vỏ +Đất)
Các phép đo phân tích và kiểm tra chéo kết quả đo
Cao – Hạ
Cao – Trung
Trung – Hạ
Cao – (Vỏ + Đất)
Trung – (Vỏ + Đất)
Hạ – (Vỏ + Đât)
(Cao + Trung + Hạ) – (Vỏ + Đất)
Tất cả các phép đo hệ số tổn hao điện môi (nhất là các phép đo có đánh dâu *) cần lưu ý đến điện áp đo
không được lớn hơn 2/3 điện áp thí nghiệm tần số công nghiệm thấp nhất của các đối tượng đo.
Đối với máy biến áp cao áp và siêu cao áo, cần phải tiến hành đo hệ số tổn hao điện môi của các đầu vào
(Sứ đầu vào) tại điểm đo (Test tap) để xác định chất lượng điện của sứ đầu vào theo quy định của nhà chế
tạo.
Tiêu chuẩn áp dụng:
Trị số của hệ số tổn thất điện môi (Tgδ) không tiêu chuẩn hóa mà so sánh với số liệu xuất xưởng của nhà
chế tạo hoặc số liệu của lần thí nghiệm trước. Khi qui đổi về cùng một nhiệt độ, trị số Tgδ không được
tăng quá 30% so với số liệu xuất xưởng của nhà chế tạo hoặc số liệu của lần thí nghiệm trước. Khi không
có các số liệu này, có thể tham khảo giá trị tối đa cho phép của Tgδ % cuộn dây máy biến áp theo "Qui
trình vận hành và sửa chữa máy biến áp" do EVN ban hành:

Cấp điện áp cuộn cao áp Nhiệt độ cuộn dây (o C)


10 20 30 40 50 60 70
Điện áp (35kV công suất <10000KVA) 1,2 1,5 2,0 2,6 3,4 4,5 6,0
Điện áp (35kV công suất >10000KVA) 0,8 1,0 1,3 1,7 2,3 3,0 4,0
Điện áp 110Kv trở lên
Bất kể Tg% các cuộn dây đo được khi xuất xưởng là bao nhiêu, nếu giá trị đo tại hiện trường ở nhiệt độ
200 C nhỏ hơn hoặc bằng 1% đều coi là đạt tiêu chuẩn
Khi không có bảng quy đổi nhiệt độ của nhà sản xuất, tham khảo bảng hệ số quy đổi Tg của MBA theo
nhiệt độ quy định:

Chênh lệch nhiệt độ (o C) 1 2 3 4 5 10 15 16


t=t2 – t1
Hệ số quy đổi k2 1,05 1,1 1,15 1,2 1,25 1,55 1,95 2,4

Công thức quy đổi:

Tg (t2)=k2 *Tg(t1) chỉ đúng khi t2 > t1

Tg (t2)= Tg (t1) /k2 khi t2 < t1


Trong đó:

Tg(t2) hệ số tổn hao điện môi hiệu chỉnh tại nhiệt độ quy đổi t2

Tg(t1) hệ số tổn hao điên môi đo được tại nhiệt độ t1


Nếu hiệu nhiệt độ không có trong bảng thì tính bằng cách nhân các hệ số tương ứng:

t= 9o C suy ra k2= k4*k5= 1,2 *1,25= 1,5


Sơ đồ hệ thống cách điện máy biến áp và các công thức tính đối chiếu kết quả:
Đối với MBA 02 cuộn dây:

STT Phép đo Dây cao áp Dây đo Màn chắn Tg Cx


1 Cao – (Hạ + vỏ) HV Đất - Tg1 C1=CH +CHL
2 Cao – Vỏ HV Đất LV Tg2 C2=CH
3 Cao – Hạ HV LV - Tg3 C3=CHL
4 Hạ - (Cao + Vỏ) LV Đất - Tg4 C4=CL +CHL
5 Hạ - Vỏ LV Đất HV Tg5 C5=CL
Công thức đối chiếu kết quả đo:
C3= C1 – C2= C4 –C5
Tg1∗C 1−Tg 2∗C 2 Tg 4∗C 4−Tg5∗C 5
Tg3= =
C 1−C 2 C 4−C 5
Đối với MBA 03 cuộn dây:

STT Phép đo Dây cao áp Dây đo Màn chắn Tg Cx


1 Cao – (Trung + Hạ + vỏ) HV Đất - Tg1 C1=CH + CHT+ CHL
2 Cao – Trung HV TV - Tg2 C2=CHT
3 Cao – Hạ HV LV - Tg3 C3=CHL
4 Cao – Vỏ HV Đất TV ,LV Tg4 C4=CL +CHL
5 Trung - (Cao + Hạ + Vỏ) TV Đất - Tg5 C5=CT +CHT +CTL
6 Trung – Hạ TV LV HV Tg6 C6=CTL
7 Trung – Vỏ TV Đất HV, LV Tg7 C7=CT
8 Hạ - (Cao + Trung + Vỏ) LV Đất - Tg8 C8=CH +CHL +CTL
9 Hạ - Vỏ LV Đất HV, LV Tg9 C9=CH
10 (Cao + Trung + Hạ) – Vỏ HV ,TV, Đất - Tg10 C10=CH +CT +CL
LV
Công thức đối chiếu kết quả đo:
C1= C1 + C2 +C3
C5= C2 + C3 +C4
C8= C3 + C6 +C9
C10= C4 + C7 +C9

Tg2∗C 2+Tg 3∗C 3+Tg 4∗C 4


Tg1=
C 2+C 3+C 4
Tg2∗C 2+Tg 6∗C 6+Tg 7∗C 7
Tg5=
C 2+C 6 +C 7
Tg3∗C 3+Tg 6∗C 6 +Tg 9∗C 9
Tg8=
C 3+C 6+C 9
Tg 4∗C 4+Tg 7∗C 7+Tg 9∗C 9
Tg10=
C 4+ C 7+C 9
Hệ số tổn hao Tg: là tỷ số giữa thành phần tác dụng và thành phần phản kháng của đòng diện rò chạy
trong cách điện.
- Dòng rò gồm 2 thành phần: Ir va Ic
Tg = Ir / Ic
- Tg đặc trưng cho chất lượng cách điện
- Tổn hao công suất trong cách điện: P = Uđ – IR
- Cách điện lý tưởng: Ir=0, chỉ có Ic
P = Uđ * IR

P = Uđ * IR Cosφ → P = Uđ * Ic Tg = Uđ * Tg
Xc
P= Uđ 2  C Tg

Trong đó:  C thì không đổi, chỉ có Tg thay đổi

- Tg lớn thì P lớn: cách điện ẩm, lão hóa, nhiều tạp chất
- Tg nhỏ thì P nhỏ: cách điện tốt, khô

Suy ra: Tg là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng cách điện.

Sơ đồ đo Tg:
 Sơ đồ thuận (UST) : Ungrounded specimen test (Đối tượng đo không nối đất)
Dùng khi đo hệ số tổn hao điện môi giữa các cuộn dây MBA với nhau, hoặc đo tổn hao điện môi sứ máy
biến áp.
CHL : điện dung (Cao – hạ)
CHG : điện dung (Cao – đất)
CLG : điện dung (Hạ – đất)

Sơ đồ đo Tg:
 Sơ đồ nghịch (GST) : Ground specimen test (Đối tượng đo nối đất)
Dùng khi đo hệ số tổn hao điện môi giữa các cuộn dây MBA với đất, máy biến dòng và máy biến điện áp.
Hình ảnh????
CHL : điện dung (Cao – hạ)
CHG : điện dung (Cao – đất)
CLG : điện dung (Hạ – đất)

-Đối với cầu Tg, khi chọn sơ đồ GST thì cầu đo tự động nối đất trong máy, hoặc ta có thể nối
đất thêm
 Đánh giá kết quả đo:
- Tg của MBA quy đổi về nhiệt độ thử nghiệm khởi đầu không được tăng quá 30% giá trị
khởi đầu
- Nếu kết quá đo Tg MBA trong mọi trường hợp đo nhỏ hơn 1% ở nhiệt độ 200C thì có thể
xem là tốt và không cần so sánh với giá trị khởi đầu
Tra hệ số quy đổi theo nhiệt độ Bảng 2-23-3 Điều 27 QCVN-QTDD5/2009/BCT

 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo Tg


- Bề mặt sứ bẩn, mưa ẩm làm kết quả đo Tg cuộn dây và sứ tăng cao, phải lau sạch sứ, khi đo
thời tiết nắng ráo, với Tg cuộn dây có thể đo theo sơ đồ Egrand.
- Nhiệt độ càng cao thì Tg càng cao và ngược lại. Khi đo Tg mà cho ra kết quả cao, để có kết
quả chính xác nên đợi MBA nguộn và đo lại.
- Núm đo Tg sứ bị ẩm, vệ sinh lại sạch sẽ bằng cồn và vải sạch (Test tap)
- Nhiễu: thay đổi tần số đo khác 50Hz, nối đất của cầu đo Tg phải nối đúng vào vỏ MBA
đang đo.
- Chu kỳ đo lại: sau lắp đặt, sau đại tu, sau 1 năm vận hành, sau 3 năm 1 lần
HẠNG MỤC THÍ NGHIỆM KIỂM TRA TỔ ĐẤU DÂY MBA
Thiết bị đo:
Hãng:
Nước:
A. Mục đích:
- Tổ đấu dây máy biến áp được xác định là chỉ số của véc tơ điện áp thứ cấp (như chỉ số giờ
của kim giờ) khi cho véc tơ điện áp sơ cấp (là kim phút) đang chỉ vào số 12 trên mặt đồng
hồ.
- Cần lưu ý các hệ thống véc tơ điện áp sơ cấp và thứ cấp phải là các hệ thống véc tơ thứ tự
thuận thì khái niệm tổ đấu dây mới có nghĩa (có như vậy, toàn bộ hệ thống véc tơ đều quay
đồng bộ theo chiều dương “ngược chiều kim đồng hồ”, góc lệch pha tương đối giữa các hệ
thống véc tơ mới không đổi).
- Tổ đấu dây máy biến áp là một thông số cấu trúc cơ bản, thể hiện góc lệch pha tương đối (gần
đúng) giữa các hệ thống véc tơ điện áp sơ cấp và thứ cấp. Thông số tổ đấu dây được sử dụng
trong các trường hợp sau:
1) Là cơ sở áp dụng các sơ đồ thích hợp để tiến hành thí nghiệm các thông số của máy biến
áp và áp dụng các công thức tính toán qui đổi kết quả thí nghiệm.
2) Là một trong những điều kiện để xem xét và tính chọn phương án đấu nối vận hành song
song máy biến áp.
3) Tính toán bảo vệ rơ le. Phối hợp trong đấu nối sơ đồ mạch dòng thứ cấp của bảo vệ rơ le
(nhất là bảo vệ so lệch dọc).
- Chỉ tiến hành hạng mục thí nghiệm xác định tổ đấu dây MBA trong thí nghiệm lắp mới hoặc
trong trường hợp cần khẳng định lại tổ đấu dây MBA phục vụ cho các mục đích nêu trên.
- Có nhiều phương pháp xác định tổ đấu dây MBA như: phương pháp 2 Vôn mét, phương pháp
Phazômét, phương pháp xung một chiều 9 trị số, phương pháp xung một chiều 3 trị số.v..v.
Trong qui trình này chỉ trình bày phương pháp xung một chiều 3 trị số là phương pháp đơn
giản và dễ thực hiện.
B. Biện pháp an toàn:
- Khi thí nghiệm tổ đấu dây bằng phương pháp xung, trên các đầu cực MBA có thể xuất hiện
điện áp nguy hiểm (nhất là khi cắt nguồn). Do đó cần lưu ý tuyệt đối không chạm vào các đầu
cực MBA trong khi tiến hành thí nghiệm. Ðối với các MBA có tỉ số biến lớn, khi đóng cắt
xung một chiều vào cuộn hạ, điện áp xuất hiện trên cuộn cao có giá trị khá lớn, cần phải chọn
thang đo (của Gavanomet hoặc vạn năng) khá lớn để phù hợp với phép đo và không làm hư
hỏng thiết bị đo.
C. Hướng dẫn thí nghiệm:
HẠNG MỤC THÍ NGHIỆM CHỤP SÓNG BỘ OLTC
Thiết bị đo: LTC 135
Hãng: MEGGER
Nước: Mỹ
Mục đích: Kiểm tra sự làm việc tuần tự của các tiếp điểm dập hồ quang bộ điều áp dưới tải OLTC
Kiểm tra thời gian tham gia vào chu trình chuyển tiếp nấc của các tiếp điểm dập hồ quang xem có đúng
với số liệu của nhà sản xuất.
Nguyên lý làm việc đo:

Sơ đồ đo:
Khi đo pha A, thì pha B và pha C nối tắt và nối xuống đất. Thông thường đặt OLTC phía cao áp (ví dụ
phía 220Kv, nên các đầu phía 220Kv ko đo cũng phải nối tắt và nối đất để kqua đo được chính xác).
Sau khi đo xong, ta sẽ so sánh đồ thị chụp sóng OLTC với đồ thị mẫu của nhà sản xuất xem có giống
nhau không. Trên đồ thị chụp sóng xem có liền mạch hay không, có bị đứt khúc hay không để đánh giá sự
liền mạch của bộ chuyển nấc.

Qúa trình chuyển mạch từ K1 sang K2


Quá trình khi K2-K3 cung đóng

Quá trình chuyển mạch từ K2 sang K3

Quá trình chuyển mạch từ K3 sang K4.

You might also like