You are on page 1of 5

Ôn tập DLNN

Câu 1: Bản chất và chức năng của ngôn ngữ:


 Bản chất của ngôn ngữ:
- Là một hiện tượng xã hội:
o Nảy sinh và tồn tại, phát triển trong xã hội loài người và phụ thuộc
vào xã hội loài người  không phải hiện tượng tự nhiên – sinh vật
o Mang đậm bản sắc của từng cộng đồng xã hội ở các phương diện ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp
o Ngôn ngữ phục vụ chung cho toàn xã hội  không phải hiện tượng cá
nhân
- Là một hiện tượng xã hội đặc biệt:
o Không phụ thuộc kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào 
tồn tại qua các kiến trúc thượng tầng khác nhau
o Không mang tính giai cấp
 Không phải khi xã hội hình thành giai cấp thì ngôn ngữ mới
xuất hiện
 Ngôn ngữ phục vụ như nhau cho mọi giai cấp trong xã hội
 Chức năng của ngôn ngữ:
- Là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất:
o Có lịch sử lâu đời nhất
o Chia sẻ và đồng cảm xuyên thời đại nhờ ngôn ngữ
o Không bị hạn chế về không gian và phạm vi
o Khả năng biểu đạt phong phú, chính xác
- Là phương tiện của tư duy:
o Tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành nhận thức, tư duy  vừa
là tín hiệu âm thanh, vừa mang nghĩa
o Đóng vai trò bảo toàn, cố định các kết quả tư duy từ các thế hệ trước
o Thông qua giao tiếp và trở thành công cụ quan trọng để truyền đạt các
kết quả tư duy trong xã hội.
 Mqh giữa ngôn ngữ và tư duy:
- ngôn ngữ và tư duy thống nhất với nhau: ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp và
là "cái vỏ vật chất" của tư duy
- thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau:
o ngôn ngữ là vật chất, tư duy là tinh thần
o ngôn ngữ có tính dân tộc, tư duy có tính nhân loại
o đơn vị của ngôn ngữ và tư duy không trùng nhau
Bài 2: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt:
 Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ:
- Quan hệ tuyến tính:
o Là quan hệ kết hợp giữa các yếu tố cùng cấp độ để tạo thành một đơn
vị lớn hơn (từ + từ = câu)
o VD: Tôi là sinh viên – Ta phải nói lần lượt các từ để tạo thành một
chuỗi như trên
- Quan hệ liên tưởng:
o Là quan hệ giữa những yếu tố có những đặc điểm giống nhau và thay
thế nhau cho cùng một vị trí trên chuỗi ngang.
o VD: Tôi là sinh viên – có thể thay thế sinh viên bằng giảng viên, vì
đều chỉ nghề nghiệp.
 Bản chất tín hiệu của hệ thống ngôn ngữ:
- Tính 2 mặt của tín hiệu:
o Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và cái
được biểu hiện mà thành
o VD: tín hiệu "chạy" – CBH là âm thanh, chữ viết. CĐBH là hoạt
động, dời chỗ bằng chân, với vận tốc nhanh
- Tính võ đoán:
o Mqh giữa CBH và CĐBH có tính võ đoán, nghĩa là giữa hình thức và
khái niệm chỉ là những quy ước không lý do.
- Giá trị khu biệt:
o Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc
trưng có khả năng phân biệt của nó.
 Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt:
- Tính phức tạp, nhiều tầng bậc:
o bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng không
xác định.
- Tính hệ thống:
o bao gồm các yếu tố không đồng loại nên nó tạo ra nhiều hệ thống và
hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con lại gồm những yếu tố
tương đối đồng loại
- Tính cấp độ:
o Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau, chúng có
mối quan hệ tôn ti với nhau (đơn vị bậc thấp nằm trong và được bao
gồm bởi đơn vị bậc cao)
- Tính đa trị:
o Một cái biểu hiện có thể tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác
 Hiện tượng đa nghĩa
o Một cái biểu đạt có thể tương ứng với nhiều cái được biểu đạt khác
 Hiện tượng đồng nghĩa
- Tính độc lập tương đối:
o Có tính chất xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ
thuộc vào ý muốn của cá nhân
- Giá trị đồng đại và lịch đại:
o Vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại, bất cứ ngôn ngữ nào
cũng là sản phẩm của quá khứ để lại.
 Các ngôn ngữ trên thế giới: (các ý chính quan trọng cần nhớ)
Ngôn ngữ hòa kết Ngôn ngữ đơn lập
(tiếng Nga, Anh, Ba (Tiếng Việt, Hán,
Lan…) Thái…)
Có hiện tượng biến đổi Không có hiện tượng
Từ vựng
hình thái biến đổi hình thái
Biểu hiện qua các
Biểu hiện qua các
phương thức ngữ pháp
phương thức ngữ pháp
Ngữ pháp bên trong từ: phụ tố, biến
bên ngoài từ: hư từ, ngữ
dạng hoặc thay căn tố,
điệu, trật tự từ
trọng âm từ
Âm tiết không có tính
Ngữ âm Âm tiết có tính phân tiết
phân tiết

Bài 3: Hiện tượng nghĩa của từ - ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp:
 Các hiện tượng nghĩa của từ:
- Từ đa nghĩa:
o Là hiện tượng tồn tại các nghĩa khác nhau của một từ, mà mỗi lần sử
dụng chỉ có một nghĩa được hiện thực hóa. Các nghĩa này có mối liên
hệ và quy định lẫn nhau.
o VD: "chạy ngoài sân" – "chạy máy"

- Từ đồng âm:
o Là hiện tượng trùng nhau về ngữ âm của hai hoặc nhiều đơn vị ngôn
ngữ, nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau.
o VD: Đoạn thơ: "...lợi thì có lợi nhưng răng không còn" – lợi (1) là
phần thịt bọc răng, lợi (2) là lợi ích
- Từ đồng nghĩa:
o Là những từ có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng cùng nằm trong
một trường nghĩa (có ít nhất một nét nghĩa giống nhau)
o VD: mẹ - má – u – bầm...
- Từ trái nghĩa:
o Là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập nhau về nghĩa, biểu hiện
các khái niệm tương phản về logic nhưng có mối tương liên với nhau.
o VD: Cao – thấp, Nông – sâu...
 Ý nghĩa ngữ pháp:
a. Ý nghĩa ngữ pháp quan hệ:
- Là loại ý nghĩa ngữ pháp thể hiện quan hệ của từ với các từ khác trong một
kết cấu ngữ pháp nào đó.
- VD: "Cô giáo viết tiếng Anh"
o "tiếng Anh" đi sau động từ "viết" nên có ý nghĩa quan hệ là bổ ngữ
trực tiếp của hoạt động "viết"
 Ý nghĩa quan hệ chính là ý nghĩa chung cho tất cả các từ ngữ có cùng một vị
trí, chức năng trong các kết cấu ngữ pháp như cụm từ, câu.
b. Ý nghĩa ngữ pháp tự thân:
- Là ý nghĩa không phụ thuộc vào quan hệ ngữ pháp, có tính ổn định.
- VD: "nhà cửa, bàn ghế, đường xá": ý nghĩa sự vật
o "chạy, nhảy, đi, đứng, ăn, nằm": ý nghĩa hoạt động
o "xanh, đỏ, tốt, xấu": ý nghĩa tính chất

 Ý nghĩa tự thân là ý nghĩa từ loại, tiểu loại. Từ loại là một hệ thống có nhiều
tầng bậc cho nên ngoài ý nghĩa từ loại chung cho tất cả các từ cùng một từ
loại, còn có ý nghĩa chung cho tất cả các từ thuộc một tiểu loại.
 Sơ đồ trúc đài (giá nến):
- Nhớ:
o Quan hệ chủ - vị: mũi tên nhọn hai đầu
o Quan hệ chính – phụ: mũi tên nhọn một đầu
o Quan hệ đẳng lập: mũi tên không nhọn
- Bí kíp:
o B1: Chia câu thành các thành phần lớn: Trạng ngữ (nếu có), chủ ngữ,
vị ngữ
o B2: Xác định từng quan hệ nhỏ hơn trong các phần đã chia ở trên
o Thông thường, trong quan hệ chính phụ, chữ trước auto là chính, chữ
sau auto là phụ ("em học sinh" – "em" là chính, "học sinh" là phụ)

You might also like