You are on page 1of 11

QUIZIZZ

ĐỀ ÔN 2 NGÀY 31.05

Câu 41: Triolein có công thức cấu tạo thu gọn là

A. C17H33COOH. B. (C17H35COO)3C3H5.

C. C17H35COOH. D. (C17H33COO)3C3H5.

Câu 42: Thí nghiệm nào sau đây tạo ra sản phẩm có kết tủa?

A. Cho dung dịch HCl vào nước cứng tạm thời.

B. Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch NaOH.

C. Cho bột kim loại Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3.

D. Cho nước vôi trong vào dung dịch NaHCO3.

Câu 43: Chất nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức trong phân tử?

A. C2H5OH. B. CH3OH. C. CH3COOH. D. C2H5COOH.

Câu 44: Chất X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, chiếm 98% thành phần bông nõn. Thủy phân hoàn toàn
chất X thu được chất Y được dùng làm thuốc tăng lực cho người già và trẻ em. Các chất X và Y lần lượt là

A. xenlulozơ và glucozơ. B. tinh bột và glucozơ.

C. xenlulozơ và saccarozơ. D. xenlulozơ và fructozơ.

Câu 45: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có
thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?

A. N2. B. H2. C. O3. D. CO.

Câu 46: Trong phản ứng với khí Cl2, một nguyên tử kim loại kiềm nhường bao nhiêu electron?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 47: Nhôm oxit tan được trong dung dịch

A. BaCl2. B. Na2SO4. C. KOH. D. KNO3.

Câu 48: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Cr. B. Fe. C. Al. D. Cu.

Câu 49: Để làm mềm nước cứng toàn phần bằng phương pháp kết tủa, có thể dùng

A. Na2CO3. B. Ca(OH)2. C. NaNO3. D. CaCl2.

Câu 50: Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, chất khí đầu tiên thoát ra ở anot là

A. O2. B. HCl. C. Cl2. D. H2.

Câu 51: Kim loại sắt phản ứng được với lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra muối sắt(II)?

A. AgNO3 đặc. B. HNO3 đặc. C. H2SO4 loãng. D. HNO3 loãng.

Câu 52: Polime có cấu trúc phân nhánh là


Trang 1/11-Mã đề thi 102
A. poli(vinyl clorua). B. amilopectin. C. amilozơ. D. policaproamit.

Câu 53: Ở nhiệt độ thường, kim loại tác dụng được với H2O tạo thành dung dịch bazơ là

A. Fe. B. Be. C. Ba. D. Al.

Câu 54: Cho thanh Zn vào dung dịch chất nào sau đây sẽ chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học?

A. AgNO3. B. FeSO4. C. HCl. D. CuCl2.

Câu 55: Canxi phản ứng với khí oxi (đun nóng) sinh ra sản phẩm là

A. CaSO4. B. CaO. C. Ca(OH)2. D. CaCO3.

Câu 56: Xà phòng hóa este X có công thức phân tử C 4H6O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y và
axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là

A. CH3CH2COONa. B. CH3COONa. C. CH3CHO. D. CH3COOC2H3.

Câu 57: Metyl axetat có công thức phân tử là

A. C2H4O2. B. C4H6O2. C. C3H6O2. D. C4H8O2.

Câu 58: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Xenlulozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột.

Câu 59: Dung dịch α-amino axit có thể làm quỳ tím hóa xanh, có kí hiệu là

A. Val. B. Lys. C. Gly. D. Glu.

Câu 60: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là

A. Cr. B. W. C. Ag. D. Li.

Câu 61: Hợp chất của crom có màu da cam là

A. CrO3. B. K2Cr2O7. C. K2CrO4. D. Cr2O3.

Câu 62: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí?

A. Alanin. B. Benzylamin. C. Anilin. D. Trimetylamin.

Câu 63: Cho 4 chất rắn riêng biệt: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Số chất có khả năng khử H2SO4 đặc, nóng là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 64: Chất nào sau đây là muối trung hòa?

A. NaHSO4. B. NaH2PO4. C. (NH4)2CO3. D. NH4HCO3.

Câu 42: Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện?

A. Ca. B. Ag. C. K. D. Na.

---------Hết---------

ĐỀ ÔN 3 – NGÀY 01.06

Câu 41: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy tạo thành kết tủa màu nâu đỏ. X có thể là dung dịch chất
nào sau đây?
Trang 2/11-Mã đề thi 102
A. Fe2(SO4)3. B. AlCl3. C. Fe(OH)3. D. MgCl2.

Câu 42: Điện phân nóng chảy MgCl2, ở catot xảy ra

A. sự khử ion Cl-. B. sự oxi hóa ion Mg2+.

C. sự khử ion Mg2+. D. sự oxi hóa ion Cl-.

Câu 43: Công thức của kali đicromat là

A. Na2Cr2O7. B. K2CrO4. C. K2Cr2O7. D. KCrO2.

Câu 44: Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là

A. (C6H10O5)n. B. C2H4O2. C. C6H12O6. D. C12H22O11.

Câu 45: Kim loại nào sau đây được dùng làm tế bào quang điện?

A. Cs. B. Al. C. Ca. D. Ba.

Câu 46: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. HCl. B. Al(OH)3. C. HF. D. CH3COOH.

Câu 47: Chất nào sau đây là chất gây nghiện có nhiều trong thuốc lá?

A. Heroin. B. Melamin. C. Etanol. D. Nicotin.

Câu 48: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất lỏng?

A. Alanin. B. Metylamin. C. Glyxin. D. Anilin.

Câu 49: Tên gọi của este CH3COOC6H5 (có vòng benzen) là

A. etyl axetat. B. phenyl axetat. C. benzyl axetat. D. phenyl fomat.

Câu 50: Tác nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit ở gần các khu vực công nghiệp lớn là do sự tăng nồng
độ trong khí quyển của chất nào sau đây?

A. CO2 và CO. B. SO2 và NO2. C. HCl và NH3. D. N2O và NH3.

Câu 51: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. Cr. B. Os. C. W. D. Hg.

Câu 52: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al2O3. B. Al. C. AlCl3. D. NaAlO2.

Câu 53: Công thức của triolein là

A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5.

C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 54: Natri clorua là gia vị quan trọng trong thức ăn của con người. Công thức của natri clorua là

A. KNO3. B. KCl. C. NaNO3. D. NaCl.

Trang 3/11-Mã đề thi 102


Câu 55: Etanol là chất kích thích thần kinh có trong các loại đồ uống có cồn (rượu, bia). Khi hàm lượng
etanol trong máu tăng cao thì sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol

A. etanal. B. ancol etylic. C. phenol. D. axit fomic.

Câu 56: Tính chất hóa học chung của kim loại là

A. tính axit. B. tính khử. C. tính bazơ. D. tính oxi hóa.

Câu 57: Cho Ba phản ứng với nước (dư) thu được dung dịch chứa chất tan nào sau đây?

A. Ba(OH)2. B. BaCl2. C. H2. D. BaO.

Câu 58: Chất nào sau đây được dùng làm trong nước đục, dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy,
chất cầm màu trong nhuộm vải?

A. Thạch cao khan. B. Thạch cao nung. C. Quặng boxit. D. Phèn chua.

Câu 59: Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo?

A. Polibutađien. B. Policaproamit. C. Xenlulozơ. D. Polietilen.

Câu 60: Để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu, người ta có thể sử dụng chất nào sau đây?

A. NaOH. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaCl.

Câu 61: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ hóa học.

B. Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ.

C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.

D. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

Câu 62: X là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, chiếm 98% thành phần bông nõn. Đun nóng X trong dung dịch
H2SO4 70% đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất Y là monosaccarit. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Y không tham gia phản ứng tráng gương. B. X được dùng để sản xuất tơ visco.

C. X và tinh bột là đồng phân của nhau. D. Y là hợp chất hữu cơ đa chức.

Câu 63: Khi thủy phân este X có công thức phân tử C 3H6O2 trong môi trường axit, thu được axit Y có phản
ứng tráng gương và ancol Z. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOC2H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH=CH2.

Câu 64: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch X. Trong số các chất
sau: Cu, NaNO3, NaOH, BaCl2, KCl, số chất tác dụng được với dung dịch X là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 65: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với Cr2O3.

B. Quặng pirit là quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên.

Trang 4/11-Mã đề thi 102


C. Về độ phổ biến trong vỏ trái đất, sắt đứng hàng thứ hai trong các kim loại.

D. Dung dịch muối natri cromat có màu đỏ da cam.

ĐỀ ÔN 4 – NGÀY 02.06

Câu 41: Chất nào sau đây có phản ứng thuỷ phân?

A. Saccarozơ. B. Fructozơ. C. Glucozơ. D. Ancol etylic.

Câu 42: Etyl fomat có mùi thơm của quả đào chín, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công
nghiệp thực phẩm. Công thức cấu tạo của etyl fomat là

A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC2H5.

Câu 43: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?

A. Metyl axetat. B. Axit fomic. C. Anđehit fomic. D. Axit axetic.

Câu 44: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?

A. Tơ visco. B. Tơ capron. C. Tơ tằm. D. Tơ nitron.

Câu 45: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra phản ứng hóa học?

A. Cho BaSO4 vào dung dịch HCl loãng. B. Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH.

C. Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl2. D. Cho dung dịch K2CO3 vào dung dịch NaOH.

Câu 46: Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?

A. Na. B. Mg. C. Fe. D. Al.

Câu 47: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây phản ứng với nước sinh ra khí H 2?

A. Be. B. CaO. C. Ca. D. MgO.

Câu 48: Sắt(III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ. Công thức của sắt(III) hiđroxit là

A. Fe2O3. B. Fe(OH)3. C. Fe(OH)2. D. FeO.

Câu 49: Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng được với Al(OH)3?

A. NaHSO4. B. NH3. C. HCl. D. NaOH.

Câu 50: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép bằng phương pháp điện hóa, người ta dùng kim loại nào sau
đây để gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước)?

A. Na. B. Ca. C. Cu. D. Zn.

Câu 51: Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện (dùng chất khử CO)?

A. K. B. Mg. C. Ba. D. Zn.

Câu 52: Crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?

A. NaCrO2. B. CrCl2. C. CrO3. D. K2Cr2O7.

Câu 53: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Poli(vinyl clorua) được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước.
Trang 5/11-Mã đề thi 102
B. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng acrilonitrin.

C. Thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là vật liệu polime có tính dẻo.

D. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren thu được polime dùng làm cao su.

Câu 54: Kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. Ag. B. Cu. C. Au. D. Al.

Câu 55: Chất nào sau đây là amin bậc hai?

A. Trimetylamin. B. Metylamin. C. Etylamin. D. Đimetylamin.

Câu 56: Este X mạch hở, có công thức phân tử là C 4H6O2. Xà phòng hóa hoàn toàn X thu được 2 sản phẩm
hữu cơ có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là

A. CH2=CH-COO-CH3. B. CH3COO-CH=CH2.

C. HCOO-CH2-CH=CH2. D. HCOO-CH=CH-CH3.

Câu 57: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit. Chất khí nào sau đây là một trong những nguyên nhân
chính gây nên mưa axit?

A. CO2. B. N2. C. NO2. D. NH3.

Câu 58: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí có mùi khai?

A. Anilin. B. Glyxin. C. Alanin. D. Metylamin.

Câu 59: Dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng toàn phần?

A. NaHCO3. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. K3PO4.

Câu 60: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng nào sau đây?

A. Boxit. B. Hematit đỏ. C. Criolit. D. Manhetit.

Câu 61: Kim loại R thuộc nhóm IA. Công thức oxit của R là

A. RO3. B. R2O. C. RO2. D. RO.

Câu 62: Chất nào sau đây là chất béo?

A. Axit panmitic. B. Etyl acrylat. C. Etyl fomat. D. Tripanmitin.

Câu 63: Cho kim loại X vào dung dịch CuSO4 dư, thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, thấy chất
rắn tan một phần. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. X là

A. Al. B. Na. C. Ba. D. Mg.

Câu 64: Cho X và Y là hai cacbohiđrat. Biết X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan
trong nước lạnh. Còn Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây
mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Tên gọi của X, Y lần lượt là:

A. tinh bột và glucozơ. B. tinh bột và saccarozơ.

C. saccarozơ và fructozơ. D. xenlulozơ và saccarozơ.

Câu 65: Kim loại natri cháy trong khí oxi khô tạo ra natri peoxit. Công thức của natri peoxit là
Trang 6/11-Mã đề thi 102
A. Na2O2. B. NaOH. C. Na2O. D. Na2CO3.

ĐỀ ÔN 5 – NGÀY 03.06

Câu 41: Axetilen là tên gọi của hợp chất có công thức phân tử

A. C2H2. B. C2H4. C. C3H4. D. C2H6.

Câu 42: Este nào sau đây tác dụng với NaOH thu được ancol etylic?

A. HCOOCH3. B. CH3COOC3H7. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3.

Câu 43: Để điều chế kim loại kiềm, người ta dùng phương pháp

A. điện phân nóng chảy. B. thủy luyện.

C. điện phân dung dịch. D. nhiệt luyện.

Câu 44: Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Val-Ala thì thu được tối đa bao nhiêu
đipeptit mạch hở chứa Gly?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 45: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 46: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

B. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

C. Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna.

D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen.

Câu 47: X, Y là hai cacbohiđrat. X, Y đều không bị oxi hóa bởi AgNO 3/NH3. Khi thủy phân hoàn toàn X hoặc Y
trong môi trường axit đều thu được một chất hữu cơ Z duy nhất. X, Y lần lượt là

A. saccarozơ và fructozơ. B. xenlulozơ và glucozơ.

C. tinh bột và saccarozơ. D. tinh bột và xenlulozơ.

Câu 48: Trước đây có rất nhiều vụ tử vong thương tâm xảy ra do sử dụng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong
nhà vào mùa đông. Nguyên nhân là do hàm lượng khí độc X trong không khí cao vượt mức cho phép. X là
khí nào sau đây?

A. N2. B. CO2. C. CO. D. O2.

Câu 49: Phát biểu nào dưới đây không phù hợp với Natri?

A. Kim loại nhẹ, mềm. B. Ở ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA.

C. Số oxi hóa trong hợp chất là +1. D. Cấu hình electron là [Ne]3s2.

Câu 50: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. AlCl3. B. Al(OH)3. C. Na2CO3. D. NaNO3.


Trang 7/11-Mã đề thi 102
Câu 51: Muối dễ bị phân hủy khi đun nóng là

A. CaCl2. B. Ca(HCO3)2. C. Na2SO4. D. NaCl.

Câu 52: Hợp chất nào sau đây không tan trong nước?

A. Mg(OH)2. B. KOH. C. NaOH. D. Ba(OH)2.

Câu 53: Trùng hợp etilen thu được polime có tên gọi là

A. polipropilen. B. poli(vinyl clorua). C. polietilen. D. polistiren.

Câu 54: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch

A. FeCl2. B. MgCl2. C. CuCl2. D. NaCl.

Câu 55: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Các amin thơm đều là chất lỏng hoặc chất rắn. B. Trimetylamin có mùi tanh của cá mè.

C. CH3NH2 là chất lỏng có mùi khai như NH3. D. Anilin không làm đổi màu quì tím ẩm.

Câu 56: Người ta gắn tấm kẽm vào vỏ ngoài của tàu thủy ở phần chìm trong nước biển để

A. Vỏ tàu được chắc hơn.

B. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường.

C. Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn.

D. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa.

Câu 57: Công thức của crom (III) hiđroxit là

A. Cr2O3. B. Cr(OH)3. C. CrO3. D. K2CrO4.

Câu 58: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

B. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.

C. Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng.

D. Glucozơ bị thuỷ phân trong môi trường axit.

Câu 59: Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng 0,01 nm và dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá?

A. Au. B. Cu. C. Ag. D. Al.

Câu 60: Hóa chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng?

A. NaCl. B. Na2CO3. C. HCl. D. NaNO3.

Câu 61: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl axetat và metyl axetat trong dung dịch NaOH, thu được sản
phẩm gồm

A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và 2 ancol. C. 1 muối và 2 ancol. D. 2 muối và 1 ancol.

Câu 62: Trong các chất sau, chất nào là chất béo?

Trang 8/11-Mã đề thi 102


A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C17H35COO)2C2H4.

C. (CH3COO)3C3H5. D. (C3H5COO)3C3H5.

Câu 63: Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là

A. thạch cao. B. muối ăn. C. vôi sống. D. phèn chua.

Câu 64: Cho các phát biểu sau:

(a) Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái lỏng.

(b) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.

(c) Dầu mỡ dùng để bôi trơn xe máy có thành phần chính là chất béo.

(d) Thành phần chính của giấy là xenlulozơ.

(e) Amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.

(f) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Câu 65: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4.

(b) Cho K vào dung dịch CuSO4 dư.

(c) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch Ba(OH)2.

(d) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch C6H5ONa.

(e) Cho khí CO2 tới dư vào dung dịch gồm NaOH và Ca(OH)2.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả chất rắn và khí là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

ĐỀ ÔN 6 – NGÀY 04.06

Câu 41: Crom(VI) oxit là chất rắn màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa mạnh. Công thức của crom(VI) oxit là

A. CrO3. B. Cr2O3. C. CrO. D. H2CrO4.

Câu 42: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Cu. B. Zn. C. Ag. D. Au.

Câu 43: Natri tác dụng với nước thu được H2 và sản phẩm nào sau đây?

A. NaOH. B. Na2O2. C. NaCl. D. Na2O.

Câu 44: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí?

A. Anilin. B. Trimetylamin. C. Glyxin. D. Đietylamin.

Trang 9/11-Mã đề thi 102


Câu 45: Chất nào sau đây là axit béo?

A. Axit stearic. B. Axit axetic. C. Glixerol. D. Tristearin.

Câu 46: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaNO3. B. Cho bột CuO vào dung dịch H2SO4 loãng.

C. Cho thanh kim loại Zn vào dung dịch HCl. D. Cho thanh kim loại Fe vào dung dịch CuSO4.

Câu 47: Kim loại nào sau có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch?

A. Al. B. Na. C. Mg. D. Cu.

Câu 48: Chất nào sau đây là amin bậc một?

A. Đimetylamin. B. Etylamin. C. Etylmetylamin. D. Trimetylamin.

Câu 49: Chất nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng mưa axit?

A. SO3. B. SO2. C. CO2. D. CO.

Câu 50: Chất nào sau đây là axit?

A. NaOH. B. NaCl. C. HCl. D. CH4.

Câu 51: Hợp chất nào sau đây có bốn nguyên tử hiđro trong phân tử?

A. Propan-1-ol. B. Axit propanoic. C. Etanol. D. Axit etanoic.

Câu 52: Trong điều kiện không có oxi, sắt tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra muối
sắt(II)?

A. AgNO3. B. H2SO4 đặc, nguội. C. H2SO4 loãng. D. HNO3 loãng.

Câu 53: Hợp chất CH3COOC2H5 có tên gọi là

A. metyl propionat. B. etyl fomat. C. etyl axetat. D. metyl axetat.

Câu 54: Trùng hợp vinyl xianua thu được polime nào sau đây?

A. Poli(vinyl clorua). B. Polibutađien. C. Poliacrilonitrin. D. Policaproamit.

Câu 55: Kim loại nào sau đây cứng nhất?

A. Cr. B. Os. C. W. D. Ag.

Câu 56: Kim loại kiềm thổ nào sau đây không tan trong nước?

A. Na. B. Ba. C. Li. D. Be.

Câu 57: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.

Câu 58: Quặng boxit chứa chủ yếu hợp chất nào sau đây?

A. Na3AlF6. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. Al2O3.

Câu 59: Nước cứng tạm thời tác dụng với chất nào sau đây thu được kết tủa?

Trang 10/11-Mã đề thi 102


A. Ca(OH)2. B. BaCl2. C. HCl. D. NaCl.

Câu 60: Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Al?

A. NaCl. B. NaOH. C. HCl. D. NaHSO4.

Câu 61: Cho thanh kim loại Fe vào dung dịch nào sau đây sẽ xảy ra sự ăn mòn điện hóa học?

A. CuCl2. B. HCl. C. ZnCl2. D. H2SO4.

Câu 62: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trùng ngưng vinyl clorua thu được poli(vinyl clorua).

B. Amilozơ có cấu trúc mạch polime không phân nhánh.

C. Tơ nilon-6,6 được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

D. Tơ visco và tơ tằm đều là tơ bán tổng hợp.

Câu 63: Cho X là chất không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường, chất X là chất nào sau
đây?

A. C6H5NH2. B. C2H5OH. C. H2NCH2COOH. D. CH3NH2.

Câu 64: Chất nào sau đây trùng hợp thu được polime dùng làm cao su?

A. CH2=CH−CH=CH2. B. CH2 =CH2. C. CF2=CF2. D. CH2=CHCl.

Câu 65: Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. Etyl axetat. B. Metyl axetat. C. Etyl propionat. D. Propyl fomat.

Trang 11/11-Mã đề thi 102

You might also like