You are on page 1of 4

Nguyễn Du (1765 - 1820) quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Ông là đại thi hào


của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một trong những tác phẩm thành công về chữ
Nôm của ông là “Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là “Truyện Kiều”. Truyên không
những có nội dung sâu sắc mà còn rất thành công về nghệ thuật. Tiêu biểu cho nghệ
thuật khắc họa nhân vật là đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. Đoạn trích đã đề cao trân
trọng vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ thông qua việc miêu tả tài và sắc
của chị em Thúy Kiều. Đây là. là một trong những đoạn thơ hay nhất ,thể hiện sâu sắc
cảm hứng nhân vật của Nguyễn Du. Thúy Kiều là nhân vật trung tâm của truyện thơ,
một thiếu nữ tài, sắc vẹn toàn đã được thi hào khắc họa một cách thần tình, mĩ lệ.

Ở những câu thơ đầu tiên, hai người con gái của viên ngoại họ Vương: Với ngòi
bút của một kỳ tài diệu bút Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung , hai người con gái
của viên ngoại họ Vương hai nàng giai nhân tuyệt thế:

“Đầu lòng hai ả tố ngaKiều là chị, em là Thúy VânMai cốt cách, tuyết tinh thầnMỗi người một
vẻ mười phân vẹn mười”
Thoạt đầu, bốn câu thơ cất lên, người đọc hình dung ra hai thiếu nữ xinh đẹp “hai ả
tố nga”, người em tên Thúy Vân còn người chị là Thúy Kiều. Mỗi người mang một nét
đặc trưng riêng tựa như hai loài hoa khác nhau, nhưng đều đẹp tuyệt mỹ, tỏa sắc, tỏa
hương “mười phân vẹn mười”. Đó là một vẻ đẹp tròn đầy, cả vẻ bề ngoài lẫn nhân
cách, tài năng. Cốt cách của họ được Nguyễn Du ví như “mai” như “tuyết”, trong sáng,
thanh thuần, mộc mạc. Dường như , hai chị em được coi là chuẩn mực của cái đẹp
đương thời

Sau khi tác giả giới thiệu về hai người con gái xinh đẹp nết na, đại thi hào đi vào
khắc họa từng nhân vật. Để làm nổi bật cái vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã rất
tinh tế và khéo léo khi chọn miêu tả cô em là Thúy Vân trước. Phân đoạn miêu tả Thúy
Vân ngắn gọn gồm bốn câu thơ, Trong đoạn trích Thúy Vân đẹp ngỡ ngàng

“Vân xem trang trọng khác vời,Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.Hoa cười
ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Có thể nhận xét chung rằng vẻ đẹp của Thúy Vân là một vẻ đẹp mang tính tiêu
chuẩn trong xã hội phong kiến, là tiêu biểu cho vẻ ngoài của những con người có phúc
tướng, số phận an nhàn, hiền hòa cuộc đời không chịu nhiều sóng gió. Có lẽ số phận
Vân đã gắn với việc trở thành phu nhân quyền quý, thế nên Nguyễn Du mới miêu tả
thần thái của nàng bằng mấy chữ “trang trọng khác vời” đó là vẻ đẹp kiêu sa, sang
trọng mà không phải cô gái nào cũng có được. “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở
nang”, trong quan niệm thẩm mĩ cũ, người có khuôn mặt tròn đầy như Thúy Vân lại là
người có phúc khí. Không chỉ vậy hình ảnh ước lệ “trăng” là ngụ ý chỉ sự thanh khiết,
hiền hòa và nhã nhặn của người con gái. Bên cạnh khuôn mặt tròn, phúc hậu, Thúy
Vân còn may mắn có được “nét ngài nở nang” là đôi chân mày đậm nét, rõ ràng và
cách xa nhau, vốn là nét đẹp và cũng thể hiện tướng phúc trên khuôn mặt. Điều đó cho
thấy rằng Vân là người hiểu lễ nghĩa, rộng lượng và hiền hòa trong cuộc sống. Đó là về
khuôn mặt và đôi mày, đối với nụ cười và giọng nói của Thúy Vân, Nguyễn Du cũng
dành cho nàng những cụm từ rất mỹ miều và thanh nhã: “Hoa cười ngọc thốt đoan
trang”. Nụ cười của nàng Vân tươi tựa như hoa nở, mang cảm giác vui mừng, sáng
sủa, và dịu dàng. Còn giọng nói thì trong sáng, vừa thanh vừa ấm như ngọc, bởi thế có
người nói rằng người con gái đẹp thì chắc chắn có giọng nói hay, nếu ứng với Thúy
Vân thì quả thực chẳng thể nào sai. Và tổng kết lại với điệu cười, giọng nói ấy dành cho
Thúy Vân hai chữ “đoan trang” quả thật là rất xứng. Vẻ đẹp của Thúy Vân tiếp tục được
diễn tả bằng câu “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, tóc tựa mây, là mái tóc
dài, dài và đen nhánh, từ đó ta cũng có thể phần nào suy ra được tính cách của nàng
Vân mặc dù Nguyễn Du không đề cập đến. Đó là biểu trưng cho người con gái hiền dịu,
tính tình bình đạm, trọng tình nghĩa, và rất mực chung thủy. Còn ý “tuyết nhường màu
da” thì có lẽ không cần phải bàn cãi, lấy màu tuyết để chỉ màu da, da trắng như tuyết,
đó là vẻ đẹp tuyệt mỹ sánh ngang với thiên nhiên tạo hóa, là cái phúc của nàng Vân.
Chung quy qua bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã dùng bút
pháp ước lệ tượng trưng thông qua các hình ảnh rất nhã nhặn, dịu dàng như “trăng,
hoa, ngọc, mây, tuyết” để gợi ra nét đẹp của một người con gái có vẻ đẹp quý phái,
không quá sắc sảo, nhưng khiến người ta dễ chịu và quý mến, điều này gợi ý cho
người đọc, cũng như dự đoán trước về cuộc đời bình đạm và êm ấm của nàng Vân.

Khác với Vân, dung nhan của nàng Kiều không được miêu tả chi tiết tỉ mỉ và được
tác giả chấm phá, qua đó bắt được cái thần, cái hồn nhất:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,So bề tài sắc lại là phần hơnLàn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” Một mai nghiêng nước nghiêng thànhSắc
đành đòi một tài đành hoạ hai.

Vẻ đẹp của Kiều là sắc sảo, đằm thắm với đôi mắt như làn nước mùa thu ẩn dưới
đôi lông mày cong cong như dáng núi mùa xuân. Đặc biệt, nếu với Vân, nhà thơ dùng
từ "thua", "nhường" thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thì giờ đây sắc đẹp của Kiều
còn khiến cho thiên nhiên hờn ghen đố kỵ. Quả là một tuyệt sắc giai nhân. Nhưng
dường như nó cũng dự báo trước một cuộc đời ấm êm với Thúy Vân và đầy sóng gió,
trắc trở với Thúy Kiều. Trong xã hội cũ, người ta luôn quan niệm rằng thiên nhiên là
chuẩn mực của cái đẹp, con người thường được so sánh với thiên nhiên, hoặc hiện lên
qua các hình ảnh ước lệ tượng trưng. Tác giả có dụng ý miêu tả Vân trước, khéo léo
sử dụng thủ pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều. Nếu Thúy Vân với vẻ đẹp đoan
trang, phúc hậu thì Thúy Kiều lại sắc sảo mặn mà, vẹn toàn cả tài lẫn sắc. Vẻ đẹp của
Kiều được khắc họa một cách chấm phá chứ không miêu ta toàn diện như Vân, đó là
cách tạo điểm nhấn rõ rệt. Qua đôi mắt trong trẻo, dịu dàng như hồ nước mùa thu, đôi
mày sắc nét tươi mới như nét núi mùa xuân. Một hình ảnh ước lệ quen thuộc kết hợp
với so sánh ẩn dụ đã khắc họa chân dung Thúy Kiều đẹp hoàn hảo. Vẻ đẹp khiến cho
“hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. “ghen”, “hờn” là các động từ chỉ sự ghen
ghét, đố kị, nó mang một sắc thái mạnh biểu thị thái độ ghen tức của thiên nhiên đối với
vẻ đẹp của Thúy Kiều, vẻ đẹp làm thành nghiêng nước mất, tiềm tàng tai họa. Và đằng
sau sự nổi giận của tạo hóa ấy sẽ là sự trả thù theo quy luật tự nhiên: “trời xanh quen
thói, má hồng đánh ghen”.

Tác giả ngợi ca Thúy Kiều là một người thiếu nữ đẹp tuyệt trần, không những thế tài
năng của nàng xuất sắc đến nỗi trên đời này phải chăng có người thứ hai sánh bằng:

“Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương lầu bậc ngũ
âm,Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng lão nhân.
Đặc biệt Thúy Kiều có vẻ đẹp nổi trội hơn không chỉ ở nhan sắc mà nó còn thể hiện ở
tài năng của nàng, thiết nghĩ Nguyễn Du tuy có tư tưởng tiến bộ, nhưng vẫn còn chịu
ảnh hưởng sâu sắc của nền Nho học cho rằng phụ nữ không cần quá xuất sắc thì mới
có thể hạnh phúc và tiêu biểu cho hình mẫu này là Thúy Vân, còn ngược lại phụ nữ mà
vừa có nhan sắc, lại còn có tài thì thường bạc mệnh. Thế nên Nguyễn Du mới xây
dựng hình tượng Kiều vừa có nhan sắc tuyệt diễm, lại thêm là bậc kỳ tài trong thi, ca,
nhạc, họa. Nàng là người con gái thông minh, học một biết mười, đặc biệt với món đàn
tỳ bà thì lại càng là tay nghề trác tuyệt cung thương làu bậc ngũ âm”, nàng có thể tự
phổ nhạc, sáng tác nên các khúc đàn hay, thế nhưng có lẽ như một điềm báo về kiếp
hồng nhan bạc mệnh, từ việc tinh thông tỳ bà - thứ đàn vốn hay xuất hiện ở chốn phong
trần, âm vực rộng rãi, cầm phổ chủ yếu là những nốt buồn bã thê lương. Cho đến việc
bản thân Kiều cũng viết bản “Bạc mệnh”, buồn thương, não nề đã phần nào thể hiện
được cuộc đời đầy sóng gió của một trang giai nhân tuyệt sắc.

“Phong lưu rất mực hồng quầnXuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn cheTường đông ong bướm đi về mặc ai”
Những câu thơ cuối lại quay về miêu tả hoàn cảnh sống của hai chị em, cả hai nàng
xuất thân con viên ngoại nên cuộc sống cũng được xem là khá giả, “phong lưu” được
sống trong lụa là gấm vóc. Kiều và Vân đã sắp tới tuổi cập kê, gần tuổi xuất giá, trước
khi sóng gió ập đến thì chị em “êm đềm trướng rủ màn che”, cuộc đời trôi qua yên ả,
vui vầy. Dẫu cũng đã trưởng thành, nhưng cả hai nàng đều còn rất thanh cao, tinh
khiết. Những thứ ái tình “ong bướm”, Kiều và Vân cũng chưa từng nếm trải mà giữ gìn
nền nếp gia phong một phép. Có thế nói rằng, lần tiên phong trong lịch sử vẻ vang văn
học nước nhà, hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được bộc lộ
dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn du một cách say sưa, nồng nhiệt, tập trung chuyên
sâu và trân trọng nhất .Đó là một cái nhìn của con người có tấm lòng nhân dạo bát
ngát như ngọn nước triều dâng. Nguyễn du dã mở đường cho tư tưởng của mình đi
trước thời đại. Bởi lẽ, trong xã hôi phong kiền đầy rẫy nhưng bất công, ngang trái,
khắc nghiệt, phụ nữ luôn bị lép vế, bị ruồn rẫy, chà đạp, xô đẩy đến bức đường
cùng .Một lần nữa ở bốn câu kết thúc của trích đoạn Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du
miêu tả đời sống phong phú, êm đềm, khuôn phép, mẫu mực và ngợi ca đức hạnh của
cá hay chị em .Mặc dù đã đến tuổi búi tóc cài trâm, hoàn toàn có thể lấy chồng nhưng
Thúy Vân và Thúy Kiều vẫn sống hòa thuận, vui tươi trong cảnh trướng rủ màn che,
không tơ tươởng đến những kẻ đi tìm tình yêu, đi ve vãn con gái như ong bướm tìm
hoa .Chính những nét hồn nhiên, trong sáng. thơ ngây đã nuôi dưỡng, bồi đắp cho sự
hình thành – tăng trưởng nhân cách và ý thức làm người cao quý của hai chị em sau
này, đặc biệt quan trọng là Thúy Kiều .

Bằng một thế giới ngôn ngữ phong phú, tính tế, kỳ diệu, bằng một bút pháp điêu
luyện, bằng một thiên tài khám phá tuyệt vời kết hợp với lòng thương yêu của con
người, nhất là người phụ nữa, Nguyễn Du vẽ lên bức chân dung vừa điển nhã, vừa có
sức gợi cảm mãnh liệt của Thúy Vân và Thúy Kiều trong trích đoạn chị em Thúy
Kiều.

You might also like