You are on page 1of 9

KHÁI QUÁT MỘT SỐ MÔ HÌNH DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM HIỆN NAY

TS. Nguyễn Hữu Vượng


Trường Đại học Văn Hiến

TÓM TẮT
Dạy học trải nghiệm (DHTN) đã được các nhà khoa học nghiên cứu về lí luận và thực
tiễn cho thấy khả năng phát triển năng lực và phẩm chất người học nếu được thực hiện có
hiệu quả. Năng lực giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng và hiệu quả giáo dục. Việc xác định nội hàm năng lực dạy học trải nghiệm và vai trò
của nó đối với mục tiêu đổi mới giáo dục sẽ giúp việc định hướng đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu
quả cao hơn cho sinh viên (SV). Bài viết đề cập các nội dung : (1) Một số khái niệm chủ yếu;
(2) Mô hình David A. Kolb – Phong cách học tập;(3) Mô hình hoạt động trải nghiệm sáng
tạo (HĐTNST) trong môn học theo định hướng phát triển năng lực SV (hàm ý vận dụng Kolb
vào thực tiễn ở Đại hoc Việt Nam ) ; (4) Một số giải pháp và kết luận. Bài viết đưa ra một số
luận điểm mới : (i) Khái niệm : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo; (ii)Giải pháp: 2 và 3 của
Mục 5

1. TỪ KHÓA
Day học trải nghiệm, mô hình Kolb, mô hình HĐTNST, giải pháp
2. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dạy học (DH) không chỉ là hình thành tri thức cho HSSV mà quan trọng hơn là dạy
cho các em biết cách học, cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn tức là thông qua hoạt
động học tập hình thành cho HSSV các năng lực để biến quá trình học thành quá trình
phát triển tư duy sáng tạo. Một trong những giải pháp giáo dục hiện đại giúp phát huy
tối đa năng lực người học là DHTN…DHTN tức thực hiện nguyên lí “Gắn quá trình
đươc đào tạo với quá trình tự đào tạo, học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”… Với việc đưa SV vào các hoạt động
trải nghiệm thực tế, người học sẽ có cơ hội nhìn vấn đề từ nhiều góc độ và quan điểm
khác nhau, tránh bị áp đặt; và có cơ hội đưa ra giải pháp mang tính sáng tạo mang dấu
ấn cá nhân.
3. KHÁI QUÁT MỘT SỐ MÔ HÌNH TIÊU BIỂU
3.1.Một số khái niệm chủ yếu
+ “Trải” có nghĩa : Đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; “ nghiệm” có nghĩa :
Kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng ; “ Sáng tạo”: Tạo ra những giá trị mới
về vật chất hoặc tinh thần; tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ
thuộc vào cái đã có" >[1]
+ DHTN hay còn có tên gọi là Giáo dục trải nghiệm ; theo Định nghĩa của Hiệp hội
Giáo dục trải nghiệm quốc tế: “Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều
phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực

118 / 506
tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình
các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng
đồng và xã hội.”>[2]
+ Từ những khái niệm trên có thể hiểu (theo Tác giả) khái niệm : Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo (HĐTNST) trong dạy học là nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn được
tổ chức theo các hình thức đa dạng, linh hoạt trong đó SV được trải nghiệm đề xuất ý
tưởng, thiết kế, tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện, qua đó vừa lĩnh hội được nội dung
học tập, vừa hình thành các kĩ năng sống, kĩ năng tư duy, vận dụng kiến thức, kinh
nghiệm để giải quyết một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo những vấn đề nhận thức
và thực tiễn.
3.2.Mô hình David A. Kolb – Phong cách học tập
David Kolb (David A. Kolb (sinh năm 1939) là một nhà giáo dục người Mỹ. Ông
là người sáng lập và là chủ tịch của Hệ thống học tập dựa trên kinh nghiệm (EBLS) và
là giáo sư danh dự của trường đại học Case Western Reserve, Cleveland, Ohio) cho ra
mắt mô hình phong cách học tập của ông vào năm 1984 và kể từ đó ông tiếp tục xây
dựng mô hình này.Kolb nói rằng việc học tập liên quan đến sự nhận thức các khái
niệm trừu tượng có thể được áp dụng linh hoạt trong một loạt các tình huống. Theo lý
thuyết của Kolb, động lực cho sự phát triển các khái niệm mới đó là những kinh
nghiệm mới."Học tập là quá trình trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc
chuyển hóa kinh nghiệm”[3]
*Chu trình học tập qua trải nghiệm
Lý thuyết học tập qua trải nghiệm của Kolb thường được thể hiện bởi một chu
trình gồm 4 giai đoạn, trong đó người học “chạm đến tất cả các giai đoạn”:

119 / 506
Chu trình gồm 4 giai đoạn của học tập qua trải nghiệm
1. Kinh nghiệm cụ thể (một trải nghiệm hoặc tình huống mới gặp phải, hoặc chất
vấn kinh nghiệm vốn có).
2. Quan sát có tư duy (đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ mâu thuẫn nào giữa trải
nghiệm và hiểu biết).
3. Khái niệm hóa vấn đề trừu tượng (sự phản hồi đem đến một ý tưởng mới,
hoặc điều chỉnh một khái niệm trừu tượng hiện có).
4. Thử nghiệm tích cực (người học áp dụng chúng vào thế giới xung quanh để
thu được kết quả).
Học tập đạt hiệu quả khi một người phát triển qua một chu trình bốn giai đoạn: (1)
có kinh nghiệm cụ thể (2) quan sát và suy ngẫm về kinh nghiệm đó (3) sự hình thành
các khái niệm trừu tượng (phân tích) và khái quát (kết luận) mà sau đó (4) được sử
dụng để kiểm tra giả thuyết trong các tình huống thực tế, dẫn đến những trải nghiệm
mới.
Kolb (1974) xem học tập như một quá trình tích hợp trong đó các giai đoạn hỗ trợ
lẫn nhau và phát triển tịnh tiến. Người học có thể bước vào bất kỳ giai đoạn nào của
chu trình
và thực hiện theo trình tự logic của nó.
Tuy nhiên, học tập chỉ hiệu quả khi một người học có thể thực hiện tất cả bốn giai
đoạn của mô hình. Do đó, không có một giai đoạn nào của chu trình có hiệu quả tương
đương cả chu trình học tập.
*Phong cách học tập
Lý thuyết học tập của Kolb (1974) đề xuất bốn phong cách học tập khác nhau, dựa
trên chu trình học bốn giai đoạn (xem ở trên). Kolb giải thích rằng mỗi người có một
phong cách học tập riêng. Các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến phong cách của một
người. Ví dụ, môi trường xã hội, kinh nghiệm giáo dục, hoặc cấu trúc nhận thức cơ
bản của cá nhân.
Dù điều gì ảnh hưởng đến sự lựa chọn phong cách, đặc trưng của phong cách học
tập thực sự là sản phẩm của hai cặp đối lập, hoặc hai „lựa chọn‟ riêng biệt mà chúng ta
tạo ra. Kolb trình bày chúng dưới dạng các trục, mỗi trục có chế độ „xung đột‟ ở hai
đầu:
Một diễn giải điển hình về hai chu trình của Kolb là trục dọc được gọi là Hành
động chuyển hóa (cách chúng ta tiếp nhận một nhiệm vụ) và trục ngang được gọi
là Nhận thức chuyển hóa (phản hồi về cảm xúc của chúng ta, cách chúng ta tư duy
hoặc cảm nhận về nó).

120 / 506
Chu trình học tập qua trải nghiệm của Kolb
Kolb tin rằng chúng ta không thể thực hiện cùng lúc cả hai lựa chọn trên một trục
(ví dụ, suy nghĩ và cảm nhận). Phong cách học tập của chúng ta là một sản phẩm của
hai lựa chọn này.Thường thì sẽ dễ dàng hơn nếu xem xét việc xây dựng các phong
cách học tập của Kolb trong ma trận kép. Mỗi phong cách học tập đại diện cho sự kết
hợp của hai phong cách ưa thích…> https://bigschool.vn/david-a-kolb-phong-cach-
hoc-tap
3.3.Mô hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn học theo định hướng phát
triển năng lực Sinh viên (hàm ý vận dụng Kolb vào thực tiễn ở Đại học Việt Nam)
3.3.1. Đặc điểm HĐTNST
HĐTNST là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà SV cần phải vận dụng vốn
kinh nghiệm sẵn có để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản
thân và vận dụng để giải quyết vấn đề trong bối cảnh thực tiễn.HĐTNST có nội dung
rất đa dạng và mang tính tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh
vực học tập như: vật lí, sinh học, hóa học, địa lí, kinh tế vi mô, quản trị kinh
doanh…Ngoài ra, HĐTNST còn gắn những nội dung cần thiết cho người học bao
gồm: giáo dục kĩ năng sống, giáo dục lao động, giáo dục môi trường và biến đổi khí
hậu, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục vệ sinh an toàn thực
phẩm, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh
sản.... HĐTNST có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà
trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn
trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh
lam thắng cảnh, các công trình công cộng, nhà các nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản
xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt
động.HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức
trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao

121 / 506
lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ
chức các ngày hội ...
3.3.2. HĐTNST với việc phát triển năng lực
Có nhiều định nghĩa về năng lực: “Năng lực” là khả năng hành động, đạt được
thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả
nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”
(Tremblay, 2002). Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và
các thuộc tính tâm lý cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... để thực hiện thành
năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công
nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002). Năng lực là khả năng hành động,
đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng
hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc
sống” (Tremblay, 2002). Năng lực: là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả
trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” (Québec- Ministere de l‟Education,
2004). Tất cả các định nghĩa trên đều có điểm chung “Năng lực là sự làm chủ những
kiến thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành chúng một cách hợp lí vào thực hiện
thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống”. Năng lực
gồm ba thành tố có bản kiến thức, kĩ năng và thái độ. Chương trình giáo dục phổ thông
hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu (yêu đất nước, yêu con
người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm); năng lực chung (năng lực tự chủ
và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo); năng
lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học nhất
định (năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội,
năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực qu3n trị, năng lực
thể chất).HĐTNST có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực HSSV. Trong
hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được hoạt động thực hành trải nghiệm những
kiến thức, kĩ năng đã học trong các môn học; đồng thời qua đó tiếp tục tìm tòi, mở
rộng kiến thức và khả năng ứng dụng của kiến thức vào thực tiễn. Từ việc tham gia
hoạt động trải nghiệm, người học sẽ được vận dụng kiến thức được học ở trong
trường, qua đó học sinh được mở rộng, tìm tòi, sáng tạo hơn trong kiến thức. Khi đặt
ra một yêu cầu trải nghiệm, người học phải hoạt động, phải hoàn thành một sản phẩm,
và sản phẩm đó chính là kết quả hoạt động trải nghiệm. Sản phẩm đó không theo
khuôn mẫu nào, đó chính là sự sáng tạo của học sinh khi giải quyết vấn đề được đặt ra.
Với nội dung và hình thức nêu trên, hoạt động trải nghiệm sáng tạo có vai trò quyết
định đối với việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.Trong
chương trình giáo dục phổ thông mới, cùng với việc áp dụng các phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực trong dạy học các môn học để học sinh được học qua hoạt động,
"Hoạt động trải nghiệm sáng tạo" là cầu nối để người học "học qua làm" trong thực

122 / 506
tiễn, từ đó mới giúp cho kiến thức "biến" thành năng lực. Thông qua hoạt động trải
nghiệm, người học phải thực hiện bằng hành động; phải tìm hiểu, sử dụng các sản
phẩm, công cụ và thiết bị trong thực tế; phải nghe, nói, viết, làm; phải giao tiếp, hợp
tác với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh để hoàn thành nhiệm vụ.
3.3.3. Nguyên tắc xây dựng mô hình HĐTNST
- Đảm bảo mục tiêu dạy học: giúp HSSV lĩnh hội tri thức (tri thức khoa học và tri
thức phương pháp), phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn, rèn kĩ
năng sống. - Đảm bảo tính khoa học: giúp HSSV chiếm lĩnh hệ thống tri thức cơ bản,
hiện đại về các lĩnh vực khoa học thông qua trải nghiệm. HĐTNST phải được thiết kế
theo định hướng phát triển năng lực tư duy khoa học giúp SV tiếp xúc, hình thành và
phát triển các phương pháp nghiên cứu khoa học.- Đảm bảo tính sư phạm: HĐTNST
phải mang tính đặc trưng của môn học đồng thời gần gũi, phù hợp với cách suy nghĩ,
nhu cầu, sở thích của học sinh. - Đảm bảo tính thực tiễn: HĐTNST phải gắn liền với
thực tiễn cuộc sống và có tính ứng dụng cao. SV được học trong thực tiễn và bằng
thực tiễn. - Đảm bảo tính đa dạng, phong phú: Cần tạo ra nhiều loại hoạt động phù hợp
với từng môi trường tổ chức đảm bảo cho SV được trải nghiệm, từ đó rút ra kiến thức
và vận dụng sáng tạo vào các tình huống mới. Tùy theo hoàn cảnh và đối tượng, tùy
theo đặc trưng của nội dung mà khuyến khích các hình thức giáo dục trải nghiệm khác
nhau.
3.3.4. Xây dựng mô hình HĐTNST
Năm 1984, Kolb đưa ra mô hình học tập trải nghiệm [8, trang 21]. Theo đó, chu
kì học tập của người học bao gồm bốn giai đoạn: trải nghiệm cụ thể; phản ánh qua
quan sát; khái quát trừu tượng; thực hành chủ động. Dựa trên lí thuyết học tập trải
nghiệm của Kolb… có thể thiết kế mô hình HĐTNST phù hợp với việc giảng dạy
môn khoa học : Sinh học, Địa lý, Kinh tế vi mô, Quản trị kinh doanh… thông qua 4
giai đoạn :
Giai đoạn một : Trải nghiệm, khám phá: sẵn sàng cho trải nghiệm mới thông qua
việc thực hiện những hoạt động/ tình huống cụ thể và thực tế. Người học tiến hành các
hành động trên đối tượng (hoặc có thể đọc một số tài liệu, nghe giảng, xem video và
chủ đề đang học,…). Tất cả các yếu tố đó sẽ tạo ra các kinh nghiệm nhất định cho
người học (kinh nghiệm ở đây và bây giờ). Chúng trở thành “nguyên liệu đầu vào”
quan trọng của quá trình học tập. Tuy vậy kinh nghiệm quan trọng nhất là những kinh
nghiệm mà các giác quan có thể cảm nhận được. Như vậy sự trải nghiệm ở đây cho
thấy chất lượng của nó phụ thuộc vào mức độ người học tham gia và hơn nữa đó phải
xuất phát từ tình huống thực tế thì trải nghiệm đó mới đáng giá, mới có ý nghĩa và
được lựa chọn để người học trải nghiệm và được xem như là tạo tình huống có vấn đề
cho người học.
Giai đoạn hai : Hoạt động suy ngẫm – phân tích – khái quát hóa kiến thức: xử lí
những gì tìm được theo ý tưởng, quan điểm hay cung cách nào đó, chẳng hạn thành

123 / 506
định lí, nguyên tắc, công thức, mô hình, qui tắc v.v…, tức là phát triển những sự kiện
thu được thành công cụ, sản phẩm.
Giai đoạn ba : Hoạt động thực hành - áp dụng – sáng tạo: đó là thử nghiệm sau
khi “nghiên cứu” vừa để kiểm tra độ tin cậy của các hành động xử lí, vừa để học kĩ
năng chuyên biệt ứng với tri thức đó và áp dụng trong tình huống mới theo hướng
sáng tạo.
Giai đoạn bốn : Hoạt động đánh giá: để rà soát lại toàn bộ quá trình và kết quả học
tập yếu tố nội dung nhất định, có thông tin để điều chỉnh hay bổ sung hoạt động.
Những hoạt động dạng này cũng có chức năng phát triển thái độ, xúc cảm, tình cảm và
giá trị ở người học, vì từ bản chất, đánh giá gắn liền với giá trị và nhu cầu, lợi ích con
người. Hoạt động đánh giá có thể lồng ghép vào các giai đoạn học tập.
Trải qua một chu trình HĐTNST, người học sẽ tự điều chỉnh (kế hoạch, cách thức
học) mình và tiếp tục sử dụng những kinh nghiệm vừa học được để bắt đầu cho
HĐTNST tiếp theo.
Tóm lại : Hoạt động dạy học cần được công nghệ hoá. Xây dựng mô hình hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong dạy các môn học theo định hướng phát triển năng lực
tự lực tư duy nhận thức cái được học đồng thời gắn với sang tạo như chúng tôi xây
dựng trên đây là một một bước quan trọng trong thiết kế và tổ chức HĐTNST. Để thiết
kế được HĐTNST cụ thể, cần căn cứ vào đặc điểm của đơn vị kiến thức và hoạt động
cần được kiểm nghiệm trong thực tiễn DH ở mỗi môn học , mỗi trường Đại học để
hoàn thiện và đưa vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả DH…
4.MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
Các giải pháp chủ yếu tổ chức trải nghiệm sáng tạo hiệu quả
Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch
Xây dựng kế hoạch quản lí chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp
với điều kiện thực tế của nhà trường. Nội dung và cách thực hiện gồm 4 bước:
Bước 1: Nghiên cứu tình hình nhà trường, những mặt thuận lợi, khó khăn, những
hoạt động đã triển khai những năm học trước, đánh giá mức độ thành công để làm căn
cứ xây dựng kế hoạch.Phân công nhiệm vụ cho Giảng viên chủ nhiệm lớp, Chủ nhiệm
khoa nghiên cứu đặc điểm của từng lớp, xây dựng kế hoạch tổng thể trong năm và kế
hoạch cụ thể của từng hoạt động. Thảo luận, đóng góp ý kiến, thống nhất thực hiện kế
hoạch đề ra.
Bước 2: Chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm (có thể chọn ở mỗi khoa một lớp).
Bước 3: Chỉ đạo triển khai đại trà việc thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTNST trong
toàn trường. Trong quá trình triển khai thực hiện cần chú trọng khâu chỉ đạo, giám sát
tổ chức HĐTNST. Kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập để có biện pháp hỗ trợ tháo
g . Đồng thời có phương án điều chỉnh kế hoạch trong những năm tiếp theo.

124 / 506
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Qua đây giúp nhà quản lí nhìn nhận
lại kết quả đạt được theo kế hoạch đã đề ra, xem xét nguyên nhân dẫn đến thành công
hoặc tồn tại hạn chế.
Thứ hai :Nâng cao nhận thức về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trang bị cho Giảng viên và các Chuyên viên kỹ năng tổ chức HĐTNST như: Lập
kế hoạch thiết kế hoạt động, lưu ý đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện
hoạt động. Hình thức tổ chức có thể thực hiện thông qua các buổi sinh hoạt tập thể:
chào cờ đầu tuần, mít tinh trong các ngày lễ, các ngày kỉ niệm, các hội thi, hội thao,
cắm trại, các cuộc giao lưu tập thể, các phong trào thi đua toàn trường... hoặc thông
qua các hoạt động đoàn thể và hoạt động chính trị – xã hội; văn hoá - thể thao...Nhờ
các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục SV được thực hiện một
cách tự nhiên, sinh động, nh nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý và ngành học cũng như nhu cầu, nguyện vọng của SV.
Thứ ba :Hướng dẫn SV tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Buổi đầu môn học Giảng viên gợi ý cho SV , hướng SV xây dựng ý tưởng chuẩn bị
cho các hoạt động. Sau khi lên ý tưởng có được sự đồng thuận cao, người học phải
định hình công việc cần làm, nơi tổ chức, người thực hiện. Cần những trang thiết bị, cơ
sở vật chất như thế nào? Ngừơi dạy dẫn dắt lớp học (phát huy vai trò của cán bộ lớp )
làm sao các thành viên của lớp vừa là người thu thập, xử lý thông tin, phân tích tình
hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến thống nhất nội dung công việc cần làm…Tuy
nhiên, cần thường xuyên theo dõi, hướng dẫn để đảm bảo an toàn về mọi mặt: Sức
khỏe, tác phong, lời nói, trang phục, đồ dùng, dụng cụ… để phục vụ tốt cho hoạt động.
Trong quá trình thực hiện hoạt động, cần quan tâm đến tình huống nảy sinh và sự sáng
tạo trong cách giải quyết ; gợi ý để phát huy phẩm chất năng lực của mỗi người...
Kết thúc công việc, lớp tự đánh giá lại từ việc xây dựng ý tưởng đến các bước tổ
chức thực hiện; đánh giá kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm về mọi
mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp học hoặc hoạt động ngoài lớp
học tiếp theo.
Thứ tư : Kiểm tra, đánh giá các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Lãnh đạo nhà trường thường xuyên phân công chỉ đạo, theo dõi các HĐTNST
thông qua vai trò của tổ trưởng bộ môn , Giảng viên chủ nhiệm, tổ chức đoàn thanh
niên, đặc biệt thông qua việc tăng cường hoạt động kiểm tra đánh giá Giảng viên nhà
trường.
Giáo dục trải nghiệm giúp SV trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải
pháp giúp họ phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin; việc học cũng trở
nên thú vị hơn với SV và việc dạy trở nên thú vị hơn với Giảng viên. Khi chủ động
tham gia tích cực vào quá trình học, SV được rèn luyện về tính kỷ luật. Họ cũng có thể
học các kỹ năng sống mà được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từ đó
tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.

125 / 506
Với phương pháp học thông qua trải nghiệm luyện được cho SV cả về kiến thức và
kĩ năng học tập, tìm tòi, phân tích và áp dụng thực tiễn đem lại lợi ích. Nhờ vậy, SV sẽ
có được một kho tàng kiến thức vững chắc, trang bị cho bản thân kĩ năng xã hội một
cách toàn diện./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Từ điển Tiếng việt [Hoàng Phê (2003), trang 1020].
[2] http://4t.org.vn/index.php/dnews/226/Giao-duc-trai-nghiem-Phuong-phap-
luan-4T.html)
[3]Kolb, 1984, trang 38).
[4]. http://4t.org.vn/index.php/dnews/226/Giao-duc-trai-nghiem-Phuong-phap-luan-
4T.html
[5]7.thích…> https://bigschool.vn/david-a-kolb-phong-cach-hoc-tap
[6]. Kolb, D. (1984), Experiential Learning: experience as the source of learning and
development. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
[7]9. Mayer R. E (1996), Learner as information procesing, Educational Psychologist,
p 151 – 161.
[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau
2015 (bản dự thảo).
[9]. Kỷ yếu hội thảo (2014), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh phổ thông,
Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội tháng 8 năm 2014.
[10]. Lê Đình Trung – Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình
thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[11]. Trần Bá Hoành (2006), vấn đề giáo viên, những nghiên cứu lí luận và thực tiễn
2006, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[12].Từ điển Tiếng việt [Hoàng Phê (2003), .

126 / 506

You might also like