You are on page 1of 6

LÝ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM

(5 giờ = 1 lí thuyết + 4 thực hành)


Mục tiêu: Học xong chủ đề này, học viên có khả năng:
- Trình bày được bản chất, mô hình, các hoạt động của học tập trải nghiệm.
- Vận dụng học tập trải nghiệm trong thiết kế giảng dạy cho chuyên ngành.
- Rèn luyện được các vai trò của giáo viên trong dạy học theo học tập trải nghiệm.

1. Khái niệm học tập trải nghiệm


Lý thuyết học tập trải nghiệm định nghĩa: “Học tập là một quá trình, trong đó kiến
thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm. Kiến thức là kết quả từ sự kết hợp
của việc nắm bắt và chuyển đổi kinh nghiệm”. Học tập là nhấn mạnh vào quá trình hơn là ở
kết quả.
Thảo luận: Kinh nghiệm là gì, cho ví dụ minh họa?
2. Mô hình học tập trải nghiệm

om
Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb mô tả hai phép biện chứng: (1) Hai cách nhận
thức kinh nghiệm giữa Kinh nghiệm cụ thể (Concrete Experience) và Khái niệm hóa trừu

.c
tượng (Abstrack Conceptualisation); (2) Hai cách chuyển đổi kinh nghiệm giữa Quan sát
phản ánh (Reflective Observation) và Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation).
ng
co
an
th
g
on
du
u
cu

Hình 1: Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb


Việc học tập luôn trải qua 4 giai đoạn là: 1/ Kinh nghiệm cụ thể (học qua các hoạt
động, hành vi, thao tác cụ thể, trực tiếp); 2/ Quan sát phản ánh (học qua việc quan sát hoạt
động của người khác hoặc suy ngẫm về hoạt động của bản thân); 3/ Khái niệm hóa trừu tượng
(học qua việc xây dựng các khái niệm, giả thuyết khoa học dựa trên những gì đã quan sát và
suy ngẫm); 4/ Thử nghiệm tích cực (học tập thông qua những thử nghiệm, đề xuất các
phương án giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định). Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb là
một vòng xoắn ốc mô tả quá trình học tập liên tục, không có điểm kết thúc.
3. Thiết kế hoạt động học tập
Svinick & Dixon (1987) đã mô tả các hoạt động học tập cụ thể nhằm dẫn dắt người
học đi qua tất cả các giai đoạn học tập khi áp dụng mô hình của Kolb (Hình 2). Những hoạt
động học tập ở vành ngoài cho phép sự tham gia lớn hơn của người học, trong khi gần trung
tâm sẽ giới hạn sự tham gia của người học. Từ đó giáo viên có thể lựa chọn, thiết kế, kết hợp
nhiều hoạt động học tập nhằm dẫn dắt người học đi qua đầy đủ các giai đoạn học tập dựa trên
những điều kiện thực tế cho dạy học (thời gian, không gian, địa điểm, nguồn lực vật chất...).
1

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
om
Hình 2: Mức độ tham gia trực tiếp của người học trong các hoạt động học tập

.c
4. Vai trò của giáo viên trong chu trình học tập trải nghiệm
Để dẫn dắt người học đi qua đầy đủ các giai đoạn học tập, Kolb (Kolb, 2011) đã xây
ng
dựng hồ sơ “vai trò giảng dạy” để giúp giáo viên thích ứng với các hoạt động học tập của
người học.
co
an
th
g
on
du
u
cu

Hình 3: Hồ sơ vai trò dạy học của giáo viên


Mỗi vai trò giảng dạy là một bộ khuôn mẫu của hành vi xuất hiện để đáp ứng với điều
kiện, yêu cầu nhiệm vụ học tập. Tương ứng với mỗi vai trò giảng dạy, người học tham gia
học tập một cách độc đáo, sử dụng một phong cách nắm bắt kinh nghiệm và một phong cách
chuyển đổi kinh nghiệm.
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN)
Hãy lựa chọn một bài học thuộc chuyên môn giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ sau:
1. Nhớ lại, mô tả các sự kiện chính diễn ra trong giờ lên lớp?
2. Bạn có cảm nhận gì về những sự kiện đó?
3. Bạn sẽ làm khác đi thế nào?
4. Bạn hãy thiết kế lại bài học và trình diễn giảng dạy?
(Bạn hãy luôn suy ngẫm về mô hình học tập trải nghiệm để thiết kế dạy học)
2

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHONG CÁCH HỌC TẬP
(5 giờ = 1 lí thuyết + 4 thực hành)
Mục tiêu: Học xong chủ đề này, học viên có khả năng:
- Trình bày được các dạng phong cách học tập của học sinh.
- Điều tra, đánh giá được phong cách học tập của học sinh.
- Phát triển khả năng dạy theo phong cách học của học sinh.

1. Các phong cách học tập của Kolb


Lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb đặt ra bốn phong cách học tập khác nhau, dựa
trên một chu trình học tập gồm bốn giai đoạn (Hình 1) gồm: Phân kỳ (Divergent), Đồng hóa
(Assimilative), Hội tụ (Convergent), Điều ứng (Accommodative) mà bất cứ cá nhân nào cũng
đều trải qua trong học tập. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có xu hướng ưu chuộng lựa chọn một
phong cách học tập chủ đạo, nó là kết quả của hai lựa chọn về một phong cách nhận thức
kinh nghiệm (Kinh nghiệm cụ thể - Khái niệm hóa trừu trượng) và một phong cách chuyển
đổi kinh nghiệm (Trải nghiệm – quan sát phản ánh).

om
.c
ng
co
an
th

Hình 1. Phong cách học tập của Kolb


Người học nào thích sự bao quát, nhận thức vấn đề sẽ ưa thích “Suy nghĩ” (Thinking),
g

trong khi người nào thích sự rõ ràng, hiểu rõ vấn đề sẽ ưa thích “Cảm xúc” (Feeling) khi bày
on

tỏ, trình diễn một kinh nghiệm trong học tập. Người học nào thích sự mở rộng, hiểu ngoại
diên vấn đề sẽ ưa thích “Làm” (Doing), trong khi người nào thích nội hàm, nội dung vấn đề
du

sẽ ưa thích “Xem” (Watching) khi cố gắng để áp dụng ý nghĩa của kinh nghiệm.
1/ Người học theo phong cách Phân kỳ: Khả năng tiếp cận học tập giàu tưởng tượng
u

với nhận thức về ý nghĩa và giá trị của sự việc.


cu

“Phân kỳ: Phong cách này có ưu thế về khả năng về Kinh nghiệm cụ thể và Quan sát
phản ánh. Người học thích thu thập nhiều thông tin, dữ liệu, ý tưởng và suy ngẫm về chúng.
Nghiên cứu của Kolb cho thấy, những người này thường chú ý đến hoạt động mọi người,
giàu chí tưởng tượng và tình cảm, có xu hướng chuyên môn về nghệ thuật. Khi học tập, người
học thích làm việc theo nhóm, lắng nghe với một tâm trí cởi mở và thu nhận thông tin và đưa
ra những phản hồi cá nhân”.
2/ Người học theo phong cách Đồng hóa: Khả năng lập luận quy nạp vững chắc và khả
năng tạo ra các mô hình lí thuyết.
“Đồng hóa: Phong cách này có ưu thế về khả năng về Khái niệm hóa trừu tượng và
Quan sát suy ngẫm. Người học thường mong muốn hiểu một loạt các thông tin và khái quát
lại ngắn ngọn, hợp lý. Những người này có xu hướng học tập cá nhân, ít quan tâm đến mọi
người, và họ quan tâm nhiều đến những ý tưởng và suy ngẫm về chúng. Với họ, lý thuyết thu
nhận được quan trọng hơn giá trị thực tế. Phong cách học tập đồng hóa rất hiệu quả trong
nghề nghiệp về thông tin và khoa học. Khi học tập, người học thích đọc sách, phân tích khám
phá mô hình, vấn đề và có thời gian suy ngẫm về chúng”.
3

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3/ Người học theo phong cách Hội tụ: Khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định
và áp dụng trong thực tế các ý tưởng.
“Hội tụ: Phong cách này có ưu thế về khả năng Khái niệm hóa trừu tượng và Trải
nghiệm. Những người có phong cách học tập này thường áp dụng vào trong thực tế những ý
tưởng và lý thuyết. Người học lập kế hoạch, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề dựa vào
việc tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đặt ra. Người có phong cách học tập hội tụ thích
sự thử thách với các nhiệm vụ kỹ thuật hơn là các vấn đề xã hội và vấn đề cá nhân. Phong
cách học tập này rất quan trọng và hiệu quả trong nghề nghiệp về chuyên gia và công nghệ.
Khi học tập, người học thích trải nghiệm thực tế với những ý tưởng mới, mô phỏng, thí
nghiệm và ứng dụng trong thực tế”.
4/ Người học theo phong cách Điều ứng: Khả năng triển khai hiệu quả kế hoạch và
thích khám phá các kinh nghiệm mới.
“Điều ứng: Phong cách học tập này có ưu thế về khả năng Trải nghiệm và Kinh
nghiệm cụ thể. Những người có phong cách này có khả năng học hỏi chủ yếu từ kinh nghiệm
thực tế. Họ thích thực hiện những công việc liên quan đến sở thích và nghề nghiệp của mình

om
trong những trải nghiệm mới và thách thức. Họ muốn hành động theo cảm xúc hơn là suy
nghĩ hợp lý. Trong việc giải quyết vấn đề, người có phong cách học tập điều ứng thường phụ

.c
thuộc rất nhiều vào người cung cấp thông tin hơn việc phân tích kỹ thuật của riêng mình.
Phong cách này rất quan trọng và hiệu quả trong hoạt động định hướng nghề nghiệp như
tiếp thị hoặc bán hàng. Người học mong muốn nhận được những thông tin góp ý cho quá
ng
trình thực hiện việc giải quyết vấn đề hơn việc phân tích kỹ thuật của riêng mình. Khi học
tập, người học thích làm việc nhóm, cùng xác định nhiệm vụ, mục tiêu để thử nghiệm. Họ
co
thích mạo hiểm, lập kế hoạch và giải quyết bằng cách thử sai”.
Quá trình học tập lí tưởng thì người học phải đi qua tất cả bốn phong cách học tập
an

nhằm giải quyết vấn đề thì sẽ đạt hiệu quả học tập cao nhất. Bản thân mỗi cá nhân sẽ nỗ lực,
th

cố gắng sử dụng, tiếp cận cả bốn phong cách học tập này, tuy nhiên, họ thường có xu hướng
phát triển, chiến ưu thế về một phong cách nhận thức kinh nghiệm, và một phong cách
g

chuyển đổi kinh nghiệm. Để xác định phong cách học tập, Kolb xây dụng bộ câu hỏi điều tra
on

phong cách học tập thông qua các hành vi học tập của người học (Xem phụ lục 1).
Các phong cách học tập của kolb có đóng góp rất lớn cho việc hiểu và giải thích thấu
du

đáo hành vi học tập của con người, những hành vi học tập dựa trên cơ sở của tư duy tích cực,
và có ý nghĩa rất lớn đối với giáo viên trong việc giúp đỡ học sinh học tập.
u
cu

2. Các phong cách học tập của Honey và Mumford


Honey and Mumford khi tiếp cận lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb để khám phá
cách học của cá nhân, họ đã phát hiện một số vấn đề với bảng câu hỏi điều tra phong cách
học tập của Kolb gây nên sự thiếu chính xác với giá trị thực. Vì thế, họ đã phát triển một bộ
câu hỏi điều tra phong cách học tập (Learning Styles Questionare – LSQ) năm 1982 và dành
bốn năm để thử nghiệm đánh giá. Thay vì hỏi trực tiếp cách học sinh học tập như Kolb (vì có
những câu hỏi còn chưa xảy ra với học sinh), Honey and Mumford tập trung vào các câu hỏi
thăm dò hành vi chung. Bắt nguồn từ mô hình học tập trải nghiệm của Kolb, vì vậy, Honey
và Mumford đưa ra bốn loại phong cách học tập bao gồm: Người hoạt động (Activist), Người
suy ngẫm (Reflector), Người lý thuyết (Theorist), Người thực tế (Pragmatist).
Bảng 1. Những điểm mạnh và điểm yếu của từng phong cách học tập
Phong cách Điểm mạnh Điểm yếu
Người hoạt - Linh hoạt và cởi mở; - Xu hướng hành động phản ứng ngay lập
động (Activist) - Sẵn sàng hành động; tức mà không nghĩ đến hậu quả có thể xảy
- Thích thử thách với những ra;
4

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Phong cách Điểm mạnh Điểm yếu
tình huống mới; - Thường có rủi ro không cần thiết;
- Lạc quan về bất cứ điều gì - Hành động vội vàng mà không có sự chuẩn
mới, ít có khả năng chống lại sự bị chu đáo;
thay đổi. - Cảm thấy buồn chán với những thủ tục cần
thực hiện/ thông qua.
Người suy ngẫm - Cẩn thận; - Xu hướng dành thời gian để cân nhắc tham
(Reflector) - Kỹ lưỡng và có phương pháp; gia;
- Chu đáo; - Ngần ngại trong việc thay đổi tâm trí và
- Biết lắng nghe và thu thập ý đưa ra quyết định;
kiến của người khác; - Xu hướng quá thận trọng và không đủ mạo
- Ít đạt được kết luận. hiểm;
- Không quyết đoán, không coi chuyện gì là
chuyện nhỏ.
Người lý thuyết - Có tính logic, tư tưởng, lý luận - Chỉ giới hạn trong suy nghĩ của bản thân;
(Theorist) đúng nghĩa; - Có dung sai nhỏ đối với việc không chắc
- Hợp lý và khách quan; chắn, mơ hồ;

om
- Giỏi trong việc đặt các câu hỏi - Không dung nạp bất cứ điều gì chủ quan
thăm dò; hay trực quan;

.c
- Có phương pháp luận; - Luôn cho rằng nên làm thế này, phải làm
- Nắm bắt được toàn cảnh vấn thế này.
đề.
Người thực tế - Mong muốn thử nghiệm mọi
ng
- Xu hướng từ chối những gì không có ứng
(Pragmatist) điều vào thực tế; dụng rõ ràng;
co
- Gắn với thực hiện, thực hành - Không quan tâm lý thuyết hay nguyên tắc
được trong thực tế; cơ bản;
an

- Thiết thực, đi thẳng vào vấn - Xu hướng chỉ nắm bắt những tình huống
đề; có lợi cho vấn đề;
th

Định hướng theo kỹ thuật. - Không thích sự do dự;


- Thiên về thực hiện nhiệm vụ hơn là làm
g

người định hướng.


on

Mô hình học tập của Honey và Mumford (2000) có liên quan mật thiết đến mô hình
du

học tập trải nghiệm của Kolb. Vì vậy, người học vẫn sẽ đi qua cả bốn giai đoạn của chu trình
học tập được mô tả trên Hình 2.
u
cu

Hình 2. Mô hình học tập của Honey và Mumford


5

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bộ câu hỏi điều tra phong cách học tập (LSQ) của Money và Mumford gồm 80 câu
hỏi tập trung vào những hành vi, thói quen học tập chung nhất của người học, nó giúp cá
nhân nhận biết phong cách học tập ưa thích, từ đó, định hướng cá nhân lựa chọn các kinh
nghiệm học tập phù hợp với phong cách cua mình. Bộ câu hỏi điều tra phong cách học tập
của Honey và Mumford (Xem phụ lục 2).
Tóm lại, chúng tôi đồng ý với quan điểm của Honey và Mumford khi cho rằng, cách
tiếp cận điều tra phong cách học tập của Kolb dựa trên các kinh nghiệm học tập của cá nhân
là thực sự chưa khách quan, vì trong thực tế, sẽ có rất nhiều dạng kinh nghiệm mà bản thân
người học chưa được trải qua trong quá trình học tập. Thay vào đó, Honey và Mumford điều
tra phong cách học tập dựa trên các hành vi chung nhất của người học mà bất cứ ai cũng có sẽ
đảm bảo tính chính xác, khách quan, và trung thực hơn. Tuy vẫn có những ý kiến phản ánh
của bộ câu hỏi của Honey và Mumford từ các phương diện khác nhau, nhưng không thể phủ
nhận bộ công cụ này rất có ý nghĩa trong việc giúp cá nhân nhận ra cách thức họ học hỏi từ
kinh nghiệm như thế nào và đưa ra các gợi ý để kích thích mọi người suy nghĩ.
Kolb, Honey, và Mumford đều thừa nhận rằng, các phong cách học tập chịu ảnh

om
hưởng của các yếu tố như: kinh nghiệm quá khứ của việc học, nền văn hóa và môi trường học
tập, tác động của giáo viên, những gì đang học tập và nhiều yếu tố khác. Người học có xu
hướng thay đổi về cách tiếp cận học tập phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách,

.c
tạo nên tính linh hoạt trong học tập ở cá nhân, nó cho phép cá nhân có thể khả năng sử dụng
bất kỳ một trong bốn phong cách học tập để học tập dựa trên tình hình thực tế.
ng
co
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Đánh giá phong cách học tập của bản thân:
an

1. Đánh giá bằng bộ câu hỏi của Kolb.


2. Đánh giá bằng bộ câu hỏi của Honey & Mumford.
th

3. So sánh tương quan giữa hai bài đánh giá trên.


g

4. Thiết kế dạy theo phong cách học của học sinh cho bài học chuyên ngành.
on
du
u
cu

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

You might also like