You are on page 1of 32

Chương 3.

Quá trình nhận thức (phần II)

3.3. Học tập (Learning)


3.4. Trí nhớ (Memory)
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)

❖ Học bao hàm sự thay đổi


• Thay đổi trong hành vi hoặc năng lực về hành vi
• Việc học được đánh giá dựa trên những gì mọi người nói, viết và làm
❖ Học kéo dài theo thời gian
• Những thay đổi nhất thời, ngắn ngủi không được gọi là học.
❖ Học tập diễn ra thông qua trải nghiệm
• Những hành vi chủ yếu do di truyền quyết định không phải là học.
• Sự phát triển thực tế của các hành vi cụ thể phụ thuộc vào môi trường
(giáo dục, giao tiếp xã hội).
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)

• Học gắn liền với thay đổi ở cá nhân


• Sự thay đổi đó phải tương đối ổn định
• Sự thay đổi đó đến từ trải nghiệm cá nhân
• Sự thay đổi đó cần môi trường xúc tác.
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập

 Thuyết cấu trúc


 Thuyết hành vi
• Thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov
• Thuyết liên hệ của Thorndike
• Thuyết hành vi cổ điển của Watson
• Thuyết hành vi tạo tác của Skinner

 Thuyết (phát triển) nhận thức


• Jean Piaget
 Thuyết học tập xã hội
• Albert Bandura
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập

Phương pháp: Phương pháp:


• Bài giảng; Thuyết hành vi Thuyết nhận thức • Bài giảng;
• Thực hành; Người học thụ động: Học vượt lên trên ngoại • Công cụ trực quan: bản đồ tư
học qua những quá cảnh: một quy trình nội duy, bản biểu,…để tạo điều kiện
• Học thuộc lòng;
trình bên ngoài, như là tâm - trí nhớ ngắn hạn việc cho ghi nhớ;
• Trắc nghiệm.
củng cố tích cực. và dài hạn. • Tiểu luận và trắc nghiệm.

Phương pháp: Thuyết cấu trúc Thuyết kết nối


Phương pháp:
• Khám phá; Người học xây dựng Người học tự học
dựa trên kinh nghiệm thông qua các nút/ giao • Tự tìm hiểu nội dung;
• Làm việc nhóm; cá nhân (nội tâm), tính điểm (nguồn nội dung, • Chia sẻ nội dung, nguồn;
• Dàn ý; tích cực và xã hội người khác, nhóm) • Nhóm tự học;
• Tự học dựa tên kinh trong quá trình học trong mạng lưới.
tập. • Cộng tác tạo ra kiến thức.
nghiệm cá nhân;
• Đánh giá đồng cấp.
Nguồn: Paul Main (2021), Embracing The Learning Theory: Constructivism
https://www.structural-learning.com/post/embracing-the-learning-theory-constructivism
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập
Nguồn: Constructivist Teacher
➢ Thuyết cấu trúc https://mywitty187114207.wordpress.com/2018/06/30/
constructivist-teacher/
Thuyết cấu trúc

Thuyết (phát triển) nhận thức Tâm lý học hoạt động


(thuyết cấu trúc nhận thức) (thuyết cấu trúc xã hội)
Jean Piaget Lev Vygotsky
Vùng phát triển

Khái niệm Nguyên lý gần nhất (the


Tương tác Người khác hiểu zone of proximal
xã hội biết hơn (the more development –
• Giản đồ • Học tập là một quá
knowledgeable ZPD)
• Đồng hóa trình chủ động, và
other - MKO)
• Trú ngụ tổng thể.

• Chấp nhận • Cần tính xác thực Công cụ tâm lý học


và thực tế để có chính là Ngôn ngữ Bộ khung chính là

hiệu quả. Sự kèm cặp


Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập
➢ Thuyết cấu trúc

Lớp học truyền thống Lớp học theo thuyết cấu trúc
Đối tượng Cung cấp câu trả lời chính xác Khuyến khích tranh luận và những ý tưởng

Sinh viên làm việc độc lập, làm việc nhóm,


Phong cách làm việc Sinh viên làm việc độc lập
hoặc với đối tác
Ra quyết định Giảng viên sẽ có kết luận cuối cùng Chia sẻ giữa giảng viên và sinh viên

Những đánh là là một phần của bài thi;


Kết hợp các hội thảo, công việc hàng ngày,
Đánh giá những đánh giá phải tách biệt với những
danh mục và bài tập.
nhiệm vụ học tập.

Sách bài tập, bảng tính và trình đọc cơ Sách, các tình huống trong thế giới thực, tạp
Học liệu
bản. chí, và phương pháp hội thảo.

Nguồn: Paul Main (2021), Embracing The Learning Theory: Constructivism


https://www.structural-learning.com/post/embracing-the-learning-theory-constructivism
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập
➢ Thuyết hành vi

Ivan Pavlov (1849 – 1936) • Thuyết phản xạ có điều kiện: các kích thích có thể được điều chỉnh để tạo ra phản ứng
bằng cách ghép nối với các kích thích khác.
• Thuyết liên hệ: điều kiện hóa từ kết quả
Edward Thorndike (1874 – • 3 quy luật của hành vi: Hậu quả (Law of Effect), Luyện tập (Law of Exercise), Sẵn sàng
1949) (Law of Readiness)
• “Thử và sai”
John B. Watson (1878 – 1958) • Thuyết hành vi cổ điển: Kích thích - Phản ứng (S - R)
• Đề cao vai trò của kích thích, môi trường xã hội
• Hành vi tạo tác (bên cạnh hành vi không điều kiện và hành vi có điều kiện)
• Hành vi có điều kiện nhằm tiếp nhận một kích thích củng cố (củng cố tích cực/tiêu cực)
Burrhus Frederic Skinner (1904 • Hành vi tạo tác nhằm tạo ra kích thích củng cố: đặc trưng cho việc học tập hàng ngày
– 1990) • Kích thích => phản ứng tạo tác (hành vi) => kich thích củng cố (hậu quả) => hành vi
lặp lại (S => r => s => R)
• “Chiếc hộp Skinner”
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập
➢ Thuyết hành vi

 Cho rằng quá trình tinh thần của cá nhân không cần thiết để giải thích sự thu nhận, duy trì và khái
quát hóa hành vi.
 Coi học tập là một sự thay đổi trong hành vi tương đối lâu dài, có thể quan sát được. Sự thay đổi
này được thực hiện thông qua một quá trình khen thưởng và củng cố.
 Giải thích việc học trên phương diện các sự kiện xảy ra ở môi trường xung quanh cá nhân và
người học bị điều khiển hoàn toàn bởi nhà trường và các nhà giáo dục.
 Động cơ học tập là kết quả học tập.
➢ Hạn chế: bỏ qua tiến trình diễn ra bên trong người học và những yếu tố cá nhân như nhận thức,
cảm xúc, niềm tin, động cơ bên trong, hoàn cảnh xã hội liên quan đến cá nhân.
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập
➢ Thuyết hành vi

 Những khuyến nghị của Skinner:


• Sử dụng hiệu quả thời gian giảng dạy và sắp xếp các hoạt động củng cố hợp lý
(1) Giáo viên trình bày tài liệu theo từng bước nhỏ;
(2) Học sinh tích cực phản hồi thay vì lắng nghe một cách thụ động;
(3) Giáo viên đưa ra phản hồi một cách trung gian sau phản hồi của học sinh;
(4) Học sinh chuyển qua tài liệu theo tốc độ của riêng họ.
• Xác định mục tiêu giảng dạy (hành vi mong muốn) và hành vi ban đầu của học sinh; hình thành
các bước phụ (hành vi) dẫn từ hành vi ban đầu đến hành vi mong muốn.
• Xác định kiến thức hiện tại của người học và các mục tiêu yêu cầu về những gì người học làm.
Các hành vi mong muốn thường được cụ thể hóa thành các mục tiêu hành vi.
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập
➢ Thuyết hành vi

 Huấn luyện hành vi theo phương pháp thưởng – phạt: củng cố tích cực và củng cố tiêu cực.
 Sử dụng phương pháp định hình để sửa đổi hành vi của người học. Củng cố các giá trị gần
đúng liên tiếp của hành vi mong muốn về dạng hoặc tần suất xuất hiện mong muốn của nó.
 Áp dung các chương trình sửa đổi hành vi trong các bối cảnh đa dạng để thúc đẩy các hành vi
thích ứng.
 Quyết định hành vi nào cần điều chỉnh, thiết lập các kích thích phân biệt đối với sự xuất hiện
của nó à Tự điều chỉnh (các quá trình liên quan: tự giám sát, tự hướng dẫn, tự củng cố).
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập
➢ Thuyết hành vi

 Một số ứng dụng của thuyết hành vi trong doanh nghiệp:


• Đào tạo và phát triển nhân viên.
• Quản lý hiệu suất: khen thưởng, công nhận, phản hồi.
• Văn hóa tổ chức: chuẩn mực văn hóa, hành vi lãnh đạo.
• Quản lý sự thay đổi: chiến lược áp dung thay đổi, chương trình khuyến khích.
• Dịch vụ khách hàng: tiêu chuẩn dịch vụ, tương tác giữa khách hàng và nhân viên.
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập
➢ Thuyết (phát triển) nhận thức

 Lý thuyết kiến tạo sơ khai về nguồn gốc của trí thông minh và tri thức của con
người;
 Về sự phát triển tư duy logic:
• Trẻ tự xây dựng tư duy logic của mình và phát triển dần dần theo quy luật riêng.
• Tư duy logic phát triển suốt cuộc đời, trải quan các giai đoạn với những đặc những
đặc điểm khác nhau để đạt được cấp độ của người trưởng thành.
Jean Piaget  Cơ chế phát triển nhận thức trẻ em chính là sự cân bằng, giúp giải quyết các
(1896 – 1980)
xung đột nhận thức bằng cách thay đổi bản chất của thực tế để phù hợp với
cấu trúc hiện có (đồng hóa) hoặc thay đổi cấu trúc để kết hợp thực tế (điều
ứng).
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập
➢ Thuyết (phát triển) nhận thức

 Kiến thức là những hiểu biết được hình thành qua quá trình vận động nội
tại của người học đi cùng tương tác với môi trường.
 Bốn giai đoạn phát triển nhận thức:
1. Cảm giác vận động: 0-2 tuổi
2. Tiền thao tác: 2-7 tuổi
3. Thao tác cụ thể: 7-11 tuổi
Jean Piaget
(1896 – 1980) 4. Thao tác chính thức: trên 11 tuổi
 Giản đồ tri giác/khuôn mẫu nhận thức (schema), đồng hóa (assimilation),
điều ứng (accomodation), cân bằng (equilibration).
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập
➢ Thuyết nhận thức xã hội

 Nghiên cứu dựa vào quan sát hành vi của chủ thể trong quá trình tương tác.
 Phản ứng hành vi không vận hành một cách tự động bởi tác nhân kích thích bên ngoài;
ngược lại, phản ứng đối với kích thích là những phản ứng tự kích hoạt.
 Củng cố gián tiếp: Học tập có thể diễn ra trên cơ sở quan sát hành vi của người khác
và hậu quả của những hành vi đó, chứ không phải là trên cơ sở củng cố nhận được =>
bắt chước và đồng nhất.
Albert Bandura  Tương tác xã hội của trẻ em với mọi người xung quanh là hạt nhân của học tập và phát
(1925 – 2021) triển.
 Động cơ đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển và học tập của trẻ em.
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập
➢ Thuyết nhận thức xã hội

Thí nghiệm búp bê Bobo của Bandura


Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập
➢ Thuyết nhận thức xã hội

 Ứng dụng thuyết nhận thức xã hội trong học tập xã hội:
• Học nhiều hành vi bằng cách quan sát hành vi của người khác.
• Học tập xã hội có cơ chế căn bản tương tự như một loại điều kiện hóa tạo tác (huấn
luyện hành vi theo cơ chế thưởng phạt).
• Làm mẫu và bắt chước
• Củng cố và trừng phạt gián tiếp
Albert Bandura • Tự tin vào năng lực bản thân (self-efficacy)  niềm tin của trẻ vào hành vi và học tập
(1925 – 2021)
• Tự củng cố và tự trừng phạt.
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* Các lý thuyết tâm lý về học tập
➢ Thuyết nhận thức xã hội

 Ứng dụng thuyết nhận thức xã hội trong học tập xã hội:
• Cần cung cấp các tình huống dạy học về tương tác xã hội và thảo luận theo cặp và
theo nhóm với quy mô đa dạng, cả khi có và không có sự tham gia của giáo viên;
• Đối thoại gợi mở trong dạy học: trò chuyện một đối một, đối thoại trực tiếp với nhóm
hoặc cá nhân;
• Học tập hợp tác: thảo luận nhóm, cùng làm việc để đi đến một giải pháp hợp tác hoặc
Albert Bandura sản phẩm cuối cùng;
(1925 – 2021)
• Tạo cơ hội cho trẻ làm việc độc lập.
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* 04 hiệu ứng tâm lý cản trở việc học tập

 Hiệu ứng Dunning-Kruger


 Hiệu ứng cái đầu tiên (Primacy effect) và Hiệu ứng cái mới xảy ra (Recency effect)
 Hiệu ứng Định kiến xác nhân (Confirmation bias)
 Hiệu ứng Ringelmann
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* 04 hiệu ứng tâm lý cản trở việc học tập

 Hiệu ứng Dunning-Kruger


• Khi bạn tự đánh giá cao khả năng của bản thân hơn khả năng thật sự. Hiệu ứng này được công bố
bởi hai nhà tâm lý học xã hội Dunning và Kruger vào năm 1999.
• Do những người có khả năng thấp thường có những ảo tưởng về bản thân (illusory superiority) và
sự tự ý thức (self-awareness) về bản thân không đầy đủ.
• Các nghiên cứu còn cho rằng những người có khả năng thấp thường đánh giá rất cao khả năng
của bản thân, cũng như thất bại trong việc tự phát hiện ra điểm mạnh và điểm yếu. Theo nhà tâm lý
học Dunning, việc này có thể dẫn đến 2 vấn đề:
+ Thiếu hụt kỹ năng và chuyên môn dẫn đến chất lượng công việc kém khi hoạt động ở lĩnh vực mà mình
không đủ năng lực.
+ Sự sai lệch kiến thức khiến chúng ta không thể nhận ra được lỗi sai của mình.
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* 04 hiệu ứng tâm lý cản trở việc học tập

 Hiệu ứng Dunning-Kruger


➢ Giải pháp:
• Tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu: Thay vì tự cho rằng mình đã nắm rõ kiến thức nào đó, hãy tiếp tục
đào sâu hơn nữa. Một khi đào sâu vào vấn đề, bạn sẽ dễ nhận ra còn rất nhiều điều mà mình chưa
biết.
• Hỏi những người xung quanh: Thu thập những ý kiến mang tính xây dựng từ những người xung
quanh để có cái nhìn khách quan hơn về khả năng của mình.
• Rèn luyện tư duy phản biện: Kể cả khi tiếp tục học và tham khảo ý kiến những người xung
quanh, bạn sẽ dễ có xu hướng tập trung vào những điều đồng thuận với những gì bạn đã biết do
thiên kiến xác nhận. Để hạn chế điều này, hãy liên tục thử thách những suy nghĩ, niềm tin, và kỳ
vọng của bản thân bằng cách tìm kiếm thông tin đi ngược lại với điều bạn đã biết.
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* 04 hiệu ứng tâm lý cản trở việc học tập

 Hiệu ứng cái đầu tiên (Primacy effect) và Hiệu ứng cái mới xảy ra (Recency effect)
• Khi được yêu cầu ghi nhớ một danh sách từ ngữ, những từ đầu tiên và những từ cuối cùng/gần
nhất của danh sách sẽ được ghi nhớ tốt hơn những từ ở giữa.
• Những từ nằm ở đầu danh sách được nhớ tốt hơn vì tần suất chúng ta lặp lại chúng sẽ nhiều hơn
so với những từ khác.
• Những từ cuối cùng được nhớ tốt hơn vì vừa mới được cập nhật vào bộ nhớ nên sẽ được dễ dàng
thuật lại ngay sau đó.
• Hai hiệu ứng này dẫn đến vấn đề ghi nhớ không toàn diện. Một khi đã ghi nhớ và có ấn tượng với
những thông tin đầu tiên và cuối cùng, chúng ta dễ dàng bỏ qua những thông tin ở giữa. Vì thế
thông tin thu nạp vào có thể bị thiếu sót và không mang tính toàn diện
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* 04 hiệu ứng tâm lý cản trở việc học tập
 Hiệu ứng cái đầu tiên (Primacy effect) và Hiệu ứng cái mới xảy ra (Recency effect)
➢ Giải pháp:
• Đưa ra những kết luận nhỏ: Sau mỗi đoạn thông tin, viết một kết luận hoặc tóm tắt nhỏ trước khi bước qua
một đoạn thông tin mới có thể giúp bạn ghi nhớ nhanh và tổng quát hơn
• Kiểm tra giữa giờ học: Thay vì học hết một lượt trong một lần, thì hãy học một nửa những gì cần học rồi tự
kiểm tra xem mình đã nhớ hết chưa trước khi tiếp tục nửa còn lại. Bạn có thể tham khảo phương pháp nghĩ
quãng ngắn (phương pháp Pomodoro) để tăng hiệu suất của việc học.
(Pomodoro là phương pháp quản lý thời gian do Francesco Cirillo phát triển. Phương pháp này giúp nâng cao hiệu suất bằng
cách kết hợp giữa những khoảng làm việc tập trung liên tục và các quãng nghỉ ngắn. được chia làm các bước như sau: Liệt kê
công việc mình sẽ làm; Đặt thời gian, thông thường là 25 phút để làm việc; Làm việc đến khi hết 25 phút; Nghỉ giải lao 5 phút;
Sau 4 lần nghỉ ngắn thì nghỉ dài 10 phút; Một vài lưu ý khác: Nếu bạn xong việc trước khi Pomodoro kết thúc, hãy dùng thời gian
còn lại để kiểm tra công việc đến khi hết giờ.Khi giải lao, bạn cần nghỉ thực sự. Không dùng điện thoại, máy tính vì những việc
này sẽ khiến não bạn hoạt động và thêm mệt mỏi).
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* 04 hiệu ứng tâm lý cản trở việc học tập
 Hiệu ứng Định kiến xác nhân (Confirmation bias)
• Khi bạn có xu hướng chỉ tìm kiếm, nghiên cứu, ghi nhớ những thông tin có thể củng cố cho
niềm tin vốn có của mình (you see what you want to see). Đây là một hiệu ứng quan trọng trong
tâm lý học nhận thức. Sự xác nhận thiên vị này thường là kết quả của những hành vi vô thức và
không có chủ đích.
• Ví dụ, khi bạn thực hiện một nghiên cứu khoa học, cùng với một giả thuyết được đặt ra, bạn dễ
có xu hướng tìm kiếm và phân tích những thông tin ủng hộ giả thuyết đó. Kết quả, bài nghiên
cứu có thể không phản ánh được sự thật khách quan.
• Tất cả chúng ta đều có thiên kiến xác nhận. Kể cả khi bạn là người có tư tưởng cởi mở và luôn
quan sát kĩ trước khi đưa ra một kết luận, thì những kết luận của bạn vẫn có khả năng thiên vị.
Đây là một điều hoàn toàn tự nhiên.
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* 04 hiệu ứng tâm lý cản trở việc học tập
 Hiệu ứng Định kiến xác nhân (Confirmation bias)
➢ Giải pháp:
• Đặt câu hoài nghi.
• Lập luận phải có nguồn tham khảo
• Nguồn tham khảo phải đáng tin cậy
• Phân tích với một tư duy mở và thái độ mở
• Thảo luận với nhiều người khác nhau về cùng một vấn đề để thấy được góc nhìn của họ.
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* 04 hiệu ứng tâm lý cản trở việc học tập

 Hiệu ứng Ringelmann


• Hiệu ứng Ringelmann được nghiên cứu bởi kỹ sư nông nghiệp người Pháp Maximilien
Ringelmann, mô tả vấn đề năng suất thường gặp phải khi làm việc nhóm – số lượng người
tăng lên sẽ tỉ lệ nghịch với hiệu suất công việc. Lý do đến từ nhiều yếu tố cá nhân khác nhau,
được chia thành 2 nguyên nhân chính, đó là sự mất động lực và các vấn đề liên quan đến sự
phối hợp.
• Ví dụ, khi làm việc nhóm, một số thành viên sẽ phải “gánh team” vì có những thành viên không
chịu bỏ sức vào làm như khi làm bài một mình.
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.3. Học tập (Learning)
* 04 hiệu ứng tâm lý cản trở việc học tập
 Hiệu ứng Ringelmann
➢ Giải pháp:
• Giảm số lượng thành viên: Giảm số lượng thành viên phù hợp với mức độ của công việc. Số lượng vừa đủ
giúp công việc được chia đều, các thành viên cảm thấy được tầm quan trọng của bản thân và tiến độ làm việc
cũng dễ được kiểm soát hơn.
• Nhấn mạnh sự quan trọng của mỗi cá nhân: Khi làm việc trong một tập thể lớn, từng cá nhân có thể cảm
thấy lạc lõng hoặc không có tiếng nói. Từ đó, họ không có động lực để làm việc. Vì thế, trưởng nhóm nên đề
cao giá trị của từng thành viên để họ cảm thấy được kết nối tốt hơn với các thành viên trong nhóm cũng như
mục tiêu chung.
• Đưa ra mục tiêu chung và riêng: Mục tiêu chung của cả nhóm phải được đặt ra rõ ràng. Đây sẽ là kim chỉ
nam khi có bất kì thành viên nào cảm thấy không biết phải làm gì. Ngoài ra, những mục tiêu riêng cho từng cá
nhân cũng nên được khuyến khích. Trưởng nhóm có thể yêu cầu từng thành viên đặt ra mục tiêu và chia sẻ
với nhóm. Việc này sẽ tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ cho từng cá nhân và kết nối mọi người trong nhóm.
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.4. Trí nhớ (Memory)

 Ghi nhớ là cách chúng ta lưu trữ và truy xuất thông tin để sử dụng.

03 bước tạo nên trí nhớ

Mã hóa Lưu trữ Truy xuất


(encode) (store) (retrieve)

• Mức độ tập trung • Trí nhớ cảm giác • Nhớ lại


• Chú ý • Trí nhớ ngắn hạn • Nhận ra
• Cảm xúc • Trí nhớ dài hạn • Học lại
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.4. Trí nhớ (Memory)

Đường cong Ebbinghaus về sự quên  Hai yếu tố ảnh hưởng đến sự quên:
(mất bao lâu để chúng ta quên?)
• Tốc độ sa sút trí nhớ sẽ giảm đi đáng kể nếu

ký ức vững chắc, mạnh mẽ và có ý nghĩa đối

với cá nhân.

• Khoảng thời gian và độ lâu của ký ức quyết

định tốc độ và mức độ sa sút trí nhớ.

➢ Chúng ta cần tìm cách gán ý nghĩa cá nhân

cho thông tin và tập dượt thường xuyên hơn.


Chương 3. Quá trình nhận thức
3.4. Trí nhớ (Memory)

 Rèn luyện trí nhớ bằng cách nào?


• Chu trình học tập: xem trước, chú tâm, xem xét, nghiên cứu và đánh giá
• Thực hành truy xuất:
+ Khuyến khích nỗ lực chủ động hơn là sự thấm rỉ thông tin bên ngoài một cách thụ động
+ Kéo các khái niệm ra khỏi não sẽ hiệu quả hơn là chỉ liên tục cố gắng đưa các khái niệm vào
• Lặp lại cách quãng:
+ Mục tiêu chính là tạo bước nhảy vọt từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn
+ Tập trung vào tần suất chứ không phải thời lượng
Chương 3. Quá trình nhận thức
3.4. Trí nhớ (Memory)

Vòng tròn Kolb về học tập (1984)

You might also like