You are on page 1of 11

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SÀI GÒN

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
MẠNG MÁY TÍNH CĂN BẢN

THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN


Họ và tên: Nguyễn Hải Sơn
Thời gian, địa điểm làm việc: Phòng 103 – Tòa nhà SaigonTech – CVPMQT, Quận 12, Tp.HCM
Điện thoại: 028 37155033
Email: sonnh@saigontech.edu.vn

THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC


Tên môn học: MẠNG MÁY TÍNH CĂN BẢN
Mã môn học: I2NW1211 Số tín chỉ: 3 (1 LT, 2 TH)
Thời gian thực hiện: 60 giờ (Lý thuyết: 30 giờ, Thực hành, bài tập: 28 giờ, Kiểm tra: 2 giờ)
Học kỳ: Mùa Thu 2022 Tên lớp: MMTCB-B
Các môn học tiên quyết: Không
Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Không
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
- Vị trí: Môn Mạng máy tính căn bản là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành trong
chương trình đào tạo của ngành Lập trình máy tính tại trường Cao đẳng Sài Gòn.
- Tính chất: Môn Mạng máy tính căn bản là môn chuyên ngành bắt buộc, cung cấp kiến thức căn
bản về mạng máy tính. Môn học hướng dẫn xây dựng, bảo trì, nâng cấp, khắc phục sự cố, và
quản lý mạng triển khai và cấu hình mạng, giám sát hoạt động mạng, xử lý các sự cố mạng phổ
biến.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC (COURSE OBJECTIVES)
Học xong môn học này sinh viên có thể:
- Giải thích các khái niệm mạng cơ bản bao gồm dịch vụ mạng, kết nối vật lý, cấu trúc liên kết
và kiến trúc mạng cũng như kết nối đám mây.
- Giải thích các công nghệ định tuyến và thiết bị mạng; triển khai các giải pháp ethernet và cấu
hình các công nghệ không dây.
- Giám sát và tối ưu hóa mạng để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục.
- Giải thích các khái niệm bảo mật và các cuộc tấn công mạng để tăng cường mạng chống lại các
mối đe dọa.
- Khắc phục các sự cố về cáp, kết nối và phần mềm thông thường liên quan đến mạng.
Mục tiêu môn học góp phần đạt được chuẩn đầu ra sau đây của ngành Lập trình máy tính
- PLO 2: Hiểu được ngoại ngữ giao tiếp căn bản và ngoại ngữ chuyên ngành.
- PLO 3: Mô tả các mô hình, giao thức, và thiết bị mạng.
- PLO 10: Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng
công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- PLO 11. Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt
Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- PLO 13. Vận hành được các hạ tầng mạng đã triển khai
- PLO 21. Hình thành thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; ý thức kỷ luật, tinh thần trách
nhiệm cao trong công việc.
- PLO 22. Biết đánh giá chất lượng công việc của bản thân sau khi hoàn thành và kết quả thực
hiện của các thành viên trong nhóm; giải quyết được các công việc, vấn đề phức tạp trong điều
kiện làm việc thay đổi.
- PLO 23: Hình thành ý thức học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Quan hệ giữa mục tiêu môn học (CLO) và đầu ra chương trình (PLO):
PLO
Chuẩn đầu ra môn học (CLO)
Năng lực tự chủ và
(Course Learning Outcomes) Kiến thức Kỹ năng
trách nhiệm
PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO
Kiến thức 2 3 10 11 13 21 22 23
Hiểu được các khái niệm căn bản về
CLO 1 X X X X X
mạng.
Mô tả các dịch vụ, ứng dụng mạng
CLO 2 X X X X X
phổ biến, lược đồ địa chỉ IP.
Mô tả được các khái niệm bảo mật
CLO 3 X X X X X
mạng thường gặp.
Mô tả được phương pháp khắc phục
CLO 4 X X X X X
sự cố mạng.
PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO
Kỹ năng 2 3 10 11 13 21 22 23
Cấu hình được địa chỉ IP tĩnh, động
CLO 5 X X X X X X X
trên thiết bị.
Cài đặt, cấu hình được mạng có dây
CLO 6 X X X X X X X
và không dây.
Áp dụng các kỹ thuật bảo mật
CLO 7 X X X X X X X
mạng.
Sử dụng được các công cụ, lệnh và
CLO 8 X X X X X X X
phần mềm mạng.
PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO
Năng lực tự chủ và trách nhiệm 2 3 10 11 13 21 22 23
Có thể làm việc độc lập và hợp tác
CLO 9 trong môi trường làm việc theo X X X

nhóm.
Có thái độ học tập nghiêm túc,
CLO10 chuyên cần và giúp đỡ bạn bè trong X X X

học
III. NỘI DUNG MÔN HỌC
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Thời gian (giờ)
Thực
hành, thí
Tuần Thứ, Ngày Tên chương, mục Tổng Lý Kiểm
nghiệm,
số thuyết tra
thảo luận,
bài tập
Bài 01: Giới thiệu về
1 Thứ Sáu, mạng 5 3 2 0
02/12/2022 Thực hành
Thứ Sáu, Bài 02: Hạ tầng mạng
2 5 3 2 0
09/12/2022 Thực hành
Bài 03: Địa chỉ
Thứ Sáu,
3 Thực hành 5 3 2 0
16/12/2022
Kiểm tra thường xuyên 1
Thứ Sáu, Bài 04: Giao thức
4 5 3 2 0
23/12/2022 Thực hành
Thứ Sáu, Bài 05: Cáp mạng
5 5 3 2 0
30/12/2022 Thực hành
Bài 06: Mạng không dây
Thứ Sáu,
6 Thực hành 5 3 2 0
06/01/2023
Kiểm tra định kỳ
Thứ Sáu, Bài 07: Kiến trúc mạng
7 5 3 2 0
13/01/2023 Thực hành
Thứ Sáu, Bài 08: Phân đoạn mạng
8 5 3 2 0
03/02/2023 Thực hành
Bài 09: Mạng WAN
Thứ Sáu,
9 Thực hành 5 3 2 0
10/02/2023
Kiểm tra thường xuyên 2
Thứ Sáu, Bài 10: Bảo mật mạng
10 5 3 2 0
17/02/2023 Thực hành
Thứ Sáu, Ôn tập
11 5 0 5 0
24/02/2023 Thực hành
Thứ Sáu, Báo cáo dự án
12 5 0 3 2
03/03/2023 Thực hành
Tổng 60 30 28 2
2. Nội dung chi tiết
Bài 01: Giới thiệu mạng Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu:
Năng lực tự
Kiến thức Kỹ năng chủ và trách
Mục tiêu bài học (LO) nhiệm
CL CL CL CL CL CL CL CL CL CL
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10
Phân biệt được giữa mạng
ngang hàng và mạng Máy X X X X X X
khách – Máy chủ
Xác định được các loại ứng
dụng và giao thức được sử X X X X X X
dụng trên mạng
Mô tả được các thiết bị phần
cứng mạng khác nhau và các X X X X X
cấu trúc liên kết vật lý phổ
biến
Mô tả được bảy lớp của mô X X X X X
hình OSI
Mô tả được quy trình khắc X X X X X X X
phục sự cố mạng
Nội dung:
1. Mô hình mạng
2. Ứng dụng Máy khách – Máy chủ
3. Phần cứng mạng
4. Mô hình OSI
5. Khắc phục sự cố mạng
Bài 02: Hạ tầng mạng Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu:
Năng lực tự
Kiến thức Kỹ năng chủ và trách
Mục tiêu bài học (LO) nhiệm
CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10
Mô tả được vai trò của các
thiết bị mạng và cáp khác X X X X X X
nhau
Cập nhật tài liệu mạng X X X X X
Quản lý được các thay đổi X X X X X
được thực hiện đối với mạng
Nội dung:
1. Các thành phần của hệ thống cáp
2. Tài liệu mạng
3. Quản lý thay đổi
Bài 03: Địa chỉ Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu
Năng lực tự
Kiến thức Kỹ năng chủ và trách
Mục tiêu bài học (LO) nhiệm
CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10
Xác định được địa chỉ MAC X X X X
Cấu hình cài đặt TCP/IP cho X X X X X X
máy tính
Xác định được các cổng của
một số giao thức mạng phổ X X X X X X X
biến
Mô tả được tên miền và quy X X X X X X
trình phân giải tên
Sử dụng được các công cụ
dòng lệnh để khắc phục sự X X X X X X X X
cố mạng phổ biến
Nội dung:
1. Địa chỉ IP
2. Cổng và Socket
3. Tên miền và DNS
4. Khắc phục sự cố địa chỉ
Bài 04: Giao thức Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu
Năng lực tự
Kiến thức Kỹ năng chủ và trách
Mục tiêu bài học (LO) nhiệm
CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10
Mô tả được chức năng của X X X X X X
các giao thức TCP/IP
Xác định được cách thông
tin của mỗi giao thức được X X X X X X
định dạng trong một thông
điệp TCP/IP
Kết nối mạng an toàn bằng X X X X X X
giao thức mã hóa
Định cấu hình kết nối truy X X X X X X X X
cập từ xa giữa các thiết bị
Sử dụng các tiện ích TCP/IP
khác nhau để phát hiện và X X X X X X X
khắc phục sự cố mạng
Nội dung:
1. Giao thức TCP/IP
2. Giao thức mã hóa
3. Giao thức truy cập từ xa
4. Khắc phục sự cố mạng
Bài 05: Cáp mạng Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu
Năng lực tự
Kiến thức Kỹ năng chủ và trách
Mục tiêu bài học (LO) nhiệm
CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10
Giải thích được các khái
niệm truyền dữ liệu cơ bản,
bao gồm tần số, băng thông, X X X X X
thông lượng, ghép kênh và
các lỗi truyền phổ biến
Mô tả được các đặc tính vật
lý và các tiêu chuẩn chính
thức cho cáp đồng trục, cáp X X X X X
hai trục, cáp xoắn đôi, cáp
quang và các đầu nối liên
quan của chúng
So sánh lợi ích và hạn chế
của các phương tiện mạng X X X X X
khác nhau
Chọn và sử dụng công cụ
thích hợp để khắc phục sự cố X X X X X
cáp thông thường
Nội dung
1. Căn bản về truyền tải
2. Cáp đồng
3. Cáp quang
4. Công cụ khắc phục sự cố cáp
Bài 06: Mạng không dây Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu
Năng lực tự
Kiến thức Kỹ năng chủ và trách
Mục tiêu bài học (LO) nhiệm
CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10
Mô tả được đặc điểm của X X X X X
truyền không dây
Giải thích được các tiêu X X X X X
chuẩn 802.11
Triển khai được mạng Wi-Fi X X X X X X X X
Cấu hình bảo mật cho mạng X X X X X X
Wi-Fi
Khắc phục sự cố mạng Wi- X X X X X X X X X
Fi
Nội dung
1. Đặc điểm của truyền không dây
2. Chuẩn Wlan 802.11
3. Triển khai mạng Wi-Fi
4. Bảo mật mạng không dây
5. Khắc phục sự cố mạng không dây
Bài 07: Kiến trúc mạng Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu
Năng lực tự
Kiến thức Kỹ năng chủ và trách
Mục tiêu bài học (LO) nhiệm
CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10
Mô tả được kiến trúc mạng X X X X X X
vật lý
Mô tả được các công nghệ X X X X X
ảo hóa trên mạng
Mô tả tóm tắt các đặc điểm,
mô hình và tùy chọn kết nối X X X X X
đám mây
Xác định được các phương
pháp để tăng tính khả dụng X X X X X X
của mạng
Nội dung
1. Kiến trúc vật lý
2. Kiến trúc ảo
3. Kiến trúc đám mây
4. Tính khả dụng của mạng
Bài 08: Phân đoạn mạng Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu
Năng lực tự
Kiến thức Kỹ năng chủ và trách
Mục tiêu bài học (LO) nhiệm
CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10
Giải thích được mục đích X X X X
của việc phân đoạn mạng
Mô tả cách hoạt động của X X X X
mạng con
Tính toán mạng con X X X X X X
Cấu hình VLAN X X X X X X X X

Nội dung
1. Phân đoạn mạng
2. Mặt nạ mạng
3. Tính toán mạng con
4. Mạng LAN ảo (VLAN)
Bài 09: Mạng WAN Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu
Năng lực tự
Kiến thức Kỹ năng chủ và trách
Mục tiêu bài học (LO) nhiệm
CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10

Xác định được các yếu tố cơ


bản của các tùy chọn dịch vụ X X X X X
WAN
Giải thích cách bộ định
tuyến quản lý thông tin liên X X X X X
lạc qua mạng
So sánh và đối chiếu các X X X X X
công nghệ kết nối WAN
Giải thích được các công
nghệ WAN không dây phổ X X X X X
biến nhất
Khắc phục sự cố kết nối phổ X X X X X X
biến
Nội dung
1. Căn bản về mạng WAN
2. Giao thức định tuyến
3. Kết nối WAN
4. Mạng WAN không dây
5. Khắc phục sự cố kết nối
Bài 10: Bảo mật mạng Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu
Năng lực tự
Kiến thức Kỹ năng chủ và trách
Mục tiêu bài học (LO) nhiệm
CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO CLO
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10
Kết hợp bảo mật vào thiết kế X X X X X X
mạng
Mô tả được các chức năng
và tính năng của các thiết bị X X X X X
an ninh mạng
Giải thích được cách xác
thực, ủy quyền và kế toán X X X X X
hoạt động cùng nhau để giúp
bảo mật mạng
So sánh các công nghệ xác X X X X
thực
Nội dung:
1. Công nghệ bảo mật mạng
2. Xác thực, ủy quyền, và kế toán (AAA)
3. Công nghệ xác thực
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết và thực hành
2. Trang thiết bị máy móc:
- Máy tính cho giảng viên và sinh viên, máy chiếu, internet.
- Các thiết bị mạng: Router, Firewall, Switch, Access Point.
- Cáp mạng, kìm bấm, và các đầu bấm.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bảng viết, tài liệu phát tay, tài liệu tham khảo.
4. Các điều kiện khác: Không.
V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung
- Kiến thức: Kiểm tra lý thuyết với các nội dung đã học.
- Kỹ năng: Kiểm tra thực hành với các nội dung đã học.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.
- Phân bổ nội dung theo các bài kiểm tra:
Chương
Bài 10 Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 5 Bài 6 Bài 7 Bài 8 Bài 9
CLO
CLO 1 X X X X X X X X
CLO 2 X X X X
CLO 3 X
CLO 4 X X
CLO 5 X
CLO 6 X X X X
CLO 7 X X X
CLO 8 X X X X
CLO 9 X X X X X X X X X X
CLO 10 X X X X X X X X X X
KTTX
KTĐK
THI KẾT THÚC MÔN HỌC
2. Phương pháp
Đánh giá thông qua các bài tập, bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, thi kết thúc môn học.
Cụ thể như sau:
- Điểm kiểm tra trong lớp
▪ Kiểm tra thường xuyên (KTTX) (tối đa 2 cột điểm): Hệ số 1
▪ Kiểm tra định kỳ (KTĐK) (tối đa 2 cột điểm): Hệ số 2
▪ Trung bình điểm kiểm tra (TBKT): Là trung bình cộng của các điểm KTTX và KTĐK
theo hệ số của từng loại điểm.
- Thi kết thúc môn học (TKTMH)
Để được tham dự Thi kết thúc môn học, sinh viên cần phải thỏa được TBKT ≥ 5 và tham dự
ít nhất 70% thời gian học.
- Điểm trung bình môn học (TBMH)
TBMH = (TBKT x 0,4) + (TKTMH x 0,6)
Thang điểm đánh giá kết quả học tập môn học
Xếp loại Hệ 10 Hệ chữ Hệ 4
8,5 – 10 A 4,0
8,0 – 8,4 B+ 3,5
Đạt 7,0 – 7,9 B 3,0
(được tích lũy) 6,0 – 6,9 C+ 2,5
5,5 – 5,9 C 2,0
5,0 – 5,4 D+ 1,5
4,0 – 4,9 D 1,0
Không đạt 0,0 – 3,9 F 0,0
Điểm môn học được tính theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được
chuyển thành điểm chữ. Mức điểm chữ của môn học được quy đổi từ điểm chữ qua điểm số, theo
thang điểm 4.
3. Yêu cầu về bài thi kết thúc môn học
- Thời gian thi: 60 phút
- Hình thức thi:
◻ Trên giấy ◻ Trên máy tính
◻ Vấn đáp 🗹 Trình bày (bài tập lớn, dự án…)
◻ Hình thức khác:
- Dạng bài thi:
◻ Trắc nghiệm ◻ Tự luận
🗹 Dạng khác: Báo cáo dự án
- Yêu cầu trong khi thi:
◻ Được sử dụng tài liệu ◻ Không được sử dụng tài liệu
◻ Yêu cầu khác:
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Được sử dụng cho chương trình cao đẳng.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giảng viên:
▪ Sưu tập và cung cấp tài liệu cho sinh viên.
▪ Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học: tổ chức các trò chơi học tập, hoạt
động nhóm; các kỹ thuật dạy học tích cực, v.v.
- Đối với sinh viên:
▪ Đọc tài liệu trước khi lên lớp.
▪ Tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành.
▪ Tham gia thảo luận và thuyết trình trên lớp, mỗi sinh viên trình bày trước lớp ít nhất một
lần.
▪ Thực hiện đầy đủ bài tập, bài tập lớn được giao.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Sinh viên phải tham dự đủ thời gian lên lớp theo quy định
- Gian lận và Đạo văn:
▪ Gian lận trong thi cử hoặc trong các bài tập, bài kiểm tra và các bài làm khác bao
gồm và không giới hạn trong các điều sau:
• Sao chép từ bài kiểm tra, bài làm, báo cáo thực hành, các báo cáo khác, từ máy tính,
dữ liệu, chương trình của một sinh viên khác
• Sử dụng các tài liệu hoặc thiết bị điện tử không được người ra đề thi cho phép trong
lúc làm bài thi/kiểm tra
• Cộng tác với sinh viên khác trong lúc làm bài thi/kiểm tra hoặc trong các bài tập mà
không được phép của giáo viên
• Sử dụng, mua, bán, lấy cắp, phát tán hoặc đi xin một phần hay toàn bộ nội dung của
đề thi/đề kiểm tra chưa công bố
• Đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ mình trong kỳ thi/kiểm tra hoặc làm giúp hay
nhờ người khác làm bài tập cho minh
• Hối lộ người khác để lấy đề thi chưa công bố
• Tìm cách hối lộ sinh viên, giáo viên hoặc nhân viên nhà trường để thay đổi điểm số
▪ Những trường hợp sau (và không giới hạn trong những liệt kê này) được coi là đạo
văn:
• Nộp bài làm của người khác để lấy điểm cho minh
• Sao chép từ hoặc ý tưởng của người khác mà không nêu nguồn tài liệu và tên tác giả
được trích dẫn
• Không đặt dấu ngoặc kép trong các trích dẫn nguyên văn
• Đưa thông tin sai về nguồn của một trích dẫn
• Thay đổi từ ngữ nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc câu của một nguồn tài liệu mà không
nêu tên tác giả
• Vay mượn từ/ cụm từ của một nguồn tài liệu mà không đặt dấu ngoặc kép hoặc chỉ
thay đổi chúng một cách qua loa
• Sao chép quá nhiều từ ngữ hoặc ý tưởng từ một nguồn tài liệu làm cho các ý tưởng đó
chiếm phần lớn bài làm của mình, bất kể có nêu tên nguồn hoặc tác giả hay không
• Sao chép thông tin từ Internet (thông tin công ty, thông tin thị trường v.v
• Sử dụng Google Translate để viết bài, bất kể là ý tưởng của bản thân hay vay mượn
• Sử dụng Google Translate để dịch thông tin từ nguồn tài liệu tiếng Việt sang tiếng
Anh và đưa vào bài làm của minh
▪ Các tài liệu không cần trích dẫn:
• Kiến thức phổ thông
• Các sự việc, thông tin được công nhận trên nhiều nguồn tin
• Kết luận của bản thân qua thí nghiệm, hay khảo sát thực tế
• Kinh nghiệm bản thân, ý tưởng, suy nghĩ, phản ứng hay kết luận của bản thân về một
vấn đề
▪ Các tài liệu bắt buộc trích dẫn:
• Trích dẫn nguyên văn
• Các thực tế, sự việc không được phổ biến rộng rãi, hoặc các kết luận gây tranh cãi
• Ý kiến, đánh giá hay phán đoán của người khác
• Số liệu, biểu đồ, bảng, hay đồ thị từ bất kỳ nguồn tài liệu nào
• Hình ảnh, biểu đồ, minh họa, tranh vẽ hoặc các tài liệu khác được in lại từ bất kỳ
nguồn tài liệu nào
• Cách trích dẫn: nêu tên nguồn tài liệu, tác giả, đường link, website v.v
▪ Cách tránh đạo văn:
• Không sử dụng Google Translate trong mọi tình huống
• Không sao chép thông tin từ bất kỳ nguồn thông tin nào trên Internet hay tài liệu giấy
dù chỉ là một câu văn
• Luôn luôn viết lại bằng văn và vốn từ của mình nếu muốn sử dụng hay vay mượn ý
tưởng và thông tin của ai đó
• Sử dụng văn và từ ngữ của chính mình để viết bài
• Kiểm tra lại bài làm của mình thật kỹ nếu có nhờ ai đó đóng góp ý kiến
4. Giáo trình và tài liệu tham khảo:
- Giáo trình: Nguyễn Thị Điệp, Nguyễn Hồng Sơn, Mạng căn bản 1 – Giáo trình hệ thống
mạng máy tính CCNA Semester 1 Version 4). Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, 2009.
- Tài liệu tham khảo: Jill West, CompTIA Network+ Guide to Networks 9th Edition, Cengage,
2022.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
Phê duyệt Kiểm tra Soạn thảo
TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN

Nguyễn Thị Anh Thư Nguyễn Hải Sơn Nguyễn Hải Sơn

You might also like