You are on page 1of 3

- Nhóm 1:

Trịnh Thị Thảo Nguyên – 2004210356


Phạm Thị Hồng Nhung – 2004217722
Nguyễn Ngọc Anh Thư – 2004210412

BÀI 1: CÁC KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG MÔN HỌC


* Kỹ thuật đun nóng
a) Đun nóng ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn:
- Cách kẹp ống nghiệm: kẹp khoảng 2/3 ống nghiệm tính từ dưới lên
- Cách lắc ống nghiệm: đặt nghiêng ống nghiệm một góc 600 lắc theo chiều nghiêng sao
cho đảo lộn đến đáy ống nghiệm
- Cách đun ống nghiệm: đun đều ống nghiệm cho thủy tinh giãn nở đều tránh bị nứt, vỡ,
sau đó đun di chuyển tập trung vùng có chất cần phản ứng
- Lưu ý:
 Góc nghiêng khi lắc đun chỉnh theo mực chất lỏng
 Đun hướng miệng ống nghiệm về phía không có người
 Khi sử dụng đèn cồn sẽ không làm cháy bấc đèn và giữ cho bất đèn không bị đen
 Khi muốn tắt ngọn lửa đèn cồn đang cháy chỉ cần đậy chụp đèn lại
b) Đun nóng bằng bếp đun
Bình cầu được đặt trực tiếp trên bề mặt của bếp đun ( bếp đun có thể là bếp phẳng hoặc
bếp khuấy từ gia nhiệt để có thể vừa đun vừa khuấy trộn hoặc bếp đun bình cầu)
- Lưu ý: khi bếp điện phẳng: bếp lò xo không có bề mặt tản nhiệt cần sử dụng lưới
amiăng
* Kỹ năng thu và dẫn khí ra trong quá trình phản ứng hữu cơ
- Cho hỗn hợp cần đun vào ống nghiệm và thêm vài viên đá bọt, kẹp ống nghiệm vào giá
sắt và lắp ống dẫn khí
- Lưu ý:
 Sửu dụng ống nghiệm chịu nhiệt
 Đun cẩn thận hỗn hợp phản ứng nhưng không cho hỗn hợp tràn sang ống nghiệm
hứng
* Kỹ thuật đun hồi lưu bình cầu
- Hệ thống phản ứng có kiểm soát nhiệt độ:

1. Nước ra
2. Nước vào
3. Sinh hàn
4. Bình cầu 2 cổ
5. Nhiệt kế
- Đun hồi lưu không có kiểm soát nhiệt đô:

1. Nước ra
2. Nước vào
3. Sinh hàn
4. Bình cầu
- Lưu ý:
 Lượng chất lỏng trong bình cầu không quá 2/3 thể tích bình cầu
 Cần thêm vài viên đá bọt vào bình cầu trước khi đun
 Cần sử dụng vaseline khi ráp dụng cụ thủy tinh, khi lắp hoặc tháo các chi tiết thủy
tinh cần vừa xoay vừa đẩy vào và rút ra để tránh vỡ
 Lắp hệ thống hồi lưu nước nạp vào ở dưới và ra ở trên
* Kỹ năng chưng cất
- Cho hỗn hợp cần chưng cất vào bình cầu đáy tròn ( không quá 2/3 thể tích bình)
- Đặt bình cầu lên bếp đun bình cầu
- Nối đầu nối chưng cất với bình cầu
- Nhiệt kế được đặt cùng với đầu nối chưng cất trên đầu bộ tiếp hợp chưng cất
- Lắp sinh hàn thẳng và cố định vào đầu nối chưng cất, đầu còn lại gắn với nối sừng bò
gắn với một bình chứa ( cốc thủy tinh hoặc bình tam giác) để lấy dung dịch ra
- Lưu ý: toàn bộ hệ thống sau khi lắp ráp được kiểm tra độ kín ở các chỗ nối bằng cách
tiến hành chưng cất với nước cất
* Kỹ năng lọc
- Lọc trọng lực
+ Giấy lọc gấp nếp được chuẩn bị và được đạt vào phễu hình nón
+ Bộ lọc được làm ướt với dung môi cần lọc
+ Hỗn hợp được đổ cẩn thận vào bộ lọc tránh tràn ra ngoài
+ Dung môi được hứng trong cốc thủy tinh
+ Cuối cùng, một lượng nhỏ dung môi được thêm vào để rửa chất rắn còn lại trên giấy

You might also like