You are on page 1of 40

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đề tài: NGUYỄN KHUYẾN-NHÀ THƠ TRÀO PHÚNG

GVHD: Th.s Lê Văn Lực

SVTH: Nguyễn Đức Minh Trí K40.606.044

Nguyễn Thị Ngọc Diệp K40.606.006

Nguyễn Thị Viên Dung K40.606.058

Nguyễn Anh Thư K40.606.042

Lê Thị Hoàng Trúc K39.606.126

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 11 năm 2016

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đề tài: NGUYỄN KHUYẾN-NHÀ THƠ TRÀO PHÚNG

GVHD: Th.s Lê Văn Lực

SVTH: Nguyễn Đức Minh Trí K40.606.044

Nguyễn Thị Ngọc Diệp K40.606.006

Nguyễn Thị Viên Dung K40.606.058

Nguyễn Anh Thư K40.606.042

Lê Thị Hoàng Trúc K39.606.126

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 11 năm 2016

2
MỤC LỤC

1. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Khuyến................................................4


1.1. Cuộc đời..........................................................................................................4
1.2. Sự nghiệp.........................................................................................................5
1.3. Bối cảnh thời đại.............................................................................................6
2. Nguyễn Khuyến-nhà thơ trào phúng.....................................................................7
2.1. Khái niệm trào phúng 嘲諷.............................................................................7
2.2. Nội dung tư tưởng trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến.......................8
2.3. Đối tượng trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến.........................................11
2.3.1. Tự trào.....................................................................................................11
2.3.2. Thế trào...................................................................................................14
2.3.2.1. Đã kích thực dân Pháp......................................................................14
2.3.2.2. Đã kích bọn quan tham, tu sĩ rỡm.....................................................16
2.3.2.3. Đã kích chế độ thi cử và thầy đồ.......................................................21
2.3.2.4. Đã kích bọn me Tây và gái điếm......................................................22
3. Đặc tính nghệ thuậttrong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến...........................24
3.1. Lối chỉ trích kín đáo......................................................................................27
3.2. Ý sâu sắc, chua cay.......................................................................................29
3.3. Thái độ quân tử..............................................................................................30
4. Sự khác nhau trong thơ trào phúng Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương...........31
5. Tổng kết...............................................................................................................39
Tài liệu tham khảo:..................................................................................................40

3
1. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Khuyến

1.1. Cuộc đời

Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh
ngày 15 tháng 2 năm1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý
Yên, tỉnh Hà Nam Ninh, nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở
làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam.

Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi, thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba
khóa tú tài. Mẹ là Trần Thị Thoan, nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú
tài thời Lê Mạc.

Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, có địa vị trong xã
hội. Các thế hệ ông cha trước ông đều làm quan cho triều đình với những chức
danh khá cao. Nguyễn Khuyến đã tiếp nối truyền thống gia đình qua nhiều đời và
là một nhà nho chính thống. Gia đình ông nổi tiếng sống thanh bạch, có đạo đức và
chính hoàn cảnh sống như vậy đã tác động mạnh đến nhân cách của ông.

Về bản thân, ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, là một thần đồng.
Cũng như các nhà nho yêu nước khác, ước mơ, nguyện vọng của ông là học hành
thành tài, tham gia kì thi, đỗ đạt và có thể ra làm quan phò vua, giúp nước. Năm 17
tuổi ông cùng cha thi hương, cha ông đỗ tú tài, còn ông thì hỏng thi.

Tuy học giỏi, thông minh nhưng con đường khoa cử của ông cũng khá lận
đận, 9 lần đi thi, kéo dài hơn 20 năm mới công thành danh toại. Năm 1864 ông đỗ

4
đầu thi Hương. Và vì đến thời cha của ông, gia đình rơi vào cảnh khó khăn nên ông
vừa đi dạy tư và vừa đèn sách.

Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc
Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ
lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn).

Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó,
Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

Ông được bổ nhiệm làm quan ở Huế, Thanh Hóa, Nghệ An. Năm 1883 đang
dưỡng bệnh ở quê nhà, ông được cử làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên nhưng chưa đi
nhận chức. Bấy giờ tình hình rối rem, Pháp đang đánh chiếm dần cả nước ta, triều
đình càng lộ rõ bộ mặt đầu hàng, hèn nhát.

Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884, buồn vì không
làm được gì trước cảnh nước mất nhà tan, lại không thể làm tay sai cho giặc. Có
thể thấy con đường làm quan của Nguyễn Khuyến khá thuận lợi, chức quan không
phải nhỏ nhưng trước sau gì ông vẫn luôn là một vị quan thanh liêm, nên khi về
quê ở ẩn gia đình cũng không mấy dư giả. Mặc dù vậy, ông vẫn luôn tỏ thái độ bất
hợp pháp với giặc và không bị lôi kéo bởi các thế lực xấu muốn mua chuộc ông.

Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, nổi tiếng là thanh liêm,
chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối
với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và
gắn bó với thiên nhiên.

Ông mất tháng giêng năm Kỉ Dậu (1909), thọ 75 tuổi.

1.2. Sự nghiệp

5
Về tác phẩm của Nguyễn Khuyến, sưu tập dày dặn nhất và tin tưởng nhất đã
công bố là “Nguyễn Khuến-tác phẩm”, Nguyên Văn Huyền biên soạn, nhà xuất
bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1984. Sách sưu tập khỏa chứng từ 20 văn bản Hán
Nôm xuất xứ rất khác nhau, từ thư viện nhà nước đến tủ sách gia đình. Kết quả là
số lượng tác phẩm của Nguyễn Khuyến cho đến ngày nay lên đến 800, gồm thơ và
văn và nhiều thể loại khác như đường luật, song thất lục bát, phú, hát nói, câu đố,
tế…

Về tình hình tác phẩm Nguyễn Khuyến, ngoài Quế Sơn thi tập thường được
nhắc đến, còn có những tập đã được tiếp cận khai thác: Yên Đổ tiến sĩ thi tập, Quế
Sơn tam nguyên thi tập, Quế Sơn cựu lục, Yên Đổ tam nguyên thi tập, Yên Đỗ xã
tam nguyên đại nhân thi văn tập…

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là
nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ
Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn
Khuyến đều thành công. Ông cũng là một nhà thơ vừa viết bằng chữ Hán và vừa
viết bằng chữ Nôm, không giống như các nhà thơ cùng thời, có người chỉ viết bằng
chữ Hán hoặc có người chỉ viết bằng chữ Nôm. Có những bài thơ, ông viết bằng
chữ Hán rồi đem dịch qua chữ Nôm, qua đố thấy được sự điêu luyện của ông trong
cách sử dụng ngôn ngữ.

1.3. Bối cảnh thời đại

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn
như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện
được.

Lúc này, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1882, quân Pháp bắt đầu
đánh ra Hà Nội. Năm 1885, họ tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Tôn
6
Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng
ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương tan rã.

Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt,
Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin
cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của nhà thơ.

2. Nguyễn Khuyến-nhà thơ trào phúng

2.1. Khái niệm trào phúng 嘲諷

Trào phúng là tính từ Hán Việt. Theo từ điển soha.vn thì từ đồng nghĩa với
trào phúng chính là trào lộng. Nhưng lại có sách cho rằng trào phúng và trào lộng
khác với nhau.

Theo từ điển Từ và ngữ Việt Nam, “Trào” là chế nhạo, “Phúng” là răn đe.
Trào phúng được hiểu nôm na là lời nói hay câu văn chua chát, thể hiện sự cười
cợt chế giễu để đả kích một cách bóng bẩy [1879;7].

Theo từ điển Tiếng việt – Ngôn ngữ học, “Trào phúng” là có tác dụng gây
cười để châm biếm và phê phán. [1376;11]

Còn trào lộng, theo từ điển Từ và ngữ Việt Nam, “Trào” là chế nhạo, “lộng”
là chơi đùa. “Trào lộng” có nghĩa là đùa cợt và chế nhạo.

Khác nhau vì dù cùng mặt nghĩa nhưng ý tứ lại khác nhau. Sau tiếng cười
chế giễu mỉa mai của “trào phúng” là còn chứa đựng những xót xa, cay đắng, để lại
nhiều suy ngẫm. Trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê
phán xã hội. Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được
tình huống mâu thuẫn và tổ chức thơ làm nổi bật mâu thuẫn. Dùng lời hay câu văn
mỉa mai, chua chát để chế giễu những thói rởm. Nghệ thuật trào phúng luôn hướng
tới việc tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích với đối tượng trào phúng - đối tượng
7
trào phúng thường là cái xấu, cái vô dụng, không có giá trị của con người hay văn
học. Tiếng cười trào phúng vì thế luôn là vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù.

Trong sáng tác văn học, có tiểu thuyết trào phúng, kí sự trào phúng, thơ trào
phúng, tiểu luận trào phúng. Đó là những sáng tác viết ra để chế giễu, đả kích
những thói hư, tật xấu, những con người và sự việc tiêu cực bằng cách gây cho
người đọc cái cười mang tính chất chê bai, phê phán, răn bảo.

Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến đã thật sự gây ấn tượng mạnh mẽ với
người đọc bởi những vần thơ mang tiếng cười rất đặc sắc: nhẹ nhàng, kín đáo mà
lại thâm thúy, chua cay. Tiếp cận với những sáng tác trào phúng của Nguyễn
Khuyến ta mới thấy hết cái đặc sắc, cái giọng điệu riêng của ngòi bút trào phúng
này.

2.2. Nội dung tư tưởng trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến

Nói đến Nguyễn Khuyến, hay nói đến các nhà nho của dân tộc, trước hết
phải nhắc đến và ca ngợi tấm lòng yêu nước của họ. Thời đại nào cũng thế, anh
hùng luôn luôn có, và tư tưởng yêu nước thấm nhuần trong con người họ, chính vì
vậy các nhà văn, nhà thơ trong bất kì sáng tác nào của mình cũng toát lên cái tinh
thần dân tộc, cái chủ nghĩa, tư tưởng yêu nước, thương dân. Nguyễn Khuyến cũng
không ngoại lệ, dù trong mảng thơ trào phúng thế nhưng nổi bật lên trên hết vẫn là
tư tưởng yêu nước, chính tư tưởng yêu nước ấy đã hướng ngòi bút của ông đến cái
chất bật cười chua xót trong văn học, khi chứng kiến cảnh nước nhà, dân nhà đang
trong tình cảnh mất nước và bị mị dân một cách trắng trợn.

Bút pháp trào phúng được các nhà thơ trung đại thể hiện một cách nổi bật
nhằm mỉa mai bóng bẩy bằng các phương tiện nghệ thuật, đồng thời làm nổi bật
lên tư tưởng tình cảm của chính nhà thơ.

8
Nguyên nhân hình thành nên thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến là do sự
sụp đổ của các chuẩn mực đạo đức phong kiến. Nguyễn Khuyến chứng kiến cảnh
mất nước. Triều đình bất lực dâng đất cho thực dân Pháp. Mẫu mực đất nước theo
hệ Nho giáo hầu như sụp đổ hoàn toàn khi xuất hiện văn hóa ngoại lai xâm nhập
vào đời sống văn hóa xã hội. Từ đó đạo đức xã hội trở nên suy đồi, nhố nhăng lộn
xộn từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Mà Nguyễn Khuyến – một vị quan thanh
liêm bất lực trước thời thế, không thay đổi được thời cuộc.

Sự thối nát trong triều đình là nguồn gốc cho sự mất nước, mất văn hóa của
dân tộc. Nguyễn Khuyến viết ít mà lại có hàm ý sâu xa, phê phán cả một hệ thống
quan lại triều đình thối nát. Ông là một vị quan yêu nước, muốn đem công sức
cống hiến cho đất nước, cho dân nhưng thời thế không cho phép một vị quan như
ông tồn tại. Bất lực, ông đem cả danh vị của mình, của cả giới tri thức cũ, cùng với
chế độ quân chủ bù nhìn ra mà châm biếm mỉa mai. Để rồi sau sự trào phúng ấy là
một sự thật đắng cay.

Thơ văn ông có khá nhiều bài diễn tả những dằn vặt, những tỏ lường của
ông trong cơn vong quốc, chứng tỏ tác giả đã nung nấu một lòng yêu nước thiết
tha. Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Khuyến trước hết gắn kiền với tư tưởng trung
quân. Ðây là một tư tưởng yêu nước hết sức chân chính tiến bộ. Nguyễn Khuyến
vừa là nhà nho vừa là một ông quan từng hưởng bổng lộc của triều đình nên tư
tưởng trung quân đậm nét.

Tuy nhiên sống giữa thời kỳ nước mất nhà tan, Nguyễn Khuyến không đành
nhìn đất nước rơi vào tay giặc, lại không cam tâm ở lại triều đình để làm bù nhìn
nên ông quyết định xin cáo quan về ở ẩn. Lòng Nguyễn Khuyến từng dạt dào
bao ý định chua xót về quyết định này:

“Khứ quốc khởi vô bằng bối tại,

9
Quy gia vị tất tử tôn hiền?”

(Cảm tác)

Dịch nghĩa:

“Bỏ chức há không bạn bè ở lại

Về nhà vị tất con cháu đã khen thay?”

Và khi quyết định về ở ẩn, nỗi băn khoăn, trăn trở của ông càng day dứt ông
khi không giúp ích gì được cho đất nước. Ông bất lực không tìm được cách cứu
nguy cho dân tộc, ông thể hiện qua nỗi đau khi không làm được gì để thay đổi thời
cuộc. Lời thơ thường đượm buồn, đầy nước mắt khi nói về đất nước:

“Ðời loạn người về như hạt độc

Tuổi già hình bóng tựa mây côi”.

(Cảm tác)

“Sách vở ích gì cho buổi ấy,

Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già”.

(Ngày xuân dặn các con)

Hơn nữa, yêu nước ấy là muốn cho nước được độc lập, được vinh quang.
Nước mất chủ quyền, dân tộc sống trong vòng nô lệ ngoại bang. Không ham địa vị
giàu sang, không chịu những phĩnh phờ lừa gạt của thực dân và tay sai, ông treo
ấn từ quan, trở về sống đạm bạc, nghèo thiếu ở nông thôn, để nêu cao tiết tháo bất

10
khuất. Thái độ ấy ông cũng thường hay mượn vần thơ giải tỏa, để tự hiện bạch.
Thêm vào đó là nỗi niềm trăn trở về đất nước độc lập tự do. Nhà thơ còn mượn
tiếng cuốc kêu để thể hiện tâm trạng nhớ nước da diết, khắc khoải của mình. Bài
thơ Cuốc kêu cảm hứng như một lời nỉ non tâm sự, từng làm xao xuyến tâm hồn
bao thế hệ khi gợi nhớ non sông.

Là con người toàn tâm toàn ý phụng sự cho dân tộc, luôn luôn sống trong
trạng thái “biếng nhắp năm canh chầy, gà đã sớm giục giã”, điều băn khoăn lo lắng
nhất của Nguyễn Khuyến là tình trạng đánh mất lương tri và nhân phẩm của con
người thời đại ông. Và vì vậy ông đã làm hết sức mình để chống lại thảm hoạ đó,
để kìm giữ con người trên bờ vực thẳm của sự sa đoạ. Thơ ông khác nào một ngọn
đuốc soi đường cho lương tri của dân tộc ta trong một thời đêm tối. Hành động của
ông chẳng khác gì hành động của Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm… xưa kia.

2.3. Đối tượng trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến

Đối tượng trào phúng trong thơ Yên Đỗ hết sức phong phú, đa dạng. Ông
cười bọn quan lại tham quan vơ vét hại dân, cười bọn hãnh tiến nhố nhăng, cười
cái bi hài của nền Hán học cuối ngày tận số, cười cả Vua, cả Tây và cười cả chính
mình. Chính vì thế mà tiếng cười mang những sắc thái khác nhau. Khi để bông đùa
cùng bạn, tiếng cười Nguyễn Khuyến thật hóm hỉnh, thâm mật, duyên dáng.

2.3.1. Tự trào

Chúng ta biết đến Nguyễn Khuyến là người đỗ đầu cả ba kì thi (thi Hương,
thi Hội và thi Đình) vì thế người đời gọi ông là Tam nguyên hay Tam nguyên Yên
Đỗ. Thế nhưng bản thân ông lại thấy đó là nỗi thẹn lớn nhất của cuộc đời mình,
ông thấy mình bất lực trước thời cuộc, không giúp được gì cho dân, cho nước.

11
Chính vì thế mà ông viết khá nhiều về mình, tự cười, tự giễu cợt chính mình. Thơ
tự trào của Nguyễn Khuyến như một tấm gương phản ánh nỗi lòng của nhà thơ.

“Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang

Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.

Cờ đang dở cuộc không còn nước

Bạc chửa thâu canh đã chạy làng

Mở miệng nói ra gàn bát sách

Gần môi chén mãi tít cung thang

Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ

Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng”

(Tự trào)

Bức chân dung tự họa của Nguyễn Khuyến hiện lên thật hài hước. Tác giả tự
khắc họa mình một cách hóm hỉnh bằng một loạt những phủ định: chẳng…
chẳng… chẳng…chẳng… và chốt lại hai chữ “làng nhàng”. Ấn tượng ban đầu về
bức chân dung ấy là như thế, chỉ đơn giản là một con người làng nhàng, không có
gì đặc biệt, được khắc họa không phải bằng những nét phác, mà lại bằng một loạt
những phủ định.

Đến những câu thơ sau, bức chân dung Nguyễn Khuyến còn có thêm những
nét “nguệch ngoạc” khác, khi nhà thơ khéo léo, và hóm hỉnh, hé lộ thêm cho bạn
đọc những tật xấu của mình: cờ, bạc, tổ tôm, rượu chè… tật xấu gì cũng đủ cả.

“Bức chân dung xấu xí tự họa” của Nguyễn Khuyến được nhà thơ phác họa
bằng một loạt những tính từ âm tính: “làng nhàng”, “chạy làng”, “gàn” nhà thơ như

12
xoáy sâu vào từng điểm xấu, thói xấu của mình, từ dáng người, tính cách, đến
những thói quen để chế giếu, cười cợt chính bản thân mình.

Bức chân dung ấy trở thành tấm nền cho một thứ nghịch lý của chính cuộc
đời nhà thơ:

“Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,

Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!”

Hóa ra những tật xấu kia được miêu tả kĩ càng, tréo ngoe đến vậy, là để đối
lập lại hoàn toàn với “bia xanh, bảng vàng” kết thúc bài thơ. Một sự đối lập đầy
nghịch lý, “dở khóc, dở cười”. Cái cười bật lên từ những tréo nghoe, cọc cạch, một
gã gàn, một gã dở, một gã bê tha làng nhàng, thế mà cũng thi đỗ, cũng bia xanh,
cũng bảng vàng. Hai câu thơ cuối cất lên thoạt nhiên người đọc tưởng là một cái
cười tự đắc, một cái cười giễu cợt bản thân. “Gớm cho mình nhỉ, thế cũng bia
xanh, cũng bảng vàng!” . Rõ ràng là cái giọng điệu cười cợt, mà kẻ hời hợt dễ
nhầm là cái giọng tự đắc, khoe khoang.

Thế nhưng đi sâu vào ngôn từ, cái cười cợt cất lên đến đỉnh điểm vào đọng
lại ở giọt nước mắt. Đằng sau nụ cười giễu cợt bản thân ấy là cả một nỗi u hoài đau
đớn.“Gớm cho mình nhỉ”, đâu phải là một câu nói đùa, mà nó là một lời tự trách,
tự rủa xả, tự đay nghiến bản thân. Ta thấy giọng điệu câu thơ trở nên nặng nề, đay
nghiến, và đau đớn. Đó chính là nỗi đau của một nhà Nho mang trí lớn giúp nước,
nhưng đành bất lực trước hoàn cảnh.

Ẩn trong nội dung bài thơ chính là tâm trạng u hoài. Nhà thơ đã chơi chữ rất
kheo léo trong cụm “không còn nước”. Nước ở đây có thể là nước cờ. Mà nước ở
đây, cũng có thể là đất nước, là quốc gia. Cụm từ “đã chạy làng” ám chị việc ông
trở về ở ẩn. Cách dùng từ này cho thấy một nỗi đau xót, dằn vặt bản thân ghê
gớm. “Chạy làng” là việc của kẻ hèn nhát, đằng này, ông lại là một Nho sĩ, có
13
nhiệm vụ phải gánh vác giang sơn, “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” è Ở
đây có một sự dằn vặt, đay nghiến bản thân, có một sự tự trách!

Nguyễn Khuyến đã không dấu diếm những khuyến khuyết của mình, ông đã
đem những cái xấu của mình ra để chỉ trích, tự lên án chính mình. Trước những
thói xấu, sự bạc nhược của mình. Nguyễn Khuyến tự xấu hổ, tự cười, tự mỉa, tự
thẹn khi mang danh Tam nguyên, bia xanh, bảng vàng mà lại như thế, bản thân
không thể góp sức phò vua, giúp nước, giúp dân. Điệp từ “mình” trở đi trở lại thể
hiện niềm day dứt khôn nguôi, xoáy sâu vào bản thân mình mà chế giễu, mà trào
phúng bởi thấy cuộc đời mình mới đáng cười làm sao. Cười chính mình có lẽ cái
cười sâu sắc nhất mà cũng xót xa nhất và có lẽ cả cuộc đời Nguyễn Khuyến ông
luôn chìm trong sự đau đớn và bất lực trước thời cuộc ấy. Ông cảm thấy tủi nhục
với cuộc đời hư danh của mình, chính vì thế mà cho đến cuối đời ông vẫn đau đáu
trong và tự thốt lên tiếng lòng hổ thẹn của mình.

“Ơn vua chưa chút báo đền

Cúi trông ngổ đất, ngửa lên thẹn trờ”.

(Di chúc)

2.3.2. Thế trào

2.3.2.1. Đã kích thực dân Pháp

Ðả kích những việc làm gây tiếng vang ầm ĩ lúc bấy giờ, lên án những thủ
đoạn bóc lột sức người, sức của của nhân dân. Bọn chúng đã đẩy hàng vạn người
dân vô tội đến chốn ma thiêng nước độc. Bài thơ Hội Tây, Hoài cổ, Văn tế Crivier
đã phản ánh thực trạng đó bằng bút pháp hiện thực trào phúng sâu sắc:

“Hỡi ôi!

14
Ông ở bê Tây,

Ông qua bảo hộ.

Cái tóc ông quăn,

Cái mũi ông lõ,

Ðít ông cưỡi lừa,

Miệng ông húyt chó,

Lưng ông đeo súng lục liên,

Chân ông đi giày có mỏ,

Ông dẹp cờ đen

Ðể yên con đỏ.

Ai ngờ:

Nó bắt được ông,

Nó chặt mất sỏ.

Cái đầu ông đâu?

Cái đít ông đó.

Khốn khổ thân ông

Ðéo mẹ cha nó”

(Văn tế Crivier)

“Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười,

15
Sự đời đến thế, thế thời thôi!

Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm,

Nước độc ma thiêng mấy vạn người.

Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,

Phá tung phên giậu hạ di rồi.

Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ,

Mấy trắng về đâu nước chảy xuôi”.

(Hoài cổ)

Bài này tuy đầu đề là "Hoài cổ" nhưng thực ra nhà thơ muốn nói lên cảnh
thực dân Pháp bắt dân ta đi phu khai mỏ ở miền núi, đắp đường xe lửa v.v... bị chết
nhiều.

2.3.2.2. Đã kích bọn quan tham, tu sĩ rỡm

* Bọn quan tham

Tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến là tiếng cười ra nước mắt, tiếng cười
nhẹ nhàng mà không kém phần chua cay. Tiếng cười của ông không còn là tiếng
cười để mua vui mà là tiếng cười để phê phán, tố cáo hiện thực xã hội. Đối tượng
trước hết cần lên án và vạch trần chính là giai cấp thống trị, bọn tham quan.

Nguyễn Khuyến từng làm quan nên đã thấy rõ hiện thực quan trường và thế
giới khoa bảng nói chung là đổ nát và thảm hại.

16
Ngòi bút ông đã vạch trần nhiều mặt xấu xa thối nát của bọn quan lại nào là
bất tài, vô dụng, dốt nát chỉ là thứ phỗng đá không hơn không kém, trơ trơ trước sự
nguyền rủa của dân.

Thái độ của Nguyễn Khuyến rất dứt khoát. Ông mắng chúng không kiêng
nể. Bằng lối nói mát chửi mát theo kiểu Việt Nam Nói ngọt mà lọt đến xương,
Nguyễn Khuyến đả kích, châm biếm xỏ ngầm rất thâm độc. Thậm chí khi cần, ông
cũng chuyển roi quất mạnh bằng các biện pháp nghệ thuật độc đáo như chơi chữ,
nói láy, dùng từ đa nghĩa, dùng âm của chữ Hán chuyển sang từ Việt.

Với bài thơ Ông nghè tháng Tám Nguyễn Khuyến đã phê phán hiện thực
quan trường và thế giới khoa bảng đổ nát và thảm hại.

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông Nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh thế mới hời?

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!”

(Ông nghè tháng Tám)

Trong hàng khoa giáp quan lại, ngoài một số tiếp nối hào khí dân tộc, đứng
lên anh dung chống Pháp, một số không sức cầm gương nhưng không chịu hợp tác
với thực dân, về sống ẩn nhẩn ở nông thôn, còn lại là những kẻ đương thời theo

17
đuổi danh lợi, cúi đầu làm tay sai cho bọn xâm lược, hoặc là những kẻ gian hùng
phản bội, bất tài vô dụng cố tình bưng bịt tai mắt để giữ lấy địa vị và đục khoét
nhân dân. Hiện thực quan trường và thế giới khoa bảng đổ nát và thảm hại.

Điệp từ “cũng” kết hợp nghệ thuật liệt kê cho thấy những tiến sĩ thời bấy giờ
cũng có đầy đủ từng thứ một những thứ áo xiêm diêm dúa. Họ cũng được gọi là
những “ông nghè” chẳng kém ai, thế nhưng học vị danh giá, vẻ vang ấy thực chất
cũng chỉ là một mảnh giấy có đóng dấu son đỏ lòe loẹt của triều đình.

Hơn thế nữa, kẻ học vị tiến sĩ, ông nghè cao quý giờ chẳng còn chút giá trị,
nó mới “nhẹ” mới đơn giản làm sao khi có thể mua được bằng tiền. Cuộc mua bán
này vô cùng có lợi “cái giá khoa danh ấy mới hời” bởi sự nghiệp quan trường còn
có biết bao những cuộc mua bán đổi chác khác

Tất cả bọn chúng chỉ là một lũ ngu dốt, bất tài, vô dụng leo lên được vị danh
giá thực chất chỉ nhờ có đồng tiền. Tiếng cười trào phúng cất lên hóm nhẹ mà càng
ngẫm càng thấy sâu cay.

Bên cạnh đó, thói tham lam, hà tiện, bủn xỉn không chỉ của tên quan tuần mà các
tầng lớp quan lại thời bấy giờ:

“Tôi nghe khẻ cướp nó lèn ông,

Nó lại lôi ông đến giữa đồng.

Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ!

Thân già da cóc, có đau không?

Bây giờ mới khẽ sầy da trán,

Ngày trước đi đâu mất mảy lông.

Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa.


18
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông!”

(Hỏi thăm quan Tuần mất cướp)

Bằng những câu hỏi thăm rất đỗi tận tình, một người quan tuần bị mất cướp
lại còn bị kẻ cướp đánh cho, nhà thơ đã khiến chúng ta bật cười bởi chính giọng
điệu “tử tế” ấy. Nhà thơ đã “hỏi thăm” đã nói những điều lẽ ra theo phép lịch sự
thông thường thì không nên hỏi, không nên nói, hay có hỏi, có nói thì phải hỏi,
phải nói một cách tế nhị, đằng này ông lại hỏi thẳng, nói thẳng. Những câu thơ cứ
như những mũi dao nhọn cứ ngoáy mãi vào một vết thương nên càng ngoáy càng
đau. Ban đầu nhà thơ còn nói ỡm ờ, chế giễu nhưng về sau thì đả kích thật sự. Ông
quan “đáng kính” chỉ như một món đồ để cho bọn cướp lôi từ nơi này sang nơi
khác lại còn bị đánh cho “sầy da trán”, thật là đau xót! Nhà thơ còn tỏ ý thông cảm
với tuổi già của tên quan để rồi sau những lời hỏi han sức khỏe ấy, nhà thơ thốt ra
lời khuyên “thôi cũng đừng nên ki cóp nữa”. Nghe thật tử tế làm sao! Thật ra cả
bài thơ tác giả chỉ nhắm một mục đích duy nhất là cho người đọc bông đùa thỏa
thích trước sự “xui xẻo” của tên quan để rồi chốt lại lời châm biếm đả kích gay gắt
về cái thói tham lam, hà tiện, bủn xỉn của không chỉ tên quan tuần mà các tầng lớp
quan lại thời bấy giờ. Mượn thành ngữ “ki cóp cọp ăn” của dân gian xưa, Nguyễn
Khuyến đã giúp ta hiểu sâu sắc về bộ mặt thật của bọn quan lại đương thời, những
“nạn nhân” bị cướp thứ tài sản đã đi cướp!

“Ai rằng ông dại với ông điên

Ông dại sao ông biết lấy tiền”

(Tặng một viên quan tham nhũng).

Ngay đến các quan Đốc học cũng không thoát khỏi lời công kích. Nguyễn
Khuyến mạt sát Đốc học là tay sai của thực dân:

19
“Bổng lộc như ông không mấy nhỉ.

Ăn tiêu nhờ được chiếc lương Tây”.

Nguyễn Khuyến vạch trần bộ mặt tham lam và đê tiện của bọn thực dân
phong kiến và tay sai, chỉ rõ bản chất của lũ cướp nước và bán nước. Bọn chúng
đục khoét nhân dân, gây tội lớn với nhân dân và sẽ phải chịu tiếng xấu nghìn đời.
Đó cũng là một lời cảnh báo nhẹ nhàng và sâu cay mà nhà thơ dành cho bọn người
vô liêm sỉ đó. Ông cũng mạnh dạn đứng lên, vạch trần trụi ra rằng những trò chơi,
trò vui trong ngày hội Tây thực chất là làm cho đồng bào ta quên đi nỗi nhục mất
nước, tham gia một cách vô ý thức vào những trò chơi hạ thấp phẩm già của con
người. Chúng ta đọc để mà cười, cười một cách xót xa và đau đớn. Đó phải chăng
là một lời cảnh tỉnh của Nguyễn Khuyến cho nhân dân ta, đồng bào ta, những con
người ít hiểu biết phải nên cảnh giác trước mọi âm mưu được gói ghém kĩ càng
trong những sự việc tưởng chừng như tốt đẹp mà bọn thực dân bày ra để lừa mị
con người. Ông nói lên cho mọi người biết rằng: hàng ngũ quan lại là lũ tay sai bù
nhìn, là những anh hề trên sân khấu. Có phải chăng rằng ông đang khuyên bọn
quan lại ấy hãy thức tình mà là chính mình, đừng chịu mãi sự sai khiến của người
khác, đừng là một con rối, một anh hề trong sự giật dây của thực dân.

“Vua chèo còn chẳng ra gì

Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”

* Tu sĩ rỡm

Thành phần lãnh đạo xã hội đã vậy, các vị lãnh đạo tinh thần đa số lại không
xứng đáng. Họ lợi dụng cửa thiền ché thực sự không phải muốn tu hành. Nguyễn
khuyến tuy trọng vọng những bậc chân tu nhưng cũng không quên đùa cợt với các
nhà sư không trọn đạo:

20
“Đầu trọc lóc bình vôi,

Nhảy tót lên chùa ngồi

I , a kinh một bộ,

Lóc cóc mõ ba hồi

Cơm chẳng cần cá thịt

Ăn rặt oản chuối xôi

Không biết câu tình dục

Đành chịu tiếng bồ côi”

(Vịnh sư)

Trong bài “ Vịnh sư” Nguyễn Khuyến cho ta thấy nhãn quan sắc sảo của
mình khi đặc tả lại hình ảnh của một vị “chân tu” trong thời buổi nửa Tây nửa Tàu
nhố nhăng, phức tạp. Cũng thật đáng buồn cười cho một nhà sư rất biết giữ thanh
quy giới luật, không hề cần đến “thịt, cá” nhưng lại “Ăn rặt oản chuối xôi”.

Ngay đến những cô tiểu nơi cửa thiền cũng bị thi nhân đem ra trêu cợt khi
thấy dáng điệu cô nằm ngủ thật là gợi cảm:

“Ôm kinh gối mỏ gáy khò khò,

Gió lọt buồng thiền mát mẻ cô.

Then cửa từ bi gài nửa cánh,

Nén hương tế độ đốt đầy lò”.

21
(Cô tiểu ngủ ngày)

2.3.2.3. Đã kích chế độ thi cử và thầy đồ

Cũng bị lên án khắc nghiệt vì những tên quan lại đều xuất thân từ khoa bảng
nhưng khoa bảng lúc bấy giờ lại mục nát, suy đồi. Nho sĩ không còn sĩ khí, uy thế
như xưa nữa. Thế nhưng nhà Nguyễn vẫn cố duy trì ba kỳ thi: Thi Hương , thi Hội,
thi Ðình nên đã sinh ra những ông Nghè, ông Cống. Vì vậy, sự tương phản càng rõ
nét.

Nguyễn Khuyến phê phán nhân tài của xã hội chỉ là những người không ra
gì. Có danh nhưng không thực, bài thơ Ông nghè tháng Tám không chỉ đã kích bọn
quan tham mà còn đã kích chế độ thi cử, gợi ra mối liên tưởng tới thân phận những
kẻ khoa bảng, bọn quan lại ở thời kỳ nước mất, nhà tan. Ðạo Nho sắp đến ngày
mạt vận đang cơn hấp hối nhưng nhà Nguyễn vẫn cho diễn lại cái trò lều chõng
thêm vài chục năm để đào tạo tiếp tay sai phục vụ cho bộ máy bù nhìn của chúng.
Ông mai mỉa cảnh khoa cử suy đồi, đạo đức của kẻ sĩ bị đánh mất trước tiền tài và
danh vọng. Mang danh nhà mô phạm, nhưng sự đời đảo điên, tình dục đã làm mờ
ám lương tri để rồi Nguyễn Khuyến lên tiếng bài thơ Thầy đồ ve gái goá là một ví
dụ tiêu biểu:

“Ở góa thế gian nào mấy mụ

Ði ve thiên hạ thiếu chi thầy

Yêu thầy cũng muốn cho thầy dạy

Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây”.

(Thầy đồ ve gái góa)

Nếu có những thầy đồ “ve gái” thì cũng có những thầy đồ “ bị gái lừa”.

22
“Cùng nhau chửa được mấy ngày,

Cô tiêu cũng lắm thầy vay cũng nhiều.

Yêu người, người lại chẳng yêu,

Chiều hoa, hoa lại chẳng chiều mới căm”.

(Thầy đồ bị gái lừa)

2.3.2.4. Đã kích bọn me Tây và gái điếm

Ðặc biệt, ngòi bút của Nguyễn Khuyến tỏ ra không khoang nhượng khi viết
về bọn me Tây, gái điếm. Trong một vế câu đối Mừng cô Tư Hồng ông viết:

“Có tàn, có tán, có hương án thờ vua danh giá lẫy lừng ba mươi sáu tỉnh”.
Ở một câu đối khác:

“Thôi cũng đừng cõng rắn cắn gà nhà, phong lưu chú Bát, phú quý dì Tư,
mây nổi đã từng qua trước mắt”.

Có thể nói, cũng như các nhà thơ thuộc khuynh hướng hiện thực tố cáo giai
đoạn này, Nguyễn Khuyến đã bám vào hiện tượng cụ thể để đả kích. Từng con
người, từng hiện tượng và những sự việc lố lăng trong xã hội đều bị vạch trần và
thể hiện rõ phong cách độc đáo của ông.

“Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?

Trời sinh ra cũng để mà chơi!

Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,

Chơi thủng trống long dùi âu mới thích

Đĩ bao tử càng chơi càng lịch,

23
Tha hồ cho khúc khích chị em cười:

Người ba đấng của ba loài,

Nếu những ai thì đĩ mốc.

Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc

Khá khen thay làm đĩ có tông

Khắp giang hồ chẳng chốn nào không.

Suốt Nam Bắc Đông Tây đều biết tiếng.

Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,

Còn một phương để nhịn lấy chồng,

Chém cha cái kiếp đào hồng,

Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.

Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó,

Mai sau ngày giỗ có văn nôm.

Cha đời con Đĩ Cầu Nôm”

(Đĩ Cầu Nôm)

Bởi chính cái xã hội ấy, đã tạo ra những dạng người như thế ấy, câu thơ của
Nguyễn Khuyến hết sức sắc sảo, đã chỉ ra rõ nguyên nhân sâu xa của một hiện
tượng xã hội chướng tai gai mắt, chính bởi vì “bà đĩ” ấy gặp thời. Hơn nữa, còn
trở nên có thanh thế có, vậy liệu thước đo giá trị trong buổi giao thời này là cái gì
ngoài thế lực đồng tiền và thú vui tầm thường. Tất cả cái vỏ bọc ảo bên ngoài, mọi

24
người ai cũng nhìn thấy được nhưng họ bằng lòng với danh phận giả tạo đó bởi nó
chính là quy tắc sống trong thời buổi nhiễu nhương lúc bấy giờ.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến đã
không dè dặt mà thẳng thắn điểm mặt tất cả các đối tượng cần lên án, phê phán
trong xã hội lúc bấy giờ.

3. Đặc tính nghệ thuật trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ luôn coi trọng tính dân tộc và
tính đại chúng trong việc sử dụng ngôn từ. Ông rất ít dùng chữ Hán, càng ít dùng
điển cố Trung Quốc, tiếng Việt ông dùng đều rất phổ thông, bình dị, mộc mạc, lắm
khi là những thành ngữ tục ngữ được dùng trong đời sống. Cùng với khả năng sử
dụng ngôn từ linh hoạt, ông đã khai thác thành công mọi cái hay của ngôn từ để trở
thành một nhà thơ trào phúng vô cùng thành công, có dấu ấn riêng biệt, khác với
bất cứ một nhà thơ trào phúng nào.

Cái cười và cách trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến không giống Hồ
Xuân Hương trước kia và càng không giống Trần Tế Xương .

Ở Hồ Xuân Hương, bà luôn hướng đến nỗi bất hạnh của thân phận phụ nữ,
nỗi khổ dằn xé và đọa đày thân phận khổ cực của họ. Trong thơ bà, luôn đặt nặng
cảm xúc, không dửng dưng lạnh nhạt mà luôn hướng trái tim cháy bỏng vào thơ,
điều đó thể hiện ở chỗ: khi giận dữ thì thét mắng, khi mỉa mai thì lời lẽ cay độc
nhưng khi yêu thì lại đằm thắm, đồng cảm sâu sắc, cười thì cười không chút dè dặt.

“Kẻ đắp chăn bông,kẻ lạnh lùng

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Năm chừng mười họa hay chăng chớ

25
Một tháng đôi lần có cũng không”.

(Lấy chồng chung_Hồ Xuân Hương)

Bà dùng từ “chém cha” để nói lên nỗi uất ức của phận thê thiếp của người
phụ nữ, khi mà đàn ông thì năm thê bảy thiếp, phụ nữ lại phải chính chuyên một
chồng. Cái kiếp chồng chung đẩy họ vào phận làm lẽ, nhưng thật chất chỉ là người
đầy tớ không công, luôn chịu sự ghẻ lạnh.

Hay sự bất lực trước thực tại được bà tái hiện qua cái nhìn và giọng điệu đầy
mỉa mai:

“Thân này ví biết đường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong”.

Ở Trần Tế Xương, nhắc đến ông, ta luôn gợi về một sự buồn khổ, khổ vì
miếng cơm manh áo, khổ vì lẽ đời bất công, bên cạnh đó là nỗi xót xa cho bản
thân, gia đình và cả vận mệnh dân tộc. Thế nhưng, thơ ông không phải là tiếng
lòng nỉ non, ai oán mà lại là tiếng cười hóm hỉnh, cười ra nước mắt. Ông cười, bởi
lẻ ông nhìn nhận sự việc bằng cái nhìn thản nhiên, ông không trách đời trách
người, ông chỉ cười cho bản thân mình, cái cười của ông mang giọng điệu khôi hài,
nhạo báng bản thân:

“Vị Xuyên có Tú Xương

Dở dở lại ương ương

Cao lầu thường ăn quỵt

Thổ đĩ lại chơi lường”.

26
(Tự trào mình)

Cái cười trong thơ Nguyễn Khuyến không phải là lúc cười thì cười ngặt
nghẽo, tự do, thoải mái, đến lúc cần cay độc thì thật là cay độc. Cái cười trong thơ
ông là sự nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng vẫn ẩn ý được sự chế giểu chỉ trích mạnh
mẽ.

Thơ ông mang những đặc tính riêng, đặc biệt là đặc tính mang tính chất nghệ
thuật, ta có thể phân tích các đặc tính nghệ thuật của thơ ông như sau:

3.1. Lối chỉ trích kín đáo

Gíao sư Dương Quảng Hàm đã nhận xét: “Nguyễn Khuyến chỉ trích thói
đời một cách nhẹ nhàng, kín đáo, rõ ràng là một bậc quân tử muốn dùng lời văn
trào phúng để khuyên răn người đời”.

Vậy cái lối chỉ trích kín đáo mà ta nói ở đây chính là cái Nguyễn Khuyến
muốn cho ta thấy, đó là cái nhìn về hiện thực, về những con người giả dối, bản chất
xấu xa thông qua những tiếng cười hóm hỉnh, mát mẻ mà vẫn rất kín đáo.

Cái lối chỉ trích ấy, là cái nhìn mang tính nhân đạo, cười đấy chế giểu đấy
nhưng lại bằng một lòng thương hại, mong muốn thức tỉnh được những con người
bần cùng của xã hội về lẽ sống, làm đẹp cho đời.

“Khen thế ai vẽ trò vui thế

Vui thế bao nhiêu,nhục bấy nhiêu”.

27
(Hội Tây)

Hai câu thơ trên, Nguyễn Khuyến vẽ ra một Hội Tây đầy vui nhộn, chữ
“khen” và chữ “vui” là cái nhìn hài hước của tác giả, tả lại sự vui vẻ nhưng câu thơ
“vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêu” lại cho thấy sự mỉa mai của tác giả đối với
những con người ham vui, quá say mê, lẫn vào cái vui mà quên đi bản thân mình,
quên đi nỗi nhục mất nước.

Hay:

“Người bảo rằng thầy yêu cháu đấy

Thầy yêu mẹ cháu có ai hay”.

(Thầy đồ ve gái)

Hai câu thơ, nói lên thói hư bất chính của thầy đồ, ông mỉa mai bằng giọng
cười dửng dưng, cười như không cười nhưng lại lên án một cách thật sâu sắc, để
những ai có tật thì ắt phải giật mình.

Những lời chỉ trích của ông là cái nhìn về sự đời bạt bẽo,bằng sự trào phúng của
mình, ông đã biến nó thành một trò cười, tuy vậy, không phải là cái cười quá phũ
phàng, vùi dập, bạt bẽo, mà còn là sự nhắc nhở, thương hại.

Trong bài “Tiến sĩ giấy”, Nguyễn Khuyến đã nhìn nhận và tóm lược những
mặt trái của xã hội mà cụ thể là những con người hữu danh vô thực, với hình tượng
“ông nghè” cùng câu chữ bình dị, đời thường mộc mạc, tuy nhiên ẩn chứa trong đó
là sự lên án, phê phán của những con người tham hư danh lúc bấy giờ bằng lối chỉ
trích tuy kín đáo nhưng lại rất sâu sắc:

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai


28
Cũng gọi ông nghè có mấy ai

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ

Cái giá khoa danh thế mới hài

Ghế tréo gọng xanh ngồi chỏng chọe

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi”.

(Tiến sĩ giấy)

Ta có thể thấy, với hình ảnh thơ vừa thực vừa tượng trưng, tác giả đã phê
phán lên án những con người chỉ có cái danh hư vô mà không có thực tài.

Bằng lối chỉ trích kín đáo, Nguyễn Khuyến đã cho thấy cái hay trong nghệ
thuật trào phúng của ông. Nó cho thấy cả tính cách con người của tác giả qua cái
cười nhẹ nhàng ý nhị nhưng vẫn đánh động vào các thói hư tật xấu ở đời.

3.2. Ý sâu sắc, chua cay

Cách trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến luôn thể hiện bằng sự kín đáo, ý
vị, tuy nhiên, ý nghĩa đọng lại rất sâu sắc, hay nói cách khác, dù được thể hiện
bằng hình thức hóm hỉnh, tế nhị nhưng ý lại rất sâu sắc chua cay.

Tuy nhiên, sự chua cay trong thơ Nguyễn Khuyến không phải là sự chua cay
mạnh mẽ, mạnh liệt, đập thẳng vào người hứng chịu mà sự chua cay đó lại mang
chút từ tốn, nhẹ nhàng, thấm đậm từ từ nhưng lại chắc chắn, lắng đọng lòng người.
Sự chua cay từ chính tiếng cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh mới thực sự làm cho con
người ta thấm thía cái lẽ đời xấu xa đang tồn tại.

29
Hàm ý tác giả muốn nhắn gữi qua từ lời thơ, câu chữ không đơn giản là sự
chỉ trích, lên án hay phê phán của tác giả,mà hơn hết, tác giả muốn người đọc
người nghe thấu hiểu, đồng thời cũng là thương hại của chính tác giả đối với
những gì được đề cập đến.

Đối với từng đối tượng, sự trào phúng trong thơ ông cũng không có gì thay
đổi, ông chủ yếu lên án và phơi bày cái thực tại xấu xa của xã hội, từ quan lại đến
bọn thực dân.

Ta có thể thấy rõ điều đó qua các tác phẩm nói về sự lên án thói cướp bóc,
vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp, hay sự tham lam của bọn quan lại:

“Khoét rỗng ruột gan trời đất cả

Phá ta phên dậu hạ đi rồi”.

Hay:

“Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt

Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen”.

Ông đề cập tới bọn thực dân Pháp bằng cái nhìn đầy oán trách, ông vạch trần
cái bản chất xấu xa của chúng bằng lời văn nhẹ nhàng, tuy nhiên đó cũng là lời
cảnh báo đầy sâu cay của tác giả. Ông cũng lên án bọn tham quan đê tiện,tham
lam, không lo nghĩ cho dân bằng cái cười đầy mỉa mai, giễu cợt, rằng: chúng chỉ
lo vơ vét làm sao cho đầy túi mình, mà chẳng màng đến con mắt nhìn của người
đời.

30
Tuy nhiên, ông muốn, cảnh báo nhắc nhở bọn chúng rằng, dù không màn
đến cái nhìn của người đời nhưng hành động và tội ác của chúng vẫn sẽ bị trả giá
và chịu tiếng xấu ngàn đời.

Có thể nói, Nguyễn Khuyến vẫn rất nhân từ khi dùng lời lẽ hết sức nhẹ
nhàng để vạch trần và chỉ trích cái tha hóa về cả con người và xã hội lúc bấy giờ.
Ông cười đấy, hóm hỉnh đấy, nhưng ẩn chứa trong ông vẫn là một nỗi xót xa, đau
đớn.

3.3. Thái độ quân tử

Nguyễn Khuyến bày tỏ thái độ bất hợp tác với bọn thực dân, các tác phẩm
của ông sáng tác nhằm mục đích châm biếm, ngoài ra còn có tác dụng cảnh tỉnh
con người về nhân cách. Ông dám nói những gì mọi người có thể đều đã biết
nhưng không ai dám nói, ông vạch trần cái xấu xa bằng giọng điệu nhẹ nhàng để
mọi người nhìn vào đó ngỡ ngàng một chút, xót xa một chút khi nhận ra chính
mình trong đó.

Không chỉ dửng dưng nói về người khác, mà trước khi thế trào ông đã nhìn
nhận những mặt hạn chế của mình, chỉ ra cái xấu xa, mỉa mai chính mình:

“Nghĩ mình cũng gớm cho mình

Thế cũng bia xanh với bảng vàng”.

(Tự trào )

4. Sự khác nhau trong thơ trào phúng Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

Với bối cảnh nước nhà ly loạn, giá trị đạo đức xuống cấp, chính quyền
phong kiến nửa mùa, vừa hủ nho lại vừa học đòi lố bịch của văn hóa tây phương,
Nguyễn Khuyến và Tú Xương là những trí giả nặng nề nỗi ám ảnh về ý thức con

31
người. Với vua chẳng ra vua, trò mua quan bán tước chốn cung đình, chốn thi
trường, bộ máy cai trị vừa hèn kém vừa bóc lột chà đạp nhân dân,... Với tình cảnh
trớ trêu của xã hội, đạo đức xuống cấp, đồng tiền lên ngôi, cái giả dối bộc lộ,...
Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã thốt lên tiếng nói của nhân tâm thông qua tiếng
cười châm biếm ở mảng thơ văn trào phúng.

Nguyễn Khuyến và Tú Xương giống nhau trước hết là đều có tư tưởng yêu
nước thương dân, đều nhìn thấy được sự nhếch nhách, xuống cấp của chính quyền
phong kiến, và đều dùng ngòi bút của mình để nói lên cái xấu xa, cái tàn bạo, cái
ngu dốt của cả Tây lẫn Ta khi mà một số thành phần lại hùa theo thói mị dân của
bọn ngoại xâm. Cả hai đều nhà thơ đều “ Tự trào”, nhưng chất tự trào ở hai người
có khác.

Nguyên nhân của sự khác nhau này chính là do môi trường sống và hoàn
cảnh của hai nhà thơ không giống nhau.

Nguyễn Khuyến tự trào thông qua việc mượn hình ảnh đầy ý nhị,...Còn Tú
Xương tự trào thẳng thừng, chỉ ngay đích danh mình, không khoan nhượng với
chính mình. Ấy là vì cuộc đời Tú Xương mang nhiều cay đắng và ẩn ức hơn
Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến dù bất lực với thời cuộc, nhưng ông cũng từng
trải qua thời làm quan, ông chọn cách sống lui về ẩn dật như là một sự phản kháng
với triều đình, và cái lui về ấy cũng là phản kháng tinh tế, ý nhị,... một cung cách
rất thường thấy ở những trí giả Nho học,... Còn Tú Xương, ông cũng lắm chữ
nghĩa, cùng suốt đời thờ phụng đạo học, nhưng ông cứ trượt thi hết lần này qua lần
khác… Điều đó gây nên cho ông tâm lý chán nản, phẫn uất,... nên giọng thơ ông,
chua cay, mai mỉa thẳng thừng là điều dễ hiểu.

Môi trường sống của hai người cũng khác. Nguyễn Khuyến sống ở nông
thôn lúc nhỏ, và sau này cũng điền viên ở nông thôn. Còn Tú Xương sinh ra và lớn

32
lên ở thành thị. Lối sống gấp gáp và sòng phẳng của người thành thị đã tạo ra cho
Tú Xương một phong cách thơ văn bạo dạn, thẳng thừng…

Nguyễn Khuyến trông thấy những nhếch nhác chốn quan trường, sự xuống
cấp của đạo học,...Ông chán nản và từ quan về ở ẩn. Ông từ bỏ mọi xa hoa mà ông
thừa sức hưởng để quay về với những giá trị tinh thần mà ông hằng tâm niệm.
Nguyễn Khuyến sợ hãi, kinh tởm ngay chính ghế quan mà mình đang ngồi. Thông
qua cái cười mỉa chính mình, ông phê phán sự bạc nhược, suy đồi đạo đức chốn
quan trường:

“Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ


Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng”.
(Tự trào)

Vẫn là tiếng cười tự mỉa mình, nhưng Nguyễn Khuyến ý nhị phê phán thói
bạc nhược, bê tha của giới quan chức bấy giờ:

“Mở miệng nói ra gàn bát sách


Mềm môi chén mãi tít cung thang”.
(Tự trào)

Có khi nhà thơ tự trào một cách kín đáo bằng cách mượn hình ảnh của
những nhân vật khác như Tiến sĩ giấy, Ông phỗng đá… nhưng chung quy vẫn là
nói về mình:

“Ông đứng làm chi đó hỡi ông


Trơ trơ như đá vững như đồng”.

Ông phỗng đá là sự bất lực của những người có tâm trước thời cuộc. Vị thế
vững chãi, nhưng cái nhìn trơ trơ, không thấy được lầm than khốn khổ của nhân
dân. Đó phải chăng là tiếng khóc nuốt vào trong của một bậc trí giả mang thâm

33
tâm cao quý? Nguyễn Khuyến thấy mình như một con người thừa thãi trong guồng
máy thống trị phong kiến. Bài Vịnh Tiến sĩ giấy cũng mang một tâm trạng mỉa
mai, chua xót về "cái giá khoa danh":

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai


Cũng gọi ông nghè có kém ai
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh thế mới hời
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ
Tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi”.

Ở bài thơ này ta có thể thấy: Dù là giá trị thực học hay nạn mua danh bán
tước cũng thể hiện sự bất lực như nhau. Ở giá trị của thực học, ta có thể thấy, tuy
những trí giả như Nguyễn Khuyến đến với ghế quan bằng thực tài, bằng học lực
của mình, nhưng ngay cả khi ngồi ghế quan, cũng bất lực không giúp gì được cho
dân, cho nước. Sự bất lực ấy, khách quan ở chỗ, những trung thần chỉ có chức danh
bù nhìn, mọi quyền lực và thực thi đều thuộc vào tay vua và bọn quyền thần,...
chúng chỉ háo danh lợi, lo tom góp cho quyền lực và của cải cá nhân chứ không
thực lo cho dân, cho nước. Ở tệ mua danh bán tước, những cái ghế trọng vọng ở
trường thi bấy giờ không còn chỉ là những ông đồ nữa, mà còn có quan tây, mụ
đầm… Các cuộc mua bán, đổi chác ngầm tạo ra những “tiến sĩ giấy” rất “đồ
chơi”… nghĩa là có danh, không thực, nghĩa là dùng đồng tiền đổi lấy vinh quang
của đạo học.

Bằng mảng tự trào, có thể thấy được Tài - Tâm - Trí của Tam Nguyên Yên
Đỗ - Nguyễn Khuyến.

34
Bước sau Nguyễn Khuyến, Tú Xương nổi bật lên cùng mảng thơ ca trào
phúng. Nhắc tới Nguyễn Khuyến, người ta nhớ tới nhà thơ Trữ tình Làng cảnh hơn
là nhà thơ trào phúng, bởi nét trào phúng của ông kín đáo, ít phơi bày, bạo dạn…
Còn ở Tú Xương, người ta nhớ nhất về ông ở mảng thơ ca trào phúng, mặc dù ông
vẫn viết thơ trữ tình.

Nếu Nguyễn Khuyến thi đâu đậu đó, thì Tú Xương suốt đời hỏng thi. Ông
chỉ có mỗi bằng cử nhân. Tú Xương thi hỏng vì ông học thực, nhưng sự nhếch
nhác, bát nháo chốn thi trường đã không khớp với chữ nghĩa của ông,... nên ông thi
trượt, ông không ra làm quan được như nguyện ước:

“Học đã sôi cơm nhưng chửa chín


Thi không ăn ớt thế mà cay”.
(Hễ mai tớ hỏng)

Vì Tú Xương thi hỏng nên ông phải sống đời sống dân thường, nghèo khó,
mọi gánh nặng gia đình phó thác vào vai vợ hiền, nên ông cũng tự mỉa mình:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc


Có chồng hờ hững cũng như không”.
(Thương Vợ)

Chửi thói đời bạc, trách người chồng hờ hững giữa gánh nặng áo cơm,... nào
phải Tú Xương mỉa ai, là ông mỉa chính mình. Qua đó thể hiện tình yêu thương,
trách nhiệm đối với người vợ quanh năm buôn bán nuôi chồng thỏa chí thi cử,
đặng ra làm quan giúp dân,... nhưng trời đã không chiều lòng họ...

35
Nếu Thương Vợ là tiếng cười ngậm ngùi chính bản thân mình trong trách
nhiệm và bổn phận với gia đình, thì đấy đơn thuần chỉ là cười mình, không mượn
mình để cười người khác. Nhưng, ở bài thơ Tự vịnh, hay Tự cười mình, lại khác:

“Vị Xuyên có Tú Xương


Dở dở lại ương ương
Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường”.
(Tự vịnh)

Ông sẵn sàng phơi bày mọi thói xấu mà không che giấu bất cứ điều gì về
hình ảnh của mình:

“Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ


Rượu chè trai gái đủ tam khoanh”.
(Tự cười mình)

Thi hỏng, buồn chán, Tú Xương sa vào bê tha, rượu chè, tửu điếm,...Nhưng,
đấy chỉ là một dấu hỏi. Bởi mặt trái bài thơ đâu phải tác giả muốn chỉ trích, châm
biếm mình (?)... Phải chăng tác giả muốn qua đó, phơi bày sự thật về một xã hội
giao thời, một xã hội chìm khuất vào u mê của rượu chè, bài bạc, gái gú, một xã
hội mà ngay cả những học giả có tâm với đất nước cũng khoanh tay đứng nhìn và
bất lực với thời cuộc,... Sự bê tha ở đây hoàn toàn có ý đồ...

Bên cạnh mảng tự trào là mảng thế trào. Nguyễn Khuyến đã thông qua gánh
hát mà châm biếm triều đình phong kiến hủ nho suy tàn:

“Vua chèo còn chẳng ra gì


Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”.
(Lời vợ người hát chèo)

36
Khi triều đình phong kiến nắm quyền thống trị, thì những trí thức như
Nguyễn Khuyến không thể nào chỉ trích đích danh họ, mà phải mượn một đối xứng
khác để ví von. Qua miêu tả lời mỉa mai cười cợt của vợ người hát chèo, Nguyễn
Khuyến ý nhị phê phán cả bộ máy triều đình phong kiến nhố nhăng, kệch cỡm,
không xứng đáng với lòng tin của nhân dân.

Bên cạnh phê phán chính quyền đương thời, Nguyễn Khuyến còn thở những
tiếng dài não nuột trước sự suy đồi đạo đức trong xã hội.

“Ở góa thế gian này mấy mụ


Đi ve thiên hạ thiếu chi thầy
Yêu con cũng muốn cho thầy dạy
Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây”.
(Thầy đồ ve gái góa)
Hay:
“Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”.
(Đất Vị Hoàng)

Thầy giáo xưa là những người chỉ cho đi chứ không nhận về. Khổng tử khi
nhận học trò, chỉ nhận từ phụ huynh nắm xôi, cân thịt cho phụ huynh mát lòng, và
từ đó về sau chỉ dạy học trò chứ không nhận thêm thứ gì nữa. Trong khi ông thầy
đồ trong bài thơ Tú Xương viết thì lại đem chữ thánh hiền đổi chác lấy tình, một
điều xưa nay chưa từng có và nhơ bẩn. Cũng như, chuyện con khinh bố hay vợ
chửi chồng là chuyện xưa nay không bao giờ có của dân tộc ta, một dân tộc lấy lễ
nghĩa làm trọng. Con phải lễ phép với cha mẹ. Vợ phải nghe lời chồng.

Tú Xương cũng phê phán tệ ăn hối lộ nơi cửa quan:

“Ai rằng ông dại với ông điên


37
Ông dại sao ông biết lấy tiền”.
(Tặng một viên quan tham nhũng)

Theo đạo lý, các vị quan được xem như "phụ mẫu chi dân",... những người
lo cho dân như mẹ lo cho con, hết lòng vì dân và không cần đền đáp. Đi ngược lại
đạo lý, các quan nhận đút lót, ăn hối lộ. Xử lý việc công dựa theo đồng tiền dân
cống nạp, vì thế, công lý bị bẻ cong.

Như Nguyễn Khuyến, Tú Xương cũng miêu tả sự nhố nhăng nơi cửa Khổng
sân Trình:

“Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng”.

(Giễu người thi đỗ)

Trường thi là nơi trang nghiêm, vậy mà Tú Xương đã miêu tả một cách tếu
táo, châm biếm, cười cợt mai mỉa.Bà đầm là vợ ông tây. Bà đầm ngoi đít vịt. Từ
"ngoi đít" là từ chửi rất nặng. Nó vốn không nên xuất hiện trong thi ca, chỗ tao
nhã,...Thế như trong quan cảnh nhốn nháo của trường thi Tú Xương chửi thẳng
mặt bọn me tây. Cũng như câu sau, ông cử mà "ngỏng đầu rồng",..Ông cử ở đây là
người đỗ trạng nguyên, là quan trạng. Cái tài của Tú Xương đã thể hiện qua việc
sắp đặt lối thơ biền ngẫu song đôi. Mà ở đó, "đầu rồng" của ông cử được sắp dưới
câu "đít vịt" của bà đầm. Một ẩn dụ đầy thâm thúy, chua ngoa mà chỉ ai tinh tế mới
phát hiện ra lối chơi chữ của Tú Xương.

Dù là sự trào phúng về bản thân hay thế sự, ông luôn thẳng thắn đề cập đến
vấn đề không một chút dè dặt, mạnh dạn đưa lên ý kiến của mình cũng như nhạo
báng và mỉa mai sâu sắc chua cay lẽ đời lẽ người.

38
Khép lại mảng thơ văn trào phúng của hai tác giả Nguyễn Khuyến và Tú
Xương, chúng ta thấy rằng, thơ văn trào phúng của Nguyễn Khuyến mang nhiều
sắc thái, cung bậc, là tiếng cười châm biếm, mai mỉa nhưng cũng ý nhị khuyên răn
để người đời thấy đó mà tránh. Còn thơ văn trào phúng của Tú Xương là mũi dùi
nhọn hoắt, đâm thẳng vào những sai quấy, kệch cỡm ở đời,... để những ai thấy
mình trong đó phải đau,... Thuốc đắng dã tật,... chỉ có sự thật và nỗi đau được khơi
lên mới mong xã hội chuyển hướng, cái xấu bớt đi còn cái đẹp được nhân rộng.

5. Tổng kết

Nguyễn Khuyến không phải đánh giặc bằng gươm súng, trong sự bất hợp tác
với giặc của mình ông cũng chưa thật kiên quyết, rắn rỏi. Cái nhìn của ông trước
cảnh nước mất nhà tan thật đau xót, nhuốm màu nặng nề, mất mát. Ông vượt lên
trên tất cả, kìm nén sự đau buồn, sự bất mãn trước thế sự để dùng ngòi bút của
mình vạch ra, chỉ ra, nói ra sự thật xấu xa mà ai ai cũng đều đang né tránh. Để rồi
bật lên tiếng cười chua xót và thức tỉnh những con người đang dần bị lú mờ đi cảnh
mất nước đang xảy ra.

39
Tài liệu tham khảo:

1. http://blogchuyenvan.blogspot.com/2016/07/iii.html
2. http://quanghon77.violet.vn/entry/show/entry_id/5563398
3. http://kenhdaihoc.net/threads/nguyen-khuyen-nha-tho-trao-phung-nhan-
xet.5617/
4. http://tuthucnguyenkhuyen.edu.vn/tieu-su-nguyen-khuyen-nvitt21p1.htm
5. http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c7/n14058/Cuoi-Tu-Xuong-mot-trao-
phung-khac.html
6. Giáo trình văn học Trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX- Chủ biên
Đoàn Thọ Thu Vân- NXB giáo dục Việt Nam

40

You might also like