You are on page 1of 18

Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

BÀI 4: GIỚI HẠN VÀ ĐẠO HÀM CỦA HÀM MỘT BIẾN SỐ

Nội dung Mục tiêu


Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận  Hiểu được một số hàm một biến trong kinh tế
các nội dung: thông dụng.
 Giới thiệu một số hàm một biến trong  Hiểu được đạo hàm, vi phân của hàm một biến.
kinh tế thông dụng.  Hiểu được ý nghĩa của đạo hàm, vi phân.
 Đạo hàm và vi phân của hàm một biến.  Biết được cách tìm cực trị hàm một biến.
 Cực trị hàm một biến.

Hướng dẫn học


 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần,
đặc biệt học chắc bài học về đạo hàm và vi
phân; điều kiện cần và đủ để hàm số đạt cực
trị; làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
 Sinh viên trao đổi với giảng viên trực tiếp tại
lớp học hoặc qua email.
 Tham khảo các thông tin từ trang web môn học.

TOA105_Bai4_v1.0019106220 1
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

4.1. Giới thiệu hàm một biến trong kinh tế

4.1.1. Biến, hằng số và tham số


Biến là một đại lượng mà dấu của nó có thể biến thiên, tức là nó có thể nhận các giá trị
khác nhau. Chẳng hạn, trong các phân tích kinh tế thường gặp các loại biến sau đây:
P: giá cả (price),
: lợi nhuận (profit),
R: doanh thu (revenue),
C: chi phí (cost),
Y: thu nhập (income)…
Trong các mô hình toán kinh tế, các biến được phân loại như sau:
 Biến nội sinh: Nếu một mô hình kinh tế được xây dựng một cách chính xác thì thông
qua việc giái quyết mô hình có thể xác định được các giá trị của một biến, chẳng hạn
như xác định được mức giá cả làm cân bằng thị trường hay mức sản phẩm đầu ra làm
tối đa hóa lợi nhuận. Các biến như vậy được gọi là biến nội sinh, giá trị của chúng
được xác định từ các mối liên quan nội tại của mô hình.
 Biến ngoại sinh: Biến ngoại sinh là các biến với các giá trị được xác định bởi các yếu
tố, các lực lượng xuất hiện ngoài mô hình. Vì vậy, độ lớn của các biến ngoại sinh
được coi như các số liệu cho trước.
Một biến kinh tế có thể là nội sinh hay ngoại sinh tùy theo mô hình hay lí thuyết đang
được xem xét. Chẳng hạn, khi nghiên cứu mô hình cân bằng thị trường thì giá cả P của
một loại hàng hóa là biến nội sinh. Nhưng nếu nghiên cứu lí thuyết về chi phí của người
tiêu dùng thì P lại là biến ngoại sinh, vì P được coi là số liệu đầu vào cho mô hình này.
Ngược lại so với biến, hằng số là một đại lượng có giá trị không thay đổi. Hằng số có thể
được kí hiệu bởi các số hoặc một cách tổng quát hơn bằng các chữ. Trong các trường hợp
khi hằng số được kí hiệu bởi các chữ, chúng ta có các hàm số dạng tham số. Giá trị của
các tham số được coi là hằng số chỉ sau khi chúng được xác định.
Hàm số: Cho hai tập số thực X và Y. Các giá trị x ∈ X và y ∈ Y có quan hệ hàm số
y  f ( x ) nếu với mỗi x cho tương ứng duy nhất một giá trị y.
Hàm số y  f ( x ) được gọi là hàm số một biến số.
Trong các mô hình toán kinh tế, biến y được gọi là biến phụ thuộc, hoặc biến nội sinh.
Biến x được gọi là biến độc lập, hoặc là biến ngoại sinh.

4.1.2. Các loại phương trình


Mối liên quan giữa các biến, hằng hay tham số được thể hiện thông qua các phương trình.
Chúng ta sẽ xem xét các loại phương trình thường gặp trong mô hình kinh tế như sau:
 Phương trình định nghĩa (definition equation) là một đẳng thức mà hai biểu thức thay
thế ở cả hai vế của nó có cùng một ý nghĩa. Như vậy, dấu “=” trong phương trình định
nghĩa phải được hiểu như dấu ≡ (đồng nhất thức).

TOA105_Bai4_v1.0019106220 2
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

Ví dụ 4.1. Lợi nhuận được định nghĩa thông qua phương trình định nghĩa sau:
  R  C , tức là lợi nhuận thu được chính là phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ
đi chi phí.
 Phương trình hành vi (behavioral equation) phản ánh cách thức một biến thay đổi phụ
thuộc vào sự thay đổi giá trị của các biến khác. Nó có thể bao hàm các hành vi có ý
thức của con người (chẳng hạn, khi xét mối liên quan của tiêu dùng tổng hợp phụ
thuộc vào thu nhập quốc dân) hoặc các hành vi vô thức (chẳng hạn khi xem xét mối
liên quan giữa tổng chi phí sản xuất và mức sản phẩm đầu ra). Tuy nhiên, để thiết lập
một phương trình hành vi cần tuân theo các giả thiết nhất định. Như vậy, dấu “=”
trong hành vi phải được hiểu như một mối liên quan phụ thuộc.
Ví dụ 4.2. Xét các ví dụ sau đây về phương trình hành vi với C là chi phí và Q là mức
sản xuất đầu ra:
Chi phí C = 75 + 10Q
Chi phí C = 110 + Q2
Các điều kiện sản xuất được mô tả trong hai phương trình trên là khác nhau. Trong
phương trình thứ nhất chi phí cố định là 75, còn trong phương trình thứ hai chi phí cố
định là 110. Sự biến thiên của chi phí C cũng là khác nhau trong hai phương trình
trên. Trong phương trình thứ nhất khi Q tăng lên một đơn vị thì C tăng lên 10 đơn vị,
còn trong phương trình thứ hai khi Q tăng lên một đơn vị thì Q tăng lên một lượng là:
 Q  1  Q2  2Q  1
2

Chẳng hạn nếu Q tăng từ 12 lên 13 thì C tăng lên 25 đơn vị.
 Phương trình cân bằng (equilibrium equation) mô tả điều kiện cân bằng, nói đúng hơn
là các điều kiện cần thiết để đạt tới tình trạng cân bằng.
Ví dụ 4.3. Xét các ví dụ sau đây về phương trình cân bằng:
Qd = Qs: Lượng cầu phải bằng lượng cung;
S = I: Tổng tiết kiệm phải bằng tổng đầu tư.
Phương trình thứ nhất mô tả điều kiện cân bằng trong mô hình cân bằng thị trường,
còn phương trình thứ hai mô tả điều kiện cân bằng trong mô hình thu nhập quốc dân.
Về bản chất, phương trình cân bằng khác với phương trình định nghĩa và phương trình
hành vi. Phương trình cân bằng có một ý nghĩa quan trọng trong các phân tích kinh tế
để tìm ra các trạng thái cân bằng.

4.1.3. Các hàm số thường gặp


a. Hàm sơ cấp
 Các hàm số sơ cấp cơ bản
1. Hàm số lũy thừa y = x,  là một số thực cho trước.
2. Hàm số mũ: y = ax (a > 0, a  1)

TOA105_Bai4_v1.0019106220 3
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

3. Hàm số logarit: y = logax (a > 0 và a  1)


4. Các hàm số lượng giác: y  sin x , y  cos x , y  tan x , y = cot x
5. Các hàm số lượng giác ngược:
   
o Hàm y = arcsinx là hàm ngược của hàm số y = sinx trên  ,  có
 2 2
Miền xác định : Dy = [–1, 1]
   
Miền giá trị: Ry =  , 
 2 2
o Hàm y = arccosx là hàm ngược của hàm số y = cosx trên  0,   có

Miền xác định: Dy = [–1, 1]


Miền giá trị: R y   0, 

  
o Hàm y = arctanx là hàm ngược của hàm số y = tanx trong   ,  có
 2 2
Miền xác định: D y 

  
Miền giá trị: R y    , 
 2 2

o Hàm y = arccotx là hàm ngược của hàm số y = cotx trong  0,  có


Miền xác định: D y 

Miền giá trị: Ry =  0, 


 Hàm số sơ cấp
Ta gọi các hàm số sơ cấp là những hàm số được tạo thành bởi một số hữu hạn các
phép toán số học và phép toán hợp trên các hàm số sơ cấp cơ bản.
Chú ý:
o Trong các hàm số sơ cấp, người ta đặc biệt chú ý đến hai loại hàm số:
Hàm đa thức bậc n (n  N):

Pn ( x)  a n x n  a n-1 x n 1  ...  a1 x  a 0 ; a k  R, k  0, n;a n  0

Hàm phân thức hữu tỉ là hàm số có dạng tỉ số của hai đa thức:

Pn ( x) a 0  a1 x  ...  a n x n

Q m ( x) b0  b1 x  ...  b m x m

Trong đó: m, n  N; a i , b j  R; i  0, n; j  0, m

TOA105_Bai4_v1.0019106220 4
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

o Hàm hợp: y  f ( x), z  g ( y ) . Khi đó, hàm số hợp của hàm số f và g ký hiệu là
gf ( x ) là một hàm số được xây dựng như sau:

gf ( x)  g[f ( x)]

Ví dụ 4.4. Xét các hàm số f ( x)  x 2  2, g ( x)  3x  1 . Khi đó:

fg ( x)  g 2 ( x)  2   3 x  1  2
2

gf ( x)  3 f ( x)  1  3  x 2  2   1

b. Giới thiệu một số hàm số một biến trong kinh tế


 Hàm cung và hàm cầu
Khi phân tích thị trường hàng hóa và dịch vụ các nhà kinh tế sử dụng khái niệm
hàm cung và hàm cầu để biểu diễn sự phụ thuộc của lượng cung và lượng cầu đối
với một loại hàng hóa vào giá của hàng hóa đó. Hàm cung và hàm cầu có dạng:
Hàm cung: Qs  S(p)

Hàm cầu: Qd  D(p)

Trong đó: p là giá hàng hóa, Qs là lượng cung (tức là lượng mà người bán hàng
đồng ý bán).
Qd là lượng cầu (tức là lượng mà người mua bằng lòng mua).
Khi xét xem các mô hình hàm cung và hàm cầu ở dạng nêu trên, người ta giả thiết
rằng các yếu tố khác không thay đổi. Quy luật của thị trường trong kinh tế học cho
rằng, đối với các hàng hóa thông thường, hàm cung là hàm đơn điệu tăng, hàm
cầu là hàm đơn điệu giảm. Điều này có nghĩa là: với các yếu tố khác giữ nguyên,
khi giá hàng hóa tăng lên thì người bán sẽ muốn bán nhiều hơn và người mua sẽ
mua ít đi. Các nhà kinh tế còn gọi đồ thị của hàm cung và hàm cầu là đường cung
và đường cầu. Giao điểm của đường cung và đường cầu gọi là điểm cân bằng của
thị trường.
Chú ý: Trong các tài liệu kinh tế người ta thường sử dụng trục hoành để biểu diễn
lượng Q và trục tung để biểu diễn giá P.
Trong kinh tế học nhiều khi người ta vẫn gọi hàm ngược của hàm Qs  S(p) là
hàm cung và hàm ngược của hàm Qd  D(p)

Qs  S(p)  p  S1  Qs 

Qd  D(p)  p  D 1  Q d 

 Hàm doanh thu, hàm chi phí và hàm lợi nhuận


Hàm doanh thu là hàm số biểu diễn sự phụ thuộc của tổng doanh thu (TR) vào
sản lượng (Q): TR = TR(Q)

TOA105_Bai4_v1.0019106220 5
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

Tổng doanh thu của nhà sản xuất cạnh tranh là hàm bậc nhất: TR = p.Q
Đối với nhà sản xuất độc quyền tổng doanh thu được xác định: TR = D–1(Q).Q
Hàm chi phí là hàm số biểu diễn sự phụ thuộc của tổng chi phí sản xuất (TC) và
sản lượng (Q):
TC = TC(Q)
Hàm chi phí tính theo các yếu tố sản xuất thì hàm chi phí là hàm số của các yếu tố
sản xuất:
TC  w K K  w L L  C0

Trong đó:
wk: là giá thuê một đơn vị tư bản;
wL: là giá thuê một đơn vị lao động;
C0: là chi phí cố định.
Chi phí cố định (FC) là những chi phí không thay đổi theo mức độ sản xuất hay
doanh số:
FC = TC(Q = 0)
Hàm chi phí biến đổi (VC):
VC = TC – FC
Hàm chi phí kết hợp: Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp sản xuất kết hợp nhiều
loại sản phẩm. Giả sử doanh nghiệp sản xuất n loại sản phẩm, với trình độ công
nghệ nhất định để sản xuất Q1 đơn vị sản phẩm 1, Q2 đơn vị sản phẩm 2,..., Qn đơn
vị sản phẩm n thì doanh nghiệp phải bỏ ra khoản chi phí TC. Khi đó ta có hàm chi
phí kết hợp như sau:
TC  TC(Q1 ,Q2 ,...,Qn )

Hàm lợi nhuận là hàm số biểu diễn sự phụ thuộc của tổng lợi nhuận (π) vào sản
lượng (Q):
   Q 

Hàm lợi nhuận được xác định thông qua hàm doanh thu và hàm chi phí
  Q   TR  Q   TC  Q 

Nếu doanh nghiệp cạnh tranh có hàm sản xuất Q = f(L) và giá thị trường của sản
phẩm là p thì tổng doanh thu của doanh nghiệp là hàm số của K, L:
TR  pQ  pf (L)

Tổng lợi nhuận của một doanh nghiệp cạnh tranh là hàm số:

  pf (L)   w L L  C0 

TOA105_Bai4_v1.0019106220 6
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

 Hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm


Hàm tiêu dùng để biểu diễn sự phụ thuộc của biến tiêu dùng C (consumption) vào
biến thu nhập Y (Income):
C = C(Y)
Khi thu nhập tăng người ta thường có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, do đó hàm
tiêu dùng là hàm đồng biến.
Hàm tiết kiệm là hàm số biểu diễn sự phụ thuộc của biến tiết kiệm S và biến thu
nhập Y:
S = S(Y)

4.2. Giới hạn của hàm một biến số

4.2.1. Giới hạn của dãy số


 Định nghĩa

Dãy các số x1 , x2 , , xn , gọi là dãy số, ký hiệu  xn  . Số xn gọi là số hạng thứ n hay
số hạng tổng quát của dãy.

Dãy  xn  gọi là hội tụ nếu tồn tại số a (hữu hạn) sao cho  > 0 nhỏ tùy ý, n 0  N :
n  n 0  xn  a  

Số a nếu tồn tại là duy nhất, gọi là giới hạn của dãy  xn  , ký hiệu lim xn  a hoặc
n 

xn  a khi n  

Dãy không hội tụ gọi là dãy phân kỳ.


Từ định nghĩa ta thấy rằng lim xn  a nếu xn gần a bao nhiêu cũng được khi n đủ lớn.
n 

1
Ví dụ 4.5. lim 0
n  n

Ví dụ 4.6. Dãy  xn  , với xn   1 là dãy phân kì.


n

 Một số tính chất của dãy số hội tụ

Tính chất 1. Nếu dãy số  xn  có giới hạn thì giới hạn đó là duy nhất.

Tính chất 2. Mọi dãy số hội tụ thì đều bị chặn.


Tính chất 3. Nếu {xn },{ yn } hội tụ và xn  yn , n  lim xn  lim yn
n  n 

Tính chất 4. (Nguyên lý bị chặn)


Nếu lim xn  lim yn  A và xn  zn  yn , n  N thì lim zn  A
n  n  n 

TOA105_Bai4_v1.0019106220 7
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

Tính chất 5. Nếu lim xn  a thì lim xn  a


n  n 

Tính chất 6. Nếu lim xn  0 thì lim xn  0


n  n 

Tính chất 7. Giả sử các dãy {xn },{ yn } hội tụ và lim xn  x, lim yn  y . Khi đó:
n  n 

o lim  xn  yn   x  y
n 

o lim  xn yn   xy
n 

x  x
o lim  n   , nếu yn  0, n, y  0
n  y
 n y

4.2.2. Giới hạn của hàm số một biến


Cho hàm số f(x) xác định trong khoảng (a, b). Ta nói rằng f(x) có giới hạn là L (hữu hạn)
khi xx0 nếu:
 > 0 nhỏ tùy ý,  > 0: 0 <|x – x0| <   |f(x) – L| < 
Ký hiệu: lim f ( x)  L hoặc f(x) L khi x  x0 .
x  x0

Như vậy lim f ( x)  L nếu f(x) gần L bao nhiêu cũng được khi x đủ gần x0.
x  x0

Ví dụ 4.7. Chứng minh rằng lim  3x  1  5


x 2

Trong ví dụ này f(x) = 3x – 1.


Với  > 0 cho trước tùy ý, ta có: |f(x) – 5| = |(3x – 1) – 5| = 3|x – 2|
ε
Vậy nếu ta chọn δ  , thì với mọi x mà |x – 2| < , ta luôn có:
3
|f(x) – 5| = 3|x – 2| < 3 = 
Vậy theo định nghĩa 2 ta có điều phải chứng minh.
Định nghĩa qua ngôn ngữ dãy:

lim f ( x)  L nếu mọi dãy  xn  , xn  x0 , xn  x0 đều có


x  x0
 f  x   L
n

Chú ý: Nếu f(x) là hàm sơ cấp và x0 miền xác định thì lim f ( x)  f ( x0 )
x  x0

Ví dụ 4.7 trên, ta có: lim  3x  1  3.2  1  5


x 2

 Tính chất 1. Giới hạn của hàm số f(x) khi x  x0 nếu có là duy nhất.

 Tính chất 2. Giả sử tồn tại lim f  x   A, lim g  x   B . Khi đó:


x  x0 x  x0

TOA105_Bai4_v1.0019106220 8
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

o lim  f  x   g  x    lim f  x   lim g  x   A  B


x a x a x a

o lim  f  x  .g  x    lim f  x  . lim g  x   A.B


x a x a x a

f  xlim f  x 
A
o lim  x a  , với điều kiện B  0
x a g  x  lim g  x  B
x a

 Tính chất 3 (Nguyên lý kẹp). Giả sử

o g  x   f  x   h  x  , với x  lân cận nào đó của điểm x0 có thể trừ điểm x0 .

o lim g  x   lim h  x   A
x  x0 x  x0

Khi đó, lim f  x   A


x  x0

 lim f ( x)  A, lim g ( x)  B


 Tính chất 4. Nếu f, g xác định trên D,  x x0 x  x0

A  B

thì  > 0: f(x) > g(x), với x  D thoả mãn 0 < |x – x0| < .
 Tính chất 5. Giả sử:
f(x), g(x) xác định trên tập D
f ( x)  g ( x), x  D, x  x0   , với  > 0 nào đó,  lim f ( x), lim g ( x)
x  x0 x  x0

Khi đó: lim f  x   lim g  x 


x  x0 x  x0

1 1
1  2
n2  n 1 n n 1
Ví dụ 4.8. lim 2  lim
n  2n  n  3 n  1 3
2  2 2
n n

( x 2  4) x2  2 6
lim  lim 
x  2  x  2  sin x x  2 sin x sin 2

4.3. Đạo hàm và vi phân hàm một biến

4.3.1. Đạo hàm của hàm số một biến số


Định nghĩa. Cho hàm y = f(x) xác định trên khoảng (a, b) và x0 là điểm cố định thuộc
khoảng (a, b). Cho x là số gia tùy ý của đối số đủ bé sao cho số x0 + x  (a, b).
y f ( x0  x)  f ( x0 )
Nếu tồn tại giới hạn hữu hạn lim  lim  f '( x)
x 0 x x 0 x
Thì giới hạn đó gọi là đạo hàm của hàm số y = f(x) tại điểm x0.
TOA105_Bai4_v1.0019106220 9
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

dy df ( x0 )
Ký hiệu: y '  x0  , f '  x0  , ,
dx x dx
0

Ý nghĩa:

 f '( x0 ) là hệ số góc của tiếp tuyến của đường cong y  f ( x ) tại điểm M 0  x0 , f ( x0 ) 

 f '( x0 ) là số đo độ dốc của đường cong y  f ( x ) tại điểm M 0  x0 , f ( x0 ) 

 Khi x có giá trị tuyệt đối đủ nhỏ, ta có:


y f ( x0  x) - f ( x0 )
  f '( x)
x x
 y  f ( x0  x)  f ( x0 )  df ( x0 )  f ' ( x0 )  x

Với x = 1 ta có y  f '( x0 ) . Như vậy, đạo hàm f '( x0 ) biểu diễn xấp xỉ lượng thay
đổi giá trị của biến phụ thuộc y khi biến độc lập x tăng thêm một đơn vị.

Đạo hàm của hàm số hợp: Nếu y  y  u ( x )  thì y '( x)  y '(u ).u '( x)

Đạo hàm của các hàm số cơ bản:

 k.x  '  k  k.u  '  k.u '


 x  '  n.x
n n 1
 u  '  n.u
n n 1
.u '

1 1 1 u'


 '   2  '   2
x x u u

 x '  21x  u  '  2u 'u


 sin x  '  cos x  sin u  '  cos u . u '
 cos x  '   sin x  cos u  '   sin u . u '

 tan u  '  1  tan 2 u  .u ' 


1 u'
 tan x  '  1  tan 2 x 
cos 2 x cos 2 u

 cot x  '   1  cot 2 x     cot u  '   1  cot 2 u  .u '  


1 u'
sin 2 x sin 2 u

e  '  e
x x
 e  '  e .u '
u u

 a  '  a .ln a
x x
 a  '  a .ln a . u '
u u

1 u'
 ln x  '   ln u  ' 
x u

 log  '  x.ln1 a


x
a  log  '  u.ln
u
a
u'
a

TOA105_Bai4_v1.0019106220 10
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

4.3.2. Vi phân của hàm số

Hàm số   x  được gọi là vô cùng bé khi x  a  lim ( x)  0


x a

o  x 
Hàm số ký hiệu là o(x) được gọi là vô cùng bé bậc cao hơn x nếu là vô cùng bé
x
khi x  0 .
Cho y = f(x). Nếu số gia của hàm số viết được dưới dạng
y  x0   A.x  o  x 

Trong đó A là hằng số, o(x) là vô cùng bé bậc cao hơn x. Khi đó ta nói hàm số khả vi
tại tại x0 và biểu thức.
A.x được gọi là vi phân của hàm số tại x0, ký hiệu: dy(x0), hoặc df(x0).
Chứng minh được A = f’(x0). Như vậy:

df  x0   f '  x0   x

dx  1  x  x  df  x0   f '  x0   dx

y  x0   f '  x0  .x  o  x   df  x0   o  x 

Rõ ràng, khi x đủ bé thì y  x0   f  x0   df  x0   f '  x0   dx

Các phép toán đạo hàm và vi phân


i) Số học: Nếu u = u(x), v = v(x) có đạo hàm tại điểm x0 thì tại điểm đó:
1. (u  v)’ = u’  v’ d(u  v) = du  dv
2. (k.u)’ = k.u’ d(ku) = kdu
3. (uv)’= u’v + uv’ d(uv) = vdu + udv
'
 u  u v  uv  u  vdu  udv
4.    (v  0) d  (v  0)
v v2 v v2
ii) Đạo hàm của hàm số hợp

u  u ( x), u ( x0 )  y( x0 )
  
 y  y (u ), y(u0 ), u0  u ( x0 )  y ( x0 )  y (u0 ).u ( x0 )

4.3.3. Đạo hàm và vi phân cấp cao


Nếu hàm số y  f ( x ) có đạo hàm tại mọi điểm thuộc khoảng X = (a; b) thì đạo hàm
y '  f '( x) là một hàm của đối số x, xác định trên khoảng X, do đó ta có thể lấy đạo hàm
của hàm số y '  f '( x) .

TOA105_Bai4_v1.0019106220 11
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

Đạo hàm của f '( x) nếu tồn tại được gọi là đạo hàm cấp hai của f ( x) và kí hiệu là y,
d2y d 2 f ( x)
hoặc , hoặc f(x), hoặc
dx 2 dx 2
Tổng quát, đạo hàm của đạo hàm cấp (n – 1) của y  f ( x ) được gọi là đạo hàm cấp n của
dn y d n f ( x)
hàm số đó. Kí hiệu là y (n )
, hoặc , hoặc f (n)
( x) , hoặc
dx n dx n

Như vậy, y (n)  f (n) ( x)   f (n 1) ( x)  '

Ví dụ 4.9. Tính đạo hàm cấp 2 của hàm số y  x3  2 x 0,5  5

Giải:

Ta có: y '  3x 2  x 1,5 , y "  6 x  1,5x 2,5

Vi phân cấp hai của hàm số y  f ( x ) là vi phân của vi phân cấp 1 của hàm đó, tức là:
d 2 y  d (dy)
Tổng quát, vi phân cấp n của hàm số y  f ( x ) là vi phân của vi phân cấp n – 1 của hàm
đó, tức là:

d n y  d (d n 1 y)

4.4. Cực trị của hàm một biến


Định nghĩa. Cho hàm số y  f ( x ) xác định trong một khoảng (a; b) nào đó; x0 là một
điểm thuộc miền xác định. Ta nói rằng f(x) đạt cực trị tại x0 nếu với mọi điểm x trong một
lân cận nào đó của x0 ta có:
f ( x)  f ( x0 ) thì x0 là điểm cực đại.

f ( x)  f ( x0 ) thì x0 là điểm cực tiểu.

Điều kiện cần để hàm số có cực trị:


Định lý 1. Nếu f(x) đạt giá trị cực đại hoặc cực tiểu tại điểm x0  (a, b) và tại điểm đó có
đạo hàm thì f'(x0) = 0.
Từ định lý này cho thấy điều kiện cần để f(x) có cực trị tại x0 là:

f ' ( x0 )  0 (gọi là điểm dừng)

hoặc không có đạo hàm tại x0.


Các điểm thuộc cả hai loại được gọi là điểm tới hạn của hàm số.
Điều kiện đủ để hàm số có cực trị:
Định lý 2. Giả sử hàm số f(x) có đạo hàm cấp 1 trên trên khoảng (a, b) chứa x0. Giá trị
f’(x) đổi dấu qua x0 thì hàm số đạt cực trị tại x0.

TOA105_Bai4_v1.0019106220 12
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

Cụ thể tương ứng hai trường hợp biến thiên như sau:
Trường hợp 1:

Trường hợp 2:

Định lý 3. Giả sử hàm số f(x) có đạo hàm cấp 1 trên trên khoảng (a, b) chứa x 0 và
f’(x0)=0, tồn tại f”(x0).
Nếu f”(x0) < 0 thì f(x) đạt cực đại tại x0.
Nếu f”(x0) > 0 thì f(x) đạt cực tiểu tại x0.
Bài toán: Cho hàm số y = f(x) xác định, liên tục có đạo hàm trong khoảng (a, b). Tìm
điểm cực trị của f(x).
Điều kiện cần: f’(x) = 0  x = x0
Điều kiện đủ:
 Cách 1 (Theo định lý 2): Xét sự biến thiên dấu của f'(x)
 Cách 2 (Theo định lý 3):
Tại x0 là điểm dừng, ta có:
f"(x0) < 0 thì x0 là điểm cực đại;
f"(x0) > 0 thì x0 là điểm cực tiểu.

Ví dụ 4.10. Tìm cực đại và cực tiểu nếu có của hàm số f ( x)  x  3x  9 x  5


3 2

Giải:

 x  1
Ta có: f '( x)  3x 2  6 x  9  0  
x  3
TOA105_Bai4_v1.0019106220 13
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

Cách 1. Lập bảng biến thiên

Vậy fmax = 10 tại x = –1; fmin = –22 tại x = 3


Cách 2. f "( x)  6 x  6

f”(–1)= –12 < 0 nên f đạt cực đại tại x = –1; fmax = 10
f”(3 )= 12 > 0 nên f đạt cực tiểu tại x = 3; fmin = –22

TOA105_Bai4_v1.0019106220 14
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

TỔNG KẾT BÀI HỌC


 Một số hàm số một biến trong kinh tế:
o Hàm cung và hàm cầu
o Hàm doanh thu, hàm chi phí và hàm lợi nhuận
o Hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm
 Đạo hàm
y f ( x0  x) - f ( x0 )
f '( x0 )  lim  lim
x 0 x x 0 x

f '( x0 ) là hệ số góc của tiếp tuyến của đường cong y  f ( x ) tại điểm M 0  x0 , f ( x0 )  .

f '( x0 ) là số đo độ dốc của đường cong y  f ( x ) tại điểm M 0  x0 , f ( x0 )  .

y  f ( x0  x)  f ( x0 )  f '( x0 )  x
 Vi phân
df  x0   f '  x0   dx

y  x0   f '  x0  .x  o  x   df  x0   o  x 

y  x0   f  x0   df  x0   f '  x0   dx

 Điều kiện cần để hàm số có cực trị:


f '( x0 )  0 (gọi là điểm dừng)

hoặc không có đạo hàm tại x0.


 Điều kiện đủ để hàm số có cực trị:
Giả sử hàm số f(x) có đạo hàm cấp 1 trên trên khoảng (a, b) chứa x0.
Khi đó:
Cách 1. Dùng bảng biến thiên
Trường hợp 1:

TOA105_Bai4_v1.0019106220 15
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

Trường hợp 2:

Cách 2. Xét dấu f”(x0)


Nếu f”(x0) < 0 thì f(x) đạt cực đại tại x0.
Nếu f”(x0) > 0 thì f(x) đạt cực tiểu tại x0.

TOA105_Bai4_v1.0019106220 16
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Nêu định nghĩa hàm cung và hàm cầu? Hàm doanh thu, hàm chi phí và hàm lợi nhuận?
Hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm?
2. Nêu định nghĩa đạo hàm? Ý nghĩa của đạo hàm đối với độ dốc đường cong?
3. Nêu định nghĩa vi phân của hàm số? Số gia hàm số? Số gia đối số?
4. Nêu công thức xấp xỉ số gia hàm số và vi phân hàm số? Độ sai lệch trong phép xấp xỉ này
như thế nào?
5. Nêu điều kiện cần và điều kiện đủ để hàm số y = f(x) đạt cực trị tại x0.

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 1. Tìm giá trị cực tiểu của hàm số y = x2 – 2 x + 6

Bài 2. Tìm cực trị hàm số y  0,1x  30 x


3

Bài 3. Tìm Q để hàm sau đạt giá trị bé nhất: f (Q)  0,1Q  Q  12
2

TOA105_Bai4_v1.0019106220 17
Bài 4: Giới hạn và đạo hàm của hàm một biến số

ĐÁP ÁN
Bài 1.
Điều kiện cần: y '( x)  2 x  2  0  x  1

Điều kiện đủ: y "( x)  2  0

Do đó hàm số đạt cực tiểu tại x = 1; ymin = 5

Bài 2. Tìm cực trị hàm số y  0,1x  30 x


3

 x  10
Điều kiện cần: y '( x)  0,3x 2  30  0  
 x  10
 0 khi x  10
Điều kiện đủ: y "( x)  0, 6 x  
 0 khi x  10
Vậy hàm số đạt cực tiểu tại x = –10, ymin = –200
Hàm số đạt cực đại tại x = 10, ymax = 200

Bài 3. Tìm Q để hàm sau đạt giá trị bé nhất: f (Q)  0,1Q  Q  12
2

Giải:
Điều kiện cần: f '(Q)  0, 2 Q  1  0  Q  5

Điều kiện đủ: f "(Q)  0, 2  0

Vậy hàm số đạt cực tiểu tại Q = 5, fmin = 9,5

TOA105_Bai4_v1.0019106220 18

You might also like