You are on page 1of 13

1

ĐỀ TÀI: Phân tích lựa chọn chủ động làm mẹ đơn thân
từ đầu của phụ nữ tại Hà Nội

I, Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại ngày nay, hiện tượng phụ nữ lựa chọn làm mẹ đơn thân
ngày càng gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Đây là một hiện tượng mới mẻ và
gây tranh cãi trong văn hóa Việt Nam. Làm mẹ đơn thân có nghĩa là phụ nữ có
con mà không kết hôn hoặc ly hôn với người cha của con. Đây là một quyết
định khó khăn và can đảm của phụ nữ khi họ phải vượt qua những áp lực từ gia
đình, xã hội và chính bản thân mình để nuôi dạy con cái.
Việc lựa chọn làm mẹ đơn thân từ đầu của phụ nữ ở Hà Nội được chúng tôi
chọn làm đề tài nghiên cứu vì các lý do sau:
- Đây là một hiện tượng mới và đang phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là ở các
thành phố lớn như Hà Nội. Theo một khảo sát của chương trình chuyển động
24h (Kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam), có khoảng 10% số phụ nữ Hà
Nội từng có ý định hoặc đã thực hiện việc làm mẹ đơn thân. Đây là một con số
không nhỏ và cho thấy xu hướng này đang có sự thay đổi về quan niệm và thái
độ của phụ nữ trong việc sinh con và lập gia đình.
- Đây là một vấn đề có tính xã hội cao và liên quan đến nhiều khía cạnh khác
nhau, như kinh tế, văn hóa, giáo dục, tâm lý, pháp luật… Việc lựa chọn làm mẹ
đơn thân từ đầu của phụ nữ Hà Nội có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chính
họ, của con cái và của xã hội. Do đó, việc nghiên cứu về hiện tượng này sẽ giúp
hiểu rõ hơn về nguyên nhân, quá trình, điều kiện và hậu quả của nó, từ đó đưa
ra những gợi ý và khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức
xã hội và cộng đồng trong việc hỗ trợ và giải quyết những vấn đề liên quan.
- Đây là một vấn đề có tính mới mẻ và hấp dẫn trong lĩnh vực nghiên cứu xã
hội. Hiện nay, có rất ít tài liệu và nghiên cứu khoa học về việc lựa chọn làm mẹ
đơn thân từ đầu của phụ nữ Hà Nội cũng như Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu
về hiện tượng này sẽ góp phần bổ sung kiến thức cho ngành khoa học xã hội và
giáo dục, mở ra những góc nhìn mới và sâu sắc hơn về vai trò và tư duy của phụ
nữ trong xã hội hiện đại.
- Đây là một vấn đề có tính khả thi cao vì có thể tiếp cận được nguồn dữ liệu
phong phú và đa dạng từ các phương tiện truyền thông, các tổ chức xã hội và
các cá nhân liên quan.

1
2

Nhóm cũng có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập
và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả và chính xác.
II, Tổng quan tài liệu:
Hầu hết các nghiên cứu trước đây về làm mẹ đơn thân tại Việt Nam đều tập
trung vào những phụ nữ trở thành mẹ đơn thân do hoàn cảnh như ly hôn, chồng
chết hoặc bỏ đi, và chỉ ra những khó khăn, thách thức và thiệt thòi mà họ phải
đối mặt trong cuộc sống (Nguyễn & Nguyễn, 2018; Phạm & Nguyễn, 2019;
Trần & Nguyễn, 2017). Ít có nghiên cứu nào khám phá những yếu tố ảnh
hưởng, những trải nghiệm và những lợi ích của việc lựa chọn làm mẹ đơn thân
từ đầu của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh thành thị như Hà Nội.
Các nghiên cứu quốc tế về làm mẹ đơn thân từ đầu cũng chủ yếu tập trung vào
các nước phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Úc hoặc các nước châu Âu (Dor &
Stern, 2021; Graham et al., 2019; Jadva et al., 2015; Zadeh et al., 2016). Các
nghiên cứu này chỉ ra rằng việc lựa chọn làm mẹ đơn thân từ đầu là một quyết
định phức tạp và đòi hỏi sự can đảm của phụ nữ, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
như tuổi tác, sự nghiệp, tình trạng kinh tế, môi trường xã hội và văn hóa. Các
nghiên cứu này cũng cho thấy rằng các bà mẹ đơn thân từ đầu có những trải
nghiệm khác biệt so với các bà mẹ có chồng hoặc các bà mẹ đơn thân do hoàn
cảnh, bao gồm cả những thách thức và những lợi ích. Một số thách thức mà các
bà mẹ đơn thân từ đầu phải đối mặt là sự thiếu hụt nguồn lực kinh tế và xã hội,
sự thiếu hụt vai trò cha trong gia đình, sự thiếu hụt sự chấp nhận và hỗ trợ từ gia
đình và xã hội, và sự thiếu hụt sự chuẩn bị cho vai trò làm mẹ. Một số lợi ích
mà các bà mẹ đơn thân từ đầu có được là sự tự do và tự chủ trong việc quyết
định và nuôi dạy con cái, sự hài lòng và tự hào về việc thực hiện ước mơ làm
mẹ, sự gắn kết và yêu thương giữa mẹ và con, và sự phát triển cá nhân và nghề
nghiệp của bản thân.
Việc lựa chọn làm mẹ đơn thân từ đầu là một hiện tượng ngày càng phổ biến
trong xã hội hiện đại, không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang
phát triển như Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số
hộ gia đình do phụ nữ đảm nhận vai trò chủ hộ chiếm 25,9% tổng số hộ gia đình
trong nước vào năm 2019, tăng 4,4% so với năm 2009. Trong số này, có khoảng
10% là các hộ gia đình do phụ nữ chưa kết hôn làm chủ hộ. Tuy nhiên, việc lựa
chọn làm mẹ đơn thân từ đầu của phụ nữ Việt Nam vẫn là một chủ đề ít được
quan tâm và nghiên cứu trong khoa học xã hội.
III, Mục tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, nhóm sử dụng khái niệm làm mẹ đơn thân từ đầu
(single motherhood by choice) để chỉ những phụ nữ lựa chọn có con mà không

2
3

có chồng hoặc bạn đời, thông qua các phương pháp như hiến tặng tinh trùng,
mang thai hộ hoặc nhận nuôi con. Khái niệm này khác với làm mẹ đơn thân do
hoàn cảnh (single motherhood by circumstance) là những phụ nữ trở thành mẹ
đơn thân do ly hôn, chồng chết hoặc bỏ đi. Vấn đề nghiên cứu của chúng tôi là
những yếu tố ảnh hưởng, những trải nghiệm và những lợi ích của việc lựa chọn
làm mẹ đơn thân từ đầu của phụ nữ Hà Nội. Đây là một vấn đề quan trọng và
cần thiết phải nghiên cứu vì nó liên quan đến sự thay đổi của gia đình và xã hội
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện đại hóa. Tuy nhiên, các nghiên
cứu trước đây về làm mẹ đơn thân tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào những
phụ nữ trở thành mẹ đơn thân do hoàn cảnh, và ít có nghiên cứu nào khám phá
những yếu tố ảnh hưởng, những trải nghiệm và những lợi ích của việc lựa chọn
làm mẹ đơn thân từ đầu của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh thành
thị như Hà Nội. Chính vì vậy mục tiêu chính của nhóm là Phân tích được thực
trạng lựa chọn chủ động làm mẹ đơn thân từ đầu của phụ nữ Việt Nam trên địa
bàn thành phố Hà Nội nhằm giải quyết câu hỏi nghiên cứu như sau:
Phụ nữ Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội nhận thức như thế nào về
việc lựa chọn chủ động làm mẹ đơn đơn thân ngay từ đầu?
Những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chủ động làm mẹ đơn thân từ đầu
của phụ nữ Việt Nam tại Hà Nội?
Việc lựa chọn chủ động làm mẹ đơn thân từ đầu của phụ nữ Việt Nam có ảnh
hưởng như thế nào đến suy nghĩ, lối sống của xã hội hiện nay?
IV. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm dự kiến áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu tài liệu,
điều tra bảng hỏi và phỏng vấn. Cụ thể các phương pháp như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, nhóm đã nghiên cứu các bài viết trên các
trang báo uy tín như “ Nỗi niềm nữ trí thức làm mẹ đơn thân” - báo Kinh tế và
Đô thị ( Cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội ), “Khi phụ nữ lựa chọn làm
mẹ đơn thân” - báo Gia Lai Online, “ Làm mẹ đơn thân - xu hướng mới của giới
trẻ” - báo Lao Động, “ Xu hướng phụ nữ chọn cuộc sống đơn thân” - báo Hội
liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu những bài báo này để biết
được thực sự có nhiều phụ nữ hiện nay chủ động lựa chọn làm mẹ đơn thân
không và những khó khăn họ gặp phải. Sau khi nghiên cứu tài liệu, nhóm nhận
thấy hiện nay có khá nhiều phụ nữ chủ động làm mẹ đơn thân ngay từ đầu. Họ
là những người vì trải qua nhiều mối tình và không còn niềm tin vào tình yêu; là
phụ nữ tự chủ về kinh tế, về cuộc sống và không sợ những lời bàn tán từ dư luận
xung quanh khi lựa chọn làm mẹ đơn thân.

3
4

Phương pháp điều tra bảng hỏi, mẫu bảng hỏi dự kiến như phần 6. Mục tiêu
của phương pháp này để tiếp cận được nhiều nhất mẹ đơn thân từ đầu, hiểu
được tình hình hiện tại của họ, hiểu được những khó khăn và cách họ khắc phục
khó khăn đó. Đồng thời hiểu được cách họ nuôi dạy con khi không có bố.
Phương pháp phỏng vấn, nhóm dự kiến thực hiện phỏng vấn cá nhân và
phỏng vấn theo nhóm. Đối với phỏng vấn cá nhân, thực hiện phỏng vấn gặp mặt
trực tiếp hoặc qua gọi điện. Đối với phỏng vấn nhóm, tham gia vào các hội
nhóm như : Hội các bà mẹ đơn thân Hà Nội 1,5k thành viên, single mom ( hội
những ông bố _ bà mẹ đơn thân) 66k thành viên, mẹ đơn thân vui vẻ 192,9k
thành viên, hội những ông bố bà mẹ đơn thân Hà Nội 4,6k thành viên,... . Sau
đó tiến hành phỏng vấn với những mẹ đơn thân ngay từ đầu ở Hà Nội bằng gặp
trực tiếp hoặc phỏng vấn online. Mục tiêu nhằm hiểu được sâu hơn về suy nghĩ
và tình hình hiện tại của họ. Phương pháp này mang lại tính độ chân thực cao.
V. Nội dung vấn đề nghiên cứu:
Khái niệm về phụ nữ lựa chọn làm mẹ đơn thân từ đầu. Động cơ nào thúc
đẩy việc lựa chọn làm mẹ đơn thân của phụ nữ Việt Nam?
1.1 Khái niệm về phụ nữ lựa chọn làm mẹ đơn thân từ đầu:
Mẹ đơn thân từ đầu là những người chọn không lấy chồng hay sống chung
như vợ chồng với một người đàn ông nhưng quyết định mang thai, sinh con và
nuôi con một mình từ đầu. Mẹ đơn đơn thân từ đầu tức là họ chủ động mang
thai, sinh con và tự nuôi dưỡng con mà không kết hôn với đối tượng quan hệ,
hoặc chủ động mang thai và sinh con bằng việc thụ tinh nhân tạo và không bao
gồm những “mẹ đơn thân thụ động”
1.2 Động cơ thúc đẩy việc chủ động lựa chọn làm mẹ đơn thân
Hiện nay chưa có con số thống kê chính thức về số lượng “bà mẹ đơn thân từ
đầu” tại Việt Nam nhưng có thể nói lối sống đang là một trong những “lựa
chọn” của nhiều phụ nữ, đặc biệt là nơi giới phụ nữ có trình độ học vấn cao và
thành đạt trong nghề nghiệp. Vậy động cơ nào đã thúc đẩy lối sống này ngày
một tăng lên?
Về động cơ khách quan:
Càng ngày số vụ ly hôn càng gia tăng, đặc biệt có những bạn trẻ vừa kết hôn
đã ly hôn một cách chóng vánh. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong 10 năm
qua (năm 2009: 1,0%, năm 2019: 1,8%). Theo thống kê của Viện nghiên cứu
Gia đình và Giới vào năm 2018 , ở Việt Nam trung bình hiện có khoảng 60.000
vụ/năm, tương đương 0.75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn 25%, có
nghĩa trong 4 đôi đi đăng ký kết hôn thì 1 đôi ra tòa. Vấn đề ly hôn ngày càng
4
5

gia tăng đã làm cho giới trẻ, nhất là đối với những đứa con sống trong gia đình
có bố mẹ ly hôn, thường ngày phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau, đánh chửi
nhau đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển nhân cách của
chúng, và có xu hướng mất niềm tin vào hôn nhân, lo sợ và né tránh việc kết
hôn.
Do biến đổi xã hội, sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân với lối sống đề cao tự
do cá nhân, phụ nữ không còn bị kìm hãm, trói buộc về phong tục, truyền thống
xưa. Nếu trong xã hội truyền thống, việc người phụ nữ “không chồng mà có
con” phải chịu đựng sự trừng phạt nặng nề từ luật lệ cũng như cộng đồng bởi đã
phạm vào một trong bảy trọng tội (thất xuất) thì hiện nay việc lựa chọn lối sống
độc thân, làm mẹ đơn thân đã trở thành xu hướng mang tính toàn cầu. Khi
không tìm thấy niềm hạnh phúc thực sự từ cuộc sống gia đình, có thể tự bảo
đảm cho cuộc sống riêng của cá nhân, nhiều người đã không muốn lập gia đình.
Không ít bạn trẻ hiện nay nghĩ rằng hôn nhân không phải là cái đích duy nhất và
cuối cùng của tình yêu. Có những tình yêu mãi mãi không có đám cưới, không
có hôn thú. Đối với nhiều người, gia đình không phải là bến đỗ cuối cùng và
duy nhất.
Ảnh hưởng từ “giới tinh hoa biểu tượng” mà cụ thể là giới văn nghệ sĩ, những
người trong lĩnh vực thời trang mà ở Việt Nam được gọi chung là “giới
showbiz” vốn có ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ. Giới nghệ sĩ, đặc biệt là giới ca
sĩ và giới người mẫu thời trang có một ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ Việt Nam
và chính họ là những biểu tượng của giới trẻ và nhiều người khác trong xã hội.
Gần như chính họ là những người đại diện, những người truyền tải, biện hộ
những giá trị “phi truyền thống”, những giá trị mang tính “cá nhân chủ nghĩa”
đến với giới trẻ trong xã hội Việt Nam. Chúng ta có thể xem người đầu tiên
“chính thức hóa” lối sống “bà mẹ đơn thân chủ động” ở Việt Nam là nữ ca sĩ
Phương Thanh khi cô sinh con vào năm 2004 và cho đến nay vẫn không tiết lộ
người cha của đứa con của mình là ai. Sau đó đến lượt nữ ca sĩ Thái Thùy Linh,
nhà thiết kế thời trang Ngô Thái Uyên, nữ ca sĩ Hiền Thục, Vân Hugo và gần
đây là nhiều nữ ca sĩ trẻ khác cũng tiếp bước trào lưu này.
Sự tiện lợi do khoa học kỹ thuật mang lại đã làm giảm bớt vai trò của người
đàn ông trong xã hội, người phụ nữ được thể hiện nhiều hơn thông qua sự thông
minh và khéo léo của mình trong rất nhiều hoạt động khác nhau. Xu hướng là
người phụ nữ ngày càng tham gia tích cực vào các lĩnh vực khác nhau của đời
sống kinh tế - xã hội. Không những thế, phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò,
trách nhiệm và nâng cao vị thế xã hội của mình. Họ có thể mang thai, chăm sóc,
chủ động nuôi dạy con cái thông qua những dịch vụ xã hội.
Về động cơ chủ quan:

5
6

Do việc tự ý thức, vượt qua những chuẩn mực của xã hội truyền thống để ứng
xử theo các chuẩn mực và giá trị của cá nhân. Họ chủ động lựa chọn làm mẹ
đơn thân ngay từ đầu vì chịu biến cố trong cuộc sống liên quan đến gia đình
khiến họ mất niềm tin vào hôn nhân hoặc người đàn ông. Họ nhận thấy bản thân
có thể tự nuôi dạy con cái mà không cần sự trợ giúp của người đàn ông, đặc biệt
với những phụ nữ có học thức và điều kiện kinh tế.
Những nhóm phụ nữ có khuynh hướng lựa chọn việc làm mẹ đơn thân
1. Những người phụ nữ có sự nghiệp thành đạt, không cần phụ thuộc vào đàn
ông: Đây là những người phụ nữ có thu nhập cao, có khả năng tự chăm sóc bản
thân và con cái. Họ không muốn bị ràng buộc bởi một mối quan hệ tình cảm
hay hôn nhân. Họ có thể tự quyết định sinh con bằng cách nhờ tinh trùng hiến
tặng hoặc mang thai hộ.
2. Những người phụ nữ đã qua tuổi kết hôn, không tìm được người bạn đời
phù hợp: Đây là những người phụ nữ đã trải qua nhiều mối tình nhưng không
thành công. Họ lo sợ rằng nếu chờ đợi lâu hơn nữa thì sẽ không còn khả năng
sinh con. Họ quyết định làm mẹ đơn thân để thỏa mãn mong muốn làm mẹ và
không cần phải chịu sự áp lực của xã hội về việc kết hôn.
3. Những người phụ nữ có tư duy hiện đại, không theo truyền thống: Đây là
những người phụ nữ có quan điểm rằng hôn nhân và sinh con là hai việc hoàn
toàn khác nhau. Họ không cho rằng một đứa trẻ cần có cả cha và mẹ để lớn lên.
Họ tin rằng một người mẹ yêu thương và chăm sóc con là đủ. Họ không muốn
bị gò bó bởi những quy chuẩn xã hội về vai trò của người phụ nữ
- Phụ nữ lựa chọn làm mẹ đơn thân có ý thức được hành động của mình hay
không? Sao để cân bằng cuộc sống?
Phụ nữ lựa chọn làm mẹ đơn thân hoàn toàn ý thức được hành động của
mình. Họ là những người vì trải qua nhiều mối tình nhưng không đi đến hạnh
phúc, có khả năng tự chủ kinh tế, cuộc sống và không sợ những khó khăn khi
chọn làm mẹ đơn thân. Họ đều đã suy nghĩ rất lâu rồi mới đưa ra quyết định làm
mẹ đơn thân. Bởi hơn ai hết, họ biết mình sẽ phải đối mặt với những khó khăn
gì, những lời nói của mọi người xung quanh và những thách thức khi nuôi dạy
con một mình. Dẫu vậy, họ vẫn quyết định chọn làm mẹ đơn thân. Ví dụ theo
bài viết “ Nỗi niềm nữ trí thức làm mẹ đơn thân” trên báo Kinh tế và Đô thị
( Cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội ) đã chia sẻ về chị Hoài - Giám đốc
một doanh nghiệp ở Hà Nội. Khi được phỏng vấn chị Hoài ( Ba Đình, Hà Nội)
đã chia sẻ “ Trước lúc sinh con, mình đã suy nghĩ rất nhiều và sẵn sàng chấp
nhận những vất vả, khó khăn khi làm mẹ đơn thân”.

6
7

Phụ nữ chọn làm mẹ đơn thân phần lớn là những người tự chủ về tài chính,
mạnh mẽ và giỏi giang. Vì vậy họ có nhiều cách để cân bằng giữa công việc và
việc chăm sóc con ví dụ họ lên kế hoạch phân bố thời gian cụ thể và luôn làm
việc có chủ đích, thiết lập thói quen giúp ích cho họ và con (cố gắng hết sức để
thiết lập nên một thói quen: lên lịch cho giờ đi ngủ, giờ thức dậy, học tập cùng
con, tập thể dục, thời gian làm việc, họp cố định với đội ngũ…) hay họ nhận
được sự giúp đỡ của người thân và bạn bè trong cân bằng cuộc sống. Tuy nhiên,
họ đương nhiên không tránh khỏi những khi thời gian làm việc không như dự
kiến như phải làm thêm, đi công tác, … vì vậy khó tránh khỏi đôi lúc mất cân
bằng giữa công việc và con cái. Cách giải quyết là họ nên biết linh động thời
gian để có thể dành nhiều thời gian cho con cái nhất mà vẫn đảm bảo được công
việc.
- Việc lựa chọn chủ động làm mẹ đơn thân có ảnh hưởng tới xã hội hay
không?
Việc chọn lựa lối làm mẹ đơn thân chủ động ngay từ đầu cho thấy một sự
biến đổi về giá trị rất lớn trong xã hội Việt Nam đương đại, vì sự chọn lựa này
cho thấy con người đã vượt qua những chuẩn mực của xã hội truyền thống để
ứng xử theo các chuẩn mực và giá trị của cá nhân. Nếu trong xã hội truyền
thống, việc người phụ nữ “không chồng mà có con” phải chịu đựng sự trừng
phạt nặng nề từ luật lệ cũng như cộng đồng bởi đã phạm vào một trong bảy
trọng tội (thất xuất). Nhưng hiện nay số người hướng tới cuộc sống độc thân
ngày càng nhiều. Khi không tìm thấy niềm hạnh phúc thực sự từ cuộc sống gia
đình, có thể tự bảo đảm cho cuộc sống riêng của cá nhân, nhiều người đã không
muốn lập gia đình. Đối với nhiều người, gia đình không phải là bến đỗ cuối
cùng và duy nhất.
Làm mẹ đơn thân được pháp luật và xã hội công nhận. Do vậy về mặt pháp
luật thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, làm mẹ đơn thân thì rất vất vả vì chỉ có
một mình mẹ nuôi con. Đứa con thiếu vắng người cha nên thiếu vai trò người
cha giáo dục con, với những phẩm chất nam tính. Nên con cái sẽ thiệt thòi hơn
các bạn khác. Đó là chưa kể ở một số nơi dư luận xã hội vẫn còn chưa thật hiểu
và cảm thông, bạn bè có thể chế giễu con không có cha,.v.v.
Vì thế, khi phụ nữ chủ động làm mẹ đơn thân, hãy suy nghĩ về quyền lợi và
áp lực xã hội của đứa con (được giáo dục đầy đủ cả cha và mẹ; bị áp lực trước
bạn bè; băn khoăn với câu hỏi: Cha mình là ai, làm gì, ở đâu?...)
VI. Kết luận
Việc chủ động lựa chọn làm mẹ đơn thân ngay từ đầu không phải là yếu tố
của bệnh lý mà hoàn toàn xuất phát từ yếu tố xã hội.Vì nhiều lý do khác nhau,

7
8

một số phụ nữ ngay từ đầu đã không lấy chồng nhưng vẫn quyết định sinh con.
Điểm chung ở họ là mạnh mẽ, chấp nhận đương đầu với định kiến xã hội vô
cùng khắt khe và những khó khăn khi làm mẹ đơn thân. Đứng ở góc độ xã hội,
không nên coi hiện tượng “làm mẹ đơn thân” ngày càng phổ biến hiện nay là
một trào lưu xấu. Xét ở từng trường hợp cụ thể, chúng ta thấy họ “buồn” nhiều
hơn “vui”. Mỗi bà mẹ đơn thân đều có lý do riêng từ những câu chuyện mà họ
từng thấy hay trải qua khiến họ không còn muốn ràng buộc và tự chịu trách
nhiệm với hành vi của mình và cùng với những quyết định của họ còn là số
phận của những đứa trẻ sinh ra trong cái cái nhìn dị nghị, nhòm ngó của xã hội.
Chính vì vậy, nếu có một cái nhìn thông cảm và cởi mở hơn với những bà mẹ
đơn thân dũng cảm thì đó cũng sẽ là một sự nâng đỡ về tinh thần cho những đứa
trẻ của những mái gia đình đặc biệt này.
VII. Bảng hỏi dự kiến
Bảng A: Thông tin khái quát:
A1, Chị, bạn sinh năm bao nhiêu?
- 2003 - 1998
- 1998 - 1993
- 1993 trở về trước
A2, Chị, bạn quyết định trở thành mẹ đơn thân năm bao nhiêu tuổi?
- 20 - 25
- 25 - 30
- Trên 30
A3, Trình độ học vấn của chị, bạn là?
- THPT
- Đại học
Kết quả dự kiến: Đa số người được hỏi trả lời họ trên 25 tuổi, trình độ Đại
học
Nguyên nhân: quyết định làm mẹ đơn thân là một quyết định quan trọng
trong cuộc đời mỗi người nên họ thường có xu hướng tham khảo người thân và
bạn bè. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn nhiều định kiến xấu về mẹ đơn thân nên
khả năng cao là họ không được bạn bè và gia đình ủng hộ. Chỉ khi đủ lớn tuổi,
có đủ kiến thức, chứng kiến họ mới có thể vượt qua các ý kiến, định kiến xã hội
trên

8
9

A4, Thu nhập của chị, bạn mỗi tháng là bao nhiêu?
- 5 - 10 tr
- 10 - 15 tr
- 15 - 20 tr
- Trên 20tr
A5, Mức thu nhập đó có đủ để chi tiêu trong gia đình chị, bạn hay không?
- Có
- Không
Đa số người chọn có vì khi quyết định trở thành mẹ đơn thân, họ chắc chắn
sẽ phải nghĩ về tương lai của bản thân cũng như đứa trẻ mà họ nhận nuôi. Chính
vì thế thường chỉ có những người có đủ thu nhập mới có đủ bản lĩnh để đưa ra
lựa chọn làm mẹ đơn thân.
A6, Con cái bạn sinh năm bao nhiêu?
- Dưới 5 tuổi
- 5 đến 10 tuổi
- Trên 10 tuổi
Bảng B: Góc nhìn của phụ nữ lựa chọn làm mẹ đơn thân từ đầu
B1: Hoàn cảnh nào khiến chị lựa chọn làm mẹ đơn thân từ đầu
B2 :Khi lựa chọn làm mẹ đơn thân, bạn/chị có gặp những khó khăn gì không?
B3: Bạn/chị đã phân bổ thời gian như nào giữ công việc và thời gian nuôi dạy
con?
B4: Quan điểm nuôi dạy con của bạn/chị như thế nào, có cần sự giáo dục của
cả bố và mẹ?
B5: Khi thiếu đi người bố trong gia đình, bạn/chị có gặp những khó khăn gì?
B6: Nếu lựa chọn lại, chị/bạn chọn phương án khác không?
Mục Tiêu, dự kiến kết quả, ý nghĩa của kết quả
Câu B1 tìm hiểu rõ về nguyên nhân, lý do mà những phụ nữ lựa chọn chủ
động làm mẹ đơn thân ngay từ đầu.
Dự kiến kết quả: Đa số lựa chọn làm mẹ đơn thân ngay từ đầu là vì không
còn niềm tin vào đàn ông,từng trải qua thất bại trong tình yêu nên họ không
9
10

muốn tìm người bạn đời. Bên cạnh đó là những lý do như sống trong gia đình
có bố mẹ đổ vỡ hay không muốn ràng buộc bởi mối quan hệ hôn nhân. Một
phần khác là muốn có chỗ dựa khi về già, hay trải nghiệm niềm vui khi được
làm mẹ.
Ý nghĩa của kết quả: Kết quả đã góp phần xác định động cơ, hoàn cảnh trong
việc phân tích lựa chọn của phụ nữ chọn làm mẹ đơn thân ngay từ đầu. Khẳng
định bên cạnh lựa chọn không chỉ xuất phát từ yếu tố xã hội mà còn xuất phát từ
yếu tố cá nhân.
Câu B2, B3 xác định những khó khăn mà mẹ đơn thân từ đầu trải qua từ đó
tìm hiểu cách giải quyết của mẹ đơn thân trong việc cân bằng công việc và nuôi
dạy con
Dự kiến kết quả: Đa số khó khăn lớn nhất của mẹ đơn thân ngay từ đầu là về
tâm lý của con cái, khi trả lời những câu hỏi, thắc mắc của con cái sau này và
phân chia thời gian chăm sóc con. Họ sẽ không gặp nhiều khó khăn như mẹ đơn
thân thứ phát về áp lực tâm lý, kinh tế,.. vì đa số họ mạnh mẽ, chuẩn bị tâm lý
từ trước đối với những vấn đề này khi đưa ra quyết định chọn làm mẹ đơn thân
từ đầu.
Ý nghĩa của kết quả: Kết quả đã chứng minh khó khăn của những người mẹ
đơn thân từ đầu khác với những mẹ đơn thân thứ phát ở một số khía cạnh. Khi
không gặp vấn đề áp lực về kinh tế những mẹ đơn thân ngay từ đầu sẽ có xu
hướng giải quyết những vấn đề khó khăn theo hướng tích cực hơn.
Câu B4,B5 tìm hiểu về quan điểm nuôi dạy con của phụ nữ lựa chọn làm mẹ
đơn thân từ đầu
Dự kiến kết quả: Đa số phụ nữ sẽ tự tin trong việc nuôi dạy con. Có thể chăm
sóc, nuôi dạy đứa trẻ tốt mà không cần đến vai trò người bố trong gia đình
Ý nghĩa kết quả: Khẳng định rằng phụ nữ chọn làm mẹ đơn thân từ đầu đã ý
thức rất rõ với hành động của mình. Chuẩn bị tinh thần và và sẵn sàng đối mặt
với những khó khăn trước mắt của họ.
Câu B6 tìm hiểu suy nghĩ của mẹ đơn thân từ đầu về quyết định của họ
Dự kiến kết quả: Đa số phụ nữ lựa chọn làm mẹ đơn thân từ đầu sẽ không hối
hận với những lựa chọn của mình. Phụ nữ muốn có con mà không cần chồng
đều tự tin, có học thức và ít nhiều thành đạt, nghĩa là họ biết làm chủ đời mình,
không cần dựa dẫm vào người đàn ông.
Ý nghĩa của kết quả: Đã tìm ra được nhóm phụ nữ có khuynh hướng lựa
chọn làm mẹ đơn thân từ đầu.

10
11

Bảng hỏi C: Góc nhìn, suy nghĩ của những người xung quanh
Bạn bè có ủng hộ khi chị/bạn quyết định làm mẹ đơn thân?
Bố có ủng hộ khi bạn/chị quyết định làm mẹ đơn thân?
Mẹ của bạn/chị có ủng hộ khi bạn/chị quyết định làm mẹ đơn thân?
Anh/chị/em ruột có ủng hộ với quyết định làm mẹ đơn thân?
Những họ hàng xung quanh có ủng hộ khi bạn/chị quyết định làm mẹ đơn
thân?
Mục tiêu, Dự kiến kết quả, Ý nghĩa của kết quả
Câu C1 tìm hiểu quan điểm, thái độ của bạn bè của những phụ nữ chọn làm
mẹ đơn thân.
Kết quả dự kiến: Đa số bạn bè lựa chọn ủng hộ quyết định làm mẹ đơn thân.
Ý nghĩa: Kết quả thu được cho thấy đa phần bạn bè của phụ nữ chọn làm mẹ
đơn thân có cái nhìn cởi mở hơn, đồng thời tin tưởng bạn mình có thể hoàn
thành tốt vai trò của người mẹ.
Câu C2, C3, C4 tìm hiểu thái độ của những người thân ruột thịt trong gia
đình phụ nữ chọn làm mẹ đơn thân.
Kết quả dự kiến: Nhiều bố mẹ, anh/chị/em không ủng hộ quyết định làm mẹ
đơn thân của con mình.
Ý nghĩa: Kết quả thu được cho thấy đa phần bố mẹ, anh chị em vẫn còn nhiều
lo lắng về quyết định làm mẹ đơn thân, chưa có cái nhìn cởi mở với việc làm
mẹ đơn thân.
Câu C5 tìm hiểu thái độ của những người họ hàng khác trong gia đình phụ nữ
chọn làm phụ nữ đơn thân.
Kết quả dự kiến: Nhiều người không ủng hộ quyết định làm mẹ đơn thân.
Ý nghĩa: Kết quả thu được cho thấy việc làm mẹ đơn thân vẫn chưa được
hoàn toàn đón nhận trong gia đình, dòng họ.
VIII. Tài liệu tham khảo

Bích Trâm (2022),3 bí quyết cân bằng cuộc sống và công việc kinh doanh
cho cha mẹ đơn thân , báo Doanh nhân Sài Gòn, truy cập vào 24/07/2022,

11
12

nguồn https://doanhnhansaigon.vn/ky-nang/3-bi-quyet-can-bang-cuoc-song-va-
cong-viec-kinh-doanh-cho-cha-me-don-than-1087486.html
Làm mẹ đơn thân – xu hướng mới của giới trẻ , báo Lao Động, truy cập vào
24/05/2014, nguồn https://laodong.vn/archived/lam-me-don-than--xu-huong-
moi-cua-gioi-tre-721009.ldo
Mộc Trà ( 2022), Khi phụ nữ lựa chọn làm mẹ đơn thân , báo Gia Lai Online,
truy cập vào 14/09/2022, nguồn https://baogialai.com.vn/khi-phu-nu-lua-chon-
lam-me-don-than-post31940.html
Nỗi niềm nữ trí thức làm mẹ đơn thân , báo Kinh tế và Đô thị, truy cập ngày
01/01/2012, nguồn https://kinhtedothi.vn/noi-niem-nu-tri-thuc-lam-me-don-
than.html
Quỳnh Anh, Xu hướng phụ nữ chọn cuộc sống đơn thân , báo hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam, truy cập ngày 16/10/2008, nguồn https://hoilhpn.org.vn/tin-
chi-tiet/-/chi-tiet/xu-huong-phu-nu-chon-cuoc-song-%C4%91on-than--9203-
9.html
Thư viện pháp luận
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/me-don-than-co-duoc-huong-tro-cap-xa-
hoi-hang-thang-hay-khong-muc-huong-tro-cap-xa-hoi-hang-thang-m-935504-
31914.html#:~:text=M%E1%BB%A9c%20chu%E1%BA%A9n%20tr
%E1%BB%A3%20gi%C3%BAp%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i
%20%C3%A1p%20d%E1%BB%A5ng%20t%E1%BB%AB%20ng
%C3%A0y,2021%20l%C3%A0%20360.000%20%C4%91%E1%BB%93ng
%2Fth%C3%A1ng.&text=Theo%20%C4%91%C3%B3%2C%20m%E1%BB
%A9c%20tr%E1%BB%A3%20c%E1%BA%A5p,x%C3%A3%20h%E1%BB
%99i%20l%C3%A0%20360.000%20%C4%91%E1%BB%93ng
Tác giả Lê Minh Tiến, tạp chí khoa học đại học mở thành phố Hồ Chí Minh
https://www.academia.edu/44103454/S%E1%BB%B1_bi%E1%BA%BFn_
%C4%91%E1%BB%95i_x%C3%A3_h%E1%BB%99i_t%E1%BB%AB_g
%C3%B3c_nh%C3%ACn_X%C3%A3_h%E1%BB%99i_h%E1%BB
%8Dc_Vi_m%C3%B4_qua_hai_hi%E1%BB%87n_t%C6%B0%E1%BB
%A3ng_B%C3%A0_M%E1%BA%B9_%C4%91%C6%A1n_th%C3%A2n_v
%C3%A0_H%C3%B4n_nh%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%93ng_t
%C3%ADnh
Phóng sự ảnh chân dung người phụ nữ lựa chọn làm mẹ đơn thân

12
13

Phóng sự ảnh: Chân dung những người phụ nữ tự lựa chọn làm mẹ đơn thân
(tinhte.vn)
Kiddihub: Làm mẹ đơn thân và nỗi niềm của mẹ
https://kiddihub.vn/goc-phu-huynh/kien-thuc-mam-non/lam-me-don-than-va-
nhung-noi-niem-cua-me

13

You might also like