You are on page 1of 2

Võ Trường Toản – một danh nhân nức tiếng trong ngành

giáo dục được biết bao thế hệ kính trọng và lấy ông làm
hình mẫu để noi theo. Ông quê ở làng Hòa Hưng, huyện
Bình Dương, Gia Định ( nay là Sài Gòn). Khi lên ngôi vua,
Nguyễn Phúc Ánh muốn phong quan tước cho ông nhưng
ông từ chối, chỉ mong muốn chuyên tâm vào việc dạy
học, đào tạo nhân tài cho đất nước. Vua rất khen nhưng
cũng lại lấy làm tiếc vì không được dùng tài của ông.Vì
vậy, không quá bất ngờ khi ông được các nhân sĩ trí thức,
các nhà nghiên cứu thống nhất tôn là “ Cụ tổ ngành giáo
dục Nam Kỳ ”.
Cũng từ đó mà sau này, có rất nhiều trường học trên địa
bàn TPHCM vinh hạnh lấy tên ông đặt tên cho ngôi
trường. Một trong số đó là Trường Tiểu học Võ Trường
Toản tại số 354/74 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận
10.Ngày 5/9/2002, trường khai giảng năm học đầu tiên,
năm học 2002-2003 với 15 lớp và 413 học sinh. Hai năm
sau ( năm 2004 ) trường được cấp bằng công nhận
Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia vào ngày 26/8/2004
của từ Bộ giáo dục và Đào tạo.Trong hơn 10 năm qua,
nhà trường đã 6 lần nhận bằng khen của UBND thành
phố và nhận 1 Bằng khen của Bộ giáo dục và Đào tạo. Kết
quả đào tạo cũng rất chất lượng khi mà tất cả học sinh
đều đạt yêu cầu về hạnh kiểm, về học tập.Nhiều học sinh
đạt giải văn nghệ, vẽ tranh và các giải phong trào do
quận, thành phố tổ chức.
Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng khang
trang với 28 phòng học, 2 phòng bộ môn, 11 phòng chức
năng và 1 nhà TDTT đa năng. Nhà trường có đầy đủ trang
thiết bị phục vụ cho dạy và học, trong đó có nhiều trang
thiết bị hiện đại.
Có lẽ chỉ bấy nhiêu đó thôi, chúng ta cũng hiểu được sự
cố gắng của thầy và trò để làm cho cái tên Võ Trường
Toản ngày một tiến xa hơn. Bởi Võ Trường Toản là một
nhà nho yêu nước, nhà giáo mẫu mực, hết lòng vì nước vì
dân để rồi sau này những thế hệ con cháu ấy cũng hết
lòng phát huy truyền thống mà ông đã gầy dựng. Năm
Nhâm Tý 1792, Võ Trường Toản mất, vua truy tặng ông
danh hiệu “ Gia Định Thành xử sĩ Sùng Đức Võ tiên sinh ”,
lấy hiệu này khắc vào mộ chí của ông. Hiện nay, tại Văn
miếu Trấn Biên ( Đồng Nai ), Văn Thánh miếu ( Vĩnh Long)
có thờ Võ Trường Toản. Qua đó, mình tinh rằng mỗi một
cá nhân các bạn học sinh hiện nay, nên tự hào và kính
trọng một vị danh nhân lẫm liệt, khẳng khái và đức độ ấy
để lấy điều đó làm động lực cố gắng học tập trải nghiệm
vươn xa hơn mỗi ngày nhé, mình mong các bạn cảm thấy
thú vị với bài thuyết trình của nhóm mình. Mình xin cảm
ơn !

You might also like