You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

 ......................................


BÀI THU HOẠCH TUẦN SINH HOẠT
CÔNG DÂN

HỌ VÀ TÊN: TÒNG VĂN PHÚC

KHOA: KHA HỌC TỰ NHIÊN – CÔNG NGHỆ

LỚP CHUYÊN NGHÀNH: SƯ PHẠM TIN HỌC

LỚP HỌC TẠI TUẦN SHCD: HỘI TRƯỜNG LỚN

Email: phuc06122005@gmail.com

SĐT: 0377 942 972

 .................................................................................. 
Câu 1: Anh/Chị hãy cho biết những nét khái quát về quá trình hình thành và phát triển
của Trường Đại học Tây Bắc; Sứ mạng, Tầm nhìn, Giá trị cốt lõi, Triết lý đào tạo của

Trường đại học Tây Bắc?

Trả lời:

 Tổng quan:
 Trường đại học Tây Bắc được thành lập theo quyết định số 39/2001/QĐ-TTg ngày
23/03/2001 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc,
tiền thân là Trường Sư phạm cấp 2 đặt tại khu Tự trị Thái - Mèo được thành lập từ
năm 1960.
 Trường đại học Tây Bắc là trường đại học công lập, trực thuộc bộ Giáo dục và Đào
tạo. Trụ sở của trường đặt tại phường Quyết Tâm, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La.
Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
 Trường đại học Tây Bắc có nhiệm vụ:
- Đào tọa nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học;
- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức;
- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, triển khai các dịch vụ kỹ thuật phục vụ
phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc.
 Quá trình hình thành (Lịch sử hình thành):
 Giai đoạn 1: Trường Sư phạm cấp II khu Tự trị Thái – Mèo

Tháng 5 năm 1959, nhân kỷ niệm 5 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Bác Hồ và
Đoàn công tác của Chính phủ lên thăm Tây Bắc. Gặp gỡ, nói chuyện với đồng bào các dân
tộc vùng Tây Bắc tại sân vận động huyện Thuận Châu, thủ phủ của khu Tây Bắc ngày đó,
Bác đã căn dặn các cán bộ trong Đoàn và lãnh đạo Khu phải quan tâm đẩy mạnh công cuộc
giáo dục vùng cao, phải mở trường để con em các đồng bào có nơi để học tập, đem ánh sáng
tri thức tới giúp đồng bào thoát khỏi đói nghèo lạc hậu.

Thực hiện lời dạy của Người, ngày 30/6/1960, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên
ký ban hành Quyết định số 267/QĐ về việc thành lập các Trường Sư phạm cấp II liên tỉnh,

1
trong đó có Trường Sư phạm cấp II đặt tại Khu Tự trị Thái - Mèo. Đây là một Quyết định có
ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cho các tỉnh Tây Bắc. Sự
ra đời của Trường Sư phạm cấp II Khu Tự trị Thái Mèo không chỉ đáp ứng nhu cầu đào tạo
tại chỗ đội ngũ giáo viên cấp II cho các tỉnh Tây Bắc, mà còn đặt nền móng cho sự ra đời
của một trường đại học ở khu vực Tây Bắc sau này. Ngày đầu thành lập, Trường chỉ có 12
giáo viên, được Bộ Giáo dục điều động từ dưới xuôi lên. Đó là các thầy: Đỗ Mộng Bảo
(Toán), Trần Kiều (Toán), Lê Kỳ Huân (Văn), Hoàng Thiện Hùng (Văn), Trần Phương
Thịnh (Địa), Đoàn Phùng (Sử), Vũ Tự Hùng (Hoá), Trịnh Đình Toán (Sinh), Đặng Thọ
Nhân (Lý), Lê An (Giáo dục), Cao Thiệp (Chính trị), Võ Lương (Thể dục), do thầy Đỗ
Mộng Bảo phụ trách. Lễ công bố quyết định thành lập Trường được tiến hành vào tháng 10
năm 1960, tại Khu học xá Tây Bắc (thuộc Châu Mường La, tỉnh Sơn La, nay là khu vực
Khách sạn Công đoàn, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La).

Từ năm 1960 đến năm 1964, Trường chỉ đào tạo giáo viên cấp II trình độ (7+2) Tự nhiên và
Xã hội. Đến năm học 1964 – 1965, Trường bắt đầu đào tạo giáo viên (7+3) hai ban: Tự
nhiên, Xã hội, rồi sau đó là bốn ban: Toán – Lý, Sinh – Hóa, Văn – Sử, Địa – Sinh.

Từ năm học 1972 – 1973, Trường bắt đầu đào tạo giáo viên (10+3). Tên trường cũng được
đổi thành Trường Sư phạm cấp II (10+3) Tây Bắc. Chất lượng đầu vào của Trường đã được
nâng lên, đội ngũ giáo viên giỏi cũng được Bộ Giáo dục điều động bổ sung, đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp cho Trường xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Phong
trào tự học nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ giai đoạn này được tất
cả giáo viên, cán bộ hưởng ứng nhiệt liệt, góp phần tích cực nâng cao trình độ đội ngũ cán
bộ hiện có. Đồng thời đó cũng là tiền đề để từ năm học 1978 – 1979 trở đi, hàng năm, Nhà
trường đã cử nhiều thầy cô giáo đi học cao học, nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài,
chuẩn bị đội ngũ cho bước phát triển nhảy vọt sau này.

2
 Giai đoạn 2: Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc

Căn cứ vào nhu cầu phát triển văn hoá, giáo dục của khu vực Tây Bắc, căn cứ vào những
thành tích, cống hiến và thực lực của Nhà trường, được sự quan tâm ủng hộ của các cấp uỷ,
chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Bắc, được Bộ Giáo dục đề nghị, ngày 6 tháng 4
năm 1981, Chính phủ đã ra quyết định 146/QĐ – CP do Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng
Tố Hữu ký, nâng cấp Trường Sư phạm cấp II (10+3) Tây Bắc thành Trường Cao đẳng Sư
phạm Tây Bắc.

Trong 20 năm, với vai trò của một trường cao đẳng sư phạm, Trường đã đào tạo bồi dưỡng
được 4.219 giáo viên THCS và Tiểu học có trình độ CĐSP. Đó là những nhân lực chất lượng
cao, góp phần quyết định mở rộng trường lớp và tăng cường chất lượng giáo dục phổ thông
ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và các tỉnh Bắc Lào.

3
 Giai đoạn 3: Trường Đại học Tây Bắc

Bằng sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của tập thể Nhà trường và để đảm bảo sự bình đẳng giữa
các vùng miền trong cả nước, ngày 7/5/1998, Chính phủ đã có Thông báo số 98/TB-VPCP,
đồng ý về chủ trương thành lập Trường Đại học Tây Bắc. Sau đó, nhiều cuộc Hội thảo do Bộ
Giáo dục và Đào tạo chủ trì, với sự tham gia của nhiều Bộ, Ban, Ngành Trung ương, của các
địa phương khu vực Tây Bắc đã được triển khai để bàn về phương án thành lập Trường Đại
học Tây Bắc. Và ngày 23 tháng 3 năm 2001, Chính phủ đã ra Quyết định số 39/2001/QĐ-
TTg do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ký, về việc thành lập Trường Đại học Tây Bắc trên
cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc.

Quyết định thành lập Trường Đại học Tây Bắc của Chính phủ đã hiện thực hoá ý tưởng
thành lập trường đại học cho khu vực Tây Bắc của thế hệ lãnh đạo Nhà trường từ cuối những
năm 60 của thế kỷ trước. Sự ra đời của Trường Đại học Tây Bắc là một sự kiện quan trọng
trong đời sống chính trị, văn hoá, giáo dục của các tỉnh Tây Bắc và của cả nước. Lần đầu
tiên trên mảnh đất miền Tây Bắc Tổ quốc có một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học ở
trình độ cao, đáp ứng được ước vọng bao đời của nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Từ đây, con
4
em các dân tộc, cán bộ và nhân dân Tây Bắc có một địa chỉ tin cậy ở ngay quê hương Tây
Bắc, để đến học tập, bồi dưỡng đạt trình độ cao.

Năm học 2019-2020, quy mô đào tạo của toàn Trường là 5.558 học sinh, sinh viên và học
viên trong đó có khoảng: 3500 học viên và sinh viên hệ chính quy, 1400 học viên hệ vừa làm
vừa học; 658 học sinh phổ thông, dự bị Tiếng Việt, 834 lưu học sinh của nước bạn Lào. Tỷ lệ
học viên và sinh viên là người dân tộc thiểu số đạt 77%.

Tính từ năm 2001 đến năm 2020, Nhà trường đã đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng
tốt nghiệp cao đẳng hệ chính quy cho 5.973 sinh viên; công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt
nghiệp đại học hệ chính quy cho 17.331 sinh viên; công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt
nghiệp cao đẳng hệ vừa làm vừa học cho 2.368 học viên; công nhận tốt nghiệp và cấp bằng
tốt nghiệp đại học hệ vừa làm vừa học cho 15.402 học viên; đào tạo, công nhận tốt nghiệp và
cấp bằng thạc sỹ cho 322 học viên; liên kết với các trường đại học lớn trong nước đào tạo và
cấp bằng thạc sỹ một số ngành học mà các tỉnh Tây Bắc có nhu cầu được 1.638 học viên.

Từ năm 2010 trở về trước 100% học viên và sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp ra
Trường đã tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo. Kết quả khảo sát đến năm
2020 cho thấy 85% học viên và sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp ra Trường đã tìm
được việc làm phù hợp.

Trường Đại học Tây Bắc đang ngày càng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, đội ngũ, tăng cường
trang thiết bị, cơ sở vật chất, mở rộng phạm vi tuyển sinh và ngành tuyển sinh, nâng cao chất
lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, kết nối và phục vụ cộng đồng nhằm hoàn thành trọng
trách mà Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao phó.

5
Đến nay, Trường đã mở được 06 ngành đào tạo trình độ thạc sỹ, 25 ngành đào tạo trình độ
đại học và 02 ngành đào tạo trình độ cao đẳng thuộc các khối ngành: Sư phạm, Nông Lâm
nghiệp, Du lịch, Công nghệ Thông tin, Quản lý Kinh tế, Quản lý tài nguyên và môi trường.
Nhà trường có 01 trường phổ thông thực hành ở trong Trường.

 Sứ mạng:

Đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa, thực hiện các dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập Quốc tế của
khu vực Tây Bắc và Đất nước.

 Tầm nhìn:

Trường đại hoc Tây Bắc là trường đại học đa nghành, phát triển theo định hướng ứng dụng
có uy tín, chất lượng cao; Đạt tiêu chuẩn chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông
Nam Á vào năm 2030, đạt tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến Quốc tế vào năm 2045.

 Triết lý giáo dục (Triết lý đào tạo):

“Nâng tầm giá trị - Kiến tạo tương lai”


6
Giáo dục hình thành và phát huy các giá trị đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ để kiến tạo
tương lai hạnh phúc.

 Giá trị cốt lõi:


I. Đoàn kết: Thống nhất tư tưởng, ý chí và hành động vì mục tiêu chung.
II. Trách nhiệm: Tận tâm, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ vì sự tiến bộ của cộng đồng.
III. Sáng tạo: Đổi mới cách nghĩ, cách làm, tạo ra tri thức mới.
IV. Hiệu quả: Đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Câu 2: Thông qua chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức Hồ Chí
Minh” Anh/Chị hãy nêu bài học vận dụng đối với bản thân khi học tập và rèn luyện tại
Trường đại học Tây Bắc?

Trả lời:

 Bài học vận dụng thông qua chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo
đức Hồ Chí Minh” đối với bản thân khi học tập và rèn luyện tại Trường đại học Tây
Bắc là:

- Đối với mỗi cá nhân cần phải tự tăng cường công tác để nâng cao về ý thức cũng như tinh
thần trách nhiệm không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức tấm gương tốt. Bản thân
mỗi chúng ta cần bảo vệ lối sống trung thực, thẳng thắn, theo lối sống liêm khiết, khiêm tốn
và theo quan điểm của Đảng. Ngoài ra, cá nhân cần cải thiện thay đổi sự lười biếng, nói đi
đôi với làm, không ỷ lại.

- Tích cực học tập, lao động và sáng tạo thúc đẩy phát triển về năng suất, hiệu quả, chất
lượng đồng thời trân trọng những thành tích mà bản thân và người khác làm ra.

- Sau quá trình học tập thì bản thân cần rút ra kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp cải thiện,
khắc phục nhằm hoàn thiện chính mình.
- Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra và xử lý, phê bình, kỷ luật nghiêm minh những hành
vi tiêu cực đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công dân trong giảng dạy và học tập.
- Luôn luôn có ý thức để giữ gìn đoàn kết của toàn dân, trong cơ quan, tổ chức, trong Đảng,
đấu tranh kiên quyết với những mưu đồ chia rẽ nhân dân, chia rẽ tình đoàn kết, yêu nước.

7
- Đặc biệt đối với nghề giáo, phải luôn ý thức trách nhiệm và tâm huyết với nghề từ đó mỗi
giáo viên sẽ giảng dạy truyền đạt lại kiến thức học tập cũng như nhân cách, đạo đức.
- Loại bỏ sự lạc hậu, những hạn chế gây ảnh hưởng tới việc học tập và làm theo tư tưởng đạo
đức tốt hoặc không phù hợp với lối sống hiện nay.
- Thay đổi phương pháp phù hợp với việc học tập để cải thiện vốn hiểu biết, nâng cao kiến
thức trong học tập. Không chỉ vậy, mỗi chúng ta cũng cần đưa ra phương hướng để phấn đấu
và rèn luyện tu dưỡng về tư tưởng đạo đức, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp mà con người Việt
Nam.

Câu 3: Anh/Chị hãy cho biết các quy định cơ bản về điều kiện để sinh viên đạt học bổng
khuyến kích học tập (KKHT) và các mức học bổng KKHT theo quy định hiện hành tại
Học viện Chính sách và Phát triển?

Trả lời:
 Các quy định cơ bản về điều kiện để sinh viên đạt học bổng khuyến kích học tập
(KKHT):
1. Đối tượng và tiêu chuẩn xét, cấp học bổng khuyến khích học tập:
a) Đói tượng xét, cấp học bổng khuyến khích học tập
- Sinh viên thuộc diện hưởng: Học bổng chính sách, cử tuyển, trợ cấp xã hội, hỗ trợ
học tập, hỗ trợ chi phí học tập và diện chính sách ưu đãi giáo dục nếu đủ tiêu chuẩn
tiêu chuẩn xét, cấp học bổng khuyến khích học tập ( sau đây viết tắt là HBKKHT) thì
được xét, cấp HBKKHT trong phạm vi quỹ học bổng của nhà trường
- Điểm trung bình chung học tập được xác định theo Quyết định số 878/QĐ-DHTB
ngày 19/9/2018 của hiệu trưởng Trường đại học Tây bắc ban hành Quy chế đào tạo
đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Trong đó, chỉ lấy điểm thi kết
thúc học phần và điểm đánh giá quá trình hết năm học lần thứ nhất; Điểm thi kết thúc
học phần và điểm đánh giá quá trình của môn học không được dưới 5,0 (theo hệ 10)
hoặc 2,0 (theo hệ 4)

8
- Điểm đánh giá kết quả rèn luyện được xác định theo thông tư 16/25/TT-BGDDT ngày
12/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo banh hành quy chế đánh giá kết
quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học chính quy

Sinh viên đào tạo theo hình thức tín chỉ phải đăng ký học và thi trong học kì tối thiểu từ
15 tín chỉ trở lên mới được xét, cấp HBKKHT

Đối với học kỳ cuối cùng của năm cuối khóa học nhà trường sẽ căn cứ vào số tín chỉ thực
học tại Trường của sinh viên phải học và thi từ 15 tín chỉ trở lên (không tính số tín chỉ
thực tập sư phạm và tốt nghiepj) mới được đưa vào diện xét HBKKHT.

 Các mức học bổng KKHT theo quy định hiện hành tại Học viện Chính sách và Phát
triển:

Mức HBKKHT cho từng nhóm ngành của từng học kỳ được Hiệu trưởng quy định cụ thể
trên cơ sở mơcs trần học phí từng năm học. Mức HBKKHT cho từng nhóm ngành được
quy định cụ thể như sau:

 Đối với lưu HS và SV các ngành Sư phạm, Nông – Lâm, Khoa học xã hội, Kinh
tế:

Loại Điểm trung bình học Điểm rèn Hệ đại học Hệ cao đẳng
học kỳ luyện
bổng Theo Theo tín
niên chế chỉ
Xuất Từ 9,00 Từ 3,60 Từ 90-100 1.080.000đ/tháng/ 880.000đ/tháng/SV
sắc đến 10 đến 4,00 điểm SV
Giỏi Từ 9,00 Từ 3,60 Từ 80-<90 1.030.000đ/tháng/ 830.000đ/tháng/SV
đến 10 đến 4,00 điểm SV
Từ 8,00 Từ 3,20 Từ 90-100
đến 8,99 đến 3,59 điểm
Khá Từ 9,00 Từ 3,60 Từ 65-<80 980.000đ/tháng/SV 780.000đ/tháng/SV

9
đến 10 đến 4,00 điểm
Khá Từ 8,00 Từ 3,20 Từ 65-<80
đến 8,99 đến 3,59 điểm
Khá Từ 7,0 Từ 2,50 Từ 65-100
đến 7,99 đến 3,19 điểm

 Đối với LHS và SV ngành Công nghệ thông tin:

Loại Điểm trung bình học Điểm rèn Hệ đại học Hệ cao đẳng
học kì luyện
bổng Hệ 10 Hệ 4
Xuấ Từ 9,00 Từ 3,60 Từ 90-100 1.270.000đ/tháng/ 1.040.000đ/tháng/SV
Sắc đến 10 đến 4,00 điểm SV
Giỏi Từ 9,00 Từ 3,60 Từ 80-<90 1.220.000đ/tháng/ 990.000đ/tháng/SV
đến 10 đến 4,00 điểm SV
Từ 8,00 Từ 3,20 Từ 90-100
đến 8,99 đến 3,59 điểm
Khá Từ 9,00 Từ 3,60 Từ 65-<80 1.170.000đ/tháng/ 940.000đ/tháng/SV
đến 10 đến 4,00 điểm SV
Khá Từ 8,00 Từ 3,20 Từ 65-<80
đến 8,99 đến 3,59 điểm
Khá Từ 7,0 đến Từ 2,50 Từ 65-100
7,99 đến 3,19 điểm

Câu 4: Anh/Chị hãy cho biết cách phân loại kết quả rèn luyện ban hành theo Quyết định
số 1335/QĐ-ĐHTB-CTCT ngày 27/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc?

Trả lời:

Phân loại kết quả điểm rèn luyện với sinh viên đại học chính quy theo Điều 9 Quy chế ban
hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT như sau:

10
- Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu và kém.

- Phân loại kết quả rèn luyện:

+ Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc;

+ Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt;

+ Từ 65 đến dưới 80 điểm: loại khá;

+ Từ 50 đến dưới 65 điểm: loại trung bình;

+ Từ 35 đến dưới 50 điểm: loại yếu;

+ Dưới 35 điểm: loại kém.

Câu 5: anh/chị hãy cho biết Nhiệm vụ của sinh viên và Quyền của sinh viên khi học tại
Trường Đại Học Tây Bắc?

Trả lời:

Nhiệm vụ của sinh viên khi học tại Trường Đại Học Tây Bắc:

- Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ
trường đại học và các quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục đại học.

- Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của cơ sở giáo dục đại
học; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống.

- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học;
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn
hóa trong trường học.

- Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy truyền thống
của cơ sở giáo dục đại học.

- Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khóa và khám sức khỏe định kỳ
trong thời gian học tập theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

11
- Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

- Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù
hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở giáo dục đại học.

- Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự Điều động của Nhà nước khi được hưởng
học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết
với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định
của Chính phủ.

- Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của
sinh viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học
hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học
tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh
viên, cán bộ, nhà giáo trong cơ sở giáo dục đại học.

- Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ
nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của cơ sở giáo
dục đại học.

Quyền của sinh viên khi học tại Trường Đại Học Tây Bắc:

- Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các Điều kiện trúng
tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục đại học.

- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học
tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở giáo dục đại học; được phổ biến nội quy, quy chế về
đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.

- Được tạo Điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:

12
+ Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học
tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao;

+ Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo
khoa học, kỹ thuật;

+ Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước;

+ Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước
ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành;

+ Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
Hội Sinh viên Việt Nam;

Tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và
ngoài trường học theo quy định của pháp luật;

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với Mục tiêu đào tạo của cơ
sở giáo dục đại học;

+ Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của cơ sở giáo dục đại học (bao gồm các dịch
vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh
đặc biệt,...)

+ Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai
chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào
tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.

- Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học
bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành;

Được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan
bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước.

- Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các Điều kiện đảm
bảo chất lượng giáo dục;

13
Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây
dựng và phát triển cơ sở giáo dục đại học;

Đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giải quyết các vấn
đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.

- Được xét tiếp nhận vào ký túc xá và ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định.

- Sinh viên đủ Điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, bảng
Điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác.

Câu 6: Anh/Chị hãy nêu những hiểu biết của bản thân về Đoàn Thanh niên và các Câu
lạc bộ sinh viên hiện nay tại Trường Đại học Tây Bắc?

Trả lời:
Những hiểu biết của bản thân về Đoàn Thanh niên hiện nay tại Trường Đại học Tây
Bắc:
BCH ĐOÀN TRƯỜNG KHÓA XXXIX NHIỆM KỲ 2022 – 2027:
Đoàn Trường Đại học Tây Bắc là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Nhà trường dưới
sự lãnh chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy Trường Đại học Tây Bắc. Đoàn trường là tổ chức đoàn
cơ sở trực thuộc tỉnh đoàn Sơn La.

Tính đến tháng 7/2022, Đoàn trường có 06 liên chi đoàn, 01 đoàn trường và 02 chi đoàn trực
thuộc với tổng số gần 1900 đoàn viên thanh niên.

 Thường trực: 03 đồng chí (01 Bí thư + 02 Phó Bí thư).


 Ban Thường vụ: 05 đồng chí.
 Ban Chấp hành: 17 đồng chí.
 Ủy ban Kiểm tra: 05 đồng chí.
 Đoàn trường có: 06 liên chi đoàn, 01 đoàn trường và 02 chi đoàn trực thuộc.
 Tổng số chi đoàn: 85 chi đoàn

14
1 Kiều Tiến Lương Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên
2 Khổng Quỳnh Hương Phó Bí thư thường trực, Chủ nhiệm UBKT
Đoàn trường, Bí thư LCĐ Khoa Cơ sở
3 Trịnh Thu Huyền Phó Bí thư Đoàn trường, Bí thư LCĐ
Khoa Tiểu học - Mầm non
4 Đinh Thị Ngọc Linh Ủy viên BTV, chuyên viên VP Đoàn
5 Lò Thị Hồng Kiều Ủy viên BTV, Lớp trưởng K62 Đại học Sư phạm Ngữ v
6 Hoàng Thị Thanh Giang Ủy viên BCH, Bí thư LCĐ Khoa Khoa học Xã hội
7 Quàng Văn Quỳnh Ủy viên BCH, Ủy viên BCH Hội Sinh viên,
Bí thư K60 Đại học Sư phạm Lịch sử
8 Lương Văn Tiến Ủy viên BCH, Bí thư Đoàn
trường Trường TH, THCS&THPT Chu Văn An
9 Cà Văn Trọng Ủy viên BCH Đoàn trường, Ủy viên BCH LCĐ
khoa Tiểu học - Mầm non
10 Trần Anh Tuấn Ủy viên BCH Đoàn trường, Bí thư LCĐ Khoa Nông - L
11 Lý Thu Hiền Ủy viên BCH Đoàn trường, Phó Bí thư LCĐ Khoa
Khoa học Tự nhiên - Công nghệ, Bí thư K62 Đại học
Sư phạm Toán
12 Lò Thị Thanh Nhàn Ủy viên BCH Đoàn trường, Phó Bí thư LCĐ Khoa Cơ s
Bí thư chi đoàn K61 Khoa Cơ sở
13 Trần Quang Vũ Ủy viên BCH Đoàn trường, Phó Bí thư LCĐ Khoa Kinh
Lớp trưởng K61 Đại học Quản trị kinh doanh
14 Lò Văn Hiệp Ủy viên BCH Đoàn trường, Bí thư Chi đoàn K61
Đại học Chăn nuôi
15 Đỗ Thị Thu Hiền Ủy viên BCH Đoàn trường, Bí thư LCĐ Khoa Kinh tế
16 Vũ Thị Hải Ninh Ủy viên BCH Đoàn trường, Bí thư LCĐ Khoa
Khoa học Tự nhiên - Công nghệ
17 Nguyễn Thị Kim Oanh Ủy viên BCH Đoàn trường, Bí thư chi đoàn GVCB Văn p

15
Các Câu lạc bộ sinh viên hiện nay tại Trường Đại học Tây Bắc:
- Câu lạc bộ Truyền thông
- Câu lạc bộ Sinh viên tình nguyện
- Câu lạc bộ Ghitar
- Câu lạc bộ Dân vũ
- Câu lạc bộ Võ thuật
- Câu lạc bộ Hiphop
- Câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt
…..
Câu 7:anh/Chị hãy cho biết các quy định về hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các
hoạt động của các câu Lạc bộ trong Trường Đại học Tây Bắc?
Trả lời:

1. Tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao lành mạnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân
tộc; đề cao tinh thần thể dục, thể thao trung thực, cao thượng, công bằng, chính xác, khách
quan.

2. Nghi thức tổ chức phải được tiến hành trang trọng, phù hợp với quy mô giải, tiết kiệm,
chống lãng phí.

3. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết theo yêu cầu chuyên
môn và an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong thời gian tổ chức
cuộc thi.

4. Không tổ chức hoặc tham gia cá cược trái pháp luật.

Câu 8: Anh/Chị hãy nêu và phân tích một số kiến nghị, đề xuất với Trường Đại học Tây
Bắc nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo và xây dựng thương hiệu của
Trường Đại học Tây Bắc trong thời gian tới?

Trả lời:

1.Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy:

16
Trong bối cảnh một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở tri thức, nguồn lực con người có
trí tuệ và kỹ năng cao sẽ là yếu tố trung tâm và là mục tiêu cao nhất của ngành giáo dục và
đào tạo.

Vì vậy việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo của nhà trường cần phải đảm bảo
được các nguyên tắc đúng như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định:

+ Về nội dung:

- Hiện đại hóa nội dung đào tạo để theo kịp và đón nhận các phuơng pháp kỹ thuật tiên tiến
trong nền kinh tế mở cửa cạnh tranh.

- Mềm hóa nội dung đào tạo: Nội dung đào tạo có phần cố định, có phần linh hoạt để vừa
đảm bảo chuẩn nội dung, vừa đáp ứng được đặc thù riêng của mỗi ngành đào tạo.

- Điều chỉnh hợp lý tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành theo đặc thù từng ngành và yêu cầu của
thực tiễn.

+ Về cấu trúc:

- Liên thông giữa các mảng kiến thức.

- Tích hợp giữa kiến thức lý thuyết chuyên môn và thực hành. Để thực hiện được
tốt/đúng/chuẩn những nguyên tắc này nhà trường cần tiến hành tổ chức hội thảo, tiếp tục bổ
sung, chỉnh sửa, đổi mới chương trình, tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ để triển khai,
thực hiện chương trình đào tạo mới; tự đầu tư kinh phí để chỉnh lý chương trình cho phù hợp
với mỗi ngành học,...; ngoài ra, cần khảo sát thực tế nhu cầu của các cơ sở tuyển dụng, đề
nghị các cơ sở sử dụng nhân lực cùng tham gia xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa nội dung
chương trình đào tạo.

Nội dung, chương trình đào tạo phải gắn với yêu cầu của từng ngành nghề, phải cung cấp
cho người học kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề và ý thức trách nhiệm công dân
đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Nội dung, chương trình đào tạo cần theo định hướng
của thị trường: mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực
thích ứng với những biến đổi của thực tế ngành nghề, tạo điều kiện cho các khoa nghiệp vụ
chủ động gắn đào tạo với yêu cầu của xã hội, tạo thuận lợi cho người học. Chương trình đào

17
tạo cần theo mô đum để đảm bảo liên thông giữa các trình độ trong hệ thống giáo được
truyền đi đồng thời với tri thức mới. Nhà trường phải biết khai thác thường xuyên các công
nghệ này và dạy sinh viên sử dụng, đồng thời phải tìm ra những điểm cốt yếu của công nghệ
mới trong lĩnh vực truyền thông.

Nhà trường cần giáo dục sinh viên phong cách làm việc theo kíp/đội/nhóm bởi phần lớn sự
đánh giá từ các đơn vị sử dụng nhân lực hiện nay không liên quan đến việc thiếu kiến thức,
mà liên quan đến thái độ/hành vi thực hiện công việc. Nhà trường cần giáo dục cho sinh viên
thái độ làm việc cẩn thận, tôn trọng thời hạn hoàn thành, chuyên cần, có lương tâm nghề
nghiệp, tự trọng, có ý thức cải tiến công việc, biết nghe và tôn trọng người khác, có khả năng
thích ứng với các tình huống, có ý thức tự lực. Đó là những phẩm chất cao mà thực tế đòi
hỏi và cũng là mục tiêu mà nhà trường cần vươn tới. Các nước phát triển đều có các dự án
về giáo dục, học tập và giảng dạy theo ê kíp: ekip quản lý, ekip giảng dạy, ekip làm việc của
sinh viên…

Vai trò của các tổ chuyên môn trong nhà trường cũng là một nhân tố quan trọng, cần được
phát huy theo hướng: tổ chức sinh hoạt với nội dung chuyên môn phong phú, thiết thực,
động viên tinh thần cầu thị trong quá trình tự bồi dưỡng của giảng viên, giáo dục giảng viên
ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp; thường xuyên tổ
chức dự giờ, nghiêm túc rút kinh nghiệm; đánh giá đúng và kịp thời, khen thưởng những
giảng viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng những phương pháp dạy học
mới có hiệu quả; tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giảng viên và sinh viên về chất lượng
giảng dạy, giáo dục của từng giảng viên trong trường.

Ngoài ra các hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở tuyển dụng cần được tăng cường
nhằm kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.

2.Tăng cường công tác quản lý và giáo dục sinh viên

Từ những đặc điểm của sinh viên đang học tập tại trường và từ thực tế công tác quản lý, giáo
dục sinh viên trong những năm qua, em cho rằng cần sử dụng các biện pháp sau đây để tăng
cường công tác quản lý:
18
+ Thiết lập phần mềm quản lý sinh viên, nối kết thông tin giữa các khoa và phòng ban chức
năng trong nhà trường để kịp thời nắm vững từng đối tượng sinh viên, từ đó có những
phương pháp quản lý, giáo dục phù hợp một cách đồng bộ và hiệu quả.

+ Phổ biến thường xuyên qua kênh thông tin các quy chế, quy định có liên quan đến sinh
viên.

+ Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với sinh viên.

+ Tiếp tục tổ chức thường niên hội nghị đối thoại giữa Ban giám hiệu, cán bộ phụ trách các
Khoa, phòng, ban với sinh viên để nắm bắt những ý kiến, nguyện vọng của họ.

+ Thực hiện tốt việc giảng dạy và quản lý lớp học của giảng viên bộ môn.

+ Phát huy tốt vai trò giáo vụ, cố vấn học tập của các khoa.

+ Tạo một môi trường giáo dục văn minh.

+ Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua trong sinh viên.

+ Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

+ Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong công tác quản lý và giáo dục
sinh viên.

+ Kết hợp thường xuyên với gia đình trong công tác quản lý, giáo dục sinh viên.

19

You might also like