You are on page 1of 21

8.

2 Quảng cáo
- Khái niệm: quảng cáo là bất kỳ hình thức trình bày, giới thiệu và quảng bá
mang tính phi cá nhân, có trả phí cho các ý tưởng, hàng hóa hay dịch vụ của
một nhà tài trợ( công ty) xác định
vd: quảng cáo trên truyền hình, trên ấn phẩm in ấn,trên internet,quảng cáo ngoài
trời,..
- Đặc điểm:
+ Tính đại chúng cao
+ Khả năng lặp lại cao
+ Có thể diễn đạt khuyêch trương
+ Có tính tự do
- Các quyết định quảng cáo

1. Thiết lập mục tiêu:


- Khái niệm: là một nhiệm vụ truyền thông cụ thể phải được hoàn thành với một
đối tượng mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định
- Phân loại theo mục đích chính:
 Quảng cáo thông tin: được sử dụng rất nhiều khi giới thiệu một loại sản
phẩm mới
- Chuyển tải giá trị khách hàng.
- Xây dựng thương hiệu và hình ảnh công ty.
- Cung cấp thông tin cho thị trường về một sản phẩm mới.
- Giải thích các hoạt động của sản phẩm
- Gợi ý những công cụ mới cho sản phẩm
- Thông báo cho thị trường về sự thay đổi giá
- Miêu tả dịch vụ và chính sách hỗ trợ đang có
- Điều chỉnh những ấn tượng sai lầm
 Quảng cáo thuyết phục trở nên quan trọng khi mức độ cạnh tranh tăng lên
Ví dụ:một khi đầu đĩa DVD đã được ưa dùng, Sony sẽ bắt đầu cố gắng
thuyết phục NTD rằng thương hiệu của họ đem lại chất lượng tốt nhất cho
số tiền bỏ ra
- Thuyết phục người tiêu dùng ưu ái thương hiệu của công ty hơn
- Thuyết phục NTD từ bỏ thương hiệu này, chuyển sang một thương hiệu
kia
- Thay đổi cảm nhận của NTD về giá trị sản phẩm
 Quảng cáo nhắc nhở quan trọng đối với sản phẩm ở giai đoạn bão hòa,
nó giúp duy trì mqh KH và hình ảnh về SP trong tâm trí NTD
Ví dụ: các quảng cáo Coca-Cola chủ yếu nhằm xây dựng và duy trì mqh
với thương hiệu chứ không hướng đến mục tiêu ngắn hạn là thông báo
hay thuyết phục
- Duy trì quan hệ khách hàng
- Nhắc nhở NTD rằng họ có thể cần đến sản phẩm trong tương lai gần
2. Dự trù ngân sách quảng cáo
- Khái niệm: là tiền và các nguồn lực khác được phân bổ cho hoạt động
quảng cáo của một sản phẩm hoặc một cty
- Ngân sách quảng cáo cho một thương hiệu thường phụ thuộc vào việc
nó đang ở giai đoạn nào trong vòng đời sản phẩm
Ví dụ: sản phẩm mới thường cần ngân sách QC tương đối để xd nhận
thức và cho KH dùng thử, nếu thương hiệu bão hòa thường đòi hỏi tỷ lệ
phần trăm trong doanh thu bán hàng thấp hơn
3.1 Thông điệp quảng cáo
- Thông điệp quảng cáo tốt đặc biệt quan trọng trong môi trường QC tốn
kém và lộn xộn ngày nay. Vì mỗi ngày NTD họ phải tiếp xúc với khoảng
3.000 đến 5.000 thông điệp thương mại mội ngày
- Vượt ra ngoài sự hỗn loạn quảng cáo: toàn bộ sự hồn loạn quảng cáo
không chỉ làm phiền một số NTD, mà còn khiến các nhà QC hết sức đau
đầu
 Kết hợp quảng cáo với giải trí: sự kết hợp giữa QC và giải trí để nổi bật
khỏi sự hỗn loạn, tạo ra đại lộ mới để tiếp cận NTD với nhiều thông điệp
hấp dẫn hơn. Có 2 hình thức
- QC giải trí
+ Mục đích: là để làm cho bản thân QC mang tính giải trí cao , hoặc bổ ích
đến mức mọi người muốn xem
Ví dụ: QC Mirinda kết hợp với MV Bích Phương- “ Chuyện cũ bỏ qua”. Thay vì
bỏ qua QC , nhiều người còn tua ngược để xem đi xem lại.
- Giải trí gắn liền thương hiệu: là việc làm cho thương hiệu trở thành một
phần không thể tách rời của một hình thức giải trí khác
Ví dụ: Phim “ Bố già” của Trấn Thành xuyên suốt cốt truyện luôn xuất hiện hình
ảnh xe ôm công nghệ Be
 Chiến lược thông điệp:
- Khái niệm: là thông điệp chung sẽ được truyền tải đến NTD
- Khái niệm sáng tạo: “ ý tưởng lớn” hấp dẫn sẽ hiện thực hóa chiến lược
thông điệp QC một cách đặc biệt và đáng nhớ
- Dựa vào KN sáng tạo, nhà QC sẽ lựa chọn các yếu tố thu hút cụ thể để sử
dụng trong chiến dịch QC
+ Ý nghĩa: chỉ ra những lợi ích làm cho sp đáng được mong muốn hoặc
thú vị đối với NTD
+ Đáng tin cậy: NTD phải tin rằng SP/ DV sẽ đem đến những lợi ích được
hứa hẹn
+ Khác biệt: chúng phải nói lên được SP tốt hơn các thương hiệu cạnh
tranh ở điểm nào
Ví dụ: QC đồng hồ Rolex kbh nói về thời gian chính xác. Thay vào đó,
chúng nói về “ nỗi ám ảnh với sự hoàn hảo” của thương hiệu này
 Thể hiện thông điệp:cách thức tiếp cận, phong cách, giọng điệu, ngôn từ
và định dạng được dùng để triển khai và QC thông điệp
+ Những điều bình dị của cs
+ Phong cách sống
+ Huyền ảo giả tưởng
+ Tâm trạng hoặc hình ảnh
+ Âm nhạc
+ Biểu tượng các tính
+ Chuyên môn kĩ thuật
+ Bằng chứng khoa học
+ Bằng chứng qua lời chứng nhận hoặc ngôi sao đại diện
 Thông điệp do NTD tạo ra
- Nhiều cty đang khai thác NTD để có đc những ý tưởng cho thông điệp hay
quảng cáo
- Ví dụ: Thương hiệu Doritos của PepsiCo đã tổ chức cuộc thi thường niên”
Đập tan thử thách Super Bowl”
3.2: Lựa chọn phương tiện quảng cáo
 Xác định phạm vi, tần suất và ảnh hưởng:
- Phạm vi là biện pháp đo tỷ lệ phần trăm người dân trong thị trường mục
tiêu được tiếp xúc với chiến dịch QC trong một thời gian nhất định
Ví dụ: nhà QC có thể đạt được 70% thị trường mục tiêu trong 3 tháng đầu
của chiến dịch
- Tần suất: là thước đo trung bình một người trong thị trường mục tiêu sẽ
tiếp xúc bao nhiêu lần với thông điệp
Ví dụ: nhà QC có thể muốn tần số tiếp xúc trung bình là 3 lần
- Ảnh hưởng truyền thông mong muốn- giá trị định tính của thông điệp được
truyền tải thông qua một phương tiện cụ thể
Ví dụ: cùng một thông điệp nhưng trên VTC News có thể đáng tin cậy hơn
kênh14
 Lựa chọn giữa các loại hình truyền thông chính
Các phương tiện truyền thông chính
 Lựa chọn phương tiện truyền thông cụ thể
- Nhà QC cũng phải lựa chọn các phương tiện truyền thông tối ưu trong
từng loại tổng quát
- Ví dụ: Tạp chí:Harper’s Bazaar, Style Republik,Elle
 Quyết định thời gian truyền thông
- Nhà QC cũng phải quyết định lịch trình quảng cáo cho giai đoạn một năm
- Ví dụ: The Picture People, chuỗi studio chụp ảnh chân dung trên cả nước,
QC rất nhiều trước ngày lễ lớn, chẳng hạn như Giáng sinh, phục sinh,
Valentine, Halloween
4. Đánh giá: đòi hỏi cty phải đánh giá những ảnh hưởng của quảng cáo
đối với truyền thông và doanh số trước, trong và sau khi được phát
 CÁC LOẠI HÌNH QUẢNG CÁO
-Nhóm phương tiện ngoài trời: bảng hiệu, áp phích,pano,...
- Nhóm phương tiện quảng cáo trực tiếp: thư, điện thoại, cateloge,..
- Nhóm phương tiện in ấn: báo chí, tạp chí, ấn phẩm thương mại,...
- Nhóm phương tiện điện tử: truyền thanh, truyền hình, internet,...
8.3. Khuyến mãi ( cổ động bán hàng)
 Khái niệm: là các kích thích trong ngắn hạn nhằm khích lệ việc mua hay
bán một SP, DV nào đó
Ví dụ: mua một tặng một của Highlands, mua 6 lon tặng ngay coca-
cola 600ml

 Các loại KM
8.3.1: KM tiêu dùng
- Là công cụ KM bán dùng dùng để đẩy mạnh việc NTD mua hàng trong
ngắn hạn hoặc đẩy mạnh mối tương quan với họ, tăng cường quan hệ KH
về lâi dài
- KM NTD bao gồm nhiều công cụ khác nhau:
 Mẫu thử:
- là các sản phẩm dùng thử. Cách này hiệu quả nhất- nhưng cũng tốn kém
nhất- khi giới thiệu SP mới hoặc tạo sự phấn khởi mới cho SP đang có =>
Co thể là một công cụ quảng bá rất quyền lực
- Mẫu thử có thể gửi đi bằng thư tín,phát tại các cửa hàng, đính vào SP
khác, hoặc được nhắc tới trong QC, email
 Phiếu giảm giá:
- Là chứng nhận cho phép người mua tiết kiệm được ít nhiều khi họ mua
sản phẩm cụ thể nào đó
Ví dụ: Tiki có chương trình khuyến mãi nhập mã FA50 giảm 10% tối đa
50k cho đơn hàng từ 350k, có thời hạn đến 15/9/2019.
 Hoàn tiền mặt
- Là hình thức giống phiếu giảm giá, nhưng việc giảm giá xảy ra sau khi
mua hàng thay vì ngay tại cửa hàng bán lẻ
 Giảm giá:
- Là cho KH tiết kiệm trên giá niêm yết của một sản phẩm, Nhà SX ghi chú
giá được giảm trực tiếp ngay trên nhãn hoặc gói SP
Ví dụ: Tặng 1 hộp khi mua 2 lốc của Vinamilk

 Tặng vật
- Là SP được cho là miễn phí hoặc bán giá thấp để tạo sản phẩm mua
Ví dụ: mua vé xem phim 80k KH được miễn phí bỏng ngô của Lotte
Cinema
 SP quảng bá: là món đồ hữu dụng bên trên có in tên nhà QC,logo, hoặc
thông điệp và được tặng làm quà cho NTD
Ví dụ: Mua sửa tắm Lifebuoy -tặng hộp dụng cụ 5 món

 KM tại điểm bán: bao gồm các cuộc trưng bày, mô tả ngay tại điểm bán
hàng
Ví dụ: Các của hàng tiện lợi như Circle K, Winmart sẽ thấy được nhiều
trưng bày, giảm giá
 Các cuộc thi, bốc thăm trúng thưởng, và trò chơi cho NTD cơ hội thắng
được thứ gì đó,
Ví dụ: TransViet tổ chức cuộc thi “ Ký ức du lịch”-được một chuyến du lịch
 Tài trợ sự kiện
- Là tạo ra sự kiện tiếp thị cho thương hiệu hoặc tài trợ độc quyền/ tham gia
tài trợ cho các sự kiện do ngkhac tổ chức
Ví dụ: Chương trình ca nhạc của Tiger Remix

8.3.2: KM thương mại


 Chiết khấu
- NSX có thể đưa ra mức chiết khấu ngay trên danh mục giá của từng lần

mua hàng trong một thời hạn ấn định


 Hỗ trợ giá
- NSX cũng có thể đưa ra các chế độ chiết khấu trợ giá để đổi lấy sự đồng ý
của nhà bán lẻ trong việc thể hiện SP của NSX theo cách nào đó
Ví dụ: NSX trợ giá chi phí xăng xe, vận chuyển, thuê nv bán hàng cho các
nhà bán lẻ
 Hàng miễn phí
- NSX cũng có thể cung cấp sản phẩm miễn phí đối với các nhà bán lẻ
 “ Tiền đẩy”
- NSX cũng có thể đưa ra chính sách thưởng tiền mặt- quà tặng cho nhà
môi giới hoặc lực lượng bán hàng vì những nỗ lực bán hàng thành công
của họ
8.3.3 KM kinh doanh
 Hội nghị và triển lãm thương mại
Ví dụ: B2B trưng bày sản phẩm của họ tại triển lãm thương mại
 Cuộc thi bán hàng
- Là cuộc thi cho nv bán hàng hoặc nhà môi giới để tạo động lực cho họ
nhằm tăng hiệu quả bán hàng trong thời gian nhất định
Ví dụ: tìm kiếm KH mới, khôi phục lại mqh với KH cũ, hoặc tăng lợi nhuận
từ KH
8.4 Quan hệ công chúng
- Khái niệm:

Ví dụ: Thông điệp “ VInamilk 40 năm- Vươn cao VN” – nhằm NC thể chất trẻ em
Việt. Tuy nhiên, chiến dịch PR còn thể hiện tầm vóc của Vinamilk gắn liền với
tầm vóc quốc gia, sự phát triển
- Chức năng
 Quan hệ báo chí:Nghĩ ra và đưa thông tin đáng tin cậy lên các phương
tiện truyền thông để thu hút sự chú ý về một người, một SP hoặc một DV
 Công bố sản phẩm: giới thiệu một sản phẩm cụ thể ra thị trường
 Các vấn độ cộng đồng: xd và duy trì các mqh trên phạm vi quốc gia hoặc
cộng đồng địa phương
 Vận động hành lang: xd và duy trì các mqh với các nhà lập pháp và quan
chức chính phủ để gây ảnh hương đến các chính sách, suy định
 Quan hệ nhà đầu tư: duy trì mqh với các cổ đông và những người khác
trong cộng đồng tài chính
 Phát triển: làm việc với các nhà tài trợ hoặc thành viên các tổ chức phi lợi
nhuận để đạt được sự hỗ trợ tài chính hoặc tình nguyện viên
- Các công cụ của PR:
Slide trang 35
8.4. Quan hệ công chúng (PR)
- Khái niệm: là việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với nhiều giới công
chúng của công ty bằng cách: chiếm được sự tán thành/thiện cảm từ công
chúng; xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp; và xử lý các tin đồn,
câu chuyện hay sự kiện bất lợi.
- Ví dụ 1: Chiến dịch PR nổi tiếng “Got Milk?” (Uống sữa không?) của ngành
sữa với những người người nổi tiếng còn dính vết ly sữa trên miệng đã
đảo ngược tình trạng tiêu thụ sữa đang trên đà xuống dốc.
- Ví dụ 2: Các chính phủ cũng sử dụng PR để xây dựng nhận thức.
- Chức năng:
+ Quan hệ báo chí.
Ví dụ 1: Khi công ty tung ra sản phẩm hay dịch vụ mới.

https://www.vietnamplus.vn/vinamilk-ra-mat-sua-tuoi-organic-tieu-chuan-kep-tai-
trien-lam-fhc-2021/753485.vnp
Ví dụ 2: Khi công ty có Chương trình khuyến mại.
“Hà Nội, ngày 15/10/2010 – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
(Techcombank) giới thiệu chương trình khuyến mãi lớn nhất trong năm “Đón
nhận Vinh danh, Ngập tràn Ưu đãi” áp dụng trên phạm vi toàn quốc từ ngày
15/10/2010 đến 07/01/2011. Chương trình là lời cám ơn của Techcombank tới
hàng triệu khách hàng nhân dịp được vinh danh “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
2010” do tạp chí chuyên ngành tài chính Euromoney trao tặng”
https://ndh.vn/ngan-hang/on-nhan-vinh-danh-ngap-tran-uu-ai-tai-techcombank-
1017502.html
+ Công bố sản phẩm: giúp các cơ quan nhà nước kiểm chứng chất lượng
sản phẩm và căn cứ để quy trách nhiệm cho các bên sản xuất, nhập khẩu sản
phẩm; bảo vệ người tiêu dùng; tăng tính ổn đỉnh và vai trò của nền kinh tế.
Ví dụ:

Giấy công bố an toàn thực phẩm của Công Ty TNHH Thương


mại và dịch vụ toàn diện.
Cho thực phẩm bổ sung: RED ZONE.
+ Các vấn đề cộng đồng.
Ví dụ: https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/chung-tay-giai-quyet-cac-van-de-
cua-cong-dong-508454
+ Vận động hành lang: là hành động cố gắng gây ảnh hưởng hợp pháp
đến các hoạt động, chính sách hoặc quyết đinh của các quan chức chính phủ,
thường là các nhà lập pháp hoặc thành viên của các cơ quan quản lý nhà nước.
Ví dụ: “Vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ và một số liên hệ với Việt
Nam”
https://luatminhkhue.vn/van-dong-hanh-lang-trong-nen-chinh-tri-my-va-mot-so-
lien-he-voi-viet-nam.aspx
+ Quan hệ nhà đầu tư: là một bộ phận của doanh nghiệp, thường là một
công ty đại chúng, có nhiệm vụ cung cấp cho các nhà đầu tư tài khoản chính xác
các vấn đề của công ty. Điều này giúp các nhà đầu tư tư nhân và tổ chức đưa ra
quyết định sáng suốt về việc có nên đầu tư vào công ty hay không.
Ví dụ: “Cơ hội đầu tư với Ngân hàng BIDV”
https://www.bidv.com.vn/vn/quan-he-nha-dau-tu
+ Phát triển.
- Các công cụ của PR.
+ Họp báo: là sự kiện để công bố thông tin và trả lời các câu hỏi của giới
truyền thông như những vấn đề về quan hệ công chúng.
Ví dụ: Họp báo giới thiệu về Festival Hoa Đà Lạt 2010 Ngày 05/11/2009, tại Hà
Nội, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức buổi họp báo chính thức về Festival Hoa
Đà Lạt 2010 – sự kiện văn hóa mở đầu năm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –
Hà Nội. Với chủ đề thật gần gũi “Đà Lạt – Thành phố ngàn hoa”, Festival Hoa Đà
Lạt 2010 được tổ chức trong 4 ngày, từ ngày 01 – 04/01/2010 với nhiều hoạt
động phong phú, đặc sắc.
+ Bài diễn thuyết: nhằm cung cấp thông tin, gây ảnh hưởng hoặc gây cười
cho thính giả.
Ví dụ: “Steve Jobs trình làng Iphone đầu tiên 2007”.
https://www.youtube.com/watch?v=coACyC6r3ZQ
+ Bản tin: là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản định kỳ, sử
dụng thể loại tin tức để thông tin về hoạt động nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ, kết
quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị của cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp.
Ví dụ: “Bản tin: Công bố sản phẩm Herbalife”
https://www.youtube.com/watch?v=ntwTD8ByHxw

+ Công cụ trực tuyến: là quá trình mọi người làm việc cùng nhau trong thời
gian thực bằng cách sử dụng sự trợ giúp của Internet; là các ứng dụng phần
mềm giúp tất cả các thành viên trong nhóm kết nối với nhau.
Ví dụ 1: Phần mềm Skype
Ví dụ 2: Phần mềm Chanty.
+ Fly, Brochure, catalogue.
 Fly: kêu gọi khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tức thời.

Ví dụ:
 Brochure: thúc đẩy khách hàng tiềm năng tìm hiểu thêm thông tin và sử
dụng sản phẩm dịch vụ.

Ví dụ:
 Catalogue: giống như nguồn tài liệu cung cấp cho khách hàng chi tiết sản
phẩm dịch vụ.

Ví dụ:
+ Hoạt động cộng đồng: là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được
triển khai nhằm đóng góp cho các mục tiêu xã hội dưới vai trò là doanh nghiệp
nhân đạo, hoạt động vì cộng đồng bằng cách tham gia, hỗ trợ các hoạt động tình
nguyện hoặc thực hiện những hoạt động mang tính đạo đức.
Ví dụ: https://www.youtube.com/watch?v=ydvdPOBNx3w
8.5. Marketing trực tiếp
- Khái niệm: là việc kết nối trực tiếp với các khách hàng cá nhân hay các
phân đoạn mục tiêu, thường là dựa trên cơ sở tương tác một đối một.
Ví dụ: Toyota đang tung ra một chiến dịch Marketing trực tiếp qua thư để quảng
bá các mẫu xe của mình với hệ thống truyền động tối ưu đạt tiêu chuẩn và
khuyến khích những người mua xe tiềm năng lái thử những chiếc xe này.
Nhà sản xuất ô tô nhắm mục tiêu đến những người trong độ tuổi 45-64, những
người có xu hướng thay thế ô tô của họ ba hoặc bốn năm một lần và có kế
hoạch mua trước. Chiến dịch này nhằm mục đích thúc đẩy đặc tính bảo vệ môi
trường của các mẫu xe Optimal Drive, mang lại khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt
hơn và lượng khí thải CO2 thấp hơn.
Chiến dịch do công ty Kitcatt Nohr Alexander Shaw tạo ra nhằm quảng bá các
ưu đãi trên tám mẫu xe Toyota với Hệ thống lái tối ưu bao gồm Aygo, Yaris,
Avensis, iQ và Urban Cruiser mới. Họ cũng cung cấp phiếu mua hàng Marks và
Spencer trị giá £10 cho mỗi lần lái thử mẫu xe Optimal Drive có hẹn trước.

- Cơ sở dữ liệu khách hàng: là tập hợp có tổ chức các dữ liệu toàn diện về
các khách hàng cá nhân hay khách hàng tiềm năng, bao gồm các thông
tin về địa lý, nhân khẩu, thâm lý, hành vi.
- Các hình thức marketing trực tiếp:
+ Marketing qua thư tín trực tiếp: là thư gửi đến trực tiếp cho các cá nhân
khách hàng hoặc hộ gia đình. Ví dụ như là: phong thư, tài liệu quảng cáo,
bưu thiếp…
+ Marketing qua catalog: người tiêu dùng hoặc khách hàng doanh nghiệp
lựa chọn và đặt sản phẩm từ một catalogue in hoặc e-catalogue.
Ví dụ:

Khách hàng sẽ tham khảo dòng xe “Vinfast Fadil” thông qua catalogue để biết
được thông tin sản phẩm và sau đó đưa ra quyết định.
+ Marketing qua điện thoại: người bán sẽ sử dụng điện thoại để quảng
cáo sản phẩm và các mặt hàng hay dịch vụ đối với khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: https://www.youtube.com/watch?v=XPd1RnvHR9E (không biết là có hợp
lý hay không nha nên xem qua rồi mới đưa vào slide nha).
+ Marketing qua TV phản hồi trực tiếp: bao gồm quảng cáo đáp ứng trực
tiếp (hoặc các chương trình quảng cáo thương mại) và các kênh mua sắm
tại nhà.
Ví dụ: https://www.youtube.com/watch?v=to6Us6e7Qww
+ Marketing kiosk: khi người tiêu dùng ngày càng trở nên tiện lợi hơn với
công nghệ kỹ thuật số và màn hình cảm ứng, nhiều công ty chọn hình thức bố trí
thông tin và máy móc.
Ví dụ: Trong các cửa hàng của Kodak, Fuji hay HP cho phép khách hàng tải hình
ảnh từ thẻ nhớ, điện thoại, các thiết bị lưu trữ kỹ thuật số khác, rồi chỉnh sửa
chúng để in ra ảnh có chất lượng màu cao.
+ Marketing qua các công nghệ kỹ thuật số mới: các chuyên gia marketing
có thể tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng ở bất cứ nơi đâ, bất cứ lúc nào
và bất cứ cái gì.
Ví dụ: Truyền hình tương tác.
https://www.youtube.com/watch?v=-rwvszS24d0
+ Marketing trực tuyến: là những nổ lực nhằm tiếp thị sản phẩm, dịch vụ
và xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua Internet.
Ví dụ: Shopee, Lazada, Tiki….
8.6. Bán hàng cá nhân.
- Khái niệm: là việc trình bày, giới thiệu mang tính cá nhân bởi lực lượng
bán hàng của doanh nghiệp nhằm mục đích tạo ra doanh số và xây dựng
quan hệ khách hàng.
- Nhân viên bán hàng: là người trình bày, giới thiệu công ty đến khách hàng
bằng cách thực hiện một hay nhiều các hoạt động sau: thăm dò, truyền
thông, bán hàng, làm dịch vụ, tập hợp thông tin và xây dựng quan hệ.
- Ưu điểm:
+ Hiệu quả cao ở giai đoạn ưa thích/ chuộng, thuyết phục và hành động
của người mua.
+ Tính tương tác cá nhân.
+ Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Nhược điểm:
+ Tốn kém.
+ Đòi hỏi cam kết dài hạn.
Ví dụ: Một nhân viên phục vụ thức ăn nhanh tham gia chủ yếu vào việc tiếp nhận
đơn đặt hàng.

- Quản trị lực lượng bán hàng: là việc phân tích, hoạch định, triển khai và
kiểm soát các hoạt động của lực lượng bán hàng.
 Mục tiêu của quy trình: Doanh nghiệp muốn xây dựng một nhóm bán hàng
có kỹ năng và động cơ tốt, giúp tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng
những mối quan hệ vững chắc với khách hàng.
- Quy trình bán hàng cá nhân: là các bước mà nhân viên kinh doanh phải
tuân theo khi bán hàng.

+ Thăm dò: là bước mà nhân viên bán hàng hoặc doanh nghiệp xác định
các khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn của họ.
+ Tiền tiếp cận: là bước mà nhân viên bán hàng nghiên cứu tất cả mọi thứ
có thể về một khách hàng tiềm năng trước khi thực hiện tiếp cận.
+ Tiếp cận: là bước mà nhân viên bán hàng gặp khách hàng lần đầu tiên.
+ Giới thiệu, trình bày và trình diễn: là bước mà nhân viên bán hàng kể
“câu chuyện giá trị” cho người mua, cho thấy cách mà sản phẩm của công ty giải
quyết được vấn đề của khách hàng.
+ Xử lý khi bị từ chối: là bước mà nhận viên bán hàng tìm kiếm, làm rõ, và
vượt qua tất cả lời từ chối khách hàng mua.
+ Kết thúc: là bước mà nhân viên bán hàng yêu cầu khách đặt hàng.
+ Theo dõi: là bước mà nhân viên bán hàng theo dõi sau khi giao dịch để
đảm bảo khách hàng được hài lòng và lặp lại việc mua bán.

You might also like