You are on page 1of 9

Owned media , Earn media, Paid Media :

- Paid media:
, đây là loại quảng cáo mà doanh nghiệp lựa chọn trả tiền để được hiển thị tới
nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Hình thức của loại quảng cáo này khá đa
dạng : từ các banner trên website đến bài viết dài, video, hiển thị trên ứng dụng di
động, đăng ký tham gia các danh sách sản phẩm được niêm yết trực tuyến, tham
gia vào các hệ thống đặt hàng……
Phí doanh nghiệp phải trả được tính trên số lần hiển thị quảng cáo, số lượt click
vào quảng cáo hoặc tỉ lệ chuyển đổi ( điền form hoặc để lại thông tin cá nhân).
Các hệ thống lớn như google adwords và facebook ads còn quy định phương thức
đấu giá quảng cáo ( trả tiền nhiều hơn sẽ được hiển thị trước) hoặc giảm giá các
nội dung nhận được nhiều tương tác tự nhiên từ đối tượng khách hàng mục tiêu
Ưu điểm : Số liệu thống kê đầy đủ , có khả năng lựa chọn được đối tượng hiển thị,
doanh nghiệp toàn quyền quyết định hình thức, nội dung, địa điểm, tần suất hiển
thị quảng cáo
Hạn chế : sẽ phải có dậu hiệu người xem nhận biết đó là nội dung quảng cáo, tốn
chi phí lớn
- Owned media :
Doanh nghiệp có toàn quyền quảng bá sản phẩm trên các kênh do mình sở hữu
như website, landing page, email, blog, kênh video, ứng dụng, khảo sát trên các
trang riêng hoặc tài khoản riêng khi tham gia trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội
phổ biến như facebook, google+, linkedin….. Thông tin trên các kênh thuộc sở
hữu của doanh nghiệp có độ tin cậy cao, đảm bảo sự tương tác nhanh chóng giữa
doanh nghiệp và khách hàng
Ưu : nôi dung đăng trên các kênh này thường không mất phí . chỉ mất phí khi sản
xuất nội nội dung truyền thông
Hạn chế : khó tiếp cận khách hàng mới, do đó cần phải sử dụng kết hợp với các
kênh khách và phải chú trọng đến tính hữu ích của thông tin để nội dung có thể tự
lan truyền
- Earned media :
Đây là sự chú ý của công chúng tới sản phẩm hoặc doanh nghiệp mà không thược
phạm vi kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp đo, ví dụ như các chủ đề lan truyền
trên mạng xã hội, các bài báo khách quan, thông tin truyền miệng từ khách hàng,
các video bình luận, đánh giá, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hình ảnh hoặc phát
biểu của các cá nhân có ảnh hưởng,…. Quảng cáo trên kênh phát sinh có thể bắt
nguồn từ những chiến dịch truyền thông có trả tiền hoặc từ hoạt động chăm sóc
khách hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần lưu ý thông tin lan truyền có thể đi
theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực mà doanh nghiệp khó có khả năng kiểm
soát được toàn bộ
VÍ DỤ MINH HỌA:
Chiến dịch Marketing của Điện Máy Xanh vào năm 2016 chính là một ví dụ điển
hình.
Theo các báo, kênh paid mà nhãn hàng sử dụng để giúp cho người tiêu dùng biết
được “cơn lốc màu xanh” đó quảng cáo qua Facebook, Youtube (thông qua viral
clip bên cạnh TVC của truyền hình truyền thống). Để được lan truyền nhanh và
mạnh thì chắc chắn phải có sự góp sức của kênh paid trả phí.
Bên cạnh đó, kênh owned chính là Facebook fanpage đăng tải các nội dung hài
hước, châm biếm rất “trendy” như Rồng Pikalong, Lạc trôi… tạo thêm chất xúc
tác cho ĐMX lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Kết quả thu về, ĐMX đã tạo ra được kênh earned – các cuộc thảo luận, chia sẻ
của khách hàng và công chúng. Dựa theo thống kê của Buzzmetrics, trong vòng 1
tháng rưỡi sau khi xuất hiện, viral clip ĐMX đã tạo ra hơn 400K lượt bình luận và
chia sẻ, vượt xa các đối thủ điện máy khác như Nguyễn Kim, Thiên Hòa, Pico,
Điện máy Chợ Lớn…
Nếu chỉ sử dụng đơn lẻ từng kênh, chắc chắn ĐMX sẽ không tạo ra được ấn tượng
và thành công lớn đến như vậy.

 Sự khác nhau giữa chiến dịch Digital campaign và traditional campaign

Mục tiêu Khó có thể đạt được mục tiêu Các kênh báo chí, truyền thông
chi phí ước lượng 5tr, nhưng khách hàng có mức giá khác nhau
không click thì chỉ mất 2 tr ->
chi phí thay đổi
Độ linh Có thể thay đổi chiến dịch Chiến dịch cố định khó thay
hoạt trong lúc đang chạy quảng cáo đổi được
nếu cảm thấy không phù hợp
Hiệu quả Liên tục và thường trực và nó Có kết quả ngắn hạn VD:
sẽ không bị mất đi hoàn toàn ctrinh phát trên tv từ t3-t6
Sau t6 thì không thể xem dc
nữa
Đo lường Kiểm tra trc hoặc trong khi Sẽ phải kiểm tra chiến dịch đó
chạy chiến dịch đều được trước khi diễn ra
Tiếp cận Tiếp cận khách hàng thông Tiếp cận đối tượng khách hàng
qua các website, blog, hoặc mục tiêu thông qua các kênh
trang mạng xh truyền thông
Chi phí Nhanh chóng
Đều rất quan trọng cho việc tăng tương tác

 Hiểu các chỉ số CPM, CPC, CR , CTR, impression là gì ?


- CPM(*) Hay còn gọi là Cost Per Mille .CPM (Cost Per Thousand) là loại hình
quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. Như đúng tên gọi, bạn sẽ phải trả tiền cho
1000 lần quảng cáo hiển thị (impressions) dù người dùng có nhìn thấy hay không.
CPM là hình thức mua quảng cáo được dùng phổ biến trong các chiến dịch
thương hiệu, giúp thương hiệu hay sản phẩm luôn xuất hiện trong tâm trí khách
hàng mục tiêu.
- CPC: CPC (Cost Per Click) là số tiền số tiền phải trả cho mỗi lần người dùng
nhấp vào quảng cáo. Trong quá trình cài đặt quảng cáo, các nền tảng quảng cáo
lớn (Google, Facebook, Youtube) đều cho phép bạn cài đặt sẵn con số CPC. Khi
vượt qua con số này thì quảng cáo có thể tự động dừng lại
- CPC = Ads Spend/Click
Đây là chỉ số đặc biệt quan trọng trong đo lường hiệu quả chạy quảng cáo trên
digital vì nó cho biết mức chi phí mà bạn bỏ ra để đưa traffic về trang đích
- CR – Conversion rate( tỷ lệ chuyển đổi ) : là tỷ lệ giữa tổng số người dùng vào
trang website với số người thực hiện hành động trên website, dựa trên mục tiêu cụ
thể ( Đó có thể là số người đặt hàng, thanh toán, hay là việc đăng ký thành
viên….). Tuỳ thuộc vào các dạng website khác nhau mà chúng ta có thể đặt các
mục tiêu khác nhau CR = (Conversion/Visits)*100
- CTR
Click through rate (CTR) – tỷ lệ nhấp chuột là tỷ lệ người xem click vào
đường link hay mẫu quảng cáo. Đây là thang đo cơ bản cho thành quả của các
chiến dịch quảng cáo hiển thị. Đặc biệt, chỉ số này còn cho biết tính hiệu quả
của nội dung trong trang đích đến (landing page) của bạn.
CTR = (Click / Impression)*100
Ví dụ: quảng cáo cua bạn hiển thị 1000 lần thì có 10 lần được người dùng click
vào. Lúc này CTR sẽ bằng 1%. Để tăng CTR, bạn cần tối ưu nội dung.
- Impression thuật ngữ chỉ tần suất quảng cáo/nội dung của bạn được hiển thị.
Impression được tính mỗi khi quảng cáo được hiển thị không quan trọng người
dùng có nhìn thấy hay không.
Impresstions = Reach * Frequency
Reach – số lượng người mà quảng cáo/nội dung của bạn tiếp cận được.
Frequency – số lần trung bình quảng cáo của bạn hiển thị đến một người.
Khi ai đó nhìn thấy quảng cáo/nội dung của bạn, đó được tính 1 impressions. Nếu
họ nhìn thấy 2 lần, nghĩa là 2 impressions. Trong khi đó, Reach là số lượng người
thấy bài post của bạn. Ví dụ, nếu quảng cáo của bạn hiển thị 1 lần tới 10 người
trong nhóm A và 2 lần với 5 người nhóm B thì có nghĩa là tổng impressions là 20
nhưng tổng lượt reach chỉ là 15.
- CPA
CPA (Cost Per Action) là số tiền nhà quảng cáo phải chi trả cho mỗi hành
động nhận được (mua hàng, điền form, cài ứng dụng, đăng ký tài khoản,…).
Đối với các ngành bảo hiểm, giáo dục, bất động sản, khách hàng cần nghiên
cứu tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua hàng thí có một chỉ số khác tương tự
CPA là CPL (Cost Per Lead) – chi phí chi trả cho mỗi thông tin về khách hàng
mà bạn có được.
CPA = Ads Spend/Action
CPA hay CPL là chỉ số trực tiếp cho thấy khả năng bạn kết nối với khách hàng
của mình. Cũng vì thế KPIs liên quan tới CPA/CPL thường được áp cho các
bạn ở vị trí quản lý về mảng digital của công ty.
-
 UGC user generate contend:
- Là nội dung do người dùng tạo ra. UGC được xem là một dạng của word of
mouth ( marketing truyền miệng ). Ra đời trong thời đại mạng xã hội phát triển,
UGC xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trang cá nhân đến các phần bình luận đều có
thể trở thành không gian cho người dùng “ sáng tạo” content: bình luận, chia sẻ,
đánh giá
Dù kinh doanh bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào, một trong những mục tiêu
quan trọng nhất  của các doanh nghiệp vẫn là tạo ra những khách hàng tiềm
năng. Khi cộng đồng có thiên hướng gia tăng sự tương tác với những dạng nội
dung mang tính “kết hợp” giữa thương hiệu và người dùng, UGC là hình thức
Marketing hiện đại mà doanh nghiệp cần ứng dụng vào trong chiến lược nếu
muốn thu hút khách hàng
- Các loại UGC phổ biển hiện nay :
1. Đánh giá ( review )
Người dùng có xu hướng đăng caption và hình ảnh/ video khi họ đánh giá
một sản phẩm nào đó. Bạn bè, gia đình, những người theo dõi của họ sẽ
xem những đánh giá này là "bằng chứng" xác thực về chất lượng của sản
phẩm. Đây là nguồn tài nguyên UGC quý giá cho doanh nghiệp.
2. Ảnh và video tag tên thương hiệu
Người dùng có xu hướng đăng caption và hình ảnh/ video khi họ đánh giá
một sản phẩm nào đó. Bạn bè, gia đình, những người theo dõi của họ sẽ
xem những đánh giá này là "bằng chứng" xác thực về chất lượng của sản
phẩm. Đây là nguồn tài nguyên UGC quý giá cho doanh nghiệp.
3. Thử thách sáng tạo
Khi các thương hiệu tạo ra thử thách sáng tạo, họ sẽ thu hút được một
lượng lớn người dùng tham gia. Đa phần các thử thách này đều đi kèm các
từ khóa (hashtag) gắn liền với thương hiệu và các xu hướng mới đang được
quan tâm trên mạng xã hội. Giới trẻ là những người thích theo đuổi trào
lưu và không muốn bị "lỗi thời", họ sẽ chú ý và tham gia. Đây là lúc User-
Generated Content xuất hiện
4. Đập hộp
Video “đập hộp" là một trong những loại nội dung được xem nhiều nhất
trên YouTube. YouTube cho biết thời lượng người dùng xem các video
này trên điện thoại tương đương với việc xem bộ phim "Love Actually"
hơn 20 triệu lần, tức 2,5 tỷ phút. Nội dung “khui quà” kích thích sự tò mò
và tạo cảm giác ham muốn ở người xem, góp phần chuyển đổi họ thành
người mua hàng của doanh nghiệp.
- Các lợi ích mang lại của UGC :
1. Tiếp cận người dùng mới :
UGC có thể mở rộng tệp khách hàng tiềm năng khi người dùng chia sẻ về
sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trên các mạng xã hội. Theo một nghiên
cứu được thực hiện bởi Nielsen, 92% người dùng tin rằng nội dung do bạn
bè và người thân của họ chia sẻ có ý nghĩa hơn bất kỳ thông điệp nào khác
từ chính thương hiệu. 
2. Tạo niềm tin và thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng
Nếu sản phẩm từng được sử dụng và có những đánh giá tích cực, thậm chí
là những đánh giá từ người quen, điều này sẽ tác động rất nhiều tới quyết
định lựa chọn sản phẩm của khách hàng.
3. Gắn kết thương hiệu và khách hàng
Tiếp thị và truyền thông từ lâu đã không dừng lại ở việc tương tác một
chiều. Sự tương tác hai chiều diễn ra thường xuyên giữa doanh nghiệp và
khách hàng sẽ giúp củng cố lòng tin vào thương hiệu, thúc đẩy doanh thu
và tạo sự trung thành với thương nghiệp
 SEO, SEM
Seo là viết tắt của Search Engine Optimization ( tối ưu hoá công cụ tìm kiếm ) là một
quy trình nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm giúp người dùng có
thể tìm thấy trang web dễ dàng hơn trên bảng tìm kiếm Trước tiên, SEO giúp tăng khả
năng mua hàng. Khi phát sinh một nhu cầu, người dùng sẽ tiến hành tìm kiếm thông tin
về sản phẩm hoặc dịch vụ để giải quyết được nhu cầu đó. Các doanh nghiệp đầu tư SEO
sẽ tiếp cận được những khách hàng này nhiều hơn cũng như tạo ấn tượng với họ về
thương hiệu khi đạt top cao trên kết quả tìm kiếm. Hơn nữa, SEO giúp remarketing
hiệu quả ở việc xây dựng thương hiệu rất tốt. Điều này khiến khách hàng sẽ dễ quay
lại mua hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn hơn. Mục đích thật sự của SEO chính là lên
TOP để tiếp cận khách hàng tiềm năng, từ đó tạo ra các giá trị hoạt động
marketing như tăng nhận diện thương hiệu, tạo mối quan hệ với khách hàng tiềm năng,
cung cấp kiến thức – thông tin cho khách hàng tiềm năng, hỗ trợ cho bán hàng v.v….

Nếu cứ chăm chăm vào mục đích lên TOP mà bỏ qua phần “tạo ra các giá trị hoạt động
marketing” thì bạn đang sử dụng SEO không đúng mục đích, cho dù bạn có đang ở TOP
1, nhiều người click vào kết quả của bạn nhưng thoát ra ngay lập tức, thì sớm muộn, vị
trí TOP 1 của bạn cũng sẽ không còn trụ vững nữa.

- SEM là viết tắt của Search engine markerting có thể hiểu là tiếp thị trên công cụ
tìm kiếm. Đây là một quá trình bạn thu hút các lượt truy cập bằng cách trả tiền
cho các quảng cáo của bạn. SEM là tổ hợp bao gồm seo và ppc nói cách khác seo
là một nhánh của sem. SEM là tổng hợp nhiều phương pháp marketing giúp cho
website của bạn đứng ở bị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên
internet
- SEM là quá trình bạn thu hút các lượt truy cập miễn phí và làm cho trang của bạn
xuất hiện trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm bằng cách thanh toán phí quảng
cáo. Bởi vậy, mục tiêu của SEM chính là làm tăng tần suất xuất hiện của website
của bạn trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Làm thu hút thêm nhiều lượt
truy cập của người dùng cho trang web.
 Personalize
Marketing cá nhân hoá là việc các công ty cung cấo nội dung cá nhân hoá cho
người nhận thông qua việc thu thập, phân tích dữ liệu và sử dụng công nghệ tự
động quá
Mục đích của personalized marketing là để giúp các doanh nghiệp có thể thật sự
kết nối với các khách hàng, khách hàng mục tiêu của mình, thông qua việc giao
tiếp 1-1 với từng cá nhân
Ưu điểm :
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Một chiến dịch cá nhân hoá sẽ mang lại hiệu
quả bất ngờ giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng của bạn. Giữa hàng loạt các
thông tin quảng cáo tràn lan trên thị trường, một thông điệp được cá nhân hoá,
đánh đúng nhu cầu của sẽ trở nên nổi bật, mang lại cảm giác hài lòng cho khách
hàng của bạn.
- Tăng doanh thu: Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng chính là chìa khóa giúp
doanh nghiệp tăng hiệu quả đầu tư và tăng tỷ suất hoàn vốn (Return On
Investment – ROI). Theo thống kê, những doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược cá
nhân hóa trải nghiệm có doanh số trung bình cao hơn so với các doanh nghiệp
không áp dụng tới 19%.
- Xây dựng mối quan hệ khách hàng: Marketing cá nhân có thể dễ dàng biến
khách hàng của bạn từ lạ thành quen. Theo thống kê, chúng thu hút 40% người
dùng thành khách hàng thân thiết. Ngoài ra, có một con số đáng lưu ý là tới 80%
người mua hàng chỉ mua từ các thương hiệu có marketing cá nhân hóa tốt. Đây sẽ
là cách vô cùng hiệu quả để góp phần xây dựng thương hiệu của bạn.
 PR online
- PR online là hoạt động PR ( public relations) trên internet sử dụng các kênh trực
tuyến, bao gồm các blog, công cụ tìm kiếm, chủ đề thảo luận, diễn đàn, các mạng
xã hội và công cụ truyền thông trực tuyến khác.
- Với sự phát triển của máy tính và mạng kế nối internet, PR online được ra đời và
trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp đưa hình ảnh mình muốn tạo
dựng với công chúng
- Ưu điểm : PR Online mang đầy đủ các đặc điểm của PR truyền thống như nâng
cao sự nhận biết thương hiệu, tạo niềm tin và sự thân thiện trong tâm trí công
chúng, là phương tiện Marketing hiệu quả, tác động tích cực vào hành vi mua
hàng của khách… Bên cạnh đó PR Online còn có những ưu điểm nổi bật mà PR
truyền thống không thể hoặc khó làm được. Một số ưu điểm có thể kể đến:
- Nhờ vào kế nối toàn cầu nên khả năng truyền tin rất nhanh chóng
- Thị trường hướng đến là những người dùng internet, đât là một thị trường
đầy tiềm năng với lượng người dùng cực kì lớn
- Dễ dàng liên kế tới website của các doanh nghiệp thông qua các đường link
trong các bài viết PR
- Chi phí thực hiện thấp, hiệu quả cao
- Các bài viết PR phong phú, đa dạng về cách thực hiện, thu hút người xem hơn
- Các sự kiện online có thể dễ dàng được tổ chức, đơn giản hơn mà thu hút nhiều
người truy cập vô website của doanh nghiệp
- Là một bộ phận trợ giúp đắc lực cho các hoạt động Marketing của doanh
nghiệp cùng với PR truyền thống
 Trải nghiệm khách hàng cá nhân hoá:
- Là hoạt động giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn và thú vị hơn trong
khi sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp bởi mọi yêu cầu của họ cần
đáp ứng. Cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng được xem là một trong những chiến
lược nâng cao trải nghiệm khách hàng cần có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các
doanh nghiệp và có sức ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển của từng đơn vị
kinh doanh. Cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng đòi hỏi cao hơn khả năng đáp
ứng tiêu chí của khách hàng trong từng giai đoạn nhất định
Lợi ích của cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng :
- Tăng doanh thu : Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng chính là chìa khóa giúp mở
ra những cơ hội và khả năng phát triển doanh nghiệp, mang lại doanh thu hiệu quả
cao hơn so với các doanh nghiệp không áp dụng chiến lược này.
- Thu hút khách hàng tiềm năng: Việc áp dụng cá nhân hóa trải nghiệm khách
hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút và tiếp cận các đối tượng khách hàng
tiềm năng để từ đó nhanh chóng truyền tải được những thông điệp dịch vụ có ý
nghĩa
- Tăng mức độ hài lòng cho khách hàng
Những thông tin mua sắm mang tính chất cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
thường đem lại sự hài lòng cho khách hàng và khiến họ dễ dàng cung cấp thông
tin cá nhân để nhận những gợi ý về ưu đãi, sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp.
- Giữ chân khách hàng
Chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng giúp doanh nghiệp chiếm được
lòng trung thành của khách hàng nếu họ thấy rằng các sản phẩm và dịch vụ đều
đáp ứng được nhu cầu của họ.

 Định nghĩa digital markerting


- Theo Asia Digital Marketing Association thì Digital marketing là việc sử dụng
Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và truyền thông
- Hiện nay ở việt nam, digital marketing được coi là hoạt động truyền thông trên
nền tảng internet. Doanh nghiệp sử dụng các kênh truyền thông digital ( search
engine, social media,…) để tiếp cận khách hàng tiềm năng, thông qua đó quảng bá
thương hiệu và sản phẩm dịch vụ.

 Consumer behavior trong nền tảng digital


 Những người mua : Shopper
Đây là những khách hàng đã có dự định mua hàng hóa và vào website để thực
hiện hành vi mua hàng. Đối với những khách hàng này, website cần được tổ chức
và thiết kế sao cho việc mua hàng thuận tiện nhất. Giỏ mua hàng chính là công cụ
để giúp khách hàng làm việc đó. Những lợi thế của giỏ mua hàng trong thương
mại điện tử so với giỏ mua hàng trong siêu thị truyền thống chính là sự thống kê,
gợi ý, tư vấn, tính toán giá cả sao cho có lợi nhất của khách hàng. Giỏ mua hàng
cũng giúp lưu trữ thông tin về khách hàng để những lần mua hàng sau thuận tiện
hơn.
 Những người xem : viewer
: Đối với nhóm khách hàng này, website cần thật sự ấn tượng để thu hút được những
khách hàng này, bằng từ ngữ và hình ảnh đặc biệt để tạo dấu ấn. Những dấu ấn này
sẽ là bước khởi đầu để khách hàng dừng lại trên website và tiếp tục xem sản phẩm,
dịch vụ. Website cũng cần cung cấp thông tin bổ sung về các sản phẩm dịch vụ trên
website.
 Những người tìm kiếm : seeker
Những khách hàng này vào website và biết chính xác sản phẩm họ quan tâm. Những
khách hàng này có động cơ để mua hàng nhưng họ còn đang tìm kiếm thêm thông tin
để ra quyết định. Đối với những khách hàng này, website cần có công cụ để so sánh
các sản phẩm, dịch vụ, nhận xét cho khách hàng, gợi ý, tư vấn.

You might also like