You are on page 1of 13

Họ tên: Trịnh Thị Lan

Msv: 705103115

BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM, CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN


Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 04 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm âm phản xạ và tiếng vang
- Nhận biết được đặc điểm của vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
- Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng
âm; đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức
khỏe.
2. Năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa,
quan sát các hiện tượng thực tế để tìm hiểu về âm phản xạ, tiếng vang. Hiểu về
vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu phản xạ âm kém.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm các ví dụ về vật
liệu phản xạ âm tốt, vật liệu phản xạ âm kém; âm thanh nào là tiếng ồn và
không phải tiếng ồn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đề xuất
được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

b) Năng lực khoa học tự nhiên :


- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, phân biệt giữa âm truyền trực
tiếp và âm phản xạ. Nhận biết được vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu phản xạ âm
kém. Nhận biết được âm thanh nào là tiếng ồn và không phải tiếng ồn.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu được sự giống và khác nhau giữa âm
phản xạ và tiếng vang. Nêu được tính chất của vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu
phản xạ âm kém.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: trình bày được ứng dụng sự phản
xạ của sóng âm để xác định độ sâu của biển. Đề xuất được các phương pháp để
giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Phẩm chất:
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân
nhằm tìm hiểu về phản xạ âm và chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện
nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về phản xạ âm, vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu
phản xạ âm kém và đề xuất được các phương pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng
đến sức khỏe.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Giáo viên:
- Bài giảng powerpoint (Kèm tranh, hình ảnh về hiện tượng phản xạ âm
và chống ô nhiễm tiếng ồn).
- Phiếu bài tập cho các hoạt động số 1, 2, 3
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về vật liệu phản xạ âm:
+ Hộp làm bằng vật liệu cách âm (1)
+ 1 tấm gỗ nhẵn, 1 tấm gỗ sần sùi, 1 tấm xốp mềm hình chữ nhật
cùng kích cỡ dùng làm tấm phản xạ âm (2)
+ 1 chiếc đồng hồ để bàn nhỏ làm nguồn âm (3)
+ Giá đỡ tấm phản xạ âm (4).
2. Học sinh:
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên
quan đến nội dung của bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


Tiết 1:
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là hiện tượng phản xạ âm
và chống ô nhiễm tiếng ồn.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập số 1, để kiểm tra kiến
thức nền của học sinh về sóng âm, xem video về tiếng vang để khơi gợi kiến
thức mới cho học sinh về hiện tượng phản xạ âm.

c) Tổ chức thực hiện:


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Ôn tập về sóng âm


Chuyển giao nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ:
- GV tổ chức trò chơi nhằm khởi động, giúp Học sinh thực hiện tham gia trò chơi ô
học sinh nắm chắc kiến thức về sóng âm, độ chữ gồm các câu hỏi khó dễ khác
to và độ cao của âm. nhau ( trả lời đúng sẽ có các phần quà
ngẫu nhiên)
- Các câu hỏi trong phần trò chơi
1.1- Sóng âm là gì? Sóng âm truyền được
trong những môi trường nào?
Sóng âm là sự truyền………trong các môi
trườn...………
1.2- Độ to và độ cao của âm?
Sóng âm có………………thì nghe thấy âm
càng to (và ngược lại).
Sóng âm có…………………thì nghe thấy âm
càng cao (và ngược lại).

Thực hiện nhiệm vụ:


- HS thảo luận nhóm và dự đoán xem
*Khơi gợi vấn đề
hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu ta phát
Chuyển giao nhiệm vụ: một sóng âm tới bề mặt một vật chắn?
- GV chiếu video cho học sinh quan sát và Hoàn thành câu 1.1 phiếu bài tập số 1.
đưa ra các nhận xét cá nhân - HS tìm một ví dụ trong thực tế cuộc
https://www.youtube.com/watch?v=- sống để chứng tỏ dự đoán trên của
626Epir7Ng mình?
- Sau đó GV chia lớp thành các tổ Hoàn thành câu 1.2 phiếu bài tập số 1.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong
bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và
chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1.1- Dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu ta phát một sóng âm tới bề
mặt một vật chắn?
………………………..………………………..………………………..…..
1.2- Nêu một số trường hợp trong thực tế em đã nghe thấy tiếng của mình
vọng lại?
………………………..………………………..………………………..……

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới về phản xạ âm


a) Mục tiêu:
- Nắm được hiện tượng phản xạ âm và tiếng vang.
- Phân biệt được âm truyền trực tiếp và âm phản xạ.
- Tìm được các ví dụ về phản xạ âm và tiếng vang trong thực tế cuộc sống.
- Ứng dụng phản xạ âm trong việc xác định độ sâu đáy biển
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập số 2 và số 3, để kiểm
tra kiến thức của học sinh về vật liệu phản xạ âm tốt và vật liệu phản xạ âm
kém.

c) Tổ chức thực hiện:


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu phản xạ âm

*Phản xạ âm
Chuyển giao nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ:
- GV cho hs xem video về phản xạ âm, đọc mục -HS quan sát, nghiên cứu SGK
I SGK để hs tự đánh giá kết quả dự đoán và yêu đưa ra phát biểu
cầu HS phát biểu các khái niệm
- GV nhận xét, đưa ra kết luận:
+ Phản xạ âm là hiện tượng âm dội lại khi gặp
vật chắn
+ Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm
trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
- GV yêu cầu HS phân biệt sự giống và khác -HS thảo luận, đưa ra câu trả lời
nhau giữa âm phản xạ và tiếng vang.

- GV nhận xét và đưa ra kết luận


Sự giống và khác nhau giữa âm phản xạ và tiếng
vang:
+Giống nhau: Đều là âm phản xạ
+Khác nhau: Tiếng vang là âm phản xạ nghe
được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây
- GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ về âm phản xạ - HS lấy ví dụ về âm phản xạ và
và tiếng vang tiếng vang.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu phản xạ âm kém

Chuyển giao nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ


- GV nhắc lại về video HS vừa quan sát và đặt - HS chia theo nhóm , nghiên
vấn đề cho HS dự đoán liệu âm thanh khi gặp các cứu tài liệu sách giáo khoa và
vật cản khác nhau sẽ phản xạ âm giống nhau phát biểu lại thí nghiệm sẽ sử
không? dụng để kiểm tra các giả thuyết
- GV hỏi các vật có đặc điểm gì khác nhau thì trên.
phản xạ âm sẽ khác nhau?
GT1: Các vật có chất liệu khác nhau? ( gv sẽ
gợi ý về chất liệu là cứng và mềm)
GT2: Các vật có bề mặt khác nhau
- GV cho học sinh tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Gắn tấm phản xạ bằng gỗ nhẵn lên giá *Thực hiện thí nghiệm
thí nghiệm, đặt tai tại vị trí như trên hình 13.4, HS hoạt động nhóm tiến hành
lắng nghe âm truyền từ nguồn tới tấm gỗ nhẵn và thí nghiệm, ghi kết quả quan sát
phản xạ đến tai được vào phiếu học tập số 2.

Bước 2: Lần lượt thay tấm gỗ nhẵn bằng tấm xốp


và tấm gỗ sần sùi, lặp lại thí nghiệm như bước 1

*Báo cáo kết quả và thảo luận


GV gọi ngẫu nhiên một số HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - Học sinh nhận xét, bổ sung,
-Giáo viên nhận xét, đánh giá. đánh giá
- GV đưa ra kết luận về đặc điểm của vật liệu - HS trả lời các câu học vận dụng
phản xạ âm tốt, vật liệu phản xạ âm kém: trong phiếu bài tập số 2
- Các bề mặt khác nhau sẽ phản xạ âm tốt hay
kém khác nhau.
- Những vật liệu cứng có bề mặt nhẵn phản xạ
âm tốt.
- Những vật liệu mềm, xốp có bề mặt ghồ ghề
thì phản xạ âm kém.

*Vận dụng
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi vận dụng
trong phiếu bài tập số 3.
Học sinh trả lời các câu hỏi vận
dụng trong phiếu bài tập số 3.

PHIẾU HỌC TẬP 2


Tiến hành thí nghiệm về vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu phản xạ âm kém và ghi
kết quả vào bảng so sánh sau:
Đặc điểm của vật liệu Âm nghe được rõ hay
Vật liệu
Cứng Mềm, xốp không?
Tấm gỗ
Tấm xốp

Nhận xét: Những vật liệu …………....… phản xạ âm tốt.


Những vật liệu …………….… phản xạ âm kém.
Đặc điểm của vật liệu Âm nghe được rõ hay
Vật liệu
Nhẵn bóng Sần sùi không?
Tấm gỗ nhẵn
Tấm gỗ sần sùi

Nhận xét: Những vật liệu …………....… phản xạ âm tốt.


Những vật liệu …………….… phản xạ âm kém.
I. Kết luận
- Những vật liệu ……………….……………………………. thì phản xạ âm tốt.

- Những vật liệu ……………...……………………………. thì phản xạ âm kém.

II. Vận dụng:


Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu phim, phòng ghi âm, người ta thường
làm tường sần sùi hoặc treo màn nhung, trải thảm sàn để làm giảm âm phản xạ.
Em hãy giải thích vì sao?
……………………………………………………………………………………
……..
……………………………………………………………………………………
……..
……………………………………………………………………………………
……..……………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Trong những vật sau đây, vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém?
Miếng xốp, mặt gương, áo len, mặt đá hoa, ghế đệm mút, tấm kim loại, cao su
xốp, tường gạch?

Đặc điểm của vật liệu


Kết luận vật
Cứng hay mềm,
Nhẵn bóng hay gồ ghề liệu phản xạ
Vật liệu xốp
âm tốt hay
Mềm, kém?
Cứng Nhẵn bóng Gồ ghề
xốp

1. Miếng xốp

2. Mặt gương

3. Áo len

4. Mặt đá hoa

5. Ghế đệm
mút

6. Tấm kim
loại

7. Cao su xốp

8. Tường gạch
TIẾT 2
3. Hoạt động 3: Tiếng ồn – Chống ô nhiễm tiếng ồn
a) Mục tiêu:
- HS nắm được tiếng ồn là gì, tìm được các ví dụ về tiếng ồn.
- HS nắm được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập số 4 để kiểm tra
kiến thức của học sinh về tiếng ồn và chống ô nhiễm tiếng ồn.

c) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 3.1: Tiếng ồn

Chuyển giao nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ:


-GV cho Hs quan sát video về các loại tiếng ồn -HS quan sát video và đưa ra
cảm nhận cá nhân
https://www.youtube.com/watch?v=x5zZ8tpZPaA
=> HS đưa ra cảm nhận của cá nhân khi tiếp cận
các loại tiếng ồn đó? HS nêu các loại tiếng ồn mà em - HS cảm thấy đau đầu, khó
gặp phải trong cuộc sống quanh ta chịu khi phải tiếp xúc với
tiếng ồn, khiến tâm trạng ta
không được thoải mái
- Những âm thanh to, kéo dài
có thể có hại đến sức khoẻ và
hoạt động bình thường của
con người gọi là tiếng ồn.
- Ở những nơi thường xuyên
có tiếng ồn, ta nói môi
trường sống tại đó bị ô nhiễm
tiếng ồn.
- GV đặt ra các tình huống và yêu cầu HS tìm hiểu - HS thực hiện theo yêu cầu
xem tình huống nào là tiếng ồn và hoàn thành phiếu của giáo viên.
bài tập số 4
- GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến Tác động vào nguồn âm
cá nhân.
Đi nhẹ – nói khẽ.
*Mở rộng
GV nêu một số tác hại của tiếng ồn về mặt y học, Tích cực sử dụng các
sinh lý và tâm lý phương tiện công cộng
Đặt biển báo cấm sử dụng
còi gần trường học, bệnh
viện, nhà dưỡng lão,…
Làm phát tán âm trên đường
truyền của nó
Trồng nhiều cây xanh.
Xây tường, hàng rào
Xây tường, hàng rào xung
quanh nhà ở, văn phòng,…
Ngăn chặn đường truyền âm
bằng cách sử dụng vật liệu
cách âm
Sử dụng cửa kính hai lớp.
Làm trần thạch cao.
Sử dụng đồ nội thất bằng gỗ
trong gia đình.
Thiết kế tường bằng các vật
liệu cách âm: gạch cách âm,
xốp,…

Hoạt động 3.2: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn

Chuyển giao nhiệm vụ:


- GV nhắc lại một số tình huống ô nhiễm tiếng ồn ở - HS chia nhóm thảo luận
phần tìm hiểu trên tìm ra các phương pháp giảm
thiểu hoặc phòng chống tiếng
ồn trong các tình huống trên
- Các nhóm thi đua xem
nhóm nào có thể tìm ra nhiều
phương pháp giảm tiếng ồn
hay và sáng tạo nhấ

*Báo cáo kết quả và thảo luận


- Các biện pháp để giảm
- Sau khoảng 10p, các nhóm báo cáo thành quả thảo
tiếng ồn ảnh hưởng đến sức
luận của nhóm mình và các nhóm khác đánh giá tính
khả thi của phương án khoẻ:
=> Tìm ra đội chiến tháng và phần thưởng 1. Hạn chế nguồn gây ra
*Đánh giá kết quả tiếng ồn.

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. 2. Phân tán tiếng ồn trên
đường truyền.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Ngăn cản bớt sự lan truyền
- GV nhận xét và nêu kết luận về các biện pháp chính của tiếng ồn đến tai.
chống ô nhiễm tiếng ồn.
Tác động vào nguồn âm
Đi nhẹ – nói khẽ.
Tích cực sử dụng các
phương tiện công cộng
Đặt biển báo cấm sử dụng
còi gần trường học, bệnh
viện, nhà dưỡng lão,…
Làm phát tán âm trên đường
truyền của nó
Trồng nhiều cây xanh.
Xây tường, hàng rào
Xây tường, hàng rào xung
quanh nhà ở, văn phòng,…
Ngăn chặn đường truyền âm
bằng cách sử dụng vật liệu
cách âm
Sử dụng cửa kính hai lớp.
Làm trần thạch cao.
Sử dụng đồ nội thất bằng gỗ
trong gia đình.
Thiết kế tường bằng các vật
liệu cách âm: gạch cách âm,
xốp,…

Hoạt động 3.3: Nhiệm vụ về nhà

Dựa vào các phương pháp phồng chống tiếng ồn đã học, các tổ hãy thiết kế ngôi nhà
với các vật liệu chống tiếng ồn tốt nhất để buổi sau luyện tập và thuyết trình
Hoạt động 4: Hoạt Động vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế ngôi nhà vận dụng nhiều
phương pháp chống tiếng ồn nhất
b. Nội dung: HS trình bày sản phẩm của nhóm mình và nhận xét phản biện sản
phẩm của nhóm khác
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm mô hình STEM mà các nhóm đã chuẩn bị từ ở
nhà và phiếu báo cáo đánh giá sản phẩm của các nhóm khác, các bạn trong
nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 14.11, 14.13 trong SBT trang 43.
14.11. Tại sao để việc ghi âm trên băng, đĩa đạt chất lượng cao, những ca sĩ
thường được mời đến những phòng ghi âm chuyên dụng chứ không phải
tại nhà hát?
14.13. Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn ở nơi em sinh sống hoặc một
nơi nào khác em được biết. Đề ra một số biện pháp để chống sự ô nhiễm
tiếng ồn đó
Đáp án:
14.11. Vì ở tại nhà hát, khi ca sĩ hát tạo ra tiếng vang. Nên khi ghi âm băng đĩa
chất lượng cao, cần đến phòng ghi âm chuyên dụng để không tạo ra tiếng vang
=> thu hút người nghe.
14.13. Gần nơi em sống: chợ. Biện pháp: xây rào chắn quanh nhà và trồng cây
quanh nhà để làm giảm tiếng ồn
- HS các tổ tự trao đổi bàn luận thứ tự lên thuyết trinh về sản phẩm STEM “
Ngôi nhà chống tiếng ồn” của nhóm mình
- Các nhóm khác cử thành viên take note và đưa ra phản biện nhận xét cho các
nhóm
*) Tiêu chí đánh giá sản phẩm

Tiêu chí đánh giá Mức 1 Mức 2 Mức 3

Sản phẩm đẹp, kiên cố

Thuyết trình rõ ràng, mạch


lạc, cuốn hút

Sản phẩm sáng tạo, giá


thành rẻ, vật liệu k quá tốn
kém

Các phương án phòng chống


tiếng ồn khả thi

Học sinh tự đánh giá trong nhóm theo phiếu sau:

Các tiêu chí Tốt Khá Trung bình Chưa


đạt

Đóng gó ý tưởng trong nhóm

Tham gia các hoạt động nhóm

Nêu được khái niệm về nhiên liêu, tính


chất của nhiên liệu

Trình bày được ứng dụng của nhiên liệu


trong đời sống

You might also like