You are on page 1of 51

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

---------------

BÀI TIỂU LUẬN

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học

Mã môn: BM6046

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ


LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NHÓM 16

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung

Danh sách nhóm :1. Tạ Thị Huyền Trang (MSV: 2021604699)

2. Nguyễn Thị Hồng Trang (MSV: 2021606330)

3. Nguyễn Thị Thu (MSV: 2021607643)

4. Phạm Thị Kiều Diễm (MSV: 2021601287)

Hà Nội, 05/2023
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường
Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã đưa bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” vào
chương trình giảng dạy, tạo điều kiện cho sinh viên được trải nghiệm, có những hiểu
biết và kiến thức về cách thức thực hiện một nghiên cứu khoa học.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm chúng em đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên
sự tham khảo, học tập kinh nghiệm và kế thừa các lí thuyết, các phương pháp nghiên
cứu liên quan, các sách báo, tạp chí khoa học của các tác giả đến từ nhiều trường đại
học, các tổ chức nghiên cứu,…Cùng với đó là sự giúp đỡ của bạn bè, và các bạn sinh
viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Nhóm xin cảm ơn các bạn đã dành thời
gian quý báu của mình để tham gia khảo sát và đóng góp ý kiến cho đề tài nghiên cứu
của nhóm.
Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Hồng Nhung-
người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức và tận tình
hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Những giờ học bộ
môn với cô rất bổ ích và hấp dẫn với những ví dụ cụ thể, dễ hiểu, và phương pháp
giảng dạy mới mẻ đã giúp chúng em dễ tiếp thu kiến thức và thêm yêu môn học hơn.
Bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” là một môn học có tính thực tiễn
cao, cung cấp cho sinh viên nhiều kiến thức cần thiết để áp dụng vào thực tế. Tuy
nhiên, dù đã có nhiều cố gắng, song điều kiện về năng lực của nhóm còn hạn chế,
chuyên đề nghiên cứu khoa học này chắc chắn không tránh được những thiếu sót.
Nhóm rất mong nhận được sự thông cảm của quý thầy/ cô, cũng như những nhận xét
và đóng góp ý kiến đề đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm
việc nhóm của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội của chúng em được
hoàn thiện hơn nữa.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................2


MỤC LỤC.................................................................................................................... 3
DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................6
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................6
1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu:..........................................................................6
1.1.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài:.........................................................................6
1.1.2 Ý nghĩa thực tế của đề tài..........................................................................7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................7
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.....................................................................................7
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................7
1.3 Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu.................8
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................8
1.3.2 Đối tượng khảo sát.....................................................................................8
1.4 Phạm vi nghiên cứu:.........................................................................................8
1.5 Kết cấu của nghiên cứu....................................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..................9
2.1 Tổng quan nghiên cứu......................................................................................9
2.1.1 Nghiên cứu về lí thuyết phát triển kĩ năng làm việc nhóm.........................9
2.1.2 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm:.............10
2.2 Khoảng trống nghiên cứu...............................................................................11
2.3 Khung lý thuyết..............................................................................................12
2.3.1 Các khái niệm..........................................................................................12
2.3.2 Các giai đoạn trong quá trình hoạt động nhóm........................................14
2.4 Mô hình xác định các yếu tố...........................................................................17
2.4.1 Các mô hình nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm
việc nhóm............................................................................................................17
2.4.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc
nhóm của sinh viên:.............................................................................................21
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng.....................................................................................22
2.5.1 Yếu tố tạo nên hiệu quả...........................................................................22
2.5.2 Quá trình làm việc (Biến trung gian).......................................................26
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......27
3.1 Mô hình nghiên cứu:......................................................................................27
3.2 Thang đo và các biến số.................................................................................27
3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................30
3.4 Quy mô nghiên cứu........................................................................................30
3.5 Xử lí dữ liệu...................................................................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP........32
4.1 Kết quả nghiên cứu.........................................................................................32
4.1.1 Thống kê mô tả........................................................................................32
4.1.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo............................................................35
4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA.............................................................36
4.1.4 Phân tích hồi quy.....................................................................................40
4.1.5 Kiểm định mối quan hệ của biến trung gian bằng Bootstrap với macro
PROCESS:...........................................................................................................41
4.2 Đề xuất một số giải pháp................................................................................42
KẾT LUẬN................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................45
PHỤ LỤC................................................................................................................... 46
DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ đầy đủ và nghĩa của từ


1 KQHT Kết quả học tập
2 NLTV Năng lực thành viên
3 TCTV Tính cách thành viên
4 SHT Sự hợp tác
5 MTQC Mục tiêu, quy chế
6 LD Lãnh đạo
7 BCLV Bối cảnh làm việc
8 QMN Quy mô nhóm
9 QTLV Quy trình làm việc
10 HQLV Hiệu quả làm việc
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2-1: Mô hình làm việc nhóm của Hackman........................................................10


Hình 2-2: Mô hình nghiên cứu hiệu quả làm việc nhóm của Katzenback J.R. & Smith
D.K. ( 1993 )................................................................................................................ 11
Hình 2-3: Các giai đoạn trong quá trình hoạt động nhóm............................................15
Hình 2-4: Mô hình nghiên cứu hiệu quả làm việc nhóm của Carl Larson & Freank
M.J.LaFasto ( 1989 )....................................................................................................18
Hình 2-5: Mô hình nghiên cứu hiệu quả làm việc nhóm của Lenicioni ( 2002 )..........19
Hình 2-6: Mô hình nghiên cứu hiệu quả làm việc nhóm của Katzenback J.R. & Smith
D.K. ( 1993 )................................................................................................................ 20
Hình 2-7: Ảnh hưởng của hoạt động nhóm..................................................................22
Hình 3-1: Mô hình nghiên cứu xác định......................................................................27
Hình 4-1: Khóa học của sinh viên nghiên cứu.............................................................32
Hình 4-2: Khoa của nhóm sinh viên nghiên cứu..........................................................33
Hình 4-3: Điểm GPA trung bình của nhóm sinh viên nghiên cứu................................34

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3-1: Thang đo và biến số....................................................................................27


Bảng 4-1: Mức độ làm việc nhóm................................................................................34
Bảng 4-2: Kết quả đánh giá làm việc nhóm.................................................................35
Bảng 4-3: Kết quả độ tin cậy của thang đo..................................................................36
Bảng 4-4: Phân tích nhân tố EFA của biến độc lập......................................................38
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu:

1.1.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài:


Trong bối cảnh hiện nay, nhất là trong thời kì công nghệ hiện đại 4.0, làm việc
nhóm đã và đang là một phương thức làm việc có nhiều thế mạnh so với nhiều phương
thức khác. Làm việc nhóm không chỉ đem lại hiệu quả công việc cao hơn so với làm
việc cá nhân mà còn giúp mỗi cá nhân rèn luyện, và phát triển nhiều kĩ năng của bản
thân. Và để phát huy hết những điểm mạnh vốn có của nhóm, mỗi cá nhân lại cần phải
trau dồi và phát triển những kĩ năng cá nhân để làm việc nhóm một cách hiệu quả. Ở
Việt Nam, cũng như trên toàn thế giới, làm việc nhóm đã trở thành một kĩ năng mà
nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ở các ứng viên. Trong các doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức
của doanh nghiệp được chia ra nhiều phòng ban, mỗi phòng ban đều hoạt động theo
một nhóm với những vai trò và nhiệm vụ riêng. Theo Iones, Richard, Paul, Sloane và
Peter (sự, 2020)(2007), các nhà lãnh đạo thường giao các dự án cho các nhóm thay vì
các cá nhân thực hiện vì họ tin rằng làm việc nhóm sẽ đem lại nhiều giá trị hơn so với
làm việc cá nhân độc lập.
Nhận thức được điều đó, giáo dục Việt Nam đã đưa việc giáo dục kĩ năng làm
việc nhóm vào chương trình giáo dục ở các cấp trung học thậm chí là tiểu học. Và ở
đại học Công Nghiệp Hà Nội nói riêng và các trường đại học nói chung, kĩ năng làm
việc nhóm là một chuẩn đầu ra đối với sinh viên. Việc tạo điều kiện cho sinh viên làm
việc nhóm giúp sinh viên được phát triển các kĩ năng, trau dồi kiến thức, có tinh thần
trách nhiệm và có môi trường thuận lợi để phát triển bản thân.
Hoạt động nhóm đem lại hiệu quả ưu việt hơn so với hoạt động cá nhân. Tuy
nhiên, hiệu quả hoạt động giữa các nhóm có sự chênh lệch và không phải nhóm nào
cũng hoạt động có hiệu quả. Điều này chịu tác động bởi nhiều yếu tố đến từ các thành
viên nhóm, cách thức hoạt động và tác động của tổ chức. Việc xác định và đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả làm việc nhóm sẽ giúp nhóm điều
chỉnh lại hoạt động, hạn chế các yếu tố cản trở và vận dụng được những yếu tố thúc
đẩy hoạt động hiệu quả.

6
1.1.2 Ý nghĩa thực tế của đề tài
Tại Việt Nam, tuy làm việc nhóm đã được đưa vào giáo dục và học tập từ sớm,
nhưng không được phổ biến rộng rãi ở các trường học ngoại thành và việc hoạt động
nhóm của học sinh, sinh viên còn nhiều hạn chế về kiến thức và kĩ năng. Theo kết quả
khảo sát của nhóm nghiên cứu trường đại học khoa học xã hội và nhân văn về đề tài
“ Thực trạng kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội” có
tới 78% sinh viên cho rằng hoạt động nhóm của mình chưa hiệu quả (Nguyễn Hiếu và
cộng sự, 2018).
Thông qua bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu muốn đem tới cho các bạn sinh
viên những hiểu biết về làm việc nhóm, và trả lời được câu hỏi: “Tại sao nhóm lại hoạt
động kém hiệu quả?” Từ việc đánh giá đúng các yếu tố tác động đến nhóm làm việc và
mức tác động của từng yếu tố chúng ta sẽ có những kinh nghiệm, những phương
hưởng để cải thiện hiệu quả làm việc nhóm. Đó là cơ sở để mỗi thành viên nhóm, mỗi
nhóm hình thành nên nền tảng vững chắc cho nhưng hoạt động nhóm trong các công
việc trong tương lai. Nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá các yêu tố đó đối với sinh
viên trường đại học Công Nghiệp Hà Nội, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả làm việc của các nhóm học tập.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên trường
đại học Công Nghiệp Hà Nội, đánh giá thực trạng làm việc nhóm của sinh viên và đề
xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên
trong học tập tại trường đại học Công Nghiệp Hà Nội.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể


- Đánh giá thực trạng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội.
- Tìm hiểu và phân tích các yếu tố tạo nên hiệu quả, các yếu tố cản trợ hiệu quả
làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp thích hợp giúp sinh viên nâng cao hiệu quả làm việc
nhóm của sinh viên trường đại học Công Nghiệp Hà Nội.

7
1.3 Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu


Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm, bao gồm các yếu tố tạo nên
hiệu quả từ nội tại đến ngoại tại và các yếu tổ cản trở hiệu quả làm việc nhóm.

1.3.2 Đối tượng khảo sát


Sinh viên đang theo học bậc đại học đến từ các khoa của trường đại học Công
nghiệp Hà Nội.

1.4 Phạm vi nghiên cứu:


- Về lĩnh vực nghiên cứu: vấn đề khoa học – xã hội: tập trung nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm của sinh viên Đại học Công nghiệp Hà
Nội.
- Về không gian: trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
- Về thời gian: từ ngày 12/3/2023 đến ngày

1.5 Kết cấu của nghiên cứu


Nội dung chính của nghiên cứu được trình bày gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở lý thuyết
Chương 4: Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp

8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan nghiên cứu

2.1.1 Nghiên cứu về lí thuyết phát triển kĩ năng làm việc nhóm
Giữa thế kỉ XVIII, ngay sau cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, hoạt động
dạy học theo nhóm đã khá phổ biến ở các nước tư bản. J.Lancaster và A. Bell đã triển
khai chương trình học tập theo nhóm tại Anh và ý tưởng đó đã lan ra và du nhập vào
nước Mĩ năm 1806. Sau này J.Dewey đã tăng cường sử dụng phương pháp này tại các
lớp học của mình xuyên suốt quá trình học tập của các học viên. Ông cho rằng: con
người vốn có bản chất sống hợp tác, trẻ cần được dạy biết cảm thông, tôn trọng quyền
của người khác, làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề theo lẽ phải và trẻ phải được
trải nghiệm quá trình sống hợp tác ngay khi ngồi trong ghế nhà trường.
Theo nhà nghiên cứu F.Murray năn 1886 đã tìm ra 4 lí thuyết làm cơ sở cho
quá trình làm việc nhóm [6; tr 43-54] bao gồm:
- Thuyết học tập xã hội: lý thuyết này được xây dụng trên nguyên tắc phổ biến.
Khi ta nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ được khen thưởng, còn khi không hoàn thành
thì sẽ không có thưởng hoặc bị chê bai, nhắc nhở. Bởi vậy, thuyết này chỉ ra rằng, nếu
các thành viên cùng hợp tác để phấn đấu hướng tới một mục tiêu chung thì sự gắn bó
với nhau sẽ dẫn đến đích thành công. Hơn nữa, mỗi thành viên trong nhóm phải giúp
đỡ các thành viên khác trong nhóm để công việc được thống nhất.
- Thuyết Piaget về giải quyết mâu thuẫn: thuyết này chỉ ra rằng để phát triển trí
tuệ một cách toàn diện, phải làm nảy sinh các tình huống mâu thuẫn. Ta có thể đặt
mình vào một đội nhóm có cách giải quyết vấn đề khác nhau, xung đột nhau. Sau đó
hoạt động thảo luận đến khi đưa ra câu trả lời chung. Kết quả lúc này cho thấy là dần
dần từ chưa biết cách giải quyết, sau đó ta có thể tự hình thành cho mình cách giải
quyết đúng đắn, phù hợp.
- Thuyết hợp tác nhóm của Vygotsky: lý thuyết của Vygotsky cũng đóng góp
trong học tập cộng tác, khái niệm cho rằng các thành viên trong nhóm cần có cấp độ
khả năng khác nhau, như vậy những bạn tiến bộ hơn sẽ giúp những thành viên còn
kém hơn hoạt động tốt hơn.
- Thuyết khoa học nhận thức mới - dạy lẫn nhau: theo thuyết này, mọi người
trong nhóm có thể thay phiên nhau lần lượt đứng làm thủ lĩnh. Vai trò của từng thành

9
viên có thể hoán đổi cho nhau để đảm bảo mọi thành viên đều hoạt động trên nhiều
góc độ.

2.1.2 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm:

2.1.2.1 Mô hình làm việc nhóm Hackman


Mô hình này được phát triển bởi J. Richard Hackman. Qua nhiều năm nghiên
cứu, ông đã phát hiện ra yếu tố để tạo nên hiệu quả hoạt động nhóm không thực chất
nằm ở tính cách hay hành vi của các thành viên mà ở điều kiện giúp nhóm người phát
triển. Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:

Một nhóm thực sự

Định hướng rõ ràng


Hiệu quả
Kích hoạt cấu trúc
làm việc
nhóm
Điều kiện bổ trợ

Chuyên gia hướng dẫn

Hình 2-1: Mô hình làm việc nhóm của Hackman


Như vậy, qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, yếu tố cốt lõi làm lên hiệu quả
của hoạt động nhóm là cần một nhóm thực sự mà các thành viên trong nhóm đóng vai
trò với các nhiệm vụ rõ ràng; định hướng và mục tiêu cần được cụ thể; cấu trúc quy
trình làm việc phải hỗ trợ nhóm đạt được mục tiêu của mình. Hơn nữa, điều kiện bổ
trợ là các công cụ, nguồn lực có thể bổ sung cho nhóm; và cuối cùng là phải có chuyên
gia hướng dẫn để đánh giá công việc khi cần thiết giúp nhóm đạt hiệu quả tốt hơn.

2.1.2.2 Mô hình Katzenback J.R. & Smith D.K. ( 1993)


Mô hình của Katzenbach và Smith, được đề xuất trong cuốn sách "The Wisdom
of Teams: Creating the High-Performance Organization" (1993), tập trung vào việc
xác định những yếu tố cần thiết để tạo ra một đội nhóm hiệu quả. Theo họ, một đội
nhóm hiệu quả phải có những đặc điểm như:
+ Mục tiêu rõ ràng và cam kết chung: Mỗi thành viên trong đội nhóm phải hiểu
rõ mục tiêu của đội và cam kết với nó.

10
+ Nhiệm vụ rõ ràng và phân phối công việc hợp lý: Mỗi thành viên trong đội
nhóm phải biết nhiệm vụ của mình và phân phối công việc một cách hợp lý để đạt
được mục tiêu.
+ Sự tương tác chặt chẽ và phối hợp: Các thành viên trong đội nhóm phải có sự
tương tác chặt chẽ và phối hợp với nhau để đạt được mục tiêu chung.
+ Tính đa dạng và đa nhân cách: Một đội nhóm hiệu quả có sự đa dạng và đa
nhân cách trong các kỹ năng và kinh nghiệm của các thành viên.
+ Sự tập trung vào hiệu suất: Một đội nhóm hiệu quả phải tập trung vào hiệu suất
và luôn cố gắng để cải thiện.
+ Tính cam kết và tinh thần đoàn kết: Các thành viên trong đội nhóm phải có tính
cam kết cao với mục tiêu chung và tinh thần đoàn kết để đạt được mục tiêu.
Để tạo ra một đội nhóm hiệu quả, Katzenbach và Smith đề xuất các phương pháp
như tập huấn đội nhóm, phân tích nhu cầu của đội nhóm, tạo cơ hội cho các thành viên
để làm việc cùng nhau và xác định các mục tiêu và cách thức đo lường hiệu suất của
đội. Mô hình của họ đã trở thành một trong những cơ sở cho việc xây dựng đội nhóm
hiệu quả và được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn thế
giới.

Hình 2-2: Mô hình nghiên cứu hiệu quả làm việc nhóm của Katzenback J.R. & Smith
D.K. ( 1993 )
2.2 Khoảng trống nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu những mô hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây,
ta có thể thấy rằng đã có rất nhiều các nghiên cứu về đề tài này theo những hướng tiếp
cận khác nhau, nên không còn được coi là một đề tài nghiên cứu mới. Tuy nhiên các

11
mô hình nghiên cứu trước đây chưa đưa ra được cụ thể các yếu tố này đã tác động như
thế nào đến hiệu quả làm việc nhóm. Hầu hết các nghiên cứu này chỉ có dạng các biến
độc lập tác động trực tiếp lên một biến phụ thuộc duy nhất là hiệu quả làm việc nhóm
và ít các nghiên cứu chỉ ra được thước đo để căn cứ đánh giá hiệu quả.
Nhóm đã xác định tiến hành nghiên cứu dựa trên mô hình IPO (Input- Process-
Output) về hiệu quả làm việc nhóm. Bởi mô hình này ít được sử dụng trong nghiên
cứu. Mô hình IPO nhấn mạnh quá trình làm việc nhóm và thông qua ba giai đoạn rõ
ràng: Thu thập các yếu tố đầu vào, Vận hành nhóm, Sinh ra kết quả cuối cùng. Cách
đo lường hiệu quả nhóm phổ biến hơn cả là coi nó như một khái niệm đa hướng vì nó
có thể được đo lường bằng nhiều tiêu chí.

2.3 Khung lý thuyết

2.3.1 Các khái niệm

2.3.1.1 Định nghĩa nhóm


JR Katzenbach và DK Smith (1993) cho rằng nhóm nhỏ là những thành viên có
kỹ năng và bổ sung cho các thành viên khác, cam kết hướng đến mục đích chung và
cùng chịu trách nhiệm.
Theo Cohen (1999) nhóm là tập hợp các cá nhân phụ thuộc lẫn nhau trong những
nhiệm vụ, những người chia sẻ trách nhiệm về kết quả. Các nhóm đang thay thế cá
nhân như những khối xây dựng cơ bản của một tổ chức.
BB Morgan Jr, E Salas, AS Glickman định nghĩa nhóm một nhóm là sự thiết lập
riêng biệt của hai hoặc nhiều cá nhân, những người làm việc phụ thuộc vào nhau để
đạt được mục tiêu, chia sẻ mục tiêu và thành quả.
Theo SWJ Kozlowski, BS Bell (2003) nhóm được định nghĩa là bao gồm hai
hoặc nhiều cá nhân những người tồn tại để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tổ
chức, chia sẻ một hoặc nhiều mục tiêu chung; tương tác xã hội, sự phụ thuộc lẫn nhau
của nhiệm vụ; duy trì và quản lý danh giới.
Nhóm là tập hợp những cá nhân thỏa mãn: có từ 2-3 thành viên trở lên, cùng làm
việc chung trong một khoảng thời gian, các cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau
và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung, có thể có các quy tắc
riêng của nhóm.

12
2.3.1.2 Làm việc nhóm
Theo Luca và Tarricone (2001) làm việc theo nhóm thành công dựa trên sự hiệp
lực tồn tại giữa tất cả các thành viên trong nhóm tạo ra một môi trường mà tất cả họ
đều sẵn sàng đóng góp và tham gia để thúc đẩy và nuôi dưỡng một môi trường nhóm
hiệu quả. Các thành viên trong nhóm phải đủ linh hoạt để thích nghi với môi trường
làm việc hợp tác.
Nghiên cứu của Gryskiewicz (1999) thì làm việc nhóm được định nghĩa là
phương pháp mà các thành viên trong nhóm cùng làm việc, tương tác với nhau để
hoàn thành mục tiêu chung.
Kozlowski và Bell (2003) định nghĩa làm việc nhóm là các thành viên trong
nhóm làm việc cùng nhau, cùng hướng tới một mục tiêu chung và có trách nhiệm với
mục tiêu đó.
Tác giả Jang Syh-Jong (2007) cho rằng khi làm việc theo nhóm, sinh viên có thể
cùng nhau xây dựng kiến thức về bài học một cách khoa học giúp hiểu rõ hơn các khái
niệm trong bài học mới, thúc đẩy tiến trình giải thích.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về làm việc nhóm, tuy nhiên hầu hết các nghiên
cứu đều cho rằng làm việc nhóm là các thành viên trong nhóm cùng làm việc để đạt
mục tiêu chung trên tinh thần hợp tác, phối hợp và phát huy các ưu điểm của các thành
viên trong nhóm. Hoạt động này đảm bảo sự phân công, phối hợp công việc, tăng hiệu
quả hoạt động thu nhập và xử lý thông tin,…

2.3.1.3 Hiệu quả làm việc nhóm


Trong thực tế một cá nhân khó có thể giỏi ở tất cả các lĩnh vực hoặc có khả năng
bao quát tất cả các mặt của vấn đề, qua phần định nghĩa nhóm có thể thấy làm việc
nhóm có ưu điểm là các thành viên trong nhóm bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Đây là một
yếu tố quan trọng để áp dụng đối với việc làm việc nhóm của sinh viên.
Theo H Ingram (2000) làm việc nhóm là một chiến lược có tiềm năng để cải
thiện hiệu suất của các tổ chức và cá nhân.
Một nghiên cứu của Ellisatal (2005) cho thấy rằng đào tạo kỹ năng làm việc
nhóm nói chung đã nâng cao khả năng lập kế hoạch và điều phối công việc, hợp tác
giải quyết vấn đề và giao tiếp.
Theo Hackman (2002) hiệu quả làm việc nhóm là sự cung cấp sản phẩm và dịch
vụ vượt quá mong đợi của khách hàng.
13
Làm việc theo nhóm giúp phát triển các kỹ năng và quan điểm của sinh viên
thông qua việc trao đổi ý kiến, phản hồi, kinh nghiệm và các quan điểm tích cực giữa
các thành viên trong nhóm và quá trình này. Qua đó ta thấy làm việc nhóm có một số
lợi ích sau:
- Các thành viên bổ sung, hỗ trợ các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho nhau
thông qua việc trao đổi.
- Xác định mục tiêu rõ ràng, chính xác và hiệu quả.
- Đóng góp, trao đổi ý kiến từ các thành viên nên đưa ra được những quyết định
đúng đắn, khách quan, giảm thiểu rủi ro,…
Hiệu quả làm việc nhóm là việc hoàn thành mục tiêu của nhóm một cách có chất
lượng tốt, kết quả vượt quá mong đợi và các thành viên hài lòng về hiệu quả làm việc
của nhóm.

2.3.1.4 Cách thức đo lường hiệu quả làm việc nhóm


Nghiên cứu của Rasker và công sự (2001) cho rằng hiệu quả làm việc nhóm được
đo lường trên điều kiện chính xác, kịp thời và mức độ thỏa mãn của các thành viên.
Klimoski (1995) kết luận rằng đo lường hiệu quả làm việc nhóm cần tách biệt
việc hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng của kết quả nhóm vì trong trường hợp nào đó
việc hoàn thành nhiệm vụ chưa hẳn đã mang lại kết quả tốt nhất.
Hiệu quả làm việc nhóm được đo lường bởi 2 yếu tố sản phẩm và quá trình:
- Đánh giá qua sản phẩm: là đo lường số lượng và và chất lượng công việc của
mỗi cá nhân trong một sự án làm nhóm như hoàn thành mục tiêu, chất lượng kết quả,
thời hạn, tỷ lệ lỗi,…
- Đánh giá qua quá trình: là đánh giá kỹ năng làm việc nhóm và sự tương tác của
các thành viên trong nhóm.

2.3.2 Các giai đoạn trong quá trình hoạt động nhóm
Bất kì nhóm nào khi được lập ra và duy trì hoạt động đều nhằm thực hiện một
mục tiêu trong học tập hay công việc. Và mỗi nhóm đều trải qua các giai đoạn hình
thành và phát triển khác nhau: bắt đầu từ tập hợp các thành viên, bước đầu tìm hiểu và
hợp tác cho đến khi duy trì hoạt động ổn định và tan rã. Ở mỗi giai đoạn của nhóm lại
có những đặc điểm khác nhau cần nghiên cứu cũng như mức độ tác động của các yêu
tố tác động đến nhóm cũng khác nhau. Chính vì thế, chúng ta cần có những hiểu biết
về các giai đoạn thành lập và phát triển nhóm để đánh giá đúng nhất thực trạng của
14
nhóm, các yếu tố cần chú trọng ở giai đoạn hiện tại. Từ đó giúp trưởng nhóm, các
thành viên nhóm đưa ra các quyết định phù hợp giúp nhóm duy trì hoạt động hiệu quả.
Đây cũng chính là một trong những cơ sở để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
làm việc nhóm.

Hình 2-3: Các giai đoạn trong quá trình hoạt động nhóm
Giáo trình “Hành vi tổ chức” trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (TS. Lê Ba
Phong và các cộng sự, 2020) đã giới thiệu tới sinh viên mô hình quá trình hình thành
và phát triển nhóm của Tuckman và Jensen (1977). Quá trình này được đưa ra với 5
giai đoạn : Hình thành (Forming); sóng gió (Storming); ổn định (Norming); hoạt động
hiệu quả (Performing); và thoái trào (Adjourning).
- Giai đoạn hình thành:
Theo Tuckman, ở giai đoạn này, các thành viên có tâm lí hào hứng với công
việc mới khi sắp bắt đầu thực hiện nó; một số khác lại sẽ có sự e dè do chưa thích
nghi được với nhóm, lo lắng về công viêc mới. Đây là giai đoạn nhóm mới được
thành lập nên các thành viên còn chưa biết về nhau, họ đang bắt đầu tìm hiểu về
nhau, dành thời gian quan sát lẫn nhau để bắt đầu hiểu và hợp tác. Mục tiêu của
nhóm lúc này vẫn còn chưa rõ ràng. Các ý kiến được đưa ra ít có sự xung đột và
hoạt động nhóm phụ thuộc nhiều vào chỉ đạo, ý kiến của người trưởng nhóm.
Chính vì vậy, ở giai đoạn này yếu tố lãnh đạo, hay người trưởng nhóm có vai trò
rất quan trọng trong việc dẫn dắt nhóm đi đúng hướng, sớm xác định mục tiêu
chung của nhóm và nhiệm vụ của từng thành viên.
15
- Giai đoạn sóng gió:
Sau giai đoạn hình thành nhóm, các thành viên đã hiểu nhau hơn, họ bắt đầu
thích nghi và muốn khẳng định vị trí của mình trong nhóm. Việc tìm hiểu các thành
viên khác không còn chỉ dừng ở việc quan sát mà còn có những tranh luận. Họ bắt
đầu chất vấn những quy tắc, muốn chỉnh sửa theo ý kiến cá nhân thậm chí là phá
vỡ các quy tắc. Khi hai thành viên trở nên muốn điều này thì xung đột nhóm rõ rệt
hơn bao giờ hết, không chỉ vậy các xung đột ấy còn đến từ nhiều nguyên nhân khác
như: sự khác biệt về vùng miền, phong cách làm việc, quan điểm về vấn đề,…Tệ
hơn nữa, từ việc bất mãn sau những xung đột, một số thành viên dễ có xu hướng
bất hợp tác. Mục tiêu chung của nhóm đã rõ ràng hơn nhưng còn chưa chắc chắn,
do các thành viên không còn đủ tập trung vào công việc chung. Đây là một giai
đoạn khó khăn mà nhóm cần phải trải qua để có thể tiếp tục hoạt động. Vượt qua
được, các thành viên trong nhóm sẽ hiểu nhau hơn, bớt bất đồng.
- Giai đoạn ổn định:
Giai đoạn này diễn ra sau khi các thành viên giải quyết được những xung đột,
khi họ đã chấp nhận sự khác biệt và nhận thức được thế mạnh của các thành viên
trong nhóm. Các mâu thuẫn được giải quyết dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, các
thành viên biết lắng nghe ý kiến của nhau hơn, hỗ trợ nhau làm việc, cùng hướng
đến việc thực hiện mục tiêu chung của nhóm. Bên cạnh đó, các quy tắc của nhóm
cũng được thực hiện chặt chẽ hơn để giảm thiểu những mâu thuẫn không đáng có.
Tuy nhiên, tính ổn định này cũng mang tính tương đối vì nhóm có thể quay lại giai
đoạn sóng gió khi những vấn đề mới nảy sinh cần được giải quyết. Nhìn chung,
đây là một giai đoạn mà làm việc nhóm bắt đầu có hiệu quả, các thành viên tập
trung vào mục tiêu của nhóm.
- Giai đoạn hiệu quả:
Đây chính là giai đoạn mà làm việc nhóm đạt hiệu quả cao nhất. Các thành
viên nhóm nhiệt tình và có sự cam kết trong việc thực hiện mục tiêu chung. Không
phải nhóm nào cũng đến được giai đoạn này và khi đã đến được thì các thành viên
trong nhóm đã thực sự thoải mái làm việc, bày tỏ quan điểm, nhờ sự trợ giúp. Nổi
bật trong mối quan hệ giữa các thành viên là tinh thần đồng đội cao. Họ dễ dàng
phối hợp với nhau, hợp tác chặt chẽ mà không có bất kì xung đột nào. Các quy tắc
nhóm cũng được tuân thủ rất tốt.
16
- Giai đoạn thoái trào:
Đây là giai đoạn nhóm đi tới tan rã, nó diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào
đặc điểm của nhóm và mục đích mà nhóm được thành lập. Giai đoạn này thường
diễn ra bởi các trường hợp như: dự án và nhiệm vụ của nhóm kết thúc, tái cơ cấu tổ
chức,…Đối với những thành viên tâm huyết với nhóm, dành nhiều thời gian, công
sức cho nhóm.
Từ mô hình quá trình hình thành và phát triển nhóm của Tuckman và Jensen
(1977), nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết về các yếu tố có vai trò quan trọng đối
với từng giai đoạn hình thành và phát triển nhóm như sau:

Hình 1. Các giai đoạn phát triển nhóm


2.4 Mô hình xác định các yếu tố

2.4.1 Các mô hình nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm
việc nhóm

2.4.1.1 Nghiên cứu của Carl Larson & Freank M.J.LaFasto ( 1989 )
Nghiên cứu của Carl Larson & Freank M.J.LaFasto ( 1989 ), với tiêu đề là
“Teamwork: What must go right/what can go wrong”. Nghiên cứu này tập trung vào
việc nghiên cứu các yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả cao trong làm việc nhóm.
Larson và LaFasto tiến hành phỏng vấn và khảo sát hơn 100 đội làm việc khác nhau,

17
từ các đội làm việc trong môi trường học tập đến các đội làm việc trong môi trường
công nghiệp. Dựa trên các phân tích và nhận xét của mình, họ đưa ra một số khuyến
nghị về cách tốt nhất để đạt được hiệu quả trong làm việc nhóm, bao gồm:
+ Sự đồng ý về mục tiêu chung của đội: Tất cả các thành viên trong đội cần hiểu
rõ mục tiêu của đội và cam kết đóng góp cho sự thành công của đội.
+ Sự chia sẻ trách nhiệm và nỗ lực: Các thành viên trong đội cần chịu trách
nhiệm cho việc đóng góp của mình vào mục tiêu chung của đội và làm việc với nhau
để hoàn thành công việc.
+ Một môi trường làm việc tích cực: Đội làm việc cần tạo ra một môi trường tích
cực, ủng hộ và động viên lẫn nhau để đạt được mục tiêu.
+ Sự tôn trọng và trân trọng ý kiến của nhau: Các thành viên trong đội cần phải
tôn trọng và trân trọng ý kiến của nhau, đồng thời cùng nhau tìm kiếm giải pháp tốt
nhất cho các vấn đề.
+ Sự phân công công việc hợp lý: Các thành viên trong đội cần phân công công
việc phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của từng người, đồng thời đảm bảo rằng
mỗi người đều có cơ hội để đóng góp vào công việc chung.
Nghiên cứu của Larson và LaFaston đã đưa ra một số khái niệm và khuyến nghị
quan trọng trong việc xây dựng và quản lý đội làm việc hiệu quả. Các kết quả của
nghiên cứu này vẫn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực.

Hình 2-4: Mô hình nghiên cứu hiệu quả làm việc nhóm của Carl Larson & Freank
M.J.LaFasto ( 1989 )

18
2.4.1.2 Nghiên cứu của Lenicioni ( 2002 )
Năm 2002, tác giả Patrick Lencioni đã xuất bản cuốn sách "The Five
Dysfunctions of a team" (Năm rối loạn trong đội nhóm) và đưa ra một nghiên cứu chi
tiết về những yếu điểm thường gặp trong đội nhóm và cách khắc phục chúng để tạo ra
một đội nhóm hiệu quả. Trong cuốn sách này, Lencioni đề cập đến năm rối loạn cơ
bản của đội nhóm là:
+ Thiếu sự tin tưởng: Nếu các thành viên trong đội không tin tưởng lẫn nhau, họ
sẽ không thể mở rộng hoặc chia sẻ ý tưởng và sẽ không thể làm việc hiệu quả với
nhau.
+ Sợ xung đột: Khi các thành viên trong đội không thể đưa ra ý kiến một cách
trung thực hoặc không đồng ý với nhau, điều này dẫn đến sự sợ hãi về xung đột và gây
ra những phản ứng tránh sa lẫn nhau.
+ Thiếu cam kết: Nếu mỗi thành viên trong đội không cam kết với mục tiêu của
đội hoặc không thể thực hiện công việc của họ với trách nhiệm, hiệu suất của đội sẽ
giảm.
+ Trách nhiệm cá nhân trước lợi ích chung: Khi các thành viên trong đội nhóm
đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích của đội, họ không còn làm việc vì mục tiêu chung và
đội nhóm sẽ không thể hoạt động hiệu quả.
+ Thiếu sự kết nối: Nếu các thành viên trong đội không cảm thấy kết nối với
nhau, đội sẽ khó khăn trong việc làm việc với nhau và không thể đạt được kết quả cao
nhất.
Lencioni đề xuất cách giải quyết mỗi rối loạn này bằng cách tập trung vào việc
xây dựng tự sự tin tưởng, tạo ra sự hiểu biết và sự cam kết với mục tiêu của đội. Cuốn
sách của Lencioni đã trở thành một tài liệu quan trọng trong việc xây dựng đội nhóm
hiệu quả và đã được áp dụng trong nhiều tổ chức và doanh nghiệp trên toàn thế giới.

19
Hình 2-5: Mô hình nghiên cứu hiệu quả làm việc nhóm của Lenicioni ( 2002 )

2.4.1.3 Mô hình Katzenback J.R. & Smith D.K. ( 1993)


Mô hình của Katzenbach và Smith, được đề xuất trong cuốn sách "The Wisdom
of Teams: Creating the High-Performance Organization" (1993), tập trung vào việc
xác định những yếu tố cần thiết để tạo ra một đội nhóm hiệu quả. Theo họ, một đội
nhóm hiệu quả phải có những đặc điểm như:
+ Mục tiêu rõ ràng và cam kết chung: Mỗi thành viên trong đội nhóm phải hiểu
rõ mục tiêu của đội và cam kết với nó.
+ Nhiệm vụ rõ ràng và phân phối công việc hợp lý: Mỗi thành viên trong đội
nhóm phải biết nhiệm vụ của mình và phân phối công việc một cách hợp lý để đạt
được mục tiêu.
+ Sự tương tác chặt chẽ và phối hợp: Các thành viên trong đội nhóm phải có sự
tương tác chặt chẽ và phối hợp với nhau để đạt được mục tiêu chung.
+ Tính đa dạng và đa nhân cách: Một đội nhóm hiệu quả có sự đa dạng và đa
nhân cách trong các kỹ năng và kinh nghiệm của các thành viên.
+ Sự tập trung vào hiệu suất: Một đội nhóm hiệu quả phải tập trung vào hiệu suất
và luôn cố gắng để cải thiện.
+ Tính cam kết và tinh thần đoàn kết: Các thành viên trong đội nhóm phải có tính
cam kết cao với mục tiêu chung và tinh thần đoàn kết để đạt được mục tiêu.
Để tạo ra một đội nhóm hiệu quả, Katzenbach và Smith đề xuất các phương pháp
như tập huấn đội nhóm, phân tích nhu cầu của đội nhóm, tạo cơ hội cho các thành viên
để làm việc cùng nhau và xác định các mục tiêu và cách thức đo lường hiệu suất của
đội. Mô hình của họ đã trở thành một trong những cơ sở cho việc xây dựng đội nhóm
hiệu quả và được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn thế
giới.

20
Hình 2-6: Mô hình nghiên cứu hiệu quả làm việc nhóm của Katzenback J.R. & Smith
D.K. ( 1993 )
2.4.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc
nhóm của sinh viên:
Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm làm việc nhóm và hiểu rằng ý thức của mỗi
cá nhân có ảnh hưởng đến hoạt động của cả nhóm. Dưới đây là một số ảnh hưởng của
ý thức làm việc nhóm:
+ Lắng nghe ý kiến và hợp tác trong nhóm: Khi mỗi thành viên trong nhóm có ý
thức lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, nhóm có thể hợp tác và hoạt động hiệu
quả hơn. Tuy nhiên, nếu một hoặc nhiều thành viên không hợp tác hoặc không lắng
nghe ý kiến của người khác, thì hoạt động của nhóm sẽ bị ảnh hưởng và không hiệu
quả.
+ Tự làm một mình và không hợp tác: Khi một thành viên làm việc một mình và
không hợp tác với nhóm, hoạt động của nhóm sẽ bị ảnh hưởng và có thể không đạt
được mục tiêu.
+ Đóng góp ý kiến và ý tưởng tích cực: Khi mỗi thành viên trong nhóm đóng góp
ý kiến và ý tưởng tích cực, nhóm sẽ có nhiều lựa chọn hơn để đưa ra quyết định và
hoạt động hiệu quả hơn.
+ Không đóng góp hoặc đưa ra ý kiến tiêu cực: Nếu một hoặc nhiều thành viên
không đóng góp ý kiến hoặc đưa ra ý kiến tiêu cực, nhóm sẽ không có đủ thông tin để
đưa ra quyết định hoặc quyết định sẽ không được tốt.
+ Có trách nhiệm với nhiệm vụ: Khi mỗi thành viên trong nhóm có trách nhiệm
với nhiệm vụ của mình, nhóm sẽ đạt được mục tiêu và hoạt động hiệu quả hơn.
+ Không chịu trách nhiệm: Nếu một hoặc nhiều thành viên không chịu trách
nhiệm với nhiệm vụ của mình, nhóm sẽ gặp khó khăn và có thể không đạt được mục
tiêu.

21
+ Tập trung và nhiệt huyết: Khi mỗi thành viên trong nhóm tập trung và nhiệt
huyết với công việc của mình, nhóm sẽ hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu.
+ Lơ đãng hoặc làm chống đối: Nếu một hoặc nhiều thành viên trong nhóm lơ
đãng hoặc làm chống đối, hoạt động của nhóm sẽ bị gián đoạn và không hiệu quả.
Tóm lại, ý thức của từng cá nhân trong nhóm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
của nhóm. Khi mỗi thành viên có ý thức tốt và hợp tác, nhóm sẽ hoạt động hiệu quả và
đạt được mục tiêu. Ngược lại, nếu có thành viên không có ý thức hoặc làm việc một
mình, nhóm sẽ gặp khó khăn và không đạt được mục tiêu. Do đó, việc đảm bảo ý thức
tốt của mỗi thành viên trong nhóm là rất quan trọng để đạt được thành công trong các
hoạt động nhóm.

Hình 2-7: Ảnh hưởng của hoạt động nhóm


2.5 Các yếu tố ảnh hưởng

2.5.1 Yếu tố tạo nên hiệu quả

2.5.1.1 Các yếu tố nội tại


Yếu tố nội tại là các yếu tố bên trong của một nhóm, ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động và hiệu quả làm việc của nhóm. Các yếu tố nội tại có thể bao gồm:
a) Năng lực
Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thành công của nhóm. Trong cuốn
“ Cẩm nang kinh doanh: Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả”(2015) do Đại học
22
Harvard biên soạn có nói: “để thành công, nhóm phải tập trung toàn bộ năng lực, kiến
thức, kinh nghiệm và bí quyết chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc. Bất kì sự
yếu kém hay thiếu hụt về năng lực nào cũng đều ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu của
nhóm.”
Năng lực của các thành viên bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tư duy
sáng tạo, tinh thần cầu tiến và nhiều yếu tố khác.Trong một nhóm làm việc, năng lực
cơ bản mà một thành viên cần có là kiến thức và kĩ năng. Kiến thức chính là thông tin
hoặc nhận thức có được thông qua giáo dục hoặc kinh nghiệm. Và kĩ năng bao gồm
khả năng vận dụng những kiến thức đó vào công việc và kỹ năng mềm.
Năng lực cá nhân của các thành viên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc
nhóm. Nếu các thành viên đều có năng lực cao và đồng đều, thì nhóm sẽ hoạt động
hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu các thành viên có năng lực yếu hoặc chưa đồng đều, thì
nhóm sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được hiệu quả làm việc cao. Để đảm bảo hiệu
quả làm việc của nhóm, cần đánh giá năng lực cá nhân của các thành viên trước khi
bắt đầu làm việc và đồng đều hóa năng lực bằng cách cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho
những thành viên yếu hơn. Dựa trên nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trước đó,
người ta đã chỉ ra rằng: bên cạnh năng lực thì kĩ năng mềm là một yếu tố cần thiết và
vô cùng quan trọng để làm việc nhóm thành công.
H1:Năng lực của các thành viên có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc
nhóm.
b) Tính cách
Tính cách của các thành viên nhóm ảnh hưởng đến cách họ tương tác và hợp tác
với nhau cũng như kết quả hoạt động nhóm.
“Tính cách cá nhân là tập hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định của cá
nhân, thường được các cá nhân thực hiện thông qua hành vi ứng xử và tuơng tác với
người khác” (Lê Ba Phong và cộng sự, 2020, “Giáo trình hành vi tổ chức”). Tính cách
này có thể được đánh giá dựa trên các đặc điểm như sự thoải mái, sự cởi mở, sự trung
thực, tính kiên nhẫn và tính chính trực. Các thành viên có tính cách khó tính, ít cởi mở
sẽ gây ra mâu thuẫn hoặc khó khăn trong việc làm việc cùng nhau. Tuy nhiên, nếu các
thành viên có tính cách thoải mái, dễ gần, sẵn sàng hợp tác và tương tác với nhau, thì
nhóm sẽ có khả năng tương tác và hợp tác tốt hơn, dẫn đến hiệu quả làm việc tốt hơn.
H2: Tính cách cá nhân tốt có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm.
23
c) Sự hợp tác:
Sự hợp tác là yếu tố quan trọng khác để đạt được mục tiêu chung của nhóm. Sự
hợp tác giữa các thành viên trong nhóm giúp tăng cường sức mạnh và khả năng của
nhóm, cải thiện tinh thần làm việc, đem lại kết quả tốt hơn và giảm thiểu những sai sót
không cần thiết trong quá trình làm việc.
+ Sự hợp tác và tương tác của các thành viên trong nhóm cũng là yếu tố quan
trọng. Nếu các thành viên làm việc cùng nhau một cách hiệu quả và hỗ trợ lẫn nhau,
lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau thì nhóm sẽ đạt được mục tiêu nhanh chóng
hơn. Tuy nhiên, nếu các thành viên làm việc một mình và không hợp tác với nhau, thì
sẽ gây ra khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của nhóm.
H3: Sự hợp tác tốt của các thành viên có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm
việc nhóm.
d) Mục tiêu và quy chế nhóm:
Mục tiêu và quy chế nhóm là yếu tố rất quan trọng đối với việc xây dựng một
nhóm và không thể thiếu để làm việc nhóm hiệu quả. Khi mới thành lập nhóm, người
trưởng nhóm cần cho các thành viên thấy rõ mục tiêu chung và xây dựng một quy chế
nhóm thật phù hợp và rõ ràng.
Một mục tiêu nhóm rõ ràng, cụ thể và đồng thuận giữa các thành viên trong
nhóm và các quy chế làm việc trong nhóm cũng phải được thiết lập và thực hiện một
cách đồng nhất để đảm bảo công việc được thực hiện một cách hiệu quả, tránh xung
đột và trục trặc trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, việc mỗi thành viên nắm được
mục tiêu của nhóm và hiểu biết những quy chế của nhóm chỉ là một điều kiện cần để
đạt được mục tiêu, muốn là điều kiện đủ để nhóm thực hiện mục tiêu đó một cách
nhanh chóng và làm việc có hiệu quả đòi hỏi các thành viên cần có sự tận tâm, hết
lòng vì mục tiêu chung. Có như vậy, nhóm mới có thể tiếp tục công việc, vượt qua trở
ngại.
H4: Mục tiêu và quy chế nhóm rõ ràng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm
việc nhóm
e) Lãnh đạo:
Theo mô hình nghiên cứu của Tuckman và Jensen (1977), lãnh đạo là một yếu tố
vô cùng quan trọng trong giai đoạn thành lập nhóm và đưa nhóm vượt qua giai đoạn
sóng gió để hoạt động hiệu quả.
24
Trưởng nhóm phải có khả năng lãnh đạo để giúp đưa nhóm đến với mục tiêu.
Khả năng lãnh đạo của trưởng nhóm bao gồm khả năng lắng nghe, truyền cảm hứng,
hướng dẫn, quản lý và giải quyết xung đột giữa các thành viên trong nhóm. Cùng với
đó, lãnh đạo cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên trong đó để từ đó
xác định những nhiệm vụ phù hợp với họ và nhận thức đúng về vai trò của các thành
viên với việc thực hiện mục tiêu chung.
Người lãnh đạo (trưởng nhóm) cũng có vai trò giám sát và theo dõi tiến trình
công việc để có thể nhanh chóng giải quyết các sai lầm phát sinh kịp thời, tránh ảnh
hưởng đến mục tiêu chung. Nếu trưởng nhóm có khả năng lãnh đạo tốt, sẽ giúp nhóm
đạt được mục tiêu nhanh chóng và tăng động lực làm việc của các thành viên. Ngược
lại, nếu người lãnh đạo không có khả năng lãnh đạo tốt, họ có thể gây ra sự xung đột,
bất mãn với các thành viên và giảm hiệu quả làm việc của nhóm.
H5: Lãnh đạo tốt ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm
=> Tổng hợp lại, các yếu tố nội tại như năng lực, sự hợp tác, mục tiêu và quy chế
nhóm, khả năng lãnh đạo đều có tác động trực tiếp đến sự thành công của nhóm trong
việc đạt được mục tiêu của mình. Việc quản lý và nâng cao các yếu tố này là rất quan
trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhóm.

2.5.1.2 Các yếu tố ngoại tại


Yếu tố ngoại tại trong hoạt động của một nhóm là các yếu tố mà nhóm không có
thể kiểm soát và ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm. Những yếu tố này bao gồm bối
cảnh làm việc, quy mô nhóm, đánh giá của tổ chức và môi trường xung quanh nhóm.
Đây là những yếu tố không nằm trong tầm kiểm soát của nhóm nhưng lại có tác động
lớn đến hoạt động của nhóm.
a) Bối cảnh làm việc:
+ Bối cảnh gồm các yếu tố như mục tiêu, tầm nhìn, nhiệm vụ và ngành nghề của
tổ chức có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm bằng cách định hướng cho các
hoạt động của nhóm và cung cấp nguồn tài nguyên cho các thành viên trong nhóm.
+ Bối cảnh làm việc nhóm có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác và đồng thuận trong
nhóm. Nếu bối cảnh làm việc khó khăn, phức tạp hoặc căng thẳng, có thể làm giảm
hiệu quả làm việc của nhóm.
H6: Bối cảnh làm việc tốt ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm.
b) Quy mô nhóm:
25
+ Quy mô nhóm liên quan đến số lượng thành viên trong nhóm, có thể ảnh
hưởng đến cách thức làm việc và sự tương tác của các thành viên trong nhóm. Quy mô
nhóm cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng quản lý và điều hành của người lãnh đạo
nhóm. Khi nghiên cứu về quy mô nhóm, các nhà nghiên cứu trước nhận thấy rằng,
nhóm ít người hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng hơn nhóm đông người. Nếu nhóm
quá lớn hoặc quá nhỏ, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng tương tác và giao tiếp trong
nhóm. Nhóm quá lớn có thể dẫn đến sự chia sẻ thông tin không đầy đủ và không hiệu
quả, hiệu suất làm việc cũng thấp hơn bởi khuynh hướng ít cố gắng hơn trong khi
nhóm quá nhỏ có thể thiếu động lực và sự đa dạng.
H7: Quy mô nhóm phù hợp có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm.
 Tóm lại, các yếu tố ngoại tại như bối cảnh làm việc nhóm, quy mô
nhóm, đánh giá của tổ chức và môi trường xung quanh nhóm đều ảnh hưởng đến
hiệu quả làm việc của nhóm. Để đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất, nhóm cần có
bối cảnh làm việc tốt, quy mô hợp lý, đánh giá tích cực và môi trường làm việc an
toàn và thoải mái.

2.5.2 Quá trình làm việc (Biến trung gian)


Dựa theo mô hình quy trình, làm việc nhóm thực chất là một quá trình để thu nạp
những yếu tố đầu vào, vận hành chúng thông qua những cơ chế được xác lập hay ngẫu
nhiên của các thành viên nhóm để đạt hiệu quả tốt nhất, hướng tới những kết quả
chung (Hackman, 1983). Nói các khác, quá trình làm việc nhóm đóng vai trò là một
biến trung gian dẫn đến hiệu quả làm việc nhóm. Như vậy, có thể kết luận rằng quá
trình làm việc nhóm có tác động trực tiếp và mạnh mẽ, tuy không phải tác động trực
tiếp đến hiệu quả làm việc nhóm.
H8: Quá trình làm việc nhóm có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc
nhóm.

26
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Mô hình nghiên cứu:

Yếu tố nội tại H1


Năng lực của các thành viên
H2

Tâm lí, tính cách của thành viên H3


Sự hợp tác của các thành viên
H4
Mục tiêu và quy chế nhóm
H5
Khả năng lãnh đạo H8 Hiệu quả làm
Quá trình làm
Yếu tố ngoại tại việc nhóm việc nhóm

Bối cảnh làm việc H6



Quy mô nhóm H7

27
Hình 3-8: Mô hình nghiên cứu xác định
- Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa vào khung nghiên cứu hiệu quả làm
việc nhóm dạng IPO và 2 yếu tố đầu vào trong đó: Nhóm yếu tố nội tại (gồm: Năng
lực, Tâm lí, Tính cách, Sự hợp tác, Mục tiêu, quy chế nhóm và Khả năng lãnh đạo);
Nhóm yếu tố ngoại tại (bao gồm: Bối cảnh làm việc, Quy mô nhóm)
- Mũi tên tác động một chiều từ đầu vào đến quá trình làm việc nhóm (tức là các
yếu tố đầu vào tác động đến quá trình làm việc nhóm), từ quá trình vận hành nhóm đến
hiệu quả làm việc nhóm đạt được với 8 giả thiết nghiên cứu từ H1 đến H8.

3.2 Thang đo và các biến số


Bảng 3-1: Thang đo và biến số
Ký hiệu Biến quan sát Thang đo*
Các yếu tố nội tại:
I. Năng lực của các thành viên (NLTV)
NLTV1 Thành viên có kiến thức chuyên môn tốt
NLTV2 Thành viên nhóm có nhiều ý tưởng sáng tạo
NLTV3 Thành viên có kỹ năng mềm tốt: hợp tác, thuyết trình,… Likert với 5
mức độ
NLTV4 Thành viên có nhiều kinh nghiệm làm việc
NLTV5 Thành viên có khả năng chịu áp lực công việc cao
II. Tính cách các thành viên (TCTV)
TCTV1 Các thành viên có tính cách hướng ngoại, cởi mở, dễ
chia sẻ ý kiến.
TCTV2 Thành viên có tính linh động, chủ động trong việc thực
hiện công việc nhóm Likert với 5
TCTV3 Thành viên nhóm là người có tính cầu toàn, chú trọng mức độ
vào các tiểu tiết
TCTV4 Thành viên có tính kiên nhẫn là người kiên định với
mục tiêu công việc
III. Sự hợp tác (SHT)
SHT1 Các thành viên trong nhóm tôn trọng và lắng nghe ý Likert với 5

28
kiến của nhau.
SHT2 Các thành viên luôn vui vẻ hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong
công việc.
SHT3 Nhóm luôn có thái độ tích cực khi làm việc nhóm và sự mức độ
tôn trọng nhau, tránh xung đột.
SHT4 Nhóm xây dựng được mối quan hệ tốt và thường xuyên
tương tác với nhau
IV. Mục tiêu và quy chế nhóm (MTQC)
MTQC1 Mục tiêu của nhóm được xác định rõ từ ngày đầu thành
lập và được phân bổ đều đến các thành viên.
MTQC2 Các thành viên tận tâm trong việc thực hiện mục tiêu
của nhóm. Likert với 5
MTQC3 Quy chế nhóm được thiết lập rõ ràng, đầy đủ và phù hợp mức độ
với nhóm
MTQC4 Quy chế nhóm đảm bảo đáp ứng việc giải quyết được
các vấn đề phát sinh.
V. Lãnh đạo (LD)
LD1 Nhóm trưởng có kinh nghiệm dẫn dắt đội nhóm, có kiến
thức và kỹ năng.
LD2 Nhóm trưởng quyết đoán, thống nhất được các quyết
định quan trọng
LD3 Nhóm trưởng nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu của
các thành viên. Likert với 5
LD4 Nhóm trưởng tôn trọng mọi người và lắng nghe ý kiến mức độ
của các thành viên
LD5 Nhóm trưởng được các thành viên trong nhóm tin tưởng
và yêu quý.
LD6 Nhóm trưởng có tầm nhìn xa trông rộng, linh hoạt với
các vấn đề phát sinh.

Các yếu tố ngoại tại:


VI. Bối cảnh làm việc nhóm (BCLV)
BCLV1 Nhóm có điều kiện làm việc tốt, có đầy đủ phương tiện
để tiến hành công việc.
BCLV2 Nhóm có thời hạn thực hiện công việc phù hợp với khối
Likert với 5
lượng công việc.
mức độ
BCLV3 Bầu không khí hoạt động nhóm thoải mái, không căng
thẳng
BCLV4 Các thành viên có thể thuộc nhiều ngành học khác nhau.
VII. Quy mô nhóm (QMN)
QMN1 Nhóm có số thành viên ít (khoảng 7 người trở xuống) có Likert với 5
thời gian hoàn thành công việc nhanh hơn. mức độ

29
QMN2 Nhóm có đông người, khối lượng công việc chia cho
mỗi người nhỏ hơn.
QMN3 Với các nhóm nhỏ, các thành viên có khả năng trao đổi
công việc nhiều hơn.
QMN4 Nhóm nhỏ duy trì được tinh thần đồng đội cao
QMN5 Quy mô nhóm phù hợp với khối lượng công việc cần
hoàn thiện
Quá trình làm việc (QTLV) – biến trung gian
QTLV1 Các thành viên đều liên tục trau dồi kiến thức và phát
triển các ý tưởng.
QTLV2 Nhóm cần phải tránh xung đột trong quá trình làm việc.
QTLV3 Các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc được giải
quyết linh hoạt, kịp thời.
QTLV4 Các thành viên không ỷ lại, chủ động hoàn thành công
việc của mình.
Hiệu quả làm việc nhóm (HQLV)
HQLV1 Các nhiệm vụ nhóm được hoàn thành đầy đủ, đúng thời
hạn đã đề ra.
HQLV2 Nhóm đạt thành tích tốt, được đánh giá cao (đạt điểm
cao, được khen ngợi,...)
HQLV3 Nhóm giải quyết tốt các vấn đề phát sinh hay xung đột
nhóm.
HQLV4 Các thành viên nhóm có thêm nhiều kiến thức, được
phát triển bản thân.
Likert với 5
mức độ

Trong đó:
+ Thang đo Likert với 5 mức độ: 1- Rất yếu; 2- Yếu; 3- Bình thường; 4- Mạnh;
5- Rất mạnh cho các biến quan sát của 7 biến (yếu) tố nội tại và ngoại tại.
+ Thang đo Likert cho yếu tố quá trình làm việc và hiệu quả nhóm với 5 mức độ:
1- Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Rất đồng ý.

3.3 Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp nghiên cứu định lượng: phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân
tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) và phân
tích tương quan, hồi quy. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp điều
tra, công cụ điều tra là phiếu khảo sát online thông qua Google biểu mẫu nhằm thu
30
thập thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên
Trường đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Ngoài ra, chúng tôi còn áp dụng phần mềm SPSS để kiểm định độ tin cậy của
thang đo, nhập và làm sạch dữ liệu; xử lí biến đổi và quản lí dữ liệu.
+ Phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) - Cronbach Alpha là một phép kiểm
định thống kê được sử dụng để đo lường các biến rải rác nhằm đánh giá mức độ chặt
chẽ của các biến của mô hình nghiên cứu. Hệ số Cronbach Alpha được dùng trong
việc tránh sai số ngẫu nhiên, đánh giá độ tin cậy của thang đo.
+ Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis - EFA). Trong nghiên
cứu khoa học, việc tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm mục đích rút gọn
dữ liệu và kiểm định các yếu tố đại diện trong mô hình nghiên cứu.

3.4 Quy mô nghiên cứu


- Quy mô mẫu nghiên cứu được xác định theo ước lượng tổng thể. Nhóm đã sử
dụng công thức lấy mẫu dựa vào phương pháp định lượng được sử dụng để phân tích
dữ liệu, đó là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Theo Hair và Cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu là 50 và tốt hơn hết là
trên 100 trở lên. Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1. Nhóm đã
sử dụng tỷ số quan sát là 5:1, với tổng cộng 40 câu hỏi theo thang đo likert từ 1 đến 5
(trong đó 1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Bình thường, 4: Đồng ý, 5:
Hoàn toàn đồng ý), cỡ mẫu nghiên cứu của nhóm tối thiểu sẽ là 40 x 5 = 200 phiếu
khảo sát . Vì vậy chúng ta cần cỡ mẫu tối thiểu để thực hiện phân tích nhân tố khám
phá EFA là 200 phiếu khảo sát hoặc hơn nữa (tùy tỷ lệ lựa chọn dựa trên khả năng có
thể khảo sát được).

3.5 Xử lí dữ liệu
- Kiểm định độ tin cậy nhân tố Cronbach’s Alpha: Nhân tố đạt yêu cầu về độ tin
cậy khi:
+ Hệ số tương quan biến tổng> 0,3
+ Các hệ số của biến quan sát> 0,6
- Phân tích nhân tố khám phá EFA. Các tiêu chí đánh giá gồm có:
+ Hệ số KMO: 0,5 ≤ KMO ≤ 1
+ Kiểm định Bartlett: sig Bartlett’s test < 0,05
+ Trị số Eigenvalue: ≥ 1
31
+ Tổng phương sai trích: ≥ 50%
+ Hệ số tải nhân tố: ≥ 0,5
+ Phân tích kết quả từ ma trận xoay nhân tố.
+ Kiểm tra vi phạm đa cộng tuyến: VIF ≤ 10
+ Kiểm tra sự phù hợp của mô hình: R-squared ≥ 50%
+ Xác định mức ảnh hưởng khi loại biến ngoại sinh khỏi mô hình qua chỉ số f-
square
+ Kiểm tra ước lượng mô hình bằng phương pháp Bootstrap: P-value ≤ 0,05

32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
4.1 Kết quả nghiên cứu
Sau khi tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát online, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã
nhận về 230 phản hồi của khảo sát. Với số phiếu khảo sát nhận được, nhóm đã tiến
hành làm sạch dữ liệu, kiểm tra độ hợp lệ của các phiếu này. Sau khi hoàn tất, nhóm đã
loại bỏ 15 phiếu không hợp lệ và thực hiện phân tích 215 phiếu trả lời còn lại. Kết quả
mà nhóm thu được như sau:

4.1.1 Thống kê mô tả

* Sinh viên khóa thứ:

Hình 4-9: Khóa học của sinh viên nghiên cứu


Với 215 phiếu trả lời thu được, nhóm đã nhận được 129 phiếu trả lời đến từ các
bạn sinh viên K16 của trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, chiếm 60% tổng số phiếu
trả lời. Lượng phiếu thu được từ sinh viên K15 chiếm 19% số phiếu với 42 phiếu trả
lời. Dù đứng thứ 2 về số phiếu nhưng lượng phiếu từ sinh viên K15 thấp hơn nhiều so
với của sinh viên K16 tới 44%. Sau đó, số đối tượng tham gia khảo sát là sinh viên
K17 đứng thứ 3, chiếm 10,7% và cuối cùng là K14 với 9,8%. Sự chênh lệch về cơ cấu
sinh viên các khóa tham gia khảo sát này có thể dễ dàng được giải thích. Lý do chính
cho điều này là các thành viên của nhóm nghiên cứu đều là sinh viên K16 (sinh viên
năm 2) của trường nên đối tượng chủ yếu chúng tôi có thể tiếp cận là các bạn sinh viên
33
cùng khóa. Các sinh viên các khóa khác mà chúng tôi tiếp cận được là qua việc gửi
link khảo sát nên các nhóm học tập chung của sinh viên trường và quan hệ quen biết
của một vài thành viên trong nhóm qua các CLB của trường.

* Sinh viên khoa:

Hình 4-10: Khoa của nhóm sinh viên nghiên cứu


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội có 9 khoa đào tạo và một trường (Đại
học Ngoại ngữ và du lịch) trực thuộc. Trong nghiên cứu lần này, nhóm chúng tôi đã
tiếp cận được tất cả các sinh viên ở các khoa của trường. Tuy nhiên số lượng sinh viên
tham gia khảo sát ở các khoa có sự chênh lệch lớn. Ở khoa Công nghệ may vá và thiết
kế thời trang, chỉ có 4 sinh viên tham gia khảo sát, đây là khoa chiếm tỉ lệ thấp nhất,
chỉ 1,9%. Ngược lại, lượng sinh viên khoa Quản lý kinh doanh chiếm số lượng lớn
(40%), các khoa còn lại chỉ chiếm khoảng gần 12% trở xuống: Khoa Công nghệ thông
tin với 11,2%, khoa Kế toán – kiểm toán (10,7%),… Vì khảo sát này được thực hiện
theo cách ngẫu nhiên thuận tiện nên sự chênh lệch tỉ lệ này vẫn được chấp nhận.

34
* Điểm GPA trung bình:

Hình 4-11: Điểm GPA trung bình của nhóm sinh viên nghiên cứu
Khảo sát cũng đã tiến hành thu thập thông tin về kết quả học tập của các đối
tượng tham gia khảo sát. Kết quả nhận được cho thấy kết quả học tập của phần lớn đối
tượng tham gia đạt loại khá (2,0 – 2,49) trở lên. Trong đó: lượng sinh viên đạt điểm
GPA tích lũy từ 3,2 – 3,59 (giỏi) có 95 bạn và chiếm 44,2%; sinh viên có điểm GPA từ
2,5 – 3,19 chiếm 42,8% với 92 bạn tham gia khảo sát, tỷ lệ chênh lệch giữa hai đối
tượng này không lớn. Sau đó là số lượng sinh viên xuất sắc và trung bình cũng tương
đối, chỉ chênh lệch 1 bạn với tỷ lệ lần lượt là 7% và 6%. Kết quả khảo sát này phần
nào cho thấy kết quả học tập của các bạn sinh viên trường đại học Công Nghiệp Hà
Nội tương đối cao và ổn định ở mức khá, giỏi.

Mức độ thường xuyên làm việc nhóm:

Bảng 4-2: Mức độ làm việc nhóm

Mức độ làm việc nhóm


Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Không 11 5.1 5.1 5.1
Có 204 94.9 94.9 100.0
Total 215 100.0 100.0

35
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy hầu hết các sinh viên trường Đại học
Công Nghiệp Hà Nội đều thường xuyên làm việc nhóm, có tới 204 đối tượng khảo sát
(chiếm 94,9%) trả lời rằng họ thường xuyên làm việc nhóm. Điều này dễ dàng được
giải thích bởi chương trình đào tạo của trường đại học đã được đổi mới liên tục, nhằm
đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ và kĩ năng mềm tốt đáp ứng được yêu cầu của
nhiều doanh nghiệp. Và kĩ năng làm việc nhóm là một trong những kĩ năng được
trường chú trọng, là một phương pháp học tập thường xuyên được trường áp dụng
trong các môn học, hay được đưa ra làm chuẩn đầu ra trong một số môn học. Và với
một lượng lớn sinh viên thường xuyên làm việc nhóm tham gia khảo sát này, nhóm có
thể khẳng định đề tài nghiên cứu nhóm thực hiện là một đề tài cấp thiết.

Hiệu quả làm việc nhóm so với làm việc cá nhân

Bảng 4-3: Kết quả đánh giá làm việc nhóm


Đánh giá làm việc nhóm
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Không 17 7.9 7.9 7.9
Có 198 92.1 92.1 100.0
Total 215 100.0 100.0

Nguồn: trích xuất từ SPSS

Theo kết quả khảo sát, 198 đối tượng tham gia đánh giá rằng việc làm việc
nhóm đem lại hiệu quả cao hơn so với khi họ làm việc cá nhân…. Nhiều nghiên cứu
trước đã chỉ ra rằng làm việc nhóm đem lại nhiều hiệu quả hơn khi làm việc cá nhân.
Các bạn sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội thường xuyên làm việc nhóm
trong các môn học tập cũng như thực hiện các luận văn, dự án nghiên cứu. Việc làm
việc nhóm đem lại những hiệu quả trong học tập đối với kết quả học tập.

4.1.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin
cậy của thang đo cho từng biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc của mô hình
nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, nhóm đã sử dụng mô hình nghiên cứu input, output
với 7 yêu tố đầu vào, trong đó có: 5 biến thuộc yếu tố nội tại và 2 biến thuộc yếu tố
ngoại tại với tổng 32 quan sát, 1 biến trung gian “quá trình làm việc” với 6 biến quan
sát và 1 biến phụ thuộc (hay kết quả đầu ra) với 5 biến quan sát. Sau khi kiểm định
36
thông qua phần mềm SPSS, kết quả kiểm định cho thấy các thành phần của thang đo
đều có hệ số tin cậy >0,7 và hệ số tương quan biến tổng >0,3. Kết luận: 9 thang đo
trong mô hình nghiên cứu đều đạt độ tin cậy.

Bảng 4-4: Kết quả độ tin cậy của thang đo

STT Thang đo Số biến quan Cronbach’s Hệ số tương


sát Alpha quan biến
tổng nhỏ nhất

1 Năng lực của các thành 5 0.799 0.561


viên

2 Tính cách các thành viên 5 0.710 0.465

3 Sự hợp tác 4 0.724 0.492

4 Mục tiêu và quy chế 4 0.764 0.510


nhóm

5 Lãnh đạo 6 0.839 0.557

6 Bối cảnh làm việc nhóm 4 0.705 0.471

7 Quy mô nhóm 5 0.784 0.502

8 Quá trình làm việc 6 0.771 0.356

9 Hiệu quả làm việc nhóm 5 0.718 0.392

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ


SPSS

4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.1.3.1 Đối với các biến độc lập: (NLTV, TCTV, SHT, MTQC, BCLV, QMN)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 cho thấy hệ số KMO= 0,907 (>0,5)
nên phân tích EFA là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Đại lượng Chi –square trong
kiểm định Barlett có giá trị với mức ý nghĩa sig< 0,001 (tức<0,05). Do đó, các biến
quan sát tương quan với nhau trong trong nhân tố, hay nói cách khác các biến quan sát
tương quan với nhau xét trong phạm vi tổng thể.
37
- Phương pháp hệ số được sử dụng là hệ số Principal Componenst với phép
xoay Varimax và điểm dừng khi trách các yếu tố tại Eigenvalue lớn hơn 1. Do đó, có 6
nhân tố thỏa mãn điều kiện với giá trị thấp nhất của chỉ số Eigenvalue là 1,028 và tổng
phương sai tích lũy đạt là 56,850%. Điều này cho thấy 6 nhân tố được trích ra giải
thích đươch 56,850% mức độ biến thiên của tất cả các biến quan sát được đưa vào từ
32 biến quan sát. Đồng thời, cũng cho thấy có 1/7 thang đo đút vào bị loại.Tại mỗi
item, chênh lệch FactorLoading (hệ số tải) lớn nhất và FactorLoading bất kì phải ≥ 0,3.
Kết quả cho thấy có 4 biến quan sát vi phạm điều này nên cần loại bỏ, bao gồm các
biến quan sát: MTQC3, BCLV2, BCLV3, NLTV2. Các biến còn lại được giữ lại trong
phân tích nhóm với 6 nhân tố và hệ số tải của các biến đều lớn hơn 0.5 với giá trị nhỏ
nhất là 0,511.

- Sau khi tiến hành loại bỏ 4 biến không đạt trên, nhóm nghiên cứu phân tích lại
nhân tố khám phá EFA lần 2 với 28 biến quan sát. Lần này, kết quả chỉ số KMO thu
được là 0,904 và đại lượng Chi- square trong kiểm định Bartlett có giá trị lớn với mức
ý nghĩa sig < 0,001 (thỏa mãn điều kiện). Kết quả phân tích lần 2 cho thấy có 5 nhân tố
thỏa mãn điều kiện với giá trị thấp nhất của chỉ số Eigenvalue là 1,109 >1. Và tổng
phương sai tích lũy đạt 55,623%. Biến quan sát MTQC4 có hệ số tải < 0,5; các biến
quan sát còn lại có hệ số tải đều lớn hơn 0,5. Vậy sau lần phân tích EFA lần 2, kết quả
thu về được là 5 nhân tố với 27 biến đạt, 1 biến loại.

- Ở lần thứ 3 phân tích lại nhân tố khám phá EFA được tiến hành với 27 biến
còn lại ở lần 2. Nhóm thu được kết quả chỉ số KMO = 0,900 (>0,5), sig Bartlett’s Test
< 0,001. Kết quả vẫn có 5 nhân tố được giữ lại với trị số Eigenvalue >1, giá trị Min=
1,096 và tổng phương sai tích lũy là 56,150%. Kết quả nhận được cho thấy cần loại bỏ
2 biến quan sát: BCLV1, BCLV4 (có hệ số tải < 0,5).

- Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích các nhân tố khám phá EFA lần thứ 4
với 25 biến quan sát sau lần thứ 3. Kết quả lần này thu được chỉ số KMO = 0,906
(>0,5) và mức ý nghĩa sig trong kiểm định Bartlett’s < 0,001. Kết quả giữ lại 5 nhân tố
có trị số Eigenvalue lớn hơn 1, tổng phương sai tích lũy là 57,910% và 25 biến quan
sát có hệ số tải lớn hơn 0,5 phù hợp.

Rotated Component Matrixa


38
Component
1 2 3 4 5
LD3 .706
LD5 .688
LD6 .664
LD4 .661
LD2 .641
SHT4 .566
SHT2 .751
TCTV1 .635
NLTV1 .630
LD1 .577
NLTV3 .564
TCTV2 .530
QMN1 .763
QMN3 .749
QMN4 .706
QMN5 .620
QMN2 .619
NLTV5 .727
NLTV4 .666
TCTV4 .631
TCTV3 .575
MTQC1 .653
SHT1 .632
SHT3 .611
MTQC2 .604
Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ phần mềm SPSS

Bảng 4-5: Phân tích nhân tố EFA của biến độc lập
Bảng phân tích nhân tố EFA của biến độc lập cho thấy có 5 nhân tố hình thành
sau khi phân tích ma trận xoay từ 7 nhân tố ban đầu, cụ thể như sau:

+ Nhân tố 1(LD) gồm 6 biến quan sát: LD3, LD5, LD6, LD4, LD2, SHT4 được
đặt tên là Lãnh đạo nhóm. Lí do có biến quan sát SHT4 được cho là bởi khi yếu tố
lãnh đạo trong nhóm tốt, leader sẽ duy trì được một nhóm làm việc tích cực, dung hòa
được các thành viên nên nó cũng thuộc một phần của yếu tố lãnh đạo.
39
+ Nhân tố 2 (NKM) gồm 6 biến quan sát: SHT2, TCTV1, NLTV1, LD1,
NLTV3, TCTV2. Nhân tố này gộp bởi 4 nhân tố ban đầu, các biến quan sát thể hiện sự
tích cực và tích cách hướng ngoại, kỹ năng mềm của các thành viên góp phần tạo nên
không khí nhóm cởi mở và được đặt tên là: Tính hướng ngoại và kĩ năng mềm.

+ Nhân tố 3(QMN) là nhân tố Quy mô nhóm được giữ nguyên với 5 biến quan
sát.

+ Nhân tố 4(NLTC) gồm 4 biến quan sát: NLTV5, NLTV4, TCTV4, TCTV3.
Điều này được lí giải bởi các thành viên nhóm có tính cách kiên nhẫn, tỉ mỉ có xu
hướng chịu được áp lực công việc tốt. Và ngược lại khả năng chịu áp lực công việc
cũng phụ thuộc phần nào vào tính cách. Căn cứ vào tính chất của các nhân tố và biến
quan sát, biến mới được đặt tên: năng lực và tính cách

Nhân tố 5 (HTQC) gồm MTQC1, SHT1, SHT3, MTQC2. Sự gộp thành này
được giải thích bởi sự hợp tác, tích cực của các thành viên nhóm tác động đến việc
thực hiện quy chế và mục tiêu của nhóm. Nhân tố này được đặt tên là: Hợp tác và quy
chế.

4.1.3.2 Thang đo biến trung gian (QTLV)

+ Hệ số KMO = 0,829 (0,5) nên phân tích nhân tố thích hợp với tập dữ liệu
nghiên cứu.

+ Mức ý nghĩa sig trong kiểm định Bartlett <0,001 ( <0,005) kết luận đạt yêu
cầu về độ tương quan của các biến quan sát tronhg nhân tố.

+ Trị số Eigenvalue của nhân tố đầu tiên là 2,834 (>1) nên 1 nhân tố được giữ
lại, như vậy số lượng nhân tố mới không có sự thay đổi; tổng phương sai trích đạt 52,
478%( > 50%) có nghĩa là nhân tố trích được 52, 478% từ 4 biến quan sát.

4.1.3.3 Thang đo biến phụ thuộc (HQLV)

+ Hệ số KMO = 0,726>1, vậy phân tích nhân tố thích hợp với tập dữ liệu
nghiên cứu; giá trị Sig < 0,001 đạt yêu cầu về độ tương quan của các biến quan sát
trong nhân tố.

+ Trị số Eigenvalues của nhân tố đầu tiên > 1 nên có 1 nhân tố được giữ lại, kết
luận không phát sinh nhân tố mới. Tổng phương sai trích đạt 53, 037% > 50% nghĩa là

40
nhân tố thể hiện được 53, 037% độ biến thiên của 4 biến quan sát. Mô hình sau khi
phân tích EFA với biến phụ thuộc được đánh giá là phù hợp.

Các giả thuyết mới sau khi được hiệu chỉnh như sau:

H1: yếu tố lãnh đạo tốt ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm

H2: Thành viên có tính cách hướng ngoại, cởi mở và kĩ năng mềm tốt ảnh
hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm.

H3: Quy mô nhóm phù hợp ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm.

H4: Thành viên có năng lực và chăm chỉ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm
việc nhóm.

H5: Nhóm có sự hợp tác, thực hiện quy chế và mục tiêu tốt ảnh hưởng tích cực
đến hiệu quả làm việc nhóm.

H6: Quá trình làm việc có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm.

4.1.4 Phân tích hồi quy

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện phân tích hồi quy để kiểm tra mức độ
ảnh hưởng và chiều hướng tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô
hình. Trong nghiên cứu này, phân tích hồi quy tuyến tính của “hiệu quả làm việc
nhóm” được thực hiện với 5 biến độc lập, thu được kết quả như sau:

- Kiểm tra độ phù hợp của mô hình, với hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,389 tức là
38,9% sự biến thiên của hiệu quả làm việc nhóm bởi các yếu tố độc lập trong mô hình.
61,1% còn lại có thể được giải thích bởi các biến ngoài mô hình và các sai số ngẫu
nhiên.

- Giá trị sig của kiểm định F trong bảng ANOVA<0,05. Kết luận mô hình hồi
quy tuyến tính phù hợp với tổng thể.

- Kết quả của kiểm định cho thấy: giá trị sig của kiểm định t với các biến độc
lập: NKM, NLTC< 0,05 nên có tác động đến biến phụ thuộc. Các biến độc lập: LD,
QMN, HTQC có giá trị sig > 0,05 nên không có tác động trực tiếp tới biến phụ thuộc.
Vậy các giả thuyết H2, H4 được chấp nhận; các giả thuyết H1, H3, H5 bị bác bỏ. Hay
nói cách khác, các yếu tố như: lãnh đạo, quy mô nhóm, hợp tác và quy chế nhóm
không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy.
41
- Hệ số phóng đại VIF đều nhỏ hơn 10, kết luận được rằng mô hình không xảy
ra hiện tượng đa cộng tuyến.

- Ta có phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa như sau:

HQ= 1,313 + 0,255×NKM + 0,215×NLTC + ɛ

Điều này có ý nghĩa rằng: (với điều kiện các yếu tố khác trong mô hình hồi
quy không đổi)

+ Khi biến NKM tăng 1 đơn vị thì biến HQ sẽ tăng 0,0255 đơn vị.

+ Khi biến NLTC tăng 1 đơn vị thì biến HQ sẽ tăng 0,0215 đơn vị.

- Hệ số beta chuẩn hóa đã cho thấy các biến độc lập đều tác động thuận chiều
đến biến phụ thuộc HQ ( hiệu quả làm việc nhóm). Trong đó, biến NKM có tác động
mạnh nhất đến biến HQ (hệ số beta chuẩn hóa = 0,266) và biến có tác động yếu nhất
đến biến HQ là biến QMN ( hệ số beta chuẩn hóa = 0,024).

Từ đó, mô hình hồi quy tuyến tính sau khi đã được chuẩn hóa được đưa ra như
sau:

HQ= 0,266×NKM + 0,261×NLTC + ɛ

4.1.5 Kiểm định mối quan hệ của biến trung gian bằng Bootstrap với macro
PROCESS:

- Nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm định tác động của biến độc lập (ĐL) qua
biến trung gian (F_QTLV)_và biến trung gian với biến phụ thuộc (HQ) bằng phương
pháp Bootstrap. Kết quả phân tích nhận được giá trị P value của biến độc lập đối với
biến trung gian và của hai biến này đối với biến phụ thuộc cho thấy sự tác động giữa
các biến với nhau. ( hồi quy ĐL F͟_QTLV, hồi quy ĐL, F_QTLV  HQ).

- Khoảng tin cậy của mối quan hệ tác động gián tiếp của biến trung gian từ
BootLLCI = 0,1367 đến BootULCI = 0,3896 trong Indirect effect(s) of X on Y. Kết
quả này cho thấy tronng khoảng này không chứ giá trị 0, nên kết quả có ý nghĩa. Kết
luận được biến trung gian có mối quan hệ tác động gián tiếp từ biến độc lập lên biến
phụ thuộc qua biến trung gian. Nói cụ thể các yếu tố trong mô hình nghiên cứu: Các
yếu tố trong môi hình nghiên cứu có tác động gián tiếp lên hiệu quả làm việc nhóm
thông qua quá trình làm việc.

42
4.2 Đề xuất một số giải pháp
Nhóm làm việc hiệu quả khi nó phát huy được toàn bộ sức mạnh của mỗi thành
viên trong nhóm. Nhóm không phải là phép cộng đơn thuần của các cá nhân riêng lẻ,
mà là phép cộng hưởng sức mạnh của các nhân. Để nhóm làm việc hiệu quả có thể áp
dụng một số giải pháp sau đây:
- Có mục tiêu chung: xác định được những mục tiêu của cả tổ chức thay vì chú
trọng quan điểm của từng cá nhân và cùng nhau làm việc để cùng nhau đạt được mục
tiêu chung.
Cả nhóm cần hiểu rõ mục tiêu và cam kết phấn đấu vì mục tiêu đó. Có định
hướng và thống nhất rõ ràng về sứ mệnh và mục đích là điều rất quan trọng để làm
việc nhóm một cách hiệu quả. Nếu cả nhóm đều có kỳ vọng rõ ràng về công việc, mục
tiêu, trách nhiệm và kết quả, hoạt động nhóm sẽ trở nên suôn sẻ hơn.
- Giao tiếp hiệu quả: Thể hiện trong việc diễn đạt, trình bày vấn đề. Làm việc
nhóm là quá trình các thành viên trao đổi thông tin, từ đó lựa chọn ra những ý kiến tốt
nhất để nhóm đạt được mục tiêu chung. Chính vì vậy, đây là mắt xích quan trọng để
liên kết các thành viên lại.
Giao tiếp cởi mở, trung thực và tôn trọng. Các thành viên tự do bày tỏ suy nghĩ, ý
kiến và các giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề. Mọi người cảm thấy được lắng
nghe và thấu hiểu.
- Lãnh đạo: Một trưởng nhóm giỏi là người có thể đặt tầm quan trọng của mục
tiêu nhóm trên mục tiêu cá nhân và có thể đưa ra định hướng, đảm bảo các thành viên
trong nhóm giữ vững sự tập trung vào việc đạt được mục tiêu đó.
Người lãnh đạo tham gia vào việc lãnh đạo trong các cuộc họp, phân công nhiệm
vụ, ghi nhận những quyết định và cam kết, đánh giá tiến độ, đảm bảo trách nhiệm của
các thành viên trong nhóm và đưa ra định hướng cho toàn nhóm.
- Tổ chức và phân công công việc: Sự phân chia công việc rõ ràng sẽ khiến cho
thành viên cảm nhận được sự bình đẳng trong quyền hạn, công việc, trách nhiệm,
không bị mất động lực làm việc, tránh tâm lý căng thẳng. Để phân công công việc hiệu
quả, trước tiên, người trưởng nhóm cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng
thành viên đối với các nhiệm vụ. Tiếp đó, người trưởng nhóm cũng cần cho thành viên
biết họ thực hiện những nhiệm vụ nào cũng như cách thực hiện những nhiệm vụ này.

43
- Quản lý xung đột: Ngay cả đối với những vấn đề quan trọng, nếu biết xử lý một
cách chuyên nghiệp sẽ ít gây ra tổn hại cho người khác hơn. Không nên để những ý
kiến bất đồng gây ảnh hưởng đến kết quả làm việc nhóm.
Nhóm cần thỏa thuận quy trình xem xét, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn
đề trong nhóm cũng như những xung đột.
- Sự tin tưởng, tôn trọng và gắn kết: Môi trường làm việc nhóm hiệu quả là nơi
mọi người thoải mái chấp nhận rủi ro hợp lý trong giao tiếp, ủng hộ các quan điểm và
thực thi hành động. Các thành viên trong nhóm tin tưởng lẫn nhau và lắng nghe ý kiến
của nhau. Tôn trọng năng lực, quan điểm và hành động của nhau để giảm thiểu xung
đột, đảm bảo hoạt động suôn sẻ và nâng cao năng suất.
- Tự kiểm tra và liên tục cải tiến các quy trình, hoạt động thực tiễn và sự tương
tác của các thành viên trong nhóm: Kiểm tra là một trong những mắt xích quan trọng
để đảm bảo tiến độ thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Cả nhóm cần thảo luận công khai về
những chỉ tiêu trong nhóm và những vấn đề gây cản trở tốc độ phát triển hoặc thảo
luận về tác động đến những nỗ lực, khả năng và chiến lược của nhóm.
- Trách nhiệm: Khi bạn làm việc một mình hay làm việc nhóm thì bạn vẫn cần có
tinh thần trách nhiệm cao với công việc mình làm. Khi làm việc nhóm, bạn lại còn cần
có trách nhiệm nhiều hơn không chỉ với phần công việc của mình được giao mà cả với
những công việc khác của đồng đội mình. Nếu bạn đã hoàn thành công việc của mình
rồi, bạn nên hỗ trợ đồng đội của bạn để kết quả công việc chung cuối cùng là tốt nhất
và nhanh nhất.

44
KẾT LUẬN

Tổng thể, nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả làm việc nhóm phụ thuộc vào nhiều
yếu tố bao gồm: năng lực, tính cách, sự hợp tác của các thành viên trong nhóm, mục
tiêu và quy chế nhóm, khả năng lãnh đạo, bối cảnh làm việc và quy mô của nhóm. Kết
quả của nghiên cứu này đã đóng góp phần nào vào cơ sở khoa học để từ đó đưa ra
những giải pháp để nâng cao hiệu quả cũng như hiểu rõ hơn mức độ của các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Từ đó sinh viên có thêm được nhiều kiến thức để hoàn thành công việc của mình và có
thể đạt hiệu suất làm việc nhóm tốt nhất. Kết quả chỉ ra rằng: quá trình làm việc đóng
vai trò quan trọng để đạt được hiệu quả làm việc nhóm; Vì vậy các khuyến nghị được
đề ra sẽ tập trung vào phát triển các yếu tố kể trên để nâng cao hiệu quả làm việc
nhóm.

Về đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu, nhóm chúng em đã sử dụng các công cụ
phân tích dữ liệu hiện đại ( SPSS 22, Smart PLS 3.0 ) để nghiên cứu xác định các yếu
tố chính tác động đến hiệu quả làm việc nhóm, thông qua việc mô tả mối quan hệ giữa
các biến trong mô hình, bài tiểu luận này đã đánh giá được độ tin cậy và tầm quan
trọng của các nhân tố, phân tích ma trận nhân tố khám phá và kiểm định mô hình cấu
trúc tuyến tính một cách toàn diện, từ đó đánh giá được tính chính xác của các giả
thuyết nghiên cứu trước và qua đấy nhóm chúng em có thể đề xuất ra một mô hình
nghiên cứu mới hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn.

Về mặt hạn chế, với mẫu nghiên cứu là 200 trên tổng số sinh viên trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội, nên kết quả sẽ thể không đại diện cho toàn bộ sinh viên của
trường và ngoài ra nhóm chúng em vẫn còn nhiều khía cạnh cần được khảo sát thêm
để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Hạn chế này sẽ là
cơ sở để nhóm nghiên cứu tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Nếu có cơ hội, trong
nghiên cứu tiếp theo, chúng em sẽ cố gắng có thể mở rộng quy mô mẫu và xem xét
đến nhiều vấn đề mà nhóm còn khuyết thiếu để có thể bổ sung, đưa ra một nghiên cứu
hoàn thiện và đầy đủ hơn để giải quyết hạn chế còn tồn tại.

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Châu, H. T. M., 2015. " Mô hình lí thuyết về hiệu quả đội nhóm trong doanh nghiệp
Việt Nam ". TP.HCM: s.n.

Đoàn Thị Thanh Minh, H. T. Q. N., 2012. "Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm của sinh
viên bộ môn kế toán - tin học theo hệ thống đào tạo tín chỉ". không biết chủ biên:Thư
viện số - Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn.

Hackman, J. R., 1987. ”The design of work teams". J. W. Lorsch: s.n.

Hạnh, H. T., 2012. "Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của khối nhân
viên văn phòng". TP. HCM: s.n.

Mathieu, J. E. &. R. T. L., 2009. "aying the foundation for successful team
performance trajectories: The roles of team charters and performance strategies".
s.l.:Journal of Applied Psychology.

Lê. Ba. Phong và cộng sự., 2020. Giáo trình "Hành vi tổ chức" trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội. không biết chủ biên:không biết tác giả

46
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC
NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Phần 1: Thông tin cá nhân


Điểm GPA trung bình của bạn nằm trong
Bạn đang là sinh viên khóa: khoảng:
K14 2,0 - 2,49
K15 2,5 - 3,19
K16 3,2 - 3,59
K17 3,6 trở lên

Bạn là sinh viên khoa:


Khoa Cơ khí
Khoa Công nghê ô tô
Khoa Điện tử
Khoa Điện
Khoa Công nghệ thông tin
Khoa Kế toán- kiểm toán
Khoa Quản lí kinh doanh
Khoa Công nghệ hóa
Khoa Công nghệ may và thiết kế thời trang
Trường Ngoại ngữ - du lịch
Bạn có thường xuyên làm việc nhóm không?
Không Có

Theo bạn, làm việc nhóm có đem lại hiệu quả cao hơn làm việc cá nhân không?
Không Có

47
Phần 2: Nội dung khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm.

1. Rất yếu 2. Yếu 3. Bình thường 4. Mạnh 5. Rất mạnh

Năng lực của các thành viên Ý kiến đánh giá


Thành viên có kiến thức chuyên môn tốt 1 2 3 4 5
Thành viên nhóm có nhiều ý tưởng sáng tạo 1 2 3 4 5
Thành viên có kỹ năng mềm tốt: kỹ năng hợp tác, 1 2 3 4 5
kỹ năng thuyết trình,…
Thành viên có nhiều kinh nghiệm làm việc 1 2 3 4 5
Thành viên có khả năng chịu áp lực công việc cao 1 2 3 4 5

Tính cách các thành viên Ý kiến đánh giá


Các thành viên có tính cách hướng ngoại, cởi mở, 1 2 3 4 5
dễ chia sẻ ý kiến.
Thành viên có tính linh động, chủ động trong việc 1 2 3 4 5
thực hiện công việc nhóm
Thành viên nhóm là người có tính cầu toàn, chú 1 2 3 4 5
trọng vào các tiểu tiết
Thành viên có tính kiên nhẫn là người kiên định với 1 2 3 4 5
mục tiêu công việc

Sự hợp tác Ý kiến đánh giá


Các thành viên trong nhóm tôn trọng và lắng nghe 1 2 3 4 5
ý kiến của nhau.
Các thành viên luôn vui vẻ hỗ trợ và giúp đỡ nhau 1 2 3 4 5
trong công việc.
Nhóm luôn có thái độ tích cực khi làm việc nhóm 1 2 3 4 5
và sự tôn trọng nhau, tránh xung đột.
Nhóm xây dựng được mối quan hệ tốt và thường 1 2 3 4 5
xuyên tương tác với nhau

Mục tiêu và quy chế nhóm Ý kiến đánh giá


48
Mục tiêu của nhóm được xác định rõ từ ngày đầu 1 2 3 4 5
thành lập và được phân bổ đều đến các thành viên.
Các thành viên tận tâm trong việc thực hiện mục 1 2 3 4 5
tiêu của nhóm.
Quy chế nhóm được thiết lập rõ ràng, đầy đủ và 1 2 3 4 5
phù hợp với nhóm
Quy chế nhóm đảm bảo đáp ứng việc giải quyết 1 2 3 4 5
được các vấn đề phát sinh.

Lãnh đạo Ý kiến đánh giá


Nhóm trưởng có kinh nghiệm dẫn dắt đội nhóm, có 1 2 3 4 5
kiến thức và kỹ năng.
Nhóm trưởng có sự quyết đoán, thống nhất được 1 2 3 4 5
các quyết định quan trọng
Nhóm trưởng nắm bắt được điểm mạnh và điểm 1 2 3 4 5
yếu của các thành viên.
Nhóm trưởng tôn trọng mọi người và lắng nghe ý 1 2 3 4 5
kiến của các thành viên
Nhóm trưởng được các thành viên trong nhóm tin 1 2 3 4 5
tưởng và yêu quý.
Nhóm trưởng có tầm nhìn xa trông rộng, linh hoạt 1 2 3 4 5
với các vấn đề phát sinh.

Bối cảnh làm việc Ý kiến đánh giá


Nhóm có điều kiện làm việc tốt, có đầy đủ phương 1 2 3 4 5
tiện để tiến hành công việc.
Nhóm có thời hạn thực hiện công việc phù hợp với 1 2 3 4 5
khối lượng công việc.
Bầu không khí hoạt động nhóm thoải mái, không 1 2 3 4 5
căng thẳng
Các thành viên có thể thuộc nhiều ngành học khác 1 2 3 4 5
nhau.

Quy mô nhóm Ý kiến đánh giá

49
Nhóm có số thành viên ít (khoảng 7 người trở 1 2 3 4 5
xuống) có thời gian hoàn thành công việc nhanh
hơn.
Nhóm có đông người, khối lượng công việc chia 1 2 3 4 5
cho mỗi người nhỏ hơn.
Với các nhóm nhỏ, các thành viên có khả năng trao 1 2 3 4 5
đổi công việc nhiều hơn.
Nhóm nhỏ duy trì được tinh thần đồng đội cao 1 2 3 4 5
Quy mô nhóm phù hợp với khối lượng công việc 1 2 3 4 5
cần hoàn thiện

Phần 3: Nội dung khảo sát về quá trình và hiệu quả làm việc nhóm.
1. Hoàn toàn không 2. Không đồng 3. Bình 4. Đồng 5. Hoàn toàn
đồng ý ý thường ý đồng ý
Quá trình làm việc Ý kiến đánh giá
Nhóm đảm bảo xây dựng được kế hoạch và định 1 2 3 4 5
hướng công việc rõ ràng.
Nhóm cần phải tránh xung đột trong quá trình làm 1 2 3 4 5
việc.
Các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc được 1 2 3 4 5
giải quyết linh hoạt, kịp thời.
Các thành viên không ỷ lại, chủ động hoàn thành 1 2 3 4 5
công việc của mình.

Hiệu quả làm việc được đánh giá dựa trên Ý kiến đánh giá
Các nhiệm vụ nhóm được hoàn thành đầy đủ, đúng 1 2 3 4 5
thời hạn đã đề ra.
Nhóm đạt thành tích tốt, được đánh giá cao (đạt 1 2 3 4 5
điểm cao, được khen ngợi,...)
Nhóm giải quyết tốt các vấn đề phát sinh hay xung 1 2 3 4 5
đột nhóm.
Các thành viên nhóm có thêm nhiều kiến thức, 1 2 3 4 5
được phát triển bản thân.

Cám ơn các bạn đã hoàn thành phiếu khảo sát?

50

You might also like