You are on page 1of 4

BỘ TÀI CHÍNH Đề thi môn: BIÊN DỊCH 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Hệ đào tạo: Chính quy


Số hiệu đề: 09/2022 Hình thức thi: Bài tập lớn
Thời gian hoàn thành bài thi: 1 ngày

Task 1 (5 points): Translate the following text into English

Biến đối khi hậu đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu trở thành “đồng minh” ngày càng
“thân cận” của đói nghèo khi có thể làm gia tăng thêm hàng trăm triệu người đói ăn trên
khắp thế giới. Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) vừa công bố báo cáo mới nhất
cảnh báo, biến đổi khí hậu đang ngày một tác động tiêu cực hơn đến sản lượng nông nghiệp
trên toàn thế giới, từ đó gây thiếu hụt lượng lương thực cần thiết để nuôi sống loài người.
Tổ chức này cũng đồng thời dự báo về khả năng xảy ra một nạn đói trên quy mô toàn cầu
nếu thiếu những biện pháp kịp thời nhằm giảm tốc độ ấm lên của Trái đất. Minh chứng
cho những cảnh báo trên, WFP cho biết, số lượng các vụ thiên tai trên thế giới đã tăng gấp
đôi so với những năm 90 của thế kỷ trước và những hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng
đã khiến rất nhiều người buộc phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn - một trong những nguyên
nhân chính gây nên nạn đói. Ông Gernot Laganda, Trưởng bộ phận giảm thiểu rủi ro từ
thiên tai của WFP, nhấn mạnh nạn đói sẽ tăng tỷ lệ thuận với nhiệt độ Trái đất. Theo tính
toán của WFP, nếu nhiệt độ Trái đất tăng lên 2 độ C, thế giới sẽ có thêm 189 triệu người
rơi vào cảnh đói ăn. Hơn nữa, số người đói ăn có khả năng sẽ còn tăng theo cấp số nhân
nếu không có những biện pháp kịp thời và hiệu quả để ngăn chặn hiện tượng nóng lên của
Trái đất. (No.9)
Trong khi năm 2018 được xem là năm mà biến đổi khí hậu tác động nặng nề nhất từ trước
tới nay với nắng nóng kỷ lục tại châu Âu và Bắc Mỹ cùng các siêu bão ở Thái Bình Dương
và Đại Tây Dương, trên thế giới có khoảng 821 triệu người trên toàn thế giới nằm trong
diện thiếu ăn trầm trọng, tăng khoảng 11 triệu người so với năm 2017, và đây cũng là lần
đầu tiên sau nhiều thập kỷ, số người trong diện thiếu ăn trầm trọng đã tăng lên. Vì thế,
WFP cho rằng, những nỗ lực nhằm giảm nạn đói trên thế giới đang trở nên ngày một khó
khăn hơn do tình trạng thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu cùng với các cuộc xung đột
triền miên.

Task 2 (5 points): Translate the following text into Vietnamese

Vietnam is a remarkable success story of rapid growth, poverty reduction and shared
prosperity. Beginning with the launch of the Doi Moi reforms in the late 1980s Vietnam
has sustained rapid economic growth rates that catapulted the country from the bottom
ranks of poor nations to middle income status in one generation. With GDP growth
averaging 5.5 percent annually, real per capita GDP more than tripled between 1990 and
2014, and more than 40 million people were lifted out of poverty, using the national
poverty line. Extreme poverty has been nearly eliminated.1 Unlike other fast growing
economies, Vietnam has not experienced major increases in income inequality, with its
income Gini coefficient (0.39 in 2012) remaining substantially lower than China,
Indonesia and Thailand. The country has achieved widely shared prosperity: average
consumption of the bottom 40 percent of the consumption distribution (bottom 40) grew
6.8 percent annually over the period 1993-2014. Social indicators have also greatly
improved, underpinned by wider access to basic services including broad access to
primary education, health care, and vital infrastructure such as paved roads, electricity,
piped water, and sanitation.
While Vietnam has great potential to meet these ambitions, success cannot be taken for
granted. Vietnam now faces a new set of challenges to achieving further poverty reduction,
shared prosperity, and sustainability. The poverty reduction agenda now largely revolves
around the need to close the gap in poverty and living conditions among marginalized
groups, more remote populations, and, particularly, ethnic minorities, which constitute
only 14 percent of the population, but 60 percent of the poor. The slow rate of poverty
reduction among ethnic minorities in recent years suggests that advances in overall growth
will not be sufficient to eliminate poverty among ethnic minorities.
BỘ TÀI CHÍNH Đề thi môn: BIÊN DỊCH 1
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Hệ đào tạo: Chính quy
Số hiệu đề: 10/2022 Hình thức thi: Bài tập lớn
Thời gian hoàn thành bài thi: 1 ngày

Task 1 (5 points): Translate the following text into English

Để tránh khỏi thảm họa biến đổi khí hậu, xã hội và nền kinh tế toàn cầu phải trải qua sự
thay đổi mô hình lớn với “quy mô chưa từng có”, trích tuyên bố vừa được Liên Hiệp Quốc
(LHQ) đưa ra trong bản báo cáo mang tính cột mốc cánh bảo thời gian để ngăn chặn đại
thảm họa sắp cạn kiệt.
Nhiệt độ bề mặt Trái đất đã tăng thêm 1 độ C với ảnh hưởng được thấy rõ thông qua tình
trạng mực nước các đại đương đang dâng cao và những cơn bão, lũ lụt, hạn hán chết người
đang xảy ra liên tiếp. Không những thế, đà tăng nhiệt độ vẫn chưa có dấu hiệu dừng và
mức tăng dự báo sẽ lên đến là 3 - 4 độ C so với định mức.
Ở mức phát thải khí nhà kính hiện tại, mục tiêu giới hạn nhiệt độ tăng dưới 1,5 độ C sẽ bị
vượt qua trong thời gian sớm nhất là đầu năm 2030 và muộn nhất cũng không tới được
giữa thế kỷ, theo báo cáo với độ tin cậy cao của Hội đồng liên chính phủ về Biến đổi khí
hậu (IPCC).
Trước khi Hiệp định khí hậu Paris được ký kết trong năm 2015, gần một thập kỷ nghiên
cứu được thực hiện dưới giả định 2 độ C là mức tăng giới hạn cho một thế giới an toàn
khỏi biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, báo cáo của IPCC cho thấy, tác động của sự nóng lên
toàn cầu đã đến sớm hơn và mạnh mẽ hơn nhiều so với dự đoán.
Jennifer Morgan, Giám đốc điều hành của Greenpeace International cho biết: “Những điều
mà các nhà khoa học nói sẽ xảy ra trong tương lai hiện đã và đang xảy ra”.
Để có ít nhất 50% cơ hội giữ được mức tăng dưới 1,5 độ C, toàn bộ Trái đất phải đã trở
thành “carbon trung tính” trong năm 2050, theo như báo cáo. “Điều này tức là mỗi tấn
CO2 chúng ta thải vào bầu khí quyển phải được cân bằng bởi mỗi tấn CO2 chúng ta lấy
ra” - Tác giả hợp tác chính của nghiên cứu Myles Allen, người đứng đầu chương trình
nghiên cứu khí hậu của ĐH Oxford cho biết.

Task 2 (5 points): Translate the following text into Vietnamese

Vietnam differs from many countries in that the poverty challenge is now largely separate
from that of shared prosperity. After a quarter century of poverty reduction driven by
broad-based growth, the remaining poor by the national poverty line will soon be almost
exclusively ethnic minorities, who make up only 14% of the population but are projected
to comprise 84% of the poor by 2020. Most ethnic minorities have historically been
detached from the country’s greater economic success and face social exclusion due to
discrimination and lack of ability in the Vietnamese language. A further inclusion
challenge is building on Vietnam’s relatively strong record on gender equality. Across
broader issues of service delivery, the country faces new challenges generated by the by
the country’s demographic and economic evolution. Rapid aging will place new demands
on the social assistance and health systems, while the growing middle class has higher
expectations for public services. Specifically while the basic education system is a
worldwide standout, the upper secondary and tertiary systems are not equipping students
with the skills they need to drive the next phase of inclusive growth.
Vietnam needs to reinforce its rapid growth with productive use of its natural assets and
environment, and minimize the cost of pollution, unsustainable resource use and climate
change on growth. Unsustainable exploitation of water, land, fish, and forests results in
missed opportunities to more efficiently and competitively use and add value to these
natural assets and agriculture for growth, resilience, and household wellbeing. This
impacts 25 to 30 percent of the population for which agriculture is expected to remain the
primary source of income and livelihood. Furthermore, the current growth model, with its
increasing consumption of energy and limited enforcement of environmental regulations,
is imposing hidden costs from air and water pollution.

You might also like