You are on page 1of 9

1) Tăng acid uric máu là khi nồng độ acid uric trong máu trên 7 mg/dL ở

nam và trên 6 mg/dL ở nữ


2) Động vật có nồng độ acid uric thấp hơn so với ở người vì động vật có
enzyme uricase chuyển acid uric thành allatoin
3) Các purin, tiền chất của acid uric được tạo ra từ 3 nguồn chính
- thực phẩm chứa purin
- quá trình chuyển hoá acid nucleic thành nucleotid chứa purin
- quá trình sinh tổng hợp các base purin tại mô
4) Trung bình trong một ngày cơ thể người tạo ra 600 – 800 mg acid uric
5) Enzyme có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá purin
- phosphoribosyl pyrophosphate (PRPP) synthetase
- hypoxanthin – guanin phosphoribosyltransferase (HGPRTase)
6) Vai trò của enzyme PRPP synthetase – tổng hợp PRPP (một chất quan
trọng trong quá trình chuyển hoá purin) và tổng hợp acid uric
7) Vai trò của enzyme HGPRTase – chuyển hypoxanthin (tiền chất của acid
uric) thành acid inosinic và chuyển guanin thành guanosin
monophosphate
8) Quá trình đào thải acid uric ở thận có 4 giai đoạn : lọc ở cầu thận → tái
hấp thu ở ống thận → bài tiết ở ống thận → tái hấp thu sau khi bài tiết
9) Tinh thể urate có thể kích hoạt bạch cầu trung tính và đại thực bào tiết ra
các yếu tố tiền viêm, bao gồm cả TNF – α , IL – 1, IL – 8.
10) Một số chất/thuốc có thể làm giảm đào thải acid uric ở thận như
thuốc lợi tiểu, rượu hay acid nicotinic (niacin)
11) Hội chứng Lesch – Nyhan ở trẻ do thiếu hụt hoàn toàn enzyme
HGPRTase do rối loạn di truyền bao gồm các triệu chứng như co cứng
cơ, múa giật, chậm phát triển trí tuệ và sản xuất uric quá mức
12) Giá trị bình thường của nồng độ acid uric trong máu là từ 3,6 – 6,8
mg/dL (hay 214 – 404 mcmol/L)
13) Bệnh gout và tăng acid uric trong máu kéo dài có thể dẫn đến phá
huỷ khớp, xuất hiện hạt tophi, sỏi thận và bệnh thận
14) Quá trình tiếp diễn bệnh gout có thể chia làm 3 giai đoạn
- tăng acid uric máu không triệu chứng
- lắng đọng tinh thể urat không triệu chứng
- bệnh gout
15) Thức ăn có chứa nhiều purin động vật (hải sản, nội tạng như gan,
cật), đường fructose như siro bắp, mật ong, nước ngọt), thức uống có cồn
(đặc biệt là bia) → bệnh gout
16) Quá trình chuyển hoá fructose làm tiêu hao phosphate → kích hoạt
enzyme adenosin monophosphat (AMP) deaminase (enzyme này bị ức
chế bởi nồng độ phosphat cao) → tăng thoái giáng AMP thành inosin
monophosphat(acid inosinic hay IMP)
17) Ethanol trong các thức uống có cồn → acid uric máu chủ yếu do
quá trình chuyển hoá tạo thành acid lactic, có vai trò cạnh tranh và làm
giảm đào thải acid uric. Ngoài ra ethanol cũng thúc đẩy quá trình
chuyển hoá adenosine và AMP thành các tiền chất của acid uric, đồng
thời purin có trong bia làm tăng tổng hợp acid uric
18) Các yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric máu – béo phì, rối loạn lipid
máu, tăng huyết áp, tăng đường huyết. Bệnh gout cũng thường xảy ra ở
bệnh nhân bị đái tháo đường type 2, bệnh thận mạn và bệnh mạch vành
19) Một số thuốc làm tăng acid uric máu → bệnh gout như thuốc lợi
tiểu nhóm thiazide, lợi tiểu quai, niacin, pyrazinamid, thuốc ức chế
calcineurin và aspirin → ức chế bài tiết acid uric ở ống thận
20) Aspirin liều cao trong giảm đau (600 – 2400 mg/ngày) → ức chế
tái hấp thu acid uric ở ống thận → tăng đào thải acid uric
Aspirin liều thấp hơn 600 mg/ngày → ức chế đào thải acid uric → tăng
nồng độ acid uric trong máu
21) Biểu hiện lâm sàng của cơn gout cấp : sưng to, đỏ, căng bóng, phù
nề, có thể có sốt nhẹ
Đối với gout mạn bệnh nhân có thể có hạt tophi, thường xuất hiện ở sụn
vành tai, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối hoặc bàn chân
22) Xét nghiệm dịch khớp hoặc hạt tophi được dùng để chẩn đoán xác
định bệnh gout : có sự hiện diện của tinh thể urat và có thể có nhiều bạch
cầu, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính.
Hiệp hội Khớp châu Âu (European League Against Rheumatism –
EULAR) khuyến cáo chẩn đoán gout được xác định khi tìm thấy tinh thể
urat trong dịch khớp hoặc mô mềm ở bệnh nhân nghi ngờ gout
23) Bệnh giả gout (pseudogout) do lắng đọng tinh thể calci
pyrophosphat dihydrate cũng gây triệu chứng đau khớp tương tự như
cơn gout cấp
24) Giá trị acid uric lớn hơn 800 mg (4,8 mmol) / 24h → tăng sản
xuất
Giá trị acid uric nhỏ hơn 600 mg (3,6 mmol) / 24h → giảm đào thải
25) FDA phê duyệt naproxen (500mg x 2 lần/ngày), indomethacin
(50mg x 3 lần/ ngày) và sulindac (200mg x 2 lần/ngày) được chỉ định
trong điều trị gout cấp
26) Các NSAID khác dùng với liều giảm đau và kháng viêm →
celecoxib (200mg x 2 lần/ngày) , etoricoxib (120mg x 1 lần/ngày)
27) Nhược điểm của colchicin là khoảng trị liệu hẹp. Cơ chế là can
thiệp vào chức năng của thoi phân bào (gắn với tubulin nhị hợp, ngăn
hình thành vi ống) của bạch cầu trung tính → ức chế hoạt động thực bào
28) Tác dụng không mong muốn của colchicin – buồn nôn, nôn, tiêu
chảy và đau bụng
29) Ngộ độc của colchicin – rối loạn về cơ và ức chế tuỷ xương
(thường gây giảm bạch cầu)
30) Giảm liều colchicin khi dùng kèm với thuốc ức chế mạnh CYP
3A4 hoặc ức chế P – glycoprotein như clarithromycin, verapamil,
ritonavir, cyclosporin, ranolazin
31) ACR khuyến cáo prednison hoặc prednisolon dạng uống nên được
khởi đầu với liều 0,5mg/kg/ngày, dùng trong 5 – 10 ngày sau đó ngưng
thuốc, hoặc dùng trong 2 – 5 ngày sau đó giảm liều từ ngày 7 – 10 và
sau đó ngưng thuốc. EULAR khuyến cáo liều tương đương prednisolon
uống 30 – 35 mg/ngày trong 3 – 5 ngày.
32) Tác dụng không mong muốn toàn thân của corticoid bao gồm giữ
muối và nước, tăng đường huyết, kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng
cân, loét dạ dày và tăng nguy cơ nhiễm trùng
33) Chất ức chế interleukin – 1 như anakinra, canakinumab. Chất ức
chế interleukin – 1 bị chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân đang bị
nhiễm trùng
34) Tiêm dưới da hormon vỏ thượng thận (ACTH) → vỏ thượng thận
sản xuất cortisol và corticosteron
35) Các sản phẩm sữa hoặc yogurt ít chất béo, cà phê và quả anh đào
có thể có lợi trong bệnh gout và tăng acid uric máu
36) Theo khuyến cáo của ACT năm 2020 và EULAR năm 2016, bệnh
nhân nên bắt đầu điều trị với thuốc làm giảm acid uric máu (allopurinol,
febuxostat, lesinurad, probenecid và/hoặc pegloticase) khi có xuất hiện
hạt tophi dưới da, có dấu hiệu tổn thương khớp do gout trên ảnh chụp
hoặc có từ 2 cơn gout cấp trở lên trong một năm
37) Lựa chọn điều trị giảm acid uric máu dựa trên nguyên nhân gây
tăng acid uric máu (xác định chủ yếu bằng cách thu thập nước tiểu trong
24h)
38) Allopurinol và febuxostat thuộc nhóm ức chế xanthin oxidase
(xanthine oxidase inhibitor – XOI) và là thuốc đầu tay trong điều trị
tăng acid uric máu, đặc biệt với bệnh thận mạn giai đoạn 3 trở lên. Nếu
đơn trị liệu bằng thuốc XOI chưa đủ, có thể kết hợp thêm với probenecid,
lesinurad hoặc benzbromazon.
39) Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), colchicin hoặc
corticoid (dạng uống, tiêm trong khớp hoặc tiêm bắp) là lựa chọn đầu tay
trong đơn trị liệu cơn gout cấp
40) Pegloticase (enzyme urat oxidase tái tổ hợp) chỉ được dùng khi
bệnh nhân không thể kiểm soát với các thuốc khác (không khuyến cáo
dùng đầu tay)
41) Allopurinol và chất chuyển hoá có hoạt tính oxypurinol làm giảm
nồng độ acid uric trong máu bằng cách ức chế enzyme xanthin oxidase →
ngăn chặn quá trình oxy hoá chuyển hoá hypoxanthin và xanthin thành
acid uric. Allopurinol hấp thu tốt qua đường tiêu hoá
42) Các thuốc gây độc tế bào (như thuốc điều trị ung thư) → tăng sản
xuất acid uric thứ phát do gây phân giải và phá huỷ tế bào
43) Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng của allopurinol là hội
chứng mẫn cảm do thuốc (allopurinol hypersensitivity syndrome –
AHS) bao gồm triệu chứng tổn thương da bong vẩy mức độ nặng, sốt cao
(thường hơn 39 oC), suy chức năng gan, tăng bạch cầu ái toan
(eosinophil) và suy thận. Yếu tố nguy cơ dẫn đến phản ứng có hại này
bao gồm giới tính nữ, trên 60 tuổi, bệnh tim mạch hoặc bệnh thận, điều trị
tăng acid uric máu không triệu chứng, hoặc liều khởi đầu lớn hơn 100mg
mỗi ngày.
44) Trước khi bắt đầu dùng allopurinol, bệnh nhân cần được sàng lọc
ellen HLA – B*5801. Nếu có sự hiện diện của ellen này, bệnh nhân
không được sử dụng allopurinol mà phải dùng thuốc khác thay thế
45) Allopurinol có thể làm tăng tác dụng của theophyllin và warfarin.
Thuốc có bản chất purin như azathioprin và 6 – mercaptopurin bị
allopurinol ức chế chuyển hoá ; do vậy liều của các thuốc có bản chất
purin cần giảm 75% nếu dùng kèm với allopurinol. Sử dụng allopurinol
cùng với ampicillin có thể làm tăng nguy cơ ban đỏ trên da
46) Febuxostat là một XOI (xanthin oxidase inhibitor) không có cấu
trúc purin. Liều khởi đầu đường uống là 40mg mỗi ngày. Tác dụng phụ
của febuxostat bao gồm buồn nôn, đau khớp, nổi ban, tăng men gan
thoáng qua và biến cố trên tim mạch
47) Febuxostat làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch và tử vong do
mọi nguyên nhân khi so với allopurinol
48) Probenecid là thuốc làm tăng đào thải acid uric do ức chế tái hấp
thu acid uric tại ống thận. Thuốc chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử
sỏi thận hoặc bệnh thận do urate. Probenecid tránh dùng cho bệnh
nhân có Crcl  50mL / phút
49) Probenecid là thuốc lựa chọn thay thế nếu bệnh nhân không dung
nạp hoặc bị chống chỉ định với điều trị bằng XOI (allopurinol hoặc
febuxostat). Liều khởi đầu probenecid là 500mg x 1 – 2 lần/ngày. Tác
dụng không mong muốn của probenecid là buồn nôn, sốt, ban đỏ và có
thể gây độc gan dù hiềm gặp
50) Lesinurad là chất ức chế kênh vận chuyển acid uric 1 (URAT 1) →
tăng đào thải acid uric qua thận. Lesinurad được kết hợp trị liệu với XOI
(allopurinol hoặc febuxostat) khi bệnh nhân chưa đạt nồng độ acid uric
máu mục tiêu dù đã dùng XOI với liều dung nạp tối đa
51) Lesinurad không nên dùng điều trị riêng lẻ vì có thể gây suy thận
cấp. Liều khuyến cáo của lesinurad là 200mg một lần mỗi ngày vào bữa
ăn sáng và uống với nhiều nước
52) Tác dụng phụ của lesinurad bao gồm nhức đầu, cảm cúm, tăng
creatinin máu, trào ngược dạ dày – thực quản và có thể gây biến cố trên
tim mạch
53) Lesinurad + aspirin liều cao → giảm hiệu quả của lesinurad
lesinurad + thuốc ngừa thai → giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai
lesinurad + chất ức chế epoxid hydrolase như acid valproic → tăng nồng
độ lesinurad
lesinurad + chất ức chế hoặc cảm ứng CYP2C9 → ảnh hưởng đến nồng
độ lesinurad
lesinurad + chất nền của CYP3A4 → giảm tác dụng do lesinurad
54) Lesinurad bị chống chỉ định với hội chứng Lesch – Nyhan và hội
chứng tiêu khối u (tumor lysis syndrome)
55) Lesinurad cũng là tăng nguy cơ tổn thương thận cấp khi không
dùng kèm với XOI
56) Benbromazon gây tăng đào thải acid uric tại ống lượn gần thông
qua cơ chế ức chế URAT 1. Benzbromazon liều 50 – 200 mg/ngày có tác
dụng tăng đào thải acid uric tốt hơn probenecid liều 1 – 2 g/ngày
57) Pegloticase là enzyme uricase tái tổ hợp gắn với polyethylene
glycol. Thuốc này được chấp thuận trong điều trị gout mạn tính không
kiểm soát được với thuốc khác. Liều dùng là 8mg truyền tĩnh mạch trong
ít nhất 2h mỗi 2 tuần
58) Pegloticase chỉ nên dùng cho bệnh nhân bị gout nặng kèm hạt tophi
hoặc bệnh thận mà không đáp ứng với thuốc khác. Để hạn chế sốc phản
vệ (tần suất lên đến 5%) thì bệnh nhân cần được dùng kháng histamine và
corticoid trước khi truyền pegloticase. Chống chỉ định của pegloticase đối
với bệnh nhân suy giảm G6PD vì nguy cơ tán huyết và methemoglobin
59) Nếu bệnh nhân bị gout kèm theo tăng huyết áp thì thuốc phù hợp
nhất có thể lựa chọn là losartan với liều tối đa có tác dụng là 50mg / ngày
60) Astovastatin và fenofibrate là 2 thuốc điều trị rối loạn lipid huyết
cũng có tác dụng tăng nhẹ thải trừ acid uric
61) Các phương pháp điều trị sỏi thận urat bao gồm bổ sung đủ nước
để duy trì thể tích nước tiểu 2 – 3 lít/ngày, kiềm hoá nước tiểu, tránh dùng
thực phẩm giàu purin, hạn chế bổ sung proteine (không quá 90mg/ngày)
62) Thuốc thường được dùng để kiềm hoá nước tiểu gồm kali
bocarbonat hoặc kali citrat 30 – 80 mmol/ngày (mEq/ngày). Thuốc ức
chế carbonic anhydrase như acetazolamid và topiramat có thể dùng kết
hợp để tăng tác dụng kiềm hoá nước tiểu nhưng không được khuyến cáo
vì có thể dẫn đến nhiễm toan chuyển hoá và giảm citrat niệu (tăng hình
thành sỏi calci)
63) Ở bệnh nhân được chỉ định thuốc độc tế bào trong ung thư máu
(như bệnh bạch cầu, u lympho) được khuyến cáo điều trị dự phòng bằng
thuốc nhóm XOI (xanthine oxidase inhibitor)
64) Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), colchicin và corticoid
(dạng uống, tiêm trong khớp hoặc tiêm bắp) là lựa chọn đầu tay trong đơn
trị liệu cơn gout cấp
65) Trong trường hợp gout cấp ảnh hưởng đến nhiều khớp, đặc biệt
liên quan đến các khớp lớn, colchicin có thể dùng kết hợp với NSAID
hoặc corticoid dạng uống
66) Corticoid IA có thể kết hợp với một trong các thuốc sau : NSAID,
colchicin hoặc corticoid dạng uống
67) Sỏi urate hình thành khi PH nước tiểu thấp (acid).
Lượng urate trong nước tiểu > 750mg/24h – sản xuất quá mức
(overproducer) cần điều trị bằng allopurinol
Lượng urate trong nước tiểu < 750mg/24h – đào thải kém
(underexcretor) cần điều trị bằng probenecid
68) Quá trình tiến triển của tăng acid uric máu và bệnh gout – tăng acid
uric huyết không triệu chứng – lắng đọng tinh thể urate kết tủa là tinh thể
hình kim monosodium urate (MSU) không triệu chứng
69) Thuốc làm tăng đào thải acid uric / nước tiểu
acetahexamide citrat meclofenamate
ACTH & glucocorticoid dicoumarol merbazone
allopurinol diflunisal phenylbutazone
acid ascorbic estrogens phenolsulfophtalein
benzbromazon glyceryl guaiacolate probenecid
calcitonin glycopyrrolate salicylates
chloprothixene halogenate sulpyrazole
70) Những đặc điểm có thể chồng lấp với viêm khớp do nhiễm khuẩn →
cần phải được loại trừ bằng nhuộm gram và nuôi cấy vi khuẩn
71) Test có giá trị nhất trong gout là xét nghiệm tinh thể acid uric lấy được
khi chọc khớp hoặc tinh thể urate ở tophi và bao khớp viêm
72) Nồng độ acid uric trong nước tiểu 24 giờ
Age Male (mg / 24h) Famale (mg / 24h)
0 – 5 tuổi Chưa có dữ liệu Chưa có dữ liệu
6 – 12 tuổi 87 – 600 87 – 600
13 – 17 tuổi 140 – 804 140 – 804
18 – 60 tuổi 197 – 1079 174 – 902
61 – 70 tuổi 182 – 937 142 – 713
>70 tuổi 136 – 771 89 – 5
73) Các yếu tố làm giảm sự bài tiết acid uric – suy thận nhẹ, tăng huyết áp
- Một bệnh nhân trẻ bị viêm khớp do gout cấp tính, sỏi acid uric, bài tiết >
1000mg acid uric / 24h nên được đánh giá về tình trạng thiếu HPRTase
(hội chứng Lesch – Nyhan)
- Tỷ lệ ACID URIC / CREATININE đã được sử dụng như một xét
nghiệm cho hội chứng Lesch – Nyhan (thiếu HPRTase)
- Bệnh nhân kiểm soát bình thường 0,21 – 0,59 ; thiếu men một phần 0,62
– 2,00 ; thiếu enzyme hoàn toàn 1,98 – 5,35
74) Lượng urate trong nước tiểu > 750 g / 24h – sản xuất quá mức
“overproducer” cần điều trị bằng allopurinol
Lượng urate trong nước tiểu < 750 mg / 24h – đào thải kém
“underexcretor” cần điều trị bằng probenecid
75) Hướng dẫn của Hiệp hội Khớp Hoa kỳ (ACR) khuyến cáo các biện
pháp về sức khoẻ tổng quát, chế độ ăn uống và tiêu chuẩn đánh giá lối
sống đối với bệnh nhân gout
Cần tránh Hạn chế Khuyến khích
Thịt nội tạng có Một phần nhỏ Các sản phẩm • giảm cân cho
hàm lượng thịt bò, thịt cừu, sữa ít béo và bệnh nhân béo
purine cao (vd : thịt lợn và hải không béo phì để đạt được
bánh ngọt, gan, sản có chứa hàm chỉ số khối cơ
cật) lượng purine thể (BMI)
cao, cá mòi, các nhằm tăng
loài có vỏ như cường sức
tôm, cua khoẻ tổng thể
Siro bắp có hàm • Thức uống Rau quả • chế độ ăn
lượng fructose ngọt tự nhiên tổng thể lành
cao – nước ngọt như nước ép trái mạnh
có đường, các cây • tập thể dục
loại đồ uống • đường ăn, đồ (đạt được thể
khác, thực phẩm uống có đường, lực)
món tráng • cai thuốc lá
miệng • giữ nước tốt
• muối ăn, bao
gồm trong nước
sốt và nước thịt
Lạm dụng rượu Rượu – đặc biệt
(tức là > 2 ly là bia mà còn cả
nhỏ đối với nam rượu vang và
giới, > 1 ly / rượu mạnh
ngày đối với
phụ nữ
76)

77) Colchicin + ARV (antiretroviral drug) – atazanavir, darunavir,


fosamprenavir, indinavir, lopinavir / ritonavir, nelfinavir, saquinavir,
tipranavir – ARV ức chế CYP3A4 – cần phải giảm liều colchicin
Colchicin + clarithromycine, cyclosporin, diltiazem, erythromycin,
itraconazol, ketoconazol, verapamil, nước bưởi – ức chế CYP 3A4 →
giảm liều colchicin (đặc biệt ở bệnh nhân suy gan / suy thận)
Colchicin + cyclosporine, ketoconazol, protease inhibitor tacrolimus -
ức chế bơm P – glycoprotein → giảm liều colchicin (đặc biệt ở bệnh
nhân suy gan / suy thận)
78) Thuốc được lựa chọn hàng đầu (first – line) làm hạ acid uric huyết là
thuốc ức chế XO (allopurinol / febuxostat)
79) Nếu thuốc ức chế XO bị chống chỉ định hoặc bệnh nhân không dung
nạp thuốc, probenecid là thuốc thay thế ưu tiên (alternative first – line
agent)
80) Kháng nguyên bạch cầu người nhóm B*5801 (HLA B*5801) đã được
báo cáo có liên quan đến các phản ứng thể nặng do allupurinol bao gồm :
• hội chứng steven johnson
• hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN)
• hội chứng quá mẫn do thuốc (HSS / DRESS)
81)

allopurinol febuxostat
Tương tác thuốc • Ampicillin, amoxicillin, co – • Azathioprine
trimoxazol • Mercaptopurine
• Dicoumarol, warfarin • Theophyllin
• Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid,
acid etharylic
• Cyclosporin, diazoxide
• Chlorpropamide
• Theophyllin
Lưu ý khi sử Chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận Không chỉnh liều
dụng • Clcr 10 – 20ml/min (200mg) (chú ý khi Crcl
• Clcr < 10/l/min (100mg) < 30ml/phút)
Đánh giá chức năng gan trong Xét nghiệm chức
những tháng đầu điều trị năng gan khi điều
Ban đầu febuxostat có thể tăng trị (vào tháng 2
tần suất xuất hiện bệnh gout cấp và 4 của điều trị
Có thể gây buồn ngủ và sau đó định
Phản ứng quá mẫn nặng kỳ)
Ban đầu
febuxostat có thể
tăng tần suất xuất
hiện bệnh gout
cấp

82)

KALI CITRATE
Chỉ định • Nhiễm toan ống thận với sỏi
calci
• Bệnh sỏi thận calci oxalate
• Bệnh sỏi acid uric có hoặc
không có sỏi calci
Chống chỉ định • Loét dạ dày tá tràng
• Nhiễm trùng đường tiết niệu
đang hoạt động
• Suy thận (mức lọc cầu thận
dưới 0,7 ml / kg / phút)
• Loạn nhịp thất
• Bệnh addison

You might also like