You are on page 1of 2

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

THPT CỤM THANH CHƯƠNG NĂM HỌC 2023-2024


Môn thi: Sinh học 12 – Bảng A
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
( Đề thi có 02 trang)
Câu 1(4,5đ):
1.1. Ở thực vật nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được vận chuyển trong cây chủ yếu bằng
những con đường nào? Động lực của các con đường đó là gì?
1.2. Nước từ đất được hấp thu vào tế bào lông hút là do dịch của tế bào lông hút ưu trương so
với dung dịch đất. Em hãy giải thích ở trạng thái bình thường tại sao tế bào lông hút lại có dịch
tế bào ưu trương so với dịch đất?
1.3. Tại sao khi trồng lúa phải làm cỏ sục bùn?
1.4. Hình dưới đây thể hiện cấu trúc cắt ngang của rễ cây:

a.. Chú thích các cấu trúc của rễ tương ứng với các chữ cái từ A đến F trong hình.
b. (1) và (2) là kí hiệu hai con đường vận chuyển nước từ đất vào rễ. Nêu tên và chỉ ra đặc
điểm bất lợi của mỗi con đường.
c.. Trình bày chức năng của cấu trúc E
Câu 2( 3,5đ).
2.1. Tại sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất ?
2.2. Điểm bù ánh sáng là gì? Có thể sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây ưa bóng và cây
ưa sáng được không? Giải thích
2.3. Mối quan hệ giữa cường độ quang hợp với cường độ ánh sáng và nhiệt độ được minh họa
trong các hình A và B dưới đây. Trong đó, cường độ quang hợp được tính theo hàm lượng CO2
cây hấp thụ (đo tại thời điểm hấp thụ). Hãy cho biết:
a. Trong giới hạn nhiệt độ từ 15oC – 25oC, Io có thể trùng với điểm 0 không? Giải thích.
b. Có thể dựa vào Im để phân biệt thực vật C3 và C4 không? Giải thích.
c. Đường cong (1), (2) và (3) tương ứng với cường độ quang hợp của nhóm thực vật nào trong
các thực vật C3, C4 và CAM? Giải thích.

1
Câu 3(1,5đ).
Lấy hai phần, mỗi phần 10g hạt khô. Phần thứ nhất sấy khô ở 100oC để xác định khô tuyệt
đối và được 8.8g. Phần thứ 2 cho vào cát ẩm, một tuần sau rửa sạch, xác định trọng lượng tươi
của mầm được 21.7g và sấy khô được 7.0g. Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi trọng lượng tươi và
khô khi nảy mầm? Có những yếu tố nào chi phối quá trình biến đổi khi hạt nảy mầm?
Câu 4( 2đ).
4.1.Phân tích các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí làm tăng hiệu quả hô hấp ở động vật.
4.2. Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào?
Câu 5.(4,5đ)
5.1. Khi tâm thất của tim động vật có vú co, áp lực trong tâm thất trái và phải khác
nhau. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau đó? Ý nghĩa đối với tuần hoàn máu.
5.2. Ở các mao mạch của vòng tuần hoàn lớn, nước và các chất dinh dưỡng bị đẩy ra khỏi các
mao mạch, nhưng ở các mao mạch phổi lại không như vậy. Tại sao?
5.3. Mỗi lần tâm thu, tâm thất trái và tâm thất phải bơm một lượng máu bằng nhau. Do động
mạch bị xơ vữa dẫn đến suy tâm thất trái, kết quả là hiệu suất bơm máu giảm. Trong khi đó, tâm
thất phải vẫn khoẻ mạnh và hoạt động bình thường. Tại sao suy tâm thất trái có thể dẫn đến bệnh
phù phổi (ứ đọng nước ở phổi) và tuần hoàn máu ngày càng suy giảm?
5.4. Hình bên(hình 6.2) thể hiện áp lực
thay đổi trong động mạch chủ, tâm thất trái
và tâm nhĩ trái xảy ra đồng thời trong chu
kỳ tim ở động vật có vú. Các số (1 đến 4)
chỉ ra các giai đoạn khác nhau trong một
chu kì tim.
Hãy cho biết mỗi giai đoạn (a), (b) và (c)
dưới đây là tương ứng với giai đoạn nào
trong (1), (2), (3) và (4) ở hình bên (Hình
6.2). Giải thích.
a. Giai đoạn có van bán nguyệt giữa tâm thất và động mạch chủ mở.
b. Giai đoạn có cả van nhĩ thất và van bán nguyệt đều đóng.
c. Giai đoạn có thể tích máu trong tâm thất là thấp nhất
Câu 6(3đ). Các phát biểu sau đúng hay sai? Giải thích từng phát biểu.
a. Ăn mặn liên tiếp trong một thời gian dài có thể làm tăng huyết áp.
b.Tất cả các bệnh nhân bị tiểu đường đều phải điều trị bằng cách tiêm insulin.
c. Chim hô hấp hiệu quả là nhờ có nhiều phế nang.
d. Hệ đệm bicacbonat chỉ hoạt động khi pH máu giảm.
Câu 7(1đ): Cho 1 đoạn ADN ở khoảng giữa 1 đơn vị sao chép như hình vẽ (O là điểm khởi đầu
sao chép; I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN). Các đoạn mạch đơn nào của đoạn ADN
trên được tổng hợp gián đoạn ? Giải thích.
I O II
5’... ...3’
3’... ...5’
III IV
……Hết………
Họ và tên thí sinh .....................................................................................SBD.........

You might also like