You are on page 1of 86

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÀI THẢO LUẬN

Bộ môn : Phương pháp nghiên cứu khoa học


Giáo viên : Lê Thị Thu

ĐỀ TÀI

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của người
dân trong thời gian giãn cách do dịch Covid 19

Nhóm : 7
Mã lớp học phần : 2163SCRE0111

1
Hà Nội 2021
Lời nói đầu

Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay
gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm bài thảo luận đến nay, nhóm 7 chúng
em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè xung
quanh. Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
từ đáy lòng đến quý Thầy Cô của trường đại học Thương Mại đã cùng dùng những tri
thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em trong vốn kiến thức
quý báu suốt thời gian học tập tại trường.

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Lê Thị Thu đã tận tâm chỉ
bảo hướng dẫn em qua từng buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài
nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài thảo luận này của chúng em
đã hoàn thành một cách xuất sắc nhất. Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến cô.

Bài thảo luận được thực hiện trong khoảng thời gian ban đầu, chúng em còn bỡ ngỡ vì
vốn kiến thức còn hạn chế. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để bài
thảo luận được hoàn thiện hơn.

2
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Nhóm: 7
Buổi họp nhóm lần thứ: 1
Địa điểm họp: trên Google Meet
Thời gian họp: 15 giờ 00 phút ngày 12 tháng 10 năm 2021
Thành viên tham gia: (đủ) Phạm Thu Thuỷ
Trần Thị Minh Thư
Hoàng Huyền Thương
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Nguyễn Thị Tình
Nguyễn Thị Thu Trang
Huỳnh Hà Trang
Đặng Thu Trang.
Mai Thị Thuỳ Trang
Nguyễn Thị Huyền Trang
Mục tiêu buổi họp: Thống nhất về phiếu phỏng vấn, phiếu khảo sát.
Nội dung cuộc họp
1. Nhóm trưởng Phạm Thu Thuỷ chiếu cho nhóm xem về phiếu phỏng vấn và
phiếu khảo sát
2. Các thành viên đưa ra ý kiến cho cả hai phiếu
3. Nhóm trưởng xem xét và thảo luận cùng nhóm để chỉnh sửa lại phiếu hoàn
chỉnh

3
4. Sau khi thống nhất về hai phiếu khảo sát và phỏng vấn, nhóm trưởng chỉ ra
những thiếu sót trong các công việc đã giao trước đó và phân chia lần cuối các
công việc còn lại
5. Thư kí Trần Thị Minh Thư ghi lại biên bản cuộc họp.
6. Cuộc họp kết thúc vào lúc 16 giờ 45 phút ngày 12 tháng 10 năm 2021.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Nhóm: 7
Buổi họp nhóm lần thứ: 2
Địa điểm họp: trên Google Meet
Thời gian họp: 8 giờ 15 phút ngày 26 tháng 10 năm 2021
Thành viên tham gia: (thiếu) Phạm Thu Thuỷ
Trần Thị Minh Thư
Hoàng Huyền Thương
Nguyễn Thị Tình
Nguyễn Thị Thu Trang
Đặng Thu Trang
Nguyễn Thị Huyền Trang
Mục tiêu buổi họp: Hoàn thiện chạy spss, tìm ra lỗi sai và khắc phục kết quả
Nội dung cuộc họp
1. Giải thích lý do tại sao lần chạy spss đầu tiên ma trận xoay xảy ra vấn đề biến
bị xáo trộn. Đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề
2. Thư kí Trần Thị Minh Thư ghi lại biên bản cuộc họp.
3. Cuộc họp kết thúc vào lúc 10 giờ 00 phút ngày 26 tháng 10 năm 2021.

4
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Nhóm: 7
Buổi họp nhóm lần thứ: 3
Địa điểm họp: trên Google Meet
Thời gian họp: 8 giờ 15 phút ngày 3 tháng 11 năm 2021
Thành viên tham gia: (thiếu) Phạm Thu Thuỷ
Trần Thị Minh Thư
Hoàng Huyền Thương
Nguyễn Thị Tình
Nguyễn Thị Thu Trang
Huỳnh Hà Trang
Nguyễn Thị Thu Thủy
Mai Thị Thuỳ Trang
Nguyễn Thị Huyền Trang
Mục tiêu buổi họp: Hoàn thiện toàn bộ word, powerpoint và duyệt thuyết trình.
Nội dung cuộc họp
1. Cả nhóm xem xét lại kết quả spss
2. Hoàn thiện word
3. Dần hoàn thiện powerpoint và thuyết trình
4. Thư kí Trần Thị Minh Thư ghi lại biên bản cuộc họp.
5. Cuộc họp kết thúc vào lúc 9 giờ 00 phút ngày 3 tháng 11 năm 2021.

5
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ

STT Họ và Tên Nhiệm vụ Đánh giá


1 Phạm Thu Thuỷ Phân chia công việc, hỗ trợ chạy spss, powerpoint
2 Hoàng Huyền Thương Tìm tài liệu
3 Trần Thị Minh Thư Tổng hợp word
4 Nguyễn Thị Thu Thuỷ Tìm tài liệu
5 Nguyễn Thị Thu Trang Thuyết trình
6 Nguyễn Thị Tình Chạy số liệu, tìm tài liệu, hỗ trợ chạy spss
7 Huỳnh Hà Trang Tìm tài liệu
8 Nguyễn Thị Huyền Trang Chạy spss, hỗ trợ tài liệu
9 Mai Thị Thuỳ Trang Tìm tài liệu
10 Đặng Thu Trang Chạy spss, hỗ trợ tài liệu

6
MỤC LỤC
Lời nói đầu ……………………………………………………………………..2
PHẦN I / CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu – Tuyên bố đề tài nghiên cứu……………………………9
2. Tổng quan nghiên cứu………………………………………………………..9
3. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………21
4.Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………21
5.Giả thuyết……………………………………………………………………22
6. Ý nghĩa của nghiên cứu……………………………………………………23
7. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………23
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH COVID-19 VÀ Ý THỨC TỰ CÁCH LY
TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH DO DỊCH COVID-19
1.Tổng quan về dịch Covid-19 ……………………………………………………24
2. Các biện pháp của Chính phủ …………………………………………………25
3. Ý thức tự cách ly trong thời gian giãn cách do dịch Covid-19………………..26
3.1 Lý thuyết về ý thức tự cách ly…………………………………………………27
3.2 Vai trò,ý nghĩa của ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian giãn cách do
dịch Covid-19……………………………………………………………27
CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tiếp cận nghiên cứu ………………………………………………………….27
3.2 Phương pháp chọn mẫu , thu thập và xử lý dữ liệu …………………………. 28
CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
I. Kết quả xử lý định lượng

1. Thống kê mô tả theo thông tin cá nhân ……………………………………. 28


2. . Phân tích thống kê mô tả ……………………………………………35
3. Phân tính khám phá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis)………… 52
4. Phân tích tương quan pearson …………………………………………….67
5. Phân tích hồi quy ………………………………………………………… 68
II. Kết quả xử lý định tính …………………………………………………….75

7
CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận ……………………………………………………………..77
2.Giải pháp và kiến nghị…………………………………………………………77

 Tư liệu …………………………………………………………………….77

PHẦN I / CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU


1. Bối cảnh nghiên cứu – Tuyên bố đề tài nghiên cứu .
8
Tính cấp thiết của đề tài :
- Ý thức, trách nhiệm công dân: “Lá chắn thép” trong phòng, chống dịch COVID-19 .
Trong thời kỳ diễn biến phức tạp của đại dịch, nước ta đã đưa ra rất nhiều biện pháp
để củng cố ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian giãn cách vì dịch
Covid.Đây là một vấn đề cấp bách và thiết yếu trong tình hình hiện nay
- Vì nếu một vài cá nhân còn chủ quan, lơ là, không chấp hành nghiêm quy định giãn
cách xã hội theo Chỉ thị của Nhà Nước và khuyến cáo 5K, vẫn có thể làm bùng phát
dịch bệnh trong cộng đồng. Đây chính là nguy cơ lớn trong điều kiện dịch bệnh còn
diễn biến khó lường, nguy cơ bùng phát và lan rộng trong cộng đồng hiện nay.
- Ý thức tự giác của người dân là yếu tố quan trọng hàng đầu ngăn chặn dịch bệnh. Để
phòng, chống dịch hiệu quả thì phụ thuộc chủ yếu vào ý thức và hành động của mỗi
người trong chúng ta
- Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, mỗi sự thiếu
ý thức, vô trách nhiệm của bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào cũng có thể làm ảnh
hưởng đến sự nỗ lực chống dịch của toàn hệ thống chính trị, của toàn dân. Những vi
phạm này không chỉ gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, mà còn làm tăng
nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng, gây sức ép rất lớn lên công tác phòng, chống
dịch bệnh đang trong giai đoạn vô cùng cấp bách, khẩn trương.
-Chỉ khi mỗi người dân có ý thức chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh;
có tinh thần trách nhiệm chung sức, đồng lòng cùng Nhà nước chống dịch thì mới tạo
nên sự đoàn kết thống nhất, "lá chắn" vững chắc để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, mau
chóng khống chế, đẩy lùi dịch bệnh, sớm đưa các hoạt động trở lại trạng thái bình
thường mới.
2. Tổng quan nghiên cứu
1. Tên tài liệu : Impact of online information on self-isolation intention during the
COVID-19 pandemic: cross-sectional study.

Tác giả : Ali Farooq, Samuli Laato, AKM Najmul Islam

Giả thuyết :

(H1) Cyberchondria làm tăng nhận thức về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh;

(H2) Cyberchondria làm tăng nhận thức về tính dễ bị tổn thương;

(H3) Quá tải thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến tự tin vào năng lực của bản thân;

(H4) Quá tải thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả phản ứng;

9
(H5) Quá tải thông tin làm tăng chi phí phản hồi;

(H6) Nhận thức được mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng tích cực đến ý thức tự cách ly;

(H7) Nhận thức được về tính dễ bị tổn thương làm tăng ý thức tự cách ly;

(H8) Tự tin vào năng lực của bản thân ảnh hưởng tích cực đến ý thức tự cách ly;

(H9) Hiệu quả phản ứng ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức tự cách ly;

(H10) Chi phí phản ứng ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức tự cách ly. *Chú thích:
"Cyberchondria": những người truy cập quá nhiều vào các trang web y học trên mạng
Internet có thể sẽ bị mắc một hội chứng có tên là "cyberchondria". Hội chứng này
khiến người bệnh tự chẩn đoán sai về sức khỏe của mình, từ đó tìm kiếm những biện
pháp chữa trị không cần thiết.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu : Nhóm tác giả đã thiết kế một cuộc khảo sát
bằng cách điều chỉnh các thang đo đã được xác nhận từ các tài liệu trước đó để đo
lường các cấu trúc. Sau khi bản khảo sát được soạn thảo, 11 người tham gia được yêu
cầu hoạt động như một nhóm thử nghiệm để đưa ra phản hồi, đảm bảo cuộc khảo sát
là dễ hiểu. Khi bắt đầu khảo sát, mục tiêu của nghiên cứu cũng như các quy trình xử lý
dữ liệu đã được giải thích rõ ràng cho những người tham gia một cách ngắn gọn. Sự
cho phép nghiên cứu cũng đã được chính thức yêu cầu đối với tất cả những người
tham gia. Một công cụ khảo sát trực tuyến Webropol đã được sử dụng để phân phối
cuộc khảo sát. Liên kết khảo sát đã được gửi qua danh sách email tới sinh viên, giảng
viên và nhân viên tại một trường đại học ở Phần Lan. Cuộc khảo sát đã nhận được 225
câu trả lời trong thời gian từ ngày 19/03 đến ngày 30/03 năm 2020. Các câu trả lời đã
được các tác giả sàng lọc để đảm bảo rằng tất cả các câu trả lời đều trung thực. Các
thang đo đa mục được sử dụng để đo lường các chỉ số. Tất cả các cấu trúc được đo
lường bằng thang điểm 5 (1 = rất không đồng ý và 5 = rất đồng ý). Dữ liệu được tải
xuống từ nền tảng khảo sát ở định dạng .csv và phân tích ban đầu được thực hiện
trong SPSS phiên bản 25 (IBM Corp). Sau khi sàng lọc ban đầu, độ chuẩn của dữ liệu
đã được kiểm tra bằng cách sử dụng độ lệch và độ nhọn. Một số mục có giá trị lớn
hơn ngưỡng 0,3, cho thấy dữ liệu không được phân phối bình thường. PLS-SEM đã
được đề xuất để phân tích dữ liệu trong trường hợp dữ liệu không bình thường. Do đó,
dữ liệu được phân tích bằng PLS-SEM trong SmartPLS 3.2 (SmartPLS GmbH).

Kết quả nghiên cứu : Kết quả cho thấy rằng, cả cyberchondria và tình trạng quá tải
thông tin đều gián tiếp tác động đến ý thức tự cách ly. Cyberchondria có tác động tích
10
cực đáng kể (b = 0,07, t = 2,929, P = 0,003), trong khi quá tải thông tin có tác động
tiêu cực (b = –0,10, t = 3,006, P = 0,003). Cyberchondria tác động đáng kể đến ý thức
tự cách ly thông qua mức độ nghiêm trọng được nhận thức, trong khi tình trạng quá tải
thông tin có tác động đến nó thông qua sự tự tin về năng lực của bản thân và chi phí
phản ứng. Về tác động của thông tin, không có sự khác biệt đáng kể nào về niềm tin
liên quan đến đánh giá mối đe dọa và đánh giá đối phó của những người được hỏi sử
dụng mạng xã hội làm nguồn cung cấp thông tin chính về covid 19 và những người
không sử dụng mạng xã hội. Tương tự, không có sự khác biệt nào về ý thức tự cách ly
giữa các nhóm nói trên. Mức độ quá tải thông tin cao hơn ở những người trả lời sử
dụng mạng xã hội như một nguồn để tìm hiểu về covid 19 so với những người được
hỏi đã sử dụng các kênh khác. Chỉ có hai sự khác biệt đáng kể. Thứ nhất, ảnh hưởng
của sự tự tin vào năng lực của bản thân đối với ý định tự cách ly mạnh hơn ở nhóm sử
dụng mạng xã hội làm nguồn thông tin so với nhóm còn lại. Thứ hai, chi phí phản ứng
có ảnh hưởng mạnh hơn đến ý thức tự cách ly ở nhóm sử dụng mạng xã hội làm
nguồn thông tin so với nhóm còn lại. Về tác động của sống một mình, nhóm không
tìm thấy bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào giữa những người sống một mình so với
những người sống với những người khác.

Link bài:

https://www.jmir.org/2020/5/e19128?
fbclid=IwAR104rZplHiezoVHYtPik9UO094_Xb4tk2iEm0iGMtns7E-5uBlN31pv-
mA

2. Tên tài liệu : Factors associated with people's behavior in social isolation during
the COVID-19 pandemic.

Tên tác giả : Anselmo César Vasconcelos Bezerra, Carlos Eduardo Menezes da Silva,
Fernando Ramalho Gameleira Soares, José Alexandre Menezes da Silva

Năm xuất bản : 2020

Giả thuyết :

(1) Kinh tế (tác động đến thu nhập/chi tiêu của người dân) có thể là yếu tố tác động
đến ý thức tự cách ly của người dân;

11
(2) Nhận thức về nhu cầu sức khỏe của bản thân và gia đình (mức độ căng thẳng, hoạt
động thể chất, chất lượng giấc ngủ) có thể là yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của
người dân;

(3) Các yếu tố môi trường (số người trong hộ gia đình, cảm nhận về sự thoải mái trong
hộ gia đình, cảm nhận về các khu vực thoáng đãng trong hộ gia đình...) có thể là yếu
tố tác động đến ý thức tự cách ly của người dân;

(4) Thời gian mọi người sẵn sàng sống cách ly xã hội trong bối cảnh đại dịch đang
diễn biến phức tạp có thể là yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của người dân.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu : Để phân tích dữ liệu, hệ thống phương trình
cấu trúc (SEM) và Phần mềm Lisrel phiên bản 9.3 đã được sử dụng. Nghiên cứu này
sử dụng ba thang đo phản ứng. Các thang đo được sử dụng là: chuẩn mực chủ quan
(SN), kiểm soát hành vi nhận thức (CPB), ý định (I), thái độ thông qua hành vi (ATB),
kiểm soát hành vi bồng bột (CVB) và hành vi tự cô lập (BS). Tất cả các thang đo được
đo trên thang điểm từ 1 đến 7, trong đó 1 là “hoàn toàn không đồng ý” và 7 là “hoàn
toàn đồng ý”. Thang đo thái độ bao gồm chín mục, trong đó những người được hỏi
được hỏi về các điều kiện của tình huống đại dịch COVID-19 và cách họ nhận thức về
nó.

Kết quả nghiên cứu : Kết quả cho thấy rằng, Giả thuyết 1 đã được xác nhận, trong đó
người ta nói rằng thái độ đối với hành vi ảnh hưởng tích cực đến ý định tự nguyện tự
cách ly đối với mẫu Colombia (β 32 = 0,26; p <0,01) và mẫu Tây Ban Nha (β 32 =
0,49; p <0,01 ). Đối với Giả thuyết 2, người ta cho rằng chỉ có mối quan hệ trực tiếp
giữa các chuẩn mực chủ quan và ý định tự nguyện tự cách ly ở Tây Ban Nha (β 13 =
0,52; p <0,01). Tuy nhiên, điều đó không được xác nhận trong mẫu Colombia (β 13 =
0,19; p> 0,1). Theo nghĩa này, có thể cung cấp bằng chứng cho sự tồn tại của sự khác
biệt đáng kể trong các kết quả của mối quan hệ này đối với hai mẫu ( t = 2,54; p
<0,01). Ngoài ra, Giả thuyết 3 đã được xác minh, trong đó người ta tuyên bố rằng
kiểm soát hành vi được nhận thức có ảnh hưởng tích cực đến ý định tự nguyện tự cách
ly, đối với cả Colombia (β 13 = 0,27; p <0,1) và Tây Ban Nha (β 13 = 0,26; p < 0,1).
Giả thuyết 4 khẳng định rằng có mối quan hệ vừa phải giữa kiểm soát hành vi trong
mối quan hệ giữa ý định và hành vi tự nguyện cách ly xã hội đối với người Colombia
(β 22 = 0,32; p <0,1) và người Tây Ban Nha (β 22 = 0,52; p <0,1).

Link bài : https://www.mdpi.com/2076-328X/11/3/35

12
3. Tên tài liệu : Social isolation in Covid-19: The impact of loneliness

Tác giả : Debanjan Banerjee, Department of Psychiatry, National Institute of Mental


Health and Neurosciences (NIMHANS), Hosur Road, Bangalore 560029

Năm xuất bản : 2020

Giả thuyết : Thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn
cầu trong ba tháng qua, khi bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) nổi lên như một đại
dịch đe dọa toàn thế giới. Bên cạnh việc gia tăng số vụ và số người chết vì đại dịch
này, còn có những tác động đáng kể về kinh tế - xã hội, chính trị và tâm lý - xã hội.
Hàng tỷ người bị cách ly trong nhà riêng của họ khi các quốc gia đã khóa cửa để thực
hiện cách xa xã hội như một biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của bệnh nhiễm trùng.
Những trường hợp bị ảnh hưởng và nghi ngờ nhiễm bệnh được cách ly.Giãn cách xã
hội dẫn đến sự cô đơn và buồn chán mãn tính, nếu đủ lâu có thể gây ra những ảnh
hưởng bất lợi đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Link bài : https://journals.sagepub.com/doi/full/10.1177/0020764020922269

4. Tên tài liệu : Social media exposure, risk perception, preventive behaviors and
attitudes during the COVID-19 epidemic in La Paz, Bolivia: A cross sectional
study
Tác giả : Diana Reyna Zeballos Rivas

Năm xuất bản : 2020

Giả thuyết : Truyền thông xã hội có vai trò quan trọng trong việc truyền bá thông tin,
trong đại dịch COVID-19, nó có thể giúp thúc đẩy các hành vi phòng ngừa, tuy nhiên
vai trò và con đường của nó vẫn chưa rõ ràng. Tiếp xúc trên mạng xã hội với thông tin
COVID-19 ảnh hưởng đến việc áp dụng các thái độ và hành vi phòng ngừa thông qua
việc hình thành nhận thức về rủi ro. Hiểu được vai trò của truyền thông xã hội trong
đại dịch có thể giúp các nhà hoạch định chính sách và truyền thông phát triển các
chiến lược truyền thông tốt hơn để người dân có thái độ và hành vi phù hợp.

Phương pháp nghiên cứu : Chúng tôi đã khởi động một cuộc khảo sát trực tuyến ở La
Paz và El Alto, Bolivia, trong tháng 4 và tháng 5 năm 2020. Bảng câu hỏi đã kiểm tra:
Các yếu tố nhân khẩu học xã hội, Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, Nhận
thức rủi ro, Hành vi phòng ngừa, thái độ và sự sẵn sàng sử dụng vắc xin nếu có sẵn có
trong bối cảnh dịch COVID-19. Một hồi quy logistic được sử dụng để đánh giá các

13
yếu tố liên quan đến nhận thức rủi ro và một mô hình phương trình cấu trúc (SEM)
được thực hiện để khám phá mối quan hệ giữa việc tiếp xúc với mạng xã hội, nhận
thức rủi ro và các hành vi và thái độ phòng ngừa.

Kết quả nghiên cứu : Trong số 886 người tham gia, phần lớn là thanh niên, từ 18–25
tuổi (73,4%) và 577 (65,1%) là nữ. Trong tuần trước cuộc khảo sát 387 (43,7%) cho
biết họ tiếp xúc với thông tin trên mạng xã hội Covid-19 hầu như luôn hoặc luôn. Hơn
nữa 304 (34,3%) được xếp vào nhóm có nhận thức rủi ro cao. Các phân tích đa biến
cho thấy là nữ (aOR = 1,5, CI 95% 1,1–2,1) và tiếp xúc nhiều với thông tin Covid-19
trên mạng xã hội (aOR = 2,5, CI 95% 1,3–5,3) có liên quan đến nhận thức rủi ro cao
hơn cho Covid-19. Hơn nữa, kết quả SEM chỉ ra rằng nhận thức rủi ro có liên quan
đến việc áp dụng các hành vi và thái độ phòng ngừa (β = 0,605, p <0,001) bao gồm cả
việc chấp nhận vắc xin nếu có (β = 0,388, p <0,001).

5. Tên tài liệu : Losing the 'rhythm of life': Pandemic's disruption of routines affects
our sense of self, experts say

Tác giả : Jennie Russel - CBC News

Năm xuất bản : 2020

Giả thuyết : Đại dịch COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng - hoặc tầm thường - của
những thói quen bình thường của chúng ta: Cà phê sáng với đồng nghiệp, trận bóng đá
hàng tuần của con bạn. Alex Clark, một nhà nghiên cứu sức khỏe tâm lý xã hội và là
giáo sư tại khoa điều dưỡng của Đại học Alberta, cho biết: "Chúng mang lại cho
chúng ta nhịp sống. Các thói quen thay đổi một cách dễ hiểu khi mọi người trải qua
cuộc sống và các ưu tiên thay đổi. Nhưng đại dịch và sự tự cô lập mà nó mang lại đã
buộc nhiều người phải đối mặt với một tình huống mà họ chưa bao giờ đối mặt trước
đây: Điều gì sẽ xảy ra khi hầu hết các thói quen của bạn bị tắt ngay lập tức? PP thu
nhập & xử lý dữ liệu: Clark cho biết đại dịch có thể cho phép mọi người nghĩ về con
người của họ thông qua những thói quen mà họ coi trọng nhất. Tuy nhiên, nó cũng có
thể khuếch đại các hành vi có thể tự hủy hoại nếu không được kiểm soát. Clark nói,
mọi người cần phải bảo vệ sức khỏe tâm thần của mình và tận dụng những nguồn lực
như thế này, vì đại dịch có thể sẽ làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm và cô đơn hiện
có. -Kết quả nghiên cứu: Clark cho biết mọi người có xu hướng thiết lập các thói quen
một cách nhanh chóng, đôi khi chỉ trong vòng hai tuần, có nghĩa là họ đã quen với

14
những thói quen mới mà họ có thể phải từ bỏ khi sự tự cô lập kết thúc. Ông nói:
“Cũng giống như việc chúng ta cảm thấy khó khăn để làm quen với những thói quen
mới liên quan đến sự cô lập xã hội, thì mặt khác cũng có một quá trình điều chỉnh (ở
phía bên kia). Trong khi chờ đợi, Clark nói, điều quan trọng là phải tiếp tục những
thói quen lành mạnh - hoặc hình thành những thói quen mới - và nhớ rằng việc chịu
đựng căng thẳng của đại dịch là một trải nghiệm được chia sẻ. "Với ý thức cộng đồng
đó và với tất cả các tùy chọn khác nhau mà chúng tôi hiện có trực tuyến, chúng tôi có
thể tìm ra những cách khác nhau để thể hiện và tái hiện danh tính của chúng tôi theo
những cách mới này, mặc dù thế giới về cơ bản là một nơi hoàn toàn khác", anh nói .

Link bài : https://bmjopen.bmj.com/content/10/7/e039334

6. Tên tài liệu : The Impact of the COVID-19 Self-Isolation Policy on the Occupations
of Vulnerable Groups.

Tên tác giả : Lucian-lonel Cioca, Diana Popa-Andrei

Năm xuất bản : 2021

Giả thuyết :

(1) Nghề nghiệp là những nhóm nghề dễ bị tổn thương có thể là yếu tố tác động đến ý
thức tự cách ly của người dân;

(2) Thu nhập có thể là yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của người dân;

(3) Quan điểm và cách suy nghĩ về đại dịch covid 19 có thể là yếu tố tác động đến ý
thức tự cách ly của người dân.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu : Nghiên cứu định tính này áp dụng phương
pháp dân tộc học. Mẫu của nghiên cứu này là những người lao động không chính thức
như lái xe công nghệ, trợ lý cửa hàng và hướng dẫn viên du lịch, những người không
thể làm việc tại nhà do tính chất của nơi làm việc. Có 25 người trả lời tham gia vào
nghiên cứu này thuộc các nhóm nghề dễ bị tổn thương. Nghiên cứu này được thực
hiện từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 20 tháng 5 năm 2020, với các cuộc phỏng vấn sâu
được thu thập qua điện thoại thông qua cuộc gọi video. Cuộc phỏng vấn kéo dài hai
giờ bao gồm các câu hỏi và câu trả lời cho mỗi người cung cấp thông tin. Ba câu hỏi
chính liên quan đến phản ứng văn hóa của người cung cấp thông tin đối với covid 19
và chính sách tự cách ly xã hội: (1) Câu hỏi 1: Sự hiểu biết hoặc diễn giải của người
cung cấp thông tin (liên quan đến quan điểm, niềm tin và hệ thống giá trị) về covid 19;

15
(2) Câu hỏi 2: Ý kiến của những người cung cấp thông tin (liên quan đến quan điểm
và niềm tin của họ) về việc thực hiện chính sách tự cách ly của Thị trưởng; (3) Câu
hỏi 3: Thái độ của những người cung cấp thông tin đối với chính sách tự cách lly (hài
lòng với việc thể hiện niềm tin vào các hành động thực tế, chẳng hạn như chấp nhận
so với từ chối). Ngoài ra, các thông tin về nhân khẩu cũng được thu thập (giới tính,
tuổi tác, học vấn, việc làm, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tính dễ bị tổn thương...).
Kết quả của các cuộc phỏng vấn được ghi lại và sau đó được phân tích.

Kết quả nghiên cứu : Các tác động đáng chú ý mà các nhóm dễ bị tổn thương phải trải
qua đuợc phân loại thành ba nhóm người. Thứ nhất, những người bị mất việc làm và
thu nhập. Điều này được kinh nghiệm bởi những người cung cấp thông tin làm hướng
dẫn viên du lịch. Công việc của họ phụ thuộc rất nhiều vào khách du lịch, đại dịch
khiến ngành du lịch không còn khả năng hoạt động. Thứ hai, nhóm bị giảm thu nhập
do sức mua giảm vì thu nhập giảm. Nhóm này liên quan đến những tài xế lái xe công
nghệ. Công việc của họ phụ thuộc nhiều vào người tiêu dùng sử dụng dịch vụ xe ôm.
Tuy nhiên, covid 19 đã khiến hầu hết người dân phải lựa chọn ở nhà. Đó là lý do tại
sao những người lái xe ôm bị giảm thu nhập từ 50-60%. Thứ ba, những người bị chậm
trả lương do nơi làm việc bị giảm thu nhập. Nhóm này là những người làm trợ lý cửa
hàng có loại hình kinh doanh cũng bị ảnh hưởng bởi covid 19. Trong thời gian xảy ra
đại dịch, các hoạt động của cửa hàng đã tạm thời dừng lại. Điều này khiến thu nhập
của cửa hàng giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, chủ cửa hàng quyết định sa thải nhân
viên và trì hoãn việc trả lương cho đến khi điều kiện tốt hơn. Trong điều kiện đó, một
số người từ chối tự cách ly hay nói cách khác họ không thực hiện nghĩa vụ ở nhà, một
số khác đã tự cách ly bản thân cho đến thời gian quy định. Kết quả phân tích cho thấy
nhóm tuân theo sự tự cách ly được phân loại là có tư duy duy lý (những người có tư
duy đúng đắn, họ cho rằng virus là một hiện tượng tự nhiên, một loại bệnh có nguồn
gốc từ Vũ Hán. Virus này lây lan sang các nước khác thông qua quá trình lây truyền
từ người này sang người khác. Vì vậy, cách duy nhất để tránh virus là tự cách ly bản
thân. Từ suy nghĩ đó, họ tuân theo nghĩa vụ tự cách ly xã hội mặc dù bị mất thu nhập.
Họ tin rằng quan điểm này sẽ cứu họ); nhóm này ở nhà, không đi làm, không có thu
nhập. Bên cạnh đó, nhóm bỏ qua sự tự cách ly bản thân được xếp vào nhóm suy nghĩ
phi lý trí (những người tin rằng covid 19 là biểu hiện của sự giận dữ của Chúa do hành
vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người. Để tránh sự giận dữ, họ phải đi cầu
nguyện và xin lỗi về mọi lỗi lầm của mình. Nếu họ xin lỗi, thì họ sẽ nhận được sự bảo
vệ từ Chúa khỏi những nguy hiểm của covid 19); họ làm việc, như thường lệ, họ nhận

16
được tiền lương và tin rằng đại dịch covid 19 là một thảm họa và họ cầu nguyện cho
sự an toàn của họ với Chúa. Tóm lại, covid 19 tác động đáng kể đến nghề nghiệp như
trì hoãn, giảm sút và mất thu nhập bên cạnh những ảnh hưởng đến sức khỏe của các
nhóm dễ bị tổn thương ở thành phố Semarang, Indonesia. Để tránh nhiễm covid 19,
hoàn cảnh của các nhóm dễ bị tổn thương càng tồi tệ hơn khi họ phải tự cách ly xã
hội. Do đó, nghiên cứu này gợi ý rằng chính phủ cần hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương
bằng cách tập trung vào các chính sách chiến lược, chẳng hạn như chiến lược để tồn
tại, cung cấp khả năng tiếp cận các nhu cầu cơ bản bao gồm sức khỏe, khả năng tiếp
cận các dịch vụ y tế và các nguồn thu nhập khác.

Link bài : https://www.mdpi.com/1660-4601/18/12/6452

7. Tên tài liệu : Risk perception regarding the COVID-19 outbreak among the general
population: a comparative Middle East survey

Tác giả : Mahmoud Abdel Hameed Shahin & Rasha Mohammed Hussien

Năm xuất bản : 2020

Giả thuyết : Nhận thức của người dân về nguy cơ liên quan đến đại dịch là yếu tố
chính góp phần tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các biện pháp phòng
chống dịch bệnh. Mục đích của nghiên cứu là để điều tra nhận thức về nguy cơ liên
quan đến đợt bùng phát bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19), trong cộng đồng dân
cư nói chung. Một thiết kế mô tả, cắt ngang đã được sử dụng với một mẫu thuận tiện
gồm 723 người tham gia, được tuyển chọn từ dân số chung của Ả Rập Xê Út, Ai Cập
và Jordan. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng bảng câu hỏi đánh giá nhận thức
rủi ro đã được chuẩn hóa vào tháng 4 năm 2020. Trong đại dịch COVID-19, các
phương tiện truyền thông được thiết kế để thúc đẩy việc áp dụng các hành vi phòng
ngừa cần tập trung vào việc tăng cường nhận thức về mức độ nghiêm trọng, nhận thức
về nguy cơ, hiệu quả của bản thân để đối phó với đại dịch COVID-19 và hiệu quả của
các biện pháp hành vi được áp dụng đối với giảm thiểu rủi ro. Các chương trình giáo
dục sức khỏe được điều chỉnh cho phù hợp với các hạng mục xã hội học khác nhau,
nhằm nâng cao nhận thức, nhận thức và thái độ của cộng đồng, là yếu tố cần thiết để
tăng cường áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.

Link bài : https://mecp.springeropen.com/articles/10.1186/s43045-020-00080-7

17
8. Tên tài liệu : Income assurances are a crucial factor in determining public
compliance with self -isolation regulations during the COVID-19 outbreak-cohort
study in Israel.

Tên tác giả : Moran Bodas, Kobi Peleg

Năm xuất bản : 2020

Giả thuyết : Đảm bảo thu nhập có thể là yếu tố tác động đến sự tuân thủ của cộng
đồng đối với các quy định tự cách ly của người dân trong thời gian bùng phát đại dịch
covid 19 ở Israel.

Phương pháp thunthaajp và xử lý dữ liệu : Nghiên cứu này được thực hiện ở Israel
trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2020. Các mẫu ngẫu nhiên được
lấy từ những người dân trưởng thành của Israel để tham gia vào một nghiên cứu qua
đó đánh giá thái độ của công chúng liên quan đến sự bùng phát của dịch covid 19. Các
câu trả lời được thu thập thông qua dịch vụ trực tuyến iPanel. Một mẫu đại diện cho
dân số trưởng thành của Nhà nước Israel được đánh giá theo hai mốc thời gian: tuần
cuối cùng của tháng 2 và tuần thứ 3 của tháng 3 năm 2020. Công cụ chính được sử
dụng trong nghiên cứu là một bảng câu hỏi được thiết kế đặc biệt cho các mục đích
của nghiên cứu này. Bảng câu hỏi bao gồm sáu mục đánh giá thái độ của công chúng
đối với sự bùng phát dịch covid 19, bao gồm: tiêu thụ tin tức (1 mục), mối quan tâm
cá nhân (1 mục) , sự hoảng sợ của công chúng (2 mục) và thái độ đối với các quy định
y tế (2 mục) . Ngoài ra, bảng câu hỏi bao gồm ba mục đánh giá việc tuân thủ các quy
định về y tế. Hai mục đầu đánh giá sự tuân thủ với tự kiểm dịch. Mục thứ ba đánh giá
mức độ sẵn sàng báo cáo các cá nhân vi phạm. Phân tích thống kê được thực hiện
bằng SPSS (phiên bản 25). Các mẫu độc lập t-Test được sử dụng để so sánh giữa hai
thời điểm đánh giá.

Kết quả nghiên cứu : Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, thu nhập có ảnh hưởng đến ý
thức tự cách ly của người dân và đảm bảo thu nhập là một yếu tố quan trọng tác động
đến ý thức tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội của người dân trong thời gian bùng
phát đại dịch covid 19 ở Israel. Yếu tố đầu tiên phải kể đến là việc bồi thường khoản
lương bị mất do phải cách ly xã hội. Phần lớn cá nhân cho rằng họ sẽ tuân thủ quy
trình tự cách ly nếu như được bồi thường bằng tiền cho khoản lương bị mất, một số cá
nhân khác nói rằng nhiều khả năng họ sẽ không tuân thủ các biện pháp cách ly xã hội
nếu như không được bồi thường, các cá nhân tự kinh doanh sẽ có xu hướng tuân thủ

18
các biện pháp cách ly xã hội hơn khi được bồi thường. Bên cạnh đó, các biện pháp xử
lý đối với các hành vi vi phạm quy trình kiểm dịch cũng tác động đến ý thức cách ly
của người dân (79% cho rằng có tác động mạnh). Ngoài ra, các yếu tố như giới tính,
nơi sinh, tôn giáo, tuổi tác, mức độ tiêu thụ tin tức, lo lắng về covid 19 và sự tin tưởng
vào Bộ Y tế cũng tác động đến ý thức tuân thủ các biện pháp cách ly ngay cả khi
người dân không được bồi thường. Phân tích đã nhấn mạnh rằng, việc tin tưởng vào
Bộ Y tế là một yếu tố tác động đến ý thức tuân thủ quy định tự cách ly, ngay cả khi
không có bồi thường bằng tiền. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc duy trì lòng
tin của công chúng trong suốt đợt bùng phát dịch bệnh nhằm giảm thiểu hậu quả và
khuyến khích công chúng tuân thủ các quy định về y tế. Việc đảm bảo kinh tế tiếp tục
đóng một vai trò quan trọng trong việc làm tăng mức độ tuân thủ các quy định của
người dân. Theo Coughlin, cung cấp cho mọi người sự đảm bảo về thu nhập hộ gia
đình của họ trong thời gian vắng mặt tại nơi làm việc là một yếu tố quan trọng để đạt
được sự tuân thủ của cộng đồng đối với các quy định về y tế. Nếu không có sự đảm
bảo về thu nhập, mọi người có thể sử dụng phương pháp tự lực và áp dụng các hành vi
không phù hợp (như việc cố tình ra đường...). Chính phủ cần duy trì lòng tin của công
chúng, thông qua việc đảm bảo sự ổn định kinh tế của các cá nhân càng được nâng
cao. Không giải quyết được các tác động kinh tế đối với các cá thể bùng phát dịch
bệnh có thể gây ra tình trạng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Những người ra
quyết định nên cân nhắc các tác động kinh tế của bất kỳ đợt bùng phát dịch bệnh nào
ngay từ đầu và đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế để tạo điều kiện thuận lợi cho
công chúng tuân thủ các quy định về y tế.

Link bài : https://www.rdcu.be/cx21D

9. Tên tài liệu : Public perceptions and experiences of social distancing and social
isolation during the COVID-19 pandemic: a UK-based focus group study.

Tác giả : Nhóm nghiên cứu tại Vương quốc Anh

Năm xuất bản : 2020

Giả thuyết :

(1) Những tác động xã hội và tâm lý của sự giãn cách xã hội mà những người tham gia
đã trải qua trong đại dịch covid 19 có thể là yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của
người dân;

19
(2) Quan điểm của người tham gia về truyền thông của chính phủ xung quanh sự cách
ly xã hội có thể là yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của người dân;

(3) Kinh nghiệm tuân thủ hiện tại của những người tham gia liên quan đến sự giãn
cách xã hội có thể là yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của người dân;

(4) Quan điểm của những người tham gia về tương lai liên quan đến sự giãn cách xã
hội covid 19 có thể là yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của người dân.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu : Phương pháp nghiên cứu định tính. Năm
nhóm tập trung trực tuyến với 27 người tham gia đã được tiến hành từ ngày 28/3 đến
ngày 4/4 năm 2020. Dữ liệu được thu thập trong 5-12 ngày sau thông báo “ở nhà” của
chính phủ Vương quốc Anh vào ngày 23/03/2020. Thu nhập số liệu thông qua khảo
sát trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội, hội nghị trực tuyến (zoom). Việc thu thập và
phân tích dữ liệu tuân theo một quy trình lặp đi lặp lại, theo đó các chủ đề mới từ các
nhóm ban đầu được sử dụng để thêm vào hoặc để chỉnh sửa các câu hỏi trong các
nhóm tiếp theo. Dữ liệu được phân tích trong Nvivo.

Kết quả nghiên cứu : Kết quả cho thấy rằng, các yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly
của người dân bao gồm:

(1) Sự mất mát - người tham gia mất tương tác xã hội, mất thu nhập, mất cơ cấu và
thói quen dẫn đến “mất mát” về tâm lý và tình cảm cũng như mất động lực trong cuộc
sống, mất ý nghĩa và đánh mất giá trị bản thân;

(2) Những lời chỉ trích về truyền thông của chính phủ - những người tham gia báo cáo
về sự thiếu tin tưởng vào chính phủ và thiếu rõ ràng trong các hướng dẫn xung quanh
sự giãn cách xã hội;

(3) Sự tuân thủ - những người tham gia cho biết họ tự tuân thủ cao đối với các nguyên
tắc giãn cách xã hội nhưng lại cho biết họ đã nhìn thấy hoặc nghe thấy sự không tuân
thủ ở những người khác;

(4) Sự không chắc chắn về việc tái hòa nhập xã hội và tương lai - một số người tham
gia cảm thấy họ sẽ có những lo lắng kéo dài về tiếp xúc xã hội trong khi những người
khác lại mong muốn trở lại với mức độ hoạt động xã hội cao. Hầu hết những người
tham gia, đặc biệt là những người làm công việc được trả lương thấp hoặc bấp bênh,
cho biết cảm thấy rằng việc giãn cách xã hội do đại dịch covid 19 đã có những tác
động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của họ trong giai đoạn đầu của

20
cuộc “khóa cửa” của Vương quốc Anh. Từ đó nhóm đã kết luận rằng, các nghiên cứu
và chính sách trong tương lai nên tìm cách phát triển các biện pháp nhằm khắc phục
cụ thể những tác hại về mặt xã hội, kinh tế và tâm lý liên quan đến covid 19 đặc biệt ở
những người có hoàn cảnh khó khăn để người dân có thể yên tâm tuân thủ các biện
pháp giãn cách xã hội của chính phủ.

Link bài : https://www.scielosp.org/article/csc/2020.v25suppl1/2411-2421/en/?


fbclid=IwAR2W-QU9mFEmqiRUl_Ei0OkgImmAIyxvhkhJmVba6o04oDzKr6UQ-
WOqjWw

10. Tên tài liệu : Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội
của người dân Việt Nam trong phòng chống covid 19

Tên tác giả : Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, Trường
Đại học Y dược Huế

Năm xuất bản : 2020

Giả thuyết :

(1) Lo lắng về sức khỏe của bản thân có thể là yếu tố tác động đến sự tuân thủ các
biện pháp giãn cách xã hội

(2) Thích ứng giãn cách xã hội của cộng đồng có thể là yếu tố tác động đến sự tuân
thủ các biện pháp giãn cách xã hội

(3) Khó khăn trong việc tuân thủ giãn cách có thể là yếu tố tác động đến sự tuân thủ
các biện pháp giãn cách xã hội;

(4) Nơi cư trú là thành phố lớn có thể là yếu tố tác động đến sự tuân thủ các biện pháp
giãn cách xã hội ;

(5) Các nguồn chính thức để tiếp cận thông tin về dịch covid 19 có thể là yếu tố tác
động đến sự tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội;

(6) Nghề nghiệp là nhân viên y tế hoặc sinh viên y có thể là yếu tố tác động đến sự
tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu : Thu thập số liệu nghiên cứu thông qua khảo
sát trực tuyến trên trang web Icpcovid. Đối tượng nghiên cứu tự điền thông tin trên
phiếu nghiên cứu bằng cách sử dụng các thiết bị có thể truy cập internet. Số liệu sẽ
được tập hợp trên trang web và chuyển đổi sang định dạng của phần mềm phân tích số
21
liệu. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Thống kê mô tả được sử dụng để
tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Tuân thủ các biện pháp giãn
cách xã hội là biến phụ thuộc của nghiên cứu. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
được sử dụng để phân tích các biến độc lập ảnh hưởng đến điểm tuân thủ.

Link bài : TranThaoVi_Tr90-6-1135-2020.pdf

3. Mục tiêu nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu : Những người chưa nhiễm, nhiễm hay nghi nhiễm với
Covid_19, các yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian
giãn cách do dịch Covid 19.
Mục tiêu nghiên cứu :
- Mục tiêu tổng quát : Phân tích các yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của người
dân trong thời gian giãn cách do dịch Covid 19. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao ý thức tự cách ly của mọi người trong thời gian giãn cách do dịch Covid 19.
- Mục tiêu cụ thể :
- Đánh giá ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian giãn cách do dịch
covid 19 hiện nay.
- Tìm hiểu nguyên nhân và phân tích các yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly
của người dân trong thời gian giãn cách do dịch Covid 19
- Đề xuất giải pháp thích hợp nhằm nâng cao ý thức tự cách ly của mọi người
trong thời gian giãn cách do dịch Covid 19.
4.Câu hỏi nghiên cứu
- Có những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến ý thức tự cách ly của người dân trong
thời guan giãn cách do dịch COVID 19.
- Nhận thức về nhu cầu sức khoẻ của bản thân và gia đình có phải là yếu tố tác động ý
thức tự cách ly của người dân trong thời gian giãn cách do dịch COVID 19 không?
- Tuyên truyền có phải là yếu tố tác động ý thức tự cách ly của người dân trong thời
gian giãn cách do dịch COVID 19 không?
- Kinh tế của bản thân nói riêng và gia đình nói chung có phải là yếu tố tác động ý
thức tự cách ly của người dân trong thời gian giãn cách do dịch COVID 19 không?
- Môi trường sống có phải là yếu tố tác động ý thức tự cách ly của người dân trong
thời gian giãn cách do dịch COVID 19 không?

22
- Nhu cầu thiết yếu có phải là yếu tố tác động ý thức tự cách ly của người dân trong
thời gian giãn cách do dịch COVID 19 không?
- Nguy cơ dịch bệnh có phải là yếu tố tác động ý thức tự cách ly của người dân trong
thời gian giãn cách do dịch COVID 19 không?
- Quy định của pháp luật có phải là yếu tố tác động ý thức tự cách ly của người dân
trong thời gian giãn cách do dịch COVID 19 không?
- Tính khách quan của công việc có phải là yếu tố tác động ý thức tự cách ly của
người dân trong thời gian giãn cách do dịch COVID 19 không?
5. Giả thuyết
1: Nhận thức
2: Tuyên truyền.
3 : Môi trường sống
4 : Tính khách quan của công việc
5 : Quy định của pháp luật
6: Nhu cầu thiết yếu
7: Nguy cơ dịch bệnh
Mô hình nghiên cứu:

Nhận thức

1
Tuyên truyền
2

Môi trường sống


3 ý thức tự cách ly COVID
19

Tính khách quan của


công việc 5

23
6

Quy định của pháp luật


7
Nhu cầu thiết yếu

Nguy cơ dịch bệnh

6. Ý nghĩa của nghiên cứu


Đây là vấn đề gắn với thực tiễn hiện nay, là vấn đề nóng trên toàn cầu được đông đảo
người dân quan tâm và thảo luận. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu về
những yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian giãn cách
do tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch covid 19. Nghiên cứu đã cung cấp cái
nhìn về việc tuân thủ giãn cách xã hội đang được thực hiện ở Việt Nam trong bối cảnh
đại dịch covid 19 đang lan rộng trên toàn cầu với số ca mắc và tử vong vẫn tiếp tục
tăng. Kết quả của nghiên cứu được kì vọng có thể góp phần suy rộng và làm đầy đủ
hơn các kết quả nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu tìm ra các yếu tố tác động đến ý
thức tự cách ly của người dân trong thời gian giãn cách do dịch covid 19nhằm:
Thứ nhất, với bản thân, nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức vềsự nguy hiểm của
dịch bệnh, về sức khỏe và ý thức tự cách ly của mỗi người, tránh tình trạng cá nhân
lây nhiễm dịch bệnh đến người thân trong gia đình và ngoài xã hội.
Thứ hai, với xã hội, nghiên cứu góp phần làm giảm tình trạng lây nhiễm dịch bệnh
trong cộng đồng, giúp ổn định xã hội, kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng, sớm đưa
cuộc sống trở về bình thường.
Thứ ba, với nhà nước, nghiên cứu gợi ý rằng nhà nước cần có những phương hướng,
biện pháp tuyên truyền và những quy định pháp luật phù hợp để có thểnâng cao ý thức
của người dân giúp kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh; đồng thời đưa ra những chính
sách hỗ trợ cần thiết, kịp thời để đảm bảo nhu cầu về điều kiện sống của người dân
trong thời điểm giãn cách xã hội do tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch covid

24
19. Đây cũng là điều kiện quan trọng giúp người dân an tâm, tin tưởng vào những
chính sách, chỉ thị của nhà nước để từ đó thực hiện nghiêm túc việc giãn cách xã hội.
7. Thiết kế nghiên cứu
1. Phạm vi thời gian: từ tháng 10/2021 đến tháng 11/2021
2. Phạm vi không gian: Thành phố Hà Nội
3. Phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp
hỗn hợp (kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng) để giải quyết
các vấn đề của đề tài. Trong đó, nghiên cứu định tính sử dụng cách tiếp cận quy nạp
(thu thập dữ liệu từ thực tế, sau đó phát triển lý thuyết từ kết quả thu thập dữ liệu),
nghiên cứu định lượng đi kèm với tiếp cận diễn dịch (thiết lập, đưa ra giả thuyết và
thiết kế nghiên cứu để kiểm định giả thuyết). Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các
phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, đối chiếu,...
Đề tài thu thập hai nguồn dữ liệu: sơ cấp và thứ cấp để nghiên cứu các yếu tố tác động
đến ý thức tự cách ly trong thời gian dãn cách của người dân do dịch covid-19.
- Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp: nguồn dữ liệu này thu thập được từ các tổ chức
nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu, các bài báo khoa học, ... đã được công bố trên
truyền hình, báo chí, internet, mạng xã hội.
- Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát xã hội
(khảo sát bằng bảng hỏi người dân về ý thức tự cách ly trong thời gian dãn cách do
dịch covid-19)

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH COVID-19 VÀ Ý THỨC TỰ CÁCH


LY TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH DO DỊCH COVID-19
1.Tổng quan về dịch Covid-19
Tình hình dịch bệnh ở Việt Nam
Covid-19 là gì? - Tháng 12/2020 uỷ bAn quốc tế về phân loại Virusn- International
Committee on Taxonomy of Viruses ( ICTV ) chính thức đặt tên cho chủng mới của
Vi rut Corona là SARS-CoV-2 . Đây là tên gọi khác với tên Virus Corona mới ( 2019
– nCov ) mà WHO đã chỉ định trước đó .
Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay, gây ảnh hưởng toàn diện, sâu
rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và hiện vẫn đang diễn
biến phức tạp. Với nhiều biến chủng và biến thể mới của SARS-COV-2 đã gây nhiều
khó khăn cho Việt Nam trong công tác phòng chống dịch từ đợt dịch đầu tiên vào
tháng 3-4/2020 đến gần đây là đợt dịch thứ tư vào tháng 27/4/2021 đã bùng phát quay
trở lại.

25
Đợt dịch lần thứ tư được các chuyên gia nhận định tình hình lây nhiễm ở Việt Nam
đang phát triển theo chiều hướng phức tạp, với nhiều hình thức đa ổ dịch, và lây lan
với tốc độ nhanh khi xuất hiện biến chủng mới của SARS-COV-2. Như vậy, Việt
Nam phải đối mặt với 2 loại biến thể của Anh và Ấn Độ.
Bộ trưởng bộ Y tế GS TS Nguyễn Thành Long cho biết , nếu như đợt dịch thứ 3
ViệtNam phải đối mặt với biến thể mới của Virus SARS-CoV-2 của Anh với tốc độ
lây lan hơn 70% thì lần thứ 4 này , biến thể của Ấn Độ còn khó khăn , thách thức hơn
rất nhiều . “ Biến chủng của Ấn Độ lây nhanh hơn , đặc biệt khả năng lây nhiễm trong
môi trường không khí . Như vậy , đúng với. bối cảnh dịch bệnh ở việt nam , những
trường hợp tiếp xúc trong không khí , đặc biệt môi trường kín lây lan rất nhanh “ Bộ
trưởng cho biết .
2. Các biện pháp của Chính phủ
Thông điệp 5K
Khẩu trang: đeo khẩu trang thường xuyên tại các nơi cộng cộng, nơi đông người, tại
các sở y tế, khu cách ly.
Khử khuẩn: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay,
vệ sinh các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc, giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa
thông thoáng.
Không tụ tập: không tụ tập nơi đông người
Khoảng cách: giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác
Khai báo y tế: khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở
Chỉ thị
Chỉ thị 15
Tập trung đông người: dừng các sự kiện tập trung đông người trên 20 người một
phòng; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí; không tụ tập từ 10 người
trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện
Khoảng cách: khoảng cách an toàn tối thiểu 2m
Các cơ sở kinh doanh: tạm đình hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các cơ sở
kinh doanh các loại hàng hóa dịch vụ thiết yếu được mở cửa
Hoạt động vận tải: Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, hạn
chế các chuyến bay từ Hà Nội, tp HCM đến nơi khác
Chỉ thị 16

26
Tập trung đông người: cách ly toàn xã hội mọi người dân phải ở nhà chỉ ra ngoài khi
thật sự cần thiết, không tụ tập quá 2 người tại nơi công cộng ngoài nơi công sở, bệnh
viện, trường học.
Khoảng cách: khoảng cách an toàn tối thiểu 2m
Các cơ sở kinh doanh: tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các cơ sở
kinh doanh hàng hóa dich vụ thiết yếu được hoạt động nhưng phải thực hiện nghiêm
các biện pháp chống dịch.
Hoạt động vận tải: dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng trừ trường hợp
cần thiết, dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác trừ trường
hợp đặc biệt.
Chỉ thị 19
Tập trung đông người: người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết,
không tụ tập quá 3 người tại nơi công cộng ngoài công sở, bệnh viện, trường học.
Khoảng cách: khoảng cách an toàn tối thiểu 1,5m
Các cơ sở kinh doanh: dừng các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng
các chợ tự phát, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ thiết yếu; nhà máy, phân
xưởng, xí nghiệp được hoạt động nhưng phải đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Hoạt động vận tải: dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trường hợp vận
chuyển lương thực, nhu yếu phẩm, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, chuyên trở vật
liệu sản xuất hoạt động bình thường nhưng phải đảm bảo công tác phòng chống dịch.
3. Ý thức tự cách ly trong thời gian giãn cách do dịch Covid-19
3.1 Lý thuyết về ý thức tự cách ly
- Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người, ý thức là sự phản
ánh bằng ngôn ngữ nhữn gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với
thế giới khách quan.
- Cấu trúc của ý thức
+ Mặt nhận thức: con người có khả năng nhận thức được thế giới từ cái bên ngoài,
trực tiếp đến cái bên trong gián tiếp bằng ngôn ngữ để hiểu khái quát, bản chất của sự
vật; hay là từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính.
+ Mặt thái độ: là khả năng tỏ thái độ lự chọn, thái độ đánh giá, thái độ cảm xúc của
con người đối với thế giới mà con
người nhận thức.
+ Mặt năng động của ý thức: là khả năng điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi của
mình đối với hiện thực trên cơ sở nhận thức
27
- Tự cách ly là việc tự các nhân nghi ngờ bị mắc bệnh truyền nhiễm nhưng chưa có
triệu chứng bị bệnh hoặc đã xét nghiệm âm tính với mầm bệnh nhưng nghi ngờ chưa
thực sự hết khả năng lây nhiễm chủ động các ly bản thân nhằm hạn chế sự lây truyền
bệnh.
3.2 Vai trò,ý nghĩa của ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian giãn cách do
dịch Covid-19
Để chặt đứt mắt xích lây lan của Covid 19, đảm bảo việc giãn cách xã hội phát huy
cao nhất, người dân phải có ý thức tự cách ly. Điều này cũng được các nhà chuyên
môn nhận định khi người dân nâng cao ý thức, dịch bệnh lây lan chậm, kiểm soát tốt
các ly bác sĩ sẽ có đủ thời gian để chăm sóc cho bệnh nhân, đặc biệt là trường hợp
nặng. Khi quá nhiều người mắc bệnh trong cùng một thời điểm, bệnh viện quá tải,
đồng nghĩa ca bệnh nặng cũng tăng lên, việc chăm sóc và điều trị sẽ khó khăn hơn.
Một người nhận thức được mình có khả năng mắc COVID-19 biết tự cách ly, phòng
ngừa trong gia đình sẽ hạn chế rất tốt việc lây nhiễm ra ngoài môi trường.
Trong hội nghị trực tuyến sáng ngày 15/08 phó thủ tướng nhấn mạnh “Chiến thắng
hay không phụ thuộc vào lòng dân, sự tham gia của người dân có tính chất quyết định,
người dân là chủ thể, là trung tâm của công tác phòng chống dịch. Mỗi cơ quan, đơn
vị, địa phương phải là một pháo đài, nhất là ở cơ sở, mỗi người dân là một chiến sĩ,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền, sự vào cuộc của MTTQ và các
đoàn thể nhân dân”.
CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn:

- Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính.

Nghiên cứu định tính thông qua việc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu nhằm mục đích
đánh giá cơ bản và điều chỉnh thang đo. Phân tích, so sánh những điểm tương đồng và
khác biệt, từ đó bổ sung hình thành bằng câu hỏi phỏng vấn chính thức.
- Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng.

Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu gắn với thu thập và xử lý dữ liệu dưới dạng số,
thường dùng để kiểm định mô hình và các giả thuyết khoa học được suy diễn từ các
giả thuyết đã có (theo mối quan hệ nhân quả) mà trong đó các biến số nghiên cứu sẽ
được lượng hóa cụ thể. Các mô hình toán và các công cụ thông kê sẽ được sử dụng
cho việc mô tả, dự đoán và giải thích các hiện tượng. Tiến trình thông thường của

28
nghiên cứu định lượng bao gồm việc xác định tổng thể nghiên cứu và mẫu điều tra;
thiết kế bảng câu hỏi; phân tích dữ liệu; tiến hành điều tra và thu thập bảng hỏi; phân
tích dữ liệu; trình bày kết quả nghiên cứu. Cách tiếp cận định lượng cũng là cách tiếp
cận tốt nhất cho việc kiểm định một lý thuyết khoa học.
Lí do chọn: Tổng thể nghiên cứu lớn, thời nghiên cứu có hạn.
Nghiên cứu định lượng phù hợp và hữu ích trong các đề tài nghiên cứu là xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến một quyết định nào đó tương tự đề tài của nhóm.
Ngoài ra, việc so sánh nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đây cũng được thực
hiện xuyên suốt quá trình.

3.2 Phương pháp chọn mẫu , thu thập và xử lý dữ liệu


Sử dụng phương pháp chọn mẫu để thuận tiện kiểm tra trước bảng hỏi nhằm hoàn
chỉnh các câu hỏi cũng như ước lượng sơ bộ về đề tài nghiên cứu mà không tốn nhiều
chi phí, thời gian
Đối với đề tài nghiên cứu của nhóm, để đơn giản hóa quá trình thu nhập dữ liệu, nhóm
nghiên cứu tiến hành chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Cụ thể, đối tượng là người dân độ tuổi
từ 18-35 tuổi .
Kích thước mẫu : Bollen quy định về số mẫu là tỉ lệ mẫu trên biến quan sát phải đảm
bảo tối thiểu 5:1 . Theo đó , với số lượng biến quan sát là 24 , số mẫu tối thiểu của
nghiên cứu phải là 120.
CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
I. Kết quả xử lý định lượng

Nghiên cứu được tiến hành điều tra thu được 180 phiếu hợp lệ cho phân tích thống kê.
Trong 180 người tham gia khảo sát, tỉ lệ cho biết thông tin cá nhân của mình là 100%.

1. Thống kê mô tả theo thông tin cá nhân


1.1 Giới tính
Bảng 1.1: Thống kê tần số về giới tính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Nam 58 32.2 32.2 32.2

29
Nữ 122 67.8 67.8 100.0

Hình 1: Biểu đồ thống kê theo giới tính

(Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS)

Theo biểu đồ nghiên cứu trên cho thấy số phiếu nữ trả lời cao hơn nhiều so với
nam. Trong 180 người được khảo sát có 122 phiếu là nữ chiếm 67,8%, 58 phiếu là
nam chiếm 32,2%.

1.2 Độ tuổi

Bảng 1.2: Thống kê theo độ tuổi

Frequency Percent Valid Cumulative


Percent Percent

Dưới 18 tuổi 10 5.6 5.6 5.6


Từ 18 đến 22
146 81.1 81.1 86.7
tuổi
Từ 22 đến 35
9 5.0 5.0 91.7
tuổi

30
Trên 35 tuổi 15 8.3 8.3 100.0

Hình 2: Biểu đồ thống kê theo độ tuổi

(Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS)

Theo biểu đồ nghiên cứu trên cho thấy trong tổng số 180 phiếu khảo sát thì có
tới 146 phiếu trong độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi chiếm 81,1%, tiếp đó số người trên 35
tuổi chiếm 8,3% với 15 phiếu, có 10 phiếu dưới 18 tuổi chiếm 5,6% và trong độ tuổi
từ 22 đến 35 tuổi chiếm 5% với 9 phiếu. Qua biểu đồ cho ta thấy số lượng người được
khảo sát chủ yếu là trong độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi. Số người trong độ tuổi từ 22 đến
35 tuổi được khảo sát ít nhất với 9 phiếu trên tổng số 180 phiếu.

1.3. Tình trạng hiện tại

Bảng 1.3 Thống kê theo nghề nghiệp

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent
Học sinh 10 5.6 5.6 5.6
Sinh viên 146 81.1 81.1 86.7
Đang đi làm 24 13.3 13.3 100.0

31
Hình 3: Biểu đồ thống kê theo nghề nghiệp

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent
Học sinh 10 5.6 5.6 5.6
Sinh viên 146 81.1 81.1 86.7
Đang đi làm 24 13.3 13.3 100.0

(Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS)

Qua biểu đồ trên ta thấy trong tổng số 180 phiếu khảo sát thì số lượng sinh viên
được khảo sát chiếm 81,1% với 146 phiếu, 24 phiếu là số người đang đi làm chiếm
13,3% và số lượng học sinh với 10 phiếu chiếm 5,6%. Theo biểu đồ ta thấy tỷ lệ khảo
sát chủ yếu là sinh viên. Số lượng học sinh tham gia khảo sát là ít nhất với 10 phiếu
trên tổng 180 phiếu.

1.4. Quan tâm đến vấn đề Covid

Bảng 1.4: Thống kê người quan tâm đến vấn đề Covid

32
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Quan tâm
vấn đề Có 180 100.0 100.0 100.0
Covid - 19

(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS)

Hình 4: Biểu đồ thống kê người quan tâm đến vấn đề Covid

(Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS)

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy 100% người được khảo sát quan tâm đến vấn
đề Covid. Qua đó ta có thể biết được vấn đề Covid hiện vẫn còn đang là một vấn đề
hết sức phức tập và được người dân cả nước đặc biệt quan tâm và chú ý đến.

1.5.Yếu tố tự cách ly có quan trọng

Bảng 1.5: Thống kê sự quan trọng của yếu tố tự cách ly

Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Yếu tố tự Có 180 100.0 100.0 100.0
cách ly có

33
quan trọng

Hình 5: Biểu đồ thống kê sự quan trọng của yếu tố tự cách ly

(Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS)

Theo biểu đồ thống kê ta có thể thấy 100% người được khảo sát khẳng định sự
quan trọng của yếu tố tự cách ly. Tự cách ly sẽ giúp giảm bớt sự tiếp xúc và giúp ngăn
chặn tốt dịch bệnh hơn nên yếu tố tự cách ly là quan trọng và thực sự cần thiết.

1.6. Địa phương sinh sống

Bảng 1.6: Thống kê theo địa phương sinh sống

Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent

Địa phương Có 65 36.1 36.1 36.1


sinh sống là
vùng dịch Không 115 63.9 63.9 100.0

(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS)

34
Hình 6: Biểu đồ thống kê địa phương sinh sống

(Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS)

Dựa vào biểu đồ thông kê cho ta có thể thấy số lượng người tham gia khảo sát
chủ yếu sinh sống ở địa phương không phải vùng dịch chiếm tỷ lệ cao với 63,9%
tương ứng với 115 phiếu. Còn số người sinh sống ở địa phương là vùng dịch cũng
chiếm tỷ lệ không nhỏ với 65 trên tổng 180 phiếu tương ứng với 36,1%. Như vậy, ta
có thể thấy vẫn còn không ít địa phương vẫn còn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-
19.

2. Phân tích thống kê mô tả

Bảng 2: Thống kê mô tả cho biến giải thích nhiều biến quan sát

Responses Percent of
Cases
N Percent

Kênh cập nhập Báo chí 75 24.2% 41.7%


thông tin về Covid -
Truyền hình 82 26.5% 45.6%
19
Các mạng xã hội
153 49.4% 85.0%
khác

35
Total 310 100.0% 172.2%

( Nguồn xử lý số liệu trên SPSS )

Bảng 2.1. Thống kê mô tả cho các biến độc lập

N Minimum Maximum Mean Std.


Deviation
NT1 180 3 5 4.43 .599
NT2 180 1 5 4.43 .717
NT3 180 1 5 4.39 .773
NT4 180 1 5 4.37 .891
TT1 180 1 5 4.28 .798
TT2 180 1 5 4.01 .918
TT3 180 1 5 3.88 .901
TT4 180 1 5 3.90 .910
MTS1 180 1 5 3.88 1.066
MTS2 180 1 5 3.72 1.064
MTS3 180 1 5 3.74 1.159
MTS4 180 1 5 2.70 1.402
MTS5 180 1 5 3.01 1.404
TCCV1 180 1 5 3.82 1.037
TCCV2 180 1 5 4.00 .951
TCCV3 180 1 5 4.36 .707
TCCV4 180 1 5 3.18 1.251
TCCV5 180 1 5 3.51 1.203
QDPL1 180 1 5 4.35 .815
QDPL2 180 1 5 4.26 .814
QDPL3 180 1 5 4.18 .833
NCTY1 180 1 5 3.67 1.018

36
NCTY2 180 1 5 3.57 1.099
NCTY3 180 1 5 4.06 .920
NCDB1 180 1 5 4.14 .824
NCDB2 180 1 5 4.24 .774
NCDB3 180 1 5 4.27 .809
NCDB4 180 1 5 4.33 .776
( Nguồn : xử lý số liệu trên SPSS )

Bảng 2.2. Mã hóa các nhân tố

Tôi là người có nếp sống ý thức trong bối cảnh phải chung sống với NT1
dịch covid 19

Tôi thường xuyên thực hiện thông điệp 5K do Bộ y tế khuyến cáo NT2

Tôi cảm thấy hài lòng khi tôi tuân thủ việc tự cách ly của bản thân NT3
trong thời gian giãn cách do dịch Covid 19

Tôi thấy bất bình khi vẫn còn tình trạng mọi người không tuân thủ NT4
việc tự cách ly trong thời gian giãn cách xã hội

Nhờ các chương trình thời sự thường xuyên cập nhật về tình hình TT1
dịch bệnh giúp tôi ý thức hơn trong việc tự cách ly

Nhờ sự tác động của những người có tầm ảnh hưởng mà tôi ý thức TT2
hơn trong việc tự cách ly

Ý thức tự cách ly của tôi được nâng cao hơn nhờ hệ thống loa phát TT3
thanh của phường, xã mỗi buổi sáng khi nói đến tình hình dịch bệnh
covid-19

Những băng rôn, khẩu hiệu chống dịch cũng tác động đến ý thức tự TT4
cách ly của tôi

Nơi tôi sống là vùng có diễn biến dịch căng thẳng nên tôi ý thức hơn MTS1
trong việc tự cách ly

Tôi nghĩ là, những người sống trong vùng xanh thường bị lơ là MTS2

37
trong việc tự cách ly tại nhà

Ý thức tự cách ly của những người xung quanh cũng tác động đến ý MTS3
thức tự cách ly của tôi

Tôi rất ngại trong việc tự cách ly ở nhà quá lâu vì gia đình tôi MTS4
thường xảy ra bất hòa

Tôi là người cần không gian, không thích bị gò bó, giới hạn bởi một MTS5
khuôn khổ

Công việc của tôi có thể làm từ xa nên việc tự cách ly trong thời TCCV1
gian giãn cách xã hội đối với tôi rất dễ dàng

Theo tôi, những người có công việc cần làm trực tiếp sẽ rất khó TCCV2
trong việc tự cách ly tại nhà

Thấy được sự vất vả và nguy hiểm của những người làm trong TCCV3
ngành y tế khiến tôi có ý thức hơn trong việc tự cách ly

Công việc của tôi thuộc nhóm ngành dễ tổn thương nếu giãn cách TCCV4
quá lâu

Ý thức tự cách ly của tôi chịu tác động bởi mức độ ảnh hưởng tới TCCV5
công việc do giãn cách xã hội

Tôi đã thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của nhà nước về QDPL1
cách ly tại nhà trong mùa dịch covid 19 này

Các quy định của nhà nước đặt ra đã làm tăng ý thức tự cách ly của QDPL2
tôi

Quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ người dân giúp việc tự QDPL3
cách ly của tôi dễ dàng hơn

Việc mua sắm nhu yếu phẩm cho gia đình tác động việc tự cách ly NCTY1
tại nhà của tôi

Việc tự cách ly tại nhà bị tác động khi tôi buộc phải ra khỏi nhà vì NCTY2
giải quyết công việc gấp

Tôi sẵn sàng tự cách ly nếu các nhu cầu thiết yếu được cung cấp đầy NCTY3

38
đủ, kịp thời

Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên tôi phải ở nhà cách ly NCDB1

Tôi ý thức hơn trong việc tự cách ly để tránh làm lây lan dịch bệnh NCDB2

Tự cách ly giúp tôi tránh nguy cơ trở thành các F (F0, F1, F2..) NCDB3

Số ca F0 trong cộng đồng khiến tôi ý thức hơn trong việc tự cách ly NCDB4

3.Kiểm định Cronbach’s Alpha


Theo Hair (1995), độ tin cậy của số liệu được định nghĩa như một mức độ mà
nhờ đó sự đo lường của các biến điều tra không gặp phải các sai số và cho ta kết quả
trả lời từ bản thân phía người khảo sát là chính xác và đúng với thực tế, sự khiếm
khuyết trong quá trình đo lường có thể ảnh hưởng đến việc điền các số liệu cho từng
biến.

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đo lường, để đánh giá độ tin
cậy của thang đo được xây dựng ta sử dụng hệ số Cronback’s Alpha. Hệ số
Cronbach’s alpha được sử dụng để loại biến rác trước vì các biến không phù hợp này
có thể tạo ra các yếu tố giả. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường
có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và
biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến - tổng
(Corrected Item - Total Correlation) sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không
đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo. Các tiêu chí được sử dụng khi
thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:

- Độ lớn của Alpha:

+ Lớn hơn 0.8 : cao

+ Từ 0.7 đến 0.8 : tốt

+ Từ 0.6 trở xuống : có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới
hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu.

39
- Loại các biến quan sát có:

+ Hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3);

+ Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6 (Alpha càng lớn thì
độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao)

- Các biến quan sát có :

+ Tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra.

+ Thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0.7).

4. Đánh giá độ tin cậy của thước đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha


- Thang đo nhận thức
Bảng 4

Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.816 4

Bảng 4.1: Hệ số Cronback’s Alpha chung của yếu tố “nhận thức”

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

[NT1] Tôi là người có


nếp sống ý thức trong bối
13.19 4.079 .577 .799
cảnh phải chung sống với
dịch covid 19
[NT2] Tôi thường xuyên
thực hiện thông điệp 5K 13.20 3.446 .703 .738
do Bộ y tế khuyến cáo

40
[NT3] Tôi cảm thấy hài
lòng khi tôi tuân thủ việc
tự cách ly của bản thân 13.23 3.297 .690 .742
trong thời gian giãn cách
do dịch Covid 19
[NT4] Tôi thấy bất bình
khi vẫn còn tình trạng
mọi người không tuân thủ 13.26 3.108 .615 .790
việc tự cách ly trong thời
gian giãn cách xã hội

Nguồn : Xử lý số liệu trên SPSS

Yếu tố “nhận thức” có 4 biến gồm: NT1, NT2, NT3, NT4. Theo như kết quả
phân tích, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.816 >0.6 => Thang đo “nhận thức” đạt độ tin
cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. Các biến NT1, NT2, NT3 và NT4 có hệ số
tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) lần lượt là: 0.577; 0.703;
0.690; 0.615 đều lớn 0,3 => Các biến quan sát trong yếu tố này đều được sử dụng
trong các phân tích tiếp theo.

- Thang đo tuyên truyền


Bảng 5

Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.850 4

Bảng 5.1: Hệ số Cronback’s Alpha chung của yếu tố “tuyên truyền”

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's


Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted

41
[TT1] Nhờ các chương
trình thời sự thường
xuyên cập nhật về tình
11.78 5.880 .542 .867
hình dịch bệnh giúp tôi ý
thức hơn trong việc tự
cách ly
[TT2] Nhờ sự tác động
của những người có tầm
12.06 4.969 .685 .813
ảnh hưởng mà tôi ý thức
hơn trong việc tự cách ly
[TT3] Ý thức tự cách ly
của tôi được nâng cao
hơn nhờ hệ thống loa
phát thanh của phường, 12.18 4.732 .784 .768
xã mỗi buổi sáng khi nói
đến tình hình dịch bệnh
covid-19
[TT4] Những băng rôn,
khẩu hiệu chống dịch
12.16 4.773 .759 .779
cũng tác động đến ý thức
tự cách ly của tôi

Nhóm yếu tố “ tuyên truyền” có 4 biến gồm: TT1,TT2,TT3 và TT4. Cả 4 biến


này đều có hệ số tương quan lớn hơn 0.3. Ngoài ra hệ số Cronbach’s Alpha khá cao
0.850 lớn hơn 0.6 nên thang đo tuyên truyền đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào
phân tích nhân tố tiếp theo.

- Thang đo môi trường sống


Bảng 6
Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.733 5

Bảng 6.1: Hệ số Cronback’s Alpha chung của yếu tố “môi trường sống”

42
Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's


Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted

[MTS1] Nơi tôi sống là


vùng có diễn biến dịch
13.22 14.819 .296 .752
căng thẳng nên tôi ý thức
hơn trong việc tự cách ly
[MTS2] Tôi nghĩ là,
những người sống trong
vùng xanh thường bị lơ 13.40 13.727 .450 .704
là trong việc tự cách ly
tại nhà
[MTS3] Ý thức tự cách
ly của những người xung
13.38 12.606 .540 .671
quanh cũng tác động đến
ý thức tự cách ly của tôi
[MTS4] Tôi rất ngại
trong việc tự cách ly ở
14.42 10.613 .626 .630
nhà quá lâu vì gia đình
tôi thường xảy ra bất hòa
[MTS5] Tôi là người cần
không gian, không thích
14.12 10.986 .577 .653
bị gò bó, giới hạn bởi
một khuôn khổ

Do biến [MTS1] có hệ số tương quan tổng < 0.3 nên ta loại biến này đi và chạy lại
Cronbach’s Alpha:

Bảng 6.2

Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.752 4

43
Bảng 6.3: Hệ số Cronback’s Alpha chung của yếu tố “môi trường sống”

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's


Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted

[MTS2] Tôi nghĩ là,


những người sống trong
vùng xanh thường bị lơ 9.48 10.631 .443 .747
là trong việc tự cách ly
tại nhà
[MTS3] Ý thức tự cách
ly của những người xung
9.47 9.859 .498 .721
quanh cũng tác động đến
ý thức tự cách ly của tôi
[MTS4] Tôi rất ngại
trong việc tự cách ly ở
10.50 7.793 .636 .642
nhà quá lâu vì gia đình
tôi thường xảy ra bất hòa
[MTS5] Tôi là người cần
không gian, không thích
10.20 7.815 .635 .643
bị gò bó, giới hạn bởi
một khuôn khổ

Sau khi loại bỏ biến MTS1 và chạy lại Cronbach’s Alpha thì nhóm yếu tố “
môi trường sống” còn 4 biến gồm: MTS2, MTS3, MTS4 và MTS5. Cả 4 biến này đều
có hệ số tương quan lớn hơn 0.3. Ngoài ra hệ số Cronbach’s Alpha là 0.752 lớn hơn
0.6 nên thang đo môi trường sống đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích
nhân tố tiếp theo.

- Thang đo tính chất công việc

Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

44
.671 5

Bảng 7.1: Hệ số Cronback’s Alpha chung của yếu tố “tính chất công việc”

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

[TCCV1] Công việc của


tôi có thể làm từ xa nên
việc tự cách ly trong thời 15.05 9.601 .184 .720
gian giãn cách xã hội đối
với tôi rất dễ dàng
[TCCV2] Theo tôi,
những người có công việc
cần làm trực tiếp sẽ rất 14.87 7.944 .560 .563
khó trong việc tự cách ly
tại nhà
[TCCV3] Thấy được sự
vất vả và nguy hiểm của
những người làm trong
14.51 9.670 .383 .645
ngành y tế khiến tôi có ý
thức hơn trong việc tự
cách ly
[TCCV4] Công việc của
tôi thuộc nhóm ngành dễ
15.69 6.772 .540 .560
tổn thương nếu giãn cách
quá lâu
[TCCV5] Ý thức tự cách
ly của tôi chịu tác động
bởi mức độ ảnh hưởng tới 15.36 7.070 .522 .570
công việc do giãn cách xã
hội

45
Do biến [TCCV1] có hệ số tương quan tổng < 0.3 nên ta loại biến này đi và chạy lại
Cronbach’s Alpha:
Bảng 7.2: Hệ số Cronback’s Alpha chung của yếu tố “tính chất công việc”

Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.720 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

[TCCV2] Theo tôi, những


người có công việc cần
làm trực tiếp sẽ rất khó 11.05 6.182 .531 .648
trong việc tự cách ly tại
nhà
[TCCV3] Thấy được sự
vất vả và nguy hiểm của
những người làm trong
10.69 7.947 .389 .661
ngành y tế khiến tôi có ý
thức hơn trong việc tự
cách ly
[TCCV4] Công việc của
tôi thuộc nhóm ngành dễ
11.87 4.693 .616 .588
tổn thương nếu giãn cách
quá lâu
[TCCV5] Ý thức tự cách
ly của tôi chịu tác động
bởi mức độ ảnh hưởng tới 11.54 4.797 .637 .571
công việc do giãn cách xã
hội

46
Sau khi loại bỏ biến TCCV1 và chạy lại Cronbach’s Alpha thì nhóm yếu
tố “ tính chất công việc” còn 4 biến gồm: TCCV2, TCCV3, TCCV4 và TCCV5.
Cả 4 biến này đều có hệ số tương quan lớn hơn 0.3. Ngoài ra hệ số Cronbach’s
Alpha là 0.720 lớn hơn 0.6 nên thang đo tính chất công việc đạt yêu cầu. Các
biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

- Thang đo quy định pháp luật


Bảng 8
Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.863 3

Bảng 8.1: Hệ số Cronback’s Alpha chung của yếu tố “quy định pháp luật”

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

[QDPL1] Tôi đã thực


hiện đúng và đầy đủ theo
quy định của nhà nước về 8.44 2.371 .687 .854
cách ly tại nhà trong mùa
dịch covid 19 này
[QDPL2] Các quy định
của nhà nước đặt ra đã
8.53 2.161 .808 .742
làm tăng ý thức tự cách ly
của tôi
[QDPL3] Quy định của
pháp luật về chính sách
hỗ trợ người dân giúp 8.61 2.250 .726 .820
việc tự cách ly của tôi dễ
dàng hơn

47
Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.863 lớn hơn 0.6 và có 3 biến quan sát đề có hệ
số biến tương quan tổng biến phù hợp lớn hơn 0.3 thỏa mãn điều kiện để đưa vào
phân tích nhân tố nên toàn bộ các biến quan sát có thể sử dụng cho lần phân tích tiếp
theo.

- Thang đo nhu cầu thiết yếu


Bảng 9.1: Hệ số Cronback’s Alpha chung của yếu tố “nhu cầu thiết yếu”

Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.723 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

[NCTY1] Việc mua sắm


nhu yếu phẩm cho gia
7.63 2.794 .627 .530
đình tác động việc tự cách
ly tại nhà của tôi
[NCTY2] Việc tự cách ly
tại nhà bị tác động khi tôi
7.73 2.836 .519 .672
buộc phải ra khỏi nhà vì
giải quyết công việc gấp
[NCTY3] Tôi sẵn sàng tự
cách ly nếu các nhu cầu
7.24 3.426 .497 .690
thiết yếu được cung cấp
đầy đủ, kịp thời

Yếu tố “nhu cầu thiết yếu” có 3 biến gồm: NCTY1, NCTY2, NCTY3. Theo
như kết quả phân tích, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.723 >0.6 => Thang đo “nhu cầu
thiết yếu” đạt độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. Các biến NCTY1,
NCTY2 và NCTY3 có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total
Correlation) lần lượt là: 0.627; 0.519; 0.497 đều lớn 0.3 => Các biến quan sát trong
yếu tố này đều được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
48
- Thang đo nguy cơ dịch bệnh

Bảng 10.1: Hệ số Cronback’s Alpha chung của yếu tố “nguy cơ dịch bệnh”

( Bên dưới )

Reliability Statistics

Cronbach’s N of
Alpha Items

.898 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach’s


Item Deleted if Item Item-Total Alpha if Item
Deleted Correlation Deleted

[NCDB1] Dịch bệnh diễn


biến phức tạp nên tôi 12.84 4.560 .718 .890
phải ở nhà cách ly
[NCDB2] Tôi ý thức hơn
trong việc tự cách ly để
12.73 4.398 .853 .840
tránh làm lây lan dịch
bệnh
[NCDB3] Tự cách ly
giúp tôi tránh nguy cơ trở 12.71 4.564 .736 .882
thành các F (F0, F1, F2..)
[NCDB4] Số ca F0 trong
cộng đồng khiến tôi ý
12.65 4.542 .793 .862
thức hơn trong việc tự
cách ly

Nhóm yếu tố “ nguy cơ dịch bệnh” có 4 biến gồm: NCDB1,NCDB2,NCDB3 và


NCDB4. Cả 4 biến này đều có hệ số tương quan lớn hơn 0.3. Ngoài ra hệ số
Cronbach’s Alpha khá cao 0.898 lớn hơn 0.6 nên thang đo nguy cơ dịch bệnh đạt yêu
cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

- Thang đo ý thức tự cách ly


Bảng 11.1: Hệ số Cronback’s Alpha chung của “ý thức tự cách ly” ( Bên dưới )

49
Bảng 11
Reliability Statistics

Cronbach’s N of
Alpha Items

.934 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Item-Total Alpha if Item
Deleted Correlation Deleted

[YTTCL1] Tôi tự thấy


mình là người có ý thức
tự cách ly trong thời gian 13.00 4.514 .823 .921
giãn cách do dịch Covid-
19
[YTTCL2] Tôi thấy việc
tự cách ly của người dân
12.92 4.568 .865 .907
là vô cùng cần thiết hiện
nay
[YTTCL3] Tự cách ly là
đang tự bảo vệ sức khoẻ
12.88 4.562 .857 .909
của bản thân gia đình và
Xã hội
[YTTCL4] Tôi đã chấp
hành nghiêm túc việc
12.93 4.666 .833 .917
cách ly trong thời gian
giãn cách xã hội

Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.934 lớn hơn 0.6 và có 4 biến quan sát đề có hệ
số biến tương quan tổng biến phù hợp lớn hơn 0.3 thỏa mãn điều kiện để đưa vào
phân tích nhân tố nên toàn bộ các biến quan sát có thể sử dụng cho lần phân tích tiếp
theo.

Kết luận :

50
Sau khi đã kiểm định xong 7 thang đo, nhóm nghiên cứu thu được kết quả là hệ số
Cronbach’s Alpha tổng dao động từ 0.720- 0.898 ( > 0.6), chứng tỏ các thang đo có độ
tin cậy cao. Ngoài tất cả các biến quan sát trong thang đo của các nhân tố đều có hệ số
tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Tuy nhiên, có 2 biến quan sát không thỏa mãn yêu
cầu là biến quan sát MTS1, TCCV1 . Vậy nên nhóm sẽ loại bỏ ba nhân tố này và giữ
lại 26 biến quan sát cho lần phân tích tiếp theo.

Bảng thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến
như sau:
Biến quan
Biến quan Cronbach’s
STT Nhân tố sát ban Biến bị loại
sát còn lại Anpha
đầu
1 Nhận thức 4 4 0.816

2 Tuyên truyền 4 4 0.850

3 Môi trường sống 5 4 0.752 MTS1

4 Tính chất công việc 5 4 0.720 TCCV1

5 Quy định pháp luật 3 3 0.863

6 Nhu cầu thiết yếu 3 3 0.723


7 Nguy cơ dịch bệnh 4 4 0.898

5. Phân tính khám phá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis)

Phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích
nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp, các biến
cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là
hệ số tải nhân tố (Factor Loading). Hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi
biến đo lường thuộc về nhân tố nào.

Trong phân tích nhân tố yêu cầu cần thiết như sau:

 Hệ số KMO ( Kaiser- Meyer- Olkin) phải có giá trị 0.5 trở lên ( 0.5 KMO 1)
thể hiện nhân tố phù hợp
 Kiểm định Bartlett ( Bartlett’s test) có ý nghĩa thống kê ( sig  0.05) chứng tỏ
các biến quan sát có tương quan với tổng thể. (Theo Hoàng trọng, Chu Nguyễn

51
Mộng Ngọc,2007, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức,
Tp.HCM)
 Eigenvalue ( đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố)  1
thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
 Kết quả phân tích nhân tố được thực hiện qua 2 lần. Mỗi lần loại bớt một số
biến có hệ số nhân tố không phù hợp, cứ như vậy đến lúc không còn biến nào
bị loại.

- Phân tích EFA cho các biến độc lập


Bảng 12: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s biến độc lập

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .906

Approx. Chi-Square 3029.664

Bartlett's Test of Sphericity df 325

Sig. .000

→ Bảng đầu tiên là KMO and Barlett’s Test. 0.5 ≤ KMO = 0.906 ≤ 1, phân tích nhân
tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu.

→ Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05, phân tích nhân tố là phù hợp.

Bảng 12.1 Kết quả giá trị phương sai giải thích cho các biến độc lập
Total Variance Explained

Compo Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared


nent Loadings Loadings

Total % of Cumula Total % of Cumula Total % of Cumula


Variance tive % Variance tive % Variance tive %

10.37
1 39.891 39.891 10.372 39.891 39.891 5.435 20.904 20.904
2
2 3.552 13.662 53.554 3.552 13.662 53.554 4.517 17.372 38.276
3 1.428 5.491 59.045 1.428 5.491 59.045 3.447 13.258 51.534

52
4 1.215 4.673 63.718 1.215 4.673 63.718 3.168 12.184 63.718
5 .915 3.518 67.236
6 .826 3.176 70.413
7 .749 2.882 73.295
8 .689 2.649 75.945
9 .640 2.463 78.408
10 .568 2.186 80.594
11 .542 2.084 82.678
12 .506 1.946 84.624
13 .456 1.754 86.378
14 .435 1.672 88.050
15 .418 1.606 89.656
16 .376 1.446 91.102
17 .362 1.392 92.494
18 .324 1.246 93.740
19 .284 1.092 94.832
20 .280 1.075 95.907
21 .260 1.001 96.909
22 .228 .878 97.787
23 .175 .674 98.461
24 .160 .616 99.076
25 .126 .486 99.562
26 .114 .438 100.000

→ Trong bảng kết quả phân tích trên cho thấy, tổng phương sai trích ở dòng
Component số 4 và cột Cumulative % có giá trị phương sai cộng dồn các yếu tố là
63.718% > 50% đáp ứng tiêu chuẩn.
Kết luận: 63.718% thay đổi các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát.

53
Giá trị Eigenvalue = 1.215> 1 và trích được 2 nhân tố mang ý nghĩa thông tin tốt
nhất.

Bảng 12.2 : Kết quả phân tích nhân tố của các biến độc lập
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4
[NT1] Tôi là người có nếp sống ý thức trong bối cảnh .772
phải chung sống với dịch covid 19
[NT2] Tôi thường xuyên thực hiện thông điệp 5K do Bộ .727
y tế khuyến cáo
[NT3] Tôi cảm thấy hài lòng khi tôi tuân thủ việc tự .679
cách ly của bản thân trong thời gian giãn cách do dịch
Covid 19
[NT4] Tôi thấy bất bình khi vẫn còn tình trạng mọi .663
người không tuân thủ việc tự cách ly trong thời gian
giãn cách xã hội
[TT1] Nhờ các chương trình thời sự thường xuyên cập .570
nhật về tình hình dịch bệnh giúp tôi ý thức hơn trong
việc tự cách ly
[TT2] Nhờ sự tác động của những người có tầm ảnh .727
hưởng mà tôi ý thức hơn trong việc tự cách ly
[TT3] Ý thức tự cách ly của tôi được nâng cao hơn nhờ .811
hệ thống loa phát thanh của phường, xã mỗi buổi sáng
khi nói đến tình hình dịch bệnh covid-19
[TT4] Những băng rôn, khẩu hiệu chống dịch cũng tác .792
động đến ý thức tự cách ly của tôi
[MTS2] Tôi nghĩ là, những người sống trong vùng xanh
thường bị lơ là trong việc tự cách ly tại nhà
[MTS3] Ý thức tự cách ly của những người xung quanh .585
cũng tác động đến ý thức tự cách ly của tôi
[MTS4] Tôi rất ngại trong việc tự cách ly ở nhà quá lâu .785

54
vì gia đình tôi thường xảy ra bất hòa
[MTS5] Tôi là người cần không gian, không thích bị gò .778
bó, giới hạn bởi một khuôn khổ
[TCCV2] Theo tôi, những người có công việc cần làm .557
trực tiếp sẽ rất khó trong việc tự cách ly tại nhà
[TCCV3] Thấy được sự vất vả và nguy hiểm của những
người làm trong ngành y tế khiến tôi có ý thức hơn
trong việc tự cách ly
[TCCV4] Công việc của tôi thuộc nhóm ngành dễ tổn .776
thương nếu giãn cách quá lâu
[TCCV5] Ý thức tự cách ly của tôi chịu tác động bởi .804
mức độ ảnh hưởng tới công việc do giãn cách xã hội
[QDPL1] Tôi đã thực hiện đúng và đầy đủ theo quy .683
định của nhà nước về cách ly tại nhà trong mùa dịch
covid 19 này
[QDPL2] Các quy định của nhà nước đặt ra đã làm tăng .635
ý thức tự cách ly của tôi
[QDPL3] Quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ .564
người dân giúp việc tự cách ly của tôi dễ dàng hơn
[NCTY1] Việc mua sắm nhu yếu phẩm cho gia đình tác .561
động việc tự cách ly tại nhà của tôi
[NCTY2] Việc tự cách ly tại nhà bị tác động khi tôi .711
buộc phải ra khỏi nhà vì giải quyết công việc gấp
[NCTY3] Tôi sẵn sàng tự cách ly nếu các nhu cầu thiết .735
yếu được cung cấp đầy đủ, kịp thời
[NCDB1] Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên tôi phải ở .741
nhà cách ly
[NCDB2] Tôi ý thức hơn trong việc tự cách ly để tránh .782
làm lây lan dịch bệnh
[NCDB3] Tự cách ly giúp tôi tránh nguy cơ trở thành .719
các F (F0, F1, F2..)

55
[NCDB4] Số ca F0 trong cộng đồng khiến tôi ý thức .798
hơn trong việc tự cách ly

→ Từ kết quả ma trận xoay, biến MTS2 và TCCV3 sẽ bị loại.


Tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 sau khi đã loại đi 2 biến
quan sát MTS2 và TCCV3.

Xoay ma trận lần 2:


Bảng 12.3
KMO and Bartlett’s Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .907

Approx. Chi-Square 2818.358

Bartlett’s Test of Sphericity df 276

Sig. .000

Nguồn : Xử lý số liệu trên SPSS


→ Bảng thứ hai này là KMO and Barlett’s Test. 0.5 ≤ KMO = 0.907 ≤ 1, phân tích
nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu.
→ Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05, phân tích nhân tố là phù hợp.
Bảng 12.4
Total Variance Explained

Compo Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of Squared


nent Squared Loadings Loadings

Total % of Cumulat Total % of Cumulat Total % of Cumulat


Variance ive % Variance ive % Variance ive %

1 9.723 40.512 40.512 9.723 40.512 40.512 5.247 21.862 21.862


2 3.480 14.501 55.013 3.480 14.501 55.013 4.282 17.840 39.702
3 1.414 5.891 60.904 1.414 5.891 60.904 3.153 13.137 52.839
4 1.198 4.992 65.896 1.198 4.992 65.896 3.134 13.057 65.896

56
5 .796 3.317 69.213
6 .750 3.123 72.336
7 .729 3.038 75.374
8 .631 2.628 78.002
9 .568 2.366 80.368
10 .544 2.265 82.633
11 .463 1.929 84.562
12 .454 1.890 86.452
13 .421 1.754 88.206
14 .392 1.633 89.839
15 .369 1.536 91.375
16 .343 1.428 92.803
17 .324 1.349 94.152
18 .286 1.190 95.342
19 .272 1.134 96.476
20 .233 .971 97.447
21 .183 .765 98.211
22 .177 .736 98.947
23 .135 .564 99.511
24 .117 .489 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Extraction Method: Principal Component Analysis.

→ Trong bảng kết quả phân tích trên cho thấy, tổng phương sai trích ở dòng
Component số 4 và cột Cumulative % có giá trị phương sai cộng dồn các yếu tố là
65.896% > 50% đáp ứng tiêu chuẩn.
Kết luận: 65.896% thay đổi các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát.

Giá trị Eigenvalue = 1.198> 1 và trích được 2 nhân tố mang ý nghĩa thông tin tốt nhất

57
Bảng 12.5
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4
[NT1] Tôi là người có nếp sống ý thức trong bối cảnh phải .793
chung sống với dịch covid 19
[NT2] Tôi thường xuyên thực hiện thông điệp 5K do Bộ y .721
tế khuyến cáo
[NT3] Tôi cảm thấy hài lòng khi tôi tuân thủ việc tự cách .680
ly của bản thân trong thời gian giãn cách do dịch Covid 19
[NT4] Tôi thấy bất bình khi vẫn còn tình trạng mọi người .659
không tuân thủ việc tự cách ly trong thời gian giãn cách xã
hội
[TT1] Nhờ các chương trình thời sự thường xuyên cập .571
nhật về tình hình dịch bệnh giúp tôi ý thức hơn trong việc
tự cách ly
[TT2] Nhờ sự tác động của những người có tầm ảnh hưởng .734
mà tôi ý thức hơn trong việc tự cách ly
[TT3] Ý thức tự cách ly của tôi được nâng cao hơn nhờ hệ .815
thống loa phát thanh của phường, xã mỗi buổi sáng khi nói
đến tình hình dịch bệnh covid-19
[TT4] Những băng rôn, khẩu hiệu chống dịch cũng tác .796
động đến ý thức tự cách ly của tôi
[MTS3] Ý thức tự cách ly của những người xung quanh .580
cũng tác động đến ý thức tự cách ly của tôi
[MTS4] Tôi rất ngại trong việc tự cách ly ở nhà quá lâu vì .777
gia đình tôi thường xảy ra bất hòa
[MTS5] Tôi là người cần không gian, không thích bị gò .772
bó, giới hạn bởi một khuôn khổ
[TCCV2] Theo tôi, những người có công việc cần làm trực .550
tiếp sẽ rất khó trong việc tự cách ly tại nhà
[TCCV4] Công việc của tôi thuộc nhóm ngành dễ tổn .777

58
thương nếu giãn cách quá lâu
[TCCV5] Ý thức tự cách ly của tôi chịu tác động bởi mức .815
độ ảnh hưởng tới công việc do giãn cách xã hội
[QDPL1] Tôi đã thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định .687
của nhà nước về cách ly tại nhà trong mùa dịch covid 19
này
[QDPL2] Các quy định của nhà nước đặt ra đã làm tăng ý .640
thức tự cách ly của tôi
[QDPL3] Quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ .561
người dân giúp việc tự cách ly của tôi dễ dàng hơn
[NCTY1] Việc mua sắm nhu yếu phẩm cho gia đình tác .562
động việc tự cách ly tại nhà của tôi
[NCTY2] Việc tự cách ly tại nhà bị tác động khi tôi buộc .730
phải ra khỏi nhà vì giải quyết công việc gấp
[NCTY3] Tôi sẵn sàng tự cách ly nếu các nhu cầu thiết yếu .741
được cung cấp đầy đủ, kịp thời
[NCDB1] Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên tôi phải ở nhà .749
cách ly
[NCDB2] Tôi ý thức hơn trong việc tự cách ly để tránh .789
làm lây lan dịch bệnh
[NCDB3] Tự cách ly giúp tôi tránh nguy cơ trở thành các .722
F (F0, F1, F2..)
[NCDB4] Số ca F0 trong cộng đồng khiến tôi ý thức hơn .801
trong việc tự cách ly

 Sau khi chạy lại ma trận xoay cho ra kết quả 24 biến quan sát được gom thành 4
nhân tố mới. Do có sự xáo trộn giữa biến quan sát của các nhân tố nên nhóm phải
đặt tên lại cho nhân tố mới như sau:

Biến độc
STT Biến quan sát
lập mới
1 [F1] [QDPL1] Tôi đã thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của nhà nước về
Nguy cơ cách ly tại nhà trong mùa dịch covid 19 này

59
[QDPL2] Các quy định của nhà nước đặt ra đã làm tăng ý thức tự cách ly của
tôi
[NCTY3] Tôi sẵn sàng tự cách ly nếu các nhu cầu thiết yếu được cung cấp
đầy đủ, kịp thời
dịch
bệnh [NCDB1] Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên tôi phải ở nhà cách ly
[NCDB2] Tôi ý thức hơn trong việc tự cách ly để tránh làm lây lan dịch bệnh
[NCDB3] Tự cách ly giúp tôi tránh nguy cơ trở thành các F (F0, F1, F2..)
[NCDB4] Số ca F0 trong cộng đồng khiến tôi ý thức hơn trong việc tự cách ly
[MTS3] Ý thức tự cách ly của những người xung quanh cũng tác động đến ý
thức tự cách ly của tôi
[MTS4] Tôi rất ngại trong việc tự cách ly ở nhà quá lâu vì gia đình tôi thường
xảy ra bất hòa
[MTS5] Tôi là người cần không gian, không thích bị gò bó, giới hạn bởi một
khuôn khổ

[F2] Tác [TCCV2] Theo tôi, những người có công việc cần làm trực tiếp sẽ rất khó
động trong việc tự cách ly tại nhà
2
xung [TCCV4] Công việc của tôi thuộc nhóm ngành dễ tổn thương nếu giãn cách
quanh quá lâu
[TCCV5] Ý thức tự cách ly của tôi chịu tác động bởi mức độ ảnh hưởng tới
công việc do giãn cách xã hội
[NCTY1] Việc mua sắm nhu yếu phẩm cho gia đình tác động việc tự cách ly
tại nhà của tôi
[NCTY2] Việc tự cách ly tại nhà bị tác động khi tôi buộc phải ra khỏi nhà vì
giải quyết công việc gấp
3 [F3] [TT2] Nhờ sự tác động của những người có tầm ảnh hưởng mà tôi ý thức hơn
Tuyên trong việc tự cách ly
truyền
[TT3] Ý thức tự cách ly của tôi được nâng cao hơn nhờ hệ thống loa phát
thanh của phường, xã mỗi buổi sáng khi nói đến tình hình dịch bệnh covid-19
[TT4] Những băng rôn, khẩu hiệu chống dịch cũng tác động đến ý thức tự
cách ly của tôi
[QDPL3] Quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ người dân giúp việc tự

60
cách ly của tôi dễ dàng hơn
[NT1] Tôi là người có nếp sống ý thức trong bối cảnh phải chung sống với
dịch covid 19
[NT2] Tôi thường xuyên thực hiện thông điệp 5K do Bộ y tế khuyến cáo
[F4] [NT3] Tôi cảm thấy hài lòng khi tôi tuân thủ việc tự cách ly của bản thân
4 Nhận trong thời gian giãn cách do dịch Covid 19
thức
[NT4] Tôi thấy bất bình khi vẫn còn tình trạng mọi người không tuân thủ
việc tự cách ly trong thời gian giãn cách xã hội
[TT1] Nhờ các chương trình thời sự thường xuyên cập nhật về tình hình dịch
bệnh giúp tôi ý thức hơn trong việc tự cách ly

- Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập mới


+ Thang đo [F1] Nguy cơ dịch bệnh
Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.918 7

Item-Total Statistics

Scale Scale Corrected Cronbach'


Mean if Variance Item-Total s Alpha if
Item if Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted

[QDPL1] Tôi đã thực hiện đúng và đầy đủ


theo quy định của nhà nước về cách ly tại 25.29 16.432 .753 .905
nhà trong mùa dịch covid 19 này
[QDPL2] Các quy định của nhà nước đặt ra
25.38 16.528 .737 .906
đã làm tăng ý thức tự cách ly của tôi
[NCTY3] Tôi sẵn sàng tự cách ly nếu các
nhu cầu thiết yếu được cung cấp đầy đủ, kịp 25.59 16.299 .664 .916
thời

61
[NCDB1] Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên
25.51 16.486 .734 .907
tôi phải ở nhà cách ly
[NCDB2] Tôi ý thức hơn trong việc tự cách
25.40 16.163 .853 .895
ly để tránh làm lây lan dịch bệnh
[NCDB3] Tự cách ly giúp tôi tránh nguy cơ
25.38 16.773 .701 .910
trở thành các F (F0, F1, F2..)
[NCDB4] Số ca F0 trong cộng đồng khiến
25.32 16.396 .808 .899
tôi ý thức hơn trong việc tự cách ly

→ Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.918≥ 0.6 là một thang đo tốt nên đạt yêu
cầu về độ tin cậy.
 Thang đo [F2] Tác động xung quanh
Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.874 8

Item-Total Statistics

Scale Scale Corrected Cronbach'


Mean if Variance Item-Total s Alpha if
Item if Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted

[MTS3] Ý thức tự cách ly của những người xung


quanh cũng tác động đến ý thức tự cách ly của 23.67 39.151 .575 .864
tôi
[MTS4] Tôi rất ngại trong việc tự cách ly ở nhà
24.70 35.876 .645 .858
quá lâu vì gia đình tôi thường xảy ra bất hòa
[MTS5] Tôi là người cần không gian, không
24.40 35.806 .652 .857
thích bị gò bó, giới hạn bởi một khuôn khổ
[TCCV2] Theo tôi, những người có công việc
cần làm trực tiếp sẽ rất khó trong việc tự cách ly 23.42 41.284 .542 .867
tại nhà

62
[TCCV4] Công việc của tôi thuộc nhóm ngành
24.24 36.529 .709 .849
dễ tổn thương nếu giãn cách quá lâu
[TCCV5] Ý thức tự cách ly của tôi chịu tác động
bởi mức độ ảnh hưởng tới công việc do giãn 23.91 36.790 .725 .848
cách xã hội
[NCTY1] Việc mua sắm nhu yếu phẩm cho gia
23.74 40.772 .539 .867
đình tác động việc tự cách ly tại nhà của tôi
[NCTY2] Việc tự cách ly tại nhà bị tác động khi
tôi buộc phải ra khỏi nhà vì giải quyết công việc 23.84 38.177 .695 .852
gấp

→ Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.874≥ 0.6 là một thang đo tốt nên đạt yêu
cầu về độ tin cậy.

 Thang đo [F3] Tuyên truyền


Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.872 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

[TT2] Nhờ sự tác động


của những người có tầm
11.96 5.372 .696 .848
ảnh hưởng mà tôi ý thức
hơn trong việc tự cách ly
[TT3] Ý thức tự cách ly
của tôi được nâng cao
hơn nhờ hệ thống loa phát
12.08 5.060 .815 .799
thanh của phường, xã mỗi
buổi sáng khi nói đến tình
hình dịch bệnh covid-19

63
[TT4] Những băng rôn,
khẩu hiệu chống dịch
12.06 5.220 .753 .825
cũng tác động đến ý thức
tự cách ly của tôi
[QDPL3] Quy định của
pháp luật về chính sách
hỗ trợ người dân giúp 11.78 5.880 .644 .867
việc tự cách ly của tôi dễ
dàng hơn

Nguồn : Xử lý dữ liệu trên SPSS


→ Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.872≥ 0.6 là một thang đo tốt nên đạt yêu
cầu về độ tin cậy.

 Thang đo [F4] Nhận thức


Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.849 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

[NT1] Tôi là người có


nếp sống ý thức trong bối
17.47 6.798 .602 .835
cảnh phải chung sống với
dịch covid 19
[NT2] Tôi thường xuyên
thực hiện thông điệp 5K 17.48 6.027 .708 .805
do Bộ y tế khuyến cáo

64
[NT3] Tôi cảm thấy hài
lòng khi tôi tuân thủ việc
tự cách ly của bản thân 17.51 5.760 .722 .800
trong thời gian giãn cách
do dịch Covid 19
[NT4] Tôi thấy bất bình
khi vẫn còn tình trạng
mọi người không tuân thủ 17.53 5.591 .629 .831
việc tự cách ly trong thời
gian giãn cách xã hội
[TT1] Nhờ các chương
trình thời sự thường
xuyên cập nhật về tình
17.63 5.833 .665 .816
hình dịch bệnh giúp tôi ý
thức hơn trong việc tự
cách ly

Nguồn : Xử lý số liệu trên SPSS


→ Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.849≥ 0.6 là một thang đo tốt nên đạt yêu
cầu về độ tin cậy.

Hệ sống KMO và kiểm định Barlett’s Test biến phụ thuộc


KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .862

Approx. Chi-Square 597.491

Bartlett's Test of Sphericity Df 6

Sig. .000

Nguồn : Xử lý số liệu trên SPSS


-> Bảng này là KMO and Barlett’s Test .0.5 ≤KMO = 0.862 ≤ 1 , phân tích nhân tố
được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu
-> Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05 phân tích nhân tố là phù hợp

65
Kết qủa giá trị phương sai cho biến phụ thuộc
Total Variance Explained

Componen Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared


t Loadings

Total % of Cumulative Total % of Cumulative


Variance % Variance %

1 3.341 83.522 83.522 3.341 83.522 83.522


2 .269 6.718 90.240
3 .207 5.166 95.406
4 .184 4.594 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Nguồn : Xử lý số liệu trên SPSS
→ Giá trị Eigenvalue = 3,341 ≥ 1 và trích được 1 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông
tin tốt nhất.
→ Tổng phương sai trích = 83.522≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy,
1 nhân tố được trích cô đọng được 83.522% biến thiên các biến quan sát.
 Vậy từ kết quả xoay ma trận ta có các nhân tố được định nghĩa lại như sau:
STT Nhân tố Các biến quan sát Loại
1 QDPL1, QDPL2, NCTY3, NCDB1,
[F1]Nguy cơ dịch bệnh Độc lập
NCDB2, NCDB3, NCDB4
2 [F2] Tác động xung quanh MTS3, MTS4, MTS5, NCTY1, NCTY2,
Độc lập
TCCV2, TCCV4, TCCV5
3 [F3] Tuyên truyền TT2, TT3, TT4, QDPL3 Độc lập
4 [F4] Nhận thức NT1, NT2, NT3, NT4, TT1 Độc lập
5 Ý thức tự cách ly YTTCL1, YTTCL2, YTTCL3, YTTCL4 Phụ thuộc
Tổng số lượng biến quan sát độc lập : 24 biến
Tổng số lượng biến phụ thuộc : 4 biến
Nguồn : Xử lý số liệu trên SPSS
-> Sau khi định nghĩa lại nhân tố , chúng ta sẽ tiến hành tạo biến đại diện theo bảng
nhân tố được định nghĩa ở lại trên . Việc tạo biến đại diện sẽ giúp chúng ta có được
các nhân tố phục vụ cho bước chạy tương quan Pearson và Hồi quy đa biến về sau

66
6. Phân tích tương quan pearson

Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố (Pearson )


Correlations
Ý thức [F1] [F2] [F3] [F4]
tự cách Nguy Tác Tuyên Nhận
ly cơ dịch động truyền thức
bệnh xung
quanh
Ý thức tự cách Pearson 1 .814** .276** .519** .732**
ly Correlation
Sig. (2- .000 .000 .000 .000
tailed)
N 180 180 180 180 180
[F1] Nguy cơ Pearson .814** 1 .370** .677** .709**
dịch bệnh Correlation
Sig. (2- .000 .000 .000 .000
tailed)
N 180 180 180 180 180
[F2] Tác động Pearson .276** .370** 1 .509** .291**
xung quanh Correlation
Sig. (2- .000 .000 .000 .000
tailed)
N 180 180 180 180 180
[F3] Tuyên Pearson .519** .677** .509** 1 .597**
truyền Correlation
Sig. (2- .000 .000 .000 .000
tailed)
N 180 180 180 180 180
[F4] Nhận thức Pearson .732** .709** .291** .597** 1
Correlation

67
Sig. (2- .000 .000 .000 .000
tailed)
N 180 180 180 180 180
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

→ Sig tương quan Pearson các biến độc lập F1, F2, F3, F4 với biến phụ thuộc YTTCL
nhỏ hơn 0.05. Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến
YTTCL. Giữa F1 và YTTCL có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là 0.814, giữa
F2 và YTTCL có mối tương quan yếu nhất với hệ số r là 0.276.
→ Các cặp biến độc lập đều có mức tương quan khá yếu với nhau, như vậy, khả năng
cao sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

7. Phân tích hồi quy


- Kiểm định hệ số hồi quy
- Coefficientsa
Model Unstandardize Stand t Sig. 95.0% Collinearity
d Coefficients ardize Confidence Statistics
d Interval for B
Coeff
icient
s
B Std. Beta Lowe Upp Tole VIF
Erro r er ranc
r Boun Bou e
d nd
1 (Constant) .090 .217 .413 .680 -.339 .519
[F1] Nguy .702 .068 .661 10.387 .000 .568 .835 .396 2.524
cơ dịch
bệnh
[F2] Tác .000 .038 -.001 -.012 .991 -.075 .074 .738 1.355
động xung
quanh
[F3] Tuyên -.124 .056 -.133 - 2.202 .029 -.235 -.013 .441 2.268
truyền

68
[F4] Nhận .402 .068 .343 5.878 .000 .267 .537 .471 2.124
thức
a. Dependent Variable: Ý thức tự cách ly
Biến [F2] Tác động xung quanh có sig kiểm định là 0.991 > 0.05, do đó biến này
không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, hay nói cách khác, biến này không có sự tác
động lên biến phụ thuộc Ý thức tự cách ly. Do đó, ta loại bỏ biến [F2] và thực hiện
phân tích hồi quy với 3 biến [F1], [F3], [F4] có tương quan với biến phụ thuộc
YTTCL, kết quả thu được như sau:

Coefficientsa

Model Unstandardized Standar t Sig. 95.0% Confidence Collinearity


Coefficients dized Interval for B Statistics
Coeffici
ents

B Std. Beta Lower Upper Tolera VIF


Error Bound Bound nce

(Constant) .089 .213 .419 .675 -.331 .509

[F1] Nguy
.701 .067 .661 10.433 .000 .569 .834 .398 2.515
cơ dịch bệnh
1 [F3] Tuyên
-.124 .052 -.133 -2.390 .018 -.226 -.022 .514 1.944
truyền

[F4] Nhận
.402 .068 .343 5.901 .000 .268 .537 .472 2.119
thức

a. Dependent Variable: Ý thức tự cách ly

- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

69
Coefficientsa

Model Unstandardized Standar t Sig. 95.0% Confidence Collinearity


Coefficients dized Interval for B Statistics
Coeffici
ents

B Std. Beta Lower Upper Tolera VIF


Error Bound Bound nce

(Constant) .089 .213 .419 .675 -.331 .509

[F1] Nguy
.701 .067 .661 10.433 .000 .569 .834 .398 2.515
cơ dịch bệnh
1 [F3] Tuyên
-.124 .052 -.133 -2.390 .018 -.226 -.022 .514 1.944
truyền

[F4] Nhận
.402 .068 .343 5.901 .000 .268 .537 .472 2.119
thức

a. Dependent Variable: Ý thức tự cách ly


- Kiểm định tự tương quan của phần dư
Model Summaryb

M R R Adjuste Std. Change Statistics Durbin-


od Squa dR Error of Watson
el re Square the R Square F Change df1 df2 Sig. F
Estimate Change Change

1 .848a .719 .715 .37680 .719 150.468 3 176 .000 1.506

a. Predictors: (Constant), [F4] Nhận thức, [F3] Tuyên truyền, [F1] Nguy cơ dịch bệnh

70
b. Dependent Variable: Ý thức tự cách ly

→ Giá trị Adjusted R Square hiệu chỉnh bằng 0.715 cho thấy biến độc lập đưa vào
chạy hồi quy ảnh hưởng 71,5% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 28,5% là do
các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
→ Hệ số Durbin – Watson dùng để kiểm định sự tương quan của các sai số kề nhau có
giá trị biến thiên từ 0 đến 4. Ở phần kiểm định này ta nhận thấy các sai số không có
tương quan chuỗi bậc nhất với nhau vì giá trị DW = 1,506 (nằm trong khoảng 1,5-
2,5). Giá trị này có thể thay đổi khi ta thay đổi vị trí thứ tự các bảng sắp xếp các quan
sát trong tập dữ liệu quan sát. , nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên không có hiện
tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra.

- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy


ANOVA

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 64.090 3 21.363 150.468 .000b


Residual 24.988 176 .142

Total 89.078 179

a. Dependent Variable: Ý thức tự cách ly


b. Predictors: (Constant), [F4] Nhận thức, [F3] Tuyên truyền, [F1] Nguy cơ dịch
bệnh
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS)

→ Sig kiểm định F bằng 0.000 < 0.05, như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù
hợp.

- Kiểm định phương sai của sai số không đổi


Correlations
ABSRES [F1] [F3] [F4] Nhận
Nguy cơ Tuyên thức
dịch bệnh truyền
S ABSRES Correlation 1.000 -.159* -.219** .046

71
p Coefficient
e
Sig. (2-tailed) . .053 .003 .541
ar
m N 180 180 180 180
a
[F1] Nguy Correlation -.159* 1.000 .660** .649**
n'
cơ dịch Coefficient
s
bệnh
rh Sig. (2-tailed) .053 . .000 .000
o
N 180 180 180 180
[F3] Tuyên Correlation -.219** .660** 1.000 .570**
truyền Coefficient
Sig. (2-tailed) .003 .000 . .000
N 180 180 180 180
[F4] Nhận Correlation .046 .649** .570** 1.000
thức Coefficient
Sig. (2-tailed) .541 .000 .000 .
N 180 180 180 180
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Từ bảng trên ta thấy sig mối tương quan hạng giữa ABSRES với biến [F3] đang
nhỏ hơn 0.05, nghĩa là đang có hiện tượng phương sai thay đổi xảy ra, nên ta loại 2
nhân tố này và thực hiện kiểm định lại:
Correlations
ABSRE [F1] Nguy [F4]
S cơ dịch Nhận
bệnh thức
Spea ABSRES Correlation Coefficient 1.000 -.159* .046
rma
Sig. (2-tailed) . .053 .539
n's
rho N 180 180 180
[F1] Nguy cơ Correlation Coefficient -.159* 1.000 .649**

72
dịch bệnh Sig. (2-tailed) .053 . .000
N 180 180 180
[F4] Nhận thức Correlation Coefficient .046 .649** 1.000
Sig. (2-tailed) .539 .000 .
N 180 180 180
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

- Kết quả hồi quy


Coefficientsa

Model Unstandardized Stand t Sig. 95.0% Collinearity


Coefficients ardize Confidence Statistics
d Interval for B
Coeffi
cients

B Std. Beta Lower Upper Toler VIF


Error Bound Bound ance

(Constant) .059 .215 .275 .784 -.366 .484

[F1] Nguy
.629 .061 .593 10.335 .000 .509 .750 .497 2.011
1 cơ dịch bệnh

[F4] Nhận
.366 .067 .312 5.431 .000 .233 .498 .497 2.011
thức

a. Dependent Variable: Ý thức tự cách ly

- Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients)


BF1 = 0.629 Dấu (+): Quan hệ cùng chiều. Khi đánh giá về nguy cơ dịch bệnh
tăng thêm 1 điểm, ý thức tự cách ly sẽ tăng thêm 0.629 điểm.
BF4 = 0.366 Dấu (+): Quan hệ cùng chiều. Khi đánh giá về Nhận thức tăng thêm
1 điểm, ý thức tự cách ly sẽ tăng thêm 0.366 điểm.
- Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients)

73
Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập, các hệ số hồi quy chuẩn
hóa có thể chuyển đổi với dạng phần trăm như sau:
Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập theo tỷ lệ %
Thứ tự ảnh
STT Biến Standard.Beta %
hưởng
1 [F1] Nguy cơ dịch bênh 0.593 65,52% 1
2 [F4] Nhận thức 0.312 34,48% 2
Tổng 0,905 100%
- Biến [F1] Nguy cơ dịch bệnh đóng góp 65,52%%, biến [F4] Tính Nhận thức đóng
góp 34,48%.
Như vậy, thứ tự ảnh hưởng đến ý thức tự cách ly là: [F1] Nguy cơ dịch bệnh, [F4]
Nhận thức
Như vậy, với 7 giả thuyết từ H1 đến H7 chúng ta đã đặt ra ban đầu ở mục Giả thuyết
nghiên cứu. Có 2 giả thuyết tương ứng với các biến: Nguy cơ dịch bệnh, Nhận thức.
Phương trình hồi quy chuẩn hóa:
YTTCL = 0.593*F1 + 0.312* F4
Ý thức tự cách ly = 0.593 * Nguy cơ dịch bệnh+ 0.312 * Nhận thức ..
II . Kết quả xử lý định tính
Về địa phương sinh sống thì có 3/5 người được phỏng vấn là sống ở vùng có
tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp. Còn 2 người là không sống ở vùng có dịch. Tuy
nhiên, cả 5 người được phỏng vấn đều cho rằng việc tự cách ly trong thời gian giãn
cách là thực sự cần thiết. Mặc dù trong 5 người được phỏng vấn có 2 người không
sống trong địa phương có dịch nhưng mọi người vẫn ý thức được việc tự cách ly khi
cần thiết.
Về việc cách ly xã hội ảnh hưởng tích cực đến mọi người xung quanh thì có 1/5
người là không đồng ý bởi vì mọi người đang quen với cuộc sống sinh hoạt bình
thường. Việc cách ly xã hội làm tắc nghẽn, đình trệ mọi thứ ... Còn 4/5 ý kiến lại cho
rằng việc cách ly xã hội có ảnh hưởng tích cực đến mọi người xung quanh vì nó giúp
chúng ta tránh được nguy cơ nhiễm bệnh và hạn chế được sự lây lan trong cộng đồng.
Qua việc phỏng vấn về đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý thức tự
cách ly của người dân trong thời gian giãn cách do dịch Covid 19”. Nhóm nghiên cứu
đã thống kê được những câu trả lời:

TT Các yếu tố Số người phỏng vấn: 5

74
Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ đồng ý

1 Nhận thức 5 100

2 Tuyên truyền 5 100

3 Môi trường sống 5 100

4 Quy định pháp luật 5 100

5 Nhu cầu thiết yếu 5 100

6 Tính chất công việc 5 100

7 Nguy cơ dịch bệnh 5 100

Tất cả người tham gia phỏng vấn đều trả lời rất nhiệt tình. Sau khi thu thập và xử
lý kết quả phỏng vấn, nhóm đều nhận thấy được sự đồng tình của người được phỏng
vấn về tất cả các yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian
giãn cách xã hội. Từ kết quả phỏng vấn nhóm không tìm thêm được nhân tố nào mới.

 So sánh kết quả nghiên cứu định tính và định lượng

Giống nhau:

Đều có 2 nhân tố ảnh hưởng đến ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian
giãn cách là Nhận thức và nguy cơ dịch bệnh

 Khác nhau:

Kết quả định tính Kết quả định lượng

Kết quả sau khi phỏng vấn cho ra 7 Kết quả khảo sát cho ra 2 nhân tố ảnh
nhân tố ảnh hưởng tuyệt đối: Nhận hưởng: Nguy cơ dịch bệnh và nhận
thức, tuyên truyền , môi trường sống, thức.
quy định pháp luật, nhu cầu thiết yếu,
tính chất công việc, nguy cơ dịch bệnh.

75
CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dịch Covid-19 đã bùng phát lần thứ 4 ở nước ta, diễn biến phức tạp và kéo dài. Tự
cách ly trong thời gian giãn cách xã hội là vấn đề quan trọng giúp việc kiểm soát dịch
dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên ý thức tự cách ly của mỗi người trong thời
gian giãn cách xã hội là khác nhau và chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Sau quá trình
nghiên cứu: “Yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian
giãn cách xã hội”. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định
lượng, định tính, chọn mẫu kích thước hợp lý; sử dụng mô hình phân tích nhân tố
khám phá EFA; sử sụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo
nhằm loại bỏ các yếu tố có trọng số phân tích EFA nhỏ. Sau đó dùng phương pháp hồi
quy để tìm kiếm các nhân tố có mức ảnh hưởng như thế nào đến ý thức tự cách ly của
người dân trong thời gian giãn cách xã hội. Kết thúc quá trình xử lý và phân tích dữ
liệu, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận như sau:
- Hai nhân tố tác động đến ý thức tự cách ly trong thời gian giãn cách xã hội là
Nguy cơ dịch bệnh và Nhận thức. Trong đó, nhân tố “Nguy cơ dịch bệnh” có
ảnh hưởng nhất, sau đó đến nhân tố “Nhận thức”.
Ngoài ra, đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:
- Tìm ra các nhân tố tác động đến ý thức tự cách ly rong thời gian giãn cách xã
hội
- Xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềm xử lý số liệu SPSS.
- Đánh giá được mức ảnh hưởng của các nhân tố trên thông qua khảo sát thực tế
và phân tích các số liệu khảo sát.
- Đề tài đã giải quyết được câu hỏi nghiên cứu khi chỉ ra hai yếu tố: Nguy cơ
dịch bệnh và Nhận thức có ảnh hưởng lớn nhất đến ý thức tự cách ly trong thời
gian giãn cách xã hội.
2. Giải pháp và kiến nghị
Giải pháp đóng góp để giải quyết vấn đề:
+ Thứ nhất, mở rộng quy mô mẫu điều tra.
+ Thứ hai, thiết kế bảng hỏi đơn giản, dễ hiểu, đầy đủ nội dung cần thiết.
+ Thứ ba, thay đổi mô hình nghiên cứu để có độ chính xác cao hơn.
Một số kiến nghị:
- Đối với nhân tố “Nguy cơ dịch bệnh”, tại các khu vực thực hiện giãn cách xã
hội, các ngành, địa phương cần tổ chức tốt, hỗ trợ tối đa nhu yếu phẩm cho
người dân vùng giãn cách xã hội; đáp ứng mọi yêu cầu về y tế cho người dân
mọi lúc, mọi nơi để người dân có thể yên tâm cách ly xã hội. Tại các tỉnh,
thành phố có dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ tử vong cao thì phải thực
hiện phong tỏa, cách ly triệt để, kết hợp với các biện pháp khác để kìm chế, đẩy

76
lùi dịch bệnh, chữa trị kịp thời, hiệu quả, giảm tối đa ca tử vong. Chính phủ cần
có những biện pháp tuyên truyền để người dân nắm bắt được tình hình diễn
biến phức tạp của dịch covid 19, tránh chủ quan, xem nhẹ dịch bệnh; cần có
những chỉ thị, quy định kịp thời để hạn chế người dân ra đường góp phần làm
giảm số ca lây nhiễm trong cộng đồng.
- Đối với nhân tố “Nhận thức”, nghiên cứu gợi ý rằng chính phủ cần phải duy
trì được lòng tin của người dân, cần có những biện pháp tuyên truyền, những
quy định pháp luật phù hợp để góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của
người dân về dịch bệnh và tầm quan trọng của việc tự cách ly xã hội từ đó giúp
mau chóng kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh. Hiện nay, tình hình dịch covid
19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Do vậy cùng với việc thực hiện
nghiêm, quyết liệt các giải pháp ứng phó, ngăn chặn dịch, điều quan trọng nhất
là mỗi người cần nhận thức được về sự nguy hiểm của dịch bệnh, nâng cao ý
thức trách nhiệm, trang bị cho bản thân và gia đình những kiến thức cơ bản về
phòng, chống dịch covid 19 theo các khuyến cáo của Bộ Y tế; có chế độ sinh
hoạt lành mạnh giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể; hạn chế tụ tập nơi đông
người; không nghe theo cũng như phát tán các thông tin chưa được kiểm
chứng, tác động tiêu cực tới xã hội… Giãn cách xã hội là một biện pháp cấp
thiết có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhanh dịch bệnh ở Việt Nam,
mỗi người cần nâng cao ý thức bản thân để dịch bệnh sớm được đẩy lùi, để
cuộc sống được trở lại bình thường.

 Tư liệu

 Định tính

PHIẾU PHỎNG VẤN

Nghiên cứu các yếu tố tác động ý thức tự cách ly của người dân trong thời
gian giãn cách do dịch covid 19

Xin chào anh/chị!

Chúng tôi là nhóm sinh viên khoa Kinh tế - Luật của trường Đại học Thương
mại. Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành thực hiện đề tài thảo luận: " Nghiên
cứu các yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian giãn
cách do dịch Covid-19".

77
Rất mong anh/chị dành ra một chút thời gian để nói lên quan điểm của mình đối
với những phát biểu được đề cập trong Phiếu khảo sát. Ý kiến của anh/chị đóng
góp vai trò quan trọng cho thành công của nghiên cứu này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Chúng tôi cam kết những thông tin phỏng vấn dưới đây chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu của nhóm.

Họ và tên người được phỏng vấn:

Nghề nghiệp:

Độ tuổi:

Khu vực sinh sống:

CÂU HỎI PHỎNG VẤN

1. Nơi anh chị sinh sống hiện tại , dịch bệnh covid 19 có đang diễn ra phức
tạp không ? không . Nếu có, mọi người thực hiện cách ly xã hội như thế
nào ?
2. Anh/chị nghĩ việc tự cách ly trong thời gian giãn cách có cần thiết không?
Tại sao?
3. Anh chị nghĩ việc cách ly xã hội có ảnh hưởng tích cực đến mọi người
xung quanh trong thời dịch bệnh như thế nào ?
4. Anh/chị có thể kể tên một số yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của
người dân trong thời gian giãn cách do dịch covid-19? Theo anh/chị, yếu
tố nào là quan trọng nhất? Và tại sao anh/chị lại nghĩ nó là yếu tố quan
trọng nhất?

Anh/ chị vui lòng chia sẻ quan điểm của anh/chị liên quan đến yếu tố tác
động ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian giãn cách do dịch
covid 19

1.Theo anh/chị nhận thức có tác động đến ý thức tự cách ly của người dân
trong thời gian giãn cách do dịch Covid-19 không?

1.1. Theo anh/chị lối sống tác động như thế nào đến ý thức tự cách ly?

78
1.2. Theo anh chị thì hiểu biết của mỗi người về tầm nguy hiểm của dịch bệnh
có ảnh hưởng như thế nào tới ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian
giãn cách do dịch Covid 19?

1.3. Theo anh chị thì hiểu biết về sự lây lan của bệnh virus corona có ảnh
hưởng như thế nào tới ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian giãn cách
do dịch covid 19?

2. Anh/chị có thường xuyên nghe các thông tin tuyên truyền về việc tự cách
ly trong thời gian giãn cách xã hội không?

2.1 Anh/ chị tiếp nhận tuyên truyền qua phương tiện/cách thức nào?

2.2 Theo anh/chị thì việc tuyền truyền tác động như thế nào đến ý thức tự cách
ly?

2.3. Việc tuyên truyền như thế có ưu/ nhược điểm gì?

3. Anh/chị có làm đúng và nghiêm theo quy định của nhà nước về vấn đề
tự cách ly tại nhà do đại dịch covid 19 không?

3.1. Anh chị đã làm những gì để thực hiện đúng theo quy định của nhà nước về
vấn đề tự cách ly tại nhà?

3.2. Anh chị có gặp khó khăn gì trong việc thực hiện quy định của nhà nước
không?

4. Theo anh/chị, môi trường sống có tác động đến ý thức tự cách ly của
người dân trong thời gian giãn cách do dịch covid 19 không?

4.1. Theo anh/chị, gia đình có các khu vực thoáng đãng có lợi ích và thuận lợi
cho việc tự cách ly hay không?

4.2. Theo anh/chị, những người hàng xóm xung quanh có tác động như thế nào
đến việc tự cách ly?

5. Việc mua các nhu yếu phẩm thiết yếu (đồ ăn, các nhu yếu phẩm) trong
thời gian cách ly xã hội của anh chị diễn ra như thế nào?

5.1 Anh/chị được hỗ trợ như thế nào trong việc mua nhu yếu phẩm trong thời
gian giãn cách?

79
5.2 Anh/ chị nghĩ có nhược điểm hay vấn đề gì cần khắc phục trong cách
thức mua nhu yếu phẩm?

5.3. Việc mua nhu yếu phẩm là việc thiết yếu của mỗi gia đình thì anh/chị
làm thế nào để có thể vừa cách ly vừa có thể mua nhu yếu phẩm để sử dụng?

6. Theo anh/chị, tính chất khách quan của công việc có tác động đến ý thức
tự cách ly của người dân trong thời gian giãn cách do dịch covid 19 hay
không?

6.1. Theo anh/chị, công việc của anh/chị có ảnh hưởng như thế nào đến ý
thức tự giãn cách?

6.2. Theo anh/chị, những nhóm nghề nào có ý thức tuân thủ nhiều hơn về các
quy định giãn cách xã hội?

7. Với diễn biến của dịch bệnh, tiềm ẩn nguy cơ cao thì theo anh/chị vậy đó
có phải là yếu tố tác động trực tiếp đến ý thức tự cách ly?

7.1 Những điều gì mà anh/chị biết đã khiến xuất hiện nhiều ca lây nhiễm?

7.2 Anh/chị có biết hiện nay có những loại biến thể nào của SAR-COV-2 được
các chuyên gia đánh giá có khả năng lây lan cao và khó kiểm soát?

 Định lượng

BẢNG KHẢO SÁT


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý THỨC TỰ CÁCH LY CỦA
NGƯỜI DÂN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH DO DỊCH COVID - 19

Mô Hình

80
Nhận thức

1
Tuyên truyền
2

Môi trường sống


3 ý thức tự cách ly COVID
19

Tính khách quan của


công việc 5
6

Quy định của pháp luật


7

Nhu cầu thiết yếu

Nguy cơ dịch bệnh

Câu hỏi gạn lọc

1. Anh/Chị có quan tâm đến vấn đề Covid-19 hay không? Nếu quan tâm vui
lòng trả lời tiếp những câu hỏi dưới đây

A. Không ( Dừng lại tại đây , xin chân thành cảm ơn )

81
B. Có ( Trả lời tiếp các câu hỏi sau )

2. Anh/ Chị thường cập nhật thông tin dịch Covid-19 qua phương tiện nào?

A. Báo chí

B. Truyền hình

C. Các trang mạng xã hội

3. Theo anh/chị, vấn đề về ý thức tự cách ly tại nhà của người dân trong thời
gian giãn cách có quan trọng hay không?

A. Có

B. Không

4. Nơi sinh sống của anh/ chị có nằm trong khu vực có diễn biến dịch Covid-19
căng thẳng hay không?

A. Có

B. Không

Anh chị hãy cho biết mức độ đồng ý của các phát biểu sau về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian giãn cách

Với mức độ ý kiến :

1- Hoàn toàn không đồng ý


2- Không đồng ý
3- Trung lập
4- Đồng ý
5- Hoàn toàn đồng ý

STT Yếu tố tác động Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

1 Nhận thức

1.1 Tôi là người có nếp sống ý thức trong bối

82
cảnh phải chung sống với dịch Covid 19.

1.2 Tôi thường xuyên thực hiện thông điệp


5K do bộ y tế khuyến cáo.

1.3 Tôi cảm thấy hài lòng khi tôi tuân thủ
việc tự cách ly của bản thân trong thời
gian giãn do dịch Covid 19.

4. Tôi thấy bất bình khi vẫn còn tình


trạng mọi người không tuân thủ việc tự
1.4
cách ly trong thời gian giãn cách Xã hội.

2 Tuyên truyền

2.1 Các chương trình thời sự, chương trình


truyền hình khiến ý thức tự cách ly của
tôi tăng lên

2.2 Nhờ sự tác động của những người có tầm
ảnh hưởng mà tôi ý thức hơn trong việc
tự cách ly

Ý thức tự cách ly của tôi được nâng cao


hơn nhờ hệ thống loa phát thanh của
phường, xã,...

2.3 Những băng rôn, khẩu hiệu chống dịch


cũng tác động đến ý thức tự cách ly của
tôi

3 Môi trường sống

3.1 Nơi tôi sống là vùng có diễn biến dịch


căng thẳng nên tôi ý thức hơn trong việc
tự cách ly

3.2 Nơi tôi sống là vùng xanh nên tôi bị lơ là

83
trong việc tự cách ly của tôi.

3.3 Ý thức tự cách ly của những người xung


quanh cũng tác động đến ý thức tự cách
ly của tôi

3.4 Tôi rất ngại trong việc tự cách ly ở nhà


quá lâu vì gia đình tôi thường xảy ra bất
hòa

3.5 Tôi là người cần không gian, không thích


bị gò bó, giới hạn bởi một khuôn khổ.

4 Tính khách quan của công việc

4.1 Công việc của tôi có thể làm từ xa nên
việc tự cách ly trong thời gian giãn cách
xã hội đối với tôi rất dễ dàng

4.2 Công việc của tôi cần làm việc trực tiếp
nên rất khó trong việc tự cách ly trong
thời gian giãn cách xã hội

4.3 Các ngành nghề liên quan đến y tế hoặc


sinh viên y khoa làm tôi ý thức hơn trong
việc tự cách ly

4.4 Công việc của tôi thuộc nhóm ngành dễ


tổn thương nếu giãn cách quá lâu

4.5 Ý thức tự cách ly của tôi chịu tác động


bởi mức độ ảnh hưởng tới công việc do
giãn cách xã hội

5 Quy định của pháp luật

5.1 Tôi đã thực hiện đúng và đầy đủ theo quy


định của nhà nước về cách ly tại nhà

84
trong mùa dịch covid 19 này

5.2 Các quy định của nhà nước đặt ra đã làm


tăng ý thức tự cách ly của tôi

5.3 Tôi gặp khá nhiều khó khăn trong thời


gian tuân thủ theo chỉ thị của nhà nước

5.4 Quy định của pháp luật về chính sách hỗ
trợ người dân giúp việc tự cách ly của tôi
dễ dàng hơn

6 Nhu cầu thiết yếu

6.1 Việc mua sắm nhu yếu phẩm cho gia đình
tác động việc tự cách ly tại nhà của tôi

6.2 Việc tự cách ly tại nhà bị tác động khi tôi


buộc phải ra khỏi nhà vì giải quyết công
việc gấp

6.3 Tôi sẵn sàng tự cách ly nếu các nhu cầu
thiết yếu được cung cấp đầy đủ, kịp thơì

7 Nguy cơ dịch bệnh

7.1 Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên tôi phải
ở nhà cách ly

7.2 Tôi ý thức hơn trong việc tự cách ly để


tránh làm lây lan dịch bệnh

7.3 Tự cách ly giúp tôi tránh nguy cơ trở


thành các F (F0, F1, F2..).

7.4 Số ca F0 trong cộng đồng khiến tôi ý thức


hơn trong việc tự cách ly

Thông tin cá nhân

85
1. Bạn thuộc độ tuổi?

A. Dưới 18 B. Từ 18 đến 22 C. Từ 22 đến 35 D. Trên 35 (Cụ thể)

2. Giới tính của bạn?

A. Nam B. Nữ C. Khác

3. Hiện tại, bạn đang là :

A. Học sinh B. Sinh viên C. Đang đi làm D. Khác

86

You might also like