You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN

Tên học phần : Kinh tế học

Mã lớp học phần : 2338MIEC0821


Giáo viên hướng dẫn : Đào Thế Sơn
Nhóm :4
Chủ đề thảo luận : Chính sách tài khóa.

1
MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN.............................................................................................3


BIÊN BẢN HỌP NHÓM.....................................................................................................5
NỘI DUNG......................................................................................................................... 11
I. Chính sách tài khóa........................................................................................................11
1. Khái quát về chính sách tài khóa..................................................................................11
2. Công cụ của chính sách tài khóa...................................................................................11
3. Phân loại chính sách tài khóa........................................................................................12
4. Vai trò của chính sách tài khóa.....................................................................................13
II. Excel............................................................................................................................... 14
III. Tổng quan.................................................................................................................... 15
IV. Nhận xét........................................................................................................................ 17

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
ST Họ và Lớp HC Nội dung Đánh Chữ Ghi
T tên công việc giá ký chú
của của
nhóm nhó
trưởn m
g viên

31 Cao K58QT Mã hóa A


Thanh 4 thông tin,
Kim làm
Huệ powerpoint
.

32 Phạm K58QT Mã hóa A Thư ký


Thu 3 thông tin,
Huệ soạn thảo
văn bản,
hoàn thành
bài thảo
luận.

33 Chu K58QT Mã hóa A Nhóm


Khánh 4 thông tin, Trườn
Huyền phân công g
công việc,
hướng dẫn
làm bài
thảo luận,
thuyết
trình.

34 Đỗ Thị K58QT Mã hóa A


Thanh 3 thông tin,
Huyền vẽ biểu đồ
tổng quan.

35 Hoàng K58QT Mã hóa A

3
Thị 4 thông tin,
Khánh lập bảng
Huyền excel.

36 Thiều K58QT Mã hóa A


Thị 3 thông tin,
Huyền vẽ biểu đồ
tổng quan.

37 Trần K58QT Mã hóa A


Thị 4 thông tin,
Khánh vẽ biểu đồ
Huyền tổng quan.

38 Nguyễ K58QT Mã hóa A


n Thị 3 thông tin,
Thu nhận xét,
Hương thuyết
trình.

39 Phùng K58QT Mã hóa A


Thị 4 thông tin,
Thu lập bảng
Hương excel.

40 Trần K58QT Mã hóa A


Mai 3 thông tin,
Khánh lập bảng
excel.

4
LỚP HP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2338MIEC0821 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHÓM 4

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


(Lần 1)
Hôm nay, ngày 28 tháng 3 năm 2023, vào lúc 8h30p trên ứng dụng Google Meet diễn
ra cuộc họp với những nội dung như sau:
I. Thành phần tham gia:

1. Cao Thanh Kim Huệ 6. Thiều Thị Huyền

2. Phạm Thu Huệ 7. Trần Thị Khánh Huyền

3. Chu Khánh Huyền 8. Nguyễn Thị Thu Hương

4. Đỗ Thị Thanh Huyền 9. Phùng Thị Thu Hương

5. Hoàng Thị Khánh Huyền 10. Trần Mai Khánh

II. Nội dung cuộc họp:

5
1. Phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, cả nhóm đã quyết định.
2. Lên ý tưởng cho bài thảo luận:
- Nhóm trưởng trình bày phương hướng của bài thảo luận.
- Giải thích rõ hơn về từ khóa “Chính sách tài chính”.
- Lập gmail của nhóm và bật thông báo trên ứng dụng Google Alerts để nhận thông
báo về từ khóa “Chính sách tài khóa”.
- Chia thành các nhóm nhỏ để mã hóa thông tin về bài báo liên quan đến từ khóa
trong bài thảo luận.
3. Tổng kết:
- Nhóm trưởng tổng kết về công việc và nhiệm vụ.
- Mỗi cá nhân chuẩn bị nội dung riêng của nhóm nhỏ, mã hóa và báo cáo cho nhóm
trưởng.
- Lên lịch họp của buổi họp tiếp theo.

Thư ký Nhóm trưởng

Phạm Thu Huệ Chu Khánh Huyền

6
LỚP HP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2338MIEC0821 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHÓM 4

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


(Lần 2)

Hôm nay, ngày 15 tháng 4 năm 2023, vào lúc 14h00p trên ứng dụng Google Meet
diễn ra cuộc họp với những nội dung như sau:
I. Thành phần tham gia:

1. Cao Thanh Kim Huệ 6. Thiều Thị Huyền

2. Phạm Thu Huệ 7. Trần Thị Khánh Huyền

3. Chu Khánh Huyền 8. Nguyễn Thị Thu Hương

4. Đỗ Thị Thanh Huyền 9. Phùng Thị Thu Hương

5. Hoàng Thị Khánh Huyền 10. Trần Mai Khánh

II. Nội dung cuộc họp:

7
1. Kiểm tra lại nội dung, chỉ ra chỗ sai và thiếu sót của các thành viên.
2. Tiếp tục sửa nội dung.
3. Lên lịch họp cho buổi sau.

Thư ký Nhóm trưởng

Phạm Thu Huệ Chu Khánh Huyền

LỚP HP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


2338MIEC0821 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHÓM 4

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


(Lần 3)
Hôm nay, ngày 30 tháng 4 năm 2023, vào lúc 15h15p trên ứng dụng Google Meet
diễn ra cuộc họp với những nội dung như sau:
I. Thành phần tham gia:

1. Cao Thanh Kim Huệ 6. Thiều Thị Huyền

2. Phạm Thu Huệ 7. Trần Thị Khánh Huyền

3. Chu Khánh Huyền 8. Nguyễn Thị Thu Hương

4. Đỗ Thị Thanh Huyền 9. Phùng Thị Thu Hương

5. Hoàng Thị Khánh Huyền 10. Trần Mai Khánh

II. Nội dung cuộc họp:

8
1. Sau 5 tuần mã hóa thông tin bài báo, nhóm trưởng phân công tiếp nhiệm vụ cho
nhóm viên. Cụ thể:
- Lập bảng excel (gồm số thứ tự, tên bài báo, phân loại, phần trăm, link, ngày tháng):
Trần Mai Khánh, Phùng Thị Thu Hương, Hoàng Thị Khánh Huyền.
- Làm powerpoint (tóm tắt ngắn gọn thông tin đưa vào slice, tổng hợp 1 số hình ảnh từ
các bài báo): Cao Thanh Kim Huệ.
- Tổng quan (gồm nguồn chủ yếu, tích cực, tiêu cực, phân loại, tính trung bình % tỉ lệ
xuất hiện từ khóa): Đỗ Thị Thanh Huyền, Thiều Thị Huyền.
- Thuyết trình: Chu Khánh Huyền, Nguyễn Thị Thu Hương.
- Ghép các phần thành một bài thảo luận hoàn chỉnh, soát lỗi chính tả: Phạm Thu Huệ.
2. Lên lịch học cho buổi sau.

Thư ký Nhóm trưởng

Phạm Thu Huệ Chu Khánh Huyền

9
LỚP HP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2338MIEC0821 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHÓM 4

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


(Lần 4)
Hôm nay, ngày 7 tháng 4 năm 2023, vào lúc 16h00p trên ứng dụng Google Meet diễn
ra cuộc họp với những nội dung như sau:
I. Thành phần tham gia:

1. Cao Thanh Kim Huệ 6. Thiều Thị Huyền

2. Phạm Thu Huệ 7. Trần Thị Khánh Huyền

3. Chu Khánh Huyền 8. Nguyễn Thị Thu Hương

4. Đỗ Thị Thanh Huyền 9. Phùng Thị Thu Hương

5. Hoàng Thị Khánh Huyền 10. Trần Mai Khánh

II. Nội dung cuộc họp:


1. Kiểm tra lại nội dung.

10
2. Đi in bài thảo luận.

Thư ký Nhóm trưởng

Phạm Thu Huệ Chu Khánh Huyền

NỘI DUNG

I. Chính sách tài khóa.

1. Khái quát về chính sách tài khóa.


Chính sách tài khóa (fiscal policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác
động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của
chính phủ.
Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khóa là làm giảm quy mô biến động của sản lượng
trong chu kỳ kinh doanh. Mục tiêu này dẫn tới quan điểm cho rằng chính phủ cần vi chỉnh
hoạt động của nền kinh tế.

2. Công cụ của chính sách tài khóa.


Trong chính sách tài khoá, hai công cụ chủ yếu được sử dụng là chi tiêu của chính phủ và
thuế. Trong đó:
Thứ nhất: Chi tiêu chính phủ.
Hoạt động chi tiêu của chính phủ sẽ bao gồm hai loại là: chi mua sắm hàng hóa dịch vụ và
chi chuyển nhượng. Cụ thể:
- Chi mua hàng hoá dịch vụ: Tức là chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài, xây
dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán bộ
nhà nước... 
Chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ quyết định quy mô tương đối của khu vực
công trong tổng sản phẩm quốc nội - GDP so với khu vực tư nhân. Khi chính phủ tăng hay

11
giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ thì sẽ tác động đến tổng cầu theo tính chất số nhân.
Tức là nếu chi mua sắm của chính phủ tăng lên một đồng thì sẽ làm tổng cầu tăng nhiều hơn
một đồng và ngược lại, nếu chi mua sắm của chính phủ giảm đi một đồng thì sẽ làm tổng
cầu thu hẹp với tốc độ nhanh hơn. Bởi vậy, chi tiêu mua sắm được xem như một công cụ
điều tiết tổng cầu. 
- Chi chuyển nhượng: Là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính sách
như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội.Chi chuyển nhượng có
tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá
nhân. Theo đó, khi chính phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên. Và
qua hiệu số nhân của tiêu dùng cá nhân sẽ làm gia tăng tổng cầu.
Thứ hai: Thuế.
Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế
giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản… nhưng cơ bản thuế được chia làm
2 loại sau:
- Thuế trực thu (direct taxes) là loại thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của
người dân
- Thuế gián thu (indirect taxes) là loại thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong
lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. 
Trong một nền kinh tế nói chung, thuế sẽ có tác động theo hai cách. Theo đó:
Một là: Trái ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân
từ đó dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống. Điều này
khiến tổng cầu giảm và GDP giảm. 
Hai là: Thuế tác động khiến giá cả hàng hoá và dịch vụ “méo mó” từ đó gây ảnh hưởng đến
hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân.

3. Phân loại chính sách tài khóa.


Chính sách tài khóa bao gồm chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thắt chặt.
Mỗi loại sẽ có những tác động khác nhau đến nền kinh tế vĩ mô.
- Chính sách tài khóa mở rộng
Chính sách tài khóa mở rộng còn được gọi bằng chính sách tài khóa thâm hụt. Trong chính
sách này, Chính phủ sẽ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm nguồn thu từ thuế hoặc
kết hợp cả hai hình thức này với nhau.
Chính sách tài khóa mở rộng đóng vai trò trong việc cải thiện sản lượng của nền kinh tế,
tăng tổng cầu, tăng thêm việc làm cho người lao động, từ đó sự phát triển của nền kinh
tế.Chính sách tài khóa mở rộng được thực hiện khi suy thoái kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng
chậm, không phát triển, tình trạng thất nghiệp tăng trong xã hội. Chính sách này thường

12
được kết hợp cùng chính sách tiền tệ, làm nền tảng để ổn định và phát triển kinh tế hiệu quả
nhất.
- Chính sách tài khóa thắt chặt
Chính sách tài khóa thắt chặt được thực hiện bằng việc giảm chi tiêu chính phủ hoặc tăng
nguồn thu từ thuế hoặc Chính phủ kết hợp cả hai hình thức cùng một lúc.
Chính sách tài khóa thắt chặt giúp giảm sản lượng nền kinh tế, giảm tổng cầu. Chính chính
sách được áp dụng để đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng khi thấy sự phát triển quá
nhanh, tỷ lệ lạm phát cao và không ổn định.
- Chính sách tài khóa cùng chiều
Nếu mục tiêu của chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thay đổi
thế nào cũng được thì đó là chính sách tài khóa cùng chiều.
Trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, nếu áp dụng chính sách tài khóa cùng chiều tức là
tăng thuế và giảm chi tiêu của chính phủ (tăng T và giảm G) thì khi đó tổng cầu (AD) sẽ
giảm và nền kinh tế ngày càng suy thoái hơn.
Trong trường hợp nền kinh tế đương nóng, nếu áp dụng chính sách tài khóa cùng chiều tức
là giảm thuế và tăng chi tiêu của chính phủ (giảm T và tăng G) thì khi đó tổng cầu (AD) sẽ
tăng và nền kinh tế đã nóng lại càng nóng hơn, và tỷ lệ lạm phát cũng như thế mà tăng theo.
Như vậy, ta có thể thấy rằng mục tiêu cân bằng ngân sách không phải là mục tiêu chính của
kinh tế vĩ mô và chính sách tài khóa cùng chiều do vậy cũng không phải là chính sách
thường được sử dụng trong nền kinh tế vĩ mô.
- Chính sách tài khóa ngược chiều
Nếu mục tiêu của chính phủ là giữ cho sản lượng của nền kinh tế luôn ở mức tiềm năng
với mức việc làm đầy đủ dù cán cân ngân sách có thay đổi thế nào cũng được thì đó là chính
sách tài khóa ngược chiều.
Trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, nếu áp dụng chính sách tài khóa ngược chiều tức
là tăng thuế và giảm chi tiêu (tăng T và giảm G) thì khi đó tổng cầu (AD) sẽ tăng và nền
kinh tế đang suy thoái sẽ phát triển hơn. Tuy nhiên, ngân sách chính phủ thì ngày càng bị
thâm hụt.
Trong trường hợp nền kinh tế đương nóng, nếu áp dụng chính sách tài khóa ngược chiều
tức là giảm thuế và tăng chi tiêu (tăng G và giảm T) thì khi đó tổng cầu (AD) sẽ giảm và

13
nền kinh tế đang tăng trưởng cao sẽ được kìm bớt lại. Tuy nhiên, ngân sách chính phủ sẽ
thặng dư.

4. Vai trò của chính sách tài khóa.


Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh
tế, thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế. Với điều kiện bình thường, chính sách
tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tại thời điểm nền
kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức mục tiêu), chính sách tài khóa lại trở
thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng. 
Về mặt ý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị
trường. Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách
chi tiêu của chính phủ và thu chi ngân sách hiệu quả.
Khi áp dụng chính sách tài khóa, thường gặp phải những hạn chế sau: 
- Khó đo lường được quy mô chịu ảnh hưởng của chính sách tài khóa
- Trường hợp ước lượng được quy mô tác động của chính sách tài khóa, thì giá trị số liệu
này cũng lỗi thời so với tình hình tài chính hiện tại của quốc gia đó. Từ đó dẫn đến những
kết quả sai lệch so với mong muốn, mục đích sứ mệnh ban đầu của chính sách tài khóa.
Khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, nghĩa là sản phẩm được sản xuất ra từ nền kinh
tế thấp hơn dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp tăng, ngân sách được chi ra để bù đắp cho các dịch vụ
công tăng, tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Thâm hụt ngân sách gia tăng do nợ công, trả lương cho đội
ngũ nhân viên, cán bộ nhà nước, cán bộ giáo dục, nhân viên y tế,… trong khi vẫn giữ
nguyên chỉ tiêu ngân sách xã hội (dù thực tế nhu cầu xã hội ít hơn so với thực tế trong quá
khứ). 
Tăng chi tiêu hay giảm chi ngân sách luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính
sách nhà nước. 
Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư, người thụ hưởng, tầng lớp hưu trí, học sinh,
sinh viên, và những tầng lớp dễ chịu ảnh hưởng khác.

II. Excel.

14
III. Tổng quan.

Nguồn chủ yếu


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

15
Tích cực, tiêu cực
100%

90%

80%

70%

60%

50%

40% 79.07

30%

20%

10% 21.93

0%
Tích cực Tiêu cực

Phân loại
100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20% 38.81
35.07
10%
11.95
2.98 5.97 5.22
0%
Nguyên nhân Giải pháp Thông tin Thực trạng Mục tiêu Khác

16
Tỉ lệ phần trăm xuất hiện từ khóa
100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10% 21.

0%
Tỉ lệ xuất hiện từ khóa

IV. Nhận xét.


Từ việc đọc báo hàng ngày và từ đó mã hoá thông tin, sơ lược về nội dung các bài báo
khi nghiên cứu về một vấn đề, đã mang lại nhiều thông tin hữu ích, nắm bắt được tình
hình kinh tế hàng ngày, những khó khăn của những doanh nghiệp, người dân gặp phải, và
cách xử lý giải quyết, giúp đỡ từ Nhà nước nhằm đẩy mạnh các chiến lược phát triển nền
kinh tế. Với số lượng bài báo từ 3-9 bài/ngày.
Các bài báo được đưa về với miền tin chủ yếu ở Việt Nam, ngoài ra cũng xuất hiện một
số các bài báo kinh tế của nước ngoài. Sau các lần thay đổi từ khoá về chính sách tài khoá
trên Google Alerts, tỷ lệ % liên quan đến từ khoá càng cao, tuy nhiên vẫn xuất hiện một
số bài báo ít liên quan hay không liên quan đến Chính sách tài khoá như về việc trả nợ
của các doanh nghiệp, các vấn đề về y tế,... hoặc chủ yếu đề xuất đến các vấn đề về thất
nghiệp, chính sách tiền tệ, lạm phát,.... mà ít đề cập đến các chính sách tài khóa.
Một số bài báo chỉ một nửa thông tin liên quan đến Chính sách tài khoá, còn một phần
là quảng cáo hay thông tin về một số các hoạt động doanh nghiệp cùng các Chính sách hỗ
trợ khác. Các bài báo thông tin về các Chính sách tiền tệ, lạm phát, thực trạng nền kinh tế
và có xen vào một số các từ hay cụm từ về Chính sách tài khóa. Từ khoá “Chính sách tài
khoá” ít được biết khi nhắc đến nền kinh tế, chủ yếu là các bài báo liên quan đến từ khoá.
Vì vậy mà tên bài báo không xuất hiện từ “Chính sách tài khoá”. Các bài báo với tỷ lệ %

17
liên quan đến từ khoá cao thì chủ yếu nói về việc giảm thuế giá trị gia tăng VAT (Ví dụ
như “Vì sao nhiều ý kiến ủng hộ giảm 2% thuế VAT đồng loạt?”- 24/04; “Thủ tướng yêu
cầu sớm hoàn thiện phương án giảm 2% thuế VAT”- 26/04), giảm thuế ngân hàng Nhà
nước, thay đổi cơ sở hạ tầng, chi tiêu Nhà nước,....
Tuy nhiên khi làm về Chính sách tài khoá thắt chặt, thì ít có các bài báo liên quan đến
Tài khoá thắt chặt, chủ yếu là thông tin về Chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm thuế của
Chính phủ... Vì nền kinh tế cần phát triển, còn thiếu hụt, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ
Nhà nước. Từ việc mã hoá thông tin và thông tin từ các bài báo, thấy được tầm quan
trọng của Chính sách tài khoá đối với sự phục hồi, tăng trưởng và phát triển của các
doanh nghiệp, mở rộng thị trường, thúc đẩy nền kinh tế, khắc phục khó khăn, đặc biệt sau
dịch bệnh Covid 19.
Nắm bắt được các thông tin, mục tiêu, thực trạng, thách thức và tạo động lực giúp
doanh nghiệp vượt qua khó khăn và trở ngại về thuế, chi tiêu...và một số các vấn đề khác.
Từ đó, Chính phủ Nhà nước đề xuất các giải pháp giảm thuế, kích cầu tiêu dùng, cải thiện
các dòng tiền, cắt giảm một số các vấn đề về thuế, chi tiêu giúp doanh nghiệp, xã hội phát
triển hơn, đồng thời kết hợp các Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khoá...để hỗ trợ nền
kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc điều hành Chính sách
tài khoá của Chính phủ còn gặp các vấn đề.
Vì vậy Chính phủ rất linh hoạt trong các giải pháp, được thể hiện qua các Thông tư
quan trọng, thông báo, các điều Luật kinh tế,...được các Chuyên gia nhận xét, đề xuất;
mở các cuộc họp báo đưa ra các Chỉ thị, Nghị quyết hỗ trợ kịp thời các Doanh nghiệp
tránh những " cú sốc" của Thị trường. Đồng thời Chính phủ Nhà nước và các Chuyên gia
đặt ra các mục tiêu dài hạn để kích thích tiêu dùng, giảm thuế Doanh nghiệp,....tránh rủi
ro gặp phải, giúp Doanh nghiệp duy trì được sự bền vững, thích ứng được những biến
động và tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp đạt lợi nhuận, vươn ra thị trường thế giới.

-HẾT-

18
19

You might also like