You are on page 1of 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN


MÔN: Thị trường chứng khoán
Chủ đề: Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý vi
phạm trong Thị trường chứng khoán hiện nay.

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Thư


Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Hà Nội, 2023
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 6 LẦN 1

I. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

1. Thời gian: 20h00 - 20h45, ngày 22 tháng 02 năm 2023

2. Địa điểm/ hình thức: Online qua Google Meet.

II. THÀNH PHẦN THAM GIA

1. Có mặt: Hà Văn Lộc, Bùi Thị Hồng Liên, Hoàng Thu Luyến, Đào Ngọc Mai,
Tô Thành Nam, Trần Văn Lâm, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trần Thế Lâm, Nguyễn
Vũ Huyền Trang, Tạ Thị Hạ.

2. Tham gia muộn/ Vắng mặt: không có.

III. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Nhắc lại hình thức thảo luận trên lớp.


2. Mỗi thành viên đưa ra dàn ý bài thảo luận.
3. Nhóm trưởng viết biên bản họp.

NGƯỜI VIẾT
Nhóm trưởng

Hà Văn Lộc

2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 6 LẦN 2

I. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

1. Thời gian: 20h00 - 20h45, ngày 27 tháng 03 năm 2023

2. Địa điểm/ hình thức: Online qua Google Meet.

II. THÀNH PHẦN THAM GIA

1. Có mặt: Hà Văn Lộc, Bùi Thị Hồng Liên, Hoàng Thu Luyến, Đào Ngọc Mai,
Tô Thành Nam, Trần Văn Lâm, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trần Thế Lâm, Nguyễn
Vũ Huyền Trang, Tạ Thị Hạ.

2. Tham gia muộn/ Vắng mặt: không có.

III. NỘI DUNG CUỘC HỌP


1. Nhóm trưởng nêu nội dung công việc của buổi họp nhóm
2. Phân công công việc và thống nhất thời gian nộp bài thảo luận.
 Từ ngày 27/03 đến ngày 02/04/2023: Các thành viên hoàn thành nội dung bài
thảo luận.
 Từ ngày 02/04/2023 đến ngày 06/04/2023: Hoàn thành bản Ưord và Power
Point.
3. Nhóm trưởng viết biên bản họp nhóm lần thứ 2.

NGƯỜI VIẾT
Nhóm trưởng
Hà Văn Lộc

3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 6 LẦN 3

I. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

1. Thời gian: 20h00 - 20h45, ngày 06 tháng 04 năm 2023

2. Địa điểm/ hình thức: Online qua Google Meet.

II. THÀNH PHẦN THAM GIA

1. Có mặt: Hà Văn Lộc, Bùi Thị Hồng Liên, Hoàng Thu Luyến, Đào Ngọc Mai,
Tô Thành Nam, Trần Văn Lâm, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trần Thế Lâm, Nguyễn
Vũ Huyền Trang, Tạ Thị Hạ.

2. Tham gia muộn/ Vắng mặt: không có.

III. NỘI DUNG CUỘC HỌP


1. Nhóm trưởng nêu nội dung công việc của buổi họp nhóm
2. Nhóm xem nội dung của từng thành viên trong nhóm.
3. Nhóm trưởng tổng kết nội dung cần thuyết trình.
4. Nhóm trưởng viết biên bản họp nhóm lần thứ 3.

NGƯỜI VIẾT
Nhóm trưởng
Hà Văn Lộc

4
DANH SÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 6

STT Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá


Nội dung II + Thuyết
1 Bùi Thị Hồng Liên
trình
2 Tạ Thị Hạ Nội dung I, II

3 Trần Thế Lâm Nội dung I, II


Nội dung II + Power
4 Trần Văn Lâm
Point
5 Nguyễn Thị Ngọc Lan Nội dung II

6 Hoàng Thu Luyến Nội dung III

7 Nguyễn Vũ Huyền Trang Nội dung III

8 Tô Thành Nam Nội dung IV

9 Đào Ngọc Mai Nội dung IV

10 Hà Văn Lộc (nhóm trưởng) Tổng hợp Word

5
MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................1
1.1. Khái quát về hoạt động thanh tra, giám sát.....................................................1
1.1.1.Mục tiêu của thanh tra, giám sát.................................................................1
1.1.2.Những nội dung chủ yếu cần thanh tra, giám sát.......................................1
1.1.3.Phương thức thanh tra ở chứng khoán.......................................................3
1.1.4.Hệ thống tổ chức thanh tra chứng khoán....................................................3
1.2. Hoạt động giám sát.............................................................................................4
1.2.1.Giám sát các tổ chức niêm yết......................................................................4
1.2.2.Giám sát các hoạt động giao dịch tại các trung tâm và SGDCK...............6
1.2.3.Giám sát công ty chứng khoán.....................................................................8
1.3. Hoạt động thanh tra.........................................................................................11
1.3.1. Giám sát các tổ chức niêm yết...................................................................11
1.3.2. Thanh tra các giao dịch bất thường.........................................................12
1.3.3. Thanh tra, kiểm tra công ty chứng khoán................................................13
1.4. Hoạt động xử lí vi phạm...................................................................................14
1.4.1. Nguyên tắc xử lý vi phạm:.........................................................................15
1.4.2. Hình thức xử lý vi phạm:...........................................................................15
1.4.3. Thẩm quyền xử lý vi phạm:......................................................................16
1.4.4. Nội dung xử lý vi phạm:............................................................................17
CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM
TRA GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN HIỆN NAY..................................................................................................17
2.1.Khái quát về tình hình Thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện nay.. . .17
2.2.Tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm
trong Thị trường chứng khoán hiện nay...............................................................19
2.2.1.Thực trạng hoạt động giám sát Thị trường chứng khoán của Việt Nam19

6
2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra Thị trường chứng khoán của
Việt Nam............................................................................................................... 32
2.2.3 Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm Thị trường chứng khoán của Việt Nam
............................................................................................................................... 34
2.3 Những thành tựu, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và xử
lý vi phạm trong Thị trường chứng khoán hiện nay............................................36
2.3.1 Thành tựu......................................................................................................36
2.3.2 Hạn chế.........................................................................................................37
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA,
KIỂM TRA GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN HIỆN NAY..................................................................................................39
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM
TRA GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN HIỆN NAY..................................................................................................42
1. Đối với Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước..........................................................42
2. Đối với các bộ phận chứng khoán.....................................................................43
3. Đối với người làm công tác thanh tra, giám sát chứng khoán và thị trường
chứng khoán.............................................................................................................. 43
KẾT LUẬN

7
LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ra đời với sự hình thành của trung tâm
giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP Hồ Chí Minh vào ngày 20/7/2000 và sau đso là
TTGDCK Hà Nội vào ngày 8/3/2005. Kể từ đó đến nay, TTCK Việt Nam dã trải qua
nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Năm năm đầu tiên chứng kiến thị trường hoạt
động khá trầm lắng với số lượng các công ty niêm yết không nhiều. Sau đó, với sự ra
đời của Luật Chứng Khoán Việt Nam, TTCK tăng trưởng ngoạn mục và đạt đỉnh vào
năm 2007 với tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 40% GDP. Sau đó, ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, TTCK Việt Nam chùng xuống và
chỉ đạt 18% GDP. Giai đoạn tiếp theo là sự hồi phục nhanh chóng của TTCK và trở
thành một trong các thị trường tốt nhất Châu Á năm 2016. Tuy nhiên, là một thị trường
hết sức non trẻ, TTCK Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Một
trong số đó là công tác thanh tra, giám sát xử lý các vi phạm trên TTCK hiện nay .
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trên và dưới sự hướng dẫn của cô giáo Vũ Anh
Thư, nhóm đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và xử
lý vi phạm trong Thị trường chứng khoán hiện nay.

8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Khái quát về hoạt động thanh tra, giám sát

1.1.1.Mục tiêu của thanh tra, giám sát

Mục tiêu của thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật chứng khoán không phải chỉ
để trừng phạt những người vi phạm pháp luật, mà quan trọng hơn là để góp phần tạo
môi trường kinh doanh công khai, công bằng, có hiệu quả và bảo vệ những người đầu
tư. Hoạt động thanh tra, giám sát luôn quan tâm hướng tới việc ngăn ngừa và hạn chế
rủi ro, nhưng không thể xóa bỏ hết các rủi ro trên TTCK. Các rủi ro thường được tập
trung ngăn chặn và xử lí trước hết là những nguy cơ rủi ro hệ thống, có thể làm suy yếu
hệ thống tài chính, phá vỡ thị trường tổng thể, làm mất lòng tin của công chúng đầu tư.

Thanh tra chứng khoán hoạt động theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, đảm bảo chính
xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không một cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra chứng khoán.

1.1.2.Những nội dung chủ yếu cần thanh tra, giám sát

+ Một là, việc phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp

Trong lĩnh vực này, yêu cầu công tác thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật chứng
khoán tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Người phát hành chứng khoán: bao gồm các điều kiện, tiêu chuẩn để có thể cấp phép
phát hành,

- Các thủ tục phát hành chứng khoán,

- Thông tin trong bản cáo bạch,

- Quy định về công bố thông tin trước và sau khi phát hành,

- Các quy định về bảo vệ nhà đầu tư nhằm ngăn chặn hành vi lừa đảo, bảo vệ quyền lợi
cổ đông, chống hoạt động thâu tóm, sáp nhập...

1
+ Hai là, vấn đề giao dịch chứng khoán trên thị trường thứ cấp

Trong lĩnh vực này, yêu cầu công tác thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật chứng
khoán tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Trung tâm giao dịch chứng khoán: thanh tra, giám sát việc chấp hành quy định về
thành lập, tổ chức hoạt động của các trung tâm và SGDCK.

- Tổ chức kinh doanh chứng khoán: thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về
chế độ, điều kiện cấp phép kinh doanh, các quy định an toàn trong hoạt động kinh
doanh, các quy định về chế độ báo cáo thông tin và về ban giám đốc, chức năng nhiệm
vụ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

- Việc niêm yết và giao dịch chứng khoán tại trung tâm và SGDCK: thanh tra, giám sát
việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện các loại chứng khoán được niêm
yết và giao dịch trên thị trưởng.

- Quy định về hệ thống đăng kí, thanh toán bù trừ, lưu giữ chứng khoán: thanh tra,
giám sát việc chấp hành các quy định về đăng kí, thanh toán bù trừ, lưu giữ chứng
khoán niêm yết, giao dịch trên thị trường.

+ Ba là, các hoạt động giao dịch trên thị trường tập trung

Trong lĩnh vực này, yêu cầu công tác thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật chứng
khoán tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Giám sát theo dõi từng hoạt động giao dịch mua, bán từng loại chứng khoán, mức độ
biến động tăng, giảm giá cả, khối lượng giao dịch để phát hiện các giao dịch không
bình thường (bất thường, nghi ngờ).

- Tổ chức thanh tra nhằm phát hiện, xử lí các trường hợp giao dịch nội gián, hoặc thao
túng thị trường, thao túng giá cả.

- Kiểm soát tình trạng sở hữu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Thanh tra, giám sát các tin đồn có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

2
Phạm vi của thanh tra chứng khoán bao gồm tất cả các hoạt động trên TTCK như: phát
hành, niêm yết, giao dịch, thanh toán, lưu ký. chứng khoán và công bố thông tin,...
Thanh tra chứng khoán có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan trọng việc giám sát hoạt động phát
hành, kinh doanh, giao dịch, công bố thông tin, đăng kí, lưu kí và thanh toán bù trừ
chứng khoán. Thực hiện các cuộc thanh tra các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt
động phát hành, kinh doanh, giao dịch chứng khoán nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp
thời các vi phạm. Kiến nghị với Chủ tịch UBCKNN thực hiện các . biện pháp đảm bảo
thi hành pháp luật về CK & TTCK.

1.1.3.Phương thức thanh tra ở chứng khoán

Hoạt động thanh tra chứng khoán được thực hiện bằng 2 phương thức: giám sát và
thanh tra .

Yêu cầu đối với hoạt động giám sát là: dựa trên các hoạt động cụ thể, các số liệu, tài
liệu báo cáo (tức là kết hợp cả giám sát tại chỗ và giám sát từ xa) để phân tích, đối
chiếu với các quy định trong các văn bản pháp luật về CK & TTCK. Trên cơ sở đó
đánh giá việc chấp hành pháp luật và sớm phát hiện các dấu hiệu thiếu sót hoặc vi
phạm của các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường, đảm bảo được tính pháp lý của
báo cáo kết quả giám sát. Đây là hoạt động cần được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Việc thanh tra được tiến hành căn cứ vào kết quả giám sát. Hoạt động thanh tra chứng
khoán cần áp dụng cả 3 phương pháp: thanh tra định kỳ, thanh tra theo mục tiêu hay
chủ điểm và thanh tra đột xuất để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm một cách có
hiệu quả.

1.1.4.Hệ thống tổ chức thanh tra chứng khoán

Hệ thống tổ chức thanh tra chứng khoán có thể được tổ chức theo các cấp độ sau:

- Thanh tra chứng khoán: là tổ chức thanh tra nhà nước chuyên ngành về CK & TTCK
thuộc tổ chức bộ máy của cơ quan quản lí nhà nước.

- Trung tâm hoặc SGDCK: có trách nhiệm tổ chức một bộ phận để kiểm tra, giám sát
các hoạt động giao dịch tại trung tâm hoặc SGDCK.
3
- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán: có trách nhiệm tổ chức thành lập bộ
phận kiểm soát nội bộ, để thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật
trong hoạt động kinh doanh của mình.

Qua nghiên cứu hoạt động thanh tra, giám sát TTCK ở các nước cho thấy; để nâng cao
chất lượng công tác giám sát cần phải giải quyết thỏa đáng các vấn đề sau:

Một là, hệ thống giám sát phải được trao quyền lực hợp lý, có tính độc lập cao và tự
chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật về thanh tra, giám sát.

Hai là, phải có hệ thống kiểm tra chéo lẫn nhau. Quy trình và kỹ thuật thanh tra, giám
sát thị trường phải được bí mật. Những kết quả xử lý các vụ vi phạm nghiêm trọng phải
được công bố công khai để làm bài học cho các tổ chức và cá nhân tham gia thị trưởng,
để công chúng cảnh giác với các đối tượng đã từng vi phạm pháp luật chứng khoán.
Qua đó góp phần làm tăng lòng tin của công chúng đầu tư. Và đây chính là điều kiện
về mặt tâm lý, đảm bảo cho sự hoạt động nhộn nhịp trên TTCK.

Ba là, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào công tác thanh tra, giám sát thị
trường. Đây là một đòi hỏi tất yếu của mọi loại hình kiểm tra, giám sát, bởi nó là nền
tảng quan trọng để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra.

Bốn là, đội ngũ cán bộ kiểm tra phải có đạo đức, đòi hỏi người kiểm tra phải được rèn
luyện, thử thách và không ngừng bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời Nhà
nước cũng phải có chế độ đãi ngộ một cách thích đáng để giúp họ có thể an tâm trong
công việc của mình.

1.2. Hoạt động giám sát

1.2.1.Giám sát các tổ chức niêm yết

• Nội dung giám sát

- Phân tích các yếu tố trong hồ sơ phát hành, hồ sơ niêm yết chứng khoán,

- Phân tích việc tuân thủ các yêu cầu về công bố thông tin,

- Phân tích tính khả mại của cổ phiếu, trái phiếu,

4
- Phân tích khả năng thanh toán gốc và lãi trái phiếu, cổ tức,

- Phân tích các sự việc xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến giả cả cổ
phiếu, trái phiếu của công ty,

- Đánh giá các xu hưởng của chứng khoán phát hành, niêm yết.

• Hồ sơ giám sát:

+ Hồ sơ gốc:

- Tóm tắt các thông tin về những người đang điều hành tổ chức niêm yết,

- Tình hình tài chính và khả năng chi trả cổ tức, trả lãi trái phiếu trong các năm qua,

- Giá trị tài sản thuộc tổ chức niêm yết, tỷ trọng giá trị tài sản thuê, mượn (nếu có),

- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách tiếp thị và phân phối
sản phẩm,

- Chiến lược phát triển và các phương án hoạt động trong tương lai,

- Các thông tin về tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành (bảo lãnh
phát hành, ý kiến của kiểm toán...).

+ Các hồ sơ tài liệu theo dõi, phân tích việc duy trì các tiêu chuẩn niêm yết:

- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: tình trạng tài chính kể từ ngày chứng khoán
được niêm yết,

- Việc duy trì và phát triển để đảm bảo tối thiểu tỉ lệ vốn cổ phần, trái phiếu của tổ chức
niêm yết theo quy định quản lí hiện hành,

- Thực hiện chi trả cổ tức, lãi trái phiếu theo đúng nghĩa vụ đã cam kết,

- Những tác động bởi các tranh chấp, kiện tụng (nếu có),

- Việc công bố thông tin phải đảm bảo theo quy định hiện hành,

- Tỷ trọng giao dịch của từng loại chứng khoán trong tổng giao dịch thị trường.
5
- Tính pháp lí của thông tin, nội dung, thời gian và phương tiện công bố thông tin,

- Công tắc bảo quản lưu giữ các tài liệu công bố thông tin của tổ chức niêm yết,

- Giám sát việc cung cấp thông tin của tổ chức niêm yết phải chính xác, đầy đủ trên các
phương tiện thông tin theo quy định,

- Giám sát việc công bố thông tin kịp thời nhanh chóng và không tạo ra các thông tin
mà người đầu tư có thể hiểu nhầm,

- Giám sát việc công bố thông tin đã đảm bảo được sự rộng rãi, công bằng, tất cả các
nhà đầu tư đều nhận được lượng thông tin như nhau, kể cả số lượng và chất lượng
thông tin.

1.2.2.Giám sát các hoạt động giao dịch tại các trung tâm và SGDCK

 Nội dung giám sát

- Phân tích từng hoạt động mua bán chứng khoán và mức độ tăng,. giảm giá cả, khối
lượng giao dịch để phát hiện các giao dịch bất thường,

- Tổ chức kiểm tra nhằm phát hiện các giao dịch nội gián, hoặc giao dịch thao túng thị
trường, thao túng giá cả,

- Kiểm soát tình trạng sở hữu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước,

 Trình tự giám sát

- Giám sát, theo dõi các giao dịch chứng khoán. Đây là khâu đầu tiên của công tác
giám sát thị trường, trước hết là để phát hiện các giao dịch không bình thường, đó là
những giao dịch mà giá cả hoặc khối lượng giao dịch có sự biến động không giống như
xu hướng được ghi nhận trước đó.

- Khi phát hiện được những giao dịch bất thường thì phải theo dõi riêng và ghi chép
đầy đủ các thông tin như: giá cả, khối lượng giao dịch của mỗi loại chứng khoán, thời
gian bắt đầu có sự biến động... và tiếp tục theo dõi một tuần, hai tuần hoặc lâu hơn tùy
theo từng trường hợp cụ thể.

6
 Phương pháp giám sát

+ Theo khâu giám sát; có thể theo dõi qua hai khẩu trực tuyến và không trực tuyến.

- Khâu theo dõi trực tuyến: là theo dõi diễn biến các giao dịch hiển thị trên hệ thống
giao dịch liên tục qua các phiên giao dịch trong ngày.

- Khâu theo dõi không trực tuyến: là theo dõi sau khi đóng cửa, sử dụng kết quả giao
dịch của ngày trước đó để phân tích và theo dõi tiếp theo.

+ Theo thời gian giám sát; có thể theo dõi giao dịch chứng khoán trong ngày và theo
dõi giao dịch chứng khoán trong nhiều ngày.

Sau khi phát hiện giao dịch không bình thường:

- Yêu cầu công ty phát hành công bố thông tin và thu thập thông tin để phân tích,

- Hoặc, quyết định để theo dõi thêm nhiều ngày,

- Hoặc, báo cáo ngay cho phòng giám sát thị trường, thanh tra UBCKNN thực hiện
thanh tra trực tiếp.

Những trường hợp thuộc diện phải công bố thông tin:

- Khi giám chứng khoán hoặc khối lượng giao dịch ngoài mức chuẩn đã định,

- Khi giá giao dịch của một loại chứng khoán đạt tới mức giới hạn sản hoặc mức trần
ngay trong ngày giao dịch,

- Khi có tin đồn về loại chứng khoán có giao dịch khả nghi,

- Chứng khoán đã bị đình chỉ giao dịch, chứng khoán mới phát hành, chứng khoán có
tin đồn phá sản, thay đổi ban điều hành, đình chỉ kinh doanh, sáp nhập, mua lại,

- Các trường hợp khác nếu xét thấy cần thiết.

Các trường hợp phải theo dõi nhiều ngày:

7
- Chứng khoán được phát hiện có giao dịch khả nghi trong quá trình theo dõi hàng
ngày,

- Chứng khoán có tin đồn về phá sản, đình chỉ về sử dụng tài khoản, bắt đầu quá trình
tổ chức lại công ty...

- Tiết lộ thông tin về sáp nhập hoặc thâu tóm công ty.

1.2.3.Giám sát công ty chứng khoán

Hoạt động giám sát công ty chứng khoán, công ty quản lí quỹ bao gồm các công việc
chủ yếu sau:

• Lập hồ sơ giảm sát

- Ngày thành lập, quyết định thành lập, giấy phép hoạt động chứng khoán, nơi đặt trụ
sở, ngày khai trương, ngày hoạt động chính thức,

- Vốn tự có (vốn ban đầu, vốn điều lệ...),

- Những lĩnh vực kinh doanh được cấp phép,

- Ban giám đốc và cán bộ nhân viên (theo dõi chi tiết từng cá nhân, theo mẫu II lịch
trích ngang, ngày quyết định bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ),

- Các chi nhánh, điểm giao dịch với khách hàng (ngày mở chi nhánh, điểm giao dịch,
quyết định thành lập, địa điểm mở chi nhánh, điểm giao dịch),

- Đại diện của công ty tại sàn giao dịch (họ tên, số hiệu đại diện...),

Quản lí theo dõi những thay đổi hàng ngày của công ty chứng khoán:

- Những thay đổi về mục đích kinh doanh (nếu có),

- Những thay đổi về đại diện tại sàn giao dịch,

- Những bổ sung, hoặc sửa đổi: điều lệ công ty, ban giám đốc, thay đổi bổ sung quy
chế hoạt động kinh doanh của công ty, thay đổi trụ sở, vốn điều lệ, cổ đông lớn...

8
Quản lí theo dõi các vi phạm và hình thức xử phạt:

- Hạn chế giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán,

- Đình chỉ giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán,

- Đình chỉ tư cách thành viên (có thời hạn),

- Khai trừ tư cách thành viên.

• Phân tích tình hình tài chính của công ty

- Phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh (hàng quý),

- Phân tích khả năng thu nhập từng hoạt động: tự doanh, môi giới, bảo lãnh phát hành,
tư vấn đầu tư,

- Phân tích chất lượng tài sản có,

- Vốn khả dụng.

Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống giám sát TTCK được xây dựng theo mô hình giảm sát
hai cấp:

- Cấp giám sát thứ nhất: thông qua hệ thống giám sát giao dịch hàng ngày, SGDCK
TPHCM và TTGDCK HN phát hiện các giao dịch bất thường, báo cáo UBCKNN theo
dõi, kiểm tra và xử lí. Đồng thời SGDCK TPHCM và TTGDCK HN giám sát các
CTCK thành viên và công ty niêm yết để đảm bảo sự tuân thủ của các tổ chức này đối
với những quy định do SGDCK và TTGDCK ban hành thông qua chế độ báo cáo, công
bố thông tin và kiểm tra tại chỗ.

- Cấp giám sát thứ hai: UBCKNN giám sát sự tuân thủ Luật Chứng khoán và các văn
bản dưới luật của mọi thành viên thị trường . Tại cấp giám sát của UBCKNN, nhiệm
vụ cưỡng chế thực thi (xử phạt) do Thanh tra chứng khoán thực hiện và nhiệm vụ giám
sát được thực hiện bởi 4 đơn vị chức năng dưới đây :

+ Ban quản lí kinh doanh: thực hiện nhiệm vai giám sát việc tuần

9
+ Ban quản lí các công ty quản lí quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán: thực hiện nhiệm vụ
giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật để được cấp phép thành lập và hoạt động
của các công ty quản lí quỹ đầu tư, các quỹ và các tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ.

+ Ban quản lí phát hành: thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ những quy định
pháp luật về chào bán, công bố thông tin và quản trị công ty của các công ty đại chúng.

+ Ban giám sát TTCK: thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy định pháp
luật về tổ chức và hoạt động của SGDCK TPHCM, TTGDCK HN và TTLKCK, đồng
thời giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường của mọi đối tượng tham
gia vào quá trình giao dịch chứng khoán.

Khi phát hiện các vi phạm, các đơn vị chức năng nêu trên sẽ chuyển vụ việc cho Thanh
tra Chứng khoán xử lí theo quy định của pháp luật. Mặc dù hoạt động giám sát TTCK
Việt Nam hiện nay đã được thực hiện theo mô hình 2 cấp: giám sát do SGDCK,
TTGDCK thực hiện và giám sát của các đơn vị chuyên môn thuộc UBCKNN,

Giữa hai cấp giám sát UBCKNN và SGDCK, TTGDCK chưa hình thành một quy trình
giám sát đồng bộ, nhất quán, chưa có sự phân định rõ rằng về phạm vi, trách nhiệm và
thẩm quyền của từng cấp. Do đó, để triển khai công tác giám sát thị trường một cách
đồng bộ, cần thực hiện việc phân định chức năng giám sát giữa UBCKNN và SGDCK,
TTGDCK một cách cụ thể.

- Công tác giám sát giao dịch tại SGDCK, TTGDCK chưa được thực hiện dựa trên
những tiêu chí giám sát rõ ràng và không có sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin
giám sát tự động, dẫn đến tình trạng chỉ phát hiện được những vi phạm đơn giản, dễ
thấy như vi phạm chế độ công bố thông tin, vi phạm quy chế giao dịch của SGDCK,
TTGDCK mà chưa phát hiện một cách hiệu quả và kịp thời những giao dịch có dấu
hiệu bất thường, có thể nghi vấn là hành vi lạm dụng thị trường.

- Công tác giám sát thị trường còn thủ công, chủ yếu dựa trên chế độ báo cáo định kì,
chưa thực hiện được công tác kiểm tra một cách khách quan, giám sát dựa trên các tiêu
chí và phân tích các yếu tố rủi ro. Công tác giám sát giao dịch của nhà đầu tư nước
ngoài khá lỏng lẻo, dẫn đến khó kiểm soát được luồng vốn, việc rửa tiền, thao túng thị
trường...

10
- Giám sát của UBCKNN chủ yếu dựa trên những báo cáo định kì và bất thường của
SGDCK, TTGDCK, do đó cũng chỉ có thể xử lí được những vi phạm đơn giản như vi
phạm chế độ công bố thông tin. Việc phát hiện ra những vi phạm tinh vi hơn như giao
dịch nội gián, thao túng giá và thị trường dựa trên việc theo dõi, phân tích và điều tra
về những diễn biến giao dịch bất thường còn hạn chế. Việc thanh tra và xử lí những vụ
việc nghiêm trọng như giao dịch nội gián, thao túng thị trường chủ yếu xuất phát từ các
khiếu nại, tố cáo.

- Công tác giám sát được thực hiện dàn trải, theo từng nhóm đối tượng và từng đối
tượng quản lí, chưa mang tính tổng thể, tập trung và chuyên môn hóa, chưa có đơn vị
thực hiện chức năng giám sát chuyên biệt. Thiếu sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong
hoạt động giám sát, tạo nên sự cục bộ và không bảo đảm được tính tổng thể của hoạt
động giám sát TTCK.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảm sát TTCK, việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp
lí, hoàn thiện mô hình và hiện đại hóa hệ thống giám sát TTCK, nâng cao trình độ cho
cán bộ giám sát là những giải pháp quan trọng.

1.3. Hoạt động thanh tra

Hoạt động giám sát của các tổ chức trong thị trường chứng khoán đóng vai trò rất quan
trọng để đảm bảo hoạt động của thị trường diễn ra an toàn, minh bạch và công bằng.
Các tổ chức giám sát thị trường chứng khoán tại Việt Nam bao gồm:

1.3.1. Giám sát các tổ chức niêm yết: Trong thị trường chứng khoán, các công ty
niêm yết trên sàn giao dịch phải tuân thủ các quy định và quy trình của sàn giao dịch và
cơ quan quản lý thị trường chứng khoán. Các tổ chức giám sát thường sẽ kiểm tra,
đánh giá và giám sát các hoạt động của các công ty niêm yết nhằm đảm bảo tính minh
bạch và công bằng của thị trường.

Những trường hợp cần phải tổ chức thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức
niêm yết:

 Khi có kiện cáo, khiếu nại tổ chức niêm yết và các tổ chức có liên quan không
thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

11
 Khi có những tin đồn hoặc những thông tin mà tổ chức niêm yết không xác nhận
hoặc không công bố thông tin.
 Khi tổ chức niêm yết không tuân thủ thực hiện chế độ báo cáo và công bố thông
tin theo quy định
 Khi tổ chức niêm yết có những thiệt hại do các sự kiện xảy ra.

Các lĩnh vực thanh tra kiểm tra:

 Việc tuân thủ chế độ công bố thông tin cho công chúng đầu tư theo quy định
 Tính pháp lý, tính chính xác của thông tin công bố ra công chúng
 Kiểm tra xác minh những thông tin sai sự thật, trái ngược nhau, hoặc phủ nhận
thông tin đã công bố trước đó, hoặc công bố làm thay đổi nội dung thông tin
quan trọng.

1.3.2. Thanh tra các giao dịch bất thường

Thanh tra các giao dịch bất thường chỉ thực hiện khi giám sát thị trường phát hiện đầy
đủ các dấu hiệu vi phạm giao dịch. Trong quá trình thanh tra, các thành viên có nghĩa
vụ cung cấp các tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán chứa đựng thông tin về các giao dịch
của những nhà đầu tư có liên quan. Các tư liệu, tài liệu phục vụ công tác thanh tra các
giao dịch có nghi vấn bao gồm:

 Hồ sơ đăng ký phát hành và hồ sơ niêm yết


 Những thông tin bổ sung về đợt phát hành mới(nếu có)
 Các thông tin, tài liệu về giao dịch bất thường trong thời gian được chọn là cơ
sở điều tra xác minh
 Biểu đồ giá cả, khối lượng giao dịch, tỷ lệ tham gia giao dịch vượt các tiêu chí
giám sát quy định
 Những giao dịch mua bán và thanh toán có sự giống nhau giữa các tài khoản
nhà đầu tư
 Dữ liệu tin đồn
 Dữ liệu về công bố thông tin cả đột xuất và định kỳ
 Các tài liệu có liên quan

Từ các tài liệu đó, tổ chức điều tra xác minh:

12
 Kiểm tra số lượng chứng khoán tổ chức phát hành đã phát hành
 Phân tích diễn biến chỉ số giá cả và khối lượng giao dịch của chứng khoán cần
điều tra
 Kiểm tra, phân tích việc công ty môi giới thành viên và nhà đầu tư tham gia giao
dịch loại chứng khoán khả nghi, tập chung phân tích những công ty môi giới
thành viên và nhà đầu tư có tham gia giao dịch với khối lượng đối với loại
chứng khoán khả nghi
 Kiểm tra phân tích xác minh nguyên nhân có sự thay đổi về giá cả và khối lượng
giao dịch hàng ngày trong suốt thời gian được chọn làm cơ sở kiểm tra đối với
các hàng giao dịch khả nghi

Trong trường hợp, kết quả giám sát cho kết luận có dấu hiệu giao dịch nội gián thì tập
chung phân tích các mối quan hệ và các thông tin sau:

 Mối quan hệ giữa người nắm được thông tin nội bộ của tổ chức phát hành
 Mối quan hệ qua lại giữa những nhà đầu tư lớn có sự giống nhau giữa các tài
khoản
 Những hành động mua bán tập chung khối lượng lớn
 Những biến động giá và giao dịch với khối lượng lớn đáng chú ý trước ngày
công bố thông tin.

1.3.3. Thanh tra, kiểm tra công ty chứng khoán: Các công ty chứng khoán cũng
được giám sát bởi các tổ chức để đảm bảo tính chính trực và an toàn trong việc thực
hiện các giao dịch chứng khoán. Các tổ chức giám sát thường sẽ kiểm tra, đánh giá và
giám sát các hoạt động của các công ty chứng khoán nhằm đảm bảo tính minh bạch và
công bằng của thị trường.

Thanh tra, kiểm tra về tính chất hoạt động chứng khoán

 Thanh kiểm tra việc chấp hành chế độ mở và quản lý tài khoản giao dịch chứng
khoán của khách hàng
 Kiểm tra tính chuẩn mực của hoạt động môi giới và tự doanh
 Kiểm tra nghĩa vụ thu thập và quản lý thông tin về khách hàng
 Kiểm tra việc tuân thủ quy tắc về môi giới và tự doanh

13
Thanh tra, kiểm tra các hành vi không công bằng

 Kiểm tra việc thu phí và lệ phí của khách hàng vượt tỉ lệ quy định
 Kiểm tra việc thực hiện các quy định về xác nhận kết quả giao dịch cho khách
hàng( tính đầy đủ, kịp thời của thông báo xác nhận kết quả giao dịch)
 Kiểm tra các hành vi ép buộc khách hàng giao dịch chứng khoán( nếu có phát
sinh )
 Kiểm tra việc tạo áp lực, vận động, xúi giục, khách hàng đầu cơ…

Thanh tra, kiểm tra về tình hình tài chính

 Kiểm tra, phân tích tỷ lệ vốn khả dụng tại thời điểm thanh toán theo quy định và
so sánh, đối chiếu với các kỳ trước đó
 Kiểm tra, phân tích các tỷ lệ tham gia đầu tư theo mức quy định
 Kiểm tra, phân tích chất lượng đầu tự chứng khoán tự doanh
 Phân tích các nguồn thu thập từ hoạt động kinh doanh: môi giới, tự doanh, bảo
lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, tư vấn niêm yết, phát hành, tái cơ cấu tài chính
 Kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, cổ đông, trái chủ…

Thanh tra, kiểm tra công tác kế toán:

 Kiểm tra việc mở sổ sách hạch toán, ghi chép, lưu trữ chứng từ…
 Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và hạch toán kế toán
 Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, kịp thời và cân đối kế toán

Thanh tra, kiểm tra công tác kiểm toán và kiểm soát nội bộ

 Kiểm tra việc chấp hành công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ của công ty
 Kiểm tra chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ
 Kiểm tra mối quan hệ, hợp tác giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài và
các cơ quan quản lý Nhà nước.

1.4. Hoạt động xử lí vi phạm

Trong thị trường chứng khoán, vi phạm các quy định và quy trình của thị trường là
điều không thể tránh khỏi. Do đó, hoạt động xử lý vi phạm rất quan trọng để đảm bảo

14
tính minh bạch, công bằng và an toàn của thị trường. Các hoạt động xử lý vi phạm thị
trường chứng khoán tại Việt Nam bao gồm:

1.4.1. Nguyên tắc xử lý vi phạm:

- Nguyên tắc tổ chức, quản lý và điều hành thị trường chứng khoán phải được thực
hiện một cách đúng đắn, công bằng, minh bạch và có tính khách quan.

- Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư, đảm bảo các giao dịch trên thị
trường chứng khoán được thực hiện một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả.

- Nguyên tắc bảo vệ sự minh bạch và công khai của thông tin, đảm bảo các doanh
nghiệp cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời để người đầu tư có thể đưa ra
quyết định đầu tư hợp lý.

- Nguyên tắc nghiêm ngặt trong việc xử lý các vi phạm pháp luật trên thị trường chứng
khoán, đảm bảo tính khách quan, minh bạch và công bằng.

- Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia trên thị trường chứng
khoán, đồng thời đảm bảo sự hợp pháp và hợp lý của các hoạt động giao dịch trên thị
trường chứng khoán.

- Nguyên tắc cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển bền vững của
thị trường chứng khoán, đồng thời đẩy mạnh cải cách kinh tế và cải cách hành chính để
giảm thiểu các rủi ro và tăng cường sự phát triển của thị trường chứng khoán.

1.4.2. Hình thức xử lý vi phạm:

Cảnh cáo: Đây là biện pháp nhẹ nhất được áp dụng cho các hành vi vi phạm nhẹ hoặc
lần đầu tiên xảy ra. Cảnh cáo có thể được thực hiện bằng cách đưa ra thông báo, tố cáo
hoặc trao đổi trực tiếp với người vi phạm.

Phạt tiền: Là biện pháp xử lý phổ biến nhất, áp dụng cho các hành vi vi phạm trên thị
trường chứng khoán. Số tiền phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm, tầm quan trọng của
giá trị giao dịch bị ảnh hưởng và năng lực tài chính của người vi phạm.

15
Thu hồi lợi nhuận: Đây là biện pháp áp dụng đối với các hành vi vi phạm liên quan đến
giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán. Việc thu hồi lợi nhuận là để đảm
bảo rằng người vi phạm không được hưởng lợi từ những hành vi vi phạm của mình.

Cấm tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán: Đây là biện pháp cấm hoạt động
trên thị trường chứng khoán đối với những người vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm.
Thời gian cấm hoạt động tùy thuộc vào mức độ vi phạm và quyết định của cơ quan
quản lý thị trường chứng khoán.

Xử lý hình sự: Đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng, cơ quan tư pháp có thẩm
quyền tiến hành xử lý hình sự. Các hành vi này bao gồm gian lận, lừa đảo, làm giả
thông tin, hoặc tham gia vào các hoạt động giao dịch bất hợp pháp trên thị trường
chứng khoán.

Ngoài ra, việc xử lý vi phạm còn có thể kết hợp nhiều biện pháp và hình thức xử lý
khác nhau để đảm bảo tính khách quan và hiệu quả của việc xử lý.

1.4.3. Thẩm quyền xử lý vi phạm:

Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán: Bao gồm Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và các cơ
quan quản lý thị trường chứng khoán cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các cơ
quan này có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán.

Cơ quan tư pháp: Bao gồm Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi
hành án dân sự và các cơ quan tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các
cơ quan này có thẩm quyền tiến hành xử lý hình sự và hành chính các trường hợp vi
phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán.

Các quyết định và hành vi xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý thị trường
chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán và
luật về phòng chống tham nhũng. Các quyết định và hành vi của các cơ quan tư pháp
được thực hiện theo quy định của pháp luật hình sự, hành chính và dân sự.

16
1.4.4. Nội dung xử lý vi phạm:
Các vi phạm thị trường chứng khoán thường liên quan đến việc lừa đảo, gian lận, thông
tin sai lệch, vi phạm quy định về giao dịch và tăng giảm giá cổ phiếu. Nội dung xử lý
vi phạm thường được đưa ra dựa trên tính nghiêm trọng của vi phạm và ảnh hưởng của
nó đến tính minh bạch, công bằng và an toàn của thị trường chứng khoán

CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM
TRA GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN HIỆN NAY

2.1.Khái quát về tình hình Thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện nay.

Thị trường chứng khoán của Việt Nam đã từng bước phát triển theo hướng ngày
càng hoàn thiện về cấu trúc và quy mô, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động
các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung
và dài hạn của nền kinh tế, phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ
góp phần quan trọng vào tái cơ cấu nợ công và đầu tư công, hỗ trợ tích cực quá trình cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền
kinh tế. Các cấu phần thị trường bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị
trường chứng khoán phái sinh đều đạt tăng trưởng cao, đạt và vượt các mục tiêu về quy
mô thị trường.
Quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng bình quân
28,5%/năm giai đoạn 2016 - 2021. Hiện nay, quy mô thị trường đạt 134,5% GDP,
trong đó quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 93,8% GDP, quy mô thị
trường trái phiếu đạt 39,7% GDP. Trên thị trường có 767 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm
yết, 858 cổ phiếu đăng ký giao dịch, 83 công ty chứng khoán, 44 công ty quản lý quỹ,
2 doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư trên 5,2 triệu tài
khoản, tăng 21,1% so với cuối năm 2021. Quy mô giao dịch bình quân trái phiếu chính
phủ đạt 11.915 tỷ đồng/phiên, giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt
28.745 tỷ đồng/phiên.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy có bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
nhưng đã phục hồi và tăng trưởng. Vào thời điểm tháng 3/2020, chỉ số Vn-Index giảm
kỷ lục xuống còn 645 điểm, đây là mức giảm sâu nhất trong những năm gần đây.

17
Chính phủ, Bộ Tài chính đã có những chính sách ứng phó linh hoạt để thị trường chứng
khoán phát triển ổn định, kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 6/2022, VN-Index rơi sâu
20,49 điểm (tương đương 1,68%) và mất luôn mốc 1.200, kết phiên ở 1.197,60 điểm.
Việt Nam hiện nay hội nhập sâu và rộng với các nền kinh tế trên thế giới, do vậy thị
trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ bị tác động, ảnh hưởng bởi thị trường chứng
khoán toàn cầu. Chiến tranh ở Ukraine, dịch bệnh, chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt
trên thế giới cũng sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút, trong đó có Việt
Nam. Trong bối cảnh căng thẳng quốc tế và áp lực lạm phát gia tăng, các nhà đầu tư
trên thị trường chứng khoán Việt Nam chuyển sang tâm lý thận trọng hơn, tạo nên áp
lực bán mạnh hơn trên thị trường.
Tình hình tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán thời gian gần đây đã phát
sinh những rủi ro tiềm ẩn. Trong đó có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân thao túng
thị trường, làm giá và thao túng giá cổ phiếu, huy động trái phiếu sử dụng sai mục đích,
vi phạm quy định pháp luật khi tham gia thị trường. Tốc độ tăng của các chỉ số chứng
khoán cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và xuất hiện tình
trạng nhiều doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thua lỗ do tác động của dịch bệnh,
nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng mạnh.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng để đối
phó với những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng. Mặt bằng lãi suất được hạ xuống thấp để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, nhưng
dường như dòng vốn không đi vào lĩnh vực sản xuất, mà chảy sang kênh đầu tư và đầu
cơ, trong đó có chứng khoán. Bên cạnh đó, dòng tiền lớn đến từ các nhà đầu tư cá nhân
thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư chiếm 99% giá trị thị trường cũng tiềm ẩn những
biến động khó lường. Nhận thức của các nhà đầu tư cá nhân còn nhiều hạn chế, mặc dù
đã được thông tin, tuyên truyền, cảnh báo nhiều lần, nhưng họ vẫn đầu tư theo tâm lý
đám đông, theo tin đồn.
Tình trạng thao túng giá cổ phiếu diễn ra nhiều, có dấu hiệu nghiêm trọng, tác
động tiêu cực đến niềm tin của các nhà đầu tư, tính minh bạch trên thị trường. Mặc dù
thời gian qua có nhiều vụ việc thao túng giá bị phát hiện và xử phạt, nhưng chế tài của
Việt Nam còn thấp, chưa tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi nên chưa
đủ tính răn đe.
Ngày 11/7/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính
phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững, nhằm ổn định

18
kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Chính phủ sẽ
hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh, hiệu
quả, bền vững, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động tối đa các nguồn lực phát triển
kinh tế - xã hội. Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị
trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống. Phát triển thị trường
chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế,
tiếp tục điều chỉnh cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường cổ
phiếu và trái phiếu.

2.2.Tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm
trong Thị trường chứng khoán hiện nay
2.2.1.Thực trạng hoạt động giám sát Thị trường chứng khoán của Việt Nam
1.Giám sát các tổ chức niêm yết
 Việc tuân thủ các yêu cầu về công bố thông tin
Kết quả khảo sát cho thấy số doanh nghiệp tuân thủ đúng và đầy đủ về nghĩa vụ công
bố thông tin trên cả 2 sàn chứng khoán niêm yết HOSE và HNX là 389/724 doanh
nghiệp niêm yết thuộc danh sách khảo sát, tương ứng tỉ lệ 53,73%.
Năm 2021 là năm đầu tiên tỉ lệ đạt chuẩn khi ghi nhận thành tích trên 50% so với toàn
thị trường. Tại Việt Nam, chất lượng công bố thông tin đã có sự thay đổi đáng kể theo
hướng đi lên. Trước hết về số lượng doanh nghiệp niêm yết thực hiện nghĩa vụ và chất
lượng của thông tin công bố ở cả ba khía cạnh: đầy đủ - chính xác - kịp thời. Điều này
cho thấy doanh nghiệp ngày càng chú trọng và đáp ứng tốt hơn nghĩa vụ cơ bản đối với
nhà đầu tư; chú trọng công tác quan hệ nhà đầu tư, hướng đến hoạt động công khai,
minh bạch và đối xử công bằng giữa các cổ đông. Đây cũng là những yếu tố then chốt,
tạo cơ sở để thị trường chứng khoán có thể phát triển bền vững dựa trên nền tảng minh
bạch và hiệu quả.
Top 3 doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được nhà đầu tư yêu thích nhất 2021
gồm: HPG, NVL, STB (nhóm LargeCap), HSG, mVND, FRT (nhóm MidCap), HAX,
TCL, NRC (nhóm Small & Micro Cap).
Top 3 doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được định chế tài chính đánh giá cao
nhất 2021 theo quy mô vốn hóa gồm: HPG, VHM, VNM (nhóm LargeCap), VND,
HCM, HDG (nhóm MidCap), HAX, NRC, TCL (nhóm Small & Micro Cap).

19
Đây là những doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu về truyền thông tài chính hiệu quả, đạt
được danh tiếng tốt trên thị trường vốn và quản trị tốt sự kỳ vọng của thị trường chứng
khoán. Ngoài ra, hoạt động quan hệ nhà đầu tư giúp tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp,
định giá từ thị trường sát với giá trị nội tại của doanh nghiệp, thanh khoản cổ phiếu hợp
lý.
Về nguyên tắc việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là thông tin phải
công bố đầy đủ và chính xác; kịp thời và liên tục. Đồng thời đảm bảo công bằng đối
với các đối tượng nhận; quy trách nhiệm đối với bên công bố thông tin.
Một số quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, đối với báo cáo
quản trị công ty, trước đây chỉ áp dụng công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô
lớn, trong quy định mới phải mở rộng phạm vi, tất cả các công ty đại chúng phải thực
hiện báo cáo về tình hình quản trị công ty theo mẫu tại Phụ lục Thông tư 96 trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm và kết thúc năm dương lịch, có nghĩa
1 năm thực hiện công bố 2 lần.
Ngoài ra, đối với nghĩa vụ công bố thông tin bất thường của công ty niêm yết, công ty
đại chúng, về mặt thời hạn vẫn giữ nguyên như cũ tức là vẫn công bố thông tin trong
24 giờ, tuy nhiên có một số điều chỉnh trong nội dung công bố thông tin.
Đặc biệt, điểm đáng chú ý trong quy định của Uỷ ban Chứng khoán tại Thông tư
96/2020/TT-BTC là quy định các công ty đại chúng và niêm yết phải công bố trong
báo cáo thường niên về tác động liên quan đến môi trường và xã hội. Trong đó phải đo
lường và báo cáo tổng lượng phát thải khí nhà kính một cách trực tiếp và gián tiếp.
 Khả năng thanh toán gốc và lãi trái phiếu, cổ tức
Tính riêng trong năm 2022, có tổng cộng 751 doanh nghiệp chốt quyền chi trả cổ tức
bằng tiền mặt trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM, trong đó có 463 doanh nghiệp
chi trả với tỷ lệ trên 10%.
UPCoM thống trị “phân khúc” cổ tức trên 100%
Xét trên phạm vi cả 3 sàn, có 6 doanh nghiệp chốt quyền chi trả cổ tức trong năm 2022
với tỷ lệ trên 100% (tương đương cổ đông sở hữu 1 cp sẽ nhận được 10,000 đồng).
Trong đó, 5 doanh nghiệp chi trả cao nhất thuộc về sàn UPCoM, gồm PTG, BLT, ICN,
PAT, LB và SLS, niêm yết trên HNX. Doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức trong năm
2022 cao nhất là PTG (May Xuất khẩu Phan Thiết) với tỷ lệ 120% - tương ứng cổ đông

20
sở hữu 1 cp nhận được 12,000 đồng, được chia làm 2 đợt chi trả. Điểm đáng chú ý của
doanh nghiệp này là thị giá cổ phiếu quá thấp. Đầu năm 2022, giá cổ phiếu PTG chỉ
là… 200 đồng/cp, nghĩa là nếu mua được mã này từ khi ấy, nhà đầu tư không những
thu hồi vốn mà còn có lợi nhuận gấp 60 lần, tương ứng tỷ suất cổ tức 6,000% - mức
cao nhất thị trường hiện nay.
BLT (CTCP Lương thực Bình Định) là doanh nghiệp trả cổ tức có tỷ lệ cao thứ 2 trong
năm qua, với 102.8%, tương đương cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 10,280 đồng.
Trong đó, 2.8% là cổ tức đợt 2/2021 và 100% là tạm ứng cổ tức năm 2022. Xét trên giá
đóng cửa phiên đầu tiên của năm 2022 là 19,530 đồng/cp, tỷ suất cổ tức của doanh
nghiệp này rơi vào khoảng 52%.
ICN (CTCP Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO) và PAT (CTCP Phốt pho Apatit Việt
Nam) lần lượt có mức chi trả cổ tức 110% và 100% trong năm 2022. Trong đó, cổ
đông ICN nếu như bỏ tiền mua cổ phiếu từ đầu năm 2022 (giá đóng cửa 59,545
đồng/cp) sẽ được hưởng tỷ suất cổ tức 17%. Còn PAT, doanh nghiệp “cháu” của Hóa
chất Đức Giang (HOSE: DGC) mới giao dịch trên UPCoM hồi giữa tháng 06/2022 với
giá mở bán 120,000 đồng/cp, đóng cửa chạm 160,000 đồng/cp. Nếu như mua cổ phiếu
PAT ở thời điểm này thì tới cuối năm, nhà đầu tư được hưởng cổ tức với tỷ suất 6.25%.
Nhìn chung, PTG và BLT là 2 mã có tỷ suất cổ tức hấp dẫn nhất, nhưng trên thị
trường, PTG trắng hoàn toàn thanh khoản, từ đầu năm chỉ có vài phiên giao dịch vào
cuối tháng 11 với khối lượng trung bình khoảng hơn 500 cp. Cổ đông lớn đa phần là
gia đình của Chủ tịch HĐQT Huỳnh Văn Nghi và Phó Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn
Quốc Bình, với tổng tỷ lệ nắm giữ hơn 57.16% (tương đương gần 2.9 triệu cp, theo báo
cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2022).
HOSE: Cao nhất 98%
Trong top 20 doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất năm 2022, sàn HOSE góp mặt 8 doanh
nghiệp. Trong đó cao nhất là NCT (Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài) với tỷ lệ 98% - tương
ứng 1 cp nhận được 9,800 đồng, gồm 2 đợt là trả cổ tức đợt 2/2021 và đợt 1/2022. Với
giá đóng cửa phiên đầu năm là 74,885 đồng/cp, nhà đầu tư nếu mua cổ phiếu NCT ở
thời điểm này sẽ được hưởng cổ tức với tỷ suất 13%.

21
Theo thống kê, NCT có truyền thống chi trả cổ tức khá cao, những năm gần đây đều
duy trì mức cổ tức từ 75-95%. Thậm chí có năm, tỷ lệ cổ tức của Doanh nghiệp lên đến
100%.
ST8 (CTCP Siêu Thanh) cũng có mức chi trả cổ tức cao với tỷ lệ 85% - tương đương 1
cp nhận được 8,500 đồng. Tỷ suất cổ tức so với giá đóng cửa tại phiên 04/01/2022
(9,705 đồng/cp) ở mức cao, lên tới 87%.
Bên cạnh DRL trả cổ tức tỷ lệ 67.73% (1 cp nhận được 6,773 đồng), những doanh
nghiệp còn lại của HOSE lọt top 20 chỉ có tỷ lệ chi trả 60%, gồm DVP, CAV, PDN,
SAB. Thấp nhất trong top 20 là BMP, với tỷ lệ 57%.
3 doanh nghiệp từ HNX trả cổ tức trên 60%
Trong top 20, chỉ có 3 doanh nghiệp thuộc sàn HNX. Cao nhất là SLS (Mía Đường
Sơn La) với tỷ lệ 100% - cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 10,000 đồng, tương ứng tỷ
suất cổ tức so với giá đóng cửa đầu năm (146,902 đồng/cp) là 6.8%.
Theo thống kê, kể từ khi niêm yết trên sàn HNX vào năm 2012, SLS luôn chi trả cổ tức
hàng năm bằng tiền mặt cho cổ đông. Những năm gần đây, tỷ lệ chi trả thường trên
50%. Năm 2021, Công ty đã chia cổ tức tỷ lệ 80% bằng tiền mặt; năm 2020 tỷ lệ 70%,
năm 2019 tỷ lệ 50%... Tuy nhiên trên thị trường, cổ phiếu SLS cũng có thanh khoản
thấp, khối lượng giao dịch chỉ vài trăm đến vài ngàn cổ phiếu mỗi phiên.
 Đánh giá các xu hướng của chứng khoán phát hành, niêm yết.
Đối với thị trường trái phiếu
Ngày 15/11, Bộ Tài chính cho biết khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong
10 tháng của năm 2022 đạt 328.900 tỷ đồng, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2021 và
có xu hướng giảm dần qua các quý. Quý 1, khối lượng phát hành trái phiếu doanh
nghiệp đạt 134,8 nghìn tỷ đồng, quý 2 là 122.400 tỷ đồng, quý 3 là 65.900 tỷ đồng,
tháng 10/2022 là 5.800 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 46,48% trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
phát hành có tài sản đảm bảo; 53,52% không có tài sản đảm bảo, chủ yếu là trái phiếu
của tổ chức tín dụng.
Theo Bộ Tài chính, các trái phiếu doanh nghiệp là nhóm phát hành lớn nhất, chiếm
41,34% tổng khối lượng phát hành; các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng chiếm

22
lần lượt 28,87% và 7,8%; khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn là 152,5 nghìn tỷ
đồng, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Bộ Tài chính, sau vụ việc sai phạm của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát, thị
trường trái phiếu doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn, khối lượng phát hành mới sụt
giảm, nhà đầu tư bán lại trước hạn nhiều, khối lượng mua trái phiếu trước hạn lớn.
Ngoài nguyên nhân từ những vụ việc nêu trên, những tin đồn trên thị trường tài chính
liên quan đến một số tập đoàn, khó khăn của thị trường bất động sản cũng tác động đến
niềm tin của người gửi tiền và nhà đầu tư đối với thị trường ngân hàng và trái phiếu
doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khi lãi suất tiền gửi ngân hàng lên cao, nhà đầu
tư cá nhân có xu hướng bán lại trái phiếu doanh nghiệp để chuyển sang gửi tiết kiệm.
Đối với thị trường cổ phiếu
Tiếp nối đà tăng của năm 2021, chỉ số thị trường đã duy trì được mức tăng mạnh mẽ
trong những tháng đầu năm 2022, trong đó đạt mức đỉnh lịch sử là 1.528,57 điểm vào
ngày 6/1/2022. Nhưng sau đó, trước những ảnh hưởng đến từ tình hình kinh tế - xã hội
trong và ngoài nước, TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh và đạt mức
thấp nhất vào ngày 15/11/2022 khi chỉ số VN- Index đóng cửa ở mức 911,9 điểm; sau
đó đã có những tuần hồi phục tích cực. Chỉ số VN-Index đóng cửa ngày 30/12/2022 là
1007,09 điểm, giảm 32,8% so với cuối năm 2021; chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức
205,31 điểm, giảm 56,7% so với cuối năm 2021.
Về quy mô niêm yết và đăng ký giao dịch, đến cuối tháng 12/2022, thị trường có 757
cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và 856
cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch
đạt 1.983 nghìn tỷ đồng, tăng 14% với cuối năm 2021, tương đương 23,4% GDP. Vốn
hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2022 trên cả 3 sàn giao dịch (HOSE, HNX
và UPCoM) đạt 5.227 nghìn tỷ đồng, giảm 32,7% so với cuối năm 2021, tương đương
61,6% GDP năm 2021 và 55% GDP ước tính năm 2022.
Cùng với diễn biến giảm điểm của VN-Index, thanh khoản thị trường cũng có xu
hướng giảm liên tục trong giai đoạn này: từ mức giao dịch bình quân 31.160 tỷ
đồng/phiên trong quý I/2022, thanh khoản bắt đầu giảm mạnh từ tháng 4 và xuống mức
thấp nhất trong tháng 11 với giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 13.017 tỷ đồng/phiên,
giảm 58,2% so với quý I.

23
Tuy thanh khoản đã tăng trở lại trong tháng 12/2022, đạt 16.241 tỷ đồng/phiên, tăng
24,8% so với tháng 11, nhưng tính chung cả năm 2022, giá trị giao dịch bình quân chỉ
đạt 20.168 tỷ đồng/phiên, giảm 24,1% so với bình quân năm 2021.
Kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm ghi nhận doanh thu thuần của các doanh
nghiệp niêm yết và đại chúng quy mô lớn tăng 19% và lợi nhuận sau thuế tăng 19,7%
so với cùng kỳ. Ngoại trừ nhóm ngành bất động sản, công nghiệp, tất cả các nhóm
ngành đều có doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng trong 9 tháng đầu năm 2022.
Khai khoáng, dầu khí có doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh nhất nhờ
nhu cầu nhiên liệu đầu vào tiếp tục tăng trong bối cảnh nền kinh tế dần phục hồi, giá
nhiên liệu thế giới tiếp tục tăng cao dưới ảnh hưởng của căng thẳng chiến tranh Nga -
Ukraine và siết chặt nguồn cung.
Nhóm ngành doanh nghiệp ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tiếp tục ghi nhận kết
quả kinh doanh khả quan. Ngược lại nhóm ngành bất động sản có doanh thu thuần và
lợi nhuận sau thuế đều giảm (-23,5% và -18%) chủ yếu do Tập đoàn Vingroup (VIC)
và Công ty Cổ phần Vinhomes (VHM) chiếm tỷ trọng cao trong nhóm.
2.Giám sát các hoạt động giao dịch tại các trung tâm và SGDCK
 HOSE
Thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 11/2022 ghi nhận giá trị và khối lượng giao
dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 11.443 tỷ đồng (giảm nhẹ so với tháng trước
nhưng không đáng kể) và 693,45 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 26,51% về khối lượng
bình quân so với tháng 10.
Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 4,18 triệu tỷ đồng, tăng gần 2,00% so với tháng trước,
chiếm 94,33% tổng giá trị vốn hóa niêm yết toàn thị trường và tương đương 49,82%
GDP năm 2021 (GDP theo giá hiện hành).
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.048,42
điểm, tăng 1,99% so với tháng 10 và giảm 30,03% so với cuối năm 2021; VNAllshare
đạt 992,89 điểm, giảm 0,05% so với tháng 10, và giảm 36,41% so với cuối năm 2021;
VN30 đạt 1.049,21 điểm, tăng 2,18% so với tháng 10 và giảm 31,68% so với cuối năm
2021.

24
Một số ngành ghi nhận mức tăng được thể hiện tại các chỉ số: ngành nguyên vật liệu
(VNMAT) tăng 6,5%; ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (VNCONS) tăng 4,37%; ngành
năng lượng (VNENE) tăng 2,23%. Bên cạnh đó, một số ngành giảm điểm gồm: ngành
hàng tiêu dùng (VNCOND) giảm 7,72%; ngành bất động sản (VNREAL) giảm 5,37%;
ngành công nghiệp (VNIND) giảm 3,06%.
Thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 11 ghi nhận giá trị và khối lượng giao dịch bình
quân phiên lần lượt đạt trên 11.443 tỷ đồng (giảm nhẹ so với tháng trước nhưng không
đáng kể) và 693,45 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 26,51% về khối lượng bình quân so
với tháng 10.
Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong tháng đạt 15,25 tỷ cổ phiếu với giá trị giao
dịch đạt 251.765 tỷ đồng, lần lượt tăng 32,53% về khối lượng và 4,70% về giá trị giao
dịch so với tháng 10.
Top 5 mã có khối lượng giao dịch lớn nhất sàn HOSE gồm: HPG, STB, VND, SSI và
DIG; Top 5 mã có giá trị giao dịch lớn nhất gồm: HPG, STB, NVL, SSI và VPB; Top 5
mã có giá trị giao dịch mua ròng lớn nhất gồm: VHM, STB, KDH, HPG và SSI.
Giao dịch chứng quyền có bảo đảm (CW): trong tháng 11/2022, khối lượng giao dịch
bình quân CW đạt khoảng 41,51 triệu CW với giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 8,15
tỷ đồng; tương ứng tăng 8,19% về khối lượng bình quân và giảm 2,81% về giá trị bình
quân so với tháng 10/2022. Tổng khối lượng và giá trị giao dịch CW trong tháng lần
lượt đạt 913,31 triệu CW và 179,3 tỷ đồng, tương ứng tăng 13,34% về khối lượng và
tăng 7,70% về giá trị giao dịch so với tháng 10/2022.
Giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài: Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư
nước ngoài trong tháng đạt trên 64.028 tỷ đồng, chiếm hơn 12,71% tổng giá trị giao
dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện mua
ròng trong tháng với giá trị hơn 11.693 tỷ đồng.
25
Quy mô thị trường trên HOSE: tính đến hết ngày 30/11/2022, có 551 mã chứng khoán
niêm yết trong đó gồm: 402 mã cổ phiếu, 03 mã chứng chỉ quỹ đóng, 11 mã chứng chỉ
quỹ ETF và 135 mã chứng quyền có bảo đảm. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết
đạt trên 140,45 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 4,18 triệu tỷ đồng, tăng
gần 2,00% so với tháng trước, chiếm 94,33% tổng giá trị vốn hóa niêm yết toàn thị
trường và tương đương 49,82% GDP năm 2021 (GDP theo giá hiện hành).
Về hoạt động niêm yết và đấu giá: Trong tháng 11, trên HOSE có 01 mã cổ phiếu (mã
NO1 của CTCP Tập đoàn 911), 01 chứng chỉ quỹ ETF (mã FUEKIVFS của Quỹ ETF
KIM Growth VNFINSELECT) và 02 mã CW mới được niêm yết và chính thức đưa
vào giao dịch.
Các doanh nghiệp có vốn hóa thị trường trên 01 tỷ USD: Đến hết tháng 11/2022, trên
HOSE có 35 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Như vậy, so với tháng 10, HOSE
có thêm 1 công ty có vốn hoá trên 1 tỷ USD - trong đó có 02 doanh nghiệp có vốn hóa
trên 10 tỷ USD (Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) và
Tập đoàn VINGROUP – CTCP (VIC).
 HNX
Tháng 2, giá trị giao dịch bình quân tại HNX tăng 35%. Chỉ số HNX Index biến động
tăng, giảm mạnh trong biên độ từ 202,38 – 216,01 điểm và đóng cửa đạt mức thấp nhất
tháng với 202,38 điểm vào ngày 28/02/2023, giảm 9,01% so với tháng 1/2023.

26
Biểu đồ điểm chỉ số thị trường cổ phiếu niêm yết HNX tháng 02/2023.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố thị trường cổ phiếu niêm yết
tại HNX tháng 2/2023 có diễn biến giao dịch sôi động ngay từ tuần đầu tiên của tháng.
Cụ thể: chỉ số HNX Index biến động tăng, giảm mạnh trong biên độ từ 202,38 – 216,01
điểm và đóng cửa đạt mức thấp nhất tháng với 202,38 điểm vào ngày 28/02/2023, giảm
9,01% so với tháng 1/2023.
Trong khi đó, thanh khoản trên thị trường tăng trở lại, với 20 phiên giao dịch được thực
hiện trong tháng 2/2023, khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 71 triệu cổ
phiếu/phiên, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 1.084 tỷ đồng/phiên, tăng 30% về khối
lượng giao dịch và tăng 35% về giá trị giao dịch so với tháng trước.
Giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm cuối tháng 2/2023 đạt 254 nghìn tỷ đồng, giảm
5,8% so với cuối tháng 1/2023.
Giao dịch của nhóm cổ phiếu HNX30 trong tháng 2/2023 tăng 27,2% so với tháng
trước, với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 986 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao
dịch đạt hơn 18 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69,34% khối lượng giao dịch và 83,18%
giá trị giao dịch toàn thị trường.

27
Tại phiên giao dịch cuối tháng, các chỉ số ngành đều giảm điểm so với tháng trước,
trong đó nhóm ngành Tài chính giảm 70,72 điểm (-13,29%) đạt 461,47 điểm, ngành
Xây dựng giảm 22,79 điểm (-7,98%) đạt 262,73 điểm và ngành Công Nghiệp giảm
6,04 điểm (-2,56%) đạt 230,27 điểm.
Đối với các chỉ số quy mô, chỉ số LargeCap dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn
giảm 23,45 điểm (-10,3%) đạt 204,29 điểm, chỉ số Mid/SmallCap dành cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ giảm 22,66 điểm (-3,16%) so với cuối tháng 1/2023, đạt 694,19
điểm.
Về diễn biến giá cổ phiếu, tăng giá mạnh nhất là mã chứng khoán TTT của CTCP Du
lịch - Thương mại Tây Ninh với mức tăng 75% (tương đương 33.000 đồng/cổ phiếu)
đạt 77.000 đồng/cổ phiếu, đứng thứ 2 là cổ phiếu DNM của Tổng CTCP Y tế
Danameco với mức tăng 56,3% (tương ứng 7.600 đồng/cổ phiếu) đạt 21.100 đồng/cổ
phiếu. Tiếp sau đó là cổ phiếu CTB của CTCP Ắc quy Tia Sáng có mức tăng 47,53%
(tương ứng 7.700 đồng/cổ phiếu) đạt 23.900 đồng/cổ phiếu; tiếp đến là cổ phiếu SSM
của CTCP Chế tạo Kết cấu thép VNECO.SSM có mức tăng 45,95% (tương ứng 1.700
đồng/cổ phiếu) đạt 5.400 đồng/cổ phiếu.
Về khối lượng giao dịch, trong tháng 2/2023, cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
là mã chứng khoán SHS của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội với tỷ trọng
17,23% khối lượng giao dịch toàn thị trường, tương đương hơn 251 triệu cổ phiếu được
giao dịch, tiếp theo là cổ phiếu CEO của CTCP Tập đoàn C.E.O với tỷ trọng 12,02%
tương đương hơn 175 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng tháng thứ 5 liên tiếp với giá trị mua ròng hơn
350 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch mua vào đạt hơn 501 tỷ đồng, giá trị bán ra đạt
hơn 150 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 3% toàn thị trường). Trong đó, cổ phiếu được nhà đầu
tư nước ngoài mua nhiều nhất là cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu
Khí Việt Nam của với tỷ trọng 20,7% tương đương 4,53 triệu cổ phiếu, tiếp theo là cổ
phiếu IDC của Tổng Công ty IDICO – CTCP với tỷ trọng 0,69% khối lượng giao dịch
toàn thị trường, tương đương hơn 20,4 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Hoạt động tự doanh của các CTCK thành viên trong tháng 1/2023 có giá trị giao dịch
hơn 71 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 0,3% toàn thị trường), trong đó giá trị mua ròng 4,7 tỷ
đồng. Trong tháng 2/2023, thị trường niêm yết HNX có thêm 01 doanh nghiệp mới
niêm yết cổ phiếu và 06 doanh nghiệp niêm yết bổ sung hơn 49,6 triệu cổ phiếu
28
3.Giám sát công ty chứng khoán
Hai tháng cuối năm 2022, thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực về thanh khoản và
điểm số.
Công ty Chứng khoán KS được cổ đông phê duyệt phương án điều chỉnh kế hoạch kinh
doanh. Trong đó, doanh thu mục tiêu năm 2022 giảm 56,3% so với kế hoạch ban đầu,
từ 2.037 tỷ đồng xuống còn 890 tỷ đồng; lợi nhuận mục tiêu cũng giảm gần 37%, còn
450 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2022, công ty này thu về 719 tỷ đồng doanh thu, gấp 3,49 lần cùng
kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 430 tỷ đồng, cũng gấp 3,8 lần cùng kỳ. Kết quả kinh doanh
tăng mạnh so với mức nền so sánh thấp của giai đoạn công ty kiện toàn nhân sự sau khi
thay máu cổ đông. Tuy vậy, kết quả đạt được còn khoảng cách rất xa so với tham vọng
đề ra hồi đầu năm. Lựa chọn điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ kinh doanh
trong quý IV/2022 đã “vơi” đi hẳn.
Giải trình tới cổ đông, lãnh đạo Công ty cho biết, tình hình thị trường có nhiều biến
động lớn từ tháng 4/2022. Cùng với đó, chiến lược kinh doanh của Công ty thay đổi
theo hướng gắn với phát triển hoạt động kinh doanh chứng khoán truyền thống dựa
trên công nghệ. Hai yếu tố trên tác động mạnh đến kế hoạch kinh doanh của Chứng
khoán KS.
Không riêng KS, kịch bản về thị trường của các công ty chứng khoán khác cũng khác
xa với hiện tại. Trừ nhịp hồi phục về điểm số hiếm hoi ghi nhận vào tháng 7-8/2022,
thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch tiêu cực về cả điểm số và thanh khoản từ
quý II đến nay, thường xuyên nằm trong nhóm thị trường giảm sâu nhất trong các sàn
chứng khoán thế giới. Thậm chí, trong tuần qua, VN-Index có thời điểm thủng mốc
900.
Yếu tố thị trường tác động mạnh đến nguồn thu từ hoạt động môi giới và tự doanh. Đặc
biệt, với các công ty chứng khoán sống dựa vào nguồn thu tự doanh, lợi nhuận có thể
bị “xói mòn” nhanh theo giá trị các chứng khoán nắm giữ. Bên cạnh đó, tình trạng
“đóng băng” trên thị trường trái phiếu khi niềm tin của các nhà đầu tư đối với sản phẩm
này suy giảm cũng khiến hoạt động tư vấn, phát hành thu hẹp, thậm chí tê liệt. Cho vay
margin nằm trong số ít hoạt động duy trì được tăng trưởng ở một số công ty nhờ quy

29
mô cho vay phần lớn chưa thu hẹp và một số công ty cũng đã nâng lãi suất cho vay ký
quỹ.
Tại VNDirect, được dự báo 1.600 - 1.650 điểm, giá trị giao dịch bình quân phiên
26.000 - 28.000 tỷ đồng. Tương ứng với giả định này, mục tiêu lợi nhuận trước thuế
của Công ty là 2.991 tỷ đồng trong cả năm 2022. Thực tế, trong 9 tháng đầu năm,
VNDirect báo lãi 1.568 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ và cũng mới hoàn thành
52% kế hoạch lợi nhuận trong kịch bản tiêu cực trên.
Chứng khoán SSI cũng chỉ mới hoàn thành 52% mục tiêu lợi nhuận đề ra trong 9 tháng
đầu năm. Trước đó, tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên (đầu tháng 5/2022),
ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI vẫn khá tự tin với mục tiêu tăng trưởng
30% về cả doanh thu và lợi nhuận, đồng thời cho rằng, chưa cần điều chỉnh dù thanh
khoản thị trường khi đó đã sụt giảm còn 15.000 tỷ đồng/phiên.
Trong khi SSI hay VNDirect đã hoàn thành được trên phân nửa mục tiêu, thì khá nhiều
công ty khác còn cách xa đích đến, thậm chí thua lỗ trong 9 tháng đầu năm.
Chứng khoán APG báo lỗ hơn 49 tỷ đồng, chủ yếu do bán cắt lỗ và trích lập dự phòng
rủi ro với tài sản tài chính. Khoản lỗ quý III/2022 đã cuốn sạch thành quả lợi nhuận ít
ỏi và kéo lợi nhuận 9 tháng đầu năm âm 48,3 tỷ đồng, trong khi tham vọng đề ra là 400
tỷ đồng.
Chứng khoán VietinBank (CTS) cũng mới thu về 86 tỷ đồng lợi nhuận trong 9 tháng,
tương đương hơn 21% mục tiêu đề ra. Chứng khoán BIDV (BSC) mới hoàn thành gần
35% mục tiêu, dù đã có lãi trở lại ở quý III/2022, sau quý kinh doanh hòa vốn trước đó.
Thậm chí, một số công ty hoàn thành chưa đến 10% mục tiêu.
Dù vậy, một số công ty chứng khoán vẫn đang có khá tốt chỉ tiêu lợi nhuận nhờ đặt kế
hoạch thận trọng, dự trù kịch bản sát hơn. Lợi nhuận 9 tháng của MBS mới hoàn thành
hơn 50% kế hoạch lợi nhuận ở kịch bản cơ sở, nhưng đã đạt 63% mục tiêu đề ra trong
kịch bản tiêu cực. Chứng khoán Agribank hoàn thành 88% kế hoạch lợi nhuận nhờ
mục tiêu ban đầu trình cổ đông thận trọng, đi lùi so với kết quả đạt được năm 2021.
Sự đảo chiều của thị trường đã kéo lùi kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán
với vai trò là thành viên cung cấp dịch vụ. Kết quả kinh doanh đi lùi, trong khi phần
lớn công ty chứng khoán tham gia làn sóng tăng vốn mạnh mẽ của ngành trong 2 năm

30
trước, khiến cổ phiếu chứng khoán chịu áp lực pha loãng lớn. Bên cạnh đó, kế hoạch
tăng vốn của các công ty chứng khoán cũng gặp khó hơn trong bối cảnh hiện nay.
Đến đầu năm 2023, hai sở giao dịch chứng khoán đã công bố thị phần môi giới
chứng khoán quý IV/2022 và năm 2022. Top 10 thị phần môi giới nhìn chung
không có quá nhiều biến động.
VPS tiếp tục là công ty có thị phần môi giới lớn nhất trên sàn HOSE, với mức thị phần
14,81% trong quý IV/2022, thấp hơn gần 4 điểm phần trăm so với mức 18,71% so với
quý trước đó. Sự suy giảm này, theo nhiều ý kiến, là do khách hàng chủ đạo của VPS
là nhà đầu tư cá nhân - đối tượng có giao dịch thận trọng hơn trong quý IV. Tính chung
cả năm 2022, Công ty ghi nhận thị phần số 1, với 17,38%, tăng 1,24% so với năm
2021. VPS cũng là công ty chứng khoán tiên phong đưa mặt bằng thị phần Top 1 lên
nấc cao hơn. Các năm trước, thông thường, Top 1 sẽ duy trì thị phần ở mức 12 - 14%.
Bảng xếp hạng Top 10 trên HOSE quý IV/2022 còn có SSI, VNDirect, Mirae Asset
Việt Nam, HSC, VCI, MBS, TCBS, KIS và lần đầu tiên có mặt Công ty Chứng khoán
Rồng Việt (VDSC).
Trên sàn HNX, năm 2022, VPS cũng dẫn đầu với thị phần vượt trội 21,16%, tăng gần
5%. Các công ty còn lại trong Top 10 thị phần của sàn này là VND, SSI, TCBS, MBS,
FPTS, Mirae Asset, KB Việt Nam, BSC, VCBS. Thành viên trong bảng xếp hạng khá
quen thuộc, tuy nhiên, cũng có sự thay đổi nhỏ về thị phần. Chẳng hạn, SSI, Mirae
Asset, HSC, VCI, KIS có sự gia tăng thị phần.
Trong năm 2022, khối ngoại mua ròng 29.300 tỷ đồng, riêng quý IV là gần 29.000 tỷ
đồng, giúp các công ty chứng khoán có thị phần môi giới nước ngoài lớn như VCI,
SSI, HSC… gia tăng thị phần. Bên cạnh đó, việc thay đổi thị phần còn đến từ sự di
chuyển của khách hàng từ công ty chứng khoán này sang công ty chứng khoán khác.
Đặc biệt, ở tệp khách hàng lớn, khách hàng VIP trong nhịp giảm tàn khốc tháng 11 vừa
qua, chủ yếu do lệnh bán cưỡng bức (force sell) được kích hoạt, hệ quả của việc cổ
phiếu giảm sâu, dẫn đến không đảm bảo tỷ lệ ký quỹ an toàn của các công ty chứng
khoán.
Vấn đề tồn tại khác cũng cần lưu ý, “tái sinh’ hoạt động ở nhiều công ty chứng khoán
khi thị trường sôi động trở lại là dễ nhận thấy trong giai đoạn 2020 - 2021 nhưng không
phải công ty chứng khoán nào cũng có thể tái cấu trúc, xây dựng được bộ máy vận

31
hành trơn tru, nhất là trong việc thu hút lực lượng “thiện chiến, lành nghề”. Thực trạng
này khiến một số công ty chứng khoán dù có nguồn lực cho vay margin nhưng lại đang
dư nguồn, chỉ vì thị phần khách hàng cá nhân thấp, trong khi khách hàng vay deal lại
đang tạm giảm sau đợt force sell trong tháng 11/2022.
Đây cũng là cơ sở để các nhân sự trong ngành cho rằng, những công ty chứng khoán có
lợi thế cạnh tranh về đội ngũ chất lượng, mạng lưới tốt như SSI, VND, VPS… vẫn có
chỗ đứng khá vững vàng trên bảng thị phần.
Trong chiến lược phát triển chứng khoán Việt Nam đến năm 2030, Bộ Tài chính đặt
mục tiêu số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đạt 8% dân số vào năm 2025
và 10% dân số vào năm 2030. Cộng thêm việc hệ thống giao dịch KRX dự kiến vận
hành vào giữa năm 2023, công ty chứng khoán sẽ có nhiều dư địa để phát triển, đặc
biệt là những công ty có tệp khách hàng rộng lớn, chất lượng. Theo đó, cuộc đua thị
phần dự báo khá hấp dẫn trong năm 2023.
2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra Thị trường chứng khoán của Việt Nam
Việc thanh tra, kiểm tra thị trường chứng khoán tại Việt Nam được thực hiện
bởi nhiều cơ quan và tổ chức, trong đó Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) là cơ
quan chủ chốt có trách nhiệm quản lý và giám sát thị trường chứng khoán tại Việt
Nam. Ngoài ra, các cơ quan quản lý tài chính khác như Bộ Tài chính, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam cũng tham gia vào việc giám sát và thanh tra thị trường chứng
khoán. Hiện nay, hoạt động thanh tra và kiểm tra thị trường chứng khoán ở Việt Nam
đang được thực hiện một cách chặt chẽ và tích cực. Các cơ quan chức năng, đặc biệt là
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao
năng lực và hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra thị trường chứng khoán.
UBCKNN đã tăng cường đào tạo và nghiên cứu để nâng cao năng lực kiểm tra thị
trường chứng khoán. Đồng thời, UBCKNN đã tăng cường sử dụng công nghệ thông tin
để cải thiện quản lý và giám sát thị trường chứng khoán. UBCKNN cũng đã tăng
cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm và tiếp cận
các công nghệ mới.
UBCKNN cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thị trường chứng khoán,
đặc biệt là trong việc phát hiện và ngăn chặn các hoạt động gian lận, giao dịch bất hợp
pháp, đầu cơ, tạo lập giá và các hành vi vi phạm khác. UBCKNN cũng đã tăng cường

32
hợp tác với các cơ quan chức năng khác để thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát
và phòng ngừa các hoạt động vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán.
Tuy nhiên, hoạt động thanh tra và kiểm tra thị trường chứng khoán ở Việt Nam vẫn còn
đối mặt với một số thách thức và khó khăn. Một số công ty niêm yết vẫn chưa cung cấp
thông tin đầy đủ và chính xác, các hoạt động lừa đảo vẫn diễn ra, và các nhà đầu tư vẫn
còn thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán. Do đó, UBCKNN cần tiếp tục nỗ lực để
nâng cao năng lực và cải thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thị trường chứng khoán, từ
đó đảm bảo sự minh bạch và độ tin cậy của thị trường chứng khoán, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường này.

Đối với các công ty chứng khoán, Bộ Tài chính đang triển thanh tra doanh nghiệp có
biến động lớn về các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi
phí), tỷ lệ an toàn tài chính (tăng hoặc giảm).

Những công ty chứng khoán có dấu hiệu khác như: Tăng trưởng mạnh về số lượng nhà
đầu tư mở tài khoản giao dịch, giá trị giao dịch, thị phần môi giới; công ty tăng vốn
nhanh; công ty có cung cấp dịch vụ liên quan đến chào bán trái phiếu; công ty có đơn
thư phản ánh, kiến nghị.

=> Lãnh đạo Bộ Tài chính chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện thanh,
kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm đối với công ty chứng khoán và
các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán. Thực hiện giám sát chặt chẽ các
giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường; kịp thời phối hợp với các Sở Giao dịch
chứng khoán có đánh giá, phân tích, tiến hành kiểm tra giao dịch đối với các giao dịch
có dấu hiệu vi phạm quy định.

Một số số liệu thống kê về hoạt động thanh tra, kiểm tra thị trường chứng khoán Việt
Nam trong những năm gần đây:

 Năm 2021: UBCKNN đã tiến hành 2.227 cuộc thanh tra và kiểm tra, phát hiện
5.346 vi phạm và xử phạt hơn 192 tỷ đồng. Trong đó, UBCKNN phát hiện và
xử phạt 173 vi phạm về giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, xử phạt hơn 6,6 tỷ
đồng; phát hiện và xử phạt 2.054 vi phạm về đăng ký, công bố thông tin, xử
phạt gần 108 tỷ đồng; phát hiện và xử phạt 2.861 vi phạm về quản lý chứng
khoán và hoạt động môi giới, xử phạt gần 78 tỷ đồng.
33
 Năm 2020: UBCKNN đã tiến hành 2.386 cuộc thanh tra và kiểm tra, phát hiện
6.910 vi phạm và xử phạt hơn 222 tỷ đồng. Trong đó, UBCKNN phát hiện và
xử phạt 170 vi phạm về giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, xử phạt hơn 5,7 tỷ
đồng; phát hiện và xử phạt 2.505 vi phạm về đăng ký, công bố thông tin, xử
phạt gần 113 tỷ đồng; phát hiện và xử phạt 4.235 vi phạm về quản lý chứng
khoán và hoạt động môi giới, xử phạt gần 103 tỷ đồng.
 Năm 2019: UBCKNN đã tiến hành 2.431 cuộc thanh tra và kiểm tra, phát hiện
6.942 vi phạm và xử phạt hơn 220 tỷ đồng. Trong đó, UBCKNN phát hiện và
xử phạt 220 vi phạm về giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, xử phạt hơn 7 tỷ đồng;
phát hiện và xử phạt 2.721 vi phạm về đăng ký, công bố thông tin, xử phạt gần
101 tỷ đồng; phát hiện và xử phạt 3.999 vi phạm về quản lý chứng khoán và
hoạt động môi giới, xử phạt gần 112 tỷ đồng.

2.2.3 Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm Thị trường chứng khoán của Việt Nam
Hiện nay, hoạt động xử lý vi phạm Thị trường chứng khoán của Việt Nam đang
được quan tâm và triển khai một cách tích cực để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và tăng
tính minh bạch của thị trường chứng khoán.Các hoạt động xử lý vi phạm như kiểm tra,
giám sát, xử lý vi phạm đã được đẩy mạnh để đảm bảo tuân thủ các quy định, nguyên tắc
của pháp luật về thị trường chứng khoán. Các cơ quan chức năng như Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước (SSC), Sở Giao dịch Chứng khoán (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(HNX) đã có nhiều biện pháp và hình thức xử lý vi phạm như cảnh cáo, buộc hoàn trả lợi
nhuận, phạt tiền, thu hồi giấy tờ, cấm tham gia giao dịch, khởi kiện hành chính hoặc hình sự
tùy từng trường hợp.
Trên cơ sở giám sát, thanh tra, kiểm tra từ năm 2020 đến tháng 9/2021, Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã xử phạt 659 tổ chức và cá nhân vi phạm hành chính
với tổng số tiền phạt hơn 34 tỷ đồng; trong đó, xử phạt 11 tổ chức, cá nhân có hành vi thao
túng, phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an xác minh, điều tra các vụ việc thao túng, vụ
việc hình sự.
Một số hoạt động đáng lưu ý gần đây gây biến động lớn trên thị trường chứng khoán
Việt Nam và thực trạng xử lý vi phạm của các cơ quan ban ngành:
1. Chủ tịch công ty cổ phần Tập đoàn FLC
Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam và bị
khởi tố vì hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động
chứng khoán"Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu
34
FLC hồi tháng 1 vừa qua. Ông Quyết đã bán số cổ phiếu trên mà không báo cáo, không
công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.
Ngay sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản
chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo
không đúng quy định. Ông Trịnh Văn Quyết bị phạt hành chính 1,5 tỷ đồng theo quy định
tại khoản 3 Điều 5, điểm h khoản 5 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày
31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng
khoán và thị trường chứng khoán. Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cũng chịu hình phạt bổ
sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán trong vòng 5 tháng. Nhằm bảo vệ quyền
lợi nhà đầu tư, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa đưa ra quyết định hủy
niêm yết đối với cổ phiếu FLC, vì vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các
trường hợp khác. Theo đó, gần 710 triệu cổ phiếu FLC bị loại khỏi sàn HoSE kể từ ngày
20-2.
2. Thao túng cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Louis Holdings
Theo điều tra, các đối tượng của vụ án này nhằm tới các cổ phiếu rác của các công ty
đã niêm yết sẵn trên thị trường chứng khoán, thâu tóm cổ phần, chi phối để tạo thành nhóm
“hệ sinh thái”. 4 bị cáo trên đã thực hiện mua bán các mã cổ phiếu thuộc hệ sinh thái của
Louis Holdings để thổi giá lên cao. Từ tháng 01/2021 đến tháng 09/2021, cổ phiếu TGG đã
tăng phi mã 6000% từ mức 1.200 đồng/cổ phiếu lên 74.000 đồng/ cổ phiếu. Những mã cổ
phiếu khác dưới sự “thổi giá” của ông Đỗ Thành Nhân và nhân viên cũng có mức tăng từ
1450% – 600% so với đầu năm 2021. Ngay sau khi giá kịch trần, các đối tượng đã bán tháo
cổ phiếu, thu lợi bất chính 153 tỷ đồng, gây thiệt hại cho hàng nghìn nhà đầu tư.
Cơ quan điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 người khác gồm: Đỗ Đức Nam, tổng
giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt; Trịnh Thị Thúy Linh, giám đốc hành
chính Công ty cổ phần Louis Holdings và Lê Thị Thùy Liên, nhân viên dịch vụ tài chính
Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt. Vụ việc còn đang được các cơ quan điều tra và đưa
ra kết luận cuối cùng.
3. Cổ phiếu ASA
Ngày 24/01/2022, kết quả điều tra xác định ông Nguyễn Văn Nam - nguyên giám
đốc Công ty cổ phần ASA - đã có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu để tăng khống 7 triệu cổ
phiếu ASA, tương đương 70 tỉ đồng. Ông Nam đã niêm yết bổ sung 7 triệu cổ phiếu ASA
tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội để bán và thu tiền bất chính.

35
Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh
khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Nam để điều tra về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ việc đến nay vẫn chưa có thông tin gì thêm.

2.3 Những thành tựu, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý vi
phạm trong Thị trường chứng khoán hiện nay
2.3.1 Thành tựu
Trong năm 2020 và 9 tháng đầu năm 2021, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức
tạp, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã chủ động giãn hoạt động thanh kiểm tra định
kỳ nhưng tăng cường thực hiện giám sát hoạt động, việc tuân thủ pháp luật của các tổ
chức, cá nhân trên thị trường chứng khoán, vẫn triển khai đoàn đột xuất khi phát hiện
dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã triển khai tổng cộng 18 đoàn thanh kiểm tra định
kỳ, 13 đoàn kiểm tra đột xuất. Trên cơ sở giám sát, thanh kiểm tra, trong giai đoạn
2020- tháng 9/2021, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt tổng cộng 659 tổ chức
cá nhân vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt hơn 34 tỷ đồng trong đó xử phạt 11
cá nhân, tổ chức có hành vi thao túng, phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong xác
minh, điều tra các vụ việc thao túng, vụ việc hình sự.
Năm 2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã chủ động tổ chức, phối hợp
với các cơ quan liên quan trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
trong lĩnh vực chứng khoán và trên thị trường chứng khoán, tăng cường giám sát, kiểm
tra, thanh tra và xử lý vi phạm
UBCKNN cho biết, từ đầu năm đến nay, trên cơ sở giám sát giao dịch chứng khoán
hàng ngày và báo cáo định kỳ, bất thường của các Sở Giao dịch Chứng khoán, cơ quan
này đã triển khai 05 đoàn kiểm tra đối với 09 mã chứng khoán có dấu hiệu giao dịch
bất thường.
Đồng thời, đã thực hiện phân tích giao dịch đối với 70 mã chứng khoán, tiến hành thu
thập hồ sơ, tài liệu liên quan các tài khoản giao dịch bất thường để tiếp tục xử lý.
Về công tác thanh tra, kiểm tra, trong 11 tháng đầu năm 2022, UBCKNN đã triển khai
70 đoàn thanh kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia thị
trường, trong đó có 12 đoàn thanh tra theo kế hoạch, 35 đoàn kiểm tra theo kế hoạch,
23 đoàn kiểm tra đột xuất.

36
Về xử lý vi phạm, căn cứ kết quả giám sát thường xuyên, thanh kiểm tra, giải quyết
đơn thư, trong 11 tháng đầu năm 2022, UBCKNN đã xử phạt 442 trường hợp với tổng
số tiền phạt 33,41 tỷ đồng.
Trong đó, UBCKNN đã xử phạt 03 cá nhân có hành vi thao túng 02 mã cổ phiếu; áp
dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn 04
trường hợp. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong 15 trường hợp như:
buộc thu hồi chứng khoán, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư, buộc từ bỏ quyền biểu quyết từ
số cổ phiếu vi phạm, buộc hủy bỏ, cải chính thông tin...
Đặc biệt trong năm qua, UBCKNN cũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong
đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Trong năm, đã phối hợp
với cơ quan điều tra khởi tố một số vụ việc như: Vụ việc thao túng cổ phiếu liên quan
đến nhóm Louis; vụ việc thao túng cổ phiếu FLC; vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản
xảy ra tại Công ty cổ phần ASA.
Đối với các vụ việc khác, UBCKNN phối hợp trong cung cấp thông tin, tài liệu hoặc
thực hiện yêu cầu của cơ quan điều tra.

2.3.2 Hạn chế


Phạm vi, đối tượng thanh tra, kiểm tra ngày càng rộng, khối lượng công việc
ngày càng lớn. Các vi phạm trên thị trường ngày càng tinh vi, phức tạp, khó phát hiện
và xử lý: việc chứng minh hành vi vi phạm gặp khó khăn, nhất là trong việc xác định
mối quan hệ giữa các đối tượng nghi vấn.
Điều đáng nói là, Thanh tra UBCK nước ta chỉ có quyền thanh tra, kiểm tra trên
cơ sở những chứng cứ cụ thể và mời đối tượng nghi vấn sai phạm lên làm việc, mà
không có quyền điều tra vụ việc như thanh tra chứng khoán ở các nước khác.
UBCKNN Việt Nam không có khả năng thu thập thông tin về tài khoản và giao dịch
ngân hàng; không có quyền tiếp cận điện thoại, thư tin điện tử. Do vậy, thời gian qua,
UBCKNN gặp nhiều khó khăn trong công tác xác minh, xử lý các vụ việc giao dịch nội
gián và thao túng thị trường, nhất là khi các hành vi giao dịch thao túng, nội gián của
nhà đầu tư ngày càng phức tạp, tinh vi.
 Đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin còn nhỏ so với yêu cầu
hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán
Hệ thống MSS phục vụ công tác giám sát, phân tích và lưu trữ dữ liệu mặc dù
đã được chú trọng tăng cường nhưng vẫn đang trong quá trình nâng cấp và hoàn thiện;

37
hệ thống chưa có phần mềm phân tích và các công cụ phân tích dữ liệu giao dịch chứng
khoán phục vụ việc cảnh báo, đánh giá hành vi vi phạm;
Việc đầu tư, phát triển hạ tầng CNTT còn mang tính chất thụ động, chưa tập
trung, chưa có tỉnh tổng thể và bài bản. Nguyên nhân chủ yếu là do những tồn tại về
việc đầu tư trang bị, vấn đề bố trí vốn, kinh phí triển khai cũng chưa thực sự linh hoạt
do cân đối nguồn kinh phí; hạ tầng CNTT hiện chưa được tập trung, mức độ phân bố
rời rạc, khả năng quản trị bị động; vấn đề an toàn bảo mật của UBCKNN tuy đã được
đầu tư, trang bị nhiều nhưng mức độ còn hạn chế.
 Nhân lực làm thanh tra, giám sát còn mỏng, trình độ còn hạn chế
Thiếu hụt nguồn nhân lực thực hiện công tác xây dựng và phát triển ứng dụng
CNTT trong ngành Chứng khoán. Đặc biệt là kỹ năng quản lý các dự án lớn theo mô
hình tập trung còn rất khiêm tốn và sự hiểu biết về nghiệp vụ chứng khoán còn hạn
chế. Ngoài ra, các cán bộ hoạt động ở chế độ kiêm nhiệm, mỗi người được phân công
quản trị, xử lý cùng lúc nhiều hệ thống chồng chéo, nhiều công cụ quản trị còn thiếu
khiến việc quản trị vất vả và chưa thực sự đem lại hiệu quả cao.
Cơ chế tuyển dụng tuy đã có nhiều thay đổi, nhưng vẫn chưa thực sự phù hợp
với điều kiện thực tiễn nên chưa thu hút được đủ về số lượng đội ngũ tin học vào làm
việc. Việc đào tạo, phát triển nhân lực về CNTT hiện tại vẫn còn bị động, chưa tương
xứng với yêu cầu công việc nên chất lượng của đội ngũ tin học chưa đạt yêu cầu.
 Thẩm quyền của Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong công tác thanh tra, giám
sát còn hạn chế.
Quá trình phát triển và hoạt động của TTCK luôn tiềm ẩn rủi ro xuất phát từ các
hành vi mang tính lạm dụng, trục lợi. Thế nhưng, với thẩm quyền như hiện nay, khi
phát hiện vụ việc có dấu hiệu thao túng giả chứng khoản, hoặc giao dịch có sử dụng
thông tin nội bộ, UBCK chỉ có thể thực hiện các quyền khi tiến hành thanh tra gồm:
yêu cầu đối tượng nghi vấn cung cấp thông tin, tài liệu, mới đối tượng đến làm việc,
giải trình (không đến thì không có cách gì bắt buộc). UBCK không có quyền buộc đối
tượng đến làm việc để đổi chất; không có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan liên quan
như: ngân hàng, bưu điện, cơ quan khác cung cấp thông tin về dòng tiền giữa các tài
khoản nghỉ vẫn; về thông tin trao đổi giữa đối tượng nghi vấn; về danh tính, nhân thân
đối tượng để xác minh; làm rõ mối liên hệ giữa các đối tượng, sự móc nối, thông đồng
giữa các đối tượng trong thực hiện hành vi vi phạm...làm cho việc phát hiện. xử lý vi
phạm gặp khó khăn do thiếu thông tin, thiếu bằng chứng xác thực, làm giảm đáng kể

38
hiệu quả thanh tra, giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm, nhất là hành vi thao
túng giá chứng khoán và sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán.
 Sự tuân thủ và năng lực hoạt động của công ty chứng khoán còn hạn chế
Sự tuân thủ và năng lực hoạt động của công ty chứng khoán còn hạn chế dẫn tới
công tác tái cấu trúc công ty chứng khoán còn nhiều khó khăn. Thực tế hiện nay, hoạt
động của nhiều công ty chứng khoán bị thua lỗ do mô hình kinh doanh cũng như trình
độ quản trị rủi ro còn hạn chế Ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp còn có nhiều yếu
kém. Việc chạy theo lợi nhuận với các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro dẫn tới vi
phạm các chỉ tiêu an toàn tài chính và thua lỗ còn nhiều, thậm chí xâm hại tài sản và lợi
ích của khách hàng. Hiện tượng tranh chấp nội bộ gia tăng, ảnh hưởng đến chất lượng
hoạt động của các tổ chức này.Quả trình xử lý tái cấu trúc còn vướng mắc do giấy phép
hoạt động và giấy phép thành lập là một nền việc rút giấy phép hoạt động sẽ dẫn đến
rút giấy phép thành lập, công ty chứng khoán sẽ không còn tồn tại pháp nhân để xử lý
các nghĩa vụ phải trả của công ty chứng khoán với các bên có quyền và nghĩa vụ liên
quan.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA,
KIỂM TRA GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN HIỆN NAY
Năm 2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ tăng cường công tác
giám sát, thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm nhằm nâng cao kỷ luật trên thị trường.
Song hành với đó là tăng cường tuyên truyền, củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Một
trong những biện pháp được đưa ra là phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm
và giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm quy định, tung tin đồn thất thiệt trên thị
trường chứng khoán.

1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát và
xử lý vi phạm trong thị trường chứng khoán

Hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường. Khẩn trương rà soát,
nghiên cứu các quy định pháp lý và các cơ chế, chính sách để kịp thời đề xuất Bộ
Tài chính sửa đổi, bổ sung hoặc trình các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời, đảm bảo
phù hợp với thực tế phát triển của TTCK. Hoàn thành xây dựng, trình các cấp có
thẩm quyền ký ban hành Đề án Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2021 - 2030.

39
Tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng
khoán, đảm bảo các tổ chức này hoạt động lành mạnh, đúng quy định pháp luật, từ
đó phát huy tích cực vai trò là đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ, sản phẩm trên
TTCK. Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc CTCK, công ty quản lý quỹ theo đề án đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, rà soát, phân loại, kiểm tra tại chỗ, xây dựng
phương án đối với từng công ty để có biện pháp xử lý.
Chú trọng khâu quản lý hoạt động phát hành chứng khoán và công ty đại chúng.
Theo đó, sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động huy động vốn trên
TTCK của các tổ chức phát hành. Thực hiện kiểm tra, xử lý kịp thời các doanh
nghiệp không tuân thủ quy định về niêm yết/đăng ký giao dịch sau khi cổ phần hóa.
Đối với thị trường cổ phiếu, chúng ta cần tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa,
tăng cường tính tuân thủ của các doanh nghiệp trên thị trường. Đối với thị trường
trái phiếu doanh nghiệp, cần phát triển theo hướng bền vững, xây dựng chuẩn mực
thị trường, tách bạch rõ trái phiếu phát hành ra công chúng và phát hành trái phiếu
riêng lẻ
Tiếp tục đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trên thị trường,
nâng cao vai trò giám sát các tuyến, nhất là các đơn vị giám sát tuyến đầu để kịp
thời phát hiện các giao dịch có dấu hiệu bất thường. Đối với giám sát công ty đại
chúng, tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ về công bố thông tin, đặc biệt là thông
tin tài chính, báo cáo tài chính kiểm toán, cũng như chấn chỉnh, tăng cường chất
lượng công tác kiểm toán của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán…
Năm 2023, để giúp thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững, an toàn,
công khai, minh bạch, UBCKNN cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh giám sát thị trường,
nâng cao vai trò giám sát các tuyến, nhất là các đơn vị giám sát tuyến đầu để kịp
thời phát hiện các giao dịch có dấu hiệu bất thường.
Đối với công ty đại chúng, UBCKNN sẽ tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ về
công bố thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính, báo cáo tài chính kiểm toán, cũng
như chấn chỉnh, tăng cường chất lượng công tác kiểm toán của các tổ chức cung
cấp dịch vụ kiểm toán.
Đồng thời, rà soát, giám sát, kiểm tra và có biện pháp thúc đẩy, xử lý sai phạm đối
với các doanh nghiệp không tuân thủ quy định về cổ phần hóa gắn với niêm
yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.

40
2. Đối với cá nhân thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý vi
phạm trong thị trường chứng khoán

Chấn chỉnh, tăng cường chất lượng công tác kiểm toán của các tổ chức cung cấp
dịch vụ kiểm toán. Rà soát, giám sát, kiểm tra một cách công bằng minh bạch và có
biện pháp thúc đẩy, xử lý sai phạm đối với các doanh nghiệp không tuân thủ quy
định về cổ phần hóa gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng
khoán

Chấp hành nghiêm chỉnh trình tự, quy chế kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm. tránh
xa gian lận, hối lộ, tiếp tay cho đối tượng vi phạm.

Đồng thời trực tiếp kiểm tra, kiểm toán Báo cáo tài chính tại các đơn vị phát hành
doanh nghiệp. Nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm, kể cả các đơn vị kiểm toán
độc lập thiếu trách nhiệm để xảy ra những sai sót trong việc kiểm toán báo cáo tài
chính của những doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

3. Đối với bộ phân của thị trường chứng khoán

Đối với các tổ chức trung gian: Tập trung nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chất
lượng nghề nghiệp của các tổ chức cung cấp dịch vụ bao gồm công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ; công ty kiểm toán độc lập, công ty định mức tín nhiệm.
Khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán triển khai
ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư và thị trường.

Thực hiện phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong điều tra, xác minh, xử lý
các vụ việc có dấu hiệu tội phạm, vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán;
phối hợp với cơ quan quản lý trong giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành
viên thị trường.

Có ý thức tự giác chấp hành Pháp luật, tố cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi phát
hiện hành vi vi phạm Pháp luật. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn
báo chí để kịp thời đưa các thông tin chính thống về phát triển thị trường, tình hình
doanh nghiệp … giúp thị trường được minh bạch, chính xác. Trên cơ sở đó, đấu
tranh với những tin đồn thất thiệt nhằm trục lợi của các tổ chức, cá nhân.

41
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA
GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
HIỆN NAY

1. Đối với Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước


Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước cần phải cùng các Sở Giao dịch chứng khoán,
Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam kiên trì bám sát các mục tiêu về
cải cách thanh tra, kiểm tra, giám sát trong năm nay. Đó là:
Thứ nhất, tiếp tục tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền hoàn thiện khung
pháp lý và các chính sách phát triển thị trường, cụ thể: rà soát, nghiên cứu các quy định
pháp lý và các cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung kịp thời, đảm bảo phù hợp với
thực tế phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) hiện nay và trong thời gian tới.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tái cấu trúc và hoàn thiện các hệ thống nền tảng cho
hoạt động tổ chức và vận hành thị trường; tập trung đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống
công nghệ thông tin vào vận hành, tạo điều kiện triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới
trên TTCK và đảm bảo thị trường vận hành thông suốt, liên tục, an toàn và hiệu quả.
Thứ ba, tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm nhằm
tăng cường kỷ luật trên thị trường; triển khai và hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra
định kỳ năm 2023; tăng cường giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thị
trường hướng đến sự phát triển TTCK minh bạch và bền vững.
Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, củng cố niềm tin của nhà đầu tư với các giải
pháp như: phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm và giải quyết kịp thời các
vụ việc vi phạm quy định, tung tin đồn thất thiệt trên TTCK, bảo đảm quyền lợi chính
đáng của nhà đầu tư; tăng cường thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời tới công chúng
đầu tư, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm tham gia huy động và đầu tư trên thị
trường vốn; tăng cường đào tạo, nâng cao hiểu biết và kỹ năng tài chính của nhà đầu tư
khi tham gia thị trường.
Thứ năm, về nâng hạng TTCK, UBCKNN cần tiếp tục phối hợp với các tổ chức
quốc tế và chủ động đề xuất Bộ Tài chính tổ chức trao đổi với các bộ, ngành liên quan
để TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi theo kế hoạch đã đặt
ra.

42
2. Đối với các bộ phận chứng khoán

Đối với các công ty chứng khoán: Cần nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo,
công bố thông tin, tuân thủ quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của công ty
chứng khoán, quản lý người hành nghề kinh doanh chứng khoán, thực hiện nghiêm quy
định về giao dịch chứng khoán, thanh toán chứng khoán.

Tăng cường rà soát toàn bộ hồ sơ giao dịch của khách hàng, đảm bảo lưu giữ đầy đủ,
chính xác. Thực hiện thông báo trạng thái tài khoản (số dư đầu kì, phát sinh trong kì,
dư cuối kỳ của khoản tiền và chứng khoán) cho khách hàng theo quy định.

Tăng cường công tác quản trị điều hành, quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, đảm bảo hoạt
động an toàn theo quy định hiện hành.

Đối với các Sở giao dịch: Cần tăng cường công tác giám sát giao dịch, giám sát thành
viên, giám sát việc công bố thông tin, giám sát tin đồn. Chủ động, kịp thời báo cáo Uỷ
ban Chứng khoán các tin đồn, hiện tượng, sự việc có dấu hiệu vi phạm để xem xét xử
lý.

Đối với Trung tâm lưu ký: Cần tăng cường giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ
và thanh toán chứng khoán của các thành viên lưu ký, báo cáo những trường hợp vi
phạm cho UBCK xem xét, xử lý vi phạm.

3. Đối với người làm công tác thanh tra, giám sát chứng khoán và thị trường
chứng khoán

Đặc điểm công tác thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu tố có tính nhạy
cảm, phức tạp. Các hành vi vi phạm trên TTCK trong đó có các hành vi thao túng, nội
gián ngày càng tinh vi, phức tạp, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn,
có sự cấu kết, thông đồng để thực hiện hành vi. Các vụ khiếu tố, tranh chấp thường liên
quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp, nhà đầu tư nên khi xử lý người
làm thanh tra, giám sát cần phải khách quan, công tâm, thượng tôn pháp luật để đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, người làm cán bộ thanh tra, giám sát cần luôn tự ý thức nỗ lực trau
dồi các tố chất của người làm nghề, bãn lĩnh, nhanh nhạy, linh hoạt, phải có năng lực

43
thực sự, sáng suốt, đến tận nơi, xem tận chỗ và đi đến ngọn nguồn sự việc. Với đặc thù
công việc, người cán bộ thanh tra, giám sát thường xuyên đối mặt với áp lực công việc,
do vậy, nắm chắc nghiệp vụ, các quy định của pháp luật đồng thời cùng trao đổi, chia
sẻ trong công việc, có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất sẽ giúp cán bộ thanh tra hoàn
thành tốt công việc được giao.

44
KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, công tác quản lý của nhà
nước đối với thị trường này có những bước tiến đáng kể, như động thái hoàn thiện
khuôn khổ pháp luật, tạo lập hành lang pháp lý… và cũng phải kể đến những đóng góp
của công tác thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán. Công tác thanh tra, giám sát,
xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán được thực hiện nghiệm thu được những kết
quả đáng khích lệ, góp phần lành mạnh hóa thị trường, tuy nhiên cũng còn bộc lộ
những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững thị trường chứng
khoán trong giai đoạn mới.

Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm thị trường chứng khoán
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được ngành Chứng khoán tập trung triển khai
thực hiện. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm rất cần
thiết phải có những thay đổi tích cực trong việc thực hiện thanh tra, giám sát, kết hợp
với các biện pháp chiến lược khác, từ đó góp phần vào việc quản lý, phát triển thị
trường chứng khoán bền vững, để thị trường chứng khoán thực sự là kênh huy động
vốn dài hạn, hiệu quả góp phần phát triển nền kinh tế, xây dựng thị trường chứng
khoán Việt Nam an toàn, phát triển bền vững, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp pháp
của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường.

-Hết-

45

You might also like