You are on page 1of 7

ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN

Quan hệ tỷ lệ dạng 1 : khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng
gấp lên bấy nhiêu lần .
Bài toán 1: 2 giờ : 90km
4 giờ : ? km
Cách 1 : rút về đơn vị cách 2; Tìm tỷ số:
Bài giải : bài giải:
Tromng 1 giờ ô tô đi được là: 4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
90:2=45(km) 4:2=2( lần)
Trong 4 giờ ô tô đi được là : trong 4 giờ ô tô đi được là :
45x4=180(km) 90x2=180(km)
Đáp số 180km đáp số: 180 km

Quan hệ tỷ lệ dạng 2: khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo
Có được lại giảm đi bấy nhiêu lần .
Bài toán:2 ngày : 12 người hỏi 4 ngày bao nhiêu người ?
Cách 1 : rút về đơn vị :
Muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày cần số người là :
12x2=24 (người)
Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần số người là:
24:4=6 ( người )
Đáp số 6 người
Cách 2 : tìm tỷ số
4 giờ gấp 2 giờ số lần là :
4:2=2 ( lần )
Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày số người cần là:
12:2=6 ( người )
Đáp số : 6 người

ÔN TẬP PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA 2 PHÂN SỐ


Nhân 2 phân số : tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số
Chia 2 phân số : phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược

Type equation here .


HỖN SỐ
234
2 là phần nguyên
¾ là phần thập phân
Đọc hai và ba phần tư
Chuyển hỗn số thành phân số :
8 2 x 8+ 5 21
2 = =
5 5 5
Hỗn số phân tử:
Tử :phần nguyên hỗn số x mẫu số +tử số ở phần phân số
Mẫu : mẫu số của phần phân số
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
Tìm 2 số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của 2 số đó:
Bước 1: nhận dạng bài toán :
+ xác định định tổng ( hiệu )
+ tỷ số
+ vẽ sơ đồ tóm tắt
Bước 2 : dựa theo sơ đồ tìm tổng ( hiệu ) số phần bằng nhau
Bước 3 : tìm giá trị một phần
Bước 4 : tìm số bé ( hoặc số lớn ) suy ra số còn lại
Tìm hai số biết tổng và hiệu
Số lớn=( tổng + hiệu ):2
Số bé =( tổng – hiệu) :2
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. Nhận biết các số thập phân :
3 5 17
các phân số : , , ..... các mẫu số là 10, 100, 1000.... gọi là các
10 100 1000
phân số thập phân
II. Một phân số có thể viết thành các phân số thập phân
3 3x2 6
= =
5 5 x 2 10
III. Thực hành – luyện tập

ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ


Cách thực hiện phép cộng ( trừ ) hai phân số :
- Cùng mẫu số : cộng trừ hai tử số , giữ nguyên mẫu số
- Khác mẫu số : quy đồng mẫu số , cộng từ hai phân số đã quy đồng
ÔN TẬP TÍNH CHẤT CƠ BẢN PHÂN SỐ
Tích chất cơ bản của phân số:
Phân số bằng phân số đã cho :
- Nhân cả tử và mẫu cùng 1 số tự nhiên khác 0
- Chia cả tử và mẫu cùng 1 số tự nhiên khác 0
ứng dụng :
+ rút gọn phân số
+quy đồng mẫu số các phân số
ÔN TẬP SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
1. Cùng mẫu số :
+ tử số bé hơn thì bé hơn
+ tử số lớn hơn thì lớn hơn
+tử số bằng nhau thì bằng nhau
2. Khác mẫu số :
+ quy đồng mẫu số của hai phân số
+so sánh tử số của 2 phân số đó
3. Cùng tử số :
+ mẫu số lớn hơn thì bé hơn
+ mẫu số bé hơn thì lớn hơn
4. Phân số với đơn vị 1
+ tử số < mẫu số : phân số <1
+ tử số > mẫu số : phân số >1
+ tử số = mẫu số: phân số =1
THƠ LÀM TOÁN
Tìm 2 số biết tổng và hiệu
Muốn tìm số bé thì cần
Tổng trừ đi hiệu, hai phần chia ra.
Muốn tìm số lớn thì ta
Lấy tổng cộng hiệu , chia ra hai phần.
Tìm được một số thì cần
Lấy tổng từ nó để lần số kia

Tính vận tốc- quãng đường- thời gian


Bạn ơi vận tốc tính sao?
Quãng đường mình lấy chia vào thời gian
Quãng đường để tính, cần làm
Ta mang vận tốc , thời gian nhân vào.
Còn thời gian tính thế nào ?
Quãng đường, vận tốc chia vào cho nhau .
TỶ SỐ PHẦN TRĂM
Dạng 1: tìm tỷ lệ % của a và b ( hay a chiếm bao nhiêu % của b)
Ta lấy a: b rồi lấy kết quả nhân nhẩm với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải
Dạng 2 : tìm a% của b
Ta lấy bxa : 100 hoặc b:100xa
Dạng 3: tìm một số biết a% của nó là b
Ta lấy bx100 :a hoặc b:a x100
1. DẠNG TRUNG BÌNH CỘNG:
Muốn tìm số tbc của hai hay nhiều số ta lất tổng của các số chia cho số các số
hạng.
II. TOÁN CHUYỂN ĐỘNG :
1.tính vận tốc(km/h): V=S:t
2. tính quãng đường (km): S=Vxt
3. tính thời gian ( giờ) : t=S:V
a. tính thời gian đi :
TG đi = TG đến – TG khởi hành – TG nghỉ( nếu có )
b. tính thời gian khởi hành :
TG khởi hành = TG khởi hành - TG đi
c. tính thời gian đến :
TG đến = TG khởi hành + TG đi
A. Cùng chiều- đi cùng lúc- đuổi kịp nhau:
- Tìm hiệu vận tốc : V=V1-V2
- Tìm thời gian đi đuổi kịp nhau :
Thời gian đi đuổi kịp nhau= khoảng cách 2 xe : hiệu vận tốc
- chỗ kịp đuổi nhau các điểm khởi hành = vận tốc x thời gian đi kịp đuổi nhau.
B. Cùng chiều – đi không cùng lúc – đuổi kịp nhau :
- Tìm thời gian xe ( người ) đi trước ( nếu có )
- Tìm quãng đường xe đi trước
- Tìm thời gian đi đuổi kịp nhau = quãng đường xe ( người ) đi trước : hiệu vận tốc
- Ô tô đuổi kịp xe máy lúc= thời điểm khởi hành của ô tô+ TG đi đuổi kịp nhau
C. Ngược chiều- đi cùng lúc – đi lại gặp nhau
- Tìm tổng vận tốc : V= V1+ V2
- Tìm TG đi để gặp nhau:
TG đi để gặp nhau= S(khoảng cách 2 xe) : V
- Ô tô gặp xe máy lúc:
Thời điểm khởi hành của ô tô ( xe máy )+ thời gian đi gặp nhau
- Chỗ gặp nhau cách điểm khởi hành = vận tốc x thời gian đi gặp nhau .
Lưu ý: thời gian xe máy đi trước= thời gian ô tô khởi hành – thời gian xe máy khởi
hành
D. Ngược chiều – đi trước- đi lại gặp nhau :
- Tìm thời gian xe ( người ) đi trước ( nếu có )
- Tìm quãng đường xe đi lúc: S=VxT
- Tìm quãng đường còn lại= quãnng đường đã cho( khoảng cách 2 xe ) – Quãng
đường xe đi trước
- Tìm tổng vận tốc : V1+V2
- Tìm thời gian đi để gặp nhau = Quãng đường còn lại : tổng vận tốc
PHẦN NÂNG CAO :
- ( v1+ v2) = S:t ( đi gặp nhau )
- S=( v1+ v2) x t ( đi gặp nhau )
- V1- V2 = S:t ( đi đuổi kịp nhau )
- Thời gian đi gặp nhau =thời điểm gặp nhau lúc 2 – thời điểm khởi hành 2 xe
- Tính vận tốc xuôi dòng :
V xuôi dòng= V thuyền khi nước lặng + V dòng nước
- Vận tốc ngược dòng
V ngược dòng= v thuyền khi nước lặng- v dòng nước
- Vận tốc dòng nước
V dòng nước = ( V xuôi dòng- V ngược dòng ) :2
- Vận tốc khi nước lặng
V khi nước lặng = V xuôi dòng- V dòng nước
- Vận tốc tàu ( thuyền ) khi nước lặng :
V tàu khi nước lặng = V ngược dòng + V dòng nước
CÔNG THỨC TOÁN TIỂU HỌC
I. Công thức hình học
1. Hình vuông :
Chu vi: P = a x 4
Cạnh : a= P :4
Diện tíchh : S = a x a
2. Hình chữ nhật
chu vi: P= (a+b) x2
chiều dài : a= ½ xP –b
chiều rộng : b= ½ xP –a
diện tích : S=axb
chiều dài : a=S:b
chiều rộng : b= S:a
3. Hình bình hành :
Chu vi : P = ( a+b)x2
Diện tích : S=axh
Chiều dài đáy: a= s : h
Chiều cao: h= S :a
4. Hình thoi:
Diện tích: S= ½ ( mxn)
Tích 2 đường chéo : mxn = Sx2
5. Hình tam giác:
Chu vi : p= a+b+c
Diện tích : S= ( axh): 2
Chiều cao : h= ( Sx2):a
Cạnh đáy: a= Sx2 :h
6. Tam giác vuông:
Diện tích : S= (axb):2
7. Hình thang
Diện tích : S= (a+b)xh :2
Chiều cao: h=( Sx2):(a+b)
8. Hình thang vuông
Có một cạnh bên vuông góc với hai cạnh đáy, cạnh bên đó chính là chiều
cao hình thang vuông . Tính diện tích hình thang vuông ta tính như tính
diện tích hình thang :
S= ( a+ b) x h :2
9. Hình tròn
Bán kính : r=d:2 , r= C: 3,14:2
Đường kính : d= rx2 , d= C:3,14
Chu vi: C=rx2x3,14= dx3,14
Diện tích : S= r x r x3,14
TÍNH DIỆN TÍCH THÀNH GIẾNG :
Tìm diện tích hình tròn nhỏ ( miệng giếng ) :
S= r x r x 3,14
Bán kính hình tròn lớn = bán kính hình tròn nhỏ + chiều rộng thành giếng
Diện tích hình tròn lớn :
S= r x r x 3,14
Diện tích thành giếng= diện tích hình tròn lớn – diện tích hình tròn nhỏ
10. Hình hộp chữ nhật
Diện tích xung quanh: Sxq= P đáy x h
Chu vi đáy : P đáy= Sxq : h
Chiều cao : h= S xq : P đáy
Nếu đáy của hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật thì : P đáy= (a+ b) x2
Nếu đáy của hình hộp chữ nhật là hình vuông thì : P đáy = a x 4 .
DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN :
Muốn tìm chiều cao của bể nước ( hồ nước )
H bể= V bể : S đáy
Diện tích đát của bể nước ( hồ nước )
S đáy = V bể : H bể
Muốn tìm chiều cao mặt nước đang có trong bể, ta lất thể tích nước đang có
trong bể chia cho diện tích đáy bể
H mặt nước= V nước : S đáy hồ
Muốn tìm chiều cao mặt nước cách miệng bể hay còn gọi là chiều cao phần
bể trống
Bước 1: ta tìm chiều cao mặt nước đang có trong hồ ( bể )
Bước 2: lấy chiều cao của cả cái bể trừ đi chiều cao mặt nước đang có trong
bể
H hồ trống=H kề- H nước
DIỆN TÍCH QUÉT VÔI:
-b1: diện tích 4 bức tường; Sxq
B2 diện tích trần nhà: S=axb
B3 diện tích 4 bức tường và trần nhà
B4 diện tích cái cửa nếu có
B5 diện tích quét vôi= diện tích 4 bức tường và trần – diện tích cửa
11. Hình lập phương
Diện tích xung quanh : Sxq = axa x4
Cạnh : axa = Sxq:4= Stp:6
Diện tích toàn phần : Stp = axax6
Thể tích V=a x a x a

You might also like