You are on page 1of 9

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1:
a, Kể tên các hình thái tiền tệ theo lịch sử hình thành?
Trả lời: - Hóa tệ: hóa tệ kim loại, hóa tệ phi kim loại
- Tín tệ: Tiền giấy_khả hoán và bất khả hoán
- Bút tệ: tiền ghi số
- Điện tử tệ: tiền tồn tại ở dạng điện tử
b, Phân biệt giá trị tiền tệ - giá cả tiền tệ?
Giá trị tiền tệ Giá cả tiền tệ
- Dùng làm phương tiện để so sánh của - Giá cả của tiền tệ chính là lãi suất.
hàng hóa dịch vụ, thông qua quan hệ
này tiền đã thực hiện chức năng thước
đo giá trị.

- Sức mua cùa đồng tiền ( đồng tiền này - Giá cả của tiền tệ là số tiền mà người
so với đồng tiền khác). ta phải trả cho cơ hội được vay nó
trong một khoảng thời gian xác định.
-
Giá trị của tiền tệ là 1 lượng vàng
nguyên chất nhất định làm đơn vị tiền
tệ.
+ Liên hệ thực tiễn xu hướng biến động của các giá trị bên trong trường hợp nền kinh tế lạm phát
tăng?

Câu 2:
a, Kể tên một số nhược điểm điển hình của tín tệ tiền giấy?
Trả lời:
- Lưu thông tiền giấy dễ rơi vào tình trạng bất ổn định.
- Không bền, dễ rách, hư hỏng.
- Chi phí lưu thông tương đối lớn.
b, Nêu những nội dung chủ yếu của hình thái tín tệ của tiền tệ?
Trả lời:
+ Tiền tệ là tín tệ thì bản thân nó không có giá trị, nhưng được mọi người tín nhiệm: Tiền kim
loại và tiền giấy.
TIỀN KIM LOẠI:
Hóa tệ kim loại Tín tệ kim loại
Giá trị Có giá trị tương xứng với giá Không có giá trị, không
trị công sức tạo ra nó. tương xứng với giá trị tạo ra
nó.

TIỀN GIẤY:
+ Tiền giấy khả hoán: giấy được in thành tiền để lưu hành tháy cho tiền bằng vàng hay bạc người
ta ký gửi ở ngân hàng. Cầm tiền giấy này có thể đổi được 1 lượng vàng, bạc tương đương với giá
trị ghi trên giấy.
+ Tiền giấy bất khả hoán: tiền giấy lưu hành mà không đổi được thành vàng, bạc- tiền giấy hiện
hành.
*Liên hệ thực tiễn: Tiền xu ở VN hiện nay còn được coi là tín tệ không ( théo pháp luật và theo
thực tế)?
+ Tiền xu hiện có giá trị lưu hành trong hệ thống tiền tệ Việt Nam gồm 5 mệnh giá là 5000 đồng,
2000 đồng, 1000 đồng, 500 đồng và 200 đồng. Tháng 4/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính
thức thông báo ngừng phát hành tiền xu. Dù tiền xu vẫn là một trong những hình thức thanh toán
hợp lệ. Hiện nay tại Việt Nam rất hiếm khi sử dụng tiền xu.

Câu 3:

a, Tính thanh khoản của tài sản được hiểu như thế nào?

Trả lời:

- Chỉ mức độ mà một tài sản bất kỳ có thể mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh
hưởng nhiều đến giá trị của tài sản đó.
b, Tính thanh khoản cao hay thấp phụ thuộc( thuận/ nghịch) vào những yếu tố nào? Khối tiền nào
trong nền kinh tế có tính lỏng cao nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Tính thanh khoản cao hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố là chi phí và thời gian.
- Khối tiền có tính lỏng cao nhất là Tiền mặt. Vì trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích
trữ.
Câu 4:
a, Kể tên 3 chức năng phổ biến của tiền tệ?
Trả lời:
3 chức năng phổ biến của tiền tệ là: lưu thông, tích trữ, thanh toán.
b, Nội dung chủ yếu của chức năng phương tiện trao đổi của tiền tệ? Ý nghĩa thực tiễn của chức
năng thước đo giá trị của tiền tệ?
Trả lời:
- Việc sử dụng tiền tệ như 1 phương tiện trao đổi thúc đẩy hiệu quả kinh tế bằng các giảm
thiểu tối đa thời gian trao đổi hàng hóa/ dịch vụ cũng như chi phí giao dịch ( vital).
- 2 giai đoạn mua bán độc lập về không gian và thời gian.
- Tiêu chuẩn để hàng hóa được coi là tiền tệ:
+ Được tạo ra hàng loạt, dễ dàng xác định giá trị.
+ Được chấp nhận rộng rãi.
+ Có thể chia nhỏ được để dễ đổi chác.
+ Dễ chuyên chở
+ Không bị hư hỏng mạnh.
*Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đẩy nhanh hiệu quả của nền kinh tế qua việc khắc phục những hạn chế của trao đổi hàng hóa
trực tiếp.
+ Tránh được những chi phí về thời gian và công sức dành cho việc trao đổi hàng hóa diễn ra
nhanh hơn, sản xuất cũng được thuận lợi, tránh được ách tắc, tạo động lực cho nền kinh tế phát
triển.
Câu 5:
a, Quan niệm mới về tiền tệ theo nghĩa rộng?
Trả lời:
- Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật
pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế.
Tiền tệ được gọi là tiền lưu thông.
b, Nội dung chủ yếu của chức năng thước đo giá trị của tiền tệ? Ý nghĩa thực tiễn của chức năng
thước đo giá trị của tiền tệ?
Trả lời:
+ Tiền thể hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa
khác.
*Ý nghĩa thực tiễn của chức năng thước đo giá trị của tiền tệ:
+ Tiền cũng phải được quy định là 1 đơn vị. Tiền nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả của
hàng hóa. Đơn vị đó là 1 trọng lượng nhất định của kim loại được dùng làm tiền tệ.
+ Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường nhất định giá trị của hàng hóa khác; là tiêu chuẩn giá cả,
tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ.
Câu 6:
a, Kể tên một số nhược điểm điển hình của hình thái hóa tệ phi kim loại?
Trả lời:
+ Dễ hư hỏng, khó bảo quản, chia nhỏ và vận chuyển.
b, Làm rõ chức năng cất trữ giá trị của tiền tệ? Ý nghĩa thực tiễn của chức năng cất trữ giá trị của
tiền tệ?
Trả lời:
*Chức năng cất trữ giá trị của tiền tệ:
+ Khắc phục được hạn chế của tích lũy bằng hiện vật: dễ hư hỏng, khó cất trữ...
+ Tạo nên phương tiện tích lũy an toàn với tính lỏng cao.
*Ý nghĩa thực tiễn của chức năng cất trữ giá trị tiền tệ:
+ Làm cho tiền lưu thông một cách thích ứng một cách tự phát với nhu cầu cần thiết cho lưu
thông. Nếu sản xuất hàng hóa tăng, hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được lưu vào lưu thông.
Câu 7:
a, Các khối tiền tệ được phân chia căn cứ vào yếu tố nào? Tại sao lại chọn yếu tố đó?
Trả lời:
b, Nêu thành phần cơ bản của các khối tiền tệ trong nền kinh tế hiện đại?( M1, M2, M3) Chỉ tiêu
M2/ GDP có ý nghĩa trong thực tiễn?
*Thành phần cơ bản của các khối tiền tệ trong nền kinh tế hiện đại:
+M1: Tiền gửi ngắn hạn trong ngân hàng ( Tiền gửi tiết kiệm).
+M2: Tiền gửi kỳ hạn lớn ở các ngân hàng thương mại.
+M3: Các chứng từ có tính lỏng cao_chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, trái phiếu, tín phiếu,...có
thể chuyển sang tiền mặt.
*Chỉ tiêu M2/GDP có ý nghĩa trong thực tiễn:

Câu 8:
a, Kể tên cơ sở tồn tại của phạm trù tài chính?
Trả lời:

b, Nêu đặc trưng bản chất của tài chính? Liên hệ thực tiễn cho ví dụ về quá trình hình thành, tạo
lập, phân phối quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp?
Trả lời:
+ Tài chính là các mối liên hệ liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên, không phải mối quan hệ kinh tế
nào cũng thuộc phạm trù tài chính. Tài chính chỉ gồm các mối quan hệ phân phối dựa vào hình
thái giá trị.
+ Tài chính đồng thời phát sinh trong quá trình hình thành lên và sử dụng quỹ tiền tệ. Đây cũng
được coi là một trong những đặc trưng quan trọng của tài chính.
+ Tài chính là những mối quan hệ kinh tế nhưng chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật và nhà
nước.
*Liên hệ thực tiễn cho ví dụ:
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Câu 1:
a, Nêu tên chủ thể cung (savers/ người dư vốn) và chủ thể cầu ( borrowers/ người thiếu vốn) chủ
yếu trong hệ thống tài chính?
Trả lời:
- Chủ thể cung: người dư vốn_cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ.
-Chủ thể cầu: người thiếu vốn_cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ.
b, Nêu 3 biểu hiện chính của hiện tượng dư vốn và 3 biểu hiện chính của hiện tượng thiếu vốn
của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường? Liên hệ giải pháp giải quyểt của doanh nghiệp khi
thiếu vốn kinh doanh?
Trả lời:
- Dư vốn:
+ Chính phủ: thu lớn hơn chi.
+Doanh nghiệp: lợi nhuận sau thuế lớn hơn thu tiền từ khách hàng.
+ Cá nhân: khối lượng tiền dự trữ lớn.
+ Ngân hàng TW: huy động được nhiều vốn.
- Thiếu vốn:
+ Chính phủ: thu nhỏ hơn chi.
+ Doanh nghiệp: thiếu vốn phải đi vay với lãi suất cao.
+ Cá nhân: khối lượng tiền nhỏ không đủ dự trữ.
*Liên hệ: Doanh nghiệp thiếu vốn có thể đi vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu,
vay thông qua trung gian tài chính.
Câu 2:
a, Nêu tên các quỹ tiền tệ cơ bản trong hệ thống tài chính?
Trả lời:
- Quỹ tiền tệ doanh nghiệp, các tổ chức chính trị- xã hội, cá nhân, chính phủ, các trung
gian tài chính.
b, Phân tích vai trò của ngân sách nhà nước trong hệ thống tài chính? Minh họa thực tế hoạt động
thu chi của ngân sách nhà nước?
Trả lời:
- Điều tiết nền kinh tế vĩ mô, điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế, huy
động vốn, thu và chi tiêu cho các hoạt động của nền kinh tế.
- Thu của ngân sách nhà nước, chính phủ thu qua hình thức thuế. Thuế là hình thức bắt
buộc 1 phần thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp cho nhà nước đảm bảo nhu cầu chi
tiêu của nhà nước.
- Chi ngân sách nhà nước: chi cho sự nghiệp kinh tế, y tế, trợ cấp cho người có hoàn cảnh
khó khăn,...
Câu 3:
a, Nêu tên gọi theo tính chất dòng vốn đi qua trung gian tài chính và đi qua thị trường tài chính?
Trả lời:
- Ngân hàng TW.
- Công ty bảo hiểm.
- Công ty chứng khoán.
- Công ty tài chính.
- Công ty tổ chức phi ngân hàng.
b, Người thiếu vốn thực hiện hành động gì để huy động vốn từ hệ thống tài chính? Liên hệ thực
tiễn công cụ huy động vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán của công ty cổ phần?
Trả lời:
1. Vốn góp ban đầu.
2. Huy động vốn từ lợi nhuận không chia.
3. Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu.
4. Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng.
5. Huy động vốn bằng tín dụng thương mại.
6. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu.
*Liên hệ:
- Đối với các nước phát triển, để huy động nguồn vốn trung và dài hạn, doanh nghiệp sẽ thực
hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ( TTCK) để có thể huy động vốn một cách
nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy
tín của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường. Huy động theo cách thức này, doanh nghiệp
không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ
động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình.
Câu 4:
a, Hãy kể tên các thành phần chủ yếu của hệ thống tài chính theo cấu trúc các thành phần tổng
hợp?
Trả lời:
1. Dịch vụ tài chính.
2. Thị trường tài chính.
3. Công cụ tài chính.
4. Tổ chức tài chính.
b, Phân tích cơ chế phân bố nguồn lực tài chính của thị trường tài chính? Minh họa tính “ khan
hiếm” qua phân bố tài chính?
Trả lời;
Phân bố nguồn lực trong nền kinh tế là sự phân bố nhân tố sản xuất cho các mục đích sử dụng
khác nhau dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng. Nguồn lực được phân bố tối ưu khi tỷ lệ các
nhân tố đầu vào được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ phản ánh đúng chi phí tương đối
của chúng, sao cho tối thiểu hóa được chi phí sản xuất và khi sản lượng hàng hóa và dịch vụ
phản ánh chính xác thị hiếu của người tiêu dùng về các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau.
*Liên hệ:
Biểu hiện ra bên ngoài là các cuộc khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa, hoặc là sự khan hiếm hàng
hóa, giá cả tăng vọt ( khủng hoảng năng lượng), nền kinh tế mất ổn định vĩ mô. Thực tế là nguồn
lực đã không được phân bố hợp vào những ngành, lĩnh vực cần thiết. Khi khủng hoảng nổ ra,
cũng là thời kỳ tái cơ cấu các nguồn lực trên phạm vi và quy mô rộng lớn.
Câu 5:
a, Nêu tên gọi thị trường khi nhìn cấu trúc thị trường tài chính theo kỳ hạn luân chuyển vốn?
Trả lời:
- Thị trường tiền tệ, thị trường vốn.
b, Sự khác biệt cơ bản của công cụ khi tham gia các thị trường theo kỳ hạn luân chuyển? Ý nghĩa
của các công cụ trên phương diện vận động của nền kinh tế?
Trả lời:
- Thị trường tiền tệ: công cụ nợ ngắn hạn ( có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm ), an
toàn nhưng lợi tức thấp.
- Thị trường vốn: công cụ nợ ngắn hạn ( có thời gian luân chuyển vốn trên 1 năm), như cổ phiếu,
trái phiếu; mức lợi tức kỳ vọng cao thì độ rủi ro càng cao.
*Ý nghĩa:
- Công cụ nợ ngắn hạn: Cung cấp thông tin về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp.
- Công cụ nợ dài hạn: Cung cấp thông tin về sự thịnh vượng lâu dài của công ty.
Nợ dài hạn tăng cho thấy khả năng chiếm dụng tài sản và tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời
cho thấy vị thế và uy tín lớn của công ty trên thị trường, với đối tác, khách hàng. Nợ dài hạn là
một tiêu chí quan trọng mà nhà đầu tư cần xem xét, để nhận định mã cổ phiếu có phù hợp để rót
vốn, đầu tư dài hạn hay không.
Câu 6:
a, Kể tên 3 công cụ trên thị trường tiền tệ mà a/c biết?
Trả lời:
 Tín phiếu kho bạc.
 Chứng chỉ tiền gửi.
 Thương phiếu.
b, Vai trò của các công cụ trong thị trường tiền tệ? Liên hệ thực tiễn về vai trò của công cụ qua
các doanh nghiệp tham gia thi trường tiền tệ?
Trả lời:
*Vai trò:

You might also like