You are on page 1of 19

CHƯƠNG 4.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG PHUN XĂNG, ĐÁNH LỬA


TRỰC TIẾP SỬ DỤNG BOBIN ĐƠN

4.1. Mạch điện cơ bản trong mô hình

Lưu ý: Những mạch điện được nêu dưới đây được lấy từ những mạch điện của
động cơ tương tự.

4.1.1. Mạch cấp nguồn cho ECU

Vì khi đấu mạch cấp nguồn điều khiển từ ECU mà chân MREL không có điện áp
ra để đóng rơ le nên nhóm chuyển sang phương án đấu mạch cấp nguồn cho ECU điều
khiển từ công tắc máy có sơ đồ như sau:

Hình 4.1. Mạch cấp nguồn điều khiển từ công tắc máy

Chân BATT luôn có nguồn thường trực từ ắc quy. Khi công tắc máy ON (IG) sẽ
có dòng điện đi qua cuộn dây rơ le chính làm đóng tiếp điểm. Khi đó sẽ có dòng điện
đến chân B+ và ECU được cấp nguồn.

4.1.2. Mạch điều khiển bơm xăng

Khi công tắc máy ON (IG): Dòng điện từ cực IG công tắc máy cung cấp cho
cuộn dây của rơ le EFI và rơ le bơm (rơ le mở mạch), làm cho tiếp điểm rơ le EFI và
rơ le bơm đóng. Lúc này ECU điều khiển transistor tại chân FC để bơm nhiên liệu hoạt
động khoảng 5-10s tạo ra áp dư trên ống nhiên liệu giúp động cơ dễ nổ khi khởi động.
Khi khởi động (ST): ECU nhận biết động cơ đang khởi động thông qua tín hiệu
STA và NE được kích hoạt, ECU điều khiển transistor tại chân FC để bơm nhiên liệu
hoạt động liên tục.

Hình 4.2. Mạch điều khiển bơm xăng

Hình 4.3. Cụm ECU, công tắc máy, rơ le, cầu chì, bơm xăng trên mô hình
4.1.3. Mạch điều khiển đánh lửa

ECU

Hình 4.4. Mạch điều khiển đánh lửa và bobin đánh lửa trên mô hình

Chân +B: Được cấp nguồn 12V khi bật công tắc máy ON.

Chân IGT: ECU cung cấp các xung tín hiệu IGT để điều khiển bobin đánh lửa.

Chân IGF: Chân phản hồi tín hiệu đánh lửa cho ECU biết.

Chân GND (E): Chân nối mass.

4.1.4. Mạch điều khiển phun xăng

ECU

Hình 4.5. Mạch điều khiển đánh lửa và kim phun trên mô hình

Chân +B: Được cấp nguồn 12V khi bật công tắc máy ON.
Chân # điều khiển kim phun nối về ECU và sẽ hoạt động phun xăng khi ECU cấp
mass vào từng chân #.

4.1.5. Mạch điện các cảm biến

a. Cảm biến lưu lượng khí nạp

ECU

Hình 4.6. Mạch điện cảm biến lưu lượng khí nạp và cảm biến trên mô hình

Chân +B: Được cấp nguồn 12V khi bật công tắc máy ON.

Chân VG: Chân tín hiệu của cảm biến lưu lượng khí nạp.

Chân E2G và chân E2: Chân nối mass của cảm biến.

Chân THA: Chân tín hiệu của cảm biến nhiệt độ khí nạp.

b. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

ECU

Hình 4.7. Mạch điện cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến trên mô hình
Chân THW: Chân tín hiệu của cảm biến nhiệt độ nước làm mát.

Chân E2: Chân nối mass của cảm biến.

c. Cảm biến kích nổ

ECU

Hình 4.8. Mạch điện cảm biến kích nổ và cảm biến trên mô hình

Chân KNK: Chân tín hiệu của cảm biến kích nổ.

Chân E2: Chân nối mass của cảm biến.

d. Cảm biến oxy

ECU

Hình 4.9. Mạch điện cảm biến oxy và cảm biến trên mô hình

Chân +B: Được cấp nguồn 12V khi bật công tắc máy ON.
Chân HT: Chân sấy của cảm biến.

Chân OX1: Chân tín hiệu của cảm biến oxy.

Chân E2: Chân nối mass của cảm biến.

e. Cảm biến vị trí bướm ga

ECU

Hình 4.10. Mạch điện cảm biến vị trị bướm ga và cảm biến trên mô hình

Chân VC: Chân cấp nguồn 5V của cảm biến.

Chân VTA: Chân tín hiệu của cảm biến.

Chân E2: Chân nối mass của cảm biến.

f. Cảm biến vị trí trục khuỷu

Hình 4.11. Mạch điện cảm biến vị trị trục khuỷu và cảm biến trên mô hình

Chân NE+ và NE- là 2 chân tín hiệu của cảm biến được nối về ECU.
4.2. Thời gian thực hiện mô hình

Tuần 1 (01/08/2023 – 07/08/2023): Họp lên danh sách các bộ phận, linh kiện cần
thiết để thực hiện mô hình và tiến hành đi mua.

Tuần 2 (08/08/2023 – 14/08/2023): Kiểm tra, xác định các chân cần thiết của hộp
ECU và vệ sinh các chi tiết. Đồng thời đi mua bảng và thiết kế khung mô hình.

Tuần 3 (15/08/2023 – 22/08/2023): Lắp các bộ phận lên bảng và đấu dây điện.
Cho mô hình hoạt động và đo kiểm tra các tín hiệu sau đó hoàn thiện mô hình.

4.3. Xây dựng khung mô hình

Khung mô hình được thiết kế với kích thước 1,5m x 1,2m. Có 4 bánh xe để dễ
dàng di chuyển.

Hình 4.12. Khung mô hình

4.4. Lắp ráp mô hình

4.4.1. Nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị để lắp ráp mô hình

Bảng 4.1. Nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị lắp ráp mô hình
Nguyên vật liệu, dụng
STT Hình ảnh
cụ, thiết bị

1 Rơ le
2 Công tắc máy

3 ECU

4 Hộp cầu chì

5 Bơm

Cảm biến lưu lượng khí


6
nạp
Quạt 12V tạo gió thổi
7 vào cảm biến lưu lượng
khí nạp

Điều tốc quạt và mô tơ


8
giả tín hiệu trục khuỷu

Cảm biến nhiệt độ nước


9
làm mát

10 Cảm biến kích nổ

11 Cảm biến ô xi
Bướm ga và cảm biến vị
12
trí bướm ga

Bánh răng giả tín hiệu


13
cốt máy

Cảm biến vị trí trục


14
khuỷu

15 Bobin đánh lửa


16 Kim phun

17 Ống sáo

18 Kiềm, tua vít

19 Vít, bulong

20 Đồng hồ đo điện
21 Băng keo điện

22 Dây điện

23 Ắc quy

24 Giắc bắp chuối

25 Súng bắn keo


Mô tơ 12V gắn bánh
26 răng giả tín hiệu trục
khuỷu

27 Dây rút

28 Máy khoan

4.4.2. Xác định các chân ECU cần thiết cho mô hình

Hình 4.13. Chân ECU


Gồm có các chân: B+, BATT, IGSW, MREL, FC, VG, VTA, VC, THA, STA,
THW, KNK, OX1, HT, E2, E03, E1, IGF, NE-, NE+, IGT1, IGT2, IGT3, IGT4, #10,
#20, #30, #40, E01,E02.

Hình 4.14. Đo thông mạch xác định chân ECU

4.4.3. Lắp các thiết bị lên bảng và đấu dây điện

Lắp các thiết bị đảm bảo thẩm mỹ, chắc chắn và đấu dây điện theo các sơ đồ
mạch điện cơ bản ở mục 4.1.

Hình 4.15. Lắp cố định các thiết bị vào bảng


Hình 4.16. Đấu dây điện

Hình 4.17. Lắp mô hình lên khung


Hình 4.18. Dán decal và tên các chân

Hình 4.19. Hoàn thiện mô hình (mặt trước và mặt sau)

4.5. Cấp nguồn và đo kiểm

4.5.1. Cấp nguồn cho mô hình hoạt động

Dùng ắc quy 12V để cấp nguồn cho mô hình và bật công tắc máy ở vị trí ON để
tiến hành đo kiểm.
Hình 4.19. Điện áp chân BATT và mass là 11V

Hình 4.20. Điện áp chân B+ và mass là 10V

Hình 4.21. Điện áp chân VC và mass là 4V


Hình 4.22. Điện áp chân VG và mass là 1V

Hình 4.23. Điện áp chân VTA và mass là 3V khi xoay bướm ga

Hình 4.24. Đo điện trở cảm biến vị trí trục khuỷu là 1,38kΩ
4.5.2. Thử nghiệm hoạt động của mô hình

Bật công tắc máy sang vị trí ST và quan sát hoạt động của mô hình.

Hình 4.25. Kim phun máy 2 đang hoạt động

Hình 4.26. Bobin và bugi máy 3 đang hoạt động

You might also like