You are on page 1of 10

Bài tập Cân bằng hóa học

Câu 1: Cho cân bằng hóa học sau:

2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k) ; ΔH < 0

Cho các biện pháp:

Tăng nhiệt độ;

Tăng áp suất chung của hệ phản ứng;

Hạ nhiệt độ;

Dùng thêm chất xúc tác V2O5;

Giảm nồng độ SO3;

Giảm áp suất chung của hệ phản ứng.

Trong các biện pháp trên, những biện pháp nào làm cân bằng chuyển dịch
theo chiều thuận?

A. (1), (2), (4), (5)

B. (2), (3), (5)

C. (2), (3), (4), (6)

D. (1), (2), (5)

Đáp án: B

Câu 2: Cho cân bằng hóa học:

H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k); ΔH > 0

Cân bằng không bị chuyển dịch khi

A. tăng nhiệt độ của hệ


B. giảm nống độ HI

C. tăng nồng độ H2

D. giảm áp suất chung của hệ.

Đáp án: D

Câu 3: Cho cân bằng hóa học:

2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)

Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu nào
sau đây đúng khi nói về cân bằng hóa học này?

A. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng
nhiệt độ.

B. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng
nhiệt độ.

C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng
nhiệt độ.

D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng
nhiệt độ.

Đáp án: D

Câu 4: Cho cân bằng hóa học sau trong bình kín:

2NO2 (k) ⇌ N2O4 (k)

(màu nâu đỏ) (không màu)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có

A. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt

B. ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt

C. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt


D. ΔH <0, phản ứng thu nhiệt

Đáp án: B

Câu 5: Cho cân bằng hóa học:

2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)

Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu nào sua đây đúng?

A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2

C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng

D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3

Đáp án: B

Câu 6: Cho cân bằng hóa học:

N2 (k) + 3H2 ⇌ 2NH3 (k)

Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển
dịch khi

A. thay đổi áp suất của hệ

B. thay đổi nồng độ N2

C. thay đổi nhiệt độ

D. thêm chất xúc tác Fe

Đáp án: D

Câu 7: Cho các cân bằng hóa học sau:

2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)

N2 (k) + 3H2 ⇌ 2NH3 (k)


3CO2 (k) + H2 (k) ⇌ CO (k) + H2O (k)

2HI (k) ⇌ H2 (k) + I2 (k)

Khi thay đổi áp suất, các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là

A. (1) và (3)

B. (2) và (4)

C. (1) và (2)

D. (3) và (4)

Đáp án: D

Câu 8: Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau:

2NO2 (k) ⇌ N2O4 (k)

Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở
nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1 > T2.

Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?

A. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.

B. Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm.

C. Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng.

D. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.

Đáp án: A

Câu 9: Xét cân bằng: N2(k) + 3H2(k) ⇆ 2NH3(k)

Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng là :


Đáp án: B

Câu 10: Cho các cân bằng:

(1) H2 (k) + I2 (k) ⇆ 2HI (k)

(2) 2NO (k) + O2 (k) ⇆ 2NO2 (k)

(3) CO (k) + Cl2(k) ⇆ COCl2 (k)

(4) CaCO3 (r) ⇆ CaO (r) + CO2 (k)

(5) 3Fe (r) + 4H2O (k) ⇆ Fe3O4 (r) + 4H2 (k)

Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là :

A. (1), (4). B. (1), (5).

C. (2), (3), (5). D. (2), (3).

Đáp án: D

Câu 11: Phản ứng : 2SO2 + O2 ⇆ 2SO3 ΔH < 0. Khi giảm nhiệt độ và khi giảm
áp suất thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là :

A. Thuận và thuận. B. Thuận và nghịch.

C. Nghịch và nghịch. D. Nghịch và thuận.

Đáp án: B

Câu 12: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CO (k) + H2O (k) ⇆ CO2 (k) + H2 (k); ΔH < 0


Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm
một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm
các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là :

A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).

Đáp án: B

Câu 13: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế NO2 bằng cách cho Cu tác
dụng với HNO3 đặc, đun nóng. NO2 có thể chuyển thành N2O4 theo cân bằng :

2NO2 ⇆ N2O4

Cho biết NO2 là khí có màu nâu và N2O4 là khí không màu. Khi ngâm bình chứa
NO2 vào chậu nước đá thấy màu trong bình khí nhạt dần. Hỏi phản ứng thuận
trong cân bằng trên là :

A. Toả nhiệt.

B. Thu nhiệt.

C. Không toả hay thu nhiệt.

D. Một phương án khác.

Đáp án: A

Câu 14: Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực
hiện phản ứng:

N2 + 3H2 ⇆ 2NH3

Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M;
[NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là :

A. 3 và 6. B. 2 và 3.

C. 4 và 8. D. 2 và 4.
Đáp án: A

Gọi nồng độ ban đầu của N2 và H2 là a và b

Ta có: [N2] pư = [H2]pư/3 = ([NH3]tạo thành)/2

a – 2 = (b-3)/3 = 2/2

⇒ a = 3; b = 6

Câu 15: Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac N2 + 3H2 ⇆ 2NH3.

Nồng độ mol ban đầu của các chất như sau: [N2] = 1 mol/l; [H2] = 1,2 mol/l. Khi
phản ứng đạt cân bằng nồng độ mol của [NH3] = 0,2 mol/l. Hiệu suất của phản
ứng là :

A. 43%. B. 10%.

C. 30%. D. 25%.

Đáp án: D

[N2] = 1 mol/l; [H2] = 1,2 mol/l ⇒ H2 hết; hiệu suất tính theo H2

[NH3] = 0,2 mol/l ⇒ [H2]pư = 0,3 mol/l

H = 0,3 : 1,2 . 100% = 25%

 Bài 1 (trang 162 SGK Hóa 10): Ý nào sau đây là đúng:
 A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.
 B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng
lại.
 C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa
học.
 D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai vế của phương trình
phản ứng phải bằng nhau.
 Lời giải:
 C đúng.
 Bài 2 (trang 162 SGK Hóa 10): Hệ cân bằng sau được thực hiện trong
bình kín:
 2SO2(k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k) ΔH < 0
 Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến
đổi?
 A. Biến đổi nhiệt độ.
 B. Biến đổi áp suất.
 C. Sự có mặt chất xúc tác.
 D. Biến đổi dung tích của bình phản ứng.
 Lời giải:
 C.Sự có mặt chất xúc tác. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận
và tốc đọ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau. Do vậy, chất xúc tác
không làm chuyển dịch cân bằng hóa học hay không làm nồng độ các
chất trong cân bằng biến đổi
 Bài 3 (trang 163 SGK Hóa 10): Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân
bằng hóa học là cân bằng động?
 Lời giải:
 - Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ
phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
 - Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: Ở trạng thái cân bằng không
phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận nghịch và phản ứng
nghịch vẫn xảy ra, nhưng tốc độ bằng nhau (Vthuận = Vnghịch). Điều này có
nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao
nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng
nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.
 Bài 4 (trang 163 SGK Hóa 10): Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có
ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?
 Lời giải:
 - Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ
để chuyển sang một trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác
động lên cân bằng.
 - Những yếu tố làm chuyển dịch cân bằng là nồng độ, áp suất và nhiệt
độ.
 - Chất xúc tác không có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, vì chất xúc
tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không
làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng
thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau, nên nó có tác
dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh
chóng hơn.
 Bài 5 (trang 163 SGK Hóa 10): Phát biểu nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê
và dựa vào cân bằng sau để minh họa
 C(r) + CO2 ⇄ 2CO(k) ; ΔH > 0
 Lời giải:
 Nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê:
 Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác
động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, sẽ chuyển dịch
cân bằng theo chiều giảm tác động bên ngoài đó.
 Áp dụng: giảm áp suất, tăng nhiệt độ (phản ứng thu nhiệt), tăng nồng độ
CO2 hoặc giảm nồng độ CO cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
 Bài 6 (trang 163 SGK Hóa 10): Xét các hệ cân bằng sau trong một bình
kín:
 Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi trong một các
điều kiện sau?
 a) Tăng nhiệt độ.
 b) Thêm lượng hơi nước vào.
 c) Thêm khí H2 ra.
 d) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.
 e) Dùng chất xúc tác.
 Lời giải:
 C(r) + H2O(k) ⇄ CO(k) + H2(k) ; ΔH > 0 (1)
 CO(k) + H2O(k) ⇄ CO2(k) + H2(k); ΔH < 0 (2)

Phản ứng (1) Phản ứng (2)

Tăng nhiệt độ → ←

Thêm hơi nước → →

Tăng H2 ← ←
Tăng áp suất ← Tổng số mol 2 vế bằng nhau nên cân bằng không đổi

Chất xúc tác Không đổi Không đổi

Bài 7 (trang 163 SGK Hóa 10): Clo phản ứng với nước theo phương trình
hóa học sau:

Cl2 + H2O ⇄ HClO + HCl

Dưới tác dụng của ánh sáng, HClO bị phân hủy theo phản ứng:

2HClO ⇄ 2HCl + O2.

Giải thích tại sao nước clo (dung dịch clo trong nước) không bảo quản được
lâu.

Lời giải:

Nước clo không bảo quản được lâu vì cân bằng hóa học chuyển dịch theo
chiều thuận, clo tác dụng từ từ với nước đến hết.

Bài 8 (trang 163 SGK Hóa 10): Cho biết phản ứng sau: 4CuO(r) ⇄ 2Cu2O(r) +
O2(k) ΔH > 0.

Có thể dùng những biện pháp gì để tăng hiệu suất chuyển hóa CuO thành
Cu2O?

Lời giải:

Dùng biện pháp đun nóng (phản ứng thu nhiệt) hoặc hút khí O2 ra.

You might also like