You are on page 1of 6

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10

Dạng 1. Bài tập số hạt viết cấu hình

Bài 1.1: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu tạo bởi 115 hạt. Hạt mang điện nhiều
hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định A; N của nguyên tử trên.

Bài 1.2: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các
nguyên tử sau, biết: Tổng số hạt cơ bản là 13.

Bài 1.3: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các
nguyên tử sau, biết:

a) Tổng số hạt cơ bản là 115, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện
là 25 hạt.

b) Tổng số hạt cơ bản là 95, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện
là 25 hạt.

c) Tổng số hạt cơ bản là 40, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện
dương là 1 hạt.

d) Tổng số hạt cơ bản là 36, số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.

e) Tổng số hạt cơ bản là 52, số hạt không mang điện bằng 1,06 lần số hạt mang
điện âm.

f) Tổng số hạt cơ bản là 49, số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang
điện.

Bài 1.4: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các
nguyên tử sau, biết:

a) Tổng số hạt cơ bản là 13.

b) Tổng số hạt cơ bản là 18.


c) Tổng số hạt cơ bản là 52, số p lớn hơn 16.

d) Tổng số hạt cơ bản là 58, số khối nhỏ hơn 40.

Dạng 2. Hỗn hợp 2 kim loại tác dụng với nước/axit

Câu 2.1: Cho 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kỳ liên tiếp,
tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Tìm Hai kim
loại

Câu 2.2: Hoà tan hoàn toàn 0,31 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ
liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,112 lít khí hiđro (ở đktc). Tìm X và
Y

Câu 2.3: Cho 1,08 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì kế tiếp nhau thuộc nhóm
IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thoát ra 0,672 lít H2 (đktc). Tìm Hai kim
loại

Câu 2.4: Hòa tan 20,2 (g) hỗn hợp 2 kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc phân
nhóm chính nhóm I vào nước thu được 6,72 (l) khí (đkc) và dung dịch A.

a) Tìm tên hai kim loại.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 2 (M) cần dùng để trung hòa dung dịch A.

Câu 2.5: Hoà tan hoàn toàn 42,55 (g) hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kỳ
kế tiếp nhau vào nước thu được 8,96 (l) khí (đkc) và dung dịch A.

a) Xác định hai kim loại A, B.

b) Trung hoà dung dịch A bằng 200 (ml) dung dịch HCl. Tính CM của dung dịch
HCl đã dùng.

Dạng 3. Xác định số oxi hóa - Cân bằng phản ứng oxi hóa khử

a) Xác định số OXH

b) Dựa vào độ âm điện xác định loại liên kết


c) Cân bằng phản ứng OXH – KH

1) Hãy xác định số oxi hoá của lưu huỳnh, clor, mangan trong các chất:

a) H2S, S, H2SO3, SO3, H2SO4, Al2(SO4)3, SO42-, HSO4-.

b) HCl, HClO, NaClO2, KClO3, Cl2O7, ClO4, Cl2.

c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4, H2MnO2, MnSO4, Mn2O, MnO4.

2) Hãy xác định số oxy hoá của N trong:

NH3; N2H4; NH4NO4 ; HNO2; NH4

N2O; NO2; N2O3; N2O5; NO3

3) Xác định số oxy hoá của C trong;

CH4; CO2; CH3OH; Na2CO3; Al4C3

CH2O; C2H2; HCOOH; C2H6O; C2H4O2

4) Tính SOH của Cr trong các trường hợp sau: Cr2O3, K2CrO4, CrO3, K2Cr2O7,
Cr2(SO4)4.

5) Xác định loại liên kết trong các phân tử sau:

a) NCl3, H2S, PCl5, CaF2, Al2O3, HNO3, BaO, NaCl

b) K2S, Na2O, NaF , H2S , HClO , KCl

(Cho biết độ âm điện: Na: 0,93 ; Li: 0,98 ; Mg: 1,31 ; Al: 1,61 ; P: 2,19 ; S: 2,58 ; Br:
2,96 và N: 3,04. O:3,5, Cl: 3,0; C:2,55; H 2,2)

6) Cân bằng các phương trình phản ứng sau:

a) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O.


b) Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

c) Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O.

d) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O.

e) FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + S + CO2 + H2O.

f) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O.

g) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O.

h) FeSO4 + H2SO4 + KMnO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.

i) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.

j) K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O.

Dang 4. Xác định vị trí khi biết nguyên tử, ion

1) Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron như sau: 1s22s22p63s23p6.

Cho biết vị trí của R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố và tên của nó.

2) Các ion X+, Y– và nguyên tử Z nào có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6? Xác định vị
trí của X, Y, Z

3) Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6

Xác định vị trí của X, Y

4) Cation X3+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6.
Xác định Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn

5) Ion X3+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d5. Xác định Vị trí của X trong
bảng tuần hoàn.

Dạng 5. Bài tập vận dụng bảo toàn electron


Câu 1: Hòa tan 7,5 gam hỗn hợp Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl
thu được 7,84 lít khí H2 (đktc) và dung dịch muối. Khối lượng của Mg trong hỗn
hợp đầu là bao nhiêu gam?

Câu 2: Cho 9,2 gam hỗn hợp Al và Zn tác dụng với dung dịch HCl dư thu được
5,6 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu gam?

Câu 3: Cho Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được Cu(NO3)2,
H2O 0,1 mol khí NO và 0,2 mol NO2. Số mol Cu đã phản ứng là bao nhiêu?

Câu 4: Cho 0,1 mol Zn và 0,2 mol Ag tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra
Zn(NO3)2, AgNO3, H2O và V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là bao nhiêu?

Câu 5: Hoà tan Fe trong đung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí chứa 0,03 mol
NO2 và 0,02 mol NO và dung dịch chứa Fe(NO3)3. Khối lượng Fe bị tan là bao
nhiêu?

Câu 6: Hoà tan 3,6 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn
hợp khí chứa a mol N2 và 0,05 mol NO và dung dịch Mg(NO3)2. Giá trị của a là bao
nhiêu?

Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 2,6 gam kim loại M hóa trị II vào dung dịch HNO3 dư
thu được 0,224 lít khí N2O ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch muối
nitrat. M là kim loại nào dưới đây?

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 3,25 gam kim loại M hóa trị II trong dung dịch HNO3
dư thu được khí 2,24 lít khí NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch
muối nitrat. M là kim loại nào dưới đây?

Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 2,8 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được
1,12 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch muối M(NO3)3. M là
kim loại nào dưới đây?

Câu 12: Nung nóng 16,8gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được
m gam hỗn hợp X gồm oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc
nóng, dư thu được 5,6 lít SO2 (đktc) và muối Fe2(SO4)3. Giá trị của m là bao nhiêu?
Câu 13: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn
hợp A có khối lượng là 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho hỗn hợp A
phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, dư thu được muối Fe2(SO4)3 và
6,72 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của a là bao nhiêu?

Câu 14: Để m gam bột sắt ngoài không khí một thời gian thu được 11,8 gam hỗn
hợp các chất rắn FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung
dịch HNO3 loãng thu được muối sắt(III) và 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị
của m là bao nhiêu?

You might also like