You are on page 1of 3

BÀI TẬP NÂNG CAO NGÀY 3-12-2022

Câu 1: Khi trộn 2 dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 muối có cùng số mol, sau phản ứng
tạo thành dung dịch X và 12,5g kết tủa Y là muối của kim loại M có hoá trị II trong hợp
chất. Tách riêng Y rồi đem nung ở nhiệt độ thích hợp thì muối Y bị phân huỷ tạo thành
oxit Z (thể khí) và 7g oxit của kim loại M. Cô cạn dung dịch X thu được 20 gam chất rắn
là một muối khan Q, muối này bị phân huỷ ở 215oC tạo ra 0,25 mol oxit T (thể khí) và 9
gam H2O. Xác định CTHH của 2 muối ban đầu, biết số mol MO bằng số mol Z. Các phản
ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3 (trong đó
Fe3O4 chiếm 25% số mol hỗn hợp) bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa (m+208,8) gam muối và hỗn hợp 2 khí gồm SO2
và CO2 trong đó thể tích SO2 là 13,44 lít. Xác định giá trị của m.
Câu 3: Cho hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat là MHCO3 và X2CO3. Lấy 24,2g hỗn hợp A
tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Thu được tối đa 6,72 lít khí (đktc). Đem toàn bộ
lượng muối tạo thành tác dung vừa đủ với dung dịch NaOH rồi cô cạn thu được m gam
muối duy nhất. Xác định công thức hóa học và khối lượng các muối trong A. Xác định
giá trị m.
Câu 4: Hòa tan hết 2m gam kim loại M trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu
được V lít khí SO2. Mặt khác, hòa tan hết m gam hợp chất X (X là sunfua của kim loại
M) trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng cũng thu được V lít khí SO2. Biết SO2 là
sản phẩm khử duy nhất của các quá trình trên, khí đo ở cùng điều kiện. Xác định kim loại
M và công thức của hợp chất X.
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước thu được dung dịch A. Chia
A làm 2 phần bằng nhau. Sục khí H2S dư vào phần 1 được 1,28 gam kết tủa, cho Na2S dư
vào phần 2 được 3,04 gam kết tủa. Tính m.
Câu 6: M và R là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A), có thể tạo với hiđro
các hợp chất MH và RH. Gọi X và Y lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của M
và R. Trong Y, R chiếm 35,323% khối lượng. Để trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch
16,8% X cần 150 ml dung dịch Y 1M. Xác định các nguyên tố M và R.
Câu 7: Để hoà tan hoàn toàn a mol một kim loại cần một lượng vừa đủ a mol H2SO4, sau
phản ứng thu được 31,2 gam muối sunfat và khí X. Toàn bộ lượng khí X này làm mất
màu vừa đủ 500 ml dung dịch Br2 0,2M. Xác định tên kim loại.
Câu 8: Hỗn hợp X (gồm FeS ; FeS2 ; CuS) tan vừa hết trong dung dịch chứa 0,33 mol
H2SO4 đặc nóng, sinh ra 0,325 mol khí SO2 và dung dịch A . Nhúng 1 thanh Fe nặng 50
gam vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn nhấc thanh Fe ra làm khô, cân
nặng 49,48 gam và còn lại dung dịch B .
1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2) Xác định % khối lượng của hỗn hợp X. (Coi khối lượng Cu bị đẩy ra bám hết vào
thanh Fe).
3) Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch HNO3 đặc dư thu được khí NO2 (sản phẩm
khử duy nhất) và dung dịch C. Xác định khoảng giá trị của khối lượng muối có trong
dung dịch C?
Câu 9: Chất lỏng A trong suốt, không màu, và có 8,3% hiđro; 59,0% oxi còn lại là clo
theo khối lượng. Khi đun nóng A đến 110oC thấy tách ra khí X đồng thời khối lượng
giảm đi 16,8% khi đun chất lỏng A trở thành chất lỏng B. Khi làm lạnh A ở dưới 0oC,
thoạt đầu tách ra tinh thể Y khô ng chứa clo, còn khi làm lạnh chậm ở nhiệt độ thấp
hơn nữa sẽ tách ra tinh thể Z chứa 65% clo về khối lượng. Khi làm nóng chảy tinh thể Z
có thoát ra khí X.
1) Cho biết cóng thức của A, B, X, Y, Z.
2) Giải thích vì sao khi làm nóng chảy Z có thoát ra khí X.
(Biết trong A chỉ chứa 1 nguyên tử clo)
Câu 10: Cho m gam hỗn hợp NaBr, NaI phản ứng với axit H2SO4 đặc, nóng thu được
hỗn hợp khí A (gồm 2 khí). Ở điều kiện thích hợp, các chất trong hỗn hợp A phản ứng đủ
với nhau tạo ra chất rắn màu vàng và một chất lỏng khóng làm đổi màu quỳ tím. Cho Na
lấy dư vào chất lỏng được dung dịch B. Dung dịch B hấp thụ vừa đủ với 2,24 lít CO2 tạo
9,5gam muối. Tìm m?
Câu 11:
1. Khi cho khí Cl2 đi qua vôi tôi bột ướt hoặc qua huyền phù đặc Ca(OH)2 ở 30oC
sẽ thu được clorua vôi (còn gọi là canxi cloruahipoclorit), nhưng nếu cho khí Cl2 qua
dung dịch nước vôi trong ở nhiệt độ thường sẽ tạo ra canxi hipoclorit.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
b) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho clorua vôi lần lượt tác dụng với dung dịch
HCl và khí CO2?
c) Nêu tác dụng của clorua vôi và cho biết vì sao trong thực tế người ta dùng clorua vôi
nhiều hơn nước Gia- ven.
2. Những thay đổi nào có thể xảy ra khi bảo quản lâu dài các hợp chất đựng trong
các bình bị hở nút đậy sau:
a) Axit sunfuhiđric.
b) Axit bromhiđric.
c) Nước Gia- ven
Câu 12: Sục khí A vào dung dịch chứa muối B ta được chất C màu vàng và dung dịch D
gồm muối E và chất F. Khí X có màu vàng lục tác dụng với khí A tạo ra C và F. Nếu X
tác dụng với khí A trong nước tạo ra Y và F, rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa
trắng. A tác dụng với dung dịch chất G có mặt dung dịch chất Y tạo dung dịch 2 muối và
chất C. Khí H sinh ra khi đốt cháy C có thể dùng dung dịch chất G để nhận biết. A tác
dụng được với dung dịch Y đậm đặc. Xác định A, B, C, X, F, G, H, Y. Viết phương trình
hóa học của các phản ứng.
Câu 13: Để xác định thành phần một quặng sắt gồm Fe3O4 và Fe2O3 người ta làm các thí
nghiệm sau. Hòa tan hoàn toàn quặng trong dung dịch HCl dư, kết thöc phản ứng thu
được dung dịch A. Cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch KI 0,3M thu
được dung dịch B và một chất rắn, lọc bỏ chất rắn, rồi dẫn khí Cl2 dư qua dung dịch B
thuđược dung dịch C, cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C, lấy kết tủa đem nung
đến khối lượng khóng đổi thu được chất rắn D. Chất rắn D có khối lượng thay đổi so với
khối lượng quặng ban đầu là 0,16 gam.
a) Viết các PTHH xảy ra.
b) Xác định thành phần % theo khối lượng của quặng sắt.
Câu 14: Cho hỗn hợp A gồm ba oxit của sắt Fe2O3, Fe3O4 và FeO với số mol bằng nhau.
Lấy m1 gam A cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi
qua ống, CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO2 ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng
lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng. Chất còn lại trong ống sứ
sau phản ứng có khối lượng là 19,20 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, cho hỗn hợp này tác
dụng hết với dung dịch HNO3 dư đun nñng được 2,24 lít khí NO duy nhất (ở đktc).
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
b) Tính khối lượng m1, m2 và số mol HNO3 đã phản ứng .
Câu 15: A, B, C là ba kim loại kế tiếp nhau trong cùng một chu kì (theo thứ tự từ trái
sang phải trong chu kì) có tổng số khối trong các nguyên tử chúng là 74.
a. Xác định A, B, C.
b. Hỗn hợp X gồm (A, B, C). Tiến hành 3 thí nghiệm sau: (1) hoà tan (m) gam X
vào nước dư thu đựơc V lít khí; (2) hoà tan (m) gam X vào dung dịch NaOH dư thu được
7V/4 lít khí ; (3) hoà tan (m) gam X vào dung dịch HCl dư thu được 9V/4 lít khí. Biết các
thể tích khí đều được đo ở đktc và coi như B không tác dụng với nước và kiềm.
b1. Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong X?
b2. Áp dụng: cho V = 2,24. Tính m?
Câu 16: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của 2 nguyên tố M và X
lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa (a: nguyên dương, trong hợp chất
MXa thì X có số oxi hóa bằng -1), trong phân tử của hợp chất MXa có tổng số hạt proton
bằng 77. Xác định cóng thức phân tử MXa

You might also like