You are on page 1of 5

BÀI TẬP NGÀY 1-12-2022

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Biết X, Y, Z, T, P, Q, A, B, D là các chất vô cơ khác nhau, X được dùng làm bột nở; P là
chất ít tan. Xác định X, Y, Z, T, P, Q, A, B, D và hoàn thành các phương trình hóa học
trong sơ đồ trên.
Câu 2: Bố trí thí nghiệm như hình sau:

Nêu hiện tượng và viết các phản ứng xảy ra khi thí nghiệm được tiến hành.
Câu 3: Nguyên tố X là một phi kim. Hợp chất khí của X với hiđro là E; oxit cao nhất
của X là F. Tỉ khối hơi của F so với E là 5,0137.
a) Tìm X.
b) Hoàn thành sơ đồ sau (biết X3, X4, X6 là muối có oxi của X; X5 là muối không chứa
oxi của X; X7 là axit không bền của X).

Câu 4: Cho dung dịch chứa 19,0 gam muối clorua của một kim loại hóa trị (II) không
đổi tác dụng vừa hết với dung dịch chứa 22,0 gam muối sunfua, thu được 11,6 gam kết
tủa. Tìm hai muối đã cho.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (hóa trị n không đổi). Hòa tan hoàn toàn m
gam X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư được dung dịch A và V lít khí SO 2 (sản
phẩm khử duy nhất ở đktc). Hấp thụ hết lượng SO 2 trên bằng 500 ml dung dịch NaOH
0,2M thu được dung dịch chứa 5,725 gam chất tan.
- Thêm vào m gam X một lượng kim loại M gấp đôi lượng kim loại M có trong X,
thu được hỗn hợp Y. Cho Y tan hết trong dung dịch HCl dư thu được 1,736 lít khí H 2
(đktc).
- Thêm vào m gam X một lượng Fe bằng lượng Fe có trong X, thu được hỗn hợp
Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch B chứa 5,605 gam
muối.
1. Tính V.
2. Xác định kim loại M và tính thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp X.
Câu 6: Hỗn hợp rắn X gồm KClO 3, KCl, BaCl2 và Ba(ClO3)2. Nung nóng 103,95 gam X
với cacbon vừa đủ, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,44 lít (đktc) khí
CO2 duy nhất và hỗn hợp rắn Y gồm KCl và BaCl 2. Cho Y tác dụng vừa đủ 522 gam
dung dịch K2SO4 10%, lọc bỏ kết tủa được dung dịch Z. Lượng KCl trong dung dịch Z
gấp 9 lần lượng KCl trong hỗn hợp X. Tính phần trăm khối lượng của mỗi muối trong
hỗn hợp X.
Câu 7: Cho 82,05 gam hỗn hợp X gồm 3 muối MgCl 2, BaCl2, KCl tác dụng với 900ml
dung dịch AgNO3 2M, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Lọc
lấy kết tủa Z, cho 33,6 gam bột sắt vào dung dịch Y, sau khi phản ứng kết thúc thu được
chất rắn T và dung dịch M. Cho T vào dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít H 2 (đktc). Cho
NaOH dư vào dung dịch M thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí dư ở nhiệt độ
cao thu được 36 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng của
mỗi muối trong hỗn hợp X.
Câu 8: Hỗn hợp A gồm 2 oxit sắt. Dẫn từ từ khí hidro đi qua m gam A đựng trong ống
sứ đá nung đến nhiệt thích hợp. Sản phẩm tạo nên là 2,07 gam nước và 8,48 gam hỗn
hợp B gồm 2 chất rắn. Hòa tan trong 200 ml dung dịch H 2SO4 1 M thu được dung dịch
D và 197,2 ml H2 ở 27,3 độ và 1 atm. Cho D tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ được
kết tủa E. Cho E tiếp xúc với không khí để chuển E hoàn toàn thành chất rắn F. Khối
lượng của E và F khác nhau 1,36 gam.
a. Tính m?
b. Tính nồng độ CM của các chất có trong dung dịch D.
Câu 9: Có 5 hợp chất vô cơ A, B, C, D, E. Khi đốt A, B, C, D, E đều cho ngọn lửa màu
vàng. A tác dụng với nước thu được O2, B tác dụng với nước thu được NH3. Khi cho C
tác dụng với D cho ta chất X, C tác dụng với E thu được chất Y. X, Y là những chất khí,
biết tỉ khối của X so với O2 và Y so với NH3 đều bằng 2. Hãy xác định A, B, C, D, E, X,
Y và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 10: Nung 8,08 gam một muối A, thu được các sản phẩm khí và 1,6 gam một hợp
chất rắn không tan trong nước. Nếu cho sản phẩm khí đi qua 200 gam dung dịch Natri
hidroxit 1,2% ở điều kiện xác định thì tác dụng vừa đủ, thu được một dung dịch gồm một
muối có nồng độ 2,47%. Viết công thức hóa học của muối A, biết khi nung số oxi hóa
của kim loại không thay đổi.
Câu 11:
Câu 12: Dung dịch X là dung dịch HCl. Dung dịch Y là dung dịch NaOH. Cho 60 ml
dung dịch X vào cốc chứa 100 gam dung dịch Y, thu dung dịch A chỉ chứa một chất tan.
Cô cạn dung dịch A thu 14,175 gam chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thu
8,775 gam chất rắn.
a/ Tính nồng độ mol/lít của dung dịch X, nồng độ phần trăm của dung dịch Y và công
thức của Z.
b/ Cho 1,64 gam hỗn hợp X1 gồm Al, Fe vào cốc đựng 84 ml dung dịch X. Sau phản
ứng thêm tiếp 160 gam dung dịch Y vào cốc, phản ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, đem
nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,31 gam chất rắn Y1. Tính
thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X1.
Câu 13: Cho các muối A, B, C ứng với các gốc axit khác nhau, biết:
A + dung dịch HCl => có khí thoát ra
A + dung dịch NaOH => có khí thoát ra
B + dung dịch HCl => có khí thoát ra
B + dung dịch NaOH => có kết tủa
Ở dạng dung dịch C + A => có khí thoát ra
Ở dạng dung dịch C + B => có khí thoát ra và có kết tủa
Xác định công thức của 3 muối và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 14: Muối X khi đốt cháy cho ngọn lửa màu vàng. Đun nóng MnO2 với hỗn hợp
muối X và H2SO4 đặc tạo ra khí Y có màu vàng lục. Khí Y tác dụng với dung dịch
NaOH và vôi tôi lần lượt tạo ra hai loại chất tẩy trắng A và B.
a) Xác định X, Y; gọi tên A, B và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) A và B có tác dụng tẩy trắng nhờ tác dụng với CO 2 của không khí. Hãy viết các
phương trình hóa học để giải thích.
Câu 15: Hỗn hợp A gồm Fe, M và MO (M là kim loại có hóa trị cao nhất là 2, hydroxit
của M không lưỡng tính). Chia 57,6 gam hỗn hợp A thành phần bằng nhau.
-Phần 1: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp A nung nóng để khử hoàn toàn oxyt thành kim
loại, thu được hỗn hợp khí B, chất rắn C. Dẫn B qua dung dịch nước vôi trong được 6
gam kết tủa và dung dịch D. Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch D để đạt được
lượng kết tủa lớn nhất thì lượng dung dịch NaOH cần dùng ít nhất là 20 ml. Hòa tan chất
rắn C trong dung dịch H2SO4 loãng dư còn lại 16 gam chất rắn không tan.
- Phần 2: Hòa tan trong dung dịch HCl. Sau một thời gian thu được dung dịch E, khí G và
chất rắn F gồm 2 kim loại. Cho dung dịch E tác dụng với dung dịch KOH dư, sau phản
ứng hoàn toàn thu được 17,1 gam một kết tủa duy nhất. Hòa tan chất rắn F trong dung
dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 5,936 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Xá định
kim loại M?
Câu 16: 4. Cho 𝑚 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc
nóng. Kết thúc phản ứng, thu được 0,1 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và còn 0,14𝑚
gam kim loại không tan. Hòa tan hết lượng kim loại này trong dung dịch HCl (dư 10% so
với lượng cần phản ứng), thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa hết với
dung dịch chứa tối đa 0,064 mol KMnO4 đun nóng, đã axit hóa bằng H2SO4 dư. Viết các
phương trình phản ứng và tính số mol Fe3O4 trong 𝑚 gam hỗn hợp X.
Câu 17: Cho 2 bình kín A, B có cùng thể tích và đều ở 00C. Bình A chứa 1 mol khí clo;
bình B chứa 1 mol khí oxi. Cho vào mỗi bình 2,4 gam kim loại M có hoá trị không đổi.
Nung nóng các bình để các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu. Sau
phản ứng thấy tỉ lệ áp suất khí trong 2 bình A và B là 1,8/1,9 (thể tích các chất rắn không
đáng kể). Hãy xác định kim loại M.
Câu 18: Cho dung dịch chứa 8,04 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai
nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử )
vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 11,48 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX
trong hỗn hợp đầu?
Câu 19: Hỗn hợp X có khối lượng 59,58 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl.
Nhiệt phân hoàn toàn X thu được12,096 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và
KCl.Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 220ml dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z.
Lượng KCl trong Z nhiều gấp 8,5lần lượng KCl trong X. Tính phần trăm khối lượng
KClO3 trong X?
Câu 20: Hấp th hết 5,6 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol
K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X chỉ chứa 2 muối của Kali. Lấy 100 ml dung dịch X
cho từ từ vào 280 ml dung dịch HCl 1M thu được 4,032 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml
dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 44,325 gam kết tủa. Tính x?
Câu 21: Cho hỗn hợp X gồm Ba và Al2O3 vào nước dư thu được dung dịch Y và 1,344 lít
khí H2 (đktc). Nhỏ từ từ đến hết 40ml dung dịch HCl 0,5M vào Y thì thấy trong Y bắt đầu
xuất hiện kết tủa. Nếu thêm tiếp vào đó 360ml dung dịch H2SO4 0,5M rồi lọc lấy kết tủa
đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng?
Câu 22: Nhiệt phân 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, thu được O2 và
24,625 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, KClO3, MnO2 và KCl. Toàn bộ Y
tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl, đun nóng, sau phản ứng thu được x mol
khí Cl2. Giá trị x?
Câu 23: Cho dung dịch muối X (dùng dư) vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z.
Cho Z vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch T có khối lượng tăng chính bằng
lượng Z cho vào. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hai muối X và Y?
Câu 24: Điện phân nóng chảy 816 gam Al2O3 bằng điện cực than chì, sau một thời gian
thu được 324 gam Al và 224 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và O2 có tỉ khối so
với He bằng 8,55. Dẫn 1/10 hỗn hợp khí X qua nước vôi trong lấy dư, thu được m gam
kết tủa. Giá trị m?
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ca, CaO, Al và Al2O3 vào nước (dư),
thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 6,944 lít khí CO2 (đktc) vào
Y, thu được 32,4 gam kết tủa. Lọc kết tủa, thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan.
Mặt khác, cho từ từ dung dịch KOH vào Z, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 55 ml
dung dịch KOH 2M. Giá trị của M?
Câu 26: Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm
NaOH y mol/l và Ba(OH)2 x mol/l. Hắp thụ hết 0,04 mol CO2 và 200 ml dung dịch X, thu
đượcdung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung
dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản
ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của x và y?

You might also like