You are on page 1of 2

BÀI TẬP HIDROCACBON NGÀY 24-10

Câu 1: Crackinh 0,25 mol C5H12 thu được hỗn hợp X gồm : CH4,C2H6,C3H8,C5H10, C4H8,C3H6,C2H4,C5H12 và H2.
Đem đốt cháy hết toàn bộ hỗn hợp X thu được x gam CO2 và y gam H2O. Vậy giá trị của x và y lần lượt là
A. 55 và 180. B. 44 và 18. C. 44 và 27. D. 55 và 27.
Câu 2: Crackinh m gam C5H12 thu được hỗn hợp X gồm : CH4,C2H6,C3H8,C5H10, C4H8,C3H6,C2H4,C5H12 và H2.
Đốt cháy hoàn toàn X thu được 8,64 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là
A. 5,8. B. 5,76. C. 11,6. D. 11,52.
Câu 3: Hỗn hợp khí X gồm 0,03 mol H 2 và 0,01 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu
được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư)
thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
D. 3,20. B. 0,32. C. 0,80. D. 1,60.
Câu 4: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,6 mol C2H2 và 0,4 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được
hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 4,48 lít
hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là
A. 10,4 gam. B. 13,2 gam. C. 16,4 gam. D. 12,0 gam.
Câu 5: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,2 mol C2H2 và 0,3 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được
hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình
tăng m gam và có 2,8 lít hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là
A. 5,85. B. 6,20. C. 2,05. D. 3,28.
Câu 6: Hidro hoá hoàn toàn 19,9 gam hỗn hợp X gồm CH 4, C2H4 và C2H2 (Ni xúc tác) nhận thấy thể tích H2
phản ứng là 14,56 lít (đktc). Mặt khác, cho 44,8 lít (đktc) hỗn hợp X phản ứng với dung dịch Br 2 (dư) thấy
có 260 gam Br2 phản ứng. Vậy %CH4 theo thể tích trong X là
A. 25%. B. 31,25%. C. 43,75%. D. 50%.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C3H4.Nếu cho 13,4 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
dư thu được 14,7 gam kết tủa.Nếu cho 16,8 lít (đktc) hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch brôm
thì thấy có 108 gam brôm phản ứng. Vậy % của CH4 theo thể tích trong hỗn hợp X là
A. 25%. B. 30%. C. 35%. D. 40%.
Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 0,86 gam X tác dụng hết với dung dịch brôm dư thì khối
lượng brôm đã phản ứng là 0,48 gam. Mặt khác, nếu cho 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 3,6 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là
A. 20%. B. 25%. C. 40%. D. 50%.
Câu 9: Crackinh 0,8 mol pentan (với hiệu suất 75%) thu được hỗn hợp khí X gồm các anken và ankan.
Cho toàn bộ X hấp thụ hết vào trong bình đựng dung dịch Br2 dư thì khi kết thúc phản ứng thấy có thoát
ra hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hidro bằng 18,5 đồng thời khối lượng bình tăng m gam và số mol Br 2 đã
phản ứng là a mol. Giá trị của m và a là
A. 28 và 0,6. B. 35,4 và 0,8. C. 28 và 0,8. D. 35,4 và 0,6.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và một hidrocacbon A.Đốt hoàn toàn X thu được hỗn hợp G gồm CO 2
và H2O có dG/He= 7,75. Nếu cho X lội qua bình đựng dd Br2 dư thấy khối lượng bình Br 2 tăng 0,82 gam và
đồng thời khí thoát ra khỏi bình đem đốt hoàn toàn được 1,32 gam CO 2 và 0,72 gam H2O. Tỉ khối của X
so với H2 là
A. 15,75. B. 16,33. C. 15,40. D. 16,80.
Câu 11: Đun nóng V lít (đktc) hỗn hợp X gồm C 2H2 và H2 (có Ni xúc tác) thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y
qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12 gam kết tủa và khí ra khỏi dung dịch tiếp tục qua bình đựng
dung dịch Br2 dư thấy có 0,1 mol Br 2 bị nhạt màu, khí thoát ra khỏi dung dịch Br 2 đem đốt cháy hoàn
toàn thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Vậy giá trị của V là
A. 11,20. B. 13,44. C. 17,92. D. 8,96.
Câu 12: Đun nóng hỗn hợp X gồm C 2H2 và H2 có số mol bằng nhau với xúc tác thích hợp thu được hỗn
hợp khí Y. Cho toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br 2 (dư) thấy khối lượng bình tăng 10,8 gam và có
4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z thoát ra với dZ/He = 4. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thấy cần
hết V lít O2 (đktc). Giá trị V là
A. 4,48. B. 26,88. C. 22,40. D. 33,60.
Câu 13: Đun nóng a mol hỗn hợp X gồm C 2H2 và H2 với chất xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y. Cho
toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch AgNO 3/NH3 dư được 12 gam kết tủa. Khí ra khỏi dung dịch cho phản
ứng với dung dịch Br2 dư thấy có 16 gam Br 2 phản ứng và còn lại khí Z ra khỏi dung dịch. Đốt cháy hoàn
toàn Z thu được 0,1 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Vậy giá trị của a là
A. 0,5. B. 0,6. C. 0,4. D. 0,3.
Câu 15: Crackinh 5,8 gam butan (với hiệu suất h%) thu được hỗn hợp khí X gồm 5 hidrocacbon. Dẫn toàn
bộ X qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì khi phản ứng xong thấy có hỗn hợp khí Y thoát ra khỏi bình
đồng thời khối lượng bình Br 2 tăng m gam. Đốt cháy hết toàn bộ Y thu được 21,02 gam hỗn hợp CO 2 và
H2O. Vậy giá trị của m là
A. 1,26. B. 3,15. C. 3,51. D. 1,62.
Câu 16: Cho 19,04 lít (đktc) hỗn hợp X gồm H 2 và hai anken kế tiếp đi qua bột Ni đun nóng đến khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Lấy ½ Y đem đốt hoàn toàn được 43,56 gam CO2 và 20,43
gam H2O. Vậy công thức phân tử của hai anken là
A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12.
Câu 17: Thực hiện phản ứng crackinh hoàn toàn một ankan X thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp A gồm
một anken Y và một ankan Z. Cho toàn bộ A đi qua bình đựng dung dịch nước Br 2 (dư) thì sau phản ứng
thấy khối lượng bình tăng thêm 8,4 gam, đồng thời khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 2,24 lít (đktc) rồi
cho đốt cháy toàn bộ khí này với O2 (dư), phản ứng xong thu được CO2 và 3,6 gam H2O. Vậy ankan X đó
là:
A. butan. B. pentan. C. hexan. D. heptan.
Câu 18: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon qua dung dịch Br 2 dư, phản ứng xong thấy có 4 gam
Br2 phản ứng, đồng thời có 1,12 lít khí thoát ra. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,84 lít hỗn hợp X thu được H 2O
và 1,4 lít CO2. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Vậy công thức phân tử cùa hai hidrocacbon là
A. CH4 và C2H4. B. CH4 và C3H4. C. CH4 và C3H6. D. C2H6 và C3H6.

You might also like