You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
1. TÊN ĐỀ TÀI: 2. MÃ SỐ
Tập thơ “Lối lên miền Oku” của Matsuo Basho dưới góc nhìn sinh thái

3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH


NGHIÊN CỨU
Tự Xã hội Giáo Kỹ Nông Y Môi trường Cơ Ứng Triển
nhiên nhân văn dục thuật Lâm- dược bản dụng khai
Ngư

5. THỜI GIAN THỰC Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023
HIỆN
6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ
Khoa/Bộ môn trực thuộc: Ngữ Văn

7. SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


Họ và tên : Mã số SV:
- Lương Thùy Minh Tranng - 4501601118
- Nguyễn Thị Thanh Ngân - 4501601076
Địa chỉ NR : 17 Lầu 2 Nguyễn Duy Dương, P8, Q5, TP.HCM
351a, Lạc Long Quân, P5, Q11, TP.HCM
Điện thoại : 0938047675 Email : 4501601118@student.hcmue.edu.vn
0847397985 4501601076@student.hcmue.edu.vn
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên: Nguyễn Bích Nhã Trúc Email : trucbn@hcmue.edu.vn
Địa chỉ NR: 205, lô F, chung cư A4, Phan Xích
Long, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 0978788725
8. NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI (NẾU CÓ)
Họ và tên Đơn vị công tác và Nội dung nghiên cứu cụ thể được Chữ ký
lĩnh vực chuyên giao
môn
- Chương 1: Những vấn đề chung
(tác giả, phê bình sinh thái với mối
Lương Thùy Minh liên quan đề tài…) Trang
Sư phạm Ngữ văn
Trang - Chương 3: Mối quan hệ giữa con
người và tự nhiên – Sự thức tỉnh
của đạo đức sinh thái
- Chương 1: Những vấn đề chung
(tác phẩm, ý nghĩa thiên nhiên trong
Nguyễn Thị Thanh văn hóa – văn học Nhật…)
Sư phạm Ngữ văn
Ngân - Chương 2: Thiên nhiên trong tập Ngân
thơ và những biểu hiện của thẩm
mỹ sinh thái
9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH (NẾU CÓ)
Tên đơn vị trong
Nội dung phối hợp Họ và tên người đại diện
và ngoài nước
10. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
10.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Về vấn đề bàn luận phân tích “vẻ đẹp thiên nhiên” trong thơ Basho thì đã có một số công trình
nghiên cứu trước đây nhưng nói sâu hơn về “thiên nhiên” trong tập thơ “Lối lên miền Oku” của
Basho dưới góc nhìn sinh thái thì lại rất ít tư liệu, công trình nghiên cứu và hầu như phạm vi vấn
đề này chưa có tác giả nào thực sự tìm tòi, phân tích cụ thể, chi tiết.
- Trước tiên, khi đề cập đến thiên nhiên trong thơ Basho, ta không thể không nhắc đến tác giả
Nhật Chiêu (1986) trong bài báo nghiên cứu Tìm hiểu thơ Haiku Nhật Bản có nhận định như sau:
“Bashô không chỉ có cái nhìn của đôi mắt mở to trước thực tại, nhìn kỹ, cái nhìn “Lại đây xem lại
cho gần”, nhìn với một ý thức thường trực mà còn biểu lộ một niềm ngạc nhiên hân hoan trước
sự vật”. Tác giả Nhật Chiêu đã cho thấy cái nhìn cận cảnh hơn về Basho, về cách nhìn thiên
nhiên cảnh vật của nhà thơ
– Basho là một người yêu quý thiên nhiên, đó là một điều không thể chối bỏ nhưng cái tinh tế ở
nhà thơ là ông có tầm quan sát rất tỉ mỉ, nhà thơ cảm nhận cảnh vật trong chiều hướng vận động
1
của nó tức là ta không thể tách rời nó ra khỏi môi trường xung quanh mà ta phải tôn trọng nó và
xem cảnh vật như vốn nó như là. Đó là sự “yêu mến cái đẹp” của Basho khi ông chỉ thốt lên tiếng
kêu ngạc nhiên hoan trong sự chiêm nghiệm nhưng không “chiếm hữu” nó, làm mất đi vẻ đẹp
vốn có của
cảnh vật “Với cái nhìn kề cận nhưng khiêm tốn, nhà thơ phương Đông đạt được tri kiến thực
thụ”. Đây cũng là điều mà người đọc cần lưu ý để hiểu rõ hơn khi đọc thơ Haiku nói chung và
của Basho nói riêng. Ngoài ra, tác giả Nhật Chiêu còn đặt ra mối quan hệ thiên nhiên và con
người trong thơ Basho – vốn là khía cạnh mà lý thuyết phê bình sinh thái cho đến ngày nay hết
sức chú trọng: “Nói thế không có nghĩa là thiên nhiên trong Haiku lấn mất con người. Thực ra,
hiện tượng thiên nhiên ở đây được dùng để gợi nên tâm trạng và cảm xúc của con người. Thiên
nhiên đi đôi với con người và thậm chí có thể nói họ hòa quyện vào nhau”. Xưa nay vẫn có quan
điểm rằng trong thơ ca trung đại thường thiên nhiên mang vẻ đẹp ước lệ, là thước đo mực thước
cho mọi giá trị, con người phụ thuộc và đôi lúc bị thiên nhiên lấn át nhưng ở Haiku, tiêu biểu thơ
của Basho thì con người và thiên nhiên là mối quan hệ bổ trợ, giao hòa nhau nghĩa là không thể
xem thiên nhiên có tác động lớn hơn hay con người có tác động lớn hơn mà phải nhìn nhận chúng
trong một tổng thể có sự tương tác. Quan điểm này của tác giả Nhật Chiêu đã mở ra tiền đề cho
các công trình nghiên cứu về sau, nhất là những bài báo, luận văn nghiên cứu về hình ảnh thiên
nhiên trong thơ Basho. Các bài viết sau này đều dựa vào ý của tác giả mà phát triển, tìm tòi và
sáng tạo thêm.
- Tiếp nối Nhật Chiêu, trong Luận văn “Tìm hiểu giá trị thẩm mỹ của thiên nhiên trong thơ
Basho” của tác giả Nguyễn Thị Bích Duyên (2006: 32) cũng thừa nhận quan điểm mối giao hòa
giữa thiên nhiên và con người ấy: “Thiên nhiên là nơi chứa đựng và giãi bày bao tâm tư tình cảm
của nhà thơ. Basho yêu quí thiên nhiên biết bao. Những bước chân của nhà thơ cũng nặng tình
thiên nhiên, nặng tình của sự sống chan hòa cùng thiên nhiên”. Vấn đề thiên nhiên là nơi giãi
bày tâm trạng thi nhân vốn chẳng có gì lạ lẫm vì thơ Đường xưa kia cũng từng thể hiện nhưng
khác lạ ở chỗ bởi hình thức thơ Haiku. Haiku vốn số câu, chữ ngắn gọn hơn tứ tuyệt, bát cú rất
nhiều; do đó
mà để nhận thấy cảm xúc của thi nhân trong Haiku không phải điều dễ dàng. Điều này hình thành
một hướng đi mới trong nghiên cứu thơ Haiku của Basho – là làm thế nào có thể nhận thấy sự
dung hòa của tâm trạng con người và thiên nhiên trong thơ? Sự dung hòa ấy chứng tỏ lối sống,
cách ứng xử của Basho như thế nào? Câu hỏi này cả hai tác giả vẫn chưa có câu trả lời cụ thể, rõ
ràng. đẹp của thiên nhiên, cũng không “tải đạo” mà nó là sản phẩm của những phút đốn ngộ trước
cuộc đời. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Basho là sự trả lời của thiên nhiên vũ trụ với nhà thơ khi
ông giao cảm với nó”. Theo tác giả tuy nói rằng thiên nhiên và con người có sự tương giao, dung
2
hòa nhưng
thực chất là mối quan hệ vốn không “sòng phẳng”. Nó không “sòng phẳng” ở chỗ: con người phụ
thuộc vào thiên nhiên, thậm chí là rất nhiều nhưng thiên nhiên lại không phụ thuộc ngược lại bởi
bản chất độc lập, tự nhiên, sinh ra và mất đi theo quy luật của tạo hóa mà nó vốn thuộc về nên
thiên nhiên hiển nhiên “khước từ” sự dựa dẫm vào con người nhưng dù vậy thiên nhiên vẫn
không thể tách khỏi con người. Nhận định này có thể nhận thấy ở thực tại hiện nay khi “thế giới
tự nhiên” cung cấp cho ta thực phẩm, nước uống, môi trường sống… Con người “hỗ trợ” lại nó
bằng cách trồng cây, nhân giống phát triển,… nhưng so với sự “cho đi” của nó thì quá bé nhỏ mà
thậm chí ta còn phá hoại, lãng phí tài nguyên tự nhiên nhiên mà dẫn đến sự khủng hoảng sinh thái
môi trường. Song, con người vẫn sống không thể thiếu thiên nhiên và thiên nhiên cũng cần phải
có con người để khẳng định mình. Đó chính là sự tương tác và với Basho, cảnh vật thiên nhiên
còn là người bạn đồng hành “tri âm tri kỉ” cùng đồng cảm, sẻ chia trên mọi nẻo đường du hành.
- Riêng trong tài liệu Matsuo Basho – Bậc đại sư thơ Haiku (Nguyễn Nam Trân dịch), tác giả
Ueda Makoto (2016: 170 – 171) có đề cập đến thiên nhiên trong tập thơ “Lối lên miền Oku” như
sau: “Về mặt ẩn dụ tập du ký này ghi chép cuộc du hành trong tâm thức của Baso đi tìm cái đẹp
tối thượng của thiên nhiên, sự tìm tòi của một người lạc lối trong cõi phù thế của xã hội đương
thời” hay chính là “mô tả những con người và sự vật mà vẻ đẹp chẳng bao giờ làm vướng mắt
của họ không đi ra ngoài phạm vi của thiên nhiên thô lậu, hoang sơ”. Như thế, Ueda Makoto đã
gợi cho ta hai tính chất quan trọng trong cuốn nhật ký du hành này: Thứ nhất, đây là tác phẩm mà
Basho sáng tác ra như một chặng đường tìm kiếm vẻ đẹp “tối thượng” của thiên nhiên – một vẻ
đẹp bí ẩn nhưng đầy sức mạnh quyền năng to lớn mà chưa ai có thể khám phá tận cùng và Basho
là người “lữ khách” có thể nói là đầu tiên khát khao dấn thân vào hành trình ấy. Thứ hai, thiên
nhiên “tối thượng” ở đây chẳng phải là “bức tranh” nguy nga, hoành tráng gì mà chỉ đơn giản là
cảnh vật thiên nhiên “thô lậu, hoang sơ” trên chuyến hành trình về miền Bắc của ông lúc bấy
giờ. Những điều này, cho ta nhìn nhận có phần tổng quát hơn về cách nhìn của Basho với “thế
giới tự nhiên”. Với Basho để thấy được một “bức tranh” thiên nhiên tuyệt cảnh, chúng ta chẳng
cần phải tìm kiếm xa vời mà nó vốn vẫn luôn hiện hữu, gần gũi bên cạnh mình, là những cảnh vật
nhỏ bé, đơn sơ, mộc mạc: là cây, là cỏ, là mưa hay tiếng chim hót; chỉ là chúng ta chưa quan tâm
hay để ý đến chúng. Thế nhưng, tác giả Ueda Makoto cũng chỉ dừng lại ở việc đề cập và gợi mở
vấn đề chứ chưa thực sự phân tích kỹ lưỡng để thấy mối quan hệ giữa con người (Basho) với
thiên nhiên hay sự thấu hiểu, cách ứng xử và nỗi tâm tư của Basho với tự nhiên thiên nhiên.
- Đồng quan điểm với Ueda Makoto, tác giả Đoàn Lê Giang (2003) trong bài báo khoa học
Basho - Nguyễn Trãi - Nguyễn Du, những hồn thơ đồng điệu cũng nhìn nhận rằng Basho luôn
có sự “quan tâm” những cảnh vật bé nhỏ, hoang sơ xung quanh ông và sự “quan tâm” ấy rất
3
giống với Ức Trai khi xưa. Hơn thế nữa, Đoàn Lê Giang thấy được ở thiên nhiên trong thơ Basho
còn có “linh hồn”, không chỉ người thấu hiểu vật mà vật cũng thấu hiểu người – mối quan hệ
người – tự nhiên được đẩy lên cao hơn, cho ta cái nhìn khách quan hơn về toàn cảnh “Thiên
nhiên trong thơ Basho và Nguyễn Trãi có vũ trụ lớn lao: trăng sao, núi sông, hồ biển... và cũng
có những vật nhỏ bé bình thường: con quạ, con ếch, con cá, con mực, chấy rận, hoa dã quì, hoa
thu (hagi)... và con cò, con vện, rau muống, rau mùng tơi, hoa đào, hoa xoan... Trong mỗi một
sinh vật nhỏ bé như vậy, hai thi sĩ đều thấy nó như có linh hồn, sống bình đẳng và cảm thông
được với con người”. Chính vì con người với tự nhiên có cái nhìn đồng điệu nên con người trong
thơ Basho “nhìn thấu” được “quy luật của tự nhiên” hay rộng lớn hơn là “quy luật của vũ trụ
“Tình yêu thiên nhiên trong thơ Bashô và Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện một mĩ cảm thông
thường, đằng sau nó có cả một sự minh triết về những quy luật lớn lao và bí ẩn của vũ trụ.
Những hiện tượng của tự nhiên như âm thanh, màu sắc, mùi hương... đều có sự tương giao và
chuyển hóa lẫn nhau”
- Cuối cùng, lần nữa xét đến tập thơ không thể không kể đến bài báo Vẻ đẹp tịch liêu (Sabi)
trong “Lối lên miền Oku” – Matsuo Basho của tác giả Bùi Thị Mai Anh (2019). Bùi Thị Mai
Anh đã có sự tiếp nối quan điểm cũng như tư tưởng những nhà nghiên cứu đi trước và tác giả đã
đưa cái nhìn cụ thể của mình vào tập thơ “Lối lên miền Oku” – vốn là tập thơ ít có nhà nghiên
cứu phân tích, bàn luận rõ trước đây. Điều này cho thấy, đề tài thiên nhiên trong thơ Basho dần
dần được tùm hiểu, nghiên cứu trọn vẹn hơn. Trong bài báo, ngoài dẫn ra cho người đọc thấy
được vẻ đẹp giản đơn nhưng đầy sức sống của cảnh vật thiên nhiên; sự tương tác, hỗ trợ người và
cảnh vật thì ta còn cảm nhận được cảm thức vẻ đẹp theo quan niệm người Nhật (Wabi, Sabi)
trong tập thơ. Vì lẽ đó, nghiên cứu thiên nhiên trong thơ Basho không còn chỉ dừng ở những mối
quan hệ, sự phụ thuộc, tác động mà liên quan đến cả tư tưởng, cảm thức của nhà thơ bấy giờ - Nó
trở thành điều kiện chi phối sáng tác của Basho về thiên nhiên “Hình ảnh thiên nhiên trong Oku
no hoshomichi rất đa
dạng, phong phú: từ hình ảnh mùa xuân đến mùa đông; từ không gian biển khơi đến rừng sâu,
trời thẳm; từ cái nhỏ bé tầm thường như chấy bọ, vỏ hến, xác hoa đến cái lớn rộng vĩ đại như
sông Mogami hay dải Ngân Hà… Hình ảnh trong Oku no hoshomichi không chỉ thể hiện vẻ cô
liêu, quạnh hiu, u buồn mà còn thể hiện vẻ thanh tú, tao nhã, tươi đẹp, đam mê” hay “Hình ảnh
thiên nhiên cô quạnh trong văn thơ Basho lại gợi ra những xúc cảm xao xuyến u hoài nhẹ nhàng
và mơ hồ. Đôi khi tạo niềm thành kính trước khung cảnh Oku thâm nghiêm và đầy sức mạnh tự
nhiên”
Điểm qua một số công trình nghiên cứu về thiên nhiên trong thơ Basho, ta thấy được hầu hết
các công trình đã bước đầu khai mở chú ý đến vấn đề tầm quan trọng của thiên nhiên dưới cách
4
nhìn của Basho nhưng cũng chỉ mới dừng lại đặt ra quan điểm, chưa thực sự tiến hành phân tích,
nghiên cứu kỹ lưỡng dưới góc nhìn sinh thái. Với đề này, chúng tôi hy vọng được đóng góp thêm
về cách nhìn thiên nhiên của Basho và thấy được thẩm mỹ sinh thái và đạo đức sinh thái thông
qua tập thơ du ký tiêu biểu nhất của ông.
10.2. Danh mục các công trình liên quan (Họ và tên tác giả: Nhan đề bài báo, ấn phẩm: Các
yếu tố về xuất bản)
1. Nhật Chiêu. (1986). Tìm hiểu thơ Haiku Nhật Bản. Tạp chí Văn học nghệ thuật (5 – 1986).
2. Đoàn Lê Giang. (2003). Basho - Nguyễn Trãi - Nguyễn Du, những hồn thơ đồng điệu. Tạp chí
Văn học (số 6 – 2003) .
3. .Nguyễn Thị Bích Duyên. (2006). Luận văn “Tìm hiểu giá trị thẩm mỹ của thiên nhiên trong
thơ Basho”. An Giang: Đại học An Giang.
4. Nguyễn Thị Hoài Thu. (2009). Luận văn “Thiên nhiên trong thơ Matsuo Basho dưới ánh sáng
Thiền tông”. Hà Nội: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
5. Ueda Makoto. (2016). Matsuo Basho – Bậc đại sư thơ Haiku (Nguyễn Nam Trân dịch). Hà
Nội: Hồng Đức.
6. Bùi Thị Minh Anh. (2019). Vẻ đẹp tịch liêu (Sabi) trong “Lối lên miền Oku” – Matsuo Basho.
Hà Nội: Đại học Sư phạm

11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Tự nhiên và con người từ xưa nay luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ lẫn nhau. Nếu con người
có thể sống thuận theo tự nhiên, hài hòa với tự nhiên, xem thiên nhiên là người bạn “tri âm tri kỷ”
như biết bao cố nhân xưa “lánh đục tìm trong” nương tựa vào thú điền viên quê nhà; thì ngược lại
thiên nhiên cũng tác động con người theo nhiều cách khác nhau với nhiều tầng tầng lớp lớp ý
nghĩa. Từ xa xưa con người đã cùng chung sống với thiên nhiên, có thể nói là nhờ thiên nhiên mà
họ làm được nhiều thứ phục vụ cho nhu cầu sống... Mặc dù càng về sau đời sống trở nên tân tiến
hơn, nhưng không vì vậy mà mối quan hệ ấy bị thay đổỉ, thiên nhiên và con người vẫn hòa hợp
với nhau. Đó là mối quan hệ hai chiều, là sự hỗ trợ và tương tác: thiên nhiên có thể “bầu bạn” với
con người và con người có thể thấu hiểu, thừa nhận thiên nhiên.Với phương Đông, thiên nhiên và
con người luôn có sự gắn kết với nhau, hòa hợp với nhau trên mọi chặng đường. Con người có
thể xuất cảnh làm thơ, có thể mượn hình ảnh thiên nhiên để bày tỏ lòng mình, có thể nhờ thiên
nhiên để viết lên tiếng nói than thở thói đời. Có thể nói, thiên nhiên đi vào sáng tác của các thi
nhân phương Đông không chỉ là những “ánh nhìn” mà còn là sự chiêm nghiệm sâu sắc. Vì vậy,
không lạ gì trong các tác phẩm thi ca lại xuất hiện những điểm gặp gỡ nhau, đó là cùng thể hiện
sự giao cảm giữa thiên nhiên với con người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, môi trường tự
5
nhiên đang bị đe dọa; con người đã tác động vào thiên nhiên, khai thác, hủy hoại quá mức khiến
con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ khủng hoảng sinh thái như sự biến đổi khí hậu, ô
nhiễm môi trường, sự gia tăng hiệu ứng nhà kính… cùng với đó là quá trình đô thị hóa khiến cho
diện tích cây xanh, trồn trọt càng ngày càng bị thu hẹp. Những vấn đề trên khiến cho ta phải đi
tìm câu trả lời, giải pháp thay đổi bằng cách nhìn nhận lại cách sống, lối ứng xử của chính mình
với tự nhiên. Đây cũng chính là nhiệm vụ mà phê bình sinh thái đã và đang hướng tới - Làm cách
nào để kéo con người trở về với lối sống gần gũi, hài hòa, tôn trọng tự nhiên thiên nhiên? Làm
cách nào để con người nhận thấy tầm quan trọng của tự nhiên đối với mình?
Nhật Bản là một quốc gia nằm trên quần đảo được bao bọc bởi bốn bờ là biển, có thể nói Nhật
Bản sinh ra là để đón trọn ánh mặt trời, là nơi hội tụ sự tinh hoa của vẻ đẹp thiên nhiên nhưng đây
cũng là một trong những đất nước phải gánh chịu sự thiệt hại nặng nề từ sự khủng hoảng sinh
thái. Tuy thế, người Nhật từ xa xưa đã luôn có quan niệm “sùng bái thiên nhiên” và đặt thiên
nhiên ở một vị trí quan trọng đối với đời sống cũng như đối với nghệ thuật, thi ca. Đối với họ,
không gì quý hơn khi xem thiên nhiên như là bản chất thực sự của nó “Không chỉ nhìn hoa, có
khi người Nhật còn lắng nghe tiếng hoa nở. Bên một hồ sen, họ sẽ ngồi chờ búp nở” (Nhật
Chiêu). Điều ấy thể hiện rất rõ trong thi ca Nhật, tiêu biểu là Haiku: một thể loại thơ tuy súc tích
nhưng đầy tính trang nghiêm và hơn hết Haiku có sự gắn bó chặt chẽ với hình ảnh thiên nhiên
cảnh vật. Khi đọc Haiku, ta sẽ luôn bắt gặp hình ảnh thiên nhiên và đồng thời cũng dễ dàng nhận
ra: con người chính là thành phần của thiên nhiên, là thành phần của một toàn thể. Con người
không bị cô lập mà trở nên có mối tương quan với vũ trụ. Vấn đề này cũng chính là tinh thần mà
lý thuyết phê bình sinh thái đang tìm kiếm.
Vì lẽ đó mà việc chọn thơ Haiku Nhật để nhìn nhận ở góc độ sinh thái là hết sức đúng đắn và
cần thiết. Khi nói đến Haiku (Nhật Bản) ta không thể bỏ qua Matsuo Basho – Bậc thầy thơ Haiku
tựa như khi nhắc đến thơ Đường (Trung Quốc) không thể không nghĩ đến Lý Bạch vậy. Có thể
nói Basho là người “mở đường” cho thơ Haiku cũng là nhà thơ Nhật điển hình viết về thiên
nhiên. Basho yêu thiên nhiên, một thi nhân luôn ám ảnh về thiên nhiên dù cho bất cứ một cảnh
vật nào dù bình dị, nhỏ bé, tầm thường bị người đời quên lãng. Chúng có thể là những đóa
Lazana, loài hoa dại, sắc trắng mọc ven đường không ai để tâm đến. Chúng còn có thể là con quạ,
con ếch, con nhện hay hơn hết là tiếng đỗ quyên khắc khoải trong ngày hè, tiếng mưa rơi ngoài
chậu nước đêm thu… Tất cả thu vào trong ánh mắt thi nhân với những nỗi niềm riêng biệt, kín
đáo, sâu lắng và nhuốm màu của triết lý Thiền tông – đó là một Basho, người “không vẽ tiếng
gió, nhưng người đoc cảm thấy hồi hộp và lo sợ cho chiếc lá cuối cùng ấy” (Nhật Chiêu). Có thể
nói Basho chính là người chứng minh cho quan niệm “con người chính là thành phần của thiên
nhiên” như ở trên; bởi với nhà thơ: thiên nhiên và con người không thể tách rời. Vì thế, muốn
6
hiểu tầm quan trọng thiên nhiên trong tâm thức người Nhật, chủ yếu thể hiện qua thi ca thì
Matsuo Basho chính là tiêu biểu.
Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chọn tập thơ “Lối lên miền Oku” (Oku no hoshomichi) – một
tập thơ du ký được viết trong chuyến du hành về miền Bắc đảo Honshuu của Basho để phân tích
giá trị, ý nghĩa của thiên nhiên dưới góc nhìn sinh thái. Bởi vì thứ nhất, tập thơ Haiku này là tác
phẩm đặc sắc nhất của Basho, được xem là tác phẩm “đã đạt đến mức độ chín muồi nhất cả về tư
tưởng lẫn nghệ thuật” của nhà thơ; thứ hai “Lối lên miền Oku” được sáng tác trong quá trình du
hành của Basho đến miền Bắc nước Nhật, điều này phần nào thể hiện sự chân thật, chính xác về
thiên nhiên nước Nhật và cách nhìn “thế giới tự nhiên” cũng như là nghệ thuật kết hợp giữa thể
thơ Haiku và kikobun (văn du ký) của của ông; thứ ba, thiên nhiên đối với người Nhật có một vị
trí hết sức quan trọng cả về mặt văn hóa – văn học và Basho đã thể hiện “tầm quan trọng” ấy trọn
vẹn trong tác phẩm của mình; cuối cùng do tập thơ này có rất ít công trình nghiên cứu trước đây,
như vậy việc chọn tập thơ để nghiên cứu, phân tích là điều hết sức cần thiết để ngoài thấy được
tầm quan trọng của thiên nhiên còn thấy được cách sống, ứng xử của người xưa đối với vạn vật tự
nhiên – Giúp con người thế hệ ngày nay học tập và nhìn nhận lại cách ứng xử với tự nhiên của
chính bản thân mình.
12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Với đề tài “Tập thơ “Lối lên miền Oku” của Basho dưới góc nhìn sinh thái”, chúng tôi hy vọng
hướng đến việc đóng góp thêm ít nhiều cái nhìn mới mẻ của mình về cách nhìn thiên nhiên,
những đặc điểm cảm quan sinh thái, những vấn đề về tự nhiên môi trường cũng như về giá trị
nghệ thuật mà nhà thơ Basho mang lại. Qua đó, chúng ta có thể thấy được và tiếp thu lối sống
văn hóa ứng xử tốt đẹp với tự nhiên của người xưa nói chung và người Nhật nói riêng. Từ đấy,
góp phần hình thành nên cách sống, cách nhìn nhận yêu thương, hài hòa và quý trọng thế giới tự
nhiên của con người nhất là trong tình trạng đáng báo động về nguy cơ sinh thái ngày nay.
13. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống để nhìn thấy mối quan hệ giữa các yếu tố: cuộc
đời, quan niệm con người, tự nhiên đến quan niệm nghệ thuật trong thơ và nhìn thấy rõ sự biến
đổi, sự chuyển giao giữa các yếu tố đó trong tác phẩm của Basho. Điều này, góp phần làm sáng
tỏ vấn đề sinh thái trong tập thơ của nhà thơ.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu thơ văn Basho một cách
khái quát từ chi tiết cụ thể đến tổng hợp giúp cho việc nghiên cứu có sức thuyết phục cao.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: So sánh, đối chiếu tập thơ “Lối lên miền Oku” với các tác
phẩm thơ của các nhà thơ khác từ phương Tây đến phương Đông để làm nổi bật sự đồng nhất, sự
7
khác biệt và thể hiện rõ những vấn đề sinh thái trong tập thơ cũng như cách nhìn, lối ứng xử với
môi trường tự nhiên của Matsuo Basho so với các nhà thơ khác.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu khảo sát của đề tài chủ yếu qua tập thơ “Lối lên miền Oku” của Basho dưới
góc nhìn sinh thái.

14. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN


Thời gian
Các nội dung, công việc Sản phẩm
STT (bắt đầu – kết Người thực hiện
thực hiện chủ yếu phải đạt
thúc)
1 Chương 1: Những vấn Từ tháng 9 năm Lương Thùy Minh
đề chung 2022 đến tháng 4 Trang
1.1. Basho và tập thơ Báo cáo phân năm 2023 Nguyễn Thị Thanh
“Lối lên miền Oku” tích Ngân
trong truyền thống Nhật
Bản
1.1.1. Thiên nhiên trong
đời sống và nghệ thuật
Nhật Bản
1.1.2. Matsuo Basho và
quan niệm thơ ca
1.1.3. Vị trí của “Lối lên
miền Oku” trong nền văn
học Nhật Bản
1.2. Về phê bình sinh
thái và mối liên quan với
đề tài
1.2.1. Khái niệm “phê
bình sinh thái”
1.2.2. Lịch sử phê bình
sinh thái (Cội nguồn triết
học và sự phát triển)
1.2.3. Phê bình sinh thái
trong văn học và mối liên
8
quan với đề tài
Chương 2: Thiên nhiên
trong tập thơ và những
biểu hiện của thẩm mỹ
sinh thái
2.1. Môi trường thiên
nhiên với vẻ đẹp nguyên
sơ, đa dạng
2.1.1. Vẻ đẹp hoang sơ,
Từ tháng 9 năm
dữ dội Báo cáo phân Nguyễn Thị Thanh
2 2022 đến tháng 4
2.1.2. Vẻ đẹp bình dị, gần tích Ngân
năm 2023
gũi
2.2. Môi trường thiên
nhiên với vẻ đẹp hài hòa,
thống nhất
2.2.1. Vẻ đẹp bình đẳng,
tương tác hỗ trợ
2.2.2. Vẻ đẹp hài hòa
thân thiện
3 Chương 3: Mối quan hệ Báo cáo phân Từ tháng 9 năm Lương Thùy Minh
giữa con người và tự tích 2022 đến tháng 4 Trang
nhiên – Sự thức tỉnh năm 2023
của đạo đức sinh thái
3.1. Sự hài hòa giữa con
người với thiên nhiên
3.1.1. Thiên nhiên – môi
trường sống của con
người
3.1.2. Thiên nhiên – điểm
tựa tinh thần
3.2. Sự thức tỉnh đạo
đức sinh thái
3.2.1. Cái nhìn khẳng
định, trân trọng môi
9
trường thiên nhiên
3.2.3. Thiên nhiên – Đạo
trong văn hóa Nhật Bản
15. SẢN PHẨM VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
 Loại sản phẩm :
Mẫu Vật liệu Thiết bị máy móc , Dây chuyền
, , công nghệ
Giống cây Giống gia súc Qui trình công nghệ Phương pháp
trồng , , ,
Tiêu Qui phạm Sơ đồ Báo cáo phân
chuẩn , , , tích
Tài liệu Đề án Luận chứng kinh tế Chương trình
dự báo , , , máy tính
Bản kiến Sản phẩm khác :
nghị ,
 Tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm
STT Tên sản phẩm Số lượng Yêu cầu khoa học
- Lảm sáng tỏ được sự đóng góp về vấn đề
môi trường sinh thái được thể hiện trong
Báo cáo phân tích đề tài (Tập
tập thơ
thơ “Lối lên miền Oku” của
1 - Phân tích, lí giải những đặc điểm cảm
Matsuo Basho dưới góc nhìn
quan sinh thái được thể hiện trong tập thơ
sinh thái)
- Phân tích và chỉ ra được cách nhìn, lối
ứng xử với tự nhiên của Matsuo Basho
 Địa chỉ có thể ứng dụng (tên địa phương, đơn vị ứng dụng) :
16. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tổng kinh phí : 4.000.000đ
Dự trù kinh phí theo các mục chi:
STT Tên khoản chi Số tiền dự trù
Tài liệu nghiên cứu
+ sách, tạp chí, bài báo,… bản giấy 3.000.000đ
1
+ sách tạp chí, bài báo,… online

2 In ấn, photo tài liệu nghiên cứu 400.000đ


10
Các khoản khác
+ Tiền di chuyển đến thư viện, nhà sách, đi tìm 300.000đ
3 kiếm nguồn tài lệu giấy
+ Tiền internet phụ vụ tìm kiếm tài liệu trên mạng
300.000đ

Tổng cộng
4.000.000đ

TPHCM, ngày __ tháng __ năm _____ TPHCM, ngày 12 tháng 10 năm 2022
Trưởng Khoa/Bộ môn GV hướng dẫn Sinh viên thực hiện đề tài
(kí tên, đóng dấu) (Họ và tên, kí) (Họ và tên, kí)

TPHCM, ngày __ tháng __ năm _____


HIỆU TRƯỞNG

11

You might also like