You are on page 1of 19

ĐỀ TÀI 15: Sinh Thái Học văn học

Phê bình sinh thái


Văn học sinh thái
Phê bình sinh thái ở VN
PHẦN 1: SINH THÁI HỌC VĂN HỌC
Sinh thái học là một ngành khoa học được xem là phân khoa của sinh vật
học. Sinh thái chỉ giới hạn ở lĩnh vực khoa học tự nhiên, sinh thái cũng vậy.
Cuối TK XIX – đầu tk XX, sinh thái học phát triển và theo độ nóng về vấn đề
sinh thái của toàn cầu thì phạm vi của sinh thái được mở rộng đến mức bao hàm
toàn bộ khoa học sinh mệnh trên Trái Đất và hiểu rộng ra là thái độ sống và
hành động bảo vệ môi trường.
Ý thức sinh thái nhấn mạnh con người tất cả các sinh mệnh khác đều là
những thành viên bình đẳng trong hệ thống đại tự nhiên, nhân loại không phải là
chủ nhân của tự nhiên và tự nhiên cũng không phải là nô lệ hoặc đối tượng tiêu
dung của nhân loại. Vì vậy, con người nên lấy sự phát triển toàn diện, bền vững
của xã hội làm trọng, tự giác giới hạn, khống chế hành động của bản thân.
Trước thực trạng ngày một xấu đi của môi trường sinh thái, nhân loại kêu
gọi con người nâng cao ý thức sinh thái nững nhà khoa học nhân văn đã nghiên
cứu khoa học nhân văn từ góc nhìn sinh thái trong tác phẩm văn học, nghiên
cứu phương hướng phát triển của việc sang tác lẫn nghiên cứu văn học dẫn đến
sự ra đời của văn học sinh thái và phê bình sinh thái.

PHẦN 2. PHÊ BÌNH SINH THÁI


Khi tự nhiên ngày càng bị xâm hại nghiêm trọng, trái đất dần nóng lên và
khí hậu biến đổi, không khí ô nhiễm, nguồn nước cạn kiệt..., khi khủng hoảng
môi trường được đặt ra như một trong những vấn đề bức thiết của nhân loại, các
ngành khoa học đã hướng đến môi trường sinh thái như một sự bừng tỉnh. Từ
thực tại đó, ngay những năm 1970, vấn đề môi trường sinh thái đã trở thành mối
quan tâm hàng đầu của các nhà sử học, nhân loại học, tâm lý học, triết học, thần
học và văn chương trên thế giới đã có hàng loạt tác phẩm đề cập đến nguy cơ
sinh thái , hình thành nên dòng văn học sinh thái...
Đến những năm 1980, văn học mới thực sự “phản ứng” với vấn đề này,
cùng với đó là hàng loạt các hoạt động văn học gắn kết với môi trường. Phê
bình sinh thái bắt đầu xuất hiện ở phương Tây và dần lan rộng đến các khu vực
khác trên thế giới. Phê bình sinh thái được các nhà nghiên cứu Việt Nam từng
bước giới thiệu từ năm 2011 đến nay, sau khi có bài thuyết trình của GS. Karen
Thornber (Đại học Harvard - Hoa Kỳ) tại Viện Văn học. Một loạt các nhà
nghiên cứu đã giới thiệu về sự ra đời và phát triển của nó.

2.1. Khái niệm:


Có rất nhiều cách quan niệm về phê bình sinh thái. qua quá trình tìm hiểu
và nghiên cứu, có thể thấy quan niệm về sinh thái của Vương Nặc là dễ hiểu
nhất: Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn
học và tự nhiên từđịnh hướng tư tưởng của chủnghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ
nghĩa chỉnh thể sinh thái thông qua việc khám phá thẩm mỹ sinh thái và biểu
hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm

1.1. Đặc trưng của phê bình sinh thái


Phê bình sinh thái là một địa hạt quan trọng được giới nghiên cứu tập
trung khai phá. Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát, có thể tạm rút ra một vài
đặc trung cơ bản của phê bình sinh thái như sau:
Thứ nhất: lấy sinh thái làm trung tâm, hướng đến mối quan hệ hài hoà
giữa con người và tự nhiên. Phê bình sinh thái lấy vấn đề sinh thái tự nhiên và
sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học làm chủ, muốn trong tác phẩm thể
hiện động hướng phức tạp của con người và thế giới tự nhiên, quan hệ tương tác
giữa văn học và môi trường tự nhiên. Phê bình sinh thái trong phê bình văn học
tần suất sử dụng tăng lên và phạm vi sử dụng không ngừng mở rộng, do đó phê
bình sinh thái đã trở thành thuật ngữ quan trọng của lí luận văn học đi vào từ
điển thuật ngữ văn luận phương tây.
Thứ 2: đọc lại văn học kinh điển truyền thống từ góc nhìn sinh thái. từ đó
tìm ra ý nghĩa văn hóa sinh thái và ý nghĩa mĩ học sinh thái từng bị che lấp, và
xây dựng lại mối quan hệ thẩm mĩ thi ý giữa con người và tự ngã, con người và
người khác, con người và xã hội, con người và tự nhiên, con người và trái đất.

Thứ 3: phê bình sinh thái đối với vấn đề tính chủ thể của con người trong
sáng tác nghệ thuật giữ lập trường “chính trị chính xác” – vừa không thể có lập
trường chủ nghĩa nhân loại trung tâm, vừa không thể là lập trường chủ nghĩa tự
nhiên tuyệt đối, mà là chú trọng quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên,
chủ trương nhân loại chuyển biến từ “ý thức tự ngã” sang “ý thức sinh thái”.
Con người và trái đất có quan hệ hòa hợp sinh mệnh cùng tồn vong, nhân loại
không thể là chú tể của muôn loài nữa, mà là một thành viên trong muôn loài
trên trái đất, cùng sinh tử với các thành viên khác trong thế giới tự nhiên.

Thứ 4: có tính liên ngành. phê bình sinh thái liên kết nghiên cứu văn học
và khoa học sinh mệnh, từ hai lĩnh vực nghiên cứu văn học và tự nhiên, chú
trọng từ góc độ phát triển xã hội loài người và biến đổi môi trường sinh thái
thâm nhập vào tầng diện văn học, từ đó làm cho phê bình sinh thái có đặc tính
liên ngành văn học. Phê bình sinh thái là phản tư văn học sau khi nhân loại đối
diện với tai họa sinh thái, là các nhà văn học nghệ thuật sự định vị lại vị trí của
con người trên trái đất, là sự tính toán lại những cực đoan mang tính hiện đại
phương tây của các nhà tư tưởng.

Thứ 5, thể hiện tinh thần văn hoá sinh thái thông qua tính văn hoá. phê
bình sinh thái khi tiến hành quan chiếu đối với hiện tượng văn hóa sinh thái, đã
kế thừa hình thái ý thức cách mạng xanh, nhấn mạnh không thể xa rời tinh thần
văn học và diễn ngôn văn học, cần phải cố hết sức có thể tại tầng diện hình thức
văn bản văn học và thủ pháp nghệ thuật triển khai tự sự diễn ngôn, thông qua
thủ pháp cái đẹp hình thức của sáng tác mang “tính văn học” để thể hiện ra tinh
thần văn hóa sinh thái.
Thứ 6: hàm nghĩa của thuật ngữ rất phức tạp. Nội dung của phê bình sinh
thái yêu cầu trong tầm nhìn song trùng của bản chất sinh mệnh và địa cầu, khảo
sát trạng thái tồn tại quá khứ và tương lai của con người. Góc nhìn này liên kết
nghiên cứu văn học đã rơi vào chủ nghĩa hình thức và vấn đề sinh tồn với đầy
những nguy cơ của trái đất. Văn học từ đó có thể từ bỏ trò chơi văn tự của chủ
nghĩa hình thức, xốc lại tinh thần từ trong đủ các loại diễn ngôn phê bình hóa
giải ngôn ngữ.

PHẦN 3 : VĂN HỌC SINH THÁI

3.1. Khái niệm


Văn học sinh thái là văn học lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm cơ sở
tư tưởng, lấy lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái làm giá trị cao nhất để
khảo sát và biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và truy tìm
nguồn gốc xã hội của nguy cơ sinh thái (Vương Nặc, Âu Mỹ sinh thái văn học)

3.2. Đặc trưng của văn học sinh thái


- Phê phán chủ nghĩa nhân loại trung tâm và sự cực đoan hoá chủ nghĩa
sinh thái trung tâm: tránh rơi vào cực đoan, đảm bảo sự cân bằng, bình đẳng
giữa con người và tự nhiên
- Lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm lợi ích cao nhất, kêu gọi tinh thần
“chủ nghĩa nhân văn sinh thái”: giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với
con người, con người với tự nhiên là biện pháp tốt nhất để giải quyết một cách
căn bản nguy cơ sinh thái
- Nhấn mạnh “nơi chốn” và “ý thức nơi chốn: xây dựng ý thức về nơi chốn.
văn học sinh thái giúp con người quan tâm và gẫn gũi với nơi mình sinh sống,
xem đó là nơi trú ngụ của tâm hồn để từ đó hình thành ý thức trách nhiệm
- Kết hợp “tính khoa học” và “tính văn học”: đó là con đường đi từ lí trí
đến tính cảm của tính khoa học nhờ tính văn chương”: hư cấu và phi hư cấu
- Có trách nhiệm sinh thái, phê phán mặt trái của văn minh, thể hiện lí
tưởng sinh thái và cảnh báo nguy cơ sinh thái
PHẦN 3: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC SINH THÁI VÀ PHÊ
BÌNH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
- VH VN từ sau 1975 đã có những bước chuyển mình đáng kể tuy nhiên
vấn đề sinh thái vẫn chưa được chú trọng và quan tâm dù đã có nhiều tác
phẩm mang hơi thở sinh thía như Kiến và người, Mối và Người,… của
Trần Duy Phiên.
- Phê bình sinh thái bước đầu được tiếp nhận ở Việt Nam từ những năm
gần đây, hòa vào dòng chảy chung của giới học thuật phê bình thế giới
với dấu ấn truyện ngắn Khói trời lồng lộng lẫy của Nguyễn Ngọc Tư
năm 2010 vào câu chuyện tình yêu, thù hận của con người cùng nỗi day
dứt vì cái đẹp hoang sơ của thiên nhiên một đi không trở lại. Song, giữa
văn học sinh thái và phê bình sinh thái ở Việt Nam cũng còn tồn tại một
biên độ chênh lệch nhất định.
- Bản thân Việt Nam là một quốc gia hứng chịu những ảnh hưởng nghiêm
trọng đến từ biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Thời tiết ở Việt
Nam những năm gần đây ngày càng bất thường, những hiện tượng tự
nhiên như hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ, nước biển dâng có
diễn biến phức tạp. Văn hóa Việt Nam, với những ảnh hưởng đến từ Phật
giáo và Đạo giáo, rất gần gũi, tương hợp và gắn bó với tự nhiên. Điều
này được phản chiếu qua văn học trung đại, với nội dung khắc họa vẻ
đẹp cổ điển và xây dựng hình tượng thiên nhiên. Thế nhưng, không dễ để
khu biệt văn học sinh thái ở Việt Nam, vốn phần lớn là các tác phẩm viết
về tự nhiên, tập trung tôn vinh vẻ đẹp của tự nhiên và miêu tả con người
gắn bó với thế giới tự nhiên.
- Từ năm 1986 tới nay, xuất hiện dấu ấn văn chương sinh thái ở một số tác
phẩm tiêu biểu như Chó Bi, đời lưu lạc (Ma Văn Kháng), Trăm năm còn
lại (Trần Duy Phiên), Thập giá giữa rừng sâu (Nguyễn Khắc Phê), Sông
(Nguyễn Ngọc Tư), Gần như là sống (Đỗ Phấn), Dòng sông chết (Thiên
Sơn), Thiên đường ảo vọng (Nguyễn Trí), Săn cá thần (Đặng Thiều
Quang), Biển và chim bói cá (Bùi Ngọc Tấn), Chúa đất (Đỗ Bích Thúy),
Con chim joong bay từ A đến Z (Đỗ Tiến Thụy), Linh điểu, Đắm bầy
virus (Nguyễn Văn Học),… Các tác phẩm đề cập đến những vấn đề
mang tính chất thời sự, thậm chí mang tính sống còn nhân loại, liên quan
đến nguy cơ đối với sinh thái.
- Rất nhiều các tác giả, nhà nghiên cứu Việt Nam đã giới thiệu và vận
dụng thực hành phê bình sinh thái như Trần Đình Sử, Lê Lưu Oanh, Đỗ
Văn Hiểu, Trần Ngọc Hiếu, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Trần Thị Ánh
Nguyệt, Đặng Thái Hà, Nguyễn Thùy Trang… Có thể kể đến hai chuyên
luận tiêu biểu về phê bình sinh thái là Con người và tự nhiên trong văn
xuôi Việt Nam sau 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái (Nxb Giáo dục
Việt Nam, 2016) của Trần Thị Ánh Nguyệt và Lê Lưu Oanh, Rừng khô,
suối cạn, biển độc… và văn chương (Nxb Khoa học Xã hội, 2017) của
Nguyễn Thị Tịnh Thy.

MINH CHỨNG

1. TRUYỆN NGẮN “MUỐI CỦA RỪNG” DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH
SINH THÁI
Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn thể hiện rất rõ sự nhạy cảm của
mình trước các vấn đề của đời sống và con người. Cùng với những trăn trở về giá trị
con người, ta còn có thể tìm thấy trong truyện ngắn của ông cảm thức về thế giới tự
nhiên trong mối quan hệ với con người. Do đó, có thể thấy rằng, truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp đậm nét những yếu tố sinh thái, thể hiện rất rõ tư tưởng sinh thái của nhà
văn. Ở đây, xin được làm rõ tư tưởng sinh thái qua truyện ngắn “Muối của rừng” của
ông.

1. Sự phá vỡ vị trí trung tâm trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên
Đến với “Muối của rừng”, Nguyễn Huy Thiệp đã phá vỡ vị trí trung tâm của con
người trong thế giới tự nhiên như con người vẫn nghĩ. Câu chuyện kể về cuộc đi săn
của ông Diểu với khẩu súng hai nòng cậu con trai đi học ở nước ngoài gửi về. Ông đi
săn trong một ngày mùa xuân tiết trời thật đẹp. Ra đi với quần áo ấm, mũ lông, đôi
giày cao cổ, nắm xôi nếp và khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bỗng, hệt như một thứ đồ chơi,
ông Diễu bắt đầu cuộc hành trình “áp bức” tự nhiên của mình. Trong chuyến đi, sau
khi chờ đợi, quan sát nắm thời cơ, ông đã bắn được một con khỉ đực trong gia đình khỉ
gồm 3 người (khỉ đực, khỉ cái và khỉ con). Nhưng ông Diểu lại phải đối mặt với con
khỉ cái, khi nó kiên trì kéo theo con khỉ đực bị thương, còn con khỉ con xuất hiện bất
ngờ lại tha mất đi khẩu súng của ông. Cứ như vậy, để lấy lại khẩu súng – vũ khí, ông
Diểu bị con khỉ con lôi dẫn đến bờ vực kinh hoàng, rồi hoảng loạn rơi vào hỏm Chết –
nơi được xem là lưỡi hái tử thần của cánh rừng, dù con khỉ con khỉ con rơi xuống vực
và chết rất ám ảnh. Ông Diểu phải vật lộn để thoát ra khỏi đó, thậm chí, phải cởi bỏ cả
giày và áo quần ngoài. Ông tìm thấy con khỉ đực nằm trên ngọn đá khi thoát ra khỏi
Hỏm Chết. Ông đã cởi nốt chiếc quần lót để băng vết thương cho nó và bế nó theo
trên đường trở về. Nhưng trên đường trở về, ông Diễu nhận ra con khỉ cái vẫn luôn
theo mình trên suốt quãng đường. Cuối cùng, ông bỏ lại con khỉ đực và cứ thế trần
truồng, cô đơn mà đi.
Như vậy, ông Diễu - đi săn - hành động áp chế tự nhiên cuối cùng lại bị thế giới
tự nhiên áp chế lại chính mình. Ông Diễu đi săn với niềm thích thú và cả mong muốn
chinh phục tự nhiên. Ông từ chối bắn những chú chim, vì “Nhà ông thiếu gì chim”,
ông cũng không bắn gà, mà phải “nã được một chú khỉ hoặc một chú sơn dương thì
thật đã đời”. Nhưng cuối cùng, chính ham muốn của ông đã đẩy ông vào những nguy
hiểm như một sự trả giá. Ban đầu, ông Diễu làm bị thương con khỉ trong tư thế đầy
chủ động, sẵn sàng. Và cuối cùng, ông lại bị chính một con khỉ, mà lại là một chú khỉ
con dẫn vào tình thế khốn đốn. Từ việc rượt đuổi 3 con khỉ, ông Diễu phải chạy lùi trở
lại, chạy như ma đuổi (trong khi không có ai đuổi) khi đối mặt với cái chết của con
khỉ con dưới vực sâu hun hút. Từ một người tinh tường, am hiểu địa hình khu rừng, lại
rơi vào khu vực đáng sợ nhất trong thung lũng. Có thể nói, từ thế chủ động, ông Diễu
đã rơi vào thế bị động; từ tự tin, thích thú lại rơi vào sợ hãi, lo lắng. Tình thế này đã
đảo lộn vị trí của con người và thiên nhiên. Nguyễn Huy Thiệp đã rất thâm sâu khi để
nhân vật của mình thực hiện một cuộc đi săn, điều này càng làm cho vị trí tưởng như
độc quyền, đầy sức mạnh của con người bị hạ thấp. Hóa ra, trong cuộc đua này, con
người tưởng mình đi săn, nhưng lại bị các loài vật, bị thiên nhiên, bị cây cỏ dẫn dụ
như một con mồi.
Để thực hiện được cuộc đi săn của mình, ông Diễu đã trang bị đầy đủ áo quần,
giày dép. Nhưng trở về, ông Diễu lại trần truồng như chính một con khỉ. Có lẽ, đây là
hình ảnh ẩn dụ đầy sâu cay của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Sự trần truồng ấy khiến
ông Diễu cũng như một con vật, không còn chú ý đến sự xấu hổ - điều mà lâu nay con
người vẫn tự hào mình hơn loài vật. Hóa ra, cũng có lúc, con người phải khiếp sợ
trước thiên nhiên, phải thua cuộc trước sự thông minh của các loài vật, phải nể trọng
trước tình cảm của muôn loài. Con người lâu nay vẫn tự đề cao chính mình, nay lại trở
về như một mắt xích trong thế giới tự nhiên, bình đẳng như muôn loài không hơn
không kém. Để cho con người về với phần khởi nguyên trần trụi của chính mình, phần
CON nguyên sơ giống như bao sinh mệnh khác trong sự sống, Nguyễn Huy Thiệp đã
khiến con người phải day dứt về phần NGƯỜI trong chúng ta.
Trong “Muối của rừng”, chúng ta thấy rõ hai mối quan hệ: ông Diễu – con khỉ và
con khỉ cái – con khỉ đực. Rộng hơn, đó chính là mối quan hệ giữa con người – tự
nhiên và tự nhiên – tự nhiên. Nếu lâu nay chúng ta vẫn cho rằng con người có đời
sống tình cảm phong phú, còn loài vật thì vô tri, thì trong Muối của rừng, Nguyễn Huy
Thiệp đã chứng minh cho sự thiển cận đó. Tình thương, sự trách nhiệm, gắn bó của
con khỉ cái đối với con khỉ đực đã đem đến cái nhìn khác về thế giới loài vật, sinh vật.
Hóa ra, mỗi sinh mệnh đều có tiếng nói, có tâm tư, tình cảm như mỗi con người.
Nguyễn Huy Thiệp đã “lật đổ” quan niệm nhân loại trung tâm, để “tái thiết” lại vị trí
của con người trong mối quan hệ với môi trường, với tự nhiên, khiến con người phải
suy ngẫm lại về vị trí, vai trò của chính mình trong hành trình sống, gắn bó với hệ sinh
thái rộng lớn ngoài kia. Cái nhìn nhân văn sinh thái đã giúp “Muối của rừng” mang
đậm ý nghĩa sinh thái như vậy.

2. Ý thức nơi chốn - ý thức trách nhiệm


Khi viết về thiên nhiên, Nguyễn Huy Thiệp không sử dụng lối nói hoa mĩ, cầu kỳ
mà thường sử dụng những câu văn ngắn gọn, súc tích, từng lớp lang nối tiếp nhau hiện
ra phô bày những vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng chính là vẻ đẹp của những giá trị
nhân văn hiện đại và ngôn từ nghệ thuật làm nên ma lực của truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp.

2.1 Ý thức nơi chốn:


Ý thức nơi chốn trong “Muối của rừng”:
Nhân vật Diểu - một người đàn ông ở tuổi sáu mươi, có những băn khoăn, trăn trở
về khu rừng. Dường như ông rất am hiểu về nơi đây. Ông cảm nhận được những vẻ
đẹp tươi mới, thay đổi của đất trời khi xuân đến. Đó là hình ảnh: “Cây cối đều nhú lộc
non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm. Điều ấy
một phần là do mưa xuân.”; là sự cảm nhận đầy tinh tế của nhân vật Diểu khi đi trong
khu rừng: “chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại
được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú”. Đó là
tâm trạng của ông Diểu hay chính là của tác giả gửi vào đó. Rừng là nơi chốn bình yên
cho ai đó tìm đến để hít hà cái không khí trong lành, để quên đi những toan tính,
những xô bồ, giả dối của cuộc sống thường nhật. Cái hoang sơ, cái tự nhiên, cái trong
lọc của rừng khiến cho lòng người ta tĩnh lại, được gột rửa. Chỉ cần cú nhảy của một
chú sóc thôi cũng khiến cho người ta có thể rũ bỏ những nhố nhăng, ti tiện vấp phải
hàng ngày. Quả thực, rừng mang đến cho con người những điều con người không tìm
thấy trong xã hội của mình. Khi được hòa mình vào thiên nhiên hoang dã, con người
như tìm lại được chính mình. Đó cũng là điều nhà văn muốn nói khi hiện nay con
người quá hối hả trước tốc độ phát triển của xã hội, không còn thì giờ để dành cho
thiên nhiên.
Khám phá ra vẻ đẹp tự nhiên, chỉ cho nhân loại thấy cái đẹp huyền diệu của tạo
hóa cũng là cách mà nhà phê bình sinh thái muốn hướng tới. Ông viết trong những
truyện ngắn của mình những câu chuyện khác nhau nhưng trong đó luôn có những
đoạn dành để ông thả vào cái say đắm của mình trước thiên nhiên. Thiên nhiên của
khu rừng hiện lên thật đẹp qua sự cảm nhận rất tinh tế của nhà văn. Đó là “Dãy núi đá
cao ngất hùng vĩ”, hay là “Chim xanh đầy trên rặng gắm hai bên lối mòn” …
Diểu rất hiểu về khu rừng, hiểu từng ngóc ngách trong rừng, ông có thể rẽ sang
một ngóc ngách bất kì trong khu rừng mà không sợ lạc: “Ông đi men theo suối cạn, cứ
thế ngược lên mó nước đầu nguồn. Cách mó nước một dặm là vương quốc của hang
động đá vôi. Ông Diểu rẽ sang lối mòn ngoằn ngoèo đi miết…”. Phải là người rất am
hiểu về rừng, ông mới di chuyển thành thạo đến vậy. Ông tính toán bước đi một cách
quen thuộc đến ngỡ ngàng. Từ đó, thấy được ông rất gắn bó mật thiết của ông với nơi
đây.
Ông Diểu còn là người rất quen thuộc trong việc đi săn, một thợ săn chuyên
nghiệp. Từ cách đi săn, sự tính toán, cách giương súng, bắn con mồi và sự chờ đợi
trong tiết trời se lạnh. Phải chăng bao năm qua, chính những con thú trong khu rừng là
nguồn lương thực chính của ông nên giờ đây ta cảm nhận rõ sự bình tĩnh, điềm đạm
và rất lạnh lùng trong suy nghĩ của Diểu về con mồi: “Thiên nhiên đã dành cho ông
chứ không ai khác chính con khỉ ấy. Thậm chí ông biết dù ông có đi mạnh chân một
chút, gây nên một sự bất cẩn nhố nhăng nào đó cũng chẳng hề gì. Điều ấy tưởng như
phi lý mà thật bình thường”.
Ý thức về nơi chốn còn được thể hiện rõ qua hình ảnh Diểu nắm rất rõ về con
đường đi, ông biết đâu là con đường an toàn, biết được “Hoa quả Sơn” là nơi “chắc ăn
hơn mà đỡ tốn sức”, biết được Hõm Chết là nơi đáng sợ nhất của khu rừng, nơi mà
năm nào cũng có người bị sương mù giăng bẫy làm cho toi mạng.
Có thể thấy rằng cách ông Diểu tận hưởng rừng, tận hưởng tự nhiên khiến người ta
ao ước được như ông. Chính bản thân ông Diểu cũng đã ngồi im đến nửa giờ mà cảm
nhận sự ôm ấp của rừng, nương tựa vào sự dịu dàng của rừng mùa xuân mà xua đi sự
mệt mỏi trong con người mình đến độ sự tĩnh lặng bình thản của rừng xuyên suốt qua
ông

2.2 Ý thức trách nhiệm:


Chính ý thức về nơi chốn đã ảnh hưởng đến ý thức trách nhiệm: Đó là mối quan
hệ tương quan trong nhận thức của con người với môi trường sinh thái. Những câu
chuyện mà Nguyễn Huy Thiệp kể lại có dung lượng không dài nhưng lại mang dấu ấn
riêng, có sức hút kì lạ, có khả năng tác động mạnh mẽ tới ý thức con người trước vấn
đề sinh thái- một vấn đề là điểm nóng trên toàn cầu. Trong truyện ngắn “Muối của
rừng”, ý thức trách nhiệm được thể hiện rất nổi bật thông qua hình tượng nhân vật
Diểu. Bằng nhạy cảm nghệ sĩ nhanh nhạy của mình, ông đã “lắng nghe” được đòi hỏi
sâu kín, tự soi tìm lại mình của xã hội. Con người đã tác động mạnh mẽ tới thiên
nhiên, can thiệp thô bạo với tự nhiên- bằng hành động đi săn bắn- đã làm biến đổi
thuộc tính vốn có của nó, chà đạp lên những vẻ đẹp của tự nhiên, tận diệt tự nhiên,
tước đoạt quyền được sống của động vật tự nhiên. Những việc làm ấy những chừng sẽ
nhận lại sự đáp trả xứng đáng của tự nhiên.
2.2.1. Con người lắng nghe, đồng cảm với thiên nhiên:
Tác giả đã lắng nghe tiếng nói của tự nhiên bằng giác quan nhạy cảm của mình,
thấu hiểu nó bằng cả tấm lòng với chủ nghĩa nhân văn cao cả. Muối của rừng là một
câu chuyện có cái kết thật nhân ái. Đó là cuộc vật lộn giữa một con người và một gia
đình khỉ. Ông Diểu với sự mạnh mẽ và khôn ngoan, lại có một khẩu súng săn hai nòng
hiện đại mà anh con trai gửi từ nước ngoài về lại thua một gia đình khỉ với sự chung
thủy và kiên trì đáng nể. Đọc xong tác phẩm, người ta mới thấy động vật cũng còn
biết yêu thương nhau huống chi là con người. Nó cũng có cuộc sống gia đình với vợ,
chồng, con cái. Tại sao con người lại nhẫn tâm vì muốn tìm nguồn vui cho mình mà
làm tổn hại đến những con thú vô tội. Con người vẫn không bị tổn thất gì nếu không
giết hại chúng, tại sao giết hại động vật hoang dã như vậy? Phải chăng, chính con
người chúng ta đã tách rời với tình yêu và cội nguồn sự sống.
Khi chứng kiến con khỉ đực đau đớn vì vết thương do mình gây nên, ông Diểu đã
động lòng trắc ẩn, đã cảm thấy có lỗi, nhất là khi con khỉ cái cứ lẽo đẽo bám theo ông
khi ông vác con khỉ đực xuống núi. Với cảm giác hối hận của một kẻ đã toan làm điều
ác nhưng đã kịp dừng tay: “Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả
hai con khỉ và thấy cay cay nơi sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi
sinh vật quả thật nặng nề”. - “Thôi tao phóng sinh cho mày”.
2.2.2. Con người tận diệt thiên nhiên:
Dụ ý của tác giả nằm ở việc chọn con mồi của ông Diểu. Các loài thú quý hiếm
đang là mục tiêu của những kẻ đi săn. Con người thật đáng sợ, họ đang chĩa súng,
đang nã đạn vào những loài động vật có quan hệ gần gũi với loài người. Sự chủ động
này của ông Diểu chứng tỏ rằng việc ông ta bắn con khỉ hoàn toàn đúng với mục tiêu
đặt ra của ông ta trong cuộc đi săn. Xung đột giữa con người với tự nhiên đã hình
thành một cách có ý thức. Ông Diểu đang hủy diệt tự nhiên để thỏa mãn thú vui của
mình. Bộ ba trong gia đình khỉ vẫn thực hiện những hành động theo bản năng sinh tồn
thường ngày của chúng: bứt quả trên cây để ăn. Chúng không hề nhận thấy nguy hiểm
đang đến gần. Điều gì đến cũng đã đến: “Ông Diểu bóp cò. Tiếng súng dữ dội đến nỗi
đàn khỉ lặng đi dễ đến một phút. Con khỉ đực buông tay ngã nhào xuống đất nặng nề”.
Nếu như trong văn học dân gian, những câu chuyện kể về những người đi săn khiến
người đọc cảm thấy khâm phục những nhân vật có tài săn bắn thì trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, tình cảm dành cho những tay thợ săn đã hoàn toàn ngược lại.
Điều này càng khẳng định quan điểm thẩm mĩ của thời đại chi phối đến tình cảm thẩm
mĩ của độc giả đối với tác phẩm văn học. Điều này cũng cho thấy vấn đề được phản
ánh trong tác phẩm văn học ảnh hưởng đến thái độ và góp phần định hướng tư tưởng,
văn hóa, lối sống và cách ứng xử của xã hội.
2.2.3. Con người phải có trách nhiệm với thiên nhiên - cũng chính là trách
nhiệm với chính cuộc sống của con người.
Quyết định phóng sinh cho con khỉ là hành động thể hiện rõ nhất sự hối hận của
con người khi đã làm tổn thương tự nhiên. Tự nhiên cũng không phụ lòng người, nó
có tình cảm, biết đền đáp xứng đáng khi con người biết quay đầu lại. Nó bao dung khi
giăng một màn mưa xuân dịu dàng và mau hạt để bao bọc cho con người trần truồng
sau cuộc săn bắn ấy trở về với xã hội loài người.
Chi tiết hoa tử huyền là biểu tượng đẹp cho sự nhân ái mà thiên nhiên muốn dành
cho con người khi đã nhận ra sai lầm của mình. Con người đã thua sức mạnh của tự
nhiên, biết nhận ra cái ác của mình và từ bỏ nó, biết dừng lại khi thiên nhiên đòi quyền
bình đẳng khiến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được xoa dịu và trở nên nhẹ
nhàng hơn. Từ đó, qua tác phẩm, mỗi người đọc cảm nhận rõ hơn về ý thức trách
nhiệm của mình đối với tự nhiên.
Như vậy, thông qua hình ảnh về cánh rừng, tác giả đã chỉ ra rằng tự nhiên có sức
mạnh ghê gớm, nó không chỉ có khả năng giúp con người có cảm giác bình yên và
được thanh lọc tâm hồn, tự nhiên còn dạy cho con người bài học nhân văn về tình yêu,
đức hy sinh và lòng chung thủy.
Nghệ thuật thể hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
Văn học sinh thái là quá trình phản ảnh hệ sinh thái trong văn học. Thông qua sự
biến đổi về sinh thái để có những phương án, những điều chỉnh phù hợp nhằm bảo về
và phục hồi hệ sinh thái. Có thể nhìn thấy, văn học sinh thái đã ngày càng khẳng định
được vai trò và tầm quan trọng của mình trong nền văn học Việt Nam. “Muối của
rừng” dưới ngòi bút tài ba của Nguyễn Huy Thiệp đã phản ánh mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên một cách chân thực. Vậy làm sao để có thể làm nổi bật được mối
quan hệ đó? Tác giả đã có những sáng tạo về nghệ thuật thể hiện tài ba như sau:

2.3 Về điểm nhìn


Nếu với văn học tự nhiên truyền thống, điểm nhìn bắt đầu từ con người, coi con
người là nhân vật trung tâm, phản ánh tâm trạng hay ý thức của con người thì trong
các tác phẩm văn học sinh thái, tác giả viết về tự nhiên với một cảm quan mới – cảm
quan sinh thái. Rõ ràng tự nhiên có một sinh mệnh độc lập. Trong “Muối của rừng”,
đàn khỉ có cuộc sống riêng của nó, khu rừng vào đầu xuân có hơi thở riêng, những cây
hoa cuối tác phẩm cũng mang trong mình cái chất riêng biệt mà không pha lẫn gì vào
đó được. Chúng có sinh mệnh, có số phận và có tính cách. Chẳng hạn như con khỉ đực
sẽ hái những trái cây cho vợ và con nó. Con khỉ cái sẽ quấn quýt và bảo vệ con đực
khi bị tấn công, nó thông minh và nhanh nhẹn, con khỉ con cướp lấy cây súng của ông
Diểu,… loài vật có trí khôn, sự hiểu biết và một khả năng điều khiển rất lanh lợi. Ông
Diểu đã nhận xét loài khỉ là “loài thú này khôn tựa người, khi kiếm ăn bao giờ cũng có
canh gác,… con canh gác rất thính. Không thấy nó thì đừng hòng cuộc săn thắng lợi,
đừng có hòng bắn được con át chủ bài. Loài vật có tình cảm sâu nặng, khi con khỉ đực
bị bắn, khỉ cái luôn kề bên con khỉ đực, thậm chí lúc ông Diểu ôm con khỉ đực trở về
như nhận lấy thành quả cuộc đi săn, nó vẫn lẽo đẽo theo sau. Điều đó làm cho người
đàn ông hơn 60 tuổi này không thể dơ súng lên bắn nó. Nếu bắn có thể ông sẽ tổn thọ
hai năm, sống day dứt suốt quãng đời còn lại. Văn học sinh thái đề cập con người
ngang hàng với tự nhiên, hai hình tượng này song song tồn tại. Chẳng hạn như ông
“Khúng và bò Khoang” (Phiên Chợ Giát), “Ân – Sông Di” (Sông). Trong “Muối của
rừng” là ông Diểu và đàn khỉ. Việc song song hai hình tượng thể hiện dụng ý nghệ
thuật của tác giả về cái nhìn bình đẳng với tạo vật, thể hiện một tư duy đối thoại.

2.4 Về motif cốt truyện


Cốt truyện trong “Muối và rừng” tập trung khắc họa thiên nhiên đầu xuân tươi đẹp,
gia đình đàn khỉ và cả bầy khỉ sống yên vui, hạnh phúc thì gặp tai họa do người đi săn
là ông Diểu gây ra. Cốt truyện này nhấn mạnh cảm giác khi con người tàn sát tự
nhiên, và hậu quả của việc làm đó là ông Diểu đi săn nhưng cuối cùng mất đi khẩu
súng cậu con trai tậu ở bên Tây về tặng, ông tha bổng con khỉ, áo quần và thức ăn để
lại bị tổ mối đùn hết, ông Diểu trần truồng trở về nhà,… điều này như một câu khẳng
định rằng nếu anh dám chống lại tự nhiên, nơi sinh thành và nuôi dưỡng anh thì cuối
cùng anh sẽ trở nên trắng tay.

2.5 Về tính chất nhân vật


Nếu nhân vật trong các tác phẩm tự nhiên là người anh hùng chinh phục và khai
phá tự nhiên thì trong “Muối và rừng”, ông Diểu là người tàn sát, sát hại cả động vật
lẫn tự nhiên. Đồng thời chính ông cũng là nạn nhân trong cuộc đi săn do mình tạo ra.
Những cảnh như núi lở, sụt đất là lời cảnh tỉnh của thiên nhiên về sự đe dọa môi
trường. Ở cuối bài, khi sự sống hiện diện lại một cách trù phú cũng là dấu hiệu mà tự
nhiên ngầm khẳng định rằng nếu con người biết buông bỏ và hòa nhã, tự nhiên cũng
sẽ đối xử ngược lại như vậy với con người.

2.6 Về kết cấu và giọng điệu


Có thể thấy rằng, mở đầu tác phẩm là khung cảnh mùa xuân tười đẹp, không khi
chớm xuân khiến con người muốn hưởng thụ cuộc sống, một cuộc đi săn là điều khá
tuyệt nên ông Diểu quyết định mang súng vào rừng. Khép lại tác phẩm là cảnh ông
Diểu trần trụi hướng ra rừng giữa bạt ngàn hoa, loài hoa được ví như “Muối của
rừng”. Với kết cấu vòng tròn, điểm bắt đầu cũng là chốn kết thúc phải chăng tác giả
muốn dự báo con người cũng chỉ có cuộc sống tốt đẹp khi thiên nhiên, môi trường tốt
đẹp, khi sống hài hoà với thế giới xung quanh?
Bên cạnh những điểm trên, giọng điều hoài nghi, phê phán cũng làm cho mối liên
hệ giữa con người và tự nhiên được thể hiện rõ. Từ đó có thể thấy được rằng, văn học
sinh thái cho ta thấy hiện thực bị bỏ quên về hệ sinh thái, đồng thời nhận thức lại
những tư duy cũ mòn về mối quan hệ giữa người và tự nhiên để từ đó hướng về tự
nhiên, bỏ đi quan niệm “con người là trung tâm”.
Ý thức nhân văn sinh thái
“Muối của rừng” là một câu chuyện có cái kết thật nhân ái . Mở đầu “Muối của
Rừng” người đọc sẽ theo dấu chân của ông Diểu thực hiện cuộc đi săn của mình cùng
với một khẩu súng trong tay. Cuộc đi săn này ông Diểu đã đặt mục tiêu của nòng súng
của mình vào bầy khỉ và từ đó những nhận thức trong đầu ông được “khai sáng” sau
chuyến đi này. Qua “Muối của rừng”, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã khơi dậy trong
lòng người đọc lòng trắc ẩn và tính nhân văn sâu sắc. Đọc xong “Muối của rừng”
người ta mới thấy động vật cũng còn biết yêu thương nhau huống chi là con người. Nó
cũng có cuộc sống gia đình với vợ, chồng, con cái. Nhưng chính cái cuộc sống hoang
dã rất đỗi bình yên, giản dị ấy đã và đang bị tước đoạt từng ngày bởi chính bàn tay của
con người cho những thú vui tiêu khiển và mục đích kinh tế.
Nếu như trong văn học dân gian, những câu chuyện kể về những người đi săn
khiến người đọc cảm thấy khâm phục những nhân vật có tài săn bắn thì trong văn học
hiện đại, cụ thể hơn, trong truyền ngắn “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp”, tình
cảm dành cho những tay thợ săn đã hoàn toàn ngược lại. Điều này càng khẳng định
quan điểm thẩm mỹ của thời đại chi phối đến tình cảm thẩm mỹ của độc giả đối với
tác phẩm. Điều này cũng cho thấy vấn đề được phản ánh trong tác phẩm văn học .
Ảnh hưởng đến thái độ và góp phần định hướng tư tưởng, lối sống, văn hóa và cách
ứng xử của xã hội.
Trong “Muối của rừng” chi tiết con khỉ đoạt mất súng của ông Diểu gây ấn tượng
mạnh cho độc giả. Nó không lao vào tấn công ông Diểu để trả thù cho bố mẹ nó, cũng
không sợ hãi bỏ chạy, không làm gì khác mà chọn việc đoạt lấy súng của ông Diểu: “
Từ mô đá, bỗng nhiên con khỉ con xuất hiện. Mó túm láy dây sung của ông kéo lê trên
mặt đất.” Cho thấy tự nhiên muốn ngăn chặn bàn tay phá hoại của con người. Sự
giằng co ấy cho thấy tự nhiên không còn được bình yên như nó vốn có mà luôn phải
đấu tranh với con người đề tồn tại. Tự nhiên ngăn chặn con người vẫn muốn theo đuổi
lấy lại vũ khí của mình tiếp tục thực hiện ý muốn của mình.
Bên cạnh đó chi tiết khi ông Diểu đưa con khỉ đực hạ xuống núi, suốt hai tiếng
khỉ cái “ lẽo đẽo theo đăng sau” “ lằng nhằng bám theo” trong nổ lực cứu khỉ đực.
Ông cảm phục nó “ con khỉ cái cũng thật kiên trì” và thay đổi thành kiến “ Ông nhìn
hai con khỉ và thấy cay cay sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh
vật quả thật nặng nề”. Từ cái nhìn trịch thượng của loài người cuối cung ông Diểu
cũng hiểu ra, loài vật cũng cố số mạng, cũng có gia đình và chúng cũng gánh vác
trách nhiệm và tràn đầy tình yêu như con người vậy. Thuyết loài người là trung tâm
tồn tại cố định hữu trong tư tưởng nhân loại được xem là độc quyền của loài người “
đứng cao hơn tự nhiên”: Tình cảm, ngôn từ, văn hóa. Qua đó giúp người đọc thấy
được rằng kì thực, thế giới muôn loài sống chân thật, an nhiên, bao dung và tự do hơn
loài người. Từ đó khi đọc truyện ngắn “Muối của rừng” sẽ giúp cho con người luôn
coi loài vật là sinh linh có tâm hồn, đồng thời tác động mạnh mẽ đến ý thức của độc
giả giúp chúng ta biết đồng biết đông cảm, chia sẻ, giúp cho chúng ta khỏi trượt xa
trong cái nhìn tư duy ý chí về vạn vật, để trở lại tâm thức hòa hợp với tự nhiên, khôi
phục lại khách thể tự nhiên câm nín bên cạnh con người. Người đọc nhận ra rằng loài
vật cũng có sinh mệnh thật sự, có số phận, có tính cách, tâm hồn.. Ông Diểu làm mới
cái thấy của mình, nhận chân sự vận hành của vũ trụ ông thấy thấu suốt và an hạnh.
“Muối của rừng” đã đưa ra một vấn đề ý thức nhân sinh phổ quát đó là mâu thuẫn
giữa cái ác và cái thiện trong mỗi một người. Con người trong thời đại nào cũng thế,
luôn tồn tại cuộc đấu tranh giữa phần bản năng sinh vật đê tiện thấp hèn và phẩm chất
người cao quý. Đó là triết lí nhân sinh về lẽ sống, lẽ làm người trong cuộc đấu tranh
dai dẳng cho việc hoàn thiện nhân cách con người.
Qua “Muối của rừng” ta nhận thấy văn chương Nguyễn Huy Thiệp không chỉ
phản ánh cái ác, cái bất lương mà còn sự hiện diện của những tâm hồn thuần khiết,
của lương tri… “Muối của rừng” là một cuộc chiến âm thầm nhưng không kém phần
dữ dội, quyết liệt giữa con người và thiên nhiên và quan trọng hơn là nội tâm con
người. Với bản tính kiêu hãnh, thông soái, tham danh vọng, đố kị, khi đối mặt với
thiên nhiên trong trẻo, đầy tính nhân bản (gia đình khỉ), con người đã hoàn toàn bị đẩy
vào tình thảm hại, bi hài khó tránh. Cái ý thức nhân văn sinh thái, cái triết lí nhân sinh
cũng là cái thông điệp nhà văn đem đến cho người đọc là: “ Con người chỉ chiến
thắng, chỉ nắm giữ được cái thiện – thứ mà con người luôn phấn đấu để kiếm tìm, khi
biết tự thức tỉnh và buông bỏ”.
Hình ảnh “hoa tử huyền” trong truyện ngắn “Muối của rừng” muốn giúp cho con
người nhận ra cái ác của mình. Như vậy thông qua hình ảnh cánh rừng tác động đến
người đọc về một bài học về nhân văn tình yêu, đức hi sinh và lòng chung thủy.

CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN – NGUYỄN NGỌC TƯ


Đọc văn bản, chúng ta thường dễ kết luận rằng, cánh đồng là hình ảnh
của thiên nhiên. Cánh đồng xuất hiện ngay ở đầu văn bản “Con kinh nhỏ nằm
vắt qua một cánh đồng rộng. Khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung
hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi nầy” và đến cuối, kết thúc câu
chuyện vẫn là cánh đồng “... Mặt trời le lói ánh sáng trở lại khi trên đồng chỉ
còn hai thân thể nhàu nhừ. Ai đó vãi từng chùm chim én lên cao, chúng cố chao
liệng để khỏi phải rơi như lá” Cánh đồng có khi được hình dung là không gian
sống tách biệt với thế giới của con-người, của xã-hội bình thường. Cánh đồng
ấy, được miêu tả là “hoang vắng, vắng ngắt, vắng tanh...”, không chỉ bao bọc
không gian sống không lối thoát mà còn làm ngưng đọng thời gian “Lúc và
cơm, tôi hay bị ảo giác, tưởng mình đang ngồi trên cánh đồng của chín năm
trước. Một cánh đồng miên viễn với gió lắt lay những khối nắng héo xèo, một
nhúm mây rất mỏng và rời rạc bay tha thểu trên cao”. Tuy nhiên, cánh đồng ấy,
giống như bầy vịt, không phải là tự nhiên theo nghĩa nguyên sơ, khi nhân vật
nghĩ về sự xuất hiện của ông trưởng ấp và người cán bộ xã “Tôi vừa sợ, vừa biết
ơn những người như thế nầy. Họ làm cho chúng tôi cảm thấy bớt hoang dã, làm
chúng tôi hiểu rằng, ngay cả trên những cánh đồng hoang liêu nhất thì chúng tôi
vẫn bị ràng buộc bằng hàng vạn luật lệ”. Như vậy, nếu xem cánh đồng là hình
ảnh của thiên nhiên, thì đó trước hết là thiên nhiên nằm trong vòng kiềm tỏa của
những “luật lệ” của con người. Những “luật lệ” đó là luật lệ gì, hoạt động dựa
trên nguyên tắc nào? Nhà văn nhiều lần hé lộ cho ta, đó là các nguyên tắc của
thời chiến, của bạo lực và thù hận. Chứng tích cùa chiến tranh và nguyên tắc
của thời chiến nhiều lần xuất hiện trong cảnh quan cánh đồng: Khi Sương tinh
dậy, và muốn đi tắm, Điền chỉ cho chị một “hố bom cũ”. Những người đàn bà
đánh ghen hành động không hề có ý thức về khoa học và luật pháp. Họ tin vào
bùa chú, và đối xử với nhau theo kiểu “luật rừng”: “Bằng cái giọng rộn rã, giòn
tan chỗ cao trào, rồi chị hết sức chậm rãi, tỉ mi, tả cái đoạn chị dùng dao rạch
mặt cô ta và xát muối ớt vào (những người quê mình vẫn thường làm chuyện đó
rất bình thường, sẽ buồn cười khi có ai đó nói làm vậy là vi phạm điều X
chương Y luật hình sự, họ cãi ngay, “ủa, nó cướp chồng tui thì tui phải đánh cho
tởn chớ”, với vẻ mặt tự hào ngút ngất, tinh bơ, ngây thơ, tựa như một người đi
qua trận địa cũ và nói với ông bạn mình, hồi năm bảy hai tui bắn thằng lính
cộng hòa ở chỗ nầy, óc nó nát như chao, con mắt văng ra xa cà thước. Ông bạn
chang ớn, nói tôi cùng căt cô thằng Mỹ ở đây chớ đâu, Khi xử lý dịch cúm gia
cầm, người ta đối xử với bầy vịt trên đồng theo nguyên tắc chiến tranh còn xa
hơn nữa, từ thời Tam Quốc theo nguyên tắc của Tào Tháo “thà giết lầm còn hơn
tha lầm”, “dồn tất cả bầy vịt trên cánh đồng lại và đào hố chôn”. đồng không
thụ động, nằm im chịu trận một chiều mà có phản ứng. Phản ứng của nó, tương
ứng với hành động kia, là sự trả thù, trừng phạt. “... những cánh đồng ngoa
ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát (...) Những cánh đồng đó, đã
hắt hủi cây lúa (và gián tiếp từ chối đàn vịt)”. Cánh đồng không thụ động mà có
thái độ và sự đáp trả của riêng mình. Từ góc nhìn của Nương, cánh đồng trả thù
bằng cách làm cho Điền trở nên biến dạng, không thể trở thành một người đàn
ông bình thường “Và tôi chợt nghĩ, sự bất thường của Điền, chẳng qua nằm
trong chuồi rất dài của sự trừng phạt”. Không những thế, “... thiên nhiên ngày
càng trở nên hung dữ hơn, khắc nghiệt hơn. Bằng những sấm chớp, gầm gừ,
dường như trời đất đã nín nhịn nhiều, cuồng nộ bắt đầu rồi đây, Có lần, tôi lấy
cao su gói lại mớ mùng chiếu, nhìn mưa thè cái lưỡi ướt nhão nhớt vào lều,
khoái trá nếm từng tấc đất, tôi tự hỏi, không biết chỗ khác (chồ không có chúng
tôi) có mưa nhiều như vầy không. Ý nghĩ đó xuất hiện triền miên trong đầu tôi,
rằng trời chỉ trút mưa, trút nắng ở nơi chúng tôi dừng chân lại”. Như thế vẫn
chưa đủ, cánh đồng từ chối và trút hận thù lên bầy vịt, những đối tượng duy
nhất mang lại cho chị em Nương niềm vui và sự an ủi, những “đồng loại” duy
nhất của hai đứa trẻ: “Gió chướng trở ngọn, trên những cánh đồng ủ ê tin buồn.
Chúng tôi nghe được một cụm từ lạ, dịch cúm gia cầm. Đòn thù cuối cùng, nó
giáng lên Nương, vì trên cánh đồng này, chỉ toàn những đứa trẻ tên Hận, tên
Thù, và những tên Hận, tên Thù đó đã cưỡng bức cô trước sự chứng kiến bất
lực, tủi nhục của người cha. Như vậy, trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư, nếu
cánh đồng là hình ảnh của Giới và cảnh quan thiên nhiên, thì đó là thiên nhiên
phải hứng nhận những quy tắc ứng xử của con người, và đến lượt, nó phản ứng
cũng bằng hận thù và bạo lực, bằng sự trừng phạt. Đó là thiên nhiên báo thù,
trừng phạt, vì tất cả những gì thiên nhiên ấy nhận được là sự thù hận của con
người. Cánh đồng ở đây đóng vai trò là một “không gian” (space), hay rộng
hon, một “thế giới”, là bối cảnh của toàn bộ văn bản hư cấu, một xã hội hậu
chiến, dù đã hòa bình song vẫn vận hành bằng các nguyên tắc ứng xử của thời
chiến; trong đó, bạo lực, ăn miếng trả miếng, giết nhầm còn hon bỏ sót là điểm
nổi bật. Ta biết được các nguyên tắc chiến tranh này là nguyên tắc do nam giới
đặt ra. Bên cạnh đó, dựa vào cách miêu tả, ta được biết cánh đồng này mang
giới tính nữ: cánh đồng “chia cắt” (sau khi Sưong và Điền - đứa em trai không
bao giờ trở thành đàn ông của Nương bỏ đi), cánh đồng “ngoa ngoắt” (từ chỉ
dùng để miêu tả phụ nữ), cánh đồng “trừng phạt” (vì “nỗi bẽ bàng của những
người đàn bà bị cha tôi bỏ rơi (và cộng thêm niềm đau vỡ của những người
quây quanh họ) đã thấu qua những tầng mây”) để rồi trở thành cánh đồng “thù
hận” và “Bất Tận”
Tóm lại, phê bình sinh thái coi quan hệ giữa văn học và môi trường tự
nhiên là lĩnh vực nghiên cứu của mình, một mặt nó buộc phải nghiên cứu “tính
văn học”, mặc khác lại phải tiếp cận vấn đề “tính sinh thái”. Sự chỉnh hợp giữa
“tính văn học” và “tính sinh thái” khác với phê bình văn học hoặc lí luận văn
học khác. Phê bình sinh thái tràn dầy hi vọng đối với tương lai nhân loliaj, và
không ngừng hô hào thái độ sinh tồn lạc quan thi ý, loại bỏ “sự tuyệt vọng về
tương lai”, từ đó làm rõ đặc điểm tinh thần lạc quan chủ nghĩa của phê bình sinh
thái.

Tài liệu tham khảo


1. Đỗ Văn Hiểu (2016), Tính “khả dụng” của phê bình sinh thái,
http://nguvan.hnue.edu.vn, truy cập ngày 26/6/2020
2. Nguyễn Thị Tịnh Thy (2017a), Rừng khô, suối cạn, biển độc... và văn
chương, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
3. Nhiều tác giả (2017), Phê bình sinh thái: Tiếng nói bản địa - Tiếng nói
toàn cầu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội

You might also like