You are on page 1of 4

 Tài liệu bổ trợ sách “NẮM VỮNG KIẾN THỨC TÁC PHẨM NGỮ VĂN 12” (Cô Trần

Thùy Dương) 

Tài liệu bổ trợ sách Cô Trần Thùy Dương


Livestream tại fanpage “Cô Trần Thùy Dương – Ôn Văn và Luyện viết”

Buổi 1. KỸ NĂNG LÝ LUẬN VĂN HỌC

THÔNG TIN BUỔI HỌC NỘI DUNG HỌC


- Thứ năm, ngày 2.12.2021 1. Lí luận văn học để là gì?
- Thời gian học: 45 phút (từ 5:15 – 6:00) 2. Sử dụng Lí luận văn học trong bài thì Tốt nghiệp Trung học Phổ thông và thi
- Lịch học: Sáng 5:15 đến 6:00 + Trưa 12:20 đến 13:00 Học sinh Giỏi thế nào?
(Nội dung cụ thể trên Fanpage) 3. Phân loại Lí luận sao cho phù hơp?

Ví dụ 1: Áp dụng Lí luận văn học trong bài thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông.
Nhận xét quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về người nghệ sĩ và cuộc đời.
Tạo ra tình huống đối lập ấy, nhà văn muốn truyền tới người đọc thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ sĩ và cuộc đời. Những tác phẩm nghệ
thuật vô giá không phải tự dưng mà đến, đó là kết quả của quá trình lao động miệt mài hăng say. Khi bắt gặp cảnh đẹp người nghệ sĩ thấy tâm hồn
mình trong sáng vô ngần. Từ đây nhà văn muốn nhấn mạnh đến khả năng nhân đạo hoá con người của nghệ thuật chân chính: “Cái đẹp cứu vớt
con người”. Để có được phát hiện thứ nhất, người nghệ sĩ phải trăn trở tìm kiếm và lựa chọn, cảnh đẹp ở rất xa nhưng vì niềm đam mê và khát vọng
cống hiến cho nghệ thuật nên phải đi tìm kiếm. Phát hiện thứ hai lại ở rất gần, ngay bên cạnh cuộc sống mỗi người, nhưng đó lại là sự thật trần trụi
và thô ráp, chỉ mang những nỗi khổ đau, bất bình. Đôi khi ta cứ mải miết theo đuổi những thứ xa vời mà bỏ qua những sự thật ngay trước mắt. Ở cả
hai phát hiện đều có hình ảnh chiếc thuyền, khi ở ngoài xa, chiếc thuyền là vẻ đẹp của nghệ thuật lung linh, huyền ảo, khi về gần cũng là lúc sự thật
cuộc đời hiện ra. Nguyễn Minh Châu đã nói với chúng ta rằng: “Nghệ thuật không bao giờ dừng lại ở cái vẻ đẹp bên ngoài, nếu chỉ dừng lại ở cái vẻ
đẹp bên ngoài thôi thì người nghệ sĩ đã chẳng phải là một người nghệ sĩ tài năng rồi”. Nhưng người nghệ sĩ còn cần phải vượt qua cái vẻ đẹp về

 Trang 1 
 Tài liệu bổ trợ sách “NẮM VỮNG KIẾN THỨC TÁC PHẨM NGỮ VĂN 12” (Cô Trần Thùy Dương) 

ngoài ấy, cái vẻ đẹp mà Thạch Lam trong tiểu luận “Theo giòng” đã nói: “Đó là vẻ đẹp của hoa, của liễu để đi tìm được cái hạt ngọc trai, ẩn giấu bên
trong cái vỏ bề ngoài xù xì của lớp vỏ trai”.
Đúng như Thạch Lam đã nói: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở những vật tầm thường. Công việc
của nhà văn là hiểu cái đẹp ở chỗ mà không ngờ tới, tìm kiếm cái đẹp kín đáo và che lấp, cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”. Xóa
mờ đi cái mơ hồ, lòe nhòe của màn sương hồng sớm mai, cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài khiến Phùng nhận ra rằng: Để hiểu được sự thật đời
sống không thể nhìn một cách đơn giản, người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn. Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn bó với cuộc
đời và người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều. Bởi, hóa ra đằng
sau vẻ đẹp “toàn bích” đầy nghệ thuật mà anh vừa chụp được trên mặt biển lại chẳng phải là “đạo đức” hay “chân lý của sự toàn thiện”, mà là sự tồn
tại của cái ác, cái xấu, của nỗi đau khổ, tủi nhục.
Như vậy, thông qua sự đối lập trong hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn nêu ra một điều chiêm nghiệm sâu
sắc: Cần phải gắn nghệ thuật với cuộc đời, bởi “nghệ thuật chân chính luôn được khơi dậy từ cuộc đời và quay trở lại cuộc đời”. Người nghệ sĩ không
được phép nhìn sự vật một cách đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng biết trăn trở về con người, phải đào xới vào những tầng sâu của đời sống để làm
hé lộ những “hạt ngọc trong tâm hồn” có thể còn mang những lấm láp của cát bụi đời thường. Nghệ thuật và cuộc sống luôn luôn có quan hệ mật
thiết với nhau. Nếu nghệ thuật không bám sâu vào đời sống thì nghệ thuật sẽ như cái cây bị héo khô vì thiếu những mạch nước ngầm. Hiện thực xã
hội là mảnh đất sống của văn chương, là chất mật làm nên tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế của tác phẩm văn học. Một tác
phẩm có giá trị hiện thực baọ giờ cũng giúp người ta nhận thức được tính quy luật của hiện thực và chân lý đời sống. Người nghệ sĩ phải “lặn ngụp”
sâu vào cuộc đời để làm sáng lên cốt lõi của cuộc sống. Nếu xa rời cuộc sống, người nghệ sĩ cũng sẽ đánh mất đi thiên chức cao quý nhất của nghệ
thuật: Nghệ thuật vị nhân sinh.
“Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu
nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó” (Biêlinxki). Tìm đến những tác phẩm văn học, người đọc đâu chỉ mong chờ vài phút
giây giải trí bâng quơ. Trang sách đóng lại, tác phẩm nghệ thuật mới mở ra và “cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương”. Nguyễn
Minh Châu từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào
các tầng sâu lịch sử”. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận giữa cuộc sống và con người, một
cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.

 Trang 2 
 Tài liệu bổ trợ sách “NẮM VỮNG KIẾN THỨC TÁC PHẨM NGỮ VĂN 12” (Cô Trần Thùy Dương) 

Ví dụ 2: Áp dụng Lí luận văn học vào bài thi Học sinh giỏi
Đề: Bằng hiểu biết của mình về thơ văn nói chung, anh/chị hãy bàn luận về ý kiến sau: “Thơ đối với cuộc sống được ví như người con gái đối
với gia đình. Cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”.
Bước vào thế giới hội hoạ, người ta sững sờ trước bức họa chân dung nàng Mona Lisa xinh đẹp. Lạc trong thiên đường âm nhạc, người ta say
sưa thăng hoa cùng điệu nhạc Beethoven. Còn khi đến với địa hạt của văn chương, người ta lại không khỏi rung lên những xúc cảm thẩm mĩ
trước tư tưởng nhân đạo sâu sắc mà nhà văn gửi gắm thông qua ngôn từ. Và đây cũng là lí do để tác phẩm văn học luôn chiếm một vị trí quan
trọng trong đời sống tinh thần của bạn đọc. Bởi thế mà Xuân Quỳnh nhận định: “Thơ đối với cuộc sống được ví như người con gái đối với gia
đình. Cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”.

Có lẽ những người yêu văn thơ đã không còn xa lạ với cái tên Xuân Quỳnh- một hồn thơ nhẹ nhàng, nữ tính khởi phát từ trái tim đa cảm lúc
nào cũng sẵn sàng ngân rung những giai điệu trầm bổng của tình yêu. Trải qua không ít sóng gió, thơ Xuân Quỳnh đã thấm đẫm vị đời, gắn với
những quan niệm về tình yêu lứa đôi. Những trang thơ ấy cũng lấp lánh vẻ đẹp của nghệ thuật nói chung, đó là sự hài hòa đan kết chặt chẽ giữa
hình thức và nội dung. Sở dĩ Xuân Quỳnh ví von “thơ” với “người con gái” là bởi cả hai đều gặp gỡ ở điểm chung là cái đẹp. Nếu con gái thường
được gắn với những mỹ từ như “giai nhân”, “sắc nước hương trời” để đề cao vẻ đẹp thì thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung cũng không thể
tách rời tính thẩm mĩ, thể hiện qua ngôn từ giàu sức gợi và tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

“Nhan sắc” của người con gái cũng như hình thức của một tác phẩm văn học, là cái người ta trông thấy đầu tiên, gây ấn tượng mạnh ban
đầu, tạo nên những rung cảm đẹp khi mới tiếp cận. Còn “đức hạnh” theo ý Xuân Quỳnh chính là nội dung tư tưởng, là bức thông điệp của mỗi
tác phẩm. Đây cũng là yếu tố quyết định tới sức sống của tác phẩm trong lòng độc giả. Nếu thiếu một trong hai, thi phẩm sẽ mất đi sức hút với
bạn đọc. Như vậy, bằng cách ví von nữ tính và đầy sức gợi, Xuân Quỳnh đã khẳng định mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa hình
thức và nội dung, giữa ngôn từ bề mặt và nội dung tư tưởng bên trong. Hai vế trong câu nói của Xuân Quỳnh không hề mâu thuẫn nhau hay đề
cao nội dung hoặc hình thức hơn mà chúng bổ sung cho nhau, cùng nhau đề cao tầm quan trọng của cả nội dung và hình thức. Cũng giống
người con gái đẹp cả hình thể và tâm hồn, thơ ca chỉ sở hữu giá trị vẹn toàn khi đạt được tính thẩm mỹ ở cả ngôn từ bên ngoài lẫn tư tưởng
nhân đạo bên trong.

 Trang 3 
 Tài liệu bổ trợ sách “NẮM VỮNG KIẾN THỨC TÁC PHẨM NGỮ VĂN 12” (Cô Trần Thùy Dương) 

Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu biểu hiện, bởi thế dù nội dung tư tưởng có sâu sắc cỡ nào cũng không thể thoát xác khỏi câu chữ. Ngôn từ
chính là cây cầu nối bạn đọc tới tác phẩm, là con đường dẫn tới cái đích tư tưởng của nhà văn. Có thể nói, hình thức của một tác phẩm là nơi
trú ngụ, hiện diện của chiều sâu tư tưởng. Không có ngôn từ, tất cả ý tưởng sẽ khó lòng hiện hữu. Nhờ vào ngôn từ và cách dùng từ, sáng tạo
từ, nhà văn mới có thể thổi hồn vào tác phẩm, làm cho tư tưởng của mình lấp lánh màu sắc nhân đạo. Thế nhưng, ngôn từ trong văn chương
không đơn thuần là những câu nói, từ ngữ thường ngày ai ai cũng dùng mà chúng phải có tính thẩm mĩ, phải giàu sức gợi. Ví như Nguyễn
Khuyến đã sử dụng cụm từ “tiến sĩ giấy” nhằm ám chỉ những kẻ mang danh có học mà chẳng giúp được gì cho đời, cho người. Trong suốt bài
thơ, hàng loạt từ ngữ cùng trường từ vựng như: “cờ, biển, cân đai” đã gợi ra dáng vẻ bệ vệ, khệnh khạng với đời của những con “cọp giấy”, “hữu
danh vô thực”. Giọng điệu tự trào xuyên suốt bài thơ cũng gợi cho người đọc cảm giác chua chát trước sự nhũng loạn đảo điên thời bấy giờ. Có
thể nhận ra cảm giác bất lực, tiếng thở dài ngao ngán của tác giả thông qua hàng loạt hình ảnh châm biếm và giọng thơ mỉa mai chua xót.

 Trang 4 

You might also like