You are on page 1of 291

9

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT............................................................................................................................................. 16


CHƯƠNG I : BÀI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 16
§ 1.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔN HỌC TRẮC ĐỊA.............................................................................................. 16
§1.2. VAI TRÒ CỦA TRẮC ĐỊA TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.................................................................... 17
§1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRẮC ĐỊA....................................................................................... 18
CHƯƠNG II: KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRẮC ĐỊA .................................................................................. 20
§2.1. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC TRÁI ĐẤT ....................................................................................... 20
2.1.1. Hình dạng Trái đất và Mặt thủy chuẩn.............................................................................................. 20
2.1.2 Kích thước Trái đất ............................................................................................................................ 10
§2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CONG TRÁI ĐẤT TỚI CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA............................................. 9
2.2.1. Sai số về khoảng cách........................................................................................................................ 12
2.2.2. Sai số về độ cao ................................................................................................................................. 13
§2.3. HỆ TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ ............................................................................................................................. 14
§2.4. HỆ TỌA ĐỘ TRẮC ĐỊA THẾ GIỚI- 84 (WGS- 84) .............................................................................. 15
§2.5. BẢN ĐỒ - BÌNH ĐỒ - MẶT CẮT - TỶ LỆ BẢN ĐỒ ............................................................................ 16
2.5.1. Bản đồ................................................................................................................................................ 16
2.5.2. Bình đồ .............................................................................................................................................. 17
2.5.3. Mặt cắt địa hình................................................................................................................................. 17
4. Tỷ lệ bản đồ ............................................................................................................................................. 18
§2.6. KHÁI NIỆM VỀ CÁC PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ ..................................................................................... 22
2.6.1. Phép chiếu bằng ................................................................................................................................ 22
2.6.2. Phép chiếu hình nón .......................................................................................................................... 22
2.6.3. Phép chiếu hình trụ đứng .................................................................................................................. 23
2.6.4. Phép chiếu hình trụ ngang................................................................................................................. 24
2.6.5. Phép chiếu UTM................................................................................................................................ 25
§2.7. HỆ TOẠ ĐỘ GAOXƠ- KRIUGHE, HỆ TỌA ĐỘ THÔNG DỤNG VÀ HỆ TỌA ĐỘ GIẢ ĐỊNH ........ 26
2.7.1. Hệ tọa độ Gaoxơ- Kriughe ................................................................................................................ 26
2.7.2. Hệ tọa độ thông dụng ........................................................................................................................ 27
2.7.3. Hệ tọa độ giả định ............................................................................................................................. 27
§2.8. KHÁI NIỆM VỀ CHIA MẢNH VÀ ĐÁNH SỐ BẢN ĐỒ ..................................................................... 28
2.8.1. Tỷ lệ 1:1 000 000 ............................................................................................................................... 28
2.8.2. Tỷ lệ 1: 500 000................................................................................................................................. 27
2.8.3. Tỷ lệ 1: 100000.................................................................................................................................. 27
§2.9. CÁCH BIỂU THỊ ĐỊA VẬT VÀ ĐỊA HÌNH LÊN BẢN ĐỒ.................................................................. 30
1. Phương pháp kẻ vân ................................................................................................................................ 30
2. Phương pháp tô màu ............................................................................................................................... 30
3. Phương pháp đường đồng mức ............................................................................................................... 30
§2.10. CÁC ĐƠN VỊ ĐO THƯỜNG DÙNG TRONG TRẮC ĐỊA ................................................................. 32
§2.11. HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU GPS ............................................................................................. 33
1. Cấu tạo GPS ............................................................................................................................................ 33
2. Các nguyên tắc và phương pháp đo GPS ................................................................................................ 35
CHƯƠNG III: KIẾN THỨC CHUNG VỀ SAI SỐ TRONG TRẮC ĐỊA ..................................................... 64
§ 3.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÉP ĐO .................................................................................................................... 64
§ 3.2. SAI SỐ TRONG PHÉP ĐO .................................................................................................................... 64
§3.3. NGUYÊN NHÂN GÂY RA SAI SỐ VÀ PHÂN LOẠI SAI SỐ.............................................................. 65
1. Nguyên nhân gây ra sai số ...................................................................................................................... 65
2. Phân loại sai số ....................................................................................................................................... 65
§3.4. ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC PHÉP ĐO TRỰC TIẾP........................................................................... 67
1. Sai số trung bình...................................................................................................................................... 67
2. Sai số trung phương ................................................................................................................................ 67
3. Sai số giới hạn ......................................................................................................................................... 69
10
4. Sai số tương đối....................................................................................................................................... 69
§ 3.5. ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA PHÉP ĐO GIÁN TIẾP................................................................. 70
1. Sai số trung phương của hàm dạng tổng quát......................................................................................... 70
§3.6. TRỊ TRUNG BÌNH CỘNG VÀ SAI SỐ TRUNG PHƯƠNG CỦA TRỊ TRUNG BÌNH CỘNG............. 71
1. Sai số trung phương của trị trung bình cộng........................................................................................... 72
§3.7. SAI SỐ XÁC SUẤT NHẤT VÀ CÔNG THỨC TÍNH SAI SỐ TRUNG PHƯƠNG THEO SAI SỐ XÁC
SUẤT NHẤT (CÔNG THỨC BESSEN) ......................................................................................................... 73
1. Sai số xác suất nhất ................................................................................................................................. 73
§3.8. KHÁI NIỆM VỀ PHÉP ĐO KHÔNG CÙNG ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ TRỌNG SỐ KẾT QUẢ ĐO......... 74
1. Trung bình trọng số và cách đánh giá độ chính xác theo trọng số.......................................................... 74
PHẦN THỨ HAI................................................................................................................................................. 78
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG TRÊN MẶT ĐẤT........................................................... 78
§4.1. ĐÁNH DẤU ĐIỂM TRẮC ĐỊA TRÊN MẶT ĐẤT ............................................................................... 78
§4.2. KHÁI NIỆM VỀ ĐỊNH HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG ............................................................................. 79
1. Góc phương vị thực và độ hội tụ kinh tuyến ............................................................................................ 79
2. Góc phương vị từ và độ từ thiên .............................................................................................................. 81
3. Góc định hướng ....................................................................................................................................... 81
§4.3. ĐỊA BÀN................................................................................................................................................ 82
1. Cấu tạo .................................................................................................................................................... 82
2. Kiểm nghiệm địa bàn............................................................................................................................... 84
§4.4. ĐO GÓC PHƯƠNG VỊ TỪ BẰNG ĐỊA BÀN ....................................................................................... 85
§4.5. QUAN HỆ GIỮA GÓC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GÓC BẰNG ..................................................................... 85
1. Tính góc bằng từ các góc định hướng ..................................................................................................... 85
2. Tính chuyền góc định hướng ................................................................................................................... 86
CHƯƠNG V: ĐO KHOẢNG CÁCH ................................................................................................................ 89
§ 5.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐO KHOẢNG CÁCH ................................................................................................ 89
§ 5.2. ĐỊNH TUYẾN ĐƯỜNG THẲNG ......................................................................................................... 89
1. Định tuyến đường thẳng giữa hai điểm ngắm thông nhau ...................................................................... 89
2. Định tuyến đường thẳng giữa hai điểm không ngắm thông nhau............................................................ 90
§ 5.3. ĐO TRỰC TIẾP KHOẢNG CÁCH BẰNG THƯỚC THÉP .................................................................. 92
1. Dụng cụ đo trực tiếp khoảng cách........................................................................................................... 92
2. Đo khoảng cách bằng thước thép với độ chính xác 1/ 2.000................................................................... 93
3. Đo khoảng cách bằng thước thép với độ chính xác 1/20.000.................................................................. 96
4. Sai số khi đo khoảng cách bằng thước thép ............................................................................................ 97
§ 5.4. ĐO KHOẢNG CÁCH GIÁN TIẾP ....................................................................................................... 99
1. Đo khoảng cách bằng máy quang học và mia ngang. ............................................................................. 99
2. Đo khoảng cách bằng máy quang học kết hợp với thước thép .............................................................. 160
3. Đo khoảng cách bằng máy quang học có dây thị cự và mia ................................................................. 160
4. Đo khoảng cách bằng máy đo xa điện tử............................................................................................... 163
CHƯƠNG VI: MÁY THỦY BÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO CAO HÌNH HỌC...................................... 166
§ 6.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐO CAO..................................................................................................... 166
1. Đo cao hình học..................................................................................................................................... 166
2. Đo cao lượng giác ................................................................................................................................. 166
3. Đo cao vật lý.......................................................................................................................................... 166
4. Đo cao cơ học........................................................................................................................................ 166
5. Đo cao bằng chụp ảnh lập thể............................................................................................................... 167
6. Đo cao bằng hệ định vị toàn cầu GPS: ................................................................................................. 167
§ 6.2. NGUYÊN LÝ ĐO CAO HÌNH HỌC................................................................................................... 167
1. Đo cao từ giữa....................................................................................................................................... 167
2. Đo cao phía trước.................................................................................................................................. 168
§ 6.3. PHÂN LOẠI VÀ CẤU TẠO MÁY THỦY BÌNH ............................................................................... 169
1. Ống kính ................................................................................................................................................ 169
2. Ống thủy ................................................................................................................................................ 172
3. Bệ máy ................................................................................................................................................... 174
4. Chân máy............................................................................................................................................... 174
11
§ 6.4. MIA THỦY CHUẨN VÀ ĐẾ MIA...................................................................................................... 175
1. Mia thủy chuẩn. ..................................................................................................................................... 175
2. Đế mia ................................................................................................................................................... 176
§ 6.5. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG MÁY THỦY BÌNH....................................................... 176
1. Đặt máy ................................................................................................................................................. 176
2. Cân bằng máy........................................................................................................................................ 176
3. Ngắm và đọc số trên mia ....................................................................................................................... 177
§ 6.6. KIỂM NGHIỆM VÀ HIỆU CHỈNH MÁY THỦY BÌNH CÓ ĐỘ CHÍNH XÁC TRUNG BÌNH........ 178
1. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai lệch của ống thủy dài........................................................................... 178
2. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai lệch trục ngắm ..................................................................................... 179
3. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh lưới chữ thập ............................................................................................. 180
4. Kiểm nghiệm độ nhạy của bộ phận tự cân bằng.................................................................................... 181
§ 6.7. ĐO CAO HÌNH HỌC GIỮA HAI ĐIỂM CÁCH XA NHAU ............................................................. 181
§ 6.8. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CONG TRÁI ĐẤT VÀ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG TRONG ĐO THUỶ CHUẨN
........................................................................................................................................................................ 183
§ 6.9. PHƯƠNG PHÁP ĐO THUỶ CHUẨN HẠNG III VÀ IV ................................................................... 185
1. Các quy định chung ............................................................................................................................... 186
2. Nội dung công tác tại một trạm đo thuỷ chuẩn hạng III và IV .............................................................. 187
3. Sổ đo thuỷ chuẩn hạng III và IV ............................................................................................................ 189
4. Đánh giá kết quả đường đo thuỷ chuẩn................................................................................................. 191
5. Bình sai đường đo thuỷ chuẩn ............................................................................................................... 192
§ 6.10. SAI SỐ KHI ĐO THUỶ CHUẨN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ................................................... 194
1. Sai số do máy có trục ngắm không song song với trục ống thuỷ dài ..................................................... 195
2. Sai số do mia ......................................................................................................................................... 195
3. Sai số do người đo ................................................................................................................................. 195
4. Sai số do môi trường đo......................................................................................................................... 196
§ 6.11. THUỶ CHUẨN KỸ THUẬT............................................................................................................. 197
§ 6.12. BẢO QUẢN MÁY VÀ DỤNG CỤ TRẮC ĐỊA ................................................................................ 198
1. Bảo quản máy trắc địa........................................................................................................................... 198
2. Bảo quản thước thép và mia .................................................................................................................. 199
§ 6.13. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI MÁY THUỶ BÌNH............................................................................. 199
1. Máy thuỷ bình Ni- 030 ........................................................................................................................... 199
2. Máy thuỷ bình Ni- 025 ........................................................................................................................... 200
CHƯƠNG VII: MÁY KINH VĨ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO GÓC ................................................................ 204
§ 7.1. NGUYÊN LÝ ĐO GÓC....................................................................................................................... 204
1. Nguyên lý đo góc bằng .......................................................................................................................... 204
2. Nguyên lý đo góc đứng ......................................................................................................................... 204
§ 7.2. PHÂN LOẠI VÀ CẤU TẠO MÁY KINH VĨ ...................................................................................... 205
1. Phân loại ............................................................................................................................................... 205
2. Cấu tạo máy kinh vĩ............................................................................................................................... 206
§ 7.3. CẤU TẠO BÀN ĐỘ VÀ BỘ PHẬN ĐỌC SỐ .................................................................................... 208
1. Cấu tạo bàn độ ...................................................................................................................................... 208
§ 7.4. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN MÁY KINH VĨ. ........................................................................... 211
1. Đặt máy ................................................................................................................................................ 211
2. Định tâm máy ........................................................................................................................................ 211
§ 7.5. KIỂM NGHIỆM VÀ HIỆU CHỈNH MÁY KINH VĨ .......................................................................... 213
1. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh ống thuỷ dài trên bàn độ ngang ................................................................ 214
2. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai số trục ngắm (sai số 2C)...................................................................... 214
3. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai số chỉ tiêu của bàn độ đứng (MOV hoặc MOZ) .................................... 217
4. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai lệch của lưới chữ thập ......................................................................... 222
5. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh quan hệ giữa trục quay thẳng đứng ZZ’ và trục đỡ ngang PP’ ................ 222
§ 7.6. PHƯƠNG PHÁP ĐO GÓC BẰNG....................................................................................................... 223
1. Phương pháp đo đơn giản ..................................................................................................................... 223
2. Phương pháp đo toàn vòng.................................................................................................................... 225
§ 7.7. SAI SỐ KHI ĐO GÓC BẰNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC........................................................... 227
1. Sai số do máy......................................................................................................................................... 227
2. Sai số do người đo ................................................................................................................................. 228
3. Sai số do môi trường đo......................................................................................................................... 229
12
§ 7.8. PHƯƠNG PHÁP ĐO GÓC ĐỨNG VÀ NGUYÊN LÝ........................................................................ 229
ĐO CAO LƯỢNG GIÁC. .............................................................................................................................. 229
1. Phương pháp đo góc đứng .................................................................................................................... 229
2. Nguyên lý đo cao lượng giác ................................................................................................................. 230
§ 7.9. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI MÁY KINH VĨ..................................................................................... 233
3. Máy kinh vĩ quang học 4T30P ............................................................................................................... 233
2. Máy kinh vĩ điện tử Leica T-100............................................................................................................ 234
PHẦN THỨ BA: ............................................................................................................................................... 240
CHƯƠNG VIII: ĐO VẼ BÌNH ĐỒ TỶ LỆ LỚN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC ......................... 240
§ 8.1. CÔNG DỤNG CỦA BÌNH ĐỒ TỶ LỆ LỚN VÀ KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC .... 240
1. Công dụng của bản đồ tỷ lệ 1:2000 , 1: 1000 và 1: 500........................................................................ 240
2. Khái niệm về phương pháp toàn đạc ..................................................................................................... 240
§ 8.2. KHÁI NIỆM VỀ LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG ........................................................................... 242
1. Lưới tam giác nhà nước......................................................................................................................... 243
2. Lưới khống chế toạ độ khu vực.............................................................................................................. 244
3. Lưới khống chế đo vẽ............................................................................................................................. 245
§ 8.3. HAI BÀI TOÁN CƠ BẢN TRONG TRẮC ĐỊA................................................................................... 246
1. Bài toán thuận ....................................................................................................................................... 246
2. Bài toán nghịch...................................................................................................................................... 247

ΔX⇄ΔY .............................................................................................................................................................. 248


§ 8.4. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP ĐƯỜNG CHUYỀN KINH VĨ ........................................................... 250
1. Khái niệm về đường chuyền kinh vĩ....................................................................................................... 250
2. Phân loại ............................................................................................................................................... 251
3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ............................................................................................................ 252
§ 8.5. LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO ĐO VẼ ........................................................................................ 260
§ 8.6. ĐƯỜNG CHUYỀN THỊ CỰ ................................................................................................................ 261
1. Khái niệm .............................................................................................................................................. 261
2. Trình tự bố trí và đo đường chuyền thị cự............................................................................................. 262
§ 8.6. KẺ LƯỚI TỌA ĐỘ VÀ TRIỂN ĐIỂM KHỐNG CHẾ ......................................................................... 262
1. Kẻ lưới tọa độ ........................................................................................................................................ 263
2. Xác định tọa độ lưới ô vuông và triển điểm khống chế lên bản vẽ ........................................................ 264
3. Chấm điểm đường chuyền thị cự lên bản vẽ.......................................................................................... 265
§ 8.7. ĐO VẼ ĐỊA HÌNH................................................................................................................................ 266
1 Điểm chi tiết và cách chọn điểm chi tiết................................................................................................. 266
2. Trình tự thao tác đo vẽ tại 1 trạm đo chi tiết. ........................................................................................ 267
§ 8.8. PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ ĐỊA VẬT VÀ ĐỊA HÌNH ....................................................................... 270
1. Biểu thị địa vật: ..................................................................................................................................... 270
2. Biểu thị địa hình: ................................................................................................................................... 272
§8.9. TÓM TẮT TRÌNH TỰ ĐO VẼ BẢN ĐỒ THEO PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC ................................. 207
1. Công tác chuẩn bị.................................................................................................................................. 207
2. Lập lưới khống chế mặt bằng ................................................................................................................ 208
3. Lập lưới khống chế độ cao .................................................................................................................... 208
4. Đo vẽ chi tiết.......................................................................................................................................... 208
5. Tu sửa, hoàn chỉnh bản vẽ..................................................................................................................... 208
6. Giao nộp tài liệu.................................................................................................................................... 208
THUYếT MINH BÁO CÁO, BảN Vẽ, Số LIệU ĐO VÀ TÍNH....................................................................................... 208
§ 8.10. KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SỐ ............................ 208
1 Khái niệm ............................................................................................................................................... 208
2 Các phương pháp thành lập số liệu ban đầu.......................................................................................... 209
§ 8.11. QUY TRÌNH SỐ HOÁ VÀ BIÊN TẬP - BẢN ĐỒ SỐ....................................................................... 211
1. Sơ đồ tổng quát...................................................................................................................................... 211
2. Thiết kế chung........................................................................................................................................ 211
3. Nắn bản đồ ............................................................................................................................................ 214
4. Véc tơ hoá đối tượng ............................................................................................................................. 214
5. Hoàn thiện và chuẩn hoá dữ liệu........................................................................................................... 214
6. Biên tập và trình bày bản đồ ................................................................................................................. 215
13
7. Lưu trữ dữ liệu và in bản đồ.................................................................................................................. 215
PHẦN THỨ TƯ ................................................................................................................................................ 216
CHƯƠNG IX: ĐO VẼ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH............................................................................................... 216
§ 9.1.MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG ĐO VẼ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH ............................................................... 216
§ 9.2. XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TIM CÔNG TRÌNH, ĐÓNG CỌC CHÍNH VÀ CỌC PHỤ............................... 216
1. Xác định đường tim công trình .............................................................................................................. 216
2. Đóng cọc chính và cọc phụ.................................................................................................................... 217
§ 9.3. ĐO VÀ TÍNH ĐỘ CAO ĐẦU CỌC...................................................................................................... 218
1.Bố trí các mốc khống chế độ cao dọc tuyến ........................................................................................... 218
2.Đo và tính độ cao đầu cọc ...................................................................................................................... 218
§ 9.4. VẼ MẶT CẮT DỌC ............................................................................................................................. 220
§ 9.5.ĐO VẼ MẶT CẮT NGANG.................................................................................................................. 221
1.Xác định hướng của mặt cắt ngang ........................................................................................................ 221
2.Đo mặt cắt ngang ................................................................................................................................... 219
3.Vẽ mặt cắt ngang .................................................................................................................................... 223
CHƯƠNG X: ĐO VẼ DÒNG SÔNG .............................................................................................................. 224
§ 10.1. ĐO VẼ MẶT CẮT NGANG SÔNG .................................................................................................. 224
1. Xác định vị trí mặt cắt ngoài thực địa .................................................................................................. 224
2. Đo độ cao các điểm đáy sông ............................................................................................................... 224
3. Đo khoảng cách giữa các điểm đo sâu ................................................................................................. 226
4. Vẽ mặt cắt ngang sông.......................................................................................................................... 227
§ 10.2. ĐO VẼ ĐỊA HÌNH ĐÁY SÔNG ........................................................................................................ 228
1. Lưới khống chế mặt bằng ..................................................................................................................... 228
2. Lưới khống chế độ cao ......................................................................................................................... 228
3. Đo vẽ chi tiết địa hình đáy sông ........................................................................................................... 230
§ 10.3. KHẢO SÁT LÒNG SÔNG BẰNG MÁY HỒI ÂM (ECHO SOUNDER) ......................................... 231
§ 10.4. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÁY HỒI ÂM (ECHO SOUNDER – ECHOLOCATION )........................ 233
§ 10.5. BỐ TRÍ CỘT ĐO MỰC NƯỚC ( CỘT THỦY CHÍ )......................................................................... 235
§ 10.6. XÁC ĐỊNH “ĐƯỜNG MẶT NƯỚC” VÀ “ĐỘ DỐC MẶT NƯỚC”................................................ 233
§ 10.7. QUAN TRẮC VẾT LŨ ..................................................................................................................... 233
CHƯƠNG XI: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ VÀ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH .................................................................. 235
§ 11.1. KHUNG VÀ CÁC KÍ HIỆU TRÊN BẢN ĐỒ ................................................................................... 235
1. Kí hiệu khung bản đồ............................................................................................................................. 235
2. Kí hiệu nội dung bản đồ ........................................................................................................................ 236
§ 11.2. ĐỊNH HƯỚNG BẢN ĐỒ Ở THỰC ĐỊA ........................................................................................... 236
1. Định hướng bản đồ theo địa vật ............................................................................................................ 236
2. Định hướng bản đồ bằng địa bàn.......................................................................................................... 237
§ 11.3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG PHÒNG ............................................................................................. 237
1. Xác định chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ .............................................................................. 237
2. Xác định độ dài một đường cong trên bản đồ ....................................................................................... 238
3. Xác định tọa độ các điểm trên bản đồ ................................................................................................... 238
3. Xác định độ cao của điểm trên bản đồ .................................................................................................. 239
4. Xác định độ dốc của đoạn thẳng trên bản đồ ........................................................................................ 239
5. Xác định tuyến đường có độ dốc cho trước trên bản đồ........................................................................ 238
6. Xác định biên giới lưu vực của sông, suối............................................................................................. 238
7. Xác định giao tuyến giữa mái đập và mặt đất tự nhiên trên bản đồ...................................................... 237
8. Vẽ mặt cắt địa hình theo một hướng cho trước trên bản đồ .................................................................. 239
9. Tính diện tích trên bản đồ...................................................................................................................... 240
10. Xác định phạm vi ngập và dung tích của hồ chứa............................................................................... 256
11. Vẽ đường đặc tính của hồ chứa ........................................................................................................... 257
12. Tính khối lượng đào đắp kênh mương, san lấp nền............................................................................. 258
§ 11.4. VẼ LẠI BẢN ĐỒ............................................................................................................................... 261
CHƯƠNG XII: BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH ........................................................................................................ 265
§ 12.1. KHÁI NIỆM VỀ BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH.......................................................................................... 265
14
1. Bố trí cơ bản.......................................................................................................................................... 266
2. Bố trí chi tiết công trình. ....................................................................................................................... 266
3. Bố trí công nghệ. ................................................................................................................................... 266
§ 12.2. BỐ TRÍ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ....................................................................................................... 266
1. Bố trí một góc theo thiết kế ra ngoài mặt đất ........................................................................................ 266
2. Bố trí chiều dài theo thiết kế ra ngoài mặt đất ...................................................................................... 267
3. Bố trí độ cao theo thiết kế ra ngoài mặt đất .......................................................................................... 268
4. Bố trí đường thẳng và mặt phẳng theo độ dốc thiết kế.......................................................................... 269
§ 12.3. BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH RA NGOÀI MẶT ĐẤT......................................................... 271
1. Phương pháp toạ độ cực........................................................................................................................ 271
2. Phương pháp giao hội góc .................................................................................................................... 272
3. Phương pháp giao hội cạnh .................................................................................................................. 274
4. Phương pháp toạ độ vuông góc............................................................................................................. 275
§ 12.4. BỐ TRÍ ĐƯỜNG CONG CÔNG TRÌNH .......................................................................................... 275
1. Bố trí các điểm chính đường cong......................................................................................................... 275
2. Bố trí điểm chi tiết đường cong ............................................................................................................. 274
§ 12.5. BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH BẰNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ........................................................... 277
1. Bố trí góc đã biết ra mặt đất: ................................................................................................................ 277
2. Bố trí chiều dài ra mặt đất: ................................................................................................................... 277
3. Phương pháp bố trí điểm chi tiết công trình: ........................................................................................ 277
CHƯƠNG XIII: QUAN TRẮC BIẾN DẠNG CÔNG TRÌNH ..................................................................... 280
§13.1. KHÁI NIỆM ........................................................................................................................................ 280
13.1.1. Mục đích và nhiệm vụ quan trắc biến dạng công trình .......................................................... 280
13.1.2. Phân loại biến dạng công trình, yêu cầu độ chính xác quan trắc. ................................................ 281
STT......................................................................................................................................................................... 282
13.1.3. Yêu cầu về mốc và chu kỳ quan trắc biến dạng công trình............................................................ 282
§13.2. QUAN TRẮC ĐỘ LÚN CÔNG TRÌNH.............................................................................................. 283
§ 13.3. QUAN TRẮC CHUYỂN DỊCH NGANG CÔNG TRÌNH................................................................. 280
13.3.1. Khái niệm về quan trắc chuyển dịch ngang công trình ................................................................. 280
13.3.2. Các phương pháp quan trắc chuyển dịch ngang công trình.......................................................... 280
§ 13.4. QUAN TRẮC ĐỘ NGHIÊNG CÔNG TRÌNH .................................................................................. 282
13.4.1. Phương pháp dây dọi..................................................................................................................... 283
13.4.2. Phương pháp toạ độ ...................................................................................................................... 283

15
PHẦN THỨ NHẤT
KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRẮC ĐỊA

CHƯƠNG I : BÀI MỞ ĐẦU

§ 1.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔN HỌC TRẮC ĐỊA


Trắc địa là một ngành khoa học về trái đất, có nhiệm vụ nghiên cứu, xác định hình
dạng, kích thước trái đất và biểu diễn bề mặt trái đất lên bản đồ, đồng thời nghiên cứu
các phương pháp trắc địa để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau trong công tác khảo
sát, quy hoạch, thiết kế, thi công, xây dựng các công trình.
Cùng với sự phát triển của các ngành Khoa học kỹ thuật khác, Trắc địa cũng luôn
luôn phát triển và ngày càng hiện đại hóa về công nghệ và máy móc thiết bị. Ngày nay
Trắc địa đang vươn tới việc đo vẽ bản đồ các hành tinh ngoài trái đất.
Tùy theo đối tượng và phương pháp nghiên cứu khác nhau trong Trắc địa được
chia ra các ngành chuyên sâu:
- Trắc địa cao cấp: Nghiên cứu việc đo vẽ bản đồ toàn bộ hay một khu vực rộng
lớn trên mặt đất (bản đồ thế giới, một quốc gia, một châu lục…); nghiên cứu, xác định
hình dạng, kích thước trái đất đồng thời nghiên cứu sự chuyển dịch của vỏ trái đất, sự
biến động của thềm lục địa….
- Trắc địa địa hình: Nghiên cứu việc đo vẽ bản đồ một khu vực nhỏ trên mặt đất,
ví dụ: khu vực xây dựng công trình thuỷ lợi, cầu đường, nhà cửa…Vì khu vực đo vẽ
nhỏ so với toàn bộ bề mặt trái đất, nên có thể coi mặt đất là mặt phẳng, bỏ qua ảnh
hưởng độ cong trái đất. Khi đó mọi công tác đo đạc, tính toán sẽ đơn giản hơn.
- Trắc địa công trình: Nghiên cứu các phương pháp trắc địa và máy móc thiết bị
chuyên dùng để giải quyết các yêu cầu thực tế trong công tác khảo sát, thiết kế, thi
công công trình, trong kiểm tra, quan trắc biến dạng công trình.
- Trắc địa ảnh: Nghiên cứu các phương pháp đo chụp ảnh hàng không, ảnh vũ trụ,
ảnh mặt đất để thành lập các loại bản đồ và ứng dụng trong Hệ thống Thông tin Địa lý
(GIS).
Ngoài ra còn có các ngành như chế tạo máy và thiết bị đo vẽ, ngành bản đồ,v.v…
Trong trường Đại học Thuỷ lợi, Trắc địa đại cương là môn kỹ thuật cơ sở, được
giảng dạy trước các môn chuyên ngành và sau các môn khoa học cơ bản.
Môn học Trắc địa liên quan mật thiết với toán học, tin học, vật lý, hình họa và
thiên văn học. Toán học và tin học giúp chúng ta có khả năng phân tích, tính toán và
xử lý các số liệu đo được. Vật lý là cơ sở để chế tạo các loại máy trắc địa, kiến thức
16
vật lý giúp ta hiểu được nguyên lý của các thiết bị đo, phân tích được một số hiện
tượng làm ảnh hưởng đến độ chính xác kết quả đo…Hình họa giúp chúng ta có kỹ
năng vẽ bản đồ và các bản vẽ mặt cắt chính xác và đúng quy phạm. Kiến thức về thiên
văn học giúp ta hiểu biết về các sự chuyển động của các hành tinh để áp dụng trong
công tác xác định các đại lượng gốc Trắc địa.
Ngoài những kiến thức cơ bản về Trắc địa phổ thông, giáo trình này còn giới
thiệu những kiến thức Trắc địa ứng dụng phục vụ xây dựng công trình thủy lợi, một số
ứng dụng Trắc địa trong công tác chuyên môn tùy theo từng ngành học.

§1.2. VAI TRÒ CỦA TRẮC ĐỊA TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Trắc địa là một ngành điều tra cơ bản, cung cấp những số liệu ban đầu cho nhiều
ngành xây dựng cơ bản khác như giao thông, thuỷ lợi, xây dựng, quốc phòng…
Đối với các ngành kinh tế nói chung, đặc biệt ngành xây dựng cơ bản nói riêng,
thì Trắc địa luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Có thể thấy rõ điều này khi nghiên
cứu các giai đoạn thực hiện một công trình cụ thể. Ví dụ: Để xây dựng một hồ chứa
nước, trạm bơm, trạm thủy điện, một cây cầu …người ta phải lần lượt thực hiện qua
các giai đoạn sau:
- Giai đoạn Quy hoạch: Ở giai đoạn này, người kỹ sư phải sử dụng các bản đồ tỷ
lệ nhỏ, trên đó phải vạch ra kế hoạch khái quát nhất về xây dựng, khai thác, sử dụng
các công trình cho toàn bộ khu vực rộng lớn.
Những kiến thức về đo vẽ bản đồ tỷ lệ nhỏ thuộc nội dung của Trắc địa cao cấp
mà giáo trình này không đề cập đến. Tuy vậy, kiến thức về sử dụng bản đồ tỷ lệ nhỏ là
rất quan trọng và sẽ được trình bày tỉ mỉ trong chương XI của giáo trình này.
- Giai đoạn Điều tra Khảo sát: Cần thực hiện các công tác đo vẽ cụ thể để thu
thập các tài liệu địa hình như: bản đồ tỷ lệ lớn, mặt cắt địa hình… tại những nơi dự
định xây dựng công trình.
Người kỹ sư phải biết đề xuất các yêu cầu đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn, đo vẽ mặt cắt địa
hình tại những nơi dự kiến đặt công trình mà trong giai đoạn quy hoạch đã vạch ra.
Nội dung của vấn đề này sẽ được đề cập đến trong các chương VIII, IX, X của giáo
trình này.
- Giai đoạn Thiết kế: Sử dụng các tài liệu đo đạc được trong giai đoạn khảo sát để
thiết kế công trình lên đó. Người kỹ sư phải có kiến thức đầy đủ về sử dụng bản đồ địa
hình để tính toán, bố trí các công trình lên bản đồ một cách khoa học nhất. Những kiến
thức này sẽ được trình bày trong chương XI.
- Giai đoạn Thi công: Người kỹ sư cần được trang bị kiến thức về vấn đề đưa
công trình từ bản vẽ thiết kế ra ngoài mặt đất (bố trí công trình) đúng vị trí, đúng độ
cao, đúng kích thước đã thiết kế, để theo dõi tiến độ thi công công trình. Đó là kiến
thức nằm trong chương XII .

17
- Giai đoạn Nghiệm thu, Quản lý và Khai thác công trình: Khi công trình đã xây
dựng xong, người kỹ sư cần có kiến thức để kiểm tra lại kích thước, vị trí, độ cao công
trình mới xây, kiến thức về đo vẽ bản đồ hoàn công.
Trong quá trình quản lý và khai thác công trình cần có các kiến thức Trắc địa để
theo dõi sự thay đổi về vị trí của công trình, cụ thể là kiến thức về đo xê dịch, đo lún,
đo biến dạng, đo độ nghiêng, đo vết nứt trên công trình…và từ đó đánh giá sự ổn định
của công trình theo thời gian. Những kiến thức này đươc trình bày trong chương XIII.
Ngoài ra, Giáo trình cũng trình bày một số kiến thức Trắc địa phục vụ chuyên
ngành.
§1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRẮC ĐỊA
Sự ra đời và phát triển của ngành Trắc địa gắn liền với quá trình phát triển của xã
hội loài người.
Trước Công nguyên, người Ai cập sinh sống ở dọc sông Nin thường phải phân
chia lại đất đai sau mỗi trận lũ để xác định lại ranh giới giữa các bộ tộc, do đó người ta
đã sáng tạo ra phương pháp đo, phân chia lại đất đai. Thuật ngữ “Trắc địa” theo tiếng
Hy lạp cùng nghĩa với “phân chia đất đai”.
Trải qua nhiều thời đại, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật
và nền sản xuất xã hội, ngành Trắc địa cũng ngày càng phát triển. Những phát minh ra
kính viễn vọng, thước Lôgarit, lý thuyết tam giác lượng mặt cầu, phóng các tàu vệ tinh
nhân tạo…đã tạo điều kiện vững chắc cho sự phát triển của khoa học Trắc địa.
Trong vài thập kỷ gần đây, những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật, về công
nghệ thông tin đã làm cho Trắc địa có bước phát triển mạnh, thay đổi về chất: Khoa
học Viễn thám cho phép thành lập bản đồ từ những tấm ảnh chụp từ máy bay, từ vệ
tinh nhân tạo. Nhiều ngành công nghệ chính xác đã cung cấp cho Trắc địa những máy
móc đo đạc có độ chính xác cao. Việc sử dụng máy tính điện tử để giải các bài toán
Trắc địa có khối lượng lớn, việc xác định vị trí các điểm trên mặt đất bằng Hệ thống
Định vị Toàn cầu GPS, việc ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý GIS cho tất cả các
ngành khoa học khác…Trắc địa đã cập nhật tức thời những thành tựu mới nhất của các
ngành khoa học kỹ thuật khác.
Ở Việt nam, từ xa xưa cha ông ta đã biết áp dụng những hiểu biết về đo đạc vào
cuộc sống, sản xuất và quốc phòng. Những công trình đê chống lũ lụt dài hàng trăm
km, những thành cổ như thành ốc Cổ loa, thành nhà Mạc là những minh chứng về việc
ứng dụng kiến thức Trắc địa vào công tác xây dựng và quốc phòng của ông cha ta.
Đầu thế kỷ 20, Pháp đã cho tiến hành đo vẽ bản đồ toàn Đông dương nhằm mục
đích khai thác tối đa vùng đất này. Việc đo đạc được tiến hành có tổ chức, áp dụng
những phương pháp đo đạc khoa học và sử dụng máy trắc địa có chất lượng cao.
Những số liệu địa hình, những bản đồ còn lưu trữ đã nói lên điều đó. Hiện nay, một số
tài liệu và những bản đồ đo đạc từ trước 1945 vẫn còn được sử dụng trong một số
ngành.

18
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), công tác trắc địa chủ yếu
phục vụ cho Quân sự: như trắc địa pháo binh, công binh, trinh sát. Sau khi cuộc kháng
chiến thành công, nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa đã rất chú trọng đến công tác
trắc địa. Cục Đo đạc Nhà nước trực thuộc Phủ thủ tướng ra đời năm 1959 đánh dấu
một bước trưởng thành của ngành Trắc địa Việt nam.
Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý cấp nhà nước về toàn
bộ các hoạt động của ngành Trắc địa. Ngoài ra, các Bộ, các ngành đều có các cơ quan
chức năng quản lý công tác Trắc địa phục vụ chuyên ngành.
Đội ngũ những người làm công tác Trắc địa cũng ngày càng lớn mạnh. Trước
1960, cả nước chỉ có vài chục kỹ thuật viên trình độ trung cấp trắc địa làm việc trong
một số bộ ngành, tới nay đội ngũ những người làm công Trắc địa đã rất đông đảo bao
gồm nhiều trình độ khác nhau: Sơ cấp, trung cấp, đại học và trên đại học. Song song
với việc cử đi đào tạo ở nước ngoài, Nhà nước ta đã quyết định mở khoá đào tạo Kỹ sư
Trắc địa đầu tiên tại trường Đại Bách khoa Hà nội năm 1962. Hiện nay, khoa Trắc địa
trường Đại học Mỏ- Địa chất là Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn nhất
trong cả nước về chuyên ngành này.
Câu hỏi:
1. Các môn học chuyên sâu về Trắc địa ?
2. Công tác trắc địa cần thiết cho các giai đoạn xây dựng các công trình thủy lợi ?

19
CHƯƠNG II: KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRẮC ĐỊA

§2.1. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC TRÁI ĐẤT


2.1.1. Hình dạng Trái đất và Mặt thủy chuẩn
Mặt trái đất gồ ghề lồi lõm có diện tích khoảng 510.106 Km2, bao gồm các lục địa,
hải đảo chiếm 29%, và các đại dương chiếm 71% diện tích. Chỗ cao nhất là đỉnh Chô
mô lung ma trong dãy Hymalaya cao 8882 mét, và chỗ thấp nhất là vịnh Marian ở
Thái bình dương sâu 11032 mét. Như vậy độ chênh lệch giữa điểm cao nhất và điểm
sâu nhất của vỏ trái đất xấp xỉ 20 km.
Nếu đem so sánh độ chênh này với kích thước trái đất (có đường kính gần bằng
12000 km) thì tỷ lệ 20:12000 = 1: 600 cho phép ta hình dung một mô hình trái đất hình
cầu có đường kính 600mm mà vết gợn lớn nhất trên bề mặt là 1 mm và như vậy có thể
coi bề mặt trái đất là mặt nhẵn. Kết luận này cũng được chứng minh bằng những bức
ảnh chụp trái đất từ những con tàu vũ trụ: đường chân trời là một đường cong trơn
đều.
Như trên đã đề cập, gần ba
phần tư bề mặt trái đất là các biển
cả, đại dương và qua tính toán
người ta thấy rằng nếu lấy chỗ cao
bù chỗ thấp để san lấp sao cho
mặt trái đất thành một mặt nhẵn lý
tưởng, thì mặt trái đất gần trùng
với mặt nước biển trung bình của
các đại dương. Từ đó nảy sinh
khái niệm về mặt thủy chuẩn của
trái đất và mặt thủy chuẩn được
coi là mặt tiêu biểu đặc trưng cho Hình 2-1
bề mặt của trái đất. Sau đây ta
nghiên cứu kỹ về mặt thủy chuẩn.
a. Định nghĩa: Mặt Thủy chuẩn của trái đất là mặt nước biển bình quân khi yên
tĩnh, kéo dài xuyên qua các lục địa và hải đảo tạo thành mặt cong kín.
b. Tính chất của mặt thủy chuẩn
Tại mọi điểm trên mặt thủy chuẩn, phương của đường pháp tuyến luôn trùng với
đường dây dọi.
c. Công dụng của mặt thủy chuẩn
Trong trắc địa, mặt thủy chuẩn được dùng làm mặt chiếu khi đo vẽ bản đồ đồng
thời cũng được dùng làm mặt chuẩn để so sánh độ cao của các điểm trên mặt đất.
d. Phân loại

20
Đối với mỗi Quốc gia, theo quy ước chọn một mực nước biển làm mặt thủy
chuẩn và được coi là mặt thủy chuẩn gốc (hay còn gọi là mặt thủy chuẩn đại địa); Ví
dụ: Việt nam dùng mặt thuỷ chuẩn ở Hòn dấu- Đồ sơn, Trung quốc dùng mặt thủy
chuẩn Bột hải, Nga dùng mặt thủy chuẩn Ban tích.
Để so sánh độ cao thấp các điểm trên mặt đất người ta quy định mặt thủy chuẩn
gốc có độ cao bằng 0 và đưa ra khái niệm về độ cao của các điểm trên mặt đất:
Độ cao của một điểm trên mặt đất là khoảng cách theo đường dây dọi từ điểm
đó tới mặt thủy chuẩn. Độ cao được ký hiệu là H và kèm theo tên điểm, thí dụ độ
cao điểm A, điểm B… trên hình 2-1 được ký hiệu: HA, HB…
Để phân biệt giữa các điểm nằm phía trên hay phía dưới mặt thủy chuẩn người
ta quy ước:
Những điểm nằm phía trên mặt thủy chuẩn có độ cao dương (HA > 0), những
điểm nằm ở phía dưới có độ cao âm (HB< 0), những điểm nằm trên mặt thủy chuẩn
có độ cao bằng 0 (HO= 0).
Độ cao của các điểm trên mặt đất so với mặt thủy chuẩn gốc gọi là độ cao tuyệt
đối. Trong một số ngành Kỹ thuật (Thuỷ lợi, Giao thông…) độ cao tuyệt đối còn gọi
là “cốt”. Ví dụ: Cốt mặt đê sông Hồng ở khu vực Hà Nội là +14,5 mét; cốt mặt đất ở
khu vực sân trường Đại học Thủy lợi là khoảng +5.5 mét.
Bản đồ các tỷ lệ khác nhau trên lãnh thổ Việt nam đều dùng hệ thống độ cao lấy
mặt thủy chuẩn Đồ sơn làm mặt thủy chuẩn gốc.
Mặt thủy chuẩn giả định: Là mặt thủy chuẩn song song với mặt thủy chuẩn gốc,
có độ cao tùy chọn. Ví dụ mặt thủy chuẩn qua điểm C, mặt thủy chuẩn qua điểm A
(hình 2-1).
Độ cao của các điểm trên mặt đất so với mặt thủy chuẩn giả định gọi là độ cao
tương đối. Thí dụ: độ cao tương đối của điểm A so với điểm C là khoảng cách từ
điểm A tới mặt thủy chuẩn giả định qua C theo đường dây dọi. Độ cao tương đối còn
được gọi là “chênh cao” ký hiệu là hCA (hình 2-1) và được tính theo công thức:
hCA = HA - HC
Mặt thủy chuẩn giả định được sử dụng khi đo vẽ các công trình có quy mô nhỏ,
nằm nơi hẻo lánh, xa mạng lưới độ cao Quốc gia. Ví dụ: Khi đo vẽ bình đồ một hồ
chứa nước loại nhỏ ở vùng núi cao, người ta có thể gán cho một điểm cố định một
độ cao tùy chọn, và lấy làm điểm gốc để xác định độ cao các điểm khác trong khu
vực.
2.1.2 Kích thước Trái đất
Qua nghiên cứu cấu tạo vỏ trái đất, người ta thấy rằng sự phân bố vật chất trong
lòng trái đất không đồng nhất: nơi có tỷ trọng lớn (mỏ sắt, mỏ đồng…), nơi có tỷ
trọng nhỏ (túi khí, mỏ dầu…). Do đó, phương của trọng lực hay còn gọi phương của
đường dây dọi thay đổi theo vị trí của các điểm trên mặt đất.

10
Như vậy về hình học Mặt thủy chuẩn P'

là một mặt cong phức tạp, không có


dạng toán học chính tắc.
a O

Hình 2-2

Để thuận lợi cho việc giải các bài toán Trắc địa, có thể coi Mặt thủy chuẩn có
dạng gần giống với mặt elipxoit, dẹt ở 2 cực (hình 2-2): Hình elipxoit này được gọi
là “hình bầu dục tham khảo”, Kích thước hình bầu dục tham khảo được nhiều nhà
khoa học trên thế giới đo đạc, tính toán và công bố với nhiều kết quả khác nhau
(xem bảng 2-1).
Ở Việt nam trước năm 2000 sử dụng số liệu của nhà bác học Craxốpxki
(CHLB Nga) công bố năm 1940. Từ năm 2000 đến nay sử dụng số liệu của Hệ quy
chiếu Trắc địa Thế giới năm 1984 (WGS- 84).
Bảng 2-1.
Tên các nhà Bán kính lớn Bán kính bé (b) Độ dẹt
khoa học (a) (mét) (mét) ỏ
Đề lăm 6 375 653 6 356 564 1: 344
Bê xen 6 377 397 6 356 079 1: 299
Cơ lac 6 378 249 6 356 515 1 : 293
Craxopxki 6 378 245 6 356 863 1 : 298.3
WGS-84 6 378 137 6 356 752 1 : 298.3

a−b
Độ dẹt ά của trái đất được tính theo công thức: α = , vì độ dẹt ỏ rất nhỏ
a
nên trái đất có thể coi gần giống hình cầu. Để tiện cho việc tính toán, trong Trắc địa
đại cương người ta nhận trái đất là hình cầu có bán kính trung bình R=6371 km.

§2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CONG TRÁI ĐẤT TỚI CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA
Bề mặt trái đất là mặt cầu, còn bản đồ lại được vẽ lên giấy phẳng, như vậy khi
biểu diễn bề mặt trái đất lên tờ giấy phẳng tất nhiên sẽ bị biến dạng. Những biến

9
dạng do sự chuyển đổi đó được thể hiện dưới những sai số mà ta lần lượt xét sau
đây:
2.2.1. Sai số về khoảng cách
Xét 2 điểm A và B cùng nằm trên mặt thủy chuẩn. Khoảng cách giữa chúng
được biểu diễn bởi chiều dài d của cung AB (hình 2-3).
Đứng tại A, nếu coi mặt thủy chuẩn là mặt phẳng, tức là trên hình 2-3 biểu thị
bởi tiếp tuyến AT, thì khoảng cách giữa A và B chính là chiều dài AB’ = t. Chênh
lệch giữa t và d gọi là “sai số do giả thiết mặt thủy chuẩn là mặt phẳng” được ký
hiệu ∆d lúc đó ta có:
∆d = t – d (2-1)
Trong đó:
t = R.tgθ (với θ = d R )
Vậy: ∆d = R (tgθ - θ )
Khai triển gần đúng hàm tgθ:
θ3 2 5
tgθ = θ + + θ + ….
3 15
Bỏ qua số hạng thứ 3 trở đi vì quá nhỏ và thay vào (2-1), ta có:
d3
Δd = (2-2)
3R 2

Thay R= 6371 vào (2-2), và cho 0


d những giá trị khác nhau, ta được A t 2 B' T
các giá trị d ghi trong bảng 2-2. d
B
h
Hiện nay với các thiết bị đo
khoảng cách hiện đại và chính xác
nhất mà con người đang sử dụng có
thể đạt với sai số tương đối 0
mS 1
≥ .
S 1000000
O
Hình 2-3

Theo số liệu ở bảng 2-2 với d= 10 km thì sai số tưong đối mắc phải
Δd 1 1 m
= < có nghĩa nhỏ hơn cả S mà chúng ta có thể đạt được. Do
d 1220000 1000000 S
đó trong khu vực có bán kính ≤ 10 km có thể coi mặt thủy chuẩn là mặt phẳng và sai
số do độ cong của trái đất (công thức 2-2) có thể bỏ qua.

12
Bảng 2-2
d(km) Δd (cm) Δd/d
10 0.8 1: 1.220.000
50 102 1: 49.000
100 821 1: 12.000

2.2.2. Sai số về độ cao


Theo định nghĩa về độ cao thì hai điểm A và B có cùng độ cao vì chúng nằm
cùng trên một mặt thủy chuẩn. Nhưng nếu giả thiết Mặt thủy chuẩn là mặt phẳng thì
người quan sát tại A sẽ nhìn thấy điểm B tại vị trí điểm B’(hình 2-3). Đoạn BB’= Δh
chính là sai số về độ cao khi chuyển từ mặt cầu sang mặt phẳng.
Trong thực tế khoảng cách (d) giữa hai điểm A-B thường rất nhỏ so với bán
kính trái đất (R), do vậy góc ở tâm ố có giá trị rất bé. Theo hình 2-3 ta có góc BAB=
ố/2, do góc ố/2 rất bé nên có thể coi BB’ là cung tròn có tâm tại A, chắn góc ố/2 và
bán kính AB ≈ d, lúc đó:
d.θ
Δh = (2-3)
2
d
Thay θ = vào công thức (2-3) ta có:
R
d2
Δh = (2-4)
2R
Như vậy sai số về độ cao Δh tỷ lệ thuận với bình phương khoảng cách d. Với R
= 6371 km, giá trị của Δh trong công thức (2-4) sẽ biến đổi theo d như bảng 2-3.

Bảng 2-3
d (km) Δh (mm)
0.05 0.2
0.5 20
1.00 78
2.00 314

Theo bảng 2-3, nhận thấy rằng Δh tăng nhanh khi khoảng cách tăng; hơn nữa
yêu cầu về độ chính xác trong việc xác định độ cao rất cao (đến mm), do đó khi đo
chênh cao phải xét tới ảnh hưởng của sai số này để đưa số hiệu chỉnh vào kết quả đo.

13
§2.3. HỆ TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ
Mỗi điểm trên mặt đất đều có một vị trí riêng trong không gian, để phân biệt vị
trí của chúng trong trắc địa có nhiều hệ tọa độ, sau đây sẽ giới thiệu về hệ tọa độ địa
lý.
Hệ tọa độ địa lý của trái đất được tạo nên bởi mặt phẳng xích đạo và mặt
phẳng kinh tuyến gốc.
Dưới đây là một số định nghĩa cơ bản:
- Mặt phẳng kinh tuyến của trái đất là các mặt phẳng chứa trục quay của trái đất.
Giao tuyến giữa mặt phẳng kinh tuyến với bề mặt trái đất được gọi là kinh tuyến.
Trong vô số các kinh tuyến, kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grinuyt
(Greenwich) ở Anh được Tổ chức Địa lý Thế giới chọn làm kinh tuyến gốc của Trái
đất. P'
- Mặt phẳng vĩ tuyến của trái đất là
green
các mặt phẳng vuông góc với trục quay
w ich
của trái đất. Giao tuyến giữa mặt phẳng kin h M
vĩ tuyến với bề mặt trái đất được gọi là
vĩ tuyến. Mặt phẳng vĩ tuyến chứa tâm E tu yen O M
W
trái đất gọi là mặt phẳng xích đạo và M
X ich d a d ao o
MO
giao tuyến giữa mặt phẳng xích đạo với M1
bề mặt trái đất gọi là đường xích đạo.
Mỗi điểm trên mặt đất được xác
định trong hệ tọa độ địa lý bởi 2 đại P
lượng kinh độ và vĩ độ. Hình 2-4
- Kinh độ của một điểm trên mặt đất là góc nhị diện kẹp giữa mặt phẳng kinh
tuyến gốc và mặt phẳng kinh tuyến đi qua điểm đó và được ký hiệu là λ.
λ biến thiên từ 0°÷ 180° xuất phát từ kinh tuyến gốc về hai phía Đông và Tây và
được gọi tương ứng là kinh độ Đông và kinh độ Tây.
- Vĩ độ của một điểm trên mặt đất là góc tạo bỡi mặt phẳng xích đạo với đường
dây dọi đi qua điểm đó và ký hiệu là φ.
φ biến thiên từ 0°÷ 90° xuất phát từ đường xích đạo về hai phía cực Bắc và cực
Nam và được gọi tương ứng là vĩ độ Bắc và vĩ độ Nam.
Kinh độ và vĩ độ của điểm M được biểu diễn trên hình 2-4.

14
Như vậy, kinh độ của các điểm ở bán cầu Đông của Trái đất được gọi là “kinh
độ Đông” còn các điểm ở bán cầu Tây được gọi là “kinh độ Tây”, tương tự vĩ độ các
điểm ở bán cầu Bắc có tên “vĩ độ Bắc”, ở phía bán cầu Nam có tên “vĩ độ Nam”.
Ví dụ: Tọa độ địa lý của thành phố Hà Nội là:
λ= 107° (Kinh độ Đông)
ϕ= 21° (Vĩ độ Bắc)
Để xác định tọa độ địa lý của các điểm trên mặt đất người ta dùng phương pháp
quan trắc thiên văn (quan trắc các vì sao, mặt trời…). Hiện nay với sự phát triển của
khoa học, việc xác định tọa độ địa lý của các điểm được thuận lợi và chính xác nhờ
Hệ thống Định vị Toàn cầu GPS (xem §2.9).
§2.4. HỆ TỌA ĐỘ TRẮC ĐỊA THẾ GIỚI- 84 (WGS- 84)
Đây là hệ tọa độ không gian được Cơ quan Bảo hộ Bản đồ của Mỹ (U.S Defense
Mapping Agency) thiết lập năm 1984 và được sử dụng trong Hệ thống Định vị Toàn
cầu GPS để xác định vị trí các điểm trên mặt đất và trong không gian. Trong hệ tọa
độ WGS- 84 vị trí mỗi điểm trong không gian được xác định bỡi ba đại lượng là X,
Y và Z (hình 2-5).
Trong hệ tọa độ WGS- 84 vị trí mỗi điểm trong không gian được xác định bỡi ba
đại lượng là X, Y và Z (hình 2-5).
Đây là hệ tọa độ không gian ba chiều có điểm gốc là tâm O của trái đất. Trục OZ
trùng với trục quay của trái đất, trục OX là giao tuyến giữa mặt phẳng kinh tuyến
gốc và mặt phẳng xích đạo, trục OYvuông góc với trục OX và nằm trên mặt phẳng
xích đạo.
Trên hình 2-5 biểu thị điểm M nằm trên mặt đất, điểm V là vị trí của vệ tinh
trong không gian. Tọa độ giữa điểm M
V
và vệ tinh V được liên hệ với nhau qua
biểu thức: Z
r r r rM-V
R M = R V − rM − V
RV
Trong đó: Grinuyt
M
r 2 2 2
RM
R M = (X M + YM + Z M )
ZM
- véc tơ tọa độ điểm M O
r YM XV XM
2 2 2 Y
R V = (X V + YV + Z V ) YV M

- véc tơ tọa độ vệ tinh. X


r 2 2 2
rM − V = (X M − V + YM − V + Z M −V )
- véc tơ tọa vệ tinh trong HTĐ mặt đất. Hình 2-5

Nguyên lý xác định vị trí các điểm trên mặt đất trong GPS sẽ được trình bày
trong §2.9.

15
§2.5. BẢN ĐỒ - BÌNH ĐỒ - MẶT CẮT - TỶ LỆ BẢN ĐỒ
2.5.1. Bản đồ
Bản đồ là hình ảnh của một khu vực rộng lớn (một huyện, tỉnh, nước hoặc cả
thế giới), được thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định rồi biểu diễn lên giấy theo một phép
chiếu nào đó có tính đến ảnh hưởng của độ cong trái đất.
Để biểu thị bản đồ, đầu tiên cần phải biễu diễn bề mặt trái đất lên các mặt chiếu
theo các phép chiếu có tính đến độ cong trái đất (phép chiếu hình nón, chiếu hình trụ
ngang, chiếu Gao-xơ, chiếu UTM…) sau đó triển khai ra giấy phẳng.
Có hai loại bản đồ:
a. Bản đồ địa vật: là bản đồ chỉ thể hiện các loại địa vật mà không thể hiện độ
cao thấp của mặt đất (hình 2-6a).
Địa vật là những vật thể trên mặt đất do thiên nhiên hoặc con người tạo ra như
sông, suối, ao hồ, nhà cửa, cầu, cống, đường giao thông, v.v…Các địa vật bao giờ
cũng có hình dạng và kích thước cụ thể và được đặc trưng bởi đường bao quanh nó.
Những bản đồ địa vật thường gặp là bản đồ địa giới hành chính (bản đồ địa chính),
các loại bản đồ chuyên đề về nông nghiệp, lâm nghiệp, thổ nhưỡng, du lịch,vv…
b. Bản đồ địa hình: là bản đồ thể hiện tất cả các địa vật và địa hình của một khu
vực (hình 2-6b).
Địa hình là hình dáng gồ ghề, lồi lõm của mặt đất hay còn gọi dáng đất. Bản đồ
địa hình được sử dụng nhiều trong các ngành kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, xây
dựng…

105 55'00'' 355


21
96 97 98
05' 00''
23 Nhµ hµnh chÝnh
32

31
Héi Tr−êng lín

30

T t t− vÊn

Hình 2-6a Hình 2-6b

16
2.5.2. Bình đồ
Bình đồ là hình ảnh của một khu vực không rộng lớn được thu nhỏ theo một tỷ
lệ nhất định rồi biểu diễn lên giấy theo phép chiếu mặt bằng.
Như vậy khi đo vẽ bình đồ ta nhận mặt thủy chuẩn của trái đất là mặt phẳng, do
đó để có thể bỏ qua sai số về khoảng cách do ảnh hưởng của độ cong trái đất (§2.2),
phạm vi đo vẽ bình đồ bị giới hạn (có bán kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 km).
2.5.3. Mặt cắt địa hình
Mặt cắt địa hình là hình ảnh biểu thị giao tuyến giữa mặt đất tự nhiên với một
mặt thẳng đứng (lát cắt) theo một hướng đã biết.
Tùy thuộc hướng của mặt phẳng thẳng đứng (lát cắt) mà mặt cắt được chia
thành hai loại:
- Mặt cắt dọc (cắt dọc) khi lát cắt trùng hoặc song song với đường tim công
trình.
- Mặt cắt ngang (cắt ngang) khi lát cắt vuông góc với đường tim công trình.
Trên hình 2-7a và 2-7b biểu thị bản vẽ mặt cắt dọc và ngang của tuyến đường.
Mặt cắt dọc (hình 2-7a) được vẽ theo đường tim của con đường, mặt cắt ngang (hình
2-7b) biểu thị địa hình hai bên theo hướng vuông góc với đường tim.

Hình 2-7a

17
Hình 2-7b

Bản đồ hoặc bình đồ thể hiện diễn biến địa hình trên một diện rộng còn mặt cắt
thể hiện thay đổi địa hình theo một tuyến. Mặt cắt địa hình được sử dụng nhiều trong
công tác thiết kế những công trình có dạng chạy dài như đê, kênh, mương, đường
giao thông, đường điện,v.v…
4. Tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ với chiều dài
nằm ngang của đoạn thẳng đó ngoài mặt đất. Tỷ lệ bản đồ được biểu diễn dưới dạng
phân số có tử số là 1và được ký hiệu 1/M.
1 d
= (2–5)
M D
Trong đó:
d- Khoảng cách trên bản đồ.
D- Khoảng cách nằm ngang trên mặt đất.
Lưu ý: khoảng cách D và d tính theo cùng đơn vị.
Ví dụ: Đoạn thẳng ab trên bản đồ đo được là 14.5 mm ứng với chiều dài nằm
ngang AB của nó ngoài mặt đất là 72.5 m. Vậy tỷ lệ bản đồ là:
ab 14.5 1
= =
AB 72500 5000
Mẫu số tỷ lệ bản đồ M được quy định là những số chẵn như 200, 500, 1000... để
dễ dàng cho việc nội suy tính toán thuận nghịch.
Theo tỷ lệ bản đồ phân thành hai loại:
1 1
- Bản đồ tỷ lệ nhỏ là bản đồ có tỷ lệ < thí dụ: 1/10000, 1/25000,
M 5000
1/50000…

18
1 1
- Bản đồ tỷ lệ lớn là bản đồ có tỷ lệ ≥ thí dụ: 1/200, 1/500, 1/1000,
M 5000
1/2000 và 1/5000.
Do sự thu nhỏ địa vật trên bản đồ nên bản đồ có tỷ lệ càng lớn mức độ chi tiết
của địa vật, địa hình càng cao và ngược lại tỷ lệ bình đồ càng nhỏ thì mức độ chi tiết
của địa vật, địa hình càng kém…
Ví dụ: Trên bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1 : 1 000 000, thủ đô Hà Nội chỉ tượng trưng
bằng một chấm đỏ có ghi chú “Hà Nội”, nhưng trên bản đồ 1 : 250 000 thì đã có một
diện tích với đường bao địa giới còn trên bản đồ 1: 25 000 thì đã được thể hiện đến
cả các đường phố lớn, các khu dân cư, các công trình công cộng ... Bản đồ Hà Nội tỷ
lệ 1 : 10 000 đã được thể hiện đến những ngõ nhỏ, đến khu dân cư,v.v…
Bản đồ tỷ lệ lớn rất tốt với người sử dụng vì trên đó thể hiện rất chi tiết các địa
vật, địa hình. Song cần lưu ý rằng: với cùng một diện tích thì giá thành để thành lập
bản đồ tỷ lệ lớn cao hơn nhiều lần so với bản đồ tỷ lệ nhỏ; Do vậy khi chọn tỷ lệ để
đo vẽ bản đồ cần cân nhắc cả hai mặt: về kỹ thuật cần đáp ứng đủ các yêu cầu để sử
dụng và về mặt kinh tế với giá thành thấp nhất. Một sự lựa chọn tỷ lệ không hợp lý:
quá lớn hoặc quá bé - đều gây ra lãng phí. Mặt khác không thể chọn tỷ lệ bản đồ quá
lớn một cách tùy tiện vì kích thước tờ bản đồ sẽ tăng lên do đó gây bất tiện cho
người sử dụng.
Ngày 16/1/1999 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra quyết định tiêu
chuẩn Ngành “Thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự
án và thiết kế công trình Thủy lợị” làm cơ sở pháp lý trong việc chọn tỷ lệ bản đồ.
Nếu biết tỷ lệ bản đồ và chiều dài đoạn thẳng trên bản đồ theo công thức (2-5), có
thể tính được chiều dài nằm ngang ngoài mặt đất của đoạn thẳng đó và ngược lại. Để
thuận lợi cho việc nội suy thuận nghịch, người ta thường vẽ một thước tỷ lệ dưới
mỗi tấm bản đồ.
Có hai loại thước tỷ lệ:
a. Thước tỷ lệ thẳng
Giả sử muốn chế tạo một thước tỷ lệ thẳng dùng cho bản đồ tỷ lệ 1: 2 000,
người ta vẽ hai đường song song rồi chia làm nhiều đoạn thẳng bằng nhau, Độ dài
mỗi đoạn gọi là “đơn vị cơ bản” của thước, nó tương đương với một độ dài “chẵn ”
ở ngoài mặt đất. Ở ví dụ này, với tỷ lệ 1: 2000, có thể chọn “đơn vị cơ bản” có chiều
dài 1 cm ứng với 20m hoặc 2cm ứng với 40m ngoài mặt đất. Nếu chọn đơn vị cơ
bản là 1cm thì gốc 0m của thước đặt ở vạch chia thứ 2, vạch trái ghi 20m và các
vạch bên phải ghi tiếp 20m, 40m, 60m như hình 2-8, ứng với chiều dài thực tế kể từ
gốc 0.

Hình 2-8

19
Đơn vị cơ bản ở bên trái gốc “0” được chia làm 10 phần bằng nhau mỗi phần có
giá trị 2m thực địa và đánh số tăng dần kể từ gốc “0” sang trái: 2m, 4m, 6m...
Trên hình 2-8, đoạn MN = 66m, đoạn PQ = 58m
Như vậy mỗi thước tỷ lệ thẳng chỉ đo cho một loại bản đồ cùng tỷ lệ. Hiện nay
trong các cơ quan thiết kế, người ta sử dụng các loại thước tỷ lệ thẳng được chế tạo
gọn nhẹ trên một thước có tên gọi “thước tam lăng”, có sáu mặt mỗi mặt ứng với
một tỷ lệ thông dụng (hình 2-8a).

Hình 2-8a

b. Thước tỷ lệ xiên
Để nâng cao độ chính xác đối với việc đo và tính chuyển khoảng cách trên bản
đồ ra mặt đất và ngược lại người ta thành lập thước tỷ lệ xiên.
- Cấu tạo thước:
Thước tỷ lệ xiên được khắc trên một tấm kim loại hoặc nhựa, tùy theo tỷ lệ bản
đồ cần đo mà chia ra những phân khoảng bằng nhau tương ứng với một khoảng cách
chẵn ngoài thực địa. Mỗi phân khoảng này gọi là “đơn vị cơ bản” (ĐVCB) của
thước.
Ví dụ: Vẽ thước tỷ lệ xiên dùng cho bản đồ tỷ lệ 1: 2000, đơn vị cơ bản được
chọn là b=5cm, tương ứng với 100m ở ngoài thực tế. Kẻ đường thẳng nằm ngang và
trên đó đánh dấu các đoạn có chiều dài bằng đơn vị cơ bản A- B- C- D… (hình 2-9).
Điểm gốc 0 của thước đặt ở B, ghi giá trị thực của đoạn đầu trái là 100, còn các đoạn
đầu bên phải lần lượt là 100, 200,300…
Tại các điểm chia này kẻ các đoạn song song thẳng đứng có chiều dài bằng nhau
và nối đường thẳng qua đầu trên các đoạn này (E- F- G- H…)
Chia AE và BF thành 10 phần bằng nhau và qua các điểm chia này nối các
đường song song nằm ngang suốt chiều dài của thước.
Chia AB và EF thành 10 phần bằng nhau và qua các điểm chia này nối bằng các
đường xiên theo thứ tự: nối điểm E với điểm chia thứ nhất của AB, điểm chia thứ
nhất của EF với điểm chia thứ hai của AB…cứ tương tự như vậy nối điểm chia thứ
chín của EF với điểm B, ta được khung cơ bản của thước.

20
Phương pháp vẽ khung cơ bản của thước tỷ lệ xiên đã trình bày ở trên được áp
dụng cho mọi tỷ lệ bản đồ.
10
E F G H
9
8
7
6
5
4
3
2 N M
t
1
A B C D
100 80 60 40 20 0 100 200
§¬n vÞ c¬ b¶n b
b = 5cm
Hình 2-9

- Điền giá trị của thước: Đơn vị cơ bản (AB) b=5cm chia thành 10 khoảng nên
mỗi khoảng là 5mm, với tỷ lệ bản đồ 1:2000 khoảng này tương ứng trên mặt đất là
10m. Nhận điểm B làm gốc và ghi vạch 0, sau đó điền vào các vạch chia bên trái
điểm B theo thứ tự 10, 20, 30, 40…(có thể ghi cách hai vạch: 20, 40…).
Theo nguyên lý các tam giác đồng dạng, ta tính được chiều dài nhỏ nhất có thể
đọc được trực tiếp trên thước là t = AB / 100; ở ví dụ này t = 0.02cm ứng với 1m
ngoài mặt đất. Bên trái của thước theo thứ tự các vạch chia trên AE lần lượt ghi giá
trị thực của các đoạn này là 1m, 2m, 3m...
- Cách sử dụng thước: Giả sử muốn đo khoảng cách MN trên bản đồ, ta đặt hai
đầu compa đo trùng với hai điểm M và N, giữ nguyên khẩu độ compa và đặt lên
thước tỷ lệ xiên sao cho hai đầu compa nằm trên đường kẻ ngang dưới cùng của
thước (A-D), dịch đưa một đầu compa trùng lên một trong các vạch chia bên phải
(B, C, D…) và và đầu còn lại nằm trên phần đơn vị cơ bản (AB), nếu đầu compa này
nằm trùng trên vạch chia thì được tính như đối với thước tỷ lệ thẳng còn nếu đầu
compa không trùng trên vạch chia thì từ từ tịnh tiến cả hai đầu compa lên phía trên
cho tới khi đầu compa nằm trong phần đơn vị cơ bản của thước (phần có gạch xiên)
cắt một trong các đường xiên thì dừng lại để tính khoảng cách (thí dụ trên hình 2-9
khoảng cách MN trên mặt đất là 282m).
Thông thường mắt người chỉ có thể phân biệt được khoảng cách giữa hai điểm
trên bản đồ bằng hoặc lớn hơn 0.1mm nghĩa là nếu có hai điểm trên bản đồ cách
nhau nhỏ hơn 0.1mm thì mắt thường không phân biệt được. Do vậy độ dài 0.1mm
trên bản đồ được lấy làm chuẩn để xác định độ chính xác của bản đồ theo tỷ lệ. Ví
dụ: Sai số vị trí điểm trên bản đồ tỷ lệ 1:2000 là ±0.2m còn trên bản đồ 1:200 là ±
0,02m.

21
§2.6. KHÁI NIỆM VỀ CÁC PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ
Như đã đề cập ở §2.2, khi khai triển bề mặt Trái đất lên một mặt phẳng chắc
chắn sẽ có những biến dạng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra các phép chiếu khác
nhau để hình ảnh thu được sau khi chiếu có độ biến dạng là nhỏ nhất nghĩa là bản đồ
giống thực nhất.
Dưới đây là một số phép chiếu thường dùng trong trong Trắc địa:
2.6.1. Phép chiếu bằng
Giả sử khu vực chiếu có diện tích nhỏ, tượng trưng bởi đa giác ABCDE trên
mặt đất (hình 2-10). Mặt thủy chuẩn ở đây nhận là mặt phẳng nằm ngang P, dùng
phép chiếu xuyên tâm có tâm chiếu là tâm O của trái đất chiếu mặt đất lên mặt
phẳng P.
Do khu vực chiếu nhỏ so với B
C
kích thước trái đất nên các tia chiếu
coi như song song và trùng với D
phương trọng lực và vuông góc với A

mặt chiếu. Vì thế hình chiếu abcde E

của đa giác ABCDE trên mặt phẳng


P coi như hình chiếu bằng, không bị
biến dạng và đồng dạng với hình b c
thực. a d

P e

Hình 2-10

2.6.2. Phép chiếu hình nón


Ngoại tiếp trái đất bằng một hình nón có điểm S nằm trên trục quay của trái đất
(hình 2-11a). Hình nón này tiếp xúc với trái đất theo vĩ tuyến ϕ còn gọi là vĩ tuyến
tiếp xúc.
Dùng phép chiếu xuyên tâm có tâm chiếu là tâm O của trái đất, mặt chiếu là mặt
trong của hình nón. Sau khi chiếu bề mặt trái đất lên mặt trụ, triển khai hình nón
theo một đường sinh rồi trải lên mặt phẳng (hình 2-11b), ta được hình chiếu của khu
vực.

22
S

30 0 30 60 90 S 90 60 30 0 30
180 180
A B
90 90

X Ýc
h
60 150 150
60
V

®¹
B Ü t
A uy

o
120 Õ n tiÕp x óc 120
0
VÜ c
0 t u yÕ ó
n ti Õp x 60 90 90
60
30 60 60
X Ýc h ®¹o 30
0 30
120 0
90
30
60

Hình 2 –11a Hình 2 –11b


Trên hình chiếu, các kinh tuyến trở thành các đường sinh của hình nón đồng qui
tại S, các vĩ tuyến trở thành các vòng tròn đồng tâm có cùng tâm S. Trên mặt chiếu
độ dài đường vĩ tuyến tiếp xúc không bị biến dạng. Những vùng nằm càng xa đường
vĩ tuyến tiếp xúc càng bị biến dạng nhiều.
Phép chiếu hình nón được ứng dụng chiếu cho những vùng có vĩ độ từ 30º - 60º.

2.6.3. Phép chiếu hình trụ đứng

180 150 120 90 60 30 0 30 60 90 120 150 180


90

60

30

X Ý c h ® ¹o 0

30

60

90
180 150 120 90 60 30 0 30 60 90 120 150 180

Hình 2-12a Hình 2-12b

Phép chiếu này còn gọi là phép chiếu Mec-ca-tơ. Cho ngoại tiếp trái đất bằng
một hình trụ đứng tiếp xúc theo đường xích đạo (hình 2-12a). Dùng phép chiếu
xuyên tâm có tâm chiếu là tâm trái đất để chiếu bề mặt trái đất lên mặt trong của
hình trụ. Sau đó khai triến hình trụ theo một đường sinh rồi trải lên mặt phẳng (hình
2-12b). Trên hình chiếu đường xích đạo là đường nằm ngang có chiều dài không bị
23
biến dạng, vùng càng gần đường xích đạo càng ít bị biến dạng và ngược lại càng xa
càng bị biến dạng nhiều. Các kinh tuyến trở thành các đường sinh của hình trụ, các
vĩ tuyến trở thành các đường nằm ngang song song nhưng không cách đều: càng xa
xích đạo các vĩ tuyến càng thưa dần, tức là càng biến dạng nhiều.
Phép chiếu này được áp dụng chiếu cho những vùng lân cận đường xích đạo tức
những vùng từ 30º vĩ độ Nam đến 30º vĩ độ Bắc.

2.6.4. Phép chiếu hình trụ ngang


Các phép chiếu trên đây có nhược điểm là hình ảnh trên mặt chiếu chỉ giống
hình thực trong một phạm vi nào đó trên mặt đất. Khi khu vực chiếu khá rộng lớn thì
hình chiếu sẽ bị biến dạng nhiều. Để khắc phục nhược điểm trên nhà bác học Gaoxơ
(1777 – 1855) đã đề xuất phép chiếu hình trụ ngang, và sau đó được nhà bác học
KriugheKinh
pháttuyen
triển
gocđưa vào áp dụng, nên còn được gọi phép chiếu Gaoxơ- Kriughe.

P'

Xich dao
O

XÝch ®¹o
Mui thu 60

P
Kinh tuyen goc Mui thu 31
Hình 2-13a Hình 2-13b Kinh tuyen
Mui thu 1
Mui thu 2

Nội dung của phép chiếu Gaoxơ- Kriughe như sau: Theo kinh tuyến, người ta
chia Trái đất thành 60 múi, mỗi múi có Äλ = 6° và đánh số múi từ 14 60 từ kinh
tuyến gốc qua Đông rồi sang Tây. Như vậy múi thứ nhất nhận kinh tuyến gốc là kinh
tuyến biên phía Tây (hình 2-13a). Trong mỗi múi có kinh tuyến giữa chia múi làm
hai phần bằng nhau. Kinh độ của kinh tuyến giữa các múi bên bán cầu Đông được
tính theo công thức: L= 6°.n - 3°; ở đây n là số thứ tự múi.
Để triển khai phép chiếu ta dựng một hình trụ nằm ngang, ngoại tiếp với trái đất
theo kinh tuyến giữa của một múi thứ i nào đó, tất nhiên lúc này múi đối tâm (múi
thứ i ± 30) cũng có kinh tuyến giữa tiếp xúc hoàn toàn với mặt trụ. Dùng phép chiếu
xuyên tâm và lấy tâm trái đất làm tâm để chiếu múi này và múi đối tâm với nó lên
mặt trụ. Lần lượt xoay cho hình trụ tiếp xúc với kinh tuyến giữa của các múi tiếp
theo và chiếu lên mặt trụ, sau đó cắt mặt trụ theo hai đường sinh (trên và dưới mặt
trụ) và khai triển thành mặt phẳng ta thu được hình chiếu bề mặt trái đất trên dạng
các múi liên tiếp nhau (hình 2-13b).
Trên hình chiếu của mỗi múi:
24
- Xích đạo trở thành trục nằm ngang và có độ dài lớn hơn độ dài thực.
- Kinh tuyến giữa của múi trở thành trục đối xứng thẳng đứng vuông góc với
đường xích đạo và có độ dài không bị biến dạng.
- Những vùng nằm càng gần đường kinh tuyến giữa càng ít bị biến dạng và
ngược lại càng xa càng bị biến dạng nhiều.
- Diện tích của múi trên mặt chiếu lớn hơn diện tích thực trên mặt đất.

2.6.5. Phép chiếu UTM


Phép chiếu UTM (Universal Transverse Mecartor) cũng được thực hiện với
từng múi có Äử= 6°, nhưng số thứ tự của múi trong phép chiếu này được tính đường
kinh tuyến gốc 180° vòng qua Tây sang Đông (hình 2-15). Như vậy số thứ tự múi ở
đây lệch với số thứ tự múi trong phép chiếu Gaoxơ là 30. Nội dung phép chiếu UTM
hoàn toàn tương tự như phép chiếu Gaoxơ nhưng hình trụ ngang ở đây có đường
kính nhỏ hơn đường kính trái đất (hình 2-14a), nghĩa là không ngoại tiếp trái đất
theo kinh tuyến giữa múi mà cắt trái đất theo 2 đường (AB và DE) đối xứng nhau
qua kinh tuyến giữa của múi chiếu (CM). Kinh tuyến giữa nằm phía ngoài mặt trụ
còn 2 kinh tuyến biên của múi nằm phía trong mặt trụ. Ở đây hệ số chiếu của kinh
tuyến giữa múi nhỏ hơn 1 và bằng 0.9996, hệ số chiếu của hai kinh tuyến biên lớn
hơn 1. Hai giao tuyến giữa múi và mặt trụ (AB và DE) có hệ số chiếu bằng 1. Sau
khi chiếu, khai triển mặt trụ theo đường sinh lên mặt phẳng ta được hình chiếu của
múi chiếu (hình 2-14b).
A D
A' D'
C Kinh tuyen

A' D'
Xich dao

0
0 3
0
6
0

B' E' B' E'


B M E
Giao tuyÕn gi÷a bÒ mÆt mói vµ mÆt trô

Hình 2-14a Hình 2-14b

Trên hình chiếu của mỗi múi:


- Xích đạo trở thành trục nằm ngang và kinh tuyến giữa của múi trở thành trục
đối xứng thẳng đứng vuông góc với đường xích đạo.

25
- Những vùng nằm phía trong hai giao tuyến (AB và DE) giữa múi và mặt trụ
có diện tích nhỏ hơn diện tích thực trên mặt đất còn những vùng nằm phía ngoài có
diện tích lớn hơn diện tích thực trên mặt đất.
Trong phép chiếu UTM do mặt chiếu nằm vào khoảng giữa kinh tuyến giữa và
hai kinh tuyến biên của múi (trong phép chiếu Gaoxơ tiếp xúc với kinh tuyến giữa)
nên độ biến dạng theo chiều dài tại chỗ lớn nhất (trên đường kinh tuyến giữa múi) là
1-0.9996= 0.0004, có nghiã là với chiều dài 1km thì sai số là 0.4m. Còn trong phép
chiếu Gaoxơ đại lượng biến dạng lớn nhất tại vùng rìa biên của múi đạt tới 1,3 ÷ 1,4
m trên 1km chiều dài lớn hơn nhiều so với trong phép chiếu UTM, điều đó lý giải tại
sao chúng ta phải thay đổi hệ quy chiếu quốc gia (chuyển từ hệ HN-72 dùng phép
chiếu Gaoxơ sang hệ VN-2000 dùng phép chiếu UTM).
Trên hình 2-15 là cách đánh số thứ tự múi chiếu từ 1÷ 60 (tương tự trong phép
chiếu Gaoxơ) và cách ký hiệu các đới ngang trong hệ tọa độ UTM. Các đới ngang có
Δλ= 8° được ký hiệu theo vần A, B, C…X tính từ vĩ tuyến 80° Nam đến vĩ tuyến
84° Bắc (riêng đới X có Δφ= 12°).

Hình 2-15

§2.7. HỆ TOẠ ĐỘ GAOXƠ- KRIUGHE, HỆ TỌA ĐỘ THÔNG DỤNG


VÀ HỆ TỌA ĐỘ GIẢ ĐỊNH
2.7.1. Hệ tọa độ Gaoxơ- Kriughe
Để xác định tọa độ các điểm trong từng múi chiếu, trên hình chiếu Gaoxơ-
Kriughe của mỗi múi được hình thành một hệ trục tọa độ vuông góc phẳng gọi là hệ
tọa độ Gaoxơ- Kriughe.
26
Hệ tọa độ này nhận hình chiếu kinh X' X

tuyến giữa múi làm trục tung OX, hình


chiếu đường xích đạo làm trục hoành
OY và gốc hệ tọa độ là điểm O. Chiều M XM
dương của trục OX quay về hướng bắc,
chiều dương của trục OY quay về phía O' O Y
đông. Tọa độ của một điểm trên múi YM

được biển diễn bởi tung độ X và hoành


độ Y. Trên hình 2-16 điểm M có tọa độ:
XM=475,651km, YM= -156,245km.
Dựa vào hệ trục tọa độ này người ta
vẽ một lưới ô vuông có các cạnh song
500km
song với hai trục và chiều dài của mỗi
cạnh ô vuông là 1 km: lưới này gọi là Hình 2-16
lưới kilômét.
2.7.2. Hệ tọa độ thông dụng
Theo cách tính trong hệ tọa độ Gaoxơ- Kriughe thì mọi vị trí (điểm) trên các
nước ở bắc bán cầu đều có tung độ dương (X > 0), còn hoành độ có thể dương hoặc
âm tùy thuộc vị trí đó nằm bên phải hay bên trái của trục OX. Để các giá trị X của
các điểm cũng luôn luôn dương (X> 0) người ta quy ước dịch chuyển trục OX sang
phía Tây 500km trở thành O’X’: trong hệ trục tọa độ X’O’Y mới này mọi điểm ở
các nước bắc bán cầu đều có X và Y dương (hình 2-16). Hệ trục tọa độ này được gọi
là hệ tọa độ thông dụng.
Như vậy tọa độ của các điểm trong hệ tọa độ thông dụng có X bằng X của
chúng trong hệ tọa độ Gaoxơ còn Y thì bằng Y trong trong hệ tọa độ Gaoxơ cộng
thêm 500km. Trên hình 2-16 điểm M có tọa độ: X’M=475,651km, Y’M=500km -
156,245km= 343,755km.
Đối với Việt nam từ năm 2000 trở về trước sử dụng hệ tọa độ HN-72 dựa trên
Elippxoit Kraxopxki và phép chiếu Gaoxơ. Kể từ ngày 12 tháng 8 năm 2000, Thủ
tướng chính phủ đã ban hành quyết định sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia
Việt Nam mới là hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM- VN 2000 (Universal Transversal
Mecators – Việt Nam 2000). Trong hệ tọa độ VN- 2000 dựa trên Ellipxoit WGS- 84
và phép chiếu UTM.

2.7.3. Hệ tọa độ giả định


Hệ tọa độ giả định (Local system co-ordinates) hay còn gọi là hệ tọa độ độc lập
hoặc hệ tọa độ quy ước, là hệ tọa độ vuông góc phẳng tương tự như hệ tọa độ
Gaoxơ- Kriughe chỉ khác cách định hướng trục OX và việc chọn gốc tọa độ. Thông
thường trục OX trong hệ tọa độ độc lập được định hướng theo hướng bắc của địa

27
bàn đối với những công trình độc lập hoặc theo các trục chính của công trình trong
xây dựng.
Điểm gốc của hệ tọa độ độc lập có thể được chọn tùy ý nhưng thường chọn bên
trái và phía dưới so với công trình, để làm sao phạm vi công trình nằm vào phần tư
thứ nhất của hệ trục tọa độ (hình 2-17).
Với gốc tọa độ như vậy thì giá trị tọa độ X

(X, Y) của mọi điểm trên mặt bằng công trình


đều mang dấu dương, điều này hạn chế được
các sai lầm trong việc tính toán và ghi chép Khu vuc xay dung
tọa độ các điểm. cong trinh

O Y

Hình 2-17

§2.8. KHÁI NIỆM VỀ CHIA MẢNH VÀ ĐÁNH SỐ BẢN ĐỒ


Để thuận lợi cho việc đo vẽ, sử dụng và lưu trữ bản đồ, mỗi nước có thống nhất
về cách chia mảnh và đánh số bản đồ theo các loại tỷ lệ khác nhau.
Theo Qui phạm Cục Đo đạc và Bản đồ các mảnh bản đồ bao phủ trên lãnh thổ
Việt Nam được chia mảnh và đánh số dựa trên các tỷ lệ sau:
2.8.1. Tỷ lệ 1:1 000 000
Theo kinh tuyến, Trái đất được chia thành 60 múi (mỗi múi có Δλ= 6°) và được
đánh số từ 1 đến 60 tính từ đường kinh tuyến gốc 180° vòng qua Tây sang Đông
(hình 2-18). Như vậy số thứ tự múi ở đây và trong phép chiếu UTM trùng nhau
nhưng lệch với phép chiếu Gaoxơ là 30.
Theo vĩ tuyến chia Trái đất thành các đới ngang có Δϕ = 4° từ xích đạo trở về 2
cực và được ký hiệu theo thứ tự vần chữ cái La tinh: A, B, C…
Các đới và các múi giao nhau tạo thành khung của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1 000
000 và được ký hiệu bỡi tên đới và số thứ tự múi; Ví dụ: mảnh bản đồ Hà Nội tỷ lệ
1:1 000 000 mang số hiệu F – 48 (đới F, múi thứ 48). Kích thước mỗi mảnh bản đồ:
Δλ = 6°, Δϕ = 4°.
Cách đánh số các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1 000 000 là cơ sở để đánh số các mảnh
bản đồ tỷ lệ lớn hơn.

28
2.8.2. Tỷ lệ 1: 500 000
Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1 000 000 được chia đôi theo đường kinh tuyến và vĩ tuyến
tạo thành 4 mảnh tỷ lệ 1: 500 000 và được đánh số theo thứ tự A, B, C, D từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới (hình 2-19). Như vậy kích thước mỗi mảnh bản đồ tỷ
lệ 1: 5000 000 là: Δϕ= 2°, Δλ= 3°.

Hình 2-18

Ví dụ: Thành phố Hà Nội trên mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500 000 mang ký hiệu F-
48-D.

2.8.3. Tỷ lệ 1: 100000 F – 48 - D - 144.


Bản đồ tỷ lệ 1:100000
thu được bằng cách chia tờ
0 0
102 0 108
24
0 105 24
0

bản đồ 1:1000000 thành144 1 2 3 10 11 12


4 5 6 7 8 9
phần bằng nhau (chia theo 13

đường kinh tuyến và vĩ tuyến A b


F- 48
thành 12 phần bằng nhau) và 0 0
22 22
được đánh số từ 1 -144 theo
trình tự từ trái qua phải và từ
trên xuống dưới bằng chữ số
Arập (hình 2-19).
c D
0 0
20 144 20
Vị trí Hà nội trong bản đồ 0 0
102 Kinh tuyÕn gi÷a 108
này có ký hiệu là: 105
0

Hình 2-19

27
Nguyên tắc chia mảnh và đánh số các mảnh bản đồ các loại tỷ lệ được trình bày
trong các bảng sau:

Bảng 2-4
Số mảnh trên tờ Kích thước Ký hiệu mảnh
Tỷ lệ bản đồ
1 : 1 000 000 Δϕ Δλ cuối cùng

1 : 500 000 2×2 = 4 mảnh 2° 3° F – 48 – D


1 : 200 000 6×6 = 36 mảnh 40′ 1° F – 48 – XXXVI
1 : 100 000 12×12 = 144 mảnh 20′ 30′ F – 48 – 144

Bảng 2-5

Tỷ lệ bản Số mảnh trên tờ Kích thước Ký hiệu mảnh


đồ 1 : 100 000 Δϕ Δλ cuối cùng

20′ 30′ F – 48 –144


1 : 100 000 1 mảnh
10′ 15′ F – 48 – 144 - D
1 : 50 000 2×2 = 4 mảnh
5′ 7′30″ F – 48 – 144 – D - d
1 : 25 000 4×4 = 16 mảnh
2′30″ 3′45″ F – 48 – 144 – D - d –
1 : 10 000 8×8 = 64 mảnh
4

Bảng 2-6

Tỷ lệ bản Số mảnh trên tờ Kích thước Ký hiệu mảnh


đồ 1 : 1 000 000 Δϕ Δλ cuối cùng

1 : 5 000 24×16 = 384 mảnh 1′15″ 1′15″ F – 48 – 144 (384)


1 : 2 000 72×48 = 3456 mảnh 25″ 25″ F – 48 – 144 ( 384 – f)

Bảng 2-6 chỉ áp dụng khi khu vực đo vẽ lớn hơn 20 km2. Nếu khu vực đo vẽ
nhỏ hơn 20 km2, cách chia mảnh và đánh số mỗi mảnh được trình bày trong các hình
sau (hình 2-20):

Tỷ lệ 1 : 5000 Tỷ lệ 1 : 2000 Tỷ lệ 1 : 1000 Tỷ lệ 1 : 500

Hình 2-20
29
§2.9. CÁCH BIỂU THỊ ĐỊA VẬT VÀ ĐỊA HÌNH LÊN BẢN ĐỒ
Địa vật và địa hình (§2.5) là hai yếu tố cơ bản cần thể hiện trên bản đồ. Để biểu
thị các địa vật lên bản đồ, người ta có thể biểu diễn theo đúng hình chiếu bằng của
đường bao địa vật thực tế nhưng thu nhỏ theo tỷ lệ bản đồ (đối với các địa vật có
kích thước lớn 1mm trên bản đồ) hoặc mô tả địa vật đó theo hình dạng tương tự
được thu nhỏ không theo tỷ lệ (đối với các địa vật có kích thước lớn 1mm trên bản
đồ), tức là dùng ký hiệu qui ước. Phần này sẽ được giới thiệu chi tiết trong chương
VIII.
Để biểu thị địa hình lên bản đồ, trong Trắc địa thường dùng các phương pháp
sau đây:

1. Phương pháp kẻ vân


Đây là phương pháp được áp dụng từ thời xưa, theo phương pháp này thì nơi
nào mặt đất bằng phẳng được biểu diễn bằng các vân dài, mảnh, thưa; nơi nào mặt
đất dốc, các vân sẽ đậm, ngắn, sít nhau và nằm theo hướng dốc. Phương pháp này
không cho các thông số chính xác về độ cao các điểm. Bản đồ kẻ vân thường thấy
trong các tài liệu cổ còn lưu trữ.

2. Phương pháp tô màu


Nguyên tắc của phương pháp này dùng các tông màu khác nhau để biểu thị độ
cao của từng vùng trên mặt đất.
Theo phương pháp này thì nơi nào cao sẽ được biểu thị bằng màu vàng xẫm,
càng xuống thấp màu vàng càng nhạt dần; vùng bằng phẳng có màu trắng, các thủy
hệ (sông, suối, ao, hồ …) biểu thị bằng màu xanh lơ, càng sâu màu xanh lơ càng
thẫm. Những bản đồ loại này có tính chất định tính nhiều hơn định lượng, nghĩa là
khi nhìn vào bản đồ ta có cảm nhận về độ cao thấp, nông sâu của từng khu vực theo
tông màu của chúng mà không biết độ cao cụ thể của các điểm trong khu vực.
Phương pháp này thường dùng trong bản đồ chuyên ngành và bản đồ địa lý treo
tường tỷ lệ nhỏ.

3. Phương pháp đường đồng mức


Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng độ cao trên mặt đất, hay
nói cách khác: Đường đồng mức là hình chiếu của các giao tuyến giữa mặt đất tự
nhiên và các mặt song song với mặt thủy chuẩn ở những độ cao khác nhau.
Hình 2-21 là một quả núi được biểu thị bằng đường đồng mức. Cắt quả núi bằng
những mặt Q, R, T… song song với mặt thủy chuẩn P ở những độ cao khác nhau.
Các mặt này cách đều nhau một khoảng là h (gọi là khoảng cao đều) và có độ cao
chẵn (là bội số của khoảng cao đều ).

30
K L T 90m

E F 80m
h M
D R
70m

B
h C Q

90 80
70
P

a2 d k l e f m a
1 c Hình 2-22
b

Hình 2-21

Chiếu giao tuyến của các mặt này với bề mặt quả núi xuống mặt thủy chuẩn P,
ta sẽ được “hình vẽ” quả núi dưới dạng các đường đồng mức. Nhìn hình vẽ các
đường đồng mức này, ta có thể hình dung một cách chính xác hình dạng, kích thước
quả núi cũng như độ cao và độ dốc của mặt đất.
Sau đây là một số tính chất của đường đồng mức:
- Những điểm nằm trên một đường đồng mức có cùng độ cao.
- Đường đồng mức phải liên tục, khép kín. Nếu trong phạm vi tờ giấy vẽ mà
đường đồng mức chưa khép kín được thì đường đồng mức được vẽ tới tận biên tờ
giấy vẽ.
- Những chỗ đường đồng mức xa nhau (thưa) thì nơi đó mặt đất có độ dốc bé và
ngược lại những chỗ đường đồng mức sát nhau (dày), thì tại đó mặt đất có độ dốc
lớn. Nơi nào các đường đồng mức trùng nhau thì nơi đó là vách núi đá thẳng đứng
hoặc bờ lở. Điều này có thể nhìn thấy trên hình 2-21: khoảng cách giữa hai đường
đồng mức từ m đến c lớn hơn từ b đến d (a1> a2), nên trên mặt đất đoạn MC ít dốc
hơn đoạn BD.
- Các đường đồng mức không cắt nhau, trừ trường hợp núi đá có địa hình dạng
hang động, hàm ếch (hình 2-22).
- Hướng vuông góc với các đường đồng mức là hướng dốc nhất trên thực địa.
Như vậy mỗi đường đồng mức trên bản đồ được ứng với một độ cao trên mặt
đất. Chênh lệch độ cao giữa các đường đồng mức kề nhau được gọi là khoảng cao
đều và được ký hiệu là h. Khoảng cao đều trên mỗi tờ bản đồ đều bằng nhau và được
chọn theo một trong các giá trị: 0.25m, 0.5m, 1,0m, 2,0m, 2,5m, 5,0m, 10,0m,
v.v…đã được quy định trong Quy phạm đo vẽ bản đồ. Việc chọn khoảng cao đều có
ý nghĩa rất quan trọng đến độ chính xác của địa hình trên bản đồ. Nếu khoảng cao
đều càng nhỏ thì mức độ biểu thị chi tiết địa hình càng cao, nhưng lúc đó số đường
31
đồng mức trên bản đồ sẽ tăng lên và khoảng cách giữa các đường đồng mức sẽ nhỏ
lại, nhưng khoảng cách này không thể lấy quá nhỏ mà tối thiểu phải ≥0.2mm để khi
vẽ lên bản đồ các đường đồng mức không đè lên nhau. Mặt khác khoảng cách giữa
các đường đồng mức trên bản đồ phụ thuộc vào độ dốc trên mặt đất và tỷ lệ bản đồ,
do vậy việc chọn khoảng cao đều phải dựa vào mức độ phức tạp của địa hình và tỷ lệ
bản đồ. Cụ thể đối với vùng đồng bằng thường chọn khoảng cao đều nhỏ hơn vùng
núi, đối với bản đồ có tỷ lệ càng lớn khoảng cao đều được chọn càng nhỏ và ngược
lại bản đồ có tỷ lệ càng nhỏ thì khoảng cao đều được chọn càng lớn.
Để dễ phân biệt độ cao các đường đồng mức trên bản đồ người ta phân thành
đường đồng mức cái và đường đồng mức con. Đối với đường đồng mức có khoảng
cao đều 1m, 2m, 5m, 10m thì cứ 5 đường đồng mức thì có một đường được vẽ nét
đậm hơn và ghi độ cao gọi là đường đồng mức “cái”, còn đối với đường đồng mức
có khoảng cao đều 0.25m, 0.5m và 2.5m thì cứ 4 đường đồng mức thì có một đường
đồng mức cái, các đường đồng mức còn lại được gọi là đường đồng mức “con”. Độ
cao của đường đồng mức cái trong trường hợp thứ nhất được lấy các đường có độ
cao bằng bội số của 5 lần khoảng cao đều, còn trong trường hợp thứ hai là bội số của
4 lần khoảng cao đều. Thí dụ: đối với khoảng cao đều là 2m thì đường đồng mức cái
sẽ là các đường 0m, 10m, 20m… đối với khoảng cao đều là 0.5m thì đường đồng
mức cái sẽ là các đường 0m, 2m, 4m…
Ở những nơi địa hình phức tạp nếu đường đồng mức cơ bản (cái và con) không
đủ mô tả thì thì có thể dùng đường đồng mức phụ với nữa khoảng cao đều (h/2) để
mô tả địa hình.
Sau đây là một số dạng địa hình đặc biệt được biểu diển lên bản đồ.

§Ønh nói §¸y

164.12 15
y 75

© nt
g ph
150 ¬n
§u
§åi, nói Hè tròng, ao, hå... 50
Suên nói
70
11 5
1
80 hñy
tô t
¬ ng
§u
§Ønh yªn ngùa
120
Thung lòng
115
Yªn ngùa

Hình 2- 23

31
§2.10. CÁC ĐƠN VỊ ĐO THƯỜNG DÙNG TRONG TRẮC ĐỊA
1. Đơn vị đo chiều dài: mét (m) và các hệ số của nó: km, dm, cm, mm.
2. Đơn vị đo diện tích: mét vuông (m2) và các hệ số của nó: km2, dm2 , cm2,
mm2.
Trong Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và một số ngành kỹ thuật khác thường
dùng đơn vị hécta (ha):
1 ha = 10 000 m2
1 km2 = 100 ha
3. Đơn vị đo thể tích, dung tích: mét khối (m3) và các hệ số của nó dm3, cm3.
4. Đơn vị đo góc: Thường dùng 3 hệ
a. Hệ độ, phút, giây (° ′ ″ ).
1 góc tròn = 4 góc vuông = 360°
Một góc vuông được chia thành 90 phần bằng nhau và mỗi phần được gọi là
một độ (1°).
1°= 60′
1′= 60″
b. Hệ Grát ( gr).
Một góc vuông được chia thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần được gọi là một
grad (1gr).
1 gr = 100 c (c là ký hiệu phút grad)
1c = 100 cc (cc là ký hiệu giây grad)
Quan hệ giữa độ và grat:
360° = 400gr
360
1gr = = 54'
400
54'
1c = = 32' '4
100
c. Hệ radian (rad).
360°
1rad = ρ° = = 57°3

ρ′ = 3438′
ρ″ = 206265″
Lưu ý: khi sử dụng máy tính kỹ thuật cầm tay, để tính toán trong hệ đơn vị nào
(Độ, Grat hoặc Radian), thì trên màn hình phải hiện thị chế độ tương ứng (DEG,
GRAD hoặc RAD).

32
§2.11. HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU GPS
Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS (Global Positioning System) được Bộ
Quốc phòng Mỹ nghiên cứu thiết lập từ những năm 1970 nhằm phục vụ cho mục
đích quân sự, mãi tới những năm đầu của thập kỷ 80 hệ thống định vị này bắt đầu
được phép khai thác sử dụng trong dân sự. Từ đó hệ thống định vị GPS đã được
nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như Trắc địa, Quốc
phòng, Giao thông, hàng hải, hàng không, du lịch, bảo vệ môi trường,vv...Một ưu
điểm nổi bật của GPS hơn bất cứ phương tiện đo đạc nào là có thể làm việc trong
mọi thời tiết, mọi địa hình và mọi thời gian 24h/24h.

1. Cấu tạo GPS


Hệ thống GPS bao gồm 3 bộ phận: đoạn không gian (space segment), đoạn điều
khiển (control segment) và đoạn sử dụng (user segment) được thể hiện trên hình 2-
23.

a. Đoạn không gian


Theo thiết kế hệ thống GPS gồm 24 vệ tinh phân bố trên 6 mặt phẳng quỹ đạo
nghiêng với mặt phẳng xích đạo một góc 550. Bán kính qũy đạo các vệ tinh xấp xỉ
26560 km, tức là vệ tinh cách mặt đất cỡ 20.200 km. Chu kỳ chuyển động của vệ
tinh trên quỹ đạo là 718 phút. Tuổi thọ của vệ tinh GPS khoảng từ 5 năm đến 10
năm. Các vệ tinh GPS liên tục phát tín hiệu 24 giờ trong ngày và được sắp xếp sao
cho tại bất kỳ một thời điểm nào từ các điểm trên mặt đất cũng có thể quan sát được
tối thiểu là 4 vệ tinh. Các tín hiệu được truyền đi nhờ tần số của các sóng tải L1
(1575.42MHz) và L2 (1227.60MHz). Thời gian truyền tín hiệu đến máy thu khoảng
0,07 giây. Máy thu 1 tần số sẽ thu được các tín hiệu ở tần số L1, còn máy thu 2 tần
số thu được cả tín hiệu ở tần số L1 và L2. Các tín hiệu nhận được mang các thông
tin đạo hàng như Ephemerit, tín hiệu nhiễu khoảng cách giả PRN-code, thời gian và
tình trạng của hệ thống, thông tin về tầng ion (đối với máy 2 tần số) vv....
Với các thông tin trên chúng ta sẽ thực hiện bài toán định vị (tuyệt đối và tương
đối) trong hệ WGS-84 theo hai loại trị đo là: khoảng cách giả (pseudoranges) và
pha sóng tải (carrier phases).

b. Đoạn điều khiển


Đoạn này gồm trạm điều khiển trung tâm đặt tại Colorado Springs và 4 trạm
theo dõi đặt tại đảo Hawai (Thái Bình Dương), Ascension Island (Đại Tây Dương),
Diego Garcia (Ấn Độ Dương) và Kwajalein (Tây Thái Bình Dương). Các trạm này
tạo thành một vành đai bao quanh trái đất (hình 2-23).

33
ĐOẠN KHÔNG GIAN
- 24 vệ tinh
(Space Segment) - 6 quỹ đạo 55o
- Bán kính 20.0000
km
- Chu kỳ 718 phút

- Chuẩn tần số
- Thu tín hiệu vệ tinh - Giá trị tuyệt đối giờ GPS
- Tính toạ độ - Tính và phát toạ độ vệ
tinh
- Thu và kiểm tra tín hiệu

ĐOẠN SỬ DỤNG
(User Segment) ĐOẠN ĐIỀU KHIỂN
(Contronl Segment)

Colorado
Spring Hawai

Diego Garcia Kwajalein


Ascencion

Hình 2-23

Nhiệm vụ của đoạn điều khiển là điều khiển toàn bộ hoạt động và chức năng
của các vệ tinh trên cơ sở theo dõi chuyển động quỹ đạo của vệ tinh cũng như hoạt
động của đồng hồ trên đó. Tất cả các trạm đều có máy thu GPS, tiến hành đo khoảng
cách và sự thay đổi khoảng cách tới tất cả các vệ tinh có thể quan sát được, đồng
thời đo các số liệu khí tượng. Tất cả các số liệu đo nhận được ở mỗi trạm đều được
truyền về trạm trung tâm. Trạm trung tâm xử lý các số liệu rồi cho ra toạ độ của từng
vệ tinh (ephemrit), độ lệch đồng hồ vệ tinh theo giờ GPS được tính toán và hiệu
chỉnh tại trạm chủ. Từ trạm trung tâm các số liệu này được truyền trở lại cho các
trạm theo dõi để từ đó truyền tiếp lên cho các vệ tinh cùng các lệnh điều khiển khác.
Như vậy là các thông tin đạo hàng và thông tin thời gian trên vệ tinh được thường
xuyên chính xác hoá và cung cấp cho người sử dụng thông qua các sóng tải L1 và
L2. Việc chính xác hoá thông tin như thế được tiến hành 3 lần trong một ngày. Cần
34
nói thêm là các thông tin cung cấp đại trà cho khách hàng chỉ đảm bảo độ chính xác
định vị đến cỡ 10m, chưa kể chúng còn bị cố ý làm nhiễu đi bởi chế độ SA
(Selective Availability) để hạn chế độ chính xác này ở mức 100m. Chỉ khi thoả
thuận với phía Mỹ, người sử dụng mới có được các số liệu đảm bảo độ chính xác
cao.

c. Đoạn sử dụng
Đoạn sử dụng bao gồm tất cả các máy thu GPS nhận các thông tin từ vệ tinh và
các phần mềm xử lí tính toán số liệu. Máy thu tín hiệu GPS có thể đặt cố định trên
mặt đất (đo tĩnh) hay gắn trên các phương tiện chuyển động (đo động) như đi bộ, đi
xe đạp, ô tô, máy bay, tàu biển, tên lửa, vệ tinh nhân tạo …
Tín hiệu vệ tinh được thu qua anten máy thu. Tâm pha anten là điểm thu tín hiệu
và xác định toạ độ. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà các máy thu GPS có thiết kế cấu
tạo, có độ chính xác cũng như giá thành khác nhau.

2. Các nguyên tắc và phương pháp đo GPS

a. Các dạng đại lượng đo


Việc định vị bằng GPS được thực hiện trên cơ sở sử dụng hai dạng đại lượng đo
cơ bản, đó là đo khoảng cách giả theo các code tựa ngẫu nhiên (C/A-code và P-code)
và đo pha của sóng tải (L1 và L2).
- Đo khoảng cách giả theo C/A - code và P - code.

VÖ tinh

Δ Δt
M¸y thu
R R

Δt− Sai sè thêi gian cña 2 ®ång hå


R -Kho¶ng c¸ch tõ t©m anten ®Õn vÖ tinh

Hình 2-24
Code tựa ngẫu nhiên được phát đi từ vệ tinh cùng với sóng tải. Máy thu GPS
T

cũng tạo ra code tựa ngẫu nhiên đúng như vậy. Bằng cách so sánh code thu được từ
vệ tinh và code của chính máy thu có thể xác định được khoảng thời gian lan truyền
của tín hiệu code, và từ đây dễ dàng tính được khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu
(hình 2-24). Do có sự không đồng bộ giữa đồng hồ của vệ tinh và của máy thu, đồng

35
thời do ảnh hưởng của môi trường lan truyền tín hiệu, nên khoảng cách tính theo
thời gian đo được không phải là khoảng cách thực giữa vệ tinh và máy thu. Người ta
gọi nó là khoảng cách giả.
Nếu ký hiệu toạ độ của vệ tinh là xs, ys, zs, tọa độ của điểm máy thu (tâm anten)
là x, y, z, thời gian lan truyền tín hiệu là (t), sai số không đồng bộ giữa đồng hồ trên
vệ tinh và trong máy thu là Δt, khoảng cách giả đo được là R. Khi đó ta có thể viết:
R = c (t + Δt ) = (x s − x )2 + (y s − y )2 + (z s − z )2 + c . Δt (2-5)
Trong đó: c là tốc độ lan truyền tín hiệu.
- Đo pha của sóng tải
Các sóng tải L1 và L2 được sử dụng cho việc định vị với độ chính xác cao. Với
mục đích này người ta tiến hành đo hiệu số giữa pha của sóng tải do máy thu nhận
được từ vệ tinh và pha của tín hiệu do chính nó tạo ra. Hiệu số pha do máy thu đo
được ta ký hiệu là Φ (0<Φ<2Π).
Khi đó ta có thể viết:

Φ= (R − Nλ + c. Δt ) (2-6)
λ
Trong đó:
R- khoảng cách giữa vệ tinh và máy thu
λ- bước sóng của sóng tải
N- số nguyên lần bước sóng λ chứa trong R
Δt- sai số không đồng bộ giữa đồng hồ của vệ tinh và máy thu
N- là số đa trị (được xác định trong quá trình đo).
Trong trường hợp đo pha theo sóng tải L1 có thể xác định khoảng cách giữa vệ
tinh và máy thu với độ chính xác tới cỡ cm thậm chí đến mm. Sóng tải L2 cho độ
chính xác thấp hơn nhưng có tác dụng cùng với sóng tải L1 tạo ra khả năng làm
giảm ảnh hưởng đáng kể của tầng điện ly và thêm vào đó làm cho việc xác định số
(N) nguyên đa trị được đơn giản hơn.
b. Đo GPS tuyệt đối
- Nguyên lý đo GPS tuyệt đối
Đo GPS tuyệt đối là trường hợp sử dụng máy thu GPS để xác định toạ độ của
điểm đo trong hệ toạ độ vuông góc không gian (X, Y, Z) hoặc trong hệ toạ độ mặt
cầu (B, L, H). Hệ toạ độ WGS- 84 là hệ toạ độ cơ sở của GPS nhận ellipxoid có kích
thước như sau:
a = 6378137 m
b = 6356752 m
1
α=
298.2572

36
Việc xác định tọa độ điểm đo được thực hiện trên cơ sở sử dụng đại lượng đo là
khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu theo nguyên tắc giao hội không gian từ các điểm
có toạ độ đã biết là các vệ tinh. Từ công thức (2-5) ta có:
(x s − x )2 + (y s − y ) + (z s − z ) = (R i − c. Δt )
2 2 2
(2-7)
Nếu biết chính xác khoảng cách Ri từ vệ tinh thứ i đến máy thu. Khi đó chỉ cần
xác định khoảng cách đồng thời từ 3 vệ tinh đến máy thu ta sẽ được 3 phương trình
dạng (2-7) và giải hệ phương trình này sẽ tìm được tọa độ x,y,z của máy thu. Song,
do có sai số không đồng bộ của đồng hồ trên vệ tinh và trong máy thu Ät là chưa
biết, nên phải coi nó là ẩn số thứ tư để tìm. Chính vì vậy mà ta cần có thêm một
phương trình dạng (2-7), tức là phải quan sát thêm một vệ tinh thứ tư để xác định số
hiệu chỉnh cho đồng hồ (thạch anh) của máy thu là ∆t.
Thu tín hiệu đồng thời 4 vệ tinh là yêu cầu tối cần thiết để xác định toạ độ
không gian tuyệt đối của điểm quan sát. Tuy vậy, nếu máy thu được trang bị đồng hồ
có độ chính xác cao thì khi đó chỉ cần quan sát đồng thời 3 vệ tinh.
Trong trường hợp biết trước độ cao Z của máy thu (chẳng hạn như đo trên biển),
khi đó chỉ còn phải xác định hai ẩn số là x,y của điểm quan sát, do vậy chỉ cần quan
sát đồng thời 2 vệ tinh là đủ.
Trên thực tế với hệ thống vệ tinh hoạt động như hiện nay, số lượng vệ tinh có
thể quan sát đồng thời thường là 6- 8, hoặc có thể đến 10 vệ tinh. Khi đó dùng
nguyên tắc số bình phương nhỏ nhất để tính toán, xử lý số liệu đo.
- Đo vi phân
Do chế độ phát tín hiệu nhiễu SA của NASA nên theo nguyên lý thông thường
các máy thu có độ chính xác bị hạn chế. Để nâng cao độ chính xác máy thu, giới kỹ
thuật và các nhà sản xuất máy thu GPS đã đưa ra phương pháp đo GPS vi phân.
Theo phương pháp này cần có một máy thu GPS có khả năng phát tín hiệu vô
tuyến được đặt tại điểm có toạ độ đã biết (nó thường gọi là máy cố định), đồng thời
có máy khác (gọi là máy di động) đặt ở vị trí cần xác định toạ độ (có thể là điểm cố
định hoặc điểm di động như tàu thủy, ô tô, máy bay…). Cả máy cố định và máy di
động cần tiến hành đồng thời thu tín hiệu từ các vệ tinh như nhau. Nếu thông tin từ
vệ tinh bị nhiễu thì kết quả xác định toạ độ của cả máy cố định và máy di động đều
bị sai lệch cùng một giá trị. Độ sai lệch này được xác định trên cơ sở so sánh toạ độ
đo được và toạ độ đã biết trước của máy cố định, đại lượng này có thể được xem là
như nhau cho cả máy cố định và máy di động. Độ sai lệch này được máy cố định
phát đi qua sóng vô tuyến để máy di động thu nhận và hiệu chỉnh vào kết quả xác
định toạ độ.
Ngoài cách hiệu chỉnh cho tọa độ, người ta còn đưa ra phương pháp hiệu chỉnh
cho khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu. Cách hiệu chỉnh này đòi hỏi máy thu cố
định có cấu tạo phức tạp và tinh vi hơn, nhưng lại cho phép người sử dụng xử lý chủ
động và linh hoạt hơn.

37
Để đảm bảo độ chính xác cần thiết, các số liệu hiệu chỉnh cần được xác định và
phát chuyển nhanh với tần suất cao. Cũng với lý do này mà phạm vi hoạt động có
hiệu quả của máy thu cố định không phải là tùy ý, mà thường hạn chế ở bán kính từ
một vài trăm đến năm bảy trăm km. Định vị GPS vi phân đạt độ chính xác phổ biến
cỡ vài ba mét và có thể đạt tới dm ứng với tầm hoạt động cỡ vài chục km.
c. Đo GPS tương đối
- Nguyên lý do GPS tương đối.
Đo GPS tương đối là trường hợp sử dụng hai máy thu GPS đặt ở hai điểm quan
sát khác nhau để xác định ra hiệu toạ độ vuông góc không gian (ΔX, ΔY, ΔZ) hay
hiệu toạ độ mặt cầu (ΔB, ΔL, ΔH) giữa chúng trong hệ toạ độ WGS- 84.
Nguyên tắc đo GPS tương đối được thực hiện trên cơ sở sử dụng đại lượng đo là
pha của sóng tải. Để đạt được độ chính xác cao cho kết quả xác định hiệu toạ độ
(hay vị trí tương hỗ) giữa hai điểm, người ta đã tạo ra và sử dụng các sai phân khác
nhau cho pha sóng tải, nhằm làm giảm ảnh hưởng của các nguồn sai số (sai số của
đồng hồ trên vệ tinh cũng như trong máy thu, sai số của toạ độ vệ tinh, số nguyên đa
trị...).Bây giờ ta hãy ký hiệu pha (đúng hơn là hiệu pha) của sóng tải từ vệ tinh j
được đo tại trạm quan sát r vào thời điểm ti là Φ rj (t i ) . Khi đó, nếu xét hai trạm 1 và 2
tiến hành quan sát đồng thời vê tinh j vào thời điểm ti ta sẽ có sai phân bậc một được
lập như sau:
ΔΦ j (t i ) = Φ 2j (t i ) − Φ 1j (t i )
Trong sai phân này hầu như không còn ảnh hưởng của sai số đồng hồ trên vệ
tinh.
Nếu xét hai trạm tiến hành quan sát đồng thời hai vệ tinh j, k vào thời điểm ti, ta
sẽ có sai phân bậc hai:
Δ2 Φ j, k (t i ) = ΔΦ k (t i ) − ΔΦ j (t i )
Trong sai phân này hầu như không còn ảnh hưởng của sai số đồng hồ trên vệ
tinh cũng như sai số của đồng hồ trong máy thu.
Nếu xét hai trạm tiến hành quan sát đồng thời hai vệ tinh j, k vào các thời điểm
ti, và ti+1, ta sẽ có sai phân bậc ba:
Δ3Φ j, k = Δ2 Φ j,k (t i +1 ) − Δ2 Φ j,k (t i )
Sai phân bậc 3 này không còn phụ thuộc vào số nguyên đa trị.
Như đã nói ở các phần trước, số vệ tinh GPS xuất hiện trên bầu trời thường
nhiều hơn 4, có khi tới trên 10 vệ tinh. Bằng cách tổ hợp theo từng cặp vệ tinh ta sẽ
có rất nhiều trị đo. Không những thế khi đo tương đối thường từ nửa giờ đến vài ba
giờ, do vậy trên thực tế số lượng trị đo để xác định ra hiệu tạo độ giữa hai điểm quan
sát sẽ rất lớn, và khi đó số liệu đo sẽ được xử lý theo nguyên tắc bình phương nhỏ
nhất.

38
- Đo tĩnh:
Phương pháp đo tĩnh cần có hai máy thu, một máy đặt ở điểm đã biết toạ độ,
còn máy kia đặt ở điểm cần xác định. Cả hai máy phải đồng thời thu tín hiệu từ một
số vệ tinh chung liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từ một
tiếng đến hai, ba tiếng đồng hồ. Số vệ tinh chung tối thiểu cho cả hai trạm quan sát
là 3, nhưng thường được lấy là 4 để đề phòng trường hợp tín hiệu vệ tinh bị gián
đoạn. Khoảng thời gian quan sát phải kéo dài là để đủ cho đồ hình phân bố vệ tinh
thay đổi mà từ đó có thể xác định được số nguyên đa trị của sóng tải, đồng thời là để
có nhiều trị đo nhằm đạt được độ chính xác cao.
Đây là phương pháp cho phép đạt được độ chính xác cao nhất trong việc định vị
tương đối bằng GPS, có thể cỡ cm, thậm chí mm ở khoảng cách giữa hai điểm xét
tới hàng chục và hàng trăm kilômét. Nhược điểm chủ yếu của phương pháp là thời
gian đo phải kéo dài hàng giờ do vậy năng suất đo thường không cao.
- Đo động:
Phương pháp đo động cho phép xác định vị trí tương đối của hàng loạt điểm so
với điểm đã biết trong đó tại mỗi điểm đo chỉ cần thu tín hiệu trong vòng một phút.
Theo phương pháp này cần có ít nhất hai máy thu. Để xác định số nguyên đa trị của
tín hiệu vệ tinh, cần phải có một cạnh đáy đã biết được gối lên điểm đã có toạ độ.
Sau khi đã xác định, số nguyên đa trị được giữ nguyên để tính khoảng cách từ vệ
tinh đến máy thu cho các điểm đo tiếp trong suốt cả quá trình đo, do vậy, thời gian
thu tín hiệu tại điểm đo là một vài phút.
Để tiến hành đặt một máy thu “cố định” ở điểm đầu cạnh đáy và cho tiến hành
thu liên tục tín hiệu vệ tinh trong suốt chu kỳ đo, ở điểm cuối cạnh đáy đặt máy thu
“di động” thu tín hiệu vệ tinh đồng thời với máy cố định, việc làm này gọi là khởi đo
(intialization), Tiếp đó cho máy di động lần lượt chuyển đến các điểm cần xác định,
tại mỗi điểm dừng lại để thu tín hiệu từ vệ tinh, và cuối cùng quay trở về điểm xuất
phát để khép tuyến đo.

Hình 2-25 Hình 2-26


39
Yêu cầu nhất thiết của phương pháp đo động là cả máy cố định và máy di động
phải đồng thời thu tín hiệu liên tục ít nhất là từ 4 vệ tinh chung trong suốt chu kỳ đo.
Vì vậy tuyến đo phải bố trí ở khu vực thoáng đãng để không xảy ra tình trạng tín hiệu
thu bị gián đoạn. Nếu xảy ra trường hợp này thì phải tiến hành khởi đo lại tại cạnh đáy
xuất phát hoặc sử dụng một cạnh đáy khác được thiết lập dự phòng trên tuyến đo.
Cạnh đáy có thể dài từ 2m đến 5km và có độ chính xác cỡ cm là đủ.
Phương pháp đo động cho phép đạt độ chính xác cao không thua kém so với
phương pháp đo tĩnh. Song phương pháp này đòi hỏi khá ngặt nghèo về thiết bị và
quy trình tổ chức đo để đảm bảo yêu cầu về đồ hình phân bố cũng như tín hiệu của
vệ tinh.
Hiện nay trên thế giới các hãng thiết bị nổi tiếng như Leica (Thụy sỹ), Sokkia,
Topcon…(Nhật bản), Trimble (Mỹ)…đều sản xuất máy thu GPS. Các máy GPS cũng
rất đa dạng từ độ chính xác cao (đến mm) đến các máy cầm tay du lịch với độ chính
xác 5-15m.
Trên hình (2-25) giới thiệu máy thu GPS 5800-LS loại chính xác cao của hãng
Trimble (Mỹ), với độ chính xác: sai số vị trí điểm 3mm± 1mm/1km. Giá thành của
máy khoảng 15000 $. Đối với máy GPS cầm tay Etrex của hãng Garmin (hình 2-26)
sử dụng chủ yếu trong giao thông, du lịch, bảo vệ môi trường, thành lập GIS với bản
đồ tỷ lệ nhỏ,vv… Độ chính xác loại GPS này khoảng ±10m và có giá thành cỡ từ
100÷150$.
Câu hỏi:
1. Định nghĩa, tính chất công dụng và phân loại mặt thuỷ chuẩn
Khái niệm về độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối của 1 điểm
2. Ảnh hưởng của độ cong trái đất đối với công tác trắc địa
3. Khái niệm về kinh độ và vĩ độ của 1 điểm trên mặt đất
4. Diện tích của 1 hồ chứa trên mặt đất là bao nhiêu ha nếu trên bản đồ tỷ lệ
1/5000 đo được 12 cm2
5. Phân biệt giữa phép chiếu Gauxơ và phép chiếu UTM

63
CHƯƠNG III: KIẾN THỨC CHUNG VỀ SAI SỐ TRONG
TRẮC ĐỊA
§ 3.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÉP ĐO
Trong công tác trắc địa thường tiến hành đo các đại lượng như chiều dài cạnh,
góc bằng, góc đứng, chênh cao v.v… bằng các dụng cụ khác nhau để tìm ra kết quả
của đại lượng cần đo được tính trong một đơn vị đo nào đó. Ví dụ, khi đo chiều dài
một đoạn thẳng ta dùng mét dài làm đơn vị so sánh hoặc khi đo góc ta dùng đơn vị là
độ hoặc grad.vv…Như vậy: Đo một đại lượng là so sánh đại lượng đó với một đại
lượng khác cùng loại được chọn làm đơn vị đo.
Phép đo được chia thành hai loại: Đo trực tiếp và đo gián tiếp.
- Đo trực tiếp: Là so sánh trực tiếp đại lượng cần xác định với đơn vị đo, như vậy
sau khi đo xong ta thu được ngay kết quả của trị đo. Ví dụ, đo chiều dài đoạn thẳng
bằng thước thép, đo góc bằng thước đo độ v.v...
- Đo gián tiếp: Là trường hợp thông qua một số đại lượng đo trực tiếp rồi dùng
công thức toán học hoặc vật lý để xác định đại lượng cần đo. Ví dụ muốn đo diện tích
của một tam giác, ta chỉ cần đo trực tiếp cạnh đáy và chiều cao của tam giác đó, từ hai
đại lượng này ta dễ dàng tính được diện tích hình cần đo.
Các trị đo được chia thành hai loại: Trị đo cần thiết và trị đo thừa (còn được gọi là
trị đo dư). Ví dụ: Khi đo một đại lượng nào đó (chiều dài cạnh, góc trong một tam
giác. vv…) n lần ta được n trị đo, trong đó trị đo cần thiết là 1 còn lại n-1 là trị đo thừa,
hoặc để xác định được các góc trong một tam giác ta chỉ cần đo hai góc, góc thứ ba sẽ
bằng hiệu số 180o và tổng hai góc đo được, vậy trị đo cần thiết ở đây là 2, nếu ta đo cả
ba góc thì sẽ có một trị đo thừa. Trong Trắc địa kết quả của các lần đo thừa này có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Từ các trị đo này cho phép kiểm tra, đánh giá chất lượng
các phép đo và dựa vào phương pháp bình phương nhỏ nhất để bình sai, tính được trị
số tin cậy nhất của đại lượng cần xác định.
§ 3.2. SAI SỐ TRONG PHÉP ĐO
Tất cả các phép đo đều có sự tham gia của các thiết bị đo, của con người và môi
trường đo. Thực tế cho thấy các trị đo thu được từ nhiều lần đo của một đại lượng
không hoàn toàn giống nhau mặc dù được tiến hành bằng một loại thiết bị đo, do một
người đo và trong điều kiện đo không thay đổi. Điều đó chứng tỏ tất cả các phép đo
đều không tránh khỏi sai số.
Mỗi đại lượng đo bao giờ cũng tồn tại một giá trị thực nào đó, kết quả của mỗi lần
đo chỉ là giá trị gần đúng. Độ lệch giữa giá trị đo được và giá trị thực của một đại
lượng gọi là sai số thực. Như vậy, sai số thực là hiệu số giữa trị đo được và trị thực
của đại lượng cần đo.
Nếu gọi X là trị thực của đại lượng cần đo và l là giá trị đo được của đại lượng đó
thì sai số thực Δ của trị đo được tính theo công thức:

64
Δ=l–X (3-1)
Bằng cách tương tự ta có thể tính sai số khép của các kết quả đo bằng hiệu số giữa
giá trị đo được (hoặc giá trị tính theo kết quả đo) của một đại lượng với giá trị thực
(tính theo lý thuyết) của cùng đại lượng đó. Ví dụ nếu tổng ba góc trong một tam giác
đo bằng thước đo độ được 180030’, mặt khác ta biết tổng ba góc trong một tam giác
theo lý thuyết là 1800, từ đây sai số khép fβ trong tam giác được tính theo công thức:
fβ= 180030’- 1800 = 30’.

§3.3. NGUYÊN NHÂN GÂY RA SAI SỐ VÀ PHÂN LOẠI SAI SỐ


1. Nguyên nhân gây ra sai số
Các phép đo trắc địa thường được tiến hành trong các điều kiện phức tạp và có rất
nhiều thành phần tham gia, vì vậy sai số trong kết quả đo do nhiều nguyên nhân gây,
nhưng nhìn chung có thể chia thành ba loại nguyên nhân cơ bản sau đây:
a. Do máy móc và dụng cụ đo: Mỗi phép đo đều dùng đến máy móc hoặc dụng cụ
đo. Những thiết bị này dù có được chế tạo tinh vi và điều chỉnh cẩn thận đến đâu cũng
không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định để dẫn đến sai số trong kết
quả đo. Ví dụ khi dùng thước thép có chiều dài danh nghĩa là 20m để đo khoảng cách,
nhưng chiều dài thực của thước là 20,01m. Như vậy mỗi lần đặt thước sẽ phạm phải
một sai số là -10mm.
b. Do người đo: Trong quá trình thực hiện phép đo, dù người cẩn thận đến mức
nào, khả năng giác quan của con người cũng chỉ đạt được một độ chính xác nhất định
nào đó. Do vậy nguyên nhân này chủ yếu do giác quan của người đo gây nên.
c. Do ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài: Công tác trắc địa phần lớn được tiến
hành trong điều kiện tự nhiên. Các điều kiện tự nhiên như mật độ không khí, độ ẩm, áp
suất, gió, mưa, điều kiện địa hình.vv...đều ảnh hưởng đến chất lượng phép đo và gây
nên sai số trong kết quả đo.
2. Phân loại sai số
Căn cứ theo tính chất tác động của sai số đo ta có thể chia sai số ra thành ba loại:
a. Sai số lớn: Là những sai số có giá trị lớn vượt quá giới hạn cho phép, các sai số
này còn được gọi là sai số thô. Nguyên nhân gây ra chủ yếu là do người đo không cẩn
thận hoặc nhầm lẫn trong khi đo, ghi chép hoặc tính toán.v.v... Thí dụ đo khoảng cách
AB được 435m nhưng ghi vào sổ là 453m, như vậy sai số ở đây là 8m. Muốn tránh
được sai số sai lớn trong phép đo cần tiến hành đo dư ít nhất một lần để kiểm tra và đòi
hỏi ở người đo tính cách cẩn thận, luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công
việc.
b. Sai số hệ thống: Là những sai số sinh ra do những nguyên nhân xác định, tác
động đến kết quả đo theo những quy luật nhất định về trị số cũng như dấu. Nguyên
nhân sinh ra sai số hệ thống chủ yếu là do máy, dụng cụ đo không hoàn hảo, do tác

65
động của môi trường đo như gió, nhiệt độ, áp suất.vv… Để minh hoạ vấn đề này ta lấy
hai ví dụ sau đây:
Thí dụ 1: Một thước thép có chiều dài danh nghĩa ghi trên thước là 20m, nhưng
khi kiểm nghiệm thì chiều dài thực của nó là 20.010m, như vậy bản thân thước thép có
sai số cố định là δ=-10mm suốt trong quá trình đo. Trong phép đo này, cứ một lần đặt
thướcsẽ phạm phải một sai số là -10mm. Như vậy nếu phải đặt thước 5 lần mới hết
chiều dài đoạn đo thì kết quả nhận được của phép đo này có sai số là:
5 x (-10mm) = -50mm
Thí dụ 2: Sai số hệ thống cũng có thể do nhiệt độ môi trường đo gây nên, ví dụ
thước thép được kiểm nghiệm ở nhiệt độ 270 C nhưng khi đo nhiệt độ là 350 C, như
vậy trong khi đo bản thân thước thép đã dài thêm một lượng là Δl = αl(350- 270).
Trong đó: α- là hệ số giãn nỡ của thép.
l- là chiều dài thước thép.
Để giảm sai số hệ thống trong kết quả đo kết quả đo, các máy móc và dụng
cụ trước khi đo phải kiểm nghiệm và hiệu chỉnh. Trong trường hợp biết được quy
luật tác động của sai số tiến hành tính toán sai số hệ thống để hiệu chỉnh vào kết
quả đo.
c. Sai số ngẫu nhiên: Là sai số sinh ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tác động
đến các kết quả đo không theo quy luật nhất định, có trị số cũng như dấu khác nhau.
Nguyên nhân gây ra sai số ngẫu nhiên rất tổng hợp: do máy móc và dụng cụ đo
không thể hoàn toàn tuyệt đối chính xác, do điều kiện bên ngoài thay đổi bất thường,
do khả năng giác quan của con người có hạn.vv...
Thí dụ: dùng loại thước đo có khắc vạch tới milimét. Như vậy phần nhỏ hơn
milimét phải đọc ước lượng. Phần ước lượng có thể lớn hơn hay nhỏ hơn giá trị thực, ở
đây hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên.
Do đặc tính phức tạp, sai số ngẫu nhiên luôn tồn tại trong kết quả đo và không thể
loại trừ hoàn toàn ra khỏi kết quả đo. Để hạn chế sai số ngẫu nhiên cần phải nâng cao
chất lượng máy móc, thiết bị đo, hoàn thiện và tối ưu hoá phương pháp đo, chọn điều
kiện đo phù hợp và tăng lượng đo thừa trong giới hạn xác định. Trong môn học “Lý
thuyết sai số” đã đi sâu nghiên cứu sai số ngẫu nhiên bằng phương pháp xác suất thống
kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy sai số ngẫu nhiên tuân theo quy luật thống kê và có
các tính chất sau:
1- Trị số tuyệt đối của sai số ngẫu nhiên không vượt quá một giới hạn nhất định:
|Δ| ≤ Δgh
2- Số lần xuất hiện của sai số ngẫu nhiên có trị số tuyệt đối nhỏ thường lớn hơn số
lần xuất hiện sai số ngẫu nhiên có giá trị tuyệt đối lớn.
3- Số lần xuất hiện của sai số ngẫu nhiên có trị số tuyệt đối bằng nhau nhưng trái
dấu thường bằng nhau.
66
4- Khi số lần đo tăng lên vô hạn, trị số trung bình cộng của các sai số ngẫu nhiên
tiến tới 0 hay:
[Δ] = 0 (3-2)
lim
n →∞ n
Để thấy rõ các đặc tính của sai số ngẫu nhiên, nhà bác học Gaoxơ đã thiết lập biểu
đồ sai số ngẫu nhiên (hình 3-1).

Hình 3-1
Dựa vào các tính chất của sai số ngẫu nhiên, trên cơ sở các trị đo của một đại
lượng tìm ra giá trị tin cậy nhất của đại lượng đó và đánh giá độ chính xác kết quả đo.

§3.4. ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC PHÉP ĐO TRỰC TIẾP


Trong trắc địa, một đại lượng thường được đo nhiều lần và các kết quả giữa các
lần đo thu được không hoàn toàn trùng nhau. Muốn biết mức độ chính xác của phép đo
và độ tin cậy của giá trị được lựa chọn cho đại lượng đo đó, ta có thể dựa vào các tiêu
chuẩn sau đây để đánh giá độ chính xác của các phép đo trực tiếp.
1. Sai số trung bình
Sai số trung bình là trị trung bình cộng của các trị số tuyệt đối sai số thực trong
dãy đo và được ký hiệu là θ.

θ=
Δ 1 + Δ 2 + ... + Δ n
=
[Δ ] (3-3)
n n
Trong đó: Δ1, Δ2… Δn là sai số thực của các trị đo l1, l2, …ln
[...] - là dấu tổng Gaoxơ
Phép đo có sai số trung bình θ càng nhỏ thì độ chính xác càng cao và ngược lại.
2. Sai số trung phương

67
Khi đo một đại lượng n lần ta thu được các kết quả l1, l2… ln. Các kết quả này có
một dãy sai số thực tương ứng là Δ1, Δ2, ... Δn. Sai số trung phương của phép đo được
tính theo công thức sau:
Δ 21 + Δ 22 + ... + Δ 2n
m=±
n

Hay m=±
[Δ ]
2
(3-
n
4)
Công thức tính sai số trung phương (3-4) do nhà toán học đồng thời là nhà thiên
văn học K.F Gauss (người Đức) đề xướng nên còn gọi là công thức Gauss.
Sai số trung phương cũng như sai số trung bình là các đại lượng dùng để đánh giá
độ chính xác của các phép đo. Khi tính sai số trung phương theo công thức (3-4) các
giá trị sai số thực trong phép đo đều được bình phương, do vậy sai số trung phương sẽ
tăng rất nhanh nếu trong phép đo có sai số chứa trị số tuyệt đối lớn. Như vậy sai số
trung phương làm nỗi bật các sai số có trị số lớn trong dãy đo, nghĩa là biểu hiện nỗi
bật tính tản mạn của các kết quả đo hơn. Do vậy trong trắc địa chủ yếu dùng sai số
trung phương để đánh giá kết quả đo.
Ví dụ: Hai nhóm A và B cùng đo một đại lượng 6 lần có các sai số thực là:
Nhóm A: -1, +3, +1, -6, -1, 0
Nhóm B: -2, +3, -3, +1, -1, +2
Tính sai số trung bình và sai số trung phương của hai phép đo để đánh giá độ
chính xác của kết quả đo giữa hai nhóm.
Giải:
- Tính sai số trung bình:
1+ 3 +1+ 6 +1+ 0
θA = = 2.0
6
2 + 3 + 3 +1+1+ 2
θB = = 2.0
6
- Tính sai số trung phương:
1 + 9 + 1 + 36 + 1 + 1
mA = = ±2.83
6
4 + 9 + 9 +1+1+ 4
mB = = ±2.16
6
- Tuy θA= θB nhưng mA > mB chứng tỏ độ tản mạn kết quả nhóm đo của nhóm A
lớn hơn nên có thể khẳng định kết quả đo của nhóm B tốt hơn.

68
Trong lý thuyết xác suất người ta đã chứng minh được quan hệ giữa sai số trung
bình và sai số trung phương trong một dãy đo khi số lần đo n đủ lớn:
θ ≈ 0,8m (3-5)
hay m ≈1,25θ
3. Sai số giới hạn
Trị số lớn nhất trong dãy sai số ngẫu nhiên của phép đo cùng độ chính xác trong
cùng một điều kiện đo nhất định được gọi là sai số giới hạn và được ký hiệu là Δgh. Sai
số giới hạn thường được sử dụng để phát hiện và loại trừ các kết quả đo không tốt
trong dãy đo và dựa vào đó để thiết lập các “sai số cho phép” cho các dạng đo để đưa
vào quy phạm và tiêu chuẩn Ngành.
Giá trị sai số giới hạn của các phép đo được xác định theo phương pháp xác suất
thống kê. Theo lý thuyết xác suất và qua thống kê nhiều lần thực nghiệm cho thấy
rằng: trong 1.000 lần đo thì có khoảng:
• 46 trường hợp sai số ngẫu nhiên lớn hơn 2 lần sai số trung phương.
• 3 trường hợp sai số ngẫu nhiên lớn hơn ba lần sai số trung phương.
Như vậy có thể xem trường hợp sai số ngẫu nhiên lớn hơn ba lần sai số trung
phương là rất ít gặp. Do đó trong trắc địa quy định giá trị sai số giới hạn của dãy đo
trong cùng điều kiện lấy bằng ba lần sai số trung phương, tức:
Δgh = 3m (3-6)
Để nâng cao chất lượng đo đạc trong thực tế có khi còn nhận:
Δgh = 2m (3-7)
4. Sai số tương đối
Tất cả các sai số trung phương m, sai số trung bình θ và sai số giới hạn
Δgh còn đựoc gọi là sai số tuyệt đối. Trong trắc địa khi đo chiều dài, diện tích, khối
lượng…nếu dùng sai số tuyệt đối để đánh giá thì chưa đủ để nói lên mức độ chính xác
của kết quả đo. Ví dụ: Đo hai đoạn thẳng S1= 1000m và S2= 20m, với sai số trung
phương m1= m2= ±10mm. Rõ ràng ở đây không nên dùng sai số trung phương (m) để
đánh giá là hai phép đo này có cùng độ chính xác mà phải lưu ý đến cả độ lớn của của
từng đại lượng đo. Trong những trường hợp này để đánh giá độ chính xác của kết quả
đo thường dùng sai số tương đối.
Sai số tương đối là tỷ số giữa sai số tuyệt đối với giá trị của đại lượng đo. Sai số
tương đối được biểu thị bằng phân số có tử số bằng 1. Ở nước ta dùng sai số tuyệt đối
là sai số trung phương, nên sai số tương đối sẽ là sai số trung phương tương đối và
được ký hiệu :
ms 1
= (3-8)
S T
Trong ví dụ trên ta có:

69
1 m1 10mm 1
= = =
T1 S1 100m 100.000
1 m 2 10mm 1
và = = =
T2 S 2 2m 2.000
So sánh hai sai số trung phương tương đối trên có thể kết luận đoạn thẳng S1 được
đo chính xác hơn đoạn thẳng S2.

§ 3.5. ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA PHÉP ĐO GIÁN TIẾP


Trong phép đo gián tiếp đại lượng cần xác định là hàm số của các đại lượng đo
trực tiếp. Vì vậy, để đánh giá độ chính xác của phép đo gián tiếp chúng ta phải xác
định sai số trung phương của hàm khi biết sai số trung phương của các trị đo trực tiếp.
1. Sai số trung phương của hàm dạng tổng quát
Giả sử có hàm số Z = f(x, y, ... u). Trong đó x, y, ... u là các đại lượng đo độc lập
có các sai số trung phương tương ứng: mx, my, ... mn. Trong “Lý thuyết sai số đo” đã
chứng minh công thức tính sai số trung phương của hàm Z được biễu diễn như sau:
2 2 2
⎛ ∂f ⎞ ⎛ ∂f ⎞ ⎛ ∂f ⎞
m = ⎜ ⎟ m x2 + ⎜⎜ ⎟⎟ m y2 +...+ ⎜ ⎟ mu2
2
(3-9)
⎝ ∂x ⎠ ⎝ ∂y ⎠ ⎝ ∂u ⎠
Z

Trong đó:
⎛ ∂f ⎞ ⎛ ∂f ⎞ ⎛ ∂f ⎞
⎜ ⎟, ⎜⎜ ⎟⎟,...⎜ ⎟ là đạo hàm riêng phần của hàm theo các biến x, y,…u.
⎝ ∂x ⎠ ⎝ ∂y ⎠ ⎝ ∂u ⎠
Lưu ý: Trường hợp trong công thức (3-9) tồn tại cả phép đo dài và phép đo góc thì
phải chuyển sai số đo góc ra rađian bằng cách chia nó cho giá trị ρ, đơn vị của ρ lấy
theo đơn vị của sai số đo góc: ρ0=57.30, ρ’=3438’, ρ”=206265” (xem ví dụ 2, số hạng
thứ ba của công thức (3-11) phần sau).
Ví dụ1:
Tại điểm O của hình 3-2 tiến hành đo các góc β1 và β2 với giá trị và các sai số
tương ứng: β1=300 15’ ± 1’, β2=320 23’ ± 1’. Tính β3 và mβ3?
Ta có: β3= β1 + β2 = 300 15’ + 320 23’ = 620 38’
Tìm đạo hàm riêng của hàm số theo các biến β1 và β2 ta có:
⎛ ∂β1 ⎞ ⎛ ∂β2 ⎞ A
⎜ ⎟ = 1, ⎜ ⎟ =1
⎝ ∂a ⎠ ⎝ ∂a ⎠
Theo (3-9) ta có:
β1 β3 B
m β23 = m β21 + m β2 2 O
β2
Thay các giá trị tương ứng

C 70
vào biểu thức trên ta tìm được:
mβ3 = 2 = 1,4’
Hình 3-2
Ví dụ 2:
Trong tam giác ABC đo hai cạnh và góc kẹp giữa hai cạnh đó với các sai số tương
ứng: a=30m ± 0.10m, b=40m ± 0.15m, α=450 ± 10’. Tính diện tích tam giác P, sai số
mP
trung phương mP và sai số tương đối ?
P
Diện tích của tam giác ABC được tính theo công thức:
1
P= ab sin α (3-10)
2
Thay các giá trị a,b và α vào (3-10) ta tính được diện tích P:
P= 424,3m2
Áp dụng công thức (3-9) cho hàm (3-10) ta có:
2 2 2
⎛ ∂P ⎞ ⎛ ∂P ⎞ ⎛ ∂P ⎞ mα
2
m P2 = ⎜ ⎟ ma2 + ⎜ ⎟ mb2 + ⎜ ⎟ (3-11)
⎝ ∂a ⎠ ⎝ ∂b ⎠ ⎝ ∂α ⎠ ρ
2

⎛ ∂P ⎞ 1 ⎛ ∂P ⎞ 1 ⎛ ∂P ⎞ 1
Thay các giá trị: ⎜ ⎟ = b sin α ⎜ ⎟ = a sin α; ⎜ ⎟ = ab cos α;
⎝ ∂a ⎠ 2 ⎝ ∂b ⎠ 2 ⎝ ∂α ⎠ 2
vào (3-11) ta thu được:
1 2 1 1 m2
m 2P = b sin 2 α m a2 + a 2 sin 2 α m 2b + a 2 b 2 cos 2 α α
4 4 4 ρ
Thay các giá trị tương ứng vào biểu thức trên ta tìm được: m 2P = 6,05 .Từ đây ta có:
mP 1
m P = ±2,5m 2 và =
P 170
Khi áp dụng công thức dạng tổng quát (3-9) để tính sai số trung phương của các
đại lượng đo gián tiếp ta tiến hành với trình tự sau:
- Lập quan hệ hàm số giữa trị cần tìm với các trị đo.
- Thay các trị đo vào hàm để tính trị cần tìm.
- Dựa vào công thức (3-9) để lập công thức tính sai số trung phương của hàm.
- Tìm các đạo hàm riêng của hàm số theo các đối số và thay các giá trị tương
ứng vào tìm sai số trung phương của hàm.

§3.6. TRỊ TRUNG BÌNH CỘNG VÀ SAI SỐ TRUNG PHƯƠNG CỦA TRỊ
TRUNG BÌNH CỘNG
Trong phép đo thường một đại lượng được đo nhiều lần, vấn đề đặt ra ở đây là từ
các giá trị đo thu được chọn giá trị nào tin cậy nhất, có giá trị gần với giá trị thực (X)
nhất để làm kết quả cho đại lượng đo. Theo lý thuyết sai số, kết quả của đại lượng đo
71
cùng độ chính xác được lấy giá trị trung bình cộng từ các giá trị đo được của đại lượng
đó.
Giả thiết trị thực của một đại lượng nào đó là X. Chúng ta tiến hành đo n lần được
các kết quả: l1, l2 ... ln, theo công thức (3- 1) ta tính được các sai số thực tương ứng:
Δ1 = l1 – X
Δ2 = l2 – X
…………….. (3-12)
Δn = ln – X
Cộng hai vế theo cột và chia cho n ta có:
Δ 1 + Δ 2 + ... + Δ n l1 + l 2 + ... + l n
= −X (3-13)
n n
Biểu diễn (3-13) dưới dạng tổng Gauss ta được:
[Δ ] = [l] − X (3-14)
n n

Ký hiệu:
[l] = x (3-15)
0
n
Giá trị x0 được gọi là trị trung bình cộng của các kết quả đo l. Thay (3-15) vào
biểu thức (3-14) ta có:
[Δ] = x −X (3-16)
0
n

Theo tính chất thứ tư của sai số ngẫu nhiên (3-2) ta có


[Δ]=0
lim
n →∞ n
Nên công thức (3- 16) có dạng:
lim x 0 = X (3-17)
n →∞
Như vậy trị số trung bình cộng sẽ đạt tới trị thực khi số lần đo tăng lên vô hạn.
Nhưng trong thực tế không thể tiến hành đo vô cùng lần được, vì vậy trị trung bình
cộng với số lần đo có hạn là trị đáng tin cậy nhất hay còn gọi là trị xác suất nhất.
1. Sai số trung phương của trị trung bình cộng
Giả sử một đại lượng X đo n lần được các trị đo là l1, l2 ... ln với các sai số trung
phương tương ứng là m1 , m2 ,...mn . Trị trung bình cộng (4-15) có thể biểu diễn dưới
dạng:
1 1 1
x 0 = l1 + l 2 + ... + l n (3-18)
n n n
Áp dụng công thức tính sai số trung phương của hàm tổng quát (3-9) ta tính được
sai số trung phương của trị trung bình cộng theo công thức:

72
2 2 2
⎛1⎞ ⎛1⎞ ⎛1⎞
M = ⎜ ⎟ m12 + ⎜ ⎟ m 22 +...+ ⎜ ⎟ m 2n
2

⎝n⎠ ⎝n⎠ ⎝n⎠


Nếu các lần đo cùng độ chính xác tức m1= m2= …=mn= m
n 2
Ta có: M2 = m
n2
m
Hay M= (3-19)
n
Như vậy: Sai số trung phương của trị trung bình cộng nhỏ hơn n lần sai số trung
phương của các trị đo.
§3.7. SAI SỐ XÁC SUẤT NHẤT VÀ CÔNG THỨC TÍNH SAI SỐ TRUNG
PHƯƠNG THEO SAI SỐ XÁC SUẤT NHẤT (CÔNG THỨC BESSEN)
1. Sai số xác suất nhất
Thông thường khi tiến hành đo các đại lượng chúng ta chưa biết được trị thực của
các đại lượng đó, nên không thể tính được sai số thực theo công thức (3-1) và như vậy
không thể dùng sai số trung phương theo công thức (3-2) để đánh giá kết quả đo. Trong
trường hợp này ta có thể dùng sai số xác suất nhất thay cho sai số thực.

Gọi x0 là trị trung bình cộng của n trị đo x 0 =


[l] và ký hiệu sai số xác suất nhất
n
của trị đo là vi ta có:
vi = li – x0 (3-20)
Như vậy sai số xác suất nhất của trị đo là hiệu số giữa trị đo và trị trung bình
cộng.
Trong lý thuyết sai số đã chứng minh được công thức tính sai số trung phương
theo sai số xác suất nhất:

m=±
[v ]
2
(3-21)
n −1
Trong đó n là số lần đo.
Công thức (3-21) do nhà Thiên văn- Trắc địa Bessen (1784-1846) người Đức đề
xuất để đánh giá độ chính xác kết quả đo một đại lượng bằng nhiều lần nên được gọi là
công thức Bessen.
Ví dụ: Trong điều kiện đo cùng độ chính xác, chiều dài cạnh AB được đo n = 5
lần với kết quả ghi trong bảng 3-1. Hãy tính giá trị xác suất nhất của cạnh AB và sai số
trung phương của nó
Bảng 3-1
TT Kết quả đo v(mm) v2 Các bước tính toán

73
1
x0 =
[l] = 228.29
45.64 -18 324
n 5

2 45.65 -8 64 x 0 = 45.658(m)

3 45.67 12 144 m2 =
[v ] = 680
2

n −1 4
4 45.66 2 4 m = ±13(mm)

m ± 13
5 45.67 12 144 M= = = ±6(mm)
n 5
Tổng 228.29 0 680

§3.8. KHÁI NIỆM VỀ PHÉP ĐO KHÔNG CÙNG ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ


TRỌNG SỐ KẾT QUẢ ĐO
1. Trung bình trọng số và cách đánh giá độ chính xác theo trọng số
Phần trên đã trình bày về công tác đo đạc trong điều kiện giống nhau, hay nói cách
khác là các trị số đo có cùng độ chính xác. Trong thực tế cũng thường tiến hành các
phép đo không cùng độ chính xác. Thí dụ: đo một đại lượng nào đó bằng các loại máy
khác nhau, hoặc đo cùng một loại máy nhưng với số lần đo khác nhau, hoặc được đo
trong các đIều kiện khác nhau. Trong những trường hợp này với giá trị xác suất nhất
của kết quả đo không nhận là trị trung bình cộng như đã nêu trong phần Đ3.5 mà phải
tính đến mức độ tin cậy của từng kết quả đo. Trong lý thuyết sai số độ tin cậy của kết
quả đo trong trường hợp này được thể hiện bằng đại lượng gọi là trọng số. Như vậy
trọng số liên quan đến độ chính xác đo, cụ thể trọng số tỷ lệ nghịch với bình phương
của sai số trung phương và được tính theo công thức:
c
P= (3-22)
m2
trong đó: c- hằng số bất kỳ còn gọi là hệ số tỷ lệ.
m- sai số trung phương.
Trọng số P - Biểu thị chất lượng của các kết quả đo do vậy mỗi kết quả đo sẽ ứng với
một trọng số. Giả sử ta có l1, l2, ... ln là các kết quả đo một đại lượng với cácsai số trung
phương m1, m2, ... mn. Để xác định trọng số của các kết quả đo, đầu tiên nhận trọng số
của một kết quả đo bất kỳ nào đó bằng 1 gọi là trọng số đơn vị (tức ta chọn hằng số c
trong công thức (3-22) bằng bình phương của sai số trung phương của kết quả đo đó),
sau đó dựa trên trọng số đơn vị này để tính trọng số của các kết quả đo khác. Thí dụ
trong n kết quả đo ta chọn trọng số của kết quả đo lần thứ k làm trọng số đơn vị, tức
PK=1, khi dó trọng số của các kết quả đo khác sẽ là:
74
m 2k m 2k m 2k
P1 = , P2 = ,… Pn = (3-23)
m12 m 22 m 2n
Trong đó mK là sai số trung phương của kết quả đo có trọng số bằng 1 còn gọi là
sai số trung phương trọng số đơn vị, thường được ký hiệu là μ. Như vậy ta có công
thức tổng quát:
μ2
Pi = (3-24)
m i2
suy ra μ = m i Pi (3-25)
Từ công thức (3-25) ta có thể viết dưới dạng:
μ = m1 P1

μ = m 2 P2
…………..
μ = m n Pn
Cộng theo vế của các biểu thức trên rồi chia cho n ta có:

μ=
[m P] 2
(3-26)
n
Với số lần đo tương đối lớn thì [Δ2 P ] = [m 2 P ] do đó

μ=
[Δ P]
2
(3-27)
n
Trong lý thuyết sai số đã chứng minh: sai số trung phương của trọng số đơn vị
theo sai số xác suất nhất v1, v2,… vn được tính theo công thức:

μ=
[v P]
2
(3-28)
n −1
Công thức (3-27) và (3-28) được sử dụng trong công tác bình sai và đánh giá độ
chính xác kết quả đo không cùng độ chính xác. Giá trị xác suất của đại lượng đo trong
trường hợp này được tính trên cơ sở dựa vào trọng số của các trị đo theo công thức sau
P1l1 + P2 l 2 + ... + Pn l n [Pl]
x0 = = (3-29)
P1 + P2 + ... + Pn [P]
Đại lượng x 0 ở đây được gọi là trung bình trọng số hay là số trung bình tổng quát.
Nếu P1 = P2 = ... = Pn = 1 thì công thức (3-29) trở về dạng công thức trị trung bình cộng
trong phép đo cùng độ chính xác (3-15).
Sau đây ta chứng minh công thức tính sai số trung phương của trị trung bình trọng số:

75
μ
Từ công thức (3-25) ta suy ra m i =
Pi
Mặt khác trọng số của trị trung bình trọng số có dạng:
P0 = P1 + P2 + … Pn = [P]
Như vậy sai số trung phương của trị trung bình trọng số sẽ là:
μ μ
M0 = hay M 0 = (3-30)
P0 [P]
Để hiểu thêm về vấn đề này ta cùng xem xét thí dụ sau:
Bằng các phương pháp khác nhau, tiến hành đo dung tích của một hồ chứa ta nhận
được 3 kết quả với các sai số trung phương tương ứng ghi trong bảng 3-2. Xác định
các trọng số và tính trị trung bình trọng số của các kết quả đo.
Bảng 3- 2
TT Dung tích hồ (m3) m m2 Trọng số
1 21.450.390 ±12 144 P1
2 21.450.415 ±20 400 P2
3 21.450.410 ±10 100 P3
- Nếu ta chọn μ = m1 = ±12 thì ta có:
2
⎛ 12 ⎞
P1 = ⎜ ⎟ = 1.00
⎝ 12 ⎠
2
⎛ 12 ⎞
P2 = ⎜ ⎟ = 0.36
⎝ 20 ⎠
2
⎛ 12 ⎞
P3 = ⎜ ⎟ = 1.44
⎝ 10 ⎠
Theo công thức (3-29) ta tính được dung tích của hồ chứa:
21450390.1,00 + 21450415.0,36 + 21450410.1,44
x0 = = 21450403,5(m 3 )
1,00 + 0,36 + 1,44
- Nếu ta chọn μ bất kỳ, thí dụ μ = 30 thì ta có:
2
⎛ 30 ⎞
P1 = ⎜ ⎟ = 6,25
⎝ 12 ⎠
2
⎛ 30 ⎞
P2 = ⎜ ⎟ = 2,25
⎝ 20 ⎠
2
⎛ 30 ⎞
P3 = ⎜ ⎟ = 9,00
⎝ 10 ⎠

76
Theo công thức (3-29) ta cũng nhận được kết quả tương tự:
21450390.6,25 + 21450415.2,25 + 21450410.9,00
x0 = = 21450403,5(m 3 )
6,25 + 2,25 + 9,00
Câu hỏi:
1. Thế nào là đo trực tiếp, đo gián tiếp? Cho ví dụ
2. Nguyên nhân gây ra sai số trong phép đo
3. Trị trung bình cộng và sai số trung phương của trị trung bình cộng
4. Trong phép đo cao lượng giác, tìm chênh cao h’ = D.tgV và mh’ biết:
D = 215.083 ± 0.015 m
V = -22014’27”± 5”
5. Trọng số đại lượng đo và sai số trung phương của trọng số đơn vị

77
PHẦN THỨ HAI
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC CƠ BẢN

CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG TRÊN MẶT


ĐẤT

§4.1. ĐÁNH DẤU ĐIỂM TRẮC ĐỊA TRÊN MẶT ĐẤT


Công việc đầu tiên khi đo vẽ bản đồ là chọn và đánh dấu điểm trắc địa trên mặt
đất. Các điểm này làm cơ sở để đặt máy đo góc định hướng, đo khoảng cách và chênh
cao giữa chúng. Các điểm đó sẽ mất giá trị nếu không chọn được vị trí thích hợp, đánh
dấu cố định ở hiện trường, bảo vệ lâu dài, chắc chắn trong quá trình đo vẽ và cả quá
trình sử dụng bản đồ sau này.
Tùy theo yêu cầu đo vẽ bản đồ và địa chất khu đo có thể đánh dấu các điểm
trắc địa bằng các loại: cọc, mốc và dấu.
Phương pháp đánh dấu điểm đơn giản là dùng cọc gỗ tròn đường kính 4 ÷ 6 cm
hoặc tiết diện vuông cạnh 3 ÷ 5 cm dài 30 ÷ 50 cm. Một đầu vát nhọn, một đầu cưa
phẳng, trên đó đóng đinh mũ làm tâm cọc (hình 4-1a). Để chống mục có thể quét hắc
ín hoặc đốt xém mặt ngoài.
Khi điểm đánh dấu cần lưu giữ lâu dài, chính xác, dùng loại mốc bê tông.

4-6 cm 10 cm 10 cm
2 cm 7 cm

50 50
cm cm 7 cm
30-50 cm

20
a) b) c) d)

Hình 4-1 Hình 4-2


Mốc bê tông có tiết diện vuông, cạnh 10 cm, dài 50 cm (hình 4-1b), hoặc có dạng
hình tháp cụt (hình 4-1c). Ở giữa mốc bê tông có lõi sắt, lõi sắt nhô lên đầu trên mốc
0,5 cm dùng làm tâm mốc khi đo.
Các cọc, mốc phải chôn chặt xuống đất, chỉ để nhô lên mặt đất 10 cm. Đầu cọc,
mốc phải ghi ký hiệu bằng sơn hoặc khắc chìm xung quanh nơi chôn cọc, mốc cần
phát quang, đào rãnh thoát nước.
Tại những nơi có mặt đá tự nhiên hoặc mặt bê tông của công trình đã xây dựng ổn
định, có thể dùng dấu sơn, núm đồng để đánh dấu điểm (hình 4-1d).
78
Để từ xa ngắm tới mốc được dễ dàng, cần dùng sào tiêu. Sào tiêu là sào thẳng
bằng gỗ hoặc hợp kim dài 2 ÷ 3 cm. Chân sào nhọn, bọc thép. Thân sào sơn hai màu
trắng, đỏ phân thành từng khoảng 50 cm.
Khi đo ngắm cần dựng sào tiêu lên tâm mốc. Sào tiêu được giữ thẳng đứng nhờ
các dây chằng hoặc que chống (hình 4-2)
Các điểm đã đánh dấu phải có sơ đồ vị trí chôn cọc, mốc để sau này dễ tìm khi sử
dụng.

§4.2. KHÁI NIỆM VỀ ĐỊNH HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG


Để xác định một đường thẳng lên bản đồ, ngoài khoảng cách cần phải biết

hướng của nó.

Định hướng đường thẳng là xác định hướng của đường thẳng đó so với một hướng
chuẩn.
Thực chất của định hướng đường thẳng là xác định góc hợp bởi hướng chuẩn và
hướng của đường thẳng đó.
Trong trắc địa, hướng chuẩn được chọn có thể là hướng bắc của kinh tuyến

thực (kinh tuyến địa lý), kinh tuyến từ (đường sức từ), kinh tuyến giữa hoặc hướng

dương của trục Ox trong hệ tọa độ vuông góc phẳng.

Tùy thuộc vào hướng chuẩn được chọn mà đại lượng định hướng đường thẳng là
góc phương vị thực, góc phương vị từ và góc định hướng.
1. Góc phương vị thực và độ hội tụ kinh tuyến
Góc phương vị thực tại một điểm trên đường thẳng là góc bằng kể từ đầu bắc của
đường kinh tuyến thực đi qua điểm đó theo chiều thuận kim đồng hồ tới đường thẳng.
Góc phương vị thực ký hiệu là A kèm chỉ số là tên hướng đường thẳng. Ví dụ góc
phương vị thực của đường thẳng MN là AMN (hình 4-3a). Trị số góc A biến thiên từ 00
đến 3600.
Một đường thẳng có hai hướng thuận và nghịch nên cũng có góc phương vị thuận
và phương vị nghịch.
Ví dụ AMN là góc phương vị thuận của đường thẳng MN thì ANM là góc phương vị
nghịch của đường thẳng MN.

79
Hình 4-3
Xét hai điểm A và B trên mặt đất có cùng vĩ độ ϕ. Vì các đường kinh tuyến đều
hội tụ tại hai cực của trái đất nên các kinh tuyến qua A và B có tiếp tuyến AT1BT
không song song với nhau mà hợp với nhau một góc γ, gọi là độ hội tụ kinh tuyến, hay
độ gần kinh tuyến (hình 4-3b). Để xác định một cách gần đúng γ, coi trái đất là hình
cầu, khoảng cách AB = d nhỏ so với kích thước trái đất nên có thể coi d là một cung
d
của vòng tròn tâm T, bán kính AT; do đó: γ=
AT
Xét tam giác ATO vuông góc tại A:
R
AT = AO.cotgϕ AT =
tgϕ
d
Vậy: γ= tgϕ
R
Tính đổi γ ra phút:
d
γ' = .tgϕ.3438' (4-1)
R
Thay R = 6371 km, ta có:
γ’ = 0,54d.tgϕ
với khoảng cách d = 1 km thì:
γ’ = 0,54.tgϕ
Ví dụ: Hai điểm ở Hà Nội có vĩ độ ϕ = 210, cách nhau 1 km, thì γ = 0.2’ = 12”.
Từ công thức (4-1) ta có nhận xét:
- Nếu hai điểm nằm trên xích đạo ϕ = 00 thì γ = 0.

80
- Khi đo vẽ khu vực nhỏ, khoảng cách giữa các điểm không lớn, có thể coi γ = 0,
tức là tiếp tuyến của các kinh tuyến thực tại mọi điểm trên mặt đất coi như song song
với nhau.
Như vậy nếu bỏ qua độ hội tụ kinh tuyến γ thì quan hệ giữa góc phương vị thuận
và góc phương vị nghịch là:
Athuận = Anghịch ± 1800 (4-2)

2. Góc phương vị từ và độ từ thiên


Ngoài hai cực Bắc – Nam nằm trên trục
quay trái đất, còn có hai cực từ. Cực Bắc
từ ở vịnh Hutson (Canada) có ϕ = 70005’
Bắc, λ = 96045’ Đông và cực Nam từ ở
biển Roso (Australia) có ϕ = 75006’
Nam, λ = 154008’ Đông. Đường sức từ tại
một điểm coi là kinh tuyến từ đi qua điểm
đó. Qua nghiên cứu về tính chất của kim
nam châm, nếu đặt nó trên trụ thẳng đứng,
sau khi dao động ổn định, kim đứng yên
thì trục của kim sẽ trùng với hướng của Hình 4-4
kinh tuyến từ, tức hướng Bắc – Nam từ.

Góc phương vị từ tại một điểm trên đường thẳng là góc bằng kể từ đầu Bắc của kinh
tuyến từ đi qua điểm đó theo chiều thuận kim đồng hồ tới đường thẳng (hình 4-4), ký
hiệu m.
Tại một điểm, kinh tuyến thực và kinh tuyến từ không trùng nhau, chúng tạo với
nhau một góc δ, gọi là độ từ thiên. Nếu đầu bắc kim nam châm lệch về phía Đông kinh
tuyến thực có δ > 0 gọi là “độ từ thiên Đông” và ngược lại, lệch về phía Tây kinh
tuyến thực có δ < 0, gọi là “độ từ thiên Tây” (hình 4-4).
Góc phương vị thực A và góc phương vị từ m có quan hệ:
A=m+δ (4-3)
Độ từ thiên δ biến đổi theo thời gian và vị trí trên mặt đất. Giá trị và dấu của δ
thường được ghi chú vào dưới mỗi tờ bản đồ, là giá trị trung bình của δ trong toàn
vùng nằm trong phạm vi bản đồ đó.

3. Góc định hướng


Các góc phương vị thực và góc phương vị từ tại những điểm khác nhau trên
cùng một đường thẳng lại có giá trị khác nhau, nên sử dụng chúng để định hướng
không thuận tiện, vì thế trong trắc địa thường sử dụng góc định hướng. Với góc
định hướng, hướng chuẩn được chọn là hướng Bắc của kinh tuyến giữa trong múi
81
chiếu Gaoxơ (hoặc múi chiếu UTM) hay các trục tung trong lưới tọa độ. Như vậy:
Góc định hướng của đường thẳng là góc bằng tính từ đầu Bắc của kinh tuyến giữa
hoặc đường song song với nó theo chiều thuận kim đồng hồ tới đường thẳng, ký
hiệu là α.
Vì đầu Bắc của kinh tuyến giữa là đầu dương của trục Ox trong hệ tọa độ vuông
góc phẳng Gaoxơ nên αMN chính là góc hợp bởi đầu dương của các đường thẳng song
song với trục Ox và hướng của đường thẳng MN (hình 4-5a).

Hình 4-5
Góc định hướng cũng biến thiên từ 0 đến 3600 và quan hệ giữa góc định hướng
0

thuận và góc định hướng nghịch là:


αthuận = αnghịch ± 1800.
Mối liên hệ giữa góc phươngvị thực, phương vị từ và góc định hướng được thể
hiện trên hình 4-5b.
Trong đó hướng ngôi sao biểu thị hướng Bắc thực, hướng đầu mũi tên biểu thị
hướng Bắc từ, hướng đuôi mũi tên biểu thị hướng Bắc của đường song song với kinh
tuyến giữa..
Từ hình vẽ ta thấy: AMN = mMN + δ
αMN = mMN + δ ± γ (4-4)
Dấu ± lấy theo dấu cụ thể của δ và γ có trên mỗi mảnh bản đồ. Muốn có góc
phương vị thực phải quan trắc thiên văn (giáo trình này không đề cập đến).
Để có góc phương vị từ của một đường thẳng phải đo bằng địa bàn có kim nam
châm và vòng khắc độ.
§4.3. ĐỊA BÀN
Địa bàn là dụng cụ để xác định hướng Nam- Bắc từ và đo góc phương vị từ.
1. Cấu tạo
Địa bàn có nhiều loại hình dáng, kích thước khác nhau nhưng nói chung
thường có các bộ phận chính sau đây:

82
a. Kim nam châm.
Kim nam châm có dạng hình thoi dài làm bằng thép dát mỏng được từ hóa. Để
cho kim quay trên trục được dễ dàng, ít ma sát, trong ổ trục quay của kim có lót
một miếng mã não. Đầu Bắc của kim sơn màu xanh hoặc đen, còn đầu Nam sơn
màu trắng, có quấn một vài vòng đồng hay nhôm để khử độ từ khuynh giữ cho kim
được thăng bằng (hình 4-6). Đặc điểm của kim nam châm là càng lên phía Bắc thì
đầu Bắc càng chúc xuống đất. Góc lệch của kim nam so với mặt phẳng ngang gọi
là độ từ khuynh.

b. Vòng độ.
Vòng độ là một hình vành khăn có tâm trùng với trục quay của kim, được làm
bằng hợp kim không nhiễm từ. Đường kính trong của vòng độ lớn hơn chiều dài
kim một ít và đặt ngang bằng với mặt kim lúc kim làm việc. Trên mặt vòng độ có
khắc các vạch chia độ, ghi từ 00 đến 3600 theo chiều ngược kim đồng hồ. Tùy theo
kích thước của địa bàn mà mỗi độ còn có thể chia làm 2 hay 3 khoảng nhỏ ứng với
30 hay 20 phút.
c. Cần hãm kim.
Cần hãm là một đòn bẩy nhỏ để nâng kim áp sát mặt kính, tách khỏi trục quay,
tránh cho trục quay bị mòn khi không sử dụng.
d. Hộp địa bàn.
Hộp địa bàn làm bằng nhựa hay hợp kim không nhiễm từ, mặt trên có kính bảo
vệ, trong hộp bố trí vòng độ. Tâm đáy hộp gắn trục quay kim nam châm và ghi các
chữ cái ký hiệu hướng Bắc, Nam, Đông, Tây ở đầu đường kính 00 – 1800 và 900 –
2700 của vòng độ.
e. Đường ngắm chuẩn.
Trên thành hộp địa bàn thường gắn 2 thanh ở hai đầu đường kính 00 – 1800
của vòng độ. Hai thanh này có thể dựng thẳng đứng vuông góc với mặt kim khi
ngắm. Trên mỗi thanh có xẻ một khe hẹp, giữa khe căng một dây thẳng. Mặt phẳng
qua hai dây của hai thanh chứa đường kính 00 – 1800 của vòng độ, tạo thành hướng
ngắm chuẩn (hình 4-7a). Một số địa bàn dùng ống ngắm để tạo hướng ngắm chuẩn
(hình 4-7b).
83
Hình 4-7

2. Kiểm nghiệm địa bàn


Địa bàn dùng để đo góc phương vị từ và định hướng vùng đất phải thỏa mãn
các điều kiện sau:
a. Các bộ phận trong hộp địa bàn không bị nhiễm từ.
Muốn kiểm nghiệm điều kiện này, cần tháo rời các bộ phận của địa bàn. Cắm
kim nam châm lên trục quay đặt trên mặt bàn gỗ rồi đưa từng bộ phận của địa bàn
lại gần kim, kim phải không dao động.
b. Kim nam châm phải nhạy.
Đặt địa bàn lên bàn sao cho vòng độ nằm ngang. Đợi cho kim nam châm đứng
yên, đọc số ở đầu kim. Sau đó dùng một que sắt đưa lại gần kim, dẫn kim về một
phía rồi thả cho kim trở lại vị trí cũ. Đợi cho kim đứng yên, đọc số ở đầu kim. Làm
nhiều lần như thế, nếu số đọc đều giống nhau là tốt, nếu khác nhau có thể do từ tính
của kim đã yếu hay trụ quay và ổ trụ kim có ma sát lớn.
c. Kim nam châm phải cân bằng.
Đặt địa bàn sao cho vòng độ nằm ngang. Nếu cân bằng thì 2 đầu kim nằm
ngang so với mặt vòng độ. Nếu không nằm ngang thì xê dịch vòng đồng (hoặc
nhôm) ở đầu nam của kim cho đến khi 2 đầu kim ngang bằng mặt vòng độ.
d. Tâm trụ quay của kim phải trùng với tâm vòng độ.
Đặt địa bàn sao cho vòng độ nằm ngang. Đọc số ở 2 đầu kim. Quay địa bàn
cho kim nam châm ở vùng khác của vùng đọc độ rồi đọc số ở 2 đầu kim. Nếu số
đọc ở hai đầu kim tại vị trí nào của vòng độ cũng lệch nhau đúng 1800 là tốt.
e. Khoảng chia trên vòng độ phải đều nhau.

84
Dùng compa đo, đo các khoảng chia trên vòng độ, nếu các khoảng chia bằng
nhau là được.
f. Đường ngắm chuẩn phải trùng với đường kính 00 – 1800 của vòng độ.
Gập thanh có khe ngắm xuống mặt kinh, nếu dây chỉ giữa khe ngắm trùng với
đường kính 00 – 1800 là được.

§4.4. ĐO GÓC PHƯƠNG VỊ TỪ BẰNG ĐỊA BÀN


Góc phương vị từ dùng hướng chuẩn là hướng Nam Bắc của đường kính từ.
Đường kinh tuyến từ có thể tìm được nhờ kim nam châm trong địa bàn. Trình tự đo
góc phương vị từ như sau:
Giả sử cần đo góc phương vị từ của đường thẳng AG (hình 4-8), ta đặt địa bàn
tại mốc A, xoay địa bàn cho mặt vòng độ nằm ngang và số 00 của vòng độ hướng về
sào tiêu dựng tại mốc G. Ngắm qua khe ngắm hoặc ống kính, điều chỉnh hướng ngắm
trùng với trục sào tiêu. Mở cần hãm kim để kim nam châm quay tự do, chờ cho kim ổn
định, đọc số trên vòng độ ứng với đầu Bắc của kim. Nếu địa bàn ghi số ngược chiều
kim đồng hồ thì số đọc đó là giá trị góc phương vị cần đo.
G
B G

B B AG

A B
AG
BG

A B

BG

Hình 4-8
Cần đo lại vài lần như trên, nếu các giá trị nhận được sau mỗi lần đo không
lệch nhau quá một nửa giá trị của khoảng chia nhỏ nhất trên vòng độ thì lấy trị số
trung bình các lần đo làm giá trị chính thức.
Muốn góc phương vị đạt độ chính xác cao phải dùng loại địa bàn có chân, có
bọt thủy tròn để cân bằng vòng độ nằm ngang, có ống ngắm tạo hướng ngắm
chuẩn và nhìn rõ mục tiêu ở xa.
Muốn giá trị góc phương vị có độ chính
xác đến phút có thể đo bằng máy kinh vĩ có lắp hộp định hướng nam châm (hình 4-9)

Hình 4-9

§4.5. QUAN HỆ GIỮA GÓC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GÓC BẰNG


1. Tính góc bằng từ các góc định hướng

85
Nếu biết góc định hướng của hai cạnh giao nhau, sẽ tính được góc kẹp giữa hai
cạnh đó. Vì các góc định hướng và góc kẹp cùng nằm trên mặt phẳng ngang nên góc
kẹp này còn gọi là góc bằng.
B¾c
Ví dụ 1:
Biết góc định hướng của cạnh BA và cạnh
BC là:
αBA = 246015’
αBC = 164011’
BC
Tính góc bằng ABC (). B

BA
Giải:
Ký hiệu góc bằng ABC = β, ta có: A
C

β = αBA - αBC
Hình 4.10
thay số vào sẽ được:
β = 246015’ - 164011’
β = 82004’
2. Tính chuyền góc định hướng.
Nếu biết góc định hướng của một cạnh và góc bằng kẹp giữa cạnh này và cạnh
kế tiếp, ta có thể tính được góc định hướng của cạnh kế tiếp đó.Việc tính này gọi là
tính chuyền góc định hướng. Có hai trường hợp:
a. Góc bằng ở bên phải hướng tính chuyền:
Trong hình 4-11a, các góc bằng β0, β1, β2, β3 trong đa giác, theo chiều tính chuyền
0-1-2-3 nằm ở bên phải, gọi là góc phải. Nếu biết góc định hướng của cạnh khởi đầu
α01, có thể tính chuyền góc định hướng của các cạnh còn lại:
α12 = α01 + 1800 - β1
α23 = α12 + 1800 - β2 (4-5)
α30 = α23 + 1800 - β3
Kiểm tra:
α01 = α30 + 1800 - β0
Góc định hướng α01 tính được phải bằng đúng góc α01 đã biết.
Ví dụ 2:
Trong hình 4-11a, các góc bằng ở các đỉnh đa giác là góc β0 = 71015’, β1 = 86008’,
β2 = 76015’, β3 = 126022’. Biết góc định hướng của cạnh khởi đầu α01 = 68030’.
Tính chuyền góc định hướng của các cạnh còn lại.

86
B¾c B¾c
1
1

1
1
O1 3
O1
2
4
2 2 O 2
O 3

a) 3 b)
Hình 4-11
Giải:
Các góc βi nằm bên phải tuyến theo chiều tính chuyền 0-1-2-3-0. áp dụng công
thức (4-5), thay số vào sẽ được:
α12 = 68030’ + 1800 - 86008’ = 162022’.
α23 = 162022’ + 1800 - 76015’ = 266007’
α30 = 266007’ + 1800 - 126022’ = 319045’.
Kiểm tra:
α01 = 319045’ + 1800 - 71015’ = 428030’
α01 = 428030’ – 3600 = 68030’
Từ ví dụ trên suy ra: Khi có một loạt các góc bằng βi nằm bên phải tuyến theo
chiều tính chuyền, nếu biết góc định hướng của cạnh khởi đầu α01, thì có thể tính
chuyền góc định hướng cho cạnh thứ n bất kỳ theo công thức:
n
αn, n+1 = α01 + n1800 - ∑β
i =1
i (4-6)

b. Góc bằng ở bên trái hướng tính chuyền.


Nếu các góc βi nằm bên trái tuyến theo chiều tính (hình 4-11b), công thức tính
chuyền góc định hướng là:
α12 = α01 + β1 – 1800 (4-7)
α23 = α12 + β2 – 1800
Suy ra:
n
αn, n+1 = α01 + ∑β
i =1
i - n 1800 (4-8)

Công thức tính chuyền góc định hướng được sử dụng nhiều khi tính toán tọa
độ các điểm khống chế mặt bằng trong đo vẽ bình đồ, sẽ giới thiệu ở chương VIII.
Câu hỏi
1. Khái niệm về góc phương vị, góc định hướng.
2. Đo góc phương vị bằng địa bàn

87
3. Tính góc bằng khi biết góc định hướng
4. Tính chuyền góc phương vị (định hướng) khi biết góc trái
5. Tính chuyền góc phương vị (định hướng) khi biết góc phải

88
CHƯƠNG V: ĐO KHOẢNG CÁCH

§ 5.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐO KHOẢNG CÁCH


Để biểu thị vị trí của các điểm ngoài mặt đất lên bản đồ cần phải biết khoảng cách
nằm ngang giữa các điểm đó.
Đo khoảng cách - còn gọi là đo chiều dài – là một trong những công tác đo đạc
cơ bản của trắc địa. Nếu đo trực tiếp có thể dùng thước vải, thước thép cuộn, thước
dây Inva. Nếu đo gián tiếp có thể dùng máy kinh vĩ có dây thị cự, mia Ba-la, máy
đo khoảng cách bằng sóng điện quang (sóng điện từ và sóng ánh sáng), bằng hệ
thống định vị toàn cầu GPS v.v…
Tùy theo độ chính xác yêu cầu và điều kiện địa hình nơi đo mà chọn dụng cụ đo
và phương pháp đo thích hợp.
Trong chương này chủ yếu đề cập đến phương pháp đo khoảng cách trực tiếp
bằng thước thép.

§ 5.2. ĐỊNH TUYẾN ĐƯỜNG THẲNG


Khoảng cách giữa 2 điểm cần đo ngoài mặt đất thường lớn hơn chiều dài của
thước. Khi đo khoảng cách trực tiếp, phải đặt thước liên tiếp nhau nhiều lần. Để đảm
bảo các đầu của thước khi đo cùng nằm trên đường thẳng, phải xác định thêm một số
điểm nằm trên đường thẳng qua hai điểm cần đo đó. Công việc này gọi là định tuyến
đường thẳng.
Tùy theo yêu cầu độ chính xác có thể định tuyến đường thẳng bằng mắt hoặc bằng
máy.

1. Định tuyến đường thẳng giữa hai điểm ngắm thông nhau
a. Định tuyến bằng mắt.

B
C D
A

A C D B

Hình 5-1
Giả sử cần định tuyến đường thẳng qua hai điểm A, B. Trước hết dựng sào tiêu
thẳng đứng tại A và B. Một người đứng sau điểm A ít nhất 2m, ngắm về B sao cho sào
tiêu ở A che lấp sào tiêu ở B, rồi điều khiển người cầm sào tiêu C di chuyển đến khi

89
sào tiêu A che lấp sào tiêu C là được. Người cắm sào tiêu tiến dần từ B về A và làm
tương tự sẽ cắm được các sào tiêu khác nằm trên đường thẳng qua A và B (hình 5-1).
b. Định tuyến bằng máy kinh vĩ.
Muốn đạt độ chính xác cao có thể dùng máy kinh vĩ để định tuyến đường thẳng.
Đặt máy kinh vĩ tại A, ngắm về sào tiêu dựng ở B sao cho dây đứng của lưới chữ
thập trong ống kính trùng với trục sào tiêu ở B (Hình 5-2). Người ngắm máy hãm ống
kính không cho chuyển động ngang và ra hiệu cho người cầm sào tiêu lần lượt dựng
đúng vào hướng ngắm đó.

2. Định tuyến đường thẳng giữa hai điểm không ngắm thông nhau
a. Định tuyến đường thẳng qua đồi.
Giữa A và B là một quả đồi, từ A không ngắm thông đến B. Cần xác định vị trí C,
D thẳng hàng với A, B (hình 5-3).

C
D

A
B

A C D B
C2
D2

D1

Hình
C1 5-3
Trình tự tiến hành như sau:
Dựng sào tiêu thẳng đứng tại A và B. Một người cầm sào tiêu C đứng ở sườn đồi,
chọn vị trí C1 sao cho tại C1 nhìn thấy B. Người đứng ở C1 nhìn về B điều khiển người
thứ hai cầm sào tiêu D di chuyển đến vị trí D1 sao cho D1 nằm trên C1B và từ D1
ngắm thông tới A. Người đứng ở D1 điều khiển người cầm sào tiêu C1 di chuyển đến
C2 sao cho C2 ngắm thông về B và nằm trên AD1. Người đứng ở C2 lại điều khiển
người cầm sào tiêu D1 di chuyển đến D2 sao cho D2 ngắm thông đến A và nằm trên
C2B. Cứ làm dẫn như vậy cho đến khi người thứ nhất cắm được điểm C nằm trên AD
90
và người thứ hai cắm được điểm D nằm trên CB, lúc này C và D sẽ nằm trên đường
thẳng qua AB.
b. Định tuyến đường thẳng qua chướng ngại vật.
Nếu giữa A và B có chướng ngại vật như nhà cửa, công trình v.v… ta có thể áp
dụng phép tính đồng dạng để xác định hai điểm M, N thẳng hàng với A, B (Hình 5-4).

Hình 5-4

Trước hết, phóng tuyến phụ Ax không qua chướng ngại vật. Giả sử M và N là hai
điểm nằm trên đường thẳng AB. Gọi b là chân đường vuông góc hạ từ B xuống Ax và
m, n là chân đường vuông góc hạ từ M, N xuống Ax. Theo phép tính đồng dạng ta có:
Bb
Mm = Am (5-1)
Ab
Bb
Nn = An (5-2)
Ab
Từ đó suy ra cách xác định M và N như sau: Dùng máy kinh vĩ (xem chương VII)
hoặc ê ke gương phẳng xác định điểm b, chân đường vuông góc hạ từ B xuống Ax.
Trên Ax chọn hai điểm m và n sao cho từ đó ngắm về AB theo hướng vuông góc
không qua chướng ngại vật. Đóng cọc tại b, m, n. Dùng thước đo độ dài Ab, Bb, Am,
An rồi dùng công thức (5-1) và (5-2) tính ra Mm và Nn.
Tại m, n theo hướng vuông góc với Ab đo các đoạn Mm, Nn bằng các kết quả vừa
tính được. Đóng cọc M và N, hai cọc này sẽ nằm trên đường thẳng AB.
Ê ke gương phẳng là dụng cụ tạo ra góc vuông. Cấu tạo của nó gồm hai mặt
gương phẳng tạo thành 1 góc 450 (Hình 5-5).
Chúng được đặt trong một hộp nhỏ có tay cầm và móc treo quả dọi. Thành hộp có
chừa khoảng hở phía trên mặt gương.

O
P
Z1
γ

D
Z2
β
β
α
A α B
91
K
ϕ
E
Hình 5- 5 Hình 5-6

Nguyên lý cấu tạo của ê ke gương phẳng như sau: Tia sáng đi từ A theo hướng Ax
đến gương Z1 ở K, phản chiếu dưới góc α đến gương Z2 ở D, rồi phản chiếu dưới góc
β đến mắt người quan sát theo hướng DE (hình 5-6).
Vì ϕ là góc ngoài của hình tam giác DbK nên :
ϕ = 2α + 2β = 2(α + β).
Từ tam giác DOK ta có:
γ + (900 - β) + (900 - α) = 1800
γ=α + β
hay ϕ = 2γ
Nếu γ = 450 thì ϕ = 900 tức là hai gương phẳng hợp với nhau 1góc 450 thì tia sáng
đầu tiên AK sẽ vuông góc với tia sáng DE sau khi phản xạ 2 lần.
Để xác định điểm b, người cầm ê ke di chuyển trên Ax, mắt luôn quan sát sào tiêu
A qua gương. Khi thấy sào tiêu B trùng với ảnh của sào tiêu A trong ê ke thì dừng lại,
điểm đặt ê ke chính là điểm b chân đường vuông góc hạ từ B xuống Ax.
Muốn tạo đường vuông góc với Ax tại điểm m, người cầm ê ke quay gương Z1 về
phía sào tiêu A, sau đó nhìn vào gương Z2 và qua khe trống trên nó, điều chỉnh người
cầm sào tiêu M di chuyển đến vị trí có ảnh của sào tiêu M trùng với sào A, lúc đó M sẽ
nằm trên đường vuông góc với Ax tại m.

§ 5.3. ĐO TRỰC TIẾP KHOẢNG CÁCH BẰNG THƯỚC THÉP


1. Dụng cụ đo trực tiếp khoảng cách
Dụng cụ đo trực tiếp khoảng cách bao gồm thước vải, thước tthép cuộn, thước dây
In-va.
a. Thước vải.
Thước vải làm bằng sợi bền phủ sơn. trên hai mặt thước chia vạch đến cm và in số
dm. Thước vải dài 5, 10, 20 hoặc 30 m được cuộn trong hộp nhựa tròn có tay quay
(Hình 5-7a).

92
Hình 5-7b
Hình 5-7a
b. Thước thép.
Thước thép được làm bằng thép bản mỏng 0,4mm, rộng 1 5 – 20 mm, với độ dài
các loại 20, 30 hoặc 50 m. Trên mặt thước chia vạch cm, ghi số dm và m. Một số
thước thép còn khắc vạch mm ở dm đầu và cuối thước.
Hai đầu thước có vòng đồng để kéo căng thước khi đo (hình 5-7b). Sử dụng xong
phải lau sạch hai mặt thước, bôi dầu mỡ và cuộn vào khung thép bảo vệ (hình 5-8a).
Kèm với thước thép còn có máy kinh vĩ, sào tiêu để định tuyến đường thẳng và bộ
que sắt gồm 6 hoặc 11 cái để đánh dấu vị trí đầu và cuối thước. Que sắt làm bằng sắt
φ6, một đầu uốn tròn, một đầu mài nhọn để cắm xuống đất (hình 5-8b).

c. Thước dây In-va.

Thước dây In-va là sợi 5-8a


Hình dây bằng hợp kim In-va, tiết Hình
diện tròn
5-8bđường kính 1,6
5mm dài 24 và 48m. Hai đầu dây nối với hai bảng đọc số, trên đó có khắc vạch mm
trong một đoạn dài 8cm. (hình 5-9).
Kèm với thước dây In-va có máy kinh vĩ và sào tiêu định tuyến thẳng, có lực kế,
nhiệt kế, tạ căng thước và các giá trụ trục.

Hình 5-9
Tuỳ thuộc vào loại thước và quy trình đo mà độ chính xác của kết quả đo
khoảng cách có thể đạt: từ 1/1.000 đến 1/2 5.000 khi dùng thước thép và từ 1/2 5.000
đến 1/1.000.000 khi dùng thước In-va.

2. Đo khoảng cách bằng thước thép với độ chính xác 1/ 2.000


a. Đo trên khu đất bằng.
Để đo chiều dài theo phương pháp này cần 2 ÷ 3 người với các dụng cụ: thước
thép sào tiêu, bộ que sắt và sổ đo.
Giả sử cần đo khoảng cách ngang giữa hai cọc A, B bằng thước thép cuộn 20m và
bộ que sắt 11 cái.

93
Trước hết dựng sào tiêu thẳng đứng ở 2 cọc A, B. Nếu khoảng cách AB lớn hơn
100m phải định tuyến bằng một số sào tiêu cắm trên đường thẳng đó. Khi đo một
người cầm đầu thước có vạch “0” gọi là “người đi sau” dùng một que sắt giữ đầu
thước sao cho vạch “0” của đầu thước trùng với tâm cọc A. Người cầm đầu thước có
vạch “20” và 10 que sắt gọi là “người đi trước”. Người đi sau điều chỉnh người đi
trước đặt đầu thước nằm trên đường AB và ra hiệu lệnh “căng thước”. Người đi trước
căng thước và cắm ngay một que sắt tại vạch “20” rồi báo “xong” (hình 5-10).

Hình 5-10

Người đi sau nhổ que sắt tại A, người đi trước để nguyên que sắt đã cắm làm điểm
nối cho lần đặt thước tiếp; cả hai người cùng nâng thước và tiến về hướng B. Khi
người đi sau đến chỗ que sắt do người đi trước đã cắm thì dừng lại và tiếp tục thao tác
như trên. Khi người đi trước hết 10 que sắt tức người đi sau có trong tay 10 que sắt,
người đi sau trao 10 que sắt cho người đi trước và ghi vào sổ “1 lần trao que sắt”. Vì
thước có chiều dài 20m mà một lần trao que sắt tương ứng với 10 lần đặt thước lên
đoạn thẳng vừa đo được là:
20m x 10 = 200 m.
Đoạn thẳng cuối cùng thường ngắn hơn chiều dài của thước thì phải căn cứ vào
tâm cọc B làm chuẩn để đọc số trên thước.
Ví dụ sau khi đo xong, trong sổ ghi được 1 lần trao que sắt và số que sắt thu được
của người đi sau là 6 cái, đoạn lẻ cuối cùng đọc được là 7,13m thì khoảng cách ngang
AB sẽ là:
20m x 10 + 20m x 6 + 7,13m = 327,13 m.
Để kiểm tra và nâng cao độ chính xác của kết quả đo, phải tiến hành đo hai lần: đo
đi và đo về. Lần đo về phải đảo đầu thước để vạch “0” trùng với tâm cọc B và đo về
hướng A.
Độ chính xác của kết quả đo được đánh giá bằng sai số tương đối dưới dạng phân
số có tử số là 1:
1 Ddi − Dve
= (5-3)
T Dtb
trong đó: Dđi : khoảng cách lần đo đi
Dvề : khoảng cách lần đo về
94
Dtb : khoảng cách trung bình của hai lần đo đi và đo về.
Phương pháp đo trên đây có thể đạt độ chính xác với sai số tương đối 1/ 2.000.
Tuỳ theo yêu cầu độ chính xác phải đạt, so sánh sai số tương đối của kết quả đo
với sai số cho phép. Nếu nó lớn hơn sai số cho phép buộc phải đo lại, còn nếu nhỏ
hơn hoặc bằng sai số cho phép thì lấy kết quả trung bình của 2 lần đo làm kết quả
chính thức.
b. Đo trên khu đất dốc.
Khoảng cách đo được phải quy về khoảng cách nằm ngang để thể hiện lên bản đồ
hoặc mặt cắt, vì thế khi đo khoảng cách trên khu đất dốc cần có thêm dụng cụ để điều
chỉnh thước về vị trí nằm ngang gọi là Ni-vô. Ni-vô là một thanh gỗ hoặc hợp kim
phẳng, dài 50 – 60 cm, trên đó gắn ống thuỷ tinh hơi cong đổ ê te chừa khoảng trống
gọi là bọt thuỷ (cấu tạo của ống thuỷ trình bày ở Đ6.3). Khi bọt thuỷ ở giữa ống thuỷ
thì mặt phẳng của ni-vô nằm ngang (hình 5-11a).

a)

A
B

Hình 5-11
S
Giả sửb)cần đo khoảng cách nằm ngang từ cọc A đến cọc B (hình 5-11b). Trước
hết người đi sau cầm đầu thước có vạch “0”, dùng một que sắt giữ đầu thước cho
vạch “0” trùng với tâm cọc A rồi điều khiển người đi trước cầm vạch “20” có treo
dây dọi điều chỉnh để vạch “20” nằm trên đường thẳng AB. Đồng thời người ghi
sổ đặt Ni-vô lên mặt thước ở khoảng giữa và điểu khiển người đi trước nâng thước
lên đến khi thước nằm ngang thì hô “căng thước”. Khi thước đã căng, người đi
trước cần căn cứ vào hướng dây dọi cắm que sắt đánh dấu. Sau đó tất cả tiến theo
hướng B và tiếp tục đo như trên.
Khi đo lên dốc cũng tiến hành tương tự, nhưng người đi sau phải giữ dây dọi và tự
điều chỉnh dây dọi vào đúng vị trí que sắt đã cắm trước dưới đất.
Khi mặt đất có độ dốc lớn và độ dốc tương đối đều, có thể đo trực tiếp chiều dài
nằm nghiêng D0 và góc dốc V của mặt đất, sẽ tính được khoảng cách ngang D theo
công thức:
D = D0.cosV (5-4)
Để đo góc dốc V, có thể dùng thước đo góc dốc đơn giản (Hình 5-12). Đặt trụ
thước ở A, đo chiều cao i, quay thước ngắm vào vạch dấu trên sào có giá trị i dựng ở

95

D i
0

B
D
0
B. Lúc này dây dọi treo trên thước chắn vào một số trên bàn độ, số đọc này chính là
giá trị góc dốc V cần tìm.

D
1
D
2 D
Nếu giữa A và B mặt đất có độ dốc không đều, ta chia chiều dài
D
3 AB thành 4

nhiều đoạn nhỏ,


Hình trong
5-12 mỗi đoạn nhỏ độ dốc mặt đất là đều và cũng
Hình 5-13
D tiến hành đo
như trên, rồi cộng kết quả đo các đoạn ta được khoảng cách ngang giữa A và B
(hình 5-13).

3. Đo khoảng cách bằng thước thép với độ chính xác 1/20.000


Hai đầu thước thép dùng để đo phải có khoảng chia tới mm. Dùng máy kinh vĩ để
định tuyến, theo tuyến ngắm của máy, điều khiển người đóng các cọc phân đoạn.
Khoảng cách giữa hai cọc phân đoạn phải nhỏ hơn chiều dài của thước vài cm và tâm
các cọc phân đoạn phải nằm trên tuyến AB. Đoạn cuối cùng ngắn hơn chiều dài thước.
Nếu thước đo chỉ khắc vạch mm ở 2 đầu thì phải đo sơ bộ chiều dài đoạn cuối này rồi
gắn thêm đoạn thước khắc vạch mm vào dm tương ứng. Ví dụ đoạn cuối cùng đo sơ
bộ dài 6,47m thì đoạn thước khắc mm gắn vào thước ghi từ 6,40m đến 6, 50m. Trên
đầu các cọc phân đoạn phải khắc vạch chuẩn để đọc số trên thước (hình 5-14).
Dọc tuyến đo phải dọn quang. Thước dùng để đo phải được kiểm nghiệm để tìm
ra chiều dài thực của thước ứng với lực căng thước quy định trong điều kiện nhiệt độ
môi trường đã biết. Vì vậy khi đo phải có lực kế để căng thước và nhiệt kế để đo nhiệt
độ môi trường.
2
L
h
A 1 2 B 1
s
Hình 5-14 Hình 5-15

Khi đo cần 2 người căng thước, 2 người đọc số, một người ghi sổ và đo nhiệt độ
kiêm chỉ huy.
Theo hiệu lệnh cả hai người đồng thời căng thước bằng một lực quy định theo lực
kế và xê dịch thước để phần khắc mm nằm trên tâm cọc. Khi lực kéo cân bằng, thước
không dao động, người ghi sổ ra hiệu cho hai người đọc số cùng quan sát số đọc lúc đó
rồi lần lượt đọc số cho người ghi sổ ghi vào sổ. Số đọc lấy chính xác 0,1 mm.

96
Mỗi phân đoạn phải đo ba lần liên tục với các số đọc có phần mm khác nhau.
Người ghi sổ phải tính ngay chiều dài đoạn đo. Nếu 3 kết quả chiều dài tính ra không
chênh nhau quá ± 1 mm thì chấp nhận trị số trung bình của 3 kết quả này làm kết quả
chính thức. Mỗi lần đặt thước phải đọc nhiệt độ một lần. Làm tương tự cho các phân
đoạn khác cho tới khi đo hết khoảng cách AB, ta có kết quả lần “đo đi”. Sau đó đổi
đầu thước và đo theo chiều ngược lại từ B về A, ta có kết quả lần “đo về”.
Khi tính toán cần lưu ý hiệu chỉnh các sai số về nhiệt độ (Δlt), sai số về chiều dài
thước (Δlk) và nếu đo trên mặt đất dốc phải thêm số hiệu chỉnh về độ dốc (Δlv). Do
đỉnh cọc phân đoạn ở các độ cao khác nhau nên phải dùng máy thuỷ bình (Chương VI)
đo chênh cao h giữa các đầu cọc.
Số hiệu chỉnh về độ dốc Δlv được tính theo công thức:
Δlv = L – S
Theo hình (5-1 5) ta có:
S= L2 − h 2
Trong đó: L: Chiều dài nghiêng giữa 2 cọc phân đoạn đo được bằng thướcthép
S: Chiều dài nằm ngang giữa 2 cọc.
h: Chênh cao giữa hai cọc
Δlv: Chênh lệch giữa chiều dài nghiêng và chiều dài nằm ngang.
Như vậy:
Δlv = L - L2 − h 2
h2 h4
hay: Δl v ≈ L − ( L − − − ...)
2 L 8 L3
h2 h4
Δl v ≈ + + ...
2 L 8 L3
h 1 h4
nếu < thì bỏ qua số hạng , ta có:
L 10 8L3
h2
Δl v = (5- 5)
2L
Chiều dài nằm ngang giữa 2 cọc phân đoạn là:
h2
S=L- (5-6)
2L
Khi đo và tính toán chính xác đến 0,1mm, kết quả cuối cùng quy tròn đến mm. Đo
theo phương pháp này có thể đạt độ chính xác 1:20.000.

4. Sai số khi đo khoảng cách bằng thước thép

97
a. Sai số của thước thép.
Trước khi dùng thước thép, cần phải kiểm nghiệm để tìm chiều dài thực của nó.
Gọi l0 là chiều dài danh nghĩa ghi trên thước, lK là chiều dài thực của thước đo
kiểm nghiệm tìm ra, thì sai số của thước là:
ΔlK = l0 - lK (5-7)
Sai số này có tính hệ thống, phải tìm ra trị số và dấu của nó để hiệu chỉnh vào kết
quả đo.
Nếu một đoạn thẳng được đo với n lần đặt thước và đoạn lẻ còn lại là r thì khoảng
cách ngang của đoạn thẳng đó sau khi hiệu chỉnh là:
Δl K
D = n.l0 - ΔlK.n + r - .r (5-8)
l0
b. Sai số do đặt thước không thẳng hàng.
Do đặt thước trong khi đo không thẳng hàng nên đường đo là một đường gấp
khúc, kết quả đo lớn hơn giá trị thực (hình 5-16). Để giảm bớt ảnh hưởng của sai số
này, cần định tuyến chính xác và đặt các đầu thước không được lệch ra ngoài tuyến 6-
12cm.

Hình 5-16
c. Sai số do thước bị xoắn.
Thước thép bản mỏng thường hay bị xoắn thước làm chiều dài thước ngắn lại
dẫn đến kết quả đo lớn hơn giá trị thực. Vì vậy khi đặt thước đo phải kiểm tra và vuốt
cho phẳng mặt thước.
A B

A B

Hình 5-17
d. Sai số do thước bị võng hoặc vồng lên.
Sai số này thường xẩy ra ở những nơi mặt đất gồ ghề lồi lõm (Hình 5-17). Hiện
tượng này làm cho kết quả đo lớn hơn giá trị thực. Để giảm bớt sai số này cần phải đỡ
thước khi qua chỗ trũng, nếu mặt đất có bụi cây, mô đất thì phải san bằng, xẻ rãnh đặt
thước, phát cây hoặc nâng thước ngang bằng.
e. Sai số do lực căng thước thay đổi.

98
Thước thép có thể bị giãn dài ra khi chịu lực kéo ở hai đầu. Để giảm bớt sai số
này, cần có lực kế gắn ở 2 đầu thước và chỉ căng thước bằng lực căng tiêu chuẩn.
g. Sai số do nhiệt độ môi trường thay đổi.
Thước thép giãn nở hoặc co lại theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Vì vậy
phải có nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ trong quá trình đo. Số hiệu chỉnh về sai số do
nhiệt độ được tính theo:
Δlt = α.l.(t-t0) (5-9)
trong đó:
α: hệ số giãn nở vì nhiệt của thép làm thước.
l: chiều dài của thước.
t: nhiệt độ khi đo
t0: nhiệt độ khi kiểm nghiệm thước.
Biết các sai số trên, có thể dùng các biện pháp đo, chọn điều kiện đo thích hợp,
tính toán hiệu chỉnh để tìm ra kết quả đo tin cậy nhất.

§ 5.4. ĐO KHOẢNG CÁCH GIÁN TIẾP


Dùng thước thép đo trực tiếp khoảng cách chỉ thực hiện được khi điều kiện địa
hình thuận lợi, tốc độ đo lại chậm. Trong thực tế nhiều khi phải đo ở các địa hình
phức tạp, qua hồ, ao, sông, suối, đồi núi v.v… hoặc khi cần đo nhanh, ta có thể dùng
phương pháp đo gián tiếp khoảng cách.
Đo gián tiếp khoảng cách là thông qua các đại lượng đo trực tiếp có liên quan rồi
dùng công thức toán học tìm ra khoảng cách. Phương pháp đo này được áp dụng nhiều
trong trắc địa vì tốc độ đo nhanh và tùy theo dụng cụ đo, quy trình đo, khoảng cách
tính ra có thể đạt độ chính xác từ 1/300 đến 1/1.000.000.
Khoảng cách được đo gián tiếp bằng các dụng cụ và hình thức đo sau:
- Máy quang học và mia ngang.
- Máy quang học và mia đứng
- Máy quang học và thước thép
- Máy đo khoảng cách bằng sóng điện.
1. Đo khoảng cách bằng máy quang học và mia ngang.
Cách đo này dựa trên nguyên lý giải tam giác thị sai trên mặt phẳng ngang, với
góc thị sai thay đổi còn cạnh đáy có độ dài cố định. Giả sử cần đo khoảng cách ngang
D giữa hai điểm M, N nằm trên mặt đất ở độ cao khác nhau (hình 5-18a).

99
b

N
A
b
β
B
M
D

M
β N b

B
a) D
b)

Hình 5-18
Tam giác thị sai AMB là một tam giác cân nằm trên mặt phẳng ngang, có chiều
dài cạnh đáy b cố định, β là góc thị sai cần đo (hình 5-18b), chiều cao của tam giác cân
chính là khoảng cách ngang D giữa 2 điểm M, N. Như vậy:
b β
D= cot g (5-10)
2 2
Cạnh đáy b được cấu tạo là một thước chuẩn có tên gọi là mia Ba-la. Đó là một
ống dài, trong có lõi bằng hợp kim In-va dài 2 hoặc 3 m. Độ dài b này được chế tạo
chính xác từ 2 dấu tam giác ở 2 đầu mia. Hai dấu này làm mục tiêu ngắm cho máy đo
chính xác góc β. Mia Ba-la có giá 3 chân và bộ phận điều chỉnh cho cạnh mia nằm
ngang, vuông góc với tuyến ngắm (hình 5-19). Khi b = 2m công thức 5-10 trở thành:
β
D = cotg (5-11)
2
Góc thị sai β là hình chiếu bằng của góc kẹp bởi hai hướng ngắm qua 2 đầu

trái và phải của mia Ba-la (còn gọi là góc bằng). Góc β thay đổi theo khoảng cách

giữa 2 điểm đo, β càng nhỏ khi của góc này khi đo ảnh hưởng nhiều

khoảng cách càng lớn. Độ chính xác

100
đến độ chính xác của khoảng cách

D.

Theo quy phạm góc thị sai β

phải được đo bằng máy kinh vĩ độ

chính xác cao có số đọc dưới 1” và

khoảng cách nên đo dưới 100m.

nếu khoảng cách lớn hơn phải phân

đoạn và đo riêng từng đoạn sau đó

tổng hợp lại.

Hình 5-19

64
Máy kinh vĩ và cách đo góc β sẽ giới thiệu trong chương VII.

Dùng mia Ba-la và máy kinh vĩ để đo khoảng cách ngang có thể đạt độ chính xác
từ 1/ 5.000 đến 1/20.000.
2. Đo khoảng cách bằng máy quang học kết hợp với thước thép
Trong trường hợp cần đo khoảng cách ngang giữa hai điểm A, B qua chướng ngại
vật, ao hồ, sông suối (hình 5-20) có thể dùng cách đo này.

A B

Hình 5-20
Trước hết chọn điểm C để tạo ra cạnh đáy AC sao cho có thể đo khoảng cách
ngang AC bằng thước thép được thuận tiện và trong tam giác ABC cạnh AC không
được nhỏ hơn 1/3 chiều dài cạnh AB.
Dùng thước thép đo khoảng cách ngang giữa A và C được giá trị b.
Dùng máy kinh vĩ đặt tại A và C để đo góc bằng A và C. Dựa vào định lý hàm số
sin có thể tính được khoảng cách ngang AB:
AB b
=
sin C sin[180 − (A + C)]
0

Từ đây tính được:


b. sin C
AB = (5-11)
sin( A + C)

3. Đo khoảng cách bằng máy quang học có dây thị cự và mia


Trong ống kính của máy quang học như máy thuỷ bình (chương VI), máy kinh vĩ
(chương VII), có tấm kính phẳng in lưới chữ thập và hai dây ngắn nằm đối xứng và
song song với dây ngang (hình 5-21).
dây thị cự

b
p
160
a
dây đứng

dây ngang
Hình 5-21
Đó là cặp dây thị cự dùng để đo khoảng cách gọi là dây trên và dây dưới.
Mia là một thước bằng gỗ hoặc hợp kim dài 3-4 m, trên đó có khắc vạch cm và số
dm. Khi đo khoảng cách ngang giữa hai điểm M,N, đặt máy ở M, dựng mia thẳng
đứng ở N. Xét hai trường hợp:
a. Khi tuyến ngắm nằm ngang.
Trên hình 5-22, tia ngắm từ mắt qua 2 dây thị cự a, b song song với trục ngắm,
sau khi qua kính vật sẽ giao nhau tại tiêu điểm F và cắt mia tại A và B. Mia này dựng
thẳng đứng và vuông góc với tuyến ngắm.

Ký hiệu: Hình 5-22


f: tiêu cự của kính vật.
δ: khoảng cách từ tâm máy đến tâm kính vật
p: khoảng cách giữa hai dây thị cự (p = ab).
n: khoảng cách trên mia giữa 2 tia ngắm ở A và B.
D’: khoảng cách từ tiêu điểm F tới mia.
Từ 2 tam giác cân a’b’F và ABF đồng dạng ta có:
D' f
=
n p
f
suy ra: D’ = .n
p
Khoảng cách ngang từ máy đến mia là:
D = D’ + f + δ
161
f
D= .n + f + δ
p
Đặt K = f/p và C = f + δ
ta có:
D = K.n + C (5-12)
Trong đó: K gọi là hệ số nhân
C gọi là hằng số cộng.
Các máy thường chế tạo có K = 100 để dễ dàng tính toán. Với ống kính hiện nay,
trị số C nhỏ (0,02 –0,03 m), khi đo khoảng cách không yêu cầu độ chính xác cao, có
thể bỏ qua. Như vậy:
D = K.n (5-13)
b. Khi tuyến ngắm nghiêng.
Khi đo nơi đất dốc hoặc tuyến ngắm ngang bị che khuất, cần phải quay ống kính
cho tuyến ngắm nghiêng một góc V mới đọc được số trên mia.
Hình 5-23 biểu thị máy đặt tại M có tuyến ngắm OI nghiêng một góc V so với
mặt phẳng ngang. Giả sử có mia A’B’ vuông góc với tuyến ngắm ở I, tương tự như
trường hợp tuyến ngắm nằm ngang ta có:
OI = D0 = K.n1 + C. (5-14)
Trong đó:
D0: khoảng cách nghiêng
n1: khoảng cách giữa hai tia ngắm đi qua hai dây thị cự cắt trên mia nghiêng
A’B’.
Nhưng thực tế chỉ có mia AB dựng thẳng đứng tại N, mia này không vuông
góc với tuyến ngắm OI.

A
A'
D0
I

B B'
F
b v v
O
a
N

M
D

Hình 5-23
162
Vì góc thị sai ε rất nhỏ (ε = 34’23”) nên tính gần đúng, có thể coi 2 tia ngắm qua
2 dây thị cự song song với tuyến ngắm OI (hình 5-24).

A’ A

n1 n
2 n
2
I
V
B’
B
Hình 5-24

Mia thẳng đứng AB hợp với mia nghiêng A’B’ một góc V. Từ tam giác vuông
IA’A có thể tính được:
A’B’ = AB. cosV
Hay n1 = n.cosV.
Thay vào 5-14 được:
D0 = K.n.cosV + C
Theo hình 5-23 khoảng cách nằm ngang giữa M và N là:
D = D0.cosV
Hay D = (K.n.cosV + C).cosV
D = K.n.cos2V + C.cosV (5-1 5)
Nếu bỏ qua trị số C thì
D = K.n.cos2V (5-16)
Trong công thức (5-16), n là hiệu số đọc trên mia dựng thẳng đứng theo 2 dây thị
cự. Do sai số đọc mia nên đo khoảng cách ngang theo phương pháp này chỉ đạt độ
chính xác 1/300 và chỉ dùng khi đo khoảng cách dưới 300m. Tuy vậy, vì tốc độ đo
nhanh, phù hợp với mọi loại địa hình nên thường được áp dụng trong đo vẽ chi tiết
bản đồ.

4. Đo khoảng cách bằng máy đo xa điện tử


Máy đo xa điện tử (EDM– Electronic Distance Measurement) là máy đo khoảng
cách bằng sóng điện (sóng điện từ và sóng ánh sáng).
Nguyên lý hoạt động của máy được dựa trên cơ sở xác định thời gian truyền sóng
trên khoảng cách cần đo.
Ở một đầu của cạnh đo, đặt máy đo xa có chức năng thu phát tín hiệu, còn đầu kia
đặt gương phản xạ. Sóng điện được phát đi từ máy đo, lan truyền trong không khí theo

163
đường thẳng với tốc độ không đổi khi gặp gương phản xạ sẽ quay trở lại máy đo (hình
5-25). Như vậy sóng đó đã đi trên quãng đường bằng 2 lần khoảng cách cần đo.

Hình 5-25

Khoảng cách cần đo xác định theo công thức:


vt
D= (5-17)
2
Trong đó: v: tốc độ truyền sóng điện trong không khí
t: thời gian truyền sóng điện trên 2 lần khoảng cách cần đo.
Tốc độ truyền sóng điện từ trong không khí được tính theo công thức:
V = c/n
Trong đó:
c: tốc độ truyền sóng điện từ trong chân không (c = 299792,5 km/s);
n: hệ số khúc xạ của khí quyển, phụ thuộc vào chiều dài bước sóng λ và các điều
kiện khí tượng như áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng bụi, v.v…
Vì tốc độ truyền sóng điện từ và sóng ánh sáng rất lớn nên độ chính xác của việc
đo khoảng thời gian t sẽ quyết định độ chính xác của kết quả khoảng cách tính được.
Có 2 phương pháp đo thời gian:
- Phương pháp đo xung: là đo trực tiếp thời gian truyền xung điện từ trên
khoảng cách cần đo. Nhưng phương pháp này hiện nay ít dùng vì kỹ thuật chưa cho
phép đo được thời gian t cực nhỏ với độ chính xác cao.
- Phương pháp đo pha: Máy đo khi phát sóng, sóng tín hiệu chia làm 2 ngả, một
ngả đến ngay ăng ten thu của máy đo, còn một ngả đi trên khoảng cách cần đo tới
gương phản xạ sẽ quay trở về máy đo. So sánh độ lệch pha của chúng để tính ra thời
gian. Phương pháp này được dùng phổ biến vì có độ chính xác cao.

164
Hình 5-26 Hình 5-27
Các máy đo khoảng cách bằng sóng điện từ ngày nay đều tự động hóa đến mức
tối đa. Các loại máy lớn chuyên dùng đo khoảng cách hàng chục km với độ chính xác
khoảng 1/ 500.000. Các loại máy nhỏ thường kết hợp lắp kèm với máy kinh vĩ điện tử,
như máy đo xa ND21F lắp trên máy kinh vĩ điện tử NE-10LA của Nhật (hình 5-26) có
thể đo xa 2000 m với độ chính xác ±(5 + 5ppm x D) mm. Hiện nay bộ phận đo xa
được kết hợp cấu tạo bên trong máy kinh vĩ điện tử, được gọi là máy toàn đạc điện tử
(Electronic Total Station), như máy DTM- 500 của Nhật (hình 5-27), có thể đo xa
3600m với độ chính xác ± 2mm + 2.10-6xD, ngoài ra nó còn đo được nhiều yếu tố
khác: góc bằng, góc đứng, chênh cao, độ dốc, toạ độ v.v…Các kết quả đo này được
hiện số ngay trên màn hình của máy sau vài giây. Máy còn được trang bị bộ nhớ và tự
ghi số liệu đo nên việc đo ngoài trời rất thuận tiện và nhanh chóng. Máy toàn đạc điện
tử dùng để đo khoảng cách rất thích hợp trong đo vẽ bản đồ và bố trí công trình.
Ở Việt Nam hiện nay sử dụng nhiều loại máy toàn đạc điện tử của các hãng nổi
tiếng trên thế giới như Leica, Wild (Thuỵ Sĩ), Sokkia, Topcon, Nikon (Nhật),
Geotronics (Thụy Điển), v.v…
Câu hỏi:
1. Các phương pháp định tuyến đường thẳng trên mặt đất
2. Định tuyến đường thẳng giữa 2 điểm không ngắm thông nhau
3. Đo khoảng cách bằng thước thép
4. Các sai số khi đo khoảng cách bằng thước thép và cách khắc phục.
5. Nguyên lý đo khoảng cách bằng dây thị cự và máy đo xa điện tử.

165
CHƯƠNG VI: MÁY THỦY BÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
CAO HÌNH HỌC

§ 6.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐO CAO


Đo cao là một trong các công tác đo đạc cơ bản của trắc địa.
Thực chất của đo cao là dựa vào dụng cụ đo, tìm được chênh cao giữa hai
điểm. Nếu biết độ cao của một điểm sẽ tính được độ cao của điểm kia. Tùy theo
nguyên lý và dụng cụ đo, có thể phân ra các phương pháp đo cao sau đây:
1. Đo cao hình học: Dựa vào tia ngắm nằm ngang và công thức hình học để
tìm chênh cao giữa hai điểm. Dụng cụ đo là máy thủy bình và mia thủy chuẩn. Đây
là phương pháp ưu việt nhất, đạt độ chính xác cao, có thể xác định chênh cao với
sai số 0,5mm trên 1km chiều dài.
2. Đo cao lượng giác: Dựa vào tia ngắm nghiêng, khoảng cách giữa hai điểm,
góc nghiêng của tia ngắm và công thức lượng giác để tìm chênh cao giữa hai điểm.
Dụng cụ đo là máy kinh vĩ, máy toàn đạc và mia. Độ chính xác của đo cao lượng giác
đạt khoảng 4cm trên 100 m chiều dài. Phương pháp này thường dùng khi yêu cầu độ
chính xác không cao hoặc đo ở khu vực có địa hình phức tạp (đồi núi, qua sông
v.v…).
3. Đo cao vật lý: áp dụng các định luật và thành tựu của vật lý để chế tạo các
dụng cụ đo cao. Phương pháp này bao gồm:
a. Đo cao thủy tĩnh: Dựa vào nguyên lý mặt thoáng của chất lỏng trong hai bình
thông nhau luôn luôn ngang bằng nhau, không phụ thuộc vào chênh cao giữa 2 điểm
đặt bình. Từ đó tìm được công thức tính chênh cao giữa hai điểm đó.
Dụng cụ đo là máy thủy tĩnh. Phương pháp này đạt độ chính xác cao, trung bình
đạt ±1mm, được áp dụng trong trắc địa công trình, quan trắc lún.
b. Đo cao áp kế: Dựa vào nguyên lý khi càng lên cao, trị số áp suất không khí
càng giảm. Căn cứ vào chênh lệch áp suất của hai điểm đo bằng áp kế, có thể tìm
được chênh cao giữa hai điểm đó. Dụng cụ đo là áp kế. Phương pháp này có độ chính
xác thấp, khoảng 1 ÷ 2 m ở vùng đồi núi, thường dùng để điều tra sơ bộ. Hiện nay ít
dùng phương pháp này.
c. Đo cao vô tuyến: Dựa vào tính chất phản xạ của sóng điện từ, sóng ánh
sáng hoặc sóng âm để tìm ra chênh cao giữa nơi phát sóng và nơi phản xạ sóng.
Máy thu phát được đặt trên máy bay nếu để đo độ cao các điểm trên mặt đất
hoặc trên tàu thuyền nếu để đo độ sâu của biển, sông, hồ. Dụng cụ đo là rađa,
máy hồi âm. Phương pháp này được áp dụng trong trắc địa ảnh và đo vẽ bản đồ
vùng ngập nước (đáy biển, đáy sông, đáy hồ…).
4. Đo cao cơ học: Dựa vào nguyên lý truyền động trong cơ học của con lắc để
chế tạo ra dụng cụ đặc biệt lắp trên xe đẩy hoặc ô tô. Khi xe chạy, bộ phận tự động
166
sẽ báo cho ta biết chênh cao giữa hai điểm mà xe dịch chuyển hoặc vẽ mặt cắt biểu
thị diễn biến độ cao theo khoảng cách đoạn đường mà xe đã qua. Phương pháp này
độ chính xác thấp, sai số thường là 0,2 – 0,3 m trên 1km chiều dài.
5. Đo cao bằng chụp ảnh lập thể: Dựa vào hai ảnh của một khu đất chụp ở hai
vị trí khác nhau và một số thiết bị chuyên dùng, ta có thể nhìn thấy ảnh nổi của khu
đất (mô hình lập thể mặt đất) giống như khi nhìn ở ngoài trời và có thể xác định chênh
cao giữa các điểm trên khu đất đó. Sai số xác định độ cao của các điểm khi đo chụp
ảnh lập thể mặt đất vào khoảng 0,2m, còn khi đo chụp ảnh máy bay bằng 1/1500 độ
cao bay chụp.
6. Đo cao bằng hệ định vị toàn cầu GPS: Độ cao của các điểm trên mặt đất
được xác định thông qua các số liệu thu được từ các vệ tinh bay quanh trái đất.
Tùy theo độ chính xác yêu cầu và điều kiện địa hình mà lựa chọn phương pháp đo
cao thích hợp. Trong thực tế phương pháp đo cao hình học và phương pháp đo cao
lượng giác là hai phương pháp đo cao truyền thống, được áp dụng nhiều vào công tác
đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Trong chương này trình bày cụ thể phương pháp đo
cao hình học, còn phương pháp đo cao lượng giác sẽ giới thiệu trong chương VII.

§ 6.2. NGUYÊN LÝ ĐO CAO HÌNH HỌC


Đo cao hình học là xác định chênh cao giữa hai điểm tính theo trị số đọc trên
thước dựng thẳng đứng tại hai điểm đó nhờ tuyến ngắm nằm ngang của máy thủy bình
và công thức hình học. Phương pháp đo cao hình học còn gọi là đo thăng bằng hoặc
đo thủy chuẩn.
Có hai trường hợp đo cao hình học: đo cao từ giữa và đo cao phía trước.
1. Đo cao từ giữa
Giả sử cần đo chênh cao giữa hai điểm M và N (hình 6-1). Tại M và N dựng
hai thước (còn gọi là mia) thẳng đứng. Đặt máy thủy bình có tuyến ngắm nằm
ngang ở khoảng giữa hai mia đó, không nhất thiết đặt máy trên đường thẳng qua
MN. Ở đây xét trong phạm vi hẹp, coi mặt thủy chuẩn là mặt phẳng ngang do đó
tia ngắm ngang song song với mặt thủy chuẩn, các trục của mia dựng thẳng đứng
vuông góc với mặt thủy chuẩn.
Lần lượt quay máy ngắm hai mia, theo tuyến ngắm ngang đọc được trị số S trên
mia dựng ở M và trị số T trên mia dựng ở N. Theo hình vẽ, chênh cao từ M đến N là:
hMN = S – T
(6-1)
Nếu chiều đo tính từ M đến N thì mia dựng ở M gọi là mia sau, mia dựng ở N gọi
là mia trước, S là số đọc mia sau, T là số đọc mia trước.

167
Nếu chênh cao tính theo công thức trên có trị số dương thì điểm sau thấp hơn
điểm trước, nghĩa là hướng đo lên dốc, ngược lại nếu có trị số âm thì điểm sau cao
hơn điểm trước, nghĩa là hướng đo xuống dốc. Ví dụ như hình 6-1 có số đọc mia là:
S = 1968; T = 0815 thì chênh cao từ M đến N là: hMN = +1153 mm.
Nếu biết độ cao của điểm M là HM thì độ cao của điểm N sẽ là:
HN = HM + hMN
Hay H N = HM + S – T (6-
3)

Hình 6-1 Hình 6-2


Chiều đo, ký hiệu và dấu của trị số chênh cao phải theo quy ước thống nhất như
trên, cần lưu ý tránh nhầm lẫn trong tính toán.
2. Đo cao phía trước
Giả sử cần đo chênh cao giữa hai điểm M và N. Đặt máy thủy bình có tuyến ngắm
ngang ở M, dựng mia thẳng đứng tại N (hình 6-2). Đo khoảng cách thẳng đứng từ M
đến tuyến ngắm ngang (còn gọi là chiều cao máy) là i. Quay máy ngắm mia, theo
tuyến ngắm ngang đọc được trị số T. Chênh cao từ M đến N là:
hMN = i – T
(6-4)
Nếu biết độ cao điểm M là HM thì độ cao điểm N sẽ là:
HN = HM + hMN
Hay HN = HM + i – T
(6-5)

168
§ 6.3. PHÂN LOẠI VÀ CẤU TẠO MÁY THỦY BÌNH
Máy thủy bình là dụng cụ tạo ra tuyến ngắm nằm ngang, ứng dụng nguyên lý đo
cao hình học để tìm độ chênh cao giữa các điểm trên mặt đất. Từ đó tính chuyền được
độ cao các điểm nếu biết độ cao một điểm trong đó theo công thức (6-2). Vì vậy có
thể nói máy thủy bình là dụng cụ để đo độ cao.
Máy thủy bình còn có tên gọi là máy thăng bằng hoặc máy thủy chuẩn.
Theo cách cân bằng, máy thủy bình được phân ra làm 2 loại:
- Máy thủy bình cân bằng thông thường: Loại này điều chỉnh tia ngắm ngang nhờ
ống thủy dài gắn trên ống kính và ốc nâng vi chỉnh.
- Máy thủy bình cân bằng tự động: Loại này tự động điều chỉnh tia ngắm ngang
nhờ bộ phận tự cân bằng, không cần ống thủy dài.
Theo độ chính xác, máy thủy bình được phân ra làm 3 loại:
- Máy chính xác cao: Máy đo cao với sai số trung phương mh = ± 0,5mm trên
1km chiều dài đường đo. Loại này dùng để đo thủy chuẩn hạng I và II, quan trắc lún
các công trình xây dựng như nhà cao tầng, đập chắn nước…
- Máy chính xác trung bình: máy đo cao với sai số trung phương mh = ± 3mm trên
1km. Loại này dùng để đo thủy chuẩn hạng III và IV, xây dựng hệ thống mốc khống
chế độ cao trong đo vẽ bản đồ.
- Máy thủy bình kỹ thuật: máy đo cao với sai số trung phương mh = ± 10mm trên
1km. Loại này dùng để đo thủy chuẩn kỹ thuật, chuyền độ cao vào các điểm khống
chế cấp thấp.
Trong sản xuất hiện nay còn sử dụng loại máy thủy bình điện tử (thủy bình
La-de). Tia La-de là chùm sáng mạnh, đơn sắc, có độ chuẩn cao được phát ra từ
máy để tạo ra tia ngắm chuẩn. Khi đo, tia ngắm này quét trên mặt phẳng nằm
ngang. Nhờ bộ tự cảm gắn trên mia, máy có thể tự ghi các số đọc trên mia, người
đo không phải đọc và ghi chép số liệu. Máy hoạt động có hiệu quả trong khoảng
cách 200m và đo cao với độ chính xác ± 0,5mm đến ± 1,3mm.
Cấu tạo chung của máy thủy bình loại cân bằng thông thường gồm các bộ phận
chính như hình 6-3: ống kính (1), ống thủy dài (2), bệ máy (3) và chân máy (4).
1. Ống kính
Ống kính là bộ phận phóng đại
mục tiêu, giúp người ngắm đọc số trên
mia được rõ và chính xác. Ống kính gồm
có: kính vật, kính mắt, lưới chữ thập, ốc
điều quang và ốc kính mắt.
Có hai loại ống kính: Hình 6-3
Ống kính điều quang ngoài và ống
H×nh 6-3
kính điều quang trong.
169
a. Ống kính điều quang ngoài.
Ống kính điều quang ngoài có cấu tạo
như hình 6-4, gồm 3 ống trụ lồng vào
nhau và chuyển động tương đối nhờ hệ
H×nh 6-4
thống ren.
Ống trụ lớn chứa kính vật 1, ống trụ nhỏ chứa kính mắt 2, ống trụ vừa chứa lưới
chữ thập và ở trung gian nối với ống trụ lớn và nhỏ. Sự tạo ảnh trong ống kính điều
quang ngoàinhư hình 6-5. Tia sáng AO đi qua quang tâm O của kính vật MN không
đổi hướng, tia sáng AF đi qua tiêu điểm F gặp kính vật bị khúc xạ sẽ song song với
trục quang học. Giao điểm a của hai tia đó là ảnh của điểm A. Tương tự điểm b là ảnh
của điểm B, nghĩa là ab là ảnh của vật AB. Nếu ta di chuyển kính mắt mn sao cho ảnh
ab nằm trong tiêu cự của kính mắt thì ảnh ab qua nó được phóng đại thành ảnh ảo a’b’
cùng chiều với ảnh ab và ngược chiều với vật AB.
Hình 6-5
Vì vậy muốn vật AB hiện rõ nét trong võng mạc của người ngắm chỉ cần vặn ốc
M b'
A
m
b

F α o F β o 1 f1 F1

a
n
B
N
a'
D-f f f d-f
điều quang điều chỉnh khoảng cách giữa kính mắt và kính vật.
Nếu ký hiệu α là góc nhìn từ kính vật và β là góc nhìn từ kính mắt tới ảnh a’b’ thì
độ phóng đại của ống kính là:
β
Vx =
α
(6-6)
Độ phóng đại có đơn vị là krát và ký hiệu là Vx. Trong các máy thủy bình thông
thường, ống kính được chế tạo có độ phóng đại Vx = 20 ÷ 30 lần.
Loại ống kính này có ưu điểm là cường độ sáng mạnh nhưng có nhược điểm là
kích thước ống kính quá dài, cồng kềnh, bộ phận điều chỉnh ảnh có khe hở nên bụi và
hơi ẩm dễ lọt vào làm mờ, mốc các thấu kính. Loại ống kính này hiện nay không sử
dụng nũa, chỉ có ở các máy trắc địa thế hệ cũ.
b. Ống kính điều quang trong.
170
Cấu tạo của ống kính điều quang trong cũng có các thấu kính hội tụ như ống kính
đối quang ngoài, chỉ thêm một thấu kính phân kỳ đặt giữa kính vật và màng lưới chữ
thập (hình 6-6).
Thấu kính phân kỳ 2 có thể di động dọc trục ống kính khi vặn ốc điều quang 3.
Nó có tác dụng điều chỉnh tiêu cự của kính vật thay cho việc điều chỉnh khoảng cách
giữa kính vật và kính mắt. Hình 6-7 là sơ đồ tạo ảnh của ống kính điều quang trong.

1 b'
A 2 5
b

a
B
Hình 6-7 a'

Khi vặn ốc điều quang 3, thấu kính phân kỳ 2 sẽ di chuyển làm thay đổi khoảng
cách giữa kính vật 1 và ảnh thật ab. Khi ảnh thật ab trùng với mặt phẳng lưới chữ thập
4 thì qua kính mắt 5 sẽ thấy ảnh ảo a’b’ ngược chiều với vật AB nhưng được phóng
đại lên nhiều lần.
Ống kính điều quang trong có ưu điểm là chiều dài ống kính không đổi và thu
ngắn. Các bộ phận được bọc kín hạn chế bụi và hơi ẩm lọt vào, hoạt động ổn định.
Các máy trắc địa hiện nay thường có ống kính loại này.
Để khắc phục hiện tượng cầu sai và tán sắc làm nhòe ảnh khi tia sáng đi qua thấu
kính hội tụ đơn, trong ống kính máy trắc địa đều có kính vật và kính mắt là những
thấu kính hội tụ ghép lại.

Hình 6-8a Hình 6-8b

171
Trong ống kính có lưới chữ thập. Đó là tấm kính phẳng có in hai đường chỉ thẳng
đứng và nằm ngang vuông góc với nhau tại K (hình 6-8a), giao điểm K của lưới chữ
thập là điểm chuẩn để ngắm mục tiêu. Ngoài ra trên dây đứng của lưới chứ thập còn
có hai dây ngắn nằm song song và đối xứng với nhau qua dây ngang giữa dùng để đo
khoảng cách gọi là “dây thị cự” hoặc “dây đo khoảng cách”.
Tấm kính phẳng in lưới chữ thập được đặt trong vòng kim loại và hãm chặt vào
thân ống kính nhờ 4 ốc S1, S2, S3, S4; Vặn các ốc này có thể điều chỉnh tấm kính in
lưới chữ thập lên, xuống hoặc sang trái, phải. Để đo ngắm thêm chính xác, lưới chữ
thập có thể bố trí nhiều dạng khác nhau (hình 6-8b).
Theo cấu tạo chung, ống kính có 3 trục: trục ngắm, trục quang học và trục hình
học.
- Trục ngắm là đường thẳng đi qua quang tâm của kính vật và giao điểm K của
lưới chữ thập.
- Trục quang học là đường thẳng đi qua quang tâm của kính vật và quang tâm của
kính mắt.
- Trục hình học là đường thẳng đi qua tâm các vòng tròn tiết diện ngang của ống
kính.
Ống kính khi chế tạo, lắp ráp yêu cầu 3 trục trên phải trùng nhau và gọi chung là
trục ngắm.
Vì dùng lưới chữ thập có giao điểm K làm căn cứ để bắt mục tiêu nên trước khi
đo ngắm phải điều chỉnh ốc kính mắt để nhìn rõ lưới chữ thập, sau đó hướng ống kính
về mục tiêu, vặn ốc điều quang để ảnh mục tiêu hiện rõ nét. Lúc này mặt phẳng hiện
ảnh a’b’ của mục tiêu phải trùng với mặt phẳng lưới chữ thập (hình 6-7) và khi nhìn ở
những vị trí khác nhau, qua kính mắt, lưới chữ thập không được tách khỏi ảnh vật.
Đối với máy thủy bình cân bằng tự động, trong ống kính còn có bộ tự cân bằng để
tạo ra trục ngắm nằm ngang. Phần này được giới thiệu trong §6.13.
2. Ống thủy
Ống thủy là bộ phận làm căn cứ để cân bằng máy thủy bình, điều chỉnh trục quay
của máy thẳng đứng và trục ngắm nằm ngang.
Có 2 loại ống thủy:
a. Ống thủy dài.
Là một ống thủy tinh mặt trên phía trong của ống có dạng cung tròn (Hình 6-9a)
khi chế tạo, người ta đổ ête vào đầy ống rồi đun nóng lên, một phần chất lỏng trong
ống sẽ trào ra, xong hàn ống lại. Khi nguội, chất lỏng co lại để chừa một khoảng trống
nhỏ gọi là “bọt thủy”. ống thủy được đặt vào một hộp bảo vệ bằng kim loại để hở
phần trên. Mặt ngoài của ống thủy có khắc các vạch cách đều nhau 2mm.

172
a)

Hình 6-9
Điểm chính giữa của các khoảng chia đó là điểm chuẩn 0 của ống thủy.
Tiếp tuyến HH1 với mặt cong phía trong đi qua điểm 0 gọi là “trục ống thủy dài”. Khi
bọt thủy ở trung tâm thì trục ống thủy dài HH1 nằm ngang. Ống thủy có thể nâng hoặc
hạ một đầu nhờ ốc điều chỉnh riêng ở đầu ống thủy.
Mặt cong ống thủy có bán kính R từ 2m đến 200m. Góc ở tâm τ " chắn một cung
dài bằng một khoảng chia (2mm) trên mặt ống thủy gọi là “độ nhạy” của ống thủy
(hình 6-b).
Ống thủy càng nhạy thì trị số τ " càng nhỏ và càng dễ phát hiện được góc nghiêng
nhỏ của trục ống thủy. Độ nhạy τ " được tính theo công thức:
2mm
τ "= .ρ "
R
(6-7)
trong đó: R – bán kính của mặt cong ống thủy (mm)
ρ” = 206265”
Các máy thủy bình chính xác cao dùng ống thủy dài có τ” = 10”÷ 15”, chính xác
trung bình dùng ống thủy có τ” = 20”÷ 30”.
Để thuận lợi cho thao tác đo ngắm và nâng cao độ chính xác cân bằng ống thủy,
ống thủy dài được lắp thêm hệ lăng kính. Ảnh của hai nửa đầu bọt thủy được phản
chiếu qua các lăng kính và hiện lên trên màn ảnh có dạng hai nhánh cong chuyển động
ngược chiều nhau (Hình 6-10a). Khi hai nhánh đó trùng hợp tạo thành đường cong
Nhờ màn ảnh này, việc quan sát vị trí
bọt thủy ở trung tâm rất chính xác và cân bằng
máy sẽ nhanh hơn.
Ống thủy dài chỉ có trong loại máy
thủy bình cân bằng thông thường.
Hình 6-10
parabol liên tục, lúc đó trục ống thủy nằm ngang (Hình 6-10b).

b. Ống thủy tròn.

173
Ống thủy tròn làm bằng thủy tinh, dạng hình trụ đứng, mặt trên là một chỏm cầu
có khắc các vòng tròn đồng tâm. Tâm của các vòng tròn là điểm chuẩn O của ống
thủy. Đường thẳng đi qua tâm của chỏm cầu và điểm O gọi là trục ống thủy tròn (Hình
6-11).
Trong hộp chứa ête có chứa khoảng trống gọi là
bọt thủy. Bọt thủy luôn ở vị trí cao nhất trong ống
thủy. Khi bọt ống thủy nằm đúng vòng tròn đồng
tâm thì trục ống thủy tròn trùng với phương thẳng
đứng. Ống thủy tròn được bảo vệ bằng một hộp tròn
bằng kim loại hoặc nhựa, phía dưới hộp có 3 ốc
điều chỉnh nâng hạ ống thủy.
Ống thủy tròn có độ chính xác thấp, độ nhạy τ’ = 8’
÷10’, dùng để cân bằng sơ bộ trước khi cân bằng chính
xác bằng ống thủy dài. Đối với máy thủy bình cân bằng
tự động, sau khi cân bằng sơ bộ xong máy sẽ tự cân bằng
chính xác nhờ bộ tự cân bằng trong ống kính nên không
Hình 6-11 có ống thủy dài.
3. Bệ máy
Bệ máy là bộ phận đỡ ống kính và ống thủy. Bệ máy được làm bằng kim loại,
phía trên có lỗ để lồng trục quay ống kính, phía dưới có 3 ốc cân máy.
Ống kính quay quanh trục quay và có thể cố định bằng ốc hãm. Ống kính quay
ngang một ít nhờ ốc vi động ngang và có thể nâng hạ một đầu quanh một bản lề nhờ
ốc nâng E (còn gọi là vít nghiêng).
4. Chân máy
Khi đo toàn bộ máy được đặt trên chân máy và giữ chặt nhờ ốc nối. Chân máy
thường làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhẹ, có ba chạc phía dưới nhọn và bọc kim loại.
Tùy theo yêu cầu và độ chính xác của máy đo mà chân máy có chiều dài cố định hoặc
có ba vít điều chỉnh thay đổi chiều dài chân máy.
Trong một số máy thủy bình còn gắn thêm bộ phận đo góc bằng để nâng cao tính
năng sử dụng.
Hình 6-12 là kiểu máy thủy bình cân bằng thông thường Ni-030.

174
Hình 6-12
1. Ống kính 2. Kính vật 3. Kính mắt
4. Ống thủy dài 5. Ống thủy tròn 6. Ốc cân máy
7. Ốc khóa máy 8. Ốc vi đông ngang 9. Chân máy

§ 6.4. MIA THỦY CHUẨN VÀ ĐẾ MIA


1. Mia thủy chuẩn.
Mia thủy chuẩn là một loại thước thẳng, sử dụng cùng với máy thủy bình để đo
chênh cao giữa các điểm.
Mia thủy chuẩn được làm bằng gỗ tốt hoặc kim loại, dài 2-3 m, có tiết diện ngang
hình chữ I để chống cong, gẫy và bảo vệ mặt mia không bị xây sát. Hai đầu mia được
bịt thép chống mòn. Thân mia có gắn ống thủy tròn hoặc móc treo dây dọi để điều
chỉnh dựng mia thẳng đứng khi đo. Mặt mia sơn trắng, khắc phân khoảng centimet
màu đen, ghi số đêcimet màu đỏ. Chữ số trên mia có thể khắc ngược hoặc thuận. Mia
có số khắc ngược dùng cho máy có ống kính tạo ảnh ngược, còn mia có số khắc thuận
dùng cho máy có ống kính tạo ảnh thuận.
Để nâng cao độ tin cậy khi đọc số, thường dùng loại mia được khắc phân khoảng
và ghi số ở cả 2 mặt mia, cấu tạo như sau:
Mặt sơn phân khoảng màu đen – gọi là mặt đen, có khởi điểm tại đáy mia là 0m.
Mặt sơn phân khoảng màu đỏ – gọi là mặt đỏ , có khởi điểm tại đáy mia là một
hằng số K tùy chọn , gọi là hằng số mia. Tại một vị trí bất kỳ trên thân mia, hiệu số
đọc của mặt đỏ và mặt đen sẽ luôn luôn bằng hằng số mia đó. Nhờ vậy có thể dễ dàng
kiểm tra số đọc mia khi đo.
Khi đo thủy chuẩn thường dùng một cặp mia A và B có hằng số mia khác
nhau. Ví dụ mia A có hằng số 4473, mia B có hằng số 4573. Chênh lệch hằng số
giữa hai mia A và B là ± 100mm.
175
Hình 6-13a làHình 6-13
cấu tạo Hìnhvà6-14
2 mặt của mia A có hằng số 4473 hình 6-13b là số đọc
1023 trên mia thủy chuẩn khi nhìn qua ống kính
2. Đế mia
Đế mia làm bằng gang hoặc thép cứng, nặng 1 ÷ 2 kg, có ba chân nhọn để bám
chắc xuống nền đất, mặt trên có núm bán cầu để dựng mia (hình 6-14a và 6-14c )
Khi đo thủy chuẩn phải dựng mia lên đầu mốc đã có sẵn hoặc lên đế mia nếu là
điểm mới chọn (điểm chuyền).
Sau khi chọn được điểm đặt mia, phải đặt đế mia tại đó, dùng chân ấn chặt đế mia
xuống đất rồi dựng mia lên núm đế. Nếu đo ở vùng đất yếu, kém ổn định có thể dùng
đế mia kiểu cọc sắt (hình 6-14b)

§ 6.5. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG MÁY THỦY BÌNH
1. Đặt máy
Đặt máy là thao tác gồm lấy máy trong hộp ra, lắp máy lên chân máy và đặt ở vị
trí cần đo. Trước hết đặt chân máy ở vị trí cần đo sao cho chiều cao chân máy vừa tầm
người ngắm, 3 chân cắm chặt xuống đất, mặt chân máy gần nằm ngang. Mở nắp hộp
máy, quan sát vị trí đặt máy trong hộp để khi đo xong đặt máy vào hộp dễ dàng. Mở
các ốc hãm, lấy máy ra đặt lên mặt chân máy, vặn ốc nối đế cố định máy trên chân
máy. Chú ý vặn ốc nối vừa đủ chặt để sau này vặn ốc cân được trơn và cân bằng dễ
dàng.
2. Cân bằng máy
Cân bằng máy thủy bình là quá trình điều chỉnh cho tuyến ngắm của máy nằm
trên mặt phẳng ngang và trục quay của máy thẳng đứng.
Để cân bằng máy phải dựa vào ốc cân và ống thủy. Ống thủy tròn để cân bằng sơ
bộ và ống thủy dài để cân bằng chính xác.
a. Cân bằng sơ bộ.

176
Dùng ba ốc cân điều chỉnh cho bọt ống thủy tròn vào giữa. Với máy cân bằng tự
động sau khi cân bằng sơ bộ máy sẽ tự cân bằng chính xác. Với máy cân bằng thông
thường còn phải thao tác cân bằng chính xác.
b. Cân bằng chính xác.
Sau khi cân bằng sơ bộ xong, nếu bọt thủy dài còn lệch thì vặn ốc nâng E cho bọt
ống thủy dài vào giữa.
Bước 1: Quay máy cho trục ống thủy dài song song với đường nối hai ốc cân 1 và
2 (hình 6-15a). Vặn đều hai ốc cân này ngược chiều nhau cho bọt thủy dài vào giữa.
Bước 2: Quay máy đi 900, vặn ốc cân 3 đưa bọt ống thủy vào giữa (Hình 6-15b).
Bước 1 và 2 cần làm và kiểm tra lại vài lần.
Hình 6-15
Bước 3: Quay máy đi 180o so với bước 2 (hình 6-15 c). Nếu bọt ống thủy vẫn ở
3 3 3
H' H

H H'

1 2 1 2 1 2
H H'
a) b) c)
giữa thì việc cân bằng kết thúc. Thông thường do ốc nâng E chưa ở vị trí chính xác
nên khi quay máy đi 180o, bọt ống thủy còn lệch một khoảng. Vặn ốc nâng E điều
chỉnh bọt ống thủy chuyển về trung tâm nửa khoảng lệch, sau đó vặn ốc cân 3 đưa bọt
thủy vào giữa.
Làm lại các bước trên cho đến khi quay máy đi mọi hướng, bọt ống thủy dài vẫn
ở giữa hoặc lệch tối đa 1 vạch khắc là đạt yêu cầu.
Trình tự cân bằng máy này sẽ được giải thích rõ trong phần kiểm nghiệm và hiệu
chỉnh máy § 6.6.
3. Ngắm và đọc số trên mia
Vặn ốc kính mắt để nhìn rõ nét lưới chữ thập. Cùng một người đo chỉ cần điều
chỉnh một lần. Mở ốc hãm máy, quay ống kính ngắm mia. Vặn ốc điều quang để nhìn
rõ nét ảnh của mia. Vặn ốc vi động ngang đưa dây đứng của lưới chữ thập trùng vào
cạnh mia (không cần để dây đứng vào giữa mia).
Căn cứ vào dây ngang cắt trên mia để đọc số trên mia. Nếu là máy thủy bình cân
bằng thông thường, trước khi đọc mia phải quan sát 2 nhánh parabol để chỉnh bọt thủy
dài vào giữa bằng ốc nâng E.
Đọc số trên mia chính xác đến mm (Hình 6-13b).

177
§ 6.6. KIỂM NGHIỆM VÀ HIỆU CHỈNH MÁY THỦY BÌNH CÓ ĐỘ
CHÍNH XÁC TRUNG BÌNH
Trước khi sử dụng máy phải tiến hành kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy.
Đầu tiên phải kiểm tra các điều kiện cơ học và quang học bên ngoài của máy:
- Ống kính quay quanh trục đứng phải trơn đều.
- Các ốc cân, ốc hãm, ốc vi động, ốc kính mắt, ốc điều quang, ốc nâng E... khi vặn
phải êm, tính năng hoạt động ổn định.
- Ống kính ngắm mục tiêu và lưới chữ thập phải sáng và rõ nét.
- Máy có kết cấu chắc chắn, khi đặt trong hộp phải được cố định.
Điều kiện hình học cơ bản của máy thủy bình là khi đo trục quay phải thẳng đứng
và trục ngắm phải nằm ngang. Tùy theo cấu tạo của từng loại máy mà thực hiện các
hạng mục kiểm nghiệm và hiệu chỉnh cho phù hợp.
Sau đây là một số hạng mục kiểm nghiệm và hiệu chỉnh cần thiết nhất.
1. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai lệch của ống thủy dài
Với loại máy thủy bình cân bằng thông thường, muốn thỏa mãn điều kiện sau khi
cân bằng chính xác, quay máy đi mọi hướng, bọt ống thủy dài luôn luôn ở giữa thì
trục quay ZZ’ của máy phải vuông góc với trục ống thủy dài HH’ (hình 6-3). Nếu điều
kiện trên không đảm bảo có thể phát hiện và hiệu chỉnh sai lệch đó trong quá trình cân
bằng máy chính xác. Giả sử máy thủy bình có trục quay ZZ’ không vuông góc với
trục của ống thủy dài HH’ mà hợp với nhau một góc β với β + α = 900 (Hình 6-16a).
Ở bước thứ hai khi cân bằng máy, quay máy đi 900 so với bước trước rồi vặn ốc
cân thứ 3 cho bọt ống thủy vào giữa, lúc này trục ống thủy HH’ nằm ngang, còn trục
quay ZZ’ nghiêng một góc α so với phương thẳng đứng.
H1'
H 2' Z H' Z H
H' H
β H2 0
90
β H1

α
α

Z' Z'
a) b)
Hình 6-16
Sang bước thứ 3. Quay máy đi 1800, hướng trục quay ZZ’ không đổi, trục HH’
chuyển thành H’1 H1 lệch so với vị trí cũ là phương nằm ngang một góc 2α tương ứng
với khoảng lệch n của bọt ống thủy.

178
Để hiệu chỉnh sai lệch trên, vặn ốc nâng E đưa bọt ống thủy về phía trung tâm
một nửa khoảng lệch (n/2) tương ứng với góc α. Lúc này ống thủy H’1 H1 chuyển đến
vị trí H’2 H2 và vuông góc với trục quay ZZ’. Tiếp theo vặn ốc cân thứ 3 cho bọt thủy
vào giữa tức chuyển dịch một nửa khoảng lệch (n/2) còn lại. Lúc này trục quay ZZ’
thẳng đứng, trục ống thủy nằm ngang và đảm bảo điều kiện ban đầu (Hình 6-16b).
Do ước lượng khoảng lệch của bọt ống thủy chưa chính xác ngay nên thường phải
hiệu chỉnh vài lần như trên mới thỏa mãn điều kiện hình học này.
2. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai lệch trục ngắm
Khi đo cao hình học, trục ngắm của máy thủy bình phải nằm ngang.
Với máy thủy bình cân bằng chính xác nhờ ống thủy dài thì khi cân bằng xong,
trục ống thủy dài HH’ sẽ nằm ngang và trục ngắm LL’ phải song song với trục ống
thủy dài HH’ (hình 6-3). Nếu điều kiện này không đảm bảo sẽ gây ra sai số trong các
số đọc mia. Có nhiều phương pháp kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai lệch này. Ở đây
giới thiệu phương pháp thường dùng và đơn giản nhất. Trình tự kiểm nghiệm như sau.
a. Đóng hai cọc M và N cách nhau khoảng 50 – 70 m.
b. Đặt máy tại M, cân bằng máy, đo chiều cao máy i1, quay máy ngắm mia dựng
trên cọc N, theo dây giữa đọc số trên mia là b1 (hình 6-17a). Nếu trục ngắm LL’
không nằm ngang mà bị nghiêng so với đường nằm ngang một góc ε, sẽ gây ra sai số
trong số đọc b1 một trị số x. Chênh cao giữa hai cọc M và N là:
hMN = i1 – (b1 – x).

x ε
ε x
i2
b
N 1 b2
N
i1 h MN
h MN M

50-70 m 50-70 m
a) b)
Hình 6-17

c. Chuyển máy sang cọc N, cân bằng máy đo chiều cao máy i2, đọc số trên mia
dựng ở cọc M là b2 (hình 6-17b). Vì góc ε và khoảng cách MN trong hai bước trên
không đổi nên sai số trong số đọc b2 cũng là x. Chênh cao giữa hai cọc MN là:
hMN = (b2 – x) – i2.
Do đó:

179
i1 + x – b1 = b2 – x – i2.
Rút ra:

(b1 + b 2 ) − (i 1 + i 2 )
x=
2
(6-8)
Nếu tính được x = 0 tức ε = 0 thì trục ngắm LL’ song song với trục ống thủy HH’,
máy không có sai lệch này. Nếu x ≠ 0, máy có sai lệch. Cách hiệu chỉnh như sau:
d. Vặn ốc nâng E điều chỉnh trục ngắm từ số đọc b2 về giá trị b2 – x, lúc này trục
ngắm sẽ nằm ngang, nhưng bọt ống thủy dài bị lệch khỏi trung tâm.
e. Vặn ốc điều chỉnh riêng ở đầu ống thủy đưa bọt thủy vào trung tâm. Khi đó
trục ống thủy nằm ngang và song song với trục ngắm, thỏa mãn điều kiện ban đầu.
Để đo chiều cao máy i chính xác, nên đặt máy sao cho kính mắt của ống kính
cách mia dựng trên cọc khoảng 1cm. Nhìn ngược từ kính vật đến kính mắt và di động
sợi dây mảnh căng trên mia đến khi nó chia đôi kính mắt thì đọc số trực tiếp trên mia
tại đó chính xác đến mm.
Giá trị x phụ thuộc vào khoảng cách D giữa hai cọc khi kiểm nghiệm máy. Nó
tương ứng với góc lệch ε không đổi của máy. Có thể tính giá trị sai lệch này theo góc
ε:
x
ε" = ρ"
D
(6-9)
trong đó: D: khoảng cách ngang giữa hai cọc (mm)
ρ” = 206265”
Cần hiệu chỉnh máy vài lần cho đến khi có ε”≤ 15” (tương ứng với x ≤ 4mm khi
D≈ 50m) là được.
Với máy thủy bình cân bằng tự động, trình tự kiểm nghiệm làm giống các bước
trên, nhưng khi hiệu chỉnh từ bước e có khác: Vặn 4 ốc hiệu chỉnh lưới chữ thập S1,
S2, S3, S4 (hình 6-8a) điều chỉnh cho dây ngang giữa từ số đọc b2 về số đọc (b2 – x),
lúc này trục ngắm nằm ngang.
3. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh lưới chữ thập
S1
Lưới chữ thập dùng để làm chuẩn đọc số trên mia.
Muốn đọc được chính xác, sau khi cân bằng máy, dây
ngang của lưới chữ thập phải nằm ngang và dây đứng
phải trùng với phương dây dọi. S4 S2
Trình tự kiểm nghiệm và hiệu chỉnh như sau:
a. Cân bằng máy chính xác.
S3
180
b. Treo dây dọi cách máy khoảng 30m.
c. Quay máy, ngắm dây dọi, dùng ốc Hình 6-18
vi độngđiều chỉnh cho giao điểm K của lưới chữ thập trùng vào dây dọi. Nếu dây
đứng của lưới chữ thập trùng khít với dây dọi, máy không có sai lệch này. Nếu không
trùng (Hình 6-18) phải hiệu chỉnh.
d. Mở nắp bảo vệ lưới chữ thập, nới nhẹ các ốc S1, S2, S3, S4 của lưới chữ thập
và xoay tấm kính in lưới chữ thập để dây đứng trùng với dây dọi rồi vặn chặt 4 ốc lại.
Nếu kiểm tra dây ngang, đánh dấu một điểm trên tường sao cho điểm đó trùng với
giao điểm K của lưới chữ thập. Vặn ốc vi động ngang quay máy từ từ theo 2 phía, theo
dõi nếu thấy điểm đánh dấu luôn luôn nằm trên dây ngang là được.
4. Kiểm nghiệm độ nhạy của bộ phận tự cân bằng
Với máy thủy bình cân bằng tự động, khi ống kính bị nghiêng đi một góc nhỏ thì
bộ phận tự cân bằng sẽ điều chỉnh tia ngắm đưa nó về vị trí nằm ngang, phạm vi tự
điều chỉnh có tác dụng khi góc nghiêng này từ 5’ – 30’. Trình tự kiểm nghiệm độ nhạy
của bộ tự cân bằng như sau:
a. Đóng 2 cọc hoặc đánh dấu 2 điểm trên nền cứng, cách nhau khoảng 100m.
b. Đặt máy thủy bình ở giữa, dựng 2 mia lên 2 điểm đó.
c. Tiến hành đo chênh cao giữa 2 điểm theo 5 vị trí khác nhau của bọt thủy tròn
(hình 6-19). Ở vị trí 1, bọt thủy tròn ở giữa, các vị trí còn lại, lần lượt đưa bọt thủy
lệch khỏi trung tâm khoảng 2mm. So sánh 4 kết quả đo chênh cao với kết quả ở vị trí
thứ 1.

1 2 3 4 5
Hình 6-19
Nếu 5 giá trị chênh cao đo lệch nhau ≤ ± 1mm coi như bộ phận tự cân bằng hoạt
động bình thường; ngược lại phải đưa máy vào xưởng sửa chữa.
Khi đo cao hình học chính xác cần phải kiểm nghiệm thêm một số nội dung khác
như sự ổn định của trục ngắm khi điều quang, hoạt động của bộ đo cực nhỏ, v.v…
Ngoài ra còn phải tiến hành kiểm nghiệm cả mia thủy chuẩn để có số liệu hiệu chỉnh
khi tính toán.

§ 6.7. ĐO CAO HÌNH HỌC GIỮA HAI ĐIỂM CÁCH XA NHAU


Giả sử biết độ cao mốc M, cần tìm độ cao mốc N ở cách xa mốc M (hình 6-
20).

181
Muốn tìm độ cao mốc N phải đo chênh cao hMN giữa hai mốc đó. Do địa vật và
địa hình hạn chế tầm nhìn nên không thể đặt một trạm máy mà phải bố trí liên tiếp
nhau nhiều trạm đo trung gian. Theo hình vẽ (6-20) chênh cao của từng trạm đo là:
h1 = S1 - T1
h2 = S2 - T2
h3 = S3 - T3
………
hn = Sn - Tn
cộng từng vế ta có:
n n n

∑ h i = ∑ Si − ∑ Ti
i =1 i =1 i =1

Mặt khác tổng chênh cao các trạm đo bằng chênh cao từ mốc M đến mốc N nên:
hMN = h1 + h2 + h3 + … + hn
n
hMN = ∑h
i =1
i

n n
hMN = ∑ Si − ∑ Ti
i =1 i =1
(6-10)

Trong đó: n – số trạm đo


Si – Số đọc mia sau của trạm thứ i.
Ti – Số đọc mia trước của trạm thứ i.
Vậy độ cao của mốc N là: HN = HM + hMN

(n)
sn Tn
(2)
s2 T2 (3)
(1) s3 T3
s1 T1
N
c h
b MN
a
M
Hình 6-20
Theo hình 6-20, mia trước của trạm thứ nhất sẽ trở thành mia sau của trạm thứ
hai. Khi đo xong một trạm máy thì chỉ chuyển máy và mia sau, còn mia trước phải giữ
nguyên vị trí. Các điểm a, b, c, d là các điểm trung gian – còn gọi là điểm chuyền. Các
điểm chuyền phải được giữ nguyên vị trí và độ cao trong khi đo trạm trước và trạm
sau nó. Chúng chỉ cần tồn tại tạm thời nên thường dùng đế mia đánh dấu vị trí và
dựng mia lên núm đế khi đo. Nếu vì lý do nào đó trong khi chuyển trạm máy mà

182
điểm chuyền có mia sau dựng bị xê dịch độ cao thì phải huỷ bỏ các trạm đã đo kể từ
mốc thuỷ chuẩn gần nhất.
Toàn bộ các số đọc mia phải ghi ngay vào “sổ đo thuỷ chuẩn”, chữ số viết rõ
ràng, không tẩy xoá, nếu viết nhầm phải gạch bỏ và ghi số đúng ở phía trên số sai đó.
Việc tính sổ phải làm ngay tại thực địa. Dưới đây là mẫu sổ đo thuỷ chuẩn đơn
giản:

Sổ đo thuỷ chuẩn đơn giản


Ngày đo: 15-3-2005
Người đo: Lê Nam
Bắt đầu: 7h30
Người ghi tính sổ: Lê Vi
Kết thúc: 9h00
Người kiểm tra: Vũ Duy
Tên Trạ Khoảng cách (m) Số đọc mia (mm) Chênh Độ cao
mốc m đo cao mốc
Sau Trước Sau Trước
(mm) (m)
M 9.845
1 63,2 61,7 1246 2480 -1234
2 58,7 59,6 2713 0932 +1781
3 60,1 59,3 0478 1392 -0914
N 9.478
Tổng 182,0 180,6 4437 4804 -0367

§ 6.8. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CONG TRÁI ĐẤT VÀ KHÚC XẠ ÁNH


SÁNG TRONG ĐO THUỶ CHUẨN
Mặt thuỷ chuẩn là mặt cong, trục ngắm của máy thuỷ bình là đường nằm ngang,
mặt khác trục ngắm lại đi qua các lớp không khí bao quanh trái đất. Do đó độ cao của
một điểm được xác định sẽ bị ảnh hưởng bởi độ cong của trái đất và khúc xạ ánh sáng.
Ảnh hưởng của độ cong trái đất đối với đo độ cao của một điểm như trong
chương II đã trình bày được tính theo công thức:
d2
Δh =
2R
183
Các lớp khí bao quanh trái đất có mật độ khác nhau, càng lên cao mật độ càng
giảm nên chúng có chiết suất khác nhau. Giả sử trong môi trường chân không hoặc
lớp khí đồng nhất thì từ A ngắm thẳng đên B theo hướng AB (hình 6-21).

Hình 6-21 Hình 6-22


Thực tế tia sáng đi từ B đến A qua các lớp không khí có tỷ trọng khác nhau, bị
khúc xạ tạo thành một đường cong ApqnmB có mặt lõm quay về phía mặt đất. Do đó
từ A nhìn thấy điểm B tại vị trí B’ theo hướng tiếp tuyến AB’ với đường cong khúc xạ
tại A. Đường cong khúc xạ này rất khó xác định nhưng nếu khoảng cách giữa các
điểm đó không xa như trong đo thuỷ chuẩn thì có thể coi đường cong khúc xạ là một
cung tròn bán kính R1.
Chứng minh tương tự như ảnh hưởng của độ cong trái đất, ta có công thức tính
ảnh hưởng của độ cong khúc xạ đến độ cao là:
d2
ρ=
2R 1
(6-11)
Trị số R1 rất khó xác định, thường tính theo hệ số khúc xạ K là tỷ số giữa bán
kính R trái đất và bán kính R1 của đường cong khúc xạ:
R
K=
R1
d2
Do đó: ρ=K
2R
(6-12)
Hệ số khúc xạ K của trái đất thay đổi theo thời gian trong ngày, trị số trung bình
của K = 0,14. Khi đo thuỷ chuẩn, sai số do độ cong trái đất và khúc xạ ánh sáng đều
ảnh hưởng đồng thời đến kết quả đo. Trên hình 6-22 giả sử tia ngắm song song với
mặt thủy chuẩn, qua máy thuỷ bình có số đọc mia tại A là a’ và tại B là b’. Chênh cao
giữa hai điểm A và B là:
hAB = a’ – b’
Nhưng vì tia ngắm ngang nên nó cắt hai mia tại A’ và B’. Ta có:
AA’ = a’ + Δha
BB’ = b’ + Δhb
184
Mặt khác, do ảnh hưởng khúc xạ ánh sáng nên thực tế tia ngắm cắt hai mia tại
A” và B”. Trị số đọc trên mia là a và b:
a = a’ + Δha - ρa
b = b’ + Δhb - ρb
đặt fa = Δha - ρa
fb = Δhb - ρb
Ta có: a = a’ + fa
b = b’ + fb
Trong đó fa, fb là số hiệu chỉnh chung do ảnh hưởng độ cong trái đất và khúc xạ
ánh sáng được tính theo:
f = Δh - ρ.
Thay Δh và ρ theo các công thức trên:
d2 d2
f= −K
2R 2R
d2
f = (1 − K )
2R
Nếu lấy K = 0,14 thì số hiệu chỉnh chung sẽ là:
d2
f = 0,43.
2R
(6-13)
Vậy chênh cao giữa hai điểm A và B là:
hAB = a’ – b’ = (a - fa) – (b - fb)
hAB = a – b – (fa – fb).
Nếu khi đo thuỷ chuẩn, đặt máy ở khoảng giữa hai mia để khoảng cách từ máy
đến hai mia gần bằng nhau thì fa ≈ fb. Như vậy:
hAB = a – b.
Tức là chênh cao giữa hai điểm chính bằng hiệu hai số đọc thực tế trên mia. Vì
thế trong đo thuỷ chuẩn thường dùng cách đo từ giữa sẽ loại trừ được sai số do ảnh
hưởng của độ cong trái đất và khúc xạ ánh sáng.

§ 6.9. PHƯƠNG PHÁP ĐO THUỶ CHUẨN HẠNG III VÀ IV


Tuỳ theo phạm vi khống chế và độ chính xác yêu cầu, người ta phân đường đo
thuỷ chuẩn thành 4 hạng. Phạm vi khống chế và độ chính xác giảm dần từ hạng I đến
hạng IV. Nội dung phân hạng thuỷ chuẩn trình bày cụ thể ở chương X. Phần này giới
thiệu phương pháp đo thuỷ chuẩn hạng III và IV thường dùng nhất.

185
1. Các quy định chung
Để đảm bảo kết quả đo thuỷ chuẩn được chính xác cần thực hiện đúng các quy
định sau:
a. Chọn vị trí mốc độ cao.
Mốc độ cao nên đặt ở nơi đất ổn định, rắn chắc, tránh người và xe cộ va chạm để
mốc lưu giữ được lâu dài và thuận tiện khi sử dụng. Thường bố trí mốc ở các trạm
thuỷ văn, các công trình thuỷ lợi, cầu cống đã ổn định, nơi giao nhau của các trục giao
thông.
Các mốc độ cao bố trí cách nhau từ 5 đến 8 km, phân bố đều trên mặt đất và nối
với nhau bằng đường đo thuỷ chuẩn ngắn nhất, ít dốc và chướng ngại vật.
Mốc độ cao hạng III và IV có hai loại chính: mốc bằng đồng hoặc thép gắn trên
tường (hình 6-23a) và mốc bê tông lõi thép chôn chìm (hình 6-23b).
Loại mốc bằng đồng hoặc bằng thép thường được gắn vào tường hay mặt các
công trình kiên cố, xây dựng lâu đã ổn định. Loại mốc chôn chìm thường dùng ở
những nơi không có công trình kiên cố. Ngoài ra có thể dùng mốc độ cao tạm thời
bằng gỗ hoặc dấu sơn kẻ trên công trình (hình 6-24).
Chôn mốc xong phải sơ hoạ vị trí để dễ tìm khi sử dụng.

Hình 6-23a Hình 6-23b

b. Máy và dụng cụ đo.


Máy thuỷ bình phải có độ phóng đại của ống kính
lớn hơn 24x, độ nhạy τ” của ống thuỷ nhỏ hơn 15”/2mm.
Các bộ phận của máy chắc chắn, đượckiểm nghiệm và
hiệu chỉnh đầy đủ.
Dùng mia thuỷ chuẩn dài 2÷3m khắc số hai mặt,
thường dùng cặp mia A – B có hằng số 4473 và 4573.
Thân mia phải thẳng, có dây dọi hoặc ống thuỷ tròn
để điều chỉnh dựng mia thẳng đứng.
186
Hình 6-24
Các hằng số mia và vạch khắc cm trên mia phải
được kiểm nghiệm, sai số không quá ± 1mm.
Kèm với mỗi mia phải có đế mia (cóc). Trước khi dựng mia lên đế tại điểm
chuyền phải ấn chặt đế xuống đất.

c. Điều kiện về thời tiết khi đo.


Đo thuỷ chuẩn được tiến hành trong điều kiện thời tiết tốt. Tránh nắng to, sương
mù, gió mạnh. Nếu khi đó có hiện tượng nhảy ảnh thì nên ngừng đo. Những ngày râm
mát có thể đo liên tục cả ngày. Chỉ được đo sau khi có mặt trời mọc 30 phút và trước
khi mặt trời lặn 30 phút. Khi đo phải có ô che máy. Khi thời tiết không thuận lợi nên
rút ngắn khoảng cách từ máy đến hai mia tại mỗi trạm đo.
d. Bố trí trạm đo.
Để giảm bớt ảnh hưởng của sai số trục ngắm, sai số do ảnh hưởng của độ cong
trái đất và khúc xạ ánh sáng gây ra, mỗi trạm đo phải bố trí khoảng cách từ máy đến
hai mia gần bằng nhau, không vượt quá giới hạn nhất định. Các quy định cụ thể ghi ở
bảng 6-1.
Bảng 6-1
Hạng thuỷ chuẩn
Nội dung quy định
III IV
- Khoảng cách từ máy đến mia không vượt quá
75-100m 100-150m
(tuỳ thuộc độ phóng đại Vx của ống kính)
- Chênh lệch khoảng cách từ máy đến hai mia (Δl) ≤ 2m ≤ 3m
- Chênh lệch khoảng cách cộng dồn (ΣΔl) trên
≤ 5m ≤ 10m
đường đo
- Tuyến ngắm cao hơn mặt đất 0,3m 0,2m

2. Nội dung công tác tại một trạm đo thuỷ chuẩn hạng III và IV
Đo thuỷ chuẩn hạng III và IV cần 4 người phân công như sau:
- 1 người ngắm máy.
- 2 người dựng mia.
- 1 người ghi tính sổ.
Tại mỗi trạm đo, trình tự thao tác gồm:
a. Chọn vị trí đặt trạm máy và mia trước.

187
Căn cứ vào địa hình thực tế và vị trí mia sau dựng trên mốc xuất phát hoặc trên
điểm chuyền đã biết để chọn nơi đặt máy và nơi đặt mia trước. Điểm đặt máy và đặt
mia trước được chọn đồng thời và thoả mãn các yêu cầu sau:
- Tuyến ngắm ngang từ máy đến hai mia phải thông suốt, tuyến ngắm này phải cắt
trên hai mia và cao hơn mặt đất theo quy định ở bảng 6-1.
- Khoảng cách từ máy đến hai mia phải gần bằng nhau, sai lệch nằm trong giới
hạn cho phép.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí trạm đo tiếp theo.
Đầu tiên có thể dùng mắt hoặc bước chân để ước lượng khoảng cách. Sau đó cân
bằng máy sơ bộ theo bọt thủy tròn để kiểm tra tuyến ngắm và dùng dây thị cự trong
ống kính để đo khoảng cách từ máy đến hai mia (công thức 5-13 chương V). Căn cứ
vào kết quả tính khoảng cách để điều chỉnh vị trí đặt mia trước hoặc vị trí đặt máy cho
đến khi thỏa mãn các điều kiện trên.
b. Cân bằng máy chính xác.
Dựa vào ống thủy dài, cân bằng máy chính xác theo 3 bước cho đến khi quay máy
đi mọi hướng bọt thủy dài luôn ở trung tâm (Với máy thủy bình cân bằng tự động
không cần bước này).
c. Đọc số trên mia.
Căn cứ vào dây giữa của lưới chữ thập người ngắm đọc số trên hai mia theo trình
tự sau:
- Đọc số mặt đen mia sau.
- Đọc số mặt đen mia trước.
- Đọc số mặt đỏ mia trước.
- Đọc số mặt đỏ mia sau.
Cần chú ý kiểm tra và điều chỉnh bọt ống thuỷ dài vào vị trí trung tâm bằng ốc E
trước mỗi lần đọc số. Số đọc chính xác đến mm.
d. Ghi và tính sổ đo thuỷ chuẩn.
Khi người ngắm máy đọc số trên mia, người ghi sổ phải ghi vào sổ và tính toán
kiểm tra khoảng cách, kiểm tra các hằng số mia, phát hiện kịp thời các sai sót trong
trạm đo. Cụ thể:
- Hằng số mia tính từ số đọc mia được phép lệch với hằng số thực không quá
2mm với thuỷ chuẩn hạng III và 3mm với thuỷ chuẩn hạng IV.
- Chênh lệch hằng số giữa hai mia (mia sau và mia trước) nằm trong khoảng 100
± 2mm với thuỷ chuẩn hạng III và 100 ± 3mm với thuỷ chuẩn hạng IV.
- Kiểm tra các sai số khác theo quy định như bảng 6-1. Sau khi xác nhận các số
ghi và tính toán đạt yêu cầu, người ghi sổ ra hiệu để chuyển máy và mia sau, còn mia
trước phải giữ nguyên vị trí để làm điểm chuyền cho trạm đo tiếp theo.

188
3. Sổ đo thuỷ chuẩn hạng III và IV
Toàn bộ số liệu đo thuỷ chuẩn được ghi chép và tính toán trong sổ đo thuỷ chuẩn.
Cách ghi, tính sổ được trình bày trong bảng 6-2.
-Giải thích bảng 6-2:
Bảng 6-2 là một trang trong sổ đo thuỷ chuẩn in sẵn ghi lại kết quả đo và tính của
đường thuỷ chuẩn xuất phát từ mốc thuỷ chuẩn R1 có độ cao đã biết đi qua mốc M4 và
kết thúc ở mốc thuỷ chuẩn R2.
Cột 1: Ở trạm 1 ghi tên mốc xuất phát R1 và ghi tên mia A và B. Mia A có hằng
số 4473 dựng ở mốc R1 và mia trước là mia B có hằng số 4573 dựng ở điểm chuyền
(không cần đặt tên).
Cột 2: Ghi thứ tự trạm đặt máy.
Cột 3: Ghi khoảng cách từ máy đến mia sau và mia trước, tính chính xác đến
dm.
Cột 4: Tính chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia sau và từ máy đến mia trước.
Ví dụ ở trạm 1:
47,4 m – 47,6 m = -0,2 m.
Tính chênh lệch khoảng cách cộng dồn bằng tổng chênh lệch khoảng cách từ trạm
đầu đến trạm đang tính. Ví dụ ở trạm 2:
(- 0,2 m) + (- 0,1m) = - 0,3 m.
Cột 5: Tên mặt mia (đỏ, đen) được in sẵn.
Cột 6, 7: ghi số đọc mia theo thứ tự ký hiệu (1), (2), (3), (4). Sau đó tính ngay các
hằng số mia để kiểm tra đối chiếu với quy phạm:
Hằng số mia sau (5) = số đọc đỏ sau (4) – số đọc đen sau (1)
Hằng số mia trước (6) = số đọc đỏ trước (3) – số đọc đen trước (2).
Cột 6, 7: ghi số đọc mia theo thứ tự ký hiệu (1), (2), (3), (4). Sau đó tính ngay các
hằng số mia để kiểm tra đối chiếu với quy phạm:
Hằng số mia sau (5) = số đọc đỏ sau (4) – số đọc đen sau (1)
Hằng số mia trước (6) = số đọc đỏ trước (3) – số đọc đen trước (2).
Cột 8: Tính chênh cao từng trạm đo theo mặt đỏ và mặt đen:
Chênh cao theo mặt đỏ (7) = (4) – (3)
Chênh cao theo mặt đen (8) = (1) – (2).
Tính chênh lệch hằng số 2 mia và kiểm tra theo quy định:
(9) = (8) – (7)
Kiểm tra theo hàng phải đảm bảo:
(6) – (5) = (9)

189
Sổ đo thuỷ chuẩn hạng III và IV
Ngày đo: 6 – 12 – 2004
Người đo: Việt Thắng
Thời tiết: Râm, mát.
Người ghi tính sổ: Lê Vy
Đo từ mốc: R1 đến mốc R2
Người kiểm tra: Vũ Duy
Bắt đầu lúc: 7h30 Kết thúc 8h30

Chênh lệch Số đọc mia(mm)


Tên Kh/ cách Khoảng Mặt Chênh Độ
Mmốc Trạm mia sau cách Chênh Mmi Chênh
cao cao
cao
đđo miatrước lệch a trung bình mốc
Tên cộng dồn Sau Trước
Mmia (m) (mm) (mm) (mm) (mm) (m)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
R1 47.4 -0.2 Đỏ 5411 (4) 6097(3) -0686(7) -0586.5(10) 9.342
A-B 47.6 Đen 0938(1) 1525(2) -0587(8)
1 -0.2 4473(5) 4572(6) +0099(9)
50.7 -0.1 Đỏ 6064 5499 +0565 +0464
B-A 50.8 Đen 1490 1027 +0463
2 -0.3 4574 4472 -0102
62.4 +0.3 Đỏ 6557 5027 +1530 +1630
A-B 62.1 Đen 2084 0454 +1630
M4 3 0.0 4473 4573 +0100
M4 39.0 -0.1 Đỏ 5578 5493 +0085 -0015.5
B-A 39.1 Đen 1005 1021 -0016
4 -0.1 4573 4472 -0101
A-B 54.5 0.0 Đỏ 5299 5923 -0624 -0523.5
R2 54.5 Đen 0827 1350 -0523
5 -0.1 4472 4573 +0101
Kiểm 508.1 35253 33416 +1837 +0968.5
Tra (11) (12) (13) (14) (15)

190
Cột 9: Tính chênh cao trung bình:
(7) + (8) ± 100
(10) =
2
Dấu của hằng số ± 100 lấy cùng dấu với (9).
Cột (10): Ghi độ cao của mốc thuỷ chuẩn
Hết một trang sổ đo hoặc hết một đường đo thuỷ chuẩn phải cộng tổng theo cột để
kiểm tra. Trước tiên tính:
(11) = tổng số đọc mia sau ở cột 6
(12) = tổng số đọc mia trước ở cột 7
(13) = tổng chênh cao theo mặt đỏ và mặt đen tính được ở cột 8
(14) = tổng chênh cao trung bình ở cột 9
Kiểm tra hàng ngang phải khớp hoàn toàn:
(11) – (12) = (13)
(13)
đồng thời = (14) khi số trạm đo trong trang sổ đo là chẵn (2, 4,
2
6, …);
(13) ± 100
và = (14) khi số trạm là lẻ (1, 3, 5, …);
2
Dấu ±100 lấy cùng dấu với ký hiệu (9) ở trạm lẻ cuối cùng.
4. Đánh giá kết quả đường đo thuỷ chuẩn
Do tính chất ngẫu nhiên, kết quả đo thuỷ chuẩn nào cũng mang sai số, biểu thị
bằng sai số khép độ cao (fh). Công thức tổng quát để tính sai số khép độ cao của
đường đo thuỷ chuẩn là:
f h = ∑ h do − ∑ h lt (6-13)
trong đó: ∑h do : tổng chênh cao đo được trên toàn đường đo thuỷ chuẩn
(ký hiệu (14) bảng 6-2)
∑h lt : tổng chênh cao theo lý thuyết.
Để đánh giá kết quả đường đo thuỷ chuẩn phải bố trí đường đo theo các dạng sau:
a. Đường đo thuỷ chuẩn nối liền với hai mốc đã biết độ cao (mốc khép mốc).
∑h lt = Hc - Hđ
với Hc : độ cao mốc cuối của đường đo
Hđ : độ cao mốc đầu của đường đo.

191
Vậy: fh = ∑h do - (Hc - Hđ) (6-
14)
b. Đường đo thuỷ chuẩn xuất phát và kết thúc tại cùng một mốc làm thành
vòng đo khép kín.
fh = ∑h do

(6-15)
c. Nếu đo bằng hai máy hoặc đo hai lần cùng chiều trên cùng một đường đo
thuỷ chuẩn:
fh = ∑h do1 - ∑h do 2

(6-16)
d. Nếu đo đi và đo về trên cùng một đường đo thuỷ chuẩn:
fh = Σh đi + Σh về
(6-17)
Sau khi tính sai số khép độ cao fh của đường đo thuỷ chuẩn, phải so sánh với sai
số khép độ cao cho phép ký hiệu {fh]cp. Trị số [fh]cp phụ thuộc vào chiều dài đường đo,
địa hình nơi đo và cấp hạng thuỷ chuẩn, được quy phạm quy định như bảng 6-3.
Bảng 6-3
Hạng Đồng bằng Miền núi
III ± 12 L ± 15 L
IV ±20 L ± 25 L
Trong đó: [fh]cp- Sai số khép độ cao cho phép của đường đo tính theo mm.
L: Chiều dài đường đo tính theo km.
Nếu f h > [f h ] cp - Kết quả đo không đạt, phải đo lại.
Nếu f h ≤ [f h ] cp - Kết quả đo đạt, được dùng để tính toán tiếp.
5. Bình sai đường đo thuỷ chuẩn
Bình sai là phương pháp làm mất mâu thuẫn giữa kết quả đo và trị số đúng của
[ ]
nó. Sau khi đánh giá kết quả đường đo thuỷ chuẩn có f h ≤ f h cp , kết quả đó được chấp
nhận, tuy vậy vẫn còn sai fh, trị số này cần phải xử lý sao cho khi tính chuyền độ cao
các điểm trên đường đo, lượng sai số đó không còn tồn tại. Việc phân phối hợp lý sai
số khép độ cao fh vào kết quả đo thuỷ chuẩn để từ đó tính được chênh cao chính xác
giữa các điểm và độ cao chính xác của chúng gọi là bình sai đường đo thuỷ chuẩn.
Có nhiều phương pháp bình sai đường và lưới thuỷ chuẩn. Trong phạm vi giáo
trình này chỉ giới thiệu phương pháp bình sai đường thuỷ chuẩn.

192
Dựa trên nguyên tắc “phân phối sai số tỷ lệ với chiều dài đường đo thuỷ chuẩn”,
có công thức tính số hiệu chỉnh của từng đoạn đo:
fh
vi = − li
L
(6-18)
Trong đó:
vi: số hiệu chỉnh chênh cao cho đoạn đo thứ i
L: tổng chiều dài đường đo tính theo km
li: chiều dài đoạn đo thư i tính theo km
Giá trị vi và fh tính theo đơn vị mm.
Kiểm tra tổng số các vi phải bằng đúng giá trị fh nhưng ngược dấu.
Σvi = - fh
Chênh cao đã hiệu chỉnh của mỗi đoạn đo được tính theo:
hihc = hiđo + vi
(6-19)
Trong đó:
hihc: chênh cao đã hiệu chỉnh của đoạn đo thứ i
hiđo: chênh cao đo được của đoạn đo thứ i
Độ cao của mỗi điểm được tính chuyền dần từ độ cao của điểm đã biết và chênh
cao đã hiệu chỉnh như công thức (6-2).
HN = HM + h hc
MN

Trong đó:
HN: độ cao của điểm cần tìm.
HM: độ cao của điểm đã biết .
hc
hMN : chênh cao đo được từ M đến N đã hiệu chỉnh
Ví dụ: Bình sai đường thuỷ chuẩn hạng IV ở vùng núi, nối liền 2 mốc thuỷ
chuẩn đã biết độ cao: HA = 11453mm, HB = 25116mm
Số liệu đo được ghi trên sơ đồ (hình 6-25)

+3748mm R2
R1 -2365mm +12205mm B
>
A > > 25116
2,1km 5,6km 5,2km
11453
Hình 6-25
Bài giải:

193
a) Theo chiều từ A về B theo sơ đồ, tính sai số khép độ cao của đường đo thuỷ
chuẩn:
f h = ∑ h do − (H B − H A )
fh = (+3748 – 2365 + 12205) – (25116 – 11453)
fh = -75 mm
Tính sai số khép độ cao cho phép [fh]:
Vì đường đo thuỷ chuẩn hạng IV ở vùng núi nên tra bảng 6-3 có:
[f h ]mm = ±25 L Km = ±25 12,9
[f h ]mm = ±90mm
Ta thấy fh < [fh], kết luận đường đo đạt yêu cầu, được phép bình sai. Dùng các
công thức (6-18), (6-19), (6-20) để tính toán. Quá trình bình sai được thực hiện trong
bảng 6-4
Khi tính độ cao các mốc cần kiểm tra: độ cao của mốc cuối (mốc B) tính chuyền
được trong bảng 6-4 phải bằng đúng độ cao của mốc đó theo số liệu đã biết.
Bảng bình sai đường thuỷ chuẩn

Bảng 6-4
Chiều Số hiệu Chênh cao Độ cao
Chênh cao đo
Tên mốc dài đoạn chỉnh vi hiệu chỉnh mốc H
hđo (mm)
đo (km) (mm) hhc (mm) (mm)
A 11453
2,1 +3748 +12 +3760
R1 15213
5,6 -2365 +33 -2332
R2 12281
5,2 +12205 +30 +12235
B 25116
Kiểm tra 12,9km +13588 +75 mm +13663

§ 6.10. SAI SỐ KHI ĐO THUỶ CHUẨN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC


Có ba nguyên nhân dẫn đến những sai số trong đo thuỷ chuẩn: do máy móc dụng
cụ đo, do người đo, do môi trường nơi đo. Các nguyên nhân này đồng thời tác động
làm kết quả đo có sai số. Xét nguồn gốc và quy luật tác động đó sẽ tìm được các biện
pháp đo thích hợp để khắc phục hoặc giảm bớt ảnh hưởng của chúng trong kết quả đo.
Lần lượt xét các sai số sau:

194
1. Sai số do máy có trục ngắm không song song với trục ống thuỷ dài

x1 x2

a' a b b'

s1 s2
Hình 6-26
Trước khi đo, máy thuỷ bình đã được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh để trục ngắm
song song với trục ống thuỷ dài. Nhưng thực tế không thể thỏa mãn hoàn toàn mà còn
một lượng sai nhỏ biểu thị bằng góc ε (hình 6-26), mặt khác do một số nguyên nhân
khác góc ε có thể bị thay đổi trong quá trình sử dụng máy.
Gọi S1 là chiều dài tuyến ngắm mia sau, S2 là chiều dài tuyến ngắm mia trước,
còn a’ và b’là số đọc trên mia còn x1 và x2 là sai số đọc trên mia do góc trục ngắm
không song song với trục nằm ngang. Nếu gọi a và b là số đọc mia khi tuyến ngắm
nằm ngang, theo nguyên lý đo cao hình học ta có:
h=a–b
hay h = ( a’ – x1) – (b’ – x2)
h = (a’ – b’) + ( x2 – x1)
trong đó: x1 = S1.tgε
x2 = S2.tgε
nếu x1 = x2 thì h = a’ – b’ = a – b
Từ đây ta thấy: muốn x1 = x2 thì phải có S1 = S2 do vậy để loại trừ sai số này, tại
mỗi trạm đo thuỷ chuẩn phải bố trí khoảng cách từ máy đến hai mia gần bằng nhau,
chênh lệch khoảng cách nằm trong giới hạn cho phép.
2. Sai số do mia
Sai số do mia bao gồm: Sai số do vạch khắc trên mia không chính xác, sai số do
mia bị cong và sai số do mòn đáy mia.
Để tránh sai số do vạch khắc trên mia và do mia bị cong, cần phải kiểm nghiệm
mia và hiệu chỉnh vào kết quả đo.
Để tránh sai số do mòn đáy mia làm số đọc mia lớn hơn giá trị đúng phải thay sắt
bịt đáy mia và trên mỗi đoạn đo bố trí số trạm đo là chẵn (điểm đầu và điểm cuối đoạn
đo dựng cùng một mia).
3. Sai số do người đo
a. Sai số do máy và mia bị lún.

195
Trong khi đo, nếu giá ba chân đặt trên đất mềm hoặc đất cát có thể làm máy bị lún
dần, trục ngắm sẽ bị thấp xuống sẽ dẫn đến số đọc mia giảm đi. Sai số này không lớn
nhưng nó tích luỹ hệ thống theo thời gian. Để giảm bớt ảnh hưởng của sai số này thì
mỗi trạm phải đo và đọc mia theo thứ tự mặt đen mia sau, mặt đen mia trước, mặt đỏ
mia trước, mặt đỏ mia sau. Nếu tính ra chênh cao theo mặt đen và mặt đỏ, có sai số
trong phạm vi cho phép thì lấy trị số chênh cao trung bình của hai lần đo. Trị số này sẽ
không mang sai số do lún máy.
M'
M
b. Sai số do dựng mia không thẳng đứng.
Theo nguyên lý đo cao hình học thì mia b' b

phải dựng thẳng đứng, song thực tế mia có


thể bị nghiêng do người dựng.
Nếu mia dựng nghiêng về bên trái hoặc bên Hình 6-27
phải theo hướng ngắm thì người ngắm máy có thể phát hiện và điều chỉnh ngay theo
dây đứng của lưới chữ thập trong ống kính. Nhưng nếu mia nghiêng về phía trước
hoặc phía sau thì người ngắm máy khó phát hiện, số đọc mia này luôn luôn lớn hơn số
đọc mia dựng thẳng đứng.
Theo hình 6-27, b là số đọc mia khi dựng thẳng đứng, b’ là số đọc mia khi
dựng mia nghiêng mộc góc ϕ. Trong mọi trường hợp thì b là giá trị nhỏ nhất vì b =
b’.cosϕ. Để giảm bớt sai số này, thường lắp ống thuỷ tròn hoặc treo dây dọi để dựng
mia thẳng đứng. Nếu không có ống thuỷ hoặc dây dọi thì người dựng mia từ từ
nghiêng mia ra phía trước hoặc phía sau theo hướng ngắm. Người ngắm máy theo dõi
khi nào có số đọc mia nhỏ nhất thì chọn số đó vì nó ứng với vị trí mia thẳng đứng.
c. Sai số do đọc mia.
Sai số do đọc mia sinh ra bởi người ngắm ước đoán số đọc không chính xác, do
độ phóng đại của ống kính, do độ lớn của vạch khắc trên mia và khoảng cách từ máy
đến mia. Để khái quát có thể dùng công thức sau để tính sai số trung phương đọc số
mo:
0,156.d
m o = 0,04t +
Vx
(6-20)
trong đó: t: giá trị vạch chia nhỏ nhất trên mia (mm)
Vx: Độ phóng đại của ống kính.
d: khoảng cách từ máy đến mia tính theo m
Ví dụ: t = 10 mm; Vx = 25x; d = 120 m thì mo = 1,15 mm.
4. Sai số do môi trường đo
a. Sai số do ảnh hưởng độ cong trái đất và khúc xạ ánh sáng.
Ảnh hưởng của độ cong trái đất và khúc xạ ánh sáng có thể gây ra sai số hệ thống
trong số đọc mia, nhất là khi đo ở miền núi, do xuống dốc hoặc lên dốc có chênh cao
lớn tại mỗi trạm đo. Để giảm bớt sai số này khi đo phải bố trí khoảng cách từ máy đến
196
hai mia gần bằng nhau (đã trình bày ở Đ6.8) và bố trí máy có tuyến ngắm cao hơn mặt
đất 0,2m trở lên.
b. Sai số do ảnh hưởng của nhiệt độ.
Trong quá trình đo, mặt trời luôn chiếu vào một bên thân máy làm các bộ phận
của máy giãn nở không đều, bọt ống thuỷ mất ổn định ảnh hưởng đến cân bằng máy
và đọc mia. Để giảm bớt sai số này, thường đặt máy theo thứ tự hoán vị các chân máy
ở hai bên đường đo (hình 6-28) và khi trời nắng phải có ô che máy.

Hình 6-28

§ 6.11. THUỶ CHUẨN KỸ THUẬT


Chuẩn kỹ thuật là phương pháp đo thuỷ chuẩn có độ chính xác thấp hơn thuỷ
chuẩn hạng IV. Cơ sở để phát triển đường thuỷ chuẩn kỹ thuật là các mốc thuỷ chuẩn
hạng III và IV.
Đường thuỷ chuẩn kỹ thuật thường bố trí theo dạng đường đơn mà điểm đầu và
điểm cuối là các mốc thuỷ chuẩn đã có độ cao.
Máy thuỷ bình và phương pháp đo thuỷ chuẩn kỹ thuật tương tự như đo thuỷ
chuẩn hạng IV, nhưng độ chính xác thấp hơn. Cụ thể:
- Có thể dùng máy thuỷ bình có độ phóng đại V ≥ 20x, độ nhạy của ống thuỷ dài
τ ” ≤ 45”/2 mm. Cũng có thể dùng máy kinh vĩ có ống thuỷ dài gắn trên ống kính để
đo thay máy thuỷ bình.
- Có thể dùng mia thuỷ chuẩn hai mặt số hoặc một mặt số, mia gấp hoặc mia hộp.
Nếu dùng mia hai mặt số, khi đo thứ tự đọc mia là mặt đen mia sau, mặt đỏ mia sau,
mặt đen mia trước, mặt đỏ mia trước. Nếu dùng mia một mặt số thì mỗi trạm máy phải
đo 2 lần, mỗi lần phải thay đổi chiều cao máy ít nhất 10cm. Thứ tự đọc mia lần thứ
nhất là: mia sau, mia trước; lần thứ hai: mia trước, mia sau. Chênh cao tính được tại
mỗi trạm máy theo hai lần đo hoặc theo hai mặt mia không được sai lệch qúa 5mm.
- Khoảng cách từ máy đến mia có thể ước lượng sơ bộ bằng bước chân. chiều dài
tuyến ngắm trung bình là 120m, lớn nhất có thể đến 200m.
- Sai số khép độ cao cho phép của đường thuỷ chuẩn kỹ thuật là:
[f h ] = ±50 L km (mm) (6-21)
trong đó: L – chiều dài đường đo tính theo km.

197
Ở những nơi nhiều dốc, số trạm đo trên 1km lớn hơn 25, sai số khép độ cao cho
phép tính theo: [f h ] = ±10 n (mm) (6-
22)
trong đó: n- số trạm đo trên đường đo thuỷ chuẩn.
Thuỷ chuẩn kỹ thuật được dùng nhiều trong đo vẽ mặt cắt địa hình và đo vẽ bình
đồ tỷ lệ lớn.

§ 6.12. BẢO QUẢN MÁY VÀ DỤNG CỤ TRẮC ĐỊA


Việc bảo quản máy và dụng cụ trắc địa thể hiện ở 3 khâu: trong phòng máy, khi
sử dụng và vận chuyển.
1. Bảo quản máy trắc địa
a. Trong phòng máy: Máy phải đặt ở nơi thoáng khí, khô ráo. Nếu phòng kín và
có nhiều máy cần đặt điều hòa nhiệt độ và máy hút ẩm. Trong mỗi hộp máy cần phải
có túi thuốc chống ẩm còn hạn dùng. Không xếp chồng máy lên nhau.
b. Khi sử dụng:
Khi sử dụng máy trắc địa phải thực hiện đúng các yêu cầu sau:
- Nắm vững các thao tác cơ bản đặt máy (xem § 6.5.1)
- Khi đo ngắm phải hiểu rõ tính năng của các bộ phận trên máy như ốc hãm, ốc vi
động, ốc điều quang v.v… Không được vặn mạnh tay các ốc khi một bộ phận của máy
quay không bình thường. Nếu quay máy thấy nặng không được quay tiếp mà phải
kiểm tra xem các ốc hãm đã mở hết chưa. Các ốc cân, ốc vi động khi dùng phải đưa về
vị trí trung bình để có thể vặn được cả hai chiều.
- Máy làm việc ở ngoài nắng cần có ô che nắng. Hạn chế các trường hợp ống kính
của máy bị ướt do mưa hoặc hơi nước, sương mù làm mờ kính (trừ một số máy hiện
nay thiết kế có thể đo dưới trời mưa hoặc đo trong nước).
- Khi máy bị ẩm ướt phải lấy dẻ mềm sạch thấm khô và lau nhẹ, để nơi thoáng gió
hoặc bóng đèn sấy. Chờ cho máy khô mới được đặt vào hộp. Không được sờ tay vào
kính vật hoặc kính mắt để tránh màng bảo vệ thấu kính bị xước.
c. Khi vận chuyển:
- Khi vận chuyển gần (chuyển trạm đặt máy lúc đo) có thể để máy cố định trên
giá ba chân, vặn các ốc hãm máy rồi dùng vai đỡ máy ở vị trí thẳng đứng, 2 tay giữ
chắc chân máy. Cũng có thể chụm ba chân lại và giữ nó ở vị trí thẳng đứng để di
chuyển.
- Khi vận chuyển máy đi xa, phải đặt máy trong hộp bảo vệ, có đệm giữ chặt. Hộp
máy có khoá chắc chắn, tránh sóc, va đập mạnh.
Nếu máy hỏng phải mang đến nơi có cán bộ chuyên môn sửa chữa, không tự ý
tháo máy tuỳ tiện.

198
2. Bảo quản thước thép và mia
a. Trong phòng:
Thước và mia phải đặt ở nơi thoáng mát. Thước thép phải được lau sạch và bôi
mỡ
chống rỉ, chống mờ số. Mia xếp nằm nghiêng theo thứ tự, chống cong vênh vì chịu lực
nặng.
b. Khi sử dụng:
- Không được để thước bị xoắn khi đo, hoặc kéo lê thước trên mặt đất, để rối
thước, tránh xe cộ chẹt qua.
- Giữ mia cẩn thận, tránh đổ, rơi, gãy, bong sơn, mờ số. Không dựa mia vào
tường, vào cây gần nơi đặt máy. Không ngồi lên mia, dùng mia làm sào chống, đòn
khiêng. Sau một ngày đo phải lau chùi sạch sẽ, bôi dầu vào khoá khớp mia.
c. Khi vận chuyển:
Nếu vận chuyển gần thì vác mia. Nếu vận chuyển xa thì cho mia vào bao hoặc đặt
trên đệm lót ở ngoài và giữa các mia, chằng buộc cẩn thận trên xe trước khi di chuyển.

§ 6.13. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI MÁY THUỶ BÌNH


1. Máy thuỷ bình Ni- 030
Máy thuỷ bình Ni030 do Đức sản xuất, được sử dụng nhiều ở Việt Nam (Hình 6-
29), thuộc loại thuỷ bình thông thường, dùng trong đo thuỷ chuẩn hạng III và IV. Máy
cho ảnh ngược nên khi đo dùng với cặp mia thuỷ chuẩn A, B khắc số ngược. Khi lắp
thêm bộ phận đo cực nhỏ và dùng với cặp mia In-va, máy Ni030 có thể đo đạt độ
chính xác cao với sai số trung phương là ± 1,2 mm / 1km (hình 6-30). Tính năng kỹ
thuật của máy xem bảng 6-5.

199
Hình 6-30
Hình 6-29
2. Máy thuỷ bình Ni- 025
Máy thuỷ bình Ni- 025 là loại máy thuỷ bình cân bằng tự động do Đức sản xuất
(hình 6-31).
Cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:
1. Đường ngắm sơ bộ
2. Ốc điều quang
3. Ốc vi động ngang
4. Ốc cân
5. Đệm giữ ốc cân
6. Đế máy
7. Chân máy
8. Thân máy
9. Ốc kính mắt
10. Nắp bảo vệ lưới chữ thập

Hình 6-31
Máy Ni- 025 được chế tạo trên nguyên lý cân bằng tự động nhờ con lắc lăng kính
(hình 6-32)

200
Hình 6-32
Ngoài các bộ phận kính vật (1), kính điều quang (2), kính gắn lưới chữ thập (6),
kính mắt (7), trong ống kính còn có lăng kính 5 mặt (3) gắn cố định vào thành ống
kính. Lăng kính hình tam giác (4) được treo trên hai sợi dây kim loại mảnh và bền,
đóng vai trò con lắc quang học dưới nó có đệm (5) để giảm rung động khi vận chuyển
và chóng đạt vị trí ổn định. Tia sáng đi từ vật qua lăng kính tam giác thứ nhất bị phản
xạ, gặp 2 mặt đáy của lăng kính 5 mặt (3) lại phản xạ tiếp đến lăng kính tam giác thứ
hai rồi lại bị phản xạ và đi qua lưới chữ thập đến kính mắt. Nhờ lăng kính treo luôn
luôn cân bằng nên tia sáng đi tới lưới chữ thập luôn luôn nằm ngang, số đọc mia ở dây
ngang giữa của lưới chữ thập là số đọc ứng với tia ngắm nằm ngang.
Sử dụng loại máy thuỷ bình có bộ tự cân bằng như Ni- 025 rất tiện lợi và năng
suất cao hơn loại máy thuỷ bình cân bằng thông thường. Khi đo chỉ cân bằng sơ bộ
theo ống thuỷ tròn là máy sẽ tạo ra tia ngắm ngang ngay sau 1 giây để đọc số mà
không cần phải cân bằng chính xác theo ống thuỷ dài và chỉnh bọt thuỷ bằng ốc nâng
E mất nhiều thời gian như loại máy cân bằng thông thường.
Dùng loại máy thuỷ bình cân bằng tự động cần bảo quản cẩn thận, tránh sóc, va
đập mạnh. Trước khi đo nên kiểm tra lăng kính treo có hoạt động hay không bằng
cách lắc nhẹ máy nếu thấy tiếng kêu “lách cách” là được.
Tính năng kỹ thuật của máy thuỷ bình Ni- 025 xem trong bảng 6-5.
Máy cho ảnh thuận nên đi kèm với nó là cặp mia khắc thuận số. Hình 6-33 là ảnh
ngắm mia trong ống kính của máy với số đọc ở dây giữa là 2679. Để nâng cao tính
năng sử dụng, trên máy có bàn độ ngang và ống đọc số để đo góc bằng với giá trị
khoảng chia là 10 phút, ước đọc chính xác đến phút. Hình 6-34 là ảnh ngắm trong ống
đọc số bàn độ ngang với số đọc 00 26’.
Các loại máy thuỷ bình: AC-2S (hình 6-35) của hãng Nikon (Nhật bản) sản xuất,
NA-24 (Thụy Sỹ), 3H3KL (Nga) … đều thuộc máy cân bằng tự động có độ chính xác
từ 62 đến 63mm/1Km, hiện được sử dụng nhiều ở Việt Nam.

Hình 6-33 Hình 6-34


201
Hình 6-35

Phân loại và tính năng kỹ thuật của một số máy thuỷ bình

Bảng 6-5
Độ Độ nhạy của Trọng Sai số Loại máy
Nước
Tên phón ống thuỷ lượng trung Cách
sản Chính
máy g đại máy phương cân
xuất xác
(Vx) Dài Tròn (kg) mm/1km bằng
Thông
Ni004 Đức 44 10” 2’ 6,1 ± 0,4 Cao
thường
Thông
HA-1 Nga 44 10” 2’ 5,8 ± 0,4 Cao
thường
Thông
PL-1 Nhật 42 10” 3,5’ 4,9 ± 0,4 Cao
thường
Tự
AT-G1 Nhật 32 Không 8’ 3,4 ± 0,4 Cao
động
Trung Thông
Ni030 Đức 25 30” 8’ 1,7 ± 2,5
bình thường
Tự
Ni025 Đức 25 Không 8’ 1,7 ± 2,5 ”
động
AC-2S Nhật 24 - 10’ 1,2 ±2 ” ”
Thụy
NA-24 24 - 10’ 1,7 ±2 ” ”
Sỹ
202
3H-3K Nga 22 - 10’ 1,3 ±3 ” ”
Trung
AL-25 25 - 8’ 2,5 ±2 ” ”
Quốc
Kỹ Thông
Ni060 Đức 19 60” 8’ 0,9 ± 10
thuật thường
Câu hỏi:
1. Nguyên lý đo chênh cao hình học
2. Các thao tác cơ bản khi sử dụng máy thuỷ bình
3. Đo chênh cao hình học giữa 2 điểm cách xa nhau
4. Ảnh hưởng của độ cong trái đất và khúc xạ ánh sáng khi đo thuỷ chuẩn
5. Phương pháp đo thuỷ chuẩn hạng III và hạng IV

203
CHƯƠNG VII: MÁY KINH VĨ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
GÓC

§ 7.1. NGUYÊN LÝ ĐO GÓC


1. Nguyên lý đo góc bằng
Giả sử có ba điểm A, O, B trên mặt đất ở độ cao khác nhau (hình 7.1). Góc kẹp
giữa hai hướng OA và OB là góc nghiêng trong không gian. Dùng phép chiếu vuông
góc để chiếu góc AOB xuống mặt phẳng ngang (P), ta được góc bằng A1O1B1. Như
vậy góc bằng là góc nhị diện của hai mặt phẳng thẳng đứng chứa hai hướng ngắm.
Góc bằng ký hiệu là β hoặc HZ (Horizontal angle).
Muốn đo góc bằng phải đặt trên trục thẳng đứng OO1 một bàn khắc độ nằm ngang
– gọi là bàn độ ngang – có tâm trên OO1. Hai mặt phẳng thẳng đứng (Q), (R) chứa
hướng OA, OB cắt bàn độ ngang tại hai giá trị n và m. Vậy trị số của góc bằng
A1O1B1 là:
β = m–n
Q
R

m A1
O1 β
m B1
P

Hình 7-1 Hình 7-2


m, n gọi là trị số hướng ngắm
Muốn đo được góc bằng phải chế tạo ra dụng cụ có vòng khắc độ nằm
ngang, đồng thời có bộ phận tạo ra những mặt phẳng thẳng đứng quay quanh
trục của nó. Dụng cụ được chế tạo theo nguyên lý trên gọi là máy kinh vĩ.

2. Nguyên lý đo góc đứng

204
Góc đứng là góc nằm trong mặt phẳng thẳng đứng hợp bởi tuyến ngắm và đường
nằm ngang. Góc đứng ký hiệu là V (Vertical angle). Trên hình 7-2, V1 là góc đứng
ứng với tia ngắm qua A, V2 là góc đứng ứng với tia ngắm qua B.
Nếu tia ngắm ở trên đường nằm ngang thì góc đứng mang dấu dương (V1 > 00).
Nếu tia ngắm ở dưới đường nằm ngang thì góc đứng mang dấu âm (V2 < 00).
Nếu tia ngắm nằm ngang thì V = 00.
Như vậy góc đứng V có giá trị biến thiên từ 00 đến ±900 tính từ đường nằm
ngang.
Ngoài góc đứng ra, còn dùng góc thiên đỉnh. Góc thiên đỉnh là góc tạo bởi hướng
thiên đỉnh của phương dây dọi và tuyến ngắm. Góc thiên đỉnh ký hiệu là Z (Zenith
angle). Góc thiên đỉnh biến thiên từ 00 đến 1800 kể từ hướng thiên đỉnh. Trên hình 7-2,
Z1 là góc thiên đỉnh ứng với tuyến ngắm A, Z2 là góc thiên đỉnh ứng với tuyến ngắm
B. Tổng giá trị góc đứng và góc thiên đỉnh của cùng một tuyến ngắm bằng 900.
V + Z = 900
Để đo góc đứng, phải bố trí một bàn khắc độ đặt thẳng đứng, vuông góc với bàn
độ ngang và ứng với hướng nằm ngang là vach chuẩn 00- 00. Trị số hướng ngắm qua
A tương ứng trên bàn độ đứng chính là góc đứng V1.
Tóm lại để đo được góc bằng và góc đứng trên máy kinh vĩ phải có bàn độ ngang
và bàn độ đứng kèm theo các bộ phận đọc số trên 2 bàn độ ứng với hướng ngắm.
Ngoài ra máy kinh vĩ còn cần có bộ phận làm trùng tâm vòng khắc độ của bàn độ
ngang với đường thẳng đứng đi qua đỉnh góc bằng cần đo.

§ 7.2. PHÂN LOẠI VÀ CẤU TẠO MÁY KINH VĨ


Máy kinh vĩ là dụng cụ dùng để đo góc bằng và góc đứng.
1. Phân loại
Theo cấu tạo, máy kinh vĩ được chia làm 3 loại: máy kinh vĩ kim loại, máy kinh
vĩ quang học và máy kinh vĩ điện tử.
Máy kinh vĩ kim loại là máy kinh vĩ có bàn độ ngang và bàn độ đứng làm bằng
kim loại, có thể đọc trực tiếp trị số hướng đo trên bàn độ ở 2 vị trí đối tâm. Ví dụ: máy
kinh vĩ TT50, TT5 (Liên Xô cũ) Meopta (Tiệp Khắc cũ) v.v… Những loại máy này do
công nghệ chế tạo lạc hậu nên đã ngừng sản xuất, hiện nay không sử dụng.
Máy kinh vĩ quang học có bàn độ làm bằng thuỷ tinh chất lượng cao, các vạch
chia độ được khắc hoặc in chụp trên đĩa thuỷ tinh và được bảo vệ bởi một vỏ kim loại.
Các giá trị hướng ngắm trên bàn độ có thể đọc được trên màn ảnh thông qua hệ thống
quang học và gương lấy ánh sáng mặt trời hoặc ắc quy. Các máy kinh vĩ quang học
được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam như TB1, TT4, 4T30P (Nga). Theo 010, Theo 020,
Theo 080, Dahlta (Đức), Wild T1, Wild T2 (Thuỵ Sĩ).v.v..

205
Máy kinh vĩ quang học điện tử số (còn gọi là máy kinh vĩ điện tử) là loại máy
được ghép nối bởi bộ phận quang - cơ học chính xác như máy kinh vĩ quang học,
nhưng thay cho bàn độ khắc vạch là bàn độ được mã hoá chính xác cao. Nhờ số hoá
các tín hiệu và tự động hoá chương trình đo và tính nên khi đo ngắm chỉ cần bấm vào
các phím chức năng là các số liệu cần tìm như góc bằng, góc đứng được hiện lên
bằng số trên màn hình tinh thể hoặc có thể được lưu trong bộ nhớ của máy, trong đĩa
mềm. Khi cần xử lý có thể gọi ra và chuyển vào máy vi tính. Ví dụ máy T100 (Thuỵ
Sĩ), DT6 (Nhật).
Hiện nay nhiều nước còn sản xuất các loại máy kinh vĩ điện tử kết hợp với máy
đo xa điện tử tạo thành máy toàn đạc điện tử. Đây là một loại máy đo tự động đa chức
năng với độ chính xác cao, có thể biết được ngay các kết quả đo như góc bằng, góc
đứng, khoảng cách ngang, chênh cao, toạ độ v.v… Sử dụng rất tiện lợi trong đo vẽ
bản đồ và bố trí công trình.
Theo độ chính xác, máy kinh vĩ được chia ra 3 loại: chính xác cao, chính xác
trung bình, chính xác thấp.
Máy kinh vĩ chính xác cao là những máy có thể đo góc với sai số trung phương
mβ ≤ 2”, như máy T1, T2, Theo 010, Wild T3 v.v…
Máy kinh vĩ chính xác trung bình là những máy có thể đo góc với sai số trung
phương mβ từ 5” đến 10” như Theo 020, TEC1 v.v…
Máy kinh vĩ chính xác thấp còn gọi là máy kinh vĩ kỹ thuật có thể đo góc với sai
số trung phương mβ từ 15” đến 30” như T30, Theo 080, 4T30P, Wild T16 v.v…
2. Cấu tạo máy kinh vĩ
Hiện nay có rất nhiều loại máy kinh
vĩ, nhưng về mặt cấu tạo cơ bản, chúng
đều có các bộ phận chủ yếu như sau (hình
7-3):
1. Ống kính
2. Ống đọc số
3. Ốc vi động đứng
4. Bàn độ ngang
5. Ốc vi động ngang
6. Ốc cân
7. Bệ máy
8. Ống thuỷ dài của bàn độ ngang
9. Ốc vi động F
10. Bàn độ đứng 11. Ống thuỷ dài của bàn độ đứng
12. Gương lấy sáng 13. Ốc hãm trụcHình
máy7-3
206
a. Ống kính
Ống kính (1) dùng để ngắm các mục tiêu, có cấu tạo tương tự như ống kính của
máy thuỷ bình (§6.3). Nó cũng có kính mắt, kính vật, lưới chữ thấp v.v… nhưng có
điểm khác biệt ở máy kinh vĩ, ống kính có thể quay xung quanh trục đỡ ngang PP’,
tức là mặt phẳng quét của trục ngắm LL’ là mặt phẳng thẳng đứng. Độ phóng đại của
ống kính trong máy kinh vĩ thường chế tạo với Vx = 20 ÷ 30x, cho hình ảnh đảo hoặc
thuận. Ống kính của các máy thế hệ mới đều cho hình ảnh thuận. Với các đặc điểm
trên, ống kính này có thể ngắm mục tiêu bất kỳ ở xa, trên cao hoặc dưới thấp một cách
dễ dàng.
b. Bàn độ ngang
Bàn độ ngang (4) có dạng hình vành khăn, trên có các vách chia độ liên tục từ 00
đến 3600hoặc từ 0gr đến 400gr. Bàn độ được bọc kín trong vỏ kim loại . Kèm theo bàn
độ ngang là vạch chuẩn đọc số hoặc thang đọc số, có ốc hãm ngang và vi động ngang
(5) để điều chỉnh chuyển động của bàn độ.
c. Bàn độ đứng
Bàn độ đứng (10) cũng có dạng hình vành khăn, trên có các vạch chia độ. Bàn độ
đứng gắn chặt với trục đỡ ngang PP’ và ống kính. Khi ống kính quanh trục đỡ ngang
PP’ thì bàn độ đứng cũng quay theo. Kèm theo bàn độ đứng cũng có vạch chuẩn hoặc
thang đọc số, ốc hãm đứng và vi động đứng (3).
d. Ống thuỷ
Ống thuỷ có cấu tạo như ống thuỷ của máy thuỷ bình, nhưng có độ nhạy τ” thấp
hơn. Trên một máy kinh vĩ có nhiều ống thuỷ:
- Ống thuỷ tròn gắn trên mặt máy để quan sát khi cân bằng máy sơ bộ.
- Ống thuỷ dài (8) gắn trên bàn độ ngang để quan sát khi cân bằng máy chính xác.
Một số máy còn có ống thuỷ dài (11) gắn trên bộ phận đọc số của độ bàn đứng ,
ống thuỷ dài gắn trên ống kính v.v…
e. Bệ máy
Các bộ phận trên được đỡ bởi bệ máy (7) giữ cho máy quay quanh trục đứng ZZ’
được ổn định. Dưới bệ máy là 3 ốc cân máy (6). Bệ máy có thể tháo rời khỏi thân máy
nhờ ốc hãm (13).
g. Chân máy
Toàn bộ máy khi đo được đặt trên chân máy. Chân máy kinh vĩ giống như chân
máy thuỷ bình, nhưng kích thước thường lớn hơn. Chân máy có ốc nối để cố định máy
và có móc để treo dây dọi.
Kèm theo máy có các phụ tùng như: quả dọi, địa bàn, ống che nắng, tăm sắt chỉnh
ống thuỷ, chổi lông lau máy v.v…. Tất cả được xếp gọn và chắc chắn trong hộp máy.
207
§ 7.3. CẤU TẠO BÀN ĐỘ VÀ BỘ PHẬN ĐỌC SỐ
1. Cấu tạo bàn độ
Máy kinh vĩ có 2 bàn độ, bàn độ ngang để đo góc bằng, bàn độ đứng để đo góc
đứng hoặc góc thiên đỉnh.
a. Bàn độ ngang
Bàn độ ngang của máy kinh vĩ quang học có dạng hình vành khăn, trên mặt có
chia độ hoặc grat tăng theo chiều kim đồng hồ. Mỗi khoảng chia độ lại được chia làm
2, 3 hoặc 6 khoảng nhỏ bằng nhau ứng với giá trị 30’, 20’ hoặc 10’ tuỳ theo loại máy
và gọi là giá trị khoảng chia vành độ”.
Bên trong bàn độ là một đĩa tròn đồng tâm với bàn độ, trên đó có khắc một vạch
chuẩn đọc số nên còn gọi là vòng đọc số hoặc “chỉ tiêu đọc số”. Vòng đọc số chuyển
động độc lập so với vòng bàn độ. Vạch chuẩn đọc số chỉ vào giá trị nào của bàn độ thì
đó là số đọc trên bàn độ. Vòng đọc số gắn liền với trục đỡ ống kính do đó khi quay
máy quanh trục đứng ZZ’ thì vòng đọc số cũng quay theo còn vòng bàn độ ngang vẫn
đứng yên.
b. Bàn độ đứng
Bàn độ đứng và vòng đọc số trên bàn độ đứng về cơ bản giống như bàn độ ngang,
chỉ khác nhau ở 2 điểm:
- Bàn độ đứng gắn liền với ống kính, khi quay ống kính quanh trục ngang PP’ thì
bàn độ cũng quay theo còn vòng đọc số lại đứng yên.
- Trên bàn độ đứng, cách ghi số có nhiều kiểu khác nhau: có thể đánh số liên tục
từ 0 đến 3600 theo ngược chiều kim đồng hồ (hình 7.4a) hoặc theo thuận chiều kim
0

đồng hồ (hình 7.4b), có thể đánh số không liên tục mà đối xứng từ 00 đến 900(hình
7.4c).
90 0 90
0 60 0 30 60
12 33 60
0
0

30

60

30
30

30
15

180 0 270 90 0 0
0

0
21

24

30
33

30
12
0

240 0 21 0 0 60
30 16 60
270 180 90

a) b) c)

Vòng chia độ (4) của bàn độ đứng gắn7-4


Hình liền với ống kính (1) (hình 7.5). Tâm của
vòng chia độ này trùng với tâm trục đỡ ngang PP’ của ống kính. Đường kính 00 – 1800
(hoặc 900 – 2700, hoặc 00 – 00 tuỳ mỗi loại) của vòng chia độ phải song song với trục
ngắm; còn đường kính 0 – 0 của vòng đọc số (2) phải nằm ngang. Để xác định vị trí
đường kính 0 – 0 của vòng đọc số người ta gắn nó với một ống thuỷ dài (3) và điều
chỉnh bằng ốc vi động F (5).
208
Hình 7-5
Trên hình này, theo cấu tạo khi trục ngắm LL’ của ống kính (1) nằm ngang, bọt
ống thuỷ (3) gắn trên vòng đọc số (2) ở trung tâm thì đường kính 00 – 1800 của vòng
chia độ (4) phải trùng với đường kính 0 – 0 của vòng đọc số.

Hình 7-6
Các máy kinh vĩ quang học hiện nay thường dùng bộ tự cân bằng để thay thế cho
ống thuỷ dài gắn trên vòng đọc số và ốc F. Nhờ dao động của con lắc cơ học hoặc con
lắc quang học quanh vị trí cân bằng mà đường kính 0 – 0 của vòng đọc số luôn luôn
nằm ngang, làm chuẩn đọc số khi đo góc đứng (hình 7.6).
2. Bộ phận đọc số
Các máy kinh vĩ có độ chính xác trung bình và máy kinh vĩ kỹ thuật thường cấu
tạo bộ phận đọc số theo vạch chuẩn hoặc theo thang vạch chuẩn.

209
Với máy kinh vĩ có bộ phận đọc số theo một vạch chuẩn, thì trong thị trường của
ống kính đọc số có thể nhìn thấy đồng thời các vạch khắc của cả bàn độ ngang (HZ) và
bàn độ đứng (V) kèm theo là một vạch chuẩn cố định nằm ở giữa. Người đo sẽ dựa
vào vạch chuẩn này để đọc số, phần lẻ của vạch chia nhỏ nhất thì ước lượng bằng mắt.
Ví dụ: Theo hình 7-7 trên máy kinh vĩ quang học Theo 120 giá trị một khoảng chia là
10’, đọc ước lượng chính xác tới phút (t = 1’), số đọc trên bàn độ ngang là 359029’,
trên bàn độ đứng là 96005’.

Hìnhvĩ7-7
Với máy kinh có bộ phận đọc số theo một thang vạch chuẩn, trong thị trường
của ống kính đọc số cũng nhìn thấy đồng thời vạch khắc của cả hai bàn độ kèm theo
Hình lẻ
thang vạch chuẩn có giá trị khoảng chia nhỏ nhất là một phút. Phần 7-8của phút được
ước lượng chính xác 0,1’ (t = 6”). Theo hình (7-8) trên máy kinh vĩ quang học Dahlta
020 có số đọc bàn độ ngang (HZ) là 215055’4 (hoặc 215055’24”), trên bàn độ đứng (V)
là 79008’5 (hoặc 79008’30”).
Với máy kinh vĩ quang học chính xác cao, bộ phận đọc số là một bộ đo cực nhỏ
quang học, chế tạo theo nguyên lý đọc số chập vạch. Trong ống kính đọc số nhìn thấy
hai màn hình. Màn hình lớn hiện lên các vạch khắc của độ bàn ngang ở cả 2 phía đối
diện theo đường kính. Phía trên là vạch khắc của số đọc chính, phía dưới là vạch khắc
của số đọc đối diện theo đường kính. Chúng chuyển động ngược chiều nhau. Màn
hình nhỏ hiện lên các số và vạch khắc của bộ đo cực nhỏ. Giá trị khoảng chia của nó
là 1”. Có tất cả 600 vạch tương ứng với một vạch chia nhỏ nhất trên bàn độ 10’ (tức
600”). Vạch chia trên bàn độ ngang là vạch kép, còn vạch chia trên bàn độ đứng là
vạch đơn. Để đọc số, phải vặn ốc trắc vi của bộ đo cực nhỏ sao cho các vạch bên trên
và dưới trùng khít nhau (Hình 7-9). Số đọc độ là số bên trái hoặc ở giữa của hàng trên,
số chục phút bằng số vạch nằm giữa số đọc trên và dưới đối diện nhau theo đường
kính và lệch nhau đúng 1800. Khi số đọc phút không quá 10’ các vạch đối diện này sẽ

210
trùng khít nhau. Số lẻ của phút và giây được đọc ở màn hình nhỏ, phần lẻ của giây
ước lượng bằng mắt.
Ví dụ: Hình 7-9 là số đọc trên máy kinh vĩ quang học Theo 010; ở màn hình lớn
là 309020’ và ở màn hình nhỏ là 5’47”5 như vậy số đọc chính thức là 309025’47”5.
Hình 7-10 là số đọc trên máy kinh vĩ 4T30P: số đọc bàn độ ngang là 1240 03’. số
đọc bàn độ đứng là: -20 28’.
V

08 309 310 -2
5 4 0 6
5 5 -6 -0

130 129 28
0 6
124 123
Hz

Hình 7-9 Hình 7-10

§ 7.4. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN MÁY KINH VĨ.


Khi sử dụng máy kinh vĩ để đo góc, người đo phải thực hiện các thao tác cơ bản
sau:
1. Đặt máy
Đặt giá 3 chân tại nơi có mốc cần đo sao cho chân máy vững chắc, mặt giá máy
tương đối nằm ngang, chiều cao vừa tầm người đo ngắm. Tốt nhất nên bố trí cho 3
chân giá tạo thành tam giác đều, lỗ trên mặt giá gần đường thẳng đứng đi qua tâm
mốc, nếu quá lệch phải đặt giá máy lại rồi ấn đều ba chân máy cắm chặt xuống đất.
Mở nắp hộp máy, quan sát vị trí máy kinh vĩ đặt trong hộp để khi đo xong đặt lại
đúng quy định. Mở các ốc hãm ngang và hãm đứng của máy, hai tay cầm bệ máy và
thân máy lấy máy ra đặt lên mặt giá. Dùng ốc nối cố định máy vào giá ba chân. Đóng
nắp hộp máy lại sau khi đặt máy xong.
2. Định tâm máy
Định tâm máy - còn gọi là dọi điểm - là thao tác điều chỉnh cho tâm của bàn độ
ngang và tâm mốc đo cùng nằm trên đường thẳng đứng, cũng có nghĩa trục quay ZZ’
của máy đi qua tâm mốc.
Định tâm máy được tiến hành bằng dây dọi hoặc bộ phận định tâm quang học.
a. Định tâm bằng dây dọi.
Treo dây dọi vào móc dưới ốc nối. Điều chỉnh độ dài dây dọi để đầu quả dọi cao
hơn tâm mốc từ 1 đến 2cm. Vị trí đầu nhọn quả dọi có thể được xê dịch ngang bằng
cách điều chỉnh từng chân máy khi vặn các ốc hãm chân máy hoặc nới lỏng ốc nối để
xê dịch máy nhẹ nhàng trên mặt giá cùng dây dọi cho đến khi đầu nhọn quả dọi chỉ
211
chính xác vào tâm mốc. Dọi điểm xong, vặn tiếp ốc nối đủ chặt để máy ổn định tốt
trên giá và các ốc cân vặn được trơn đều.
b. Định tâm quang học.
Một số loại máy kinh vĩ có bộ phận định tâm quang học. Nhìn vào ống định tâm
sẽ thấy ảnh của mặt đất nơi đặt máy. Trong ống định tâm có lưới chữ thập hoặc vòng
tròn đồng tâm với ống. Khi định tâm, nếu thấy tâm mốc trùng vào giao điểm lưới chữ
thập hoặc tâm vòng tròn trên thì trục quay ZZ’ của máy sẽ đi qua tâm mốc. Việc chỉnh
để trục quay ZZ’ của máy vừa qua tâm mốc vừa thẳng đứng phải kết hợp với quá trình
cân bằng máy và phải làm đồng thời. Do thao tác định tâm quang học sẽ ảnh hưởng
đến quá trình cân bằng máy và ngược lại thao tác cân bằng máy lại ảnh hưởng đến quá
trình định tâm, vì thế các quá trình này được tiến hành gần đúng dần. Để quá trình
định tâm và cân bằng máy không phải lặp đi lặp lại nhiều lần, trước hết điều chỉnh cho
mặt giá máy tương đối nằm ngang và ảnh tâm mốc nằm gần giao điểm lưới chữ thập,
sau đó mới kết hợp lần lượt định tâm và cân bằng máy. Định tâm quang học có độ
chính xác cao và tiện lợi cho việc đặt máy ở những dàn mốc trên cao khi đo góc.
3. Cân bằng máy
Cân bằng máy là thao tác để đưa trục quay ZZ’ của máy về vị trí thẳng đứng và
bàn độ ngang ở vị trí nằm ngang.
Căn cứ vào ống thuỷ tròn và ba ốc cân để cân bằng sơ bộ giống như thao tác trên
máy thuỷ bình.
Căn cứ vào ống thuỷ dài gắn trên bàn độ ngang và ba ốc cân để cân bằng chính
xác.
Quá trình cân bằng chính xác tương tự như cân bằng máy thuỷ bình. Nhưng với
máy kinh vĩ khi kiểm tra ở bước quay máy 1800, bọt ống thuỷ dài bị lệch đi một đoạn
n, vặn ốc cân thứ 3 đưa bọt thuỷ chuyển một đoạn n/2 về phía trung tâm, sau đó dùng
tăm sắt vặn ốc hiệu chỉnh ở đầu ống thuỷ cho bọt thuỷ chuyển nốt đoạn n/2 còn lại,
tức là bọt thuỷ ở vị trí trung tâm.
Nếu quay máy ở mọi vị trí, bọt thuỷ dài vẫn luôn ở trung tâm coi như máy đã
được cân bằng. Máy đã hiệu chỉnh thì thường chỉ thao tác một chu kỳ là đạt.
4. Ngắm mục tiêu
Ngắm mục tiêu là thao tác của người đo để ảnh của mục tiêu hiện rõ nét và trùng
vào lưới chữ thập trong ống kính. Mục tiêu cần ngắm có thể ở gần hoặc xa, trên cao
hoặc dưới thấp. Để ngắm mục tiêu chính xác cần thực hiện trình tự các bước sau:
- Mở ốc hãm ngang và ốc hãm đứng, quay ống kính ngắm lên trời trong sáng hoặc
phông nền sáng. Vặn ốc kính mắt để mắt người ngắm nhìn rõ nét lưới chữ thập.
- Nhìn qua khe ngắm và đầu ruồi hoặc ống ngắm sơ bộ gắn trên ống kính, quay
ống kính hướng tới mục tiêu. Khoá ốc ốc hãm ngang và ốc hãm đứng lại. Vặn các ốc
điều quang để tìm hình ảnh mục tiêu hiện rõ nét nhất.

212
- Vặn các ốc vi động ngang và ốc vi động đứng để đưa lưới chữ thập vào đúng
mục tiêu cần ngắm.
- Người ngắm dịch chuyển mắt một chút, nếu thấy ảnh của mục tiêu còn lệch khỏi
lưới chữ thập chứng tỏ có hiện tượng thị sai, cần vặn ốc điều quang một chút đến khi
hình ảnh mục tiêu luôn bám chặt vào lưới chữ thập là được.
5. Lấy hướng ban đầu
Trong đo góc bằng, thường phải chọn một trong các hướng đo làm hướng ban đầu
và phải đặt trị số đọc ứng với hướng đó theo một số quy định. Thao tác đó gọi là lấy
hướng ban đầu. Tuỳ theo cấu tạo từng loại máy mà có cách lấy hướng ban đầu khác
nhau.
Giả sử cần hướng ban đầu về mục tiêu A ứng với giá trị đặt trên bàn độ ngang là
0
0 10’
Với các máy kinh vĩ quang học như Theo 020, Theo 080, Dahlta 020 vv… cách
lấy hướng ban đầu như sau:
Trước tiên, quay máy đến vị trí khi ngắm vào màn ảnh bàn độ ngang hiện lên số
0 thì khoá ốc hãm ngang, vặn ốc vi đông ngang đưa số đọc về giá trị chính xác 0010’.
0

Ấn chốt lấy hướng, lúc này bàn độ ngang và vòng đọc số bị hãm chặt với nhau nên số
đọc luôn cố định ở 0010’. Mỏ ốc hãm ngang, quay máy bắt mục tiêu A ban đầu đã
chọn. Lúc này hướng A có trị số hướng là 0010’.
Để đo góc bằng ở các hướng tiếp theo cần phải mở chốt lấy hướng cho số đọc
thay đổi ứng với các hướng đó.
Thao tác ấn hoặc mở chốt lấy hướng cần nhẹ nhàng để số đọc ổn định.Với các
máy kinh vĩ quang học như Theo 010, TB1, 4T30P vv… có ốc lấy hướng ban đầu
thay đổi được trị số đọc khi máy không quay nên cách lấy hướng ban đầu theo trình tự
ngược lại: Trước tiên, quay máy ngắm chính xác vào mục tiêu A. Tiếp theo, vừa ấn
vừa xoay ốc lấy hướng ban đầu để trên màn ảnh độ bàn ngang hiện lên số đọc chính
xác 0010’. Sau đó rời tay thả ốc lấy hướng, tiến hành đo bình thường.

§ 7.5. KIỂM NGHIỆM VÀ HIỆU CHỈNH MÁY KINH VĨ


Cũng như máy thuỷ bình, sau một thời gian bảo quản ở kho, sử dụng hoặc vận
chuyển, máy kinh vĩ phải được kiểm nghiệm lại, hiệu chỉnh trước khi tiếp tục đợt đo
mới.
Phần kiểm tra sơ bộ máy kinh vĩ tương tự như máy thuỷ bình, đã trình bày trong
chương VI.
Chỉ sau khi kiểm tra thấy các bộ phận trên máy hoạt động bình thường mới tiến
hành kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy.

213
L'

P P'

c c

Hình 7-11 Hình 7-12

Theo nguyên lý cấu tạo, máy kinh vĩ cần phải thoả mãn các điều kiện hình học
sau:
- Trục ống thuỷ dài HH’ trên bàn độ ngang phải vuông góc với trục quay ZZ’
(hình 7-11).
- Trục ngắm LL’ phải vuông góc với trục đỡ ngang PP’.
- Khi trục ngắm LL’ và trục ống thuỷ NN’ gắn trên vòng đọc số cùng nằm ngang
thì số đọc trên bàn độ đứng phải là 000’0” (hoặc 9000’0” nếu là loại máy đo góc thiên
đỉnh Z).
- Tâm bàn độ ngang và tâm vòng đọc số phải trùng nhau.
- Dây chỉ đứng của lưới chữ thập phải vuông góc với trục đỡ ngang PP’.
Sau đây là một số mục kiểm nghiệm và hiệu chỉnh chủ yếu:
1. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh ống thuỷ dài trên bàn độ ngang
Ống thuỷ dài gắn trên bàn độ ngang dùng để quan sát khi cân bằng máy. Theo yêu
cầu hình học, trục ống thuỷ HH’ phải vuông góc với trục quay ZZ’. Cách kiểm
nghiệm và hiệu chỉnh điều kiện này giống như ở máy thuỷ bình chỉ khác ở bước 3:
Quay máy đi 1800, nếu bọt thuỷ lệch một khoảng n, ta vặn ốc cân thứ 3 đưa bọt thuỷ
về phía trung tâm một nửa khoảng lệch (n/2), sau đó vặn ốc hiệu chỉnh riêng của ống
thuỷ để đưa bọt thuỷ vào trung tâm. Lúc này trục ZZ’ thẳng đứng và vuông góc với
trục ống thuỷ HH’ nằm ngang. Như vậy khi cân bằng chính xác máy xong tức là đã
hoàn thành đề mục kiểm nghiệm và hiệu chỉnh này.
2. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai số trục ngắm (sai số 2C)
214
Đường nối giao điểm lưới chữ thập và quang tâm của kính vật biểu thị trục ngắm
LL’ của ống kính. Theo yêu cầu hình học, trục ngắm LL’ phải vuông góc với trục đỡ
ngang PP’ để khi quay ống kính quanh trục đỡ ngang, trục ngắm LL’ sẽ quét thành
mặt phẳng thẳng đứng (hình 7-12). Mặt phẳng này phải vuông góc với trục đỡ ngang
PP’. Nếu điều kiện trên không đạt, tức là trục ngắm LL’ không vuông góc với trục đỡ
ngang PP’, khi quay ống kính quanh PP’, trục ngắm sẽ quét thành một mặt nón. Hai
lần thuận và đảo kính sẽ tạo nên 2 mặt nón, gây ra sai số bằng nhau về trị số nhưng
trái dấu trong số đọc vành độ ngang, gọi là sai số trục ngắm.

A A K2
K
K1

P1 P2 P2 P1

c c
K2'
cc V
k k1 k2 k K'
x x x
0 0 x K1 '
M1 M M M2 L
a) b) c)

Hình 7-13

Với máy đúng, giao điểm lưới chữ thập nằm tại K, trục LL’ sẽ là LK vuông góc
với trục PP’. Khi ngắm mục tiêu A, trên bàn độ ngang số đọc đúng là M (hình 7-13a).
Giả sử nếu máy có sai, trục ngắm không vuông góc với trục đỡ ngang. Ở lần đo thuận
(vị trí bàn độ đứng ở bên trái ống kính khi ngắm) trục ngắm là LK1 lệch với LK một
góc C. Để ngắm mục tiêu A phải quay trục ngắm LK1 về LK, lúc này vạch chuẩn 0
của vòng đọc số sẽ chuyển sang trái một cung x. Số đọc lần đo thuận là M1.
Ta có: M = M1 – x (7-1)
Ở lần đo đảo (vị trí bàn độ đứng ở bên phải ống kính khi ngắm), trục ngắm là LK2
cũng tạo với trục LK một góc C. Để ngắm mục tiêu A lại phải quay trục ngắm LK2 về
LK, lúc này vạch chuẩn 0 của vòng đọc số sẽ chuyển sang phải một cung x (hình 7-
13b). Số đọc lần đo đảo là M2.
Ta có: M = M2 + x (7-2)
Trên hình 7-13c, góc lệch giữa trục ngắm đúng LK với trục ngắm sai LK1 hoặc
LK2 là C, góc đứng của trục ngắm là V thì x chính là hình chiếu của góc c trên mặt
phẳng nằm ngang, tức là
C
x= (7-3)
cos V

215
Công thức này cho thấy x đạt trị số lớn nhất là C khi góc V = 00, có nghĩa là mục
tiêu A nằm ngang tâm ống kính.
Từ (7-1) và (7-2) ta có:
2x = M1 – M2 (7-4)
M1 + M 2
Và M = (7-5)
2
Nếu chọn mục tiêu ngắm A ngang tâm ống kính thì công thức (7-4) trở thành:
2C = M1 – M2 (7-6)
Từ phân tích trên, rút ra trình tự và hiệu chỉnh sai số trục ngắm (2C) như sau:
a. Cân bằng máy, chọn mục tiêu A ngang tâm ống kính. Để ống kính ở vị trí đo
thuận, ngắm mục tiêu A, đọc số trên bàn độ ngang là M1.
b. Để ống kính ở vị trí đảo, ngắm mục tiêu A, đọc số trên bàn độ ngang là M2.
Tính sai số 2C = M1 – M2. Nếu 2C = 0, máy không có sai số này. Nếu 2C ≠ 0, máy có
sai số trục ngắm, cần phải hiệu chỉnh máy.
c. Tính trị số đọc đúng theo vị trí đo đảo của ống kính: M = M2 + C.
Vặn ốc vi động ngang đưa số đọc M2 về số đọc đúng M. Lúc này ngắm qua ống
kính thấy mục tiêu A bị lệch khỏi dây chỉ đứng của lưới chữ thập.
d. Mở nắp bảo vệ lưới chữ thập, dùng tăm sắt chỉnh 4 ốc S1, S2, S3, S4 (hình 6-8a)
đưa dây đứng của lưới chữ thập trùng với mục tiêu.
Lúc này ống kính ngắm đúng mục tiêu A ứng với số đọc đúng M, có nghĩa trục
ngắm LL’ đã vuông góc với trục đỡ ngang PP’.
Việc hiệu chỉnh thường phải làm một vài lần mới đạt yêu cầu.
Chú ý: Do cấu tạo của máy, số đọc trên bàn độ ngang ở lần đo thuận và lần đo
đảo của cùng một mục tiêu ngắm phải lệch nhau 1800 nghĩa là:
M1 = M2 ± 1800
Như vậy khi tính trị số 2C và M nên dùng công thức đầy đủ là:
2C = M1 – M2 ± 1800 (7-7)
M 1 + M 2 ± 180 0
và M= (7-8)
2
Với công thức (7-7) Khi M1 < M2 thì +1800
và M1 > M2 thì -1800
Với công thức (7-8) Khi M1 < M2 thì -1800
và M1 > M2 thì +1800
Ví dụ: Ngắm mục tiêu A, đọc số trên bàn độ ngang lần đo thuận là 62015’, lần đo
đảo là 242017’ thì sai số 2C là:
2C = 62015’ - 242017’ + 1800 = - 0002’
216
62 015' + 242 017' − 180 0
và số đọc đúng: M= = 62 016'
2
Từ công thức (7-8) thấy rằng ảnh hưởng của sai số trục ngắm có thể khử được
bằng cách lấy trị số trung bình cộng của số đọc lần đo thuận và lần đo đảo, trị số này
không mang sai số 2C.
Thông thường khi kiểm nghiệm, tính ra sai số 2C ≤ 2t thì không phải hiệu chỉnh
sai số này (t là độ chính xác của bộ phận đọc số trên máy).
3. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai số chỉ tiêu của bàn độ đứng (MOV hoặc
MOZ)
Như đã trình bày về cấu tạo bàn độ đứng trong Đ7-4b, khi trục ngắm nằm ngang,
bọt ống thuỷ trên vòng đọc số bàn độ đứng ở trung tâm (hoặc bộ tự cân bằng đang
hoạt động) thì đường kính 0-0 của chỉ tiêu vòng đọc số phải trùng với đường kính gốc
của vòng chia độ.
Tuỳ theo cách khắc vạch ghi số trên bàn độ đứng của mỗi loại mà đường kính gốc
là 0 -1800 (hình 7-4a) là 900-2700 (hình 7-4b), là 00-00 (hình 7-4c).
0

Như vậy theo cấu tạo, số đọc trên bàn độ đứng lúc này phải là 00 (hình 7-4a và 7-
4c) hoặc 900 (hình 7-4b) và gọi đó là số đọc ban đầu lý thuyết, ký hiệu MOlt.
Nếu các điều kiện trên không thoả mãn sẽ gây ra sai số chỉ tiêu, dẫn đến số đọc
góc đứng bị sai khi đo. Sai số này được biểu thị bằng góc ε giữa đường kính 0-0 của
chỉ tiêu và đường kính gốc 00-1800 của vòng chia độ (hình 7-14). Nó chính là số đọc
thực tế MO so với số đọc ban đầu lý thuyết MOlt = 0.
Ta có: ε = MO – MOlt.

Hình 7-14
Vì các máy kinh vĩ không có bộ phận điều chỉnh trục ngắm về vị trí nằm ngang
chính xác nên không thể đọc ngay được số đọc ban đầu MO trên vành độ đứng. Tuỳ
theo cách ghi số trên bàn độ đứng mà công thức tính MO và góc V của mỗi loại có thể
khác nhau.

217
Khi đo góc đứng một mục tiêu, ở vị trí đo thuận, số đọc trên bàn độ là T; ở vị trí
đo đảo, số đọc là Đ. Thực tế có ba loại sau:
• Loại a:
Bàn độ đứng khắc liên tục ngược chiều kim đồng hồ từ 00 đến 3600 (hình 7-4a) thì
MOlt = 00, còn số đọc ban đầu thực tế là MOV tính theo công thức:
T + D ± 360 0
MO V = (7-9)
2
Trị số MOV luôn luôn có giá trị dương.
Khi trị số MOV gần bằng 00, góc đứng V tính theo công thức:

V = T − MO V ⎪

V = MO V + 360 − D⎬
0
(7-10)
T + (360 0 − D) ⎪
V= ⎪
2 ⎭
Khi trị số MOV gần bằng 3600 thì góc V tính theo công thức:

V = T + 360 0 − MO V ⎪

V = MO V − D ⎬ (7-11)
T + (360 0 − D) ⎪
V= ⎪
2 ⎭
* Ví dụ 1: Đo góc đứng một mục tiêu, lần đo thuận có T = 6019’, lần đo đảo có
Đ= 353047’.
Theo công thức (7-9) ta có:
MOV = (6019’ + 353047’ – 3600) /2 = 0003’
Theo (7-10) ta có:
V = T – MOV = 6019’ - 0003’ = 6016’
Hay V = MOV + 3600 – Đ
V = 0003’ + 3600 – 353047’ = 6016’
Hay V = [T + (3600 - Đ)] / 2
V = [6016’ + (3600 – 353047’)] / 2 = 6016’
* Ví dụ 2: Nếu T = 3010’ ; Đ = 356048’
Tính MOV = [3010’ + 356048’ + 3600] / 2 = 359059’
Theo (7-11) ta có: V = T + 3600 - MOV
V = 3010’ + 3600 – 359059’ = 3011’
Hay V = MOV - Đ
V = 359059’ – 356048’ = 3011’

218
Hay V = [T + (3600 - Đ)]/2
V = [3010’ + (3600 – 356048’)]/2 = 3011’
Loại bàn độ đứng khắc liên tục ngược chiều kim đồng hồ hiện nay ít dùng do tính
toán có nhiều tình huống phức tạp và chỉ có ở máy kinh vĩ kim loại.
• Loại b:
Bàn độ đứng khắc liên tục thuận chiều kim đồng hồ, khi ống kính nằm ngang có
đường kính gốc là 900-2700 (hình 7-4b).
Loại này có số đọc trên bàn độ đứng là góc thiên đỉnh Z. Số đọc ban đầu lý thuyết
MOlt = 900. Số đọc ban đầu thực tế tính theo công thức:
MOZ = (T + Đ - 1800)/2 (7-12)
Góc thiên đỉnh: Z = [T + (3600 - Đ)]/2 (7-13)
Có thể tính chuyển ra góc đứng V theo các công thức:
V = 900 – Z (7-14)
Hoặc V = MOZ – T (7-15)
0
Hoặc V = (Đ - 180 ) – MOZ (7-16)
* Ví dụ 3: Dùng máy kinh vĩ có bàn độ đứng loại đo góc thiên đỉnh để đo góc
đứng một mục tiêu. Lần đo thuận có T = 87012’, lần đo đảo có Đ = 272050’. Tính
MOZ, Z và V.
Theo (7-12) có:
MOZ = (87012’ + 272050’ – 1800)/2
MOZ = 90001’
Theo (7-13):
Z = [87012’ + (3600 – 272050’)]/2
Z = 87011’
Tính chuyển ra góc V theo (7-14)
V = 900 – 87011’ = 2049’
Hoặc theo (7-15)
V = MOZ – T
V = 90001’ – 87012’ = 2049’
Hoặc theo (7-16): V = (Đ - 1800) – MOZ = 2049’
* Ví dụ 4: Nếu T = 92032’ và Đ = 267026’
Tính MOZ = [92032’ + 267026’ – 1800]/2
MOZ = 89059’
Theo (7-13): Z = [92032’+(3600-267026’)]/2
Z = 92033’

219
Theo (7-14): V = 900 – Z
V = 900 – 92033’
V = -2033’
Theo (7-15): V = MOZ – T
V = 89059’ – 92032’ = -2033’
Hoặc theo (7-16): V = (Đ - 1800 – MOZ) = -2033’.
Các máy kinh vĩ quang học hiện nay đa phần có cấu tạo bàn độ loại này. Ví dụ:
Theo020, Theo080, Theo 120 (Đức), Wild T1, Wild T2 (Thuỵ Sĩ), NT2S (Nhật) v.v…
• Loại c:
Bàn độ đứng khắc số không liên tục mà đối xứng từ 00 đến 900 và kèm theo dấu
góc V (Hình 7-4c).
Loại này có số đọc trên bàn độ đứng là góc V có kèm dấu. Số đọc ban đầu lý
thuyết MOlt = 00. Số đọc ban đầu thực tế MOV tính theo:
T+D
MO V = (7-17)
2
Tính góc đứng V:
T−D
V= (7-18)
2
hoặc V = T - MOV (7-19)
hoặc V = MOV - Đ (7-20)
* Ví dụ 5: Dùng máy kinh vĩ có bàn độ đứng đọc góc V có kèm dấu để đo góc
đứng một mục tiêu. Lần đo thuận là T = 4013’, lần đo đảo là Đ = - 4012’. Tính MOV
và góc V.
Theo (7-17) có:
MOV = [4013’ + (-4012’)] / 2
MOZ = 000’30”
Tính góc V theo (7-18):
V = [4013’ – (- 4012’)] / 2
V = 4012’30”
Hoặc theo (7-19):
V = 4013’ - 000’30” = 4012’30”
Hoặc theo (7-20):
V = 000’30” – (-4012’) = 4012’30”
* Ví dụ 6: Nếu T = -2040’, Đ = 2043’
Theo (7-17): MOV = [-2040’ + 2043’] / 2

220
MOV = 001’30”
Theo (7-18): V = [-2040’ - 2043’] / 2 = - 2041’30”
Hoặc theo (7-19): V = -2040’ - 001’30” = - 2041’30”
Hoặc theo (7-20): V = 001’30” - 2043’ = - 2041’30”
Các máy kinh vĩ quang học có bàn độ đứng loại này như 4T30P, 3T5KP (Nga)
v.v…
Từ phân tích bản chất của sai số chỉ tiêu bàn độ đứng MO như trên thì nguyên
nhân cơ bản gây ra sai số MO là do ống thuỷ dài trên bàn độ đứng (hoặc bộ tự cân
bằng) không chuẩn xác và giao điểm K của lưới chữ thập bị chuyển dịch theo hướng
dọc (lên hoặc xuống).
Vì vậy, trình tự kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai số MO như sau:
- Cân bằng máy kinh vĩ. Chọn một điểm rõ nét ở xa làm mục tiêu đo góc đứng.
- Để ống kính ở vị trí thuận, ngắm mục tiêu (đưa giao điểm K của lưới chữ thập
trùng mục tiêu). Vặn ốc vi động F đưa bọt thuỷ trên bàn độ đứng vào trung tâm (nếu
có), đọc số trên bàn độ đứng là T.
- Để ống kính ở vị trí đảo, lại ngắm mục tiêu. Vặn ốc vi động F đưa bọt thuỷ trên
bàn độ đứng vào trung tâm (nếu có), đọc số trên bàn độ đứng là Đ.
Tuỳ loại máy kinh vĩ, dùng công thức thích hợp để tính góc V (hoặc góc Z) và sai
số MOV (hoặc MOZ). Nếu MOV = 00 (hoặc MOZ = 900) chứng tỏ máy không có sai số
này.
Ngược lại, máy có sai số cần phải hiệu chỉnh. Có 3 trường hợp sau:
a. Đối với các máy có ống thuỷ dài gắn trên bàn độ đứng (như máy Theo030,
TT4, TED1 v.v…)
- Vặn ốc vi động F, đưa số đọc trên vành độ đứng từ Đ về giá trị đúng V đã tính.
Lúc này bọt thuỷ bị lệch khỏi trung tâm.
- Dùng tăm sắt vặn ốc hiệu chỉnh riêng của ống thuỷ đưa bọt thuỷ vào trung tâm.
Cần làm một vài lần đến khi tính được trị số MOV = 00 (hoặc MOZ = 900) là được.
Thông thường với các máy kinh vĩ quang học khi tính ra MO ≤ 2t thì không cần
hiệu chỉnh (t là độ chính xác của bộ phận đọc số trên máy)
b. Đối với máy có bộ tự cân bằng (như máy Theo020, Theo 010A, Dahlta 010A,
2T5K,v.v…)
Dùng tuốc-nơ-vít vặn ốc hiệu chỉnh của bộ tự cân bằng (ốc chỉnh đặc biệt nằm
bên trong vỏ máy) được số đọc từ Đ về trị số V đã tính được là xong. Một số máy
không có ốc hiệu chỉnh này thì phải mang máy về xưởng chuyên môn để sửa.
c. Đối với máy kinh vĩ kỹ thuật không có ống thủy dài hoặc bộ tự cân bằng (như
máy Theo120, Theo 080, 4T30P v.v…)

221
- Máy đang ở vị trí đo lần đảo, ứng với mục tiêu ngắm có số đọc là Đ. Vặn ốc vi
động đứng đưa số đọc Đ về trị số đúng V vừa tính được (tương ứng với số đọc đúng
lần đảo).
- Lúc này mục tiêu rời khỏi giao điểm lưới chữ thập do vặn ốc vi động đứng. Mở
nắp vòng bảo vệ lưới chữ thập, dùng tăm sắt chỉnh các ốc S1, S2, S3, S4 đưa giao điểm
K lưới chữ thập trùng với mục tiêu là được.
Cũng giống như sai số 2C, nếu máy có sai số MO nhưng nhỏ hơn giới hạn cho
phép (2t) thì không cần hiệu chỉnh máy. Muốn khắc phục sai số này, khi đo góc đứng
phải đo ở cả hai vị trí thuận và đảo rồi lấy trị số trung bình (theo công thức (7-10), (7-
11), (7-13), (7-18)) sẽ được góc V chính xác không mang sai số MO.
4. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai lệch của lưới chữ thập
Lưới chữ thập dùng làm chuẩn ngắm khi đo góc bằng, góc đứng và đọc mia. Khi
chế tạo lưới chữ thập đã kiểm tra điều kiện dây ngang vuông góc với dây đứng. Vì vậy
chỉ cần kiểm nghiệm và hiệu chỉnh dây đứng của lưới chữ thập là đủ. Muốn đo ngắm
chính xác yêu cầu hình học của lưới chữ thập là : Dây đứng phải trùng với phương
dây dọi và phải vuông góc với trục đỡ ngang PP’ của ống kính. Trình tự kiểm nghiệm
và hiệu chỉnh như sau:
- Treo dây dọi cách máy khoảng 15-20m ở nơi lặng gió.
- Cân bằng máy chính xác, quay ống kính ngắm dây dọi. Nếu dây dọi trùng với
dây đứng thì điều kiện trên thỏa mãn. Nếu thấy không trùng, phải hiệu chỉnh.
- Mở vòng nắp bảo vệ lưới chữ thập, dùng tăm sắt nới lỏng 4 ốc giữ lưới S1, S2,
S3, S4, xoay tấm kính phẳng chứa lưới chữ thập cho dây đứng trùng với dây dọi, sau
đó vặn chặt 4 ốc lại.
Sau khi hiệu chỉnh xong cần kiểm tra lại điều kiện trục ngắm LL’ vuông góc với
trục đỡ ngang PP’.
5. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh quan hệ giữa trục quay thẳng đứng ZZ’ và
trục đỡ ngang PP’
Điều kiện hình học của máy kinh vĩ là trục quay thẳng đứng ZZ’ phải vuông góc
với trục đỡ ngang PP’. Nếu điều kiện này không đảm bảo thì khi đo góc bằng, ngắm
những điểm trên cao hoặc dưới thấp (có góc V lớn) sẽ kém chính xác.
Để kiểm nghiệm điều kiện này, tiến hành như sau:
- Đặt máy kinh vĩ cách tường nhà phẳng khoảng 15-20m. Chọn điểm A ở mặt
tường, trên cao và rõ nét. (hình 7-15).
- Để ống kính ở vị trí thuận, quay ống
kính ngắm mục tiêu, đưa A trùng vào giao
điểm lưới chữ thập.
- Vặn ốc hãm ngang, từ từ hạ ống
kính xuống đến vị trí ống kính nằm ngang.
222
A

Điều khiển một người đánh dấu điểm A1


trên tường theo giao điểm lưới chữ thập.
- Để ống kính ở vị trí đảo, làm tương A1
tự như trên, đánh dấu được điểm A2. Nếu A2

A1 và A2 trùng nhau hoặc lệch nhau nhưng


vẫn nằm trong phạm vi dây đứng kép thì
điều kiện này thoả mãn. Ngược lại, phải
đưa máy về xưởng để hiệu chỉnh vị trí trục Hình 7-15
đỡ ngang PP’ (nâng hoặc hạ một bên trục).
Khi đo góc bằng nên chọn các hướng ngắm có mục tiêu ở độ cao đều nhau, tốt
nhất là ở ngang tâm máy (V ≈ 00) và phải đo ở hai vị trí thuận và đảo ống kính rồi lấy
trị số trung bình.
Trên đây là các hạng mục kiểm nghiệm và hiệu chỉnh cơ bản đối với máy kinh vĩ
thông thường. Với các máy kinh vĩ quang học chính xác cao cần phải tiến hành thêm
nhiều hạng mục kiểm nghiệm và hiệu chỉnh khác theo quy phạm.

§ 7.6. PHƯƠNG PHÁP ĐO GÓC BẰNG


Đo góc bằng là một trong những công tác cơ bản của Trắc địa. Tuỳ theo yêu cầu
về độ chính xác của góc đo và độ chính xác của máy mà có thể áp dụng các phương
pháp đo khác nhau. Trong giáo trình này giới thiệu hai phương pháp thường dùng
nhất:
1. Phương pháp đo đơn giản
Phương pháp này được dùng để đo góc bằng tại trạm đo có hai hướng, còn gọi là
phương pháp đo góc đơn.
Giả sử cần đo góc bằng AOB (hình 7-16). Trình tự thao tác như sau:
a. Dựng sào tiêu thẳng đứng tại A và B. Đặt máy tại O, dọi điểm, cân máy.
b. Để ống kính thuận (bàn độ đứng nằm bên trái ống kính theo hướng ngắm) lấy
hướng ban đầu về sào tiêu A với giá trị 00 + j’ (thường lấy j là số phút lẻ từ 1-20’) gọi
là a1.
c. Quay máy thuận chiều kim đồng hồ, ngắm chính xác sào tiêu B, đọc số trên bàn
độ ngang (HZ) được trị số b1. Đến bước này gọi là nửa lần đo thuận.
d. Để ống kính đảo (bàn độ đứng nằm
bên phải ống kính theo hướng ngắm) quay
máy ngược chiều kim đồng hồ, ngắm về sào
tiêu B, đọc số như trên được trị số b2.
e.Quay máy ngược chiều kim đồng hồ
ngắm về sào tiêu A, đọc được trị số a2.

223
A

Bước d và e gọi là nửa lần đo đảo. Hai a1 a 2


nửa lần đo thuận và đảo hợp thành một lần
đo. O
b1
Muốn có kết quả góc bằng chính xác
b2
phải đo 2 lần trở lên. Ở các lần đo sau, trị số
hướng ban đầu phải thay đổi một lượng B
(1800/n) + j’. Hình 7-16
Trong đó n là số lần đo góc, j’ là số phút lấy thay đổi từ 1-20’.
Ví dụ : phải đo 3 lần thì hướng ban đầu đặt ở lần thứ nhất là 0010’, lần hai là
60012’, lần thứ ba là 120020’.
Trong khi đo, người ghi sổ phải ghi ngay số đọc của người đo và tính toán kiểm
tra để kịp thời phát hiện sai số của người đo. Nếu sai quá giới hạn theo quy phạm phải
đo lại ngay.
Kết quả đo góc bằng được ghi và tính toán trong sổ đo góc bằng như bảng (7-1).
Cột 1: Số thứ tự lần đo.
Cột 2: Tên mục tiêu ngắm.
Cột 3: Ký hiệu đo ở vị trí thuận (T), và vị trí đảo (Đ) của ống kính.
Cột 4: Số đọc bàn độ ngang.
Cột 5: Sai số 2C của mỗi hướng tính theo công thức 2C =T - Đ ± 1800. Khi T<Đ
thì dùng +1800, khi T>Đ thì dùng –1800.
T + D ± 180 0
Cột 6: Trị số hướng trung bình lần đo thuận và đảo:
2
Sổ đo góc bằng (phương pháp đo đơn giản)
Ngày đo: 3-1-2005 Người đo: Trần Đức
Trạm đo: O Người ghi tính sổ: Lê Trung
Thời tiết: Râm, mát Người kiểm tra: Kim Ngân
Bảng 7-1
Trị số hướng
trung bình Trị số góc
Lần Mục T Số đọc bàn Trị số góc
2C trung bình
đo tiêu Đ độ ngang T + D ± 180 0 một lần đo
các lần đo
2
1 2 3 4 5 6 7 8
A T 0010’30” -30” 0010’45”
1 Đ 180011’00” 46011’30”
B T 46022’00” -30” 46022’15”

224
Đ 226022’30” 46011’22”5
T 90020’00”
A 0 90020’00” A
Đ 270020’00”
2 0 46011’15”
T 136 31’00”
B 0 -30” 136031’15” 46011’22”5
Đ 316 31’30” O
B
0 0
Theo công thức trên: khi T < Đ dùng –180 , T > Đ dùng +180 .
Cột 7: Trị số góc một lần đo. Tính từ cột 6, lấy trị số hướng B trừ trị số hướng A.
Chú ý: góc bằng luôn có giá trị dương. Nếu trị số hướng B nhỏ hơn trị số hướng A thì
phải cộng thêm 3600 trước khi trừ.
Cột 8: Trị số góc trung bình các lần đo.
2. Phương pháp đo toàn vòng
Phương pháp đo toàn vòng thường được áp dụng khi trạm đo có nhiều hướng. Giả
sử tại trạm đo O, cần đo góc bằng hợp bởi 3 hướng OA, OB và OC (hình 7-17). Trình
tự thao tác đo như sau:
a. Dựng sào tiêu thẳng đứng tại A, B, C. Đặt máy tại O, dọi điểm, cân bằng máy.
b. Chọn một trong 3 hướng trên có mục tiêu rõ nhất và độ xa trung bình làm
hướng ban
đầu. Ví dụ hướng OA. ứng với hướng này, đặt trị số trên bàn độ ngang theo quy
định.
c. Quay máy thuận chiều kim đồng hồ, lần lượt ngắm sào tiêu B, C và quay hết
vòng ngắm lại A. Tại mỗi lần ngắm, đọc số trên bàn độ ngang. Đó là nửa lần đo thuận.
d. Đảo ống kính, quay máy ngược chiều kim đồng hồ, lần lượt ngắm các sào tiêu
A, C, B và lại về A. Tại mỗi lần ngắm cũng đọc số trên bàn độ ngang. Đó là nửa lần
đo đảo.
Cả hai nửa lần đo trên hợp thành một lần đo theo phương pháp toàn vòng.
Muốn có góc bằng chính xác phải đo 2 lần trở lên.
Kết quả đo góc bằng theo phương pháp toàn vòng được ghi và tính toán trong sổ
đo góc bằng như bảng 7-2.
Giải thích ở bảng 7-2:
Cột 1,2,3: tương ứng như bảng 7-1.
Cột 4: Ghi số đọc bàn độ ngang. Máy kinh vĩ để đo trong ví dụ này có số đọc nhỏ
nhất là 10”. Thứ tự ghi số đọc theo trình tự đo lần thuận A-B-C-A từ trên xuống dưới,
lần đảo A-C-B-A phải ghi từ dưới lên trên.
Cột 5: Tính sai số 2C (như bảng 7-1)
Cột 6: Tính trị số hướng trung bình (như bảng 7-1)
Cột 7: Tính trị số hướng quy về 000’0”.
225
Tại mỗi lần đo, hướng ban đầu A có hai trị số. Tính bình quân hai trị số đó. Ví dụ
ở lần đo thứ nhất, hướng A có 2 trị số là 0001’15” và 0001’25”. Vậy trị số bình quân là
0001’20”. Ghi số này trên đầu cột 7 và kẻ dòng ngang. Nếu quy hướng ban đầu OA về
000’0” thì các trị số hướng OB, OC đều phải trừ đi cùng một lượng 0001’15”:
Hướng OB: 38024’20” - 0001’20” = 38023’00”
Hướng OC: 170036’40” - 0001’20” = 170035’20”

Sổ đo góc bằng (phương pháp đo toàn vòng)


Ngày đo: 20-3-2005 Người đo: Thiên Duy
Trạm đo: O Người ghi tính sổ: Thu Uyên
Thời tiết: Nắng, gió nhẹ Người kiểm tra: Hùng Sơn
Bảng 7-2
Trị số
2C= Trị số
Lần Mục T Số đọc bàn hướng bình
T - Đ T + D ± 180 0 hướng quy
đo tiêu Đ độ ngang quân các
± 1800 2 về 00
lần đo
1 2 3 4 5 6 7 8

0 0001’20”
T 0 01’20”
A 0 +10” 0001’15” 0000’00” 0000’00”
Đ 180 01’10”
T 38024’30”
B +20” 38024’20” 38023’00” 38023’00”
Đ 218024’10”
1
T 170036’40”
C 0 170036’40” 170035’20” 170035’15”
Đ 350036’40”
T 0001’30”
A 0 +10” 0001’25”
Đ 180 01’20”

T 90004’00” 0 90003’55”
A +20” 90 03’50”
Đ 270003’40” 0000’00”
T 128027’00” 0
A
B +10” 128 26’55”
Đ 308026’50” 38023’00”
2
T 260039’10” 38023’00” B
C -10” 260039’05”
Đ 80039’00” 170035’10” O 132012’15”
T 90004’00”
A 0 0 90004’00”
Đ 270 04’00”
C

226
Cột 8: Tính trị số hướng bình quân các lần đo:
Hướng OA: 0000’00”
Hướng OB: 38023’00” (lần 1 giống lần 2)
Hướng OC: Vì có hai trị số, lần 1 là 170035’20” và lần hai là 170035’10”
nên trị số bình quân hai lần là: 170035’15”.
Vậy góc AOB và BOC được tính theo:
Góc AOB = 38023’00” - 0000’00” = 38023’00”
Góc BOC = 170035’20” - 38023’00” = 132012’15”
Dưới cột 8 cần vẽ sơ đồ hướng đo và trị số góc bằng đã tính để tiện sử dụng.
Các điểm cần chú ý khi đo góc bằng theo phương pháp toàn vòng:
- Trong mỗi nửa lần đo, chiều quay của máy phải không đổi để tránh sai số do
vòng khắc độ bị vòng đọc số kéo theo. Khi ngắm mục tiêu đo góc bằng, nếu đã quay
ống kính quá điểm cần ngắm thì không được quay ống kính ngược trở lại để ngắm mà
phải quay tiếp vòng đó cùng chiều đến mục tiêu đo.
- Để giảm sai số do bàn độ có khắc vạch không đều, mỗi lần đo phải đổi trị số
hướng ban đầu một giá trị (1800/n) + j’, trong đó n là số lần đo cần thiết, j’ là số phút
lẻ chọn tuỳ ý (thường j’ lấy từ 1’ đến 20’) và thay đổi ở mỗi lần đo.
- Sai số 2C và biến động của sai số 2C giữa các hướng biểu thị chất lượng máy và
chất lượng đo góc. Sai số này phải nhỏ hơn giới hạn theo quy phạm. Nếu lớn hơn phải
đo lại ngay.
- Kết quả đo phải ghi và tính ngay trong sổ đo góc, chữ số rõ ràng. Việc tính toán,
kiểm tra phải hoàn thành trước khi chuyển trạm đo.

§ 7.7. SAI SỐ KHI ĐO GÓC BẰNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC


Có 3 nguyên nhân cơ bản gây ra sai số trong đo góc bằng: do dụng cụ đo, do
người đo và do môi trường đo. Dưới đây lần lượt xét các sai số và biện pháp khắc
phục.
1. Sai số do máy
Mặc dầu trước khi đo, máy đã được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh, nhưng vẫn có thể
còn lại một số sai số:
- Do trục ngắm LL’ không vuông góc với trục đỡ ngang PP’. Sai số này có thể
triệt tiêu được khi lấy bình quân trị số đọc ở vị trí thuận và đảo ống kính.
- Do chế tạo có vạch khắc không đều trên bàn độ. Sai số này rất nhỏ (lớn nhất là
3”) nhưng vẫn có thể giảm bớt ảnh hưởng của nó bằng cách đo một góc trên nhiều vị
trí khác nhau của bàn độ ngang, tức là thay đổi trị số hướng ban đầu 1800/n trong mỗi
lần đo.
227
- Do lệch tâm giữa vòng khắc độ và vòng đọc số. Sai số này có thể khắc phục
bằng cách lấy bình quân hai số đọc đối tâm.
Nói chung, sai số do máy kinh vĩ gây ra trong kết quả đo góc bằng có thể khắc
phục được nếu dùng các cách đo thích hợp.
2. Sai số do người đo
a. Sai số do dọi điểm (định tâm máy).
Khi đặt máy tại trạm đo, nếu dọi điểm không chính xác làm cho tâm bàn độ ngang
và tâm mốc không nằm đúng trên một đường dây dọi thì góc đo có sai số (hình 7-18).
Sai số này càng lớn khi mục tiêu càng ở gần máy, Nếu dọi điểm lệch đoạn: OO’ = e1,
ảnh hưởng này được tính theo:
e1
δ1 = β − β' = ρ (7-21)
S
với ρ' = 3438' hay ρ' ' = 206265' '
Ví dụ: nếu mục tiêu cách máy S = 20m, dọi điểm lệch e1 = 2cm thì sai lệch về góc
bằng sẽ là δ 1 = 3'4
A
Để khắc phục sai số này nếu định tâm
bằng dây dọi phải có dây đủ dài để đầu quả 1

dọi cao cách tâm mốc dưới 2cm.


Nếu định tâm bằng bộ phận định tâm
quang học, thì bộ phận này phải được hiệu B
O' e1 O
chỉnh cẩn thận trước khi đo.
b. Sai số do ngắm. Hình 7-18

Giả sử cần đo góc bằng AOB, khi đặt máy ở O lẽ ra phải ngắm hướng A, nhưng
lại ngắm hướng A’. Kết quả là đo được góc A’OB (hình 7-19). Với hướng B cũng có
thể xẩy ra sai số như vậy. A'
e2
Sai số này do dựng sào tiêu nghiêng hoặc A
không đúng chỗ hoặc do người ngắm không bắt
mục tiêu chính xác. Sai số này càng lớn khi mục 2

tiêu càng ở gần máy.


e2
δ 2 = β'−β = ρ (7-22) O
S Hình 7-19
Để giảm bớt sai số này, khi dựng sào tiêu phải dựng thẳng đứng, đúng vị trí tâm
mốc, có dây chằng hoặc que chống chắc chắn. Khi đo ngắm phải điều chỉnh cho ảnh
của lưới chữ thập và sào tiêu cùng rõ nét, sào tiêu trùng đúng với dây đứng của lưới và
cố gắng ngắm vào phần thấp nhất của sào tiêu.
c. Sai số do đọc số.

228
Khi đọc số trên bàn độ, chỉ đọc được chính xác đến giá trị khoảng chia nhỏ nhất
trên thang vạch (du tiêu). Số nhỏ hơn phải ước lượng đoán đọc nên có sai số. Thông
thường sai số đọc bằng một nửa giá trị khoảng chia.
Để khắc phục sai số này khi đọc số phải điều chỉnh gương sáng và ốc kính mắt
của ống đọc số sao cho số và vạch rõ nét nhất.
3. Sai số do môi trường đo
Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài tác động đến kết quả đo rất phức tạp,
thường bao gồm:
- Mức độ trong sạch của không khí. Đo góc trong môi trường nhiều khói bụi,
sương mù v.v… làm cho việc ngắm mục tiêu khó khăn và thiếu chính xác.
- Trời nắng, nóng gây ra chuyển động của các lớp không khí có nhiệt độ khác
nhau làm ảnh của mục tiêu bị rung và bọt ống thuỷ trên máy không ổn định. Đo trong
điều kiện này cần có ô che máy và nên ngắm các mục tiêu gần.
- Tia ngắm đi sát chướng ngại vật như nhà cửa, cây to v.v…do hiện tượng chiết
quang ngang làm tia ngắm bị cong theo phương ngang, gây ra sai số trong kết quả đo.
Các sai số do ngắm mục tiêu, do đọc số và do môi trường đo là các sai số ngẫu
nhiên không thể tránh khỏi. Vì vậy phải căn cứ vào các nguyên nhân trên và lý thuyết
sai số để tìm ra các sai số giới hạn, xây dựng thành quy phạm Trắc địa, thuận tiện cho
việc so sánh, đánh giá độ chính xác của kết quả đo.

§ 7.8. PHƯƠNG PHÁP ĐO GÓC ĐỨNG VÀ NGUYÊN LÝ


ĐO CAO LƯỢNG GIÁC.
1. Phương pháp đo góc đứng
Như đã trình bày ở Đ7.5, tuỳ theo cách ghi số khắc vạch trên bàn độ đứng mà trị
số đo là góc đứng V hoặc góc thiên đỉnh Z. Căn cứ vào nguyên lý đo góc đứng, cấu
tạo bàn độ đứng trên máy kinh vĩ, trình tự thao tác đo góc đứng V (hoặc góc thiên
đỉnh Z) như sau:
a. Đặt máy kinh vĩ tại A, dọi điểm, cân bằng máy, để ống kính ở vị trí thuận, dùng
dây ngang giữa của lưới chữ thập làm chuẩn đưa ống kính ngắm mục tiêu B (Hình 7-
20).

b. Vặn ốc vi động F (nếu có) đưa bọt


thuỷ gắn trên vòng đọc số của bàn độ
đứng vào trung tâm (với máy có bộ tự
cân bằng thì không cần bước này).
c. Đọc số trên bàn độ đứng (màn ảnh

229
B

z
có ký hiệu V) được giá trị T.
v
d. Để ống kính ở vị trí đảo, quay ống
kính ngắm mục tiêu, làm tương tự như
trên, đọc số trên bàn độ đứng là Đ.
A Hình 7-20
e. Tính góc đứng V hoặc góc thiên đỉnh Z tuỳ loại máy và theo các công thức tính
MO, V, Z ở Đ7.5.3
Đến đây, hoàn thành một lần đo. Muốn có góc đứng chính xác, phải đo nhiều lần.
Kết quả tính được giữa các lần nếu sai lệch trong phạm vi cho phép thì lấy trị số bình
quân làm kết quả chính thức.
Cũng có thể tận dụng 2 dây thị cự đối xứng nhau qua dây ngang giữa của lưới chữ
thập để tăng thêm số lần đọc khi đo thuận và đảo ống kính. Trường hợp này kết quả
góc đứng của một lần đo tính từ giá trị trung bình của 3 số đọc lần đo thuận và 3 số
đọc lần đo đảo trên bàn độ đứng ứng với 3 dây đó.
2. Nguyên lý đo cao lượng giác
Như đã trình bày ở chương VI, đo cao lượng giác là dựa vào tia ngắm nghiêng,
khoảng cách giữa hai điểm, góc đứng của tia ngắm và công thức lượng giác để tìm ra
chênh cao giữa hai điểm. Nếu biết độ cao một điểm sẽ tính được độ cao điểm kia.
Máy kinh vĩ có tính năng đo góc đứng V (hoặc góc thiên đỉnh Z) của tia ngắm
nghiêng nên được sử dụng nhiều trong đo cao lượng giác, nhất là những khu vực có
địa hình dốc lớn, có chướng ngại vật như sông, hồ, vực sâu v.v…
Giả sử cần tìm chênh cao giữa hai mốc M và N (hình 7-21). Đặt máy kinh vĩ tại
M, sào tiêu dài l dựng tại N. Đo chiều cao máy i từ tâm ống kính đến tâm mốc M.

Hình 7-21

Quay ống kính ngắm sào tiêu, đưa dây ngang giữa của lưới chữ thập trùng với
đỉnh E của đầu sào tiêu, tiến hành đo góc đứng ở hai vị trí thuận và đảo ống kính. Từ
đó tính được góc V của tia ngắm nghiêng.
Theo hình 7-21 ta có:
hMN = i + h’ – l (7-23)
Có hai trường hợp:

230
a. Trường hợp biết khoảng cách ngang.
Nếu biết khoảng cách ngang giữa hai mốc là D thì h’ = D.tgV. Thay vào công
thức trên ta có:
hMN = i + D.tgV – l (7-24)
Nếu xét đến ảnh hưởng của độ cong trái đất và khúc xạ ánh sáng đến tia ngắm thì
trong công thức (7-24) phải cộng thêm số hiệu chỉnh f (xem công thức 6-13)
D2
f = 0,43.
R
D2
vậy: hMN = i + D.tgV – l + 0,43. (7-25)
R
Với khoảng cách D = 400m thì f = 1cm. Vì vậy trong đo cao lượng giác nếu D ≤
400m thì bỏ qua số hiệu chỉnh f.
Trường hợp máy kinh vĩ đo góc thiên đỉnh Z của tia ngắm thì có thể tính giá trị h’
theo công thức:
h’ = D.cotgZ
ta có: hMN = i + D.cotgZ – l + f (7-26)
b. Trường hợp chưa biết khoảng cách ngang.

Hình 7-22
Trong trường hợp chưa có khoảng cách ngang D phải dùng mia thay sào tiêu
dựng tại N.
Quay ống kính ngắm về mia, đọc số trên mia theo dây giữa, đây dưới và giây trên
đồng thời đo góc đứng V của tia ngắm này (hình 7-22).
Với số đọc mia ở hai dây thị cự và góc V ta tính được khoảng cách ngang theo
công thức (5-16).
D = K.n.cos2V
Trong đó: n là hiệu số đọc mia ở dây trên và dây dưới.
231
Số đọc mia theo dây giữa chính là giá trị l trong công thức (7-26). Thay công thức
tính D vào giá trị:
h’ = D.tg V
h’ = K.n.cos2V.tgV
h’ = K.n.sinV.cosV
1
Hay h’ = K.n.sin2V (7-27)
2
Vậy chênh cao giữa M và N trong trường hợp đo bằng máy kinh vĩ và mia, ngoài
công thức 7-24 còn có thể dùng công thức:
1
hMN = i + K.n.sin2V –l (7-28)
2
Cần lưu ý rằng do khoảng cách D tìm được từ đọc số trên mia theo 2 dây thị cự
nên khoảng cách này không vượt quá 300m và có thể bỏ qua số hiệu chỉnh f.
Để đơn giản trong tính toán, khi đo nên để số đọc dây giữa l trên mia là một số
chẵn mét.
Ví dụ: Đặt máy kinh vĩ tại M, đọc mia dựng tại N được:
Dây giữa 1000 (mm)
Dây trên 1430
Dây dưới 0571
Góc V = 3017’
Biết chiều cao máy i = 1,42 m, độc cao mốc M là HM = 6,45m. Tính độ cao mốc
N.
Giải:
* Tính khoảng cách D = K.n.cos2V
Với K.n = 100 x (1430 – 0571) = 85900 mm
K.n = 85,9 m
Ta có: D = 85,9.cos23017’
D = 85,9 m
* Tính chênh cao hMN
hMN = i + D.tgV – l
hMN = 1,42 + 85,9.tg3017’ – 1,00
hMN = 1,42 + 4,92 – 1,00
hMN = 5,34 m
* Tính độ cao mốc N:
HN =HM + hMN
HN = 6,45 + 5,34

232
HN = 11,79 m
Từ các công thức đã nêu trên ta thấy độ chính xác của kết quả đo chênh cao phụ
thuộc vào độ chính xác của các đại lượng khoảng cách ngang D, góc đứng V (hoặc
góc Z), chiều cao máy i và trị số l (chiều dài sào tiêu hoặc số đọc dây giữa trên mia).
Vì chiều cao máy i và độ dài sào tiêu l có thể đo trực tiếp bằng thước thép với độ
chính xác ≤ ±1cm nên độ chính xác của chênh cao phụ thuộc chủ yếu vào độ chính
xác của việc đo khoảng cách ngang và góc đứng V.
Nếu đã biết khoảng cách ngang rồi thì việc đo góc đứng quyết định độ chính xác
của chênh cao. Trường hợp này phải dùng sào tiêu và loại máy kinh vĩ chính xác cao
để đo góc đứng. Nó được áp dụng để tìm chênh cao các điểm trong lưới khống chế
tam giác rất hiệu quả vì các điểm này có thể cách nhau hàng cây số và đặt ở các đỉnh
đồi, núi cao.
Nếu chưa biết khoảng cách, phải dùng mia thay sào tiêu mới có thể đọc số trên
mia tìm khoảng cách, nhưng lại phải hạn chế chiều dài ( < 300m), mà độ chính xác
không cao. Để có số liệu tin cậy, thường tiến hành đo chênh cao theo hai chiều (đo đi
và đo về). Chênh cao giữa hai lần đo không được lệch quá giới hạn quy định là ± 4cm
/ 100m chiều dài.

§ 7.9. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI MÁY KINH VĨ


3. Máy kinh vĩ quang học 4T30P
Hình 7.23 là máy kinh vĩ quang học 4T30P (CHLB Nga) bao gồm các bộ phận:
1. Ống kính 2. Kính mắt
3. Kính mắt 4. Ốc điều quang
5. Ống thủy dài 6. Bàn độ ngang
7. Ốc khóa bàn độ ngang 8. Ốc vi động ngang
9. Bàn độ đứng 10. Ốc khóa bàn độ đứng

233
Hình 7-23
11. Ốc vi động đứng 12. Màn đọc số
13. Gương lấy sáng 14. Ốc lấy hướng ban đầu
15. Địa bàn 16. Ốc cân máy
17. Định tâm quang học 18. Giá ba chân
19. Ống ngắm sơ bộ
V V Số đọc trên bàn độ ngang
5 -3 và bàn đô đứng:
0 6 0 6 Hình 7-24a: 740 36’ và 5032’
-6 -0 -6 -0
Hình 7-24b: 124003’ và -3036’
0 6 0 6
74 124 123
Hz Hz

Hình 7-24a Hình 7-24b


2. Máy kinh vĩ điện tử Leica T-100
Máy kinh vĩ điện tử T-100 do hãng Leica Thụy Sĩ sản xuất. Khác với loại máy
kinh vĩ quang học, máy kinh vĩ điện tử T-100 hoạt động được nhờ năng lượng điện
của pin khô.

234
Máy có bảng phím điều khiển và màn hình tinh thể lỏng hiện số. Cấu tạo chi tiết
và nguyên lý hoạt động của máy kinh vĩ điện tử rất phức tạp, liên quan đến lý thuyết
tin học - điện tử. Ở đây chỉ giới thiệu sơ lược cấu tạo và cách sử dụng các phím điều
khiển trên máy.
Các bộ phận chính của máy kinh vĩ điện tử T-100 được trình bày trên hình 7-25.
Cách sử dụng:
a. Mở máy.
- Ấn phím “Bật tắt điện” (hình 7-27) trên màn hình (hình 7-26) xuất hiện nửa
dưới là phần đo góc bằng (H) theo chế độ đọc cùng chiều kim đồng hồ như máy kinh
vĩ quang học (gọi là đo góc phải)
- Ấn phím “Đo góc đứng V”, trên màn hình xuất hiện dòng chữ nhắc đặt hướng
ngang bằng 000’0”
- Quay ống kính lên xuống quanh trục ngang, trên màn hình xuất hiện nửa trên là
phần đo góc đứng theo hệ độ, phút, giây (V).

Hình 7-25
1. Kính vật 2. Ống ngắm sơ bộ 3. Tay cầm
4. Tâm trục ngang 5. Ống định tâm quang học 6. Ống thuỷ dài
7. Ốc kính mắt 8. Ốc điều quang 9. Hộp pin
10. Ốc vi động đứng 11. Ốc hãm đứng 12. Ống thuỷ dài 2
13. Ốc vi động ngang 14. Ốc hãm ngang 15. Ốc hãm trục máy
16. Ống thuỷ tròn 17. Bàn phím 18. Màn hình
19. Ốc cân 20. Đế máy
235
Hình 7-26

Hình 7-27

b. Tắt máy.
Sau khi đo xong, ấn phím “Bật tắt điện”, màn hình không hiện số nữa.
c. Đo góc bằng.
Sau khi định tâm máy, cân bằng máy, ấn phím “Bật tắt điện” và thực hiện quy
trình đo góc bằng. Cần lưu ý mấy điểm sau:
Để lấy hướng ban đầu với số đọc trên bàn độ ngang (H) là 000’0” phải ấn đúp
phím “đặt góc bằng về 0”.
- Để giữ nguyên được số đọc trên bàn độ ngang không đổi khi máy vẫn quay phải
ấn đúp phím “giữ nhả góc”. Nếu muốn bỏ trạng thái giữ số đọc như trên (để khi quay
máy số đọc phải thay đổi) lại ấn đúp phím “giữ nhả góc”.
- Muốn đo góc bằng theo chế độ đọc ngược chiều kim đồng hồ (đo góc trái), ấn
phím “góc bằng phải/trái”. Nếu muốn bỏ trạng thái này, trở về đo thuận chiều kim
đồng hồ (đo góc phải) lại ấn phím “góc bằng phải/trái”.
d. Đo góc đứng.
- Sau khi định tâm máy, cân bằng máy xong, ấn phím “Bật tắt điện” rồi ấn phím
“Đo góc đứng V”.
- Quay ống kính lên xuống quanh trục ngang để có hướng nằm ngang 000’0”
- Thực hiện quy trình đo góc đứng.

236
Màn hình hiện thị góc đứng theo hệ độ, phút, giây. Muốn đo góc đứng theo độ
dốc phần trăm thì ấn phím “đo góc đứng V”. Nếu muốn bỏ trạng thái này để trở lại
chế độ đo góc V theo độ, phút giây thì ấn tiếp phím “đo góc đứng V”
Máy chỉ hoạt động khi có đủ điện năng do hộp pin cung cấp. Khi thấy chỉ số pin
trên màn hình chỉ còn một vạch thì phải thay pin mới .
Muốn đọc số trên màn hình được rõ, ấn phím “chiếu sáng màn hình”.

Hình 7-28

Hình 7-28a là kiểu máy kinh vĩ điện tử NE-10LA do hãng Nikon của Nhật chế
tạo. Máy có độ phóng đại của ống kính 30 lần và cho ảnh thuận.
Bàn phím biểu thị các chức năng đo góc bằng và góc đứng với số đọc chính xác
5”, bàn độ đứng làm việc theo chế độ cân bằng tự động với độ chính xác 1”. Máy có
thể làm việc trong 17 giờ liền với nguồn năng lượng là pin măng gan.
Hình 7-28b là bàn phím và số đọc hiển thị trên màn hình với góc thiên đỉnh Z=
89 18’15” (VA) và góc bằng 358006’35” (HA). Hai hình dưới là màn hình với số đọc
0

góc theo hệ Grát (gon) và dặm (Mil).

237
Phân loại và tính năng kỹ thuật của máy kinh vĩ
Bảng 7-3
Độ
Phân loại Giá trị nhạy
Độ Sai số
khoảng của Trọng
Nước phóng trung
Tên Theo chia ống lượng
sản đại của phương
máy độ Theo của bộ thuỷ máy
xuất ống đo góc (kg)
chính cấu tạo phận dài
kính Vx bằng
xác đọc số τ”/2m
m
Chính
Theo Quang
Đức xác 31 1” 2” 10” 5,3
010 học
cao
TE1 Nga nt nt 25,6 1” 2” 12” 5,1
NT40 Nhật nt nt 30 2” 1” 30” 4,9
Wild Thuỵ
nt nt 30 1” 1” 30” 6,0
T2 Sĩ
Trung Quang
TT4 Nga 25,2 10” 10” 35” 3,9
bình học
Theo
Đức nt nt 25 1’ 7” 30” 4,0
020
3T5KP Nga nt nt 30 1’ 5” 30” 4,2
Theo
Đức nt nt 25 1’ 7” 30” 4,0
030
Kỹ
4T30P Nga nt 20 5’ 20” 2’ 3,5
thuật
Theo
Đức Nt nt 16 10’ 20” 2’ 2,8
120
Chính
Thuỵ K/vĩ
T2002 xác 32 1” 1” 20” 7,0
Sĩ điện tử
cao
Thuỵ Trung
T100 nt 30 5” 5” 30” 4,3
Sĩ bình
Trung
DT102 Nhật nt 30 5” 5” 40” 4,1
bình
Dahlta
Đức nt 25 1’ 7” 30” 4,9
020
238
Câu hỏi
1. Khái niệm và nguyên lý đo góc bằng, góc đứng.
2. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy kinh vĩ.
3. Đo góc bằng theo phương pháp đo đơn giản.
4. Các sai số khi đo góc bằng và biện pháp khắc phục.
5. Đo góc đứng và nguyên lý đo chênh cao lượng giác.

239
PHẦN THỨ BA:
ĐO VẼ BÌNH ĐỒ TỶ LỆ LỚN

CHƯƠNG VIII: ĐO VẼ BÌNH ĐỒ TỶ LỆ LỚN BẰNG


PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC

§ 8.1. CÔNG DỤNG CỦA BÌNH ĐỒ TỶ LỆ LỚN VÀ KHÁI NIỆM VỀ


PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC
1. Công dụng của bản đồ tỷ lệ 1:2000 , 1: 1000 và 1: 500
Như chúng ta đã biết bản đồ địa hình có tỷ lệ càng lớn thì càng biểu thị được đầy
đủ và chính xác các chi tiết của địa vật và địa hình. Nhưng việc đo vẽ bản đồ tỷ lệ càng
lớn lại càng phức tạp và tốn kém. Vì thế, tuỳ theo quy mô và tính chất của công trình
mà quyết định tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ cho từng gian đoạn cụ thể của công trình đó. Đối
với việc thiết kế và thi công các công trình thuỷ lợi “QUY PHẠM ĐO VẼ BẢN ĐỒ
TỶ LỆ 1:500 1:1000, 1:2000 và 1:5000” của Cục Đo đạc và Bản đồ đã nêu rõ:
1- Bình đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 dùng để:
- Thiết kế kỹ thuật các công trình thuỷ điện, hệ thống đê và hệ thống phân phối nước.
- Thiết kế kỹ thuật hệ thống tưới tiêu có diện tích từ 15 km2 trở lên, trong đó có
10- 20% diện tích cần cải tạo.
- Thiết kế các đập chắn nước dài hơn 300m, cống ngầm, các kênh và hệ thống ống
dẫn đi qua vùng núi hẹp, hồ chứa nước có diện tích mặt thoáng từ 50ha đến 200ha.
2. Bình đồ tỷ lệ 1:1000 dùng để:
- Lập bản vẽ thi công các đập chắn nước, đập thủy điện…
- Thiết kế các đường ống dẫn nước cao áp, các công trình thuỷ điện có diện tích
lớn hơn 2 ha, các hệ thống lọc và thoát nước trong khu dân cư.
3. Bình đồ tỷ lệ 1:500 dùng để:
- Lập bản vẽ thi công các công trình đầu mối của hệ thống điều tiết, các đường
ống dẫn, các toà nhà trạm thủy điện, các trạm thủy điện - trạm bơm có diện tích nhỏ
hơn 2 ha, các đường vòm và đường dẫn nước của trạm thủy điện.
Để thống nhất trong việc đo vẽ và sử dụng các tài liệu địa hình trong ngành Thủy
lợi, ngày 16/1-1999 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành “TIÊU
CHUẨN NGÀNH 14TCN 11/6- 1999” quy định về thành phần khối lượng khảo sát
địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.
2. Khái niệm về phương pháp toàn đạc
Trong phần này chúng ta nghiên cứu trường hợp đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:2000,
1:1000 và 1:500 trên khu đất nhỏ chừng 1km2 trở lại. Đó là những trường hợp khi cần
bổ sung thêm tài liệu địa hình cho công tác thiết kế kỹ thuật của các công trình. Công
240
việc đo vẽ bản đồ trong trường hợp này không những đòi hỏi phải đảm bảo độ chính
xác của bản đồ theo đúng quy phạm mà còn phải đảm bảo hoàn thành trong một thời
gian ngắn để đáp ứng kịp thời cho thiết kế. Phương pháp toàn đạc cho phép xác định
đồng thời cả vị trí và độ cao các điểm mặt đất một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo
được độ chính xác. Phương pháp này chỉ thích hợp cho việc đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn
(1:2000- 1:500) trên diện tích nhỏ (<1km2).
Trong quy phạm đo vẽ bản đồ được quy định: dù đo vẽ ở tỷ lệ nào, trên diện tích
bằng bao nhiêu và thuộc loại địa hình nào thì sau khi đo vẽ, độ chính xác về mặy bằng
và độ cao của mọi khu vực trên bản đồ phải tương đương nhau. Mặt khác, thực tế cho
thấy rằng dù chỉ đo vẽ bản đồ trên diện tích 5 hay 10ha đi nữa cũng không thể đặt máy
tại một điểm để đo hết mọi chi tiết trên khu đất đó được, vì cự ly đo ngắm của máy có
hạn, các vật kiến trúc và cây cối che chắn nhiều. Bởi lẽ đó, khi đo vẽ bản đồ theo
phương pháp toàn đạc cần tiến hành theo trình tự sau đây:
Sau khi xác định được ranh giới đo vẽ trên mặt đất, hiểu rõ địa vật và dáng đất,
cần chọn một số điểm rải đều trên khu đo và đánh dấu bằng các mốc trên mặt đất,
bằng những phương pháp trắc địa khác nhau tiến hành xác định vị trí và độ cao của
chúng với độ chính xác tương đương nhau. Những điểm đó sẽ được dùng làm cơ sở
cho việc đo vẽ bản đồ và được gọi là điểm khống chế đo vẽ bản đồ, tập hợp các điểm
khống chế này gọi là lưới khống chế. Trong quá trình thành lập bản đồ phải tiến hành
thành lập hai loại lưới khống chế là lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ
cao. Sau khi có lưới khống chế, dựa vào vị trí các điểm khống chế để đo và vẽ các địa
vật, địa hình xung quanh, công việc này gọi là đo vẽ chi tiết địa hình.
Sau đây là trình tự công việc theo phương pháp toàn đạc:
1. Lập lưới khống chế mặt bằng: Tiến hành xây dựng hệ thống các điểm rải đều
trong khu vực đo và đánh dấu trên mặt đất bằng các mốc. Dựa vào các mốc đã có của
lưới khống chế bậc cao hơn và dùng các phương pháp trắc địa khác nhau (phương
pháp tam giác, đường chuyền, giao hội, GPS…) để xác định toạ độ (X, Y) của các
mốc này. Các mốc khống chế này sẽ làm cơ sở cho việc xác định vị trí mặt bằng các
địa vật và địa hình trong khu vực đo.
2. Lập lưới khống chế độ cao: Ngoài việc xác định mặt bằng các địa vật và địa
hình trong khu vực đo cần xác định cao độ của chúng, do vậy ta cần bố trí một hệ
thống điểm được xác định độ cao gọi là lưới khống chế độ cao. Thông thường các
điểm khống chế mặt bằng được chọn làm các điểm của lưới khống chế độ cao, ngoài
ra cần bố trí thêm một số mốc tại những chỗ mà chưa có điểm khống chế mặt bằng.
Các điểm này được đánh dấu bằng các mốc thủy chuẩn và được xác định độ cao H
(bằng phương pháp thủy chuẩn hình học, đo cao lượng giác…). Các điểm này sẽ làm
cơ sở cho việc xác định độ cao các địa vật và địa hình trong khu vực đo.
3. Đo vẽ chi tiết: Dựa vào các điểm khống chế mặt bằng đã biết toạ độ và độ cao
(X, Y, H) dùng phương pháp toạ độ cực để đo vẽ địa hình và địa vật xung quanh các
điểm khống chế này. Sau đây là nội dung của phương pháp toạ độ cực:
241
Giả sử trên mặt đất có hai điểm khống chế mặt bằng A và B (hình 8-1a), trên bản
vẽ hai điểm này cũng đã được chấm lên theo tỷ lệ (1/M) tương ứng (hình 8-1b). Để
xác định vị trí điểm chi tiết (điểm 1) ta tiến hành đặt máy kinh vĩ tại mốc A, ngắm về
mốc B và đặt số dọc trên vành độ ngang là 0º0’0”, sau đó quay máy ngắm về mia
dựng tại điểm 1, số đọc trên vành độ ngang chính là góc β (góc cực), khoảng cách từ
máy đến mia (bán kính cực D1) được đo theo dây thị cự còn độ cao của điểm 1 được
xác định theo phương pháp đo cao lượng giác (§7.8). Vị trí của điểm 1 trên bản vẽ
được xác định theo phương pháp toạ độ cực dựa vào hướng AB, góc cực β1 và bán
kính cực d1 (d1= D1/M).
B

B
β1
β1
D1 1 1
A d1
A Hình 8-1a Tû lÖ: 1:M

Hình 8-1b

§ 8.2. KHÁI NIỆM VỀ LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG


Mỗi điểm trên mặt đất đều có một vị trí riêng và được xác định bởi toạ độ trong
một hệ toạ độ nào đó. Để đảm bảo độ chính xác vị trí điểm cũng như hạn chế sai số
tích luỹ do các phương pháp đo và tính toán, trong trắc địa người ta thành lập một hệ
thống điểm rải đều trên toàn bộ lãnh thổ và được đánh dấu bằng các mốc cố định. Toạ
độ các điểm này được xác định bằng các phương pháp đo và tính toán từ một điểm
gốc được chọn làm điểm khởi tính. Hệ thống các điểm này được gọi là lưới khống chế
trắc địa. Như vậy: Lưới khống chế trắc địa là hệ thống các điểm trắc địa được rải đều
trên mặt đất và được xác định toạ độ và độ cao. Lưới trắc địa được chia thành lưới
khống chế mặt bằng (lưới toạ độ) và lưới khống chế độ cao, trong phần này chỉ đề cập
tới lưới khống chế mặt bằng.
Lưới trắc địa được thành lập theo nguyên tắc: Từ tổng thể đến chi tiết, từ độ
chính xác cao đến độ chính xác thấp. Để thực hiện nguyên tắc này lưới khống chế mặt
bằng được chia thành nhiều hạng bậc: lưới bậc trên đủ độ chính xác làm cơ sở để phát
triển bậc thấp hơn và bậc cuối cùng có đủ độ chính xác làm cơ sở để xác định vị trí
các địa vật và địa hình.
Hệ thống lưới lưới khống chế mặt bằng ở nước ta được chia ra làm:
- Lưới tam giác nhà nước.

242
- Lưới khống chế toạ độ khu vực (lưới trắc địa tăng dày).
- Lưới khống chế đo vẽ.
1. Lưới tam giác nhà nước
Lưới tam giác nhà nước được chia thành bốn hạng: từ hạng I đến hạng IV, có độ
chính xác và phạm vi khống chế giảm dần. Lưới tam giác hạng I có độ chính xác cao
nhất (bảng 8-1), bao gồm các mốc tạo thành tam giác đều hoặc gần đều phủ trùm toàn
bộ lãnh thổ quốc gia, chiều dài trung bình các cạnh là 25km. Các chỉ tiêu lưới được
quy định trong bảng 8-1.
Lưới tam giác hạng II được xây dựng trên cơ sở của lưới hạng I và làm cơ sở để
phát triển lưới tam giác hạng III và IV. Lưới tam giác hạng II được xây dựng theo các
phương pháp chêm điểm và chêm lưới dày đặc thành một hệ thống chặt chẽ. Lưới
hạng III và lưới hạnh IV được phát triển trên cơ sở các mốc của lưới hạng trên và
dùng làm cơ sở cho việc đo vẽ bản đồ địa hình , phục vụ công tác quản lý đất đai và
xây dựng công trình. Sơ đồ phát triển lưới tam giác nhà nước thể hiện ở hình 8-1.
Bảng 8-1
Hạng, bậc của Sai số tương đối đo cạnh Sai số đo Chiều dài cạnh
lưới gốc góc (km)
I 1: 350000 0.7’’ 25- 30
II 1: 300000 1.0’’ 10- 15
III 1: 200000 1.5’’ 5- 8
IV 1:150000 2.0’’ 2- 5

k C

h
L−íi h¹ng I A IV
V

f
L−íi h¹ng II
VI
I g
III
D
L−íi h¹ng III vµ IV
II
e
B
Hình 8-2
243
Các điểm tam giác được đánh dấu bằng những mốc bê tông có kích thước và sơ
đồ thiết kế được quy định trong “Quy phạm tam giác nhà nước hạng I, II, III và IV”
do Cục Đo đạc và Bản đồ phát hành.
2. Lưới khống chế toạ độ khu vực
Vì mật độ các điểm khống chế tam giác nhà nước không đủ để tiến hành đo vẽ
bản đồ tỷ lệ 1: 25000- 1: 5000 và các công tác quản lý đất đai cũng như quy hoạch,
thiết kế, bố trí xây dựng các công trình, thêm vào đó đôi khi ở khu vực dự định xây
dựng công trình chưa có mốc nào của lưới toạ độ nhà nước. Trong những trường hợp
như vậy cần lập lưới khống chế toạ độ khu vực hay còn gọi là lưới trắc địa tăng dày.
Bảng 8-2
TT Hạng mục Cấp 1 Cấp 2
1 Số lượng tam giác giữa hai cạnh gốc 10 10
2 Chiều dài cạnh tam giác lớn nhất 5km 3km
3 Chiều dài cạnh tam giác ngắn nhất 1km 1km
4 Góc nhỏ nhất trong tam giác 20° 20°
5 Sai số khép lớn nhất trong tam giác 20’’ 40’’
6 Sai số trung phương đo góc 5’’ 10’’
7 Sai số tương đối đo cạnh gốc 1:50 000 1:20 000

Lưới khống chế toạ độ khu vực được chia thành:


- Lưới giải tích cấp 1 và cấp 2 được phát triển bằng phương pháp tam giác đạc.
- Lưới đường chuyền cấp 1 và cấp 2 được phát triển bằng phương pháp đa giác đạc.
Lưới toạ độ khu vực thường được bố trí giữa các điểm lưới trắc địa nhà nước. Các
điểm của lưới được đánh dấu ngoài thực địa bằng những mốc bê tông cốt thép. Theo
“Tiêu chuẩn ngành -14 TCN 116 - 1999” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
mốc khống chế lưới khu vực được đổ bằng bê tông lõi thép có kích thước 30x30x60cm,
phía trên gắn tâm mốc bằng sứ hoặc bằng đồng và trát mặt rộng 50x50cm. Mốc phải
được chôn chặt xuống đất, chỉ để nhô lên trên mặt đất khoảng 10cm. Đầu cọc mốc phải
ghi ký hiệu tên mốc bằng sơn hoặc khắc chìm. Xung quanh nơi chôn mốc cần phát
quang, đào rãnh thoát nước và vẽ sơ đồ vị trí chôn mốc để sau này dễ tìm khi sử dụng.
Lưới giải tích cấp 1, cấp 2 được bố trí dưới dạng chuổi tam giác hình tuyến giữa hai
điểm cấp cao hay khoá tam giác giữa một cạnh của lưới cấp cao và một cạnh đáy đo trực
tiếp. Lưới giải tích cấp 1, cấp 2 phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ghi trong bảng 8-2.
Lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2 có thể là các đường chuyền kín, đường chuyền
hở phù hợp hoặc tập hợp các đường chuyền tạo thành mạng lưới đường chuyền gồm
nhiều điểm nút. Trong lưới đường chuyền phải đo tất cả các cạnh, các góc ở đỉnh và
244
các góc nối với cạnh cấp cao. Các yêu cầu kỹ thuật đối với đường chuyền cấp 1 và 2
được ghi trong bảng 8-3.
Trường hợp trong khu đo cần tăng thêm một vài điểm khống chế toạ độ thì có thể
dùng phương pháp giao hội thuận hoặc giao hội nghịch.
Bảng 8-3
TT Hạng mục Cấp 1 Cấp 2
1 Chiều dài tuyến tối đa của:
- Đường đơn 5km 3km
- Giữa điểm gốc và điểm nút 3km 2km
- Giữa hai điểm nút 2km 1,5km
2 Chu vi vòng khép lớn nhất 15km 9km
3 Chiều dài cạnh trong đường chuyền: 0.12- 0.8km 0.08-0.35km
4 Sai số khép tương đối 1:10 000 1:5 000
5 Sai số trung phương đo góc 5’’ 10’
6 Sai số khép góc của tuyến 10 n 20 n

3. Lưới khống chế đo vẽ


Lưới khống chế đo vẽ bao gồm lưới mặt bằng và lưới độ cao. Tuỳ theo nhiệm vụ
và điều kiện cụ thể mà hai loại lưới này bố trí riêng hoặc chung nhau.
Mục đích của việc thành lập lưới khống chế đo vẽ là để tăng mật độ điểm cần
thiết cho việc đo vẽ địa hình các loại tỷ lệ và để xây dựng các lưới cơ sở trắc địa phục
vụ các công tác quy hoạch, khảo sát, thi công và xây dựng các công trình.
Lưới khống chế đo vẽ được phát triển trên cơ sở lưới trắc địa nhà nước và lưới khống
chế khu vực. Lưới khống chế đo vẽ có thể là lưới giải tích, đường chuyền kinh vĩ, đường
chuyền thị cự hay các điểm giao hội. Trong trường hợp khảo sát công trình trong khu vực
nhỏ hoặc đơn thuần giải quyết nhiệm vụ trắc địa công trình trong khu vực và không thể nối
với lưới nhà nước thì có thể phát triển độc lập theo hệ thống tọa độ giả định.
Khi xây dựng lưới giải tích phải chú ý đáp ứng các yêu cầu sau:
- Lưới tam giác có thể bố trí theo dạng tứ giác trắc địa, đa giác trung tâm, khoá
tam giác hay chuỗi tam giác và phải được nối ít nhất với một cạnh của lưới hạng cao.
- Các chỉ tiêu của lưới được quy định như sau:
+ Số tam giác trong một khoá hay trong một chuỗi không được lớn hơn 20.
+ Cạnh tam giác từ 100 đến 300m.
+ Góc trong tam giác không lớn hơn 1400 và không nỏ hơn 200.
+ Sai số khép góc trong tam giác không lớn hơn 1,5’.
245
Lưới đường chuyền sẽ được trình bày kỹ ở phần sau (Đ 8.3).
§ 8.3. HAI BÀI TOÁN CƠ BẢN TRONG TRẮC ĐỊA
1. Bài toán thuận
Biết tọa độ vuông góc XA, YA của điểm A, khoảng cách nằm ngang D và góc
định hướng α của đường thẳng AB (hình 8.1). Cần xác định toạ độ điểm B (XB, YB).

B
XB

ΔX
αAB DAB
XA
A

O YA YB Y
Δy

Hình 8-3
Để giải bài toán ta dựng các điểm A và B trên hệ trục toạ độ Gao- xơ (hình 8-3).
Từ hình vẽ ta có:
XB = XA + ΔX
YB = YA + ΔY (8-1)
Giá trị ΔX và ΔY được gọi là gia số toạ độ. Xét tam giác vuông AB’B ta có:
ΔX = D.cosα
ΔY = D.sinα (8-2)
Dấu của gia số toạ độ ΔX và ΔY phụ thuộc dấu của cosα và sinα. Thay (8-2)
vào (8-1) ta thu được:
XB = XA + D.cosα
YB = YA + D.sinα (8-3)
Gia số toạ độ theo công thức (8-3) có thể tính theo các phương pháp khác nhau:
− Tra theo bảng “Gia số toạ độ ” dựa vào chỉ số D và α.
− Tính theo công thức bằng máy tính có hàm số lượng giác.
− Tính theo chương trình lập sẵn trong máy tính.
− Tính theo bảng tính Exel.
− Tính theo các chương trình được lập từ các ngôn ngữ như Fotran, Tubor
Pascal, Vasual basic…
246
Ví dụ: Cho toạ độ điểm A: XA = 748.564m; YA = 512.453m
D = 250.425m và α = 1250 42’ 45’’
Tìm toạ độ điểm B ?
Trình tự tính toán bài toán thuận được tiến hành trong bảng 8-4:

Bảng 8-4: Bảng tính bài toán thuận


Điểm D(m) α ΔX=D.cosα ΔY=D.sinα X(m) Y(m)

A 748.564 512.453
250.425 1250 42’ 45’’ -146.179 203.333
B 602.385 715.786

Để giải bài toán thuận có thể sử dụng chương trình chuyển đổi từ toạ độ cực ra toạ
độ vuông góc trong máy tính cầm tay Casio- Fx500A và các máy thế hệ sau theo quy
trình sau:

Đưa D Shift P-R Đưa α = Δx Shift Δx⇄Δy = Δy

• Công dụng: Bài toán thuận dùng để tính chuyền toạ độ các điểm trên mặt đất
dựa vào khoảng cách nằm ngang và góc định hướng của các đoạn thẳng giữa
các điểm trên mặt đất.
2. Bài toán nghịch
Biết toạ độ hai điểm đầu và cuối đường thẳng, tìm khoảng cách và góc định
hướng của đường thẳng đó. Thí dụ trên hình (8-3) biết toạ độ điểm A: XA, YA và toạ
độ điểm B: XB, YB;
Cần tìm DAB và αAB.
Theo hình 8-3 ta có: DAB = Δx 2 + Δy 2 (8-4)
Δy
αAB = arctg (8-5)
Δx
Trong đó:
ΔX = XB - XA
ΔY = YB - YA (8-6)
Lưu ý rằng góc định hướng αAB được tính từ 0o đến 360o, nếu tính αAB trên máy
tính cầm tay theo công thức (8-5) thì cho kết quả -90o = αAB = 90o do đó cần để ý đến

247
dấu của ΔX và ΔY. Ta có thể chuyển đổi từ kết quả tính αTính trên máy ra kết quả cần
tìm αTìm dựa vào dấu của ΔX:
Nếu ΔX > 0: αTìm = α Tính trong trường hợp αTính > 0
Và αTìm = α Tính + 360o trong trường hợp αTính < 0
Nếu ΔX < 0: αTìm = α Tính + 180o
• Công dụng: Bài toán nghịch dùng để tính chiều dài và góc định hướng của
cạnh dựa vào toạ độ điểm đầu và điểm cuối của cạnh đó. Bài toán nghịch được
ứng dụng nhiều trong công tác bố trí công trình.
Ví dụ: Biết toạ độ 2 điểm A: XA = 748.564 m, YA = 512.453 m
B: XB = 602.385m, YB = 715.786 m
Tính DAB và góc định hướng αAB .
Trình tự tính toán bài toán nghịch được tiến hành trong bảng 8-5, lưu ý trong
trường hợp này ΔX < 0 do vậy αTìm = α Tính + 180o.
Bảng 8-5: Bảng tính bài toán nghịch
Điểm X(m) Y(m) ΔX(m) ΔY(m) D(m) α
A 748.564 512.453
-146.179 203.333 250.425 1250 42’ 45’’
B 602.385 715.786

Để giải bài toán nghịch có thể sử dụng chương trình chuyển đổi từ toạ độ vuông
góc ra toạ độ cực trên máy tính cầm tay Casio- Fx500A và các máy thế hệ đời sau
theo quy trình sau:
Đưa Δx Shift P-R Đưa Δy = D Shift Δx⇄Δy = α

Chú ý: góc định hướng α tính theo chương trình này cho kết quả từ 0o đến ±180o
do vậy khi kết quả âm ta phải đổi ra góc dương bằng cách cộng thêm 360o.
Chúng ta cũng có thể giải bài toán nghịch trên các phần mền tính toán như
Exel…, hoặc lập chương trình trên các ngôn ngữ tin học như Pascal, Fortran, Visual
basic…Sau đây là chương trình tính góc định hướng của cạnh khi biết gia số toạ độ
giữa điểm đầu và cuối (Δx và Δy), chương trình được viết bằng Turbo Pascal.
Program tinhFV;
Uses Crt;
Var
DeltaX,DeltaY,GocFv:real;
Dg,Mn,Sc:real;

248
Function Fv(Dx,Dy:Real):Real;
Var R:Real;
Begin
If (Dx<>0) then
Begin
R:= ArcTan(Abs(Dy)/Abs(Dx));
If (Dx>0) then If (Dy>0) then Fv:=R else Fv:=2*pi-R
Else if (Dy>0) then Fv:=Pi-R Else Fv:=Pi+R;
End
Else
If DY>0 then Fv:=Pi/2 else Fv:=3*pi/2;
If (dy=0) then If (Dx>0) then Fv:=0 Else Fv:=Pi;
End;
(*----------------------*)
Procedure RtoD(GR:real;Var DD,pp,gg:real);
Var a,b:Real;
Begin
a:=Gr*180/pi;
DD:=Int(a);
b:=Frac(a)*60;
PP:=Int(b);
GG:=Frac(b)*60
End;
(*----------------------*)
Begin
ClrScr;
Write('DeltaX= ');Readln(DeltaX);
Write('DeltaY= ');Readln(DeltaY);
GocFv:=Fv(DeltaX,DeltaY);
RtoD(GocFv,Dg,mn,sc);
Writeln(dg:4:0,Mn:3:0,Sc:3:0);
Repeat Until KeyPressed;
End.

249
§ 8.4. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP ĐƯỜNG CHUYỀN KINH VĨ
1. Khái niệm về đường chuyền kinh vĩ
Khi đo vẽ bản đồ, công tác đầu tiên là thành lập lưới khống chế đo vẽ. Tuỳ vào tỷ
lệ, diện tích đo vẽ và đặc điểm địa hình của khu vực đo vẽ mà áp dụng các phương
pháp khác nhau. Đường chuyền kinh vĩ là một trong các phương pháp thành lập lưới
khống chế đo vẽ.
Đường chuyền kinh vĩ (hình 8-4) là hệ thống mốc trắc địa được rải đều trong khu
vực đo và nối với nhau bằng những đường gấp khúc, tạo thành đa giác kín (B, 1, 2, B)
hoặc hở (A, B, I, II…C, D) trong đó đo tất cả các cạnh và các góc bằng giữa chúng.
Các cạnh đường chuyền kinh vĩ được đo bằng thước thép đã kiểm nghiệm hoặc
bằng các dụng cụ đo dài khác (máy đo xa điện tử, máy toàn đạc điện tử…) với sai số
mD 1
tương đối ≤ , còn góc bằng được đo bằng máy kinh vĩ có độ chính xác trung
D 2000
bình (t= ±30”÷ ±1.0’). Theo kết quả đo góc của đường chuyền và góc định hướng một
cạnh đã biết (hoặc đo được) ta tính chuyền góc định hướng cho các cạnh khác. Từ đây
dựa vào toạ độ của một điểm biết trước (điểm gốc) và góc định hướng của các cạnh,
ứng dụng bài toán thuận để tính toạ độ các điểm trong đường chuyền.
B¾c
B¾c
A
1

βn β2
D2 β2 β3
βB1 D1 αBe
2 D3
B D2
β2 β1 D1
βB B

D5
D3
β4
4
D4
β3 Hình 8-4
A 3
A

β5
B β1
c
β4 D4

D1
β2 β3
D3 d
D2

Hình 8-4 (tiếp)


Như vậy việc thành lập đường chuyền kinh vĩ tạo ra trong khu vực đo vẽ một hệ
thống mốc khống chế mặt bằng được xác định toạ độ X và Y và đây là các điểm mốc làm
cơ sở cho việc xác định vị trí mặt bằng của các địa vật và địa hình trong khu vực đo vẽ.
250
Trên hình 8-4 chiều dài các cạnh (Di) và các góc bằng (βi) là các đại lượng cần đo.
2. Phân loại
a. Đường chuyền kín
Các điểm đường chuyền được xuất phát từ một điểm biết toạ độ và nối với nhau
tạo thành đa giác kín: B, 1, 2…B (hình 8-4a).
− Biết tọa độ điểm B (XB, YB)
− Biết góc định hướng cạnh khởi đầu (hoặc đo bằng máy kinh vĩ và địa bàn).
− Đo tất cả các góc (thường đo các góc trong của đa giác): β1, β2…và đo tất cả
các cạnh của đường chuyền: D1, D2…Dn
Từ góc định hướng cạnh đầu đã biết và các góc đo được hiệu chỉnh và tính
chuyền góc định hướng đến các cạnh còn lại của đường chuyền, sau đó dựa vào toạ độ
điểm điểm đầu, áp dụng bài toán thuận để bình sai và tính chuyền tọa độ cho tất cả các
điểm trong lưới.
Đường chuyền kín thường được áp dụng cho những khu vực đo vẽ có hình dạng
trải rộng, có chiều dài và chiều rộng tương đương nhau.
b. Đường chuyền hở phù hợp
Là hệ thống các điểm khống chế nối với nhau tạo thành đường gấp khúc (thí dụ
A, B, I, II, C, D), trong đó điểm đầu (B) và điểm cuối (C) của đường chuyền là các
điểm khống chế mặt bằng đã biết toạ độ và được đo nối với các điểm khống chế mặt
bằng đã biết toạ độ khác (A và D) để tính góc định hướng đầu và cuối của đường
chuyền (hình 8-4b).
Trong đường chuyền hở phù hợp tiến hành đo tất cả các góc của đường chuyền kể
cả góc nối tại điểm đầu và cuối (B và C) và đo tất cả các cạnh: D1, D2…Dn. Từ định
hướng cạnh đầu, định hướng cạnh cuối và các góc đo tính và hiệu chỉnh các góc định
hướng của các cạnh của đường chuyền, sau đó dựa vào toạ độ điểm đầu (điểm B) và
điểm cuối (điểm C) áp dụng bài toán thuận để bình sai và tính chuyền tọa độ cho tất cả
các điểm trong lưới.
Đường chuyền hở được áp dụng cho khu vực đo vẽ có dạng hẹp, kéo dài như các
công trình kênh, mương, đường}
c. Đường chuyền treo (đường chuyền nhánh)
Là đường chuyền có hình dạng tương tự như đường chuyền phù hợp nhưng điểm
cuối chưa biết tọa độ (thí dụ A, 1, 2,…). Trong đường chuyền này biết trước toạ độ
điểm đầu (điểm A) và góc định hướng A-1, dựa vào giá trị các góc đo ta tính chuyền
góc định hướng các cạnh và theo bài toán thuận ta tính được toạ độ các điểm của
đường chuyền. Công tác đo góc và cạnh trong đường chuyền này cũng tương tự như
trong đường chuyền phù hợp.
Do trong đường chuyền này không biết toạ độ điểm cuối nên toạ độ các điểm
đường chuyền được tính từ các trị đo góc và cạnh (không có điều kiện kiểm tra để
251
bình sai), vì vậy phương pháp này chỉ sử dụng để chêm điểm khống chế mặt bằng và
số lượng điểm tối đa là 3.
d. Mạng lưới đường chuyền
Tập hợp các điểm mốc được thành lập trong khu đo vẽ bằng đường chuyền kín và
đường chuyền phù hợp tạo thành mạng lưới đường chuyền nhiều điểm nút. Lưới đường
chuyền được áp dụng cho những khu vực đo vẽ lớn và có địa hình phức tạp. Lưới đường
chuyền được bình sai theo phương pháp bình sai chặt chẽ có tính đến trọng số các đại
lượng đo (phần này được trình bày trong các sách về bình sai xử lý số liệu trắc địa).
3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ
Đường chuyền kinh vĩ được xây dựng để làm lưới khống chế mặt bằng phục vụ
công tác đo vẽ bản đồ hoặc công tác thi công, xây dựng công trình. Các chỉ tiêu kỹ
thuật và độ chính xác của lưới được xác định từ tỷ lệ đo vẽ bản đồ, mức độ phức tạp
địa hình hoặc độ chính xác đòi hỏi khi xây dựng công trình. Lưới đường chuyền kinh
vĩ được xây dựng theo các bước sau:
1. Khảo sát, thiết kế đường chuyền.
2. Chọn điểm, chôn mốc đường chuyền.
3. Đo ngoại nghiệp.
4. Tính toán nội nghiệp.
Công việc thành lập lưới khống chế đường chuyền kinh vĩ được chia thành hai
loại: Công tác ngoại nghiệp (công tác ngoài trời) và công tác nội nghiệp (công tác
trong phòng).
. Công tác ngoại nghiệp.
a. Khảo sát, thiết kế lưới đường chuyền.
Sau khi nhận nhiệm vụ đo vẽ bản đồ cần thu thập tài liệu trắc địa về khu vực đo
vẽ như các loại bản đồ có trong khu đo, các mốc khống chế (độ cao và mặt bằng) có
trong khu vực đo và số liệu của những mốc đó. Sau đó cần phân tích, đánh giá chất
lượng các tài liệu thu thập được để xác định rõ tài liệu nào có thể dùng làm số liệu gốc
cho công tác đo vẽ sau này. Cần khảo sát tại thực địa để xác định cụ thể ranh giới khu
đo vẽ, tìm lại các mốc khống chế đã có và đánh giá hiện trạng mốc, trên cơ sở đó dự
kiến thiết kế vị trí các điểm đường chuyền. Khi chọn vị trí các điểm đường chuyền cần
lưu ý các yêu cầu sau đây:
− Các điểm đường chuyền được phân bố đều trong khu vực đo. Các điểm kề
nhau phải ngắm thông nhau và có địa hình thuận lợi cho việc đo chiều dài cạnh.
− Các điểm đường chuyền được bố trí nơi đất ổn định, quang đãng có thể nhìn
thấy nhiều điểm chi tiết địa vật và dáng đất xung quanh.
− Chiều dài các cạnh không dài quá
− 50m và không ngắn hơn 20m, tốt nhất là từ 150m đến 250m.

252
− Tổng chiều dài tối đa của cả tuyến được quy định bởi tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ:
Đối với tỷ lệ 1: 500 là 0.6km, tỷ lệ 1: 1000 là 1.2 km, tỷ lệ 1:2000 là 2.0km và
tỷ lệ 1:5000 là 3.0km.
Sau đó căn cứ vào tình hình thực tế về diện tích, hình dạng, mức độ phức tạp địa
hình (cấp địa hình) và các yêu cầu nêu trên để quyết định dạng đường chuyền, số
lượng điểm và vị trí các điểm đó trên mặt đất. Lưới đường chuyền được thiết kế trên
bản đồ tỷ lệ nhỏ (nếu có) hoặc trên giấy trắng. Nếu thiết kế trên giấy thì phải sơ hoạ về
địa vật và địa hình trong khu vực lưới.
b. Chôn mốc, dựng tiêu
Các điểm đường chuyền được đánh dấu ngoài mặt đất nhằm lưu giữ vị trí của
chúng theo thời gian yêu cầu. Các mốc đường chuyền có thể được làm bằng gỗ, bê
tông đúc sẵn, cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ hoặc dấu sơn trên nền cứng. Tuỳ theo
mục đích, thời gian sử dụng và điều kiện địa chất tại vị trí chôn mốc mà chọn dạng
mốc cho phù hợp. Sau khi chôn mốc cần vẽ sơ hoạ vị trí mốc để phục vụ cho công tác
tìm kiếm mốc sau này.
Việc thông tuyến giữa các mốc được chú ý ngay từ khi thiết kế lưới đường
chuyền. Để cho việc đo ngắm được thuận lợi và đạt độ chính xác quy định thì các mốc
ngoài thực địa phải ngắm thông nhau, trong trường hợp không thể thay đổi vị trí mốc
để đảm bảo thông hướng có thể áp dụng biện pháp phát quang hoặc xây dựng cột tiêu.
Cột tiêu có thể làm bằng các giàn gỗ hoặc giàn thép có đủ độ cao cần thiết để có thể
ngắm thấy các điểm liền kề khác và các điểm liền kề ngắm tới.
c. Đo góc bằng.
− Đo tất cả các góc trong đường chuyền bằng máy kinh vĩ kỹ thuật (có độ chính
xác t = 30’’ ÷ 1’) đã kiểm nghiệm và hiệu chỉnh.
− Mỗi góc đo từ 2- 3 vòng đo theo phương pháp đo đơn giản, các sai số nằm
trong phạm vi cho phép.
− Chênh lệch giá trị góc đo được giữa các vòng đo không lớn hơn t.
− Sai số khép góc trong đường chuyền fβ ≤ 1,5.t n ; trong đó: t là độ chính xác
của máy, n là số vòng đo.
− Đo góc phương vị từ (nếu cần thiết) bằng địa bàn kết hợp máy kinh vĩ.
− Để ngắm chính xác nên dùng sào tiêu kích thước nhỏ.
d. Đo chiều dài cạnh.
- Đo tất cả các cạnh đường chuyền bằng thước thép đã kiểm nghiệm hoặc bằng
các dụng cụ đo dài khác với sai số tương đối mD / D ≤ 1/2000. Nếu đo bằng thước thép
mỗi cạnh đo 2 lần: đo đi và đo về. Chiều dài cạnh D và sai số mD của phép đo được
tính theo công thức: DTb = (Dđi + DVề)/2; mD = ⏐Dđi - DVề⏐
- Sai số tương đối giới hạn cho việc đo chiều dài phụ thuộc vào cấp địa hình,
theo quy phạm được quy định như sau:
253
+ Đồng bằng: mD / DTb ≤ 1/2000
+ Miền núi: mD / DTb ≤ 1/1500
. Công tác nội nghiệp: Bình sai và tính toán đường chuyền kinh vĩ.
Mục đích của việc bình sai và tính toán đường chuyền là dựa vào các số liệu gốc
biết trước và các kết quả đo để tìm toạ độ các điểm khống chế. Vì các kết quả đo luôn
chứa sai số do vậy trong khi tính toán phải có các bước kiểm tra tính toán số liệu đo,
xác định các sai số và so sánh với quy phạm cho phép, nếu chưa đạt phải đo lại. Công
tác bình sai và tính toán đường chuyền kinh vĩ tiến hành theo các bước sau:
a. Tính sai số khép góc fβ và hiệu chỉnh góc bằng.
Dựa vào số liệu các góc đo được, số liệu gốc và các điều kiện hình học để đánh
giá độ chính xác của việc đo góc, nếu kết quả đo đạt yêu cầu tiến hành hiệu chỉnh góc
đo theo nguyên lý chia đều sai số khép cho các góc với dấu ngược lại. Trình tự tiến
hành như sau:
• Tính sai số khép góc trong đường chuyền theo công thức tổng quát:
fβ = Σβ®o – Σβlt (8-7)
Trong đó:
Σβ®o - Tổng giá trị các góc đo của đường chuyền.
Σβlt - Tổng giá trị các góc của đường chuyền theo lý thuyết.
- Đối với đường chuyền kín:
Σβlt = 180o(n - 2) (8-8)
Do vậy công thức (8.7) được biễu diễn dưới dạng:
fβ = Σβ®o – 180o(n – 2)
Trong đó:
n- số góc đo (số đỉnh của đường chuyền).
- Đối với đường chuyền hở phù hợp:
Khi tính cho góc trái: Σβlttrái = (αc - αđ) + 180o.n
Khi tính cho góc phải: Σβltphải = (αđ - αc) + 180o.n (8-9)
αc : Góc định hướng cạnh cuối đường chuyền.
αđ : Góc định hướng cạnh đầu đường chuyền.
n: Số góc đo trong đường chuyền.
Như vậy theo công thức (8-9) công thức (8-7) có thể viết dưới dạng:
Khi tính cho góc trái: fβ = Σβđo - (αc - αđ) - 180o.n
Khi tính cho góc phải: fβ = Σβđo - (αđ - αc) - 180o.n (8-10)
• Tính sai số cho phép [fβ]cp:
Theo quy phạm quy định:
[fβ]cp = ± 1.5t. n (8-11)
254
Trong đó: độ chính xác của máy kinh vĩ
n- số đỉnh đường chuyền.
• Đánh giá kết quả đo góc:
So sánh fβ và [fβ]cp:
- Nếu: ⎜fβ ⎜> [fβ]cp: Kết quả đo góc chưa đạt yêu cầu, cần kiểm tra và đo lại góc.
- Nếu: ⎜fβ⎜≤[fβ]cp: Bình sai và tính toán tiếp.
• Tính góc hiệu chỉnh βhc:
Trong đường chuyền kinh vĩ sai số khép góc fβ được bình sai bằng cách chia đều
cho các góc đo theo dấu ngược lại. Như vậy góc hiệu chỉnh được tính theo công thức:
βhc = βđo + vg (8-12)
− fβ
Trong đó: vg = (8-13)
n
vg - Số hiệu chỉnh góc đo
n- số góc trong đường chuyền.
Kiểm tra: Svg = - fò
b. Tính chuyền góc định hướng.
Dựa vào αđầu và òhc theo công thức tính chuyền góc định hướng của các cạnh
đường chuyền (§4.5) cho hai trường hợp góc đo bên trái và góc đo bên phải:
αsau = αtr-íc + βtr¸ihc - 180o (8-14)
αsau = αtr-íc – βph¶ihc + 180o (8-15)
Từ góc định hướng cạnh đầu đã biết, lần lượt tính được góc định hướng của các
cạnh tiếp theo trên tuyến. Sau khi tính xong αi của các cạnh cần cần tính cần tiếp tục
tính tiếp αđầu (đối với đường chuyền kín) và αcuối (đối với đường chuyền hở phù hợp)
để kiểm tra: Giá trị tính được phải đúng bằng giá trị cho trước.
c. Tính gia số tọa độ.
Theo bài toán thuận, dựa vào Dđo và α của các cạnh lần lượt tính gia số toạ độ cho
các cạnh trong đường chuyền:
ΔXtt = D.cosα
ΔYtt = D.sinα (8-16)
d. Tính sai số khép toạ độ.
Như chúng ta đã biết trong kết quả đo góc và cạnh đều có chứa sai số, sau khi
bình sai góc ta đã giải quyết được điều kiện hình học về góc, còn chiều dài của các
cạnh Di đo được trong đường chuyền vẫn chứa các sai số và chưa được hiệu chỉnh, do
vậy tổng của các gia số toạ độ ΣΔXtt và ΣΔYtt tính theo công thức (8-16) sẽ không
bằng tổng của các gia số toạ độ theo lý thuyết ΣΔXlt và ΣΔYlt. Độ sai lệch giữa các đại
lượng này gọi là sai số khép theo trục toạ độ fX và fY.
Các đại lượng này được tính theo công thức tổng quát:
fX = Σ ΔXtt - Σ ΔXlt
255
fY = Σ ΔYtt - Σ ΔYlt (8-17)
- Với đường chuyền hở phù hợp:
Σ ΔXlt = XC – XĐ
Σ ΔYlt = YC – YĐ (8-18)
Trong đó:
XĐ ,YĐ và XC, YC - Tọa độ điểm đầu và điểm cuối đường chuyền (B,C);
Thay công thức (8-18) vào (8-17) ta có:
fX = Σ ΔXtt – (XC – XĐ)
fY = Σ ΔYtt – (YC – YĐ) (8-19)
- Với đường chuyền kín: Ta có thể coi đây là trường hợp đặc biệt của đường chuyền
hở, khi điểm đầu và cuối trùng nhau, tức XC = XĐ; YC = YĐ. Như vậy theo công thức
(8-18) ta có:
ΣΔXlt = 0
ΣΔYlt = 0 (8-20)
Thay vào (8-19) ta được:
fX = Σ ΔXtt
fY = Σ ΔYtt (8-21)
Ý nghĩa hình học của fX, fY (sai số khép theo trục OX và OY) được thể hiện trên
hình 8-5: do tác động của sai số đo cạnh trong đường chuyền kín (hình 8-5a) điểm
cuối không khép về điểm đầu mà bị lệch một khoảng BB’= fD và trong đường chuyền
phù hợp (hình 8-5b) điểm cuối lệch khỏi điểm C cho trước một khoảng CC’= fD; ở
đây fD được gọi là sai số khép chiều dài. Hình chiếu của fD theo trục toạ độ X và Y gọi
là sai số khép toạ độ fX và fY.
A
1

1 c' fD
D2
D1 fx
2 fy
B c
fD 4 D4
fx
fy B'
III
D5
d
4

. a) b)
H×nh 8-
Từ hình 8-5 ta thấy: 5
2 2
fD = fX + fY (8-22)
Tỷ số giữa sai số khép chiều dài (fD) với tổng chiều dài đường chuyền (ΣD) được
fD 1
biểu thị: = được gọi là sai số khép tương đối chiều dài cạnh đường chuyền.
∑D N

256
Đây là đại lượng đặc trưng cho chất lượng đo cạnh, do vậy nó không được vượt quá
giá trị cho phép. Theo quy phạm giá trị này được quy định theo mức độ khó khăn của
địa hình, cụ thể:
fD 1
≤ đối với đồng bằng.
∑ D 2000
fD 1
≤ đối với miền núi. (8-23)
∑ D 1500
Nếu điều kiện (8-23) không thoả mãn chứng tỏ độ chính xác đo cạnh chưa đạt
yêu cầu, phải tiến hành kiểm tra lại sổ sách tính toán các cạnh, nếu không có sai sót thì
phải đo kiểm tra lại chiều dài các cạnh.
Nếu điều kiện (8-23) thoả mãn thì việc đo cạnh đạt yêu cầu, tiếp tục tính toán.
e. Tính số hiệu chỉnh gia số tọa độ vXi , vXi và gia số tọa độ hiệu chỉnh ΔXhc ,
ΔYhc.
Sai số khép fX, fY được khử bằng cách dùng số hiệu chỉnh vào gia số toạ độ các
cạnh của đường chuyền. Số hiệu chỉnh vXi và vYi của từng cạnh được tính theo nguyên
tắc tỷ lệ thuận với chiều dài cạnh (có nghĩa là cạnh càng lớn thì có số hiệu chỉnh càng
lớn), còn dấu thì lấy dấu ngược lại dấu của fX và fY.
Cụ thể được tính theo công thức:
i − fX
vX = Di
∑D
i − fY
vY = Di (8-24)
∑D
Trong đó:
vXi , vYi - số hiệu chỉnh cho ΔXtt , ΔYtt cạnh thứ i.
Di - chiều dài cạnh thứ i.
ΣD - tổng chiều dài đường chuyền.
Kiểm tra: ΣvX = - fX
ΣvY = - fY
Tính gia số toạ độ hiệu chỉnh:
ΔXihc = ΔXitt + vXi
ΔYihc = ΔYitt + vYi (8-25)
Kiểm tra: Σ ΔXhc = Σ ΔXlt ; Σ ΔYhc = Σ ΔYlt
f. Tính tọa độ của các điểm đường chuyền.
Dựa vào ΔXhc, Δhc và toạ độ X,Y điểm đầu đã biết, tính chuyền lần lượt toạ độ
các điểm trong đường chuyền theo công thức:
Xsau = Xtr-íc + ΔXhc
Ysau = Ytr-íc + ΔYhc (8-26)
Chú ý: Sau khi tính xong toạ độ của các điểm cần tìm trong đường chuyền kinh vĩ
cần tính tiếp toạ độ của điểm đầu (đối với đường chuyền kín) và điểm cuối của đường
257
chuyền hở phù hợp để kiểm tra. Giá trị toạ độ của các điểm này tính được phải đúng
bằng giá trị cho trước.
Ví dụ1: Bình sai đường chuyền kinh vĩ phù hợp.
Cho đường chuyền phù hợp (hình 8-6), các số liệu đo được ghi ngay trên sơ đồ và
các số liệu gốc như sau:
xB = 1672.19m B

yB = 214.45m I
A D
xC =108.26m
yC =2882.70m
- Góc định hướng: αAB = 70 02' II
và αCD = 27055'.9 H×nh 8-
C
• Trình tự tính toán đường chuyền: 6 III

- Tính sai số khép góc fβ:


Theo đường chuyền từ B → C các góc đo là góc trái nên:
fβ = ∑βđo - (αCD - αAB + 5x1800)
fβ = 8540 51.5ơ - (270 55'.9 -70 02' + 5x1800) = -2.4'
So sánh fβ với [ fβ]cp= ±1.5.t n , ở đây t =1’, n=5 do đó [ fβ]cp= ±1.5’ 5 =3.4’.
Ta có: |fβ | < [ fβ]cp – kết quả đo góc đạt yêu cầu.
Lưu ý: ở đây cho biết trước góc định hướng của cạnh đầu AB và cạnh cuối CD,
trong trường hợp biết toạ độ các điểm A, B, C và D, theo bài toán nghịch (ch.8.3) ta
cũng tính được giá trị các góc này.
Tính số hiệu chỉnh góc bằng cách chia đều -fβ cho các góc (ghi vào cột 2 bảng
8-6, hàng phía trên giá trị của góc) theo công thức:
fβ − 2.4'
Vβ = − =− ≈ +0,5'
n 5
ở đây Vβ lấy tròn số đến 0.1’ nhưng phải đáp ứng điều kiện kiểm tra Σvg = - fβ do
vậy ta lấy số hiệu chỉnh cho các góc là 0,5’, trong đó có một góc lấy bằng 0.4’ (góc
này được chọn góc kẹp giữa các cạnh ngắn nhất: góc III).
- Tính chuyền góc định hướng cho các cạnh trong đường chuyền:
Từ góc định hướng cạnh đầu αAB thông qua các góc hiệu chỉnh βhc= βđo + Vg ta
tính được góc định hướng của các cạnh tiếp theo công thức:
αsau = αtrước + βhc- 1800
Kết quả được ghi vào cột 3 bảng 8-6. Để kiểm tra, cần tính góc định hướng của
cạnh cuối αCD theo công thức trên, kết quả tính phải đúng bằng góc định hướng αCD
cho trước.
- Tính gia số tọa độ ΔX và ΔY (ghi vào cột 5, 6) theo công thức:
258
ΔXtt = D.cosα và ΔYtt = D.sinα
- Tính sai số khép theo trục OX và OY:
fx = ∑Δxtt - (xC – xB) và fy = ∑Δytt - (yC – yB)
ở đây ∑Δxtt và ∑Δytt được lấy ở hàng tổng dưới cùng của bảng theo cột (5) và (6).
Thay số vào ta có:
fx=-363.65-(1308.26-1672.19)=+0,28(m); fx =+738.84- (2882.70-2143.45)= -
0,41(m);
Bảng 8-6: Bảng tính toán và bình sai đường chuyền phù hợp
Tên Góc ®o Gãc ®Þnh §é dµi Gia sè to¹ ®é To¹ ®é

Mèc βTr¸i h-íng α C¹nh (m) Δx (m) Δy (m) X (m) Y (m)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)


A
+0.5’ 73° 02'.0
B 208° 12.0’ -0.08 0.12 1672.19 2143.45
+0.5’ 101 14.5 312.96 -61.01 306.96
I 270 57.5 -0.07 0.1 1611.10 2450.53
+0.5’ 192 12.5 255.11 -249.34 -53.95
II 94 01.0 -0.08 0.12 1361.69 2396.68
+0.4’ 106 13.9 310.98 -86.93 298.58
III 153 34.5 -0.05 0.07 1274.67 2695.38
+0.5’ 79 48.9 190.25 33.64 187.25
C 128 06.5 1308.26 2882.70
27 55.9
D
Tæng 854 51.5 1069.30 -363.65 738.84

- Tính sai số khép chiều dài đường chuyền:


f D = f x2 + f y2 = 0,412 + 0,28 2 = 0,50(m)

fD 0.50 1 f 1
= = Ta có: D 〈
∑ D 1069.3 2138 ∑ D 2000
Kết luận: Kết quả đo cạnh đạt yêu cầu.
- Tính số hiệu chỉnh cho các gia số toạ độ theo công thức:
i − fX i − fy
vX = Si và v y = Si
∑S ∑S
259
Kết quả số hiệu chỉnh vx và vy được lấy tròn đến cm và được ghi vào cột 5 và 6
lên phía trên giá trị tương ứng ΔXtt và ΔYtt.
Chú ý: Sau khi tính xong vx và vy cần kiểm tra điều kiện: ∑vX = - fx ; ∑vY = - fY,
nếu điều kiện này không đảm bảo (chủ yếu do làm tròn số vX và vY) bởi thừa ra hoặc
thiếu đi một đơn vị cuối cùng (1cm) thì bớt đi hoặc thêm vào số hiệu chỉnh gia số toạ
độ của một cạnh bất kỳ một đơn vị (1cm) sao cho thoả mãn điều kiện kiểm tra trên.
- Tính tọa độ các điểm đường chuyền:
Dựa vào số hiệu chỉnh gia số tọa độ tính gia số tọa độ hiệu chỉnh: ∆Xihc=∆Xitt +
vXi và ∆Yihc = ∆Yitt + vYi sau đó lần lượt tính toạ độ các điểm đường chuyền theo công
thức (8-26). Kết quả ghi vào cột 7 và cột 8.
Kiểm tra: Tọa độ điểm cuối (điểm C) tính được phải đúng bằng tọa độ đã cho trước
Việc bình sai và tính toán tọa độ các điểm đường chuyền kinh vĩ được thực hiện
theo bảng 8-6 bằng máy tính cầm tay, bảng tính Exel, hoặc lập trình trên các ngôn ngữ
tin học khác nhau. Phía dưới bảng cần ghi lại các thông số của đường chuyền như: fβ,
fD 1
[ fβ]cp , fX , fY , fD , = và các kết luận về độ chính xác đạt được.
∑D N

§ 8.5. LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO ĐO VẼ


Muốn biểu diễn vị trí điểm chi tiết trên mặt đất lên bản đồ ngoài việc cần biết vị trí
mặt bằng (toạ độ X,Y) của điểm đó còn phải biết độ cao (H) của nó. Trong phương
pháp toàn đạc độ cao của các điểm này được xác định bằng phương pháp đo cao
lượng giác từ các các điểm đặt máy đã biết toạ độ x, y và H. Do đó sau khi thành lập
xong lưới khống chế mặt bằng cần thành lâp lưới khống chế độ cao. Như vậy : Lưới
khống chế độ cao đo vẽ gồm một hệ thống mốc trắc địa rải đều trong khu vực đo và
được xác định độ cao bằng thủy chuẩn kỹ thuật.
Thông thường các điểm lưới khống chế độ cao được bố trí gần các điểm khống chế
mặt bằng để tiện sử dụng khi đo vẽ bản đồ. Khi địa hình tương đối bằng phẳng thì thường
sử dụng luôn các điểm khống chế mặt bằng làm điểm khống chế độ cao đo vẽ. Ngoài ra
cần bố trí thêm một số mốc khống chế độ cao tại những chỗ mà chưa có điểm khống chế
mặt bằng hoặc tại những chỗ mà mật độ điểm khống chế mặt bằng còn ít. Lưới khống chế
độ cao được tiến hành đo bằng đường thuỷ chuẩn kỹ thuật được xuất phát từ một mốc
thuỷ chuẩn hạng IV nhà nước (hoặc hạng cao hơn) với sơ đồ tối ưu. Do vậy nếu trong
khu vực đo chưa có điểm khống chế độ cao nhà nước nào thì nhất thiết phải xây dựng
một điểm độ cao hạng IV và tiến hành đo chuyền độ cao từ điểm khống chế độ cao nhà
nước gần nhất bằng đường thuỷ chuẩn hạng IV (được trình bày trong §6.9).
Lưới khống chế độ cao đo vẽ bao gồm một hoặc nhiều đường thuỷ chuẩn kỹ thuật đi
qua các điểm khống chế mặt bằng (điểm đường chuyền kinh vĩ, điểm giao hội...) và các
điểm khống chế độ cao trong khu vực đo vẽ để xác định độ cao. Phương pháp đo đường
thuỷ chuẩn kỹ thuật đã được trình bày trong (Đ 6.11). Sau khi đo xong tính sai số khép

260
(fh) của đường đo, nếu ⏐fh⏐≤ ± 50 L (mm) thì tiến hành bình sai và tính độ cao các điểm
tương tự bình sai và tính toán đường thủy chuẩn hạng IV đã trình bày trong chương VI.

§ 8.6. ĐƯỜNG CHUYỀN THỊ CỰ


1. Khái niệm
Đối với những khu vực mà mật độ điểm đường chuyền kinh vĩ chưa đủ hay trong
trường hợp khu vực đo vẽ có địa hình phức tạp, nhiều chướng ngại vật… không thuận
lợi cho việc đo chiều dài cạnh bằng thước thép thì có thể bố trí thêm đường chuyền thị
cự để có đủ điểm đặt máy khi đo vẽ chi tiết.
Đường chuyền thị cự là một dạng lưới khống chế mặt bằng có hình dạng và các
yếu tố đo đạc, nguyên lý tính toán tương tự như đường chuyền kinh vĩ, nhưng phương
pháp đo các đại lượng trong đường chuyền thị cự khác với đường chuyền kinh vĩ do
vậy các sai số giới hạn cho phép cũng khác nhau.
Tương tự đường chuyền kinh vĩ, đường chuyền thị cự (hình 8-7) là hệ thống mốc
trắc địa được rải đều trong khu vực đo và nối với nhau bằng những đường gấp khúc, tạo
thành đa giác kín, hoặc hở, trong đó được đo tất cả các cạnh và các góc bằng giữa
chúng. Trong đường chuyền thị cự công việc đo góc và định hướng được tiến hành như
trong đường chuyền kinh vĩ nhưng chiều dài cạnh được đo trực tiếp bằng máy kinh vĩ
và mia theo phương pháp dây thị cự, do đó sai số tương đối đo cạnh cho phép là ≤1/300
(cạnh của đường chuyền kinh vĩ được đo bằng các dụng cụ đo dài hoặc thước thép với
sai số tương đối ≤1/2000). Đồng thời với việc đo góc và đo cạnh, tại một trạm máy
trong đường chuyền thị cự tiến hành đo luôn chênh cao giữa các điểm kề cận theo
phương pháp đo chênh cao lượng giác để xác định độ cao các điểm đường chuyền
(trong đường chuyền kinh vĩ độ cao các điểm được xác định bằng đo cao hình học).
Đường chuyền thị cự có tác dụng bổ sung (chêm dày) điểm khống chế cho đường
chuyền kinh vĩ, nên thường được phát triển từ đường chuyền kinh vĩ và được lấy điểm
của đường chuyền kinh vĩ làm gốc. Thí dụ khi đo vẽ bản đồ vùng đồi thì ven theo chân
đồi nên bố trí đường chuyền kinh vĩ còn phần trên cao thì dùng đường chuyền thị cự.
Về yêu cầu kỹ thuật, đường chuyền thị cự phải tuân theo các quy định ở bảng 8-7.
Bảng 8-7
Tỷ lệ đo vẽ Chiều dài cạnh Di Tổng chiều dài cạnh ΣD Số điểm n
1:2000 ≤200m ≤ 600m ≤5
1:1000 ≤ 150m ≤ 300m ≤3
Lớn hơn ≤ 100m ≤ 200m ≤2

261
2. Trình tự bố trí và đo đường chuyền thị cự
Giả sử khi đo vẽ một vùng đồi (hình 8-7), ta có thể bố trí đường chuyền kinh vĩ
kín A,B,C,D,E,F,A ven theo chân đồi, như vậy ở phần giữa khu đo, nghĩa là ở phần các
đỉnh đồi chưa có các điểm đặt máy để đo địa hình sau này. Do vậy cần bố trí thêm một
đường chuyền thị cự phù hợp B,A,1,2,D,C.
D E
Tương tự như đường chuyền kinh F
vĩ, trong đường chuyền thị cự đặt máy
kinh vĩ tại các đỉnh của đường chuyền để 2
1

đo tất cả các góc bằng (bên trái hoặc A

phải), ngoài ra cần đo chiều cao máy và B


dựng mia tại các điểm liền kề để đo
C
khoảng cách và chênh cao bằng dây thị
Hình 8-7
cự theo nguyên lý đo cao lượng giác.
Đối với đường chuyền thị cự được quy định như sau:
− Sai số khép cho phép về góc bằng:
[f ]
β cp = 1,5t n
Trong đó: t là độ chính xác của máy kinh vĩ; n là số đỉnh đường chuyền.
− Sai số tương đối đo cạnh:
ΔD 1

D tb 300
1
Trong đó: ΔD = Dđi- Dvề ; Dtb = (Dđi- Dvề ).
2
− Sai số khép cho phép về độ cao:

[fh ]cp = 0.04 . D


100 n
Trong đó: ∑ D - tổng chiều dài đường chuyền; n – số cạnh trong đường chuyền.
Việc bình sai và tính toán toạ độ các điểm trong đường chuyền thị cự được tiến
hành tương tự như trong đường chuyền kinh vĩ, chỉ khác là sai số khép tương đối về
fD 1
chiều dài trong đường chuyền được quy định: ≤
∑ D 300
§ 8.6. KẺ LƯỚI TỌA ĐỘ VÀ TRIỂN ĐIỂM KHỐNG CHẾ
Triển điểm khống chế là việc xác định vị trí các điểm đường chuyền lên giấy vẽ
bản đồ theo tọa độ đã tính trước. Vị trí các điểm đường chuyền kinh vĩ phải được xác
định chính xác với sai số vị trí điểm khoảng 0.1 - 0.2mm trên giấy. Vì thế trước khi
chấm điểm khống chế lên giấy cần kẻ một lưới ô vuông có cạnh bằng 10cm với độ
chính xác cao (sai số của các các cạnh của lưới không lớn hơn 0.1mm trên giấy).

262
1. Kẻ lưới tọa độ
Việc kẻ lưới ô vuông để triển điểm khống chế có thể tiến hành bằng thước chuyên
dụng Đrôbưsép hoặc thước thẳng và compa đo. Sau đây sẽ trình bày cụ thể cách tiến hành.
a. Kẻ lưới ô vuông bằng thước thẳng, compa đo và bút chì.
Giấy dùng để vẽ bản đồ phải là giấy crôky trắng, dày có độ mịn cao. Khi kẻ lưới
ô vuông phải ghim giấy lên mặt bàn gỗ liền, bằng phẳng (trong trắc địa thường bồi
giấy lên gỗ dán hay tấm kẽm).
Thước dùng để kẻ lưới ô vuông phải dài, cạnh thước thẳng, các khoảng chia trên
thước phải chính xác.
Compa đo dùng để kiểm tra chiều dài cạnh ô vuông phải có 2 đầu kim nhọn, khi
gập lại hai đầu kim phải chụm tại một điểm.
Bút chì dùng để kẻ lưới ô vuông phải vót nhọn, tốt nhất dùng bút chì kim 0.5mm
với ruột chì loại 2B.
Đầu tiên, kẻ hai đường chéo theo hướng tây B C

bắc - đông nam và tây nam - đông bắc của tờ giấy


(hình 8-8). Từ giao điểm của hai đường chéo đó,
dùng compa hoặc thước thẳng đánh dấu 4 đoạn
O
thẳng bằng nhau trên các đường chéo (điểm
A,B,C,D). Nối các điểm này lại theo đường thẳng
đứng và nằm ngang sẽ được một hình chữ nhật
(ABCD) và hình này được làm cơ sở cho việc kẻ A D
lưới ô vuông.
Trên cạnh AB và AD xuất phát từ A ở góc tây nam của tờHình
giấy,8-8
dùng compa đánh
dấu những đoạn thẳng bằng nhau và bằng 10cm. Trên cạnh BC và DC, xuất phát từ B
và D cũng đánh dấu những đoạn bằng 10cm về phía C. Nối các điểm đánh dấu tương
ứng với nhau sẽ được lưới ô vuông có cạnh bằng 10cm.
Sau khi kẻ xong lưới ô vuông, phải kiểm tra độ chính xác của lưới bằng cách
dùng compa đo tất cả các cạnh của các ô vuông hoặc đặt thước thẳng kiểm tra các
đỉnh ô vuông theo các đường chéo trong lưới. Nếu cá biệt có một vài cạnh hay một vài
đỉnh sai lệch không qúa 0.2mm là đạt yêu cầu.
b. Kẻ lưới ô vuông bằng thước Đơrôbưsép.
Thước Đơrôbưsép (lấy tên nhà bác học Nga đã thiết kế) làm bằng hợp kim
Invar ít co dãn vì nhiệt (hình 8-9).

10 10 10 10 10

70.711

H×nh 8-9

263
Hình 8-10
Thước có 6 lỗ hình vuông, mỗi lỗ đều vát một nửa thành ra đáy lỗ là hình chữ
nhật. ở lỗ đầu tiên có khắc vạch chuẩn, các lỗ cách nhau 10cm, đường vát của đáy các
lỗ đều là cung của các vòng tròn có tâm là điểm chuẩn của lỗ đầu tiên với bán kính lần
lượt là 10, 20, 30, 40 và 50cm. Tương tự đầu cùng của thước là một cung của vòng
tròn có bán kính bằng 70.711cm - đúng bằng 50. 2 (cm). Đó chính là đường chéo của
một hình vuông có cạnh bằng 50cm.
Trình tự kẻ lưới ô vuông bằng thước Đơrôbưsép xem trong hình 8-10.
2. Xác định tọa độ lưới ô vuông và triển điểm khống chế lên bản vẽ
Sau khi tính toán xong đường chuyền kinh vĩ, tiến hành lập bảng thống kê toạ độ
x, y của tất cả các điểm đường chuyền. Căn cứ vào toạ độ x, y của mỗi điểm, tiến hành
triển điểm (chấm vị trí của nó lên bản vẽ). Muốn làm được việc đó, cần phải gán toạ
độ cho lưới ô vuông của tờ giấy vẽ với hai điều kiện sau:
- Thứ nhất các giá trị x, y của các trục phải chọn sao cho tờ giấy vẽ chứa được
toàn bộ khu đất sẽ đo vẽ. Việc này có thể thực hiện bằng cách gán giá trị x cho trục
ngang dưới cùng của lưới ô vuông nhỏ hơn xmin (lấy từ bảng thống kê tọa độ), tương
tự gán giá trị x cho trục ngang trên cùng lớn hơn xmax. Cũng làm tương tự như vậy để
gán giá trị y cho các trục đứng bên trái và bên phải của lưới ô vuông. Nếu đạt yêu cầu
trên tất cả các điểm khống chế sẽ nằm trong bản vẽ.
- Yêu cầu thứ hai là các giá trị x và y cho các trục ngang và trục dọc của lưới ô
vuông phải là bội số của khoảng cách ngoài mặt đất tương ứng với chiều dài cạnh của
lưới ô vuông trên bản vẽ; thí dụ cạnh của lưới ô vuông là 10cm, bản vẽ tỷ lệ 1/500 thì
các giá trị x, y của các trục sẽ là bội số của 10cmx500 = 50m.
Để triển các điểm khống chế lên bản vẽ, đầu tiên cần xem điểm đó nằm ở ô vuông
nào, thí dụ đối với điểm B có X=2143.45m, Y=1672.19m, trước hết ta xác định vị trí
ô vuông chứa điểm M: đó là ô có X từ 2100m đến 2150m và có Y từ 1650m đến
1700m, sau đó chọn đỉnh ô vuông (để tiện tính toán thường chọn đỉnh ở phía dưới bên
trái (đỉnh a)), dựa vào tọa độ của nó và toạ độ x, y của điểm B để tính Δx, Δy và sử
dụng hai giá trị này để chấm vị trí của điểm B (hình 8-11a). Công việc triển điểm B
lên bản vẽ được tiến hành như sau:
264
1500 1550 1600 1650 1700 1750 1800
2250 2250

2200 2200

2150 b n c 2150
i B k
ax ay
2100 2100
a m

2mm
d

2050 2050

2000 2000 1mm


B 2mm
1500H×nh
1600 8-
1550
1650 1700 1750 1800 H×nh 8-
Mở khẩu độ compa
11a một khoảng bằng Δx/M (Δx= 2143.45- 2100.00=
22.81 43.45(m);M
11b
2mm

là mẫu số của tỷ lệ bản vẽ. Từ đỉnh a trên cạnh ab chấm được điểm i và từ đỉnh d trên
cạnh dc chấm được điểm k. Tương tự mở khẩu độ compa một khoảng bằng Δy/M
(Δy= 1672.19- 1650.00= 22.19(m)). Từ đỉnh a và b trên cạnh ad và bc chấm được
điểm m và n. Giao điểm của hai đoạn thẳng ik và mn chính là vị trí điểm B cần xác
định. Lấy kim châm thủng giấy vị trí điểm B, vẽ kí hiệu điểm khống chế, ghi tên điểm
và độ cao theo kích thước được ghi trên hình 8-11b. Lưu ý chữ số luôn quay đầu về
hướng bắc của bản vẽ.
Sau khi chấm xong các điểm, phải dùng thước đo khoảng cách giữa các điểm
khống chế. Chiều dài cạnh trên bản đồ so với chiều dài đo ngoài mặt đất (tính chuyển
lên bản đồ) không được chênh nhau quá 0.2mm.
3. Chấm điểm đường chuyền thị cự lên bản vẽ.
Đường chuyền thị cự có chiều dài cạnh đo bằng dây thị cự nên sai số tương đối
fD
về chiều dài cả tuyến nói chung chỉ đạt khoảng từ 1: 300 đến 1: 400 là cùng. Vì
∑D
thế, nếu tính toạ độ các điểm đường chuyền thì chỉ cần tính đến dm là đủ. Trong
trường hợp này việc triển các điểm đường chuyền thị cự cũng làm tương tự như việc
triển các điểm đường chuyền kinh vĩ đã trình bày ở trên.
Ngoài phương pháp trên việc triển các điểm đường chuyền thị cự lên bản vẽ còn
được tiến hành theo phương pháp đồ giải. Cách làm như sau:
Căn cứ vào góc bằng ở đỉnh và chiều dài các cạnh đã tính chuyển về chiều dài
nằm ngang, lần lượt chấm các điểm lên giấy bằng thước đo độ, compa đo và thước tỷ
lệ xiên. Khi chấm đến điểm cuối cùng B
(điểm đường chuyền kinh vĩ nối với điểm h'
đường chuyền thị cự trong đường chuyền g'
phù hợp, hay chính điểm đầu tiên của g
h
đường chuyền thị cự trong đường chuyền
kín) sẽ thấy không trùng với chính điểm đó
E'
đã có trên giấy. Đoạn nối hai vị trí đúng và A
E
sai của điểm cuối đường chuyền thị cự h g
B 265 E
E'
g' h'
fD 1
chính là sai số chiều dài fD của cả tuyến. Nếu ≤ thì tiến hành hiệu chỉnh để
∑ D 300
xác định vị trí chính thức của các điểm đường chuyền thị cự. Việc hiệu chỉnh đường
chuyền thị cự theo phương pháp đồ giải được tiến hành như sau:
Giả sử: A, B và E là các điểm của đường chuyền kinh vĩ đã được chấm lên giấy
theo phương pháp toạ độ đã trình bày ở trên. Bây giờ ta vẽ các điểm g và h của đường
chuyền thị cự A, B, g, h, E được các vị trí g’, h’, E’ (hình 8-12). Sau khi kiểm tra thấy
chiều dài đoạn EE’ (fD) so với tổng chiều dài các cạnh Bg +gh + hE (ΔD) thấy vẫn
nhỏ hơn 1: 300, tiến hành vẽ một tam giác vuông mà một cạnh góc vuông có độ dài
bằng fD=EE’ còn cạnh kia ΔD =Bg + gh + hE. Nối E’ với B sẽ được cạnh huyền của
tam giác đó. Từ g và h trên cạnh BE dựng các đường vuông góc, sẽ cắt cạnh huyền
BE’ tại g’ và h’. Các đoạn gg’ và hh’ chính là lượng hiệu chỉnh ở các điểm g’ và h’.
Để xác định vị trí chính thức của điểm g và h trên giấy ta làm như sau: từ g’ và
h’kẻ các đường song song với E’E về phía E. Từ g’đo trên đường
Hình 8-12thẳng vừa kẻ một
đoạn đúng bằng gg’ trên tam giác E’EB (hình 8-12) sẽ được điểm g. Cũng làm tương
tự từ điểm h’ sẽ được điểm h’. Điểm g và h là điểm chính thức của đường chuyền thị
cự cần phải triển lên giấy.

§ 8.7. ĐO VẼ ĐỊA HÌNH


Đo vẽ địa hình là việc xác định vị trí và độ cao của các điểm địa vật và dáng đất
dựa trên cơ sở toạ độ và độ cao đã biết của các điểm khống chế mặt bằng đã có trên
khu đo. Trong trắc địa có nhiều phương pháp đo vẽ địa hình, ở đây chỉ trình bày đo vẽ
địa hình theo phương pháp toàn đạc.
Để biểu thị địa vật và dáng đất, cần phải đo một số điểm thuộc địa vật và mặt đất
tự nhiên với số lượng cần và đủ để diễn tả được ý nghĩa, hình dáng kích thước và độ
cao của địa vật và dáng trên khu đo. Những điểm cần đo đó được gọi là điểm chi tiết
địa vật và điểm chi tiết địa hình.
1 Điểm chi tiết và cách chọn điểm chi tiết.
Trong trắc địa, người ta qui định địa vật là những vật thể trên mặt đất do thiên

Yên ngựa Đỉnh núi Khe núi Đỉnh đồi


Đỉnh đồi Lòng chảo Bờ vực
Đường phân thủy

Đường tụ thủy

266
nhiên hoặc con người tạo nên như sông suối, hồ ao, đồi, núi…hoặc nhà cửa, mương
máng, đường giao thông, vườn cây…Địa vật có kích thước và hình dạng nhất định và
được đặc trưng bởi các đường bao. Địa hình của một khu vực là dáng đất tự nhiên thể
hiện sự lồi lõm, cao thấp của mặt đất.
Điểm chi tiết địa vật là những điểm cần và đủ để thể hiện hình dáng kích thước
một địa vật, như vậy đó là các điểm đặc trưng cho đường bao của địa vật, dựa vào
chúng để vẽ được chính xác hình dạng của địa vật. Thí dụ: điểm chi tiết của nhà là các
góc nhà, của đường là các điểm đặc trưng hai bên mép đường, của hồ là các điểm đặc
trưng nằm trên mép hồ...
Theo quy phạm đo vẽ bình đồ địa hình tỷ lệ lớn quy định: những địa vật có kích
thước trên bản đồ lớn hơn 1mm đều phải đo vẽ. Những điạ vật có dạng kéo dài như
sông suối, kênh mương, đường quốc lộ, đường dây điện… hoặc những địa vật có tính
chất định hướng như nhà thờ, miếu, cây cổ thụ…thì tỷ lệ nào cũng phải đo vẽ.
Điểm chi tiết địa hình là những điểm cần thiết để thể hiện được sự cao thấp của mặt
đất, giúp cho người đọc bản đồ phân biệt được ranh giới giữa núi đồi và đồng ruộng
bằng phẳng, phân biệt rõ từng dãy núi, chân núi, yên ngựa, đỉnh đồi, khe núi …(hình 8-
13). Khi đo địa hình nếu bỏ sót hoặc đo sai những điểm kể trên thì dạng địa hình sẽ thay
đổi, nghĩa là dáng đất trên bản đồ sẽHình 8-13 với thực tế. Ngoài ra, theo quy phạm các
sai lệch
điểm chi tiết địa hình được phân bố đều trên mặt đất với mật độ từ 1 đến 2cm trên bản
vẽ có một điểm chi tiết. Từ yêu cầu này suy ra khoảng cách giữa các điểm chi tiết địa
hình trên mặt đất đối với bản đồ có tỷ lệ khác nhau được ghi trong bảng 8-8.
Bảng 8-8
Tỷ lệ đo vẽ Khoảng cách giữa các điểm chi tiết kề nhau
1: 200 Từ 2m đến 4m
1: 500 -- 5m -- 10m
1: 1000 -- 10m -- 20m
1: 2000 -- 20m -- 40m

Trong thực tế, khi đo vùng dân cư, các sườn núi dốc hay những nơi lồi, lõm nhiều
thì mật độ điểm chi tiết phải dày hơn, khi đo những vùng đất bằng phẳng hay các sườn
dốc đều thì mật độ điểm chi tiết có thể thưa hơn.
Trong khi đo địa hình việc chọn điểm chi tiết do người cầm mia tự chọn và dựng
mia thẳng đứng trên điểm đó sao cho người đứng máy có thể ngắm và đọc số trên mia.
2. Trình tự thao tác đo vẽ tại 1 trạm đo chi tiết.
a. Công tác chuẩn bị.
- Dụng cụ: + Máy kinh vĩ đã được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh.
+ 1 ÷ 3 mia bình đồ (mia gấp hoặc rút), một sào tiêu để định hướng.
267
+ Bàn vẽ, bút chì, tẩy, compa, thước đo độ có đường kính > 20cm, thước thẳng,
kim, máy tính kỹ thuật cầm tay.
- Tài liệu: Bản vẽ đã kẻ lưới toạ độ trên đó đã triển điểm khống chế, sổ đo chi tiết.
- Nhân lực: 4 ÷ 6 người: trong đó một người đứng máy, một người ghi sổ, một
người tính toán, một người vẽ và 1÷ 3 người đi mia.
b. Thao tác đo.
- Đặt máy tại điểm khống chế cần đo (thí dụ điểm A), tiến hành dọi điểm, cân
bằng máy chính xác và đo chiều cao máy i (chiều cao máy được đo bằng cách dùng
mia đo trực tiếp khoảng cách từ tâm mốc đến trục đỡ ngang ống kính).
- Để ống kính thuận, ngắm về sào tiêu dựng ở một mốc khống chế khác mà ta nhìn
thấy rõ nhất để lấy hướng ban đầu (điểm B), đặt số đọc trên vành độ ngang là 0o 0’ 0”.
- Quay máy ngắm về mia dựng tại các điểm chi tiết cần đo (do người đi mia
chọn). Đọc số đọc trên mia lần lượt theo các dây Giữa - Trên - Dưới, sau đó đọc số
đọc trên vành độ ngang và vành độ đứng.
- Thao tác tương tự như trên để đo các điểm chi tiết khác.
Chú ý:
+ Trong khi đo phải bảo đảm máy luôn ở trạng thái cân bằng, nếu bị thay đổi phải
cân bằng lại và lấy lại hướng ban đầu.
+ Để tránh sai số do trượt bàn độ sau khoảng 15 ÷ 20 điểm đo cần quay máy kiểm
tra lại hướng ban đầu, nếu sai lệch quá 2t phải điều chỉnh lại hướng ban đầu về 0o 0’0”.
+ Các trạm đo kề nhau nên đo trùng vài điểm để kiểm tra vị trí và độ cao.
+ Quy định về khoảng cách khi đo chi tiết theo bảng 8-9.
Quy định về khoảng cách khi đo vẽ chi tiết Bảng 8-9
Khoảng cách Khoảng cách lớn nhất
Khoản
Khoảng cách lớn nhất từ từ máy tới mia khi đo
Tỷ lệ đo g cao
lớn nhất giữa 2 máy tới mia Địa vật Địa vật bình
vẽ đều
điểm mia (m) khi đo dáng đất quan trọng thường (m)
(m)
(m) (m)
0.5 15 100 60 80
1: 500
1.0 20 150 60 80
0.5 30 150 80 100
1: 1000
1.0 40 200 80 100
0.5 40 200 100 150
1: 2000 1.0 50 250 100 150
2.0 60 250 100 150
c. Tính toán:
- Tính khoảng cách theo trục ngắm từ máy đến mia Kn theo từng loại máy:
268
+ Đối với máy có ảnh xuôi chiều: Kn= K.( T - D )
+ Đối với máy có ảnh ngược chiều: Kn= K.( D - T )
Trong đó: K - hằng số của máy (thông thường K=100).
D, T - số đọc mia theo dây Dưới và dây Trên.
- Tính khoảng cách ngang từ máy đến mia:
D = Kn.cos2V (8-28)
Trong đó: V là góc đứng được tính theo từng loại máy:
+ Đối với máy đo góc đứng V chính là số đọc trên vành độ đứng.
+ Đối với máy đo góc thiên đỉnh: V = MOZ – Z.
Nếu máy có sai số MOZ đạt yêu cầu thì lấy MOZ = 90o
- Tính độ cao điểm chi tiết:
Hmia = Hmốc+ i + h’ - l (8-29)
Trong đó: Hmốc- độ cao mốc đặt máy.
i - chiều cao máy.
l - số đọc giây giữa trên mia.
1
h ' = D.tgV hay h ' = Kn. sin 2V (8-30)
2
SỔ ĐO CHI TIẾT
Trạm máy: A Ngày đo: 12- 10- 2004
Độ cao mốc HA =15.34m Người đo: Nguyễn Mạnh Cường
Chiều cao máy i =1.45m Người ghi, tính: Lê Thành Vinh
Định hướng 00 về B Người kiểm tra: Hoàng Thu Hà
Bảng 8-10
Số đọc mia K/cách Số đọc Số đọc
STT vành vành độ
Trên Hmia
điểm Kn D độ h/ (m) Ghi chú
đứng (m)
đo Giữa Dưới (m) (m) ngang
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáy suối
1 1000 1092 18.7 18.5 490 15’ -60 24’ -2.07 13.72
0905 Mép
2 1930 2100 34.0 33.9 122 40 3 12 +1.89 16.75 đường
1760
3 1500 2001 100.1 100.1 205 52 0 00 +0.00 15.29 Sườn
1000 đồi

269
Chú ý:
+ Tiến hành đo, tính và vẽ đồng thời để phát hiện sai sót (tránh bỏ sót địa vật hoặc
sai địa vật). Đo trạm nào xong trạm đó.
+ Khoảng cách D tính chính xác đến dm, h’ trong công thức (8-29) và độ cao Hmia
tính chính xác đến cm.
+ Các số liệu được ghi vào sổ đo chi tiết (bảng 8-10) rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy
xoá. Nếu nhầm lẫn gạch đi và ghi lại phía trên.
d. Vẽ điểm chi tiết:
- Người vẽ căn cứ vào số đọc vành độ ngang, khoảng cách ngang D và độ cao điểm
chi tiết, dùng thước đo độ, kim và bút chì dựa theo phương pháp tọa độ cực để vẽ ngay
các điểm chi tiết lên giấy vẽ. Trong khi vẽ cần đối chiếu với thực địa để kiểm tra.
- Vị trí điểm chi tiết được chấm bằng kim hoặc bằng bút kim, độ cao ghi bên phải,
hướng về phía bắc của bản vẽ. Độ cao điểm chi tiết lấy chính xác đến cm và vẽ lên
bình đồ với chiều cao bằng 2mm.
- Trong khi đo và vẽ cần nối ngay các điểm địa vật cùng tên để tạo thành đường
bao của địa vật, sau đó dựa vào quy phạm để vẽ và ghi ký hiệu địa vật.

§ 8.8. PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ ĐỊA VẬT VÀ ĐỊA HÌNH


1. Biểu thị địa vật:
Để giúp người đọc bản đồ nhận biết được địa vật trên bản đồ ta cần vẽ ký hiệu
quy ước lên vị trí của địa vật đó trên bản đồ. Các ký hiệu quy ước được quy định trong
cuốn “Ký hiệu bản đồ địa hình- Tỷ lệ 1:500 ÷ 1:5000” do Tổng cục Địa chính ban
hành năm 1995.
Sau đây giới thiệu một số ký hiệu thường gặp:
2 Mµu
Nhµ (2tÇng)
110kv
§uêng ®iÖn cao thÕ
Rau

§uêng ®iÖn h¹ thÕ

Hoa, c©y c¶nh


Nhµ m¸y Thñy ®iÖn

BÖnh viÖn, tr¹m x¸

Truêng häc

270
Một số ký hiệu trích trong “Ký hiệu bản đồ địa hình - Tỷ lệ 1:500 - 1:5000)

271
2. Biểu thị địa hình:
Trên các loại bản đồ địa hình hiện nay đều dùng đường đồng mức (đường bình
độ) để biểu thị địa hình (hay còn gọi là dáng đất). Trong chương II đã đề cập định
nghĩa đường đồng mức cũng như các tính chất và các dạng đặc trưng của nó. Ở đây

272
chỉ trình bày cách vẽ đường đồng mức khi đã biết vị trí và độ cao các điểm mặt đất
trên giấy vẽ bản đồ.
Với giả thiết các điểm chi tiết kề nhau có mái dốc đều và dựa vào nguyên lý
“Khoảng cách giữa các điểm trên mái dốc tỷ lệ thuận với chênh cao giữa chúng” để vẽ
đường đồng mức. Trong thực tế có các phương pháp sau đây:
a. Phương pháp giải tích.
Giả sử có hai điểm A và B trên bản đồ nằm trên cùng một sườn dốc có độ cao là
13.51m và 16.84m, khoảng cách AB trên bản đồ đo được là d= 18mm (hình 8-14).
Yêu cầu xác định vị trí các đường đồng mức đi qua giữa A và B với khoảng cao đều h
= 1m. Muốn xác định vị trí các đường đồng mức 14, 15 và 16m cần xác định trước vị
trí đường 14 và 16m, sau đó vị trí đường 15m có thể suy ra bằng cách lấy điểm giữa
của hai điểm này. Theo hình 8-14, x1 là khoảng cách từ A đến đường đồng mức 14m
được tính từ công thức:
x1 h1
=
d h
d 18mm
Hay: x 1 = .h 1 hay x 1 = (14m − 13.51m ) = 2.6mm
h (16.84m − 13.51m )
Làm tương tự trên ta tính được khoảng cách ngang từ B đến đường có độ cao16m là:
x2= 4.5mm
Trên cạnh ab (hình chiếu của AB đã được vẽ trên bản đồ), xuất phát từ a đo về b
một đoạn bằng x1=2.6mm, đó chính là vị trí của đường 14m. Xuất phát từ b đo về a
một đoạn bằng x2= 4.5mm sẽ được vị trí đường 16m. Do độ cao đường 15m cách đều
14m và 16m bằng khoảng cao đều (h=1m), do vậy chia đôi đoạn thẳng giữa vị trí
đường 14m và 16m vừa xác định sẽ được vị trí đường 15m.

Hình 8-14
b. Phương pháp đường song song.
Việc nội suy vị trí các đường đồng mức có thể thực hiện theo phép tỷ lệ hình học.
Trên giấy bóng mờ kẻ sẵn các đường song song cách đều, đánh số liên tục từ 1…10.
Muốn nội suy đường đồng mức trên đoạn ab (hình 8-15) ta làm như sau: đặt giấy bóng
mờ sao cho điểm a nằm ở giữa hai đường 3 và 4 với khoảng cách 3-a và a-4 theo tỷ lệ
0.51: 0.49 (vì độ cao điểm A là 13.51m cao hơn 13 là 0.51m và thấp hơn đường 14 là

273
0.49m), lấy a làm tâm xoay giấy bóng mờ
b
sao cho điểm b lọt vào khoảng giữa 16 16.84
15
đường 6 và 7 với khoảng cách 6-b và b-7 14
a 13.51
8
7
theo tỷ lệ 0.84 : 0.16. Giao điểm giữa các 6
đường 4, 5, 6 trên giấy bóng mờ và đoạn 5

ab chình là vị trí các đường 14, 15 và 16m 4

Hình 8-15
cần tìm. Lấy kim châm các giao điểm đó 3

2
để đánh dấu lên bản vẽ.

160
c. Phương pháp nội suy bằng mắt
Vẽ đường đồng mức theo hai phương pháp trên đạt độ chính xác cao nhưng mất
nhiều thời gian. Trong trắc địa thay cho việc tính toán trong phương pháp giải tích thường
ước lượng bằng mắt để xác định vị trí các đường đồng mức giữa các điểm kề nhau đã có
độ cao trên bản đồ theo nguyên lý: “Khoảng cách giữa các điểm trên mái dốc tỷ lệ thuận
với chênh cao giữa chúng”. Trong thực tế sản xuất, với phương pháp này mới có thể đáp
ứng được về mặt tiến độ thời gian và vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết.
Hình (8-16) là một phần bản vẽ đường đồng mức được tiến hành theo phương
pháp nội suy bằng mắt.

Hình 8-16
d. Sử dụng phần mềm tin học.
Hiện nay công nghệ tin học được ứng dụng rộng rãi trong các công tác trắc địa và
đặc biệt là công tác thành lập bản đồ số. Có nhiều phần mền để vẽ bản đồ trong đó có
các modul vẽ đường đồng mức như Micro-station, SDR, TOPO, Sufer…cho phép chúng
ta vẽ đường đồng mức trong thời gian vài phút, sau khi ta nhập dữ liệu đo vào máy tính.
§8.9. TÓM TẮT TRÌNH TỰ ĐO VẼ BẢN ĐỒ THEO PHƯƠNG PHÁP
TOÀN ĐẠC
Khi đo vẽ bình đồ địa hình bằng phương pháp toàn đạc cần thực hiện theo trình tự
sau đây:
1. Công tác chuẩn bị
- Thu thập tài liệu trắc địa của khu vực đo: các bản đồ, sơ đồ hiện có, các tài liệu
về mốc khống chế mặt bằng và độ cao ở trong hoặc gần khu vực đo…
- Khảo sát thực địa, xem xét tình trạng mốc cốt, xác định ranh giới đo vẽ, cấp địa
hình, tỷ lệ bản đồ và khoảng cao đều cần đo vẽ.
- Lập đề cương kỹ thuật, dự trù nhân lực, vật tư thiết bị, thời gian thực hiện và dự
toán kinh phí.

207
2. Lập lưới khống chế mặt bằng
- Thiết kế lưới khống chế mặt bằng: đường chuyền kinh vĩ, đường chuyền thị cự.
- Chọn điểm, chôn mốc (đóng cọc) ngoài mặt đất.
- Đo lưới khống chế mặt bằng (đo: góc bằng (β), chiều dài cạnh (D) và góc định
hướng (nếu cần) của đường chuyền.
- Bình sai và tính toán toạ độ các điểm khống chế mặt bằng.
- Kẻ lưới toạ độ, triển điểm khống chế.
3. Lập lưới khống chế độ cao
- Thiết kế hệ thống lưới độ cao đo vẽ bằng các đường thủy chuẩn hạng IV hoặc
thủy chuẩn kỹ thuật xuất phát từ mốc độ cao hạng IV hoặc hạng cao hơn.
- Chọn điểm, chôn mốc.
- Đo thủy chuẩn.
- Bình sai và tính toán độ cao các điểm khống chế.
4. Đo vẽ chi tiết
- Dùng máy kinh vĩ đặt tại các điểm đường chuyền tiến hành đo vẽ các điểm chi
tiết địa vật và địa hình xung quanh các điểm khống chế đó.
- Biểu thị địa vật bằng cách nối các đường bao địa vật và thể hiện ký hiệu địa
vật, biểu thị địa hình bằng các đường đồng mức.
5. Tu sửa, hoàn chỉnh bản vẽ
Kẻ khung, ghi tên bản đồ và các ký hiệu, chú thích, thời gian và cơ quan đo vẽ… ghép
biên các mảnh nếu khu đo gồm nhiều mảnh, tô màu nếu có yêu cầu.
6. Giao nộp tài liệu
Thuyết minh báo cáo, bản vẽ, số liệu đo và tính.

§ 8.10. KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP


BẢN ĐỒ SỐ
1 Khái niệm
Theo phương pháp truyền thống, bản đồ thường được vẽ trên giấy hoặc trên các
vật liệu thay thế giấy để mô phỏng hiện trạng mặt đất. Hiện nay các loại bản đồ này
khó có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về độ chính xác, về khả năng sửa đổi,
bổ sung và cập nhật các thông tin mới cũng như trong công tác sử dụng, bảo quản, vận
chuyển, lưu trữ và quản lý. Đặc biệt trong những năm gần đây trên cơ sở phát triển của
ngành điện tử- tin học, việc tự động hoá thiết kế công trình trên máy vi tính ngày càng
cao và được ứng dụng rộng rải, cùng với sự ra đời của hệ thống thông tin địa lý (GIS),
đòi hỏi bản đồ phải thể hiện dưới dạng số để dễ dàng truy cập, giao diện và xây dựng
một hệ thống cơ sở dữ liệu chung, phục vụ cho các ngành khác nhau. Ngành bản đồ
trong thời đại công nghệ thông tin cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật

208
đã tạo ra các loại bản đồ theo phương pháp mới, áp dụng thiết bị và công nghệ mới để
đáp ứng nhu cầu của thời đại, đó chính là bản đồ số.
Như vậy, bản đồ số là sản phẩm của bản đồ được biên tập, thiết kế, lưu trữ, hiển
thị trên máy vi tính dưới dạng file.
Trên bản đồ được phân biệt ba yếu tố cơ bản là điểm (point), đường (line) và vùng
(region, polygon), mỗi yếu tố được đặc trưng bởi các thông tin về vị trí và đặc điểm
của các đối tượng.
Để thành lập bản đồ số cần có hai phần chủ yếu:
- Phần cứng: bao gồm các máy đo đạc quang cơ hay điện tử, máy tính, máy số hoá,
máy quét, máy vẽ bản đồ.
- Phần mềm xử lý số liệu và thành lập bản đồ số: Đây là các phần mềm có thể do các
chuyên gia trắc địa lập hoặc các phần mềm lớn về GIS như Microstation của hãng
InterGraph (Mỹ), ILWIS (Integraph Land and Water Information System) của Hà lan,
ARC/INFO và ARCVIEW của ESRI (Mỹ), CAD…(Trong các phần mềm bao gồm
nhiều modul, và phần thành lập bản đồ số là một trong các modul đó) được bán rộng
rãi trên trên thị trường Việt nam và thế giới.
2 Các phương pháp thành lập số liệu ban đầu.
Để thành lập bản đồ số cần có các số liệu về địa vật và địa hình của khu vực đo vẽ.
Các số liệu này có thể tiến hành đo đạc trực tiếp trên mặt đất, sử dụng các ảnh chụp từ
máy bay hoặc vệ tinh hoặc có thể sử dụng bản đồ đã có của khu vực.
a. Đo trực tiếp trên mặt đất.
Dựa vào các số liệu đo từ thực địa bằng các thiết bị trắc địa và dùng các phần
mềm chuyên dụng để xác định vị trí toạ độ và độ cao các điểm chi tiết trong khu vực
đo vẽ cũng như tạo thành các mô hình số địa hình (DTM) cũng như mô hình số độ cao
(DEM) để nội suy đường đồng mức.
Để tiến hành đo các số liệu về địa hình và địa vật có thể sử dụng các phương pháp
truyền thống với các máy kinh vĩ quang cơ, thuỷ bình hoặc máy toàn đạc điện tử.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng các thiết bị định vị vệ tinh GPS để xác định vị trí toạ độ
và độ cao các điểm chi tiết địa vật, địa hình. So với các phương pháp truyền thống thì
phương pháp này có độ chính xác rất cao về vị trí mặt bằng, nhưng về tốc độ và hiệu
quả thì chưa vượt trội nên giá thành bản đồ rất cao, do đó hiện nay trong thực tế
phương pháp này ít được áp dụng.
b. Phương pháp đo vẽ từ ảnh.
Đây là phương pháp thường được sử dụng để thu nhận toạ độ không gian của các
điểm địa vật và địa hình trên mặt đất, dựa vào ảnh của khu vực được chụp từ máy bay
hoặc vệ tinh. Các phương pháp đo ảnh thường dùng là đo vẽ lập thể trên các máy toàn
năng, đo ảnh giải tích trên các máy đo toạ độ lập thể hay máy đo vẽ giải tích và đo ảnh
số trên trạm xử lý ảnh số.
209
Độ chính xác của bản đồ số phụ thuộc chủ yếu vào độ chính xác của số liệu ban
đầu, vì vậy trong trường hợp này độ chính xác của bản đồ số phụ thuộc vào chất lượng
ảnh, phương thức lấy mẫu, độ chính xác đo ảnh và tỷ lệ của ảnh. Bản đồ số thành lập
theo phương pháp này thường là các bản đồ tỷ lệ nhỏ, được ứng dụng nhiều trong GIS
cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: thuỷ lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, hằng hải, môi
trường…Đặc biệt trong công tác quy hoạch đất đai, thổ nhưỡng, tưới tiêu, thuỷ điện,
lâm nghiệp…cũng như công tác nghiên cứu diễn biến độ nhiễm mặn, nhiễm phèn, thay
đổi lòng sông, hạn hán… theo diện lớn về không gian cũng như thời gian.
c. Sử dụng bản đồ đã có.
Trong trường hợp đã có bản đồ của khu đo vẽ, ta có thể chuyển thành bản đồ số và
công việc này còn gọi là số hoá bản đồ. Công việc số hoá bản đồ được tiến hành nhờ
thiết bị bàn số hoá, máy quét, máy vi tính và phần mềm số hoá. Đây là các thiết bị giúp
ta chuyển từ bản đồ giấy (bản đồ tương tự) sang bản đồ số có cấu trúc dữ liệu dạng
Raster và sau đó nhờ các phần mềm chuyên dụng (Geovec, R2V, Scan2CAD, Wintopo,
Draftsman200, Rastervect…) chuyển đổi sang bản đồ có cấu trúc dữ liệu Vector. Tiếp
theo sử dụng các phần mềm Microstation, MGE Terrain, Arc/info, Arcview, Ilwis…tạo
thành mô hình số địa hình (DTM) hoặc mô hình số độ cao (DEM).

210
§ 8.11. QUY TRÌNH SỐ HOÁ VÀ BIÊN TẬP - BẢN ĐỒ SỐ
1. Sơ đồ tổng quát

MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP

1. Tạo file design


2. Tạo bảng phân lớp đối tượng
THIẾT KẾ CHUNG
3. Tạo ký hiệu
4. Quét bản đồ

1. Tạo lưới Km
NẮN BẢN ĐỒ
2. Nắn bản đồ

1. Vẽ các đối tượng dạng đường


2. Vẽ đối tượng đường bao vùng
VÉC TƠ HOÁ
3. Vẽ đối tượng dạng điểm
4. Vẽ đối tượng dạng chữ viết

1. Kiểm tra và sửa lỗi về phân lớp ĐT


2. Sửa lỗi và làm đẹp dữ liệu dạng đường
và đường bao vùng
HOÀN THIỆN DỮ LIỆU
3. Sửa lỗi đối với dữ liệu dạng điểm
4. Sửa lỗi đối với dữ liệu dạng Text

1. Tạo vùng, tô màu và trãi ký hiệu


BIÊN TẬP VÀ TRÌNH BÀY
BẢN ĐỒ
2. Biên tập ký hiệu dạng đường

LƯU TRỮ DỮ LIỆU VÀ IN 1. Tổ chức thư mục chứa file


BẢN ĐỒ
2. In bản đồ bằng Ploter
2. Thiết kế chung

211
Để đảm bảo tính thống nhất cho tất cả các bản đồ trong khối công việc, công tác
chuẩn bị cho quá trình số hoá và biên tập bản đồ bao gồm:
- Định nghĩa file chuẩn (Seed file).
Seed file thực chất là một Design file (không chứa dữ liệu) nhưng nó chứa đầy đủ
các thông số quy định chế độ làm việc với MicroStation. Đặc biệt với các file bản đồ,
để đảm bảo tính thống nhất về cơ sở toán học giữa các file dữ liệu, phải tạo một Seed
file chứa các tham số về hệ toạ độ, phép chiếu, đơn vị đo... Sau đó các file bản đồ cùng
cơ sở toán học sẽ được tạo dựa trên nền seed file này. Mỗi một cơ sở toán học của bản
đồ sẽ có một seed file riêng.
(Trong hệ thống MGE của Intergraph, môdul MGE Nucleus cho phép định nghĩa
file chuẩn này).
Ví dụ: Seed file định nghĩa cho bản đồ Gauss Kruger ở múi 48 có các thông số sau:
• Hệ toạ độ chính (Primary Coordinate System):
- System: Transfer Mecator
+ Longtitue of origin: 105:00:00
+ Latitule of origin: 0:00:00
+ Falese easting: 500000 m
- Geodetic Datum: Userr Deline
- Ellipsoid: Krasovski
- Hệ đơn vị đo (Working Unit).
- Đơn vị đo chính (Master Unit): m
- Đơn vị đo phụ( Sub Unit): cm
- Độ phân giải (Resolution): 1000
Cần lưu ý là Seed file này chỉ sử dụng cho các bản đồ Gauss nằm trên múi 48. Với
các bản đồ nằm trên múi 49, thông số kinh tuyến gốc (Longtitude of origin) phải đổi
thành 111: 00:00.
- Tạo Design file
Các file bản đồ có đuôi là .dgn được tạo trong MicroStation dựa trên Seed file của
bản đồ cần thành lập. Tên file thường được đặt theo danh pháp của tờ bản đồ.
- Phân lớp đối tượng
Các đối tượng bản đồ khi tồn tại dưới dạng số được thể hiện và lưu trữ trên các
lớp thông tin khác nhau. Vì vậy trước khi tiến hành số hoá, thành lập bản đồ số các đối
tượng cần thể hiện trên bản đồ phải được xác định trước sẽ được lưu trữ trên lớp thông
tin nào. Ví dụ các đối tượng là sông, hồ sẽ được lưu trữ trên lớp thông tin thứ nhất, các
đối tượng là đường bình độ cơ bản sẽ được lưu trên lớp thông tin thứ hai...

212
Số lớp thông tin nhiều nhất trên một file bản đồ là 63 lớp. Vì vậy các đối tượng
trên một file bản đồ nên được phân thành nhiều nhất là 63 lớp thông tin khác nhau.
Mỗi một lớp đối tượng sẽ được đánh số từ 1 đến 63.
- Tạo file Feature Table
Mục tiêu của file feature table dùng để quản lý và đảm bảo tính nhất quán cho các
đối tượng trong quá trình số hoá cũng như sửa đổi dữ liệu sau khi số hoá. File feature
table được tạo dựa trên bảng thiết kế phân lớp.
File fceture table chứa toàn bộ các thông số đồ hoạ của tất cả các đối tượng
(feature) có trong bản đồ cần thành lập ví dụ: Số lớp (level), màu sắc (Color), kiểu
đường (line style), lực nét (weight), kểu chữ (font), kích thước chữ...
File feature table(.tbl) được tạo bằng công cụ File table Editor của MSFC.
- Tạo ký hiệu
Theo cách phân loại dữ liệu không gian, ký hiệu trên bản đồ được chia thành 4 loại:
+ Ký hiệu dạng điểm
+ Ký hiệu dạng đường
+ Ký hiệu dạng pattem (các ký hiệu được trải đều trên diện tích một vùng nào đó)
+ Ký hiệu dạng chữ chú thích.
Các ký hiệu dạng điểm và pattem được thiết kế thành các cell. Các cell này được
sử dụng một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình số hoá cũng
như biên tập bản đồ. Mỗi cell được định nghĩa bởi thư viện chứa cell và tên cell. Ví
dụ: các cell ký hiệu dùng cho bản đồ địa hình 1: 50000 được lưu trữ trong thư viện cell
Dh- 50. Cell. Trong thư viện này ký hiệu nhà độc lập phi tỷ lệ có tên là C.NHA.
Các ký hiệu dạng đường được thiết kế dưới dạng là kiểu đường Custom. Các kiểu
đường dùng để biểu thị các đối tượng dạng đường của bản đồ được chứa trong thư
viện kiểu đường (Line style Library) hay còn gọi là file resource. Ví dụ: ĐH-50.rsc. Để
sử dụng được các kiểu đường này, các file resource bắt buộc phải được lưu trong thư
mục \\win 32app\ustation\wsmod\dcfault\symbol\*rsc.
- Quét bản đồ
Mục đích của quá trình này là chuyển các bản đồ được lưu trữ trên giấy, phim,
diamát thành các file dữ liệu số dưới dạng raster. Sau đó các file này sẽ được chuyển
đổi về các định dạng của Intergraph (*.rle hoặc *. Tif) để xử lý ảnh tiếp bằng phần
mềm IRASB.
Tùy theo từng loại bản đồ và mục đích sử dụng sau này mà người ta sử dụng các
máy quét cùng các phần mềm chuyên dụng khác nhau.
Độ phân giải quy định cho mỗi bản đồ khi quét phụ thuộc vào chất lượng của tài
liệu gốc và mục đích sử dụng. Thông thường, độ phân giải càng cao, sẽ cho chất lượng
dữ liệu raster tốt hơn cho quá trình số hoá sau này, nhưng nó cũng làm cho độ lớn của
file tăng lên.
213
3. Nắn bản đồ
- Mục đích: Chuyển đổi các ảnh quét đang ở toạ độ hàng, cột của các pixel về toạ độ
trắc địa (tọa độ thực - hệ toạ độ địa lý hoặc tọa độ phẳng). Đây là bước quan trọng nhất
trong quy trình thành lập bản đồ số vì nó ảnh hướng tới toàn bộ độ chính xác của bản
đồ sau khi được số hoá dựa trên nền ảnh.
- Tạo lưới Km.
Lưới Km và lưới kinh, vĩ độ được tạo dựa vào toạ độ của các góc khung và khoảng
cách giữa các mắt lưới. Lưới Km được sử dụng làm cơ sở cho việc chọn các điểm khống
chế khi nắn bản đồ. Với các lưới Km của các bản đồ tỷ lệ lớn ta có thể tạo bằng các công
cụ của MicroStation nhưng với lưới Km và Kinh, vĩ độ của các bản đồ tỷ lệ nhỏ thì bắt
buộc phải tạo bằng công cụ Grid Generation của MGE để đảm bảo độ chính xác.
- Nắn bản đồ.
Để nắn các file ảnh đã chuyển định dạng thành các file có đuôi (.rle) của Intergraph
ta sử dụng công cụ Warp của Irasb. Quá trình nắn này được dựa trên toạ độ của các
điểm khống chế trên ảnh, toạ độ của các điểm khống chế tương ứng trên file (.dgn) và
mô hình được chọn để nắn (các mô hình nắn đã được viết sẵn trong phần mềm irasb).
Trong quá trình nắn ảnh, người sử dụng phải đặc biệt quan tâm đến các sai số chuẩn và
sai số giữa khoảng cách thật giữa điểm chuyển đổi và điểm do người dùng thu thập.
4. Véc tơ hoá đối tượng
Là quá trình biến đổi dữ liệu raster thành dữ liệu Vector. Quá trình này được thực
hiện dựa trên các phần mềm sau: MSFC, MicroStation, irasb, Geovec. Sau khi có file
ảnh raster đã làm nền bằng phần mềm irasb, file bảng đối tượng (.tbl) được tạo trong
MSFC với đầy đủ các lớp thông tin trên ảnh cần số hoá. Người thực hiện đã có thể sẵn
sàng số hoá trên ảnh để tạo dữ liệu véctơ trong file( .dgn). Đối với mỗi kiểu dữ liệu
khác nhau người thực hiện nên chọn các công cụ thích hợp trên MicroStation hoặc trên
Geovec để số hoá.
5. Hoàn thiện và chuẩn hoá dữ liệu
Sau quá trình số hoá, dữ liệu nhận được chưa phải đã hoàn thiện và sử dụng được. Các
dữ liệu này thường được gọi là các dữ liệu thô, cần phải qua một quá trình kiểm tra, chỉnh
sửa và hợp lệ các dữ liệu. Quá trình này bao gồm các công đoạn:
- Kiểm tra và sửa chữa các lỗi về thuộc tính đồ hoạ (sai lớp, sai kiểu đường, màu
sắc, lực nét...).
- Sửa các lỗi riêng của dữ liệu dạng điểm và chữ viết.
- Sửa các lỗi riêng của dữ liệu dạng đường: lọc bỏ điểm thừa (filter), làm trơn
đường (smooth), loại bỏ các đối tượng trùng nhau, sửa các điểm cuối tự do, tạo các
điểm giao)

214
6. Biên tập và trình bày bản đồ
Các đối tượng bản đồ khi được thể hiện bằng màu sắc và ký hiệu phải đảm bảo
được tính tương quan về vị trí địa lý cũng như tính thẩm mỹ của bản đồ.
- Tạo vùng, tô màu, trải ký hiệu.
Các đối tượng dạng vùng cần tô màu hoặc trải ký hiệu, các đối tượng đó phải tồn
tại dưới dạng shape hoặc complex shape. Vì vậy cần phải qua một bước tạo vùng từ
những đường bao đóng kín.
- Biên tập các ký hiệu dạng đường
Đối với các đối tượng dạng đường, khi tồn tại ở dạng dữ liệu thì nó phải gặp nhau
tại các điểm nút và nó là một đối tượng đường duy nhất. Nhưng để thể hiện nó dưới
dạng ký hiệu bản đồ thì có thể phải thể hiện nó bằng hai hoặc ba kiểu đường.
7. Lưu trữ dữ liệu và in bản đồ
Kết quả của quá trình số hoá và biên tập bản đồ có thể được lưu trữ dưới hai dạng:
lưu trữ trên đĩa và in ra giấy. Khi lưu trữ dữ liệu bạn nên tổ chức dữ liệu dưới dạng các
thư mục một cách khoa học và nên lưu trữ cả các file phụ trợ đi kèm ví dụ như file
(.tbl), (.cel) (.rsc), (.ctb)...
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG
1.Hệ thống lưới khống chế mặt bằng, nguyên tắc và các phương pháp thành lập.
2. Nội dung bài toán Thuận và bài toán Nghịch trong Trắc địa, cho ví dụ bằng số.
3. Phân biệt đường chuyền kinh vĩ và đường chuyền thị cự.
4. Trình tự tính toán, bình sai đường chuyền kinh vĩ.
5. Khái niệm điểm chi tiết địa vật và địa hình và các yêu cầu chọn điểm chi tiết địa
vật và địa hình.

215
PHẦN THỨ TƯ
CÁC CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA KHÁC

CHƯƠNG IX: ĐO VẼ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH

§ 9.1.MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG ĐO VẼ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH


Mặt cắt dọc và ngang công trình (§2-4) là tài liệu địa hình không thể thiếu được
trong công tác thiết kế các công trình có dạng chạy dài như kênh, mương, đường quốc
lộ, đê điều, v.v…Tài liệu mặt cắt địa hình phục vụ các công việc sau đây:
- Dùng để chọn tuyến tối ưu cho công trình.
- Thiết kế các mặt cắt dọc, ngang tuyến công trình.
- Tính toán khối lượng đào, đắp, nạo vét công trình.
- Dùng làm bản vẽ hoàn công trong công tác nghiệm thu công trình.
Việc đo vẽ mặt cắt địa hình được tiến hành trong các trường hợp sau:
-Khi cần có tài liệu để nghiên cứu, thiết kế các công trình mới có dạng kéo dài.
Ví dụ như kênh, đập, đường.v.v…
- Khi cần có tài liệu về hiện trạng các công trình đã được xây dựng để tiến hành tu
sửa, cải tạo, nâng cấp.
Nội dung cơ bản của công tác đo vẽ mặt cắt địa hình là “đo khoảng cách” và “đo
độ cao” của các điểm đặc trưng về địa hình trên mặt đất dọc theo một hướng đã định
trước.
Mặt cắt dọc được bố trí dọc theo đường tim công trình và mặt cắt ngang được bố
trí vuông góc với mặt cắt dọc.
§ 9.2. XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TIM CÔNG TRÌNH, ĐÓNG CỌC CHÍNH VÀ
CỌC PHỤ
1. Xác định đường tim công trình
Căn cứ vào tuyến công trình đã được vạch trên bản đồ tỷ lệ lớn để chuyển vị trí
các điểm ngoặt của tuyến ra ngoài đất đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu thiết kế.
Tuyếncông trình bao gồm những đoạn thẳng và cong liên tục xác định được trên đất
chính là đường tim của công trình sẽ xây dựng. Việc tính toán và bố trí các đoạn cong
sẽ trình bày ở chương XI.
Khi đo vẽ mặt cắt các công trình đã có sẵn như sông, kênh, mương…thì lấy mép
của mặt đê hay bờ kênh, mương thuộc bờ phải hoặc bờ trái làm đường tim công trình.
216
2. Đóng cọc chính và cọc phụ
Đầu tiên phải đóng cọc K0 đầu tuyến công trình, sau đó đi dọc tuyến đóng các cọc
chính và cọc phụ của tuyến. Giả sử tuyến kênh nhánh từ K0 đi qua các điểm ngoặt
(điểm gẫy) tiếp theo là A, B, C…(hình 9–1).

Hình 9-1

Xuất phát từ cọc K0, dọc theo tuyến dùng thước thép hoặc các dụng cụ đo dài khác
đo các khoảng cách 100m (đo đi và đo về) và đóng các cọc chính ký hiệu 1/0, 2/0,
3/0….9/0, K1, 1/1, 2/1, 3/1…. 9/1, K2…Theo ký hiệu này: tử số là số cọc 100m, mẫu
số là số cọc 1km; nghĩa là nhìn số hiệu cọc, ta có thể biết cọc đó cách cọc khởi điểm
K0 là bao nhiêu - ví dụ: cọc 2/7 cách cọc khởi điểm 7200m.
Các cọc chính (còn gọi cọc 100m) làm bằng gỗ, kích thước 5cm×5cm×30cm, chôn
sâu 20cm và đầu cọc nhô lên khỏi mặt đất 10cm, có ghi số hiệu cọc (hình 9-2). Giữa 2
cọc 100m nếu địa hình thay đổi đột ngột hoặc cắt qua các công trình khác như đường
giao thông, sông, suối… thì phải đóng các cọc phụ rồi đo khoảng cách từ cọc chính
đến các cọc này. Các cọc phụ giữa 2 cọc chính được kí hiệu theo thứ tự a, b, c… kèm
theo tên cọc chính đứng trước nó như 2a/5, 2b/5 (hình 9-3).

2a/5

2b/5

Hình 9-2 Hình 9-3

Tại các điểm ngoặt, công trình không đi theo đường gẫy khúc mà theo một đường
cong (gọi là đường cong nối tiếp). Việc đóng cọc chính và đánh số cọc phải theo tuyến
cong này (xem §12-4).
Đối với công trình đã có sẵn, các
cọc chính không nhất thiết phải
đóng đúng trên đường tim công
trìnhmà có thể đóng ở mép trái
hoặc mép phải công trình để tiện
lợi cho việc đo khoảng cách (hình Hình 9-4 217
9- 4).
§ 9.3. ĐO VÀ TÍNH ĐỘ CAO ĐẦU CỌC
1.Bố trí các mốc khống chế độ cao dọc tuyến
Để xác định độ cao các cọc chính và cọc phụ trên tuyến công trình trước khi đo
mặt cắt dọc cần phải bố trí một hệ thống các mốc khống chế độ cao R1, R2, R3…. dọc
theo tuyến công trình (hình 9-1). Các mốc này cách nhau từ 3 km đến 5 km, nằm ngoài
đường tim công trình để không bị ảnh hưởng trong quá trình thi công sau này. Các
mốc phải kiên cố và chôn những nơi đất ổn định để có thể tồn tại lâu dài trong quá
trình khai thác công trình. Xuất phát từ mốc độ cao nhà nước, thành lập đường thuỷ
chuẩn hạng IV đi qua các mốc này để xác định độ cao. Sau khi tiến hành bình sai, độ
cao các mốc Risẽ được dùng làm cơ sở tính toán độ cao các cọc chính công trình.
2.Đo và tính độ cao đầu cọc
Độ cao các cọc chính và cọc phụ được xác định bằng thủy chuẩn kỹ thuật được
xuất phát từ các mốc thuỷ chuẩn cấp IV. Tại 1 trạm đo phải chọn vị trí đặt máy sao cho
có thể chuyển độ cao lên được nhiều cọc trên tuyến.
Ở hình vẽ 9-5 là một ví dụ: tại trạm đo I, có thể đọc 3 mia dựng trên R1, K0, 1/0;
tại trạm đo II, đọc 3 mia dựng trên 1/0, 1a/0, 2/0…

Hình 9-5
Phương pháp tính độ cao các cọc chính và phụ trên tuyến đo như sau:
Tại trạm I: Dựa vào độ cao mốc R1 (12.806 m) và các số đọc mia như ở hình 9-5
ta có:
Độ cao tia ngắm= độ cao mốc R1 + số đọc sau (dựng trên R1).
Độ cao cọc = độ cao tia ngắm – số đọc mia dựng trên cọc.
Cụ thể:
Htia ngắm= 12.806 + 1.846 =14.652 (m)
HK0= 14.652 – 1.912 = 12.740 (m)
H1/0 = 14.652 – 0.977 = 13.675 (m)
218
Tại trạm II tương tự ta tính được:
Htia ngắm= 13.675 +1.625 =15.300(m)
H1a/0= 15.300 - 1.453 = 13.847(m)
H 2/0 = 15.300 - 1.611 = 13.689(m)
Cần lưu ý là số đọc sau là số đọc mia dựng trên mốc đã biết độ cao, số đọc trước
là số đọc mia dựng trên các cọc cần tìm độ cao.
SỔ ĐO ĐỘ CAO ĐẦU CỌC
Ngày đo: 10-5-2005 Máy: Ni 030, mia: 2 mặt
Bắt đầu: 9 giờ 00’ Người đo: Nguyễn Thị Lan
Kết thúc: 11 giờ 30’ ` Người ghi sổ: đào Văn Phúc
Đoạn đo từ R1 đến R5 Người kiểm tra: Phan Khang
Bảng 9-1

Trạm Số đọc mia Độ cao tia Độ cao cọc


Tên cọc
máy Sau Trước ngắm (m) (m)

R1 1846 14.652 12.806


1 K0 1912 12.740
1/0 0977 13.675
1/0 1625 15.300 13.675
2 1a/0 1453 13.847
2/0 1611 13.689
2/0 2044 15.733 13.689
3 2a/0 2020 13.713
3/0 2108 13.625
Khi chuyền độ cao đi qua gần một mốc khống chế độ cao đã bố trí (§9.2.1), phải
đo nối vào để kiểm tra tính ra sai số khép fh của đoạn vừa đo. Vì đoạn đo là dạng
đường đo mốc khép mốc nên có thể áp dụng công thức đã có ở chương VI để tính fh
sau đó so sánh vớisai số cho phép [fh]= ± 50 L (mm). Nếu đoạn đo có sai số khép lớn
hơn [fh] thì phải tiến hành đo lại, nếu đạt yêu cầu thì tính ngay độ cao các đỉnh cọc
chính và cọc phụ mà không cần bình sai chỉ cần phân đều sai số khép cho các trạm
máy. Kết quả đo và tính được thực hiện ngay trong sổ đo thủy chuẩn đầu cọc, như
trình bày ở bảng 9-1.

219
§ 9.4. VẼ MẶT CẮT DỌC
Mặt cắt dọc có thể vẽ bằng bút chì trên giấy kẻ ô ly hoặc trên máy vi tính theo
chương trình vẽ mặt cắt chuyên dụng. Sau đây sẽ trình bày phương pháp thứ nhất
thông dụng và đơn giản, có thể áp dụng trong mọi điều kiện.
Giấy vẽ mặt cắt dọc: Dùng giấy kẻ ô ly, có chiều cao 30 cm và chiều dài tùy theo
chiều dài của công trình.
Trên bản vẽ: Trục hoành biểu thị khoảng cách giữa các cọc. Trục này thường có tỷ
lệ từ 1:500 đến 1:5000. Trục tung biểu thị độ cao, thường chọn tỷ lệ lớn hơn 10 đến 20
lần tỷ lệ trục hoành để biểu thị rõ ràng hơn độ gồ ghề của mặt đất. Sau đây là một ví dụ
về hình vẽ một mặt cắt dọc. Trên hình này, mặt cắt dọc được vẽ với tỷ lệ trục khoảng
cách là 1:1000, tỷ lệ trục khoảng cách là 1:50.

Hình 9-6
Giải thích cách vẽ mặt cắt dọc:
- Hàng trên cùng: MSS là viết tắt từ “mức so sánh” biểu thị giá trị độ cao của điểm
gốc trục độ cao. Phải chọn MSS làm sao cho hình vẽ mặt cắt dọc nằm gọn trong tờ giấy
vẽ. Giả sử trong trường hợp này nếu chọn MSS là 0.00m thì mặt cắt dọc sẽ nằm ngoài
khuôn khổ tờ giấy vẽ. Nếu chọn quá thấp, mặt cắt sẽ cắt chéo các dòng kẻ ngang.
- Hàng thứ nhất: Ghi độ cao mặt đất nơi đóng cọc chính và cọc phụ. Các giá trị
này được lấy từ sổ đo mặt cắt dọc bằng cách lấy độ cao cọc trừ đi chiều cao của cọc.
- Hàng thứ hai: Ghi khoảng cách giữa các cọc (lấy tròn tới dm).
- Hàng thứ ba: Ghi tại các đường dóng các cọc khoảng cách cộng dồn tính từ cọc K0.
- Hàng thứ tư: Ghi tên cọc chính và cọc phụ trên tuyến.
- Hàng thứ năm: Vẽ địa hình 2 bên tuyến công trình. Tại những điểm ngoặt của
tuyến phải ghi giá trị góc ngoặt
220
Trên bản vẽ thường dùng các đường nét theo kích cỡ sau: đường dóng đứng
0.1mm, đường mặt cắt 0.3mm, các đường khác 0.2mm.Chữ các đề mục và chữ số
được qui định vẽ với chiều cao là 2mm.
Công trình có chiều dài khá lớn, tức là bản vẽ mặt cắt dọc phải nối giấy mới vẽ
hết. Người ta thường gấp bản vẽ theo kích thước 30cm × 21cm để tiện sử dụng.

§ 9.5.ĐO VẼ MẶT CẮT NGANG


1.Xác định hướng của mặt cắt ngang
Mặt cắt ngang nằm trên hướng
vuông góc với đường tim công trình tại
các cọc chính. Nếu đường tim công
trình có dạng đường thẳng thì hướng
vuông góc được xác định như tại điểm
A (hình 9-7); Nếu đường tim có dạng
đường cong thì hướng mặt cắt ngang là
hướng vuông góc với tiếp tuyến tại
điểm đó, như ở điểm B.
Công cụ để xác định hướng vuông
góc là ê ke gương phẳng, thước chữ
thập hoặc máy kinh vĩ.
- Ê ke gương phẳng: Hình 9-7
Đã giới thiệu ở §5.2.
- Thước chữ thập:
Làm bằng tấm gỗ mỏng có dạng chữ thập (hình
9-8). Trên mặt thước kẻ hai đường vuông góc với
nhau và đóng trên mỗi đường 2 cái đinh thẳng đứng
ab và cd.
Để xác định góc vuông tại một cọc chính, ta
dựng thước lên cọc chính đó, dựng sào tiêu trên cọc
chính khác (nằm trên tuyến phía sau hoặc trước) để
điều chỉnh hướng ab của thước trùng với đường tim
công trình. Sau đó dựng sào tiêu để đánh dấu hướng
của mặt cắt ngang dựa vào hướng cd của thước.
- Máy kinh vĩ: Dựa vào tính năng của máy kinh vĩ là đo góc bằng, ta bố trí máy trên
cọc chính cần đo mặt cắt ngang rồi chọn lấy hướng ban đầu 0°00′ 00″ về cọc chính
công trình trước đó. Sau đó quay máy tới khi số đọc trên vành độ ngang 90°, điều
khiển người cầm sào tiêu vào tia ngắm, đánh dấu được hướng bên trái mặt cắt
ngang. Phía bên phải mặt cắt được xác định tương tự khi số đọc trên vành độ ngang
là 270°.
221
2.Đo mặt cắt ngang
Quy ước về tên gọi trái và phải của mặt cắt ngang: theo Quy phạm đo vẽ mặt cắt
địa hình thì bên trái và bên phải của mặt cắt ngang được tính tương ứng là bên tay trái
và bên tay phải của người quan sát đi dọc đường tim theo hướng của tuyến công trình
(tăng dần theo số hiệu cọc). Trong thủy lợi hướng của tuyến công trình nhận là hướng
của dòng chảy.
Nội dung của đo vẽ mặt cắt ngang là xác định độ cao và khoảng cách giữa các
điểm chi tiết mặt cắt, tức là các điểm đặc trưng về địa hình, địa vật trên mặt cắt. Điểm
đặc trưng địa hình là các điểm mà tại đó độ dốc theo hướng mặt cắt thay đổi, còn điểm
đặc trưng địa vật là các điểm của địa vật mà mặt cắt đi qua, ví dụ: mép đường nhựa,
mép suối, tim đường, mép nhà, v.v…
Ví dụ ở hình9-10, tại cọc tim K3: các điểm 1, 2, 3, 4… bên trái và 1′, 2′, 3′, 4′ ở
bên phải là những điểm chi tiết mặt cắt.

Hình 9-10

Khi đo mặt cắt ngang tùy theo thiết bị máy móc, yêu cầu về độ chính xác mà có
thể áp dụng các phương pháp sau đây:
a. Phương pháp dùng thước chữ A
Khi công trình nhỏ, có chiều ngang công trình không lớn lắm, có thể áp dụng
phương pháp đơn giản với dụng cụ đo là thước chữ A và mia. Thước chữ A làm bằng
gỗ, gồm 1 thước dài 24 3 m, khắc vạch và số đến dm và một khung gỗ hình chữ A gắn
cố định trên thước (hình 9-11). Ở đỉnh chữ A có móc để treo quả dọi để điều chỉnh
thước về vị trí nằm ngang khi đo bằng cách nâng, hạ đầu thước để dây dọi đi qua vạch
chuẩn trên thước (khi chế tạo dùng ống thủy để chỉnh cho thước nằm ngang, lúc đó
dây dọi chạm thước ở đâu thì khắc vạch chuẩn tại đó).

Ko
d1
h1

1 d2
0 2m
Vạch chuẩn Quả dọi h2

Hình 9-11 Hình 9-12

219
SỔ ĐO MẶT CẮT NGANG
Tên cọc chính: K3
Độ cao cọc: 15.69m
Cọc đóng cao: 10cm Bảng 9-2
TRÁI PHẢI
Khoảng Chênh Khoảng Chênh
Điểm Độ cao Điểm Độ cao
cách cao cách cao
K3 15.69 K3 15.69
0.8 -0.10 0.9 -0.10
1 15.59 1’ 15.59
1.3 -0.97 2.8 -0.68
2 14.72 2’ 15.01
0.7 +0.28 1.4 0.00
5 15.00 3’ 15.01
4.5 0.00 1.9 +0.35
4 15.00 4’ 15.36

Giả sử cần đo các điểm bên phải của mặt cắt ngang tại cọc chính K3 (hình 9-12).
Trước hết đặt đầu 0 của thước chữ nằm ngang và áp sát vào mia dựng thẳng đứng tại
điểm 1 cần đo trên mặt cắt ngang. Tại vị trí giao nhau của thước và mia, đọc số trên
thước được khoảng cách ngang d1, đọc số trên mia được chênh cao h1. Tiếp theo
chuyển thước để đầu 0 trùng với điểm 1, dựng mia tại điểm 2 cần đo, tương tự như
trên ta có d2 và h2. Khi đo xuống thấp chênh cao h có trị số âm, khi đo lên cao chênh
cao h có trị số dương. Cứ làm như vậy cho các điểm khác ở cả bên trái và phải của mặt
cắt ngang. Vì cọc K3 đã có độ cao nên có thể tính độ cao các điểm chi tiết mặt cắt dựa
vào các chênh cao đo được.
Để thước đo gọn nhẹ có thể thay dây dọi bằng cách trên thước gắn một ống thủy
dài. Khi đo điều chỉnh thước cho bọt thủy vào trung tâm thì thước sẽ nằm ngang.
Kết quả đo được phải ghi vào sổ đo mặt cắt ngang, trên đó có phần sơ họa ngoài mặt
đất. Trên bảng 9-2 là một ví dụ về ghi chép và tính toán sổ đo mặt cắt ngang tại cọc K3.
Phương pháp này đo nhanh, dụng cụ đo đơn giản nhưng do ảnh hưởng của sai số
tích lũy, các điểm đo càng xa cọc chính thì độ cao tìm được càng kém chính xác. Vì
vậy phương pháp này thường dùng để đo các mặt cắt ngang có độ rộng không lớn lắm,
các điểm đo gần nhau như: Mặt cắt ngang kênh mương nhỏ, đường hẹp…
b.Phương pháp dùng máy thủy bình
220
Người ta còn dùng máy thủy bình kết hợp với thước thép để đo mặt cắt ngang. Trước
tiên phải xác định hướng của mặt cắt ngang bằng 2 sào tiêu A, B cắm ở hai đầu mặt cắt.
Chọn vị trí đặt máy thủy bình sao cho có thể ngắm hết các mia dựng tại các điểm
chi tiết trên mặt cắt. Vị trí đặt máy có thể chọn ở ngay trên mặt cắt hoặc ngoài mặt cắt
sao cho có thể đo được nhiều mặt cắt. Sau khi cân bằng máy, lần lượt đọc mia dựng
trên cọc chính (là số đọc sau vì cọc chính đã biết độ cao), và các mia dựng trên các
điểm chi tiết (số đọc trước). Khoảng cáchgiữa các điểm chi tiết được đo bằng thước
thép hoặc bằng mia do người đi mia thực hiện (hình 9-13).
Từ độ cao cọc chính đã biết và các số đọc trên mia tiến hành tương tự như trong
§9.3.2 tính độ cao các điểm chi tiết trên mặt cắt. Dùng khoảng cách và độ cao tính
được có thể vẽ mặt cắt ngang lên giấy.
Chú ý:Việc đo khoảng cách và độ cao do 2 nhóm đo độc lập, nên khi ghép 2 sổ đo
để vẽ thường có sự nhầm lẫn. Để tránh sai sót này, cả hai nhóm cần phải thống nhất
tên gọi các điểm chi tiết và bản sơ họa trước khi đo.

Hình 9-13
Do tia ngắm của máy thủy bình nằm ngang nên tàm ngắm bị hạn chế khi địa hình
có độ dốc lớn. Vì vậy phương pháp này chỉ dùng khi đo vùng đất tương đối bằng
phẳng, có độ dốc nhỏ.
Dưới đây là sổ đo mặt cắt ngang theo phương pháp dùng máy thủy bình.

221
SỔ ĐO MẶT CẮT NGANG
Bảng 9-3
Bên trái Bên phải

Khoảng cách Số đọc Khoảng cách Số đọc


Đ Độ Độ Đ
cao cao Độ Độ
i Giữa i Giữa cao cao
Cộng trục mặt Cộng
ể 2 Mia Mia ngắm đất ể 2 Mia Mia trục mặt
dồn dồn ngắm đất
m cọc sau trước (m) (m) m cọc sau trước
(m) (m)
(m) (m)
1/0 0.0 1700 26.93 25.23 1/0 0.0 1700 26.93 25.23
4.1 3.7
1 4.1 0850 26.08 1 3.7 2510 24.42
5.8 4.2
24.30 25.81
2 10.0 2630 2 7.9 1120
3.3 4.8
25.72 25.41
3 13.3 1210 3 12.7 1520

c.Phương pháp dùng máy kinh vĩ


Khi chiều rộng mặt cắt khá lớn, địa hình 2 bên của mặt cắt thay đổi phức tạp,
người ta dùng máy kinh vĩ để đo. Công việc được tiến hành như sau:
Giả sử cần đo mặt cắt ngang tại cọc 5/8 (xem hình 9-14), ta đặt máy kinh vĩ trên
cọc chính 5/8 rồi tiến hành dọi điểm, cân máy, đo chiều cao máy i , ngắm máy đưa số
đọc 0° 00′ 00″ trên vành độ ngang về cọc chính trước đó - cọc 4/8. Quay máy đi 90°
theo chiều kim đồng hồ, lúc đó hướng ngắm sẽ là hướng trái của mặt cắt, lần lượt
ngắm các điểm chi tiết 1, 2, 3, 4…tại mỗi điểm cần đọc số đọc dây trên, dây giữa, dây
dưới trên mia và số đọc trên vành độ đứng. Sau đó quay máy cho tới
khi số đọc trên vành độ ngang bằng
270°, hướng ngắm lúc này sẽ là
hướng phải của mặt cắt, tiến hành đo
tương tự cho các điểm 1’, 2’, 3’,
4’…Độ cao các điểm chi tiết được
tính theo phương pháp đo cao lượng
giác còn khoảng cách từ máy đến
mia được xác định bằng phương
Hình 9-14
pháp dây thị cự từ số đọc dây trên và
dây dưới trên mia.
Đo mặt cắt ngang bằng máy kinh vĩ có nhiều thuận lợi như việc định hướng mặt
cắt ngang được tiến hành ngay khi đo, không bị hạn chế về địa hình, về độ rộng mặt
cắt, tốc độ đo nhanh, tính toán đơn giản và chính xác. Cần lưu ý là khoảng cách trong
222
sổ đo là khoảng cách từ máy đến điểm chi tiết. Phải tính đổi ra khoảng cách giữa các
điểm chi tiết để vẽ.
3.Vẽ mặt cắt ngang
Dựa vào kết quả đo độ cao và khoảng cách giữa các điểm chi tiết, tiến hành vẽ mặt
cắt ngang lên giấy. Tương tự như vẽ mặt cắt dọc mặt cắt ngang được vẽ trên giấy kẻ ly
có chiều cao 30 cm và được vẽ cho từng mặt cắt theo thứ tự trên tuyến mặt cắt dọc. Tỷ
lệ trục độ cao và khoảng cách khi vẽ mặt cắt ngang được chọn bằng nhau. Mức so sánh
thường được chọn bằng MSS ở mặt cắt dọc. Lưu ý độ cao cọc chính trên mặt cắt ngang
khi vẽ là độ cao mặt đất (bằng độ cao tại vị trí chân cọc). Sau đây là một ví dụ về hình
vẽ của mặt cắt ngang tại K3 (tỷ lệ trục hoành 1: 100, tỷ lệ trục tung 1: 100).
K3
15.69

15

14

13

12

11
MSS 10
15.00
14.72

15.59

15.59

15.01

15.01

15.36
15.00

15.59

§é cao

Kho¶ng c¸ch 4.5 0.7 1.3 0.8 0.9 2.8 1.4 1.9

Hình 9-15

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG


1. Mục đích và nội dung đo vẽ mặt cắt địa hình
2. Xác định đường tim công trình ra mặt đất, bố trí cọc chính và cọc phụ trên
tuyến
3. Đo và tính độ cao đầu cọc
4. Vẽ mặt cắt dọc tuyến công trình
5. Các phương pháp đo mặt cắt ngang

223
CHƯƠNG X: ĐO VẼ DÒNG SÔNG
Để tiến hành nghiên cứu, quản lý và khai thác dòng sông phục vụ giao thông, thủy
lợi, phòng chống lụt bão…cần khảo sát địa hình đáy sông để thu thập các tài liệu cần
thiết như bản vẽ mặt cắt ngang, bản vẽ mặt cắt dọc sông, bản đồ địa hình đáy sông.
Chương này sẽ đề cập đến các vấn đề về đo vẽ dòng sông, cũng có thể áp dụng
những kiến thức này để đo vẽ vẽ địa hình lòng hồ, đáy biển…
§ 10.1. ĐO VẼ MẶT CẮT NGANG SÔNG
Mặt cắt ngang sông thể hiện diễn biến của địa hình theo hướng vuông góc với
dòng chảy chính (chủ lưu)

Hình 10-1
Vị trí đo mặt cắt ngang tùy thuộc yêu cầu của công tác chuyên môn, ví dụ tại vị trí
dự kiến xây dựng đập, hoặc nơi dòng chảy đột ngột thu hẹp hoặc mở rộng hoặc nhiều
khi cần đo vẽ mặt cắt sông cách nhau một cự ly nhất định…
1. Xác định vị trí mặt cắt ngoài thực địa
Công việc đầu tiên là phải xác định cụ thể vị trí mặt cắt cần đo vẽ nằm ở chổ nào
trên thực địa. Muốn vậy phải nghiên cứu thực địa để quyết định vị trí cần đo vẽ và đánh
dấu bằng 4 sào tiêu: 2 sào T1, T2 bên bờ trái và 2 sào P1, P2 bên bờ phải, 4 sào này phải
thẳng hàng. Việc định vị thẳng hàng của cả 4 sào được thực hiện bằng máy kinh vĩ.
Tương tự như phần đo vẽ mặt cắt trên cạn, muốn vẽ được mặt cắt ngang sông phải
đo độ cao các điểm đáy sông và khoảng cách giữa các điểm đó. Do các điểm đáy sông
nằm chìm dưới nước nên không thể dựng mia trực tiếp được mà phải dùng phương
pháp đo riêng.
2. Đo độ cao các điểm đáy sông
Để đảm bảo độ tin cậy của các tài liệu đo vẽ, khi tiến hành khảo sát một đoạn sông
dài, phải dựa vào hệ thống mốc độ cao Nhà nước hạng III hoặc hạng IV. Các mốc này
được phát triển xuống cấp thấp hơn và thường được gắn vào các công trình cố định
ven sông như các trạm bơm, cống lấy nước, trạm thủy văn, điếm canh nước, đình,
chùa… Dùng phương pháp đo thủy chuẩn kỹ thuật để đưa độ cao từ những mốc này
tới các cọc đo mực nước đóng ở gần mép nước thí dụ cọc C trên hình 10-2).

224
Hình 10-2
Khi đo vẽ vùng gần cửa sông, biên độ thủy triều khá lớn, cọc đo mực nước phải
dài và vị trí cọc phải chọn sao cho chân cọc không bị hở khi nước triều thấp nhất và
đỉnh cọc không bị ngập khi nước triều lên cao nhất. Tại những chỗ mực nước ít thay
đổii nên có thể dùng một cọc đo mực nước cho nhiều mặt cắt lân cận. Tại các đoạn
sông cong, mặt thoáng của sông rộng, khi vận tốc dòng chảy khá lớn, dưới tác dụng
của gia tốc Côriolit mặt nước bị nghiêng, do vậy tại những nơi đó phải đóng cọc đo
mực nước ở cả hai mép sông để xác định độ cao mặt nước.

Hình 10-3a Hình 10-3b Hình 10-3c

Tại thời điểm đo độ sâu S (từ mặt nước đến đáy), người quan trắc dùng thước
khắc mm để đo khoảng cách từ đỉnh cọc đến mép nước (khoảng cách a).
Nếu gọi độ cao điểm C là HC theo hình vẽ 10-2, độ cao mặt nước là:
Hmặt nước = Hcọc – a (10 – 1)
Và độ cao các điểm đáy sông trên mặt cắt là:
Hi = Hmặt nước – Si (10 – 2)
Độ sâu các điểm đáy sông Si có thể đo bằng các thiết bị sau đây:
- Sào đo sâu làm bằng tre hoặc gỗ thẳng có sơn các vạch 5dm màu trắng đỏ xen kẽ dài
từ 2m ÷ 5m. Phương pháp sào đo được sử dụng khi dòng sông có độ sâu không quá 5m.
- Dây đo sâu là loại dây cáp nhỏ được cuộn trong một tời thép có hộp số báo độ
sâu. Đầu dây được buộc một vật nặng để căng dây khi thả xuống sông, vật nặng này
được gọi là quả đọng (hình 10-3b) hoặc cá chì (hình 10-3c).

225
Với thiết bị dây đo sâu, ta có thể đo tại những sông có độ sâu đến 20m.
- Máy hồi âm là thiết bị đo sâu hiện đại được chế tạo trên nguyên lý sau:
Sóng âm được phát ra từ một thiết bị thu phát sóng âm đặt trên mặt nước được
truyền xuống đáy sông, gặp bề mặt đáy sông phản xạ trở lại và được thu nhận bởi
một thiết bị đó. Thời điểm khi phát sóng âm và khi thu được ghi lại, biết vận tốc
truyền sóng âm trong nước, sẽ tính ra được độ sâu S từ máy tới đáy sông:
vt
S= (10-3)
2
Trong đó:
v- vận tốc sóng âm trong nước.
t- khoảng thời gian từ khi phát sóng đến khi thu được.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều loại máy đo sâu từ các thế hệ khác nhau:
từ những máy thô sơ nặng nề và thao tác đơn giản, thuận lợi cho đến các máy gọn nhẹ tinh
xảo có độ chính xác cao (các loại máy này sẽ được giới thiệu ở phần cuối chương).
3. Đo khoảng cách giữa các điểm đo sâu
Khoảng cách giữa các điểm đo sâu có thể xác định bằng một trong các phương
pháp sau:
a. Phương pháp căng dây
Dùng cáp nhỏ hoặc dây nhựa căng ngang qua sông theo tuyến mặt cắt cần đo, một
đầu dây buộc chặt vào cọc trên bờ, còn đầu kia cuộn vào một cái tời cố định ở bờ bên kia.
Trên dây buộc các nút vải mầu trắng, đỏ cách nhau 1m, 2m, 3m… ở gần hai đầu
bờ và cách nhau 4m, 5m… ở khoảng giữa, vì ở gần 2 bờ độ dốc thay đổi nhanh, còn
giữa sông thường bằng phẳng.
Khi bắt đầu đo, dùng tời căng dây và cho thuyền đo đi men theo dây. Tại các điểm
chi tiết cần đo tiến hành đo độ sâu S (dùng sào đo, dây đo hoặc máy hồi âm), và đo
khoảng cách theo các nút trên dây. Người ghi sổ đồng thời ghi khoảng cách và độ sâu
ngay trên thuyền.
Phương pháp căng dây chỉ được dùng khi dòng sông hẹp, ít thuyền bè qua lại.
b. Dùng máy kinh vĩ và mia
Giả sử tuyến mặt cắt được xác định bởi 4 sào tiêu T1, T2 và P1, P2 ở trên bờ. Bố trí
một máy kinh vĩ tại cọc C trên mặt cắt. Người trên thuyền đo biết thuyền nằm trên mặt
cắt khi quan sát thấy T1 che lấp T2 hoặc P1 che lấp P2 (hình 10-4). Tại điểm đo sâu M,
dựng một mia trên thuyền, mặt mia quay về phía máy kinh vĩ và ra hiệu cho người
đứng máy đọc nhanh lấy khoảng cách ngang từ C tới M (D = kn cos2v), đồng thời tiến
hành đo độ sâu.
Như vậy việc ghi chép độ sâu S và khoảng cách D phải đồng thời với nhau; nhưng
khó khăn ở chỗ hai công việc này do hai nhóm ở xa nhau thực hiện (một nhóm trên

226
bờ, một nhóm dưới thuyền), nên cần có biện pháp thống nhất trước khi đo để khỏi
nhầm lẫn.
Phương pháp này có ưu điểm là tốc độ công tác
nhanh, không ảnh hưởng tới sự lưu thông của tàu
thuyền, nhưng có nhược điểm là độ chính xác
không cao do mia dựng trên thuyền luôn luôn bị lay
động, tầm ngắm bị hạn chế, điểm đo phân bố không
đều và giữa nhóm đo sâu và nhóm đo khoảng cách
dễ bị sai lệch về thứ tự điểm đo.
c. Dùng máy kinh vĩ và sào tiêu
Dựng 4 sào tiêu P1, P2 và T1, T2 để định tuyến
mặt cắt. Từ điểm C trên tuyến, dóng đường vuông
góc với tuyến mặt cắt.

Trên đường vuông góc này đóng cọc A, vị trí điểm A phải thỏa mãn hai điều kiện:
- Từ A có thể bao quát toàn bộ hoạt động của thuyền đo trên mặt cắt ngang.
- Độ dài CA ≥ 1/2 chiều rộng của sông.
Dùng thước thép đo CA = a. Đặt máy kinh vĩ tại A (hình 10-5) lấy hướng ban đầu
0˚ 0’ về C, trên thuyền đo dựng cố định một sào tiêu.
Tại điểm đo sâu M, người trên thuyền tiến hành đo Hình 10-5
sâu và phất cờ ra hiệu cho người đứng máy ngắm sào tiêu
đo lấy góc β. Trên hình 10-5 ta tính được khoảng cách từ
C đến điểm đo sâu M theo công thức:
CM = CA . tg β = a . tg β ( 10 - 4)
Phương pháp này cũng có một số nhược điểm như
phương pháp b nhưng tốc độ nhanh hơn, đạt độ chính xác
cao hơn.
4. Vẽ mặt cắt ngang sông
Với độ cao mặt nước Hmn đã có và độ sâu S đo được dùng công thức (10-2) để
tính ra độ cao các điểm đáy sông. Dựa vào độ cao các điểm chi tiết trên mặt cắt và
khoảng cách giữa chúng tiến hành vẽ mặt cắt ngang sông (hình 10-6) tương tự vẽ mặt
cắt ngang trên cạn (§9.5.3).

227
Hình 10-6

§ 10.2. ĐO VẼ ĐỊA HÌNH ĐÁY SÔNG


Tương tự phần đo vẽ bản đồ đã trình bày ở chương VIII, muốn thành lập bản đồ
địa hình đáy sông, người ta cũng phải thành lập 2 loại lưới khống chế: Lưới khống chế
độ cao và lưới khống chế mặt bằng.
1. Lưới khống chế mặt bằng
Lưới khống chế mặt bằng thường dùng trong đo vẽ dòng sông thường là chuỗi tam
giác nhỏ (hình 10-10) có các đỉnh nằm ở hai bờ sông hoặc đường chuyền hở nằm ở
một bên sông. Lợi dụng các bãi nổi hoặc bãi bồi ven sông để đặt các điểm giao hội
(hình 10-11).

Hình 10-10 Hình 10-11


Độ chính xác yêu cầu của lưới khống chế mặt bằng tuỳ thuộc vào khu vực đo của
sông dài rộng hoặc sông ngắn hẹp. Đối với các dòng sông lớn khi đo vẽ phải thành lập
lưới khống chế mặt bằng có độ chính xác tương đương lưới giải tích I hoặc II. Sau khi
tính toán bình sai tìm được tọa độ và độ cao của các điểm khống chế phải tiến hành
triển điểm lên giấy vẽ tương tự như đo vẽ trên cạn (chương VIII).
2. Lưới khống chế độ cao
Trên đoạn sông cần đo vẽ, người ta xây dựng các mốc khống chế độ cao ở trên bờ
(trên mặt đê, chỗ bãi nổi…). Tiến hành đo thủy chuẩn hạng IV để đưa độ cao từ mốc
thủy chuẩn nhà nước về các mốc này.
228
Do các mốc đặt ở 2 bờ nên nên bắt buộc phải tiến hành đo nối tức là đường đo
thủy chuẩn phải vượt sông. Khi mặt sông khá rộng, người ta dùng phương pháp đo
thủy chuẩn qua sông để khử các sai số có ảnh hưởng lớn đến độ chính xác đo đạc.
Nội dung phương pháp này như sau: Giả sử cần truyền độ cao từ mốc R5 (bên bờ
trái) sang mốc R6 (bên bờ phải). Đóng 2 cọc phụ A (bờ trái) và B (bờ phải) sao cho
AR6 ≈ BR5, tức là hình AR5R6B gần giống hình chữ nhật (hình 10-12).
Dụng cụ đo: mỗi mia phải trang bị
thêm một bảng ngắm. Bảng ngắm làm
bằng gỗ mỏng sơn trắng, kích thước 20
cm × 30 cm, ở giữa có một khe hẹp và
gần khe có căng một sợi thép nhỏ. Để có
thể nhìn thấy khe từ xa, cần kẻ thêm 2
vạch sơn đỏ ở mép trên và mép dưới của
Hình 10-12
khe. Bề rộng khe có thể từ 2 ∼3 cm (đối
với sông hẹp) hoặc 5 ∼ 6 cm (đối với
sông rộng).
Bảng này được áp chặt vào thân mia nhờ ốc C và có thể di động bảng này trượt
theo thân mia khi tháo lỏng ốc C (hình 10-13).
Dùng loại máy thủy bình có độ phóng đại của ống kính 30X, tính năng ổn định.
Thứ tự đo như sau:
Đặt máy tại A, đọc mia dựng trên R5 có số đọc là S. Quay máy ngắm mia R6 ở
bên kia sông. Vì mia ở quá xa nên người đứng máy ở A dùng cờ tín hiệu ra lệnh cho
người cầm mia R6 trượt bảng ngắm lên hoặc xuống theo thân mia cho đến khi bảng
ngắm lọt vào dây giữa của lưới chữ thập trong ống kính. Nếu người đứng máy nhìn
thấy rõ khe ngắm thì điều khiển cho khe ngắm lọt vào dây giữa, rồi ra tín hiệu xong
cho người cầm mia R6. Người cầm mia R6 căn cứ vào chỉ ngang trong khe bảng
ngắm để đọc lấy số trên mia là T1.
Chuyển máy sang bờ phải, bố trí máy tại B đọc số trên mia dựng trên R5 là S2
nhờ bảng ngắm rồi đọc mia trên R6 là T2.
Nhận xét thấy rằng các số đọc S1 và T2 không chịu ảnh hưởng của sai số trục
ngắm ồ và sai số do khúc xạ tia ngắm f vì cự ly máy – mia rất nhỏ; trong khi các số
đọc S2 và T1 đều mắc cùng một giá trị sai số (do ồ và f gây ra) vì cự ly AR ~ BR5 và
không phải điều chỉnh ốc đối quang sau khi đọc T1 mà vẫn đọc được mia R5. Gọi x
là tổng hợp ảnh hưởng của hai sai số trên tới số đọc T1 và S2, thì hiệu độ cao giữa R5
và R6 trong lần đặt máy tại A là:
h 1 = S1 – ( T1 + x )
và tại trạm B:
h2 = ( S2 + x ) – T2

229
Hình 10-13

Giá trị trung bình của chênh cao:


h 1 + h 2 S1 − (T1 + x ) + (S 2 + x ) − T2
h= =
2 2
(S1 − T1 ) + (S 2 − T2 )
hay: h= (10-5)
2
Trong giá trị trung bình này không có mặt x, nghĩa là với các số đọc mia bị sai,
ta vẫn nhận được giá trị đúng của chênh cao. Dùng chênh cao này để truyền độ cao
từ R5 sang R6.
3. Đo vẽ chi tiết địa hình đáy sông
Do đáy sông là phần chìm dưới nước không thể dựng mia trực tiếp lên mặt đất
nên phải áp dụng các phương pháp đo đặc biệt.
Nội dung của phương pháp này là: Độ cao các điểm chi tiết đáy sông đo và tính
giống như các điểm trên mặt cắt ngang sông, còn vị trí mặt bằng của chúng có thể áp
dụng bằng các phương pháp giao hội thuận bằng ba máy kinh vĩ.
Đặt 3 máy kinh vĩ tại 3 điểm T1, T2, T3 của lưới khống chế mặt bằng (3 điểm
này đã được triển lên giấy vẽ), tại điểm đo sâu M, người trên thuyền tiến hành đo độ
sâu và phất cờ ra hiệu cho 3 máy kinh vĩ đồng thời giao hội tới M bằng cách đo các
góc ∝1 tại T1, góc β1 tại T2 và góc γ1 tại T3 (hình 10-14a). Tiến hành tương tự trên để
đo các điểm chi tiết khác.
Vị trí các điểm chi tiết được vẽ lên giấy bằng phương pháp giao hội thuận: đặt 3
thước đo độ tại 3 điểm T1, T2, T3 của lưới khống chế mặt bằng và mở các góc α1,, β1,

230
γ1 trên giấy và kẻ 3 hướng ngắm tương ứng. Giao điểm của ba hướng này chính là
điểm đo sâu M. Đánh dấu điểm bằng 1 chấm kim và ghi độ cao của M ở bên phải
điểm. Làm tương tự để chấm vị trí các điểm chi tiết khác trên đáy sông, ta có bản đồ
các điểm chi tiết độ cao, từ đó nội suy ra các đường đồng mức.
Do trong phép đo có sai số nên 3 hướng ngắm kẻ ra không giao nhau tại một
điểm mà tạo thành tam giác sai số (hình 10-14b). Theo quy phạm đo vẽ địa hình đáy
sông thì cạnh của tam giác sai số phải ≤ ±2mm, nếu đạt yêu cầu thì trọng tâm của
tam giác sai số được nhận là vị trí của điểm đo.

Hình 10-14a Hình 10-14b

§ 10.3. KHẢO SÁT LÒNG SÔNG BẰNG MÁY HỒI ÂM (ECHO


SOUNDER)
Các loại máy hồi âm chuyên dụng (dùng để khảo sát lòng hồ, lòng sông, đáy
biển…), không những có chức năng đo độ sâu của điểm mà còn có thể quét địa hình
dưới đáy nơi máy đi qua và từ đó có thể vẽ được mặt cắt địa hình đáy sông.
Mặt cắt địa hình do máy cung cấp có đặc điểm là độ sâu có thể đọc trực tiếp trên
bản vẽ (trục tung); nhưng khoảng cách không thể lấy trực tiếp trên bản vẽ vì tốc độ
ca nô có gắn máy hồi âm không cố định (khi nhanh, khi chậm). Hãy xét 1 ví dụ sau:
hình 10-15a là hình dạng thực đoạn AB đáy sông. Nếu ca nô chạy chậm, đoạn AB
trên bản vẽ sẽ dài ra (hình 10-15b), ngược lại nếu ca nô chạy nhanh, đoạn AB trên
bản vẽ sẽ ngắn lại (hình 10-15c).

231
Hình 10-15a Hình 10-15b Hình 10-15c
Điều đó có nghĩa là trục hoành (tức trục khoảng cách) không có một tỷ lệ cố
định. Do đó phải tiến hành “định vị” ca nô trong quá trình đo vẽ. Hiện nay người ta
đã chế tạo ra các loại máy hồi âm hiện đại mà việc định vị hoàn toàn thực hiện bằng
các thiết bị vô tuyến và GPS kết hợp với thiết bị đo sâu để vẽ trực tiếp bình đồ của
đáy sông, bản đồ được hiển thị ngay trên mành hình của khu vực mà ca nô chạy qua.
a. Đo mặt cắt ngang sông bằng máy hồi âm
Giả sử muốn đo mặt cắt ngang sông theo tuyến 1-2 (hình 10-20). Trên tuyến mặt
cắt, tại bờ phải ta đóng cọc A và dựng đường vuông góc AC, dùng thước thép đo lấy
đoạn AC = a và đặt máy kinh vĩ ở C.
Khi ca nô gắn máy hồi âm bắt đầu khởi
hành từ điểm 1 (bấm nút trên máy để đánh dấu
điểm 1 trên trục hoành) và ra hiệu cho máy
kinh vĩ giao hội ra góc β1. Khi ca nô đến bờ
bên kia – chạm điểm 2 – lại bấm nút trên máy
đánh dấu điểm 2 trên trục hoành và máy kinh
vĩ giao hội ra góc β2.
Trong quá trình ca nô chạy, một cuộn giấy
vẽ trên máy được mở với tốc độ đều và hình dạng đáy sông được vẽ liên tục trên đó.
Nếu tốc độ ca nô là hằng số kể từ lúc xuất phát (điểm 1) cho tới khi cập bờ (điểm 2),
thì chiều rộng B thực đo là:
B = a (tg β2 - tg β1) (10-6)
Còn chiều rộng b trên bản vẽ có thể đo bằng thước milimét giữa hai điểm đánh
dấu. Vậy tỷ lệ trục hoành là b/B.
Độ sâu S có thể đo trực tiếp trên giấy vẽ nhờ thước kẻ ly, nếu biết độ cao mực
nước Hmn, có thể tính được độ cao các điểm đáy sông.
Khi biÕt tû lÖ trôc hoµnh b/B, ta cã thÓ vÏ l¹i mÆt c¾t ngang s«ng trªn giÊy kÎ
ly theo tû lÖ tïy chän.

232
Trong thực tế, ca nô không thể vào sát mép nước tại 1 và 2, nên đoạn hai bên bờ
trên cạn có thể đo theo các phương pháp thông thường như đo mặt cắt ngang trên cạn.
Nếu đáy sông tương đối bằng phẳng, thì cứ sau 5 ~ 10 giây, người phụ trách lại
bấm nút đánh dấu điểm và đồng thời phất cờ ra hiệu cho máy kinh vĩ giao hội điểm đó.
Khi lòng sông có những hố sỏi, rãnh sâu… đều phải giao hội để xác định vị trí.
Công tác giao hội đòi hỏi người đứng máy kinh vĩ phải có kỹ năng thao tác thành
thạo, cường độ lao động bỏ ra khá lớn.
b. Đo vẽ dịa hình đáy sông bằng máy hồi âm
Tương tự như ở phần 3 của § 10.2, thao tác đo sâu bằng sào hoặc dây được thay
thế bằng thao tác bấm nút trên máy hồi âm.
Giả sử cũng áp dụng phương pháp giao hội thuận bằng 3 máy kinh vĩ đặt trên 3
điểm T1, T2, T3 (hình 10-14a).
Ca nô đo sâu chạy trên sông, tại mỗi điểm đo sâu người phụ trách máy hồi âm
bấm nút để đo độ sâu, đồng thời ra hiệu cho 3 máy kinh vĩ giao hội ra điểm đo, tức là
cả 3 máy kinh vĩ đồng thời đo lấy 3 góc α, β, γ.
Tùy theo tỷ lệ đo vẽ và tốc độ ca nô mà ước tính ra thời gian “cần bấm nút“ để
mật độ điểm đo phân bố đều trên diện tích.
Những phương pháp đo sông trình bày trong chương này cũng có thể áp dụng
trong việc khảo sát bồi lắng lòng hồ chứa, khảo sát biển.
§ 10.4. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÁY HỒI ÂM (ECHO SOUNDER –
ECHOLOCATION )
Máy hồi âm cầm tay P7 của hãng Topcon- Nhật bản (hình 10-17) là loại máy đo
sâu gọn nhẹ, thao tác đơn giản nhưng chỉ có tính năng đo độ sâu. Máy hoạt động bằng
pin 9v, theo lý thuyết máy có thể đo được độ sâu từ 0.5 m đến 79 m.
Chỉ cần nhúng đầu máy xuống mặt nước và bấm công tắc (như công tắc đèn
pin) độ sâu sẽ xuất hiện trên màn hiển thị nhỏ nằm trên thấn máy. Lắp ráp máy này
với 1 số thiết bị phụ trợ, có thể biến thành một thiết bị đo vẽ mặt cắt ngang kênh
mương, đo luồng lạch trong giao thông thủy…

Hình 10-17

233
Hiện nay nhiều hãng thiết bị nổi tiếng trên thế giới đã cho ra đời các loại máy
hồi âm có độ chính xác cao với nhiều tính năng hiện đại.
Trên hình 10-18 là máy đo sâu EQ-33 của hãng Simrad, máy sử dụng tần số 200
Khz có thể đo độ sâu đến 800m và quét địa hình khu đo lên màn hình màu tinh thể
lỏng 6 inh, giá khoảng 6000 U$. Trên hình 10-19a và 10-19b là một loại máy đo sâu
hồi âm có gắn Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) và được đặt trên xe lội nước. Khi
tiến hành đo lòng sông, hồ, biển…GPS xác định độ cao mặt nước và tọa độ vị trí
điểm đo, máy hồi âm xác định độ sâu, máy tính xử lý số liệu đo và bản đồ đáy sông
hoặc biển sẽ hiện lên trên màn hình để tiện quan sát.

Hình 10-18 Hình 10-19a

Hình 10-19b

234
§ 10.5. BỐ TRÍ CỘT ĐO MỰC NƯỚC ( CỘT THỦY CHÍ )
Tại các công trình lớn trên sông như trạm bơm, cống lấy nước, cầu giao thông,
trạm thủy văn… người ta thường đặt cột thủy chí để xác định độ cao của mực nước
sông tại từng thời điểm.
Nguyên tắc cơ bản để đặt cột thủy chí như sau: Dùng máy thủy bình dẫn độ cao
từ một mốc thủy chuẩn hạng III về tới công trình bằng đường thủy chuẩn hạng IV.
Đánh dấu sơn trên thân công trình có tiếp xúc trực tiếp với nước (tường ngoài của
công trình, trụ cầu …) và xác định độ cao của dấu đó.
Căn cứ vào độ cao của dấu sơn, người ta
kẻ một thước thẳng đứng bằng sơn ngay lên
thân công trình có tiếp xúc với nước sông.
Thước này có các phân khoảng 1cm hoặc
2cm sơn màu trắng đỏ xen kẽ tương tự như
hình dạng một mia rồi ghi độ cao tương ứng
trên các phân khoảng của thước.
Thước phải có độ dài vừa đủ được thể
đọc được mức nước kiệt nhất hoặc mức nước
lũ cao nhất của dòng sông. Thước này được
gọi là cột thủy chí (hình 10-20).

Hình 10-20

235
233

§ 10.6. XÁC ĐỊNH “ĐƯỜNG MẶT NƯỚC” VÀ “ĐỘ DỐC MẶT NƯỚC”
Đường mặt nước chính là mặt cắt dọc của mặt nước sông tại thời điểm đo. Vì thế
nguyên tắc cơ bản để xác định “đường mặt nước” của 1 dòng sông là: xác định độ cao
của mực nước sông tại cùng 1 thời điểm trên hàng loạt vị trí dọc theo dòng sông. Biết vị
trí các điểm quan trắc, có thể vẽ “đường mặt nước” của dòng sông tại thời điểm đó.

Hình 10-21
Giả sử cần vẽ “đường mặt nước” trong đoạn sông từ A đến B (hình 10-21). Trên bờ
sông, xuất phát từ A đóng các cọc cách nhau 100m, 200m, hoặc 500m tùy theo yêu cầu.
Tương ứng với các cọc này (ký hiệu 1, 2, 3…), người ta đóng các cọc đo nước
ngay gần mép nước (xem hình 10-2 trong §10.1), và ký hiệu là 1’, 2’, 3’…Dùng
phương pháp đo thủy chuẩn kỹ thuật dẫn độ cao xuống các cọc đo nước. Khi độ cao
các cọc đo nước (ký hiệu Hcọc) đã biết, việc đo mặt cắt dọc dòng nước được tiến hành
như sau: Bố trí tại mỗi cọc đo nước một người quan trắc, tại một thời điểm đã được
thống nhất, tất cả những người quan trắc dùng thước khắc mm đo lấy khoảng cách ai
từ đầu cọc tới mặt nước, từ đó tính ra độ cao mặt nước tại vị trí tất cả các cọc:
Hmn = Hcọc – ai (10-7)
Dựa vào khoảng cách và độ cao mặt nước, có thể vẽ đường mặt nước tại thời
điểm đo và từ đó tính ra độ dốc mặt nước:
h
i = tgv = (10-8)
D
Trong đó: h- chênh cao mực nước giữa A và B; D- là khoảng cách AB

§ 10.7. QUAN TRẮC VẾT LŨ


Sau mỗi trận lũ - đặc biệt những trận lũ lịch sử, cần phải tiến hành xác định độ cao
của đỉnh lũ dựa vào các ngấn nước mà lũ để lại trên các công trình, nhà cửa, chùa,
miếu… các ngấn nước này phải được kiểm chứng bởi những người dân địa phương tức là
những người dân địa phương công nhận là mức nước đó là mức nước lũ cao nhất.
233
234

Dùng sơn đỏ đánh dấu rõ ràng mốc lũ lịch sử lên tường công trình và tiến hành
xác định độ cao của mốc đó bằng phương pháp đo thủy chuẩn kỹ thuật. Trong hồ sơ
lưu trữ phải ghi rõ vị trí mốc và độ cao quan trắc được. Nội dung này sẽ được giới
thiệu kỹ trong giáo trình đo đạc thủy văn.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG


6. Các phương pháp đo sâu và cách xác định độ cao các điểm đặc trưng trên sông
7. Các phương pháp xác định khoảng cách giữa các điểm đặc trưng trên mặt cắt
8. Phương pháp đo thủy chuẩn qua sông
9. Đo vẽ chi tiết địa hình đáy sông
10. Sử dụng máy hồi âm trong đo vẽ mặt cắt ngang và địa hình đáy sông

234
235

CHƯƠNG XI: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ VÀ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH


§ 11.1. KHUNG VÀ CÁC KÍ HIỆU TRÊN BẢN ĐỒ
1. Kí hiệu khung bản đồ
a. Khung bản đồ.
Khung bản đồ là một hệ thống gồm:
Khung ngoài cùng là đường kẻ đậm phân chia nội dung trong bản đồ và phần ghi
chú ngoài khung.
Phần tiếp theo là khung lưới tọa độ địa lý của bản đồ. Căn cứ vào tọa độ địa lý
của khu vực trên bản đồ để chia lưới tọa độ này, thường các khoảng của lưới là một
phút và được phân biệt bằng các khoảng để trắng và tô đen (Hình 11-1). Tại các góc
tờ bản đồ đều có ghi kinh độ và vĩ độ của góc đó trên tờ bản đồ.

c«ng ®×nh
hµ néi- gia l©m F-48-104-D-d-2
105 55'00''
21
355 96 97 λB 98
05' 00''
23
32

ΔX A

ΔY
31 E

ϕB B

30

Hình 11-1
Ngoài hệ toạ độ địa lý, trên bản đồ còn biểu thị hệ thống lưới toạ độ thông dụng bao
gồm các trục dọc và ngang. Các trục dọc của lưới này đều song song với đường kinh
tuyến giữa của múi, còn các trục ngang đều song song với đường xích đạo. Chính vì thế
mà các trục dọc của lưới ô vuông nói chung là không song song với đường khung phía
đông và tây của tờ bản đồ. Thông thường đối với bản đồ tỷ lệ nhỏ lưới ô vuông có cạnh là
1 km nên còn được gọi là lưới kilômét (km). Bên trái, bên phải, phía trên và phía dưới có
ghi toạ độ của trục ngang và trục dọc của lưới (riêng đối với các trục dọc ngoài toạ độ y
của nó, đôi khi còn ghi chú thêm số múi của khu vực trong tờ bản đồ).
b. Chú thích ngoài khung.

235
236

- Trên đầu bắc của tờ bản đồ: ở chính giữa ghi tên của tờ bản đồ thường là tên
thường gọi của khu vực đó hoặc tên của một địa danh quan trọng nhất trong vùng như
tên tỉnh. thành phố, núi, sông…Ở ngay hàng dưới tên bản đồ là ký hiệu của tờ bản đồ
đó (ghi theo hệ thống danh pháp chung như đã trình bày trong chương II).
- Ở góc Đông Bắc phía trên khung là sơ đồ ghép biên của tờ bản đồ.
- Ở phía dưới chính giữa tờ bản đồ ghi tỷ lệ bản đồ và vẽ thước tỷ lệ thẳng.
- Góc khung phía dưới bên phải có ghi tên cơ quan chụi trách nhiệm biên vẽ và
xuất bản, thời gian hoàn thành, hệ toạ độ, hệ độ cao.
Ngoài ra phía dưới tờ bản đồ còn có hình vẽ biểu thị độ từ thiên, góc thu hẹp
kinh tuyến, biểu đồ đo độ dốc và góc nghiêng… đôi khi còn có các ký hiệu quy
ước nhằm giải thích thêm các nội dung đã biểu thị trên bản đồ.
2. Kí hiệu nội dung bản đồ
Trên bản đồ, các địa vật và dáng đất đều dược biểu diễn bằng các ký hiệu quy ước
thống nhất do Cục Đo đạc và Bản đồ nhà nước ban hành. Các ký hiệu địa vật đều có
hình dạng và kích thước nhất định đối với mỗi loại tỷ lệ. Trên bản đồ địa hình dáng
đất được biểu diễn bằng các đường đồng mức.
Đối với bản đồ màu, các ký hiệu địa vật và dáng đất được quy định như sau:
- Màu đen vẽ các đường khung và các đường ranh giới.
- Màu xanh lơ vẽ sông, suối, ao, hồ, kênh mương, các vùng đất ngập nước.
- Màu nâu vẽ đường đồng mức và các ký hiệu, ghi chú về dáng đất.
- Màu da cam vẽ đường giao thông.
§ 11.2. ĐỊNH HƯỚNG BẢN ĐỒ Ở THỰC ĐỊA
Bản đồ địa hình được sử dụng rộng rãi trong công tác điều tra cơ bản, quy họach,
thiết kế và thi công các công trình. Bản đồ không chỉ được sử dụng trong phòng mà
còn được sử dụng ngay ở ngoài thực địa. Để sử dụng được bản đồ ngoài thực địa thì
kiến thức trước tiên là phải biết định hướng bản đồ.
Định hướng bản đồ là đặt tờ bản đồ ở vị trí nào đó, sao cho các địa vật ở trên bản
đồ có vị trí tương ứng với bản thân chúng theo hướng ngoài thực địa, hay nói cách
khác là hướng bắc của tờ bản đồ trùng với hướng bắc ngoài thực địa.
Để định hướng bản đồ ở thực địa ta có thể dùng 2 phương pháp sau:
1. Định hướng bản đồ theo địa vật
Khi ở quanh khu vực ta đang đứng có nhiều địa vật định hướng rõ nét thì ta dùng các
địa vật đó để định hướng bản đồ. Những địa vật có dạng chạy dài như con kênh, đường
giao thông, đường điện cao thế... có thể sử dụng để định hướng bản đồ. Để định hướng ta
đặt tờ bản đồ nằm ngang và vừa ngắm hướng địa vật trên bản đồ vừa xoay bản đồ sao cho
hướng địa vật đã chọn trên bản đồ trùng với hướng tương ứng ở thực địa. Cần kiểm tra

236
237

thêm các địa vật độc lập như cây cổ thụ, tháp nhà thờ, ngôi nhà hoặc đền miếu giữa đồng,
ngã ba đường... có ở hai bên hướng ngắm để tránh định hướng lệch 180°.
2. Định hướng bản đồ bằng địa bàn
Ta có thể dùng hướng Bắc của địa bàn để định hướng bản đồ ngoài thực địa.
Hướng được lấy làm chuẩn trên bản đồ trong việc định hướng là hướng của kinh
tuyến thực, kinh tuyến từ hoặc hướng của trục tung trong hệ tọa độ thông dụng. Để
định hướng ta đặt địa bàn lên tờ bản đồ sao cho khe ngắm 0 - 180° (Bắc- Nam) trên
địa bàn trùng hoặc song song với các trục tung của lưới toạ độ. Giữ cho bản đồ và địa
bàn nằm ngang, từ từ xoay tờ bản đồ cho đến khi đầu bắc của kim nam châm chỉ đúng
vạch 0° trên vành độ của địa bàn, lúc này tờ bản đồ đã được định hướng (hình 12-2).

Hình 11-2
Trên các tờ bản đồ thường ghi rõ độ từ thiên δ trung bình. Nếu góc lệch δ giữa
kinh tuyến từ và kinh tuyến thực lớn hơn độ chính xác của địa bàn thì ta phải sử dụng
δ để định hướng bản đồ chính xác hơn. Trong trường hợp này vị trí địa bàn vẫn giữ
nguyên như cũ ta xoay tiếp tờ bản đồ sao cho đầu bắc của kim nam châm chỉ đúng giá
trị góc δ. Lúc đó bản đồ đã được định hướng theo kinh tuyến thực.
§ 11.3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG PHÒNG
Bản đồ địa hình là tài liệu rất cần thiết cho người làm công tác quy hoạch, thiết kế
và thi công xây dựng công trình. Bản đồ cung cấp cho ta rất nhiều thông tin về địa
hình, địa vật trong khu vực cần nghiên cứu như tọa độ, độ cao các điểm, khoảng cách
giữa điểm, độ dốc địa hình,... chúng ta lần lượt tìm hiểu các phương pháp xác định
một số yếu tố cơ bản trên bản đồ.
1. Xác định chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ
Có 2 điểm A và B ở trên bản đồ địa hình, chiều dài đoạn thẳng AB trên bản đồ
chính là khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm đó ở thực địa đã được thu nhỏ lại theo tỷ
lệ bản đồ 1/M. Có hai phương pháp đo và tính khoảng cách trên bản đồ:

237
238

- Phương pháp đo trực tiếp: Dùng thước thẳng khắc milimet đo chiều dài đoạn
AB trên bản đồ là d, sau đó tính được chiều dài thực tế giữa 2 điểm A,B ngoài thực
địa theo công thức:
D = d. M (11-1)
Để nâng cao độ chính xác kết quả đo chiều dài trên bản đồ ta có thể dùng compa
đo và thước tỷ lệ xiên. Khi giấy vẽ bản đồ bị co giãn lớn ta phải tính các hệ số co giãn
theo hướng AB vào để tính chiều dài cho chuẩn xác.
- Phương pháp tính từ toạ độ: Trường hợp biết toạ độ của hai điểm đầu và cuối
của đoạn thẳng thì chiều dài của đoạn thẳng đó đưọc tính theo công thức sau:
D = ΔX 2 + ΔY 2 (11-2)
Trong đó ΔX và ΔY là gia số toạ độ giữa điểm đầu và cuối của đường thẳng.
2. Xác định độ dài một đường cong trên bản đồ
- Trường hợp nếu đường cong không phức tạp lắm thì có thể chia đường cong
thành những đoạn nhỏ có thể coi là đoạn thẳng, sau đó đo các đoạn thẳng này rồi cộng
tổng lại được chiều dài cần đo của đường cong.
- Trường hợp nếu đường cong cần đo rất phức tạp ta có thể dùng một dụng cụ
riêng gọi là máy đo đường cong (hình 11-3). Cấu tạo của máy gồm bộ phận đọc số
bao gồm nhiều vành khắc số tuỳ theo từng tỷ lệ bản đồ và một bánh xe lăn liên kết với
bộ phận đọc số qua các bánh răng. Khi sử dụng chỉ cần đưa bánh xe của máy di động
theo đường cong từ điểm đầu đến điểm cuối. Căn cứ vào số đọc U trên vành khắc số
của máy. Theo tỷ lệ bản đồ ta xác định được chiều dài cần đo.
3. Xác định tọa độ các điểm trên bản đồ
Trên mỗi tờ bản đồ đều có hệ thống lưới tọa độ, đó là lưới ô vuông tọa độ vuông
góc phẳng x, y và lưới tọa độ địa lý dọc theo khung bản đồ. Việc xác định tọa độ các
điểm trên bản đồ dựa vào các lưới tọa độ tương ứng.
a. Xác định tọa độ vuông góc x, y
Giả sử cần xác định toạ độ x, y của điểm A, trước hết ta đọc tọa độ góc tây nam E
của ô vuông chứa điểm A sau đó hạ 2 đường vuông góc từ A đến 2 cạnh lưới ô vuông
(hình 11-1). Dùng compa đo và thước khắc mm đo đoạn Δx và Δy trên bản đồ, biết tỷ
lệ bản đồ 1/M ta có:
X A =X E +Δ x.M ⎫
⎬ (11-3)
YA =YE +Δ y.M ⎭

Độ chính xác của tọa độ XA, YA phụ thuộc chủ yếu vào độ chính xác phép đo Δx, Δy.
b. Xác định tọa độ địa lý ϕ, λ.
Toạ độ đại lý của điểm B được xác định bằng cách qua B kẻ đường thẳng song song
với hướng của kinh tuyến và vĩ tuyến, hai đường thẳng này cắt lưới tọa độ địa lý (có chia

238
239

vạch) ở mép trong khung bản đồ (hình 11-1). Dựa vào vị trí điểm cắt này và lưới tọa độ
địa lý ta dùng phương pháp nội suy theo tỷ lệ để tính tọa độ λB và ϕB của điểm B.
3. Xác định độ cao của điểm trên bản đồ
Trên bản đồ địa hình độ cao thấp của mặt đất được biểu diễn bằng đường đồng
mức, vì vậy việc xác định độ cao của các điểm trên bản đồ sẽ được nội suy dựa vào
đường đồng mức.

M'

14 h2 B'
13
12
h1
A N'
M
d1 B
d1 d2
d2 M B N
N

Hình 11-3 Hình 11-4


Nếu điểm đang xét nằm trên một đường đồng mức thì độ cao của điểm này đúng bằng
độ cao của đường đồng mức đó. Thí dụ điểm A (Hình 11-4) có độ cao là: HA = 13m.
Nếu điểm đang xét nằm ở khoảng giữa 2 đường đồng mức ta dùng phương pháp
nội suy độ cao theo nguyên lý “độ chênh cao giữa các điểm tỉ lệ thuận với khoảng
cách giữa chúng”.
Giả sử cần tìm độ cao điểm B (Hình 11-4). Coi địa hình ở khu vực quanh điểm B
dốc đều. Qua B kẻ đường theo hướng tương đối vuông góc với hai đường đồng mức
kề cận và cắt ở N và M. Dùng thước milimét đo được khoảng cách từ điểm B các
đường đồng mức này là d1 và d2.
Nếu khoảng cao đều giữa các đường đồng mức trên bản đồ là h, lúc đó độ cao của
điểm B sẽ được tính theo công thức:
h h
H B =H N + .d 2 ; Hay H B = H M − .d 1 ; (11-4)
d1 + d 2 d1 + d 2
4. Xác định độ dốc của đoạn thẳng trên bản đồ
a. Khái niệm về độ dốc.
Giả sử có hai điểm A và B trên mặt đất có độ cao khác nhau là HA và HB, (hình
11-4) Nếu coi từ A đến B là dốc đều, lúc đó độ dốc i của đoạn thẳng AB được tính
theo công thức:
239
237

h
i= t g V = (11-5)
D
Trong đó: B
V- là góc đứng.
h – Chênh cao điểm A đến B: h= HB - HA h
D – Khoảng cách nằm ngang của AB
A V
B'
D

Hình 11-5
Như vậy: Độ dốc của một đoạn thẳng giữa hai điểm trên mặt đất là tỷ số giữa
chênh cao và chiều dài nằm ngang giữa hai điểm đó.
Trong thuỷ lợi độ dốc thường được tính bằng % hoặc %ο, Ví dụ khi h=1m và D=
200m thì i = 0.005 hay i = 0.5% hoặc i = 5%ο.
b. Biểu đồ đo độ dốc và góc đứng V.
Để thuận tiện cho việc xác định độ dốc của các đoạn thẳng trên bản đồ, trên mỗi
tờ bản đồ thường được lập sẵn các biểu đồ độ dốc i và biểu đồ góc đứng V. Trong
công thức (11-5) ứng với khoảng cao đều h nhất định của đường đồng mức trên bản
đồ khi cho trước các giá trị của i là 1%, 2%, 3% …sẽ tính được các giá trị d tương
ứng. Do đó sẽ vẽ được đường cong của D theo h và i.
Khi vẽ biểu đồ độ dốc thường lấy trục đứng biểu thị khoảng cách ngang D còn
trục ngang biểu thị độ dốc i hoặc V (hình 11-6). Để thuận tiện cho việc xác định độ
dốc của các đoạn thẳng giữa 2, 3, 4, 5 đường đồng mức trên biểu đồ độ dốc thường
được vẽ 5 đường cong tương ứng với h, 2h, 3h, 4h và 5h.
c. Xác định độ dốc của một đoạn thẳng trên bản đồ.
Nếu đoạn thẳng có độ dốc đều thì xác định độ cao điểm đầu và điểm cuối của đoạn
thẳng, đồng thời đo chiều dài của nố trên bản đồ rồi tính chuyển ra mặt đất sau đó dùng
công thức (11-5) tính ra độ dốc. Nếu trên đoạn thẳng có nhiều độ dốc khác nhau thì ta
chia đoạn thẳng ra nhiều đoạn nhỏ sao cho các đoạn này có độ dốc tương đối đều và
theo phương pháp trên xác định độ dốc riêng cho từng đoạn đó. Việc chia các đoạn nhỏ
có dốc tương đối đều này dựa vào tính chất
đường đồng mức là “Những chổ các đường d
đồng mức xa nhau thì tại đó mặt đất có độ dốc
bé và ngược lại những chổ các đường đồng
mức sát nhau thì độ dốc lớn”.
Khi sử dụng biểu đồ đo dộ dốc để xác định độ
dốc của đoạn thẳng nối giữa hai hai điểm nằm trên 1 2 3 4 5 6 ... 25 i%
hai đường đồng mức ta làm như sau: Mở compa đo
d
237
Hình 11-6

1 2 3 4 5 6 ... 28 V0
238

khoảng cách đoạn thẳng giữa 2 đường đồng mức trên bản đồ, sau đó đặt khẩu độ compa vừa
đo được lên biểu đồ độ dốc, giữ cho khẩu độ compa song song với trục đứng của biểu đồ
đồng thời tịnh tiến hai đầu compa cho đến khi một đầu trên trục ngang còn đầu kia nằm trên
đường cong. Giá trị trên trục ngang tại đầu compa chính là độ dốc cần tìm của đoạn thẳng đó.
Hình 11-6
5. Xác định tuyến đường có độ dốc cho trước trên bản đồ
Trong công tác thiết kế công trình như: thiết kế đường, kênh, mương... việc chọn
tuyến công trình trên bản đồ theo độ dốc cho trước có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh
tế và kỹ thuật. Ví dụ: hãy chọn một tuyến đường trên bản đồ từ M đến N có độ dốc i
nhỏ hơn hoặc bằng độ dốc thiết kế iTK (hình 11-7).
Trước hết, tính khoảng cách ngắn B
nhất d có độ dốc là i giữa hai đường đồng
mức trên bản đồ tỷ lệ 1 : M theo công 25 d
thức:
c
h
d= (11-6) b'
i TK .M b
a' a

20 A N trên bản đồ sao cho


Để đạt độ dốc i ≤ iTK cần chọn một tuyến đường từ M đến
Hình 11-7
khoảng cách trên tuyến đó nằm giữa hai đường đồng mức liên tiếp phải luôn luôn
bằng hoặc lớn hơn d tính theo công thức (11-6).
Giả sử điểm M nằm trên đường đồng mức, lúc đó việc xác định tuyến M- N được
tiến hành như sau: Lấy M làm tâm, trên hướng về điểm N dùng compa có khẩu độ d
quay một cung, cung này cắt đường đồng mức kề nó tại hai điểm a và a’. Như vậy từ
M đến N tuyến có thể đi theo hướng a và cũng có thể đi qua a’. Trên hình vẽ ta thấy đi
theo hướng a phù hợp hơn. Sau đó lấy a là tâm, vẫn dùng khẩu độ d để vẽ một cung
khác cắt đường đồng mức kề đó tại hai điểm b và b’, cần chọn điểm có lợi cho việc
phát triển tuyến đường. Cứ tiến hành tương tự như vậy cho tới điểm N, ta sẽ được
tuyến đường M-a-b... N có độ dốc bằng i. Cũng có thể khi quay cung với bán kính d
lại không cắt một điểm nào trên đường đồng mức tiếp theo. Điều đó có nghĩa là độ
dốc giữa hai đường đồng mức đó nhỏ hơn iTK đã cho. Khi đó chỉ cần lựa chọn một
điểm nào đó trên đường đồng mức tiếp theo để phát triển tuyến đường. Đường ngắn
nhất là đường có hướng thẳng đến N.
6. Xác định biên giới lưu vực của sông, suối
Lưu vực của một dòng sông, dòng suối tại một mặt cắt nào đó là diện tích hứng
nước tính từ mặt cắt này về phía thượng lưu của sông hay suối đó. Nước mưa rơi
xuống phần thì chảy trên mặt đất, phần thì thấm vào lòng đất và được chảy dồn qua
mặt cắt này. Đường biên giới của lưu vực sông, suối là đường phân thủy trên các triền

238
237

núi phía thượng lưu. Tại các đường phân thuỷ nước mưa rơi xuống được được chia ra
và chảy vào hai hệ thuỷ khác nhau. Muốn xác định lưu vực của một hệ sông, suối nào
đó ta phải xác định đường phân thủy của các nhánh sông suối đổ về hệ sông đó và nối
chúng lại với nhau thành một đường khép kín. Đường đứt đoạn P-T về phía thượng
lưu trên hình (11-8) là biên giới lưu vực của nhánh suối được giới hạn bỡi đập chắn
nước PT qua điểm A.

7. Xác định giao tuyến giữa mái đập và mặt đất tự nhiên trên bản đồ
Khi thiết kế đập trên bản đồ địa hìnhHình 11-8 xác định cụ thể giao tuyến giữa mái
cần phải
đập và mặt đất tự nhiên để xác định phạm vi dọn nền, tiến hành công tác giải phóng
mặt bằng và đắp đập khi thi công. Trên hình (11-9) là ví dụ cụ thể về mặt cắt thiết kế
của một đập đất. Cao trình đỉnh đập, bề rộng mặt đập, mái dốc hạ lưu và thượng lưu
đập được ghi trên hình vẽ.
b H tk
H ¹ l− u T h − î n g l− u
1: n
1: m h

C D
Dh Dt
Hình 11-9
Vì tim đập là đường AB đã cho trên hình (11-8) và cao trình đỉnh đập là 24m nên
dễ dàng có thể xác định được hai điểm đầu đập là P (bên phải) và T (bên trái) tại vị trí
giao điểm của đường tim đập với đường đồng mức 24m. Từ tim đập lấy về phía
thượng lưu và hạ lưu mỗi bên một khoảng bằng nữa bề rộng của mặt đập đã tính đổi
theo tỷ lệ của bản đồ (b/2.M) kẻ được hai đường song song với tim đập AB sẽ được
hai đường mép đập (hình 11-10). Từ ranh giới hai đầu đập đã vẽ được, tiến hành vẽ
giao tuyến của mái đập hạ lưu và thượng lưu với mặt đất.

237
238

Giả sử theo thiết kế mái hạ lưu của đập có độ dốc iH = 1/2 nên đường đồng mức
có độ cao 22m của mái này sẽ song song với tim đập và cách đường mép đập phía hạ
h
lưu một khoảng cách nằm ngang là: DH = (11-7)
iH
14m − 12m
Thay số vào ta có: DH = = 4m
1
2
Lưu ý đây là khoảng cách tính ngoài mặt đất, do vậy nếu đưa lên bản đồ thì phải
DH
tính đổi theo tỷ lệ bản đồ theo công thức dH = ở đây M là mẫu số tỷ lệ bản đồ.
M
Như vậy muốn tìm giao điểm của đường 22m trên mái hạ lưu với đường đồng
mức 22m trên bản đồ chỉ việc kẻ một đường song song với đường mép hạ lưu và
cách đường này một khoảng là 4m/M. Nối giao điểm này với giao điểm của đường
mép đập hạ lưu với đường đồng mức 24m sẽ có được giao tuyến của mái hạ lưu với
mái hạ lưu với mặt đất tự nhiên ở độ cao từ đường đồng mức 24m xuống đường
đồng mức 22m. Làm tương tự ta vẽ được giao tuyến của mái đập và mặt đất ở những
khoảng cao đều tiếp theo 22 – 20, 20 – 18…
Cũng làm tương tự như thế đối với mái dốc phía thượng lưu.
24.0
A
22.0 P
b
20.0

20.0
18.0

18.0

20.0 20.0
§−êng
22.0
24.0
T
26.0
dH B
d H d H b/2 b/2 dT dT dT
l

Hình 11-10
Nếu tuyến đập có dạng hình cung thì những đường đồng mức trên mái đập cũng có
dạng hình cung song song cách đều đường tim đập, do đó cách xác định giao tuyến giữa
mái đập và mặt đất tự nhiên trên bản đồ cũng được tiến hành tương tự như trên.
238
239

8. Vẽ mặt cắt địa hình theo một hướng cho trước trên bản đồ
Để nhìn nhận rõ ràng sự biến đổi của địa hình dọc theo một tuyến nào đó trên bản
đồ ta có thể dựa vào bản đồ để vẽ mặt cắt địa hình theo tuyến đó.
Giả sử cần vẽ mặt cắt theo tuyến đập PT trên bản đồ hình (11-7). Ta kẻ đường
thẳng TP và ký hiệu các giao điểm giữa trục đập với các đường đồng mức lần lượt là
1, 2, 3,...theo hướng từ trái qua phải (trong thuỷ lợi quy định: bên phải hoặc bên trái
đập được phân biệt bằng cách nhìn theo chiều dòng chảy, phía phải và trái của đập sẽ
tương ứng bên tay phải hay bên tay trái). Độ cao của các điểm này là độ cao của các
đường đồng mức còn khoảng cách nằm ngang ngoài mặt đất giữa các điểm này được
đo trực tiếp trên bản đồ sau đó nhân với mẫu số tỷ lệ bản đồ M. Sau khi có số liệu độ
cao các điểm đặc trưng trên mặt cắt và khoảng cách giữa các điểm này ta tiến hành vẽ
mặt cắt dọc tuyến đã cho tương tự phương pháp vẽ mặt cắt dọc đã được trình bày
trong chương 10. Lưu ý đối với tuyến đập, cắt ngang sông hoặc kênh mương quy định
chiều vẽ từ trái qua phải. Hình (11-11) là mặt cắt địa hình tuyến đập PT có trục ngang
biểu thị khoảng cách có tỷ lệ (còn gọi là tỷ lệ dài) là 1:500 và trục đứng biểu thị độ
cao có tỷ lệ (còn gọi là tỷ lệ cao) là 1:100.

Hình 11-11
Cần lưu ý: độ chính xác của mặt cắt thành lập từ bản đồ địa hình không cao và
phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và dáng địa hình trên tuyến đó. Do vậy nó chỉ mang tính
239
240

chất tham khảo chứ không thể sử dụng để tính toán và thiết kế các công trình trong
mọi giai đoạn.
Thường khi vẽ nên chọn tỷ lệ ngang của mặt cắt bằng tỷ lệ bản đồ, lúc đó công
việc đo vẽ mặt cắt sẽ thuận lợi hơn.
9. Tính diện tích trên bản đồ
Khi sử dụng bản đồ thường phải xác định diện tích các hình trên bản đồ, các hình
này có thể giới hạn bởi các đường gấp khúc hoặc đường cong bất kỳ. Tùy theo dạng
hình học của hình cần đo và độ chính xác yêu cầu mà ta có thể dùng các phương pháp
đo diện tích khác nhau. Trong mục này sẽ giới thiệu một số phương pháp đo diện tích
thông dụng nhất.
a. Phương pháp hình học.
Nếu hình cần đo điện tích giới hạn bởi các đường gấp khúc, ta có thể dùng
phương pháp hình học để đo và tính diện tích của nó. Nội dung của phương pháp này
là chia hình cần đo ra các hình học cơ bản (tam giác, chữ nhật, hình vuông…), sau đó
đo các yếu tố để tính diện tích các hình này, cuối cùng cộng tổng lại ta được diện tích
hình cần đo. Diện tích trên mặt đất sẽ bằng diện tích trên bản đồ nhân với bình
phương mẫu số của tỷ lệ bản đồ (M2)
B
S2
β1 C

s1
S3

β2

D
A S4
Hình 11-12a Hình 11-12b
Diện tích hình 11-12 sẽ bằng tổng diện tích của 3 hình tam giác. Ta đo các cạnh
đáy b và chiều cao h của các tam giác và tính ra diện tích:
1 n
S= ∑ b i .h i
2 1
(11-8a)

Trên hình 11-12b nếu đo các cạnh s1, s2, s3, s4 và hai góc õ1 và õ2 ta tính được
diện tích theo công thức:
1
S= (s1 .s 2 . sin β1 + s 3 .s 4 . sin β 2 ) (11-8b)
2
b. Phương pháp đếm ô vuông.
Trên giấy bóng kính hoặc giấy bóng mờ kẻ các đường song song thẳng đứng và
nằm ngang cách đều nhau tạo thành lưới ô vuông (hình 11-13). Cạnh ô vuông thường
là 2, 5, 10mm (cạnh ô vuông càng nhỏ độ chính xác đo diện tích càng cao).

240
241

Hình 11-13 Hình 11-14

Muốn
đo diện tích một hình nào đó, ta đặt lưới ô vuông lên hình cần đo. Dựa vào đường biên
hình cần đo đếm số ô vuông trong hình đo. Việc đếm ô được tiến hành theo nguyên tắc:
đếm các ô nguyên trước, còn các ô khuyết nằm dọc theo đường biên thì ước lượng và gộp
lại với nhau thành các ô nguyên tương đương và cộng dồn lại. Căn cứ vào tổng số ô đếm
được trong hình, chiều dài cạnh của ô vuông và tỷ lệ bản đồ, diện tích thực ngoài mặt đất
của hình cần đo được tính theo công thức:
P = n.a 2 .M 2 (11-9)
Trong đó: n- tổng số ô trong hình.
a- chiều dài cạnh ô vuông.
M- mẫu số tỷ lệ bản đồ.
c. Phương pháp giải ngang.
Trên giấy bóng kính hoặc giấy bóng mờ kẻ các đường song song nằm ngang cách
đều nhau tạo thành các giải ngang, trên các giải kẻ đường chia đôi giải bằng nét đứt
đoạn (hình 11-14). Độ chính xác đo diện tích phụ thuộc vào chiều rộng p của giải: p
càng nhỏ độ chính xác càng cao và ngược lại. Chiều rộng p của các giải thường lấy từ
2÷5mm.
Muốn đo diện tích một hình nào đó, ta đặt lưới ô vuông lên hình cần đo. Các đường
kẻ trên giấy bóng chia hình cần đo ra nhiều giải hẹp. Mỗi giải được coi như tương đương
một hình thang có chiều cao là p (chiều rộng của giải) và trị trung bình của đáy trên và
dưới được nhận là khoảng cách đường giữa của giãi (l i) được giới hạn bỡi đường biên
của hình. Như vậy diện tích của giải thứ i trên bản đồ được tính theo công thức:
Pi = d.l i (11-10)
và diện tích trên bản đồ của hình cần đo:
i=n i=n
P = ∑ Pi =d.∑ l i + R (11-11)
i =1 i =1

Trong đó: R là diện tích phần phía trên hoặc dưới có x


chiều cao (h) nhỏ hơn chiều rộng của giải (diện tích x2 2
241 x3 3
x1 1

x4 4

y
1' 4' 2' 3'
o y1 y4 y2 y3
242

phần này có thể tính gần đúng bằng một nữa đáy(b) nhân với chiều cao (h)).
Từ đây, căn cứ vào tỷ lệ bản đồ tính được diện tích ngoài mặt đất của hình cần đo:
Pmđ = Pbđ.M2
d. Phương pháp tọa độ.

242
254

Trong trường hợp biết tọa độ x,y của các đỉnh hình cần đo, ta có thể lập công thức
tính diện tích của hình đó theo các giá trị tọa độ của các đỉnh này (hình 11-15).
Theo hình vẽ ta có:
P1234 = P122’1' + P233 '1' - P433’'4' - P144 '1' Hình 11-15
Từ đây suy ra:
2P1234=(X1+X2)(Y2-Y1)+(X3+X2)(Y3-Y2)-(X3+X4)(Y3-Y4)-(X4+X1)(Y4-Y1) (11-12)
Khai triển (11-12) ta có:
2P1234 = X1(Y4-Y2)+X2(Y1-Y3)+ X3(Y2-Y4)+ X4(Y3-Y1) (11-13)
Hay 2P1234 = Y1(X2-X4)+Y2(X3-X1)+ Y3(X4-X2)+ Y4(X1-X3) (11-14)
Từ công thức (11-13) và (11-14) ta có công thức tính diện tích cho hình có n đỉnh:
1 n
P = ∑ X i .(Yi −1 −Yi +1 ) (11-15)
2 i =1
Hoặc
1 n
P= ∑ Yi .(X i+1 −X i−1 )
2 i =1
(11-16)

e. Phương pháp dùng máy đo diện tích.


Các phương pháp trình bày trên dùng để tính diện tích các hình đơn giản. Đối với
việc tính diện tích lưu vực của sông, suối và các hình có dạng phức tạp nên dùng máy
đo diện tích. Theo sự phát triển của khoa học, máy đo diện tích ngày càng được hoàn
thiện và hiện đại. Đầu tiên là loại máy cơ (hình 11-16) và những năm gần đây máy đo
diện tích điện tử (hình 11-17) được ứng dụng rộng rãi. Dùng dụng cụ này ta đo được
diện tích của các hình có đường biên bất kỳ nhanh chóng và thuận lợi. Máy đo diện
tích gồm có 3 bộ phận chính là tay đòn cực, tay đòn quay và bộ phận đọc số. Một đầu
tay đòn quay gắn với kim đo, là bộ phận khi đo được di chuyển theo đường biên hình
cần đo. Đối với máy điện tử thì không cần tay đòn cực và bộ phận đọc số là màn hình
điện tử.
Công việc đo diện tích trên máy cơ (hình 11-16) được tiến hành theo trình tự sau: Đặt
bản đồ có hình cần đo lên mặt bàn phẳng, chọn vị trí đặt cực đo sao cho kim đo có thể di
chuyển được hết đường biên của hình cần đo (nếu hình cần đo nhỏ thì đặt cực đo ở ngoài,
nếu hình đo lớn thì đặt cực đo ở trong hình). Đặt kim đo tại một điểm trên đường biên của
hình cần đo, đây là điểm xuất phát cần đánh dấu. Đọc số đọc trên bộ phận đọc số được
giá trị U0. Di chuyển kim quay từ từ theo đường biên của hình theo chiều kim đồng hồ hết
một vòng và khép về điểm xuất phát, đọc số trên bộ phận đọc số được giá trị U1. Diện
tích của hình cần đo được tính theo công thức:
- Nếu đặt cực ngoài hình:
S = p(U1- U0) (11-17)
- Nếu đặt cực trong hình:
S = p(U1- U0+ Q) (11-18)
254
255

Trong đó: P - hằng số nhân của máy.


Q - hằng số cộng của máy.

Hình 11-16. Máy đo diện tích PL-15

Các hằng số P, Q đều phụHìnhthuộc vào độ


11-17. Máydàiđo
của taytích
diện đònđiện
quaytửđược đặt khi tiến hành
X-Plan
đo. Các hằng số này có thể tra trong lý lịch của máy hoặc có thể xác định trực tiếp.
Muốn xác định hằng số P thì chọn một hình đã biết diện tích, thường lấy ngay
một hay vài ô vuông của lưới Km trên bản đồ. Đặt cực ở ngoài hình và đo thật cẩn
255
256

thận diện tích hình đó ba hoặc bốn lần. Nếu các giá trị ΔU= (U1- U0) của các lần đo
chỉ chênh nhau vài ba đơn vị thì lấy giá trị trung bình. Từ đó tính được:
S
P= (11-19)
ΔU
Để xác định hằng số cộng Q, ta chọn một hình lớn hơn có diện tích S biết trước,
đặt cực ở trong hình, tiến hành đo diện tích của nó được số đọc U0 và U1. Từ công
thức (11-18) ta có:
S − P( U 1 − U 0 )
Q= (11-20)
P
Khi dùng máy đo diện tích điện tử (hình 11-17) thì không cần chọn vị trí đặt cực
nên công việc đo được tiến hành nhanh hơn. Để tiến hành đo diện tích và chu vi của
một hình nào đó, ta cần đặt các thông số về đơn vị tính, tỷ lệ bản vẽ (tỷ lệ theo trục
ngang và trục dọc) và đại lượng đo (diện tích hoặc chu vi). Thông thường máy có hai
chế độ đo là đo điểm (point) và đo liên tục (continuous). Đối với các hình có đường
biên là đường thẳng (các đa giác) ta đặt máy đo ở chế độ đo điểm sau đó đặt kim đo
tại điểm xuất phát và lần lượt đặt kim đo tại các đỉnh của hình cần đo theo chiều kim
đồng hồ, tại các điểm này ta ấn phím “start/point” và cuối cùng khép về điểm xuất
phát ban đầu ta được diện tích hình cần đo hiện lên trên màn hình. Đối với các hình
cần đo mà trên đường biên có những đoạn là đường cong thì khi đo đến các đoạn cong
này phải chuyển máy sang chế độ đo liên tục. Sau đó di chuyển kim đo theo đoạn
cong cho đến điểm cuối của nó ấn phím “start/point”, còn các đoạn thẳng thì vẫn đo
theo chế độ đo điểm như trên.
Sai số tương đối khi đo diện tích bằng máy cơ đo đạt cở khoảng từ 1/100- 1/120,
còn nếu dùng máy điện tử có thể đạt tới 1/200.
10. Xác định phạm vi ngập và dung tích của hồ chứa.
a. Xác định phạm vi ngập của hồ chứa.
Sau khi đắp đập phía thượng lưu sẽ trở thành hồ chứa nước, phạm vi ngập của
lòng hồ phụ thuộc vào địa hình khu vực thượng lưu và cao trình mực nước dâng của
hồ. Những vùng phía thượng lưu có cao trình thấp hơn mực nước dâng bình thường là
những vùng bị ngập. Đường bao của phạm vi này có thể xác định trên bản đồ bằng
đường đồng mức có độ cao bằng độ cao của mực nước thiết kế từ hai đầu đập khép về
phía thượng lưu. Trên hình 11-8 biểu thị phạm vi ngập của hồ ứng với cao trình 24m
bằng vùng có gạch chéo.
b. Tính dung tích hồ chứa.
Dung tích hồ chứa là lượng nước chứa trong hồ. Để tính dung tích hồ chứa ta có
thể sử dụng bản đồ hoặc mặt cắt dọc và ngang lòng hồ.
- Khi dùng bản đồ địa hình khu vực hồ chứa thí dụ hình (11-8) ta dựa vào đường
đồng mức chia lòng hồ thành từng tầng kẹp giữa hai đường đồng mức liền kề nhau
(hình 11-18). Dung tích của từng tầng được tính theo công thức gần đúng:
256
257

1
Vi = (S t +Sd )h i (11-21)
2
Trong đó: - St và Sd là diện tích mặt đáy của tầng giới hạn bởi các đường đồng
mức phía trên và dưới của tầng.
- hi là chiều cao của tầng.
Khi dùng công thức (11-21) với giả thiết các tầng có dạng hình nón cụt, nhưng
trong thực tế địa hình lòng hồ lại có dạng hình lòng chảo, do vậy khi đòi hỏi xác định
dung tích với độ chính xác cao hơn thì sử dụng công thức sau:
1
Vi = (S t + S d + S t S d )h i (11-22)
3
Riêng tầng dưới cùng ta có thể coi là hình n
chóp ngược và được tính theo công thức:
1 i hi
V1 = S t .h 1 (11-23)
3
2
Dung tích của hồ chứa nước đến cao trình Hi là:
n 1
VHi =∑ Vi (11-24) Hình 11-18
i

11. Vẽ đường đặc tính của hồ chứa


Trong thực tế tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình mà mối quan hệ giữa độ cao và
diện tích ngập cũng như giữa độ cao và dung tích của mỗi hồ có một đặc trưng riêng
biệt. Khi thiết kế hồ chứa ta cần lập biểu đồ thể hiện mối quan hệ này gọi là đường
đặc tính của hồ chứa.
Theo phương pháp xác định phạm vi ngập của hồ chứa và phương pháp tính diện
tích trên bản đồ, ứng với các cao trình khác nhau của hồ chứa (thí dụ đối với hồ chứa
trên hình (11-8) tương ứng có cao trình 18, 20, 22, 24m) ta có các diện tích ngập S
tương ứng bảng (11-1).

Bảng 11-1: Bảng tính diện tích ngập và dung tích hồ theo cao trình mực nước
TT tầng Cao trình H(m) S(m2) Vi(m2) V(m3)
17.2 0.0 0.0
1 1.2 2097.3
18.0 3146.2 2097.3
2 2 30138.2
20.0 32024.3 32235.5
3 2 135135.6
22.0 111046.3 167371.1
4 2 311418.2
257
258

24.0 205148.1 478789.3


Dựa vào các số liệu này ta vẽ biểu đồ biễu diễn mối quan hệ giữa H và S của hồ
(hình 11-19a). Trên biểu đồ trục đứng biểu thị độ cao mực nước còn trục ngang biểu
thị diện tích ngập tương ứng. Tỷ lệ của các trục này lấy tự do sao cho phù hợp với khổ
giấy vẽ.

H H
24.0 24.0

22.0 22.0

20.0 20.0

18.0 18.0
17.2 17.2

S(10 ha) V(105 m3 )


16.0 Hình 11-19a 16.0 Hình 11-19b
0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 20.0 22.0 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0
Cũng trên bảng tính (11-1) theo công thức tính dung tích của hồ chứa (11-22) ta
tính dung tích cho các tầng sau đó tính cộng dồn từ tầng dưới cùng lên ta được dung
tích của hồ chứa ứng với các cao trình của mực nước. Dựa vào các số liệu này ta vẽ
biểu đồ biễu diễn mối quan hệ giữa H và V của hồ (hình 11-19b). Trên biểu đồ trục
đứng biểu thị độ cao mực nước còn trục ngang biểu thị dung tích hồ tương ứng, tỷ lệ
của các trục này lấy tự do sao cho phù hợp với khổ giấy vẽ.
12. Tính khối lượng đào đắp kênh mương, san lấp nền
a. Tính độ cao thiết kế.
Giả sử có mặt cắt địa hình như hình 11-20 trong đó AB là đường mặt đất tự nhiên
và CD là đường thiết kế.
Nếu biết độ cao của điểm C là HC và độ dốc thiết kế i của tuyến CD dễ dàng tính
được độ cao điểm D: HD= HC+h= HC+ d.tgV hay HD = HC+ d.i

D
a M
S®µo
S®¾p b h
B
V
C d
d-x x

Hình 11-20
Như vậy trên mặt cắt, tại mỗi điểm sẽ có hai độ cao: độ cao mặt đất và độ cao
thiết kế. Hiệu số giữa độ cao thiết kế và độ cao mặt đất gọi là chiều cao thi công.
Nếu hiệu số đó dương thì gọi là chiều cao nền đắp, còn nếu âm- chiều sâu nền đào.
258
259

Trên hình 11-20: b là chiều cao nền đắp còn a là chiều sâu nền đào. Diện tích đào và
đắp của các đoạn trên mặt cắt địa hình được giới hạn bỡi đường thiết kế và đường
mặt đất tự nhiên: tại những đoạn có đường thiết kế thấp hơn đường mặt đất tự nhiên
gọi diện tích đào, ngược lại những đoạn có đường thiết kế cao hơn mặt đất tự nhiên
gọi là diện tích đắp. Điểm M là giao điểm giữa đường thiết kế và đường mặt đất (tại
đây độ cao thiết kế và độ cao mặt đất bằng nhau) gọi là điểm không đào không đắp.
Khoảng cách ngang từ điểm M đến điểm B có thể tính được nhờ tỷ số:
x b
=
d−x a
b
Do đó: x=d (11-25)
a+b
b. Tính khối lượng đào đắp.
Khi thiết kế các công trình như kênh, mương, đê, đập… người ta vẽ các đường mặt
cắt công trình lên các bản vẽ mặt cắt địa hình. Căn cứ vào đường thiết kế và đường mặt
đất mà xác định ranh giới đào, đắp, diện tích đào, diện tích đắp trên mặt cắt đó. Từ đó có
thể tính khối lượng đào, đắp cho từng đoạn và của toàn bộ công trình.
Đối với các công trình có dạng chạy dài nhưng hẹp, và có mặt cắt thiết kế và địa
hình mặt đất tự nhiên dọc theo tuyến không phức tạp lắm, thì khối lượng đào, đắp trên
tuyến có thể tính sơ bộ dựa vào mặt cắt dọc của tuyến. Trên đó ta căn cứ vào đường
mặt đất tự nhiên và đường thiết kế để xác định diện tích phần đào (Sđào) và diện tích
phần đắp (Sđắp), sau đó tính khối lượng đào (Vđào), và khối lượng đắp (Vđắp) theo công
thức:
Vđào= Sđào.b (11-26)
Vđắp= Sđắp.b (11-27)
Trong đó: b- chiều rộng của công trình.
S®¾p

2/1
L

S®µo

K2

Hình 11-21
Đối với các công trình S®¾p
có mặt cắt ngang lớn và phức tạp (hình 11-21), địa hình
hai bên tuyến thay đổi nhiều thì việc tính khối lượng đào và đắp trên tuyến phải chia
thành nhiều đoạn để tính, mỗi đoạn được giới hạn bởi hai mặt cắt ngang liên tiếp.
Khối lượng đào, đắp trong một đoạn được tính theo công thức:
259
260

A1 + A 2
Vđào = L (11-28)
2
B1 + B 2
Vđắp = L (11-29)
2
Trong đó: A1, A2 – diện tích phần đào trong mặt cắt đầu và cuối của đoạn.
B1, B2 – diện tích phần đắp trong mặt cắt đầu và cuối của đoạn.
L – chiều dài của đoạn, chính là khoảng cách giữa hai mặt cắt.
Việc tính toán khối lượng đào đắp được tiến hành bằng máy tính cầm tay hoặc
máy vi tính bằng phần mền EXEL theo bảng mẫu dưới đây:
Bảng tính khối lượng đào và đắp Bảng 11-2
Tên Diện tích m/c Diện tích bình quân Khoảng Khối lượng từng
M/c Cách đoạn
Đào(m ) 2
Đắp(m ) 2
Đào(m ) 2
Đắp(m ) 2 (m) Đào(m3) Đắp
(m3)
K2 10.25 4.88
9.34 6.01 100.0 943.00 601.00
1/ 2 8.43 7.14
10.95 5.65 45.4 497.13 256.51
1a/2 13.47 4.16
…..
Tổn … … … … … … …
g
Việc xác định diện tích đào và đắp trên các mặt cắt ngang thường được tiến hành
theo các phương pháp hình học, đếm ô… Hiện nay các tài liệu mặt cắt chủ yếu vẽ trên
máy vi tính do vậy diện tích thường được tính bằng phần mền Autocad hoặc có thể
dùng một số phần mền chuyên dụng để tính khối lượng đào đắp tự động dựa vào số
liệu mặt cắt địa hình và mặt cắt thiết kế.
c. Tính khối lượng san lấp.
Khối lượng san lấp có thể tính từ bản vẽ mặt cắt địa hình hoặc từ bình đồ.
Đối với những công trình mà khu vực đó chưa có bình đồ dựa vào tuyến dọc của
khu vực ta lập các mặt cắt ngang cách nhau từ 5-20m tuỳ thuộc độ chính xác yêu cầu
và mức độ phức tạp địa hình. Sau đó dựa vào đường thiết kế hoặc đường hoàn công và
đường mặt đất để tính diện tích đào đi hoặc san lấp vào của các mặt cắt ngang. Trong
thực tế phần lớn khối lượng đào hoặc san lấp có dạng hình lăng trụ cụt (hình 11-22),
do đó dựa trên cơ sở các số liệu diện tích này tính khối lượng đào đắp hoặc san lấp
theo công thức Simson:
V = (s1 + 4.s m + s 2 ).L / 6 (11-30)
Trong đó:
S1, S2 – diện tích đắp của mặt cắt đầu và cuối của vùng san lấp.
260
261

Sm – diện tích trung bình các mặt cắt nằm trong khoảng từ mặt cắt đầu đến mặt
cắt cuối.
L – khoảng cách giữa mặt cắt đầu và mặt cắt cuối.

S2

Sm
L
S1

Hình 11-22
Trong trường hợp khu vực thi công san lấp có bình đồ địa hình tỷ lệ lớn (1/200,
1/500), trên đó đã vẽ lưới ô vuông và ghi chiều cao đào hay đắp (hđào< 0, hđắp > 0) tại
các đỉnh. Dựa vào cao trình san lấp H0 để khoanh riêng khu đào và khu đắp. Đường
phân giới giữa khu đào và khu đắp có độ cao bằng H0 được nội suy như phương pháp
nội suy đường đồng mức. Khối lượng đào hoặc đấp được tính riêng cho từng hình
lăng trụ, sau đó đem tổng lại theo từng loại ta được khối lượng đào hoặc đắp cho toàn
bộ khu vực. Khối lượng đào hoặc đắp của một khu (hình 11-23) được tính theo công
thức:
V= S.(∑h1+2.∑h2+3.∑h3+4.∑h4)/4 + R (11-31)
a b c
Trong đó: S – diện tích của một ô vuông của lưới. m
∑h1 – tổng chiều cao đào hoặc đắp của các đỉnh
có 1 góc vuông trong khu (góc a, c, i, k và j). d e f
∑h2 – tổng chiều cao đào hoặc đắp của các đỉnh
có 2 góc vuông trong khu (góc b, d, f và g). g h i
∑h3 – tổng chiều cao đào hoặc đắp của các đỉnh R
n
có 3 góc vuông trong khu (góc h).
j k
∑h4 – tổng chiều cao đào hoặc đắp của các đỉnh Hình 11-23
có 4 góc vuông trong khu (góc e).
R - là khối lượng ngoài biên (phần gạch chéo: hình c,m,n,k,h,i,f) của lưới ô
vuông được tính riêng theo diện tích và chiều cao đào hoặc đắp trên bình đồ.

§ 11.4. VẼ LẠI BẢN ĐỒ


Ta biết rằng bản đồ bằng giấy sau một thời gian sử dụng có thể bị rách nát, hư
hỏng, cần vẽ lại để sử dụng hoặc bảo quản. Trong thực tế có nhiều phương pháp để vẽ
lại bản đồ hoặc thu, phóng bản đồ. Sau đây sẽ trình bày một số phương pháp truyền
thống.
261
262

- Nếu bản đồ cần vẽ lại cùng tỷ lệ, có thể, hoặc can lên giấy, hoặc đặt bản đồ
gốc và giấy vẽ lên mặt kính có dọi đèn ở dưới để can, hoặc dùng giấy than đệm giữa
bản đồ gốc và giấy vẽ để can, hoặc cũng có thể dùng lưới ô vuông để chuyển từng
điểm sang bản mới.
- Nếu vẽ lại có thay đổi tỷ lệ bản đồ gốc, có thể dùng các phương pháp sau đây:
+Dùng compa tỷ lệ.
Theo cấu tạo của compa tỷ lệ (hình 11-23) bản lề O có thể di chuyển được để có
tỷ số:
ab Oa
=
AB OA
Khi thu nhỏ thì đặt AB lên bản đồ 1:5000
1:1000

gốc, được ab trên giấy vẽ (hình 11-23).


∅b
+Dùng máy thu phóng. a
Bộ phận chính của máy gồm bốn ∅
B
thanh dài, nối với nhau bằng bản lề lập
A O
thành dạng bình hành hình (11-24).
Thanh giữa AB có thể di chuyển song
song với thanh CD. Bút chì Z có thể di
chuyển trên thanh AB. Đầu F của
thanh CF có kim di động. Máy lắp như
vậy dùng để thu nhỏ nguyên bản. A
O
Trước khi cho máy làm việc cần có:
B
AC = BD = BZ = x a
b

Hình 11-24

D(P) Như vậy Z nằm trên đường thẳng DF.


° Giá trị x được xác định theo tỷ lệ. Gọi tỷ lệ bản vẽ
thu nhỏ là 1: m, tỷ lệ nguyên bản là 1: M, độ dài
x
x

AB = DE = CF =CD = L; ta có:
° ° °
x x L M
° = rút ra x = .L
1: m 1: M m
F Ví dụ, muốn thu nhỏ bản đồ tỷ lệ 1: 5000 thành
bản đồ tỷ lệ 1:10000, theo công thức trên tìm
Hình 11-25 được:
500 1
x= .L = .L
1000 2
262
263

Dịch chuyển thanh AB và bút chì Z để có: DB = CA = BZ = x. Đặt giấy vẽ ở Z,


nguyên bản ở F. Đưa kim di động F theo các đường trên nguyên bản thì Z vẽ được các
đường lên giấy.
Nếu muốn phóng to bản đồ thì đổi vị trí với nguyên bản và đổi bút chì với kim di
động.
+ Phương pháp chụp ảnh
Dùng máy ảnh để chụp lại nguyên bản. Có thể chụp lại theo tỷ lệ tùy ý bằng cách
điều chỉnh khoảng cách giữa kính vật với nguyên bản và khoảng cách giữa kính vật và
kính mờ. Trên kính mờ thấy được hình ảnh của nguyên bản. Sau khi điều chỉnh theo
đúng tỷ lệ yêu cầu, thay kính mờ bằng một khung trong đó có đặt giấy ảnh. Giấy ảnh
sẽ bắt hình của nguyên bản theo tỷ lệ đã định.
Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng nhưng độ chính xác và độ rõ nét
không cao.
Ngày nay với công nghệ tin học và điện tử phát triển cùng với những thiết bị hiện
đại, công tác vẽ lại bản đồ được tiến hành nhanh chóng và chính xác cao. Để vẽ lại
bản đồ hoặc chuyển từ bản đồ giấy sang bản đồ số có thể tiến hành bằng các phương
pháp sau:
+ Phương pháp số hoá trên bàn số hoá.
Bàn số hoá (digitiger) là thiết bị dùng để chuyển từ bản đồ giấy (bản đồ tương tự)
sang bản đồ số. Với sự trợ giúp của bàn số hoá và máy tính ta tiến hành di chuột đánh
dấu theo các đường, hình, điểm…có trên bản đồ ta được hình ảnh của bản đồ được
biễu diễn bằng số trên máy tính. Từ bản đồ số này đánh thêm chữ (text) vào những vị
trí đã có trên bản đồ giấy ta được bản đồ số, từ đây có thể xem, lưu giữ hoặc in ra bản
đồ mới.
+Phương pháp quét bản đồ và số hoá trên ảnh quét.
Bản đồ có thể vẽ lại bằng cách dùng máy quét (scaner) bản đồ. Sau khi quét ta thu
được một file ảnh. Dựa vào lưới toạ độ trên bản đồ (hoặc biết trước toạ độ ba điểm
trên bản đồ) tiến hành nắn ảnh bằng các phần mềm chuyên dụng như microstation,
mapinfor… ta được bản đồ dưới dạng ảnh (raster), muốn chuyển sang bản đồ số ta
phải số hoá lại bản đồ ảnh này. Hiện nay có nhiều phần mềm chuyên dụng cho công
tác số hoá như R2V, Scan2CAD, Wintopo, Draftsman200, Rastervect…(một số phần
mềm có thể dowload trên mạng). Công tác số hoá ảnh theo các phần mềm này được tự
động hoá nên nhanh hơn nhiều so với số hoá bằng tay, ngoài ra các phần mềm này còn
có nhiều tiện ích trong việc chuyển bản đồ sang mô hình số độ cao (DEM).

263
264

264
265

CHƯƠNG XII: BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH

§ 12.1. KHÁI NIỆM VỀ BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH


Bố trí công trình là công tác trắc địa nhằm xác định vị trí mặt bằng, độ cao của
các điểm đặc trưng công trình, độ thẳng đứng của các kết cấu, các mặt phẳng xây
dựng công trình ra thực địa theo đúng bản vẽ thiết kế.
Bản đồ và mặt cắt là các tài liệu cơ bản về địa hình sử dụng cho công tác thiết kế
công trình. Người thiết kế sử dụng các tài liệu này để thiết kế các công trình dự kiến,
vẽ vị trí mặt bằng (toạ độ) của công trình, ghi số liệu về kích thước, độ cao...vv…của
chi tiết công trình ngay trên bản đồ hoặc mặt cắt. Công tác bố trí công trình sẽ dựa vào
bản đồ án thiết kế và các số liệu này kết hợp với các mốc khống chế, dùng dụng cụ và
máy móc trắc địa để đưa công trình ra mặt đất đúng với vị trí mặt bằng và độ cao theo
thiết kế. Như vậy, về nội dung bố trí công trình là công việc ngược lại so với đo vẽ
bản đồ. Trong đo vẽ bản đồ, người ta đo trên thực địa lấy số liệu để thành lập bản đồ,
độ chính xác đo tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần thành lập còn trong bố trí công trình,
người ta dựa vào bản thiết kế (bình đồ, mặt cắt) công trình để xác định các trục, các
điểm, các mặt đặc trưng của công trình trên thực địa với độ chính xác theo yêu cầu
của thiết kế. Vì vậy yêu cầu về độ chính xác trong bố trí công trình cao hơn trong đo
vẽ bản đồ.
Cơ sở hình học để chuyển đồ án công trình ra thực địa là các trục dọc và trục
ngang của công trình. Tất cả các kích thước thiết kế đều được xác định tương đối so
với các trục này. Để bố trí các điểm đặc trưng của công trình ra mặt đất theo vị trí và
độ cao phải tiến hành lập lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao trong khu
vực thi công công trình. Các lưới này phải được xây dựng trên cơ sở hệ toạ độ khi đo
vẽ bản đồ phục vụ giai đoạn thiết kế. Các dạng lưới toạ độ mặt bằng có thể lưới tam
giác, giao hội, đường chuyền… Đối với một số công trình có quy mô lớn, và đòi hỏi
độ chính xác cao phải thành lập lưới thi công bao gồm hệ thống mốc tạo thành lưới ô
vuông có cạnh từ 100 đến 200m.
Các trục của công trình cần bố trí được chia thành ba loại:
- Trục chính:
+ Đối với công trình có dạng tuyến (ví dụ: Đập chắn nước, kênh mương, đê điều,
đường giao thông, đường hầm…) trục chính là trục dọc của công trình.
+ Đối với công trình có dạng hình khối (nhà, cống, bể chứa…) trục chính là trục
đối xứng của công trình.
Trục chính của công trình được đo nối với lưới khống chế cơ sở.
- Trục cơ bản: là trục của các bộ phận quan trọng trong công trình và thường có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Các trục này được bố trí với độ chính xác cao hơn.
- Trục phụ trợ: là các trục để bố trí các bộ phận chi tiết của công trình.
265
266

Khi bố trí công trình cần tham khảo những tài liệu, bản vẽ sau:
+ Bình đồ tổng thể của toàn khu xây dựng.
+ Bản vẽ bố trí các trục chính, trục cơ bản của công trình.
+ Bản vẽ móng công trình.
+ Bản vẽ mặt cắt công trình.
Công tác bố trí công trình được tiến hành theo ba giai đoạn:
1. Bố trí cơ bản
Từ các mốc của lưới khống chế mặt bằng, bố trí các điểm trục chính, trục cơ bản,
các đường ranh giới, vị trí từng hạng mục công trình và đánh dấu bằng các mốc cố
định. Trong giai đoạn này, yêu cầu độ chính xác cỡ từ 3 đến 5 cm.
2. Bố trí chi tiết công trình.
Dựa vào các trục chính, trục cơ bản, tiến hành bố trí các trục dọc, trục ngang
của các bộ phận công trình, đồng thời với việc bố trí các điểm và mặt phẳng theo
những độ cao thiết kế. Giai đoạn này nhằm xác định vị trí tương hỗ của các yêu tố của
công trình nên độ chính xác phải cao hơn so với giai đoạn bố trí cơ bản và đạt khoảng
2-3 mm.
3. Bố trí công nghệ.
Công tác bố trí trong giai đoạn này nhằm đảm bảo lắp đặt và điều chỉnh các cấu
kiện xây dựng và thiết bị kĩ thuật, giai đoạn này đòi hỏi độ chính xác cao nhất từ 0,1 -
1mm.
Như vậy bố trí công trình cũng tuân thủ nguyên tắc chung của trắc địa là “từ tổng
thể đến chi tiết” nhưng yêu cầu về độ chính xác ở đây lại đòi hỏi cao dần, giai đoạn
sau cao hơn giai đoạn trước.
§ 12.2. BỐ TRÍ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN
Các yếu tố cơ bản trong bố trí công trình đó là: góc, độ dài, độ cao và độ dốc thiết
kế.
1. Bố trí một góc theo thiết kế ra ngoài mặt đất
Trên thực địa có hai mốc A và B, từ A dựa vào hướng AB cần bố trí góc β cho
trước theo thiết kế, tức là phải dựng hướng AC sao cho góc BAC=β.
Công tác bố trí được tiến hành như sau: Đặt máy kinh vĩ tại A, tiến hành dọi điểm
và cân bằng máy. Để máy ở vị trí thuận kính, ngắm về B, đọc trị số trên vành độ
ngang là a (thông thường cho a gần bằng 00) rồi quay máy đi một góc β, nghĩa là trị số
trên vành độ ngang lúc này là (a+β), khoá bàn độ ngang, trên hướng ngắm đó theo chỉ
đứng của lưới chữ thập ra hiệu đánh dấu điểm C1. Đảo ống kính và thao tác tương tự
ta đánh dấu được điểm C2.

266
267

Do máy tồn tại sai số trục ngắm (sai số 2C) nên điểm C2 có thể không trùng với
điểm C1 (hình 12.1a). Như vậy hướng đường phân giác góc C1AC2 là hướng AC cần
bố trí. Cách làm đơn giản là chia đôi đoạn C1C2 sẽ cắm được điểm C. Góc BAC là
góc cần bố trí.
Để bố trí góc với độ chính xác cao hơn thì sau khi bố trí được điểm C theo
phương pháp trên ta tiến hành đo lại góc BAC nhiều lần và xác định được giá trị chính
xác là βđo. Như vậy cần phải chỉnh góc βđo so với góc cần bố trí β một giá trị là Δβ= β-
βđo. Do giá trị Δβ rất bé nên việc chỉnh lý góc từ βđo về β có thể tiến hành bằng cách
xê dịch điểm C về C0

C C2 C
C0
C1

Δβ

T B β
B §
β ®o
A A
Hình 12-1a Hình 12-1b
một đoạn nhỏ ΔS= CC0 (xem hình12-1b). Ở đây ΔS được tính theo công thức:
ΔS= S.Δβ”/ρ,, (12-1)
Trong đó: S = AC
Để xác định điểm C0, từ điểm C ta đặt vuông góc với BC một đoạn CC0 = ΔS (về
phía nào tuỳ thuộc vào dấu Δβ). Góc BAC0 là góc cần bố trí.
2. Bố trí chiều dài theo thiết kế ra ngoài mặt đất
Trong xây dựng công trình thường yêu cầu bố trí chiều dài đã biết ra mặt đất.
Trên thực địa từ mốc A theo hướng cho trước cần bố trí một chiều dài có hình chiếu
ngang bằng giá trị thiết kế.
Để bố trí, đầu tiên từ điểm A theo hướng cần bố trí dùng thước thép đặt khoảng
cách bằng thiết kế đã cho và đánh dấu điểm cuối là B’ (Hình 12-2). Sau đó đo lại
khoảng cách này bằng thước thép và tiến hành hiệu chỉnh tất cả các sai số (như đã
trình bày trong chương III) vào kết quả đo, ta nhận được khoảng cách ngang của đoạn
AB’ vừa bố trí là:
Lđo= Ltkế - ΔLK- ΔLV- ΔLt (12-2)
Trong đó:
ΔLK– cải chính do kiểm nghiệm thước thép.
ΔLV – Số cải chính do độ dốc mặt đất.
267
268

ΔLt – Số cải chính do nhiệt độ.


Từ đây ta tính được số cải chính ΔL cho chiều dài cần bố trí theo công thức sau:
ΔL= Ltkế- Lđo
hay L tkÕ
ΔL=ΔLK+ ΔLV+ ΔLt L ®o L

A Hình 12-2 B' B


’ ’
Tiếp theo từ B , theo hướng AB ta đặt thêm đoạn ΔL và đánh dấu được B.
Chiều dài AB chính là chiều dài thiết kế cần bố trí.
Trường hợp dùng máy đo dài điện tử thì việc bố trí chiều dài đơn giản hơn vì máy
tự động cho khoảng cách nằm ngang. Còn khi dùng thước thép đã kiểm nghiệm để bố
trí thì cần chú ý rằng số hiệu chỉnh sẽ có dấu ngược lại với số hiệu chỉnh khi đo dài.
3. Bố trí độ cao theo thiết kế ra ngoài mặt đất
Trong xây dựng công trình, bố trí một độ cao đã biết ra ngoài mặt đất thường
dùng phương pháp đo cao hình học. Để chuyển ra thực địa độ cao thiết kế cần dựa vào
một mốc độ cao gần nhất có trong khu vực. Giả sử R là mốc cơ sở có độ cao là HR, tại
B cần bố trí có độ cao thiết kế HTK (hình 12-3). Tiến hành đặt máy thuỷ bình ở khoảng
giữa hai điểm R và B và đọc được trị số trên mia R là a, từ đây tính được độ cao của
trục ngắm: HTN = HR + a
Muốn độ cao đỉnh cọc tại B bằng độ cao thiết kế (HTK) thì số đọc mia tại cọc B
phải là:
b = HR + a - HTK hay b= HTN - HTK (12-3)
Căn cứ vào số đọc b tính được theo (12-3) mà điều chỉnh mia tại B (nâng lên hoặc
hạ xuống) để có số đọc trên mia bằng b. Khi đó mặt đáy mia B sẽ là độ cao thiết kế
(HTK) và có thể dùng sơn hoặc cọc để đánh dấu.

b
MÆt thiÕt kÕ
B a
HTN
HTK R

HR
MÆt thñy chuÈn

Hình 12-3
Hoặc có thể tiến hành bố trí theo phương pháp sau:
268
269

Tạm thời đóng cọc tại điểm B, dùng máy thủy bình đo chênh cao giữa mốc R và
cọc B được hRB = a- b. Từ đây ta có: HB = HR+ hRB . Tại điểm B cần bố trí một độ cao
bằng HTK , do vậy ta cần điều chỉnh độ cao cọc B (nâng lên hoặc hạ xuống) một đại
lượng Δh= HTK- HB. Cọc B được nâng lên khi Δh> 0 và hạ xuống khi Δh< 0.
Trong trường hợp muốn chuyển độ cao theo phương thẳng đứng thì trước tiên
phải đánh dấu độ cao trục ngắm HTN (có thể vạch lên tường, cột trụ....), sau đó từ vạch
độ cao trục ngắm này dùng thước thép hoặc mia đặt trực tiếp một khoảng là Δh= HTN -
HTK sẽ được độ cao điểm cần chuyển. Lưu ý đặt xuống phía dưới khi Δh > 0 và lên
phía trên khi Δh < 0.
Những nguồn sai số chủ yếu trong bố trí độ cao gồm sai số số liệu gốc, sai số do
máy, sai số đọc số, sai số đặt và đọc trị số b, sai số đánh dấu điểm B.
4. Bố trí đường thẳng và mặt phẳng theo độ dốc thiết kế
a. Bố trí đường thẳng có độ dốc thiết kế.
Khi thi công xây dựng các công trình kênh, mương, đường giao thông, lắp đặt
ống dẫn nước, cống thoát nước, v.v… phải bố trí các điểm trên tuyến có độ dốc theo
đồ án thiết kế. Có thể dùng một số phương pháp sau đây.
- Phương pháp thứ nhất: Giả sử cho điểm A có độ cao là HA. Cần bố trí độ dốc i0
dọc theo tuyến AB (hình 12-4).
Đặt máy thủy bình tại A, sau khi cân bằng xác định chiều cao máy i. Trên tuyến
AB đánh dấu các điểm cần bố trí độ cao 1, 2…n với các khoảng cách d1, d2…dn tính
từ A. Theo độ dốc cho trước i0 ta tính được độ cao các điểm cần bố trí là:
Hk= HA+ i0.dk (12-4)
Trong đó: k= 1, 2…n
Như vậy để có độ dốc tuyến là i0 số đọc mia tại các điểm cần bố trí được tính theo
công thức:
bk= i + i0.dk (12-5)

b1 b2 bk bn

i
A 1 2 k
B
d1
d2
dk
dn
Hình 12-4

269
270

Lần lượt đặt mia tại các điểm cần bố trí 1, 2, …n, từ từ di chuyển mia theo
phương thẳng đứng cho đến khi số đọc trên mia là b1, b2 …bn tương ứng tính theo (2-
5), lúc đó mặt phẳng đáy mia sẽ có độ cao cần bố trí, tiến hành đánh dấu các điểm
này. Đường thẳng đi qua các điểm đã bố trí 1, 2, …n có độ dốc theo thiết kế.
- Phương pháp thứ hai: Giả sử trên hướng A- B cần bố trí các điểm có độ cao
theo một độ dốc cho trước. Trước hết tại A và B đóng hai cọc có độ cao đảm bảo đúng
độ dốc thiết kế. Sau đó đặt máy thuỷ bình tại A sao cho hai ốc cân bất kì song song
với đường thẳng AB và đo chiều cao máy là i. Ngắm về mia dựng tại B và vặn hai ốc
cân này ngược chiều nhau cho tới khi trị số đọc được trên B theo giây giữa bằng i
(hình 12-5). Như vậy trục ngắm đang song song với đường có độ dốc thiết kế. Nếu
dùng máy kinh vĩ thì đơn giản hơn, thay cho việc dùng hai ốc cân ta dùng ốc vi động
đứng điều chỉnh số đọc trên mia tại B về trị số là i.

i
i
i
i

i B
b D
C
A

Hình 12-5
Để xác định các điểm chi tiết trên đường thẳng AB (thí dụ C, D), ta dựng và điều
chỉnh mia (nâng lên hoặc hạ xuống) ở các vị trí đó sao cho số đọc trên mia đúng bằng
i, khi đó mặt đáy mia (tại C và D) sẽ nằm trên đường theo độ dốc thiết kế, dùng sơn
hoặc cọc để đánh dấu.
b. Bố trí mặt phẳng thiết kế.
Để phục vụ cho công tác san nền khu xây dựng, thi công bề mặt công trình dân
dụng, công nghiệp, sân bay…cần phải bố trí mặt phẳng dốc hoặc ngang. Mặt phẳng
ngang là trường hợp đặc biệt của mặt phẳng dốc khi có độ dốc iTK = 0, nên sau đây chỉ
trình bày cách bố trí mặt phẳng dốc. Thực chất của công tác bố trí này là bố trí độ cao
một số điểm nằm trên mặt thiết kế. Hai phương pháp bố trí mặt phẳng đã biết độ dốc
thường được áp dụng trong thực tế là phương pháp đo cao ô vuông và phương pháp
tia ngắm nghiêng.
2 Dèc theo trôc däc
1
Dèc theo trôc ngang

3
A B
M¸y TB

270
D C
Hình 12-5
271

Phương pháp đo cao ô vuông được áp dụng khi mặt phẳng cần bố trí có độ dốc và
phạm vi thi công lớn. Trước hết bố trí các cọc tạo thành lưới ô vuông trên mặt đất, chú
ý để trục lưới ô vuông song song với đường dốc thiết kế. Tiếp theo dùng máy thuỷ
bình xác định độ cao các cọc tại các đỉnh ô vuông. Sau đó tìm hiệu số độ cao thiết kế
với độ cao các cọc tại các đỉnh ô vuông. Giá trị này trong xây dựng gọi là độ cao thi
công.
Phương pháp tia ngắm nghiêng được áp dụng khi độ dốc mặt phẳng cần bố trí
nhỏ. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc đưa mặt phẳng ngắm của máy thuỷ bình
song song với mặt phẳng cần bố trí. Trước tiên bố trí các điểm A, B, C, D có độ cao
đảm bảo cho mặt phẳng ABCD có độ dốc theo thiết kế (Hình 12-6). Đặt máy và điều
chỉnh ba ốc cân theo phương pháp nhích dần sao cho số đọc mia dựng tại các điểm A,
B, C, D bằng nhau (thí dụ bằng a), lúc này máy có mặt phẳng ngắm song song với mặt
thiết kế. Muốn xác định các điểm khác ta tiến hành dựng mia và điều chỉnh mia cho
tới khi số đọc mia bằng a thì mặt đáy mia sẽ nằm trên mặt phẳng theo độ dốc thiết kế.
Trong trường hợp dùng máy kinh vĩ thì đặt máy tại điểm đầu (thí dụ điểm A) đã
được bố trí bằng độ cao thiết kế, tiến hành đo chiều cao máy. Ngắm theo hướng theo
các trục (dọc hoặc ngang) cần bố trí, đặt vành độ đứng theo góc nghiêng thiết kế và cố
định ống kính, lúc đó trục ngắm có độ dốc bằng độ dốc thiết kế. Trên hướng ngắm ta
lần lượt dựng mia tại các điểm cần bố trí và nâng lên hoặc hạ xuống sao cho số đọc
mia đúng bằng chiều cao máy, lúc đó vị trí đáy mia nằm trên mặt thiết kế. Các điểm
này có thể đánh dấu bằng cọc tre hoặc gỗ.

§ 12.3. BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH RA NGOÀI MẶT ĐẤT


Chúng ta đều biết đường, mặt phẳng hay một khối công trình… là tập hợp của
nhiều điểm. Vì vậy có thể nói điểm là đối tượng cơ bản nhất trong bố trí công trình.
Để tiến hành bố trí các điểm mặt bằng ra thực địa có thể áp dụng phương pháp toạ độ
cực, toạ độ vuông góc, giao hội cạnh, giao hội góc và giao hội hướng chuẩn. Việc lựa
chọn phương pháp này hay phương pháp khác phụ thuộc vào dạng công trình, điều
kiện địa hình, điều kiện thi công, vị trí các mốc trắc địa và một số yếu tố khác. Dưới
đây là nội dung cơ bản của một số phương pháp thông dụng.
1. Phương pháp toạ độ cực
Giả sử trên công trường có hai mốc A và B là điểm của lưới khống chế cơ sở với
toạ độ x, y đã được xác định. Cần bố trí điểm M theo toạ độ đã cho trong thiết kế
(hình 12-6).
Điểm M được bố trí ở thực địa bằng cách tại điểm A so với hướng AB dựng góc
βM (góc cực) ta xác định được hướng AM và trên hướng đó dựng khoảng cách ngang
DM (bán kính cực) sẽ xác định được điểm M.
271
272

a. Tính toán số liệu cần bố trí:


Góc cực β và bán kính cực d được tính từ số liệu cho trước và theo các công thức
sau:
βM = αAM- αAB (12-6)
yM − yA x M − xA
DM= Δx 2 + Δy 2 hoặc DM= = (12-7)
sin α AM cos α AM
Trong đó:
yM − yA y − yA
α AM = artg và α AB = artg B
xM − xA xB − xA
Δx= xM- xA và Δy= yM- yA
B¾c B

αAM

αAB βM
A
DM M

Hình 12-6
b. Phương pháp bố trí:
Trên thực địa ta đặt máy kinh vĩ tại A, dựa vào hướng gốc AB dựng góc βM ở hai
vị trí bàn độ (thuận và đảo), rồi lấy hướng trung bình là AM và trên hướng này xuất
phát từ A đặt khoảng cách DM ta được điểm M cần bố trí.
Vì độ lệch tâm tiêu ngắm, tâm máy và sai số đánh dấu điểm M rất nhỏ (có thể bỏ
qua) nên độ chính xác bố trí điểm M theo phương pháp toạ độ cực (m0) chủ yếu phụ
thuộc vào sai số bố trí góc mβ, sai số bố trí cạnh md, sai số số liệu gốc mg và được xác
định theo công thức sau:
mo2 = md2 +d 2mβ2/ρ2+ mg2 (12-8)
Phương pháp này được áp dụng cho các công trình có địa hình tương đối bằng
phẳng, thuận lợi cho công tác bố trí chiều dài.
2. Phương pháp giao hội góc
Nội dung của bài toán ở đây là biết vị trí và toạ độ hai mốc khống chế A, B, cần
bố trí điểm M với toạ độ đã biết (hình 12-7). Bản chất của phương pháp này là đồng
thời dựng góc β1 và β2 bằng hai máy kinh vĩ đặt tại hai điểm mốc đã biết là A và B.
Giao điểm của hai hướng AM1 và BM2 sẽ cho ta vị trí điểm M cần tìm.
a. Tính toán số liệu cần bố trí:
272
273

Từ toạ độ x, y của các điểm A, B và M ta tính được αAM và αAB theo công thức
sau:
yM − yA y − yA
α AM = artg và α AB = artg B (12-9)
xM − xA xB − xA
Tương tự ta tính được αBM và αBA. Lưu ý ở đây αBA = αBA ± 180°
Theo hình (12-7) ta xác định được: β1 = αAB -αAM và β2 = αBM -αBA (12-10)

b. Phương pháp bố trí:


Trên thực địa đặt hai máy kinh vĩ tại A và B, máy tại A lấy hướng ban đầu 0°
00’ 00” về B dựng góc (360°- β1) ta được hướng AM1, tương tự máy tại B lấy hướng
ban đầu 0° 00’ 00” về A dựng góc β2 ta được hướng BM2, giao điểm hai hướng ngắm
này là điểm M cần bố trí.
Cách xác định giao điểm
này như sau: người cầm sào M2 M1
M
tiêu đi dọc theo tuyến ngắm
γ
của máy A cho tới khi sào
tiêu xuất hiện trên tuyến 360°-β 1
ngắm của máy tại B, đó là vị β1 β2
trí điểm M cần bố trí. A B
Sai số vị trí điểm M
được xác định theo công
Hình 12-7
thức:
mβ 2 2
mM= D1 + D 2 (12-11)
ρ sin γ
Trong đó:
mβ- sai số trung phương bố trí góc.
D1, D2- khoảng cách từ máy tại A và tại B tới điểm M.
γ- Góc nhìn từ M về điểm A và B.

273
274

Như vậy độ chính xác của vị trí điểm M phụ thuộc vào sai số bố trí góc β1 và β2,
giá trị của góc giao hội (γ) và khoảng cách từ máy tới điểm cần bố trí. Khảo sát theo
công thức (12-11) ta thấy điểm M được xác định với độ chính xác cao nhất khi (γ)
bằng 900 và thấp nhất khi (γ) gần bằng 00 hoặc 1800. Do vậy phương pháp này chỉ áp
dụng cho trường hợp khi góc giao hội 1200 ≥ γ ≥ 600 tức khi 1200 ≥ β1+β2 ≥ 600. Để
nâng cao độ chính xác của phương pháp có thể dùng máy kinh vĩ đo lại cả 3 góc trong
tam giác ABM với độ chính xác cao, rồi điều chỉnh sai số khép tam giác cho ba góc
đo, tính toạ độ điểm M vừa bố trí. So sánh toạ độ tính được với toạ độ thiết kế cho
trước để chuyển dịch điểm M trên thực địa về vị trí chính xác. Và đây chính là nội
dung của phương pháp tam giác khép kín.
3. Phương pháp giao hội cạnh
Cũng tương tự hai phương pháp trên nội dung của bài toán ở đây là biết vị trí và
toạ độ hai mốc khống chế A, B, cần bố trí điểm M với toạ độ đã biết (hình 12-8). Theo
phương pháp này điểm M được bố trí dựa vào khoảng cách từ nó đến mốc A và B
tương ứng là D1, D2. Như vậy điểm M cần bố trí chính là giao điểm của hai cung tròn
có tâm A và B với bán kính D1 và D2.
a. Tính toán số liệu cần bố trí:
Từ số liệu tọa độ của mốc A, B và điểm M cần bố trí, ta tính khoảng cách giao hội
theo công thức:
D1 = Δx1 2 + Δy1 2 và D2 = Δx 2 2 + Δy 2 2 (12-12)
Trong đó:
M
Δx 1 = x M − x A
Δy1 = y M − y A D1 D2

và Δx 2 = x M − x B
Δy 2 = y M − y B
A B

Hình 12-8
b. Phương pháp bố trí:
Sau khi tính được khoảng cách từ điểm cần bố trí M đến mốc A và B là D1 và D2,
ta nhận thấy rằng vị trí của điểm M là giao điểm của hai đường tròn tâm ở điểm A với
bán kính D1 và tâm ở điểm B với bán kính D2. Cần lưu ý theo nguyên lý này sẽ có hai
giao điểm đối xứng qua đường thẳng A-B, do vậy phải dựa vào tọa độ của điểm M,
hoặc vị trí của nó trên bản vẽ để xác định vị trí đúng của điểm cần bố trí.
Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc vào sai số bố trí D1, D2, sai số số liệu
gốc và phụ thuộc vào góc giao hội. Phương pháp giao hội cạnh thường áp dụng ở khu
vực tương đối bằng phẳng, ít chướng ngại vật và có các độ dài cần bố trí D1, D2 ngắn
hơn độ dài của thước thép và góc giao hội nằm trong khoảng từ 400 đến 1800.
274
275

4. Phương pháp toạ độ vuông góc


Phương pháp này thường được áp dụng khi trên khu vực đã thành lập lưới ô
vuông thi công, tại các đỉnh ô vuông được đóng mốc và xác định toạ độ. Để bố trí
điểm M theo toạ độ thiết kế ta nên chọn mốc lưới ô vuông gần nhất (trên hình 12-9 là
mốc A). Đặt máy kinh vĩ tại đỉnh A của lưới ô vuông ngắm dọc hướng AB (theo trục
Y) và dựng đoạn AM’ có chiều dài là ÌY= YM– YA, đóng được cọc M’. Chuyển máy
tới M’ mở góc vuông hợp với cạnh AB và dọc theo hướng ngắm này dựng đoạn M’M
có chiều dài bằng ÌX= XM– XA xác định được điểm M cần bố trí.
Độ chính xác của phương pháp bố trí phụ thuộc vào sai số bố trí chiều dài ÌX,
ÌY, và sai số dựng góc vuông mβ. Sai số trung phương của điểm bố trí M tùy thuộc
trình tự bố trí theo trí theo ÌY hay ÌX trước mà được tính theo các công thức sau:
C - Nếu bố trí theo trình tự trí ÌY- β- ÌX:
2

X mM2= mΔX2+ mΔY2+ ΔΧ 2 (12-13)
ρ 2

M
- Nếu bố trí theo trình tự ÌX- β- ÌY:
2
ΔΧ

mM2=mΔX2+ mΔY2+ 2
ΔΥ 2 (12-14)
90° B
ρ
A ΔΥ M' Y

Hình 12-9
Từ công thức (12-13) và (12-14) ta nhận thấy sai số bố trí điểm M theo phương
pháp này còn phụ thuộc vào thứ tự bố trí các gia số toạ độ. Rõ ràng sai số bố trí sẽ nhỏ
hơn nếu tiến hành bố trí theo trình tự: Đầu tiên bố trí gia số toạ độ lớn theo cạnh lưới ô
vuông, sau đó mới đặt gia số toạ độ nhỏ theo đường vuông góc vừa dựng.

§ 12.4. BỐ TRÍ ĐƯỜNG CONG CÔNG TRÌNH


Đối với công trình có dạng chạy dài như kênh, mương, đê, đường… khi
hướng công trình thay đổi, người ta phải nối tiếp các hướng bằng các cung cong với
mục đích để cho nước chảy thuận, ít gây xói lỡ bờ đối với các công trình thủy lợi, và
tạo độ cua nhất định để phương tiện giao thông có thể đi lại dễ dàng đối với đường
giao thông. Đường cong công trình trên thực địa có thể được bố trí bằng các điểm
chính và điểm phụ của đường cong.
1. Bố trí các điểm chính đường cong
Giả sử có hai tuyến xx và yy của công
y
trình cắt nhau tại N. Nối tiếp hai tuyến bằng C
đường cong tâm O bán kính R tại hai tiếp điểm
là Đ và C (hình 12-10). x
ϕ
Đường cong bao gồm ba điểm chính là:
N d
G 275
y

O
R
276

φ R
B
N G
Điểm đầu (Đ), điểm giữa (G) và điểm cuối đường
cong (C). K φ/2

Vị trí các điểm này phụ thuộc vào góc chuyển φ/2
O
hướng (góc ngoặt) ϕ và bán kính đường cong R. Góc R

ngoặt ϕ đo được ở ngoài thực địa, còn bán kính §


đường cong R được chọn dựa vào
Hình 12-10
điều kiện địa hình, tính chất quy mô và các tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình.
Khi biết ϕ và R, căn cứ vào điều kiện hình học trên hình 12-11 tính được các
yếu tố cơ bản của đường cong:
ϕ
+ Độ dài tiếp tuyến: T = R.tg
2
πϕ
+ Độ dài đường cong ĐC: K = R.
180 0

+ Độ dài đường phân giác: B = R ⎛⎜ sec ϕ − 1⎞⎟ (12-15)


⎝ 2 ⎠
+ Độ rút ngắn đường cong: D = 2T - K
hay D = R.⎛⎜ 2tg ϕ − π.ϕ ⎞⎟
⎝ 2 180 ⎠
Hình 12-11

276
273

Các yếu tố cơ bản của đường cong T, K, B và D có thể tính theo công thức (12-
15) hoặc có thể tra bảng tính sẵn với R và ϕ làm số dẫn.
Việc bố trí các điểm chính đường cong được tiến hành như sau: Từ điểm ngoặt N
(hình 12-11) theo tuyến xx bố trí một khoảng cách bằng độ dài tiếp tuyến (T) xác định
được điểm đầu đường cong (điểm Đ), và theo tuyến yy tiến hành tương tự xác định
được điểm cuối đường cong (điểm C). Để xác định điểm giữa đường cong (điểm G),
đặt máy kinh vĩ tại N xác định hướng đường phân giác góc ĐNC và trên hướng đó từ
N bố trí một đoạn bằng B ta được điểm G.
Dựa vào các yếu tố cơ bản này và số hiệu (lý trình) điểm ngoặt LN, ta sẽ tính được
số hiệu các cọc chính của đường cong theo các công thức sau:
LĐ = LN-T
LG = LĐ+K/ 2
LC = LG + K/2
Để kiểm tra dùng công thức: LC = LN+ T- D và LG = LC- K/2
Trong đó:
LĐ- Số hiệu (lý trình) cọc đầu đường cong.
LG- Số hiệu (lý trình) cọc giữa đường cong.
LC- Số hiệu (lý trình) cọc cuối đường cong.
Sau đây là ví dụ về cách tính toán các số hiệu cọc chính trên đường cong:
Số liệu đã biết:
- Số hiệu cọc tại điểm ngoặt N: 4/3+5.5m.
- Bán kính R= 150m và ϕ= 44°30’.
Theo công thức (12-15) ta tính được các yếu tố cơ bản của đường cong:
T= 61.4m; B= 12-1m; K= 116.4m và D= 6.4m.
Từ đây tính số hiệu các cọc chính:
Số hiệu cọc N:…………… K3+ 405.5m hay: 4/3+ 5.5m
- T: …………… - 61.4m
Số hiệu cọc Đ:…………… K3+ 344.1m hay: 4/3+44.1m
+ K/2:……………. +58.2m
Số hiệu cọc G:…………… K3+ 402.3m hay: 4/3+ 2.3m
+ K/2:……………. - 58.2m
Số hiệu cọc C:…………… K3+ 460.5m hay: 4/3+60.5m
Kiểm tra:
Số hiệu cọc N:…………… K3+ 405.5m hay: 4/3+ 5.5m
+ T: …………… + 61.4m
273
274

- D: …………… - 6.4m
Số hiệu cọc C:…………… K3+ 460.5m hay: 4/3+60.5m
- K/2:……………. - 58.2m
Số hiệu cọc G:…………… K3+ 402.3m hay: 4/3+ 2.3m
2. Bố trí điểm chi tiết đường cong
Khi đường cong nối tiếp có bán kính R khá lớn và địa hình phức tạp, nếu chỉ bố
trí các điểm chính của đường cong thì không thể xác định chính xác vị trí đường cong
ở ngoài mặt đất. Do vậy, cần phải bố trí thêm một số điểm nữa cách đều nhau một
khoảng bằng (k) nằm trên đường cong gọi là điểm chi tiết đường cong. Khoảng (k)
giữa các điểm chi tiết phụ thuộc vào bán kính R của đường cong và được qui định như
sau:
k = 5m nếu R < 100m.
k = 10m nếu 100m≤R≤500m
k = 20m nếu R > 500m.
Có nhiều phương pháp bố trí điểm chi tiết đường cong, dưới đây sẽ trình bày một
số phương pháp thông dụng nhất:
a. Phương pháp toạ độ vuông góc
Bản chất của phương pháp toạ vuông góc là xác định vị trí các điểm chi tiết 1,
2.... n cách đều nhau một khoảng (k) trên đường cong thông qua các giá trị toạ độ xi, yi
của chúng trong hệ toạ độ vuông góc giả định. Hệ toạ độ giả định này nhận điểm đầu
(điểm Đ) hoặc điểm cuối (điểm C) đường cong làm gốc và hướng tiếp tuyến với
đường cong làm trục tung (ĐN hoặc CN) còn trục hoành là ĐO hoặc CO (hình 12-12).
Để tính toạ độ xi yi cần phải tính góc ở tâm γ chắn cung có độ dài bằng (k) theo công
thức:
180 0
γ= .k (12-16)
π .R
Toạ độ các điểm chi tiết được xác định như sau:
xi = R.sin(i.γ)
yi =R – Rcos(i.γ) (12-17)
x
2
hay yi = 2R.sin (i.γ/2)
Trong đó:
R- là bán kính đường cong. 2
x2
i- thứ tự điểm chi tiết
Cách bố trí các điểm chi tiết như k
O
sau: x1 1

k γ 274
O
§ γ
y1 y2 y
275

Ngoài thực địa, kể từ điểm đầu


(hoặc cuối) đường cong, trên hướng
tiếp tuyến Đ-x (hoặc C-y) ta lần lượt
bố trí các khoảng cách bằng xi.Tại
đầu mút các khoảng cách này dựng
hướng vuông góc với tiếp tuyến (bằng
ê ke hoặc máy kinh vĩ) và trên các
hướng đó đặt các khoảng cách bằng
các tung độ yi, ta sẽ xác định được vị Hình 12-12
trí các điểm chi tiết i (i =1,2,...n) trên
đường cong.
b. Phương pháp toạ độ cực
Trong phương pháp này, góc cực để bố trí các điểm chi tiết là góc hợp bởi tiếp
tuyến và các tia đi từ điểm đầu Đ (hoặc điểm cuối C) tới các điểm chi tiết trên đường
cong còn bán kính cực là chiều dài dây cung giữa điểm đầu Đ (hoặc điểm cuối C) tới
các điểm chi tiết này. Vì vậy phương pháp này còn được gọi “phương pháp góc lệch
và dây cung ”.
Giả sử cần bố trí các điểm chi tiết 1, 2…n trên đường cong (hình 12-13) cách
nhau một khoảng là k, từ đây tìm được góc ở tâm γ theo công thức (12-16). Theo các
góc lệch ta tìm được chiều dài các dây cung tương ứng:
- Điểm 1: S1 = 2Rsin(γ/2)
N
- Điểm 2: S2 = 2Rsin(2.γ/2)
………………………….
2
- Điểm n: Sn = 2Rsin(n.γ/2)
Tổng quát:
- Điểm i: Si = 2Rsin(i.γ/2) 1 s2
γ/ 2
Ở đây: i =1,2…n s1 R
γ 2γ
§ γ
Hình 12-13 O
Phương pháp bố trí các điểm chi tiết được tiến hành như sau: đặt máy kinh vĩ tại
Đ, lấy hướng ban đầu về điểm ngoặt N và mở một góc bằng γ/2, từ Đ theo hướng
ngắm này bố trí một đoạn bằng S1 ta xác định được điểm 1. Lần lượt mở các góc γ,
3γ/2…nγ/2 và bố trí các giây cung tương ứng S2, S3…Sn sẽ đóng được các cọc chi
tiết 2, 3… n trên đường cong.
c. Phương pháp dây cung kéo dài

275
276

Theo phương pháp này, đầu tiên bố trí điểm 1 trên đường cong bằng phương pháp
toạ độ vuông góc. Sau đó kéo dài dây cung Đ-1 thêm một đoạn 1- 1’ có chiều dài bằng
S = Đ-1 (hình 12-14). Giả sử 2 là điểm chi tiết trên đường cong sao cho dây cung 1-2
cũng có giá trị bằng S. Theo hình vẽ ta có tam giác OĐ1 đồng dạng với tam giác 11’2
2 − 1' 1 − 1' d s
(vì hai tam giác cân có góc ở đỉnh bằng nhau), suy ra: = → =
2 −1 O −1 s R
s2
vậy: d= (12-18)
R
Từ đây, suy luận ra cách bố trí điểm 2 như sau: sau khi cắm được điểm 1 bằng
phương pháp toạ độ vuông góc, kéo dài Đ-1 thêm một đoạn S = Đ-1 đóng cọc tạm 1’.
Điểm 2 sẽ là giao điểm của hai cung tròn có tâm tại 1 và 1’ với bán kính là S và d.
Tiếp tục trên hướng 1-2 kéo dài thêm một đoạn S được điểm 2’. Từ 2’ và 2 thực hiện
giao hội cạnh với các khoảng cách S và d sẽ xác định được điểm 3. Cứ tiến hành
tương tự ta bố trí các điểm chi tiết trên đường cong.

1' d
2
s
s
γ
1

R
γ
s
R γ
§ O

Hình 12-14

276
277

§ 12.5. BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH BẰNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ


Trong những năm gần đây máy toàn đạc điện tử (Electric Total Station) được ứng
dụng rộng rãi trong công tác trắc địa, công nghệ này mở ra trang mới đối với công tác
đo vẽ bản đồ và bố trí công trình. Nó không chỉ mang lại tính tự động hoá, hiệu quả
cao trong công tác mà còn nâng cao độ chính xác trong đo đạc. Hiện nay trên thị
trường Việt nam có nhiều loại máy toàn đạc điện tử do các hãng khác nhau trên thế
giới sản xuất như Leica (Thụy sỹ), Sokkia, Topcon (Nhật bản), Trimble (Mỹ)…rất đa
dạng và phong phú về chủng loại cũng như độ chính xác. Các loại máy có thể khác
nhau về hình thức, về độ chính xác, về cách thao tác các phím điều khiển… nhưng đều
có chung một nguyên lý hoạt động, do đó trong phần này chúng tôi giới thiệu về
nguyên lý làm việc chung trong bố trí công trình cho các loại máy toàn đạc điện tử
(ETS). Trong CPU của máy có hẳn một modul cho công tác bố trí công trình (seting
out). Việc bố trí công trình sẽ trở nên đơn giản rất nhiều vì toàn bộ phần tính toán đều
do máy thực hiện.
1. Bố trí góc đã biết ra mặt đất:
Thí dụ cần bố trí góc theo thiết kế (BAC), ta đặt máy tại A và vào menu bố trí
góc sau đó nhập vào máy tọa độ x, y của điểm B để lấy hướng và giá trị góc cần bố trí.
Ngắm máy về gương đo tại mốc B để lấy hướng gốc (backsight) và ấn phím thực hiện
phép đo (thường là phím OK), sau đó quay ống kính quanh trục đứng, trên màn hình
sẽ hiện lên độ sai lệch so với góc cần bố trí, dựa vào độ sai lệch này quay ống kính
cho tới khi độ lệch này bằng 0. Theo hướng ngắm này ta đánh dấu điểm C, ta có góc
BAC cần bố trí.
2. Bố trí chiều dài ra mặt đất:
Thí dụ cần bố trí chiều dài theo thiết kế (AB), ta đặt máy tại A và vào menu bố trí
chiều dài sau đó đưa các thông số về nhiệt độ, áp suất, máy sẽ tự tính số hiệu chỉnh St
(còn SV không cần vì máy đặt ở chế độ đo khoảng cách ngang). Trên hướng AB ngắm
về gương phản chiếu và ấn phím thực hiện phép đo (thường là phím OK), trên màn
hình sẽ hiện lên độ sai lệch so với khoảng cách cần bố trí, dựa vào độ sai lệch này
người đứng máy ra hiệu cho người cầm gương dịch chuyển xa ra hoặc gần lại theo
hướng ngắm cho tới khi độ lệch này bằng 0 sẽ được khoảng cách cần bố trí.
3. Phương pháp bố trí điểm chi tiết công trình:
Phương pháp được thực hiện theo nguyên lý tọa độ cực, do vậy trong trường hợp
này chúng ta phải có số liệu dưới một trong hai dạng: hoặc góc cực (β) và bán kính
cực (d) hoặc toạ độ x và y của điểm cần bố trí.
+ Trường hợp thứ nhất (biết góc cực β và bán kính cực d) ta sử dụng máy toàn đạc
như một tổ hợp máy kinh vĩ và máy đo dài để bố trí điểm theo phương pháp toạ độ
cực thông thường.

277
278

Hình 12-15. Máy toàn đạc điện tử TPS- 1200 (Leica)


+ Trường hợp thứ hai (biết toạ độ x, y của điểm bố trí), ta đặt máy vào mốc A,
vào toạ độ x, y của điểm đặt máy (inst. point), điểm định hướng B (backsight point) và
các điểm cần bố trí theo số thứ tự. Từ số liệu này, CPU tự tính ra giá trị các góc cực β
và bán kính cực d. Ngắm máy về gương đo tại mốc B để lấy hướng ban đầu
(backsight) và ấn phím OK. Công việc bố trí được thực hiện theo thứ tự điểm đã được
nhập số liệu. Tiến hành quay máy quanh trục đứng, trên màn hình sẽ hiện lên độ sai
lệch so với góc cần bố trí, dựa vào độ sai lệch này điều chỉnh quay ống kính cho tới
khi độ lệch này bằng 0. Trên hướng ngắm này ra hiệu dựng gương đo và ấn phím OK,
lúc này trên màn hình sẽ hiện lên độ sai lệch so với khoảng cách cần bố trí, dựa vào độ
sai lệch này người đứng máy ra hiệu cho người cầm gương dịch chuyển theo hướng
ngắm cho tới khi độ lệch này bằng 0, khi đó vị trí dựng gương là điểm cần bố trí.
Câu hỏi:
1. Khái niệm về bố trí công trình
2. Bố trí các yếu tố cơ bản
3. Các phương pháp bố trí mặt bằng công trình ra mặt đất

278
279

4. Bố trí các điểm chính của đường cong


5. Bố trí các điểm phụ đường cong

279
280

CHƯƠNG XIII: QUAN TRẮC BIẾN DẠNG CÔNG TRÌNH

§13.1. KHÁI NIỆM


13.1.1. Mục đích và nhiệm vụ quan trắc biến dạng công trình
Do ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố, các công trình công nghiệp, dân dụng
nói chung và thủy lợi- thủy điện nói riêng theo quá trình thời gian sẽ bị biến dạng.
Ngoài tác động của các lực gây nên do tải trọng của bản thân công trình theo phương
đứng và phương ngang những công trình dạng này còn thường xuyên chụi tác động
của môi trường ngoại cảnh. Sự thay đổi mực nước của hồ chứa phía thượng lưu và hạ
lưu đập, sự biến đổi nhiệt độ của các cấu kiện bê tông, tác động của tải trọng công
trình (tải trọng tĩnh, tải trọng động), các quá trình biến đổi địa chấn, địa chất hiện đại
làm thay đổi điều kiện làm việc của công trình, làm yếu nền móng của công trình,
bào mòn bờ đập, v.v…và theo thời gian công trình có thể dẫn đến thay đổi vị trí cũng
như hình dạng: nền móng bị lún, công trình chuyển dịch theo mặt bằng, công trình bị
nghiêng,v.v… Những biến dạng này ảnh hưởng tới công tác vận hành, khai thác sử
dụng, trầm trọng hơn có thể gây ra hư hỏng hoặc thậm chí có thể dẫn đến đỗ vỡ công
trình. Để phân tích quy luật làm việc của công trình và xác định thời gian, khối lượng
cho công tác sữa chữa, bảo dưỡng công trình cần có các số liệu đo đạc, quan trắc thực
tế được tiến hành theo dõi các loại biến dạng của công trình theo từng chu kỳ trong
thời gian dài: kể từ khi đặt nền móng công trình, trong quá trình xây dựng và suốt cả
trong thời gian đưa công trình vào vận hành và sử dụng. Kết quả quan trắc biến dạng
công trình còn giúp các nhà thiết kế tìm ra giải pháp tối ưu về nền móng cũng như kết
cấu của công trình.
Nh v y d a vào các k t qu quan tr c bi n d ng công trình ánh giá b n
v ng c a công trình và k p th i a ra nh ng gi i pháp m b o cho công trình ho t
ng bình th ng. K t qu quan tr c bi n d ng công trình không nh ng s ch ng
minh cho tin c y c a các gi i pháp thi t k móng và k t c u xây d ng mà còn có
th xác nh qui lu t bi n d ng c a công trình có th d báo quá trình bi n d ng
ti p theo trong th i gian t i.
ti n hành quan tr c bi n d ng công trình c n thi t k ph ng án kinh t k
thu t bao g m các công tác sau ây:
• Xác định mục tiêu và yêu cầu nhiệm vụ.
• Nghiên cứu về công trình, về đặc điểm nền móng, kết cấu công trình, điều
kiện tự nhiên về địa chất địa hình, về chế độ làm việc và vận hành…
• Lập phương án quan trắc biến dạng:
+ Thiết kế mốc đo biến dạng (mốc khống chế và mốc kiểm tra). Lập sơ đồ
phân bố mốc.
+ Sơ đồ quan trắc.
+Yêu cầu độ chính xác quan trắc ở những giai đọan khác nhau.
+ Thiết kế phương án quan trắc, thiết bị và dụng cụ quan trắc.

280
281

+ Phương pháp xử lý số liệu quan trắc. Phương pháp suy giải, dự báo biến
dạng trong thời gian tới.
+ Đánh giá, kết luận về độ biến dạng, các giải pháp đề xuất, kiến nghị.
+ Biên chế nhân lực và dự toán kinh phí.
13.1.2. Phân loại biến dạng công trình, yêu cầu độ chính xác quan trắc.
Các công trình bị chuyển dịch biến dạng chủ yếu là do tác động của thiên nhiên và
con người gây nên.
Tác động của thiên nhiên bao gồm:
• Khả năng lún, trượt của lớp đất đá dưới nền móng và các hiện tượng địa
chất công trình, địa chất thuỷ văn …
• Sự co giãn của đất đá, sự thay đổi của các điều kiện thuỷ văn theo nhiệt độ,
độ ẩm và mực nước ngầm.
• Tác động của con người bao gồm:
• Ảnh hưởng của trọng lượng bản thân công trình và sự thay đổi tính chất cơ
lý đất đá do qui hoạch cấp thoát nước.
• Sự sai lệch trong khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn.
• Sự suy yếu của nền móng do thi công các công trình ngầm dưới công trình
hoặc do xây dựng các công trình khác ở bên cạnh hoặc do vận hành máy
móc và hoạt động của các phương tiện giao thông.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu và phân tích, có thể chia biến dạng công trình
thành hai loại:
• Sự trồi lún là công trình bị chuyển dịch trong mặt phẳng thẳng đứng.
• Chuyển dịch ngang là công trình bị chuyển dịch trong mặt phẳng nằm
ngang.
Độ lún tuyệt đối của một điểm là chênh lệch độ cao của điểm đó tại thời điểm
quan trắc (chu kỳ đo hiện tại) và độ cao của điểm đó tại thời điểm ban đầu (chu kỳ đo
đầu tiên). Trên công trình có thể bố trí nhiều mốc kiểm tra lún ở các vị trí khác nhau
và độ lún của các điểm trên một công trình có thể bằng nhau nhưng cũng có thể khác
nhau. Như vậy độ lún của công trình có thể là đồng đều và cũng có thể là không đồng
đều. Độ lún không đều xảy ra do sự chênh lệch áp lực lên nền và mức độ chịu nén của
đất đá không như nhau. Lún không đều làm cho công trình bị nghiêng, cong, vặn xoắn
và các biến dạng khác. Biến dạng lớn sẽ có thể dẫn đến hiện tượng gãy, nứt ở nền
móng và tường của công trình.
Sự chuyển dịch của một điểm trên công trình là sự thay đổi về vị trí của điểm đó ở
thời điểm quan trắc (chu kỳ đo hiện tại) với vị trí của nó ở thời điểm ban đầu (chu kỳ
đầu tiên) trên mặt phẳng nằm ngang. Trong mặt phẳng vị trí các điểm được xác định
bỡi tọa độ (x và y), như vậy sự chuyển dịch không chỉ đặc trưng bởi độ lớn (Δx và Δy)
mà còn phải tính đến hướng chuyển dịch. Đối với các công trình thủy lợi như cầu
cống, đập, tường chắn nước…thường bị tác dụng của áp lực nước về một phía, trong
những trường hợp này thì hướng chuyển dịch được nhận là hướng song song với
hướng của áp lực.
281
282

Độ chính xác yêu cầu của công tác quan trắc lún và chuyển dịch ngang công trình
phụ thuộc chủ yếu vào tính chất cơ lý đất đá dươí nền móng công trình. Sai số giới
hạn (Δgh) quan trắc được qui định trong bảng 13-1.
Bảng 13-1.
ST Tính chất cơ lý đất đá nền Δ độ Δ dịch chuyển
T lún(mm) ngang(mm)
1 Nền đất cứng và nửa cứng. 61 61
2 Nền đất cát, đất sỏi chịu nén 62 63
3 kém. 65 6 10
4 Nền đất đắp, đất bùn chịu nén
65 615
kém.
Đối với các công trình bằng đất.

Sai số cho phép khi quan trắc độ nghiêng của nhà dân dụng và nhà công nghiệp
không vượt quá 0,0001xH (H là chiều cao của nhà) và 0,00005x H đối với các công
trình dạng cột như tháp thông tin, ống khói, v.v...
13.1.3. Yêu cầu về mốc và chu kỳ quan trắc biến dạng công trình
Trong quan trắc biến dạng công trình có hai loại mốc chủ yếu: Mốc khống chế (cơ
sở) và mốc kiểm tra. Vì các mốc khống chế là các mốc được lấy làm chuẩn để so sánh
giữa các mốc kiểm tra nên các mốc này phải có độ ổn định rất cao.
Yêu cầu cơ bản đối với các mốc cơ sở là phải đảm bảo độ ổn định, không bị dịch
chuyển trong quá trình quan trắc. Vì vậy các mốc cơ sở phải có kết cấu thích hợp và
được đặt ngoài phạm vi ảnh hưởng của độ lún, chuyển dịch và biến dạng công trình
hoặc đặt ở độ sâu tới tầng đá gốc.
Vị trí các mốc kiểm tra trong các chu kỳ đo là số liệu để so sánh độ ổn định của
mốc đó nói riêng và của cả công trình nói chung do vậy các mốc kiểm tra được gắn
vào công trình tại những nơi đặc trưng cho quá trình chuyển dịch, biến dạng và cùng
chuyển dịch với công trình.
Đối với những công trình quan trọng, có cấu trúc phức tạp, quan trắc biến dạng
phải được đặt ra từ khi thiết kế và tiến hành ngay khi xây móng công trình. Việc quan
trắc được tiến hành lặp đi lặp lại có hệ thống trong thời kỳ xây dựng và có thể kéo dài
đến những năm đầu sử dụng cho đến khi có kết luận về độ ổn định của biến dạng.
Trong những trường hợp bất thường như thay đổi tải trọng, bão lụt, động đất, v.v...
cần tiến hành đo ngay một chu kì bổ sung.
Trên cơ sở các kết quả quan trắc biến dạng các công trình có thể định ra một cách
khái quát thời gian đo biến dạng đối với các công trình Thủy lợi như sau:
- Trong quá trình xây dựng công trình phải được tiến hành từ 1÷2 lần trong một
tháng. Đới với đập chắn nước lần đầu phải được tiến hành đo khi hồ chưa chứa nước,
282
283

các chu kỳ tiếp theo mỗi tháng một lần cho tới khi hết năm đầu tiên đưa vào sử dụng.
Các năm tiếp theo đo hai lần trong một năm vào thời điểm trước và sau mùa lũ.
- Sau mỗi trận động đất, lũ lớn, phải tiến hành quan trắc biến dạng ngay mặc dù
thời hạn theo lịch đo chưa đến.
- Nếu các công trình có biến dạng vượt quá quy định cho phép thì căn cứ vào cấu
tạo của công trình, đặc tính của nền móng để tiến hành đo biến dạng theo lịch trình
đặc biệt. Lịch trình này phải dựa vào quy trình khai thác, sử dụng công trình thủy lợi
và thủy điện.
- Trong các chu kỳ quan trắc biến dạng cần xác định nhiệt độ, cao trình mực nước
hồ để làm cơ sở dữ liệu cho công tác xử lý và suy giải độ biến dạng công trình.

§13.2. QUAN TRẮC ĐỘ LÚN CÔNG TRÌNH


Lún là biến dạng theo phương thẳng đứng của công trình. Nguyên nhân gây ra lún
chủ yếu là do tác động của tải trọng bản thân công trình, ngoài ra còn do các thay đổi
về điều kiện địa chất, thủy văn, thay đổi về mực nước ngầm, về tải trọng của khu vực
xung quanh công trình.
Hiện tượng lún có thể xẩy ra bắt đầu từ khi nền móng công trình chụi tải trọng và
kéo dài trong quá trình xây dựng và cả quá trình vận hành và sử dụng công trình. Tốc
độ lún của công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự gia tăng áp lực nền móng,
tính chất cơ lý của nền đất…Công trình được coi là ổn định về độ lún khi tốc độ lún ≤
1mm/1 năm. Khi lún đều công trình bị chìm xuống, nếu lún không đều công trình sẽ
bị nghiêng, rạn nứt thậm chí có thể dẫn đến sự đổ vỡ.
Kết quả quan trắc lún giúp các nhà thiết kế tìm ra giải pháp xử lý nền móng thích
hợp đối với các dạng công trình trên các nền đất khác nhau. Nó giúp các nhà thi công
xác định tốc độ gia tăng tải trọng cho công trình, tìm giải pháp bảo đảm an toàn cần
thiết khi độ lún vượt quá giới hạn cho phép. Giúp các nhà quản lý đánh giá độ ổn định
của công trình từ đó có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý. Nó là cơ sở để đưa ra
giải pháp sửa chữa khắc phục khi công trình có độ biến dạng vượt quá giới hạn cho
phép.
Thực chất của việc đo lún là xác định sự thay đổi về độ cao của một số điểm đặc
trưng (mốc kiểm tra) trên công trình tại các thời điểm khác nhau. Để xác định độ cao
các mốc kiểm tra này phải thành lập hệ thống mốc khống chế độ cao cố định (không
bị lún theo thời gian). Các mốc khống chế thường thành lập theo từng cụm mốc, mỗi
cụm thường có ba mốc được đặt tại nơi đất ổn định và thường được bố trí ngoài phạm
vi ảnh hưởng của độ lún công trình.

283
284

Hình 13-1a Hình 13-1b

Tùy thuộc vào tính chất của tầng địa chất và độ chính xác đòi hỏi của công tác
quan trắc mà có thể sử dụng mốc độ cao chôn sâu dưới tầng đất hoặc loại mốc chôn
nông. Trên hình 13-1a và 13-1b là hai loại mốc chôn sâu thường được áp dụng khi
quan trắc các công trình quan trọng.
Để hạn chế ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ của các tầng đất đá đến chiều dài của
mốc, thân mốc được cách ly các lớp đất đá bằng lớp đệm bằng chất dẻo tổng hợp.
Trong khi quan trắc cần đo nhiệt độ trong thân mốc ở các độ cao khác nhau để tính
nhiệt độ trung bình của thân mốc và từ đó tính số hiệu chỉnh vào độ cao của mốc.

284
276

Hình 13-1c

Trong trường hợp quan trắc lún với yêu cầu độ chính xác tương đương với
thủy chuẩn hạng II, III thì có thể sử dụng mốc chôn nông (hình 13-1c), các mốc loại
này phải đặt ở ngoài phạm vi lún của công trình.
Mốc kiểm tra được gắn các điểm trặc trưng trên công trình như tại các cột chụi
lực, góc của công trình, góc nhà và các vị trí đặc trưng khác. Các mốc này thường
được gắn cách mặt sàn tầng một khoảng từ 20÷30cm, tại những chổ thích hợp cho
việc đo lún sau này. Thời điểm gắn mốc thích hợp nhất sau khi thi công các kết cấu
chụi lực của tầng 1 hoặc sàn móng công trình.

Các mốc có kiểm tra có thể chôn trên


mặt công trình có nắp đậy hoặc không có
nắp đậy (hình 13-2a) hoặc loại mốc được
vít, gắn vào tường công trình (hình 13-
2b, 13-2d). Tại những vị trí đặc biệt có
thể gắn biển ngắm dạng mia treo để sử
dụng

Hình 13-2a

276
277

0'

1
9

5
0

Hình 13-2b Hình 13-2c Hình 13-2d


xác nh cao các m c ki m tra lún trên công trình ng i ta ã s d ng
các ph ng pháp o cao là:
• Phương pháp đo cao hình học chính xác với khoảng cách ngắm dưới 25m.
• Phương pháp đo cao lượng giác với khoảng cách ngắm dưới 100m.
• Phương pháp đo cao thuỷ tĩnh.
Trong các ph ng pháp trên thì ph ng pháp o cao hình h c là ph ng pháp
c s d ng r ng rãi nh t vì nó có chính xác cao, công vi c o nhanh chóng,
n gi n và có th ti n hành trong i u ki n khó kh n, ch t h p h n n a máy o
c ng vào lo i thông d ng và không quá t ti n.
Trong ph ng pháp này các m c c s th ng s d ng lo i m c chôn sâu và
c b trí thành t ng c m 3 m c có i u ki n ki m tra s n nh c a chúng.
M c ki m tra ph i có k t c u n gi n, d b trí nh ng b o m b n ch c
trong su t quá trình quan tr c lún. M c ki m tra c g n tr c ti p lên thân móng,
lên các c t, hai bên khe lún và các ph n ch u l c xung quanh công trình c ng nh
nh ng v trí c d oán là lún m nh.
Trong quan tr c lún công trình s d ng các lo i máy thu bình chính xác
cao có b o c c nh v i kho ng chia 0,05 mm ng kính có phóng i t 40 l n
tr lên nh máy th y bình Ni-004 ( c), NA-1 (Nga), NA-K2, máy th y bình i n
t DNA-0.3 c a hãng Leica (Th y s ). AL- 232 Trimble (M )… có ng kính dài v i
nh y nh h n 12’’/2 mm ho c các máy thu chu n t ng có chính xác
±0.5mm/1km. Mia s d ng trong o lún công trình ph i là mia in-va có kho ng chia
nh nh t trên mia không quá 5 mm ho c các lo i mia laze i n t cho các máy th y
bình i n t .
Trong các chu k o u ph i o theo m t s tuy n nh t nh, kho ng cách
t máy n mia không c quá 25m, chênh l ch kho ng cách t máy n hai mia
trong m t tr m o không l n h n 0.5m. Tuy n ng m ph i cao h n m t t ho c

277
278

cách t ng công trình ít nh t là 1m. Sai s khép cho phép c a tuy n o c tính
theo công th c:
[ fh]cp = ±0,5 n (mm) (13-1)
Trong ó n là s tr m o trên tuy n.
Chu k quan tr c c tính toán, l a ch n sao cho k t qu o ph n ánh úng
th c ch t quá trình lún c a công trình, quá trình c u k t c a t n n và s n nh
c a n n móng. Nói chung có th chia chu k o làm 3 giai o n:
• Giai đoạn thi công công trình.
• Giai đoạn đầu vận hành công trình.
• Giai đoạn công trình bắt đầu ổn định.
Chu kì quan tr c u tiên c a giai o n thi công c ti n hành vào th i i m
xây xong ph n móng công trình. Các chu k ti p theo c ti n hành vào các th i
i m khi công trình t 25%, 50%, 75%, 100% t i tr ng c a nó. i v i các công
trình quan tr ng có chi u cao l n, có a ch t n n móng và k t c u ph c t p có th
t ng thêm chu k o.
Trong giai o n u v n hành công trình, th i gian th c hi n các chu k c
xác nh tu thu c vào t c lún c a công trình, có th ch n t 1÷3 tháng.
Khi lún công trình trong 3 chu k liên ti p không thay i, có th xem nh
công trình b t u giai o n n nh lún. Trong giai o n này, th i gian gi a các
chu k quan tr c có th cách nhau t 6 tháng n 1 n m.
K t qu o chu k u c xem là c s g c xác nh lún c a các i m
trên công trình trong các chu k sau. D a vào k t qu tính toán, x lí s li u các
chu k ti p theo, ta có th xác nh c các thông s lún và bi u lún bao g m:
• Độ lún Si(k,k-1) của điểm kiểm tra mốc i giữa 2 chu kì k và k -1:
Si(k,k-1) = Hi,k - Hi,k-1 (13-1)
• Độ lún Si(k,1) của điểm i tính từ chu kỳ đầu (1) đến chu kỳ k:
Si(k,1) = Hik - Hi1 (13-2)
• Độ lún trung bình Stb của công trình:
n n n
Stb = ∑S
1
i / n = ∑ ( Fi .S i ) / ∑ Fi
1 1
(13-3)

Trong ó: Si là lún c a i m i (i = 1÷n); Fi là di n tích n n (ph m vi lún c a


i m i).
- Tốc độ lún trung bình của công trình:
Vtb = Stb / tk (13-4)
Trong ó: tk là th i gian tính t chu k u n chu k th k.

278
279

- Độ nghiêng của nền theo hướng KL là:


ikl = ΔSkl/ lkl (13-5)
Trong ó: ΔSKL = SK-SL hi u lún gi a 2 i m trong chu k j; lKLlà kho ng
cách gi a 2 i m K và L.
- Độ cong tương đối:
f tđ = f / l13 (13-6)
Trong ó: cong tuy t i f = (2S2 - S1 - S 3)/ 2; ây 1, 2, 3 là s hi u c a 3
i m ki m tra phân b d c theo tr c công trình theo th t ( u, gi a, cu i).
cho d nhìn nh n và hình dung c xu h ng lún c a công trình c n l p
các bi u lún theo tr c ngang, tr c d c công trình (hình 13-3a), bi u lún theo
th i gian c a các i m ki m tra (hình 13-3b).
Ngoài ra còn c n ghi l i t t c nh ng tác ng khác có nh h ng n n
nh c a công trình nh s thay i m c n c ng m và các hi n t ng giông bão,
ng t các ho t ng xây d ng, khai thác lân c n, khai thác d i lòng t vùng
lân c n công trình, v.v...

Hình 13-3a
Trên c s nh ng k t qu quan tr c và x lí s li u có th d oán c quá
trình phát tri n lún, i u này có m t ý ngh a h t s c quan tr ng trong quá trình v n
hành s d ng công trình c ng nh l a ch n ph ng án thi t k , x lí n n móng và
l a ch n công ngh thi công cho nh ng công trình t ng t .

Hình 13-3b

279
280

Ph ng pháp thu t nh có chính xác cao và th ng c ng d ng nh ng


n i có i u ki n o c khó kh n nh ch t ch i, chi u sáng kém và có c h i
cho s c kho con ng i. Ph ng pháp o cao l ng giác có chính xác th p h n,
nh ng nó thu n l i trong nh ng tr ng h p ph i quan tr c nhi u i m c a công
trình nh ng cao khác nhau nh các công trình thu i n. Hi n nay v i các
máy toàn c i n t có chính xác cao v o góc và c nh (0.5÷1.0”;
1mm+Dppm) nh TC2003, TC1800 ã cho phép nâng cao chính xác c a ph ng
pháp o cao l ng giác và c ng d ng r ng rãi trong quan tr c các công trình
thu l i- thu i n.

§ 13.3. QUAN TRẮC CHUYỂN DỊCH NGANG CÔNG TRÌNH


13.3.1. Khái niệm về quan trắc chuyển dịch ngang công trình
Do tác động của nội và ngoại lực, công trình có thể bị biến dạng. Độ dịch
chuyển lớn nhất thông thường xuất hiện trên bộ phận đỉnh công trình. Đo độ dịch
chuyển này tức là đo độ dịch chuyển mặt bằng của các điểm đặc trưng trên công
trình theo các thời gian khác nhau. Để xác định độ dịch chuyển ngang hiện nay
thường dùng các phương pháp sau: Phương pháp hướng chuẩn, phương pháp đo
hướng, phương pháp tam giác, phương pháp đường chuyền.
Độ chuyển dịch tuyệt đối của công trình được xác định so với những điểm gốc
cố định nằm ngoài phạm vi bị dịch chuyển. Ngoài ra còn có thể xác định được
chuyển dịch tương đối giữa các điểm trên công trình so với nhau.
Độ chính xác quan trắc dịch chuyển ngang công trình phụ thuộc chủ yếu tính
chất cơ lý đất đá dưới nền móng như đã nêu ở bài §13.1
Chu kỳ quan trắc đầu tiên được tiến hành sau khi các mốc cơ sở đã bắt đầu ổn
định và khi chưa có tác dụng lực ngang lên công trình.
Chu kỳ thứ 2 được tiến hành ngay sau khi có áp lực ngang lên công trình. Sau đó
tiến hành đo các chu kỳ tiếp theo dựa vào sự tăng áp lực ngang lên công trình
(thường cứ đạt 25% áp lực thiết kế phải đo một chu kỳ).
Sau khi công trình được đưa vào sử dụng, việc quan trắc còn được tiến hành để
kiểm tra độ ổn định và bền vững của công trình bằng cách đo vài chu kì trong một
năm vào những thời điểm có thay đổi đột ngột: bão, lụt, động đất, trước và sau mùa
mưa.
Quan trắc dịch chuyển ngang công trình có thể kết thúc khi tốc độ dịch chuyển
giảm dần và đạt giá trị không quá 2 mm/ năm.

280
280

Mốc kiểm tra độ xê dịch có hai loại: mốc gắn nền và mốc gắn tường. Cả hai loại
mốc này đều phải có 1 đầu gắn chặt với công trình, cùng dịch chuyển với công trình,
đầu còn lại có cấu trúc thuận tiện cho việc đặt máy hoặc bảng ngắm. Các mốc kiểm
tra được đặt ở những vị trí đặc trưng của công trình. Đối với công trình dân dụng,
các mốc kiểm tra được đặt theo chu vi của công trình và cách nhau không quá 20m,
tại những vị trí chịu ảnh hưởng lớn của áp lực ngang thì khoảng cách giữa các mốc
là 10÷15m.
Đối với các công trình công nghiệp có móng băng liền khối, các mốc kiểm tra
đặt cách nhau khoảng 10415m. Đối với móng cọc hoặc khối thì mỗi khối móng được
đặt không ít hơn 3 mốc.
Đối với các đập thuỷ lợi, thuỷ điện, mốc kiểm tra được bố trí dọc theo đường
hầm thân đập và dọc theo đỉnh đập. Nếu là đập đá thì cứ 15÷20m phải bố trí một
mốc. Nếu là đập bê tông thì mỗi khối móng được đặt không ít hơn 3 mốc.
Mốc cơ sở được đặt ngoài phạm vi chuyển dịch, tại những nơi có điều kiện địa
chất ổn định và được đo nối tới các điểm định hướng để kiểm tra. Trong mỗi chu kỳ
quan trắc phải kiểm tra sự ổn định của các mốc cơ sở. Nếu phát hiện thấy mốc cơ sở
bị dịch chuyển thì phải hiệu chỉnh vào kết quả đo của các mốc kiểm tra. Mốc cơ sở
thường có hai loại là mốc làm bằng cột bê tông cốt thép và loại mốc bằng ống thép.
Tiêu ngắm sử dụng trong quan trắc chuyển dịch ngang công trình thường có hai
loại, loại tiêu ngắm cố định và loại tiêu ngắm di động. Tiêu ngắm cố định thường
được dùng trong các phương pháp có đo góc và đo hướng. Tiêu di động là loại bảng
ngắm có thể xê dịch tới từng 0,01mm và thường được sử dụng trong phương pháp
đo hướng chuẩn.
13.3.2. Các phương pháp quan trắc chuyển dịch ngang công trình
Đối với những công trình có thể bố trí các mốc chuyển dịch trên gồm cùng một
độ cao và thẳng hàng, thì tiện lợi nhất là áp dụng hướng chuẩn. ở hai đầu hướng
chuẩn cần bố trí các mốc A, B (hình 13-4) và các mốc quan trắc I, II, nằm trên
hướng chuẩn đó. Độ dịch chuyển của các điểm kiểm tra: 1, 2,... gắn trên công trình
được xác định qua sự thay đổi độ lệch (y) so với hướng chuẩn giữa các chu kỳ quan
trắc. Độ lệch này có thể được xác định gián tiếp bằng các phương pháp đo góc hay
xác định trực tiếp nhờ sử dụng bảng ngắm di động.
Khi áp dụng phương pháp đo góc nhỏ βi thì độ lệch được tính theo công thức:
yi = li. βi” / ρ” (13-2)
Trong trường hợp sử dụng bảng ngắm di động, độ lệch (y) được xác định trực
tiếp qua số đọc trên thang số, khi điều chỉnh bảng ngắm vào đúng hướng chuẩn.

280
281

A l1 B X
y1 2 4
I 1 3 5 6 II

Hình 13-4
Đối với những công trình không bố trí được hướng chuẩn và khi số lượng điểm
cần quan trắc không nhiều (khoảng 3÷ 4 điểm) có thể áp dụng phương pháp đo
hướng.
Để áp dụng phương pháp này cần bố trí ít nhất là ba mốc cơ sở I, II, III ở những
vị trí ổn định (hình 13-5). Trong đó có một điểm (ví dụ I) tạo thành với các điểm
kiểm tra A, B, C một hướng vuông góc với hướng dự kiến chuyển dịch của công
trình, còn các góc giao hội không nhỏ hơn 300. Giá trị chuyển dịch của điểm kiểm
tra được tính theo công thức sau:
q = li . Δβ” / ρ” (13-3)
Trong đó: li là khoảng cách từ điểm cơ sở đến điểm kiểm tra;
Δβ” là đại lượng thay đổi hướng đến các điểm kiểm tra i giữa hai chu
kì.

II
III

Hå chøa

I A B C

Hình 13-5
Phương pháp tam giác, phương pháp giao hội góc và giao hội cạnh thường được
sử dụng để quan trắc dịch chuyển ngang của các công trình xây dựng ở vùng đồi núi
như các đập thuỷ điện, thuỷ lợi. Với công nghệ máy toàn đạc điện tử có độ chính xác
cao thì phương pháp lưới tam giác góc, cạnh ngày càng được áp dụng rộng rãi (hình
13-6). Phương pháp này không những cho phép lập lưới khống chế với độ chính xác
cao mà còn khắc phục được khó khăn về mặt địa hình mà trong phương pháp tam
giác đo góc với cạnh gốc truyền thống thường gặp phải.
Vị trí tọa độ các điểm kiểm tra còn được xác định bằng các phương pháp như
lưới tam giác, phương pháp giao hội thuận hoặc giao hội nghịch từ các mốc khống
chế cơ sở.

281
282

Phương pháp đường chuyền đa giác thường được ứng dụng để quan trắc dịch
chuyển ngang của các công trình có dạng hình cung như đường cong, đập vòm.
Độ chính xác quan trắc chuyển dịch ngang thường đòi hỏi rất cao, vì thế khi đo
góc, đo hướng cần sử dụng các loại máy toàn đạc điện tử có độ chính xác 0.5÷1.5’’
và dụng cụ đo dài với sai số tương đối từ 1/300.000 ÷1/1000000.

Hå chøa

B
A 4 5 6 7 8
1 2 3
s«ng

T3
T1
H¹ luu

T2 Hình 13-6
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã xuất hiện nhiều
loại thiết bị đo đạc hiện đại như GPS, các loại máy toàn đạc điện tử kết hợp GPS
cùng một lúc có thể xác định được toạ độ không gian của các điểm với độ chính xác
cao, nên việc áp dụng phương pháp đo toạ độ trong quan trắc chuyển dịch ngang rất
tiện lợi và kinh tế.

§ 13.4. QUAN TRẮC ĐỘ NGHIÊNG CÔNG TRÌNH


Những công trình có chiều cao lớn như nhà cao tầng, ống khói, cột ăng ten, tháp
truyền hình …dưới tác dụng của nhiều yếu tố khác nhau, trong khi xây dựng cũng
trong quá trình khai thác và sử dụng có thể bị nghiêng. Độ nghiêng có thể xuất hiện
khi công trình bị lún không đều, cũng như do sự uốn cong, vặn xoắn phần trên công
trình dưới tác động đốt nóng không đều của mặt trời và áp lực gió. Vì thế, để có
được đầy đủ thông tin về độ nghiêng, độ uốn cong cần phải kết hợp quan trắc cả
phần móng và phần thân công trình. Độ nghiêng công trình thường được quan trắc
ngay trong quá trình xây dựng và cả trong giai đoạn sử dụng.
Theo quy phạm quy định:

282
283

Sai số độ nghiêng cho phép đối với các loại công trình như sau:
• Đối với nhà cao tầng [mgh]=10-4.H
• Đối với tháp, cột ang ten, ống khói [mgh]=5.10-5.H
• Đối với các móng máy [mgh]=10-5.L
Trong đó H và L là chiều cao và chiều dài tương ứng của công trình.
Tuỳ thuộc và điều kiện cụ thể của khu vực, chiều cao của công trình và độ chính
xác cần thiết mà có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: Phương pháp dây
dọi, phương pháp toạ độ, phương pháp đo góc ngang, phương pháp đo góc nhỏ,
phương pháp chiếu đứng, phương pháp đo thuỷ chuẩn chính xác, phương pháp đo
khoảng thiên đỉnh nhỏ v.v...Sau đây trình bày một số phương pháp thông dụng.
13.4.1. Phương pháp dây dọi
Đây là phương pháp đơn giản cả về thiết bị và cách đo, nó thường được áp dụng
cho công trình có chiều cao <15m. Độ nghiêng của công trình được xác định bằng
cách treo dọi tại điểm M trên đỉnh công trình (hình 13-7). Góc nghiêng được tính
dựa vào độ lệch D (được đo trực tiếp bằng thước thép) theo công thức:
D
ϕ = arctg( ) (13-4)
H
Đối với các công trình có chiều cao lớn có thể dùng máy kinh vĩ. Về nguyên lý
cũng giống như phương pháp đo bằng dây dọi nhưng ở đây đường chuẩn thẳng đứng
được xác định bằng giao tuyến của hai mặt phẳng ngắm thẳng đứng qua điểm M cần
xác định bằng cách đặt máy tại hai vị trí khác nhau.
13.4.2. Phương pháp toạ độ
Phương pháp toạ độ có độ chính xác khá cao, được sử dụng để xác định độ
nghiêng của các công trình dạng tháp có chiều cao lớn như ống khói công nghiệp.
Trong phương pháp toạ độ, độ nghiêng được xác định bằng cách đặt một đường
chuyền gồm 3÷4 điểm cơ sở (I, II, III) chạy xung quanh và cách công trình một
khoảng bằng 2 lần chiều cao của nó (hình 13-8).

283
1

C1 Ci

III

Q
C'i QY
C'1

II
QX

1
5

Hình 13-7 Hình 13-8


Trong chu kỳ đầu tiên, tại các điểm cơ sở cần đo các góc ngang giữa hướng tới điểm
cơ sở lân cận và hướng tới tâm công trình C tại thiết diện trên (đỉnh) và tâm B thiết diện
dưới móng. Tại các chu kỳ sau chỉ đo để xác định được toạ độ của tâm thiết diện trên C
và từ đó tính các độ nghiêng thành phần: Qx = xi - x1 ; Qy = yi - y1 . Độ nghiêng toàn phần
và hướng nghiêng được tính theo công thức:
Q = (Qx + Qy)1/2 và tgαQ = Qy/ Qx (13-5)

You might also like