You are on page 1of 7

PHỤ LỤC PHÂN TÍCH, SO SÁNH TIÊU CHUẨN TCVN 2737:2023 VÀ TCVN 2737:1995

I. Những điểm khác giữa TCVN 2737:2023 so với TCVN 2737:1995:

Nội dung TCVN 2737:1995 TCVN 2737:2023

1. Áp lực gió tiêu W= Wt+ Wđ= W3s,20.k.c +Wt.ζ(z).ξ.ʋ W= W3s,10.k.c.Gf


chuẩn Wt: Tải trọng gió tĩnh W3s,10: Áp lực gió 3s, chu kì lặp 10 năm
Wđ: Tải trọng gió động W3s,10 = 0.852x W3s,20
W3s,20: Áp lực gió 3s, chu kì lặp 20 năm Gf: Hệ số phản ứng giật
k,c là hệ số độ cao và hệ số khí động k,c là hệ số độ cao và hệ số khí động

2. Áp lực gió tính Wtt = γf.W. γt Wtt = γf.W


toán γf: Hệ số tin cậy, = 1.2 γf: Hệ số tin cậy, = 2.1; khi tính toán kích động
γf: Hệ số thời gian sử dụng công trình, =0.83(20 xoáy cộng hưởng thì γf =1
năm), =0.91(30 năm), =0.96(40 năm), = 1(50 năm) Không kể đến thời gian sử dụng công trình γt

3. Giá trị áp lực Áp lực gió cơ sở là áp lực gió 3s chu kì lặp 20 năm Áp lực gió cơ sở là áp lực gió 3s chu kì lặp 10
gió cơ sở W3s,20 Có 8 phân vùng: (đơn vị daN/m2) năm, lấy bằng 0.852x W3s,20

IA(55), I(65), IIA(83), IIB(95), IIIA(110), Có 5 phân vùng: (đơn vị daN/m2)


IIIB(125), IVB(155), V(185) I(65), II(95), III(125), IV(155), V(185)

4. Hệ số k theo Hệ số thay đổi áp lực gió k lớn hơn 1÷8% theo


độ cao độ cao so với tiêu chuẩn cũ.

1
II. Phân tích áp dụng tiêu chuẩn TCVN 2737:2023 trong việc tính toán lưới điện phân phối và truyền tải:
1. Tải trọng gió tác dụng lên kết cấu (cột đường dây tải điện, cột pooctich, trụ đỡ, kết cấu nhà):
Áp lực gió tính toán: Áp dụng công thức ở mục 2 bảng trên:

TCVN 2737:1995 Theo TCVN 2737:2023

Wtt = γf.W. γt = 1.2*0.83*(Wt + Wđ) Wtt = γf. W3s,10.k.c.Gf = 2.1*0.852*W3s,20*0.85*k*c


Tạm tính thành phần động bằng 20% thành phần gió tĩnh: (Gf =0.85 khi cột có T1 ≤ 1s)
Wtt= 1.2*0.83*(Wt + 0.2*Wt) =1.2*0.83*1.2* Wt Wtt = 1.52*W3s,20*k*c
Thay Wt= W3s,20*k*c vào:
Wtt= 1.195* W3s,20*k*c

Vậy áp lực gió tính toán lên công trình theo TCVN 2737:2023 tăng thêm 27.2% so với tính toán theo TCVN
2737:1995.
2. Áp lực gió tính toán lên dây dẫn
Theo tiêu chuẩn mới, tải trọng gió có tính đến hệ số phản ứng giật Gf, tuy nhiên công thức tính Gf chỉ áp dụng cho
kết cấu thép, bê tông và bê tông cốt thép, chưa có hướng dẫn tính toán Gf cho dây dẫn. Dây dẫn là kết cấu mềm có tính
chất cơ lí, tần số khác nhiều so với kết cấu thép hay bê tông cốt thép. Do đó việc tính toán Gf cho dây dẫn áp dụng công
thức theo tiêu chuẩn mới là chưa thật sự chính xác;
Trong trường hợp tính toán áp lực gió lên dây dẫn có kể đến hệ số Gf, tạm tính theo công thức nhà thép tại phụ lục E
TCVN 2737:2023, Gf =0.87. Áp lực gió tiêu chuẩn lên dây dẫn với đường dây 110kV thuộc vùng gió IIIB:

2
TCVN 2737:1995 Theo TCVN 2737:2023

Q= W3s,20.k.c = W3s,20*1.13*1.2 Q= W3s,10.k.c.Gf = 0.852* W3s,20*1.16*1.2*0.87


(c= 1.2 đối với dây dẫn, k= 1.13 ở độ cao 20m) (c= 1.2 đối với dây dẫn, k= 1.16 ở độ cao 20m)
Q= 1.356*W3s,20 Q= 1.032* W3s,20
Qtt = γf.Q. γt = 1.2*Q*0.83 = 1.351* W3s,20 Qtt = γf.Q = 2.167*W3s,20

Như vậy áp lực gió tiêu chuẩn (Q) tác dụng lên dây dẫn theo tiêu chuẩn mới thấp hơn 24% theo tiêu chuẩn cũ;
Tuy nhiên áp lực gió tính toán (Qtt) tác dụng lên dây dẫn theo tiêu chuẩn mới cao hơn 60% theo tiêu chuẩn cũ;
3. Ảnh hưởng của áp lực gió lên độ võng dây, chiều cao cột, trọng lượng cột, móng
Áp lực gió tính toán theo tiêu chuẩn mới cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cũ, độ võng căng dây ứng với các vùng gió,
khoảng cột tăng lên đáng kể, thể hiện trong đồ thị so sánh ứng với các vùng gió I, II, III và IV:

3
Vùng gió I
20

15

10

0
150 200 250 300 350 400 450 500

TCVN 2737-1995 (HS tin cậy 1.2)


TCVN 2737-2023 (HS tin cậy 2.1)
TCVN 2737-2023 (không nhân HS tin cậy khi tính độ võng, ứng suất dây dẫn)

Vùng gió II
30
25
20
15
10
5
0
150 200 250 300 350 400 450 500

TCVN 2737-1995 (HS tin cậy 1.2)


TCVN 2737-2023 (HS tin cậy 2.1)
TCVN 2737-2023 (không nhân HS tin cậy khi tính độ võng, ứng suất dây dẫn)

4
Vùng gió III
35
30
25
20
15
10
5
0
150 200 250 300 350 400 450 500

TCVN 2737-1995 (HS tin cậy 1.2)


TCVN 2737-2023 (HS tin cậy 2.1)
TCVN 2737-2023 (không nhân HS tin cậy khi tính độ võng, ứng suất dây dẫn)

Vùng gió IV
40
35
30
25
20
15
10
5
0
150 200 250 300 350 400 450 500

TCVN 2737-1995 (HS tin cậy 1.2)


TCVN 2737-2023 (HS tin cậy 2.1)
TCVN 2737-2023 (không nhân HS tin cậy khi tính độ võng, ứng suất dây dẫn)

Căn cứ các bảng so sánh trên, độ võng tính toán ở trường hợp tính theo tiêu chuẩn 2737-1995 và trường hợp tính
theo tiêu chuẩn 2737-2023 không nhân hệ số độ tin cậy vào áp lực gió nhỏ hơn so với trường hợp có nhân, ở khoảng cột

5
càng lớn sự chênh lệch càng cao;
Đối với các công trình đường dây 110kV, khoảng cột phổ biến rơi vào khoảng 200 đến 350m, độ võng chênh lệch
từ 02 đến 06m. Dẫn đến để đảm bảo độ võng, cột thiết kế phải điều chỉnh cao hơn tương ứng so với hiện nay, mặt khác
lực đầu cột cũng tăng lên đáng kể, dẫn đến trọng lượng cột, móng tăng lên, diện tích chiếm đất tăng và TMĐT – TDT
càng tăng thêm;
Đối với các công trình đường dây 110kV cải tạo hoặc treo dây trên cột hiện trạng, do chiều cao và độ võng thiết kế
theo tiêu chuẩn cũ nên khi áp dụng tiêu chuẩn mới và nhân độ tin cậy cho các vị trí cột này sẽ không đảm bảo khoảng
cách an toàn tĩnh không theo quy định;
Đối với các công trình treo thêm dây trên hàng cột đã có sẵn mạch hiện hữu, do mạch cũ được căng với độ võng
tính theo tiêu chuẩn cũ, sự chênh lệch độ võng sẽ thấy rõ ảnh hưởng đến mỹ quan cũng như các khoảng cách an toàn
không được đảm bảo.
Việc tăng chiều cao cột, lực đầu cột khi áp dụng tiêu chuẩn mới dẫn đến trọng lượng cột, móng và TMĐT của dự án
tăng từ 10 ÷ 30% tùy vào vùng gió, cỡ dây.
III. Kết luận và kiến nghị
Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737:2023 ban hành và có hiệu lực ngày 29-06-2023, tuy nhiên một số tính
toán còn chưa đầy đủ (Tính hệ số giật cho dây dẫn, tính tải trọng gió kể đến kích động xoáy cộng hưởng, mất ổn định
dạng khí động…). Mặt khác quan điểm về tính toán áp lực gió khác nhiều so với tiêu chuẩn cũ, nên việc áp dụng tiêu
chuẩn mới để tính toán áp lực gió vào dây cần được nghiên cứu, điều chỉnh quy phạm trang bị điện cho phù hợp. Do đó
Công ty dịch vụ điện lực miền Bắc kiến nghị:
- Đối với các dự án đang lập BCNCKT, đã trình Tổng công ty, sở công thương nhưng chưa được phê duyệt thì vẫn
thực hiện theo nhiệm vụ thiết kế được duyệt để tránh ảnh hưởng đến tiến độ công trình và làm tăng tổng mức đầu tư.
- Đối với các dự án đã phê duyệt BCNCKT và đang lập TKKT, TKBVTC thì vẫn thực hiện theo nhiệm vụ thiết kế
được duyệt.
- Đối với các dự án chuẩn bị lập BCNCKT, bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn TCVN 2737:2023, kiến nghị Tổng công ty
có văn bản gửi EVN, Bộ khoa học và công nghệ hướng dẫn cách tính hệ số phản ứng giật Gf cho dây dẫn, từ đó xác định
6
giá trị áp lực gió lên dây;
- Việc sử dụng áp lực gió tính toán (có nhân hệ số vượt tải 2.1, Gf tạm tính với công trình thép) để tính toán làm
tăng độ võng và lực đầu cột lên nhiều, chiều cao cột tăng lên, trọng lượng cột, móng tăng, tăng tổng mức đầu tư của dự
án. Do đó kiến nghị xem xét sử dụng áp lực gió tiêu chuẩn để tính toán độ võng căng dây (khi tính toán phần xây dựng
sẽ nhân hệ số vượt tải sau).
- Tiêu chuẩn TCVN 2737:2023 có quan điểm và cách tính khác so với tiêu chuẩn cũ, song song với đó các tiêu
chuẩn thiết kế kết cấu thép, bê tông cốt thép, tính toán móng cũng đang được sửa đổi và hoàn thiện trong thời gian tới.
Do đó, kiến nghị cần phải có bước đệm, lộ trình áp dụng cũng như các hướng dẫn tính toán chi tiết hơn để hoàn thiện và
thống nhất trong công tác Tư vấn thiết kế.
Trên đây là báo cáo của Công ty Dịch vụ Điện lực miền Bắc, kính trình Tổng công ty Điện lực miền Bắc xem xét và
chỉ đạo để các đơn vị có căn cứ triển khai các bước tiếp theo.

You might also like