You are on page 1of 1

[

DOPAMINE – NIỀM VUI “NGẮN NGỦI”


Hãy đọc bài viết dưới đây và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi :

Dopamine là hóa chất mà phần lớn mọi người thường cố gắng để tăng cường một cách vô thức,
và điều này tạo nên sự phá hoại cho hạnh phúc lâu dài.
Chúng ta biết rằng Dopamine được sản sinh ra khi ta xem một cuốn tiểu thuyết, xem một vài bài
post trên mạng xã hội hay khi ta làm một điều gì đó khiến ta cảm thấy thoải mái, ví dụ như ăn đồ ăn
khoái khẩu. Đó là một phần thưởng trong thời gian ngắn, được thiết kế để cho ta gia tăng một chút
sự hài lòng khi ta đạt được hoặc hoàn thành một điều gì đó, ví dụ như sau khi tắm, cho trẻ ăn, hoặc
hoàn thành một công việc ở cơ quan. Dopamine là một hormone hạnh phúc ngắn hạn, không có tác
dụng lâu dài.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc cố gắng để tăng tối đa lượng Dopamine sẽ làm giảm hạnh phúc
lâu dài. Với công nghệ chụp cộng hưởng từ đa chức năng (fMRI), các nhà khoa học nhận thấy: Ăn món
khoái khẩu có khả năng làm tăng Dopamine trong khoảng 10 phút. Một cái xe mới có thể làm ta hạnh
phúc trong vài ngày hoặc vài tháng. Thậm chí một căn nhà mới cũng chỉ gia tăng sự hạnh phúc trong vài
tháng hoặc một năm. Với 99% các hoạt động khác liên quan đến việc mua món đồ mình thích, niềm
hạnh phúc chỉ kéo dài trong vòng vài giờ. Nhưng vì con người thường ghen tỵ với những thứ tốt hơn
nên thường vô thức cho rằng họ sẽ hạnh phúc hơn khi có được chúng mà không biết rằng cái cảm giác
hạnh phúc đó chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Và để hạnh phúc tiếp, nó lại cần đến những thứ
“tốt hơn” mới để Dopamine lại được tiết ra  Tạo nên việc “nghiện” cảm giác vui vẻ, hạnh phúc và
luôn phải tìm ra “một thứ gì mới” và có được thứ đó để cho mình cảm giác hạnh phúc tiếp  Rất phụ
thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
Dopamine tạo ra trạng thái “nghiện” cái mới, liên tục phải có cái gì đó mới để chinh phục, để có
cảm giác hoàn thành. Đó là lí do tại sao các nghiên cứu chỉ ra rằng việc xem các phim xã hội “nặng đô”,
hoặc quá chú tâm vào tiền bạc hay địa vị xã hội thường làm giảm hạnh phúc lâu dài…
(Theo The Happy Child - Parenting App - Human Improvement Project)

1. Tại sao Dopamine lại được gọi tên là “niềm vui ngắn ngủi”?
2. Con người thường bị rơi vào “cái bẫy” nào khi không nhận thức được về sự “cố gắng để tăng
cường một cách vô thức Dopamine”? Tại sao điều đó lại “gây hại cho hạnh phúc lâu dài”?
3. Chúng ta có thể làm gì để hạn chế “mặt gây nghiện” và phát huy “mặt tích cực” của Dopamine?
Hãy thảo luận để lấy thêm các ví dụ và điền tiếp vào bảng sau:
Mặt không tốt – Gây nghiện Mặt tốt – Thay đổi trạng thái – Thành công nhỏ
Ăn uống – Thích ăn đồ khoái khẩu liên tục  Thỉnh thoảng cho phép bản thân hưởng thụ: đi ăn
Nghiện ăn gây béo phì món khoái khẩu; tự thưởng điều gì đó cho bản thân
Nghiện mua sắm – Mua để thỏa mãn cảm giác có khi hoàn thành mục tiêu…
cái mới (Dopamine tiết ra trong não)
Thay người yêu như thay áo – Chinh phục được Nhận thức sự tụt giảm Dopamine để tìm những “góc
tăng Dopamine; quen dần lại chán, phải đi tìm cô nhìn khác” về người đó chứ không phải để đi “chinh
khác để có được cảm giác mới… phục” một người khác…
… …

You might also like