You are on page 1of 5

Phan Phuong Dat

Follow this blog to get updates

Phân biệt: Hồn và phách (vía)


Sau một thời gian tìm hiểu phân biệt hồn và vía (phách), tôi viết bài tóm tắt những
gì tìm được.

Lý giải trong các sách về Văn hóa dân tộc

Ngạc nhiên là các sách về Văn hóa Việt Nam lý giải rất sơ sài về hai khái niệm quan
trọng này. Chính vì thế mà tôi phải đi tìm hiểu thêm. Dưới đây là trích đoạn từ một
số sách:

Nguyễn Văn Huyên (Sự đầu thai của các linh hồn và lễ xá tội vong nhân của ng
Việt): “Theo tín ngưỡng của người Việt, thì con người có hai nhóm linh hồn: ba hồn và
bảy phách hay vía. Đàn bà có nhiều hơn đàn ông hai phách… Tuy nhiên mọi người
không phân biệt thật rạch ròi hai loại linh hồn này. Nhưng dù sao, hồn là chỉ các linh
hồn tinh thần, còn vía là chỉ những linh hồn vật chất. Hồn thiêng hơn vía… Vía có thể
gây hại. Vía có những tính chất khác nhau tùy theo người có vía: tốt và lành, xấu và
dữ. Cái chết là do hồn vía bỏ đi. Những hồn vía này rời khỏi thân thể lúc con người
trút hơi thở cuối cùng.“

Đào Duy Anh (VN Văn hóa sử cương): “… người ta sống là nhờ hồn phách phụ vào
thân thể. Hồn là cái linh phụ vào phần khí của người, là phần kinh thanh, người ta
chết thì bay lên không; còn phách là cái linh phụ vào phần hình của người, là phần
trọng trọc, khi người ta chết thì tiêu xuống đất. Đàn ông có ba hồn phụ vào tam tiêu,
và bảy phách (vía) phụ vào thất khiếu, đàn bà thì có chín phách (vía) phụ vào cửu
khiếu. Thất khiếu là 2 mắt, 2 tai, 2 mũi, miệng, cửu khiếu thêm hậu môn và sinh thực
khí.”

Leopold Cadiere (Tôn giáo người Việt): “Theo tín ngưỡng người Việt, con người sống
được là nhờ những nguyên lý sự sống thượng đẳng, đó là hồn, gồm có ba; và nhờ vào
những nguyên lý sự sống hạ đẳng, đó là vía. Đàn ông thì có bảy vía, phụ nữ thì có chín
vía. Ngày nay người ta giải thích ba nguyên lý sự sống thượng đẳng bằng cách quy vào
sinh hồn, giác hồn và thần hồn…”

Trần Ngọc Thêm (Cơ sở Văn hóa Việt Nam): “Người Việt và một vài dân tộc ĐNA còn
tách linh hồn thành ra hồn và vía. Người Việt cho rằng con người có 3 hồn, nhưng vía
thì nam có 7, còn nữ có 9. Hồn vía chẳng qua chỉ là sản phẩm của trí tuệ bình dân với
những con số ước lệ 3-7-9 quen thuộc. Dần dần người sau tìm cách giải thích ý nghĩa
của những con số này. Ba hồn…gồm tinh, khí và thần. Vía là khái niệm trung gian giữa
xác cụ thể và hồn trừu tượng, là cái làm hoạt động các quan năng – những nơi cơ thể
tiếp xúc với môi trường xung quanh. Đàn ông có 7 vía cai quản 2 tai, 2 mắt, hai lỗ mũi
và miệng. Phụ nữ thêm 2 vía cai quản nơi sinh đẻ và cho con bú.”

Tóm tắt

Quan điểm về hồn và phách xuất phát từ Đạo Giáo (tam hồn thất phách). Sách
Bão Phác Tử của Cát Hồng (TK 3-4 sau CN) nhiều lần nhắc đến hồn và phách.
Người Việt còn gọi phách là vía, chưa rõ xuất xứ (ba hồn bảy vía). Đạo Giáo cho
rằng Linh Hồn con người gồm 2 phần: 3 Linh Hồn thanh khiết (hồn) và 7 Linh Hồn
vật chất (phách/vía). Người ta nói, “hồn chủ tinh thần, phách chủ thân hình”. Ba
hồn thuộc về dương, chi phối tinh thần, ý thức và trí tuệ. Bảy phách thuộc về âm,
cai quản các cảm xúc và các chức năng của cơ thể, là bản năng và khả năng sinh
tồn tự nhiên của cơ thể.

Sau khi người ta chết, lúc đầu 7 phách sẽ tiêu tán cùng thân xác, sau đó 3 hồn sẽ
bay đi. Vì thế mà nói hồn phi (bay) phách tán. Truyện Kiều có câu: “thác là thể
phách, còn là tinh anh”, tức là phần tiêu đi là thân thể và 7 phách, phần hồn (tinh
anh) vẫn còn. Còn những câu như “hồn phách vút lên cao” là không đúng, vì phách
ko lên cao.

Khi người chết, các phách sẽ tiêu tán dần, mỗi phách mất 7 ngày, vị chi 49 ngày.
Tuy người Việt có quan điểm phụ nữ có 9 vía, nhưng bất kể người chết là nam hay
nữ, thì vẫn giữ mốc 49 ngày. Như vậy, quan điểm nữ có 9 vía và ứng vào 9 khiếu
không có cơ sở chắc chắn như các thứ khác.

Việc xác định 7 và 9 khiếu cũng có mâu thuẫn. Ngoài các trích đoạn mâu thuẫn
nhau từ các sách về VH VN nêu trên, còn có định nghĩa sau: “còn “vía” hiện ra gồm
7 lỗ là nam, 9 lỗ là nữ: 2 lỗ tai, mồm, mũi, mắt, hậu môn và dương vật/ âm hộ , nữ
thêm hai lỗ ngực.”
Ba hồn bảy phách

Ba hồn

Ba hồn được cho là trú trong gan (có người cho là ở trong tam tiêu) và có hình
dạng của ba người đàn ông, bao gồm:

U Tinh ( 幽精 ) – hồn này quyết định sự hấp dẫn và xu hướng tình dục. Khi trái tim
của một người tan vỡ và mất hứng thú với thế giới xung quanh, đó là do hồn này
bị thương. U Tinh rời khỏi cơ thể thường xuyên, đến thăm những người, địa điểm
hoặc những thứ mà nó bị thu hút. Nếu hồn này quá mạnh sẽ dẫn đến tình trạng u
mê, mê muội.

Thai Quang ( 胎 光) – hồn này là sinh lực trong cơ thể, là tia sáng của sự sống.
Sảng Linh (爽灵 ) – hồn này quyết định khả năng trí tuệ của một người. Khuyết tật
trí tuệ là do hồn này mất mát hoặc thương tật. Hồn này được cho là sẽ rời khỏi cơ
thể vào ban đêm, gây ra hiện tượng mơ. Nó thỉnh thoảng tan biến theo tuổi già.

Người ta cho rằng U Tinh, Sảng Linh và Thai Quang phụ trách Sinh hồn, Giác hồn
và Chủ hồn. Sinh hồn là chủ tể của sự sống, đại biểu cho nguồn sinh mệnh, có thể
tùy hoàn cảnh sinh ra phản ứng, thực vật chỉ có sinh hồn. Giác hồn (thức hồn) là
chủ tể của ý thức, đại biểu cho bản thân, có thể suy nghĩ, cảm thụ và ký ức, động
vật có sinh hồn và giác hồn. Chủ hồn là chủ tể của linh tính, đại biểu cho trí tuệ, có
thể phân biệt thiện ác, thông hiểu vạn vật, tình cảm, chỉ có người mới có đầy đủ
sinh hồn, giác hồn, chủ hồn.

Bảy phách (vía)


Bảy phách có hình dạng của những con vật kỳ quái. Phách gắn liền với cơ thể và có
thể bị thương. Bảy phách được gán cho các chức năng của cơ thể, các cảm xúc, và
được cho là nằm trong các thể dịch. Bảy phách bao gồm:

尸狗
Thi cẩu ( ). Chức năng cảnh giác. Khi phách này hoạt động quá mức, con người
bồn chồn và thức dậy quá dễ dàng. Nếu nó yếu, bạn sẽ ngủ như một con chó
chết, mù lòa trước mọi nguy hiểm. Phách này liên quan đến cảm xúc Hỉ (vui)

伏矢
Phục Thỉ ( ). Chức năng tiêu hóa. Phách này kiểm soát quá trình tiêu hóa khi
bạn ngủ. Nếu bạn ăn trước khi ngủ và thức dậy đói, Phục Thỉ của bạn có lợi cho
sức khỏe. Nếu thức dậy mà không có cảm giác thèm ăn hoặc hơi thở rất hôi, bạn
có thể có vấn đề với phách này. Phách này liên quan đến Nộ (tức giận)

Tước Âm ( 雀阴 ).Chức năng: khả năng tình dục, sinh sản. Sức khỏe của phách này
quyết định một người cần bao lâu để phục hồi khả năng tình dục ngay sau khi
sinh hoạt tình dục. Tổn thương phách này dẫn đến rối loạn chức năng tình dục.
Liên quan đến Ái (yêu)

Thôn Tặc (吞贼 ). Chức năng: chống lại các mầm bệnh bên ngoài. Phách này tương
tự như khái niệm hiện đại về chức năng miễn dịch. Liên quan đến Ố (thù ghét).

飞毒
Phi Độc ( ). Chức năng: quản chế cảm giác nóng lạnh (tim). Phách này điều hòa
nhiệt độ cơ thể bằng cách phân tán các vùng quá nhiệt và quá lạnh trên cơ thể.
Nếu phách này bị thương, người ta sẽ cảm thấy ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi ban đêm.
Liên quan đến Ai (buồn lo).

Trừ Uế (除秽 ). Chức năng: xử lý. Phách này loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể qua
nước tiểu và phân. Khi trẻ em tè ướt giường, hoặc khi người lớn thức dậy thường

xuyên đi tiểu là do phách này yếu. Liên quan đến cảm xúc Cụ ( – sợ).

Xú phế (臭肺 ). Chức năng: điều hòa nhịp thở, hô hấp. Ngáy và ngưng thở khi ngủ
là dấu hiệu cho thấy phách này của không được khỏe mạnh. Liên quan đến Dục
(các ham muốn).

Lưu ý là tên các phách được mô tả trong Đạo Tàng ( 道藏 ), sách Vân Cập Thất
Thiêm (云芨七籖 ), còn mối liên quan đến Thất Tình (7 cảm xúc) vốn trong Đạo Phật
có thể là được thêm vào sau. Cũng như mối liên quan đến các loại máu như mô tả
dưới đây:

Bảy phách được cho là ở trong các loại máu trong thân người. Thứ nhất là huyết
nhãn (máu mắt), có vị chát. Thứ hai là huyết nhĩ (máu lỗ tai), có vị lạnh mà không
dễ đông đặc. Thứ ba là huyết tị (máu mũi), có vị mặn. Thứ tư là huyết thiệt (máu
lưỡi), có vị ngọt. Thứ năm là huyết thân (máu thân thể), là máu nóng, dễ đông đặc.
Năm vị trí đầu này theo thứ tự là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, gọi là “ngũ căn” (năm
giác quan). Máu bên ngoài “ngũ căn” là máu nội tạng, gồm nội tạng đỏ (tim, phổi,
gan…) và nội tạng trắng (dạ dày, ruột non, đại tràng…) Máu nội tạng đỏ có mùi
tanh, máu nội tạng trắng có mùi thối.

Suy luận thêm

Có lẽ vì phách (vía) liên quan đến cảm xúc, tính cách của con người, nên người Việt
mới cho là có vía nặng vía nhẹ, vía tốt vía xấu. Nếu nghĩ là có ai đó nặng vía vừa
ám mình (ví dụ mua hàng) thì người ta đốt lửa (đốt vía) cho tan đi. Vía cũng là một
loại Linh Hồn (vật chất) nên người Việt cũng cho là bay đi được, vậy nên người ta
nói “hồn vía lên mây”, “xiêu hồn bạt vía”, khi bị sốc mạnh.

This entry was posted in X. hội & G. dục and tagged ba hồn bảy vía, hồn và phách,
hồn và vía, văn hóa dân tộc on September 27, 2022
[https://phanphuongdat.com/2022/09/27/phan-biet-hon-va-phach-via/] .

You might also like