You are on page 1of 66

Bộ môn Điện Ô tô

ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG


BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

1. Các linh kiện thƣờng dùng trên ô tô


1.1 Cầu chì
Cầu chì là thiết bị bảo vệ thông dụng nhất, được nối giữa nguồn điện
và phụ tải dùng để bảo vệ mạch điện khi dòng điện vượt quá giá trị định mức.

a b
Hình 1.1. Cầu chì
a. Bình thường; b. Khi tác động
Trên ôtô cầu chì thường được bố trí thành từng cụm (hộp cầu chì).
Hộp cầu chì thường được bố trí dưới nắp capô hoặc dưới bảng táplô điều
khiển.
Trên ôtô thường sử dụng 2 loại cầu chì: loại dẹt (Blade fuse) và loại
hộp (Cartridge fuse).
1
3 3

2
1
2

4
a b
Hình 1.2. Cấu tạo cầu chì; a. Loại dẹt; b.Loại hộp
1. Phần tử nóng chảy; 2. Vỏ; 3. Dòng điện định mức; 4. Đầu nối

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 1


Bộ môn Điện Ô tô

Giá trị dòng điện định mức của cầu chì được ghi trên vỏ cầu chì hoặc
được mã hoá bằng màu.
Bảng 1.1: Dòng điện định mức của các loại cầu chì

Cầu chì loại dẹt (Blade fuse) Cầu chì loại hộp (Cartridge fuse)

Iđm Màu Iđm Màu

5 Vàng/nâu 30 Hồng
7.5 Nâu 40 Xanh đậm
10 Đỏ 50 Đỏ
15 Xanh nhạt 60 Vàng
20 Vàng 80 Đen

25 Trong suốt 100 Xanh nhạt

30 Xanh đậm

1.2 Rơle (Relay)


Rơle là thiết bị đóng mở trung gian, có chức năng như bộ khuếch đại
dòng (dùng dòng điện nhỏ điều khiển dòng lớn). Rơle được dùng hầu hết
các mạch điều khiển trên ôtô như: điều khiển còi, đèn, bơm nhiên liệu,
khởi động, điều hoà, quạt làm mát,…
Rơle thường được bố trí thành từng cụm. Trên hầu hết các loại xe,
các rơle thường được bố trí dưới nắp capô hoặc dưới bảng táplô điều
khiển,…
Rơle bao gồm cuộn dây 2 được quấn trên lõi thép 1, cặp tiếp điểm 3
(gồm tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh). Khi cuôn dây rơle được cấp dòng
điện thì trên lõi thép sinh ra lực điện từ làm hút cần tiếp điểm và đóng
tiếp điểm, cấp nguồn động lực cho hệ thống làm việc.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 2


Bộ môn Điện Ô tô

a b 2

4 3

2
1 3
1

Hình 1.3. Cấu tạo cầu chì; a. Từ nguồn; b. Đến phụ tải;
1. Lõi thép; 2. Cuôn dây; 3. Tiếp điểm; 4. Công tắc điều khiển

Hình 1.4. Sơ đồ mạch các loại rơle trên ôtô


Rơle dùng trên ôtô có nhiều hình dạng khác nhau: loại 3 chân, 4 chân, 5
chân.

Hình 1.5. Sơ đồ chân các loại rơle điển hình trên ôtô

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 3


Bộ môn Điện Ô tô

Khi rơle ngắt, trên cuộn dây rơle xuất hiện sức điện động tự cảm có
thể lên đến 200V có chiều ngược lại, sức điện động này có thể làm hỏng
thiết bị điều khiển (Transistor) hỏng. Để dập tắt sức điện động ngược,
bên trong cuộn dây rơle được nối song song Điot hoặc điện trở (có giá trị
lớn).

Hình 1.6. Sơ đồ mạch các loại rơle tích hợp Điot


Việc kiểm tra, chẩn đoán rơle có thể thực hiện bằng cách: quan sát,
dùng đồng hồ đo, dùng nguồn điện.

Hình 1.7. Sơ đồ mạch điều khiển còi điện


Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 4
Bộ môn Điện Ô tô

1.3 Điện trở


+ Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện
tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở
là vô cùng lớn.
Điện trở của dây dẫn :
Điện trở của dây dẫn phụ thộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của
dây. được tính theo công thức sau:
R = ρ.L / S
 Trong đó ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu
 L là chiều dài dây dẫn
 S là tiết diện dây dẫn
 R là điện trở đơn vị là Ohm (Resistor)
Điện trở trong thiết bị điện tử.
1.3.1 Ký hiệu, phân loại, cấu tạo.
+ Điện trở được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà
người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau.
+ Ký hiệu: Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý như sau:

Hình 1.8 Các loại điện trở

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 5


Bộ môn Điện Ô tô
+ Đơn vị điện trở: Ω, KΩ, MΩ. Trong đó
1KΩ = 1000,
1MΩ = 1000000.
+ Phân loại: các loại điện trở trong các mạch điện tử có thể phân loại theo công
suất như sau:
- Loại 1: Các điện trở có công suất, có công suất lớn hơn 2W trở lên Ví
dụ như các điện trở công suất, điện trở sứ.

Hình 1.9 Điện trở sứ


- Loại 2: Điện trở thường là các điện trở có công suất nhỏ từ 0,125W đến
0,5W

Hình 1.10 Điện trở thường


- Loại 3: Các điện trở có công suất và kích thước rất nhỏ (loại điện trở
dán SMD)

Hình 1.11 Điện trở dán


1.3.2 Cách đọc, đo và cách mắc điện trở.
+ Đọc giá trị :
- Loại 1 thì trị số thường được ghi trực tiếp trên thân.
- Loại 2 điện trở thƣờng được ký hiệu bằng 4 vòng mầu , điện trở
chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng mầu. Giá trị điện trở được tính theo quy ước
quốc tế.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 6


Bộ môn Điện Ô tô
Ví dụ loại 4 vòng màu

Hình 1.12 Điện trở 4 vòng tròn màu


 Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là
vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.
 Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3
 Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị
 Vòng số 3 là bội số của cơ số 10.
Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3)
 Có thể tính vòng số 3 là số con số không "0" thêm vào
 Mầu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số
mũ của cơ số 10 là số âm.
Ví dụ loại 5 vòng màu
 Vòng số 5 là vòng cuối cùng , là vòng ghi sai số, trở 5 vòng mầu thì mầu
sai số có nhiều mầu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác điịnh đâu là vòng
cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút.
 Đối diện vòng cuối là vòng số 1
 Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là
bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng
chục và hàng đơn vị.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 7


Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.13 Điện trở với 5 vòng tròn màu

Hình 1.14 Bảng tính giá trị điện trở theo màu
TOLERANCE : dung sai
TC : Hệ số nhiệt, chỉ dùng cho các linh kiện dán SMD
Ví dụ loại điện trở dán SMD

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 8


Bộ môn Điện Ô tô

có giá trị là: 47*103 = 47000Ω = 47KΩ

có giá trị là: 473*102 = 47200Ω =47.2KΩ


+ Cách mắc điện trở
- Mắc kiểu nối tiếp
Ví dụ

R1 R2
180R 180R

Hình 1.15 Mắc nối tiếp


Điện trở tương đương sẽ bằng R = R1+R2 = 360Ω
- Mắc kiểu song song
Ví dụ

R3
10k

R4
10k

Hình 1.16 Mắc song song


R3 * R 4 10 *10
Điện trở tương đương sẽ bằng R = = KΩ = 5KΩ
R3  R 4 10  10

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 9


Bộ môn Điện Ô tô

Công suất của điện trở.


Khi mắc điện trở vào một đoạn mạch, bản thân điện trở tiêu thụ một công suất
P tính được theo công thức
P = U . I = U2 / R = I2.R
o Theo công thức trên ta thấy, công suất tiêu thụ của điện trở phụ thuộc
vào dòng điện đi qua điện trở hoặc phụ thuộc vào điện áp trên hai đầu
điện trở.
o Công suất tiêu thụ của điện trở là hoàn toàn tính được trước khi lắp điện
trở vào mạch.
o Nếu đem một điện trở có công suất danh định nhỏ hơn công suất nó sẽ
tiêu thụ thì điện trở sẽ bị cháy.
o Thông thường người ta lắp điện trở vào mạch có công suất danh định > =
2 lần công suất mà nó sẽ tiêu thụ
1.3.3 Các linh kiện khác cùng nhóm và ứng dụng.
+ Biến trở: Là điện trở có thể chỉnh để thay đổi giá trị, có ký hiệu là VR chúng
có hình dạng như sau :

Hình 1.17 Biến trở

+ Triết áp : Triết áp cũng tương tự biến trở nhưng có thêm cần chỉnh và
thường bố trí phía trước mặt máy cho người sử dụng điều chỉnh.
Ví dụ như - Triết áp Volume, triết áp Bass, Tress v.v.. , triết áp nghĩa là triết ra
một phần điện áp từ đầu vào tuỳ theo mức độ chỉnh.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 10


Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.18 Triết áp Hình 1.19 Ký hiệu trên sơ đồ

+ Điện trở gói (thanh): Nhiều điện trở được đóng gói thành chung một khối.
Mỗi điện trở bên trong có giá trị bằng nhau và bằng giá trị ghi trên gói. Kí hiệu
trên sơ đồ nguyên lý như sau:

R1 R2
1k 1k

R4
R3 1k
1k

Hình 1.20 Điện trở thanh


Ví dụ hình trên ta thấy trên thân điện trở thanh ghi 472 có nghĩa là mỗi
điện trở của nó có giá trị 47*102 = 4700 Ohm
+ Ứng dụng của điện trở

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 11


Bộ môn Điện Ô tô
Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là
linh kiện quan trọng không thể thiếu được, trong mạch điện, điện trở có những
tác dụng sau :
- Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 9V,
nhưng ta chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt
áp bớt 3V trên điện trở.

Hình 1.21 Ứng dụng điện trở


o Như hình trên ta có thể tính được trị số và công suất của điện trở cho
phù hợp như sau: Bóng đèn có điện áp 9V và công suất 2W vậy dòng tiêu
thụ là I = P / U = (2 / 9 ) = Ampe đó cũng chính là dòng điện đi qua điện
trở.
o Vì nguồn là 12V, bóng đèn 9V nên cần sụt áp trên R là 3V vậy ta suy ra
điện trở cần tìm là R = U/ I = 3 / (2/9) = 27 / 2 = 13,5 Ω
o Công suất tiêu thụ trên điện trở là : P = U.I = 3.(2/9) = 6/9 W vì vậy ta
phải dùng điện trở có công suất P > 6/9 W
- Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ
một điện áp cho trước.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 12


Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.22 Mắc điện trở mạch cầu phân áp


o Từ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện áp
U1, áp U1 phụ thuộc vào giá trị hai điện trở R1 và R2.theo công thức .
o U1 / U = R1 / (R1 + R2) => U1 = U.R1(R1 + R2)
o Thay đổi giá trị R1 hoặc R2 ta sẽ thu được điện áp U1 theo ý muốn.
Trên đây là các ứng dụng cơ bản nhất. Điện trở còn rất nhiều ứng dụng trong
các mạch điện tử
1.4 Tụ điện.
Tụ điện : Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi
trong các mạch điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc
nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động .vv...
1.4.1 Ký hiệu, phân loại,\
+ Ký hiệu Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor). Thông thường nếu là tụ có cực
tính thì trên ký hiệu sẽ có sự khác nhau giữa hai bản tụ. Ngược lại, tụ không có
cực tính thì trên ký hiệu hai bản tụ giống nhau.

C1 C2
1uF 1uF
+

Hình 1.23 Ký hiệu tụ điện


- Tụ điện có trị số điện dung cố định: thường được gọi theo vật liệu chất điện
môi và công dụng của chúng
Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 13
Bộ môn Điện Ô tô
- Tụ điện có trị số điện dung thay đổi : trong quá trình làm việc có thể điều
chỉnh thay đổi trị số điện dung: tụ xaoy, tụ vi điều chỉnh 9Trim cap)

Hình 1.24 Các loại tụ điện

- Siêu tụ: Tụ điện có trị số điện dung cố định: thườn Siêu tụ diện là tụ có
mật độ năng lượng cực cao (supercapacitor) như Tụ điện Li ion (tụ LIC), là tụ
phân cực và dùng cho tích điện một chiều. Có thể tích trữ thời gian dài, cấp
nguồn thay các pin lưu dữ liệu trong các máy điện tử. Khả năng phóng nạp
nhanh và chứa nhiều năng lượng ứng dụng trong giao thông để khai thác lại
năng lượng hãm phanh (thắng), ô tô điện, tàu điện…
1.4.2 Ứng dụng
a. Tụ điện có trị số điện dung cố định.
+ Tụ giấy: chất điện môi là giấy, thường có trị số điện dung khoảng từ
500pF đến 50μF và điện áp làm việc đến 600 Vdc. Tụ giấy có giá thành rẻ nhất
so với các loại tụ có cùng trị số điện dung.
Ưu điểm: kích thước nhỏ, điện dung lớn. Nhược điểm: Tổn hao điện môi lớn,
+ Tụ màng chất dẻo: chất điện môi là chất dẻo, có điện trở cách điện lớn
hơn 100000 MΩ. Điện áp làm việc cao khoảng 600V. Dung sai tiêu chuẩn của
tụ
Tụ màng chất dẻo nhỏ hơn tụ giấy nhưng đắt hơn. Giá trị điện dung của
tụ tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 5pF đến 0,47 μF.
+ Tụ mi ca: chất điện môi là mi ca, giá trị điện dung khoảng từ 1pF đến
0,1μF và điện áp làm việc cao có thể đến 3500V.
Tổn hao điện môi nhỏ, Điện trở cách điện rất cao, chịu được nhiệt độ. Giá thành
của tụ cao

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 14


Bộ môn Điện Ô tô
+ Tụ gốm: chất điện môi là gốm.
Giá trị điện dung của tụ gốm tiêu chuẩn khoảng từ 1pF đến 0,1μF, với điện áp
làm việc một chiều đến 1000 Vdc
Đặc điểm của tụ gốm là kích thước nhỏ, điện dung lớn, có tính ổn định rất tốt,
có thể làm việc lâu dài mà không lão hoá.
+ Tụ dầu: chất điện môi là dầu.
Tụ dầu có điện dung lớn, chịu được điện áp cao. Có tính năng cách điện tốt,
có thể chế tạo thành tụ cao áp.Kết cấu đơn giản, dễ sản xuất.
+ Tụ điện giải nhôm: Cấu trúc cơ bản là giống tụ giấy. Hai lá nhôm
mỏng làm hai bản cực đặt cách nhau bằng lớp vải mỏng được tẩm chất điện
phân (dung dịch điện phân), sau đó được quấn lại và cho vào trong một khối trụ
bằng nhôm để bảo vệ.
Các tụ điện giải nhôm thông dụng thường làm việc với điện áp một chiều
lớn hơn 400Vdc, trong trường hợp này, điện dung không quá 100μF. Điện áp
làm việc thấp và dòng rò tương đối lớn
+ Tụ tantan: (chất điện giải Tantan) Đây là một loại tụ điện giải, Bột
tantan được cô đặc thành dạng hình trụ, sau đó được nhấn chìm vào một hộp
chứa chất điện phân. Dung dịch điện phân sẽ thấm vào chất tantan. Khi đặt một
điện áp một chiều lên hai chân tụ thì một lớp oxit mỏng được tạo thành ở vùng
tiếp xúc của chất điện phân và tantan.
Tụ tantan có điện áp làm việc lên đến 630Vdc nhưng giá trị điện dung
chỉ khoảng 3,5μF.
b. Tụ điện có trị số điện dung thay đổi
+ Loại đa dụng còn gọi là tụ xoay: Tụ xoay được dùng làm tụ điều chỉnh thu
sóng trong các máy thu thanh, v.v.. Tụ xoay có thể có 1 ngăn hoặc nhiều ngăn.
Mỗi ngăn có các lá động xen kẽ, đối nhau với các lá tĩnh (lá giữ cố định) chế
tạo từ nhôm. Chất điện môi có thể là không khí, mi ca, màng chất dẻo, gốm,
v.v..
+ Tụ vi điều chỉnh (thường gọi tắt là Trimcap), có nhiều kiểu. Chất điện môi
cũng dùng nhiều loại như không khí, màng chất dẻo, thuỷ tinh hình ống...
Trong các loại Trimcap chuyên dùng, thường gặp nhất là loại chất điện môi
gốm. Để thay đổi trị số điện dung ta thay đổi vị trí giữa hai lá động và lá tĩnh.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 15


Bộ môn Điện Ô tô
Khoảng điều chỉnh của tụ từ 1,5pF đến 3pF, hoặc từ 7pF đến 45pF và từ 20pF
đến 120pF tuỳ theo hệ số nhiệt cần thiết.
Ứng dụng của tụ điện
+ Tụ không cho dòng điện một chiều qua nhưng lại dẫn dòng điện xoay chiều,
nên tụ thường dùng để cho qua tín hiệu xoay chiều đồng thời vẫn ngăn cách
được dòng một chiều giữa mạch này với mạch khác, gọi là tụ liên lạc.
+ Tụ dùng để triệt bỏ tín hiệu không cần thiết từ một điểm trên mạch xuống đất
(ví dụ như tạp âm), gọi là tụ thoát.
+ Tụ dùng làm phần tử dung kháng trong các mạch cộng hưởng LC gọi là
tụ cộng hưởng.
+ Tụ dùng trong mạch lọc gọi là tụ lọc. Tụ dùng trong các mạch chia dải tần
làm việc, tụ cộng hưởng v.v.. Tụ dùng cho mục đích này thuộc nhóm chính xác.
+ Các tụ trong nhóm đa dụng dùng để liên lạc, lọc nguồn điện, thoát tín hiệu...
ngoài ra tụ còn dùng để trữ năng lượng, định thời...
+ Do có tính nạp điện và phóng điện, tụ dùng để tạo mạch định giờ, mạch tạo
xung răng cưa, mạch vi phân và tích phân...
1.4.3 Cấu tạo của tụ điện
- Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách
điện gọi là điện môi.
- Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi
và tụ điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như Tụ
giấy, Tụ gốm, Tụ hoá.

Hình 1.25 Cấu tạo tụ điện


+ Hình dáng thực tế của tụ điện.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 16


Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.26 Hình ảnh thực tế tụ điện


1.4.4 Cách đọc, đo và cách mắc tụ điện.
+ Đọc giá trị
Điện dung : Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ
điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất
điện môi và khoảng cách giữ hai bản cực theo công thức
C=ξ.S/d
 Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara (F)
 ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện.
 d : là chiều dày của lớp cách điện.
 S : là diện tích bản cực của tụ điện.
Đơn vị điện dung của tụ : Đơn vị là Fara (F) , 1Fara là rất lớn do đó trong thực
tế thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFara (μF) , NanoFara (nF),
PicoFara (pF).
o 1 Fara = 1000 μ Fara = 1000.000 n F = 1000.000.000 p F
o 1 μ Fara = 1000 n Fara
o 1 n Fara = 1000 p Fara
- Với tụ hoá : Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ => Tụ
hoá là tụ có phân cực (-) , (+) và luôn luôn có hình trụ

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 17


Bộ môn Điện Ô tô

.
Hình 1.27Giá trị tụ điện

- Với tụ giấy , tụ gốm : Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký hiệu

Hình 1.28 Giá trị tụ gốm, tụ giấy


Cách đọc : Lấy hai chữ số đầu nhân với 10(Mũ số thứ 3 )
o Ví dụ tụ gốm bên phải hình ảnh trên ghi 474K nghĩa là
Giá trị = 47 x 10 4 = 470000 p ( Lấy đơn vị là picô Fara)
= 470 n Fara = 0,47 μF
o Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện .
Ví dụ

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 18


Bộ môn Điện Ô tô

- Tụ giấy và tụ gốm còn có một cách ghi trị số khác là ghi theo số thập phân và
lấy đơn vị là MicroFara

+ Ý nghĩ của giá trị điện áp ghi trên thân tụ :


o Ta thấy rằng bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp ngay sau giá
trị điện dung, đây chính là giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu được, quá
điện áp này tụ sẽ bị nổ.
o Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ người ta
cũng lắp tụ điện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 1,4 lần.
o Ví dụ mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 35V.
Đo tụ điện
- Tụ giấy và tụ gốm thường hỏng ở dạng bị dò rỉ hoặc bị chập, để phát hiện tụ
dò rỉ hoặc bị chập ta quan sát hình ảnh sau đây

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 19


Bộ môn Điện Ô tô
Ở hình ảnh trên là phép đo kiểm tra tụ gốm, có ba tụ C1 , C2 và C3 có điện
dung bằng nhau, trong đó C1 là tụ tốt, C2 là tụ bị dò và C3 là tụ bị chập.
 Khi đo tụ C1 ( Tụ tốt ) kim phóng lên 1 chút rồi trở về vị trí cũ.
( Lưu ý các tụ nhỏ quá < 1nF thì kim sẽ không phóng nạp )
 Khi đo tụ C2 ( Tụ bị dò ) ta thấy kim lên lưng chừng thang đo và dừng lại
không trở về vị trí cũ.
 Khi đo tụ C3 ( Tụ bị chập ) ta thấy kim lên = 0 Ω và không trở về.
 Lưu ý: Khi đo kiểm tra tụ giấy hoặc tụ gốm ta phải để đồng hồ ở thang
x1KΩ hoặc x10KΩ, và phải đảo chiều kim đồng hồ vài lần khi đo.
- Tụ hoá ít khi bị dò hay bị chập như tụ giấy, nhưng chúng lại hay hỏng ở dạng
bị khô ( khô hoá chất bên trong lớp điện môi ) làm điện dung của tụ bị giảm , để
kiểm tra tụ hoá , ta thường so sánh độ phóng nạp của tụ với một tụ còn tốt có
cùng điện dung, hình ảnh dưới đây minh hoạ các bước kiểm tra tụ hoá.

• Để kiểm tra tụ hoá C2 có trị số 100μF có bị giảm điện dung hay không, ta
dùng tụ C1 còn mới có cùng điện dung và đo so sánh.
• Để đồng hồ ở thang từ x1Ω đến x100Ω ( điện dung càng lớn thì để thang càng
thấp )
• Đo vào hai tụ và so sánh độ phóng nạp , khi đo ta đảo chiều que đo vài lần.
Nếu hai tụ phóng nạp bằng nhau là tụ cần kiểm tra còn tốt, ở trên ta thấy tụ C2
phóng nạp kém hơn do đó tụ C2 ở trên đã bị khô.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 20


Bộ môn Điện Ô tô
• Trường hợp kim lên mà không trở về là tụ bị dò.
1.5 Cuộn cảm
Cuộn cảm là phần tử sinh ra hiện tượng tự cảm khi có dòng điện biến
thiên chạy qua nó. Khi dòng điện qua cuộn cảm biến thiên sẽ tạo ra từ thông
thay đổi và một sức điện từ được cảm ứng ngay trong cuộn cảm hoặc có thể
cảm ứng một sức điện từ sang cuộn cảm kề cận với nó.
Mức độ cảm ứng trong mỗi trường hợp phụ thuộc vào độ tự cảm của
cuộn cảm hoặc sự hỗ cảm giữa hai cuộn cảm. Các cuộn cảm được cấu trúc để
có giá trị độ cảm ứng xác định.
Cuộn cảm cũng có thể đấu nối tiếp hoặc song song. Ngay cả một đoạn
dây dẫn ngắn nhất cũng có sự cảm ứng.
1.5.1 Ký hiệu trên sơ đồ nguyên lý

Hình 1.29 Ký hiệu một số cuộn cảm


L1 là cuộn dây lõi không khí, L2 là cuộn dây lõi ferit,
L3 là cuộn dây có lõi chỉnh, L4 là cuộn dây lõi thép kỹ thuật

Hình 1.30Ký hiệu cuộn cảm


Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 21
Bộ môn Điện Ô tô
1.5.2 Cấu tạo
Cuộn cảm gồm một số vòng dây quấn lại thành nhiều vòng, dây quấn
được sơn emay cách điện, lõi cuộn dây có thể là không khí, hoặc là vật liệu dẫn
từ như Ferrite hay lõi thép kỹ thuật .

Hình1.31 Cấu tạo cuộn cảm


Cuộn dây lõi không khí Cuộn dây lõi Ferit
1.5.3 Cách đọc, đo và cách mắc cuộn cảm.
+ Hệ số tự cảm ( định luật Faraday) Hệ số tự cảm là đại lượng đặc trưng
cho sức điện động cảm ứng của cuộn dây khi có dòng điện biến thiên chạy qua.
L = ( μr.4.3,14.n2.S.10-7 ) / l
o L : là hệ số tự cảm của cuôn dây, đơn vị là Henrry (H)
o n : là số vòng dây của cuộn dây.
o l : là chiều dài của cuộn dây tính bằng mét (m)
o S : là tiết diện của lõi, tính bằng m2
o μr : là hệ số từ thẩm của vật liệu làm lõi
+ Cảm kháng Cảm kháng của cuộn dây là đại lượng đặc trưng cho sự cản
trở dòng điện của cuộn dây đối với dòng điện xoay chiều .
ZL = 2.3,14.f.L
o Trong đó : ZL là cảm kháng, đơn vị là Ω
o f : là tần số đơn vị là Hz
o L : là hệ số tự cảm , đơn vị là Henry
Cách ghi và đọc tham số trên cuộn cảm
+ Ghi trực tiếp: cách ghi đầy đủ các tham số độ tự cảm L, dung sai, loại lõi
cuộn cảm… Cách này chỉ dùng cho các loại cuộn cảm có kích thước lớn.
+ Cách ghi gián tiếp theo qui ước :
+ Ghi quy ước theo mầu: Dùng cho các cuộn cảm nhỏ
Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 22
Bộ môn Điện Ô tô

Vòng màu 1: chỉ số có nghĩa thứ nhất hoặc chấm thập phân
Vòng màu 2: chỉ số có nghĩa thứ hai hoặc chấm thập phân
Vòng màu 3: chỉ số 0 cần thêm vào, đơn vị đo là μH.
Vòng màu 4: chỉ dung sai %.
1.5.4 Phân loại và ứng dụng
- Dựa theo ứng dụng:
+ Cuộn cộng hưởng – cuộn cảm dùng trong các mạch cộng hưởng LC.
+ Cuộn lọc – cuộn cảm dùng trong các bộ lọc một chiều.
+ Cuộn chặn dùng để ngăn cản dòng cao tần, v.v..
- Dựa vào loại lõi của cuộn cảm:
+ Cuộn dây lõi không khí: Loại cuộn dây không lõi hoặc cuốn trên các cốt
không từ tính, thường dùng là các cuộn cộng hưởng làm việc ở tần số cao và
siêu cao.
+ Cuộn cảm lõi sắt bụi: Dùng bột sắt nguyên chất trộn với chất dính kết
không từ tính là lõi cuộn cảm, thường dùng ở tần số cao và trung tần. Cuộn dây
lõi sắt bụi có tổn thất thấp, đặc biệt là tổn thất do dòng điện xoáy ngược, và độ
từ thẩm thấp hơn nhiều so với loại lõi sắt từ.
+ Cuộn cảm lõi Ferit : thường là các cuộn cảm làm việc ở tần số cao và
trung tần. Lõi Ferit có nhiều hình dạng khác nhau như: thanh, ống, hình chữ E,
chữ C, hình xuyến, hình nồi, hạt đậu,v.v.. Dùng lõi hình xuyến dễ tạo điện cảm
cao, tuy vậy lại dễ bị bão hòa từ khi có thành phần một chiều.
+ Cuộn cảm lõi sắt từ: Lõi của cuộn cảm thường hợp chất sắt - silic, hoặc
sắt- niken …. Đây là các cuộn cảm làm việc ở tần số thấp. Dùng dây đồng đã
được tráng men cách điện quấn thành nhiều lớp có cách điện giữa các lớp và
được tẩm chống ẩm.
1.6 Điot
1.6.1 Công dụng:

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 23


Bộ môn Điện Ô tô
Điot được cấu tạo từ hai lớp bán dẫn loại P và N tiếp xúc với nhau.
Điot chỉ cho dòng điện đi qua theo 1 chiều từ Anode sang Cathode. Nó
được coi như van một chiều trong mạch điện và được dùng rộng rãi trong
các mạch chỉnh lưu, mạch ổn áp, mạch bảo vệ…

Etx

Hình 1.32. Sơ đồ ký hiệu và cấu tạo của Điot


1.6.2 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động:
Khi cho hai lớp bán dẫn P và N tiếp xúc với nhau, các hạt dẫn
điện sẽ khuếch tán quan lớp tiếp giáp, hình thành điện trường tiếp xúc Etx
có chiều từ N sang P. Điện trường này tạo nên sự chuyển động gia tốc của
các hạt và ngăn cản sự khuếch tán, tạo nên trạng thái cân bằng động. Trạng
thái cân bằng động này sẽ bị phá vỡ nếu khi đặt vào hai lớp tiếp xúc một
điện trường ngoài.
Khi đặt vào Điot một nguồn điện ngoài Ung có chiều như hình 1.9,
sẽ sinh ra điện trường ngoài Eng có chiều cùng chiều với Etx (chiều từ N
sang P). Khi đó, điện trường ngoài Eng xếp chồng với điện trường Etx tạo
nên điện trường tổng làm cho các hạt dẫn bị dồn về phía hai đầu lớp bán
dẫn, làm tăng bề rộng vùng nghèo điện tích. Trong trường hợp này, Điot bị
khoá (phân cực ngược).

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 24


Bộ môn Điện Ô tô

P N

Et
x
E

Ung
Hình 1.33. Sơ đồ ký hiệu và cấu tạo của Điot
Hình 1.33 thể hiện sơ đồ mạch khi phân cực ngược cho Điot, lúc này
đèn sẽ tắt (Lamp off).

Hình 1.34 Sơ đồ mạch khi phân cực ngược cho Điot

Khi đặt vào Điot một nguồn điện ngoài Ung có chiều như hình
1.34, sẽ sinh ra điện trường ngoài Eng (có chiều từ P sang N) ngược chiều
với Etx (nhưng có cường độ lớn hơn nhiều so với Etx). Khi đó điện
trường ngoài Eng xếp chồng với điện trường Etx tạo nên điện trường
tổng, gia tốc các hạt chuyển động ồ ạc qua lớp tiếp giáp, làm phá vỡ lớp
tiếp giáp. Trong trường hợp này, Điot được mở (phân cực thuận). Như vậy,
tiếp giáp P-N chỉ cho dòng chảy qua một chiều nhất định.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 25


Bộ môn Điện Ô tô

P N

Etx

Eng

Ung
Hình 1.35. Sơ đồ ký hiệu và cấu tạo của Điot
Hình 1.35 thể hiện sơ đồ mạch khi phân cực thuận cho Điot, lúc này đèn
sẽ sáng (Lamp on).

Hình 1.36. Sơ đồ ký hiệu và cấu tạo của Điot


1.6.3 Đặc tuyến Vôn – Ampe của Điot:
Đặc tuyến Điot biễu thị mối quan hệ giữa dòng điện qua Điot và
điện áp đặt trên hai cực A và K của nó (Hình 1.36). Trên đặc tuyến V-A
của Điôt có 3 vùng rõ rệt:
Vùng (1): Điot được phân cực thuận, với đặc trưng: dòng điện lớn (mA),
điện áp nhỏ, điện trở nhỏ. Khi đạt giá trị uAK ≥ u0 thì Điot phân cực (u0
= 0.7V: đối với bán dẫn loại Si; u0 = 0.3V: đối với bán dẫn loại Ge).
Vùng (2): Điot phân cực ngược (khoá), với đặc trưng: điện trở lớn
Vùng (3): Vùng đánh thủng tiếp giáp P-N, với đặc trưng: dòng điện ngược
tăng mạnh, điện trở nhỏ, điện áp gần như không đổi và đạt giá trị uđt

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 26


Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.37. Đặc tuyến V-A của Điot bán dẫn


(1): Vùng Điot phân cực thuận; (2): Vùng Điot phân
cực ngược; (3): Vùng đánh thủng tiếp giáp P-N
uđt: điện áp đánh thủng; u0: điện áp ngưỡng mở Điot
Phân loại:
Theo vật liệu chế tạo: Điot có 2 loại: Si và Ge.
Theo tần số làm việc giới hạn: Điot tần số cao và Điot tần số thấp.
Theo công suất: Điot công suất thấp (IAK <300mA), Điot công suất cao.
Theo nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng:

a b

c d

Hình 1.38. Ký hiệu các loại Điot


a. Điot chỉnh lưu; b. Điot biến dung; c. Điot quang; Điot Zener

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 27


Bộ môn Điện Ô tô

- Điot chỉnh lưu: dùng để chỉnh lưu nguồn điện xoay chiều thành nguồn
một chiều.
- Điot ổn định điện áp (Zener): hoạt động theo cơ chế phân cực ngược.
Khi phân cực thuận thì Điot Zener hoạt động như Điot chỉnh lưu nhưng khi
phân cực ngược thì Điot Zener sẽ giữ cố định điện áp bằng giá trị điện áp trên
Zener.
Cathode(-) Anode(+)

Hình 1.39. Ký hiệu và hình dạng thực tế của Điot Zener


- Điot quang (photo Diode): bao gồm: điot phát quang (Light Emitting
Diode_LED): khi được phân cực thuận Điot sẽ phát sáng và Điot cảm
quang (photo Diode): khi chiếu ánh sáng vào thì Điot sẽ dẫn.

Cathode(-) Anode(+)

Hình 1.40. Ký hiệu và hình dạng thực tế của Điot phát quang

Cathode(-) Anode(+)

Hình 1.41. Ký hiệu và hình dạng thực tế của Điot cảm quang
- Điot biến dung (Varicap Diode): thường dùng trong kỹ thuật giao
động để ổn định hay điều chỉnh tần số.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 28


Bộ môn Điện Ô tô
1.6.4 Ứng dụng:
a) Ứng dụng Điot chỉnh lưu
- Chỉnh lưu nửa chu kỳ:

Hình 1.42. Sơ đồ mạch và dạng tín hiệu chỉnh lưu nửa chu kỳ
- Chỉnh lưu hai nửa chu kỳ

Hình 1.43. Sơ đồ mạch và dạng tín hiệu chỉnh lưu nửa chu kỳ

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 29


Bộ môn Điện Ô tô

- Chỉnh lưu cầu ba pha

Hình 1.44Chỉnh lưu cầu 3pha

Hình 1.45. Sơ đồ mạch hệ thống cung cấp trên ôtô (chỉnh lưu cầu ba
b) Ổn định điện áp (Điot Zener):

Hình 1.46. Sơ đồ mạch ổn định điện áp


Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 30
Bộ môn Điện Ô tô

c) Ứng dụng vệ thiết bị điều khiển

Hình 1.47. Sơ đồ mạch điều khiển động cơ điện (Điot bảo vệ


Transistor)

Hình 1.48. Sơ đồ mạch điều khiển quạt A/C (Điot bảo vệ Transistor)
d) Ứng dụng Điot quang :

Photo diode

Battery 12 volts Lamp

Hình 1.49. Sơ đồ mạch điều khiển đèn dùng Điot cảm quang
Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 31
Bộ môn Điện Ô tô

1.6.5 Kiểm tra, chẩn đoán:

a b c
Hình 1.50. Hình dạng một số loại Điot
a. Điot chỉnh lưu; b. Điot Zener; c. Điot quang

Việc kiểm tra và chẩn đoán Điot bằng cách dùng đồng hồ điện, được tiến
hành như sau:
- Ở thang đo điện trở Rx1 ta tiến hành đặt hai que đo vào hai đầu Điot,
sau đó đảo đầu hai que đo.
- Nếu quan sát thấy kim đồng hồ một lần lên hết, một lần không lên thì
Điot hoạt động tốt.
- Nếu quan sát thấy kim đồng hồ một lần lên hết, một lần lên 1/3 vạch thì
Điot bị rò rỉ.
- Nếu quan sát thấy kim đồng hồ hai lần đều lên hết thì Điot bị thủng.
- Nếu quan sát thấy kim đồng hồ hai lần không lên hết thì Điot bị đứt.

Hình 1.51. Kiểm tra Điot bằng đồng hồ kim

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 32


Bộ môn Điện Ô tô

1.7 Transistor (BJT)


1.7.1 Công dụng:
Transistor được cấu tạo từ ba lớp bán dẫn ghép với nhau, dùng để
khuếch đại tín hiệu. Transistor là linh kiện rất phổ biến và hầu như có mặt
trong tất cả các mạch điện tử.
a) Cấu tạo, nguyên lý hoạt:
Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai lớp tiếp
giáp P-N. Nếu ghép theo thứ tự PNP ta có Transistor thuận, ngược lại nếu
ghép theo thứ tự NPN ta có Transistor nghịch. Về phương diện cấu tạo thì
Transistor tương đương với hai Điot nối ngược chiều nhau.

Hình 1.52. Cấu tạo, sơ đồ tương đương và ký hiệu của Transistor loại
NPN

Hình 1.53. Cấu tạo, sơ đồ tương đương và ký hiệu của Transistor loại
PNP
Ba lớp bán dẫn được bối với ba cực:
- Cực giữa, ký hiệu B (Base) là cực gốc: được nối với lớp bán
dẫn mỏng nhất và mật độ hạt dẫn thấp nhất.
- Cực E (Emitter) là cực phát: được nối với lớp bán dẫn có
mật độ hạt dẫn lớn nhất.
Cực C (Collector) là cực góp: được nối với lớp bán dẫn có mật độ hạt
dẫn trung bình.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 33


Bộ môn Điện Ô tô
Để Transistor hoạt động thì phải đặt điện áp một chiều vào các cực của
nó, gọi là phân cực cho Transistor. Khi cấp nguồn UBE và UCE như trên
hình 1.30 thì lớp tiếp giáp JE phân cực thuận và JC phân cực ngược.
Đối với Transistor loại NPN, do lớp tiếp giáp JE phân cực thuận nên tạo
ra điện trường gia tốc các electron từ miền E phun qua lớp tiếp giáp JE tạo
thành dòng IE, một phần nhỏ các electron đi vào cực miền B tạo thành dòng
IB. phần còn lại các electron tiếp tục chuyển động sang lớp tiếp giáp JC,
tại đây các electron tiếp tục được gia tốc bởi điện trường (do JC phân cực
ngược) và chuyển động qua miền C, tạo thành dòng IC.

Hình 1.54. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Transistor loại NPN

Tương tự, đối với Transistor loại PNP, do lớp tiếp giáp JE phân
cực thuận (hình 1.31) nên tạo ra điện trường gia tốc lỗ trống từ miền E
phun qua lớp tiếp giáp JE tạo thành dòng IE, một phần nhỏ các lỗ trống
đi vào cực miền B tạo thành dòng IB. phần còn lại các lỗ trống tiếp tục
chuyển động sang lớp tiếp giápJC, tại đây các lỗ trống tiếp tục được gia
tốc bởi điện trường (do JC phân cực ngược) và chuyển động qua miền C,
tạo thành dòng IC.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 34


Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.55. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Transistor loại NPN


Quan hệ dòng điện qua các cực của
Transistor: IE = IB + IC
Để đánh giá mức độ điều khiển của dòng IB đến dòng IC, người ta định
nghĩa hệ số khuếch đại dòng điện của Transistor (β):
β= IC/IB
=>IE = (1 + β)IB
Β có giá trị khoảng vài chục đến vài trăm.
Như vậy, Transistor như là một khoá điện tử, trong đó B là cực
điều khiển. Để điều khiển phân cực cho Transistor thì:
- Transistor loại PNP:UEB ≥ 0.7V: đối với vật liệu bán
dẫn Si và UEB ≥ 0.3V: đối với vật liệu bán dẫn Ge.
- Transistor loại NPN:UBE ≥ 0.7V: đối với vật liệu bán
dẫn Si và UBE ≥ 0.3V: đối với vật liệu bán dẫn Ge.
Đặc tính của Transistor

Transistor có ba chế độ làm việc: chế độ khuếch đại, chế độ dẫn


bão hoà và chế độ ngắt. Trong các ứng dụng trên ôtô thường dùng
Transistor ở chế độ dẫn bão hoà và chế độ ngắt.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 35


Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.56. Đặc tính của Transistor


(1): Vùng làm việc khuếch đại; (2): vùng dẫn bão hoà; (3): vùng ngắt
b) Phân loại Transistor
 Theo vật liệu lớp bán dẫn: Transistor PNP (thuận) và NPN (nghịch)
 Theo công suất: Transistor công suất thấp và transistor công suất cao.
 Theo chức năng làm việc: Transistor khuếch đại và Transistor
chuyển mạch (dẫn bão hoà/ngắt).
 Theo cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Transistor lưỡng cực (BJT:
Bipolar Junction Transistor) và Transistor trường (FET: Field - Effect
Transistor)
c) Ứng dụng :
Trên ôtô Transistor được sử dụng rất phổ biến trong tấc cả các
mạch: mạch điều khiển động cơ quạt điều hoà, mạch điều chỉnh điện áp (
tiết chế bán dẫn), mạch điều khiển đánh lửa, bên trong bộ điều khiển ECU
đều có Transistor để điều khiển cơ cấu chấp hành,…

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 36


Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.57. Sơ đồ mạch điều khiển tốc độ quạt điều hoà

From ignition key switch

Ground G11
Pin No 23

Hình 1.58. Sơ đồ mạch điều khiển đánh lửa

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 37


Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.59. Sơ đồ ECU điều khiển các cơ cấu chấp hành


d)Chẩn đoán và kiểm tra:

a b c

Hình 1.60. Hình dạng một số loại Transistor


a. Transistor BJT công suất nhỏ; b. Transistor BJT công suất lớn;
c. Transistor trường (MOSFET)
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Transistor do nhiều hãng sản
xuất nhưng thông dụng nhất là các Transistor của Nhật, Mỹ và Trung Quốc
sản xuất.
- Transistor do Nhật sản xuất thường bắt đầu bằng các chữ cái: A,
B, C, D,…Ví dụ: A654, B733, C828, D1555,…Trong đó A, B ký hiệu cho
Transistor thuận PNP; các Transistor nghịch NPN ký hiệu C, D. Các
transistor công suất nhỏ ký hiệu: A, C; Các transistor công suất lớn ký hiệu:
B, D. Thứ tự chân của Transistor: từ trái sang phải: ECB với Transistor công

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 38


Bộ môn Điện Ô tô
suất nhỏ; BCE với Transistor công suất lớn.
Transistor do Mỹ sản xuất thường bắt đầu bằng 2N,…Ví dụ:
2N2222, 2N3055, 2N4073,…Thứ tự chân của transistor: từ trái sang phải:
EBC.

- Transistor do Trung Quốc sản xuất: bắt đầu bằng số 3, tiếp


theo là hai chữ cái. Chữ cái thứ nhất cho biết loại Transistor: A, B là
Transistor thuận PNP; C, D là Transistor nghịch NPN. Ví dụ: 3CP25,
3AP20,.. Thứ tự chân của transistor: từ trái sang phải: CBE.
Để xác định các chân của Transistor có thể sử dụng một trong các biện
pháp sau:
- Nhớ nguyên tắc thứ tự chân như trên.
- Dựa vào sổ tay tra cứu.
- Tra cứu trên mạng internet.
- Dùng đồng hồ đo.
Việc kiểm tra, chẩn đoán Transistor dùng đồng hồ đo
(transistor tương
đương với hai Điot đấu chung cực B).

Transistor ngược Transistor thuận

Hình 1.62. Sơ đồ tương đương của Transistor


- Nếu đo từ B sang C và từ B sang E (theo chiều thuận) kim đều lên
và đảo vị trí hai que đo ( đo theo chiều ngược) thì kim không lên
=>Transistor còn tốt.

Chương 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô Trang 39


Khoa Công nghệ Ô tô Bộ môn Điện Ô tô

- Nếu đo từ B sang C và từ B sang E (theo chiều thuận) và đảo vị


trí hai que đo (đo theo chiều ngược) kim đều lên=> Transistor bị chập hay
bị rò.
- Nếu đo chiều thuận từ B sang C hoặc từ B sang E theo chiều
thuận mà kim không lên =>Transistor bị đứt BE hoặc BC.
Nếu đo từ E sang C mà kim lên =>Transistor bị chập C

Bài 1: Tổng quan về linh kiện điện tử ô tô 40


Bộ môn Điện Ô tô
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
BÀI 1 HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN Ô TÔ
1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại
Để cung cấp năng lượng cho các phụ tải trên ô tô cần phải có bộ phận tạo ra nguồn
năng lượng có ích. Nguồn năng lượng này được tạo ra từ máy phát điện và ắc qui trên ô
tô. Khi động cơ hoạt động máy phát cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho ắc qui.
Để bảo đảm toàn bộ hệ thống hoạt động một cách hiệu quả, an toàn, năng lượng đầu ra
của máy phát nạp vào ắc qui và năng lượng yêu cầu cho các phụ tải phải thích hợp với
nhau.
Yêu cầu đặt ra cho máy phát phụ thuộc vào kiểu và cấu trúc máy phát lắp trên xe ô
tô, được xác định bởi việc cung cấp năng lượng điện cho các phụ tải và ắc qui. Có hai loại
máy phát: máy phát một chiều (Generator) và máy phát điện xoay chiều (Alternator). Các
máy phát một chiều được sử dụng trên xe thế hệ cũ nên trong giáo trình này không đề cập
đến.
1.1.1. Nhiệm vụ
Máy phát điện xoay chiều là nguồn năng lượng chính trên ô tô. Nó có nhiệm vụ cung
cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho ắc qui trên ô tô. Nguồn điện phải bảo đảm một
hiệu điện thế ổn định ở mọi chế độ phụ tải và thích ứng với mọi điều kiện môi trường làm
việc.
Ắc qui trong ô tô thường được gọi là ắc qui khởi động để phân biệt với loại ắc qui
sử dụng ở các lĩnh vực khác. Ắc qui trong hệ thống điện thực hiện chức năng của một thiết
bị chuyển đổi hoá năng thành điện năng và ngược lại. Đa số ắc qui trên ô tô là loại ắc qui
chì – a xít. Đặc điểm của loại ắc qui nêu trên là có thể tạo ra dòng điện có cường độ lớn,
trong khoảng thời gian ngắn (510s), có khả năng cung cấp dòng điện lớn
(200800A) mà độ sụt thế bên trong nhỏ, thích hợp để cung cấp điện cho máy khởi động
để khởi động động cơ.
Ắc qui còn cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng khác trong hệ thống điện, cung
cấp từng phần hoặc toàn bộ trong trường hợp động cơ chưa làm việc hoặc đã làm việc mà
máy phát điện chưa phát đủ công suất (động cơ đang làm việc ở chế độ số vòng quay
thấp): cung cấp điện cho đèn đậu (parking lights), radio cassette, CD, các bộ nhớ (đồng
hồ, hộp điều khiển…), hệ thống báo động…
Ngoài ra, ắc qui còn đóng vai trò bộ lọc và ổn định điện thế trong hệ thống điện ô tô
khi điện áp máy phát dao động.
Điện áp cung cấp của ắc qui là 12V hoặc 24V. Điện áp ắc qui thường là 12V đối với
xe du lịch hoặc 24V cho xe tải. Muốn điện áp cao hơn ta đấu nối tiếp các ắc qui 12V lại
với nhau. 1.1.2. Yêu cầu
Máy phát phải luôn tạo ra một hiệu điện thế ổn định (13,8V ÷ 14,2V) trong mọi chế
độ làm việc của phụ tải. Máy phát phải có cấu trúc và kích thước nhỏ gọn, trọng lượng
nhỏ, giá thành thấp và tuổi thọ cao. Máy phát cũng phải có độ bền cao trong điều kiện
nhiệt độ và độ ẩm lớn, có thể làm việc ở những vùng có nhiều bụi bẩn, dầu nhớt và độ
rung động lớn. Việc duy trì và bảo dưỡng càng ít càng tốt.
1.1.3. Phân loại
Trong hệ thống điện ô tô hiện nay thường sử dụng ba loại máy phát điện xoay chiều
sau:
41
Bộ môn Điện Ô tô
• Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu thường được sử
dụng trên các xe gắn máy.
• Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng điện từ có vòng tiếp điện sử dụng trên
các ô tô.
• Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng điện từ không có vòng tiếp điện sử dụng
chủ yếu trên máy kéo và các xe chuyên dụng.
Trên ô tô có thể sử dụng hai loại ắc qui để khởi động: ắc qui a xít và ắc qui kiềm.
Nhưng thông dụng nhất từ trước đến nay vẫn là ắc qui a xít, vì so với ắc qui kiềm nó có
sức điện động của mỗi cặp bản cực cao hơn, có điện trở trong nhỏ và đảm bảo chế độ khởi
động tốt, mặc dù ắc qui kiềm cũng có khá nhiều ưu điểm.
1.2. Những thông số cơ bản hệ thống cung cấp điện
1.2.1. Những thông số cơ bản của máy phát
Hiệu điện thế định mức: Phải bảo đảm Uđm = 14V đối với những xe sử dụng hệ
thống điện 12V, Uđm = 28V đối với những xe sử dụng hệ thống điện 24V.
Công suất máy phát: Phải đảm bảo cung cấp điện cho tất cả các phụ tải trên xe hoạt
động. Thông thường công suất của các máy phát trên ô tô hiện nay vào khoảng Pmf = 700
÷ 1500W.
Dòng điện cực đại: Là dòng điện lớn nhất mà máy phát có thể cung cấp Imax = 70 ÷
140A.
Tốc độ cực tiểu và tốc độ cực đại của máy phát: nmax, nmin phụ thuộc vào tốc độ
của động cơ đốt trong.
nmin = ni . i (1-1)
Trong đó: i - Tỉ số truyền, i = 1,5 ÷
2,0 ni - Tốc độ cầm chừng của động

Hiện nay trên xe đời mới sử dụng máy phát cao tốc nên tỉ số truyền i cao hơn.
Nhiệt độ cực đại của máy phát tomax : Là nhiệt độ tối đa mà máy phát có thể hoạt
động.
Hiệu điện thế hiệu chỉnh: Là hiệu điện thế làm việc của bộ tiết chế Uhc = 13,8 ÷
14,2V.
1.2.2. Những thông số cơ bản của ắc qui
Sức điện động của ắc qui:
Sức điện động của ắc qui phụ thuộc chủ yếu vào sự chênh lệch điện thế giữa hai tấm
bản cực khi không có dòng điện ngoài.
 Sức điện động trong một ngăn:
ea = φ+ - φ - (V) (1-2)
 Nếu ắc qui có n ngăn:
Ea = n.ea. (1-3)
Sức điện động còn phụ thuộc vào nồng độ dung dịch, trong thực tế có thể xác định
theo công thức thực nghiệm:
Eo = 0,85 + ρ25oC (1-4)
Eo : Là sức điện động tĩnh của ắc qui đơn (tính bằng Volt).
ρ : Nồng độ của dung dịch điện phân được tính bằng (g/cm3) quy về + 25oC.

42
Bộ môn Điện Ô tô
ρ 25oC = ρ đo – 0,0007(25 – t) (1-5)
t : Nhiệt độ dung dịch lúc đo.
ρ đo : Nồng độ dung dịch lúc đo.
Hiệu điện thế của ắc qui:
 Khi phóng điện:
Up = Ea - Ra.Ip (1-6)  Khi nạp điện:
Un = Ea + Ra.In (1-7) Trong đó: Ip
- cường độ dòng điện phóng.
In - cường độ dòng điện nạp.
Ra - điện trở trong của ắc qui.
Điện trở trong ắc qui:
Raq = Rđiện cực + Rbản cực + Rtấm ngăn + Rdung dịch (1-8)
Điện trở trong ắc qui phụ thuộc chủ yếu vào điện trở của điện cực và dung dịch. Pb và
PbO2 đều có độ dẫn điện tốt hơn PbSO4 . Khi nồng độ dung dịch điện phân tăng, sự có
mặt của các ion H+ và SO42- cũng làm giảm điện trở dung dịch. Vì vậy điện trở trong của
ắc qui tăng khi bị phóng điện và giảm khi nạp. Điện trở trong của ắc qui cũng phụ thuộc
vào nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ thấp, các ion sẽ dịch chuyển chậm trong dung dịch
nên điện trở tăng.
1.3. Sơ đồ tổng quát cung cấp điện và phân bố tải 1.3.1.
Sơ đồ tổng quát cung cấp điện
HT điều khiển động cơ HT HT
(Đánh lửa & Phun xăng) chiếu sáng tín hiệu
HT thông tin

Ắc qui
HT giải trí
trong xe

HT điều hòa
không khí

Máy phát HT khóa cửa


điện & bảo vệ xe

HT ĐK phanh

HT khởi động HT gạt & xông HT khoá đai an toàn


động cơ kính & ĐK túi khí

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống cung cấp điện tổng quát


1.3.2. Sơ đồ các tải công suất điện trên ô tô
Phụ tải trên ô tô có thể chia làm 3 loại: tải thường trực là những phụ tải liên tục hoạt
động khi xe đang chạy, tải gián đoạn trong thời gian dài và tải gián đoạn trong thời gian
ngắn. Trên hình 1.2 trình bày sơ đồ phụ tải trên ô tô hiện đại.

43
Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.2. Sơ đồ phụ tải trên ô tô


1.4. Máy phát điện
1.4.1. Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc
1.4.1.1. Máy phát kích từ bằng nam châm vĩnh cửu
Phần lớn máy phát điện xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu đang được
sử dụng đều có rô to là nam châm quay. Mạch từ của máy phát này khác nhau chủ yếu ở
kết cấu của rô to và có thể chia làm bốn loại chính: Rô to nam châm tròn, rô to nam châm
hình sao với má cực hoặc không má cực, rô to hình móng và rô to nam châm xếp.
44
Bộ môn Điện Ô tô
Đơn giản nhất là loại rô to nam châm tròn.

1. Nam châm vĩnh cửu, 2. Cực từ thép, 3. Cuộn dây stator.


Hình 1.3. Mạch từ của máy phát điện rô to nam châm tròn
Ưu điểm của loại này là chế tạo đơn giản, còn nhược điểm là hiệu suất mạch từ rất
thấp. Rô to loại này chỉ ứng dụng trong các máy phát điện công suất không quá 100VA
(Thường cho xe đạp và xe gắn máy). Các máy phát điện xoay chiều với rô to nam châm
hình sao loại có cực ở stator và không có má cực ở rô to thông dụng hơn cả.
Việc chế tạo các máy phát điện có các má cực ở stator khá đơn giản. Stator có thể có
6 hoặc 12 cực, còn rô to thường là nam châm có 6 cực.
Nhược điểm: khó nạp từ cho rô to, độ bền cơ khí kém. Với kết cấu mạch từ như vậy
góc lệch pha sẽ là 90o và máy phát điện có khả năng làm việc như máy phát điện 2 pha.
Rô to nam châm hình sao loại này được ứng dụng chủ yếu trong các máy phát điện
của máy kéo công suất nhỏ. Ngoài ra có thể gặp những máy phát điện mà rô to của chúng
có phần má cực bằng thép ở đầu các cánh nam châm. Trong những máy phát điện như
vậy, tác dụng khử từ do phản từ phần ứng gây nên cũng ít hơn loại không có má cực. Kết
cấu rô to có má cực còn cho phép tăng chiều dài má cực, tiết kiệm dây đồng, giảm được
trọng lượng và kích thước của máy phát điện, đặc tính tự điều chỉnh tốt hơn và công suất
máy phát điện có thể lớn hơn.

1. Stator; 2. Rotor.
Hình 1.4. Mạch từ máy phát điện loại G-46
Việc phát hiện ra những vật liệu nam châm mới có lực từ lớn cho phép tăng công
suất của các máy phát điện kích thích bằng nam châm vĩnh cửu mà trong một số trường

45
Bộ môn Điện Ô tô
hợp chúng có thể thay thế các máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ. Với những
vật liệu này người ta có thể chế tạo những rô to hình móng. Đó là nam châm trơn được
nạp cực theo chiều trục. Ở hai đầu của nó người ta đặt hai tấm bích làm bằng thép ít cacbon
có các móng bố trí sao cho các móng của hai tấm bích xen kẽ nhau. Hai tấm bích này sẽ
chịu ảnh hưởng của hai cực từ khác dấu (N và S) ở hai mặt bên của nam châm và các móng
của tấm bích cũng mang dấu của từ trường đó, sẽ trở thành những cực từ xen kẽ nhau ở rô
to. Để tránh mất mát từ trường, trục rô to được chế tạo bằng thép không dẫn từ.

1. Nam châm hình sao; 2. Hợp kim không dẫn từ; 3. Trục rô to.
Hình 1.5. Rô to nam châm hình sao loại không có má cực
Rô to hình móng có nhiều ưu điểm như: nạp từ có thể tiến hành sau khi đã lắp ghép
và từ trường phân bố đều hơn; vận tốc tiếp tuyến của rô to hình móng có thể đạt tới 100m/s,
hơn nữa, có thể lắp hàng loạt nam châm trên trục và bằng cách này có thể giảm trị số từ
thông quy định cho mỗi nam châm đến hai lần hoặc hơn tuỳ thuộc vào số nam châm, giảm
đường kính của các nam châm, tăng công suất của các máy phát điện rô to hình móng.
1.4.1.2. Máy phát kích từ kiểu điện từ loại có vòng tiếp điện (có chổi than)
Máy phát điện loại này gồm có 3 phần chính là stator, rô to và bộ chỉnh lưu.

46
Bộ môn Điện Ô tô

1-Puly; 2-Quạt gió; 3-Nắp trước; 4-Cuộn dây phần ứng; 5-Cuộn dây kích thích; 6-Nắp sau;
7-Các vòng tiếp điện; 8-Tai bắt với giá đỡ; 9-Bộ chỉnh lưu.
Hình 1.6. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ
Stator: Gồm khối thép từ được lắp ghép bằng các lá thép ghép lại với nhau, phía trong
có xẻ rãnh đều để xếp các cuộn dây phần ứng. Cuộn dây stator có 3 pha mắc theo kiểu
hình sao, hoặc theo kiểu hình tam giác (Hình 1.7).

a) b)
a. Đấu dây hình sao; b. Đấu dây hình tam giác
Hình 1.7. Các kiểu đấu dây

47
Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.8. Stator của máy phát điện xoay chiều

1. Chùm cực từ tính S; 2. Chùm cực từ tính N; 3. Cuộn dây kích thích;
4. Các vòng tiếp điện; 5. Trục rô to.
Hình 1.9. Rô to máy phát điện xoay chiều kích thích bằng điện từ có vòng tiếp điểm
Rô to: Bao gồm trục 5 và ở phía cuối trục có lắp các vòng tiếp điện 4, còn ở giữa có lắp
hai chùm cực hình móng 1 và 2. Giữa hai chùm cực là cuộn dây kích thích 3 được
quấn trên ống thép dẫn từ. Các dầu dây kích thích được hàn vào các vòng tiếp điện
(Hình 1.9).
Khi có dòng điện một chiều đi qua cuộn dây kích thích Wkt thì cuộn dây và ống thép
dẫn từ trở thành một nam châm điện mà hai đầu ống thép là hai từ cực khác dấu. Dưới ảnh
hưởng của các từ cực, các móng trở thành các cực của rô to, giống như cách tạo cực của
loại rotor hình móng với nam châm vĩnh cửu.
1.4.2. Bộ chỉnh lưu
Để biến đổi dòng điện xoay chiều của máy phát sang dòng điện một chiều, ta dùng
bộ chỉnh lưu 6 đi ốt, 8 đi ốt hoặc 14 đi ốt.

48
Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.10a. Bộ chỉnh lưu 6 đi ốt


Đối với máy phát có công suất lớn (P > 1000 W) sự xuất hiện sóng đa hài bậc 3 trong
thành phần của hiệu điện thế pha do ảnh hưởng của từ trường các cuộn pha lên cuộn kích
làm giảm công suất máy phát. Vì vậy người ta sử dụng cặp đi ốt mắc từ dây trung hoà để
tận dụng sóng đa hài bậc 3, làm tăng công suất máy phát khoảng 10 ÷ 15% (Hình 1.10b).

Maùy phaùt ñieän xoay chieàu


Hình 4.10b. Bộ chỉnh lưu 8 đi ốt
Trong một số máy phát, người ta còn sử dụng 3 đi ốt nhỏ (đi ốt trio) mắc từ các pha
để cung cấp cho cuộn kích đồng thời đóng ngắt đèn báo nạp (Hình 1.10c)

49
Bộ môn Điện Ô tô

1. Ắc qui; 2. Cuộn kích (G); 3. Cuộn dây stator; 4. Đi ốt chỉnh lưu (+);
5. Đi ốt chỉnh lưu (-); 6. Đi ốt trio; 7. Các đi ốt công suất; 8. Đi ốt chỉnh lưu dòng trung
hoà;
9. Tụ điện; 10. Đầu cuối của cuộn dây máy phát (W).
Hình 1.10c. Bộ chỉnh lưu 14 đi ốt
Hoạt động của bộ chỉnh lưu
Trên hình 1.11 là sơ đồ của máy phát chỉnh lưu 3 pha có bộ nắn dòng mắc theo sơ
đồ nắn dòng 2 nửa chu kỳ, 3 pha. Các cuộn dây stator được đấu dạng sao. Với kiểu mắc
này thì quan hệ giữa điện áp và cường độ dòng điện trên dây và trên pha là: Un = √3
U và In = I
Ta giả thiết rằng tải của máy phát là điện trở thuần.
Điện áp tức thời trên các pha A, B, C là:
UA = Umsinωt (1-9)
UB = Umsin(ωt - 2π/3) (1-10)
UC = Umsin(ωt + 2π/3) (1-11)
Trong đó: Um : Điện áp cực đại của pha;
ω = 2πf = 2π.n.p/60 là vận tốc góc.

50
Bộ môn Điện Ô tô

a) b)
a) Sơ đồ chỉnh lưu.c) Đồ thị biến thiên điện thế trong các pha và quy luật biến thiên điện thế
khi đã chỉnh lưu.
Hình 1.11. Sơ đồ chỉnh lưu máy phát 3 pha
Ta cũng giả thiết là các đi ốt mắc ở hướng thuận có điện trở Rt vô cùng bé (Rt = 0)
còn ở hướng ngược thì rất lớn (Rn = ∞)
Trên sơ đồ chỉnh lưu 3 pha này có 6 đi ốt, 3 đi ốt ở nhóm trên hay còn gọi là các đi
ốt dương (D1, D3, D5) có catod được nối với nhau. Nhóm dưới còn gọi là các đi ốt âm (D2,
D4, D6) các anode được nối với nhau. Ở hướng dẫn điện, một đi ốt nhóm trên dẫn điện khi
anốt của nó có điện thế cao hơn, còn ở nhóm dưới đi ốt dẫn có điện thế thấp hơn. Vì vậy,
ở một thời điểm bất kỳ đều có 2 đi ốt hoạt động, một đi ốt cực tính dương (phía trên) và
một đi ốt cực tính âm (phía dưới). Mỗi đi ốt sẽ cho dòng điện qua trong 1/3 chu kỳ (T/3).
Điện thế dây của máy phát được đưa lên bộ chỉnh lưu. Điện áp chỉnh lưu được xác
định bởi các tung độ nằm giữa các đường cong trên và dưới (H 1.11b) của điện áp pha Ua,
Ub, Uc. Vì vậy, điện áp chỉnh lưu tức thời Umf sẽ thay đổi và tần số xung động của điện áp
chỉnh lưu lớn hơn tần số của điện áp pha 6 lần:
Trị số nhỏ nhất của điện áp chỉnh lưu bằng 1,5Um, và lớn nhất là 1,73 Um. Sự
thay đổi của điện áp chỉnh lưu:
Umf = (1,73 – 1,5).Um = 0,23 Um = 0,325 U (1-12)
Từ đồ thị ở hình 1.11b ta có thể xác định giá trị tức thời của điện áp chỉnh lưu.
umf = 3 Um .cosωt (1-13)
1.4.3. Bộ điều chỉnh điện
1.4.3.1. Bộ điều chỉnh loại rung
Việc điều chỉnh điện áp dạng rung động (Hình 1.12) thuộc loại điều chỉnh rơ le mà
ở đó chức năng của bộ phận điều chỉnh do rơ le điện từ thực hiện. Nhờ có các tiếp điểm
của rơ le mà các điện trở phụ được nối với mạch kích thích.

51
Bộ môn Điện Ô tô
Rp IG
+

W0
Wkt
F

Hình 1.12. Sơ đồ nguyên lý tiết chế loại rung


Nếu điện áp của máy phát nhỏ hơn điện thế U1 điện áp hoạt động của rơ le điện từ,
thì tiếp điểm K đóng và cuộn kích thích ωkt của máy phát được mắc vào đầu ra của máy
phát. Khi điện áp máy phát đạt giá trị U1 thì tiếp điểm K sẽ bị ngắt, điện trở phụ Rp được
mắc vào mạch kích thích. Dòng điện trong cuộn kích thích và điện áp máy phát giảm
xuống. Khi điện thế của máy phát giảm xuống đến điện áp phản hồi rơ le U2, các tiếp điểm
của rơ le được đóng lại. Dòng điện trong cuộn kích thích và điện thế máy phát bắt đầu
tăng lên. Khi điện áp máy phát đạt điện áp làm việc của rơ le thì các tiếp điểm lại bị ngắt.
Quá trình lại tiếp tục một cách tuần hoàn.

Việc điều chỉnh dòng điện kích thích được thực hiện bằng cách thay đổi thời gian
đóng tiếp điểm tương đối  và chu kỳ tương đối . Do bộ phận điều chỉnh của bộ điều
chỉnh loại rung là rơ le điện từ nên để xác định mức độ và chất lượng điều chỉnh cần phải
biết các đặc tính của nó. Đương nhiên là việc ngắt các tiếp điểm có thể thực hiện khi lực
kéo của lò xo Fk và lực điện từ Fđt của rơ le bằng nhau.
Lực điện từ:
Fđt = 0,5.2/(o.S) (1-14)
Trong đó:
 - Từ thông ở khe hở không khí giữa lõi sắt và phần ứng của rơ le.
S – Tiết diện của lõi sắt.
o – Độ từ thẩm không khí
Các bộ điều chỉnh điện áp có các liên kết phản hồi hoặc tăng tốc:
Việc giảm độ biến thiên điện áp Uđm ở các bộ điều chỉnh điện áp dạng rung có thể
được thực hiện khi dùng các cuộn dây gia tốc và các điện trở gia tốc.

52
Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.13. Sơ đồ tiết chế với cuộn gia tốc


Cuộn dây gia tốc Wgt được quấn trên lõi sắt rơ le điện từ và được mắc song song với
các tiếp điểm của rơ le (Hình 1.13a) hoặc cuộn dây kích thích Wkt của máy phát (Hình
1.13b). Lúc này sức từ động của cuộn dây gia tốc sẽ trùng về phương với sức từ động của
cuộn dây chính W0 của bộ biến đổi điện áp. Nếu cuộn dây gia tốc được mắc song song với
cuộn kích thích thì khi tiếp điểm đóng, điện áp trên cuộn gia tốc và cuộn chính bằng điện
thế máy phát. Nếu rơ le với cuộn gia tốc có cùng điện thế làm việc U1 như ở rơ le có một
cuộn dây chính, thì ở cùng một độ căng lò xo, sức từ động làm việc của hai rơ le như nhau.
Khi tiếp điểm hở, điện thế trên cuộn dây gia tốc giảm đột ngột một giá trị là Ik Rp.
Điều này dẫn đến hiện tượng đóng lại tiếp điểm ở điện áp của máy phát cao hơn, tức là
điện áp phản hồi U2 tăng lên:
Vì vậy Umf = U1 – U2 giảm xuống còn hệ số phản hồi của rơ le tăng. Khi Umf
giảm, tần số đóng mở sẽ tăng.
Do các cuộn dây (gia tốc và cuộn kích thích) được mắc song song nên ở thời điểm
bất kỳ, điện áp của chúng sẽ bằng nhau (Ugt = Uk)
Nếu xem Ugt = Igt.Rgt; Uk = Ik Rk thì Igt = Ik(Rk/Rgt)
Như vậy, dòng điện trong cuộn gia tốc tỷ lệ thuận với dòng kích thích của máy phát,
tức là ở mạch hiệu chỉnh sẽ có mạch hồi tiếp theo dòng kích thích.
Vì vậy, khi đưa vào cuộn dây gia tốc, tần số đóng mở của rơ le sẽ tăng lên. Song, khi
tăng vận tốc rô to máy phát (dòng kích thích giảm) thì điện áp trung bình trên đầu ra của
máy phát tăng.
Điện trở gia tốc ở sơ đồ điều chỉnh điện áp dạng rung có dạng là một phần điện trở
phụ Rp. Rơ le điện từ có một cuộn dây điều khiển chính W0 được đấu vào đầu ra của máy
phát qua điện trở gia tốc. Điện trở tính toán của điện trở phụ:
Rp = Rgt + R’p (1-14)
Thường thì ở các bộ điều chỉnh điện áp có điện trở gia tốc giá trị Rgt << R’p. Khi đấu
mạch cuộn dây chính với điện trở gia tốc sẽ đảm bảo được việc tăng tần số đóng mở rơ le.
Tại thời điểm các tiếp điểm đóng, điện áp trên cuộn dây chính là:
U0 = Umf – Io[(RgtR’p)/(Rgt + Rp)]  Uđm – Io.Rp (1-15)

53
Bộ môn Điện Ô tô
Khi các tiếp điểm bị ngắt, dòng điện kích thích do hiện tượng tự cảm sẽ bảo toàn về
giá trị và hướng. Dòng điện qua điện trở gia tốc sẽ sinh ra độ sụt áp. Vì vậy, điện thế đặt
lên cuộn dây chính của bộ điều chỉnh sẽ giảm xuống:
U0 = Umf – (Io + Ik)Rp (1-16)
Như vậy, các tiếp điểm của rơ le được đóng lại ở điện thế cao hơn của máy phát.
Điện áp phản hồi U2 của rơ le tăng lên còn Umf = U1 – U2 giảm xuống và tần số đóng mở
rơ le tăng.
Việc đưa điện trở gia tốc để làm tăng tần số đóng mở rơ le sẽ dẫn đến hiện tượng:
khi vận tốc rô to máy phát tăng, giá trị điện áp trung bình trên đầu ra của máy phát tăng.
Sơ đồ có điện trở tăng tốc rất đơn giản. Nó được sử dụng rộng rãi trong các bộ điều chỉnh
điện áp dạng rung. Để giảm hiện tượng vừa nêu, trong các bộ điều chỉnh điện áp dạng rung
ta dùng cuộn dây cân bằng (cuộn khử) và các điện trở cân bằng. Cuộn cân bằng Wcb (Hình
1.14a) được mắc nối tiếp với cuộn kích thích Wkt, còn sức từ động Fcb ngược hướng với
sức từ động Fo của cuộn chính Wo của bộ điều chỉnh điện áp.
Sự hiện diện của cuộn dây cân bằng làm giảm điện áp khi tăng vận tốc của rô to.
Nhờ vậy cuộn cân bằng thực hiện được việc bù lại sai số của việc điều chỉnh trong các bộ
điều chỉnh điện áp dạng rung có liên kết gia tốc.

Hình 1.14. Sơ đồ tiết chế với cuộn cân bằng và điện trở cân bằng
Điện trở Rcb (Hình 1.14b) được mắc nối tiếp vào mạch kích thích của máy phát. Điện
áp máy phát cao hơn điện áp được đưa lên bộ điều chỉnh dạng rung một lượng
IkRcb.
Sơ đồ của bộ điều chỉnh điện áp dùng điện trở cân bằng Rcb rất đơn giản. Song nhược
điểm của nó là việc tăng điện trở của mạch kích thích sẽ làm tăng tốc độ không tải của
máy phát. Như vậy, bộ điều chỉnh dạng rung để điều chỉnh chính xác điện áp phải có cuộn
điều khiển chính, cuộn gia tốc và cuộn cân bằng.
1.4.3.2. Bộ điều chỉnh bán dẫn
Nhược điểm cơ bản của bộ điều chỉnh điện áp dùng tiếp điểm dạng rung là dòng điện
kích thích bị hạn chế và độ bền của bộ điều chỉnh thấp. Các phương pháp giảm công suất
ngắt được sử dụng không khắc phục được đầy đủ các nhược điểm đã nêu mà chỉ có thể
mở rộng phạm vi sử dụng các bộ điều chỉnh điện áp dạng rung.

54
Bộ môn Điện Ô tô
Bộ điều chỉnh điện áp dạng rung trong quá trình sử dụng cần phải điều chỉnh và bảo
dưỡng thường xuyên do phần tử quyết định là lò xo có độ đàn hồi phụ thuộc vào điều kiện
vận hành.
Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều chỉnh điện áp dạng rung, người ta sản
xuất các bộ điều chỉnh điện áp không tiếp điểm (tiết chế bán dẫn), sử dụng các linh kiện
bán dẫn: đi ốt, đi ốt ổn áp (đi ốt zener), transistor. Có 2 loại tiết chế bán dẫn khác biệt ở
transistor mắc nối tiếp với cuộn kích. Nếu dùng transistor loại PNP thì cuộn kích được nối
trực tiếp ra mát còn dùng transistor loại NPN thì một đầu cuộn kích sẽ được nối với dương
qua công tắc máy.
Sơ đồ và nguyên lý làm việc bộ điều chỉnh dùng transistor PNP:
Bộ điều chỉnh điện áp không tiếp điểm loại dùng transistor được thể hiện ở hình 421.
Bộ điều chỉnh điện áp transistor cấu tạo từ bộ phận đo (mạch R1 –R2 – R – VD1) và thiết
bị điều chỉnh có dạng một transistor PNP (các VT1, VT2, đi ốt VD2, các biến trở R 3, R4,
và Ro). Tải của transistor là cuộn dây kích thích Wkt của máy phát được mắc song song
với đi ốt VD3.
Nếu điện áp trên điện trở R1 nhỏ hơn điện áp mở của đi ốt zener VD1 thì đi ốt sẽ
không dẫn và cường độ dòng điện trong mạch R-VD1 gần như bằng không. Điện áp đặt
lên mối nối BE của transistor:
UE1 = UR – URo < 0 (1-17)
Vì vậy, transistor VT1 sẽ ở trạng thái ngắt. Điện áp UEC1 hầu như bằng với điện áp
của máy phát và được đặt lên lớp tiếp giáp BE của transistor theo hướng thuận. Transistor
VT2 sẽ ở trạng thái bão hoà, được xác định bởi điện trở R3.

Hình 1.15. Sơ đồ bộ điều chỉnh bán dẫn loại dùng transistor PNP
Do điện trở Ro và độ sụt áp VD2 nhỏ, nên ta có thể xem điện áp của máy phát hầu
như được đưa lên cuộn kích thích. Như vậy, đảm bảo sự tự kích của máy phát.
Nếu hiệu điện thế của máy phát bằng với hiệu điện thế hoạt động U1 của tiết chế, thì
trong mạch R – VD1 sẽ xuất hiện dòng điện I = I2. Điện áp trên lớp chuyển tiếp BE của
transistor thứ nhất đạt giá trị ngưỡng UOE1 = IR – URo = IR – IkRo. Transistor VT1 được
chuyển từ trạng thái ngắt về trạng thái bão hoà khiến điện áp UEC1 giảm và transistor VT2
55
Bộ môn Điện Ô tô
từ trạng thái bão hoà chuyển về trạng thái ngắt. Dòng điện kích thích giảm làm tăng điện
áp trên mối nối BE của VT1 đột ngột. UE1 = IR – IkRo và chuyển nó từ trạng thái ngắt về
trạng thái bão hoà.
Khi VT1 chuyển sang trạng thái bão hoà:
UE2 = UEC1 – URo < 0 (1-18)
Nên VT2 sẽ chuyển về trạng thái ngắt. Sự dịch chuyển của lớp tiếp giáp BE của VT2
ở hướng ngược được thực hiện bởi sự lựa chọn các thông số của mạch VT2-R4.
Việc chuyển VT2 về trạng thái ngắt đồng nghĩa với việc ngắt cuộn kích Wkt khỏi
máy phát. Dòng kích trong mạch Wkt – VD3 giảm xuống. Sự giảm của dòng kích dẫn đến
giảm hiệu điện thế hiệu chỉnh của máy phát.
Khi điện áp của máy phát đạt tới điện áp phản hồi U2 của tiết chế thì điện áp trên lớp
chuyển tiếp BE của VT2 sẽ đạt giá trị ngưỡng, tức là:
UE2 = UEC1 – URo = UOE2 (1-19)
Lúc này VT2 bắt đầu chuyển từ trạng thái ngắt sang trạng thái bão hoà, làm tăng
dòng kích. Sự tăng lên của dòng kích làm giảm điện áp trên lớp chuyển tiếp BE của
transistor thứ nhất.
UE1 = IR – IkRo = UOE1 (1-20)
Từ trạng thái bão hoà, transistor chuyển về trạng thái ngắt, còn VT2 từ trạng thái
ngắt về trạng thái bão hoà. Như vậy, hiệu ứng rơ le trong bộ điều chỉnh điện áp này đạt
được là nhờ điện trở Ro – đảm bảo được liên kết dương ngược.
Ở điện áp hoạt động của transistor ta có các phương trình sau:
U1 = I1(R1 + R2) + IR2
U1 = I(R + RZ) + UOZ + (I + I1) R2 (1-21) Điều kiện
transistor đóng mở:
UE1 = IR – IkRo (1-22)
Sơ đồ và nguyên lý làm việc của bộ điều chỉnh dùng transistor NPN

Hình 1.16. Sơ đồ bộ điều chỉnh dùng transistor NPN


Bộ điều chỉnh bán dẫn loại này gồm hai thành phần: thành phần đo: R1, R2, D1 và
thành phần hiệu chỉnh T1, T2.

56
Bộ môn Điện Ô tô
Nguyên lý làm việc như sau: Khi bật công tắc máy, dòng điện từ ắc qui đến tiết chế,
đến R1 → R2 → mát. Điện áp đặt vào D1 = U.R2 /(R1 + r2) < UOZ điện thế làm việc của D1,
nên T1 đóng. Do đó dòng đi theo mạch R3 → D2 → R4 → mát.
Khi số vòng quay n máy phát tăng cao, hiệu điện thế tăng và điện áp đặt vào D1 tăng
khiến nó dẫn làm T1 dẫn bão hoà và T2 đóng.
Dòng điện trong cuộn Wkt giảm khiến điện áp máy phát giảm theo. D1 sẽ đóng trở
lại làm T1 đóng và T2 mở. Quá trình này lại lặp đi lặp lại.
Khi cường độ dòng điện Ikt giảm trên Wkt xuất hiện một sức điện động tự cảm và đi
ốt D2 dùng để bảo vệ transistor T2.
Trong sơ đồ này người ta sử dụng mạch hồi tiếp âm bao gồm R s và tụ C. Khi T2
chớm đóng, điện áp tại cực C tăng làm xuất hiện dòng nạp Ic (Wkt → T1→ C → R5 → R
→ mát).
Điện thế tại chân B của T1 tăng vì UBE1 = R(I + IC↑) khiến T1 chuyển nhanh sang
trạng thái bão hoà và T2 chuyển nhanh sang trạng thái đóng.
Khi T2 chớm mở, tụ C bắt đầu phóng theo mạch + C → T2 → R → R5 → - C. Dòng
phóng đi qua điện trở R theo chiều ngược lại và điện áp đặt vào mối nối BE của T1 có giá
trị: UBE1 = (I – Ic)R khiến T1 chuyển nhanh sang trạng thái đóng và T2 chuyển nhanh sang
trạng thái bão hòa. Như vậy, mạch hồi tiếp giúp tăng tần số đóng mở của tiết chế.
Lúc bắt đầu hoạt động, hiệu điện thế làm việc của tiết chế được xác định:
U1 = I1R1 + R2(I1 – I) (1-23)
U1 = I1R1 + UOZ + RZI + IR. (1-24)
Trong đó: I = UBE1 /R.
Thế giá trị I vào 2 phương trình trên ta được:
U1 (R1 + R2) – R2UBE1/R (1-25)
U1 = R1I1 + UOZ + RZUBE1/R + UBET1 (1-26)
Giải hệ phương trình trên qua U1 ta thu được:
U1 = (1 + R1/R2)[UOZ + (RZ + R)UBE/R] + R1UBE1/R (1-27)
Như vậy, muốn tăng hiệu điện thế hiệu chỉnh ta tăng R1 hoặc giảm R2 Mạch
bảo vệ bộ điều chỉnh:
Trên hình 1.17 trình bày sơ đồ bộ điều chỉnh với mạch bảo vệ gồm C, R4, R5, T2, D3
để đề phòng trường hợp cuộn kích bị ngắn mạch.

57
Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.17. Sơ đồ tiết chế dùng transistor NPN có mạch bảo vệ


Khi cuộn kích bị ngắn mạch thì đầu F bị nối trực tiếp với dương và tụ C sẽ được nạp
với dòng

−𝑡
𝑈𝑎
𝑖𝑐 = . 𝑅5 𝑒 𝑐 (1-28)
𝑅4 +𝑅5

Trong đó: c – hằng số mạch nạp,


Ua – điện áp ắc qui.
c = (R4 + R5)C

−𝑡
𝑈𝑎
U R5 =UBE2 = . 𝑅5 𝑒  (1-29)
𝑅4 +𝑅5

Độ sụt áp trên R5 làm T2 mở và T3 đóng nên mạch được bảo vệ. T3 sẽ tiếp tục đóng
đến thời điểm tm khi dòng nạp không đủ để mở T2 tức là:

𝑈𝑎 −𝑡𝑚
. 𝑅5 𝑒 𝑐 = 𝑈𝑂𝐸2
𝑅4 + 𝑅5
𝑈𝑎 . 𝑅5
𝑡𝑚 = 𝑙𝑛
(𝑅4 + 𝑅5 ). 𝑈𝑂𝐸2
(1-30)
Lúc này, T2 chuyển sang trạng thái đóng và T3 chuyển sang trạng thái khuếch đại.
Tụ C sẽ phóng điện qua T3 và quá trình lại lặp lại như cũ.
Một số mạch thực tế trên xe:
Tiết chế vi mạch xe Nhật kiểu A
58
Bộ môn Điện Ô tô

Hình 1.18. Sơ đồ tiết chế vi mạch xe Nhật kiểu A


Mạch cung cấp điện cho cuộn kích và báo nạp được thực hiện bởi 3 đi ốt nhỏ (đi ốt
trio) mắc từ đầu của các cuộn pha (D4, D5, D6)
Khi bật công tắc máy và động cơ chưa hoạt động, dòng qua đèn báo nạp đi qua cuộn
kích làm tăng khả năng tự kích của máy phát. Khi máy phát hoạt động, đèn báo nạp tắt vì
hai đầu đèn đẳng thế và lúc này, dòng cấp cho cuộn kích sẽ đi trực tiếp từ 3 đi ốt trio.
Nguyên lý làm việc của bộ điều chỉnh loại này tương tự như các mạch ta đã khảo sát ở
phần trên nhưng các linh kiện được chế tạo theo công nghệ vi mạch và bộ điều chỉnh được
đặt bên trong máy phát.
Tiết chế vi mạch xe Nhật kiểu M

Hình 1.19. Sơ đồ tiết chế vi mạch xe Nhật kiểu M


Điểm khác biệt của sơ đồ tiết chế vi mạch kiểu M là cách điều khiển đèn báo sạc.
Nhờ điện áp lấy trên một pha cấp vào đầu P của tiết chế vi mạch sẽ điều khiển trạng thái
hoạt động của transistor TR2 và TR3 theo tình trạng của máy phát.
Mạch tiết chế PP 350 (ZIL).

59
Bộ môn Điện Ô tô
Trên hình 1.20 trình bày sơ đồ tiết chế PP350 trên xe Zil (Nga). Điểm lưu ý trong sơ
đồ này là mạch hồi tiếp gồm điện trở R10 mắc từ điểm A sang B.
Hoạt động của mạch hồi tiếp như sau:
Khi T1 chớm đóng, T2 chớm mở, điện thế tại B lớn hơn tại A làm dòng điện từ B
sang A: R10 L mát. Điện thế ở A tăng, dòng qua R1 và R2 giảm khiến độ sụt áp trên
R1, R2 giảm, làm T1 đóng nhanh và T2 mở nhanh.

Trong trường hợp ngược lại, khi T1 chớm mở và T2 chớm đóng, điện thế điểm B cao
hơn A. Vì vậy, xuất hiện dòng từ A sang B. Dòng này đi qua R1, R2 khiến D1 mở nhanh
làm T1 mở nhanh và T2 đóng nhanh.
Tiết chế vi mạch xe KAMAZ

Trong sơ đồ này, do điện áp hiệu chỉnh ở mức 28V nên người ta sử dụng 2 đi ốt zener
D1 và D2 mắc nối tiếp. Để đồng nhất hoá chi tiết của máy phát, cuộn dây kích hoạt động
ở điện áp 14V và được mắc vào đầu dây trung hoà. Ở thời điểm bật công tắc máy mà động
cơ chưa hoạt động, cuộn kích máy phát được cấp một dòng nhỏ qua Rp để tự kích.
Trên tiết chế loại này còn có công tắc chuyển đổi điện áp hiệu chỉnh theo mùa bằng
cách thay đổi giá trị điện trở của cầu phân áp.

60
Bộ môn Điện Ô tô
1.5. Ắc qui
1.5.1. Cấu tạo
Ắc qui a xít bao gồm vỏ bình, có các ngăn riêng, thường là ba ngăn hoặc 6 ngăn tuỳ
theo loại ắc qui 6V hay 12V.

Hình 1.22. Cấu tạo bình ắc qui a xít


Trong mỗi ngăn đặt khối bản cực, có hai loại bản cực: bản dương và bản âm. Các
tấm bản cực được ghép song song và xen kẻ nhau, ngăn cách với nhau bằng các tấm ngăn.
Mỗi ngăn như vậy được coi là một ắc qui đơn. Các ắc qui đơn được nối với nhau bằng các
cầu nối và tạo thành bình ắc qui. Ngăn đầu và ngăn cuối có hai đầu tự do gọi là các đầu
cực của ắc qui. Dung dịch điện phân trong ắc qui là a xít sunfuric, được chứa trong từng
ngăn theo mức qui định thường không ngập các bản cực quá 10  15 mm.
Vỏ ắc qui được chế tạo bằng các loại nhựa ebônit hoặc cao su cứng, có độ bền và
khả năng chịu được a xít cao. Bên trong ngăn thành các khoang riêng biệt, ở đáy có sống
đỡ khối bản cực tạo thành khoảng trống (giữa đáy bình và khối bản cực).
Khung của các tấm bản cực được chế tạo bằng hợp kim chì – stibi (Sb) với thành
phần 87  95% Pb + 5 13% Sb. Các lưới của bản cực dương được chế tạo từ hợp kim
Pb-Sb có pha thêm 1,3%Sb + 0,2% Kali và được phủ bởi lớp bột dioxit chì Pb02 ở dạng
xốp tạo thành bản cực dương. Các lưới của bản cực âm có pha 0,2% Ca + 0,1% Cu và
được phủ bởi bột chì. Tấm ngăn giữa hai bản cực làm bằng nhựa PVC và sợi thủy tinh có
tác dụng chống chập mạch giữa các bản cực dương và âm, nhưng cho a xít đi qua được.

61
Bộ môn Điện Ô tô

1- Bản cực âm; 2- Tấm cách; 3- Bản cực dương; 4- Cực dương; 5- Cực âm
Hình 1.23. Cấu tạo khối bản cực
Dung dịch điện phân là dung dịch axid sulfuric H2SO4 có nồng độ 1,11  1,27 g/cm3,
hoặc 1,29 1,31g/cm3 nếu ở vùng khí hậu lạnh. Nồng độ dung dịch quá cao sẽ làm hỏng
các tấm ngăn nhanh, rụng bản cực, các bản cực dễ bị sunfat hóa, tuổi thọ của ắc qui giảm.
Nồng độ quá thấp làm điện thế ắc qui giảm.

1- Bản cực dương; 2- Bản cực âm; 3- Cầu cực âm; 4- Tấm cách; 5- Cầu cực dương
Hình 1.24. Phân phối bản cực
1.5.2. Các quá trình điện hóa trong ắc qui
Trong ắc qui thường xảy ra hai quá trình hóa học thuận nghịch đặc trưng là quá trình
nạp và phóng điện, và được thể hiện dưới dạng phương trình sau:
PbO2 + Pb + 2H2SO4  2PbSO4 + 2H2O (1-31)
Trong quá trình phóng điện, hai bản cực từ PbO2 và Pb biến thành PbSO4. Như vậy
khi phóng điện a xít sunfurit bị hấp thụ để tạo thành sunfat chì, còn nước được tạo ra, do
đó, nồng độ dung dịch H2SO4 giảm.
Sự thay đổi nồng độ dung dịch điện phân trong quá trình phóng và nạp là một trong những
dấu hiệu để xác định mức phóng điện của ắc qui trong sử dụng. 1.5.3. Đặc tính và hiện
tượng tự phóng của ắc qui chì-a xít
1.5.3.1. Đặc tính
-Đặc tính phóng nạp của ắc qui:
Đặc tính phóng của ắc qui đơn: khi phóng điện bằng dòng điện không đổi thì nồng
độ dung dịch giảm tuyến tính (theo đường thẳng). Nồng độ a xít sulfuric phụ thuộc vào
lượng a xít tiêu tốn trong thời gian phóng và trữ lượng dung dịch trong bình.

62
Bộ môn Điện Ô tô

a. Sơ đồ phóng và đặc tuyến phóng b. Sơ đồ nạp và đặc tuyến nạp


Hình 1.25. Đặc tuyến phóng - nạp của ắc qui a xít
Trên đồ thị có sự chênh lệch giữa Ea và Eo trong quá trình phóng điện là vì nồng độ
dung dịch chứa trong chất tác dụng của bản cực bị giảm do tốc độ khuếch tán dung dịch
đến các bản cực chậm khiến nồng độ dung dịch thực tế ở trong lòng bản cực luôn luôn
thấp hơn nồng độ dung dịch trong từng ngăn.
Hiệu điện thế Up cũng thay đổi trong quá trình phóng. Ở thời điểm bắt đầu phóng
điệu Up giảm nhanh và sau đó giảm tỷ lệ với sức giảm nồng độ dung dịch. Khi ở trạng thái
cân bằng thì Up gần như ổn định. Ở cuối quá trình phóng (vùng gần điểm A) sunfat chì
được tạo thành trong các bản cực sẽ làm giảm tiết diện của các lỗ thấm dung dịch và làm
cản trở quá trình khuếch tán, khiến cho trạng thái cân bằng bị phá hủy. Kết quả là nồng độ
dung dịch chứa trong bản cực, sức điện động Ea và hiệu điện thế Up giảm nhanh và có
chiều hướng giảm đến không. Hiệu điệu thế tại điểm A được gọi là điện thế cuối cùng.
Khi nạp điện, trong lòng các bản cực a xít sunfuric tái sinh. Nồng độ của dung dịch
chứa trong các bản cực trở nên đậm đặc hơn, do đó Ea khi nạp lớn hơn Eo một lượng bằng
E, còn hiệu điện thế khi nạp: Un = Ea + In.Ra. Ở cuối quá trình nạp sức điện động và hiệu
điện thế tăng lên khá nhanh do các ion H+ và O2- bám ở các bản cực sẽ gây ra sự chênh
lệch điện thế và hiệu điện thế ắc qui tăng vọt đến giá trị 2,7V. Đó là dấu hiệu của cuối quá
trình nạp. Khi quá trình nạp kết thúc và các chất tác dụng ở các bản cực trở lại trạng thái
ban đầu thì dòng điện In trở nên thừa. Nó chỉ điện phân nước tạo thành oxy và hydro và
thoát ra dưới dạng bọt khí.
-Đặc tính volt-ampere

63
Bộ môn Điện Ô tô
Đặc tính VOLT-AMPERE của ắc qui là mối quan hệ giữa hiệu điện thế của ắc qui
và cường độ dòng điện phóng ở nhiệt độ khác nhau.
U,V

Ubđ
T=00C
U’bđ
T=200C

I,A

0 I’nm Inm

Hình 1.26. Đặc tính Volt – Ampere của ắc qui Phương


trình mô tả đặc tuyến Votl – Ampere của Ắc qui:
Ua = Ubđ – IpRaq (1-32)
Trong đó: Ubđ - ban đầu xác định theo công thức thực nghiệm.
Inm - dòng ngắn mạch lúc Uaq = 0.
Ubđ - InmRaq = 0 (1-33)
Inm = Ubđ/Raq (1-34)
Ubđ = n(2,02 + 0,00136t – 0,001 Qp) (1-35)
Inm = n+ I+ (1-36)
I+ = 2,24 + 1,75t – 0,4 Qp (1-37)
n: là số ngăn ắc qui. t: nhiệt độ của
dung dịch điện phân (0C).
Qp: độ phóng điện ắc qui (%Qp). n+: số bản cực (+) được
ghép song song trong một ngăn.
I+: cường độ dòng điện đi qua một bản cực dương lúc ngắn mạch.
Vậy:
Raq = Ubđ / Inm (1-38)
1.5.3.2. Hiện tượng tự phóng điện
Ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra phản ứng dưới dây làm chì và oxít chì biến thành sulphat
chì
Pb + H2SO4 = PbSO4 + H2 ↑ (1-39)
2PbO2 + 2H2SO4 = 2PbSO4 + 2H2O + O2 ↑ (1-40)
Dòng điện cục bộ trên các tấm bản cực do sự hiện diện của các ion kim loại, hoặc do
sự chênh lệch nồng độ giữa lớp dung dịch bên trên và bên dưới ắc qui cũng làm giảm dung
lượng ắc qui.

64
Bộ môn Điện Ô tô
1.5.4. Các phương pháp nạp điện cho ắc qui
1.5.4.1. Nạp bằng hiệu điện thế không đổi
Trong cách nạp này tất cả các ắc qui được mắc song song với nguồn điện nạp và bảo
đảm điện thế của nguồn nạp (Ung) bằng 2,3V ÷ 2,5V trên một ắc qui đơn với điều kiện Ung
> Ua.
Cường độ dòng nạp thay đổi theo công thức:
In = (Ung - Ea)/∑R (1-41)
In,U

Imax U=2,3v

i
t,h

Hình 1.27. Quan hệ giữa dòng điện nạp theo thời gian
Imax  1  1,5 Qđm. (1-42)
Khi nạp Ea tăng, I giảm nhanh theo đặc tuyến hyperbol.
Nhược điểm của phương pháp nạp này là:
Dòng điện nạp ban đầu rất lớn có thể gây hỏng bình ắc qui. Dòng
khi giảm về 0 thì ắc qui chỉ nạp khoảng 90%.
1.5.4.2. Phương pháp dòng không đổi
Theo cách này dòng điện nạp được giữ ở một giá trị không đổi trong suốt thời gian
nạp bằng cách thay đổi giá trị điện trở của biến trở R. Thông thường người ta nạp bằng
dòng có cường độ In = 0,1Qđm. Giá trị lớn nhất của biến trở R có thể xác định bởi công
thức:
R = (Ung – 2,6n)/0,5In (1-43)

~ + R

Hình 1.28. Sơ đồ mạch nạp ắc qui với dòng không đổi


Theo phương pháp này tất cả các ắc qui được mắc nối tiếp nhau và chỉ cần đảm bảo
điều kiện tổng số các ắc qui đơn trong mạch nạp không vượt quá trị số Ung/2,7. Các ắc qui
phải có dung lượng như nhau, nếu không, ta sẽ phải chọn cường độ dòng điện nạp theo ắc
qui có điện dung nhỏ nhất và như vậy ắc qui có dung lượng lớn sẽ phải nạp lâu hơn.
n : số ắc qui đơn mắc nối tiếp.
0,5 : hệ số dự trữ.
Ung : hiệu điện thế nguồn nạp.

65
Bộ môn Điện Ô tô
1.5.4.3. Phương pháp nạp hai nấc
Trong phương pháp này, đầu tiên người ta nạp ắc qui với cường độ 0,1Iđm, khi ắc qui
bắt đầu sôi, giảm xuống còn 0,05Iđm. Phương pháp nạp 2 nấc đảm bảo cho ắc qui được
nạp no hơn và không bị nóng. 1.5.4.4. Phương pháp nạp hỗn hợp
Đầu tiên nạp bằng phương pháp hiệu điện thế không đổi và sau đó nạp bằng phương
pháp dòng không đổi. Có thể nạp nhanh đối với bình bị cạn hết điện, nhưng phải giảm thời
gian nạp.

66

You might also like