You are on page 1of 433

CHỦ ĐỀ

CÁC PHÉP ĐO

K m
cd A
kg s
mol
CHỦ ĐỀ 1 CÁC PHÉP ĐO

ĐO CHIỀU DÀI
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Đơn vị đo chiều dài
► Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường nước ta hiện nay là mét (metre).
► Kí hiệu: m.
► Một số đơn vị độ dài khác:
Đơn vị Kí hiệu Đổi ra mét
kilômét (kilometre) km 1 000 m
đêximét (decimetre) dm 0,1 m
centimét (centimetre) cm 0,01 m
milimét (millimetre) mm 0,001 m
micrômét (micrometre) μm 0,000 001 m
nanômét (nanometre) nm 0,000 000 001 m

Ngoài ra, một số đơn vị khác:


+ 1 inch (in) = 0,0254 m.
+ 1 foot (ft) = 0,3048 m.
Đơn vị đo thiên văn: 1 AU = 150 triệu km.
Năm ánh sáng: 1 ly = 946073 triệu tỉ m.
Đo kích thước vật rất nhỏ:
+ Micrômét (μm): 1 μm = 0,000001 m = 10-6 m.
+ Nanômét (nm): 1 nm = 0,000000001 m = 10-9 m.
0
+ Angstrom (Ȧ): 1 A= 0,0000000001 m = 10-10 m

1
2. Dụng cụ đo chiều dài

Thước thẳng

Thước dây Thước cuộn

Thước kẹp

Để đo chiều dài, người ta có thể dùng thước. Trên thước có 2 giá trị:
◌ GHĐ: chiều dài lớn nhất của thước.
◌ ĐCNN: chiều dài giữa 2 vạch chia liên tiếp.

3. Các bước đo chiều dài


◌ Bước 1: Ước lượng chiều dài vật cần đo.
◌ Bước 2: Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
◌ Bước 3: Đặt thước đo đúng cách, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
◌ Bước 4: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
◌ Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

2
4. Đo thể tích
► Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (L).
◌ 1 m3 = 1000 L
◌ 1 mL = 1 cm3
► Cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước, bỏ lọt bình chia độ:

◌ Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ, đánh dấu thể tích nước là (V1).
◌ Bước 2: Thả vật chìm hẳn vào nước, đánh dấu thể tích của nước và vật là (V2).
◌ Bước 3: Tính thể tích của vật (V= V2 – V1).
► Cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ:

◌ Bước 1: Đổ nước đầy bình tràn, đợi đến khi nước không chảy ra nữa.
◌ Bước 2: Thả vật chìm hẳn vào bình tràn, nước dâng lên và chảy sang bình chứa.
◌ Bước 3: Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ. Thể tích vật chính bằng thể tích nước trong bình
chia độ.

3
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chọn phương án sai:
Người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài là
A. mét (m). B. kilômét (km). C. mét khối (m3). D. đềximét (dm).
Câu 2. Giới hạn đo của thước là:
A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.
B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
D. độ dài giữa hai vạch bất kỳ ghi trên thước.
Câu 3. Dụng cụ không được sử dụng để đo chiều dài là:
A. Thước dây. B. Thước mét. C. Thước kẹp. D. Compa.
Câu 4. Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là:
A. mét (m). B. xentimét (cm). C. milimét (mm). D. đềximét (dm).
Câu 5. Độ chia nhỏ nhất của một thước là:
A. số nhỏ nhất ghi trên thước.
B. hai vạch chia độ dài giữa liên tiếp ghi trên thước.
C. độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.
D. độ lớn nhất ghi trên thước.
Câu 6. Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là:
A. thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
B. thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
C. thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.
D. thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
Câu 7. Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để:
A. lựa chọn thước đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách.
C. đọc kết quả đo chính xác. D. đặt vật đo đúng cách.
Câu 8. Cho biết thước ở hình bên có giới hạn đo là 8 cm. Hãy xác định độ chia nhỏ nhất của thước

A. 1 mm. B. 0,2 cm. C. 0,2 mm. D. 0,1 cm.


Câu 9. Trên một cái thước có số đo lớn nhất là 30, số nhỏ nhất là 0, đơn vị là cm. Từ vạch số 0 đến vạch
số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:
A. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 cm. B. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 mm.
C. GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 mm. D. GHĐ 1 mm, ĐCNN 30 cm.
Câu 10. Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình

4
A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm. B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.
C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm. D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.
Câu 11. Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trời người ta dùng đơn vị:
A. Kilômét. B. Năm ánh sáng. C. Dặm. D. Hải lí.
Câu 12. Thuật ngữ “Tivi 21 inches” để chỉ:
A. Chiều dài của màn hình tivi. B. Đường chéo của màn hình tivi.
C. Chiều rộng của màn hình tivi. D. Chiều rộng của cái tivi.
Câu 13. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là khoảng cách giữa 2 vạch dài nhất liên tiếp của thước.
B. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
C. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là khoảng cách giữa 2 vạch gần nhất liên tiếp của thước.
D. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là khoảng cách giữa 2 vạch ngắn nhất liên tiếp của thước.
Câu 14. Để đo kích thước (dài, rộng, dày) của cuốn sách Khoa học tự nhiên 6, ta dùng thước nào là hợp
lý nhất trong các thước sau:
A. Thước có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
B. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất là l cm.
C. Thước đo có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất l mm.
D. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
Câu 15. Để đo chiều dài vải, người bán hàng phải sử dụng thước hợp lý là:
A. Thước cuộn. B. Thước kẻ.
C. Thước thẳng (thước mét) D. Thước kẹp.
Câu 16. Bố của Chi là thợ mộc, bố nhờ Chỉ mua 10 g đinh 5 phân. Đinh 5 phân có nghĩa là:
A. Chiều dài của đinh là 5cm. B. Chiều dài của đinh là 5 mm.
C. Chiều dài của đinh là 5 dm D. Tất cả cùng sai.
Câu 17. Để đo kích thước của chiếc bàn học, ba bạn Bình, Lan, Chi chọn thước đo như sau:
Bình: GHĐ l,5 m và ĐCNN 1 cm.
Lan: GHĐ 50 cm và ĐCNN 10 cm.
Chi: GHĐ l,5 m và ĐCNN 10 cm.
A. Chỉ có thước của Bình hợp lý và chính xác nhất.
B. Chỉ có thước của Lan hợp lý và chính xác nhất.
C. Chỉ có thước của Chi hợp lý và chính xác nhất.
D. Thước của Bình và Chi hợp lý và chính xác nhất.
Câu 18. Khi sử dụng thước đo ta phải:
A. Chỉ cần biết giới hạn đo của nó.
B. Chỉ cần biết độ chia nhỏ nhất của nó.
5
C. Chỉ cần biết đơn vị của thước đo.
D. Phải biết cả giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.
Câu 19. Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo:
A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.
B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước.
C. Thước đo nào cũng được.
D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần.
Câu 20. Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là:
A. (1), (2), (3). B. (3), (2), (1). C. (2), (1), (3). D. (2), (3), (1).
Câu 21. Cho các nguyên nhân gây ra sai số khi đo chiều dài của một vật là:
1. Đặt thước không song song và cách xa vật.
2. Đặt mắt nhìn lệch.
3. Một đầu của vật không đặt đúng vạch số 0 của thước.
4. Chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
5. Đặt thước cách xa vật.
Số nguyên nhân đúng gây ra sai số khi đo chiều dài vật là
A. 1, 2, 4, 5. B. 1, 2, 3, 4. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5.
Câu 22. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài bảng đen. Trong các cách ghi kết
quả dưới đây, cách ghi đúng là:
A. 2000 mm. B. 200 cm. C. 20 dm. D. 2 m.
Câu 23. Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là:
A. Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu nằm ngang bằng với vạch 0.
B. Đặt thước dọc theo chiều dài của vật.
C. Đặt thước vuông góc với chiều dài của vật.
D. Đặt thước tùy ý theo chiều dài vật.
Câu 24. Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 106 cm2. Bạn ấy đã dùng
thước đo có ĐCNN là
A. 1 cm. B. 5 mm. C. lớn hơn 1 cm. D. nhỏ hơn 1 cm.
Câu 25. Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5 cm và 21,2 cm. Thước đo
đã dùng có độ chia nhỏ nhất là:
A. 0,1 cm. B. 0,2 cm. C. 0,5 cm. D. 0,1 mm.
Câu 26. Để đo chiều dài của một vật (lớn hơn 30 cm, nhỏ hơn 50 cm) nên chọn thước phù hợp nhất là:
A. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm. B. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 cm.

6
C. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm. D. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN cm.
Câu 27. Để đo số đo cơ thể của khách may quần áo, người thợ may nên dùng thước đo nào dưới đây để
có độ chính xác nhất?
A. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm. B. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.
C. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm. D. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.
Câu 28. Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:

A. 6,6 cm. B. 6,5 cm. C. 6,8 cm. D. 6,4 cm.


Câu 29. Để đo kích thước của một thửa ruộng, dùng thước hợp lý nhất là
A. Thước thẳng có GHĐ lm; ĐCNN lcm. B. Thước thẳng có GHĐ l,5m; ĐCNN 10 cm.
C. Thước cuộn có GHĐ 30m; ĐCNN 10 cm. D. Thước xếp có GHĐ 2m; ĐCNN l cm.
Câu 30. Nói về quy tắc đặt thước để đo chiều dài của cây bút chì, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Không cần thiết phải đặt thước dọc theo chiều dài của bút chì.
Lan: Đặt thước theo chiều dài của bút chì, nhưng không nhất thiết phải đặt một đầu ngang bằng với vạch
0 của thước.
Chi: Phải đặt thước dọc theo chiều dài của bút và một đầu của bút phải ngang với vạch số 0 của thước.
A. Chỉ có Bình đúng. B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng. D. Lan và Chi cùng đúng.
Câu 31. Phát biểu đúng khi nói về quy tắc đặt mắt để đọc kết quả đo là
A. Đặt mắt nhìn theo hưởng xiên sang phải.
B. Đặt mắt nhìn theo hướng sang trái.
C. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước tại đầu kia của một vật.
D. Đặt mắt như thế nào là tùy ý.
Câu 32. Để đo bề dày của một trang sách công nghệ 6, người ta đo bề dày của cả cuốn sách (trừ bìa) rồi
sau đó........?....... Biết rằng sách dày 98 trang. Điền vào chỗ chấm.
A. Chia cho 98. B. Chia cho 49. C. Chia cho 50. D. Chia cho 100.
Câu 33. Một người dùng thước thẳng có ĐCNN là 0,5cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Địa lí 6.
Trong các kết quả ghi dựới đây, kết quả đúng là:
A. 23,75 cm. B. 24,25 cm. C. 24 cm. D. 24,15 cm.
Câu 34. Dùng thước thẳng để đo chiều dài sợi chỉ nói trên, ta được số đo 25cm. Chu vi cây bút chì là:
A. 1,25 cm. B. 2,5 cm. C. 0,125 cm. D. 125 mm.
Câu 35. Trong phép đo độ dài của một vật. Có 5 sai số thường gặp sau đây:
(I) Thước không thật thẳng.
(II) Vạch chia không đều.
(III) Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật.
(IV) Đặt mắt nhìn lệch.
7
(V) Một đầu của vật không đúng vạch số 0 của thước.
Sai số mà người đo có thể khắc phục được là:
A. (I) và (II).
B. (III); (IV) và (V).
C. (I), (III); (IV) và (V).
D. Cả 5 sai số, người đo đều có thể khắc phục được.
Câu 36. Em hãy cho biết độ dài của chiếc bút chì này là bao nhiêu?

A. 5,5 cm. B. 6,0 cm. C. 7,0 cm. D. 6,5 cm.


Câu 37. Đơn vị nào không là đơn vị đo độ dài?
A. Mét. B. Milimét. C. Kilôgam. D. Kilômét.
Câu 38. Chọn cách ghi kết quả đo chính xác nhất chiều dài của vật dưới đây.

A. 5,0 cm. B. 5 cm. C. 4 cm. D. 4,0 cm.


Câu 39. Người thợ may cần lấy các số đo của khách hàng để may một chiếc áo. Các số liệu cần đo là số
đo dài tay, số đo vòng ngực, số đo vòng eo, số đo dài áo,... Theo em, người thợ may nên sử dụng loại
thước nào để đo các số liệu đó?
A. Thước thẳng. B. Thước kẹp. C. Thước cuộn. D. Thước dây.
Câu 40. Chiếc bút chì dưới đây dài bao nhiêu?

A. 1 cm. B. 14 cm. C. 15 cm. D. 10 cm.

8
Câu 41. Thả một hòn đá ngập trong một bình chia độ. Ban đầu thể tích nước trong bình là 100 cm3. Lúc
sau, nước dâng lên tới 180 cm3. Thể tích của hòn đá bằng
A. 80 cm3. B. 100 cm3. C. 280 cm3. D. 180 cm3.
Câu 42. Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 60 cm3 nước. Thả
một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3. Thể tích vật rắn

A. 90 cm3. B. 30 cm3. C. 40 cm3. D. 70 cm3.
Câu 43. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là
A. kilômét (km). B. mét (m). C. xentimét (cm). D. milimét (mm).
Câu 44. Bạn Nam muốn đo chiều dài và chiều rộng của lớp học. Theo em, bạn Nam sử dụng đơn vị đo
độ dài nào là phù hợp nhất?
A. km. B. m. C. mm. D. cm.
Câu 45. Để đo chiều dài của chiếc bút chì thì bạn An cần đặt thước thẳng như thế nào?

A.

B.

C.

D.

Câu 46. Chiều dài của chiếc bút này là bao nhiêu? Em hãy chọn cách ghi kết quả chính xác nhất.

9
A. 12,0 mm. B. 12 mm. C. 12,0 cm. D. 12 cm.
Câu 47. Một bình chia độ chứa 50 mL nước. Bạn Hoa thả một viên bi vào bình chia độ đó thì thấy mực
nước dâng lên mức 60 mL. Hỏi thể tích của viên bi là bao nhiêu?
A. 20 mL. B. 10 mL. C. 15 mL. D. 5 mL.
Câu 48. Người ta đổ đầy nước vào một bình tràn thì thấy bình tràn có thể chứa được 150 mL nước. Thả
một hòn sỏi vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 35 mL. Thể tích vật rắn là
A. 25 mL. B. 20 mL. C. 35 mL. D. 30 mL.
Câu 49. Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 80 cm3 nước. Thả
một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3. Thể tích vật rắn

A. 60 cm3. B. 40 cm3. C. 50 cm3. D. 30 cm3.
Câu 50. Khi đo độ dài, người ta dùng dụng cụ nào?
A. Cân. B. Nhiệt kế. C. hước. D. Đồng hồ.
Câu 51. Trong một bài báo cáo thực hành, kết quả ghi nhận được là l = 20,1 cm. Hãy cho biết ĐCNN
của thước dùng trong thực hành
A. 0,1 mm. B. 1 cm. C. 0,1 dm. D. 0,1 cm
Câu 52. Trước khi đo độ dài của một vật, cần phải ước lượng độ dài cần đo để
A. Đọc kết quả đo chính xác. B. Đo chiều dài cho chính xác.
C. Chọn thước đo thích hợp. D. Đặt mắt cho đúng cách.
Câu 53. Trong các hình sau, hình vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài cây bút chì dễ dàng?
A. Không đặt thước dọc theo chiều dài của bút.

B. Đặt thước dọc theo chiều dài của bút, một đầu không ngang bằng với vạch số 0.

C. Đặt thước dọc theo chiều dài của bút, vạch số 0 ngang với một đầu của bút chì.

D. Cả ba đều đúng.
Câu 54. Thuật ngữ “Ti vi 45 inch (45 in)” có nghĩa là
10
A. Chiều dài màn hình ti vi 45 in. B. Chiều rộng màn hình ti vi 45 in.
C. Chu vi của ti vi là 45 in. D. Đường chéo màn hình ti vi là 45 in.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Có 4 loại thước sau:

a) b)

c) d)
Lựa chọn loại thước phù hợp trong hình bên để đo các đối tượng sau:
1. Chiều dài cuốn sách giáo khoa (SGK) KHTN 6.
2. Bề dày gáy cuốn SGK KHTN 6.
3. Chiểu rộng phòng học.
4. Chiều cao của tủ sách.
5. Đường kính trong của miệng một cái cốc hình trụ.
6. Vòng eo của cơ thể người.
Câu 2. Đo diện tích của một vườn cỏ có kích thước 25 X 30 (m). Nếu trong tay em có hai chiếc thước:
một thước gấp có giới hạn đo (GHĐ) 2 m và một thước cuộn có GHĐ 20 m. Em sẽ dùng thước nào để
cho kết quả đo chính xác hơn? Vì sao?
Câu 3. Trong tay em có một chiếc cốc như hình, một thước dây, một thước kẹp, một compa và một thước
thẳng. Em sẽ dùng thước nào để đo:

11
a) Chu vi ngoài của miệng cốc?
b) Độ sâu của cốc?
c) Đường kính trong của phấn thân cốc và đáy cốc?
d) Độ dày của miệng cốc?
Câu 4. Một trường Trung học cơ sở có 30 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ 120 lít nước.
Biết giá nước hiện nay là 10 000 đồng/m3.
a) Hãy tính số tiền nước mà trường học này phải trả trong một tháng (30 ngày).
b) Nếu có một khoá nước ở trường học này bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1 giây và 20 giọt
nước có thể tích là 1 cm3. Hãy tính số tiền lãng phí do để nước bị rò rỉ trong một tháng.
Câu 5. Nếu có một hộp đựng viên bi sắt nhỏ và bình chia độ (Hình bên dưới). Hãy nêu một phương án
để xác định gần đúng thể tích của một viên bi. Tiến hành thí nghiệm ở nhà và báo cáo kết quả.

Câu 6. Cho các dụng cụ sau:


- Một sợi chỉ dài 50 cm;
- Một chiếc thước kẻ có giới hạn đo 50 cm;
- Một cái đĩa tròn.
Hãy tìm phương án đo chu vi của cái đĩa đó.
Câu 7. Lựa chọn thước đo phù hợp với việc đo chiều dài của các vật sau:
Các loại thước đo
Thước thẳng có GHĐ Thước kẻ có GHĐ Thước dài có GHĐ
1 m và ĐCNN 1 cm 30 cm và ĐCNN 1 mm 3 m và ĐCNN 1 cm
Vật cần đo
Chiều dài bàn học ở lớp
Đường kính của miệng cốc
Chiều dài của lớp học

Câu 8. Để đo chiều dài cuốn sách Lịch sử 6, ba bạn Bình; Lan, Chi cùng dùng một cây thước, nhưng lại
đo được 3 giá trị khác nhau như sau:
Bình: 24 cm. Lan: 24,1 cm. Chi: 24,5 cm.
Thước đo trên có ĐCNN là bao nhiêu?

12
Câu 9. Dùng một sợi chỉ quấn đều 20 vòng lên thân một bút chì (mỗi vòng sát nhau và không chồng
chéo lên nhau). Dùng thước thẳng đo chiều dài phần được quấn (trên thân cây bút chì) ta được trị số là
0,5cm. Đường kính của sợi chỉ là bao nhiêu

Câu 10. Để kiểm tra lại chiều dài của cuốn sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6, trong khi chọn thước,
ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Phải chọn thước đo có GHĐ lớn hơn chiều dài cuốn sách để chỉ cần đặt thước một lần và giảm
được sai số.
Lan: Phải chọn thước có ĐCNN bằng với đơn vị chiều dài của cuốn sách.
Chi: Thước nào cũng được, cần gì phải chọn thước như thế.
Ai là người phát biểu đúng vì sao?
Câu 11. Trên thước dây của người thợ may có in chữ cm ở đầu thước, số bé nhất và lớn nhất trên thước
là 0 và 150. Từ vạch số 1 đến vạch số 2 người ta đếm có tất cả 11 vạch chia. GHĐ và độ chia nhỏ nhất
của thước lần lượt là bao nhiêu?
Câu 12. Inch (đọc là in) là một trong những đơn vị đo chiều dài của Anh. Khi mua tivi, người ta hay nói
tivi 17 in có nghĩa đường chéo của màn hình là 17 inch. Biết l inch = 2,54cm. Nếu bố của Bình mua một
chiếc tivi 25 inch, thì có nghĩa đường chéo của màn hình có chiều dài bao nhiêu?
Câu 13. Trên thước thẳng (thước mét) mà người bán vải sử dụng, hoàn toàn không có ghi bất kỳ một số
liệu nào, mà chỉ gồm có 10 đoạn xanh, trắng xen kẽ nhạu. Theo em thước có GHĐ và ĐCNN là bao
nhiêu?
Câu 14. Ba bạn Na, Nam, Lam cùng đo chiều cao của bạn Hùng. Các bạn đề nghị Hùng đứng sát vào
tường, dùng 1 thước kẻ đặt ngang đầu Hùng để đánh dấu chiều cao của Hùng vào tường. Sau đó, dùng
thước cuộn có giới hạn đo 2 m và độ chia nhỏ nhất 0,5 cm để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ đánh dấu
trên tường. Kết quả đo được Na, Nam, Lam ghi lần lượt là: 165,3 cm; 165,5 cm và 166,7 cm. Kết quả
của bạn nào được ghi chính xác?
Câu 15. Đổi các đơn vị sau.
1 km = ....... m. 1 m = ......... dm. 1 cm = ....... m. 1 m = ....... mm.
Câu 16. Gọi tên các dụng cụ đo bên dưới

(1) (2)

13
(3) (4)
Câu 17. Em hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước thẳng dưới đây.

GHĐ của thước là:.................. ĐCNN của thước là:..................


Câu 18. Chọn các đơn vị đo phù hợp để đo các độ dài sau.
Độ cao của cửa ra vào ở lớp học:.............. Độ sâu của bể bơi:..............
Chu vi của một quả cam:.............. Độ dày của quyển vở:..............
Khoảng cách giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh:..............
Câu 19. Điền số thích hợp vào các chỗ trống sau:
1 m = ....... cm 20 cm = ....... m 5 cm = ....... mm 1,2 km = ....... m
Câu 20. Để đo chiều cao của một người thì những đơn vị nào dưới đây là không phù hợp?
 m.  cm.  km.  mm.
Câu 21. Vào đầu mỗi năm học, trường THCS X thường tổ chức thăm khám sức khỏe cho các em học
sinh khối 6. Sau khi đo chiều cao, An, Bình, Lan và Hoa được kết quả như sau:
An Bình Lan Hoa
151 cm 1,52 m 1,51 m 148 cm
a) So sánh chiều cao của hai bạn An và Lan.
b) Bạn nào cao nhất trong 4 bạn kể trên?
Câu 22. Cho bảng sau
Chiều rộng của Chiều dài Đường kính của Thợ may cần biết số đo cơ thể
quyển vở cái bàn học viên bi của khách hàng để đo quần áo

14
Với mỗi trường hợp trên, em hãy ước lượng để chọn thước đo thích hợp trong các thước sau: thước cuộn,
thước dây, thước thẳng, thước kẹp.
Câu 23. Cho các dụng cụ sau: một sợi chỉ, một cây thước thẳng có độ chia nhỏ nhất là mm, một quả
bóng bàn. Em Hãy đề xuất các đo chu vi của quả bóng.

Câu 24. Ngoài các đơn vị đo thông dụng hiện nay là mét, còn một số đơn vị đo chiều dài khác như inch
(in), foot (ft), đơn vị thiên vân (AU),….Biết 1 in = 2,54 cm (chiều dài một lóng tay). Khi nói tới màn
hình TV 21 inch có ý nghĩa gì?
Câu 25. Ngoài các đơn vị đo thông dụng hiện nay là mét, còn một số đơn vị đo chiều dài khác như inch
(in), foot (ft), mile (dặm), hải lý,….Biết 1 dặm = 1,6093440 km. Vậy cơn bão đang ở cách bờ biển 40
dặm có nghĩa là cách bờ bao nhiêu kilomet?

15
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1C 2A 3D 4A 5B 6A 7A 8B 9B 10D
11B 12B 13B 14C 15C 16A 17A 18D 19A 20C
21B 22A 23A 24D 25A 26C 27D 28A 29C 30C
31C 32B 33C 34A 35B 36D 37C 38A 39D 40C
41A 42D 43B 44B 45A 46C 47B 48C 49C 50C
51D 52C 53C 54D

Hướng dẫn giải trắc nghiệm


Câu 8. Trong khoảng rộng 1 cm có 6 vạch chia, tạo thành 5 khoảng. Do đó khoảng cách nhỏ nhất giữa
1−0
hai vạch chia là = 0,2 cm ⇒ ĐCNN của thước là 0,2 cm.
5
Câu 9. Giới hạn đo của thước là 30 cm.
1−0
Từ vạch số 0 đến vạch số 1 chia làm 10 khoảng nên ĐCNN của thước bằng: = 0,1 cm = 1 mm.
10
Câu 10. Thước có giới hạn đo là 10 cm.
1−0
Từ vạch số 0 đến vạch số 1 chia làm 2 khoảng nên ĐCNN của thước bằng: = 0,5 cm.
2
Câu 14. Ta ước lượng cuốn sách dài khoảng 18 cm, rộng 12 cm, độ dày chưa tới 1 cm.
Vì vậy nên chọn thước đo độ dài có giới hạn đo lớn hơn gần nhất với giá trị ta ước lượng, tức là chọn
thước có GHĐ 20 cm.
Vì độ dày của sách ước lượng chưa tới 1cm nên ta chọn thước có ĐCNN là 1mm, như vậy kết quả đo
sẽ chính xác hơn.
Câu 15. Ước lượng chiều dài vải cần đo lớn hơn 1m. Mặt khác, vải là vật liệu mềm, để đo chính xác
chiều dài vải ta cần dùng thước thẳng (thước mét).
Câu 17. Ước lượng chiều dài bàn học khoảng 1,2 m – 1,4 m; chiều rộng bàn học từ 45 – 60 cm, chiều
cao của bàn từ 60 – 75 cm.
Với sự ước lượng các kích thước như vậy ta nên chọn thước có GHĐ 1,5 m, để kết quả đo chính xác
nhất thì trong các loại thước cùng GHĐ, ta nên chọn thước có ĐCNN càng nhỏ càng chính xác.
Vì vậy, Bình chọn thước hợp lý và chính xác nhất.
Câu 24. Diện tích hình vuông: S = a2 = 106 cm2.
Vậy cạnh a > 10 cm và a < 11 cm nên bạn đó đã dùng thước có ĐCNN nhỏ hơn 1 cm.
Câu 27. Số đo cơ thể của khách may quần áo có nhiều phần như vai, bụng, hông… là những độ dài cong
nên không thể dung thước thẳng được mà phải dùng thước dây.
Có hai thước dây có GHĐ 1m, chọn thước dây có ĐCNN càng nhỏ thì sai số càng ít.
Câu 28. Trong khoảng rộng 1 cm có 6 vạch chia, tạo thành 5 khoảng. Do đó khoảng cách nhỏ nhất giữa
1−0
hai vạch chia là = 0,2 cm ⇒ ĐCNN của thước là 0,2 cm.
5

16
⇒ chiều dài bút chì là: 6 + 3.0,2 = 6,6 cm
Câu 29. Một thửa ruộng ước lượng phải có kích thước lớn hơn 20 m, ĐCNN của thước càng nhỏ thì kết
quả càng chính xác.
Vì vậy để đo kích thước của ruộng nên chọn thước cuộn có GHĐ là 30 m, ĐCNN là 10 cm.
Câu 32. Vì sách có 98 trang, mà mỗi tờ giấy có 2 trang, nên 98 trang sách là 49 tờ.
Để đo bề dày của một trang sách, người ta đo bề dày của cả cuốn (trừ hai bìa) rồi chia cho 49.
Câu 33. Vì ĐCNN của thước là 0,5 cm nên kết quả đo khi đọc chỉ có thể có các giá trị chẵn hoặc lẻ 0,5
cm; ví dụ như: 24 cm hoặc 24,5 cm.
Trong các kết quả trên chỉ có thể có kết quả 24 cm là đúng.
Câu 34. Chiều dài sợi chỉ trên chính là 20 lần chu vi của thân chiếc bút chì.
Vậy chu vi thân bút là 25 cm: 20 = 1,25 cm.
Câu 38. Cách ghi kết quả đo chính xác nhất là ghi kết quả theo ĐCNN của thước đo. ĐCNN của thước
là 1 mm (0,1 cm). Vì vậy cách ghi kết quả chính xác nhất là 5,0 cm.
Câu 49. Thể tích hòn sỏi là: (100 - 80) + 30 = 50 cm3.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Nối 1 - a; 2 - d; 3 - c; 4 - c ; 5 - d; 6 - b.
Câu 2. Dùng thước cuộn sẽ cho kết quả chính xác hơn vì thước cuộn có GHĐ 20 m nên chỉ cần dùng tối
đa hai lần đo cho mỗi cạnh của vườn cỏ, còn dùng thước gấp có GHĐ 2 m nên số lần đo phải nhiều hơn,
dẫn đến sai số lớn hơn.
Câu 3.
a) Dùng thước dây để đo chu vi ngoài của miệng cốc.
b) Dùng thước thẳng để đo độ sâu của cốc.
c) Dùng compa và thước thẳng để đo đường kính trong của phần thân cốc.
d) Dùng thước kẹp để đo độ dày của miệng cốc.
Câu 4.
a) Đổi: 120 lít = 0,12m3; 1cm3 = 0,000001 m3.
Số tiền nước mà trường phải trả trong một tháng là: 30. 0,120. 30. 10 000 = 1 080 000 đ.
b) Số giọt nước bị rò rỉ trong một tháng là: 2. 30. 24. 3600 = 5 184 000 giọt.
Thể tích của nước bị rò rì là: (5 184 000. 0,000 001): 20 = 0,2592 m3.
Số tiền lãng phí do nước bị rò rỉ trong một tháng là: 0,2592. 10 000 = 2 592 đồng.
Câu 5.
- Rót một lượng nước vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước đó.
- Thả toàn bộ số lượng bi vào bình chia độ, thể tích của phần nước dâng lên trong bình chia độ bằng thể
tích của tổng số viên bi.
- Thể tích của mỗi viên bi bằng thể tích của nước dâng lên chia cho số viên bi.
Câu 6.

17
- Dùng sợi chỉ quấn một vòng quanh đĩa. Đánh dấu chiều dài một vòng của sợi chỉ.
- Dùng thước kẻ đo chiều dài sợi chỉ vừa đánh dấu. Kết quả đo chính là chu vi của đĩa.
Câu 7.
Các loại thước đo
Thước thẳng có GHĐ Thước kẻ có GHĐ Thước dài có GHĐ
1 m và ĐCNN 1 cm 30 cm và ĐCNN 1 mm 3 m và ĐCNN 1 cm
Vật cần đo
Chiều dài bàn học ở lớp X X
Đường kính của miệng cốc X
Chiều dài của lớp học X

Câu 8. Mặc dù cùng sử dụng một thước nhưng cách đo khác nhau, hoặc cách đọc khác nhau có thể dẫn
đến kết quả đo khác nhau.
Từ kết quả của Bình, thước này có thể có ĐCNN là 1 cm hoặc 0,5 cm, hoặc 1 mm.
Từ kết quả của Lan, thước này có thể có ĐCNN là 1mm.
Từ kết quả của Chi, thước này có thể có ĐCNN là 1 mm hoặc 0,5 cm.
→ Như vậy thước này phải có ĐCNN là 1 mm.
Câu 9. Ta có 20 vòng chỉ xếp sát nhau nên độ dài của 20 vòng chỉ này trên thân thước là 20 lần đường
kính của một sợi chỉ.
Đường kính một sợi chỉ là 0,5 cm: 20 = 0,025 cm.
Câu 10. Khi đo lại chiều dài của cuốn sách, cần chọn thước có GHĐ lớn hơn chiều dài cuốn sách để
giảm sai số và chỉ cần đặt thước một lần. Nên chọn thước có ĐCNN theo đơn vị đo chiều dài sách (mm
hoặc cm) để có kết quả chính xác nhất. Vậy cả Bình và Lan cùng đúng.
Câu 11.
- Trên thân thước có ghi cm tức là đơn vị đo của thước là cm.
- Giá trị đo lớn nhất của thước là 150 cm tức là GHĐ của thước là 150 cm.
- Giữa hai vạch số 1 và 2 có chiều dài 1 cm, có 11 vạch chia, tức là có 10 khoảng. Vậy khoảng cách giữa
hai vạch chia liên tiếp là 1 cm: 10 = 0,1 cm = 1 mm, tức là ĐCNN của thước là 1 mm.
Câu 12. Đổi đơn vị 1 inch = 2,54 cm. 25 inch = 25 x 2,54 cm = 63,5 cm.
Câu 13. Vì đây là thước mét, mà lại có 10 đoạn xanh, trắng xen kẽ, nên giới hạn đo của thước là 1 mét.
Độ chia nhỏ nhất là 1 đoạn xanh hoặc 1 đoạn trắng (dài bằng nhau) và bằng 1m:
10 = 0,1 m = 10 cm = 1 tấc. (tức là cách gọi khác của độ dài 10 cm)
Câu 14. Kết qua của bạn Nam là chính xác nhất vì ĐCNN của thước là 0,5 cm không thể đo ra kết quả
165,3 hay 166,7 chính xác được.
Câu 15. Ta có: 1 km = 1000 m. 1 m = 10 dm. 1 cm = 0,01 m. 1 m = 1000 mm.
Câu 16. (1) Thước kẻ. (2) Thước kẹp. (3) Thước cuộn. (4) Thước dây.
Câu 17. GHĐ của thước là 20 cm. ĐCNN của thước là 1 mm.
Câu 18.
18
Độ cao của cửa ra vào ở lớp học: m. Độ sâu của bể bơi: m.
Chu vi của một quả cam: cm. Độ dày của quyển vở: mm.
Khoảng cách giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: km.
Câu 19.
1 m = 100 cm. 20 cm = 0,2 m. 5 cm = 50 mm. 1,2 km = 1200 m.
Câu 20.  km.  mm.
Câu 21.
a) Chiều cao của các bạn như sau:
An: 151 cm = 1,51 m. Bình: 1,52 cm.
Lan: 1,51 cm. Hoa: 148 cm = 1,48 m.
► An cao bằng Lan.
b) Bình cao nhất.
Câu 22.
A. Chiều rộng quyển vở: thước thẳng.
B. Chiều dài cái bàn: thước cuộn.
C. Đường kính viên bi: thước kẹp.
D. Thợ may cần dùng thước dây để biết số đo cơ thể khách hàng.
Câu 23.
- Dùng chỉ quấn một vòng theo đường hàn giữa hai nửa quả bóng bàn.
- Đánh dấu độ dài một vòng này trên sợi chỉ.
- Dùng thước đo độ dài sợi chỉ đến vị trí đã đánh dấu. Đó chính là chu vi quả bóng bàn.
Câu 24. Nghĩa là đường chéo TV có chiều dài 21 x 2,54 = 53,34 cm.
Câu 25. Cơn bão cách bờ 40 x 1,6093440 = 64,37376 km.

19
ĐO KHỐI LƯỢNG
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Đơn vị đo khối lượng
► Khối lượng là số đo lượng chất của vật.
► Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống nước ta hiện nay là kilogam.
► Kí hiệu: kg.
Đơn vị Kí hiệu Đổi đơn vị
Miligam (miligram) mg 1 mg = 0,001 g = 0,000001 kg
Gam (gram) h 1 g = 0,001 kg
Hectôgam (Hectogram) còn gọi là lạng hg 1 hg = 0,1 kg
Yến - 1 yến = 10 kg
Tạ - 1 tạ = 100 kg
Tấn t 1 t = 1000 kg

2. Một số dụng cụ đo khối lượng

Cân Rô-béc-van Cân đòn Cân đồng hồ

Cân y tế Cân điện tử

20
3. Cách đo khối lượng
► Dùng cân đồng hồ

◌ Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo.


◌ Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
◌ Bước 3: Hiệu chỉnh cân về đúng vạch số 0.
◌ Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.
◌ Bước 5: Đọc và ghi kết quả.

► Dùng cân điện tử

◌ Bước 1: Ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích hợp.
◌ Bước 2: Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân.
◌ Bước 3: Sử dụng kẹp hoặc găng tay để đặt bình đựng hóa chất/dụng cụ đựng vật mẫu lên đĩa cân,
bàn cân (tránh để dầu, mỡ, bột dính vào vật cần đo sẽ làm sai kết quả đo).

21
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Một cân Robecvan có hộp cân gồm các quả cân sau (12 quả) 1g; 2g; 2g; 5g; 10g;10g; 20g; 50g;
100g; 100g; 200g; 200g; 500g. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cân là:
A. GHĐ: 500g; ĐCNN: 10g. B. GHĐ: 500g; ĐCNN: 2g.
C. GHĐ: 1110g; ĐCNN: lg. D. GHĐ: 1000 g; ĐCNN: 2g.
Câu 2. Để cân một vật có khối lượng 850g, với hộp cân như đã nêu ở trên, thì người ta dùng các nhóm
quả cân nào sau đây:
A. 500g; 200g; 50g; 20g; 20g; l0g. B. 500g; 200g; l00g; 50g.
C. 500g; l00g; l00g; 50g. D. 500g; l00g; 50g; l0g.
Câu 3. Trên một chiếc bánh bông lan có ghi “Khối lượng tịnh 250…”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem
ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?
A. mg. B. cg. C. g. D. kg.
Câu 4. Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ:
A. thể tích của cả hộp thịt. B. thể tích của thịt trong hộp.
C. khối lượng của cả hộp thịt. D. khối lượng của thịt trong hộp.
Câu 5. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:
A. tấn. B. miligam. C. kilôgam. D. gam.
Câu 6. Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Con số đó chỉ:
A. sức nặng của hộp mứt. B. thể tích của hộp mứt.
C. khối lượng của mứt trong hộp mứt. D. sức nặng của hộp mứt.
Câu 7. Dùng cân Roberval có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật
bằng:
A. giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.
B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ.
C. tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa.
D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.
Câu 8. Cho các phát biểu sau:
a) Đơn vị của khối lượng là gam. b) Cân dùng để đo khối lượng của vật.
c) Cân luôn luôn có hai đĩa. d) Một tạ bằng 100 kg.
e) Một tấn bằng 100 tạ. f) Một tạ bông có khối lượng ít hơn 1 tạ sắt.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 9. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa?
A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml.
B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.
C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99.
22
D. Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg.
Câu 10. Khi đo khối lượng của một vật bằng một cái cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?
A. 298 g. B. 302 g. C. 3000 g. D. 305 g.
Câu 11. Cân một túi hoa quả, kết quả là 1553g. ĐCNN của cân đã dùng là:
A. 5 g. B. 100 g. C. 10 g. D. 1 g.
Câu 12. Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500…....”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống
phải ghi đơn vị nào dưới đây?
A. mg. B. tạ. C. g. D. kg.
Câu 13. Với một cân Rô – béc – van và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng nhỏ nhất ghi trên cân.
B. Giới hạn đo của cân là khối lượng lớn nhất ghi trên cân.
C. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.
D. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất.
Câu 14. Giới hạn đo của cân Rô – béc – van là:
A. khối lượng của một quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
B. khối lượng của một quả cân lớn nhất có trong hộp.
C. tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.
D. tổng khối lượng các quả cân lớn nhất có trong hộp.
Câu 15. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông có ghi “5T”. Số 5T có ý nghĩa gì?
A. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có trên 5 người ngồi thì không được đi qua cầu.
B. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn thì không được đi qua cầu.
C. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 50 tấn thì không được đi qua cầu.
D. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tạ thì không được đi qua cầu.
Câu 16. Mẹ Lan dặn Lan ra chợ mua 5 lạng thịt nạc răm. 5 lạng có nghĩa là:
A. 50g. B. 500g. C. 5g. D. 0,05kg.
Câu 17. Khối lượng của một vật có biết điều gì?
A. Khối lượng của một vật chỉ chiều dài của vật đó.
B. Khối lượng của một vật chỉ sức nặng của vật đó.
C. Khối lượng của một vật chỉ độ lớn của vật đó.
D. Khối lượng của một vật chỉ một đơn vị thể tích của vật đó.
Câu 18. Một cân Roberval có đòn cân phụ được vẽ như hình sau.

ĐCNN của cân này là:


A. 1g. B. 0,1g. C. 5g. D. 0,2g.
Câu 19. Dùng cân Rôbécvan có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật
bằng:
23
A. giá trị của số chỉ của kim trên bằng chia độ.
B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ.
C. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa.
D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.
Câu 20. Một cuốn sách giáo khoa KHTN 6 có khối lượng áng chừng bao nhiêu gam? Hãy tìm cách cân
cuốn SGK và chọn câu trả lời đúng.
A. Trong khoảng từ 100g đến 200g. B. Trong khoảng từ 200g đến 300g.
C. Trong khoảng 300g đến 400g. D. Trong khoảng 400g đến 500g.
Câu 21. Khối lượng một chiếc cặp có chứa sách vào cỡ bao nhiêu?
A. vài gam. B. vài trăm gam. C. vài kilogam. D. vài chục kilogam.
Câu 22. Khi bàn về cấu tạọ của cân Robecvan. Ba bạn Bình, Lạn, Chi phát biểu:
Bình: Cân Robecvan không có GHĐ cũng như không có ĐCNN.
Lan: Quả cân lớn nhất trong hộp quả cân là GHĐ và quả cân nhỏ nhất trong hộp là ĐCNN.
Chi: Theo mình, tổng khối lượng các quả cân mới là GHĐ của cân; và ĐCNN là quả cân nhỏ nhất
trong hộp.
A. Chỉ có Bình đúng. B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng. D. Cả ba bạn cùng sai.
Câu 23. Khi dùng cân Robecvan để cân một vật, bước đầu tiên là:
A. Ước lượng khối lượng vật cần cân. B. Xác định được GHĐ và ĐCNN của cân.
C. Điều chỉnh vạch số 0. D. Không cần thiết, cứ việc đặt vật lên cân.
Câu 24. Biển báo giao thông hình tròn trên có ghi 5T được gắn ở đầu của một số cây cầu mang ý nghĩa:
A. Tải trọng của cầu là 5 tấn (xe 5 tấn trở xuống được phép qua cầu).
B. Tải trọng của cầu là 5 tạ (xe 5 tạ trở xuống được phép qua cầu).
C. Bề rộng của cầu là 5 thước.
D. Bề cao của cầu là 5 thước.
Câu 25. Với một quả cân l kg; một quả cân 500g và một quả cân 200g, Phải thực hiện phép cân mấy lần
để cân được 600g cát bằng cân Robecvan (nhanh nhất).
A. Cân một lần. B. Cân hai lần. C. Cân ba lẩn. D. Cân bốn lần.
Câu 26. Phát biểu đúng là:
A. Người ta dùng cân Robecvan để đo chiều dài của một vật.
B. Tùy theo vật cần cân (cân đến đơn vị nào) mà người ta phải chọn cân thích hợp khi cân.
C. Phép đo khối lượng bằng cân điện tử là so sánh vật đó với một vật mẫu mà ta đã biết trước khối
lượng, vật mẫu đó gọi là quả cân.
D. Khi cân không cần phải hiệu chỉnh cân đồng hồ về 0.
Câu 27. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T, con số 10T này có ý nghĩa gì?
A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu.
B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.

24
C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu.
D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu.
Câu 28. Cân một túi hoa quả, kết quả là 14 533 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là:
A. 1 g. B. 5 g. C. 10 g. D. 100 g.
Câu 29. Một hộp quả cân có các quả cân loại 2 g, 5 g, 10 g, 50 g, 200 g, 200 mg, 500 g, 500 mg. Để cân
một vật có khối lượng 257,5 g thì có thể sử dụng các quả cân nào?
A. 200 g, 200 mg, 50 g, 5 g, 50 g. B. 2 g, 5 g, 50 g, 200 g, 500 mg.
C. 2 g, 5 g, 10 g, 200 g, 500 g. D. 2 g, 5 g, 10 g, 200 mg, 500 mg.
Câu 30. Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng
đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu?
A. 24 kg. B. 20 kg 10 lạng. C. 22 kg. D. 20 kg 20 lạng.
Câu 31. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là
A. hectôgam. B. gam. C. kilôgam. D. miligam.
Câu 32. Loại cân dưới đây có tên là gì?

A. Cân y tế. B. Cân đồng hồ. C. Cân Roberval. D. Cân điện tử.
Câu 33. Để đo khối lượng của một học sinh lớp 6 thì loại cân nào dưới đây là phù hợp nhất?
A. Cân điện tử có GHĐ là 150 kg.
B. Cân điện tử có GHĐ là 10 kg.
C. Cân đồng hồ có GHĐ là 15 kg và ĐCNN là 0,05 kg.
D. Cân đồng hồ có GHĐ là 20 kg và ĐCNN là 0,05 kg.
Câu 34. Độ chia nhỏ nhất của chiếc cân dưới đây là bao nhiêu?

A. 0,1 kg. B. 5 kg. C. 2 kg. D. 1 kg.


Câu 35. Để đo khối lượng của 6 quả táo, ta nên chọn cân đồng hồ nào dưới đây?
25
A. Cân có GHĐ là 2 kg và ĐCNN là 10 g. B. Cân có GHĐ là 500 g và ĐCNN là 2 g.
C. Cân có GHĐ là 10 kg và ĐCNN là 50 g. D. Cân có GHĐ là 30 kg và ĐCNN là 100 g.
Câu 36. 1 kilôgam bằng
A. 1000 gam. B. 100 gam. C. 10000 gam. D. 10 gam.
Câu 37. Mẹ của An muốn mua một chiếc cân để cân lượng thực phẩm sử dụng hàng ngày trong gia đình.
Nếu là An, em sẽ tư vấn cho mẹ mua loại cân nào dưới đây để phù hợp nhất với mục đích sử dụng?
A. Cân điện tử có GHĐ là 120 kg.
B. Cân đồng hồ có GHĐ là 20 kg và ĐCNN là 0,05 kg.
C. Cân điện tử có GHĐ là 10 kg.
D. Cân đồng hồ có GHĐ là 15 kg và ĐCNN là 0,05 kg.
Câu 38. Hãy tìm hiểu và cho biết, quả cân mẫu người ta đặt ở Viện Đo lường quốc tế có khối lượng bao
nhiêu?

A. 1 g. B. 10 g. C. 100 g. D. 1000 g.
Câu 39. Dùng một chiếc cân có ĐCNN 0,1 kg để cân một số vật. Cách ghi kết quả nào dưới đây là không
đúng?
A. 4 kg. B. 6,5 kg. C. 2,00 kg. D. 3,0 kg.
Câu 40. Để cân 1 kg đường, em chọn chiếc cân có ĐCNN và GHĐ là bao nhiêu?
A. Cân có ĐCNN 1 g và GHĐ 1 kg. B. Cân có ĐCNN 50 g và GHĐ 10 kg.
C. Cân có ĐCNN 100 g và GHĐ 10 kg. D. Cân có ĐCNN 1 kg và GHĐ 100 kg.
Câu 41. Một người đi chợ mua 1 kg táo và 1,4 kg cam. Đem về cân lại bằng cân của nhà mình thì chỉ
được 0,9 kg táo. Hỏi người ấy cân được bao nhiêu kg cam? Biết ĐCNN của cân 0,1 kg.
A. 1,4 kg. B. 1,3 kg. C. 1,2 kg. D. 1,1 kg.
Câu 42. Mẹ muốn mua một chiếc cân điện tử dùng trong nhà bếp. Em hãy góp ý mẹ mua chiếc cân nào
dưới đây?
A. Cân có GHĐ 5 kg và ĐCNN 1g. B. Cân có GHĐ 10 kg và ĐCNN 1g.
C. Cân có GHĐ 3 kg và ĐCNN 0,1g. D. Cân có GHĐ 1 kg và ĐCNN 0,1g.

26
Câu 43. Trên bao bì của hộp sữa có ghi “khối lượng tịnh 800 g”. Con số đó cho ta biết điều gì?

A. Khối lượng của sữa bột bên trong hộp.


B. Khối lượng của cả hộp sữa và sữa bột bên trong.
C. Sức nặng của hộp sữa.
D. Thể tích của hộp sữa.
Câu 44. Hãy cho biết 4 lạng bằng bao nhiêu kilogam?
A. 4 kg. B. 0,4 kg. C. 0,04 kg. D. 40 kg.
Câu 45. Cho biết khối lượng các vật sau: vật 1 là 500 g, vật 2 là 5 kg, vật 3 là 5 tạ, vật 4 là 0,5 yến. Vật
có khối lượng lớn nhất là?
A. Vật 4. B. Vật 3. C. Vật 2. D. Vật 1.
Câu 46. Người ta dùng cân để đo gì?
A. Kích thước của vật. B. Trọng lượng của vật.
C. Độ dài của vật. D. Khối lượng của vật.
Câu 47. Để đo khối lượng của vật ta dùng
A. Thước. B. Cân. C. Ca đong. D. Nhiệt kế.
Câu 48. Người ta cân hộp mứt Tết, kết quả 1457 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng?
A. 1 g. B. 2 g. C. 5 g. D. 10 g.
Câu 49. Khi đo khối lượng của vật bằng cân có độ chi nhỏ nhất là 2 g. Kết quả nào dưới đây đúng?
A. 75 g. B. 61 g. C. 27 g. D. 120 g.
Câu 50. Người ta dùng một cân đĩa để cân một vật, khi cân thăng bằng người ta thấy ở một đĩa cân có
một quả cân 100 g còn ở đĩa cân còn lại có vật và một quả cân 30 g. Tính khối lượng của vật.
A. 70 g. B. 130 g. C. 30 g. D. 100 g.
Câu 51. Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp cần dùng
A. Cân Roberval. B. Cân tại. C. Cân tiểu li. D. Cân đồng hồ.
Câu 52. Một cái cân thăng bằng khi ở đĩa cân bên trái 3 gói kẹp giống nhau, đĩa cân bên phải có các quả
cân 100 g, 50 g, 20 g, 10 g. Tính khối lượng mỗi qua kẹo.
A. 100 g. B. 180 g. C. 200 g. D. 80 g.

27
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy đổi những khối lượng sau đây ra đơn vị kilôgam (kg).
650 g = …?.... kg; 2,4 tạ = …?.... kg; 3,07 tấn = …?.... kg;
12 yến = …?.... kg; 12 lạng = …?.... kg.
Câu 2. Chọn đơn vị đo thích hợp cho mỗi chỗ trống trong các câu sau:
1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 …?....
2. Khối lượng của chiếc xe đạp là 0,20 …?....
3. Khối lượng của chiếc xe tải là 5 …?....
4. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 …?....
5. Khối lượng của cuốn SGK KHTN 6 là 1,5 …?...
Câu 3. Hãy tìm đúng tên cho mỗi loại cân trong các hình a, b, c, d dưới đây.

a. b. c. d.
…………………. …………………. …………………. ………………….
Câu 4. Có cách đơn giản nào để kiểm tra xem một cái cân có chính xác hay không?
Câu 5. Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối
lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm một quả cân?
Câu 6. Có 3 biển báo giao thông A, B và C (hình dưới). Các câu dưới đây cho biết thông tin của các biển
báo đó.

Hãy điền các chữ A, B và C vào chỗ trống của các câu này sao cho phù hợp với thông tin và vị trí đặt
biển đó
a. Biển …?... cho biết chiều cao tối đa (đo theo đơn vị mét) từ mặt đường trở lên của các phương tiện
giao thông để khỏi đụng phải gầm cầu khi chui qua gầm cầu.
b. Biển …?...cho biết vận tốc tối đa được phép (tính theo kilomet/ giờ) của các xe cộ khi đi trên đoạn
đường trước mặt.

28
c. Biển …?... cho biết khối lượng (đo theo đơn vị tấn) tối đa được phép của cả xe tải và hàng hóa khi đi
qua một chiếc cầu.
d. Biển …?... thường cắm trên các đoạn đường phải hạn chế tốc độ.
e. Biển …?... cắm ở đầu cầu.
f. Biển …?... gắn ở chỗ đường bộ chui qua gầm đường sắt hay ở trước hầm xuyên núi.
Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Mọi vật đều có …?....
b) Người ta dùng …?....để đo khối lượng.
c) …?....là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế Pháp.
Câu 8. Một hộp quả cân Roberval gồm các quả cân có khối lượng 1 g, 2g, 5g, 10g, 20g, 50 g, 100 g,
200 g. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của cân.

Câu 9. Trên nhãn hộp sữa Ông Thọ có ghi 380 gam. Số đó cho biết điều gì? Khi hết sữa, em rửa sạch
hộp, lau khô rồi đổ đầy gạo đến tận miệng hộp. Em hãy tìm cách đo chính xác xem được bao nhiêu gam
gạo? Lượng gạo đó lớn hơn, nhỏ hơn hay đúng bằng 380 gam?
Câu 10. Làm thế nào để lấy 1 kg gạo từ một bao đựng 10 kg gạo khi trên bàn chỉ có một cân đĩa và một
quả cân 4 kg.
Câu 11. Hãy thiết kế một phương án dùng cân đĩa có cấu tạo tương tự như cân Roberval và một quả cân
loại 4 kg để chia túi gạo 10 kg thành 10 túi.
Câu 12. Có 6 viên bi nhìn bề ngoài giống hệt nhau. Trong đó có 1 viên bằng chì nặng hơn và 5 viên bằng
sắt. Với chiếc cân Roberval, em hãy nêu phương án chỉ dùng nhiều nhất hai lần cân để tìm ra viên bi
bằng chì.
Câu 13. Có 6 viên bi được sơn màu, bể ngoài giống hệt nhau, trong đó có một viên bi bằng sắt và 5 viên
bi còn lại bằng chì. Biết viên bi bằng chì nặng hơn viên bi bằng sắt. Với chiếc cân Roberval, em hãy nêu
phương án chỉ dùng nhiều nhất hai lần.
Câu 14. Một cân đĩa thăng bằng khi:
a. Ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g, 20g, 20g và 10g
b. Ở đĩa cân bên trái có 5 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có 2 gói sữa bột.
Hãy xác định khối lượng của 1 gói kẹo, 1 gói sữa bột. Cho biết các gói kẹo có khối lượng bằng nhau, các
gói sữa bột có khối lượng bằng nhau.
Câu 15. Em hãy đổi các đơn vị sau.
29
1 g = ...... kg 1 mg = ...... g
1 kg = ...... g 1 g = ...... mg
1 hg = ...... kg 1 yến = ...... kg
1 tạ = ...... kg 1 tấn = ...... kg
Câu 16. Cho biết tên của các loại cân dưới đây.

Câu 17. Đổi các đơn vị đo khối lượng sau.


1,5 kg = … g 3200 g = … kg 2 héctôgam = …. g 2,5 tấn = …. kg
Câu 18. Cho biết GHĐ và ĐCNN của cân dưới đây.

GHĐ của cân là ........ kg ĐNCC của cân là ....... g


Câu 19. Đọc số chỉ của cân dưới đây.

Số chỉ của cân là ...... kg


Câu 20. Gọi tên các dụng cụ đo bên dưới

30
Hình 1 Hình 2 Hình 3

Hình 4 Hình 5
Câu 21. Các thao tác dưới đây là đúng hay sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử?
Đúng Sai
Đọc kết quả khi cân ổn định.
Để vật lệch một bên trên đĩa cân.
Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng.
Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ.
Để vật cồng kềnh trên đĩa cân.

Câu 22. Mẹ bạn Hà nhờ Hà đi chợ mua một số loại trái cây với khối lượng như bảng sau:
Tên các loại trái cây Khối lượng
Cam 500 g
Táo 2 kg
Nho 6 lạng
Bưởi 5 kg

a) Em hãy cho biết một lạng bằng bao nhiêu gram, 1 gram bằng bao nhiêu kilogram.
b) Bạn Hà đã mua tổng cộng bao nhiêu kilogram trái cây?
Câu 23. Trong các loại cân sau đây: cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế, cân tiểu li. Hãy ước lượng để
chọn loại cân phù hợp cho những trường hợp sau:
a) Cân những bao gạo trước khi đưa vào kho. b) Cân hoa quả ở chợ.
31
c) Cân em bé để kiểm tra sức khỏe. d) Cân vàng, bạc ở các tiệm bán vàng.
Câu 24. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhà bạn Tâm có phát 1 tấn gạo cho một số người nghèo ở nơi
bạn ấy sinh sống. Hỏi:
a) 1 tấn gạo là bao nhiều kilogram?
b) Nếu đem 1 tấn đó phát cho 50 người thì mỗi người được bao nhiêu kilogram. Biết rằng mỗi người
nhận được lượng gạo như nhau.
Câu 25. Một đĩa cân thăng bằng khi ở đĩa cân bên trái có 4 gói kẹo, đĩa cân bên phải có một quả cân 100
g, một quả cân 50 g, một quả cân 20 g và 3 quả cân 10 g.
a) Tính khối lượng của gói kẹo trên đĩa cân.
b) Vậy 6 gói kẹo cùng loại như trên sẽ có khối lượng là bao nhiêu?
Câu 26. Ở Việt Nam, khối lượng vàng thường được tính theo đơn vị: chỉ, lượng hay cây và các đơn vị
này có mối liên hệ với nhau:
1 lượng vàng = 1 cây vàng = 10 chỉ vàng. 1 lượng vàng nặng 37,5 gram.
a) Hãy cho biết tên loại cân mà người ta dùng để cân vàng.
b) Một chỉ vàng nặng bao nhiêu gram?
c) 1 kg vàng sẽ tương đương với bao nhiêu cây vàng?
Câu 27. Tìm hiểu chỉ số BMI. Chỉ số BMI là chỉ số khối lượng cơ thể. Từ BMI được gép lại từ 3 chữ
đầu của ba từ tiếng anh là Body Mass Index. Chỉ số BMI được tính theo công thức:
m (kg) m
Chỉ số BMI = (h(m))2 = hxh
Trong đó, m là khối lượng cơ thể người đó, đơn vị đo bằng kilogam; h là chiều cao của người đó, đơn vị
đo là mét. Chỉ số BMI của mỗi người cho biết tình trạng béo phì của người đó.
a) Em hãy tìm cách đo chỉ số BMI của em và một số bạn trong lớp, có người béo người gầy.
b) Hãy tra cứu xem chỉ số BMI chuẩn là bao nhiêu? Chỉ số BMI bao nhiêu là dấu hiệu bệnh béo phì?
c) Nếu chẳng may em mắc bệnh béo phì phải xử lí sao?
Câu 28. Một thùng bột giặt Surf (Hình 1) có 36 gói bột giặt 400 g. Em hãy cho biết tổng khối lượng
thùng bột giặt này bao nhiêu kilogam.
Câu 29. Phí trước một cây cầu có biển báo “2T” (Hình 2). Một xe tải có khối lượng 1 tấn chở xi măng
qua cầu biết mỗi bao xi măng nặng 50kg. Muốn qua được cầu này chở tối đa được bao nhiêu bao xi
măng?

Hình 1 Hình 2

32
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1C 2B 3C 4D 5C 6C 7D 8B 9D 10C
11D 12A 13C 14C 15B 16B 17B 18D 19D 20A
21C 22C 23C 24A 25B 26B 27B 28A 29B 30A
31C 32B 33A 34D 35A 36A 37 C 38D 39C 40B
41B 42A 43A 44B 45B 46D 47B 48A 49D 50A
51D 52A

Hướng dẫn giải trắc nghiệm


Câu 1. Giới hạn đo của cân là tổng khối lượng các quả cân:
1 + 2 + 2 + 5 + 10 + 10 + 20 + 50 + 100 +2 00 +200 + 500 = 1100 gam.
ĐCNN là quả cân nhỏ nhất là 1g.
Câu 2. Ta có 850 g = 500 g + 200 g + 100g + 50 g.
Vì vậy để cân được vật có khối lượng 850 gam ta dùng nhóm quả cân: 500g; 200g; 100 g; 50 g.
Câu 8. Các phát biểu đúng là a, b và d.
Câu 9.
- Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml ⇒ chỉ thể tích nước trong chai.
- Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén ⇒ chỉ số lượng viên thuốc.
- Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99 ⇒ chất lượng vàng đạt 99,99% độ tinh khiết.
- Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg ⇒ chỉ khối lượng xà phòng.
Câu 16. Lạng là đơn vị đo khối lượng: 1 lạng = 100 gam.
Vậy mẹ dặn Lan mua 5 lạng thịt răm tức là mua 500 gam thịt răm.
Câu 20. SGK Vật lí 6 có khối lượng rất nhỏ trong khoảng từ 100g đến 200g. Muốn cân SGK ta sử dụng
cân Rô- béc- van thoạt đầu ta điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân
chỉ đúng vạch giữa. Đặt cuốn sách lên đĩa cân bên trái. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối
lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia
độ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ là khối lượng của cuốn
sách.
Câu 22. Cân Roberval sử dụng các quả cân có khối lượng khác nhau để cân khối lượng của vật. Cân có
hai đĩa cân, ta đặt vật ở 1 đĩa cân và đặt các quả cân ở đĩa bên kia, cho đến khi kim chỉ thị cân bằng, chỉ
vạch đỏ chính giữa. Tổng khối lượng các quả cân trên đĩa cân là khối lượng của vật cần cân.
Vậy GHĐ của cân Robecvan là tổng khối lượng các quả cân trong hộp.
ĐCNN là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp.
Câu 24. T là viết tắt của đơn vị khối lượng tấn. 5 T có nghĩa là 5 tấn. Đầu cầu có biển báo 5T có nghĩa
là tải trọng của cầu là 5 tấn, xe có khối lượng 5 tấn trở xuống được phép qua cầu.

33
Câu 25. Đặt một đĩa cân quả cân 500 gam, đĩa bên kia là cát để cân bằng, vậy ta có 500 gam cát trên đĩa
cân. Xúc phần cát ra đĩa và đặt vào đĩa bên kia quả cân 200 gam cho đến khi cân bằng. Vậy trên đĩa cân
còn lại 200 gam, tức là ta đã xúc ra đĩa 300 gam cát.
Lặp lại một lần nữa như vậy, ta có trên đĩa cát đã xúc ra 600 gam.

B. TỰ LUẬN
Câu 1.
650 g = 0,65 kg; 2,4 tạ = 240 kg; 3,07 tấn = 3070 kg;
12 yến = 120 kg; 12 lạng = 1,2 kg.
Câu 2.
1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 kg.
2. Khối lượng của chiếc xe đạp là 0,20 tạ.
3. Khối lượng của chiếc xe tải là 5 tấn.
4. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 g.
5. Khối lượng của cuốn SGK KHTN 6 là 1,5 lạng.
Câu 3.
a) Cân lò xo; b) Cân điện tử; c) Cân đòn; d) Cân đồng hồ.
Câu 4. Em thử cân một số quả cân hoặc một số vật có khối lượng đã biết. Đặt lên đĩa cân so sánh với số
chỉ của cân và khối lượng các quả cân đã biết và rút ra kết luận đúng sai.
Câu 5. Đặt vật lên đĩa cân xem cân chỉ bao nhiêu. Sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích
hợp sao cho kim cân chỉ đúng như cũ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng
của vật cần cân.
Câu 6.
a. Biển C. b. Biển B. c. Biển A.
d. Biển B. e. Biển A. f. Biển C.
Câu 7. a) Khối lượng. b) Cân. c) Kilôgam (kg).
Câu 8. GHĐ: 1 + 2 + 5 + 10 + 20 + 50 + 100 + 200 = 388 gam. ĐCNN: 1 gam.
Câu 9. Số 380 gam chỉ khối lượng sữa trong hộp. Lượng gạo đó nhỏ hơn 380g. Một miệng bơ gạo chứa
khoảng 240 gam đến 260 gam gạo.
Câu 10.
* Cách 1:
- Để quả cân 4 kg lên một đĩa cân, ta sẽ được 4 kg gạo.
- Cân như vậy một lần nữa thì trong bao sẽ còn 2kg.
- Lấy 2 kg gạo chia đều cho 2 đĩa cân, khi cân thăng bằng ta có được 1kg gạo.
* Cách 2:
- Lấy 10 kg chia đều qua 2 đĩa cân, khi cân thăng bằng ta có được 5 kg gạo.
- Lấy 5 kg gạo để lên một đĩa cân, đĩa cân kia để quả cân 4 kg.

34
- Bên 5 kg gạo bỏ bớt số gạo ra, khi cân thăng bằng ta có được 1 kg gạo.
Câu 11.
- Để quả cân 4 kg lên một đĩa cân, ta sẽ được 4 kg gạo.
- Cân như vậy một lần nữa thì trong bao sẽ còn 2kg.
- Lấy 2 kg gạo chia đều cho 2 đĩa cân, khi cân thăng bằng ta có được mỗi bên 1kg gạo.
- Giữ nguyên gạo ở một đĩa cân và tiếp tục lấy phần gạo còn lại đổ từ từ sang đĩa cân bên kia, cho đến
khi cân thăng bằng làm như thế cho đến khi hết gạo ta được 10 phần gạo bằng nhau bằng 1 kg.
Câu 12.
- Lần thứ nhất: đặt lên mỗi đĩa cân 3 viên bi. Đĩa cân nặng hơn là đĩa cân có chứa viên bi chì.
- Lần cân thứ hai: lấy 2 trong 3 viên bi ở đĩa cân nặng hơn rồi đặt lên mỗi đĩa cân 1 viên này. Có thể xảy
ra 2 trường hợp sau:
+ Cân thăng bằng: 2 viên bi nặng bằng nhau và đều là bi sắt. Viên bi còn lại chưa đặt lên đĩa cân là
viên bi chì.
+ Cân không thăng bằng: đĩa cân còn lại chứa viên bi chì là đĩa cân thấp hơn do chì nặng hơn sắt.
Câu 13.
- Lần thứ nhất: đặt lên mỗi đĩa cân 3 viên bi. Đĩa cân nhẹ hơn là đĩa cân có chứa viên bi sắt.
- Lần cân thứ hai: lấy 2 trong 3 viên bi ở đĩa cân nhẹ hơn rồi đặt lên mỗi đĩa cân 1 viên này. Có thể xảy
ra 2 trường hợp sau:
+ Cân thăng bằng: 2 viên bi nặng bằng nhau và đều là bi chì. Viên bi còn lại chưa đặt lên đĩa cân là
viên bi sắt.
+ Cân không thăng bằng: đĩa cân còn lại chứa viên bi sắt là đĩa cân cao hơn do chì nặng hơn sắt.
Câu 14.
a) Vì cân thăng bằng nên khối lượng vật cần đo bên trái bằng tổng khối lượng các quả cân bên phải.
Khối lượng 2 gói kẹo bên trái là: m = 100 + 50 + 20 + 20 + 10 = 200g.
Suy ra khối lượng 1 gói kẹo là: m1 = m2 = 200 : 2 = 100g.
b) Khối lượng của 5 gói kẹo bên đĩa cân bên trái là: mk = 5.m1 = 5.100 = 500g.
Vì cân thăng bằng nên khối lượng của 5 gói kẹo bên trái bằng tổng khối lượng 2 gói sữa bột bên phải.
Suy ra khối lượng 1 gói sữa bột là: m2 = 500 : 2 = 250g.
Câu 15.
1 g = 0,001 kg 1 mg = 0,001 g
1 kg = 1000 g 1 g = 1000 mg
1 hg = 0,1 kg 1 yến = 10 kg
1 tạ = 100 kg 1 tấn = 1000 kg
Câu 16.

35
Cân đồng hồ Cân điện tử Cân y tế Cân Roberval
Câu 17.
1,5 kg = 1500 g. 3200 g = 3,2 kg. 2 héctôgam = 200 g. 2,5 tấn = 2500 kg.
Câu 18. GHĐ của cân là 1 kg. ĐNCC của cân là 5 g.
Câu 19. Số chỉ của cân là 1,16 kg.
Câu 20.

Cân Rô-béc-van Cân đòn Cân đồng hồ

Cân y tế Cân điện tử

Câu 21.
Đúng Sai
Đọc kết quả khi cân ổn định. X
Để vật lệch một bên trên đĩa cân. X
Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng. X
Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ. X
Để vật cồng kềnh trên đĩa cân. X

36
Câu 22.
a) 1 lạng = 100 g.
b) 500 g = 0,5 kg. 1 g = 0,001 kg.
c) 6 lạng = 0,6 kg.
Vậy khối lượng trái cây mà bạn Hà đã mua là: 0,5 + 2 + 0,6 + 5 = 8,1 kg.
Câu 23.
a) Cân những bao gạo trước khi đưa vào kho: cân tạ.
b) Cân hoa quả ở chợ: cân đồng hồ.
c) Cân em bé để kiểm tra sức khỏe: cân y tế.
d) Cân vàng, bạc ở các tiệm bán vàng: cân tiểu li.
Câu 24.
a) 1 tấn = 1000 kg.
b) Lượng gạo mỗi người nhận được là: 1000 : 50 = 20 (kg).
Câu 25. Cân thăng bằng nghĩa là khối lượng của các quả cân bên đĩa cân bên phải bằng với khối lượng
của 4 gói kẹo bên đĩa cân bên trái.
a) Khối lượng của một gói kẹo là: (100 g + 50 g + 20 g + 3.10 g) : 4 = 50 g.
b) Khối lượng của 6 gói kẹo là: 50 g . 6 = 300 g.
Câu 26.
a) Để cân vàng người ta dùng cân tiểu li.
b) 1 lượng = 10 chỉ = 37,5 g. 1 chỉ = 3,75 g.
c) 1 cây = 37,5 g = 0,0375 kg.
Vậy 1 kg = (1: 0,0375) = 26,67 cây.
Câu 27.
a)

b) Bảng phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Châu Á


A. Đối với WHO chỉ số BMI chuẩn từ 18 – 24,9 (kg/m2).
B. Người có chỉ số BMI từ 30 trở lên là bắt đầu béo phì.

37
c)
– Uống nhiều nước, nước hoa quả thay cho nước uống có gas.
– Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, hạn chế tinh bột và chất béo.
– Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, điều độ.
Câu 28. Tổng khối lượng thùng bột giặt là 34 x 400 = 14400 g = 14,4 kg.
Câu 29.
A. Khối lượng xi măng cần chở 2 T – 1 T = 1 T = 1000 kg.
B. Số bao xi măng tối đa xe phải chở là 1000 kg : 50 kg = 20 bao.

38
ĐO THỜI GIAN
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Đơn vị đo thời gian
► Đơn vị đo cơ bản nước ta là giây (second).
► Kí hiệu là s.
► Quy đổi:
1 phút = 60 giây 1 giờ = 60 phút 1 ngày = 24 giờ

2. Dụng cụ đo thời gian


► Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ.
► Một số loại đồng hồ thường gặp:

Đồng hồ đeo tay Đồng hồ treo tường Đồng hồ điện tử

Đồng hồ bấm giây Đồng hồ cát Đồng hồ mặt trời

3. Các bước đo thời gian


◌ Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.
◌ Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp.
◌ Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.
◌ Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.
◌ Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

39
► Đồng hồ bấm giây điện tử
◌ Đầu tiên chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.
◌ Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.
◌ Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.
◌ Kết thúc đo bằng cách nhấn START/STOP. Đọc kết quả đo qua số chỉ của đồng hồ.

40
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:
A. tuần. B. ngày. C. giây. D. giờ.
Câu 2. Khi đo nhiều lẩn thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được
nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị được lấy làm kết quả của phép đo là:
A. Giá trị của lần đo cuối cùng.
B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.
D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất.
Câu 3. Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động
đó để?
A. Lựa chọn đồng hồ đo phù hợp. B. Đặt mắt đúng cách.
C. Đọc kết quả đo chính xác. D. Hiệu chỉnh đồng hổ đúng cách.
Câu 4. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:
(1) Đặt mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.
(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.
(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quỵ định.
(5) Thực hiện phép đo thời gian.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:
A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (3), (2), (5), (4), (1).
C. (2), (3), (1), (5), (4). D. (2), (1), (3), (5) (4).
Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây không gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?
A. Không hiệu chỉnh đồng hồ. B. Đặt mắt nhìn lệch.
C. Đọc kết quả chậm. D. Nhìn vào đồng hồ quá lâu.
Câu 6. Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100 m người ta phải sử dụng loại đồng hồ là:
A. Đồng hồ quả lắc. B. Đồng hồ hẹn giờ. C. Đồng hồ bấm giây. D. Đồng hồ đeo tay.
Câu 7. Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời
gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:
A. 1 giờ 3 phút. B. 1 giờ 27 phút. C. 2 giờ 33 phút. D. 10 giờ 33 phút.
Câu 8. Khi đo thời gian chạy 100 m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian:
A. từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích. B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.
C. bạn Nguyên chạy 50 m rồi nhân đôi. D. bạn Nguyên chạy 200 m rồi chia đôi.
Câu 9. Những đơn vị thời gian nào được dùng đo thời gian trong cuộc thi chạy maratong 10 km?
A. Ngày và giờ. B. Giờ và phút. C. Phút và giây. D. Giờ, phút và giây.
Câu 10. Một chiếc ô tô rời bến lúc 6 giờ, thì 6 giờ gọi là thời điểm. Chỉ ra phát biểu sai.
41
A. Đồng hồ là dụng cụ dùng để đo thời gian.
B. Đồng hồ là dụng cụ dùng xác định các thời điểm.
C. Cân đồng hồ là dụng cụ dùng đo khối lượng.
D. Đã là đồng hồ thò phải có kim giờ, kim phút, kim giây.
Câu 11. Buộc quả cân nhỏ (m) vào một sợi chỉ rồi treo vào một điểm O trên thanh ngang, sao cho quả
cân có thể đu đưa qua lại mà không bị vướng. Lấy chiều dài sợi dây là Om = 1m.
Kéo quả cân lệch về một bên, đến vị trí A sao cho sợi chỉ căng và làm với phương thẳng đứng 1 góc nhỏ.
Nó sẽ đi sang B, đối xứng với A qua phương thẳng đứng rồi trả lại A. Quả cân sẽ đi lại giữa A và B nhiều
lần. Khoảng thời gian để quả cân đi từ A đến B rồi trở lại A là như nhau đối với mọi lần.

Hãy ước lượng khoảng thời gian nói trên.


A. 1 giây. B. 2 giây. C. 3 giây. D. 4 giây.
Câu 12. Một chiếc đu quay, quay một vòng mất 1 phút 15 giây. Hỏi đu đó quay 5 vòng mất bao nhiêu
thời gian?
A. 5 phút 15 giây. B. 6 phút 15 giây. C. 5 phút 55 giây. D. 6 phút 5 giây.
Câu 13. Trong hệ thống đo lường chính thức ở Việt Nam thì đơn vị đo thời gian là
A. Giờ. B. Ngày. C. Giây. D. Tuần.
Câu 14. An đi từ nhà đến bến xe mất 20 phút, sau đó xe buýt đến Đầm sen mất 55 phút. Hỏi An đi từ
nhà đến Đầm Sen mất bao nhiêu giờ?
A. 75 phút. B. 1 giờ 20 phút. C. 1 giờ 15 phút. D. 1 giờ 75 phút.
Câu 15. Giáo viên muốn kiểm tra bài thể dục chạy cự li ngắn của lớp 6A thì thầy/cô phải sử dụng loại
đồng hồ nào dưới đây?
A. Đồng hồ cát. B. Đồng hồ treo tường. C. Đồng hồ đeo tay. D. Đồng hồ bấm giây.
Câu 16. Em hãy cho biết 3 giờ bằng bao nhiêu giây?
A. 1080 giây. B. 1800 giây. C. 180 giây. D. 10800 giây.
Câu 17. Hạn làm xong bài tập về nhà mất 1 giờ 15 phút. Huyền làm xong bài tập đó nhanh hơn 10 phút.
Hỏi Huyền làm xong bài tập đó mất bao nhiêu thời gian?
A. 1 giờ 5 phút. B. 1 giờ 25 phút. C. 1 giờ 10 phút. D. 1 gườ 15 phút.
Câu 18. Lúc 7 giờ 45 phút, một xe máy đi từ A đến B. Biết xe máy đi từ A đến B mất 2 giờ 20 phút. Hỏi
xe máy đến B lúc mấy giờ?
42
A. 10 giờ 55 phút. B. 9 giờ 55 phút. C. 10 giờ 5 phút. D. 10 giờ 15 phút.
Câu 19. Trước khi đo thời gian của một hoạt động, ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động
đó để?
A. Đặt mắt đúng cách. B. Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách.
C. Lựa chọn đồng hồ phù hợp. D. Đọc kết quả chính xác.
Câu 20. Một máy bay đi từ TP Hồ Chí Minh đến Hà Nội hết 1 giờ 45 phút và cần tới Hà Nội lúc 9 giờ.
Hỏi máy bay phải cất cánh từ TP Hồ Chí Minh vào lúc mấy giờ?
A. 7 giờ 45 phút. B. 7 giờ 35 phút. C. 7 giờ 25 phút. D. 7 giờ 15 phút.
Câu 21. Các bạn học sinh lớp 6A đi tham quan lên xe lúc 6 giờ 30 phút tại trường và đến địa điểm tham
quan lúc 9 giờ 10 phút. Hỏi thời gian lớp 6A đi từ trường đến địa điêm tham quan là bao nhiêu?
A. 2 giờ 40 phút. B. 3 giờ 20 phút. C. 2 giờ 20 phút. D. 3 giờ 40 phút.
Câu 22. Hai con ốc bò từ vị trí A đến B. Con ốc sên thứ nhất mất 3 giờ 5 phút để đến được B, còn con
ốc sên thứ hai mất 2 giờ 15 phút để đến được B. Hỏi con ốc sên nào bò nhanh hơn và nhanh hơn bao lâu?
A. Con ốc sên thứ nhất bò nhanh hơn 50 phút. B. Con ốc sên thứ hai bò nhanh hơn 50 phút.
C. Con ốc sên thứ nhất bò nhanh hơn 45 phút. D. Con ốc sên thứ hai bò nhanh hơn 45 phút.
Câu 23. Minh và Nam thi chạy. Trên cùng một quãng đường, thời gian chạy của Minh là 2 phút 24 giây,
còn thời gian chạy của Nam là 2,5 phút. Hỏi bạn nào chạy nhanh hơn?
A. Không xác định được bạn nào chạy nhanh hơn vì đơn vị đo thời gian khác nhau.
B. Minh.
C. Hai bạn chạy nhanh bằng nhau.
D. Nam.
Câu 24. Bước đầu tiên khi sử dụng đồng hồ bấm giây là
A. Kết thúc đo bằng cách nhấn START/STOP.
B. Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.
C. Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.
D. Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.
Câu 25. Ấn nút nào để điều chỉnh đồng hồ bấm giây về số 0?
A. Stop. B. Mode. C. Start. D. Reset.
Câu 26. Đồng hồ dưới đây chỉ mấy giờ?

A. 4 giờ 2 phút. B. 4 giờ 7 phút. C. 4 giờ 5 phút. D. 4 giờ 10 phút.


Câu 27. Để đo thời gian chạy của từng học sinh trong lớp, loại đồng hồ thích hợp nhất là
A. đồng hồ treo tường. B. đồng hồ cát. C. đồng hồ bấm giây. D. đồng hồ để bàn.

43
Câu 28. Để đo thời gian, ta sử dụng
A. cân. B. đồng hồ. C. thước kẻ. D. compa.
Câu 29. Minh và Nam thi chạy. Trên cùng một quãng đường thì thời gian chạy của Minh là 1 phút 15
giây, còn thời gian chạy của Nam là 1,2 phút. Hỏi bạn nào chạy nhanh hơn?
A. Hai bạn chạy nhanh bằng nhau.
B. Nam.
C. Không xác định được bạn nào chạy nhanh hơn vì đơn vị đo thời gian khác nhau.
D. Minh.
Câu 30. Khi đo thời gian chạy 200 m của bạn An trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian
A. từ lúc bạn An lấy đà chạy tới lúc về đích. B. bạn An chạy 100 m rồi nhân đôi.
C. bạn An chạy 50 m rồi nhân ba. D. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hổ nào? Giải
thích sự lựa chọn của em.
Đổi ra giây
a) 45 phút. b) 1 giờ 20 phút. c) 10 giờ. d) 1 ngày. e) 1 tuần.
Câu 2. Đổi các đơn vị sau:
a) 1 giờ 45 phút = …?... giờ. b) 2 phút 6 giây = …?... giây.
b) 450 giây = …?... giờ. d) 2 giờ 5 phút = …?... phút.
Câu 3. Lựa chọn thước đo phù hợp với việc đo chiều dài của các vật sau:
Các loại đồng hồ
Hoạt động Đồng hồ đeo tay Đồng hồ treo tường Dồng hồ bấm giây

Một tiết học X X


Chạy 200m
Đi từ nhà đến trường
Đọc 1 bài thơ

Câu 4. Khi đo thời gian chuyển động của một vật, nếu em bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt
đầu chuyển động thì kết quả đo bị ảnh hưởng thế nào?
Câu 5. Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1410 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng
408 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nêu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh
hơn?
Câu 6. Hai bạn Lan và Nga cùng hẹn nhau tại thư viện để cùng làm bài tập. Lan bắt đầu đi vào lúc 7giờ
và đến nơi lúc 7 giờ 25 phút, Nga bắt đầu đi sau Lan 5 phút và đến nơi lúc 7 giờ 35 phút. Hỏi thời gian
di chuyển từ nhà đến thư viện của ai lâu hơn và lâu hơn bao nhiêu phút?

44
Câu 7. Trong một cuộc thi chạy bền của các bạn học sinh (HS) trường THCS A thu được số liệu như
bảng sau:
Tên HS Lan Bình Nam Hoa Dũng

Thời gian 2 phút 10 giây 120 giây 2 phút 5 giây 127 giây 2 phút 12 giây
Em hãy cho biết bạn nào chạy nhanh nhất? Bạn nào chạy chậm nhất? Vì sao em biết?
Câu 8. Em hãy cho biết:
a) Một thế kỉ bằng bao nhiêu năm?
b) Năm 2000 được tính là năm đầu tiên của thế kỉ 21. Vậy năm kết thúc của thế kỉ 21 là năm bao nhiêu?
Câu 9. Quan sát hình vẽ sau:

Hình a Hình b Hình c


a) Em hãy cho biết thời gian hiển thị trên các đồng hồ phía trên.
b) Biết kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. Em hãy quay kim trên mặt đồng hồ sao cho đồng hồ chỉ 7 giờ
20 phút và 9 giờ 35 phút.
Câu 10. Hằng ngày, bạn An phải đón chuyến xe buýt lúc 6 giờ sáng để đến trường, nhưng hôm nay bạn
An lại đến trễ 7 phút.

a) Hỏi bạn An đến trạm xe lúc mấy giờ?


b) Hỏi bao lâu bạn An mới đón được chuyến xe buýt tiếp theo? Biết rằng cứ sau 15 phút sẽ có mộ chuyến
xe ra vào trạm.
Câu 11. Trường của bạn Bình có tổ chức chuyến du lịch ngoại khóa tại Củ Chi cách trường khoảng 100
km. Xe khởi hành tại trường lúc 6 giờ sáng. Trên đường đi xe có dừng lại tại điểm A khoảng 30 phút để
các bạn ăn sáng. Xe rời khỏi điểm A lúc 7 giờ 30 phút và đến Củ Chi lúc 8 giờ 40 phút. Hỏi:
a) Quãng đường từ trường đến khu du lịch là bao nhiêu mét?
b) Xe đến điểm A lúc mấy giờ?
c) Khoảng thời gian xe chạy từ điểm A đến Củ Chi mất bao nhiêu phút?

45
6 giờ sáng 7 giờ 30 phút 8 giờ 40 phút
Câu 12. Một ô tô khởi hành ở Hà Nội lúc 8 giờ 15 phút. Sau khi chạy được 1 giờ thì đến Hải Dương. Ô
tô nghỉ ở Hải Dương 20 phút, sau đó chạy 50 phút nữa thì đến Hải Phòng.
a) Xác định thời điểm mà ô tô đến Hải Dương và Hải Phòng.
b) Xác định khoảng thời gian còn lại để đi đường, nếu ô tô muốn đến Quảng Ninh lúc 1 giờ chiều.
Câu 13. Bình đi học lúc 6 giờ 15 phút và đi hết 35 phút thì đến trường. Hỏi Bình có đến trường kịp
không? Biết trường đánh trống lúc 7 giờ.
Câu 14. Mẹ bắt đầu đi chợ lúc 8 giờ 30 phút, mẹ đi đường (cả đi lẫn về) mất 15 phút, mẹ sắm mất 1 giờ
20 phút. Hỏi mẹ về đến nhà lúc mấy giờ
Câu 15. Ba bạn Nam đóng 5 cái ghế trong thời gian 8 giờ 45 phút. Hỏi để đóng 1 cái ghế ban bạn Nam
mất bao lâu thời gian?
Câu 16. Các đồng hồ sau đây chỉ mấy giờ?

giờ giờ giờ


Câu 17. Một người chạy hết khoảng thời gian là 9 phút 30 giây. Đổi thời gia ra đơn vị giây?
Câu 18. Đổi các đơn vị đo thời gian sau.
30 s = …. Min. 4 min 30 s = …. min = …. S.
1 h = … min = …. S. 1,5 h = …. min = …. S.
Câu 19. Đồng hồ dưới đây chỉ mấy giờ?

Trả lời: giờ phút

46
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1C 2C 3A 4C 5D 6C 7B 8B 9D 10D
11A 12B 13C 14C 15D 16D 17A 18C 19C 20D
21A 22B 23B 24C 25D 26B 27C 28B 29B 30D

Hướng dẫn giải trắc nghiệm


Câu 7.
15
Đổi: 15 giờ 15 phút = 15 + 60 = 15,25 giờ.
48
13 giờ 48 phút = 13 + 60 = 13,8 giờ.
Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là: 15,25 – 13,8 = 1,45 giờ = 1 giờ 27 phút.
Câu 29.
1 phút 15 giây = 75 giây. 1,2 phút = 72 giây.
Vậy bạn Nam chạy nhanh hơn (vì Nam chạy mất ít thời gian hơn Minh).

B. TỰ LUẬN
Câu 1.
a) 45 phút = 45.60 = 2700 giây. b) 1 giờ 20 phút = 1.3600 + 20.60 = 4800 giây.
c) 10 giờ = 10.3600 = 36000 giây. d) 1 ngày = 24 giờ = 24.3600 = 86400 giây.
e) 1 tuần = 7 ngày = 86400.7 = 604800 giây.
Câu 2.
45
a) 1 giờ 45 phút = 1 + 60 = 1,75 giờ b) 2 phút 6 giây = 2.60 + 6 = 126 giây.
450
c) 450 giây = 3600 = 0,125 giờ. d) 2 giờ 5 phút = 2.60 + 5 = 125 phút.
Câu 3.
Các loại đồng hồ
Hoạt động Đồng hồ đeo tay Đồng hồ treo tường Dồng hồ bấm giây

Một tiết học X X


Chạy 200m X
Đi từ nhà đến trường X
Đọc 1 bài thơ X

Câu 4. Thì kết quả không chính xác. Nếu bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt đầu di chuyển,
kết quả đo sẽ chênh lệch (thiếu hoặc thừa thời gian). Trong những trường hợp cần độ chính xác cao như
thi đấu thể thao, đưa ra đáp án trong cuộc thi, thì độ chính xác tính đến miligiây.
47
Câu 5.
Số hộp kẹo An đóng gói được trong 1 giờ là: 1410 : 30 = 47 hộp.
Số hộp kẹo Bình đóng gói được trong 1 giờ là: 408 : 8 = 51 hộp.
Vậy Bình đóng gói nhanh hơn An.
Câu 6.
Thời gian đi của Lan là: 7 giờ 25 phút – 7 giờ = 25 phút.
Nga đi sau lan 5 phút ⇒ Nga bắt đầu đi vào 7 giờ 5 phút.
Thời gian đi của Nga là: 7 giờ 35 phút – 7 giờ 5 phút = 30 phút.
Vậy Nga đi lâu hơn Lan 10 phút.
Câu 7. Thời gian chạy của các bạn:
Lan: 2 phút 10 giây = 130 giây.
Bình: 120 giây.
Nam: 2 phút 5 giây = 125 giây.
Hoa: 127 giây.
Dũng: 2 phút 12 giây = 132 giây.
Vậy bạn Bình chạy nhanh nhất vì thời gian ít nhất. Bạn Dũng chạy chậm nhất vì thời gian nhiều nhất.
Câu 8.
a) 1 thế kỉ = 100 năm.
b) Năm 2000 là năm đầu tiên của thế kỉ 21 thì năm cuối cùng của thế kỉ 21 là năm 2099.
Câu 9.
a) Hình a: 4 giờ 10 phút. Hình b: 12 giờ 35 phút. Hình c: 4 giờ 45 phút.
b) Quay kim sao cho kim giờ (kim ngắn) chỉ số 7, kim phút (kim dài) chỉ vào số 4 là 7 giờ 20 phút; kim
giờ chỉ vào số 9, kim ngắn chỉ vào số 7 là 9 giờ 35 phút.
Câu 10.
a) Thời điểm An đến trạm xe là: 6 giờ + 7 phút = 6 giờ 7 phút.
b) Thời điểm chuyến xe tiếp theo vào trạm là: 6 giờ + 15 phút = 6 giờ 15 phút.
Thời gian còn lại để An đón được chuyến xe tiếp theo là: 6 giờ 15 phút - 6 giờ 7 phút = 8 phút.
Câu 11.
a) Quãng đường từ trường đến khu du lịch: 100 km = 100 000 m.
b) Xe đến điểm A lúc: 7 giờ 30 phút - 30 phút = 7 giờ.
c) Thời gian xe đi từ điểm A đến khu du lịch: 8 giờ 40 phút - 7 giờ 30 phút = 1 giờ 10 phút.
Câu 12.
a) Ô tô đến Hải Dương lúc 9 giờ 15 phút và Hải Phòng lúc 10 giờ 25 phút.
b) Chỉ còn 2 giờ 35 phút để ô tô chạy từ Hải Phòng đến Quảng Ninh.
Câu 13. Mẹ về đến nhà lúc: 8 giờ 30 phút + 15 phút + 1 giờ 20 phút = 9 giờ 65 phút = 10 giờ 5 phút.
Câu 14. Đổi 8 giờ 45 phút = 8,75 giờ.
Thời gian đóng 1 cái ghế là 8,75 giờ : 5 = 1,75 giờ = 1 giờ 45 phút.

48
Câu 15.

12 giờ 4 giờ 10 giờ


Câu 16. Thời gian này đổi ra giây là 570 giây.
Câu 17.
30 s = 0,5 min. 4 min 30 s = 4,5 min = 270 s.
1 h = 60 min = 3600 s. 1,5 h = 90 min = 5400 s.
Câu 18. Trả lời: 11 giờ 05 phút.

49
ĐO NHIỆT ĐỘ
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Nhiệt độ và nhiệt kế
► Để xác định mức độ “nóng”, “lạnh” của vật người ta dùng nhiệt độ.
► Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
► Đơn vị đo nhiệt độ:
◌ Trong hệ SI là Kelvin (kí hiệu: K).
◌ Thường dùng ở Việt Nam là độ C (kí hiệu: 0C).
◌ Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế.
► Có nhiều loại nhiệt kế:

Nhiệt kế thủy ngân Nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế hồng ngoại Nhiệt kế rượu

50
► Cấu tạo nhiệt kế: gồm 3 phần (bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ).

► Nguyên tắc hoạt động: hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

2. Thang nhiệt độ
► Nhiệt độ đông đặc là của nước là 00C.
► Nhiệt độ sôi của nước là 1000C.
► Những nhiệt độ thấp hơn 00C gọi là nhiệt độ âm.

3. Các bước đo nhiệt độ


◌ Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo.
◌ Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.
◌ Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
◌ Bước 4: Thực hiện phép đo.
◌ Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

4. Một số cách đổi nhiệt độ

◌ Nhiệt độ sôi của nước ở 1000C = 2120F = 373K.


◌ Nhiệt độ đóng băng của nước = 00C = 320F = 273,15K.

51
5. Sử dụng nhiệt kế y tế
► Nhiệt kế y tế thủy ngân

◌ Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.


◌ Bước 2: Vẩy mạnh cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống.
◌ Bước 3: Dùng tay phải cầm thân trên nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ
nhiệt kế.
◌ Bước 4: Chờ khoảng 2-3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

► Nhiệt kế y tế điện tử

◌ Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế.


◌ Bước 2: Bấm nút khởi động.
◌ Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi.
◌ Bước 4: Chờ khi có tín hiệu "bíp", rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
◌ Bước 5: Tắt nút khởi động.

► Tiến trình đo nhiệt độ cơ thể:


◌ Bước 1: Kiểm tra xem thủy ngân đã tút hết xuống bầu chưa, nếu còn trên ống thì cầm vào phần thân
nhiệt kế, vẩy mạnh cho thủy ngân tụt hết xuống bầu.
◌ Bước 2: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
◌ Bước 3: Tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại giữ nhiệt kế.
◌ Bước 4: Sau khoảng 3 phút, lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ. Chú ý không cầm vào bầu nhiệt kế khi
đọc nhiệt độ.

52
6. Xử trí khi nhiệt kế thủy ngân vỡ
Thuỷ ngân trong nhiệt kế là một chất lỏng dễ bay hơi, gây độc cao. Vì thế nếu nhiệt kế thuỷ ngân bị
vỡ, cần chú ý:

► 3 - Không
◌ Không nên sử dụng các loại máy hút bụi để thu gom thủy ngân.
◌ Không dùng chổi để quét thủy ngân.
◌ Không được đổ thủy ngân vào cống thoát nước.
► 3 - Nên
◌ Nên dùng băng dính hoặc giấy mỏng để thu gom thủy ngân lại, cho các hạt thủy ngân vào lọ thủy
tinh bịt kín.
◌ Có thể rắc một ít bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
◌ Mở cửa để thông thoáng.

53
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế như hình là:

A. 50°C và 1°C. B. 50°C và 2°C.


C. Từ 20°C đến 50°C và 1°C. D. Từ 20°C đến 50°C và 2°C.
Câu 2. Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau
(chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):
a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.
c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
d) Kiểm tra xem thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kê chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kê cho thuỷ ngân
tụt xuống.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.
A. d, c, a, b. B. a, b, c, d. C. b, a, c, d. D. d, c, b, d.
Câu 3. Phát biểu không đúng là:
A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.
C. Khi nhiệt độ thay đồi thì thể tích chất lỏng thay đổi.
D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
Câu 4. Nhiệt kế thuỷ ngân không thể đo được:
A. Nhiệt độ của nước đá. B. Nhiệt độ cơ thể người.
C. Nhiệt độ khí quyển. D. Nhiệt độ của một lò luyện kim.
Câu 5. Cho các bước như sau:
(1) Thực hiện phép đo nhiệt độ. (2) Ước lượng nhiệt độ của vật.
(3) Hiệu chỉnh nhiệt kế. (4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.
(5) Đọc và ghi kết quả đo.
Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là:
A. (2), (4), (3), (1), (5). B. (1), (4), (2), (3), (5).
C. (1), (2), (3), (4), (5). D. (3), (2), (4), (1), (5).
Câu 6. Dung nói rằng, khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân phải chú ý bốn điểm dưới đây.
54
Dung đã nói sai ở điểm nào?
A. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế.
B. Không cầm vào bẩu nhiệt kế khi đo nhiệt độ.
C. Hiệu chỉnh vể vạch số 0.
D. Cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cẩn đo nhiệt độ.
Câu 7. Dùng nhiệt kế vẽ ở hình bên, không thể đo được nhiệt độ của:

A. nước sông đang chảy. B. nước uống.


C. nước đang sôi. D. nước đá đang tan.
Câu 8. Lí do nào sau đây là một trong những lí do chính khiến người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà
không chế tạo nhiệt kế nước ?
A. vì nước dãn nở vì nhiệt kém rượu.
B. vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 100oC.
C. vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ 100oC.
D. vì nước dãn nở vì nhiệt một cách đặc biệt, không đều.
Câu 9. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
A. rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100oC. B. rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC.
C. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100oC. D. rượu đông đặc ở nhiệt độ cao hơn 100oC.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu từ 10 đến 13.
Trong một ngày hè, một học sinh theo dõi nhiệt độ không khí trong nhà và lập được bảng bên. Hãy dùng
bảng ghi nhiệt độ theo thời gian này để chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Bảng theo dõi nhiệt độ
Thời gian Nhiệt độ
7 giờ 25oC
9 giờ 27oC
10 giờ 29oC
12 giờ 31oC
16 giờ 30oC
18 giờ 29oC
Câu 10. Nhiệt độ lúc 9h là bào nhiêu?
A. 25°C. B. 27°C. C. 29°C. D. 30°C.
55
Câu 11. Nhiệt độ 31°C vào lúc mấy giờ?
A. 7 giờ. B. 9 giờ. C. 10 giờ. D. 12 giờ.
Câu 12. Nhiệt độ thấp nhất vào lúc mấy giờ?
A. 18 giờ. B. 7 giờ. C. 10 giờ. D. 12 giờ.
Câu 13. Nhiệt độ cao nhất vào lúc mấy giờ?
A. 18 giờ. B. 16 giờ. C. 12 giờ. D. 10 giờ.
Câu 14. Hình biểu diễn nhiệt kế dùng chất lỏng. Làm thế nào để tăng độ nhạy của nhiệt kế này?

A. Làm cho ống nhiệt kế hẹp lại. B. Khi đo phải hiệu chỉnh cẩn thận.
C. Làm cho các vạch chia gần nhau hơn. D. Làm cho ống nhiệt kế dài hơn.
Câu 15. Nhiệt kế hoạt động dựa trên nguyên tắc nào
A. Sự nở vì nhiệt của chất rắn khác nhau. B. Sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau.
C. Sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau. D. Cả 3 phương án đều đúng.
Câu 16. Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37 C. Trong thang nhiệt giai Kelvin kết quả đo nào sau
0

đây là đúng?
A. 98,6 K. B. 37 K. C. 310 K. D. 236 K.
Câu 17. Nhiệt độ của nước trong phòng theo nhiệt giai Celsius là 27 C. Ứng với nhiệt giai Fahrenheit,
o

nhiệt độ này là
A. 48,6oF. B. 80,6oF. C. 15oF. D. 47oF.
Câu 18. Số chỉ của nhiệt kế hình bên là bao nhiêu?
A. 13oC. B. 16oC.
C. 20oC. D. 10oC.
Câu 19. Nhiệt độ của nước đá đang tan theo nhiệt giai Celsius là
A. 100oC. B. 0oC.
C. 32oF. D. 212oF.
Câu 20. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi theo nhiệt giai Fahrenheit là
A. 212oF. B. 32oF. C. 100oC. D. 0oC.
Câu 21. Nhiệt độ mùa đông tại thành phố New York (Mĩ) là 23oF. Ứng với nhiệt giai Celsius, nhiệt độ
đó là
A. 10oC. B. 5oC. C. -5oC. D. -10oC.
Câu 22. Nhiệt độ là khái niệm dùng để
A. xác định mức độ cứng, dẻo của một vật. B. xác định mức độ nóng, lạnh của một vật.
C. xác định mức độ nhanh, chậm của một vật. D. xác định mức độ nặng, nhẹ của một vật.
Câu 23. Sắp xếp nhiệt độ của nước nóng, nước nguội, nước lạnh theo thứ tự tăng dần.
A. Nhiệt độ nước lạnh < Nhiệt độ nước nguội < Nhiệt độ nước nóng.
B. Nhiệt độ nước nguội < Nhiệt độ nước lạnh < Nhiệt độ nước nóng.
56
C. Nhiệt độ nước lạnh < Nhiệt độ nước nóng < Nhiệt độ nước nguội.
D. Nhiệt độ nước nóng < Nhiệt độ nước nguội < Nhiệt độ nước lạnh.
Câu 24. Nhiệt độ của nước đá đang tan là
A. 0 oC. B. 5 oC. C. -5 oC. D. 10 oC.
Câu 25. Nhiệt độ của nước đang sôi là
A. 100 oC. B. 150 oC. C. 0 oC. D. 37 oC.
Câu 26. Thân nhiệt bình thường của người là
A. 35 oC. B. 37 oC. C. 38 oC. D. 30 oC.
Câu 27. Dụng cụ đo nhiệt độ là
A. Đồng hồ. B. Nhiệt kế. C. Cân. D. Thước kẻ.
Câu 28. Bản tin dự báo thời tiết thông báo rằng: Nhiệt độ ở Hà Nội từ 25 C đến 29oC. Nhiệt độ trên
o

tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin?


A. Nhiệt độ từ 302 K đến 306 K. B. Nhiệt độ từ 298 K đến 302 K.
C. Nhiệt độ từ 295 K đến 399 K. D. Nhiệt độ từ 290 K đến 294 K.
Câu 29. Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?
A. Nhiệt độ của nước đá. B. Nhiệt độ khí quyển.
C. Nhiệt độ của một lò luyện kim. D. Nhiệt độ cơ thể người.
Câu 30. Khi đi khám bệnh, muốn biết bệnh nhân có sốt hay không thì bác sĩ dùng nhiệt kế nào?
A. Nhiệt kế y tế. B. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế thủy ngân. D. Cả 3 loại trên.
Câu 31. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là
A. Độ F (0F). B. Độ C (0C). C. Kelvin (K). D. Cả 3 đơn vị trên.
Câu 32. Đây là nhiệt kế gì?

A. Nhiệt kế thủy ngân. B. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế chỉ thị màu. D. Nhiệt kế kim loại.
Câu 33. Đây là nhiệt kế gì?

A. Nhiệt kế thủy ngân. B. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế chỉ thị màu. D. Nhiệt kế hồng ngoại.
Câu 34. Cho nhiệt kế như hình. Giới hạn đo của nhiệt kế là:

57
A. 420C. B. 36 – 420C. C. 35 – 420C. D. 35 – 370C.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là gì?
Câu 2. Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tê lại không có nhiệt độ dưới 34°C và trên 42°C?
Câu 3. Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng?
Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ
Thủy ngân Từ -10oC đến 110oC
Rượu Từ -30oC đến 60oC
Kim loại Từ 0oC đến 400oC
Y tế Từ 34oC đến 42oC
Dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của bàn là, cơ thể người, nước đang sôi, không khí trong phòng?
Câu 4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) …?... là số đo độ "nóng" "lạnh" của một vật.
b) Người ta dùng …?... để đo nhiệt độ.
c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là …?...
Câu 5. An nói rằng: "Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi
hãy dùng.". Nói như thế có đúng không?
Câu 6. Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của một số vùng như sau:
- Hà Nội: Nhiệt độ từ 19°C đến 28°C.
- Nghệ An: Nhiệt độ từ 20°C đến 29°C.
Hãy đổi nhiệt độ sang độ Kenvin?
Câu 7. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong Bảng sau đây ghi sự thau đổi nhiệt độ của không
khí theo thời gian dựa trên số liệu của một trạm khí tượng ở Hà nội ghi được vào một ngày mùa đông.
Thời gian (giờ) 1 4 7 10 13 16 19 22
Nhiệt độ (oC) 13 13 13 18 18 20 17 12

a) Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian ghi ở bảng trên. Lấy gốc
trục nằm ngang (trục hoành) là 0 giờ và 1cm ứng với 2 giờ. Lấy gốc trục thẳng đúng (trục tung) là 10oC
và 1cm ứng với 2oC.
b) Nhiệt độ thấp nhất, cao nhất trong ngày là vào lúc nào? Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày là bao
nhiêu?
58
Câu 8. Em hãy sắp xếp các nhiệt độ sau: 37 oC; 68 oF; 318 K; 59 oF; 333 K theo thứ tự tăng dần theo
thang nhiệt độ Celsius.
Câu 9. Quan sát nhiệt kế sau:

a) Nhiệt kế có tên gọi là gì?


b) Nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất mà nhiệt kế này đo được là bao nhiêu?
c) Nhiệt độ được ghi màu đỏ là bao nhiêu? Nhiệt độ này cho biết điều gì?
Câu 10. Bằng giác quan, chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. Em hay cho ví dụ cho thấy
con người chúng ta nếu dùng giác quan cảm nhận về nhiệt độ của vật thì kết quả không chính xác.
Câu 11. Nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích
bền mặt trái đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% lượng nước trên trái đất nằm trong các nguồn có thể
khai thác dùng làm nước uống. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước đã được Anders Celsius
dùng làm hai điểm móc cho độ bách phân Celsius. Cụ thể, nhiệt độ đóng băng của nước là 0 độ Celsius,
còn nhiệt độ sôi bằng 100 độ Celsius. Nước đóng băng gọi là nước đá. Nước đã hóa hơi gọi là hơi nước.
Nước có tính chất là với nhiệt độ dưới 4oC, nước lại lạnh nở, nóng co. Điều này không được quan sát ở
bất kì chất nào khác.
a) Nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu?
b) Em hãy chuyển đổi nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước sang thang nhiệt độ Fahrenheit.
c) Tại sao người ta không dùng nước để chế tạo nhiệt kế?
Câu 12. Hãy chọn cụm từ thích hợp trong khung điền vào chỗ ….. phù hợp với các phát biểu sau về cách
đo nhiệt độ cơ thể. Từ gợi ý: làm sạch, vẩy mạnh, kiểm tra, đọc nhiệt độ, nhiệt kế, vạch thấp nhất.
Để đo nhiệt độ cơ thể, trước tiên phải ….(1)…. xem thủy ngân đã tụt xuống dưới ….(2)…. chưa, nếu
còn ở trên thì cầm nhiệt kế và ….(3)….cho thủy ngân tụt xuống dưới vạch thấp nhất. Dùng bông và cồn
y tế…….(4)….nhiệt kế. Đặt……(5)….vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Sau khoảng 3 phút thì
lấy nhiệt kế ra và….(6)….
Câu 13. Hình bên là sơ đồ đơn giản mô tả một nhiệt kế.
a) Viết chữ S vào ô bên cạnh nhiệt độ sôi của nước.
b) Viết chữ C vào ô bên cạnh nhiệt độ nóng chảy của nước đá.

59
Câu 14. Ở nhiệt độ nào thì đọc số trên thang nhiệt độ Fa-ren-hai gấp đôi số đọc trên thang nhiệt độ Xen-
xi-ớt.
Câu 15. Thí nghiệm
Chuẩn bị ba cốc: cốc a đựng nước lạnh, cốc b đựng nước nguội và cốc c đựng nước ấm.
Nhúng ngón tay trỏ phải vào cốc a, nhúng ngón tay trỏ trái vào cốc c.

a. Lạnh b. Nguội c. Ấm
Sau một lúc, rút các ngón tay ra rồi cùng nhúng vào cốc b.

a. Lạnh b. Nguội c. Ấm
60
a. Ngón tay trỏ phải khi nhúng vào cốc a cảm thấy …..
b. Ngón tay trỏ trái khi nhúng vào cốc c cảm thấy …….
c. Khi rút hai ngón tay ra và cùng nhúng vào cốc b, hai ngón tay có cảm giác...............
Câu 16. Tính xem 20oC ứng với bao nhiêu oF.
Câu 17. Điền các số thích hợp vào các chỗ trống dưới đây.
a. Nhiệt độ của nước đá đang tan theo nhiệt giai Celsius là .......... oC.
b. Nhiệt độ của nước đá đang tan theo nhiệt giai Fahrenheit là .......... oF.
c. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi theo nhiệt giai Celsius là .......... oC.
d. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi theo nhiệt giai Fahrenheit là .......... oF
Câu 18. Nhiệt kế dưới đây có giới hạn đo từ  oC đến  oC, độ chia nhỏ nhất trên thang đo là  oC.

Câu 19. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.


- Số đo độ "nóng", "lạnh" của một vật gọi là ….
- Người ta dùng ….. để đo nhiệt độ.
- Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là …...
Câu 20. Quan sát nhiệt kế y tế dưới đây.

Giới hạn đo của nhiệt kế này là từ  đến .


Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là .
Câu 21. Đổi các đơn vị sau.

5 oC = o
F 45 oC = o
F

59 oF = o
C 262,4 oF = o
C
Câu 22. Em hãy cho biết tên của các nhiệt kế dưới đây.

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

61
Câu 23. Đổi các đơn vị sau.

5 oC = o
F 45 oC = o
F

59 oF = o
C 262,4 oF = o
C

10 oC = K 100 oC = K
o o
438 K = C 243 K = C
Câu 24. Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, nếu nhiệt kế vỡ ta cần chú ý điều gì?

62
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1B 2A 3B 4D 5A 6C 7C 8D 9B 10B
11D 12B 13C 14A 15C 16C 17B 18B 19B 20A
21C 22B 23A 24A 25A 26B 27B 28B 29C 30A
31B 32A 33D 34A

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày ở nước ta là độ C (°C).
Câu 2. Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ nằm trong khoảng từ 35 °C đến 42 °C.
Câu 3.
Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ Vật cần đo
Thủy ngân Từ -10oC đến 110oC Nước đang sôi
Rượu Từ -30oC đến 60oC Không khí trong phòng
Kim loại Từ 0oC đến 400oC Bàn là
Y tế Từ 34oC đến 42oC Cơ thể người

Câu 4.
a) Nhiệt độ là số đo độ "nóng" "lạnh" của một vật.
b) Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là oC.
Câu 5. Không đúng, nhiệt kế ỵ tế thường chỉ đo được nhiệt độ tối đa 42 °C, nếu nhúng vào nước sôi
100 °C nhiệt kế sẽ bị hư.
Câu 6. K = 0C + 273.
- Hà Nội: Nhiệt độ từ 292 K đến 301 K.
- Nghệ An: Nhiệt độ từ 293 K đến 302 K.
Câu 7.
o
tC
20

18

16

14

12

t(h)

1 4 7 10 13 16 19 22

63
b) Nhiệt độ thấp nhất lúc 22 giờ, nhiệt độ cao nhất lúc 16 giờ.
Độ chênh lệch nhiệt độ: 7oC.
Câu 8.
* 68 oF: t(oC) = (t(oF) - 32) x 5/9 = (68 - 32) x 5/9 = 20oC.
* 318 K: t(oC) = T(K) - 273 = 318 - 273 = 45oC.
* 59 oF: t(oC) = (t(oF) - 32) x 5/9 = (59 - 32) x 5/9 = 15oC.
* 333 K: t(oC) = T(K) - 273 = 333 - 273 = 60oC.
Sắp xếp: 15oC; 20oC; 37oC; 45oC; 60oC.
Vậy: 59oF; 68oF; 37oC; 318 K; 333 K.
Câu 9.
a) Nhiệt kế y tế (nhiệt kế thủy ngân).
b) Nhiệt độ thấp nhất là 35 oC, nhiệt độ cao nhất là 42 oC.
c) Nhiệt độ màu đỏ là 37 oC. Đây là nhiệt độ cơ thể người bình thường.
Câu 10. Hai bàn tay, một ngâm vào nước ấm, một ngâm vào nước lạnh. Sau đó nhúng cả 2 vào chậu
nước bình thường thì bàn tay ngâm vào chậu nước ấm sẽ cảm thấy lạnh hơn so với bàn tay ngâm vào
trong chậu nước lạnh, chứng tỏ cảm giác của chúng ta có thể cảm nhận sau về nhiệt độ.
Câu 11.
a) Nhiệt độ đông đặc của nước là 0 oC, nhiệt độ sôi của nước là 100 oC.
b) t(oF) = t(oC) x 9/5 + 32 = 0 x 9/5 +32 = 32oF.
t(oF) = t(oC) x 9/5 + 32 = 100 x 9/5 + 32 = 212oF.
c) Người ta không dùng nước để chế tạo nhiệt kế vì nước giãn nở vì nhiệt một các đặc biệt. Khi tăng
nhiệt độ từ 0 oC đến 4 oC nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 4 oC trở lên nước mới nở
ra. Chính sự giãn nở không đều đó nên người ta không chế tạo nhiệt kế nước.
Câu 12.
(1). kiểm tra. (2). vạch thấp nhất. (3). vẩy mạnh.
(4). làm sạch. (5). nhiệt kế. (6). đọc nhiệt độ.
Câu 13.
a) Viết chữ S vào ô bên cạnh nhiệt độ sôi của nước 1000C.
b) Viết chữ C vào ô bên cạnh nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 00C
Câu 14. Ở 1600C số đọc trên thang nhiệt độ Fa-ren-hai gấp đôi số đọc trên thang nhiệt độ Xen-xi-ớt.
Câu 15. a. lạnh. b. nóng. c. khác nhau.
o o o
Câu 16. Ta có: 20 C = 0 C + 20 C. 20oC = 32oF + (20.1,8oF) = 68oF.
Câu 17. a. 0. b. 32. c. 100. d. 212.
Câu 18. Nhiệt kế dưới đây có giới hạn đo từ 30 C đến 40 C, độ chia nhỏ nhất trên thang đo là 0,5oC.
o o

Câu 19.
- nhiệt độ.
- nhiệt kế.

64
- 0C.
Câu 20. GHD của nhiệt kế này là từ 35oC đến 42oC. ĐCNN của nhiệt kế là 0,1oC .
Câu 21.
5 oC = 41 oF. 45 oC = 113 oF. 59 oF = 15 oC. 262,4 oF = 128 oC.
Câu 22.
Hình 1: Nhiệt kế điện tử. Hình 2: Nhiệt kế rượu.
Hình 3: Nhiệt kế thủy ngân. Hình 4: Nhiệt kế hồng ngoại.
Câu 23.
5 oC = 41 oF 45 oC = 113 oF
59 oF = 15 oC 262,4 oF = 128 oC
10 oC = 283 K 100 oC = 373 K
438 K = 165 oC 243 K = -30 oC
Câu 24. Thủy ngân là chất lỏng dễ bay hơi và gây độc. Nếu nhiệt kế thủy ngân không may bị vỡ, ta cần
chú ý:
- Không nên sử dụng các loại máy hút bụi để thu gom thủy ngân.
- Không dùng chổi để quét thủy ngân.
- Không được đổ thủy ngân vào cống thoát nước.
- Nên dùng băng dính hoặc giấy mỏng (có thể dùng bột sulfur) để thu gom thủy ngân.

65
CHỦ ĐỀ

SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT


CHỦ ĐỀ 2 SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT

SỰ ĐA DẠNG - CÁC THỂ CỦA CHẤT. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT


PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Vật thể tự nhiên là vật có sẵn trong tự nhiên
Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo
Là những vật thể do con người tạo ra để phục
Là những vật thể có sẵn trong tự nhiên
vụ cuộc sống

Vật hữu sinh Vật vô sinh


Là vật thể có đặc trưng sống Là vật thể không có đặc trưng sống

2. Các thể của chất: gồm rắn, lỏng, khí


Nước có thể tồn tại ở thế rắn (nước đá, băng, tuyết), thể lỏng, thể khí (hơi nước).

66
► Một số ví dụ về ba thể của chất trong vật thể
Thể rắn Thể lỏng Thể khí

Sắt Nước Không khí trong lốp xe

Đá Dầu ăn Khí trong khinh khí cầu


► Một số tính chất của chất
Thể rắn Thể lỏng Thể khí
Có hình dạng của Có hình dạng của phần
Hình dạng Hình dạng cố định
phần vật chứa nó vật chứa nó
Dễ dàng lan truyền
Khả năng lan truyền Không cháy được (không Có thể rót được và
trong không gian theo
(hay khả năng chảy) tự di chuyển được) chảy tràn trên bề mặt
mọi hướng
Khả năng chịu nén Rất khó nén Khó nén Dễ bị nén

Chất lỏng dễ chảy, có hình dạng của vật chứa nó. Chất khí dễ lan tỏa, chiếm toàn bộ hình dạng
vật chứa.

67
3. Tính chất của chất
Tính chất vật lý: Những tính chất đo được, hoặc cảm nhận được bằng giác quan và những biến đổi
không xuất hiện chất mới.
Gồm: thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng, tính tan trong nước
hoặc chất lỏng khác, tính nóng chảy, sôi của một chất, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
Tính chất hóa học: là sự biến đổi một chất tạo ra chất mới.
Gồm khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác.
► Sự chuyển thể của chất

Sự nóng chảy: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.


Sự sôi: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng hoặc bề mặt chất lỏng.
Sự bay hơi: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
Sự ngưng tụ: Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
Sự đông đặc: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Sự nóng chảy, sôi, đông đặc
xảy ra tại nhiệt độ xác định. Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra tại mọi nhiệt độ.

68
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là
A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.
B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.
Câu 2. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là
A. vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.
B. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển,
sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
C. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.
D. vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản.
Câu 3. Vật thể tự nhiên là
A. Ao, hồ, sông, suối. B. Biển, mương, kênh, bể nước.
C. Đập nước, máng, đại dương, rạch. D. Hồ, thác, giếng, bể bơi.
Câu 4. Vật thể nhân tạo là
A. Cây lúa. B. Cái cầu. C. Mặt trời. D. Con sóc.
Câu 5. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.
C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn.
Câu 6. Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều
này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được.
B. Không có hình dạng xác định.
C. Có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng.
D. Không chảy được.
Câu 7. Dãy gồm các tính chất đều thuộc tính chất vật lý là
A. Sự cháy, khối lượng riêng.
B. Nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
C. Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác.
D. Màu sắc, thể rắn – lỏng – khí.
Câu 8. Hiện tượng vật lý là
A. Đốt que diêm. B. Nước sôi. C. Cửa sắt bị gỉ. D. Quần áo bị phai màu.
Câu 9. Quá trình thể hiện tính chất hóa học của muối ăn (sodium chloride) là
A. Hòa tan muối vào nước.
B. Rang muối tới khô.
69
C. Điện phân dung dịch để sản xuất sodium hydroxide trong công nghiệp.
D. Làm gia vị cho thức ăn.
Câu 10. Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?
A. Chất khí, không màu.
B. Không mùi, không vị.
C. Tan rất ít trong nước.
D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).
Câu 11. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
A. Hoà tan đường vào nước.
B. Cô cạn nước đường thành đường.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.
Câu 12. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
A. Tạo thành mây. B. Gió thổi. C. Mưa rơi. D. Lốc xoáy.
Câu 13. Hiện tượng tự nhiên do hơi nước đông đặc là
A. Băng tan. B. Sương mù. C. Tạo thành mây. D. Mưa tuyết.
Câu 14. Sự chuyển thể nào sau đây không xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Nóng chảy. B. Hoá hơi. C. Sôi. D. Bay hơi.
Câu 15. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ. B. Hoá hơi. C. Sôi. D. Bay hơi.
Câu 16. Sự sôi là
A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng hoặc bề mặt chất lỏng.
B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
C. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Câu 17. Sự nóng chảy là
A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. B. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Câu 18. Công thức hóa học của “muối biển” là
A. NaCl2. B. NaCl. C. KCl. D. Na2O.
Câu 19. Theo em, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Có hai loại sodium chloride, một loại nhân tạo và một loại có trong tự nhiên.
B. Muối biển luôn luôn là dạng sodium chloride tinh khiết hơn sodium chloride nhân tạo.
C. Sodium chloride nhân tạo là chất nguy hiểm vì được tạo bởi các hóa chất độc, trong khi sử dụng
muối biển hoàn toàn an toàn.
D. Không có khác biệt hóa học nào giữa sodium chloride tinh khiết từ nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo.

70
Tìm hiểu thế giới xung quanh em
BÓNG ĐÈN SỢI ĐỐT
Chiếc bóng đèn sợi đốt, đèn sợi đốt hay gọi ngắn gọn hơn là bóng đèn tròn là một loại bóng đèn dùng
để chiếu sáng, dây tóc là bộ phận chính để phát ra ánh sáng, thông qua vỏ thủy tinh trong suốt. Các dây
tóc - bộ phận phát sáng chính của đèn được bảo vệ bên ngoài bằng một lớp thủy tinh trong suốt hoặc mờ
đã được rút hết không khí và bơm vào các khí trơ. Kích cỡ bóng phải đủ lớn để không bị hơi nóng của
nhiệt tỏa ra làm nổ. Hầu hết bóng đèn đều được lắp vào trong đui đèn, dòng điện sẽ đi qua đui đèn, qua
đuôi đèn kim loại, vào đến dây tóc làm nó nóng lên và đến mức phát ra ánh sáng. Đèn sợi đốt thường ít
được dùng hơn vì công suất quá lớn (thường là 60W), hiệu suất phát quang rất thấp (chỉ khoảng 5% điện
năng được biến thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt nên bóng đèn khi sờ vào có cảm giác nóng và
có thể bị bỏng).
Câu 20. Bài đọc trên cung cấp cho em kiến thức gì?
A. Cách lắp bóng đèn sợi đốt.
B. Cấu tạo của bóng đèn sợi đốt, đặc biệt là dây tóc bóng đèn.
C. Cấu tạo bóng đèn sợi đốt và cơ chế phát sáng của dây tóc bóng đèn.
D. Cấu tạo bóng đèn sợi đốt và tác hại của dây tóc bóng đèn.
Câu 21. Cơ chế phát quang của bóng đèn sợi đốt là
A. Sử dụng dòng điện gây ra phản ứng phát quang trong bóng đèn
B. Khi dòng điện đi qua đui đèn sẽ làm đui đèn cháy và phát sáng
C. Dùng dòng điện đi qua đuôi đèn kim loại, vào đến dây tóc bóng đèn làm nó nóng lên đến mức phát
sáng
D. Sử dụng một kim loại (làm dây tóc bóng đèn) có khả năng phát nhiệt khi có dòng điện chạy qua
Câu 22. Vì sao tungsten (W) thường được lựa chọn để chế tạo dây tóc bóng đèn?
A. Tungsten là kim loại rất dẻo. B. Tungsten có khả năng dẫn điện rất tốt.
C. Tungsten là kim loại nhẹ. D. Tungsten có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 23. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan đường vào nước.
B. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.
D. Cô cạn nước thành đường.
Câu 24. Sự chuyển thể nào sau đây không xảy ra tại một nhiệt độ xác định?
A. Đông đặc. B. Sôi. C. Ngưng tụ. D. Nóng chảy.
Câu 25. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
A. Lốc xoáy. B. Mưa rơi. C. Gió thổi. D. Tạo thành mây.
Câu 26. Người ta dùng chất nào sau đây để làm dây tóc bóng đèn?
A. Bạc. B. Vonfram. C. Đồng. D. Thép.
Câu 27. Trường hợp nào dưới đây không xảy ra sự nóng chảy?

71
A. Đổ một thìa muối vào ly nước. B. Thắp nến.
C. Thả viên đá vào ly nước. D. Đúc trống đồng.
Câu 28. Thể nào dưới đây không thuộc ba thể của chất?
A. Thể dẻo. B. Thể lỏng. C. Thể rắn. D. Thể khí.
Câu 29. Chất ở thể nào có hình dạng cố định?
A. Thể khí. B. Thể lỏng. C. Thể rắn. D. Thể dẻo.
Câu 30. Chất ở thể nào thì dễ dàng lan truyền trong không gian theo mọi hướng?
A. Thể dẻo. B. Thể rắn. C. Thể khí. D. Thể lỏng.
Câu 31. Chất ở thể nào thì dễ bị nén?
A. Thể dẻo. B. Thể rắn. C. Thể lỏng. D. Thể khí.
Câu 32. Chất ở thể nào thì có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt?
A. Thể lỏng. B. Thể khí. C. Thể rắn. D. Thể dẻo.
Câu 33. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Bay hơi. B. Sôi. C. Ngưng tụ. D. Hoá hơi.
Câu 34. Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm.
Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được.
B. Không chảy được.
C. Không có hình dạng xác định.
D. Có thế lan toả trong không gian theo mọi hướng.
Câu 35. Chọn phát biểu sai.
A. Các vật thể đều do một hoặc nhiều chất tạo nên.
B. Những gì tồn tại xung quanh ta gọi là vật thể.
C. Số lượng các vật thể là có thể đếm được.
D. Mỗi chất có thể tạo nên nhiều vật thể.
Câu 36. Cho các vật thể sau: con dao; quả chanh; núi đồi; xe đạp; cây cỏ. Vật thể nào là vật thể tự nhiên?
A. Con dao; quả chanh; xe đạp. B. Cây cỏ; quả chanh; xe đạp.
C. Núi đồi; xe đạp; cây cỏ. D. Núi đồi; quả chanh; cây cỏ.
Câu 37. Hãy phân biệt vật thể và chất trong câu sau: Trong quả chanh có nước và citric acid (có vị chua)
và một số chất khác.
A. Vật thể: quả chanh ; Chất: citric acid. B. Vật thể: nước; Chất: quả chanh.
C. Vật thể: quả chanh; Chất: nước, citric acid. D. Vật thể: nước, citric acid; Chất: quả chanh.
Câu 38. Hiện tượng nào dưới đây không liên quan đến hiện tượng nóng chảy?
A. Đốt ngọn nến. B. Đun nấu mỡ vào mùa đông.
C. Pha nước chanh đá. D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá.
Câu 39. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là sự bay hơi?
A. Tuyết rơi. B. Giặt quần áo. C. Là khô quần áo. D. Mưa.

72
Câu 40. Cho các vật thể: ngôi nhà, con gà, cây lúa, viên gạch, nước biển, xe đạp. Trong các vật thể đã
cho, những vật thể do con người tạo ra là
A. Ngôi nhà, con gà, xe đạp. B. Con gà, nước biển, xe đạp.
C. Ngôi nhà, viên gạch, xe đạp. D. Con gà, viên gạch, xe đạp.
Câu 41. Cho các vật thể: vi khuẩn, đôi giày, con cá, con mèo, máy bay. Những vật sống trong các vật
thể đã cho là
A. Vi khuẩn, đôi giày, con cá. B. Vi khuẩn, con cá, con mèo.
C. Con cá, con mèo, máy bay. D. Vi khuẩn, con cá, máy bay.
Câu 42. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về những đặc điểm của chất rắn
A. Có khối lượng, hình dạng xác định, không có thể tích xác định.
B. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.
C. Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
D. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.
Câu 43. Không khí quanh ta có đặc điểm gì
A. Không khí có hình dạng và thể tích xác định.
B. Có hình dạng và thể tích xác định.
C. Có hình dạng xác định, không có thể tích xác định.
D. Không có hình dạng xác định, có thể tích xác định.
Câu 44. Cho mẫu chất có đặc điểm sau: có khối lượng xác định, không có thể tích xác định và không có
hình dạng xác định mà mang hình dạng của vật chứa nó. Mẫu chất đó đang ở thể nào?
A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Không xác định được.
Câu 45. Những tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của chất
A. Khả năng tan trong nước, màu sắc, khả năng bị cháy.
B. Tính dẫn điện, nhiệt độ sôi, khả năng tác dụng với nước.
C. Khả năng tan trong nước, nhiệt độ sôi, màu sắc.
D. Tính dẫn điện, khả năng tác dụng với nước, khả năng bị cháy.
Câu 46. Tính chất nào dưới đây là tính chất hóa học của đường
A. Tan trong nước.
B. Có màu trắng.
C. Khả năng cháy trong oxygen tạo khí carbon dioxide và nước.
D. Là chất rắn ở nhiệt độ phòng.
Câu 47. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ … trong các câu sau:
a) Tính tan trong nước là (1)… của muối ăn.
b) Khả năng cháy trong oxygen là (2)… của than.
A. (1) tính chất vật lí, (2) tính chất vật lí. B. (1) tính chất hóa học, (2) tính chất hóa học.
C. (1) tính chất vật lí, (2) tính chất hóa học. D. (1) tính chất hóa học, (2) tính chất vật lí.
Câu 48. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là

73
A. Sự ngưng tụ. B. Sự bay hơi. C. Sự đông đặc. D. Sự nóng chảy.
Câu 49. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào liên quan đến sự bay hơi?
A. Kính cửa sổ bị mờ đi trong những ngày đông giá lạnh.
B. Cốc nước bị cạn dần khi để ngoài trời nắng.
C. Miếng bơ để ngoài tủ lạnh sau một thời gian bị chảy lỏng.
D. Đưa nước vào trong tủ lạnh để làm đá.
Câu 50. Từ/cụm từ nào sau đây không chỉ chất?
A. Thân cây mía. B. Đường saccarose. C. Nước. D. Cenlulose.
Câu 51. Từ/cụm từ nào chỉ vật thể nhân tạo?
A. Nhôm. B. Không khí. C. Bảng phấn. D. Cellulose.
Câu 52. Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí?
A. Khả năng hòa tan trong nước. B. Khả năng chịu nén.
C. Khả năng dẫn điện. D. Khả năng cháy.
Câu 53. Trường hợp nào dưới đây không xảy ra sự nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn nến.
C. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đúc một cái chuông đồng.
Câu 54. Ở nhiệt độ thường, chỉ có oxygen, không có oxygen lỏng vì nhiệt độ trong phòng
A. Cao hơn nhiệt độ sôi của oxygen. B. Thấp hơn nhiệt độ sôi của oxygen.
C. Cao hơn nhiệt độ nóng chảy của oxygen. D. Thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của oxygen.
Câu 55. Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Lượng nước trong chai đậy kín không bị giảm.
B. Mưa.
C. Tuyết tan.
D. Nước đọng trong nắp vung của ấm đun nước, khi dùng ấm đun nước sôi rồi để nguội.
Câu 56. Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng đồng?
A. Nóng chảy và bay hơi. B. Nóng chảy và đông đặc.
C. Bay hơi và đông đặc. D. Bay hơi và ngưng tụ.
Câu 57. Sự sôi có tính chất nào sau đây
A. Xảy ra ở cùng một nhiệt độ với mọi chất lỏng khác nhau.
B. Khi đang sôi nếu tiếp tục đun, nhiệt độ chất lỏng vẫn không thay đổi.
C. Khi đang sôi chỉ có sự bay hơi trên mặt thoáng của chất lỏng.
D. Khi bay hơi chỉ có sự bay hơi trong lòng chất lỏng.
Câu 58. Từ/ cụm từ nào sau đây không chỉ có tên của chất
A. Ấm nhôm B. Nhôm C. Nước D. Protein
Câu 59. Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của sắt
A. Không ngừng tăng. B. Không ngừng giảm.
C. Mới đầu tăng, sau đó giảm. D. Không đổi.

74
Câu 60. Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào
A. Nhiệt độ chất lỏng. B. Gió trên mặt thoáng chất lỏng.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng. D. Bình đựng chất lỏng.
Câu 61. Trong các phát biểu sau:
(a) Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
(b) Vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
(c) Vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.
(d) Vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển,
sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
(e) Vật sống là vật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 62. Cho các phát biểu sau:
1. Các thể của chất gồm thể rắn, thể lỏng
2. Vật thể tự nhiên là vật có sẵn trong tự nhiên.
3. Vật thể tự nhiên là biển, mương, kênh, bể nước.
4. Vật thể nhân tạo là vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 63. Cho các phát biểu sau:
1. Đường mía, muối ăn, con dao đều là chất.
2. Ở nhiệt độ thường, trong điều kiện khô ráo, saccharose (đường ăn) ở thể rắn.
3. Mặt trời không phải vật thể tự nhiên.
4. Vi khuẩn là vật không sống.
5. Ngọn núi, đám mây là vật thể tự nhiên.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 64. Cho dãy sau: thủy tinh, cây xanh, cây cầu, nitrogen, nước, calcium carbonate. Số chất và vật thể
trong dãy là
A. 4 chất, 2 vật thể. B. 3 chất, 3 vật thể. C. 2 chất, 4 vật thể. D. 5 chất, 1 vật thể.
Câu 65. Cho các phát biểu sau:
1. Trong quả chanh có nước, citric acid và một số chất khác.
2. Thuốc đầu que diêm được trộn một ít sulfur.
Phần chữ in nghiêng chỉ tên vật thể và chất tương ứng là
A. tên vật thể: chanh, nước, que diêm; chất tạo nên vật thể: citric acid, sulfur.
B. tên vật thể: nước, citric acid, que diêm; chất tạo nên vật thể: chanh, sulfur.
C. tên vật thể: chanh, que diêm; chất tạo nên vật thể: nước, citric acid, sulfur.

75
D. tên vật thể: nước, citric acid, sulfur; chất tạo nên vật thể: chanh, que diêm.
Câu 66. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong chai giấm có nước và acetic acid.
(2) Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo.
(3) Vỏ bao diêm có chứa potassium chlorate để tạo lửa.
(4) Quặng apatit ở Lào Cai có chứa calcium phosphate với hàm lượng cao.
Các từ in nghiêng chỉ vật thể là
A. giấm, thủy tinh, chất dẻo, bao diêm, quặng.
B. acetic acid, chất dẻo, potassium chlorate, calcium phosphate.
C. giấm, cốc, bao diêm, quặng.
D. nước, cốc, bao diêm, calcium phosphate.
Câu 67. Cho các phát biểu sau:
1. Xoong nồi thường được làm bằng hộp kim của iron vì iron là kim loại dẫn nhiệt tốt, giúp quá trình nấu
ăn nhanh hơn.
2. Bát, đĩa thường được làm bằng sứ vì sứ cách nhiệt tốt, khi đựng thức ăn làm cho thức ăn lâu nguội và
người dùng không bị nóng, an toàn.

Số chất được đề cập đến trong các phát biểu trên là


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 68. Cho các phát biểu sau
1. Dây điện cao thế thường sử dụng aluminium (nhôm) vì nhôm nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, cột
điện đỡ bị gãy. Ngoài ra, giá aluminium (nhôm) cũng rẻ hơn so với copper (đồng).
2. Vải may quần áo được làm từ sợi bông (cellulose) hoặc sợi polymer (nhựa). Loại làm bằng sợi bông
có đặc tính thoáng khí, hút ẩm tốt hơn, mặc dễ chịu hơn nên thường đắt hơn vải làm bằng sợi polymer.
Dãy gồm tất cả các chất xuất hiện trong các phát biểu là
A. copper, cellulose, nhựa, polymer. B. aluminium, sợi bông, nhựa.
C. aluminium, copper, sợi bông. D. aluminium, copper, cellulose, polymer.
Câu 69. Cho các phát biểu sau:
(1) Đặc điểm của thể khí là các hạt liên kết chặt chẽ; có hình dạng và thể tích xác định; rất khó bị nén.
(2) Đặc điểm của thể lỏng là các hạt chuyển động tự do; có hình dạng và thể tích không xác định; dễ bị
nén.
(3) Ở nhiệt độ thường (25oC, 1 atm), nước ở trạng thái lỏng.
(4) Đặc điểm của thể rắn là các hạt liên kết chặt chẽ; có hình dạng và thể tích xác định; rất khó bị nén.

76
Các phát biểu sai là
A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 4.
Câu 70. Cho các hiện tượng sau:
(a) Khi mở lọ giấm, một lúc sau chúng ta ngửi thấy “mùi giấm” chua. Nguyên nhân của hiện tượng này
do tính chất của acetic acid.
(b) Khi mở lọ nước hoa, có các phân tử khí thoát ra làm ta có thể ngửi thấy mùi thơm.
(c) Dầu thô đóng thùng được để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
(d) Người ta có thể vận chuyển nước từ nhà máy tới các hộ dân bằng cách bơm nước vào hệ thống ống
ngầm dưới thành phố.
(e) Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm.
Các hiện tượng thể hiện tính chất có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng của chất khí là
A. a, b, c. B. a, b, e. C. b, d, e. D. c, d, e.
Câu 71. Cho các phát biểu sau:
1. Có thể rèn luyện con dao bằng sắt (iron) rất mảnh và sắc do sắt (iron) có thể ở cả thể rắn và lỏng.
2. Cát mịn có thể chảy được qua phần eo rất nhỏ của đồng hồ cát, vì vậy cát là chất lỏng.
Phát biểu đúng, sai là
A. (1) đúng, (2) đúng. B. (1) đúng, (2) sai. C. (1) sai, (2) đúng. D. (1) sai, (2) sai.
Câu 72. Đặc điểm sắp xếp các hạt trong 3 thể của chất được mô tả như hình vẽ

Hình 1 Hình 2 Hình 3


Các thể của chất tương ứng với 3 hình là
A. Hình 1: rắn, hình 2: lỏng, hình 3: khí. B. Hình 1, 2: rắn, hình 3: lỏng.
C. Hình 1: rắn, hình 2, 3: lỏng. D. Hình 1: lỏng, hình 2: rắn, hình 3: khí.
Câu 73. Cho các phát biểu sau:
1. Vật thể được tạo nên từ chất.
2. Kích thước miếng nhôm (aluminium) càng lớn thì khối lượng riêng của aluminium càng lớn.
3. Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó.
4. Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 74. Cho các hiện tượng sau
1. Muối tan dần khi hòa tan vào nước.

77
2. Dầu loang trên mặt biển.
3. Mở lọ nước hoa, một lúc sau thấy có mùi thơm.
4. Có thể đựng dầu ăn trong chai, nước trong bình, mắm trong lọ.
Số hiện tượng thể hiện tính chất lan chảy của chất lỏng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 75. Cho các quá trình sau
1. Đốt que diêm.
2. Nước sôi.
3. Cửa sắt bị gỉ.
4. Quần áo bị phai màu.
5. Nung đá vôi tạo ra vôi sống và khí carbonic.
6. Làm kem trong tủ lạnh.
7. Điện phân nước điều chế khí oxygen và hydrogen.
8. Nhiệt phân potassium chlorate (KClO3) tạo ra khí oxygen.
Số quá trình thể hiện tính chất vật lý là
A. 8. B. 5. C. 6. D. 2.
Câu 76. Cho các tính chất sau: Sự cháy (1), khối lượng riêng (2), nhiệt độ nóng chảy (3), tính tan (4), sự
phân hủy (5), sự biến đổi thành chất khác (6), màu sắc (7), thể rắn – lỏng – khí (8).
Số tính chất đều không thuộc tính chất vật lý là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 77. Cho các hiện tượng sau:
1. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.
2. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.
3. Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi.
4. Muối ăn khô hơn khi đun nóng.
5. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.
Số hiện tượng hóa học là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 78. Một bạn học sinh làm thí nghiệm với đường theo các bước sau:
1. Hoà tan đường vào nước.
2. Cô cạn nước đường thành đường.
3. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
4. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.
Trong các bước trên, số bước không thể hiện tính chất hóa học là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 79. Cho các tính chất sau:
1. Nhôm là kim loại màu trắng bạc, nhẹ nên dùng trong kĩ thuật hàng không.

78
2. Cồn có thành phần chính là ethanol rất dễ cháy.
3. Nước bay hơi ở 100oC và có khả năng hòa tan được nhiều chất.
4. Đồng là kim loại có màu đỏ, dẫn điện tốt nên dùng làm dây dẫn điện.
5. Vàng là kim loại có tính dẻo, dễ kéo dài, dát mỏng
6. Sodium carbonate tác dụng với acid trong dịch vị dạ dày chữa chứng ợ chua.
7. Cồn 70o có tính sát khuẩn.
Quá trình thể hiện tính chất hoá học là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 80. Cho các phát biểu sau:
a) Dầu tan không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
b) Viên phấn có thành phần chính là calcium carbonate ở thể rắn, có màu trắng.
c) Không khí ở thể khí, gồm thành phần chủ yếu là nitrogen và oxygen.
d) Nước luộc bắp cải tím bị chuyển sang màu đỏ khi vắt chanh vào.
e) Khí carbonic được nén vào chai nước ngọt để tạo gas.
Số phát biểu mô tả tính chất vật lý là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 81. Phát biểu đúng là
A. Các chất có thề tồn tại ở ba thể cơ bản khác nhau, đó là rắn, lỏng, khí.
B. Mỗi chất chỉ có một tính chất khi tồn tại ở các thể khác nhau.
C. Mỗi vật thể chỉ do một chất tạo nên. Vật thể có sẵn trong tự nhiên được gọi là vật thể tự nhiên. Vật
thể do con người tạo ra được gọi là vật thể nhân tạo.
D. Vật hữu sinh là vật không có các dấu hiệu của sự sống.
Câu 82. Cho các quá trình sau:
(a) Hòa tan muối vào nước.
(b) Rang muối tới khô.
(c) Điện phân dung dịch để sản xuất sodium hydroxide trong công nghiệp.
(d) Làm gia vị cho thức ăn.
(e) Con tàu bằng thép bị gỉ khi để ngoài không khí thời gian dài.
(g) Mở chai rượu, một lúc sau ta ngửi thấy mùi rượu trong không khí.
Quá trình không thể hiện tính chất hóa học của chất là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 83. Cho các quá trình sau:
(a) Dầu mỏ là một dạng nhiên liệu hóa thạch, dầu được hình thành khi số lượng lớn sinh vật chết, thường
là động vật phù du và tảo được chôn dưới đá trầm tích và chịu nhiệt độ lẫn áp suất cao.
(b) Không khí là hỗn hợp chứa nhiều chất như oxygen, nitrogen, carbonic,…
(c) Iodine có thể hòa tan trong ethyl alcohol tạo dung dịch có tính sát khuẩn.

79
(d) Dây điện cao thế thường sử dụng aluminium vì aluminium dẫn điện tốt và nhẹ, làm giảm áp lực lên
cột điện.
(e) Muối ăn tan khi hòa vào nước.
(g) Hạt đường (đường kính) chuyển thành thể lỏng khi đun nóng.
Quá trình không thể hiện tính chất hóa học của chất là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Câu 84. Cho các phát biểu sau:
1. Mưa rơi là hiện tượng tự nhiên do hơi nước ngưng tụ.
2. Băng tan là hiện tượng tự nhiên do hơi nước đông đặc.
3. Sôi là sự chuyển thể xảy ra tại nhiệt độ xác định.
4. Sự sôi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng hoặc bề mặt chất lỏng.
5. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
6. Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
7. Sự chuyển thể của nước từ lỏng sang rắn gọi là sự ngưng tụ.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 85. Cho các hoạt động sau:
1. Hơ nóng chai nhựa trên ngọn lửa.
2. Hòa tan đường vào nước.
3. Nung đồ gốm trong lò điện.
4. Quần áo được tẩy trắng khi ngâm trong nước tẩy.
5. Tơ nhện được hình thành từ một loại protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi làm tơ, nhện nhả ra
protein đó ra khỏi cơ thể, protein đó sẽ chuyển thành tơ nhện.
6. Nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản
phẩm như nồi, chậu, thau,…
Hiện tượng trong đó có sự nóng chảy là
A. 2, 3. B. 1, 6. C. 2, 5. D. 4, 6.
Câu 86. Cho các hiện tượng sau: “Khi đun nóng một bình chứa nước máy, các bọt khí nhỏ được hình
thành và nổi lên rất nhanh trước khi nước sôi. Tiếp tục để cho nước sôi hoàn toàn, sau đó để nguội. Khi
nước được đun nóng trở lại, các bọt khí nhỏ không xuất hiện nữa”.
1. Bạn Mai giải thích hiện tượng trên như sau: “Khi đun nóng nước thì nước ở dưới đáy bình nhận nhiều
nhiệt nhất rồi mới truyền nhiệt lên trên. Vì vậy nước ở dưới đáy sẽ nhận đủ nhiệt để chuyển thành dạng
hơi trước khi nước ở trên mặt hóa hơi. Nước dạng hơi ở đáy bình sẽ bay lên do nó nhẹ hơn nước dạng
lỏng. Xuất hiện bọt khí (thực chất là nước dạng lỏng hóa hơi).
2. Bạn Lan giải thích hiện tượng trên như sau: “Do trong nước có các chất khí dạng hòa tan như khí
hydrogen, carbon dioxide,… nên khi đun nóng, các khí này thoát ra khỏi chất lỏng tạo hiện tượng bọt
khí”.

80
3. Bạn Hùng giải thích hiện tượng trên như sau: “Do nước trong bình là nước cứng có chứa muối
Mg(HCO3)2 và Ca(HCO3)2. Các muối này bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao (khi đun nóng) tạo thành khí
carbon dioxide (CO2). Khi để nguội đun nước sôi trở lại thì không có bọt khí vì khí CO2 đã thoát ra hết
rồi.
Phát biểu đúng là
A. Mai, Lan giải thích đúng; Hùng giải thích sai.
B. Mai, Hùng giải thích đúng, Lan giải thích sai.
C. Lan giải thích đúng; Mai, Hùng giải thích sai.
D. Hùng giải thích đúng; Mai, Lan giải thích sai.
Câu 87. Cho phát biểu sau: “Rau sống là món ăn ưa thích trong bữa ăn của nhiều gia đình. Trước khi ăn
rau sống, người ta thường ngâm chúng trong dung dịch nước muối ăn (NaCl) trong thời gian từ 10 – 15
phút để sát trùng”.
Bạn Hoa giải thích như sau: “Dung dịch nước muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong tế
bào của vi khuẩn. Cho nên do hiện tượng thẩm thấu thì muối đi vào tế bào làm nồng độ muối trong tế
bào tăng lên đẩy nước từ trong tế bào ngược trở lại trong vi khuẩn làm cho quá trình nước trở lại tế bào
từ vi khuẩn được đầy ra ngoài. Vi khuẩn vì vậy mất nước và bị tiêu diệt.
Bạn Nam giải thích như sau: “Nước muối sinh lí là dung dịch NaCl 0,9%. Nước muối sinh lí được
dùng để súc miệng (ngừa và chữa viêm họng, bệnh răng miệng), rửa vết thương, nhỏ mắt, nhỏ mũi, làm
dịch truyền, …Tuy nhiên nước muối sinh lí tự pha ở gia đình chỉ nên dùng để súc miệng, rửa vết thương
nhẹ chứ không nên nhỏ mắt, thay thế dịch truyền”.
Phát biểu đúng là
A. Hoa giải thích đúng; Nam giải thích sai. B. Hoa và Nam đều giải thích đúng.
C. Hoa và Nam đều giải thích sai. D. Nam giải thích đúng; Hoa giải thích sai.
Câu 88. Cho các phát biểu sau:
(1) Sulfur dioxide là chất khí chủ yếu gây ra hiện tượng mưa acid. Mưa acid gây tổn thất nghiêm trọng
cho các công trình bằng thép, đá vôi. Quá trình tạo mưa acid là do sulfur dioxide sinh ra từ các quá trình
đốt sulfur hoặc khí thải phương tiện giao thông bị oxyd hóa bởi oxygen và nước tạo thành sulfuric acid.
Acid này phá hủy các công trình bằng thép, đá vôi.
(2) Có một mẫu vải chất liệu bằng sợi bông tự nhiên. Nhỏ vào mẫu vải vài giọt dung dịch sulfuric acid
đặc, tại vị trí tiếp xúc với acid vải bị đen rồi thủng. Hiện tượng này là do cellulose trong bông bị cháy
bởi acid tạo thành than (có màu đen). Nếu thay bằng dung dịch chlohydric acid đặc thì cũng có hiện
tượng tương tự.
Phát biểu đúng là
A. Cả (1) và (2) đều đúng. B. Cả (1) và (2) đều sai.
C. (1) đúng, (2) sai. D. (1) sai, (2) đúng.
Câu 89. Cho các phát biểu sau:

81
(1) Bếp biogas được sử dụng rộng rãi trong các hộ chăn nuôi ở Nam Định. Loại bếp này tận dụng quá
trình phân hủy của các chất thải chăn nuôi sinh ra khí (methane) dùng để làm nhiên liệu đốt, qua đó giúp
giảm chi phí năng lượng và bảo vệ môi trường.
(2) Chất béo để lâu trong không khí có mùi ôi vì bị oxyd hóa chậm tạo thành peroxide, sau đó peroxide
phân hủy thành các chất gây mùi khó chịu. Để bảo quản chất béo thì ta cần đậy kín lọ sau khi sử dụng
và không nên tạo khoảng trống trong lọ đựng chất béo.
(3) Một học sinh cho vào một cốc nước một ít muối ăn và cát rồi khuấy đều hỗn hợp. Muối tan và cát
chìm xuống đáy cốc. Sau đó bạn học sinh lọc cát ra khỏi dung dịch rồi đem cô cạn, lại thu được muối
ban đầu.
Phát biểu mô tả hiện tượng hóa học là
A. 3. B. 1, 3. C. 2, 3. D. 1, 2.
Câu 90. Cho các phát biểu sau:
(1) Khi bật lon nước ngọt có hiện tượng sủi bọt khí rất mạnh. Đó là do trong nước ngọt có khí carbon
dioxide (CO2) được nén ở áp suất cao. Khi mở nắp chai thì áp suất không khí bên ngoài thấp hơn nên khí
CO2 thoát ra nhanh chóng.
(2) Khi bếp than đang cháy, nếu đổ nhiều nước vào bếp thì bếp tắt, còn nếu rắc một chút nước vào bếp
thì bếp than bùng cháy lên.
(3) Bóng bay chụp ảnh kỉ yếu thường bơm khí hydrogen. Khi gặp nguồn nhiệt (lửa) khí hydrogen sẽ phát
nổ rất mạnh, thậm chí trong không gian kín như ô tô thì không cần nguồn nhiệt, bóng bay vẫn phát nổ,
do thể tích khoang xe hạn hẹp, nồng độ hydrogen đậm đặc.
(4) Thủy ngân (Mercury) là kim loại tồn tại ở thể lỏng ở nhiệt độ thường và có sự thay đổi nhanh về thể
tích khi nhiệt độ có sự thay đổi, nên thường được dùng làm nhiệt kế.
Số phát biểu mô tả hiện tượng vật lý là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Em hãy kể tên 4 chất ở thể rắn, 4 chất ở thể lỏng, 4 chất ở thể khí (ở điều kiện thường) mà em
biết.
Câu 2. Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; không có; rắn, lỏng, khí; tự nhiên/ thiên nhiên; tính chất;
thể/ trạng thái; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Các chất có thể tổn tại ở ba (1)….. cơ bản khác nhau, đó là (2)…..
b) Mỗi chất có một số (3)..... khác nhau khi tồn tại ở các thể khác nhau.
c) Mọi vật thể đều do (4)..... tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5)..... được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thể do
con người tạo ra được gọi là (6)...
d) Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7)…... mà vật vô sinh (8)…...
e) Chất có các tính chất (9)…... như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt
độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo.

82
f) Muốn xác định tính chất (10)…... ta phải sử dụng các phép đo.
Câu 3. Chất có ở khắp nơi. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất. Em hãy nghiên cứu các vật thể sau và cho
biết chất chính tạo nên các vật thể đó.
STT Vật thể Chất

Tủ quần áo

Lốp xe ô tô

Móc treo

Dây điện

Đồ gia dụng

Cốc

83
7

Bút chì

Câu 4. Hãy gọi tên vật thể, tên chất trong các hình ảnh dưới đây:

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4


Câu 5. Hãy phân biệt những từ in nghiêng chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu
sau:
1. Trong quả chanh có nước, citric acid và một số chất khác.
2. Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo.
3. Thuốc đầu que diêm được trộn một ít sulfur.
4. Quặng apatit ở Lào Cai có chứa calcium phosphate với hàm lượng cao.
5. Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và tungsten.
Câu 6. Mỗi chất có một tính chất nhất định. Em hãy điền trạng thái rắn, lỏng, khí cho các chất sau đây ở
điều kiện thường.
Chất Rắn Lỏng Khí
Nước
Thủy tinh
Carbon dioxide
Giấm
Chất dẻo
Cồn / (rượu ethanol)
Aluminium
Oxygen
Iron
Muối ăn
Dầu ăn (Chất béo)

84
Câu 7. Điền từ vào chỗ trống:
a) Trên trái đất, nước tồn tại ở các thể …. (1) … Nước ở sông, hồ, đại dương, ở thể …(2) … Ở thể này,
nước có khả năng … (3) … nên có thể chảy từ sông vào biển. Ở thể …(4) …, nước không có hình dạng
cố định. Khi nước ở thể …(5) …, nó có... (6) … và …(7) … Do đó khi bị đóng băng, nước sông sẽ không
thể chảy ra biển. Ta có thể đi trên mặt sông đóng băng.
b) Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 232oC. Khi làm nguội thiếc lỏng đến …(8) …, thiếc sẽ đông đặc. Ở
nhiệt độ phòng, thiếc ở thể …(9) …
c) Nhiệt độ sôi của thủy ngân là -39oC. Ở nhiệt độ phòng, thủy ngân ở thể …(10) …
Câu 8. Giải thích các hiện tượng thực tế theo các đặc điểm thể của chất:
a) Tại sao vật liệu dùng xây nhà, làm cầu đường ở thể rắn?
b) Tại sao vận chuyển dầu thô (thể lỏng) từ biển vào đất liền bằng cách đóng thùng?
c) Tại sao bơm được nước qua đường ống dẫn?
d) Tại sao mở lọ nước hoa chúng ta có thể ngửi thấy mùi nước hoa ở các phía khác nhau?
e) Tại sao có thể rèn luyện con dao (bằng sắt) rất mảnh và sắc?
f) Tại sao người thợ có thể tạo ra các đồ thủy tinh có hình thù khác nhau?
g) Tại sao ta có thể đi trên mặt nước bị đóng băng?
Câu 9. Cát mịn có thể chảy được qua phần eo rất nhỏ của đồng hồ cát. Khả năng chảy của cát mịn giống
với nước lỏng.

a) Em hãy cho biết bề mặt cát và bề mặt nước đựng trong cốc có gì khác nhau.
b) Hạt cát có hình dạng riêng không?
c) Cát ở thể rắn hay thể lỏng?
Câu 10. Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lý, tính chất hóa học?
1. Tàu sắt bị gỉ trong không khí ẩm. 2. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.
3. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng. 4. Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi.
5. Muối ăn khô hơn khi đun nóng. 6. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.
7. Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng. 8. Cơm nếp lên men thành rượu.
Câu 11. Hãy chọn cặp tính chất - ứng dụng phù hợp với các chất đã cho trong bảng dưới đây.
Chất Tính chất Ứng dụng

Dây đồng 1. Có thể hoà tan nhiều chất khác a) Dùng làm dung môi

Cao su 2. Cháy được trong oxygen b) Dùng làm dây dẫn điện

85
Nước 3. Dẫn điện tốt c) Dùng làm nguyên liệu sản xuất lốp xe

Cồn (ethanol) 4. Có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao d) Dùng làm nhiên liệu

Câu 12. Các chất dưới đây tồn tại ở thể nào trong điều kiện thường? Hãy liệt kê một số tính chất vật lí
của các chất đó.
a) Đường mía (sucrose). b) Muối ăn (sodium chloride).
c) Sắt (iron). d) Nước.
Câu 13. Giấm ăn (chứa acetic acid) có những tính chất sau: là chất lỏng, không màu, vị chua, hoà tan
được một số chất khác, làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có
hiện tượng sủi bọt khí.
Theo em, trong các tính chất trên, đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của giấm ăn.
Câu 14. Cho biết nhiệt độ nóng chảy của parafin (sáp nến) là 37°C, của sulfur (lưu huỳnh) là 113oC. Nếu
trong phòng thí nghiệm không có nhiệt kế, chỉ có đèn cồn, nước và cốc thuỷ tinh, em hãy trình bày cách
tiến hành thí nghiệm để chứng tỏ parafin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn sulfur.
Câu 15. Hãy giải thích tại sao khi nhiệt độ cơ thể càng cao thì cột thuỷ ngân trong nhiệt kế càng tăng
lên.
Câu 16. Chọn tính chất ở cột (I) sao cho phù hợp với phương pháp xác định ở cột (II). Chỉ nối 1 phương
pháp tương ứng
Bảng 1 Bảng 2
Cột (I) Cột (II) Cột (I). Cột (II).
Tính chất Phương pháp xác định Thí nghiệm Hiện tượng
1. Nhiệt độ nóng chảy a) Làm thí nghiệm 1. Cho muối ăn vào nước a) Chất rắn cháy tạo khí

2. Tính tan b) Dùng nhiệt kế 2. Đốt một mẩu than b) Chất rắn tan
3. Đun một cốc nước đến c) Chất rắn tan có tỏa
3. Tính dẫn điện c) Quan sát
1000C nhiệt
d) Dùng ampe kế d) Chất rắn không tan
4. Cho một mẩu vôi vào
4. Khối lượng riêng e) Nếm e) Chất lỏng bay hơi
nước
f) Đo thể tích f) Chất lỏng đông đặc

Bảng 3
Khái niệm Hiện tượng
1. Hiện tượng hóa học a) Cồn bay hơi.
2. Hiện tượng vật lý b) Sắt cháy trong không khí.

86
3. Tính chất hóa học c) Đốt sulfur tạo ra chất có mùi hắc.
d) Đun sôi nước tự nhiên.
4. Tính chất vật lý e) Ở nhiệt độ cao một số kim loại ở trạng thái lỏng.
f) Sắt bị gỉ trong không khí ẩm.

Câu 17. Ghi đúng (Đ), sai (S) vào cột trống.
Nội dung Đúng/sai

Vật thể được tạo nên từ chất.

Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hoá học của chất.

Kích thước miếng nhôm càng to thì khối lượng riêng của nhôm càng lớn.

Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó.

Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi.

Câu 18. Em hãy mô tả 2 quá trình chuyển đổi từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại mà em hay gặp trong
đời sống.
Câu 19. Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây tương ứng với các quá trình chuyển thể nào của chất (Sự
sôi, sự nóng chảy, sự bay hơi, sự đông đặc, sự ngưng tụ)
1. 5.

2.
6.

87
3. 7.

4. 8.

Câu 20. Các quá trình thực tế dưới đây tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau: Sự
ngưng tụ; Sự đông đặc; Sự bay hơi; Sự nóng chảy; Sự sôi.
Hiện tượng thực tế Khái niệm
1. Tơ nhện được hình thành từ một loại protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi
làm tơ, nhện nhả ra protein đó ra khỏi cơ thể, protein đó sẽ chuyển thành tơ nhện.
2. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước
qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất.
3. Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn,
chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu, thau,...

Câu 21. Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn
An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm
rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước.
a) Theo em, nước đã biến đâu mất?
b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào?
c) Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước?
d) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa?
e) Tại sao lúc đầu khi cho đá vào cốc thì có nước bám bên ngoài cốc?
Câu 22. Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở bên ngoài cốc. Giải
thích tại sao có hiện tượng đó. Hãy giải thích vì sao 1 ml nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm
thể tích khoảng 1300 ml (ở điểu kiện thường).
Câu 23. Khi ta đốt một tờ giấy (cellulose), tờ giấy cháy sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Trường
hợp này có được xem là chất chuyển từ thể rắn sang thể khí không? Giải thích.
88
Câu 24. Hình dưới được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời có lúc lên
trên 50°C.

Hình. Đường nhựa bị chảy ra khi nắng nóng ở Ấn Độ


a) Theo em, hiện tượng nhựa đường như trên có thể gọi là hiện tượng gì?
b) Qua hiện tượng trên, em có kết luận gì vể nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường?
c) Em hãy đề xuất một giải pháp phù hợp nhất để "cứu" mặt đường trong những trường hợp sắp xảy ra
hiện tượng như trên.
Câu 25. Ở Nga (các nước xứ lạnh), về mùa đông thường xuất hiện tuyết rơi. Thuyết đọng trên đường
gây nguy hiểm cho các phương tiện giao đông. Vì điều này, người ta dùng các xe ôtô chuyên dụng rắc
muối lên đường. Em hãy cho biết:
a) Tại sao băng tuyết vào mùa đông.
b) Nước muối có đông đặc tại cùng nhiệt độ với nước hay không?
c) Vì sao lại phải rắc muối lên các tuyến đường?
Câu 26. Úp đĩa lên một cốc nước đường đun sôi một phút nhắc đĩa lên theo bạn, các giọt nước đọng trên
đĩa ngọt như nước đường trong cốc không? Tại sao?
Câu 27. Để tìm hiểu sự nóng chảy của nước đá diễn ra trong bao lâu, bạn Nam đã lấy đá từ tủ lạnh cho
vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá và lập được một đồ thị sau:

a) Lập bảng sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.


89
b) Hiện tượng gì xảy ra từ phút từ 6 đến phút từ 10.
c) Tại sao người ta dung nhiệt độ của nước đá đang tan làm một mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt
độ?
Câu 28. Theo hướng dẫn của giáo viên, bạn Hùng đã tiến hành làm thí nghiệm: Lấy một mẫu nhỏ vôi
tôi (calcium hydroxide) cỡ bằng hạt ngô cho vào cốc thuỷ tinh, cho tiếp vào cốc khoảng 50 ml nước cất
và khuấy đều. Sau đó rót toàn bộ dung dịch trong cốc vào phễu lọc đã đặt trên bình tam giác. Khoảng 15
phút sau, bạn Hùng thu được dung dịch trong suốt trong bình tam giác và còn một lượng vôi tôi trên phễu
lọc. Bạn Hùng lấy dung dịch trong bình tam giác cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 1 ml rồi tiếp
tục thí nghiệm.
Ống nghiệm 1, bạn Hùng đun trên trên ngọn lửa đèn cồn đến vừa cạn. Kết quả là thu được chất rắn màu
trắng chính là vôi tôi.
Ống nghiệm 2, bạn Hùng dùng ống hút và thổi nhẹ vào. Kết quả là dung dịch trong suốt bị đục do
calcium hydroxide tác dụng với khí carbon dioxide sinh ra calcium carbonate (chất rắn, màu trắng).
Ống nghiệm 3, bạn Hùng để vậy trong môi trường không khí. Kết quả là sau một thời gian ống nghiệm
cũng bị đục dần, có lớp váng mỏng màu trắng chính là calcium carbonate nổi trên bề mặt dung dịch.
a) Nêu một số tính chất vật lí của vôi tôi (calcium hydroxide) mà em quan sát được trong thí nghiệm.
b) Calcium hydroxide là chất tan nhiều hay tan ít trong nước?
c) Ống nghiệm nào đã thể hiện tính chất hoá học của calcium hydroxide?
d) Từ kết quả ở ống nghiệm 2 và ống nghiệm 3, em có thể kết luận trong không khí có chứa chất gì?
Câu 29. Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người.
Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là nước nóng, nóng chảy ở
185°C. Khi đun nóng, đường saccharose bị phân huỷ thành carbon và nước.
Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt. Nếu sản xuất
từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau
đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường
bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng.

Hình. Đường saccharose


a) Em hãy chỉ tên vật thể tự nhiên, tên chất ở những từ in đậm trong đoạn văn trên.
b) Nêu các tính chất vật lí, tính chất hoá học của đường saccharose.
c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường. Do đó, công nghệ hiện
đại đã làm trắng đường bằng biện pháp khác. Em hãy tìm hiểu xem đó là biện pháp nào.
90
Câu 30. Bạn Đức tiến hành thí nghiệm: Lấy một vỏ hộp sữa (bằng bìa carton) rồi cho nước vào tới gần
đầy hộp. Sau đó, bạn đun hộp đó trên bếp lửa, hộp carton không cháy mà nước lại sôi.
a) Ở nhiệt độ nào thì nước sẽ sôi?
b) Khi nước sôi em sẽ quan sát thấy hiện tượng gì ở trên hộp sữa chứa nước?
c) Vỏ carton cháy ở nhiệt độ trên hay dưới 100°C?
d) Điều gì xảy ra nếu trong vỏ hộp sữa không chứa nước?
Câu 31. Mô tả hiện tượng của các thí nghiệm sau đây:
Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1 Chuẩn bị 3 cốc thủy tinh sạch. Mỗi cốc rót 100 ml
nước. Sau đó cho thêm các chất sau vào mỗi cốc:
- Cốc 1: Cho 1 thìa đường
- Cốc 2: Cho 1 thìa cát
- Cốc 3: Cho 1 thìa nước cốt chanh

2. Thí nghiệm 2 Chuẩn bị một chảo sạch. Cho 2 thìa đường vào chảo
và đun nóng từ từ. Quan sát sự thay đổi trạng thái
của các hạt đường trong quá trình đun nóng.
3. Thí nghiệm 3 Chuẩn bị một ít vỏ trứng gà hoặc vỏ trứng vịt. Cho
số vỏ trứng vào cốc thủy tinh. Rót từ từ giấm ăn
(acetic acid) vào cốc sao cho ngập số vỏ trứng.
Quan sát hiện tượng.
* Em có thể làm thí nghiệm như trên với nguyên
một quả trứng gà sống.

a) Em hãy đặt tên cho các thí nghiệm trên.


b) Em hãy cho biết các thí nghiệm trên, thí nghiệm nào thể hiện tính chất vật lý, tính chất hóa học.
Câu 32. Các câu sau đây nói về tính chất vật lí của chất. Đúng hay sai?
Đúng Sai
Giấm ăn mòn bề mặt sàn gỗ.
Cao su có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao.
Nước có thể hòa tan nhiều chất khác.
Dây đồng dẫn điện tốt.

Câu 33. Quan sát hình sau và chỉ ra đâu là vật hữu sinh, đâu là vật vô sinh rồi điền từ thích hợp vào chỗ
trống. Từ đó, nều điểm khác nhau cơ bản giữa vật hữu sinh và vật vô sinh.

91
Hạt thóc → Cay mạ non → Cây lúa

Nến bắt đầu cháy → Nến đang cháy → Nến sắp cháy hết
Câu 34. Quan sát những hòn đá ở lòng suối, ngày qua ngày, nước chảy qua người ta thấy đá bị mòn đi.
Vậy theo em, hòn đá có phải là vật hữu sinh hay không ?
Câu 35. Bảng dưới đây ghi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của một số chất được xếp theo thứ tự vần
chữ cái.
Nhiệt độ nóng chảy (oC) Nhiệt độ sôi (oC)
Lead (chì) 327 1613
Nước 0 100
Oxygen -219 -183
Alcohol (rượu) -117 78
Mercury (thủy ngân) -39 357

a) Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất, thấp nhất ?


b) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất, cao nhất ?
c) Ở trong phòng ở nhiệt độ 25oC chất nào trong các chất trên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí ?
Câu 36. Khi đi tiêm chủng tại các cơ sở y tế xã phường, cô y tá thường dùng miếng bông gòn y tế thấm
cồn sát khuẩn thoa lên da tại vị trí tiêm chích, ta thường cảm thấy mát lạnh. Vậy ta có thể rút ra nhận xét
gì về tác động của sự bay hơi đối với môi trường xung quanh? Hãy tìm thêm ví dụ về các tác động này.

92
Câu 37. Trong số các tính chất sau của nước, đâu là tính chất vật lý? Là tính chất hóa học?
a) Nước là chất lỏng duy nhất trên trái đất có thể đồng thời tồn tại ở cả ba dạng rắn, lỏng và khí.
b) Nước cất (nước tinh khiết) sôi ở nhiệt độ 100 oC trong điều kiện áp suất là 1 atm.
c) Nước có tác dụng với vôi sống (CaO) tạo thành vôi tôi (Ca(OH)2 ).
d) Nước tác dụng với điphopho pentaoxygen (P2O5) tạo thành acid photphoric (H3PO4 ).
e) Nước có thể hòa tan được nhiều chất.
Câu 38. Các bạn học sinh tại một trường trung học cơ sở cần tạo khói cho hiệu ứng sân khấu nhân dịp
bế giảng năm học. Cô giáo chủ nhiệm gợi ý các bạn có thể chọn đá khô. Em hãy tìm hiểu đá khô là gì?
Những lợi ích của việc sử dụng đá khô. (Hình đá khô)

Hình. Nước đá khô bên phải


Câu 39. Để làm muối, người ta đưa nước biển vào ruộng muối. Nước biển bay hơi và muối đọng lại trên
ruộng. Em hãy tìm hiểu những người làm muối đã làm thế nào để nhanh thu hoạch được muối. Vì sao?

Hình. Ruộng muối


Câu 40. Thoát hơi nước là quá trình nước được vận chuyển từ rễ đến các lỗ nhỏ bên dưới bề mặt lá. Ở
đây nước được chuyển thành trạng thái hơi và thoát vào khí quyển. Lượng nước bay hơi từ cây trồng
chiếm khoảng 10% lượng nước bay hơi trong khí quyển. Một cây sồi lớn có thể thoát hơi được 151.000
lít nước/năm. Do vậy, thực vật có tác dụng lớn đối với nhiệt độ môi trường.

Hình. Cấu tạo khí khổng


93
a) Vì sao khi quanh nhà có nhiều cây xanh, sông, hồ chúng ta lại cảm thấy dễ chịu, nhất là vào mùa hè?
b) Hãy lấy một túi nilon bọc vào chậu cây nhỏ. Ngày hôm sau quan sát túi nilon em thấy có hiện tượng
gì? Vì sao?
Câu 41. Ở các xứ lạnh, về mùa đông thường xuất hiện tuyết rơi. Tuyết đọng trên đường gây nguy hiểm
cho các phương tiện giao thông, vì vậy, người ta dùng các xe ô tô chuyên dụng để rắc muối lên đường.
Em hãy giải thích vì sao người ta lại làm như vậy ?
- Hãy cho biết, vì sao lại xuất hiện băng tuyết vào mùa đông ?
- Nước muối có đông đặc ở cùng nhiệt độ như nước thường hay không ?
- Vì sao phải sử dụng các xe chuyên dụng để rắc muối trên con đường có tuyết ?
Câu 42. Để nấu mì ống, bạn An đã đặt lên bếp một nồi nước pha muối và đậy vung lại. Sau khoảng 10
phút, An mở vung ra. Nước sôi trong nồi và bên dưới vung có những giọt nước.
- Em giải thích như thế nào về sự hình thành các giọt nước này ?
- Các giọt nước này là nước nguyên chất hay nước muối ?
- Hãy nghiên cứu xem việc đậy vung nồi lại khi đun là gì ?
Câu 43. Cây xương rồng là loài thực vật có khả năng trữ nước
trong cơ thể để tự tồn tại trong điều kiện khô hạn và thiếu dưỡng
chất. Một trong những đặc điểm dễ nhận dạng họ xương rồng là
thân mọng nước, rễ rất dài và đâm sâu, lá tiêu và biến thành gai.
Em có thể quan sát các dạng núm gai đặc biệt của xương rồng và
các chồi mới mọc ra từ các núm gai này. Vì sao điều này lại giúp
làm giảm sự thoát hơi nước ở cây xương rồng ?
Câu 44. Đà Lạt – thành phố nổi tiếng với sương mù và là nơi trồng được nhiều loại hoa quý lạ. Một ngày
ở Đà Lạt thường trải qua 4 mùa, sáng sớm sương mù dày đặc, khí trời se lạnh nhưng đến trưa nắng lên
thì không khí nóng dần lên và trời quang đãng hơn, tầm nhìn tốt hơn. Chiều đến thì nhiệt độ hạ dần, tiết
trời mát mẻ như vào thu và đến tối thì lạnh hơn.
a) Theo em, sương mù ở Đà Lạt thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? .
b) Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan?
c) Có những ngày nhiệt độ hạ thấp, người dân xứ lạnh khi nói chuyện thường thở ra khói. Do đâu có hiện
tượng này?

Hình. Đà Lạt trong sương mù


94
Câu 45. Sau đây là bảng theo dõi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng đang được đun nóng:
Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16

Nhiệt độ (0C) 20 30 40 50 60 70 80 80 80

a) Có hiện tượng gì xảy ra từ phút thứ 12 đến phút thứ 16?


b) Chất lỏng này có phải là nước không? Vì sao?
Câu 46. 3/4 bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương và ở 2 cực của Trái Đất được bằng bao
phủ. Nếu xét tổng thể thì có khoảng 98% nước lỏng trên bề mặt Trái Đất và khoảng 2% nước tồn tại ở
thể rắn. Vì sao có sự chênh lệch lớn giữa nước ở thể lỏng với nước ở thể rắn?
Câu 47. Để tìm mối quan hệ giữa tốc độ bay hơi và diện tích mặt thoáng bạn Như học sinh lớp 6/1 đã
làm thí nghiệm như sau:
- Để làm cùng một lượng nước như nhau, trước tiên bạn Như lấy đầy nước cho vào một ống nghiệm nhỏ
rồi đổ nước này vào một cái đĩa thuỷ tinh dùng trong phòng thí nghiệm. Sau đó, lại lấy đầy nước vào ống
nghiệm trên rồi để ống nghiệm và đĩa có nước vào một nơi không có gió để theo dõi sự bay hơi của nước.
- Ghi ngày, giờ bắt đầu làm thí nghiệm; ngày, giờ nước trong đĩa, trong ống nghiệm bay hơi hết; đo
đường kính trong của miệng ống nghiệm và đường kính mặt đĩa, người ta được bảng sau đây:
Thời gian để nước bay hơi hết
Thời gian bắt đầu thí nghiệm Trong đĩa thuỷ tinh Trong ống nghiệm
(đường kính 12cm) (đường kính 18mm)
7 giờ 30 phút 12 giờ 15 phút 15 giờ 50 phút
04/09/2020 04/09/2020 07/09/2020

Hãy dựa vào thông tin bảng trên, em hãy giúp bạn Như xác định gần đúng mối quan hệ giữa tốc độ bay
hơi và diện tích mặt thoáng.
Câu 48. Úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra. Theo bạn, những giọt
nước đọng trên đĩa có mặn như nước muối cho trong cốc không? Tại sao? Hãy nếm thử để kiểm tra.

Hình. Úp đĩa lên cốc nước muối nóng


Câu 49. Em có thể tiến hành thí nghiệm này tại lớp cùng với các bạn của mình:
Lựa chọn các bình trong hình sau đều đựng cùng một lượng nước. Để cả 3 bình vào trong phòng kín.
Hỏi sau một tuần bình nào còn ít nước nhất, bình nào còn nhiều nước nhất? Vì sao?

95
Hình 1 Hình 2 Hình 3
Câu 50. Để tìm hiểu sự nóng chảy của nước đá diễn ra trong bao lâu, bạn Long đã cho vài viên nước đá
lây từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau
đây:
Thời gian (giờ) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Nhiệt độ (oC) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 16 20

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.


b) Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?
c) Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm một mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt
độ?
Câu 51. Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống,
vật không sống, chất.
a) Trong cơ thể người có tới gần 70% về khối lượng là nước.
b) Quần áo may bằng sợi cotton (90-97% là cellulose) sẽ thoáng mát hơn quần áo may bằng nilon (sợi
tổng hợp).
c) Sự quang hợp của cây xanh tạo ra khí oxygen.
d) Chiếc ô tô được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su, chất dẻo và nhiều chất khác nữa.
e) Muối ăn được sản xuất từ nước biển.
Câu 52. Hãy kể tên một số vật thể chứa một hoặc đồng thời các chất sau: nhôm, cao su, nhựa, sắt.
Câu 53. Nêu ví dụ chứng minh chất khí dễ hòa tan.
Câu 54. Một bình thủy tinh dung tích 20 lít chứa 20 lít khí oxygen. Nếu ta thêm vào bình 2 lít khí oxygen
nữa thì thể tích khí oxygen trong bình lúc này là bao nhiêu. Nhận xét khối lượng của bình sau khi thêm
khí oxygen.
Câu 55. Sự sắp xếp các “hạt” trong chất lỏng được mô phỏng như hình bên dưới. Hãy vẽ lại sự sắp xếp
các “hạt” trong chất rắn và chất khí vào hình a, c. Vì sao chất khí lại dễ nén hơn chất rắn và chất lỏng.

96
Câu 56. Cho ba chất: muối ăn, đường ăn, than bột. hãy so sánh một số tính chất của các chất trên (màu
sắc, tính tan,…).
Câu 57. Hình minh họa chu trình của nước trong tự nhiên. Theo em, có những quá trình chuyển thể nào
của nước diễn ra trong chu trình này.

Hình. Chu trình nước trong tự nhiên


Câu 58. Mỗi trường hợp sau diễn ra quá trình chuyển hóa thể nào.
a) Đun chảy một mẫu nến. b) Sương đọng trên lá cây.
Câu 59. Quan sát hình minh họa hình bên dưới, hãy dự đoán 3 ngày lượng nước ở vật dụng nào còn
nhiều nhất, ở vật dụng nào còn ít nhất. Biết 3 vật dụng chứa cùng một lượng nước, đặt ở cùng một vị trí,
trong cùng một điều kiện môi trường.

Câu 60. Sự bay hơi của nước diễn ra nhanh hơn khi nào.
Câu 61. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các từ in nghiêng ở mỗi câu sau:
a) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.
b) Thước kẻ được làm từ chất dẻo (nhựa).
c) Khí quyển chứa 21% về thể tích khí oxygen, 78% về thể tích khí nitrogen.
d) Trong sữa có nước, đường, protein, vitamin D3 và một số chất khác
Câu 62. Hoàn thiện các câu sau đây bằng cách điền từ, cum từ thích hợp vào chỗ trống.
a. Các vật thể…..(1) như: con hổ, cây cỏ đều được tạo thành từ…….(2) khác nhau.
b. Xung quanh chúng ta có rất nhiều vật thể vô sinh như………(3) và vật thể hữu sinh như……..(4).
c. Ở đâu có…….(5) là ở đó có……..(6).
Câu 63. Quan sát hình bên dưới

97
a. Kể tên 5 vật thể xuất hiện trong hình.
b. Xác định các vật thể đó là vật thể tự nhiên hay nhân tạo.
c. Tìm hiểu và kể tên một (hoặc một vài) chất tạo nên từng vật thể đó.
Câu 64. Cho các nhận định sau:
(1) Đồng có khả năng dẫn điện tốt.
(2) Calcium carbonate bị phân hủy tạo thành calcium oxide.
(3) Ở điều kiện thường, nước là chất lỏng, không màu, không mùi.
(4) Sắt có khả năng tác dụng với oxygen tạo thành iron oxide.
Nhận định nào mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?
Câu 65. Nêu một số tính chất khác nhau giữa:
a. Thủy ngân và nhôm. b. Nước cất và khí oxygen. c. Muối ăn và đường.
Câu 66. Hoàn thành thông tin ở bảng sau bằng cách đánh đâu (X) vào cột thích hợp:
Tính chất Tính chất vật lí Tính chất hóa học
Chanh có vị chua
Cửa sắt dễ bị gỉ sét
Thứ ăn bị ôi thiu
Đường có vị ngọt
Nước ở thể lỏng
Nhiệt độ sôi của nước là 1000C
Muối ăn có màu trắng
Ngọn nến cháy trong không khí

Câu 67. Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng biệt một trong những chất sau: bột sắt, bột than, muối ăn.
Em dựa vào tính chất nào để nhận ra được chất đựng trong lọ? Tính chất đó là tính chất vật lí hay hóa
học?
Câu 68. Người thợ sẽ làm gì để phát hiện lỗ thủng rất nhỏ không thể nhìn thấy ở săm xe đạp. Giải thích
lí do hành động đó?

98
Câu 69. Tại sao khi mở lọ nước hoa trong một phòng kín, sau một khoảng thời gian sẽ ngửi thấy mùi
nước hoa khắp phòng?
Câu 70. Bệ máy thường được đúc bằng gang (có thành phần chính là sắt và carbon,…). Điều này thể
hiện tính chất gì ở thể rắn.
Câu 71. Kể tên 3 chất xung quanh em có thể rắn, lỏng, khí ở nhiệt độ phòng rồi hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm nhận biết Ví dụ vật thể chứa Công dụng của vật thể
Chất Thể
về thể chất đó chứa chất đó
Rắn
Lỏng
Khí

Câu 72. Người ta bơm khí để làm căng quả bóng bay có hình thù khác nhau. Điều này thể hiện tính chất
gì của chất ở thể khí?

Câu 73. Quan sát hình sau

a. Thạch cao được dùng c. Tuabin gió hoạt động


b. Khí được bơm căng
để bó bột, định vị khi nhờ sự chuyển động của d. Đập thủy điện
vào bánh xe
gãy xương không khí
Mỗi ứng dụng trong các hình ảnh liên quan đến đặc điểm nào thuộc 3 thể cơ bản của chất.
Câu 74. Hoàn thiện các câu sau đây bằng cách điền các từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
a. Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự……(1).
b. Sử chuyển thể từ thể……(2) sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.
c. Quá trình hình thành các đám mây là sự………..(3) khi nước chuyển thể……..(4) sang thể……..(5).
d. Quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi ở mọi nhiệt độ được gọi là sự…….(6).

99
e. ……….(7) là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất, xảy ra ở cả bề mặt và trong lòng khối
chất lỏng ở nhiệt độ sôi.
f. Quan sát kĩ một………(8) ta có thể nhận ra một số……..(9) bề ngoài của nó, ví dụ như thể, màu sắc,
mùi.
g. Khả năng tác dụng với chất khác là…….(10) của chất, được xác định bằng các thí nghiệm.
Câu 75. Nêu sự khác nhau giữa sự bay hơi và sự đông đặc của nước.
Câu 76. Lấy hai ví dụ có sự diễn ra sự bay hơi trong đời sống. Hãy cho biết sự bay hơi đó là có ích hay
có hại. Đề xuất để hạn chế (nếu có hại) hoặc làm tăng (nếu có ích) quá trình sự bay hơi đó.
Câu 77. Giải thích sự tạo thành giọt sương đọng trên lá cây vào ban đêm.
Câu 78. Để tạo thành muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay
hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch muối. Tại sao.
Câu 79. Giải thích vì sao khi đun nước, lúc đầu nước lấy nhiệt đề tăng nhiệt độ. Vì sao khi đạt đến
100 0C, mặc dù ta tiếp tục đun, nghĩa là vẫn cung cấp nhiệt, nhưng nhiệt độ của nước không tăng nữa mà
vẫn giữ ở 100 0C cho đến lúc cạn hết.
Câu 80. Báo điện tử VnExpress ngày 31/03/2001 đưa tin, có đoạn sau:
“... Các nhân viên thăm dò địa chất và vận động viên leo núi khi làm việc trên núi cao có thể thấy được
hiện tượng sau: Hơi nước của nồi cơm bay ra mù mịt từ lâu, nhưng bên trong vẫn hoàn toàn là “cơm
sống”. Rốt cuộc do nguyên nhân gì?”. Em hãy giải thích hiện tượng trên.
Câu 81. Giải thích các hiện tượng sau:
a. Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá.
b. Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn.
c. Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan.
c. Khi Mặt Trời mọc, nhiệt độ tăng làm hơi nước bay hơi.
Câu 82. Bạn Mạnh đốt nóng chất lỏng trong bình thủy tinh trong vòng 10 phút. Bạn ấy đã ghi lại kết quả
nhiệt độ sau mỗi phút.
a. Bạn Mạnh cần chú ý an toàn trong thí nghiệm như thế nào.
b. Kết quả thí nghiệm như sau:
Thời gian 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Nhiệt độ 29 35 47 59 70 80 88 96 100 102 103

Có hai điều quan trọng bị thiếu trong kết quả của Mạnh. Em hãy chỉ ra hai điều đó.
c. Vẽ biểu đồ dựa vào bảng kết quả trên.
d. Mạnh đo thể tích của chất lỏng lúc bắt đầu và ở cuối thí nghiệm. Em nghĩ thể tích chất lỏng lúc cuối
thí nghiệm sẽ nhỏ hơn hay nhiều hơn hay bằng với thể tích chất lỏng lúc đầu thí nghiệm? Hãy giải thích.
Câu 83. Tìm hiểu vì sao có có thể sống ngay cả khi mặt nước hồ bị đóng băng.
Câu 84. Thế nào là hiện tượng thăng hoa. Lấy ví dụ một chất có hiện tượng thăng hoa và cho biết ứng
dụng của hiện tượng thăng hoa của chất đó.

100
Câu 85. Quan sát hình dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

Cốc thủy tinh Cây mía Núi đá vôi

Xe đạp Cây cầu Con bò

a) Hãy sắp xếp các vật thể trên vào các nhóm thích hợp trong bảng sau.
Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo Vật không sống Vật sống

b) Kể tên chất có trong các vật thể trên.


Câu 86. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất (chữ in nghiêng) trong các câu sau:
a) Nồi gang thành phần chính là sắt, ngoài ra còn có carbon, silicium, và một số chất khác.
b) Trong cơ thể người có 70% khối lượng là nước.
c) Vỏ bọc bên ngoài dây điện là lớp nhựa dẻo và lớp bên trong được làm bằng đồng hoặc nhôm.
Câu 87. Em hãy tìm hiểu các tính chất của chất trong các câu sau.
a) Đun nóng đường sacharose màu trắng trên bếp đến khi đường chuyển thành màu đen.
b) Cho một thìa muối ăn vào cốc nước rồi hòa tan hoàn toàn.
c) Kim loại nhôm có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và dễ dát mỏng.
d) Đồ vật bằng sắt thay đổi như thế nào khi để lâu trong không khí ẩm.
Hãy chỉ ra đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hóa học trong các câu trên.
Câu 88. Hình là hình ảnh mô phỏng các chất ở thể rắn, lỏng, khí bằng các “hạt” vô cùng nhỏ hãy cho
biết.

101
Chất rắn Chất lỏng Chất khí

a) Sự sắp xếp các “hạt” trong chất rắn, lỏng, khí khác nhau như thế nào.
b) Vì sao không thể nén chất rắn thành hình dạng nhỏ hơn.
c) Tại sao chất lỏng chảy được và có hình dạng của vật chứa nó?
d) Vì sao chất khí nén được? Vì sao chất khí khuếch tán được khi mở nắp bình?
Câu 89. Bằng hiểu biết về các chất trong cuộc sống: không khí, giấm ăn, đồng,… em hãy hoàn thành
bảng theo gợi ý sau.
Chất Thể Hình dạng xác định Khả năng chịu nén Ví dụ vật thể chứa chất
Than chì Rắn Có Rất khó nén Bút chì
Không khí
Giấm ăn
Đồng

Câu 90. Bằng các đồ dùng và vật dụng xung quanh, hãy trình bày thí nghiệm để chứng tỏ rằng:
a) Chất lỏng không có hình dạng xác định nhưng bị giới hạn bởi vật chứa nó và mặt thoáng của nó.
b) Chất lỏng bị bay hơi ngay cả ở nhiệt độ thường.
c) Chất khí chiếm toàn bộ thể tích vật chứa nó.
Câu 91. Các sự vật, hiện tượng dưới dây thể hiện tính chất gì của chất ở thể rắn, lỏng, khí.
a) Vào mùa đông, người dân có thể đi lại được trên mặt hồ Baikal ở Nga.
b) Rót nước vào cốc để uống.
c) Em ngửi thấy các mùi: thức ăn khi xào nấu, nước hoa khi mở nắp,…
Câu 92. Em hãy mô tả các hiện tượng và cho biết quá trình chuyển thể thế nào đã xảy ra
a) Tấm kính khi trời nồm. b) Phơi quần áo.
c) Đun sôi nước. d) Làm đá.
Câu 93. Em hãy quan sát hình và cho biết sự chuyển thể nào của nước đã xảy ra trong tự nhiên.

102
Câu 94. Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau.

a) Chúng ta gọi trạng thái rắn, lỏng, khí của nước là gì.
b) Thế nào là sự nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ.
Câu 95. Trong các phương án sau, hãy cho viết chữ Đ với phương án đúng, chữ S với phương án sai.
STT Đúng Sai
1 Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở nhiều nhiệt độ.
2 Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
3 Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ.
4 Quá trình chất ở thể lỏng chuyển sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.
5 Quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự đông đặc.
6 Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự ngưng tụ.
7 Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

Câu 96. Cho biết sự chuyển thể nào đang diễn ra trong tự nhiên. Vì sao?
a) Sương đọng trên lá. b) Núi lửa phun trào. c) Băng tan. d) Sương mù
Câu 97. Hiện tượng nào dưới dây là sự chuyển thể của chất, hiện tượng nào không phải là sự chuyển thể
của chất. Vì sao?
103
a) Nước hoa đựng trong lọ không đậy nút sẽ cạn dần.
b) Phơi nắng nước biển thu được muối ăn.
c) Đúc đồ uống (nấu chảy đồng, đổ vào khuôn rồi để nguội).
d) Sắt bị nung đỏ rồi rèn bị rèn thành dao, kéo.
Câu 98. Quan sát hình và giải thích các việc làm dưới đây.

Thả bèo hoa dâu Phạt bớt lá khi trồng chuối Dùng nước để rã đông thịt

104
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1B 2B 3A 4B 5C 6C 7D 8B 9C 10D
11C 12C 13D 14D 15C 16A 17C 18B 19D 20C
21C 22D 23B 24C 25D 26B 27A 28A 29C 30C
31D 32A 33B 34D 35C 36D 37C 38D 39C 40C
41B 42C 43A 44C 45C 46C 47C 48A 49B 50A
51C 52D 53C 54A 55C 56B 57B 58A 59D 60C
61C 62B 63B 64A 65C 66C 67B 68D 69A 70B
71B 72A 73B 74A 75D 76B 77D 78B 79C 80A
81A 82A 83C 84D 85B 86B 87A 88C 89D 90C

Hướng dẫn giải trắc nghiệm


Câu 61. Phát biểu đúng là
(a) Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
(d) Vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển,
sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
(e) Vật sống là vật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.
Câu 62. Phát biểu đúng là
2. Vật thể tự nhiên là vật có sẵn trong tự nhiên.
4. Vật thể nhân tạo là vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
Câu 63. Số nhận định đúng là
2. Ở nhiệt độ thường, trong điều kiện khô ráo, saccharose (đường ăn) ở thể rắn.
5. Ngọn núi, đám mây là vật thể tự nhiên.
Câu 64.
Các chất là: thủy tinh, nitrogen, nước, calcium carbonate.
Vật thể trong dãy là: cây xanh, cây cầu.
Câu 65.
1. Trong quả chanh có nước, citric acid và một số chất khác.
2. Thuốc đầu que diêm được trộn một ít sulfur.
Phần chữ in nghiêng chỉ tên vật thể và chất tương ứng là tên vật thể: chanh, que diêm; chất tạo nên vật
thể: nước, citric acid, sulfur.
Câu 66.
1. Trong chai giấm có nước và acetic acid.
2. Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo.
3. Vỏ bao diêm có chứa potassium chlorate để tạo lửa.
4. Quặng apatit ở Lào Cai có chứa calcium phosphate với hàm lượng cao.
105
Các từ in nghiêng chỉ vật thể là giấm, cốc, bao diêm, quặng.
Câu 77. Số chất được đề cập đến trong các phát biểu trên là 2: iron và sứ.
Câu 68.
1. Dây điện cao thế thường sử dụng aluminium vì aluminium nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, cột
điện đỡ bị gãy. Ngoài ra, giá aluminium cũng rẻ hơn so với copper.
2. Vải may quẩn áo được làm từ sợi bông (cellulose) hoặc sợi polymer (nhựa). Loại làm bằng sợi bông
có đặc tính thoáng khí, hút ẩm tốt hơn, mặc dễ chịu hơn nên thường đắt hơn vải làm bằng sợi polymer.
Dãy gồm tất cả các chất xuất hiện trong các phát biểu là: aluminium, copper, cellulose, polymer
Câu 69. Các phát biểu sai là
(1) Đặc điểm của thể khí là các hạt liên kết chặt chẽ; có hình dạng và thể tích xác định; rất khó bị nén.
(2) Đặc điểm của thể lỏng là các hạt chuyển động tự do; có hình dạng và thể tích không xác định; dễ
bị nén.
Câu 70. Các hiện tượng thể hiện tính chất có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng của chất khí
(a) Khi mở lọ giấm, một lúc sau chúng ta ngửi thấy “mùi giấm” chua. Nguyên nhân của hiện tượng
này do tính chất của acetic acid.
(b) Khi mở lọ nước hoa, có các phân tử khí thoát ra làm ta có thể ngửi thấy mùi thơm.
(e) Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm.
Câu 71.
1. Có thể rèn luyện con dao (bằng iron) rất mảnh và sắc do iron có thể ở cả thể rắn và lỏng. → Đúng
2. Cát mịn có thể chảy được qua phần eo rất nhỏ của đồng hồ cát, vì vậy cát là chất lỏng. → Sai
Câu 72. Các thể của chất tương ứng với 3 hình là Hình 1: rắn, hình 2: lỏng, hình 3: khí.
Câu 73. Số phát biểu đúng là
1. Vật thể được tạo nên từ chất.
4. Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi.
Câu 74. Số hiện tượng thể hiện tính chất lan chảy của chất lỏng là
2. Dầu loang trên mặt biển.
Câu 75. Số quá trình thể hiện tính chất vật lý là
2. Nước sôi.
6. Làm kem trong tủ lạnh.
Câu 76. Số tính chất đều không thuộc tính chất vật lý là: Sự cháy (1), sự phân hủy (5), sự biến đổi thành
chất khác (6).
Câu 77. Số hiện tượng hóa học là
1. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.
5. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.
Câu 78. Số bước không thể hiện tính chất hóa học là
1. Hoà tan đường vào nước.
2. Cô cạn nước đường thành đường.

106
4. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.
Câu 79. Quá trình thể hiện tính chất hoá học là
2. Cồn có thành phần chính là ethanol rất dễ cháy.
6. Sodium carbonate tác dụng với axit trong dịch vị dạ dày chữa chứng ợ chua.
Câu 80. Số phát biểu mô tả tính chất vật lý là
a) Dầu tan không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
b) Viên phấn có thành phần chính là calcium carbonate ở thể rắn, có màu trắng.
c) Không khí ở thể khí, gồm thành phần chủ yếu là nitrogen và oxygen.
Câu 81.
A. Các chất có thề tồn tại ở ba thể cơ bản khác nhau, đó là rắn, lỏng, khí.
B → Sai. “chỉ có một tính chất”
C → Sai. “chỉ do một chất tạo nên”
D → Sai. Vật hữu sinh là vật “không có các dấu hiệu của sự sống”.
Câu 82. Quá trình không thể hiện tính chất hóa học của chất là
(a) Hòa tan muối vào nước.
(b) Rang muối tới khô.
(d) Làm gia vị cho thức ăn.
(g) mở chai rượu, một lúc sau ta ngửi thấy mùi rượu trong không khí.
Câu 83. Quá trình không thể hiện tính chất hóa học của chất là
(b) Không khí là hỗn hợp chứa nhiều chất như oxygen, nitrogen, carbonic,…
(c) Iodine có thể hòa tan trong ethyl alcohol tạo dung dịch có tính sát khuẩn.
(d) Dây điện cao thế thường sử dụng aluminium vì aluminium dẫn điện tốt và nhẹ, làm giảm áp lực lên
cột điện.
(e) Muối ăn tan khi hòa vào nước.
(g) Hạt đường (đường kính) chuyển thành thể lỏng khi đun nóng.
Câu 84. Số phát biểu đúng là
3. Sôi là sự chuyển thể xảy ra tại nhiệt độ xác định.
4. Sự sôi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng hoặc bề mặt chất lỏng.
6. Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
Câu 85. Hiện tượng trong đó có sự nóng chảy là
1. Hơ nóng chai nhựa trên ngọn lửa.
6. Nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản
phẩm như nồi, chậu, thau,…
Câu 86. Cho các hiện tượng sau: “Khi đun nóng một bình chứa nước máy, các bọt khí nhỏ được hình
thành và nổi lên rất nhanh trước khi nước sôi. Tiếp tục để cho nước sôi hoàn toàn, sau đó để nguội. Khi
nước được đun nóng trở lại, các bọt khí nhỏ không xuất hiện nữa”.
Mai, Hùng giải thích đúng, Lan giải thích sai.

107
Câu 87. Cho phát biểu sau: “Rau sống là món ăn ưa thích trong bữa ăn của nhiều gia đình. Trước khi ăn
rau sống, người ta thường ngâm chúng trong dung dịch nước muối ăn (NaCl) trong thời gian từ 10 – 15
phút để sát trùng”.
Phát biểu đúng là: Hoa giải thích đúng; Nam giải thích sai.
Câu 88.
(1) Đúng.
(2) Sai vì “Nếu thay bằng dung dịch chlohydric acid đặc thì cũng có hiện tượng tương tự”.
Câu 89. Phát biểu mô tả hiện tượng hóa học là
(1) Bếp biogas được sử dụng rộng rãi trong các hộ chăn nuôi ở Nam Định. Loại bếp này tận dụng quá
trình phân hủy của các chất thải chăn nuôi sinh ra khí (methane) dùng để làm nhiên liệu đốt, qua đó giúp
giảm chi phí năng lượng và bảo vệ môi trường.
(2) Chất béo để lâu trong không khí có mùi ôi vì bị oxyd hóa chậm tạo thành peroxide, sau đó peroxide
phân hủy thành các chất gây mùi khó chịu. Để bảo quản chất béo thì ta cần đậy kín lọ sau khi sử dụng
và không nên tạo khoảng trống trong lọ đựng chất béo.
Hiện tượng (3) là hiện tượng vật lí.
Câu 90. Số phát biểu mô tả hiện tượng vật lý là
(1) Khi bật lon nước ngọt có hiện tượng sủi bọt khí rất mạnh. Đó là do trong nước ngọt có khí carbon
dioxide (CO2) được nén ở áp suất cao. Khi mở nắp chai thì áp suất không khí bên ngoài thấp hơn nên khí
CO2 thoát ra nhanh chóng.
(4) Thủy ngân (Mercury) là kim loại tồn tại ở thể lỏng ở nhiệt độ thường và có sự thay đổi nhanh về
thể tích khi nhiệt độ có sự thay đổi, nên thường được dùng làm nhiệt kế.
Hiện tượng (2), (3) là hiện tượng hóa học.

B. TỰ LUẬN
Câu 1.
4 chất ở thể rắn như: Muối ăn, đường, nhôm, đá vôi;
4 chất ở thể lỏng như: cồn, nước, dầu ăn, xăng;
4 chất ở thể khí như: khí oxygen, khí nitrogen, khí carbon dioxide, hơi nước.
Câu 2.
a) Các chất có thề tổn tại ở ba (1) thể/ trạng thái cơ bản khác nhau, đó là (2) rắn, lỏng, khí.
b) Mỗi chất có một số (3) tính chất khác nhau khi tổn tại ở các thề khác nhau.
c) Mọi vật thể đểu do (4) chất tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5) tự nhiên/ thiên nhiên được gọi là vật thể
tự nhiên; Vật thể do con người tạo ra được gọi là (6) vật thể nhân tạo.
d) Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7) sự sống mà vật vô sinh (8) không có.
e) Chất có các tính chất (9) vật lí như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi,
nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo.
f) Muốn xác định tính chất (10) vật lí ta phải sử dụng các phép đo.

108
Câu 3.
STT Vật thể Chất
1 Tủ quần áo Cellulose
2 Lốp xe ô tô Cao su
3 Móc treo Nhôm (Alluminium)
4 Dây điện Đồng (Copper) và chất dẻo
5 Đồ gia dụng Chất dẻo
6 Cốc Thủy tinh
7 Bút chì Carbon (than chì) và cellulose

Câu 4.
Hình 1: Vật thể là cái vỏ bút bi, chất là nhựa. Hình 2: Vật thể là cái cốc, chất là thuỷ tinh.
Hình 3: Vật thể là cái lưỡi dao, chất là sắt. Hình 4: Vật thể là cái lốp xe, chất là cao su.
Câu 5.
Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo Chất
Chanh Nước, citric acid
Cốc Thủy tinh, chất dẻo
Que diêm sulfur
Quặng Calcium phosphate
Bóng đèn điện Thủy tinh, đồng, tungsten

Câu 6.
Chất Rắn Lỏng Khí
Nước x
Thủy tinh x
Carbon dioxide x
Giấm x
Chất dẻo x
Cồn (Rượu ethanol) x
Aluminium x
Oxygen x
Iron x
Muối ăn x
Dầu ăn (Chất béo) x

Câu 7.

109
a) (1) lỏng; (2) lỏng; (3) chảy tràn trên bề mặt; (4) khí; (5) rắn; (6) hình dạng cố định; (7) không chảy
lan;
b) (8) 232oC; (9) rắn;
c) (10) lỏng.
Câu 8.
a) Vật liệu xây nhà ở thể rắn vì đặc điểm của thể rắn là có hình dạng cố định và không bị nén.
b) Dầu thô đóng thùng do đặc điểm của thể lỏng là không có hình dạng xác định.
c) Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống thể hiện tính chất chảy và lan
truyền được của chất ở thể lỏng.
d) Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện khả năng lan toả
trong không gian theo mọi hướng của chất ở thể khí.
e) Do chất sắt có thể ở cả thể rắn và lỏng.
f) Do chất thủy tinh có thể ở cả thể rắn và lỏng.
g) Vì nước đóng băng ở thể rắn có hình dạng cố định và không bị nén.
Câu 9.
a) Bề mặt nước ngang song song với bề mặt để đồng hồ. Còn bề mặt cát không cố định.
b) Hạt cát ở thể rắn, có hình dạng riêng, cố định.
c) Cát ở thể rắn.
Câu 10.
Tính chất hóa học: 1, 2, 6, 8.
Tính chất vật lý: 3, 4, 5, 7.
Câu 11.
Dây đồng: Tính chất 3, ứng dụng b.
Cao su: Tính chất 4, ứng dụng c.
Nước: Tính chất 1, ứng dụng a.
Cồn: Tính chất 2, ứng dụng d.
Câu 12.
a) Đường mía (sucrose/ saccharose): Ở điều kiện thường nó tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không
màu), vị ngọt, tan trong nước.
b) Muối ăn (sodium chloride): Ở điều kiện thường nó tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu),
vị mặn, tan nhiều trong nước.
c) Sắt (iron): Ở điều kiện thường nó tồn tại ở thể rắn, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
d) Nước: Ở điều kiện thường nó tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), là chất không màu, không mùi, không
vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.
Câu 13.
Tính chất vật lí: chất lỏng, không màu, vị chua, hoà tan được một số chất khác.

110
Tính chất hoá học: làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có
hiện tượng sủi bọt khí.
Câu 14. Đun cho nước chuẩn bị sôi rồi chia ra 2 cốc thuỷ tinh. Cho parafin vào cốc 1, sulfur vào cốc 2.
Quan sát sẽ thấy parafin chảy ra dạng lỏng, còn sulfur vẫn nguyên thể rắn. Như vậy, parafin nóng chảy
dưới 100°C còn sulfur trên 100°C. Điều đó chứng tỏ parafin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn sulfur.
Câu 15. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao thì khoảng cách giữa các hạt của chất thuỷ ngân tăng lên làm thể
tích tăng lên. Chính vì vậy, chiều cao của cột thuỷ ngân trong nhiệt kế cũng tăng lên.
Câu 16.
Bảng 1. 1b, 2a, 3d, 4f.
Bảng 2. 1b, 2a, 3e, 4c.
Bảng 3. 1f, 2a, 3c, 4e.
Câu 17.
Nội dung
Vật thể được tạo nên từ chất. Đ
Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hoá học của chất. Đ
Kích thước miếng nhôm càng to thì khối lượng riêng của nhôm càng lớn. S
Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó. S
Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi. Đ

Câu 18.
Sự chuyển thể của mỡ lợn: Khi đun nóng, mỡ lợn chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng; khi để nguội và
gặp lạnh, mỡ lợn lại chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Sự chuỵển thể của nến: Khi đốt nóng, nến chuyển dẩn từ thể rắn sang thể lỏng; khi để nguội nến lại
chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Câu 19.
1. Sự nóng chảy 2. Sự bay hơi 3. Sự ngưng tụ 4. Sự đông đặc
5. Sự bay hơi 6. Sự sôi 7. Sự nóng chảy 8. Sự đông đặc
Câu 20. Các quá trình tương ứng với các khái niệm:
1. Sự đông đặc.
2. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
3. Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Câu 21.
a) Nước đã bốc hơi mất nên không còn trên đĩa nữa.
b) Nước tồn tại ở 3 thể khác nhau: Thể rắn (viên nước đá), thể lỏng (nước trong đĩa), thể khí (hơi nước).
c) Sơ đồ:

111
Ngưng tụ Đông đặc
Hơi nước Nước lỏng Nước đá
Bay hơi Nóng chảy

d) Nước loang đều trên mặt đĩa vì các hạt liên kết lỏng lẻo nên nó trượt đều ra.
e) Có nước bám bên ngoài cốc là do đá lạnh nên môi trường xung quanh cốc lạnh hơn làm hơi nước trong
không khí ngưng tụ thành nước lỏng mà ta nhìn thấy.
Câu 22.
Có nước bám bên ngoài cốc là do đá lạnh nên môi trường xung quanh cốc lạnh hơn làm hơi nước trong
không khí ngưng tụ thành nước lỏng mà ta nhìn thấy.
Ở thể hơi (khí), các hạt cấu tạo nên chất chuyển động tự do, khoảng cách giữa các hạt rất xa nhau làm
thể tích hơi nước tăng lên rất nhiều so với thể lỏng.
Câu 23. Trường hợp này chất cellulose thể rắn bị đốt cháy chuyển thành chất khác tồn tại ở thể khí. Đây
là hai thể của hai chất khác nhau nên không phải là sự chuyển thể của chất.
Câu 24.
a) Hiện tượng nhựa đường chảy ra do nhiệt độ cao gọi là sự nóng chảy.
b) Nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường khá thấp, chỉ khoảng 500C.
c) Giải pháp phù hợp nhất có thể là tưới nước để giảm nhiệt độ mặt đường, tránh sự nóng chảy của nhựa
đường.
Câu 25.
a) Vào mùa đông, các nước xứ lạnh thường có nhiệt độ hạ dưới 0oC nên nước trong không khí sẽ ngưng
tụ tạo thành băng.
b) Nước muối có nhiệt độ đông đặc thấp hơn nước.
c) Vì khi rắc muối vào tuyết làm cho nhiệt độ đông đặc giảm xuống nên nước muối không thể đông đặc,
do đó làm băng tuyết tan ra.
Câu 26. Những giọt nước đọng trên mặt đĩa không ngọt như nước đường trong cốc. Do nước đọng lại
chỉ là nước nguyên chất còn đường vẫn còn trong nước ở cốc.
Câu 27.
a) Bảng sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian
Thời gian (giờ) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Nhiệt độ (0C) –6 –3 –1 0 0 0 2 9 14 16 20

b) Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 thì nước đá bắt đầu nóng chảy.
c) Vì khi nước đá đang tan nhiệt độ không đổi.
Câu 28.
a) Calcium hydroxide là chất rắn, màu trắng, có thể hoà tan trong nước.
b) Calcium hydroxide là chất tan ít trong nước vì đang còn một phấn lớn không tan trên phễu lọc.
c) Ở ống nghiệm 2 và ống nghiệm 3 có xảy ra quá trình thể hiện tính chất hoá học vì có chất mới sinh ra.
112
d) Kết quả thí nghiệm ở ống 2 và ống 3 đểu sinh ra calcium carbonate chứng tỏ trong không khí có chứa
carbon dioxide.
Câu 29.
a) Tên chất: sucrose, nước, sulfur dioxide;
Tên vật thể: con người, cây mía, cây thốt nốt, củ cải đường.
b) Tính chất vật lí: chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, nóng chảy ở 1850C.
Tính chất hoá học: Khi đun nóng chuyển thành than và hơi nước.
c) Ngày nay, người ta không tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide mà thường dùng than hoạt tính để
làm trắng đường vì nó đảm bảo an toàn cho sức khoẻ con người và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Câu 30.
a) Nước sôi ở 100°C.
b) Có hơi nước bay lên.
c) Vỏ carton cháy ở nhiệt độ trên 100°C vì ở 100°C nó vẫn bình thường.
d) Nếu trong hộp carton không chứa nước thì nó sẽ bị cháy vì nhiệt độ sẽ lên cao, đủ nhiệt độ cháy.
Câu 31.
a)
Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng thí nghiệm
- Cốc 1: Đường tan hoàn toàn trong nước
Chuẩn bị 3 cốc thủy tinh sạch. Mỗi
tạo chất lỏng trong suốt, không màu
cốc rót 100 ml nước. Sau đó cho
1. Thí nghiệm về - Cốc 2: Cát không tan trong nước, lắng
thêm các chất sau vào mỗi cốc:
sự hòa tan của xuống đáy cốc
- Cốc 1: Cho 1 thìa đường
các chất - Cốc 3: Nước cốt chanh tan trong nước tạo
- Cốc 2: Cho 1 thìa cát
dung dịch trong suốt, không màu, có vị
- Cốc 3: Cho 1 thìa nước cốt chanh
chua.
Chuẩn bị một chảo sạch. Cho 2 thìa
Hạt đường từ thể rắn chuyển sang thể lỏng
2. Thí nghiệm về đường vào chảo và đun nóng từ từ.
không màu, sau đó chuyển dần sang chất
sự biến đổi trạng Quan sát sự thay đổi trạng thái của
lỏng màu vàng, vàng nâu, nâu sậm,… Cuối
thái của chất các hạt đường trong quá trình đun
cùng chuyển sang màu đen.
nóng.
Chuẩn bị một ít vỏ trứng gà hoặc vỏ
trứng vịt. Cho số vỏ trứng vào cốc
thủy tinh. Rót từ từ giấm ăn (acetic
3. Thí nghiệm về Có hiện tượng sủi bọt khí thoát ra trên bề
acid) vào cốc sao cho ngập số vỏ
biến đổi hóa học mặt vỏ trứng.
trứng. Quan sát hiện tượng.
* Em có thể làm thí nghiệm như trên
với nguyên một quả trứng gà sống.

113
b)
- Hiện tượng vật lý: Thí nghiệm 1 và giai đoạn đầu của thí nghiệm 2.
- Hiện tượng hóa học: Thí nghiệm 3 và giai đoạn đường hóa đen của thí nghiệm 2.
Câu 32.
Đúng Sai
Giấm ăn mòn bề mặt sàn gỗ. X
Cao su có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao. X
Nước có thể hòa tan nhiều chất khác. X
Dây đồng dẫn điện tốt. X

Câu 33.
Hạt lúa, cây mạ, cây lúa là vật hữu sinh. Cây nến là vật vô sinh.
Do quá trình trao đổi chất ở hạt lúa làm cho nó có sự phát triển (tạo thành cây lúa) còn cây nến chỉ có
sự trao đổi chất với môi trường giúp nó toả nhiệt và phát sáng, khi hết sáp, bấc (tim của nến) cháy hết thì
nến tự động tắt.
Câu 34. Hòn đá không phải vật hữu sinh, việc nó bị mài mòn là do dòng nước chảy làm bào mòn nó và
nó không có sự trao đổi chất gây nên sự phát triển.
Câu 35.
a) Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất là lead, thấp nhất là oxygen.
b) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là lead, thấp nhất là oxygen.
c) Ở trong phòng có nhiệt độ 25°C thì chất ở thể rắn là lead; thể lỏng là nước, ancol và mercury; thể khí
là oxygen.
Câu 36. Khi sự bay hơi diễn ra thường đem theo một lượng nhiệt nhỏ từ vật thể ra môi trường bên ngoài
làm vật đó mát hơn. Ví dụ minh hoạ khác: Giơ hai ngón tay thành hình chữ V. Nhúng một ngón tay vào
nước, để một ngón khô. Khi thổi vào hai ngón tay ta sẽ có cảm giác hai ngón tay không mát như nhau.
Câu 37.
- Tính chất vật lí: a), b), d);
- Tính chất hóa học: c), e).
Câu 38. Đá khô là một dạng rắn của Carbon dioxygende (CO2), người Việt Nam gọi nó bằng nhiều cái
tên khác nhau như đá khí, đá khói, băng khô, nước đá khô, ... Đá khô sẽ không nóng chảy ở áp suất
thường mà thăng hoa trực tiếp thành dạng khí ở -78,5 °C.
Đá khô được sử dụng như một chất làm mát, dùng bảo quản thực phẩm hay tạo khói trong các buổi
tiệc. Đá khô được sử dụng trong quạt điều hòa, quạt phun sương,... để làm mát không khí, giúp quạt tạo
ra làn không khí mát lạnh hơn nhiều so với bình thường.
Câu 39. Những người làm muối đã để nước biển bay hơi hết nước dưới ánh nắng Mặt Trời và có gió thổi
nên có thể nhanh thu hoạch được muối.
Câu 40.
114
a) Vì có sự thoát hơi nước từ lá cây hay sự bay hơi nước từ sông, hồ làm nhiệt độ bên ngoài giảm đi nên
chúng ta lại cảm thấy dễ chịu.
b) Ngày hôm sau quan sát túi nilon em thấy có vài giọt hơi nước ngưng tụ lại trong túi nilon.
Câu 41.
- Vì vào mùa đông, ở các nước xứ lạnh nhiệt độ thường xuống thấp hơn 0 °C nên nước và hơi nước trong
không khí sẽ bị ngưng tụ, đóng băng tạo thành băng tuyết.
- Nước muối có nhiệt độ đông đặc nhỏ hơn nước thường.
- Khi rắc muối trên các con đường có tuyết thì do nhiệt độ đông đặc của muối giảm xuống nên nước
muối không thể đông đặc được, do đó, làm tan băng tuyết trên đường.
Câu 42.
- Khi An đun nước đến lúc sôi thì nước sẽ bay hơi. Do An đậy vung nên hơi nước bay lên sẽ ngưng tụ ở
dưới vung tạo thành các giọt nước.
- Các giọt nước này là nước nguyên chất.
- Lợi ích của việc đậy vung nồi khi đun và sẽ hạn chế sự bay hơi, đồng nghĩa với việc hạn chế hao hụt
thể tích.
Câu 43. Vì những đặc tính như là tiêu và biến thành gai của cây xương rồng sẽ làm giảm diện tích tiếp
xúc của lá với môi trường cũng như giảm diện tích thoát hơi nước của lá, do đó, giảm sự thoát hơi nước.
Câu 44.
a) Sương mù ở Đà Lạt thường có vào mùa lạnh.
b) Khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan vì nhiệt độ tăng làm sương mù bay hơi hết.
c) Do sự ngưng tụ hơi nước có trong hơi thở cơ thể người.
Câu 45.
a) Từ phút thứ 12 đến phút thứ 16 diễn ra sự sôi của chất lỏng.
b) Chất lỏng này không phải là nước. Vì nhiệt độ sôi của nước là 100°C chứ không phải 80°C.
Câu 46. Vì nhiệt độ ở phần lớn bề mặt Trái Đất hơn nhiệt độ đông đặc của nước. Mặt khác, khi nhiệt độ
hạ thấp xuống dưới nhiệt độ đông đặc thì cũng chỉ có lớp nước ở trên động đặc còn ở dưới nước vẫn ở
thể lỏng.
Câu 47. Mối quan hệ giữa tốc độ bay hơi và diện tích mặt thoáng: diện tích mặt thoáng càng lớn thì tốc
độ bay hơi càng nhanh và ngược lại.
Câu 48. Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc vì chỉ có hơi nước
bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước, muối vẫn còn lại trong cốc.
Câu 49. Sau một tuần bình số (2) còn ít nước nhất, bình số (3) còn nhiều nước nhất. Dụng cụ có diện
tích bề mặt càng lớn thì nước bay hơi càng nhiều nên lượng nước còn lại sẽ ít nhất và dụng cụ có diện
tích bề mặt càng nhỏ thì lượng nước bay hơi ít nên lượng nước còn lại sẽ nhiều nhất.
Câu 50.
a) Học sinh tự vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b) Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nước đá bắt đầu nóng chảy.

115
c) Vì khi nước đá đang tan nhiệt độ của nó không đổi.
Câu 51.
- Vật thể tự nhiên: cơ thể người, cây xanh, nước biển.
- Vật thể nhân tạo: quần áo, ô tô.
- Vật sống: cơ thể người, cây xanh.
- Vật không sống: quần áo, ô tô, nước biển.
- Chất: nước, cellulose, nilon, oxygen, sắt, nhôm, cao su, chất dẻo, muối ăn.
Câu 52. Vật thể chứa
- Nhôm: ấm nhôm, nồi nhôm,…
- Cao su: găng tay cao su…..
- Nhựa: hộp nhựa, ghế nhựa,….
- Sắt: khung xe đạp,…..
- Đồng thời nhôm, cao su, nhựa, sắt: máy bay, xe ô tô,…..
Câu 53. Ví dụ: mở lọ nước hoa, mùi hương lan tỏa cả phòng.
Câu 54.
Thể tích khí oxygen trong bình không đổi là 20 lít.
Khối lượng bình sau khi thêm khí oxygen sẽ tăng lên.
Câu 55. Vì các “hạt” trong chất khí ở cách xa nhau, giữa chúng có nhiều khoảng trống hơn so với chất
rắn và chất lỏng.
Câu 56. Một số tính chất
- Muối ăn: chất rắn, màu trắng, không màu, mùi, tan trong nước, không cháy được.
- Đường ăn: chất rắn, màu trắng, không mùi, tan tỏng nước, cháy được.
- Than bột: chất rắn, màu đen, không mùi, không tan trong nước, cháy được.
Câu 57. Các quá trình chuyển thể chu trình nước:
- Nước ở ao, hồ, sông suối,….bay hơi.
- Hơi nước ngưng tụ thành mây.
- Nước đóng băng (đông đặc) thành băng tuyết.
- Băng tuyết tan chảy (nóng chảy) thành nước.
Câu 58. a) Quá trình nóng chảy. b) Quá trình ngưng tụ.
Câu 59.
- Nước còn nhiều nhất là hình a.
- Nước còn ít nhất là hình b.
Câu 60. Sự bay hơi của nước diễn ra nhanh hơn khi nhiệt độ càng cao, gió càng mạnh và diện tích mặt
thoáng của nước càng lớn.
Câu 61.
- Các vật thể là: bút chì, thước kẻ, khí quyển, sữa.
- Các chất là: than chì, chất dẻo (nhựa), khí oxygen, khí nitrogen, nước, đường, protein, vitamin D3.

116
Câu 62.
(1) tự nhiên (2) chất (3) hòn đá, bút chì,…
(4) con hổ, cây cỏ,… (5) vật thể (6) chất
Câu 63.
Vật thể Phân loại Một/một vài chất tạo nên vật thể
Bàn Vật thể nhân tạo Cellulose, nhôm
Cây xanh Vật thể tự nhiên Cellulose, nước
Quạt trần Vật thể nhân tạo Nhôm, nhựa
Bảng Vật thể nhân tạo Cellulose, nhôm
Sách Vật thể nhân tạo Cellulose

Câu 64.
- Nhận định (1), (3) là mô tả tính chất vật lí.
- Nhận định (2), (4) là mô tả tính chất hóa học.
Câu 65.
a. Nhôm là kim loại nhẹ, ở thể rắn; thủy ngân là kim loại nặng, ở thể lỏng.
b. Nước cất là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 1000C; khí oxygen là chất khí, nhiệt độ sôi là -1830C.
c. Muối ăn có vị mặn và không bị phân hủy ở nhiệt độ cao; đường có vị ngọt, có thể phân hủy ở nhiệt độ
cao.
Câu 66.
Tính chất Tính chất vật lí Tính chất hóa học
Chanh có vị chua X
Cửa sắt dễ bị gỉ sét X
Thứ ăn bị ôi thiu X
Đường có vị ngọt X
Nước ở thể lỏng X
Nhiệt độ sôi của nước là 1000C X
Muối ăn có màu trắng X
Ngọn nến cháy trong không khí X X

Câu 67.
- Bột sắt bị nam châm hút; đó là tính chất vật lí.
- Bột than màu đen; đó là tính chất vật lí. Đốt bột than thì cháy đỏ và tỏa nhiệt; đó là tính chất hóa học
- Muối ăn màu trắng, vị mặn; đó là tính chất vật lí.
Câu 68.

117
Phương pháp xác định lỗ thủng ở săm xe đạp: Người thợ sẽ bơm đầy khí vào săm xe đạp. Khí lan tỏa
theo mọi hướng và có hình dạng của chiếc săm xe. Sau đó nhúng săm xe vào chậu nước, và xoay vòng
săm xe trong nước cho tới khi nhìn thấy những bọt khí xuất hiện, đó là chỗ săm xe bị thủng.
Giải thích: do khí lan tỏa theo mọi hướng nên sẽ thoát ra bên ngoài theo lỗ thủng của săm xe, khí ít tan
trong nước nên xuất hiện các bọt khí giúp người thợ phát hiện lỗ thủng.
Câu 69. Do nước hoa dễ bị bay hơi ở nhiệt độ thường, sau một khoảng thời gian các tinh thể nước hoa
sẽ hòa lẫn vào trong không khí, chúng sẽ chiếm toàn bộ không gian căn phòng kín nên chúng ta sẽ ngửi
thấy mùi nước hoa, đó chính là đặc điểm về hình dạng và khả năng lan truyền của chất ở thể khí.
Câu 70. Chất ở thể rắn rất khó nén. Đồng thời, hợp kim gang (được làm từ sắt (iron) và carbon,….) có
độ cứng tương đối lớn.
Câu 71.
Ví dụ vật thể chứa Công dụng của vật thể
Chất Thể Đặc điểm nhận biết về thể
chất đó chứa chất đó
Có hình dạng và thể tích
Nhôm Rắn Ấm nhôm Đun/chứa nước
xác định
Hình dạng của vật chứa nó,
Nước Lỏng Quả cam Dùng làm trái cây
có thể tích xác định
Hình dạng của vật chứa nó, Sử dụng cho bệnh nhân
Oxygen Khí Bình dưỡng khí
không có thể tích xác định hoặc thợ lặn,..

Câu 72. Chất lỏng và chất khí đều có hình dạng của vật chứa nó.
Câu 73.
Ứng dụng Đặc điểm liên quan của thể
a. Thạch cao dùng để bó bột, cố định Thạch cao thể rắn, do có tính chất hình dạng cố định và độ linh
khi gãy xương động thấp của thạch cao giúp giữ và bảo vệ xương bị gãy.
Tính nén được (trong bình chứa) và tính linh động có thể di
b. Khí được bơm căng vào bánh xe chuyển từ bình chứa sang bánh xe, khuếch tán đầy bánh xe giúp
bánh xe căng.
c. Tuabin gió hoạt động nhờ sự Tính linh động của khí (không khí chuyển động tạo ra các luồng
chuyển động của không khí gió) làm quay các cánh quạt từ đó quay tuabin.
Tính linh động của nước (nước chảy từ trên cao xuống thấp) làm
d. Đập thủy điện
quay tuabin.

Câu 74.
(1) nóng chảy (2) rắn (3) ngưng tụ (4) khí
(5) lỏng (6) hóa hơi (7) Sự sôi (8) chất
(9) tính chất vật lí (10) tính chất hóa học
118
Câu 75.
- Giống nhau: đều là sự chuyển thể của chất lỏng.
- Khác nhau:
+ Sự bay hơi là sự chuyển thể của chất từ thể lỏng sang thể khí.
+ Sự đông đặc là sự chuyển thể của chất từ thể lỏng sang thể rắn.
Câu 76.
Bay hơi có hại: bình rượu (nước hoa) không đậy nắp kín lâu ngày sẽ nhạt dần do rượu bay hơi.
→ Biện pháp hạn chế tác hại: cần đậy nắp kín để hạn chế quá trình bay hơi của rượu.
Bay hơi có lợi: phơi quần áo ướt để quần áo khô.
→ Biện pháp tăng lợi ích: khi phơi quần áo, nên căng trải rộng, phơi ở nơi có gió và nắng dễ mau khô.
Câu 77. Ban đêm nhiệt độ hạ xuống thấp, hơi nước (thể khí) vốn tồn tại trong không khí ngưng tụ thành
giọt sương (thể lỏng).
Câu 78. Thời tiết càng nắng, nhiệt độ càng cao sẽ nhanh thu hoạch được muối vì thúc đẩy quá trình nước
bay hơi.
Câu 79. Khi đã đến 1000C (nhiệt độ sôi), nước lấy nhiệt để chuyển từ dạng lỏng sang dạng hơi.
Câu 80. Nhiệt độ sôi của chất có liên quan tới áp suất. Áp suất lớn, nhiệt độ sôi cao. Áp suất nhỏ, nhiệt
độ sôi thấp. Dưới áp suất không khí 1.013 bar (1 atmotphe) nhiệt độ sôi của nước là 1000C. Nhưng ở trên
núi cao, tùy theo độ cao của núi, áp suất của không khí giảm dần khiến cho nhiệt độ chưa tới 1000C nước
đã bắt đầu sôi. Ví dụ, ở đỉnh ngọn núi Everest cao 8,848 m, khoảng 73,5 độ C nước đã sôi. Với nhiệt độ
này rõ ràng không thể nấu cơm chín.
Câu 81.
a. Do lúc mới trồng chuối, rễ chuối chưa phát triển khỏe mạnh nên không thể hút nước nhiều được. Vì
vậy, khi trồng chuối (hoặc trồng mía) người ta phải bạt bớt lá để giảm sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước.
b. Rượu đựng trong chai đậy nút kín sẽ không cạn nhanh vì khi nó bay hơi sẽ đọng lại nút và rơi xuống
chai còn rượu đựng trong chai không đậy nút nhanh hơn vì khi nó bốc hơi sẽ không có vật cản nên bay
ra ngoài.
c. Khi Mặt Trời mọc, nhiệt độ tăng làm hơi nước bay hơi.
Câu 82.
a. Chú ý an toàn: Khi đun nóng, cần hơ đều dụng cụ rồi mới đun tập trung ở phần hóa chất.
b. Hai điều bị thiếu trong bảng là đơn vị của thời gian (phút) và nhiệt độ (0C).
c. HS tự vẽ.
d. Thể tích chất lỏng là lúc cuối thí nghiệm sẽ nhỏ hơn thể tích chất lỏng lúc đầu thí nghiệm vì nhiệt độ
càng tăng, sự hóa hơi diễn ra càng nhanh.
Câu 83. Vì từ 00C – 40C thì nước bị đông đặc, nên trọng lượng riêng của nước đá (00) nhỏ hơn trọng
lượng riêng của nước do đó nó nổi lên. Như vậy, dưới lớp băng là nước nên cá có thể sống được.
Câu 84. Thăng hoa là hiện tượng chuyển trực tiếp từ chất rắn thành chất khí. Một chất có hiện tượng
thăng hoa là đá khô. Khi thăng hoa, đá khô chuyển thành thể khí chính là khí carbon dioxide. Trong thực

119
tế, đá khô sử dụng nhiều trong ngành giải trí, tiệc cưới. Khi gặp nước đá khô sẽ hóa hơi nhanh chóng và
tạo ra những làn sương mù trắng bay sát mặt đất, thường sử dụng làm khói ở sân khấu hoặc vũ trường
vừa đẹp vừa tiết kiệm chi phí.

Hình. Nước đá khô


Câu 85.
a)
Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo Vật không sống Vật sống
Câu mía, núi đá, Cốc thủy tinh, xe đạp, Cốc thủy tinh, núi đá,
Cây mía, con bò
con bò cây cầu xe đạp, cây cầu
b)
Vật thể Chất Vật thể Chất
Cốc thủy tinh Thủy tinh Xe đạp Sắt, nhựa, cao su,..
Mía Nước, đường,… Cây cầu Sắt, xi măng, cát,…
Núi đá vôi Đá vôi Con bì Thịt bò, calicium, đạm

Câu 86.
- Vật thể: nồi gang, cơ thể người, dây điện;
- Chất: sắt, carbon, silicium, nước, nhựa, đồng, nhôm.
Câu 87.
- Tính chất vật lí: b, c.
- Tính chất hóa học: a, d.
Câu 88.
a) Hs tự giải thích.
b) Vì các “hạt” trong chất rắn được sắp xếp chặt chẽ, cố định và không thể di chuyển khỏi vị trí của
chúng.

120
c) Vì các “hạt” trong chất lỏng không có vị trí cố định. Chúng luôn luôn di chuyển xung quanh và trượt
lên nhau, chứng tỏ chất lỏng chảy được và có hình dạng của vật chứa chúng.
d) Vì khoảng cách giữa các “hạt” trong chất khí là rất lớn so với kích thước của chính xác “hạt”. Cho
nên có thể nén các “hạt” gần nhau hơn và chúng cũng dễ khuếch tán trong không khí.
Câu 89.
Chất Thể Hình dạng xác định Khả năng chịu nén Ví dụ vật thể chứa chất
Than chì Rắn Có Rất khó nén Bút chì
Không khí Khí Không Chịu nén Lốp xe
Giấm ăn Lỏng Không Khó nén Chai giấm
Đồng Rắn Có Rất khó nén Mâm đồng

Câu 90.
a) Cho nước vào các vật chứa như chai, bát, đĩa,….thì nước bị giới hạn bởi vật chứa nó và mặt thoáng
của nó.
b) Mở nút chai giấm ta ngửi thấy mùi giấm, mở nút chau dầu gió thì ngửi thấy mùi dầu gió.
c) Ví dụ: khi bơm không khí vào săm xe đạp thấy không khí có hình chiếc săm xe còn khi tháo van xe
thì không khí thoát hết ra ngoài.
Câu 91.
a) Các chất rắn có hình dạng cố định, liên kế chặt chẽ nên không thay đổi được.
b) Các chất ở thể lỏng có hình dạng của phần vật chứa nó, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt.
c) Các chất khí dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng.
Câu 92. a) Ngưng tụ. b) Bay hơi. c) Sôi. d) Đông đặc.
Câu 93. Sự chuyển thể trong tự nhiên: bay hơi và ngưng tụ.
Câu 94.
a) Thể rắn, lỏng và khí.
b) Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc.
Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí được gọi là sự bay hơi.
Quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.
Câu 95.
STT Đúng Sai
1 Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở nhiều nhiệt độ. X
2 Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. X
3 Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ. X
4 Quá trình chất ở thể lỏng chuyển sang thể rắn gọi là sự nóng chảy. X
5 Quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự đông đặc. X

121
6 Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự ngưng tụ. X
7 Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. X

Câu 96.
a) Ngưng tụ vì hơi nước gặp lạnh chuyển thành lỏng.
b) Nóng chảy và đông đặc vì các lớp đất đá chảy ra thành dòng dung nham, dòng dung nham chảy xuống
lạ dần đóng thành rắn lại.
c) Nóng chảy vì nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng.
Câu 97.
a) Là sự chuyển thể của chất vì nước hoa từ thể lỏng sẽ chuyển sang thể khí (bay hơi).
b) Là sự chuyển thể của chất vì nước từ thể lỏng sang thể hơi (khí) và bay hơi.
c) Là sự chuyển thể của chất vì kim loại đồng từ thể rắn sang thể lỏng rồi thành thể rắn.
d) Không là sự chuyển thể, vì sắt nung đỏ chưa chảy được thì chưa chuyển sang thể lỏng.
Câu 98.
a) Thả bèo hoa dâu: làm thức ăn cho gia súc, làm sạch nước, giảm thiểu sự bay hơi của nước,..
b) Việc phạt lá chuối làm giảm thiểu sự bay hơi nước khi chuối mới trồng.
c) Dùng nước để rã đông thực phẩm làm làm tan nước đá, tăng nhanh sự rã đông.

122
CHỦ ĐỀ
OXYGEN
VÀ KHÔNG KHÍ
CHỦ ĐỀ 3 OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

OXYGEN
PHÀN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Tính chất vật lí
► Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và
nặng hơn không khí.

► Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC. Ở thể lỏng và rắn, có màu xanh nhạt.

2. Tầm quan trọng của oxygen


► Oxygen là thành phần quan trọng đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.

123
► Oxygen có mặt trong không khí và hầu hết các dạng sự sống ở trái đất.

Oxygen có trong không khí Oxygen có trong nước Oxygen có trong lòng đất

Oxygen được tạo ra trên Trái Đất của chúng ta là nhờ tảo và từ đó sự sống sinh sôi mạnh mẽ hơn.
Ở đâu có oxygen thì ở đó có sự sống. Oxygen là thành phần quan trọng và cần thiết cho quá trình hô hấp
của con người, động vật, thực vật trên Trái Đất.

► Oxygen còn duy trì quá trình đốt cháy nhiên liệu để thắp sáng, cung cấp nhiệt,...Nếu không có
oxygen thì sự cháy không thể xảy ra.

► Oxygen cần có vai trò duy trì sự sống và sự cháy.

124
3. An toàn cháy nổ

N n tắc

ấ đi 1 t on 3 ế tố t on t iác lử

Hạ nhiệt độ

Cách li chất cháy khỏi oxygen


Nhi n iệ
Không có chất dập lửa vạn năng

Tuy nhiên, một số đám cháy đặc biệt (của kim loại,…) không dập tắt được bằng cách li chất cháy
với oxygen.
• Dùng nước dập chất cháy là gỗ và một số vật liệu rắn
• Dùng cát, khí carbon dioxide dập chất cháy là xăng, dầu

4. Các nguồn tạo ra oxygen

Quá trình quang hợp của cây xanh Quá trình quang hợp của tảo biển

Oxygen là một chất sinh ra phụ trong quá trình quang hợp của cây xanh nhưng có vai trò rất
quan trọng trong tự nhiên.

125
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Oxygen có tính chất nào sau đây:
A. Ở điểu kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn
không khí, không duy trì sự cháy.
B. Ở điểu kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn
không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn
không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn
không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
Câu 2. Tính chất nào sau đây oxygen không có?
A. Oxygen là chất khí không màu, không vị. B. Có mùi hôi.
C. Tan ít trong nước. D. Nặng hơn không khí.
Câu 3. Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Oxygen nặng hơn không khí.
B. Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
C. Oxygen tan nhiều trong nước.
D. Oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.
Câu 4. Oxygen hóa lỏng ở nhiệt độ
A. -183oC. B. 183oC. C. 196oC. D. -196oC.
Câu 5. Oxygen không có tính chất nào sau đây?
A. Tan nhiều trong nước. B. Không mùi.
C. Không màu. D. Nặng hơn không khí.
Câu 6. Đưa tàn đóm vào bình đựng khí oxygen ta thấy hiện tượng như thế nào?
A. Tàn đóm tắt. B. Tàn đóm bùng cháy.
C. Tàn đóm bốc khói. D. Không hiện tượng.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khí oxygen không tan trong nước.
B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.
C. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
D. Cần cung cấp oxygen để dập tất đám cháy.
Câu 8. Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?
A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó.
B. Ngửi mùi của 2 khí đó.
C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

126
D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là
carbon dioxide.
Câu 9. Quá trình nào sau đây cần oxygen?
A. Hô hấp. B. Quang hợp. C. Hoà tan. D. Nóng chảy.
Câu 10. Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?
A. Oxygen. B. Nitrogen. C. Khí hiếm. D. Carbon dioxide.
Câu 11. Trong các bình chữa cháy thường chứa chất khí nào?

A. Oxygen B. Carbon dioxide. C. Nitrogen. D. H2O.


Câu 12. Quá trình tự nhiên tạo ra nguồn oxygen là quá trình gì?

A. Quang hợp. B. Hô hấp. C. Nóng chảy. D. Đông đặc.


Câu 13. Khi một can xăng do bất cần bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đây
phù hợp nhất?
A. Phun nước. B. Dùng cát đổ trùm lên.
C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào. D. Dùng chiếc chăn khô đắp vào.
Câu 14. Những lĩnh vực quan trọng nhất của khí oxygen
A. Sự hô hấp. B. Sự đốt nhiên liệu.
C. Dùng trong phản ứng hóa hợp. D. Đốt cháy nhiên liệu và hô hấp.
Câu 15. Tại sao bệnh nhân lại cần đến ống thở khi hô hấp không ổn định
A. Cung cấp oxygen. B. Tăng nhiệt độ cơ thể.
C. Lưu thông máu. D. Giảm đau.
Câu 16. Cho các câu sau:
(a) Oxygen cung cấp cho sự hô hấp của con người;
(b) Một vật có thể cháy ngay cả khi không có oxygen;
(c) Oxygen nặng hơn không khí;
(d) Các nhiên liệu cháy trong oxygen tạo ra nhiệt độ thấp hơn trong không khí.

127
Câu đúng là:
A. (a), (d). B. (b), (d). C. (a), (c). D. (a), (d).
Câu 17. Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là
A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
B. Phải đủ khí oxygen cho sự cháy.
C. Cần phải đến nhiệt độ cháy và có chất xúc tác cho phản ứng cháy.
D. Chất phải nóng lên đến nhiệt độ cháy và đủ khí oxygen cho sự cháy.
Câu 18. Làm thế nào để dập tắt sự cháy?
A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
B. Cách li chất cháy với oxygen.
C. Quạt.
D. Hạ dưới nhiệt độ cháy và cách li với oxygen.
Câu 19. Lĩnh vực nào là ứng dụng quan trọng nhất của khí oxygen?
A. Sự hô hấp và quang hợp của cây xanh. B. Sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu.
C. Sự quang hợp và sự cháy. D. Sự cháy và đốt nhiên liệu.
Câu 20. Em hãy chọn phương pháp dùng để dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu trong các phương án sau:
A. Dùng quạt để quạt tắt ngọn lửa. B. Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa.
C. Dùng nước tưới lên ngọn lửa. D. Không có phương án dập tắt phù hợp.
Câu 21. Muốn dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu gây ra, ta có thể sử dụng:
A. Xăng hoặc dầu phun vào đám cháy. B. Cát hoặc vải dày ẩm trùm kín đám cháy.
C. Nước để dập tắt đám cháy. D. Khí oxygen phun vào đám cháy.
Câu 22. Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí?
A. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh.
B. Thải các khí thải ra môi trường không qua xử lí.
C. Đốt rừng làm rẫy.
D. Phá rừng để làm đồn điền, trang trại.
Câu 23. Những ứng dụng nào sau đây không phải của oxygen?
A. Hô hấp, trao đổi chất.
B. Chất đốt, chất duy trì sự cháy.
C. Ứng dụng trong y học, chất oxygen hoá trong nhiên liệu tên lửa.
D. Chất khí trong khinh khí cầu.
Câu 24. Trong các bệnh viện, bác sĩ thường cho những bệnh nhân bị hôn mê hay có vấn đề về đường hô
hấp thở bằng khí oxygen. Ứng dụng đó dựa vào tính chất nào sau đây của oxygen?
A. Oxygen duy trì sự cháy. B. Oxygen ít tan trong nước.
C. Oxygen duy trì sự sống. D. Oxygen không phân cực.
Câu 25. Có 2 bình bị mất nhãn chứa oxygen và không khí. Em có thể phân biệt nhanh bình đựng oxygen
và bình đựng không khí bằng vật thể nào dưới đây?

128
A. Con châu chấu. B. Tàn lửa đỏ. C. Một cây nhỏ. D. Một bông hoa.
Câu 26. Chọn phát biểu sai.
A. Con người cần khí oxygen để hô hấp.
B. Sự cháy có thể xảy ra mà không cần oxygen.
C. Cá sống được dưới nước vì trong nước có khí oxygen.
D. Oxygen có vai trò rất quan trọng đối với sự sống.
Câu 27. Tính chất nào dưới đây không phải của oxygen ở điều kiện thường?
A. Nhẹ hơn không khí. B. Không mùi. C. Chất lỏng. D. Không màu.
Câu 28. Ở điều kiện thường, oxygen có tính chất nào dưới đây?
A. Chất khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước.
B. Chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước.
C. Chất khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí, tan ít trong nước.
D. Chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước.
Câu 29. Cá có thể sống được dưới nước vì trong nước có
A. oxygen. B. hơi nước. C. nitrogen. D. carbon dioxide.
Câu 30. Quá trình nào sau đây cần oxygen?
A. Hô hấp. B. Ngưng tụ. C. Quang hợp. D. Nóng chảy.
Câu 31. Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thuỷ tinh chứa khí oxygen thì thấy que đóm bùng cháy.
Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?
A. Khí oxygen là không màu. B. Khí oxygen cần thiết cho sự cháy.
C. Khí oxygen tạo ra lửa. D. Khí oxygen dùng để dập tắt đám cháy.
Câu 32. Giải pháp nào là hiệu quả nhất để dập một đám cháy do làm đổ can xăng?
A. Phun nước.
B. Dùng cát đổ trùm lên.
C. Dùng bình chữa cháy cho gia đình để phun vào.
D. Dùng chiếc khăn khô đắp vào.
Câu 33. Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC. Vậy ở nhiệt độ -200oC, oxygen ở thể nào?
A. Thể khí. B. Không đủ điều kiện xác định.
C. Thể lỏng. D. Thể rắn.
Câu 34. Oxygen ở điều kiện thường không có tính chất nào dưới đây?
A. Không mùi, không vị. B. Tan trong nước.
C. Thể khí. D. Màu trắng.
Câu 35. Khi đun bếp lò luôn phải khơi thoáng, quạt hoặc thổi mạnh để
A. Tăng thêm lượng oxygen. B. Làm ngọn lửa nhỏ đi.
C. Thêm chất cháy. D. Thêm nhiệt.
Câu 36. Trong một số đám cháy, đôi khi ta có thể dùng môt tắm chăn to, dày và nhúng nước để dập lửa
nhằm

129
A. Ngăn đám cháy tiếp xúc với oxygen. B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa oxygen và chất cháy.
C. Lấy chất cháy đi. D. Cung cấp thêm nhiệt.
Câu 37. Cho các tính chất sau:
1. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị.
2. Ở điều kiện thường oxygen nặng hơn không khí.
3. Oxygen không duy trì sự cháy và sự sống.
4. Oxygen có mùi hôi, tan ít trong nước.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38. Cho các tính chất sau:
1. Oxygen nặng hơn không khí.
2. Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
3. Oxygen tan nhiều trong nước.
4. Oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.
5. Oxygen hóa lỏng ở nhiệt độ -196oC.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39. Cho các phát biểu sau:
a) Đưa tàn đóm vào bình đựng khí oxygen, tàn đóm bùng cháy.
b) Khí oxygen không tan trong nước.
c) Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.
d) Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
e) Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 40. Cho các phát biểu sau:
a) Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, điều ta cần làm là ngửi mùi của 2 khí đó.
b) Giun có thể sống ở dưới lòng đất chứng tỏ giun không cần đến oxygen.
c) Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng khí oxygen càng giảm.
d) Thợ lặn phải mang bình dưỡng khí để đủ sức nặng giúp thợ lặn chìm xuống dưới dễ dàng.
e) Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy là phun nước.
Số phát biểu sai là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 41. Cho các câu sau:
(a) Oxygen cung cấp cho sự hô hấp của con người.
(b) Một vật có thể cháy ngay cả khi không có oxygen.
(c) Oxygen nặng hơn không khí.

130
(d) Các nhiên liệu cháy trong oxygen tạo ra nhiệt độ thấp hơn trong không khí.
Câu đúng là:
A. (a), (c), (d). B. (b), (d). C. (a), (c). D. (b), (c).
Câu 42. Cho các điều kiện sau:
1. Cần chất xúc tác. 2. Phải đủ khí oxygen cho sự cháy.
3. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. 4. Phải đủ khí oxygen và phải có chất xúc tác.
5. Không cần oxygen, chỉ cần nhiệt độ cháy vừa đủ.
Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là
A. 4, 5. B. 1, 3. C. 3, 4. D. 2, 3.
Câu 43. Cho các cách dập tắt đám cháy sau:
(a) Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
(b) Cách li chất cháy với xúc tác.
(c) Quạt không khí vào đám lửa.
(d) Tất cả đám cháy chỉ cần dùng nước sẽ dập được.
(e) Dùng vải dày hoặc cát phủ lên đám cháy xăng dầu.
Cách để dập đám cháy đúng là:
A. (a), (b), (e). B. (b), (d). C. (a), (c), (e). D. (a), (c), (d).
Câu 44. Cho các tác dụng của việc trồng cây thuỷ sinh trong bể cá như sau:
1. Cây thủy sinh quang hợp ra oxygen cung cấp cho cá trong bể.
2. Tạo môi trường tự nhiên trong bể.
3. Tạo nơi trú và nơi sinh sản cho cá.
4. Không cần cung cấp thêm thức ăn cho cá.
Số tác dụng đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 45. Động thực vật cần có oxygen để hô hấp. Vai trò của oxygen đối với động thực vật như sau:
1. Con người hô hấp bình thường nhờ có oxygen trong không khí.
2. Cá và nhiều loài rong rêu hô hấp bình thường trong nước.
3. Con người hô hấp được ngoài vũ trụ không cần bình oxygen.
4. Nhiều loài giun, dế hô hấp được trong đất xốp.
Số vai trò đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 46. Lan được tham gia một lớp học về hỏa hoạn. Hỏa hoạn thường gây tác hại nghiêm trọng tới tính
mạng và tài sản của con người. Trong bài thu hoạch, Lan đã viết ra các biện pháp để phòng cháy trong
gia đình như sau:
(1) Không tích trữ những chất nguy hiểm gây cháy, nổ với số lượng lớn trong nhà như xăng, dầu, bình
ga mini…

131
(2) Lắp đặt hệ thống điện có cầu dao tự động, các thiết bị bảo vệ khi có sự cố xảy ra và sử dụng các thiết
bị điện đúng kỹ thuật.
(3) Khi sử dụng gas cần lưu ý: khóa van bình gas sau khi sử dụng, tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà
quên khóa van bình gas.
(4) Việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã vào những ngày lễ, Tết tại mỗi gia đình cần cách xa những
nơi có chứa chất nguy hiểm cháy, nổ; có người canh để chống cháy lan.
Số biện pháp đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 47. Cho các phương pháp dùng để dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu như sau:
(a) Dùng quạt để quạt tắt ngọn lửa. (b) Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa.
(c) Dùng nước tưới lên ngọn lửa. (d) Dùng bình cứu hỏa phun bọt vào đám cháy.
(e) Dùng xăng hoặc dầu phun vào đám cháy.
Các phương pháp đúng là
A. (a), (d). B. (b), (e). C. (a), (c). D. (b), (d).
Câu 48. Cho những hoạt động sau: lặn biển (1); đi bộ (2); leo núi cao (3); xem phim (4); đi học (5); phi
công vũ trụ (6); nhảy múa (7); bệnh nhân khó thở (8). Những hoạt động không cần dùng bình nén oxygen
để hô hấp là
A. (1), (3), (6), (8). B. (2), (4), (5), (7). C. (3), (4), (5), (7). D. (4), (5), (6), (8).
Câu 49. Cho một số biện pháp để tăng lượng oxygen trong không khí là
(a) Trồng cây gây rừng. (b) Xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp.
(c) Đốt rừng làm rẫy. (d) Xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường.
Số biện pháp đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 50. Khi đốt bếp than, bếp củi, muốn ngọn lửa cháy to hơn, ta thường làm như sau:
(a) Cho thêm nước vào. (b) Mang bếp vào phòng kín.
(c) Xếp than củi trong bếp cho thoáng (d) Rút bớt củi ra.
(e) Thổi mạnh không khí vào bếp.
Các cách làm đúng là
A. (b), (c), (d). B. (a), (b). C. (c), (e). D. (c), (d), (e).
Câu 51. Cho các phát biểu sau:
(1) Mọi sinh vật đều sử dụng oxygen cho quá trình hô hấp.
(2) Hô hấp là quá trình cơ thể hấp thụ chuyển hóa carbon dioxide thành năng lượng cung cấp cho các
hoạt động của cơ thể sống, đồng thời thải ra khi oxygen.
(3) Oxygen có ứng dụng lớn trong y học và làm nhiên liệu cho tên lửa.
(4) Ở người sự trao đổi khí oxygen diễn ra ở phổi.
(5) Trang trí thật nhiều cây xanh trong phòng ngủ kín để giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon với không
khí trong lành hơn.

132
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 52. Cho các phát biểu sau:
(1) Oxygen là chất ít tan trong nước.
(2) Ngọn nến cháy trong không khí sẽ mạnh hơn trong bình chứa oxygen.
(3) Phòng học nên mở cửa để không khí trong phòng được lưu thông với không khí bên ngoài.
(4) Càng lên cao, lượng oxygen trong không khí càng tăng.
(5) Hoạt động của tế bào hòa toàn không bị ảnh hưởng bởi khí oxygen.
(6) Oxygen là chất khí không màu, mùi hơi hắc.
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Em hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để phân biệt bình chứa khí oxygen với bình chứa khí
nitrogen.
Câu 2. Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng khí oxygen càng giảm ?
Câu 3. Vì sao thợ lặn phải mang bình dưỡng khí?
Câu 4. Nung potassium permanganate (KMnO4) trong ống nghiệm trong hình bên, phản ứng sinh ra khí
oxygen. Khí được dẫn vào một ống nghiệm chứa đẩy nước. Khí oxygen đẩy nước ra khỏi ống nghiệm.

a) Khí thu được trong ống nghiệm có màu gì?


b) Khi nào thì biết được ống nghiệm thu khí oxygen đã chứa đầy khí?.
Câu 5. Khi nuôi cá cảnh, tại sao phải thường xuyên sục không khí vào bể cá?

133
Câu 6. Khi đốt cháy 1 lít xăng, cần 1950 lít oxygen và sinh ra 1248 lít khí carbon dioxide. Một ô tô khi
chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 lít xăng. Hãy tính thể tích không khí cấn cung cấp để ô
tô chạy được quãng đường dài 100 km và thể tích khí carbon dioxide đã sinh ra. Coi oxygen chiếm 1/5
thể tích không khí.
Câu 7. Giải thích tại sao:
a) Khi nhốt một con dế mèn vào một lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết.
b) Người ta phải bơm sục khí vào các bể nuôi tôm.

Câu 8. Những điều kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy là gì?
Câu 9. Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày
hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?
Câu 10. Một lần, bạn An vào viện thăm ông ngoại đang phải cấp cứu. Khi vào viện, An thấy trên mũi
ông đang phải đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình được làm bằng thép rất
chắc chắn. Bạn An thắc mắc rằng

a) Bình bằng thép kia có phải chứa khí oxygen không?


b) Nếu là oxygen thì tại sao trong không khí đã có oxygen rồi tại sao phải dùng thêm bình khí oxygen?
Câu 11. Em hãy giải đắp thắc mắc giúp bạn An.
Chiều thứ 7, bạn Minh tiến hành một thí nghiệm tại nhà như sau: Bạn bắt 2 con châu chấu có kích cỡ
bằng nhau cho vào 2 bình thuỷ tinh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải
màn rồi để vậy qua đêm. Sáng hôm sau thức dậy, bạn thấy con châu chấu ở bình 1 bị chết, con ở bình 2
vẫn còn sống và bạn thả nó ra.

a) Theo em, không khí từ bên ngoài có thể vào được bình nào?
134
b) Tại sao con châu chấu ở bình 1 chết còn ở bình 2 lại sống?
c) Từ kết quả thí nghiệm ta có thể kết luận điểu gì?
Câu 12. Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy. Đầu tiên
bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau,
đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
a) Chất nào đã duy trì sự cháy của các tờ giấy vụn?
b) Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào?
c) Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt?
Câu 13. Vì sao cá sống được trong nước, giun sống được dưới đất? Những lĩnh vực hoạt nào của con
người cần thiết phải dùng bình nén oxygen để hô hấp?

Câu 14. Để dập tắt các đám cháy người ta dùng nước, điều này có đúng trong mọi trường hợp chữa
cháy?
Câu 15. Hãy giải thích vì sao em không dược dùng nước để dâp đám cháy gây ra:
a) Do xăng, dầu.
b) Do điện.
Câu 16. Hoả hoạn (cháy) thường gây tác hại nghiêm trọng tới tính mạng và tài sản của con người. Theo
em, phải có những biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình?
Câu 17. Kể một số ví dụ về sự cháy trong cuộc sống. Vì sao khi đốt bếp than, bếp lò, muốn ngọn lửa
cháy to hơn, ta thường thổi hoặc quạt mạnh vào bếp.
Câu 18. Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thuỷ tinh chứa khí oxygen (hình dưới đây). Em hãy dự
đoán hiện tượng sẽ xảy ra. Thí nghiệm này cho thấy vai trò gì của khí oxygen?
Câu 19. Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxygen
trong không khí đó. Như vậy, mỗi người lớn trong một ngày đêm cần trung bình:
a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?
b) Thể tích oxygen là bao nhiêu (giả sử oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí)?
Câu 20. Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m.
a) Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích
không khí trong phòng học đó.
b) Lượng oxygen trong phòng có đủ cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút
không? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi
trường 100 ml khí oxygen.
135
c) Tại sao phòng học không nên đóng cửa liên tục?
d) Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút?
Câu 21. Khi nuôi cá, thủy sinh trong bể nuôi cá cảnh hay các hàng bán cá sống. Vì sao lại phải sục không
khí liên tục vào bể cá?
Câu 22. Tại sao rừng được gọi là một lá phổi xanh của con người?
Câu 23.
a) Nêu trạng thái, màu sắc, mùi, vị của oxygen.
b) Lấy ví dụ chứng tỏ oxygen có trong không khí, đất, nước.
c) Dấu hiệu nào cho biết khí oxygen tan ít trong nước.
Câu 24. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
Đúng Sai
Oxygen ở thể rắn hay lỏng có màu xanh nhạt.
Cần sử dụng khí oxygen để dập tắt đám cháy.
Khí oxygen tan nhiều trong nước.
Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí.

136
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1B 2B 3C 4A 5A 6B 7C 8D 9A 10D
11B 12A 13B 14D 15A 16C 17D 18D 19B 20B
21B 22A 23D 24C 25B 26B 27C 28C 29A 30A
31B 32B 33C 34D 35A 36A 37B 38C 39D 40A
41C 42D 43A 44B 45D 46A 47D 48A 49C 50C
51B 52C

Hướng dẫn giải trắc nghiệm


Câu 11. Bên trong bình là khí CO2 nén ở dưới dạng lỏng. Khi phun ra loa phun có nhiệt độ -790C, vì vậy
không được đùa nghịch với bình khí để tránh bỏng lạnh. Phù hợp dập tắt các đám cháy chất rắn, chất
lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm. Cách sử
dụng và thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả.
Câu 13. Dùng cát đổ lên. Cát sẽ giúp ngăn cách oxygen tiếp xúc với xăng nên sự cháy sẽ tắt. Nếu dùng
nước thì xăng càng chảy loang ra theo nước và đám cháy khó dập tắt hơn. Bình chữa cháy gia đình thì
quá nhỏ để có thể dập tắt đám cháy của can xăng. Do đám cháy lớn từ can xăng nên không dùng chăn vì
chăn có thể bị cháy.
Câu 15. Trong không khí có oxygen nhưng hàm lượng oxygen thấp, cơ quan hô hấp của người bệnh lại
hoạt động yếu nên oxygen trong không khí không đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh. Sử dụng ống thở
đề cho người bệnh vẫn có đủ oxygen cho tế bào mặc dù hô hấp yếu.
Câu 16.
(a) và (c) đúng vì ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước,
nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
(b) Sai vì oxygen là 1 trong 3 yếu tố bắt buộc phải có của sự cháy.
(d) Trong không khí chỉ chứa 1/5 là oxygen nên khi cháy trong oxygen tạo ra nhiệt độ cao hơn.
Câu 32. Cát giúp ngăn cách oxygen tiếp xúc với xăng nên sự cháy sẽ tắt. Nếu dùng nước thì xăng càng
chảy loang ra theo nước và đám cháy lan rộng hơn. Bình chữa cháy gia đình thì quá nhỏ để dập tắt đám
cháy của can xăng. Vì đám cháy lớn nên dùng chăn cũng không hiệu quả.
Câu 37.
Số phát biểu sai là 3, 4: Oxygen duy trì sự cháy và sự sống. Oxygen có không mùi, tan ít trong nước.
Câu 38. Số phát biểu đúng là 1, 2, 4
Phát biểu sai là 3, 5: Oxygen tan ít trong nước. Oxygen hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC.
Câu 39. Số phát biểu đúng là a, d.
Phát biểu sai là b, c, e: Oxygen tan ít trong nước. Khí oxygen sinh ra trong quá trình quang hợp của
cây xanh. Oxygen để duy trì sự cháy.
Câu 40. Số phát biểu sai là a, b, d, e.
137
- Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, ta dùng cây nến đang cháy. Nếu nến tắt đó là khí
carbon dioxide.
- Giun có thể sống ở dưới lòng đất vì trong đất xốp có oxygen.
- Thợ lặn phải mang bình dưỡng khí để cung cấp oxygen khi ở dưới nước.
- Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy là dùng cát hoặc vải ẩm.
Câu 41.
(a) và (c) đúng vì ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước,
nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
(b) Sai vì oxygen là 1 trong 3 yếu tố bắt buộc phải có của sự cháy.
(d) Trong không khí chỉ chứa 1/5 là oxygen nên khi cháy trong oxygen tạo ra nhiệt độ cao hơn.
Câu 42. Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là
2. Phải đủ khí oxygen cho sự cháy.
3. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
Câu 43. Cách để dập đám cháy đúng là: a, b, e
Cách không đúng là
(c) Quạt không khí vào đám lửa → Làm đám cháy cháy to hơn do có thêm oxygen.
(d) Tất cả đám cháy chỉ cần dùng nước sẽ dập được → Dùng nước cho đám cháy xăng dầu sẽ làm đám
cháy loang rộng do xăng dầu nhẹ hơn nước, nổi lên trên.
Câu 44. Các tác dụng của việc trồng cây thuỷ sinh trong bể cá là
1. Cây thủy sinh quang hợp ra oxygen cung cấp cho cá trong bể.
2. Tạo môi trường tự nhiên trong bể.
3. Tạo nơi trú và nơi sinh sản cho cá.
Câu 45. Động thực vật cần có oxygen để hô hấp. Vai trò của oxygen đối với động thực vật như sau:
1. Con người hô hấp bình thường nhờ có oxygen trong không khí.
2. Cá và nhiều loài rong rêu hô hấp bình thường trong nước.
4. Nhiều loài giun, dế hô hấp được trong đất xốp.
Câu 47. Cho các phương pháp dùng để dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu. Các phương pháp đúng là
(b) Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa.
(d) Dùng bình cứu hỏa phun bọt vào đám cháy.
Câu 48. Những hoạt động không cần dùng bình nén oxygen để hô hấp là lặn biển (1); leo núi cao (3);
phi công vũ trụ (6); bệnh nhân khó thở (8).
Câu 49. Cho một số biện pháp để tăng lượng oxygen trong không khí. Số biện pháp đúng là
(a) Trồng cây gây rừng.
(d) Xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường.
Câu 50. Khi đốt bếp than, bếp củi, muốn ngọn lửa cháy to hơn, ta thường làm như sau:
(c) Xếp than củi trong bếp cho thoáng.
(e) Thổi mạnh không khí vào bếp.

138
Câu 51. Số phát biểu đúng là
(1) Mọi sinh vật đều sử dụng oxygen cho quá trình hô hấp.
(3) Oxygen có ứng dụng lớn trong y học và làm nhiên liệu cho tên lửa.
(4) Ở người sự trao đổi khí oxygen diễn ra ở phổi.
Câu 52.
Số phát biểu không đúng là
(2) Ngọn nến cháy trong không khí sẽ mạnh hơn trong bình chứa oxygen.
(4) Càng lên cao, lượng oxygen trong không khí càng tăng.
(5) Hoạt động của tế bào hòa toàn không bị ảnh hưởng bởi khí oxygen.
(6) Oxygen là chất khí không màu, mùi hơi hắc.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Đưa que đóm đang cháy vào các lọ chứa khí trên:
- Nếu que đóm bùng cháy mãnh liệt hơn thì lọ đó chứa khí oxygen.
- Ở lọ còn lại là nitrogen làm que đóm vụt tắt .
Câu 2. Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng khí oxygen càng giảm là do khí oxygen nặng hơn không khí (nặng
hơn rất nhiều lần các khí khác như nitrogen, helium, hydrogen,...). Do đó, càng lên cao, lượng khí oxygen
càng giảm.
Câu 3. Oxygen ít tan trong nước, nên càng lặn sâu lượng oxygen càng giảm. Bình dưỡng khí giúp cung
cấp đủ oxygen cho người thợ lặn.
Câu 4.
a) Khí thu được là oxygen không màu.
b) Khi nước bị đẩy hết ra khỏi ống nghiệm là ống đã đầy khí oxygen.
Câu 5. Cá cần oxygen để thở, cần sục không khí vào bể cá để tăng lượng oxygen hoà tan trong nước.
Câu 6.
a) Thể tích không khí cần là: 1950 x 7 x 5 = 68 250 (lít).
b) Thể tích khí carbon dioxide sinh ra: 1248 x 7 = 8736 (lít).
Câu 7.
a) Con dế mèn sẽ chết vì thiếu khí oxygen. Khí oxygen duy trì sự sống.
b) Phải bơm sục không khí vào các bể nuôi tôm để cung cấp oxygen cho tôm (vì oxygen tan một phần
trong nước).
Câu 8. Điều kiện cần thiết cho một vật có thể cháy được và tiếp tục cháy được: chất phải nóng đến nhiệt
độ cháy, phải đủ khí oxygen cho sự cháy.
Câu 9. Không dùng nước là vì xăng dầu không tan trong nước, có thể làm cho đám cháy lan rộng.
Thường trùm vải dày hoặc phủ lớp cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa và không khí - đó là một trong
hai điều kiện dập tắt đám cháy.
Câu 10.

139
a) Bình bằng thép là bình chứa oxygen. Người ta đang cho ông ngoại của An thở oxygen.
b) Trong không khí có oxygen nhưng hàm lượng oxygen thấp, cơ quan hô hấp của người bệnh lại hoạt
động yếu nên oxygen trong không khí không đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh. Oxygen trong bình là
oxygen có hàm lượng cao (gần 100%), đảm bảo cho người bệnh vẫn có đủ oxỵ cho tế bào mặc dù hô hấp
yếu.
Câu 11.
a) Không khí từ ngoài chỉ có thể vào được bình 2 vì bình 1 đã được đậy kín bởi nút cao su.
b) Châu chấu ở bình 1 chết sau khi sử dụng hết oxygen trong bình, còn châu chấu ở bình 2 vẫn sống vì
oxygen ở ngoài vẫn có thể tràn vào bình được.
c) Kết luận: Oxygen là chất duy trì sự sống.
Câu 12.
a) Chất duy trì sự cháy là oxygen.
b) Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc cả 2 nguyên tắc sau:
- Cách li chất cháy với oxygen
- Hạ nhiệt độ vật đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
c) Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxygende. Chất này đã ngăn cách chất
cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.
Câu 13.
- Cá sống được trong nước vì trong nước có hòa tan khí oxygen, giun sống được dưới đất vì oxygen có
ở trong lòng đất
- Những lĩnh vực hoạt động của của con người cần dùng bình nén oxygen để hô hấp: thợ lặn, người leo
núi, phi công vũ trụ, bệnh nhân khó thở,…
Câu 14. Không. Vì đối với xăng, dầu bị cháy cần dùng CO2 hoặc xăng dầu nhẹ hơn nước sẽ làm cho đám
cháy lan rộng thêm.
Câu 15.
a) Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan
tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng
dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với
oxygen.
b) Vì nước là chất dẫn điện.
Câu 16.
- Không tích trữ những chất nguy hiểm gây cháy, nổ với số lượng lớn trong nhà như xăng, dầu, bình gas
mini...
- Lắp đặt hệ thống điện có cầu dao tự động, các thiết bị bảo vệ khi có sự cố xảy ra và sử dụng các thiết
bị điện đúng kỹ thuật.
- Khi sử dụng gas cần lưu ý: khóa van bình gas sau khi sử dụng, tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà
quên khóa van bình gas.

140
- Việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã vào những ngày lễ, Tết tại mỗi gia đình cần cách xa những nơi
có chứa chất nguy hiểm cháy, nổ; có người canh để chống cháy lan
Câu 17.
- Ví dụ về sự cháy: đốt rơm ở vùng quê, quẹt diêm, bếp than, nướng ngô bằng củi…
- Khi thổi hoặc quạt sẽ cung cấp thêm khí oxygen. Thổi hoặc quạt càng mạnh càng nhiều khí oxygen, vì
thế sự diễn ra cháy càng mạnh hơn và tỏa nhiều nhiệt hơn.
Câu 18. Que đóm sẽ bùng cháy. Oxygen cần cho sự cháy.
Câu 19.
Lượng không khí cần dùng trong 1 ngày (24 giờ) cho mỗi người là: VKhông khí = 0,5. 24 = 12m3.
Do trong không khí oxygen chiếm 1/5 về thể tích nên thể tích khí oxygen cần dùng trong 1 ngày cho
1 1
một người trung bình là: VOxygen =12. 3 . 5 = 0,8 m3.
Câu 20.
a)
Thể tích của phòng học: 12. 7. 4 = 336 m3.
Thể tích oxygen trong phòng học: 336: 5 = 67,2 m3.
b)
Thể tích oxygen 1 học sinh dùng trong 45 phút: 16. 0,1. 45 = 72 lít.
Thể tích oxygen 50 học sinh dùng trong 45 phút: 72. 50 = 3 600 lít = 3,6 m3.
Kết luận: Lượng oxygen trong phòng đủ để học sinh hô hấp trong 45 phút.
c) Phòng học nên mở cửa để không khí trong phòng lưu thông với không khí bên ngoài nhằm cân bằng
thành phần khí, đảm bảo chất lượng không khí trong phòng được tốt hơn.
d) Sau mỗi tiết học nên ra ngoài lớp học để vận động nhẹ, tăng khả năng hô hấp và được hít thở không
khí có nhiều oxygen hơn so với không khí trong phòng học.
Câu 21. Việc sục không khí vào bể các nhằm tăng lượng oxygen trong nước, giúp quá trình hô hấp của
cá diễn ra tốt hơn (do oxygen rất ít tan trong nước).
Câu 22. Rừng là lá phổi xanh vì rừng cây luôn trao đổi không khí hằng ngày đó chính là tạo ra khí
oxygen duy trì sự sống cho con người và sinh vật. Cùng với đó là do nó có màu xanh.
Câu 23.
a) Đặc điểm oxygen: Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong
nước và nặng hơn không khí. Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC. Ở thể lỏng và rắn, oxygen
có màu xanh nhạt.
b) Oxygen cần cho quá trình hô hấp của con người và động vật.

141
Con người cần khí oxygen để hô hấp Người thợ lặn cần bình nén khí oxygen

Cung cấp khí oxygen cho người bệnh Cá sống dưới nước vì trong nước có khí oxygen
- Ví dụ chứng tỏ oxygen có trong không khí: nếu nín thở trong vài giây thì sẽ cảm nhận nhận ngay sự
thiếu oxygen.
- Ví dụ chứng tỏ oxygen có trong đất: trong đất có những khe nhỏ (lỗ đất) chứa không khí nên cung cấp
oxygen cho các sinh vật sống trong đất hô hấp.
- Ví dụ chứng tỏ oxygen có trong nước: các sunh vật sống dưới nước (cá,..) do trong nước có chứa oxygen
hòa tan.
c) Trong nước hòa tan ít oxygen nên những người nuôi cá cảnh phải thường sử dụng máy sục không khí
để tăng lượng oxygen hòa tan trong nước của bể.
Câu 24.
Đúng Sai
Oxygen ở thể rắn hay lỏng có màu xanh nhạt. X
Cần sử dụng khí oxygen để dập tắt đám cháy. X
Khí oxygen tan nhiều trong nước. X
Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí. X

142
KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Thành phần không khí

2. Vai trò của không khí


► Không khí là yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trên Trái đất.
◌ Oxygen cần cho sự hô hấp và sự cháy.

◌ Nitrogen cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật.

◌ Hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ trái đất và là nguồn sinh ra mây, mưa.
◌ Carbon dioxide cần cho sự quang hợp.

143
3. Ô nhiễm không khí

◌ Ô nhiễm không khí xảy ra khi có sự thay đổi lớn về thành phần không khí, chủ yếu do khói, bụi hoặc
khí lạ khác.
◌ Không khí bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và sức khỏe sinh vật.

Biểu hiện của không khí bị ô nhiễm:


▪ Có mùi khó chịu.
▪ Giảm tầm nhìn, sương mù giữa ban ngày, mưa axit,…
▪ Da, mắt bị kích ứng và nhiễm bệnh đường hô hấp.
► Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới con người
◌ Ô nhiễm không khí gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như gây ngứa
mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, hen suyễn, ung thư phổi,...

◌ Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, gây ra một số hiện tượng như
hạn hán, băng tan, mù quang hóa, mưa acid,...

144
4. Nguyên nhân ô nhiễ ôi t ường
► Các nguồn này có thể do tự nhiên hoặc con người gây ra.

► Một số chất và nguồn gây ô nhiễm không khí

◌ Các chất chính gây ô nhiễm không khí là: carbon monoxide, carbon dioxide, nitrogen dioxide, sunlfur
dioxide,...
◌ Hai nguồn gây ô nhiễm chính là ô nhiễm từ tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo do con người gây ra.

5. Biện pháp bảo vệ ôi t ường không khí


► Kiểm soát khí thải là một trong những biện pháp chính để làm giảm ô nhiễm không khí.
Cụ thể:
◌ Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường (năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió,...).
◌ Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư; thay
thế máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất bằng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn.
◌ Quản lí rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp.
◌ Tuyên truyền, nâng cao ý thức của con người.
◌ Trồng thêm nhiều cây xanh.
◌ Giảm thiểu hoạt động đốt rác thải nông nghiệp, đốt nương làm rẫy và một số hoạt động nông nghiệp,...
◌ Tiết kiệm điện và năng lượng.
◌ Xây dựng hệ thống giao thông công cộng an toàn, tăng cường đi bộ, đi xe đạp thân thiện môi trường.

145
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Không khí là
A. Một chất. B. Một đơn chất. C. Một hợp chất. D. Một hỗn hợp.
Câu 2. Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau?
A. Không khí là một đơn chất.
B. Không khí là một nguyên tố hóa học.
C. Không khí là một hỗn hợp của nhiều nguyên tố trong đó chủ yếu là oxygen và nitrogen.
D. Không khí là hỗn hợp của nhiều khí trong đó chủ yếu là khí oxygen và nitrogen.
Câu 3. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide.
Câu 4. Chất nào sau đây chiếm khoảng 0,03 % thể tích không khí?
A. Nitrogen. B. Oxygen. C. Sunfur dioxide. D. Carbon dioxide.
Câu 5. Trong không khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?
A. 1%. B. 78%. C. 21%. D. 0%.
Câu 6. Thành phần các chất trong không khí:
A. 9% Nitrogen, 90% Oxygen, 1% các chất khác. B. 91% Nitrogen, 8% Oxygen, 1% các chất khác.
C. 50% Nitrogen, 50% Oxygen. D. 21% Oxygen, 78% Nitrogen, 1% các chất khác.
Câu 7. Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng. B. Hình thành sấm sét.
C. Tham gia quá trình quang hợp của cây. D. Tham gia quá trình tạo mây.
Câu 8. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide.
Câu 9. Thành phần không khí luôn bị tác động bởi các yếu tố khác nhau:
(a) Khí thải từ các nhà máy; (b) Cây xanh quang hợp;
(c) Các phương tiện giao thông dùng nhiên liệu xăng, dầu;
(d) Sản xuất vôi; (e) Sự hô hấp.
Yếu tố làm ô nhiễm không khí là:
A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (e). C. (b), (c), (d). D. (a), (c), (d).
Câu 10. Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Carbon dioxide. D. Nitrogen.
Câu 11. Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch?
A. Carbon dioxide. B. Oxygen. C. Chất bụi. D. Nitrogen.
Câu 12. Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?
A. Chặt cây xây cầu cao tốc. B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
C. Trồng cây xanh. D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.
Câu 13. Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?
146
A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí.
B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí.
C. Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người và các sinh vật khác.
D. Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn.
Câu 14. Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí?
A. Đốt rom rạ sau khi thu hoạch.
B. Tưới nước cho cây trồng.
C. Bón phân tươi cho cây trồng.
D. Phun thuốc trừ sâu để phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.
Câu 15. Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất?
A. Sản xuất phần mềm tin học. B. Sản xuất nhiệt điện.
C. Du lịch. D. Giao thông vận tải.
Câu 16. Phương tiện giao thông nào sau đây không gây hại cho môi trường không khí?
A. Máy bay. B. Ô tô. C. Tàu hoả. D. Xe đạp.
Câu 17. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường?
A. Không khí có mùi khó chịu.
B. Da bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp.
C. Mưa axit, bầu trời bị sương mù cả ban ngày.
D. Buổi sáng mai thường có sương đọng trên lá.
Câu 18. Sử dụng năng lượng nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?
A. Điện gió. B. Điện mặt trời. C. Nhiệt điện. D. Thuỷ điện.
Câu 19. Trường hợp nào sau đây được xem là không khí sạch?
A. Không khí chứa 78% N2; 21% 02; 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
B. Không khí chứa 78% N2; 18% 02; 4% hỗn hợp CO2, H2O, HCl.
C. Không khí chứa 78% N2; 20% 02; 2% hỗn hợp CO2, CH4, bụi.
D. Không khí chứa 78% N2; 16% 02; 6% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
Câu 20. Hiện tượng Trái Đất nóng do hiệu ứng nhà kính chủ yếu do chất nào sau đây ?
A. Khí Cl2. B. Khí CO2. C. Khí CO. D. Khí HCl.
Câu 21. Lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính CO2, trên toàn cầu đã tăng 1,4%, lên mức kỉ lục 31,6
tỉ tấn trong năm 2012. Đây là con số mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA công bố ngày 10/03/2016.
Trong đó, quốc gia đứng đầu danh sách các nước thải nhiều khí CO2, nhất ra bầu khí quyển là:
A. Mỹ. B. Nga. C. Anh. D. Trung Quốc.
Câu 22. Biểu hiện nào dưới đây không phải là ô nhiễm không khí?
A. Không khí có mùi khó chịu. Giảm tầm nhìn.
B. Trước khi mưa thường có sấm, chớp.
C. Hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid,…

147
D. Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp.
Câu 23. Quá trình nào sau đây cần carbon dioxide?
A. Nóng chảy. B. Quang hợp. C. Hô hấp. D. Hoà tan.
Câu 24. Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng. B. Tham gia quá trình tạo mây.
C. Hình thành sấm sét. D. Tham gia quá trình quang hợp của cây.
Câu 25. Khí có thành phần phần trăm lớn nhất trong không khí là
A. nitrogen. B. hơi nước. C. carbon dioxide. D. oxygen.
Câu 26. Việc làm nào dưới đây giúp bảo vệ môi trường không khí?
A. Xả rác bừa bãi.
B. Sử dụng nhiều phương tiện cá nhân.
C. Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
D. Chặt cây xanh để xây dựng các nhà máy.
Câu 27. Phát biểu nào dưới đây là sai về vai trò của không khí?
A. Sự luân chuyển không khí giúp điều hòa khí hậu, khiến bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá
lạnh.
B. Carbon dioxide trong không khí cần cho sự hô hấp của động vật, thực vật.
C. Khi mưa dông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen
có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên).
D. Không khí có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.
Câu 28. Khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích trong không khí?
A. 78%. B. 21%. C. 47%. D. 34 %.
Câu 29. Nitrogen trong không khí có thể
A. chuyển hoá thành dạng có ích giúp cho cây sinh trưởng và phát triển.
B. giúp con người, động vật hô hấp.
C. giúp thực vật quang hợp.
D. duy trì sự cháy.
Câu 30. Phương tiện giao thông nào không gây ô nhiễm môi trường không khí?
A. Xe máy. B. Ô tô. C. Tàu hỏa. D. Xe đạp.
Câu 31. Hoạt động, hiện tượng nào dưới đây không gây ô nhiễm không khí?
A. Đi bộ đến trường học, nơi làm việc. B. Nông dân đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch.
C. Núi lửa phun trào. D. Cháy rừng.
Câu 32. Ô nhiễm không khí không gây ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Cầu vồng xuất hiện sau mưa. B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Mưa acid. D. Suy giảm tầng ozone.
Câu 33. Để phân biệt hai chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

148
A. Dẫn từng khí vào cây nên đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm nến tắt là
carbon dioxide.
B. Quan sát màu sắc của hai khí đó.
C. Ngửi mùi của hai khí đó.
D. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
Câu 34. Khi nào thì môi trường không khí bị xem là ô nhiễm?
A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí.
B. Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe
con người và các sinh vật khác.
C. Khi mất đi một số chất trong thành phần không khí.
D. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí.
Câu 35. Mỗi giời một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxygen
trong không khí đó. Như vậy, mỗi người lớn trong một ngày đêm cần trung bình lượng thể tích oxygen
là bao nhiêu? (Giả sử oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí).
A. 0,8 m3. B. 2,4 m3. C. 12 m3. D. 0,5 m3.
Câu 36. Trong không khí, oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần về thể tích?
A. 1/5. B. ¼. C. 1/10. D. 1/20.
Câu 37. Những phát biểu nào dưới đây không đúng về nitrogen?
A. Ở điều kiện thường, tồn tại ở thể khí. B. Trong không khí, chiếm 4/5 về thể tích.
C. Nitrogen là chất khí không màu, không mùi. D. Nitrogen là khí duy trì sự cháy.
Câu 38. Những phát biểu nào dưới đây không đúng về khí carbon dioxxide?
A. Là khí không duy trì sự cháy. B. Là khí duy trì sự hô hấp.
C. Cần cho quá trình quang hợp ở cây xanh. D. Là chất khí không màu, không mùi.
Câu 39. Những nhận định nào dưới đây không đúng về khó oxygen?
(1) Tồn tại ở thể khí ở điều kiện nhiệt độ phòng. (2) Tan nhiều trong nước.
(3) Duy trì sự sống và sự cháy. (4) Trong không khí, chiếm 78% về thể tích.
(5) Là khí không màu, không mùi, không vị.
A. (1), (2). B. (2), (4). C. (3), (4). D. (1), (5).
Câu 40. Lí do nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
A. Khí thải từ các hoạt động công nghiệp và hoạt đông xây dựng.
B. Khí thải từ các hoạt động nông nghiệp.
C. Khí thải từ các phương tiện giao thông.
D. Từ quá trình quang hợp của cây xanh.
Câu 41. Những biện pháp nào dưới đây không góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?
A. Cắt giảm lượng khí thải từ các nhà máy công nghiệp.
B. Trồng nhiều cây xanh.
C. Không đốt các chế phẩm nông nghiệp.

149
D. Tăng cường sử dụng các phương tiện ô tô, xe máy.
Câu 42. Sự kiện với mục đích kêu gọi mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường được tổ chức hằng
năm trên toàn thế giới là:
A. Sea Game. B. Giờ Trái Đất. C. V. League. D. Tháng môi trường.
Câu 43. Tác hại của sự ô nhiễm môi trường không khí là
A. Băng hai cực tan ra. B. Làm trái đất lạnh đi.
C. Lạnh giá kéo dài. D. Thiên tai giảm bớt.
Câu 44. Cho các phát biểu sau về không khí:
(a) Không khí là một đơn chất.
(b) Không khí là một hỗn hợp của nhiều nguyên tố trong đó chủ yếu là oxygen và nitrogen.
(c) Chất chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí là nitrogen.
(d) Carbon dioxide chiếm khoảng 0,03 % thể tích không khí.
(e) Trong không khí oxygen chiếm 21% về thể tích.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 45. Cho các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Bạn lấy một cốc nước đá bỏ trên mặt bàn khô.
Thí nghiệm 2: Bạn lấy một cốc nước vôi trong để trên mặt bàn.
Thí nghiệm 3: Bạn lấy một cây nến đốt cháy rồi để trên bàn.
Thí nghiệm 4: Nhốt con châu chấu trong bình kín một thời gian.
Thí nghiệm dùng để xác minh sự có mặt của oxygen trong không khí là
A. Thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1, 2. Thí nghiệm 3, 4. Thí nghiệm 3.
Câu 46. Cho các câu mô tả tính chất của khí mà chúng ta hít vào và thở ra.
(1) Lượng khí nitrogen hít vào và thở ra bằng nhau.
(2) Lượng khí oxygen hít vào ít hơn lượng thở ra.
(3) Lượng khí carbon dioxide hít vào ít hơn lượng thở ra.
(4) Lượng hơi nước hít vào ít hơn lượng thở ra.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 47. Cho các phát biểu sau:
(1) Nitrogen chiếm 78% không khí.
(2) Oxygen cần cho sự hô hấp và sự cháy.
(3) Nitrogen là nguồn dưỡng khí quan trọng đối với con người.
(4) Hơi nước là nguồn sinh ra mây, mưa.
(5) Oxygen chiếm 22% không khí.
Số phát biểu không đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

150
Câu 48. Thành phần không khí luôn bị tác động bởi các yếu tố khác nhau:
(a) Khí thải từ các nhà máy.
(b) Cây xanh quang hợp.
(c) Các phương tiện giao thông dùng nhiên liệu xăng, dầu.
(d) Sản xuất vôi.
(e) Sự hô hấp.
Yếu tố làm ô nhiễm không khí là
A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (e). C. (b), (c), (d). D. (a), (c), (d).
Câu 49. Cho các phát biểu sau:
(1) Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên chặt cây xây cầu cao tốc.
(2) Môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường
không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác.
(3) Hoạt động nông nghiệp không làm ô nhiễm môi trường không khí là phun thuốc trừ sâu để phòng sâu
bọ phá hoại cây trồng.
(4) Hoạt động của ngành kinh tế ít gây ô nhiễm môi trường không khí là sản xuất phần mềm tin học.
(5) Biểu hiện không phải là biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường là da bị kích ứng, nhiễm các bệnh
đường hô hấp.
Số phát biểu không đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 50. Cho các biện pháp sau:
(1) Dọn dẹp vệ sinh lớp học, nhà cửa.
(2) Không xả rác bừa bãi.
(3) Hạn chế sử dụng túi nilon, không nên sử dụng lại túi nilon.
(4) Tắt thiết bị điện khi không dùng, sử dụng nước hợp lý.
(5) Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh.
(6) Tuyên truyền đến bạn bè, gia đình và người thân.
Số biện pháp các em có thể thực hiện để bảo vệ môi trường không khí là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 51. Cho các hình ảnh dưới đây:

Hình 1 Hình 2 Hình 3

151
Hình 4 Hình 5 Hình 6
Số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí thể hiện qua các hình là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 52. Cho các quá trình sau:
(1) Hô hấp. (2) Quang hợp. (3) Hoà tan.
(4) Nóng chảy. (5) Đốt cháy.
Quá trình cần oxygen là
A. 1, 3. B. 1, 5. C. 3, 4. D. 2, 5.
Câu 53. Không khí là yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trên Trái
đất. Cho vai trò của không khí như sau
(a) Oxygen cần cho sự hô hấp và sự cháy.
(b) Nitrogen cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật.
(c) Hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ trái đất và là nguồn sinh ra mây, mưa.
(d) Carbon dioxide cần cho sự quang hợp.
(e) Bụi trong không khí giúp thực vật hô hấp tốt hơn.
Số vai trò đúng của không khí là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 54. Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxygen
trong không khí đó. Một bạn học sinh tính toán được các số liệu như sau:
(a) Mỗi người lớn trong một ngày đêm cần trung bình một thể tích không khí là 12 m3.
(b) Mỗi người lớn trong một ngày đêm cần thể tích oxygen là 2,4 m3 (giả sử oxygen chiếm 1/5 thể tích
không khí).
(c) Mỗi người lớn trong một ngày đêm cần thể tích oxygen là 0,8 m3 (giả sử oxygen chiếm 1/5 thể tích
không khí).
(d) Mỗi người lớn trong một ngày đêm cần trung bình một thể tích không khí là 6 m3.
Phát biểu đúng là
A. a, c. B. a, b. C. c, d. D. b, d.
Câu 55. Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m. Một bạn học sinh tính toán
được các số liệu sau:
(a) Thể tích không khí trong phòng học là 336 m3.

152
(b) Thể tích oxygen có trong phòng học là 67,2 m3. (Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong
phòng học đó).
(c) Giả thiết bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường
100 ml khí oxygen thì lượng oxygen trong phòng không đủ cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp
trong mỗi tiết học 45 phút.
(d) Thể tích nitrogen trong phòng học là 286,8 m3. (Giả thiết nitrogen chiếm 4/5 thể tích không khí trong
phòng học đó).
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 56. Bảng dưới đây là kết quả đo thành phần của khí hít vào và thở ra của bạn Dũng:

Oxygen Carbon dioxide Nitrogen Hơi nước

Khi hít vào 20,96% 0,03% 79,01% Ít


Khi thở ra 16,04% 4,10% 79,50% Bão hoà

Biết rằng số nhịp hô hấp của học sinh này là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 480 ml.
Bạn Hà đã tính toán được các thông số từ bảng như sau:
(1) Trong 1 giờ, số nhịp thở của bạn Dũng là 1008 nhịp.
(2) Thể tích khí hít vào trong 1 ngày của bạn Dũng là 12441,6 lít.
(3) Trong một ngày bạn Dũng đã lấy từ môi trường 612,13 lít khí oxygen.
(4) Trong một ngày bạn Dũng đã thải ra môi trường 506,37 lít khí carbon dioxide qua đường hô hấp.
(5) Trong 1 ngày, số nhịp thở của bạn Dũng là 2592 nhịp.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 57. Khi đốt cháy 1 lít xăng, cần 1950 lít oxygen và sinh ra 1248 lít khí carbon dioxide. Một ô tô khi
chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 lít xăng. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí, một
bạn học sinh đã tính toán được các số liệu sau:
(a) Thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km là 68250 lít.
(b) Thể tích khí carbon dioxide đã sinh ra là 7368 lít.
(c) Thể tích oxygen cần cho phản ứng đốt cháy hoàn toàn 7 lít xăng là 13650 lít.
(d) Mỗi km ô tô đã sử dụng hết lượng không khí là 682,5 lít.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Với mục đích chứng minh sự có mặt của hơi nước, carbon dioxygende và oxygen trong không
khí, bạn An đã làm các thí nghiệm nhưsau:
153
Thí nghiệm 1: Bạn lấy một cốc nước đá bỏ trên mặt bàn khô.
Thí nghiệm 2: Bạn lấy một cốc nước vôi trong để trên mặt bàn.
Thí nghiệm 3: Bạn lấy một cây nến đốt cháy rồi để trên bàn.
Theo em, các thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định chất gì? Giải thích lí do lựa chọn.
Câu 2. Vai trò của oxygen, nitrogen, carbon dioxide và hơi nước đối với tự nhiên.
Câu 3. Vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong
oxygen.
Câu 4. Bảng dưới đâỵ là kết quả đo thành phẩn của khí hít vào và thở ra của bạn Dũng:
Oxygen Carbon dioxygende Nitrogen Hơi nước
Khi hít vào 20,96% 0,03% 79,01% Ít
Khi thở ra 16,04% 4,10% 79,50% Bão hoà

Biết rằng số nhịp hô hấp của học sinh này là 18 nhịp/ phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 480 ml.
Hãy cho biết trong một ngày bạn học sinh này đây lấy từ môi trường bao nhiêu lít khí oxygen và thải ra
môi trường bao nhiêu lít khí carbon dioxygende qua đường hô hấp?
Câu 5. Người và động vật khi hô hấp hay quá trình đốt nhiên liệu đểu lấy oxygen và nhả khí carbon
dioxide ra môi trường không khí.
a) Nhờ quá trình nào trong tự nhiên mà nguồn oxygen trong không khí được bù lại, không bị hết đi?
b) Nếu chúng ta đốt quá nhiểu nhiên liệu thì môi trường sống của người và động vật khác sẽ ảnh hưởng
như thế nào?
Câu 6. Hãy liệt kê các hoạt động thường ngày của bản thân có thể gây ô nhiễm môi trường không khí.
Câu 7. Hãy nêu các biện pháp em đã làm hoặc đang làm hoặc sẽ làm để bảo vệ môi trường không khí.
Câu 8. Không khí trong lành sẽ đảm bảo cho con người có sức khoẻ tốt nhất.
a) Không khí có thành phần như thế nào thì được xem là không khí trong lành?
b) Nếu không khí không trong lành thì sẽ gây những tác hại gì đối với con người?
c) Làm thế nào để bảo vệ không khí trong lành?
d) Hãy vẽ một bức tranh tuyên truyền về vai trò của bảo vệ không khí trong lành?
Câu 9. Cho các hình ảnh dưới đây:

Hình 1 Hình 2 Hình 3

154
Hình 4 Hình 5 Hình 6

a) Em hãy chỉ ra từng nguyên nhân cụ thể gây ô nhiễm môi trường không khí qua các hình ảnh trên.
b) Em hãy đề xuất một số biện pháp để hạn chế ô nhiễm không khí như các hình ảnh trên.
Câu 10. Ngày 1 tháng 1 năm 2016, một vụ tai nạn thảm khốc xảy ra tại lò vôi ở xã Hoàng Giang, huyện
Nông Cống (tỉnh Thanh Hoá) khiến 8 người thiệt mạng do nhiễm khí độc. Điều đáng nói ở đây là các vụ
tai nạn tương tự có thể xảy đến bất cứ lúc nào bởi các chủ lò vôi ở nhiều địa phương khác vẫn xem nhẹ
quy trình xử lí khí độc.
a) Khí thải lò vôi sẽ dẫn đến hậu quả gì đối với môi trường không khí?
b) Nguyên nhân dẫn đến sự thiệt mạng của những người ở trên là gì?
c) Hãy đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực xung
quanh lò vôi?
Câu 11. Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong
lành?
Câu 12. Hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Khi sắp có mưa to, ta thường thấy oi bức.
b) Vào những ngày trời ẩm, mặt tường ốp gạch men, mặt sàn nhà lát đá thường xuất hiện lớp nước mỏng.
c) Tại sao nước biển không độc lại có tính sát trùng nhưng không thể dùng nước biển uống thay cho nước
thường được.
Câu 13. Cho các nguồn ô nhiễm sau đây: núi lửa, đun nấu bằng than, gió xoáy, phương tiện giao thông,
khói thuốc lá, nhà máy công nghiệp.
a. Phân loại các nguồn trên thành nguồn tự nhiên và nguồn do con người.
b. Đề xuất các biện pháp khắc phục với nguồn ô nhiễm do con người.
Câu 14. Trong một giờ học ngoại khoá tại Thảo Cầm Viên, thầy giáo đưa ra một vấn đề sau: Các em hãy
cho biết yếu tố nào cần thiết cho sự sống của con người?
- Bạn Lan cho rằng con người thì phải có đủ thức ăn, nước uống phụ vụ hằng ngày.
- Bạn Long thì lại nghĩ rằng, để sống thì con người cần có nhiều và thật nhiều tiền.
- Bạn Nam đưa ra ý kiến để có thể tồn tại thì yếu tố quan trọng nhất đó là phải có oxygen.
Còn riêng cá nhân em có ý kiến gì? Vì sao?
Câu 15. Trái Đất được bao quanh bởi một lớp khí dày được gọi là khí quyển. Không khí là một hỗn hợp
gồm nhiều loại khí và các vật chất khác nhau như các vi sinh vật và bụi bẩn. Không khí là một nguồn tài
155
nguyên quan trọng và cần thiết cho sự sống của con người và động thực vật, nó cũng rất cần thiết cho
đời sống và sản xuất để phát triển kinh tế. Thành phần của không khí được thể hiện trong bảng sau:
Thành phần của không khí Tỉ lệ phần trăm (%)
Khí nitrogen 78,00
Khí oxygen 21,00
Khí carbonic 0,03
Các khí hiếm và các vật chất khác 0,97
Hơi nước Biến động
Bụi bẩn, vi sinh vật, ... Biến động

a) Quan sát biểu đồ mô tả tỉ lệ phần trăm của các khí X, Y, Z và T trong không khí.
T = 0,03% Z = 0,97%
X = 21%

Y = 78%

Phương án nào dưới đây chính xác về tên gọi của các chất khí đó?
Phương án Nitrogen Oxygen Carbonic Các khí hiếm
A X Y Z T
B T X Y Z
C Z Y X T
D Y X T Z

b) Tại sao tỉ lệ phần trăm của hơi nước, bụi bẩn, vi sinh vật trong không khí lại không cố định?
c) Nhu cầu về oxygen trong đời sống và sản xuất là rất lớn, vậy lượng khí oxygen trong không khí có bị
thay đổi không? Vì sao?
Câu 16. Tại sao một số chất khí được gọi là “khí nhà kính” ? Nêu và phân tích ảnh hưởng của 5 loại
khí nhà kính chủ yếu.
Câu 17. Bảng sau mô tả tính chất của khí mà chúng ta hít vào và thở ra. Hãy khoanh tròn vào tính chất
mà em cho là đúng mở mỗi cột.

156
Nội dung so sánh Khí hít vào Khí thở ra
Khí nitrogen Ít hơn / Nhiều hơn / Bằng nhau Ít hơn / Nhiều hơn / Bằng nhau
Khí oxygen Ít hơn / Nhiều hơn / Bằng nhau Ít hơn / Nhiều hơn / Bằng nhau
Khí carbonic Ít hơn / Nhiều hơn / Bằng nhau ít hơn / Nhiều hơn / Bằng nhau
Các khí hiếm Ít hơn / Nhiều hơn / Bằng nhau Ít hơn / Nhiều hơn / Bằng nhau
Hơi nước Ít hơn / Nhiều hơn / Bằng nhau Ít hơn / Nhiều hơn / Bằng nhau
Nhiệt độ Thấp hơn / Cao hơn Thấp hơn / Cao hơn

Câu 18. Bạn An cho rằng ngọn nến cháy trong không khí sẽ mạnh và sáng hơn so với cháy trong khí
oxygen nguyên chất. Theo em, bạn An phát biểu như vậy đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại ý kiến trên.
Câu 19. Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
oxygen carbonic hít vào thở ra phổi
a) Mọi sinh vật đều sử dụng .................cho quá trình hô hấp.
b) Hô hấp là quá trình oxygen hoá đường (thức ăn mà chúng ta nạp vào), tạo thành năng lượng cung cấp
cho các hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải ra khí................
c) Các cơ thể sống lấy ...................... cần cho quá trình hô hấp và thải khí phẩm của quá trình hô hấp
bằng cách .................và ..............
d) Ở người, sự trao đổi khí này diễn ra ở...................
Câu 20. Người ta phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh hoặc các bể chứa cá sống ở các hàng
bán cá. Vì sao lại phải giải thích việc sục không khí vào các bể cá đó có tác dụng gì ?

Câu 21. Em hãy đọc thông tin sau:


Không khí cho phép các sinh vật sống có thể thở được. Nó cung cấp cho các cơ quan lượng oxygen
cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào và thải ra khi carbonic. Khi thở, không khí vào miệng và mũi,
sau đó chuyển tới khí quản và đi tới phổi. Từ đó, một phần oxygen có trong không khí đi vào máu. Ngược
lại, máu dẫn khí carbonic trở lại phổi để thải chúng ra ngoài qua khi quản, mũi và miệng.
Phổi của con người hoạt động như một ống thổi. Chúng phồng lên để đón lấy không khí giàu oxygen,
rồi xẹp xuống để đẩy khí carbonic do các tế bào của màu thải ra.
Các lá phổi là những bộ phận có khả năng đàn hồi, chính vì vậy chúng có thể tăng hay giảm dung tích
theo nhịp hô hấp. Chúng tăng dung tích để nhận đây không khí (hít vào) và giảm dung tích để làm rỗng
phổi (thở ra). Để đảm bảo sự sống, chúng ta cần hít vào và thở ra khoảng 25.000 lần trong một ngày.
157
Ở các độ cao lớn, sự giảm oxygen trong không khi có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Chính
vì thế, các nhà leo núi đôi khi cần phải trang bị các bình oxygen.
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Chất khí nào cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào?
b) Vì sao các nhà leo núi đôi khi phải cần trang bị các bình oxygen?
c) Khi thở, người ta hít vào khoảng 250 cm không khí, vậy thể tích của khí oxygen hít vào của một người
trong một ngày là bao nhiêu?
Câu 22. Đọc thông tin được đưa ra ở đoạn văn dưới đây:
Điều gì xảy ra nếu Trái Đất mất oxygen trong 5 giây?
Oxygen - nguyên tố chiếm khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất và chiếm khoảng 21% thể tích không
khí, thường được gọi là dưỡng khí và một phần tất yếu cho sự sống trên hành tinh chúng ta. Vậy, điều gì
sẽ xảy ra nếu Trái Đất đột nhiên mất toàn bộ oxygen chỉ trong 5 giây ngắn ngủi? Mọi người trên bãi biển
sẽ ngay lập tức bị cháy sạm da (dù lúc đó sẽ không còn bãi biển, cát và nước). Bầu trời ban ngày sẽ trở
nên đen sẫm. Tất cả các mẩu kim loại chưa gia công sẽ ngay lập tức bắt dính với nhau. Lớp vỏ Trái Đất
sẽ vỡ vụn.
(Trích từ Khoa học.com.vn ngày 15/9/2014)
Em hãy giải thích các hiện tượng trên.
Câu 23. Sự kiện giờ Trái Đất được thực hiện từ năm 2007 và đến nay, các hoạt động hưởng ứng Giờ
Trái Đất đã lan rộng trên khắp các châu lục trên toàn thế giới. Sử dụng Internet hay sách báo, em hãy tìm
hiểu ý nghĩa giờ Trái Đất là gì? Mục đích giờ Trái Đất và Ý nghĩa của Logo Giờ Trái Đất ? Từ đó, em
có những hành động gì để chung tay với cộng đồng và xã hội ?

Hình. Giờ trái đất 60+


Câu 24. Tại sao người ta lại nói “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người ?
Câu 25. Làm cách nào để chứng minh được trong không khí có chứa khí carbonic, hơi nước và bụi?
Câu 26. Bạn Lan cho rằng, cây xanh hay hoa tươi sẽ giúp ích cho chúng ta trong việc ngắm nhìn để giải
trí hay trưng bày trong phòng sẽ làm căn phòng thêm xanh và đẹp hơn. Do đó, Lan quyết định đem những

158
chậu cây kiểng, hoa tươi vào hết trong phòng ngủ của mình để có thể tha hồ ngắm và làm sạch không
khí cho phòng mình. Theo em, bạn Lan làm vậy có thật sự tốt và có lợi không? Vì sao?

159
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1D 2D 3C 4D 5C 6D 7A 8C 9D 10C
11B 12C 13C 14B 15A 16D 17D 18C 19A 20B
21D 22B 23B 24A 25A 26C 27B 28B 29A 30D
31A 32A 33A 34B 35A 36A 37D 38B 39B 40D
41D 42B 43A 44B 45C 46C 47A 48D 49A 50C
51D 52B 53B 54A 55A 56C 57D

Hướng dẫn giải trắc nghiệm


Câu 9.
- Khí thải của nhà máy chứa SO2, CO2 … gây ô nhiễm không khí.
- Quá trình quang hợp chuyển CO2 thành O2.
- Các phương tiện giao thông dùng nhiên liệu xăng, dầu thải ra một lượng lớn khí độc gây ô nhiễm không
khí.
- Khí thải từ lò vôi chủ yếu là khí carbon dioxide, ngoài ra còn một số khí độc hại khác. Các khí này thải
ra sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí.
- Lượng CO2 sinh ra từ quá trình hô hấp không lớn để gây ô nhiễm không khí.
Câu 10. Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên.
Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống
mặt đất; sau đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho
không khí nóng lên. Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. CO2 trong khí quyển giống
như một tấm kính dày bao phủ Trái đất biến hành tinh của chúng ta giống như một nhà kính lớn.
Câu 35.
Lượng không khí người đó hít vào mỗi ngày là: Vkk = 0,5.24 = 12 (m3).
Lượng oxygen người có trong không khí là: VOxygen = Vkk/5 = 2,4) (m3).
Lượng oxygen cơ thể giữ lại là: V1/3 = 0,8 (m3).
Câu 44. Số phát biểu đúng là
(c) Chất chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí là nitrogen.
(d) Carbon dioxide chiếm khoảng 0,03 % thể tích không khí.
(e) Trong không khí oxygen chiếm 21% về thể tích.
Câu 45. Thí nghiệm dùng để xác minh sự có mặt của oxygen trong không khí là
Thí nghiệm 3: Bạn lấy một cây nến đốt cháy rồi để trên bàn.
Thí nghiệm 4: Nhốt con châu chấu trong bình kín một thời gian.
Câu 46. Cho các câu mô tả tính chất của khí mà chúng ta hít vào và thở ra. Số phát biểu đúng là
(2) Lượng khí oxygen hít vào ít hơn lượng thở ra.
(3) Lượng khí carbon dioxide hít vào ít hơn lượng thở ra.
160
(4) Lượng hơi nước hít vào ít hơn lượng thở ra.
Câu 47. Số phát biểu không đúng là
(3) Nitrogen là nguồn dưỡng khí quan trọng đối với con người.
Câu 48.
- Khí thải của nhà máy chứa SO2, CO2 … gây ô nhiễm không khí.
- Quá trình quang hợp chuyển CO2 thành O2.
- Các phương tiện giao thông dùng nhiên liệu xăng, dầu thải ra một lượng lớn khí độc gây ô nhiễm không
khí.
- Khí thải từ lò vôi chủ yếu là khí carbon dioide, ngoài ra còn một số khí độc hại khác. Các khí này thải
ra sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí.
- Lượng CO2 sinh ra từ quá trình hô hấp không lớn để gây ô nhiễm không khí.
Câu 49. Số phát biểu không đúng là
(1) Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên chặt cây xây cầu cao tốc.
(3) Hoạt động nông nghiệp không làm ô nhiễm môi trường không khí là phun thuốc trừ sâu để phòng
sâu bọ phá hoại cây trồng.
(5) Biểu hiện không phải là biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường là da bị kích ứng, nhiễm các bệnh
đường hô hấp.
Câu 50. Số biện pháp các em có thể thực hiện để bảo vệ môi trường không khí là
(1) Dọn dẹp vệ sinh lớp học, nhà cửa.
(2) Không xả rác bừa bãi.
(5) Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh.
(6) Tuyên truyền đến bạn bè, gia đình và người thân.
Câu 51.
Hình 1, hình 5: ô nhiễm do khí thải công nghiệp.
Hình 2: ô nhiễm bụi.
Hình 3,6: ô nhiễm do khí thải của phương tiện giao thông.
Hình 4: ô nhiễm do đốt rác thải sinh hoạt.
Câu 52. Quá trình cần oxygen là
(1) Hô hấp.
(5) Đốt cháy.
Câu 53. Không khí là yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trên Trái
đất. Cho vai trò của không khí. Số vai trò đúng của không khí là
(a) Oxygen cần cho sự hô hấp và sự cháy.
(b) Nitrogen cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật.
(c) Hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ trái đất và là nguồn sinh ra mây, mưa.
(d) Carbon dioxide cần cho sự quang hợp.
Câu 54.

161
Lượng không khí cần dùng trong 1 ngày (24 giờ) cho mỗi người là: VKhông khí = 0,5m3. 24 = 12m3.
Do trong không khí oxygen chiếm 1/5 về thể tích nên thể tích khí oxygen cần dùng trong 1 ngày cho một
1 1
người trung bình là: VOxygen = 12. 3 . 5 = 0,8 m3.
Câu 55. Phát biểu đúng là a, b. Phát biểu sai là c, d.
a) Thể tích của phòng học: 12 x 7 x 4 = 336 m3.
b) Thể tích oxygen trong phòng học: 336 : 5 = 67,2 m3.
c) Thể tích oxygen 1 học sinh dùng trong 45 phút: 16 x 0,1 x 45 = 72 lít.
Thể tích oxygen 50 học sinh dùng trong 45 phút: 72 x 50 = 3 600 lít = 3,6 m3.
Kết luận: Lượng oxygen trong phòng đủ để học sinh hô hấp trong 45 phút.
d) Thể tích nitrogen trong phòng học: 336:5 x 4 = 268,8 m3
Câu 56. Phát biểu đúng là (2), (3), (4).
- Trong một giờ (60 phút), số nhịp thở: 18 x 60 = 1080 nhịp.
- Trong một ngày (24 giờ), số nhịp thở: 24 x 1080 = 25920 nhịp.
- Thể tích khí hít vào trong một ngày: 25920 x 0,480= 12441,6 lít.
- Tỉ lệ oxygen sử dụng: 20,96% – 16,04% = 4,92%.
- Thể tích oxygen đã lấy từ môi trường: 4,92% x 12 441,6 lít = 612,13 lít.
- Tỉ lệ khí carbon dioxide thải ra môi trường: 4,10% – 0,03% = 4,07%.
- Thể tích carbon dioxide thải ra môi trường: 4,07% x 12 441,6 = 506,37 lít.
Câu 57.
a) Thể tích không khí cần là: 1950 x 7 x 5 = 68 250 (lít) .
b) Thể tích khí carbon dioxide sinh ra: 1248 x 7 = 8736 (lít) .
c) Thể tích oxygen cần cho phản ứng đốt cháy hoàn toàn 7 lít xăng là 1950 x 7 = 13650 lít.
d) Mỗi km ô tô đã sử dụng hết lượng không khí là 68 250 : 100 = 682,5 lít.

B. TỰ LUẬN
Câu 1.
Thí nghiệm 1 nhằm mục đích xác minh có hơi nước trong không khí. Khi bỏ cốc nước đá ra mặt bàn
khô, một lát thấy nước ngưng tụ bên ngoài cốc chứng tỏ hơi nước trong không khí khi gặp lạnh đã ngưng
tụ lại.
Thí nghiệm 2 nhằm xác minh trong không khí có carbon dioxide. Khi bỏ cốc nước vôi trong trên bàn,
một thời gian sau cốc nước vôi trong bị đục chứng tỏ trong không khí có carbon dioxide vì carbon dioxide
làm đục nước vôi trong.
Thí nghiệm 3 nhằm xác minh trong không khí có oxygen. Khi đặt cây nến đang cháy trên bàn mà nó
vẫn tiếp tục cháy nghĩa là trong không khí phải có oxygen. Nếu không có oxygen thì nến sẽ tắt ngay.
Câu 2.

162
Câu 3. Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxygen.
Đó là vì trong không khí, thể tích khí nitrogen gấp 4 lần khí oxygen, diện tích tiếp xúc của chất cháy với
các phân tử oxygen ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt tiêu hao để đốt nóng
khí nitrogen nên nhiệt độ đạt được thấp hơn.
Câu 4.
- Trong một giờ (60 phút),số nhịp thở: 18 x 60 = 1 080 nhịp.
- Trong một ngày (24 giờ), số nhịp thở: 24 x 1 080 = 25 920 nhịp.
- Thể tích khí hít vào trong một ngày: 25 920 x 0,480= 12 441,6 lít.
- Tỉ lệ oxygen sử dụng: 20,96% - 16,04% = 4,92%.
- Thể tích oxygen đã lấy từ môi trường: 4,92% x 12 441,6 lít = 612,13 lít.
- Tỉ lệ khí carbon dioxide thải ra môi trường: 4,10% - 0,03% = 4,07%.
- Thể tích carbon dioxide thải ra môi trường: 4,07% x 12 441,6 = 506,37 lít.
Câu 5.
a) Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. Trong quá trình quang hợp, cây xanh lấy khí carbon dioxide
và nhả ra oxygen nên có tác dụng làm giảm carbon dioxide và tăng oxygen trong môi trường.
b) Nếu đốt nhiều nhiên liệu sẽ sử dụng mất quá nhiều oxygen đổng thời sinh ra nhiều khí carbon dioxide
và khí thải độc hại khác. Do đó, tỉ lệ khí carbon dioxide và khí thải độc hại tăng cao, oxygen giảm sâu
nên sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khoẻ con người và động vật khác.
Câu 6.

Câu 7. Những việc học sinh làm để bảo vệ môi trường:


+ Dọn dẹp vệ sinh lớp học, nhà cửa.

163
+ Không xả rác bừa bãi.
+ Hạn chế sử dụng túi nilon, tái sử dụng túi nilong.
+ Tắt thiết bị điện khi không dùng, sử dụng nước hợp lý.
+ Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh.
+ Tuyên truyền đến bạn bè, gia đình và người thân.
Câu 8.
a) Không khí trong lành là không khí mà thành phần các chất khí có sẵn được duy trì ổn định và không
xuất hiện thêm các thành phần mới trong không khí.
b) Nếu không khí không trong lành sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người. Có thể gây
bệnh về đường hô hấp hoặc nhiều bệnh khác. Ngoài ra, không khí không trong lành còn ảnh hưởng tới
các quá trình sản xuất, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của con người.
c) Bảo vệ không khí trong lành:
- Hạn chế phát sinh khí thải ra môi trường bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến, ít phát sinh khí
thải.
- Sử dụng các quỵ trình sản xuất ít phát sinh khí thải, xử lí tốt khí thải trước khi thải ra môi trường.
- Hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch.
- Tích cực trồng cây xanh và bảo vệ rừng.
Câu 9.
a) Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí thể hiện qua các hình:
- Hình 1, hình 5: ô nhiễm do khí thải công nghiệp.
- Hình 2: ô nhiễm bụi.
- Hình 3, 6: ô nhiễm do khí thải của phương tiện giao thông.
- Hình 4: ô nhiễm do đốt rác thải sinh hoạt.
b) Biện pháp hạn chế ô nhiễm
Ô nhiễm do khí thải công nghiệp.
+ Sử dụng các quy trình công nghệ giảm phát sinh khí thải.
+ Các nhà máy tăng cường sử dụng năng lượng điện.
Ô nhiễm bụi:
+ Làm sạch các con đường giao thông.
+ Các công trình xây dựng không làm đổ các chất có thể gây bụi ra gần đường giao thông.
Ô nhiễm do khí thải của phương tiện giao thông:
+ Sử dụng các loại phương tiện có công nghệ cao, tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải.
+ Cấm các phương tiện không đảm bảo chất lượng khí thải tham gia giao thông.
+ Hạn chế tới mức có thể việc sử dụng các phương tiện giao thông.
Ô nhiễm do đốt rác thải:
+ Thu gom, phân loại và xử lí rác thải đúng cách.
+ Không xử lí bằng cách đốt.

164
Câu 10.
a) Khí thải từ lò vôi chủ yếu là khí carbon dioxide, ngoài ra còn một số khí độc hại khác. Các khí này
thải ra sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí.
b) Nguyên nhân thiệt mạng là do 8 người trên hít phải khí độc từ lò vôi. Các khí này đã không được khử
độc khi thải ra môi trường.
c) Biện pháp giảm ô nhiễm môi trường
- Thu và khử độc khí thải lò vôi trước khi thải ra môi trường.
- Sử dụng lò vôi liên hoànđểgiảm nhiên liệu tiêu thụ, giảm khí độc thải ra môi trường.
- Nên xây lò vôi ở xa khu dân cư, nơi thoáng khí.
Câu 11.
- Không khí bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống thực vật mà còn
phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử...
- Bảo vệ không khí trong lành ta phải làm:
- Phải xử lí khí thải các nhà máy các lò đốt, các phương tiện giao thông... để hạn chế mức thấp nhất việc
thải ra khí quyển các khí có hại như CO, CO2, bụi, khói,...
- Bảo vệ rừng trồng rừng, trồng cây xanh, là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành.
Câu 12.
a) Vì không khí nóng bốc lên cao bị nhiệt độ thấp làm lạnh dần, ngưng tụ tạo thành những giọt nước,
như vậy độ ẩm trong không khí được gia tăng. Cho nên, ta thường cảm thấy rất oi bức khi trời sắp đổ
mưa.
b) Do độ ẩm cao trong không khí. Nhiệt độ mặt tường ốp gạch men, mặt sàn nhà lát đá thấp hơn nhiệt
độ của không khí nên hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại làm ướt sàn.
c) Vì trong nước biển chứa nhiều muối ăn nên càng uống thì sẽ càng khát do cơ thể cần nước để trung
hòa muối trong nước biển. Nếu uống quá nhiều nước biển, dần dần lượng muối trong cơ thể càng tăng,
vượt ngưỡng gây ngộ độc, loạn nhịp tim và có thể gây tử vong.
Câu 13.
a. Phân loại các nguồn ô nhiễm
- Nguồn tự nhiên: núi lửa, gió xoáy.
- Nguồn do con người: đun nấu bằng than, phương tiện giao thông, khói thuốc lá, nhà máy công nghiệp.
b. Đề xuất các biện pháp khắc phục ô nhiễm:
Nguyên nhân Biện pháp
Sử dụng các loại nhiên liệu thân thiện môi trường ít khí thải (bếp điện, bếp
Đun nấu bằng than
gas, sinh học,..)
Hạn chế phương tiện cá nhân, sử dụng phương tiện thân thiện môi trường
Phương tiện giao thông
(xe đạp, xe điện,..)
Khói thuốc lá Không hút thuốc lá
Nhà máy công nghiệp Xây dựng quy trình xử lí chất thải, chất thải trước khi thải ra môi trường
165
Câu 14. Oxygen là một dưỡng khí cực kì quan trọng cho đời sống, chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống
nhiều ngày nhưng không ai có thể nhịn thở (ngừng cung cấp oxygen cho cơ thể). Nếu ngừng cung cấp
oxygen trong 4 – 5 phút thì não đã bị tổn thương, sau 9 – 10 phút thì không thể phục hồi não. Do đó,
oxygen cực kì quan trọng và rất cần thiết cho đời sống của con người.
Câu 15.
a) Đáp án D.
b) Tỉ lệ phần trăm của hơi nước, bụi bẩn, vi sinh vật trong không khí không cố định, phụ thuộc vào các
hoạt động của con người (giao thông, sản xuất,...).
c) Lượng oxygen trong không khí hầu như không thay đổi vì oxygen trong không khí là sản phẩm trong
quá trình quang hợp từ cây xanh. Cây xanh như các nhà máy sản xuất oxygen mỗi ngày. Do đó, lượng
khí oxygen trong không khí hầu như không đổi.
Câu 16. Một số chất khí được gọi là “khí nhà kính” vì nó góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính, gây ra
sự biến đổi thời tiết và khí hậu trên toàn thế giới.
- 5 loại khí nhà kính chủ yếu: CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước... Học sinh tự tra cứu và phân tích ảnh
hưởng của 5 loại khí này.

Câu 17.
Nội dung so sánh Khí hít vào Khí thở ra
Khí nitrogen Bằng nhau Bằng nhau
Khí oxygen Nhiều hơn Ít hơn /
Khí carbonic Ít hơn Nhiều hơn
Các khí hiếm Bằng nhau Bằng nhau
Hơi nước Ít hơn Nhiều hơn
Nhiệt độ Thấp hơn Cao hơn

166
Câu 18. Bạn An phát biểu như vậy sai. Phải sửa lại là ngọn nến cháy trong khí oxygen nguyên chất sẽ
mạnh và sáng hơn so với cháy trong không khí.
Câu 19.
a) Mọi sinh vật để sử dụng oxygen cho quá trình hô hấp.
b) Hô hấp là quá trình oxygen hoá đường (thức ăn mà chúng ta nạp vào), tạo thành năng lượng cung cấp
cho các hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải ra khí carbonic.
c) Các cơ thể sống lấy oxygen cần cho quá trình hô hấp và thải khí carbonic là sản phẩm của quá trình
hô hấp bằng cách hít vào và thở ra.
d) Ở người, sự trao đổi khí này diễn ra ở phổi.
Câu 20. Việc sục không khí vào các bể cá đó có tác dụng tăng cường lượng oxygen trong nước giúp cho
việc hô hấp của cá diễn ra tốt hơn (do oxygen tan rất ít trong nước).
Câu 21.
a) Khí oxygen cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào.
b) Các nhà leo núi đôi khi phải cần trang bị các bình oxygen do càng lên cao lượng oxygen càng giảm vì
oxygen nặng hơn không khí.
c) Khi thở, người ta hít vào khoảng 250 cm3 không khí, vậy thể tích của khí oxygen hít vào của một
người trong một ngày là 1250 lít.
Câu 22.
- Mọi người trên bãi biển sẽ ngay lập tức bị cháy sạm da (dù lúc đó sẽ không còn bãi biển, cát và nước)
do các phân tử oxy trong không khí giúp bảo vệ làn da của chúng ta trước các tia tử ngoại gây hại.
- Bầu trời ban ngày sẽ trở nên đen sẫm, vì việc có ít các hạt phản xạ ánh sáng hơn đồng nghĩa với bầu
trời gần như tối mịt hoàn toàn.
- Tất cả các mẫu kim loại chưa gia công sẽ ngay lập tức bắt dính với nhau, do thứ duy nhất ngắn kim loại
không dính chặt nhau là một lớp oxygen hóa.
- Lớp vỏ Trái Đất sẽ vỡ vụn, vì oxygen chiếm tới 45% lớp vỏ hành tinh chúng ta.
Câu 23.
- Giờ Trái Đất là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF - World
Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh
hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy
cuối cùng của tháng ba hàng năm.
- Mục đích của Giờ Trái Đất nhằm khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ
những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững.
- Ý nghĩa của Logo Giờ Trái Đất Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi
số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở
60 phút mà còn hơn thế nữa. Màu xanh chủ đạo còn có thêm ý nghĩa là chúng ta hãy hành động để Trái
Đất thêm xanh.
Câu 24. Rừng cây như một lá phổi xanh:

167
- Rừng cây cũng giống như lá phổi của con người, nó trao đổi khí hàng ngày. Theo đó, rừng cây tạo ra
khí oxygen cho con người hít thở để duy trì sự sống nên được gọi là lá phổi.
- Hơn nữa, rừng cây có lá màu xanh nên gọi là “lá phổi xanh”.
Câu 25.
- Chứng minh trong không khí có CO2. Để yên 1 cốc thuỷ tinh chứa dung dịch nước vôi trong ở góc
phòng trong 2 ngày, sau đó quay lại quan sát, nếu thấy xuất hiện lớp ván mỏng trên bề mặt cốc thì chứng
tỏ không khí có chứa CO2.
- Chứng minh trong không khí có hơi nước: Để yên 1 cốc thuỷ tinh đựng nước đá bên trong, lấy nắp đậy
kín sau đó quan sát bên ngoài thành của cốc thuỷ tinh đó.
- Chứng minh trong không khí có bụi: Dùng 1 miếng băng keo dính, dán 2 đầu vào bìa cứng, chừa lại 1
đoạn keo dính ở giữa sau đó để ở góc phòng trong 3 ngày. Sau đó quay lại quan sát bề mặt keo dính.
Câu 26. Theo em, bạn Lan làm vậy không tốt hay không có lợi. Vì hoa hay cây xanh có quá trình hô hấp
thải ra CO2, vào ban đêm không tốt cho quá trình hô hấp của con người.

168
CHỦ ĐỀ
MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU
LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG;
TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG
MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN
CHỦ ĐỀ 4
LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM

MỘT SỐ VẬT LIỆU THÔNG DỤNG


PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Một số vật liệu thông dụng
► Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong
một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Gốm Nhựa Thủy tinh

Gỗ Cao su Kim loại


Hình. Một số vật liệu thông dụng

2. Tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng
a. Nhựa

169
► Đặc điểm: dễ tạo hình, thường nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện và bền mới môi trường.
→ Nhựa được dùng để chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống hằng ngày.
◌ Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các vật liệu bằng nhựa, tránh đặt chúng gần nơi có nhiệt độ cao.
Lựa chọn các loại nhựa phù hợp cho mục đích. Tìm hiểu các kí hiệu sử dụng đồ nhựa an toàn.

◌ Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

b. Kim loại
► Đặc điểm: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt.
◌ Một số kim loại có tính chất khác như: tính nhẹ, tính cứng, tính bền,...

◌ Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại cần chú ý về tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt tố của kim loại.
Ví dụ không tiếp xúc trực tiếp với phần dây dẫn điện bị mất lớp nhựa bảo vệ.

170
◌ Một số kim loại có thể bị gỉ trong môi trường không khí. Vì vậy, để bảo vệ, người ta thường sơn lên
bề mặt kim loại.

c. Cao su
► Đặc điểm: bị biến dạng khi chịu tác dụng nén hoặc kéo giãn và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng,
có khả năng chịu mài mòn, cách điện và không thấm nước.

◌ Khi sử dụng các vật dụng bằng cao su, cần chú ý không nên để chúng ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc
quá thấp, tránh tiếp xúc với các hóa chất trong thời gian dài hoặc các vật sắc nhọn.
d. Thủy tinh
► Đặc điểm: Bền, không thấm nước, không tác dụng với nhiều hóa chất. Thủy tinh trong suốt, cho ánh
sáng truyền qua.

171
◌ Khi sử dụng các vật dụng thủy tinh cần cẩn thận để tránh rơi vỡ. Lựa chọn loại thủy tinh phù hợp với
mục đích sử dụng.
e. Gốm
► Đặc điểm: cứng, bền với điều kiện môi trường. Nhiều loại gốm cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao.

f. Gỗ
Đặc điểm: bền chắc và dễ tạo hình.

◌ Tuy nhiên, gỗ dễ bị ẩm, mốc hay bị mối, mọt,...phá hoại. Người ta thường xử lí gỗ bằng cách sấy,
tẩm hóa chất trước khi đưa vào gia công đồ vật.

3. Phân loại các loại vật liệu


Vật liệu bằng kim loại Vật liệu bằng thủy tinh, nhựa Vật liệu bằng cao su
Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có
Có tính dẫn điện, dẫn Không dẫn điện, không dẫn tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp
nhiệt, dễ bị ăn mòn, bị gỉ nhiệt, ít bị ăn mòn và không gỉ nóng hay lạnh, không tan trong nước,
tan được trong xăng, ít bị ăn mòn.

Đối với vật dụng bằng kim loại khi để ngoài không khí ẩm, mưa acid và nước biển lâu ngày sẽ bị
gỉ (ăn mòn).

4. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả


Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả sẽ bảo vệ sức khỏe con người và tiết kiệm để giảm giá thành sản
phẩm. Sử dụng các vật liệu mới, tiết kiệm kinh tế, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường sẽ
đảm bảo sự phát triển bền vững.
Một số biện pháp sử dụng vật liệu:
172
◌ Giảm thiểu tối đa sử dụng vật liệu nhằm tiết kiệm tiền bạc, tránh lãng phí vật liệu, giảm rác thải vật
liệu cho môi trường.
◌ Tái sử dụng các vật liệu đang còn khả năng sử dụng được.
◌ Tái chế các vật liệu thành các sản phẩm hữu ích trong cuộc sống.
◌ Tuyên truyền về việc sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả để bảo vệ môi trường.

Hình. Thu gom, tái chế vật liệu đã qua sử dụng

Hình. Hạn chế rác thải nhựa, cao su

Hình. Mô hình 3R

173
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thế nào là vật liệu?
A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng,...
C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đấu vào
trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Câu 2. Mô hình 3R có nghĩa là gì?
A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
C. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.
Câu 3. Vật liệu nào sau đây không có thể tái chế?
A. Thủy tinh. B. Ống đồng. C. Xi măng. D. Cao su.

Câu 4. Dưới đáy hộp nhựa có biểu tượng có ý nghĩa là


A. an toàn sử dụng trong lò vi sóng. B. an toàn khu đựng thực phẩm.
C. sử dụng được trong máy rửa chén. D. dùng được trong lò vi sóng.
Câu 5. Kí hiệu nào biểu thị cho loại nhựa PS (nhựa polystiren), thường có ở các hộp mỳ ăn liền, hộp
đựng đồ ăn nhanh, … và là loại nhựa độc hại, không thể tái chế.

A. B. . C. . D. .
Câu 6. Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại, người ta thường dùng sơn phủ bề mặt kim loại hay bôi
dầu mỡ, … Những việc làm này giúp
A. kim loại đẹp hơn. B. kim loại tránh hoen gỉ.
C. kim loại mới lâu hơn. D. kim loại dễ dát mỏng hơn.
Câu 7. Có nhiều quy định pháp luật được đưa ra về những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường. Việc phân
loại rác thải cũng là một trong những hành vi giúp xử lý rác và bảo vệ môi trường. Rác thải sinh hoạt
được phân thành bao nhiêu loại chính?
A. 3 loại. B. 4 loại. C. 5 loại. D. 6 loại.
Câu 8. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?
A. Thủy tinh. B. Gốm. C. Kim loại. D. Cao su.
Câu 9. Pin được xem là thiết bị lưu trữ năng lượng dưới dạng hóa năng, nó là nguồn năng lượng giúp
các thiết bị cầm tay hoạt động như pin con Thỏ, pin con Ó, … Trong pin có chưa nhiều kim loại nặng
như thủy ngân, kẽm, chì,... Khi vứt một cục pin bừa bãi làm ô nhiễm
A. 500 lít nước, 1m3 đất trong 50 năm. B. 500 lít nước, 1m3 đất trong 100 năm.
174
C. 1 lít nước, 500m3 đất trong 50 năm. D. 1 lít nước, 500m3 đất trong 100 năm.
Câu 10. Vật liệu nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường?
A. Pin máy tính. B. Túi nilong. C. Hộp nhựa. D. Ống hút gạo.
Câu 11. Vật liệu xây dựng nào dưới đây sử dụng nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền
vững?
A. Gỗ tự nhiên. B. Kim loại.
C. Gạch không nung. D. Gạch chịu lửa.
Câu 12. Cách sắp xếp các vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào là chính xác?
A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí. B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.
C. Thủy tinh, đồng, nước, không khí. D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng.
Câu 13. Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất là
A. sứ. B. thủy tinh. C. nhựa. D. cao su.
Câu 14. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A. Thanh gỗ khô. B. Một đoạn ruột bút chì.
C. Một đoạn dây nhựa. D. Thanh thủy tinh.
Câu 15. Vật liệu nano có đặc điểm
A. Độ rắn siêu cao, siêu dẻo. B. Có độ mềm, dẻo.
C. Độ rắn thấp, nhiệt độ nóng chảy cao. D. Có kích cỡ lớn.
Câu 16. Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất chung của kim loại
A. Tính dẻo. B. Tính dẫn điện. C. Tính dẫn nhiệt. D. Tính cứng.
Câu 17. Vật liệu có tính chất trong suốt là
A. Kim loại đồng. B. Thủy tinh. C. Gỗ. D. Thép.
Câu 18. Việc làm nào nên thực hiện khi sử dụng các đồ vật bằng gỗ?
A. Đặt các vật sắc nhọn trên bề mặt. B. Cho tiếp xúc nhiều với nước.
C. Để trong môi trường khô thoáng. D. Dùng các chất tẩy rửa mạnh để lau bề mặt.
Câu 19. Con dao làm bằng thép sẽ không bị gỉ nếu
A. Cắt chanh rồi không rửa. B. Sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.
C. Dùng xong, cất đi ngay. D. Ngâm trong nước lâu ngày.
Câu 20. Những vật liệu nào sau đây đều bị gỉ sét?
A. Nhẫn vàng, đinh sắt, thìa nhựa. B. Đinh sắt, vỏ tàu thủy, tôn thép.
C. Thìa inox, thìa thủy tinh, ví da. D. Nhẫn vàng, nhẫn bạc, nhẫn bạch kim.
Câu 21. Cho các vật dụng: chậu nhựa, ghế gỗ, lọ gốm, ghế sắt, dây phanh xe đạp, lư đồng, lọ thủy tinh,
lốp xe ô tô, dao, vỏ bút bi, vỏ bút chì, bàn gỗ, giấy viết.
a) Nhóm các vật dụng được chế tạo từ kim loại là:
A. Chậu nhựa, ghế gỗ, ghế sắt, dây phanh xe đạp. B. Ghế sắt, dây phanh xe đạp, lư đồng, dao.
C. Dao, lư đồng, lọ thủy tinh, lốp xe. D. Dao, vỏ bút bi, vỏ bút chì, bàn gỗ.
b) Nhóm các vật dụng được chế tạo từ gỗ là:

175
A. Ghế gỗ, bàn gỗ, vỏ bút chì, giấy viết. B. Ghế gỗ, lọ gốm, ghế sắt, vỏ bút bi.
C. Dao, vỏ bút chì, bàn gỗ, lọ gốm. D. Vỏ bút bi, vỏ bút chì, bàn gỗ, giấy viết.
Câu 22. Người ta thường sử dụng vật liệu nào để làm bát, đĩa chịu nhiệt?
A. Gốm. B. Nhựa. C. Gỗ. D. Kim loại.
Câu 23. Để làm ấm điện đun nước, người ta thường sử dụng vật liệu gì?
A. Nhựa. B. Kim loại. C. Gốm. D. Thủy tinh.
Câu 24. Người ta không dùng vật liệu nào dưới đây để làm một chiếc đĩa đựng thức ăn?
A. Sứ. B. Nhựa. C. Thủy tinh. D. Cao su.
Câu 25. Vật liệu nào dưới đây dẫn điện tốt?
A. Thủy tinh. B. Nhựa. C. Cao su. D. Kim loại.
Câu 26. Vật liệu nào dưới đây có tính đàn hồi?
A. Gỗ B. Thủy tinh. C. Cao su. D. Kim loại.
Câu 27. Vật liệu nào trong suốt, cho ánh sáng đi qua?
A. Kim loại. B. Gốm sứ. C. Gỗ. D. Thủy tinh.
Câu 28. Vật liệu nào có thể bị mối mọt?
A. Thủy tinh. B. Cao su. C. Gỗ. D. Kim loại.
Câu 29. Vật liệu nào dưới đây có thể bị gỉ?
A. Gỗ. B. Gốm sứ. C. Nhựa. D. Kim loại.
Câu 30. Dây điện thường có lõi bằng đồng, vỏ bằng nhựa vì
A. đồng dẫn điện kém, còn nhựa thì dẫn điện tốt. B. đồng dẫn điện tốt, còn nhựa thì dẫn điện kém.
C. đồng và nhựa đều dẫn điện kém. D. đồng và nhựa đều dẫn điện tốt.
Câu 31. Hành động nào dưới đây là gây hại đến môi trường?
A. Phân loại rác thải sinh hoạt. B. Sử dụng túi giấy thay cho túi nylon.
C. Vứt pin đã sử dụng vào thùng rác. D. Tái sử dụng chai lọ bằng thủy tinh.
Câu 32. Người ta thường sử dụng vật liệu nào để làm bát, đĩa chịu nhiệt?
A. Kim loại. B. Nhựa. C. Gốm. D. Gỗ.
Câu 33. Gỗ có tính chất nào sau đây?
A. Chịu được nhiệt độ cao, bền với môi trường.
B. Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.
C. Bền chắc và dễ tạo hình, tuy nhiên dễ bị ẩm, mốc.
D. Bị biến dạng khi chịu tác dụng kéo hoặc nén và trở lại hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng.
Câu 34. Vật liệu nào không dẫn điện, không dẫn nhiệt, không đàn hồi, ít bị ăn mòn và không bị gỉ?
A.Thủy tinh. B. Cao su. C. Kim loại. D. Thủy tinh và cao su.
Câu 35. Cách sử dụng vật liệu nào dưới đây là không an toàn, hiệu quả?
A. Sử dụng vật liệu theo mô hình 3R.
B. Sử dụng đồ thủy tinh để đựng thức ăn trong lò vi sóng.
C. Sơn phủ bề mặt vật liệu kim loại để tránh hoen gỉ.

176
D. Sử dụng đồ nhựa để đựng nước uống, thực phẩm, thức ăn.
Câu 36. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?
A.Thép xây dựng. B. Nhựa composite. C. Thủy tinh. D. Xi măng.
Câu 37. Thế nào là vật liệu?
A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng,...
C. Vật liệu là một chất hay hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đấu vào
trong quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Câu 38. Vật liệu nano có kích thước bằng
A. 1 phần tỉ của mét. B. 1 phần triệu của mét.
C. 1 phần trăm của mét. D. 1 phần chục của mét.
Câu 39. Rổ, chậu, thau, … thường được làm bằng vật liệu nào?
A. Gỗ. B. Cao su. C. Gốm. D. Nhựa.
Câu 40. Vật liệu nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường?
A. Pin máy tính. B. Ống hút gạo. C. Túi nilong. D. Hộp nhựa
Câu 41. Mô hình 3R có nghĩa là gì?
A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
C. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.
Câu 42. Vật liệu bằng cao su có những tính chất nào sau đây?
(1) Dẫn điện và dẫn nhiệt; (2) Ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh;
(3) Có tính đàn hổi; (4) Ít bị ăn mòn và không bị gỉ;
(5) Không dẫn điện, không dẫn nhiệt.
A. (1); (3); (5). B. (2); (3); (5). C. (1); (3); (4). D. (2); (3); (4).
Câu 43. Cao su không tan trong nước, tan được trong
A. nước muối. B. sữa tươi. C. nước đường. D. xăng, dầu.
Câu 44. Vật liệu nào sau đây không phải là vật liệu cách điện?
A. Cao su. B. Nhựa. C. Đồng. D. Gốm.
Câu 45. Tiến hành thí nghiệm cho viên bi màu vàng vào cốc thủy tinh. Nhìn bên ngoài lớp ly thủy tinh
ta thấy rõ màu sắc của viên bi. Thí nghiệm trên chứng tỏ thủy tinh có tính chất
A. trong suốt. B. bị ăn mòn. C. đàn hồi. D. dễ bị gỉ.
Câu 46. Vật liệu nào dưới đây là vật dẫn điện?
A. Thanh gỗ khô. B. Đoạn ruột bút chì. C. Đoạn dây nhựa. D. Thanh thủy tinh.
Câu 47. Kim loại nào có màu nâu đỏ, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dễ dát mỏng và kéo thành sợi?
A. Sắt. B. Đồng. C. Nhôm. D. Kẽm.

177
Câu 48. Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ
A. Nhựa cây cao su. B. Than đá – dầu mỏ.
C. Nhà máy sản xuất cao su. D. Quặng sắt.
Câu 49. Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của thủy tinh thông thường?
A. Trong suốt. B. Khó vỡ.
C. Không gỉ, không hút ẩm. D. Ít bị ăn mòn.
Câu 50. Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ cao su ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh?
A. Đeo bao tay cao su nhấc nồi canh nóng, cầm viên đá lạnh.
B. Kéo dãn sợi chun rồi thả ra.
C. Thả sợi dây cao su ngâm trong xăng dầu và trong nước.
D. Đập quả bóng cao su xuống mặt đất.
Câu 51. Rác thải sinh hoạt hằng ngày được phân làm bao nhiêu loại chính?
A. 5 loại. B. 4 loại. C. 3 loại. D. 2 loại.
Câu 52. Đặc điểm nào sau đây là điểm chung cho cả sắt và nhôm?
A. Không dẫn điện, không dẫn nhiệt. B. Có tính đàn hồi.
C. Ít bị ăn mòn và không bị gỉ. D. Có tính ánh kim.
Câu 53. Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại, người ta thường dung sơn phủ bề mặt kim loại hay bôi
dầu mỡ, … Những việc này giúp
A. kim loại tránh bị hoen gỉ. B. kim loại đẹp hơn.
C. kim loại mới lâu hơn. D. kim loại dễ dát mỏng hơn.
Câu 54. Khi ta kéo căng một sợi dây cao su, sợi dây dãn ra sau đó khi buông tay sợi dây cao su trở về vị
trí cũ do cao su có tính
A. cách điện. B. cách nhiệt. C. đàn hồi. D. tan trong một số chất.
Câu 55. Xi măng được làm ra từ những vật liệu gì?
A. Đất sét. B. Đất sét, đá vôi và một số chất khác.
C. Đất sét và đá vôi. D. Đá vôi.
Câu 56. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Vật liệu bằng kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, bị gỉ.
(2) Cao su là vật liệu dẫn điện tốt.
(3) Ấm nhôm khi đun nước sẽ nhanh sôi hơn so với ấm làm bằng đất.
(4) Xoong, nồi thường được làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt, giúp quá trình nấu ăn nhanh
hơn.
(5) Vật liệu bằng thủy tinh không cho ánh sáng đi qua, dẫn nhiệt tốt.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 57. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Rác thải sinh hoạt hằng ngày được chia làm 3 loại chính.
(2) Cao su và gốm là 2 loại vật liệu không dẫn điện, không dẫn nhiệt.

178
(3) Ấm nhôm khi đun nước sẽ lâu sôi hơn so với ấm làm bằng đất.
(4) Đồ dùng nhựa dễ phân hủy sau khi hết hạn sử dụng.
(5) Vật liệu bằng nhựa dẻo, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
(6) Vật liệu kim loại khó dát mỏng và không thể bị bỉ.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Có các vật liệu như sau: đồng, nhựa, cao su, nhôm, sứ, nilon, thủy tinh, tre khô, sắt. Hãy cho biết
trong các vật liệu trên, vật liệu nào là vật liệu dẫn điện và vật liệu nào là vật liệu cách điện?
Câu 2. Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ nhanh
sôi hơn?
Câu 3. Tại sao xoong, nồi thường làm bằng kim loại còn bát đĩa được làm bằng sứ?
Câu 4. Nối tên vật liệu ở cột A với tính chất tương ứng của nó ở cột B sao cho phù hợp
CỘT A CỘT B
1. Kim loại. a. Dẻo, nhẹ, không bị dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không bị ăn mòn, dễ bị biến dạng nhiệt.
b. Trong suốt, cho ánh sáng đi qua, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng nhưng giòn,
2. Gốm.
dễ vỡ
c. Có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, cứng và bền,
3. Gỗ.
có thể bị gỉ.
4. Thủy tinh. d. Bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy, có thể bị mối mọt

5. Cao su. e. Không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.
6. Nhựa. g. Đàn hồi, bền, không dẫn điện và nhiệt, không thấm nước, dễ cháy.

Câu 5. Em hãy cho biết?


a) Gạch, ngói được làm từ vật liệu gì?
b) Gạch, ngói có tính chất gì?
c) Các lò gạch thủ công tồn tại những ảnh hưởng của lò gạch thủ công đến môi trường và đời sống con
người từ đó đưa ra đề xuất phương pháp thay thế và nêu lên được ưu điểm của phương pháp thay thế đó?

179
Câu 6. Kể tên các vật liệu tạo thành bê tông và bê tông cốt thép. Nêu tính chất, công dụng của bê tông
và bê tông cốt thép.
Câu 7. Tại sao phải bảo quản bao xi măng cẩn thận, để nơi khô, thoáng khí?
Câu 8. Em hãy nêu tính chất của vữa xi măng? Tại sao vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không
được để lâu?
Câu 9. Hãy kể tên các vật dụng cách điện được làm bằng cao su?
Câu 10. Cho các hình sau, hãy cho biết các đồ vật trong hình được làm từ vật liệu gì?
STT Đồ vật Vật liệu STT Đồ vật Vật liệu

1 4

2 5

3 6

Câu 11.
a) Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện?
b) Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ
không sử dụng vật liệu đồng?
Câu 12. Vải may quần áo được làm từ sợi bông hoặc sợi polymer (nhựa). Loại làm bằng sợi bông có đặc
tính thoáng khí, hút ẩm tốt hơn, mặc dễ chịu hơn nên thường đắt hơn vải làm bằng sợi polymer. Làm thế
nào để ta có thể phân biệt được 2 loại vải này?
Câu 13. Tại sao cửa ngõ làm bằng thép hộp người ta thường phải phủ lên một lớp sơn, còn làm bằng
inox thì người ta thường không sơn?

180
Câu 14. Em hãy kể tên một số đồ dung được làm bằng đồng và hợp kim của đồng? Nêu cách bảo quản
một số vật dụng bằng đồng và hợp kim của đồng trong gia đình?
Câu 15. Điền thông tin còn thiếu theo mẫu bảng sau:
STT Tên vật liệu Đặc điểm, tính chất Công dụng
1 Kim loại (1) (2)

Có tỉnh dẻo và đàn hồi, không thấm


2 (3) (4)
nước, không dẫn nhiệt và điện, dễ cháy.

Dùng để đan lát, làm dây buộc


3 (5) (6) bè, làm khung bàn, ghế, làm đồ
mỹ nghệ, …

Trong suốt, cho ánh sáng đi qua, không


4 (7) (8)
dẫn điện, dẫn nhiệt kém, dễ vỡ.

5 Gốm (9) (10)

Câu 16. Ghi đúng (Đ), sai (S) vào ô phù hợp đối với các nhận xét về đổ dùng bằng nhựa.
STT Nội dung Đ/S
1 Đồ dùng nhựa không gây ô nhiễm môi trường.
2 Đồ dùng nhựa không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
3 Đồ dùng nhựa dễ phân huỷ sau khi hết hạn sử dụng.
4 Đồ dùng nhựa có thể tái chế.

5
Đồ dùng nhựa có kí hiệu có nghĩa sử dụng được trong máy rửa chén.
6 Cao su và gốm là 2 loại vật liệu dẫn điện rất tốt.

Câu 17. Hãy nêu cách xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình sau đây:
(a) Pin điện hỏng; (b) Quần áo cũ;
(c) Chai nhựa, chai thủy tinh, túi nilong; (d) Giấy báo cũ;
(e) Đồ điện cũ, hỏng;
Câu 18. Nam thực hiện 2 thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Đập quả bóng cao su vào tường, quả bóng ban đầu bị biến dạng nhưng sau đó trở về hình
dạng ban đầu.
- Thí nghiệm 2: Kéo căng sợi dây cao su, sau khi thả ra sợi dây cao su trở lại hình dạng ban đầu.
181
Từ 2 thí nghiệm của Nam, chúng ta có thể rút ra được tính chất quan trọng nào của cao su. Từ tính chất
đó, cao su được ứng dụng làm gì?
Câu 19. Tại sao các nồi nấu ăn thường làm bằng kim loại, nhưng quai nồi thường làm bằng gỗ hay nhựa?
Câu 20. Hiện nay, phân loại rác rất quan trọng trong quá trình xử lí và tái chế các loại rác thải. Trả lời
các câu hỏi sau:
a) Rác thải sinh hoạt hằng ngày được phân làm bao nhiêu loại và đó là những loại nào?
b) Rác thải của nhà em gồm: xác động vật, thức ăn thừa, giấy báo cũ, mảnh bình thủy tinh vỡ, bóng đèn
vỡ và chai nước khoáng. Em hãy tiến hành phân loại các loại rác trên.
Câu 21. Phù Đổng Thiên Vương với tên gọi Thánh Gióng là một trong 4 vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng
dân gian Việt Nam. Khi giặc Ân xâm lược, từ cậu nhóc lên ba chưa biết nói biết cười, cậu Gióng lớn
nhanh như thổi xông pha đánh giặc với một con ngựa sắt, một bộ giáp sắt, một cái roi sắt. Lúc đang chiến
đấu hăng say, roi sắt của Gióng bị gãy, chàng liền quơ tay nhổ nhứng khóm tre làng đầy gai góc gần đấy
quật vào giặc. Tre trở thành vũ khí lợi hại giúp cậu Gióng đánh tan quân xâm lược, đem bình yên về cho
nước nhà.

Em hãy trình bày những tính chất của tre và giải thích vì sao tre có thể sử dụng như một loại vũ khí?
Câu 22. Việc sử dụng mỗi loại vật liệu cũng có ưu, nhược điểm nhất định. Đọc đoạn thông tin sau và trả
lời câu hỏi bên dưới.
NẾU NHỰA KHÔNG ĐƯỢC PHÁT MINH
Nhựa từng là một phát minh mang tính cách mạng nhưng hiện tại nó đang lấp đầy đại dương của chúng
ta. Kể từ những năm 1950, chúng ta đã tạo ra 6,3 tỉ tấn rác thải nhựa, khoảng 9% trong số đó được tái
chế, 12% bị tiêu hủy. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ sống chung với khoảng 4,9 tỉ tấn chất thải nhựa.
Cuộc sống chúng ta sẽ như thế nào nếu không có nhựa? Ngay cả khi bạn tránh sử dụng hộp nhựa để
đựng đồ ăn hoặc đóng gói các loại thực phẩm bằng túi vải thù nhựa vẫn có mặt khắp nơi. Các lon đồ
uống đượt lót bằng nhựa dẻo, nếu không chúng sẽ nhanh chóng bị ăn mòn. Cốc giấy cũng mang một lớp
nhựa mỏng. Không có các chai nhựa, chất lỏng chỉ đóng ở chai thủy tinh còn thịt sẽ được bao bọc trong
giấy. Dĩ nhiên, không có bao bì nhựa, thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn. Ngành công nghiệp điện tử sẽ bị
ảnh hưởng rất nhiều vì nhựa được sử dụng rộng rãi ở mọi thiết bị, từ máy tính đến điện thoại thông minh.
Nhưng ít chúng ta sẽ không làm ô nhiễm Trái Đất với cốc cà phê dùng một lần, chai nhựa, bàn chải đánh
răng. Hàng trăm loài sinh vật biển sẽ không bị tắc nghẽn hệ tiêu hóa, thậm chí nghẹt thở vì nuốt phải
những mảnh vụn nhựa.
Lược dịch theo insh.world (What if Plastic was Never Invented?)
182
a) Việc sử dụng nhựa có ưu điểm và nhược điểm nào?
b) Nếu thay màng nhựa bảo quản thực phẩm bằng giấy thì môi trường có hoàn toàn mất đi tác động tiêu
cực hay không?
c) Nêu một số cách có thể giúp giảm lượng rác thải nhựa.
Câu 23. Quan sát các đồ vật trong phòng em, kể tên 2 đồ vật được làm từ các vật liệu sau:
a. Nhựa. b. Kim loại. c. Gỗ.
Câu 24. Hãy ghép tên của vật liệu với mô tả sao cho phù hợp
Vật liệu Mô tả
1. Kim loại a. được dùng làm bóng, lốp xe.
2. Cao su b. được dùng làm thước kẻ, bàn, ghế, giường tủ.
3. Gỗ c. được dùng làm đồ chứa (chai, lọ, cốc chén,…) vì trong suốt, đẹp.
4. Thủy tinh d. được dùng làm đồ trong gia đình như cốc, lọ đựng,…vì khó vỡ
e. được dùng làm dây điện, xoong, nồi, chi tiết máy.

Câu 25. Gọi tên các vật liệu thường được dùng để tạo ra các vật dụng dưới đây:

Lốp xe Thìa, đĩa Bể cá vàng Khăn tắm

Được làm từ……. Được làm từ…….. Được làm từ……… Được làm từ………

Câu 26.
a) Giải thích tại sao ruột dây điện thường được làm từ đồng, nhôm còn vỏ được làm từ nhựa hoặc cao
su?
b) Tại sao ngày nay, lốp xe được làm bằng cao su mà không phải làm bằng gỗ hay bằng sắt?
c) Tại sao các đồ đựng đồ ăn thức uống (bát, đĩa, cốc, chén) người ta thường dùng gốm, sứ.
Câu 27. Em hãy nhìn vào các hình sau và miêu tả từng vật dụng với 2 từ khóa trong các từ cho sẵn dưới
đây:
không thấm nước nhẹ mềm dẻo
trong suốt khó uốn gấp mờ đục bền chắc
dễ vỡ thấm nước

183
……………(1)………… …………(2)…………… …………(3)……………

…………(4)…………… …………(5)…………… …………(6)……………

Câu 28. Chọn từ thích hợp trong khung để hoàn thành câu phía dưới:
Dẫn điện dẫn nhiệt đàn hồi
giòn dễ vỡ dát mỏng
a. Kim loại có tính…..(1) nên được sử dụng làm xoong, nồi đun nấu.
b. Lốp xe bằng cao su giảm/ chống sốc tốt hơp lốp xe bằng gỗ vì cao su có tính….(2).
c. Các đồ vật bằng thủy tinh như cốc, chai, lọ khi vận chuyển cần chú ý nhẹ tay vì chúng……(3).
d. Dao, cuốc bằng thép có thể rèn được vì chúng dễ……(4).
Câu 29. Cho đặc điểm một số loại thủy tinh được dùng làm đồ vật trong cột B. Hãy nối những đồ vật
dùng bằng thủy tinh trong cột A phù hợp với tính chất của thủy tinh tạo nên đồ vật ấy.
Cột A

Kính râm Cầu kính Nồi đun nấu


Cột B
a. Có độ cứng rất cao, chịu được sức ép lớn.

184
b. Chịu được sự thay đổi nhiệt độ lên tới 10000C.
c. Ngăn được tia cực tím (tia nguy hiểm có trong ánh sáng Mặt Trời).

Câu 30. Hãy nêu cách xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hàng ngày thành phân bón cây
trồng?
Câu 31. Cho thời gian phân hủy một số vật liệu
Vật liệu Thời gian phân hủy Vật liệu Thời gian phân hủy
Túi nilon 30 – 40 năm Giấy báo 6 tuần
Cốc nhựa 50 năm Bao bì sinh học 2 – 12 tuần

a. Vật liệu nào nên sử dụng gói/đựng đồ?


b. Vật liệu nào nên được sử dụng nhiều lần?
c. Tại sao để bảo vệ môi trường nên hạn chế sử dụng túi nilon?
Câu 32. Ngày nay, đồ dùng bằng nhựa được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Bên cạnh những ưu
điểm bền, chất, tiện dụng và giá thành thấp thì nó cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi
trường sống và sức khỏe con người.
a) Dựa vào kí hiệu cảnh báo in ở đáy các đồ dùng bằng nhựa để cho biết là loại nhựa không an toàn (chỉ
nên sử dụng 1 lần).
b) Hãy nêu một số biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa ở gia đình em.

Câu 33. Nêu cách sử dụng vật liêu đảm bảo phát triển bền vững.
Câu 34. Cho biết các đồ vật dưới đây được làm từ vật liệu gì?

Đồ vật Chiếc ấm Đồ chơi Bình, lọ thí nghiệm Găng tay Bàn Nồi

Vật liệu

185
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1C 2B 3C 4D 5C 6B 7A 8C 9A 10D
11C 12B 13C 14B 15A 16D 17B 18C 19B 20B
21B/A 22A 23B 24D 25D 26C 27D 28C 29D 30B
31C 32C 33C 34A 35D 36D 37C 38A 39B 40B
41B 42B 43D 44C 45A 46B 47B 48A 49C 50A
51B 52D 53A 54C 55B 56B 57C

Hướng dẫn giải trắc nghiệm


Câu 56. Phát biểu đúng: (1), (3), (4).
(2) Cao su là vật liệu cách điện.
(5) Vật liệu bằng thủy tinh cho ánh sáng đi qua, dẫn nhiệt tốt.
Câu 57. Phát biểu đúng là: (1); (2); (3); (5).

B. TỰ LUẬN
Câu 1.
- Vật liệu cách điện: đồng, nhôm, sắt.
- Vật liệu dẫn điện: nhựa, cao su, sứ, nilon, thủy tinh, tre khô.
Câu 2. Ấm nhôm sẽ nhanh sôi hơn do nhôm là vật liệu dẫn nhiệt tốt hơn đất.
Câu 3.
- Xoong nồi thường được làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt, giúp quá trình nấu ăn nhanh hơn.
- Bát, đĩa thường được làm bằng sứ vì sứ cách nhiệt tốt, khi đựng thức ăn làm cho thức ăn lâu nguội và
người dùng không bị nóng, an toàn.
Câu 4. Chọn 1- c ; 2- e ; 3- d ; 4- b ; 5- g; 6- a.
Câu 5.
a) Gạch, ngói được làm bằng đất sét nung ở nhiệt độ cao.
b) Gạch, ngói có tính chất: đều cứng, giòn và dễ vỡ.
c) Các lò gạch thủ công ảnh hưởng rất lớn đến môi trường:
- Gây bám bụi lên các vật dụng, đồ dùng.
- Ảnh hưởng đến quang cảnh xung quanh, cây cối bị bám bụi, gây hại đến cây trồng.
- Bụi ảnh hưởng đến đời sống.
- Người dễ mắc các bệnh về hô hấp.
Các lò gạch thủ công cần được thay thế bằng các lò gạch không nung. Ưu điểm của chúng là hạn chế
nhiệt và bụi thải ra môi trường.
Câu 6.
Bê tông
186
- Vật liệu tạo thành: xi măng, cát, sỏi hoặc đá trộn đều với nước.
- Tính chất: Chịu nén tốt.
- Công dụng: Lát đường.
Bê tông cốt thép
- Vật liệu tạo thành: trộn xi măng, cát, sỏi với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép.
- Tính chất: Chịu được các lực kéo, nén và uốn.
- Công dụng: Xây các nhà cao tầng, cầu, các đập nước,...
Câu 7. Xi măng cần để nơi khô thoáng, không để thấm nước. Vì khi bị ẩm hoặc bị thấm nước, xi măng
sẽ kết lại thành tảng, cứng như đá và không sử dụng được nữa.
Câu 8. Vữa xi măng khi mới trộn thì dẻo, khi khô thì trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy
vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu.
Câu 9. Một số vật dụng cách điện được làm bằng cao su là
- Vỏ dây điện.
- Ủng cao su.
- Bao tay cao su.
- Vỏ tay cầm của kim cách điện.
- Đồ bảo hộ cao su.
Câu 10.
(1) Gỗ. (2) Kim loại (thép). (3) Cao su.
(4) Nhựa. (5) Thủy tinh. (6) Nhựa.
Câu 11.
a) Kim loại đồng, nhôm được dùng làm dây dẫn điện vì nó có khả năng dẫn điện tốt.
b) Dây điện cao thế thường sử dụng nhôm vì nhôm nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, cột điện đỡ bị gây.
Ngoài ra, giá nhôm cũng rẻ hơn so với đổng.
Câu 12. Để phân biệt được 2 loại vải ta tiến hành:
- Cắt mảnh nhỏ từ 2 tấm vải.
- Đem 2 mảnh nhỏ đã cắt đem đi đốt:
+ Mảnh nào cháy và queo lại, khi cháy khét mùi nhựa → vải polymer.
+ Mảnh nào cháy thành tro và khét mùi giấy → vải cotton (làm từ sợi bông).
Câu 13. Vật liệu bằng inox thường không bị gỉ nên không cần phun sơn bảo vệ, còn vật liệu bằng thép
vẫn gỉ trong môi trường không khí nên phải phun sơn bảo vệ cho nó được bền hơn.
Câu 14.
- Một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng: tượng, đồ thờ, kèn, đỉnh, chuông, mâm,
đạn, các bộ phận cơ khí, …
- Cách bảo quản đồ đồng và hợp kim của đồng: khi đồ đồng bị xỉn màu ta phải thực hiện đánh bóng đồng
bằng một trong những cách sau:
+ Sử dụng nước, giấm, kem đánh răng.

187
+ Sử dụng muối, giấm.
+ Sử dụng nước chanh.
+ Sử dụng hóa chất làm sáng đồng.
Câu 15.
(1) Có ánh kim, dẫn điện tốt, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, cứng bền, có thể bị gỉ.
(2) Dây dẫn điện, nồi đun nấu, làm cầu, cổng, khung, nhà cửa, …
(3) Cao su.
(4) Dùng làm lốp xe, gioăng cao su, đệm, …
(5) Mây
(6) Dẻo, đặc ruột, vừa dai vừa cứng.
(7) Thủy tinh.
(8) Bình hoa, chai lọ, cửa kính, …
(9) Không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.
(10) Chum vại, bát đĩa, chậu hoa, …
Câu 16. 1 (S); (2) S; (3) S; (4) Đ; (5) Đ; (6) S.
Câu 17.
(a) Pin điện hỏng: thu gom, vứt bỏ đúng nơi quy định.
(b) Quần áo cũ: đem quyên góp, ủng hộ; tái chế làm giẻ lau; …
(c) Chai nhựa, chai thủy tinh, túi nilong: gom lại tái chế; tận dụng làm đồ trang trí, trồng cây;
(d) Giấy báo cũ: gom lại tái chế.
(e) Đồ điện cũ, hỏng: gom lại để tái chế.
Câu 18.
- Cao su có tính chất quan trọng: tính đàn hồi.
- Dựa vào tính đàn hồi, cao su ứng dụng làm các sợi dây tập luyện thể thao, dây buộc tóc, cột đồ, …
Câu 19. Nồi làm bằng kim loại vì kim loại có tính chất dẫn nhiệt tốt giúp quá trình nấu ăn nhanh hơn;
còn quai nồi làm bằng nhựa hay gỗ là những vật liệu cách nhiệt giúp an toàn trong quá trình đun nấu.
Câu 20.
a) Rác thải sinh hoạt hằng ngày được chia làm 3 loại chính:
- Rác thải hữu cơ.
- Rác thải rắn.
- Rác thải nguy hại.
b) Tiến hành phân loại rác:
- Rác thải hữu cơ: xác động vật, thức ăn thừa.
- Rác thải rắn: giấy báo cũ, chai nước khoáng.
- Rác thải nguy hại: mẩu bình thủy tinh vỡ, bóng đèn vỡ.
Câu 21.
- Tính chất của vật liệu tre là một loại vật liệu có độ bền cao, rất cứng và có độ dẻo dai nên rất dễ uốn.

188
- Tre được có thể được sử dụng như một loại vũ khí: tre nhỏ cao khoảng 2 - 3 mét còn có những cây tre
già cao hơn 5 mét; tre vừa có độ cứng và bền nên đủ khả năng sát thương đến quân địch; ngoài ra tre còn
có độ dẻo dai, nên khi kẻ thù tấn công có thể chống đỡ và dễ dàng tấn công.
Câu 22.
a) Ưu điểm: tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ đời sống con người như: hộp đựng đồ ăn, cốc uống
nước,….
Nhược điểm: nhựa thải vào đại dương sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường như làm cho các sinh
vật biển bị tắc nghẽn hệ tiêu hóa khi nuốt phải những mảnh vụn nhựa.
b) Giấy được làm từ gỗ nên sẽ làm một thảm họa môi trường nếu sử dụng nó để thay thế hoàn toàn nhựa.
c) Các giải pháp đưa ra: tái sử dụng nhựa, hạn chế sử dụng nhựa một lần, đẩy mạnh công nghệ xử lí rác
thải nhựa hiệu quả và thân thiện môi trường…..
Câu 23. Các đồ vật làm tự nhựa: thước kẻ, vỏ bút,….
a. Các đồ vật làm từ kim loại: cánh quạt, khóa cửa, ngòi bút,….
b. Các đồ vật làm từ gỗ: vở, bàn, ghế,…..
Câu 24. 1 – e; 2 – a; 3 – b; 4 – c.
Câu 25.
- Lốp xe được làm từ cao su. - Thài, đĩa được làm từ kim loại.
- Bể cá được làm từ thủy tinh. - Khăn tắm được làm từ vải sợi.
Câu 26.
a) Ruột dây điện thường được làm bằng đồng, nhôm vì các kim loại này dẫn điện tốt. Trong khi vỏ dây
điện được sử dụng bằng nhựa hoặc cao su vì chúng cách điện tốt, không gây nguy hiểm cho người sử
dụng.
b) Cao su có độ bền, dai, dẻo và độ đàn hồi cao nên nó được dùng làm bánh xe của các loại phương tiện
giao thông giúp tiếp xúc dễ dàng với mặt đường, giảm xóc.
c) Đồ đựng đồ ăn uống người ta hay dùng gốm, sứ vì vật liệu này bền với các môi trường acid, base,
muối thông thường, không xảy ra các phản ứng hóa học với thức ăn đồng thời dẫn nhiệt kém, dễ vệ sinh
tẩy sau khi sử dụng.
Câu 27. Bền chắc, không thấm nước, đặc.
(1) Không thấm nước, dễ vỡ.
(2) Thấm nước, mềm.
(3) Khó uốn gấp, bền chắc, đặc.
(4) Dễ vỡ, trong suốt, dẫn điện kém, không thấm nước.
(5) Nhẹ, dễ uốn gấp.
Câu 28. (1) dẫn nhiệt. (2) đàn hồi. (3) dễ vỡ. (4) dát mỏng.
Câu 29. 1 – c; 2 – a; 3 – b.
Câu 30. Cách xử dụng rác thải dễ phân hủy thành những thức ăn bỏ đi hàng ngày thành phân bón cho
cây trồng.

189
- Giữ lại thức ăn thừa (cơm thừa, rau quả hư hỏng, vỏ trái cây và củ, bã cà phê, bã chè, phần bỏ đi của
rau,…)
- Cho các nguyên liệu vào trong thùng ủ, nên cắt nhỏ để phân hủy nhanh hơn.
- Nếu thấy có nhiều nước thì bỏ nước đó, chỉ để lại phần bã phân hủy. Sau 2 – 4 tuần có thể sử dụng làm
phân bón cây trồng.
Câu 31.
a. Vật liệu nên sử dụng khi gói/đựng đồ là giấy báo và bao bì sinh học vì có thời gian phân hủy nhanh
→ thân thiện với môi trường.
b. Vật liệu nên được sử dụng nhiều lần là cốc nhựa và túi nilon.
c. Nên hạn chế sử dụng túi nilon vì thời gian phân hủy rất lâu, gây ô nhiễm môi trường.
Câu 32.

a. Dựa vào các con số bên trong hình tam giác ở đáy chia, lọ (ví dụ như ,….để phân biệt sản phẩm
dùng 1 lần hay nhiều lần). Các con số bên trong hình tam giác là 1, 3, 6 hoặc 7 không nên tái sử dụng.

b. Một số biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong gia đình:
- Hạn chế tối đa, hoặc không sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng 1 lần.
- Sử dụng sản phẩm được làm từ giấy, tre, nứa, cói, lá chuối,….
- Phân loại và tái sử dụng rác thải nhựa vào các mục đích khác nhau.
Câu 33.
- Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả theo mô hình 3R:

- Rất nhiều đồ dùng cũ, rau, quả, thực phẩm hỏng có thể được sử dụng lại với mục đích khác nhau hoặc
gom lại để tái chế.

190
- Hạn chế rác thải, phân loại rác khi bỏ đi là những hành động thiết thực bảo vệ môi trường.

Câu 34.
Đồ vật Chiếc ấm Đồ chơi Bình, lọ thí nghiệm Găng tay Bàn Nồi

Vật liệu Gốm sứ Nhựa Thủy tinh Cao su Gỗ Kim loại

191
NHIÊN LIỆU VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Một số nhiên liệu thông dụng
►Nhiên liệu (chất đốt) là khí cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng.
► Một số nhiên liệu thông dụng:
Nhiên liệu rắn Nhiên liệu lỏng Nhiên liệu khí
Củi, than, nến,… Xăng, cồn,… Gas, biogas, khí than,…

Ngoài các dạng nhiên liệu chính còn có các loại sau:
▪ Nhiên liệu hạt nhân.
▪ Nhiên liệu hóa thạch.
▪ Nhiên liệu tái tạo.
▪ Nhiên liệu không tái tạo.
▪ Nhiên liệu sinh học.
► Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của nhiên liệu:
Nhiên liệu
Củi Than Xăng Gas
Đặc điểm
Trạng thái Rắn Rắn Lỏng Khí

Cháy, tạo khói Dễ cháy khi tiếp xúc


Củi khô dễ cháy,
gây ô nhiễm môi với không khí, có Rất dễ cháy, ngọn
Khả năng cháy nhiều khói, tương
trường do phát tính kích nổ, dễ gây lửa không có khói
đối an toán
thải khí CO2 nguy hiểm

Nhiên liệu đun nấu Nhiên liệu quá Nhiên liệu chạy Nhiên liệu đun
rẻ tiên, thông dụng, trình sản xuất động cơ xe máy, nấu, lò gas, bếp
Ứng dụng
tận dụng các loại điện, đốt cháy máy phát điện, ô tô, gas, đèn khí, bật
gỗ phế phẩm trong lò nung máy bay. lửa gas…

Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy và tỏa nhiệt.

192
► Để tăng hiệu quả của nhiên liệu cần làm:
Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy Tăng diện tích tiếp xúc nhiên liệu với oxygen
+ Nếu thiếu oxygen, nhiên liệu cháy không hoàn + Với nhiên liệu khí, lỏng: Trộn đều nhiên liệu với
toàn, tạo ra các sản phẩm phụ không mong không khí.
muốn. + Với nhiên liệu rắn: Chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than khi
+ Nếu dư oxygen, nhiên liệu cháy nhanh hết gây đốt cháy.
tốn nhiên liệu và lãng phí oxygen.

► Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ; tiết kiệm chi phí
trong cuộc sống và sản xuất.

2. Tìm hiểu việc sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững
► An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các
nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ.
► Sử dụng các nhiên liệu tái tạo như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu xanh thay thế các nhiên liệu hóa
thạch là giải pháp nhiên liệu thân thiện với môi trường có tính bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng.
► Một số nhiên liệu thân thiện với môi trường:
Nhiên liệu Xăng E5 Biogas

Thành phần 95% thể tích xăng khoáng, 5% cồn sinh hoc ethanol 60-70% khi methane.

- Giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại so với
xăng thông thường. Biogas tiết kiệm chi phí chi tiêu
Ưu điểm
- Giảm thiểu phát thải khí carbon dioxide gây hiệu cho gia đình, giảm thiểu rác
ứng nhà kính

193
► Các nguồn năng lượng thông thường là than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên (nhiên liệu hóa thạch),
phải mất hàng triệu năm để hình thành (không tái tạo), do đó sẽ cạn kiệt cần.

► Để thay thế nguồn năng lượng không tái tạo, người ta đã nghiên cứu các nguồn năng lượng tái tạo
như thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học,…

194
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thế nào là nhiên liệu
A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình
sản xuất hoặc chế tạo.
B. Nhiên liệu là những chất được oxi hoá để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống.
C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.
D. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục
vụ mục đích sử dụng của con người.
Câu 2. Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là
A. Khả năng cháy và tỏa nhiệt. B. Khả năng cháy và phát ra ánh sáng.
C. Tỏa nhiệt và phát sáng. D. Phát ra ánh sáng và cháy được.
Câu 3. Dầu mỏ là một dạng nhiên liệu hóa thạch, dầu được hình thành khi số lượng lớn sinh vật chết,
thường là động vật phù du và tảo được chôn dưới đá trầm tích và chịu nhiệt độ lẫn áp suất cao. Nguồn
nhiên liệu này
A. tồn tại vô tận trong tự nhiên. B. có thể bị cạn kiệt.
C. được sử dụng vĩnh viễn. D. nhanh chóng được tái sinh
Câu 4. Trong các chất sau đây, chất nào không được gọi là nhiên liệu?
A. Than. B. Đất. C. Củi. D. Xăng.
Câu 5. Làm thế nào để nhiên liệu hóa thạch được lấy từ Trái Đất?
A. Thu thập trên bề mặt đại dương. B. Thông qua quá trình đốt cháy ngầm.
C. Sử dụng nước để mang chúng lên mặt đất. D. Qua giếng sâu và hầm mỏ.
Câu 6. Nhóm nhiên liệu nào là nhiên liệu hóa thạch?
A. Than đá, than củi, dầu khí, khí thiên nhiên. B. Than đá, than củi, nhựa đường, khí thiên nhiên.
C. Than đá, dầu nặng, dầu khí, khí thiên nhiên. D. Than củi, dầu nặng, dầu khí, khí thiên nhiên.
Câu 7. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?
A. Phơi củi cho thật khô.
B. Dùng quạt thổi vào bếp.
C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.
D. Chẻ nhỏ củi.
Câu 8. Đâu là nhiên liệu mới thay thế an toàn, thân thiện với môi trường?
A. Dầu diesel. B. Xăng E5. C. Xăng E92. D. Xăng E95.
Câu 9. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hoá thạch?
A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí tự nhiên. D. Biogas.
Câu 10. Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng khí oxygen
A. vừa đủ. B. thiếu. C. dư. D. tùy ý.
Câu 11. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
195
A. Tuỳ nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas.
B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.
C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.
D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.
Câu 12. Dựa vào trạng thái, người ta phân thành mấy loại nhiên liệu?
A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại.
Câu 13. Phương pháp nào sau đây không dùng để dập các đám cháy bằng xăng?
A. Dùng cát. B. Dùng chăn chữa cháy (chăn chiên).
C. Bột foam (trong bình chữa cháy). D. Dùng nước.
Câu 14. Nhiên liệu sinh học
A. là nguồn nhiên liệu không tái tạo.
B. là các sản phẩm không thân thiện với môi trường.
C. được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật (sinh học) và thân thiện với môi trường.
D. được sử dụng trong các nhà máy năng lượng hạt nhân để tạo ra nhiệt cung cấp cho các tua bin chạy
máy phát điện.
Câu 15. Vì sao không đun bếp than trong phòng kín?
A. Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng.
B. Vì than cháy tỏa nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.
C. Vì than không cháy được trong phòng kín.
D. Vì giá thành than khá cao và khó tìm.
Câu 16. Cho các loại nhiên liệu như: than, khí gas, xăng, trấu, khí biogas, dầu hỏa củi khô.
a) Dãy các nhiên liệu hóa thạch gồm.
A. Than, xăng, khí gas, dầu hỏa. B. Củi khô, xăng, khí biogas, dầu hỏa.
C. Than, trấu, xăng, khí gas. D. Củi khô, trấu, khí biogas, than.
b) Dãy các nhiên liệu tái tạo gồm.
A. Than, củi khô, khí gas. B. Trấu, khí biogas, củi khô.
C. Xăng, dầu hỏa, khí biogas. D. Trấu, than, khí biogas.
Câu 17. Nhận định nào sao đây là sai?
A. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
B. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
C. Nhiên liệu rắn gồm xăng, dầu, than mỏ, gỗ,….
D. Nhiên liệu khí gồm gas, hydrogen,…
Câu 18. Các loại nhiên liệu chính là
A. nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng. B. nhiên liệu khí, nhiên liệu lỏng.
C. nhiên liệu rắn, nhiên liệu khí. D. nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng, nhiên liệu khí.
Câu 19. Nhiên liệu hóa thạch là
A. nguồn nhiên liệu tái tạo.

196
B. đá chứa ít nhất 50% xác động thực vật.
C. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.
D. được hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.
Câu 20. Trong những nhiên liệu dưới đây, nhiên liệu sinh học là
(1) biogas; (2) than đá; (3) xăng sinh học; (4) nhựa đường;
(5) nhiên liệu hạt nhân ; (6) diesel sinh học.
A. (1); (3); (6). B. (3); (4); (6). C. (1); (4); (5). D. (2); (4); (5).
Câu 21. Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
B. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
C. Nhiên liệu khí có khả năng tỏa nhiệt thấp, ít gây độc hại cho môi trường.
D. Nhiên liệu rắn gồm than mỏ, than củi, gỗ, …
Câu 22. Cách sắp xếp khả năng cháy của các nhiên liệu từ cháy yếu đến cháy mạnh hơn nào là chính
xác?
A. Xăng, gas, củi ẩm, than đá. B. Gas, xăng, than đá, củi ẩm.
C. Than đá, củi ẩm, gas, xăng. D. Củi ẩm, than đá, xăng, gas.
Câu 23. Tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các nhiên liệu rắn và nhiên liệu lỏng?
A. Vì nhiên liệu khí nhẹ hơn nhiên liệu rắn và lỏng.
B. Vì nhiên liệu khí có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiên liệu rắn và lỏng.
C. Vì diện tích tiếp xúc của nhiên liệu khí với không khí là lớn hơn.
D. Vì nhiên liệu khí có khối lượng riêng lớn hơn nhiên liệu rắn và lỏng.
Câu 24. Dầu mỏ được khai thác bằng cách
A. Đào đất và múc dầu mỏ lên.
B. Khoa giếng dầu và dùng khí oxi hoặc nước đẩy dầu lên.
C. Khoan giếng dầu và dùng không khí hoặc nước đẩy dầu lên.
D. Khoan giếng dầu và dùng không khí hoặc hơi nước nóng đẩy dầu lên.
Câu 25. Tiến hành thí nghiệm cho khoảng 5ml dầu hỏa hay xăng vào cốc nước. Thí nghiệm trên chứng
tỏ xăng, dầu có tính chất gì?
A. Nhẹ hơn và không tan trong nước. B. Dễ cháy, khi cháy tạo lửa lớn.
C. Trạng thái lỏng, nặng hơn nước. D. Cháy tạo khói, không phát lửa.
Câu 26. Xe ô tô, xe máy thường sử dụng loại nhiên liệu nào?
A. Gas. B. Xăng. C. Than đá. D. Củi.
Câu 27. Khi đi cắm trại trong rừng, nguồn nhiên liệu thường được dùng là
A. củi khô. B. dầu hỏa (dầu thắp). C. than đá. D. xăng.
Câu 28. Tính chất nào sau đây không phải của dầu mỏ?
A. Nhẹ hơn nước. B. Nặng hơn nước. C. Là chất lỏng sánh. D. Có màu nâu đen.
Câu 29. Để sử dụng gas tiết kiệm và hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

197
A. Tùy nhiệt độ cần thiết khi nấu mà ta điều chỉnh gas cho phù hợp.
B. Nên để gas ở mức độ lớn nhất, tạo ngọn lửa to nhất.
C. Nên để gas ở mức độ nhỏ nhất, tạo ngọn lửa bé.
D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với không khí hay khí oxygen.
Câu 30. Sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu là thảm họa môi trường vì
A. dầu tan trong nước, các sinh vật dưới nước uống phải nước bị nhiễm độc nên chết.
B. dầu nhẹ hơn và nổi trên nước cản trở sự hòa tan khí oxygen làm các sinh vật dưới nước chết.
C. dầu cháy trên mặt nước thiêu chết các sinh vật sống dưới nước.
D. dầu sôi làm nhiệt độ nước tăng lên, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm các sinh vật dưới nước sốc
nhiệt chết.
Câu 31. Nhiên liệu hạt nhân là
A. là các chất phóng xạ được sử dụng trong các nhà máy năng lượng hạt nhân.
B. là nhiên liệu hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc sinh học.
C. là nhiên liệu tự nhiên chỉ mất thời gian ngắn có thể bổ sung được.
D. là các loại nhiên liệu mất hàng trăm triệu năm mới tạo ra được.
Câu 32. Biogas thuộc loại nhiên loại nào?
A. Nhiên liệu hạt nhân. B. Nhiên liệu hóa thạch. C. Nhiên liệu sinh học. D. Nhiên liệu rắn.
Câu 33. Để thay thế nguồn nhiên liệu không tái tạo, người ta đã nghiên cứu nguồn nhiên liệu nào?
A. nhiên liệu hóa thạch. B. nhiên liệu hạt nhân.
C. nhiên liệu tái tạo. D. nhiên liệu khí.
Câu 34. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?
A. Phơi củi cho thật khô. B. Dùng quạt thổi vào bếp.
C. Xếp củi chồng sít lên nhau. D. Chẻ nhỏ củi.
Câu 35. Tại sao phải tạo các hang lỗ trong các viên than tổ ong?
A. Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.
B. Giảm diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.
C. Tăng lượng oxygen để quá trình cháy dễ hơn.
D. Làm cho viên than nhìn to hơn, có lợi cho việc tiêu thụ.
Câu 36. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Xăng, dễ bắt cháy nhưng xăng dễ bay hơi và dễ cháy hơn dầu.
(2) Mọi nhiên liệu đều có thể tái tạo trong thời gian ngắn.
(3) Trong các mỏ dầu chỉ tồn tại dầu mỏ.
(4) Than đá là nhiên liệu hóa thạch.
(5) Nhiên liệu sinh học được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc sinh học.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 37. Loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhất trong các nhiên liệu hóa thạch là
A. khí thiên nhiên. B. dầu mỏ. C. than đá. D. xăng.

198
Câu 38. Chọn phát biểu sai khi nói về nhiên liệu.
A. Khi nhiên liệu cháy thì tỏa nhiều nhiệt. B. Nhiên liệu luôn tồn tại ở thể rắn.
C. Nhiên liệu là chất cháy được. D. Nhiên liệu dễ bắt lửa.
Câu 39. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Điều chính núm vặn gas ở mức độ nhỏ nhất.
B. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh núm vặn gas ở mức độ phù hợp.
C. Đóng kín các cửa để giảm lượng gas tiêu thụ.
D. Điều chính núm vặn gas ở mức độ lớn nhất.
Câu 40. Những nhiên liệu nào dưới đây ở cùng một trạng thái (rắn, lỏng hoặc khí)?
A. Xăng, dầu, cồn. B. Gas, xăng, khí than. C. Than đá, củi, gas. D. Nến, sáp, cồn.
Câu 41. Than đá, dầu khí, khí tự nhiên, đá phiến dầu, nhựa đường, cát dầu và dầu nặng là các nhiên liệu
A. sinh học. B. hóa thạch. C. tái tạo. D. hạt nhân.
Câu 42. Loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật được gọi là
A. nhiên liệu hóa học. B. nhiên liệu hạt nhân. C. nhiên liệu hóa thạch. D. nhiên liệu sinh học.
Câu 43. Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là
A. khả năng cháy và tỏa nhiệt. B. khó tìm, dễ cạn kiệt.
C. đều nặng hơn nước. D. không tan trong nước.
Câu 44. Tại sao người ta phải sản xuất bếp than có quạt thổi?
A. Để quạt mát cho người sử dụng.
B. Để giảm diện tích tiếp xúc giữa oxygen và than.
C. Để cung cấp thêm oxygen cho quá trình cháy.
D. Để giảm nhiệt độ của than.
Câu 45. Hành động nào sau đây là không sử dụng an toàn, hiệu quả bếp gas?
A. Khi vòi dẫn gas bị hở và cháy, dùng chăn khô trùm lên ngọn lửa.
B. Khóa van an toàn sau khi sử dụng.
C. Để bình gas nơi thoáng khí.
D. Khi ngửi thấy mùi gas thì mở cửa để gas bay ra ngoài.
Câu 46. Loại nhiên liệu nào sau đây là nhiên liệu rắn.
A. Than đá. B. Dầu hỏa. C. Dầu diesel. D. Xăng.
Câu 47. Việc làm nào có thể đảm bảo an toàn khi sử dụng xăng
A. Vận chuyển xăng trong các thiết bị chuyên dụng.
B. Để xăng gần nguồn nhiệt.
C. Sử dụng điện thoại tại các trạm xăng.
D. Lưu trữ xăng trong các chai nhựa để tiện sử dụng.
Câu 48. Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng gas khi đun nấu
A. Không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng. B. Phù hợp với nhu cầu sử dụng.
C. Luôn ở mức nhỏ nhất có thể. D. Luôn ở mức lớn nhất có thể.

199
Câu 49. Tính chất nào dưới dây là tính chất chung của nhiên liệu
A. Nhẹ hơn nước. B. Tan trong nước. C. Cháy được. D. Là chất rắn.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Em hãy cho biết nhiên liệu có thể tồn tại ở những thể nào và lấy ví dụ minh họa?
Câu 2. Theo em, trong 3 loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí loại nào dễ cháy nhất? Em hãy giải thích vì sao?
Câu 3. Em hãy kể tên các nhiên liệu tương ứng với các hình sau:
STT Nhiên liệu

Câu 4. Em hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau đây:
a) Chẻ nhỏ củi khi đun nấu. b) Tạo các lỗ trong viên tổ ong.
200
c) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa. d) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.
Câu 5. Quan sát hình ảnh dưới và cho biết trường hợp nào đèn sẽ cháy sáng hơn và ít muội than hơn?

Hình 1 Hình 2
Câu 6. Tại sao trong phòng thí nghiệm chỉ sử dụng đèn cồn mà không sử dụng đèn dầu hỏa?
Câu 7. Có thể dùng đèn dầu hỏa thay cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm bằng cách lắp thêm một ống
hình trụ bằng kim loại có nhiều lỗ như hình bên. Khi đó đèn cháy sẽ không sinh ra muội than.

Hãy giải thích tác dụng của ống kim loại có đục lỗ.
Câu 8. Hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Khi quạt gió vào bếp củi vừa bị tắt, lửa sẽ bùng cháy.
b) Khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy, nến sẽ tắt.
Câu 9. Vì sao trong khi làm thí nghiệm ta không trực tiếp thổi tắt lửa đèn cồn mà cách tốt nhất là đậy
nắp đèn cồn lại, ngắt nguồn cấp oxygen. Ngọn lửa sẽ tiêu thụ hết oxygen còn sót lại rồi tự tắt.
Câu 10. Có các nhiên liệu như sau: nhiên liệu nhiệt hạch, than đá, biogas, hạt nhân, nhựa đường, xăng
sinh học, khí tự nhiên. Hãy sắp xếp chúng vào 3 nhóm nhiên liệu là nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hóa
thạch và nhiên liệu sinh học.
Câu 11. Nối loại nhiên liệu ở cột A với nội dung tương ứng của nó ở cột B sao cho phù hợp
Cột A Cột B
(a) là nhiên liệu hình thành từ các hợp chất có
1. Nhiên liệu hạt nhân
nguồn gốc sinh học

(b) là các chất phóng xạ được sử dụng trong các


2. Nhiên liệu hóa thạch
nhà máy năng lượng hạt nhân.

201
(c) được tạo ra bởi quá trình phân hủy kị khí của
3. Nhiên liệu tái tạo
các sinh vật chết bị chôn vùi hàng trăm triệu năm.

(d) là nhiên liệu tự nhiên chỉ mất thời gian ngắn


4. Nhiên liệu không tái tạo
có thể bổ sung được.

(e) là các loại nhiên liệu mất hàng trăm triệu năm
5. Nhiên liệu sinh học
mới tạo ra được.

Câu 12. Nhiên liệu hóa thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì? Tác hại đối với môi trường như thế nào?
Câu 13. Đúng ghi (Đ), sai ghi (S) vào ô phù hợp trong các câu sau:
STT Nội dung Đ/S
Xăng, dầu là những nhiên liệu ở dạng lỏng, dễ bắt cháy nhưng xăng dễ bay
1
hơi và dễ cháy hơn dầu.
2 Trong các mỏ dầu chỉ tồn tại dầu mỏ.
3 Khi chưng cất dầu thô, ta thu được các nhiên liệu là dầu hỏa và xăng.
Dựa vào trạng thái, nhiên liệu có thể phân thành 3 loại: nhiên liệu rắn, nhiên
4
liệu lỏng, nhiên liệu khí đốt.
Thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh
5
học, … là các nguồn năng lượng tái tạo.
Để dập tắt đám cháy bằng xăng, dầu người ta sử dụng nước để xịt trực tiếp
6
vào đám cháy.

Câu 14. Ngày 25/07/2020, tàu chở hang MV Wakahio đang trên hải trình từ Trung Quốc đến Brasil thì
va phải đá ngầm hoang sơ Pointe D’Esny, phía đông nam của quốc đảo Mauritius. Vỏ tàu bị nứt khiến
cho 4 ngàn tấn dầu nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho động cơ của tàu bắt đầu rò rỉ. Những vệt dầu
loang trên mặt nước gây ảnh hưởng tới một khu vực biển rộng lớn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường và hệ sinh thái sinh vật biển. Đây được xem là thảm họa hệ sinh thái tồi tệ nhất ở đảo quốc
này. Theo em, dầu có tan vào nước hay không? Việc tràn dầu đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
Em hãy đề xuất các phương án xử lí khi dầu tràn.
Câu 15. Trong buổi tiệc liên hoan cuối năm của lớp, Lan được giao nhiệm vụ nướng mực bằng cồn. Lan
đã đổ cồn ra dĩa và dùng bật lửa để châm. Theo em việc làm của Lan có an toàn hay không và giải thích?
Em hãy đưa ra cách sử dụng nhiên liệu cồn an toàn?
Câu 16. Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với khí oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một
hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp
gas.
a) Chúng ta nên làm gì để sử dụng bếp gas an toàn.

202
b) Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí.
Câu 17. Hoa đang phụ mẹ nấu ăn ở nhà thì vòi dẫn gas bị hở và gas phun ra, cháy mạnh. Lúc này Hoa
và mẹ nên xử lí như thế nào?
Câu 18. Đúng ghi (Đ), sai ghi (S) vào ô phù hợp trong các câu sau:
STT Nội dung Đ/S
1 Cả nhiên liệu rắn và nhiên liệu khí đều có thể tái sử dụng.
Nhiên liệu rắn khi cháy sinh ra nhiều chất độc hại với môi trường hơn nhiên
2
liệu khí.
3 Nhiên liệu rắn và nhiên liệu khí đều cháy được và tỏa nhiều nhiệt.
4 Nhiên liệu rắn dễ cháy hơn nhiên liệu khí.

Câu 19. Vì sao sau khi nướng thịt bằng bếp than xong người ta có lại đậy nắp bếp than lại.
Câu 20. Điền thông tin còn thiếu theo mẫu bảng sau:
STT Nhiên liệu Trạng thái Khả năng cháy Ứng dụng
1 Củi (1) (2) Đun nấu, sưởi ấm, …
Cháy tốt, tạo khói gây ô Nhiên liệu cho các nhà máy
2 (3) Rắn
nhiễm môi trường sản xuất phân bón.
3 Xăng (4) Cháy tốt, có tính nổ. (5)
4 (6) Khí Rất dễ cháy, không tạo khói. Đun nấu, thắp sáng

Câu 21. Tại sao phải sử dụng các nhiên liệu tái tạo thay thế dần các nguồn nhiên liệu hóa thạch?
Câu 22. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nguồn cung cấp năng lượng. Theo thống kê các nguồn năng
lượng mà con người đang sử dụng hiện nay như sau:

a) Loại nhiên liệu nào được sử dụng nhiều nhất?


b) Loai nhiên liệu nào là các nhân gây ô nhiễm môi trường? Vì sao?

203
c) Loại nhiên liệu nào phải đảm bảo an toàn cao nhất trong quá trình sản suất? Và con người nên hướng
đến sử dụng các loại năng lượng nào trong hiện tại và tương lại?
Câu 23. Tìm hiểu các thông tin ở bảng
Bảng. Số liệu của một số nhiên liệu
Nhiệt tỏa ra (KJ)
Loại Tên nhiên Nhiệt độ bắt
khi đốt cháy 1 kg Chất tạo ra khi đốt cháy
nhiên liệu liệu cháy, oC *
nhiên liệu
Carbon dioxide, nitrogen oxide,
Than đá 27 000 carbon monoxide, sulfur dioxide,
Nhiên liệu nước, tro, xỉ.
rắn Củi khô 10 000 Carbon dioxide, nitrogen oxide,
Than gỗ 34 000 150 oC nước, mồ hóng, tro.

Nhiên liệu Xăng 46 000 -43 oC


Carbon dioxide, nitrogen oxide,
lỏng Dầu hỏa 44 000 28 - 45 oC carbon monoxide, sulfur dioxide,
nước, methane.
Nhiên liệu Khí hóa lỏng 44 000 -104 oC
khí Hydrogen 120 000 -240 oC Nước

*(Biết rằng các chất có nhiệt độ bắt cháy càng thấp thì nguy cơ cháy nổ càng cao).
Hãy cho biết:
a) Thứ tự các nhiên liệu có lượng nhiệt tỏa ra từ thấp đến cao.
b) Nhiên liệu nào khi cháy tỏa nhiều nhiệt nhất và nhiên liệu nào dễ bắt cháy nhất.
c) Khí thải của các nhiên liệu ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống như thế nào.
d) Hãy đề xuất cách sử dụng các nhiên liệu đó sao cho an toàn và hiệu quả cao.
Câu 24. Căn cứ chất nào tạo ra khi đốt cháy được mô tả ở bảng trên (Câu 23). Em hãy giải thích vì sao
không được sử dụng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong phòng kín. Biết rằng viên than tổ ong có thành
phần chính là than cám.
Câu 25. Để đảm bảo an toàn, nếu phát hiện ra khí gas bị rò rỉ, em cần làm gì và không làm gì.
Câu 26. Tìm các nhiên liệu trong các loại vật dụng hàng ngày dưới đây:
a. Ô tô. b. Xe máy. c. Đèn cồn. d. Bếp nấu (không dùng điện).
Câu 27. Kể tên các nhiên liệu có tính chất:
a. Tan được trong nước. b. Dễ bay hơi.
c. Là chất rắn ở điều kiện thường. d. Là chất khí ở điều kiện thường.
Câu 28.
a. Giải thích tại sao khi mở nắp đèn cồn ta ngửi thấy mùi đặc trưng?
b. Làm thế nào để làm tắt ngọn lửa khi đèn cồn đang cháy?
204
Câu 29. Cho biết việc dập tắt các đám cháy từ gỗ và xăng dầu có giống nhau không? Vì sao.
Câu 30. Hãy chỉ ra một điều lợi ích và một điều bất lợi của việc sử dụng than thay vì sử dụng điện trong
nấu ăn hàng ngày.
Câu 31. Ở các trạm xăng dầu thường có những biểu tượng dưới đây. Cho biết ý nghĩa từng biểu tượng
bên dưới.

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4


Câu 32. Hãy chỉ ra một điều lợi ích và một điều bất lợi của việc sử dụng khí hydrogen thay vì sử dụng
xăng, dầu trong động cơ ô tô.
Câu 33. Biểu đồ dưới đây mô tả sản lượng tiêu thụ một số nhiên liệu của Việt Nam qua các năm (đơn vị
tính: tương đương triệu tấn dầu).
Dầu thô Than Khí đốt (gas)

40

34.3
35

30 28.1
24.9
25 22.5
20.7
19.5
20 17.6
16 16.1
14.6 14.6
15
11.7
8.5 8.8 9.3
10 7.8 7.8
6.2
5

0
Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018

a. Qua quan sát biểu đồ, hãy rút ra nhận xét về nhu cầu tiêu thụ dầu, than và khí đốt nước ta qua các năm.
b. Tại sao ngày nay cần nghiên cứu khai thác các nhiên liệu mới thay vì sử dụng dầu thô, than và khí
đốt?
Câu 34. Hiện tượng rò rỉ khí gas ở các hộ gia đình hay việc sang chích bình gas trái phép, sử dụng bình
gas không đạt chuẩn cũng có thể gây cháy nổ. Vì thế, cần tránh gas tiếp xúc với tia lửa điện hay nguồn
nhiệt. Hãy nêu một số biện pháp sử dụng gas an toàn.

205
Câu 35. Em hãy cho biết nhiên liệu có thể tồn tại ở những thể nào và lấy ví dụ minh họa?
Câu 36. Cho các nhiên liệu sau: củi ẩm, than đá, gas, xăng. Em hãy sắp xếp chúng theo khả năng cháy
của các nhiên liệu từ mạnh đến yếu.
Câu 37. Tại sao phải sử dụng các nhiên liệu tái tạo thay thế dần các nguồn nhiên liệu hóa thạch?
Câu 38. Em hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau đây:
a. Chẻ nhỏ củi khi đun nấu. b. Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp
Câu 39.
a. Tại sao trong các PTN người ta thường sử dụng đèn cồn mà không sử dụng đèn bằng dầu hỏa?
b. Theo quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm, em hãy cho biết làm thế nào để tắt đèn cồn?
c. Giải thích vì sao không dùng hơi thổi để tắt đèn cồn?
Câu 40. Các việc làm dưới đây có thể có nhược điểm hoặc tác hại gì.
a) Đun nấu để ngọn lửa quá to, không phù hợp với mục đích sử dụng.
b) Đun bếp than trong phòng kín.
Câu 41. Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi.
MỘT SỐ LOẠI NHIÊN LIỆU CỦA TƯƠNG LAI
Trong nhưng năm tới, có thể bạn sẽ thường xuyên thấy những chiếc ô tô chạy bằng những loại nhiên
liệu dưới đây.
Hydrogen
Các nhà sản xuất đang lên kế hoạch nạp hydrogen vào ô tô như các loại xăng dầu thông thường. Khi
đó, hydrogen sẽ chuyển hóa năng lượng hóa học thành điện và cung cấp cho hoạt động của chiếc xe. Tất
cả những gì chiếc xe thải ra trong quá trình vận hành sẽ chỉ là nước.
Dầu diesel sinh học

Diesel sinh học là loại nhiên liệu được sản xuất từ dầu thực vật hay mỡ động vật để trở thành nhiên
liệu cho xe. Nó được đánh giá là một nhiên liệu sạch với mức khí thải thấp hơn nhiều so với các loại

206
nhiên liệu thông thường. Hơn nữa, vì được sản xuất từ các nguyên liệu rẻ, sẵn có như đậu tương nên
diesel sinh học giúp các quốc gia giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu.
Nhiên liệu pha ethanol
Thông thường, ethanol được sản xuất từ quá trình lên men của ngũ cốc như ngô. Đây là một nguồn
nhiên liệu sạch và sản sinh khí nhà kính thấp hơn so với các loại khác. Ethanol được đưa vào xe sau khi
đã pha trộn với xăng tùy theo từng nồng độ khác nhau. Nhiều quốc gia hiện nay đang sử dụng E85 với tỉ
lệ pha trộn 85% ethanol và 15% xăng về thể tích
a) Vì sao hydrogen được coi là nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường.
b) Sử dụng các nhiên liệu như hydrogen, dầu diesel sinh học,... có lợi ích gì đối với an ninh năng lượng
của mỗi quốc gia.
c) Xăng E90 có tỉ lệ 90% ethanol và 10% xăng về thể tích. Người ta phải thêm bao nhiêu lít ethanol vào
1 lít xăng E85 để có xăng E90.
(Giả sử không có hao hụt về thể tích khi pha trộn)

207
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1D 2A 3B 4B 5D 6C 7C 8B 9D 10A
11A 12B 13D 14C 15B 16 A/B 17C 18B 19B 20A
21C 22B 23C 24D 25A 26B 27A 28C 29A 30B
31A 32C 33C 34D 35A 36B 37C 38B 39B 40A
41B 42D 43A 44C 45A 46A 47A 48B 49C 50

Hướng dẫn giải trắc nghiệm


Câu 36. Những phát biểu chính xác là: (1), (4), (5)
Câu 45.
- Khóa van an toàn sau khi sử dụng để tránh trường hợp gas rò rỉ gây cháy nổ.
- Để bình gas nơi thoáng khí để khi lỡ có rò gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không
gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy nổ. Tương tự với việc mở cửa khi ngửi thấy mùi gas.
- Khi vòi dẫn gas bị hở và cháy, cần bình tĩnh tránh xa ngọn lửa, sau đó vặn khóa van an toàn bình gas
lại. Nếu ngọn lửa lớn không tiếp xúc được với khóa gas thì dùng chăn ướt để dập tắt ngọn lửa rồi khóa
van an toàn bình gas.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Nhiên liệu có thể tồn tại ở 3 thể là rắn, lỏng và khí.
- Thể khí (nhiên liệu khí đốt): gas, biogas, khí than, …
- Thể lỏng (nhiên liệu lỏng): xăng, dầu, cồn, …
- Thể rắn (nhiên liệu rắn): củi, than đá, nến, sáp, …
Câu 2. Nhiên liệu dạng khí dễ cháy hoàn toàn hơn dạng nhiên liệu dạng lỏng và rắn. Vì nhiên liệu dạng
khí tiếp xúc với nhiều khí oxygen hơn so với chất lỏng và rắn nên dễ cháy hoàn toàn hơn.
Câu 3. (1) Gas. (2) Than củi. (3) Xăng. (4) Dầu hỏa
Câu 4.
a) Chẻ nhỏ củi khi đun nấu để tăng diện tích tiếp xúc của oxygen với nhiên liệu, đảm bảo quá trình cháy
diễn ra hoàn toàn.
b) Tạo các lỗ trong viên than tổ ong nhằm tăng diện tích tiếp xúc của oxygen với than, đảm bảo quá trình
cháy diễn ra hoàn toàn.
c) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa để cung cấp đủ lượng oxygen cho quá trình cháy.
d) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp để giảm lượng oxygen tiếp xúc với nhiên liệu cháy, hạn chế quá trình cháy
xảy ra.
Câu 5. Đèn ở trường hợp hình 1 (bóng dài) sẽ cháy sáng hơn và ít muội than hơn vì lượng không khí
được hút vào nhiều hơn, nên dầu sẽ đốt cháy hoàn toàn, ánh sáng phát ra mạnh hơn.

208
Câu 6. Trong PTN sử dụng đèn cồn sẽ không có muội than, không làm đen ống nghiệm nên dễ quan sát
hiện tượng thí nghiệm. Nếu sử dụng đèn dầu sẽ sinh ra muội than, làm đen ống nghiệm dẫn đến khó quan
sát hiện tượng thí nghiệm.
Câu 7. Các hàng lỗ đục ở ống sắt hình trụ có tác dụng hút không khí ở ngoài vào, hòa trộn đều với hơi
dầu bốc lên tạo ra hỗn hợp hơi với dầu. Khi đó hơi dầu cháy gần như hoàn toàn và không có muội than.
Câu 8.
a) Khi quạt gió vào bếp củi vừa bị tắt, lượng khí oxygen tăng lên làm phần tiếp xúc của khí oxygen với
đám cháy tăng lên, sự cháy diễn ra mạnh mẽ hơn và lửa sẽ bùng lên.
b) Khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy, do lực quạt lớn hơn so với ngọn nến đang cháy. Lượng gió quạt
vào nhiều làm nhiệt độ hạ thấp đột ngột và nến bị tắt.
Câu 9. Cồn là nhiên liệu lỏng, cháy mạnh mẽ trong môi trường không khí với ngọn lửa màu vàng. Cồn
bốc hơi rất mạnh nên lượng cồn được rút lên bấc nhanh làm ngọn lửa cháy mãnh liệt và tỏa ra nhiệt lượng
cao. Khi ta dùng hơi để thổi tắt, nếu thổi quá mạnh thì bọt nước có thể bắn vào bấc gây ra hiện tượng nổ
lách tách, thậm chí cồn còn có thể bị văng vào mắt, rất nguy hiểm. Đồng thời, việc thổi hơi cũng vô tình
cung cấp cho đèn cồn một lượng oxygen trong không khí khiến ngọn lửa bốc cháy dữ dội hơn.
Câu 10.
- Nhiên liệu hạt nhân: nhiên liệu nhiệt hạch, nhiên liệu hạt nhân.
- Nhiên liệu hóa thạch: than đá, nhựa đường, khí tự nhiên.
- Nhiên liệu sinh học: biogas, xăng sinh học.
Câu 11. 1 - b; 2 - c; 3 - d; 4 - e; 5 - a.
Câu 12.
- Khi đốt nhiên liệu hóa thạch, chúng thải ra nhiều chất thải độc hại như benzene, formaldehyde,... Ngoài
ra chúng còn thải ra khí CO2, tăng khí nhà kính và tạo ra nhiều chất ô nhiễm khác như NO2, SO2, hợp
chất dễ bay hơi và kim loại nặng.
- Việc đốt nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, làm tăng hiệu ứng nhà kính,
gây mưa acid, ảnh hưởng đến các vùng tự nhiên và hủy hoại môi trường.
Câu 13. 1. Đ; 2. S; 3. S; 4. Đ; 5. Đ; 6. S.
Câu 14.
- Dầu không tan vào nước do dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước khiến dầu không tan được vào nước và nổi
lên trên bề mặt trước. Thêm một nguyên nhân là do sức căng bề mặt của các loại chất lỏng khác nhau cụ
thể của dầu nhỏ hơn của nước. Khi dầu rơi vào nước, nước co lại hết mức đã khiến dầu kéo dãn thành
một màng mỏng nổi lên trên.
- Việc tràn dầu gây ảnh hưởng nguy hại đến môi trường:
+ Dầu lan nổi trên mặt nước làm giảm khả năng trao đổi oxygen giữa không khí và các sinh vật trong
nước làm điều hòa hệ sinh thái bị đảo lộn. Các sinh vật có thể chết do ngạt khí hay nhiễm độc.
+ Dầu bám vào bờ kè, đất, đá, các bờ đảo gây mất mỹ quan, mùi khó chịu dẫn đến doanh thu ngành du
lịch giảm.

209
+ Ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt, du lịch biển.
- Các phương án xử lí dầu tràn:
+ Dùng phao (thủ công bằng rơm, rạ hay các vật liệu xốp; phao ngăn dầu chuyên dụng ngăn dầu lan ra
các vùng khác.
+ Nhanh chóng thu gom dầu bằng cách bơm, hút,...
+ Gom cặn dầu đã thu gom về một nơi và tổ chức xử lý phù hợp.
Câu 15.
- Việc làm của Lan là thiếu an toàn vì dễ tạo ra ngọn lửa lớn gây bỏng. Khi đổ cồn ra dĩa, diện tích tiếp
xúc của cồn và khí oxygen lớn khi cháy sẽ tạo nên ngọn lửa to. Khi dùng bật lửa, tay ta rất gần với bề
mặt của cồn, khi cung cấp nhiệt lớn từ bật lửa, cồn chay mạnh lên dữ dội, ngọn lửa có thể bén vào tay
chúng ta khiến chúng ta bị bỏng.
- Cách sử dụng nhiên liệu cồn an toàn:
+ Nướng đồ ăn bằng bếp, không nên đổ cồn ra dĩa.
+ Dùng với lượng cồn vừa đủ, tránh dùng quá nhiều và đổ ra xung quanh.
+ Khi châm lửa nên dùng đóm hoặc giấy, không nên dùng diêm hay bật lửa vì dễ làm bỏng tay.
Câu 16.
a) Để sử dụng bấp gas an toàn:
- Khi không sử dụng, nên khóa van gas tránh trường hợp gas bị rò ra ngoài gây cháy nổ.
- Kiểm tra kĩ các đường ống dẫn gas, tránh bị hở gây hao hại và gây rò rỉ gas.
- Khi sử dụng, nên mở van gas mức độ vừa phải, kiểm soát lượng gas sử dụng.
b) Nên để bình gas thoáng khí để lỡ có rò rỉ gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không
gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy nổ.
Câu 17. Đầu tiên, Hoa và mẹ nên tránh xa ngọn lửa và kêu gọi người đến giúp. Trong trường hợp, ngọn
lửa nhỏ thì trực tiếp khóa van an toàn bình gas lại. Trong trường hợp ngọn lửa lớn không tiếp xúc được
với khóa gas thì có thể dùng chăn ướt tấp kín để dập tắt ngọn lửa rồi khóa van kín bình gas.
Câu 18. 1. S; 2. Đ; 3. Đ; 4. S.
Câu 19. Khi đậy nắp bếp, ta ngăn không có khí oxygen tiếp xúc với than, việc làm này kết thúc sự cháy
và bảo toàn những viên than chưa cháy hết để sử dụng cho lần sau tránh lãng phí nhiên liệu.
Câu 20.
(1) Rắn. (2) Củi khô dễ cháy, nhiều khói. (3) Than đá.
(4) Lỏng. (5) Nhiên liệu cho các phương tiện. (6) Gas.
Câu 21. Bởi vì các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và khi sử dụng nguồn nhiên liệu
này gây ô nhiễm môi trường. Các nhiên liệu tái tạo thân thiện với môi trường, giúp giảm ô nhiễm môi
trường, giá thành rẻ, tiết kiệm kinh tế, có tính bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng.
Câu 22.
a) Nhiên liệu hóa thạch được sử dụng nhiều nhất: dầu, than và khí đốt.

210
b) Loại nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường là: dầu, than đá và khí đốt. Vì sinh ra khí CO2 và bụi khói gây
ô nhiễm không khí.
c) Loại nhiên liệu đảm bảo an toàn cao nhất là nhiên liệu hạt nhân. Con người nên sử dụng các loại nhiên
liệu thân thiện hơn như: mặt trời, gió, năng lượng tái tạo,…
Câu 23.
a) Các nhiên liệu có lương nhiệt tỏa ra từ thấp đến cao: củi khô, than đá, than gỗ, dầu hỏa, khí hóa lỏng,
xăng và hydrogen.
b) Hydrogen khi cháy tỏa nhiệt nhiều nhất và dễ cháy nhất.
c) Khi đốt nhiên liệu sẽ thải một lượng lớn chất bụi mịn và nhiều chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức
khỏe con người khi hít phải, gây ô nhiễm môi trường không khí.
d) Biện pháp: Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho sự cháy: đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc, điều
chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức phù hợp, tăng cường sử dụng nhiên liệu tái tạo thân
thiện với môi trường.
Câu 24. Sản phẩm tạo ra khi đốt than là nhiều hỗn hợp chất khí có hại cho sức khỏe, trong đó có khí
carbon dioxide là khí rất độc, tác nhân gây tử vong.
Câu 25.
- Nhanh chóng khóa van bình gas.
- Mở hết các cửa và dùng quạt nan hoặc mảnh bìa các tông để quạt tản khí ra ngoài.
- Nếu có quạt điện đang chạy thì vẫn để nguyên.
Không được làm:
- Không được sử dụng đến bất cứ thiết bị nào có phát sinh ra tia lửa điện.
- Không bật công tắc đèn, quạt, không đóng cắt mạch điện kể cả điện thoại di động.
Câu 26.
a. Ô tô dùng nhiên liệu là xăng, dầu.
b. Xe máy dùng nhiên liệu là xăng.
c. Đèn cồn dùng nguyên liệu là cồn.
d. Bếp nấu (không dùng điện) dùng nguyên liệu là gas, củi,….
Câu 27.
a. Nhiên liệu tan được trong nước: cồn,..
b. Nhiên liệu dễ bay hơi: cồn, xăng, dầu,…
c. Nhiên liệu là chất rắn ở điều kiện thường: gỗ, than,…
d. Nhiên liệu là chất khí điều kiện thường: gas, hydrogen,…
Câu 28.
a. Đèn cồn chứa ethanol là chất dễ bay hơi.
b. Lấy nắp đèn cồn chụp lại vào đèn cồn đang cháy để ngăn cồn tiếp xúc với oxygen trong không khí.
Câu 29. Việc dập tắt các đám cháy từ gỗ và xăng dầu là khác nhau:

211
- Các đám cháy từ gỗ là đám cháy chất rắn, khi cháy thường kèm theo tạo than hồng. Do đó, phải sử
dụng chất chữa cháy không chỉ chống lại ngọn lửa mà còn làm dịu than hồng. Với mục đích này, nước
hoặc bình chữa cháy đều rất tốt để dập tắt đám cháy.
- Do xăng dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên nếu ta dập tắt đám cháy bằng nước, ngọn lửa
sẽ bùng cháy mạnh hơn và lan khắp nơi. Do đó, tuyệt đối không sử dụng nước để dập tắt đám cháy bằng
xăng dầu. Biện pháp phù hợp để dập tắt là dùng cát (đất) phủ lên đám cháy hoặc dùng bình chữa cháy
CO2 để ngăn không cho đám cháy tiếp xúc với oxygen trong không khí.
Câu 30.
- Lợi ích của việc sử dụng than: Than cung cấp nhiệt lượng lớn, việc sử dụng than dễ dàng và an toàn
hơn trong việc vận chuyển, giá thành rẻ.
- Bất lợi trong việc sử dụng than: Việc đốt than sinh ra khí độc như NOx, SO2, CO2,….làm ảnh hưởng
đến sức khỏe và môi trường. Ngoài ra, còn sinh ra một lượng lớn CO2 gây hiệu ứng nhà kính làm Trái
Đất nóng lên.
Câu 31.
- Hình 1: Tắt động cơ nguồn: khi vào trạm xăng, lượng xăng từ vòi sẽ chiếm chỗ phần hơi xăng trong
bình do đó hơi xăng có thể ra ngoài không khí, đặc biệt là những ngày thời tiết khô, hanh. Máy xe nổ
liên tục trong quá trình đổ xăng khiến nhiệt độ động cơ, hệ thống truyền động nóng lên, kết hợp với tia
lửa điện khi máy đang hoạt động và hơi xăng thoát ra có thể dẫn tới cháy nổ.
- Hình 2: Cấm sử dụng điện thoại di động: khi bật điện thoại di động lúc có cuộc gọi, sẽ gây hiện tượng
đoản mạch, tạo ra tia lửa điện. Nếu không máy xung quanh người sử dụng có lượng xăng dầu đủ lớn để
phát hỏa thì chúng sẽ kết hợp với tia lửa điện từ điện thoại gây ra cháy.
- Hình 3: Cấm hút thuốc lá.
- Hình 4: Cấm hoạt động tạo ra lửa.
Câu 32.
- Lợi ích: Hydrogen là nguồn nhiên liệu an toàn, thân thiện và không làm ô nhiễm bầu không khí chúng
ta đang sống.
- Bất lợi: Hiện nay, các trạm cung cấp hydrogen vẫn còn hạn chế, chưa có mặt trên diện rộng để phục vụ
nhu cầu tiêu dùng trong mọi vùng miền. Mặt khác, giá thành phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu
hydrogen đắt.
Câu 33.
a. Nhu cầu tiêu thụ dầu, than và khí đốt của nước ta có xu hướng tăng qua các năm, nhất là than.
b. Than đá, dầu thô và khí đốt là các nguồn tài nguyên hóa thạch không tái tạo được hình thành nhờ sự
phân hủy xác động thực vật qua hàng triệu năm. Ngày nay, với tốc độ khai thác, tiêu thụ nhiên liệu hóa
thạch quá nhanh so với tốc độ hình thành khiến chúng rơi vào tình trạng ngày càng khan hiếm và dần trở
nên cạn kiệt. Thêm vào đó, nó còn làm ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
do quá trình đốt nhiên liệu hóa sinh ra nhiều chất gây ô nhiễm không khí như NO2, CO2, SO2, các hạt
bụi mịn phân tử, thủy ngân, các kim loại nặng,....→ Từ những lí do trên, ngày nay, cần nghiên cứu khai

212
thác các nhiên liệu tái tạo mới như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu xanh,....thay vì sử dụng dầu thô, than
đá và khí đốt.
Câu 34. Một số biện pháp:
- Lắp đặt bếp đúng tiêu chuẩn an toàn: Vị trí đặt bếp phải thoáng khi nhưng cần tránh gió lùa trực tiếp,
dây dẫn đảm bảo còn nguyên, không bị đứt gãy hay gấp khúc khi lắp đặt.
- Luôn lựa chọn bình gas mới của cơ sở uy tín, an toàn, đặt bình gas thẳng đứng, cách xa bếp từ 1 – 1,5m.
- Khi lắp bình gas với bếp, kiểm tra bật bếp thử để kiểm tra ngọn lửa, tắt bếp đúng quy trình để kiểm tra
xem van có kín không.
- Tránh dùng bếp gas gần thiết bị điện, các vật bắt lửa vì chúng có thể biến dạng do ảnh hưởng bởi nhiệt
trong quá trình đun nấu và bắt lửa gây nguy hiểm.
- Vệ sinh bếp gas thường xuyên.
- Sau khi nấu xong, cần tắt bếp gas về nút OFF. Nếu không cần sử dụng bếp gas nữa thì khóa van gas lại
để tránh bị xì gas, tiêu hao năng lượng và dễ cháy nổ.
Câu 35.
- Nhiên liệu tồn tại ở 3 thể: thể khí, thể lỏng và thể rắn.
- Ví dụ minh họa:
+ Thể khí (nhiên liệu khí đốt): gas, biogas, khí than, …
+ Thể lỏng (nhiên liệu lỏng): xăng, dầu, cồn, …
+ Thể rắn (nhiên liệu rắn): củi, than đá, nến, sáp, …
Câu 36. Gas là nhiên liệu dạng khí nên cháy mạnh nhất, tiếp theo là xăng thuộc nhiên liệu dạng lỏng. Cả
than đá và củi đều là nhiên liệu dạng rắn tuy nhiên củi ẩm khó cháy hơn than đá. Cách sắp xếp khả năng
cháy từ mạnh đến yếu là gas, xăng, than đá, củi ẩm.
Câu 37.
- Các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và khi sử dụng nguồn nhiên liệu này gây ô
nhiễm môi trường.
- Các nhiên liệu tái tạo thân thiện với môi trường, giúp giảm ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, tiết kiệm
kinh tế, có tính bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng.
Câu 38.
a. Chẻ nhỏ củi khi đun nấu để tăng diện tích tiếp xúc của oxygen với nhiên liệu, đảm bảo quá trình cháy
diễn ra hoàn toàn.
b. Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp để giảm lượng oxygen tiếp xúc với nhiên liệu cháy, hạn chế quá trình cháy
xả ra.
Câu 39.
a.
- Trong PTN sử dụng đèn cồn sẽ không có muội than, không làm đen ống nghiệm nên dễ quan sát hiện
tượng thí nghiệm.

213
- Nếu sử dụng đèn dầu sẽ sinh ra muội than, làm đen ống nghiệm dẫn đến khó quan sát hiện tượng thí
nghiệm.
b. Để tắt đèn cồn trong PTN, ta đậy nắp đèn cồn lại.
c. Khi ta dùng hơi để thổi tắt, nếu thổi quá mạnh thì bọt nước có thể bắn vào bấc gây ra hiện tượng nổ
lách tách, thậm chí cồn còn có thể bị văng vào mắt, rất nguy hiểm. Đồng thời, việc thổi hơi cũng vô tình
cung cấp cho đèn cồn một lượng oxygen trong không khí khiến ngọn lửa bốc cháy dữ dội hơn.
Câu 40.
a) Đun nấu để ngọn lửa quá to không phù hợp với mục đích sử dụng sẽ gây lãng phí nhiên liệu, đồng
thời gây mất an toàn cháy nổ.
b) Trong phòng kín, không khí khó lưu thông với bên ngoài, thậm chí không thể lưu thông với bên ngoài.
Khi đó, việc đốt than làm lượng oxygen giảm và sinh ra khí độc carbon monoxide, có thể gây ngạt, thậm
chí tử vong.
Câu 41.
a) Xe chạy bằng nhiên liệu hydrogen chỉ thải ra nước, không gây ô nhiễm môi trường.
b) Các quốc gia sẽ có nguồn năng lượng sạch, rẻ, đảm bảo nhu cầu sử dụng, giảm sự phụ thuộc vào dầu
nhập khẩu.
c) Thêm 0,5 lít ethanol.
Trong 1 lít xăng E85 có 0,15 lít xăng và 0,85 lít ethanol.
Thêm ethanol vào 1 lít xăng E85 để có xăng E90 thì thể tích xăng không thay đổi và thể tích ethanol gấp
9 lần thể tích xăng.
→ Thể tích ethanol trong xăng E90 (sau khi được pha chế) là 0,15 x 9 = 1,35 lít.
→ Thể tích ethanol thêm vào là 1,35 – 0,85 = 0,5 lít.

214
MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Các loại nguyên liệu
► Nguyên liệu được con người lấy từ tự nhiên để chế biến gồm các loại đất, đá, quặng, dầu mỏ,...
◌ Từ đá vôi sản xuất ra vôi sống.

Đá vôi
◌ Từ quặng sản xuất ra sắt, nhôm, đồng, phosphorus (photpho),...

Quặng sắt Quặng bauxite Quặng đồng

Quặng vàng Quặng thiếc Quặng apatite

◌ Từ đất, đá, cát sản xuất ra xi măng, gạch ngói, đồ gốm, thủy tinh,...
◌ Từ dầu mỏ điều chế ra các hóa chất cơ bản, đó là nguyên liệu nhân tạo, dùng để sản xuất phân bón,
thuốc trừ sâu, dược phẩm, mĩ phẩm, các loại len, tơ,...

Dầu mỏ Mĩ phẩm, dầu gội, nước hoa

215
► Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản
phẩm.

Đá vôi Cát Quặng bauxite

Tre Gỗ Mía

2. Một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu


Đá vôi Quặng Cát Nước biển
Trạng thái Rắn Rắn Rắn Lỏng
- Cứng
- Tạo thành vôi khi bị - Dạng hạt, cứng
- Cứng Khi làm bay hơi
Tính chất phân hủy - Tạo với xi măng
- Dẫn nhiệt nước sẽ thu được
cơ bản - Ăn mòn tạo thành thành hỗn hợp kết
- Bị ăn mòn muối ăn
thạch nhũ trong hang dính
động
Điều chế kim
Sản xuất vật liệu xây Sản xuất thủy tinh, Sản xuất muối ăn,
Ứng dụng loại, sản xuất
dựng: vôi, xi măng,... bê tông,... xút, khí chlorine,...
phân bón,...

► Các nguyên liệu khác nhau có tính chất khác nhau như: tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng
bay hơi, cháy, hoà tan, phân huỷ, ăn mòn,... Dựa vào tính chất của nguyên liệu mà ta sử dụng chúng vào
những mục đích khác nhau.
► Thành phần chủ yếu của đá vôi là calcium carbonate. Trong đá vôi thường lẫn các tạp chất như
đất sét, cát,... nên màu sắc đa dạng: trắng, xám, xanh nhạt, vàng, hồng sẫm hay đen.

216
► Người ta thường khai thác đá vôi ở những nơi đá vôi có ít tạp chất và thuận tiện cho việc vận chuyển.
Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ (Lạng Sơn, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa và một số đảo ở Cát Bà,
Hạ Long).
► Quặng sắt dùng để chế tạo gang và thép (hai loại vật liệu chứa thành phần chính là sắt, được dùng
trong xây dựng, chế tạo máy, dụng cụ,...)
► Quặng bauxite (chứa nhôm oxit) dùng để sản xuất nhôm, một vật liệu quan trọng trong chế tạo
máy bay, ô tô, kĩ thuật điện, xây dựng,...

3. Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững
► Khai thác nguyên liệu khoáng sản

Khai thác than đá Khai thác đá vôi


► Nguyên liệu khoáng sản là tài sản của quốc gia. Mọi cá nhân, tổ chức khai thác phải được cấp phép
theo Luật Khoáng sản.
- Tận thu nguyên liệu sẽ làm cạn kiệt tài nguyên.
- Khai thác nguyên liệu trái phép có thể gây nguy hiểm do mất an toàn lao động, ảnh hưởng đến môi
trường.
► Sử dụng nguyên liệu

Hình. Sơ đồ chuỗi cung ứng nguyên liệu khép kín

217
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nhận xét nào dưới đây là không đúng?
A. Nguyên liệu khoáng sản là tài sản quốc gia.
B. Khai thác và sử dụng nguyên liệu phải đảm bảo tính an toàn hiệu quả.
C. Nguồn nguyên liệu dồi dào nên có thể khôi phục rất nhanh.
D. Nhiên liệu là nguồn khoáng sản có hạn.
Câu 2. Để sử dụng nguyên liệu đảm bảo an toàn và hiệu quả thì nguyên liệu phải được sử dụng như thế
nào?
A. Thoải mái. B. Xin phép ở cấp trên.
C. Theo công nghệ tiên tiến. D. Theo quy trình khép kín.
Câu 3. Ứng dụng của tre trong cuộc sống là?
A. Dùng xây các ngôi nhà sàn. B. Dùng để đan rổ, chiếu.
C. Dùng làm đồ điện. D. Làm các tòa nhà cao tầng.
Câu 4. Thủy tinh được chế tạo ra từ nguồn nguyên liệu chính nào dưới đây?
A. Cát. B. Đá vôi. C. Gạch. D. Than đá.
Câu 5. Các vật liệu, sản phẩm như xi măng, vôi sơn nhà,….có chung nguồn nguyên liệu từ?
A. Đá vôi. B. Cát. C. Xi măng. D. Quặng bauxite.
Câu 6. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?
A. Ngói. B. Đất sét. C. Xi măng. D. Gạch xây dựng.
Câu 7. Loại nguyên liệu không thể tái sinh
A. Gỗ. B. Bông. C. Dầu thô. D. Nông sản.
Câu 8. Động đá vôi lớn nhất Việt Nam hiện nay là
A. Phong Nha. B. Vịnh Hạ Long. C. Sơn Đòong. D. Cát bà.
Câu 9. Ăn mòn nguyên liệu nào sau đây gây hiện tượng thạch nhũ trong hang động?
A. Đá vôi. B. Cát. C. Gạch. D. Than đá.
Câu 10. Ăn mòn nguyên liệu nào sau đây gây hiện tượng thạch nhũ trong hang động?
A. Đá vôi. B. Cát. C. Gạch. D. Than đá.
Câu 11. Khai thác nguyên liệu trái phép sẽ gây hậu quả?
A. Cung cấp nguyên liệu cho con người. B. Phát triển kinh tế.
C. Cung cấp các sản phẩm mới. D. Ảnh hưởng đến môi trường.
Câu 12. Điền vào chỗ “….” từ thích hợp: “Nguyên liệu khoáng sản là tài sản của……..”
A. Cá nhân. B. Quốc gia. C. Dân tộc. D. Cơ sở khai thác.
Câu 13. Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?
A. Đá vôi. B. Cát. C. Gạch. D. Đất sét.
Câu 14. Quặng bauxite (quặng nhôm) nhiều ở?
A. Tây nguyên. B. Kiên Giang. C. Cần Thơ. D. Đồng Tháp.
218
Câu 15. Đá vôi tập trung nhiều ở?
A. Tỉnh phía Bắc & Bắc Trung Bộ. B. Tỉnh phía Nam & Nam Trung Bộ.
C. Miền trung. D. Mọi nơi đều có nhiều.
Câu 16. Điền vào chỗ trống: “Nguyên liệu sản xuất không phải là nguồn nguyên liệu…....do đó chúng
ta cần sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và an toàn.”
A. vô hạn. B. hiếm. C. đa dạng. D. nhiều.
Câu 17. Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.
B. Nước biển đa phần là nước mặn.
C. Không thể thu muối từ nước biển.
D. Quặng apatit dùng sản xuất phân lân,…
Câu 18. Tính chất nào không đúng của quặng?
A. Cứng. B. Dễ ăn mòn. C. Dẫn nhiệt. D. Chứa 1 thành phần.
Câu 19. Đặc điểm nào sau đây có ở đá vôi
A. Mềm. B. Tan trong nước. C. Dùng sản xuất sođa. D. Tan trong acid.
Câu 20. Mô hình 3R nghĩa là
A. Giảm thiểu và giảm thiểu tái sử dụng. B. Tái sử dụng và tái chế.
C. Tái chế và tái sử dụng. D. Giảm thiểu và giảm thiểu tái sử dụng và tái chế.
Câu 21. Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là
A. Vật liệu. B. Nhiên liệu. C. Nguyên liệu. D. Khoáng sản.
Câu 22. Sau khi lấy quặng ra khỏi mỏ cần thực hiện quá trình nào để thu được kim loại từ quặng?
A. Bay hơi. B. Lắng gạn. C. Nấu chảy. D. Chế biến.
Câu 23. Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?
A. Đá vôi. B. Cát. C. Gạch. D. Đất sét.
Câu 24. Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?
A. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.
B. Tránh làm ô nhiễm môi trường.
C. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
D. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 25. Nước biển có tính chất cơ bản nào sau đây?
A. Cứng. B. Tạo thành vôi khi bị phân hủy.
C. Ăn mòn tạo thành thạch nhũ trong hang động. D. Khi bay hơi nước sẽ thu được muối ăn.
Câu 26. Cát có tính chất cơ bản nào sau đây?
A. Dạng hạt cứng. B. Dạng hạt mềm.
C. Dễ bay hơi sẽ thu được muối ăn. D. Tất cả đều đúng.
Câu 27. Quặng có tính chất cơ bản nào sau đây?
A. Cứng. B. Dẫn điện. C. Bị ăn mòn. D. Tất cả đều đúng.

219
Câu 28. Đá vôi có tính chất cơ bản nào sau đây?
A. Mềm và dễ dàng cắt được. B. Tạo thành vôi khi bị phân hủy.
C. Khó bị ăn mòn dưới nước mưa. D. Dạng bột mịn, tan tốt trong nước.
Câu 29. Gỗ có trạng thái nào sau đây?
A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Tất cả sai.
Câu 30. Nước biển có trạng thái nào sau đây?
A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Tất cả sai.
Câu 31. Cát có trạng thái nào sau đây?
A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Tất cả sai.
Câu 32. Quặng có trạng thái nào sau đây?
A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Tất cả sai.
Câu 33. Đá vôi có trạng thái nào sau đây?
A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Tất cả sai.
Câu 34. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: “ Quặng tự nhiên ngày càng.......”
A. Dồi dào, không thể cạn kiệt. B. Dồi dào, tái tạo nhanh.
C. Cạn kiệt, không thể tái tạo. D. Đa dạng phong phú.
Câu 35. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: “Nguyên liệu là vật liệu…. chưa qua xử lí
và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm”
A. Thô. B. Tổng hợp. C. Bán tổng hợp. D. Nhân tạo.
Câu 36. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: “…... là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa
qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm”
A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu.
Câu 37. Quặng Bauxite là nguyên liệu dùng để sản xuất vật liệu nào sau đây
A. Vật liệu Nhôm. B. Vật liệu Sắt. C. Vật liệu polyme. D. Vật liệu Chì.
Câu 38. Loại nguyên liệu nào sau đây có thể tái sinh?
A. Quặng. B. Than đá. C. Gỗ. D. Dầu mỏ.
Câu 39. Loại nguyên liệu nào sau đây có thể tái sinh?
A. Bông. B. Than đá. C. Dầu mỏ. D. Khí đốt.
Câu 40. Loại nguyên liệu nào sau đây có thể tái sinh?
A. Quặng. B. Than đá. C. Dầu mỏ. D. Nông sản.
Câu 41. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?
A. Gỗ. B. Bông. C. Dầu mỏ. D. Nông sản.
Câu 42. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?
A. Gỗ. B. Bông. C. Than đá. D. Nông sản.
Câu 43. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?
A. Gỗ. B. Bông. C. Quặng. D. Nông sản.

220
Câu 44. Người ta khai thác đá vôi và cát để cung cấp cho các nhà máy nhiệt sản xuất xi măng. Lúc này,
đá vôi và cát được gọi là
A. vật liệu. B. nhiên liệu.
C. nguyên liệu. D. vật liệu hoặc nguyên liệu.
Câu 45. Người ta khai thác tre để cung cấp cho các xưởng sản xuất đan lát: rổ, rá, chiếu, manh, …. Lúc
này, tre được gọi là
A. vật liệu. B. nhiên liệu.
C. nguyên liệu. D. vật liệu hoặc nguyên liệu.
Câu 46. Khi dùng quặng để sản xuất sắt thì người ta sẽ gọi quặng là
A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu.
Câu 47. Khi dùng gỗ để sản xuất bàn ghế thì người ta sẽ gọi gỗ là
A. vật liệu. C. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu.
Câu 48. Khi dùng cát để sản xuất thủy tinh thì người ta sẽ gọi cát là
A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu.
Câu 49. Vật thể nào sau đây không được xem là nguyên liệu?
A. Cát. B. Quặng. C. Gỗ. D. Muỗng nĩa kim loại.
Câu 50. Vật thể nào sau đây không được xem là nguyên liệu?
A. Đồ thủ công mĩ nghệ. B. Cát.
C. Đá. D. Nước biển.
Câu 51. Vật thể nào sau đây không được xem là nguyên liệu?
A. Đồ thủ công mĩ nghệ. B. Cát.
C. Đá. D. Tre.
Câu 52. Vật thể nào sau đây không được xem là nguyên liệu?
A. Bàn ghế. B. Quặng. C. Đá. D. Gỗ.
Câu 53. Vật thể nào sau đây không được xem là nguyên liệu?
A. Cát. B. Quặng. C. Đá. D. Thủy tinh.
Câu 54. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?
A. Bàn ghế. B. Quặng. C. Gạch xây dựng. D. Thủy tinh.
Câu 55. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?
A. Bàn ghế. B. Cát. C. Xi măng. D. Thủy tinh.
Câu 56. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?
A. Bàn ghế. B. Nước biển. C. Xi măng. D. Ngói.
Câu 57. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?
A. Bàn ghế. B. Đất sét. C. Xi măng. D. Ngói.
Câu 58. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?
A. Cát. B. Bình hoa gốm sứ. C. Bàn ghế. D. Lưỡi dao.
Câu 59. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

221
A. Gạch xây dựng. B. Quặng. C. Bàn ghế. D. Cửa kính.
Câu 60. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?
A. Gạch xây dựng. B. Bình hoa gốm sứ. C. Bàn ghế. D. Gỗ.
Câu 61. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?
A. Gỗ. B. Bông. C. Dầu thô. D. Nông sản.
Câu 62. Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than
đá được gọi là
A. vật liệu. B. nhiên liệu.
C. nguyên liệu. D. vật liệu hoặc nguyên liệu.
Câu 63. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là
A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu.
Câu 64. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?
A. Gạch xây dựng. B. Đất sét. C. Xi măng. D. Ngói.
Câu 65. Cho dãy các nguyên liệu sau: tre, mía, dầu thô, quặng, bông. Số nguyên liệu không có thể tái
sinh là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 66. Ăn mòn nguyên liệu nào sau đây gây hiện tượng thạch nhũ trong hang động?
A. Đá vôi. B. Cát. C. Gạch. D. Than đá.
Câu 67. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đá vôi được dùng để sản xuất dầu thô.
B. Quặng hematite được dùng để sản xuất phân lân.
C. Quặng axpatite được dùng để sản xuất sắt, gang, thép,…
D. Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm.
Câu 68. Dãy nào dưới đây gồm các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên?
A. đất, đá, nhựa. B. gỗ, thủy tinh, đồ gốm.
C. đất, quặng, dầu mỏ. D. thủy tinh, gốm, gỗ.
Câu 69. Quặng hematite được dùng để sản xuất
A. sắt, thép, gang. B. dầu mỏ. C. dầu hỏa. D. xăng.
Câu 70. Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên liệu là nguồn tài nguyên vô hạn.
(2) Các nguyên liệu khác nhau thì có tính chất khác nhau.
(3) Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate.
(4) Quặng bauxite là nguyên liệu chính để sản xuất vôi sống.
(5) Quặng apatite là nguyên liệu chính để sản xuất phân lân.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 71. Cho các tính chất sau:

222
(1) là chất rắn. (2) tan trong nước. (3) tan trong acid.
Các tính chất của đá vôi là:
A. (1), (2). B. (1). C. (2), (3). D. (1), (3).
Câu 72. Quặng bauxite dùng để sản xuất.
A. Nhôm. B. Sắt. C. Đồng. D. Bạc.
Câu 73. Thành phần chính của đá vôi là.
A. Đồng. B. Calcium carbonate. C. Hydrochloric acid. D. Sodium chloride.
Câu 74. Biện pháp nào dưới dây không góp phần sử dụng các nhiên liệu an toàn, hiệu quả, đảm bảo sự
phát triển bền vững.
A. Thực hiện các quy định an toàn lao động. B. Xử lí tiếng ồn, bụi trong quá trình sản xuất.
C. Khai thác tùy ý, không theo kế hoạch. D. Xử lí nước thải, chất thải nguy hại.
Câu 75. Sản phẩm được chế tạo từ đất sét gồm.
A. Nồi đất, tượng đá, bình gốm, xi măng. B. Gạch bàn, đá tự nhiên, đất nặn, bình gốm.
C. Gạch, bình gốm, vôi sống, đất nặng. D. Xi măng, gạch, bình gốm, nồi đất.
Câu 76. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?
A. Gỗ. B. Tre. C. Mía. D. Đá vôi.
Câu 77. Vật thể nào có thể là nguyên liệu và nhiên liệu?
A. Mía. B. Cát. C. Than đá. D. Quặng bauxite.
Câu 78. Đá vôi không được dùng để
A. đập nhỏ để làm đường, làm bê tông.
B. chế biến thành chất độn (bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng,...
C. sản xuất vôi sống.
D. làm thực phẩm.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Vì sao khi cùng một thời gian đun dùng các nồi bằng nhôm, sắt nấu ăn thì nhanh nóng hơn so với
nồi đất?
Câu 2. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót vào cốc thủy tinh mỏng?
Câu 3. Nguyên liệu là gì?
Câu 4. Cho các từ: vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu. Hãy chọn từ phù hợp với chỗ trống để hoàn thành
các câu sau:
a) Nước biển là (1).... dùng để sản xuất muối ăn, muối ăn là (2).... dùng để sản xuất nước muối sinh lí.
b) Xi măng là (1).... dùng để làm bê tông trong xây dựng. Đá vôi là (2).... dùng để sản xuất xi măng.
Câu 5. Em hãy mô tả sơ đồ vẽ chuỗi cung ứng một nguyên liệu cụ thể?
Câu 6. Tại sao nhà máy sản xuất xi măng thường xây dựng ở địa phương có núi đá vôi?
Câu 7. Tại sao nói nguyên liệu không phải là nguồn tài nguyên vô hạn?

223
Câu 8. Người ta thường chế biến đá vôi thành vôi tôi để làm vật liệu trong xây dựng. Em hãy kể tên một
số nơi khai thác đá vôi để nung vôi ở nước ta.
Câu 9. Hãy kể tên một số nguyên liệu tự nhiên thường dùng ở Việt Nam.
Câu 10. Tại sao phải sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững?
Câu 11. Việc khai thác tự nhiên khoáng sản tự phát có an toàn không? Giải thích
Câu 12. Em hãy tìm hiểu và cho biết:

a) Nguyên liệu chính để sản xuất gạch không nung là gì?


b) Vì tại sao gạch không nung thường được thiết kế có các lỗ hổng?
c) Sử dụng gạch không nung mang lại lợi ích gì cho môi trường?
Câu 13. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: “Gỗ vừa là … để làm nhà, vừa là … sản
xuất giấy, vừa là … để đun nấu”.
Câu 14. Kể tên 3 loại sản phẩm được sản xuất từ mỗi nguyên liệu dưới đây.
Nguyên liệu Sản phẩm
Đá vôi
Dầu thô
Mía
Ngô
Gỗ
Lúa

Câu 15. Ở nước ta hiện nay có thể kể đến các nhà máy xi măng như Sông Lam đặt tại Nghệ An hay xi
măng Hà Tiên đặt tại Thái Nguyên, … Những địa phương này có đặc điểm địa hình là vùng núi đá vôi.
Em hãy giải thích vì sao các nhà máy sản xuất xi măng thường xây dựng ở những địa phương có núi đá
vôi?
Câu 16. Ngày nay, quá trình sản xuất hầu như tự động hóa hoàn toàn. Sơ đồ dưới đây là một ví dụ về
quá trình sản xuất chai lọ thủy tinh trong công nghiệp.
Dựa vào sơ đồ bên dưới, hãy cho biết:
a) Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh là gì?
b) Người ta thu thủy tinh nghiền qua các giai đoạn nào?
c) Việc tái chế thủy tinh có lợi ích gì?

224
Hình. Sơ đồ sản xuất thủy tinh trong công nghiệp
Câu 17. Quan sát hình cho biết

Đá vôi Quặng bauxite Quặng sắt Quặng đồng


a) Bằng cách nào để em có thể kiểm tra độ cứng của các nguyên liệu trên.
b) Các nguyên liệu trên dùng để sản xuất ra các sản phẩm nào.
c) Việc tái chế các vật dụng bằng kim loại đã qua sử dụng mang lại lợi ích gì.
Câu 18. Quan sát hình cho biết.

Cát Đất sét Mủ cao su Mía


a) Trạng thái, màu sắc, mùi vị (nếu có) và khả năng tan trong nước của các nguyên liệu kể trên.
b) Từ các nguyên liệu này có thể sản xuất ra các sản phẩm nào.
c) Việc khai thác cát tràn lan, không trong giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến môi trường sống như
thế nào. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này.

225
Câu 19. Tìm hiểu thông tin bảng hoàn thành các nội dung còn thiếu trong bảng.
Tính chất
Trạng thái Khả năng tan trong nước Khả năng tan trong giấm ăn
Nguyên liệu
Đá vôi Tan chậm
Muối ăn
Cát Không tan

Câu 20. Hãy kể tên những sản phẩm bằng gỗ được sử dụng trong gia đình em. Làm thế nào để bảo quản
đồ dùng bằng gỗ luôn bền đẹp.
Câu 21. Các sản phẩm bằng đất sét sau khi đun có khác gì so với nguyên liệu đất sét ban đầu không. Kể
tên một số sản phẩm thông dụng làm từ đất sét mà em biết.
Câu 22. Quan sát hình sau và cho biết. Vì sao xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân,
gạch ngói,... cây cối thường ít xanh tươi, nguồn nước bị ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường Cây xanh bị phá hủy

226
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1C 2D 3B 4A 5A 6D 7C 8C 9A 10A
11D 12B 13A 14A 15A 16A 17C 18D 19D 20D
21C 22B 23A 24C 25D 26A 27D 28B 29A 30B
31A 32A 33A 34C 35A 36B 37A 38C 39A 40D
41C 42C 43C 44C 45C 46B 47B 48B 49D 50A
51A 52A 53D 54B 55B 56B 57B 58A 59B 60B
61C 62B 63B 64B 65B 66A 67D 68C 69A 70C
71D 72A 73B 74C 75D 76D 77C 78D

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Vì nối nhôm, sắt dẫn điện tốt hơn so với nồi đất nên nóng nhanh hơn.
Câu 2. Thủy tinh truyền nhiệt kém, do vậy khi rót nước nóng vào cố thủy tinh dày thì lớp bên trong giãn
nở vì nhiệt còn lớp ngoài thì không, làm cho 2 lớp không đều nhau nên bị vỡ cốc. Cốc thủy tinh mỏng
thì có sự giãn nở vì nhiệt đồng đều hơn nên ít bị vỡ hơn.
Câu 3. Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra
sản phẩm.
Câu 4.
a) Nước biển là (1) nguyên liệu dùng để sản xuất muối ăn, muối ăn là (2) vật liệu dùng để sản xuất nước
muối sinh lí.
b) Xi măng là (1) vật liệu dùng để làm bê tông trong xây dựng. Đá vôi là (2) nguyên liệu dùng để sản
xuất xi măng.
Câu 5. Chuỗi cung ứng: khai thác đá vôi → sản xuất xi măng → phân phối đến các công trường xây
dựng → xây dựng công trình.
Câu 6. Bởi vì đá vôi là nguyên liệu vô cùng quan trọng và cần thiết để sản xuất xi măng. Các nhà máy
sản xuất được đặt gần địa phương có núi đá vôi để thuận tiện cho quá trình cung cấp nguyên liệu sản
xuất hơn.
Câu 7. Nguyên liệu không phải là nguồn tài nguyên vô hạn bởi vì chúng được tự nhiên hình thành trong
những giai đoạn đặc biệt của quá trình biến hóa tự nhiên của Trái Đất vì vậy số lượng hạn chế và không
thể tái tạo lại được hoặc mất đến hằng trăm triệu năm mới có thể được tái tạo lại.
Câu 8. Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn, Cát Bà, Hòa Bình, Ninh Bình,….
Câu 9. Đá vôi, cát, đá, quặng bauxite, quặng hematit, quặng apatit,….
Câu 10. Nguyên liệu sản xuất không phải là nguồn tài nguyên vô hạn. Do đó, cần sử dụng chúng một
cách hiệu quả, tiết kiệm, an toàn và hài hòa về lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường.
Câu 11. Việc khai thác các tài nguyên khoáng sản tự phát không an toàn.
Giải thích: do thiếu hạ tầng kĩ thuật phù hợp để phục vụ khai thác.
227
Câu 12.
a) Nguyên liệu chính để sản xuất gạch không nung là xi măng và đá nghiền nhỏ.
b) Gạch không nung thường được thiết kế có lỗ bởi một số lý do sau:
- Tạo khe rỗng để giúp cách nhiệt, cách âm tốt hơn;
- Tạo sự gắn kết với vữa xây dựng tốt hơn;
- Giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng công trình.
c) Sử dụng gạch không nung sẽ giảm ô nhiễm môi trường vì không phải đốt nhiên liệu, không phát sinh
khí thải.
Câu 13. Gỗ vừa là vật liệu để làm nhà, vừa là nguyên liệu để sản xuất giấy, vừa là nhiên liệu để đun nấu.
Câu 14.
Nguyên liệu Sản phẩm
Đá vôi Xi măng, đá ốp lát, tượng đá mỹ nghệ
Dầu thô Xăng, dầu hỏa dầu mazut

Mía Đường, cồn (ethanol), bã mía được sử dụng để trồng nấm ăn

Ngô Thức ăn gia súc, ethanol, bánh kẹo


Gỗ Bàn ghế, giấy, vật liệu xây dựng
Lúa Gạo, bánh kẹo, thức ăn chăn nuôi
Câu 15.
a. Nguyên liệu chính để sản xuất gạch không nung là xi măng và đá nghiền nhỏ.
b. Gạch không nung thường được thiết kế có lỗ bởi một số lý do sau:
+ Tạo khoảng trống để cách nhiệt, cách âm tốt hơn.
+ Tạo sự gắn kết với vữa xây dựng tốt hơn.
+ Giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng công trình.
c. Sử dụng gạch không nung sẽ giảm ô nhiễm môi trường vì không phải đốt nhiên liệu, không phát sinh
khí thải.
Câu 16.
a) Nguyên liệu là: calicium carbonate, cát, sodium carbonate, thủy tinh nghiền (tái chế).
b) Các giai đoạn:
(1) Thu gom thủy tinh phế thải, làm sạch.
(2) Phân loại thủy tinh.
(3) Đưa thủy tinh vào máy nghiền.
c) Tái chế thủy tinh giúp tiết kiệm nguyên liệu, hạn chế tiêu thụ năng lượng cũng như giảm lượng khí
thải.
Câu 17.
a) Dùng búa đập mạnh vào các nguyên liệu trên thì thấy chúng rất cứng, rất khó vỡ vụn.
228
b)
+ Đá vôi: sản xuất ra vôi, xi măng,...
+ Quặng bauxite sản xuất nhôm.
+ Quặng sắt sản xuất sắt.
+ Quặng đồng sản xuất đồng.
c) Lợi ích: giảm thiểu môi trường sống, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm chi phí sản
xuất.
Câu 18.
a)
+ Cát : thể rắn, màu vàng
+ Đất sét: thể rắn, màu nâu, khi ngậm nước thì mềm, dẻo
+ Mủ cao su: lỏng, hơi sánh, màu trắng.
+ Mía: thân mềm và có vị ngọt.
Tất cả các nguyên liệu trên đều không tan trong nước.
b)
+ Sản phẩm từ cát: thủy tinh, vật lệu xây dựng, lọ hoa,...
+ Sản phẩm từ đất sét: gạch, ngói, đồ gốm, đồ gia dụng,..
+ Sản phẩm từ mủ cao su: đệm, lốp xe, dây chun,...
+ Sản phẩm từ cây mía: đường ăn, nước mía, bã mía làm chất đốt, giấy,...
c) Việc khai thác cát tràn lan làm sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy tự nhiên, chất thoát tài nguyên cát,
đe dọa các công trình ven sông, tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự, đe dọa đến cuộc sống của
người dân địa phương,...
Câu 19.
Tính chất
Trạng thái Khả năng tan trong nước Khả năng tan trong giấm ăn
Nguyên liệu
Đá vôi Rắn Không tan Tan chậm
Muối ăn Rắn Tan Tan
Cát Rắn Không tan Không tan

Câu 20. Bảo quản một số đồ gỗ trong gia đình: bàn, ghế, giá sách, tủ bếp,... băng cách: phủ véc ni, sơn
màu, lau chùi bằng khăn mềm, ẩm,...
Câu 21. Đất sét ở thể rắn, mềm dẻo, đàn hồi khi thấm nước. Sản phẩm làm từ đất sét có độ bền cao, bền
với nhiệt, không thấm nước. Một số sản phẩm thông dụng từ đất sét: bình sứ, gạch, ngói, chậu cảnh,...
Câu 22. Các chất thải của nhà máy thải trực tiếp hoặc gián tiếp vào môi trường xung quanh gây ô nhiễm
môi trường đất, nước, không khí,... có thể tác động trực tiếp hoặc là nguyên nhân gây mưa acid làm hại
cho cây. Nguồn nước thải sẽ có hại đối với sinh vật sống trong nước và thực vật.
229
MỘT SỐ LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Một số lươn thực phổ biến

Gạo Ngô

Khoai lang Sắn


► Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất
bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn.
► Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như protein (chất đạm), lipid (chất béo), calcium,
phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (như B1, B2,...) và các khoáng chất.
Gạo Ngô Khoai lang Sắn
Trạng thái
Hạt Bắp, hạt Củ Củ
(hạt, bắp, củ)
Tính chất
Dẻo Dẻo Bùi Bùi
(dẻo, bùi)
Luộc, làm bột chế
Nấu cơm, làm Luộc, làm bột chế
Luộc, làm bột chế biến các loại bánh,
bột chế biến biến các loại bánh,
biến các loại bánh, làm thức ăn cho gia
Ứng dụng các loại bánh, lên men sản xuất
làm thức ăn cho súc gia cầm, lên men
lên men sản rượu, làm thức ăn cho
gia súc gia cầm,... sản xuất rượu hoặc
xuất rượu,... gia súc, gia cầm,...
cồn công nghiệp,...
Ngũ cốc là tên gọi có từ thời Trung Hoa cổ đại nhằm chỉ năm loại thực vật giàu dưỡng chất với hạt có
thể ăn được, bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, mì, vừng (mè) và các loại đậu.
230
2. Một số thực phẩm phổ biến

► Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm
(protein),... mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
► Thực phẩm tự nhiên có 2 nguồn gốc:
◌ Thực vật (lương thực, rau xanh, trái cây);
◌ Động vật (thịt, cá);
► Ngoài ra, các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men (rượu, bia, nước giải khát);...

3. Các nhóm chất dinh dưỡn t on lươn thực, thực phẩm


a. Carbohydrate: nguồn năng lượng chính
► Carbohydrate là tên gọi chung của nhóm chất chứa tinh bột, đường và chất xơ. Phần lớn
carbohydrate có nguồn gốc thực vật.

► Người Việt Nam thường ăn cơm nấu từ gạo và các loại bún, bánh chế biến từ gạo, ngô, khoai và
sắn. Ở các nước khác, ngô, lúa mì, lúa mạch được sử dụng làm nguồn tinh bột và thường chế biến thành
bánh mì, bánh ngô,… Khái niệm lương thực thường dùng để chỉ các nguồn tinh bột.
► Khi tiêu hóa, tinh bột được chuyển hóa thành đường, rồi thành nước và khí CO2 đồng thời giải
phóng năng lượng. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
► Đường cũng là một loại carbonhydrate. Đường cung cấp nhiều năng lượng và có nhiều trong cây
mía, thốt nốt, củ cải đường, các hoa quả ngọt.

231
b. Protein (chất đạm)

► Protein còn gọi là chất đạm, có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể. Protein liên quan đến
mọi chức năng sống của cơ thể và cần thiết cho sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
► Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt như đậu, đỗ,…
c. Lipid (chất béo)

► Lipid còn gọi là chất béo. Lipid là nguồn dự trữ năng lượng trong cơ thể và có tác dụng chống lạnh.
► Lipid có ở dạng sản phẩm đã chế biến như bơ, dầu thực vật,… và trong các thực phẩm tự nhiên như
sữa, lòng đỏ trứng, thịt, cá, lạc, vừng,…
d. Chất khoáng và vitamin

► Chất khoáng trong cơ thể người gồm calcium (canxi), photphorus (photpho), iodine (iot), zinc
(kẽm),…

232
► Chất khoáng vô cùng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ví dụ: thiếu calcium, xương trở nên
xốp, yếu; thiếu iodine gây ra các bệnh về tuyến giáp (bướu cổ,…).

► Vitamin là những chất chỉ cần một lượng nhỏ nhưng có tác dụng lớn đến quá trình trao đổi chất.
Vitamin được đặt tên theo chữ cái A, B1, B2, C, D, E,…
► Vitamin được chia thành 2 nhóm, nhóm vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K và nhóm vitamin
tan trong nước như B, C,…
► Cơ thể không thể tự tổng hợp được đa số vitamin mà phải lấy qua thức ăn. Nếu cơ thể thiếu vitamin
sẽ dẫn tới nhiều rối loạn chuyển hóa. Ví dụ: thiếu vitamun A khiến cho mắt kém, thiếu vitamin D khiến
xương và cơ thể kém phát triển,…
► Nguồn thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin là các loại hải sản, các loại rau xanh, củ, quả tươi,…

4. Tính chất lươn thực – thực phẩm


► Chúng có thể ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến.

Dạng tươi sống Dạng đã qua chế biến


► Lương thực- thực phẩm dễ bị hỏng rong không khí do nấm và vi khuẩn phân hủy nếu không được
bảo quản đúng cách.

233
► Một số cách bảo quản lương thực- thực phẩm thông thường là: đông lạnh, hút chân không, hun
khói, sấy khô, sử dụng muối hoặc đường....

Hút chân không Sấy khô

5. Dấu hiệu nào cho biết một n ười bị ngộ độc thực phẩm?
► Sau khi ăn hay uống thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày),
người bệnh đột ngột có những triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần (phân nước), mất
nước, có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC.
► Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ, sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc, sẽ bình phục, Với trường
hợp có hiện tượng tím tái, khó thở, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột
và có những điều trị cần thiết.

6. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng


► Các loại thức ăn khác nhau cung cấp lượng năng
lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau. Năng lượng và
chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi người là khác nhau,
phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, cân nặng và chiều cao,
công việc đòi hỏi vận động nhiều hay ít,...
► Nếu ăn quá nhiều mà ít hoạt động thị thức ăn sẽ được
dự trữ dưới dạng chất béo. Nếu ăn ít không đủ chất, cơ
thể sẽ bị suy dinh dưỡng.
► Một số chất cần cho cơ thể với lượng nhỏ (chất
khoáng, vitamin) nhưng rất quan trọng.

234
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Để duy trì một sức khỏe tốt với chế độ ăn hợp lí ta nên làm gì?
A. Kiên trì chạy bộ. B. Liên tục ăn các chất dinh dưỡng.
C. Ăn đủ, đa dạng. D. Tập trung vào việc học nhiều hơn.
Câu 2. Vitamin nào tốt cho xương?
A. Vitamin D. B. Vitamin E. C. Vitatamin A. D. Vitamin C.
Câu 3. Hậu quả lớn nhất mang lại cho con người khi thiếu iot là
A. dễ gây bệnh bướu cổ. B. làm xương trở nên mềm hơn.
C. làm đần độn, giảm trí tuệ. D. làm nhạt khẩu vị bữa ăn.
Câu 4. Nhận xét nào nói về chất béo là không đúng?
A. Mặt tốt chất béo là giữ ấm cơ thể. B. Nếu dư chất béo dẫn đến béo phì.
C. Ăn chất béo lỏng tốt hơn chất béo rắn. D. Cung cấp các loại vitamin.
Câu 5. Khi ngâm gạo lâu trong nước thì gạo sẽ
A. Cứng hơn ban đầu. B. Mềm hơn. C. Nhão hơn. D. Dẻo hơn.
Câu 6. Khi tiêu hóa carbonhydrate sẽ chuyển thành chất nào trong cơ thể
A. Đường. B. Mỡ. C. Dầu. D. Đạm.
Câu 7. Trong các loại lương thực sau: mía; thốt nốt; củ cải đường; dứa. Có bao nhiêu lương thực có
đường?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8. Thực phẩm nào dưới đây không thể ăn sống được?
A. Rau xanh. B. Cà chua. C. Thịt heo. D. Sữa.
Câu 9. Cách bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm nào dưới đây là đúng:
A. Nên vo gạo nhiều nước trước khi nấu để làm sạch.
B. Nên để cá thịt chung với những rau củ.
C. Có thể khử độc măng bằng cách ngâm với nước vôi trong.
D. Nên dùng cá đông đá hơn cá còn sống.
Câu 10. Cách bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm nào dưới đây. Phát biểu không đúng là
A. Bảo quản ngô, khoai, gạo các nơi khô ráo.
B. Các loại thịt cá nên sử dụng khi còn tươi sống.
C. Khử độc măng tươi bằng cách luộc nhiều lần nước.
D. Bảo quản các loại lương thực và thực phẩm trong tủ đông.
Câu 11. Để duy trì nguồn thực phẩm đa dạng và chất lượng, ta cần điều gì?
A. Phát triển nông nghiệp nuôi trồng, chế biến thực phẩm.
B. Mua những thực phẩm ngoại quốc.
C. Nhập khẩu nhiều mặt hàng mới vào trong nước.
D. Xuất khẩu những mặt hàng của Việt Nam ra nước ngoài.
235
Câu 12. Lợi ích giữ vệ sinh an toàn thực phẩm là
A. nguy cơ nhiễm bệnh lây lan qua đường tiêu hóa.
B. gia tăng số người ngộ độc thực phẩm.
C. tạo điều kiện cho việc buôn bán thực phẩm bẩn.
D. giảm nguy cơ lây nhiểm bênh đường tiêu hóa.
Câu 13. Khi chế biến thực phẩm ta nên làm gì để đảm bảo vệ sinh:
A. Chế biến an toàn, hiệu quả, ngon miệng. B. Chế biến an toàn, kĩ lưỡng, sạch sẽ.
C. Chọn thực phẩm rõ ràng nguồn gốc. D. Sử dụng nguồn nước tự nhiên để chế biến.
Câu 14. Biện pháp nào không giữ vệ sinh tránh nhiễm khuẩn trong ăn uống?
A. Rửa tay mỗi khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống. B. Đánh răng mỗi khi đi ngủ.
C. Bảo quản thực phẩm đúng cách. D. Không để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín.
Câu 15. Biện pháp nào dưới đây phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn thực phẩm?
A. Rửa sạch tay, dụng cụ làm bếp và thức ăn cất vào tủ.
B. Lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn.
C. Đun lại thức ăn trước khi cất vào tủ lạnh và rửa tay sạch sẻ khi chế biến.
D. Lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn và thức ăn nên cất vào tủ.
Câu 16. Những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm là? Chọn triệu chứng sai?
A. Táo bón. B. Đau bụng. C. Đi phân lỏng. D. Mất nước, sốt.
Câu 17. Khi bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta nên làm gì?
A. Để yên cho nằm nghỉ.
B. Tự mua thuốc uống.
C. Nếu gần cơ sở y tế có thể đưa bệnh nhân đến điều trị.
D. Cho uống nhiều nước.
Câu 18. Những nguyên nhân ngộ độc độc chất từ môi trường là
A. nấm độc, thức ăn. B. kim loại nặng trong nước.
C. thuốc trừ sâu, thức ăn. D. thịt gia súc.
Câu 19. Các loại thực phẩm nào dưới đây hầu như không gây dị ứng?
A. Cua. B. Tôm. C. Thịt bò. D. Dưa hấu.
Câu 20. Ý nào dưới đây không phải là vai trò của vitamin?
A. Tạo miễn dịch cho cơ thể. B. Ảnh hưởng quá trình trao đổi chất.
C. Là nguồn năng lượng chính. D. Làm đẹp da.
Câu 21. Trái cây nào dưới đây giàu vitamin C nhất trong số những trái cây dưới đây?
A. Trái cam. B. Trái lựu. C. Trái ổi. D. Trái sơ ri.
Câu 22. Những loại thực phẩm nào giàu vitamin A?
A. Cà chua và cá. B. Củ cải trắng và đu đủ.
C. Đu đủ và cá. D. Cà chua và củ cải trắng.
Câu 23. Những loại thực phẩm nào giàu vitamin A nhất?

236
A. Cà rốt. B. Cà chua. C. Bắp cải xanh. D. Ổi chín.
Câu 24. Thiếu vitamin nào dưới đây gây bệnh “quáng gà”?
A. Vitamin A. B. Vitamin C. C. Vitamin D. D. Vitamin E.
Câu 25. Vitamin nào tan trong nước
A. Vitamin A. B. Vitamin D. C. Vitamin B. D. Vitamin K.
Câu 26. Các vitamin tan trong dầu là
A. Vitamin C. B. Vitamin B6. C. Vitamin B12. D. Vitamin E.
Câu 27. Loại thực phẩm nào dưới đây chứa sẵn độc tố?
A. Khoai lang mọc mầm. B. Bí đỏ.
C. Khoai mì đã luộc chín. D. Khoai tây lên mầm.
Câu 28. Loại thực phẩm nào dưới đây không chứa sẵn độc tố?
A. Cá nóc. B. Mật cá trắm. C. Khoai tây mọc mầm. D. Bí đỏ.
Câu 29. Loại thực phẩm nào dưới đây chứa sẵn độc tố?
A. Thịt ếch. B. Cá lóc. C. Thịt rắn. D. Cá nóc.
Câu 30. Nguyên nhân nào không gây ngộ độc thực phẩm
A. Do vi khuẩn, virus.
B. Do ăn phải thực phẩm sẵn độc tố như cá nóc, mật cá trắm.
C. Do thực phẩm dư hóa chất thực vật.
D. Sữa chua chứa vi khuẩn lên men chua.
Câu 31. Thực phẩm nào dưới đây đã bị hư hỏng?
A. Rau xanh mới được cắt B. Bánh mì mới sản xuất.
C. Trái cây tươi. D. Rau xanh có nhiều lá vàng úa.
Câu 32. Nếu thức ăn bị hỏng, khi ăn vào cơ thể có thể
A. đái tháo đường. B. Buồn nôn. C. Chán ăn. D. đau đầu.
Câu 33. Khi thức ăn bị hư hỏng, nếu ăn vào cơ thể sẽ bị
A. đau bụng và chán ăn. B. tiêu lỏng và chán ăn.
C. Đau bụng và tiêu chảy. D. chán ăn.
Câu 34. Tác nhân nào gây lương thực – thực phẩm bị hỏng trong không khí?
A. Nấm. B. Vi khuẩn. C. Nấm và vi khuẩn. D. Sinh vật kị khí.
Câu 35. Hạn sử dụng của sản phẩm trong thời gian bao lâu?
A. Tùy loại sản phẩm. B. 1 tháng. C. 2 tháng. D. Vô thời hạn.
Câu 36. Các giá trị được ghi trên bao bì thực phẩm sử dụng hằng ngày?
A. Thời gian sử dụng và ngày sản xuất. B. Ngày sản xuất và loại bao bì.
C. Thành phần và hạn sử dụng. D. Thời gian sản xuất, hạn sử dụng và thành phần.
Câu 37. Tại sao trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm người ta thường ghi hạn sử dụng?
A. Để biết công dụng. B. Cho biết nhãn hiệu.
C. Quy định thời gian sử dụng sản phẩm. D. Biết được ngày sản xuất.

237
Câu 38. Các loại thực phẩm nào dưới đây có nguồn gốc từ không động vật?
A. Cá. B. Thịt. C. Tôm. D. Rau.
Câu 39. Người ta chia nguồn gốc thực phẩm tự nhiên thành các dạng nào dưới đây?
A. Thực vật. B. Thiên nhiên. C. Động vật. D. Thực vật và động vật.
Câu 40. Người ta chia nguồn gốc thực phẩm tự nhiên thành các dạng nào dưới đây?
A. Thực vật và vi khuẩn. B. Động vật và thực vật.
C. Nhân tạo và tự nhiên. D. Sinh học và hóa học.
Câu 41. Các loại thực phẩm tự nhiên nào dưới đây không có nguồn gốc từ thực vật?
A. Thịt. B. Rau xanh. C. Lúa. D. Táo.
Câu 42. Các loại thực phẩm tự nhiên nào dưới đây không có nguồn gốc từ thực vật?
A. Rau xanh. B. Lương thực. C. Trái cây. D. Cá.
Câu 43. Nguồn gốc thực phẩm tự nhiên được chia làm mấy loại?
A. 1 loại. B. 2 loại. C. 3 loại. D. 4 loại.
Câu 44. Chức năng của protein (chất đạm) đối với con người:
A. Tạo các kháng thể bảo vệ cơ thể và cung cấp vitamin.
B. Tạo enzyme điều hòa trao đổi chất và cung cấp các chất khoáng thiết yếu.
C. Tạo các collagen bảo vệ sụn khớp và tạo kháng thể cho cơ thể.
D. Tạo các kháng thể bảo vệ cơ thể và tạo enzyme điều hòa trao đổi chất.
Câu 45. Chức năng nào của protein (chất đạm) đối với con người?
A. Tạo nên cơ bắp và tạo kháng thể chống bệnh tật.
B. Góp phần tạo nên da, tóc, móng.
C. Tạo kháng thể chống bệnh tật và cung cấp các vitamin.
D. Tạo nên cơ bắp và tạo kháng thể chống bệnh tật và tạo da, tóc.
Câu 46. Tạo nên hồng cầu vận chuyển oxygen là chức năng của
A. dầu ăn. B. đường. C. protein. D. Vitamin C.
Câu 47. Trẻ nhỏ thường ăn thiếu nhóm chất nào nhất?
A. Chất béo. B. Chất bột đường.
C. Chất đạm. D. Vitamin và khoáng chất.
Câu 48. Trẻ không ăn hoặc ăn thiếu dầu, mỡ sẽ thiếu loại vitamin nào?
A. Vitamin B9. B. Vitamin B1. C. Vitamin C. D. Vitamin A.
Câu 49. Biểu hiện sớm ở trẻ em thiếu vitamin A là gì?
A. Quáng gà. B. Sốt. C. Còi cọc. D. Tiêu chảy.
Câu 50. Vai trò của đậu phụ, chọn câu đúng?
A. Cung cấp chủ yếu chất đạm. B. Cung cấp chất bột đường.
C. Cung cấp vitamin và khoáng chất. D. Cung cấp tinh bột.
Câu 51. Vai trò của dầu thực vật, chọn câu sai?
A. Chống lạnh, cung cấp năng lượng. B. Vận chuyển các vitamin tan trong dầu.

238
C. Giúp cơ thể dự trữ năng lượng. D. Chủ yếu cung cấp năng lượng là chính.
Câu 52. Trong các nhóm thực phẩm sau, thực phẩm nào chứa nhiều vitamin nhất?
A. Mỡ gà. B. Thịt bò. C. Gạo. D. Rau xanh.
Câu 53. Trong các nhóm thực phẩm sau, thực phẩm nào chứa nhiều đạm nhất?
A. Mỡ gà. B. Thịt bò. C. Rau xanh. D. Táo.
Câu 54. Trong các thực phẩm sau, thực phẩm nào chứa nhiều chất béo nhất?
A. Mỡ gà. B. Thịt bò. C. Rau xanh. D. Táo.
Câu 55. Điền vào chỗ trống lần lượt những cụm từ thích hợp định nghĩa sau:“Là thức ăn chứa hàm
lượng………, nguồn cung cấp chính về........... và chất bột...........trong khẩu phần thức ăn.”
A. Tinh bột lớn, năng lượng, carbohydrate. B. Năng lượng, carbohydrate, tinh bột lớn.
C. Tinh bột lớn, carbohydate, năng lượng. D. Carbohydrate, năng lượng, tinh bột lớn.
Câu 56. Có mấy nhóm lương thực - thực phẩm chủ yếu?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 57. Trạng thái, tính chất và ứng dụng phù hợp với ngô là
A. củ, dẻo, nấu cơm. B. hạt, bùi, làm bột chế biến bánh.
C. củ, dẻo, làm bột chế biến bánh. D. hạt, dẻo, men sản xuất rượu.
Câu 58. Trạng thái và tính chất chủ yếu của sắn (khoai mì) là
A. hạt, dẻo. B. củ, bùi. C. củ, dẻo. D. hạt, bùi.
Câu 59. Ứng dụng của gạo, chọn câu sai trong các ứng dụng sau?
A. Nấu cơm. B. Lên men rượu.
C. Làm bột chế biến bánh. D. Làm cồn.
Câu 60. Người Châu Âu thường sử dụng loại lương thực nào nhiều nhất?
A. Lúa mì. B. Gạo. C. Khoai lang. D. Bắp.
Câu 61. Lương thực nào được người Việt Nam sử dụng làm thức ăn hàng ngày?
A. Gạo. B. Khoai lang. C. Bắp. D. Lúa mì
Câu 62. Vì sao gạo là loại thương thực được sử dụng nhiều nhất?
A. Dễ trồng.
B. Dễ chế biến.
C. Rẻ tiền.
D. Hàm lượng tinh bột cao và cung cấp năng lượng cần thiết
Câu 63. Lương thực nào được sử dụng nhiều nhất?
A. Lúa mì. B. Khoai lang. C. Gạo. D. Khoai mì.
Câu 64. Ngũ cốc là tên gọi có từ thời Trung Hoa cổ đại nhằm chỉ 5 loại thực vật giàu dưỡng chất với hạt
có thể ăn được gồm vừng, mì, gạo tẻ, các loại đậu và loại nào khác?
A. Gạo nếp. B. Đậu xanh. C. Đậu phộng. D. Đậu đen.
Câu 65. Ngũ cốc là tên gọi có từ thời Trung Hoa cổ đại nhằm chỉ bao nhiêu loại thực vật giàu dưỡng
chất với hạt có thể ăn được?

239
A. 1. B. 3. C. 5. D. 7.
Câu 66. Tên gọi ngũ cốc có nguồn gốc từ đâu?
A. Thái Lan. B. Hàn Quốc. C. Nhật Bản. D. Trung Hoa cổ đại.
Câu 67. Trong các thực phẩm dưới đây, thực phẩm nào chứa nhiều đạm nhất?
A. Cơm. B. Đậu phụ. C. Cà rốt. D. Dầu ăn.
Câu 68. Lứa tuổi từ 11 – 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất
cho sự phát triển của xương là
A. carbohydrate. B. protein. C. calcium. D. chất béo.
Câu 69. Hàm lượng dinh dưỡng chính trong lương thực là
A. nước. B. protein. C. carbohydrate. D. lipid.
Câu 70. Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Carbohydrate (chất đường, bột). B. Protein (chất đạm).
C. Lipid (chất béo). D. Vitamin.
Câu 71. Trong các thực phẩm dưới đây,loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A. Gạo. B. Rau xanh. C. Thịt. D. Gạo và rau xanh.
Câu 72. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Lúa gạo. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa mì.
Câu 73. Khi chọn lương thực, thực phẩm ta nên
A. lựa những mặt hàng còn hạn sử dụng và được giết mổ đúng cách.
B. tươi mới và lựa chọn mặt hàng còn hạn sử dụng.
C. được giết mổ đúng tiêu chuẩn và tươi mới.
D. được giết mổ đúng cách và tươi mới.
Câu 74. Cho các nhận xét dưới đây:
(a) Vitamin C có trong quả chanh giúp cho việc hấp thu sắt từ rau xanh hiệu quả hơn.
(b) Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà chua và bông cải kết hợp có thể giúp ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến.
(c) Vitamin D có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển của xương, được hấp thu tốt nhờ ánh sáng mặt
trời.
(d) Cà chua có tác dụng chống lão hóa, đu đủ có tác dụng hạn chế táo bón.
(e) Chỉ cần ăn đầy đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng lớn như chất béo, chất đạm, tinh bột là đã đủ cho cho sự
phát triển toàn diện của cơ thể.
(f) Cần có chế độ ăn hợp lí, phối hợp nhiều loại thức ăn, chế độ ăn phù hợp lứa tuổi.
Có bao nhiêu câu đúng?
A. 2. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 75. Trong các phát biểu về chất đạm sau:
(1) Chất đạm có vai trò cấu tạo, duy trì phát triển cơ thể;
(2) Liên quan chức năng sống;
(3) Cần thiết cho chuyển hóa;

240
(4) Tạo nên các loại vitamin.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 76. Trong các phát biểu sau:
(1) Tăng cường kháng thể, tạo hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể;
(2) Làm đẹp da;
(3) Vận chuyển sắt trong cơ thể;
(4) Tạo protein cho cơ thể.
Số phát biểu vai trò Vitamin C đối với cơ thể?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 77. Cho dãy các chức năng dưới đây:
(1) Sáng mắt. (2) Tạo nên cơ bắp
(3) Góp phần tạo nên da, tóc, móng (4) Tạo mỡ, giữ ấm cho cơ thể.
(5) Tạo kháng thể chống bệnh tật
Đâu là chức năng của protein (chất đạm) đối với con người?
A. (1), (2), (4). B. (2), (4), (5). C. (1), (3), (5). D. (2), (3), (5).
Câu 78. Cho các phát biểu sau:
(1) Các loại vitamin là không cần thiết đối với cơ thể.
(2) Cà rốt là loại thực phẩm giàu vitamin A.
(3) Lương thực – thực phẩm là các chất đã qua chế biến.
(4) Lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn, … có chứa chất bột.
(5) Lương thực – thực phẩm không có hạn sử dụng và có thể sử dụng mãi mãi.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 79. Loại lương thực- thực phẩm nào dưới đây giàu chất đạm?
A. Ngô, khoai, sắn. B. Dầu mỡ, phô mai. C. Rau, củ, quả. D. Thịt, cá, trứng.
Câu 80. Khi cơ thể thiếu vitamin C thì nên bổ sung loại lương thực - thực phẩm nào dưới đây?
A. Lạc, đậu. B. Khoai tây, khoai lang. C. Cam, ổi, dâu tây. D. Sữa, phô mai.
Câu 81. Bánh mì có chứa nhiều
A. chất béo. B. vitamin và chất khoáng.
C. chất đạm. D. tinh bột.
Câu 82. Chọn phát biểu sai.
A. Lương thực, thực phẩm khi bị hỏng cũng không sinh ra chất có hại cho cơ thể.
B. Thức ăn của con người ở dạng lương thực và thực phẩm.
C. Thức ăn được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
D. Lương thực và thực phẩm dễ bị hư hỏng, nhất là trong môi trường nóng, ẩm.
Câu 83. Carbohydrate là tên gọi chung của nhóm chất chứa

241
A. tinh bột, đường và chất xơ. B. tinh bột.
C. tinh bột và chất xơ. D. tinh bột và đường.
Câu 84. Chọn phát biểu đúng.
A. Trong lúa gạo, ngô, khoai, sắn có nhiều đường.
B. Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
C. Phần lớn carbohydrate có nguồn gốc động vật.
D. Khi tiêu hóa, tinh bột được chuyển hóa thành đường, rồi thành nước và khí carbon dioxide đồng
thời giải phóng năng lượng.
Câu 85. Chất đạm là tên gọi khác của
A. protein. B. lipid. C. carbohydrate. D. đường.
Câu 86. Lương thực, thực phẩm nào dưới đây chứa nhiều protein nhất?
A. Cá. B. Bơ. C. Gạo. D. Sữa.
Câu 87. Lương thực, thực phẩm nào dưới đây chứa nhiều lipid nhất?
A. Ngô. B. Rau xanh. D. Trái cây. D. Bơ sữa.
Câu 88. Gạo, ngô, khoai, sắn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nào nhất?
A. Protein. B. Vitamin. C. Lipid. D. Carbohydrate.
Câu 89. Chọn đáp án sai. Khẩu phần ăn hợp lí là khẩu phần ăn
A. đảm bảo đủ các món ăn yêu thích của từng đối tượng.
B. đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu của cơ thể.
C. đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng hữu cơ, vitamin, muối khoáng.
D. đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với từng đối tượng.
Câu 90. Vải là một trong những loại quả có tính chất mùa vụ. Vào mùa thu hoạch, sản lượng vải thường
rất lớn trong khi lượng tiêu thụ còn hạn chế. Để bảo quản vải được lâu hơn, cách hiệu quả nhất là

A. sấy khô. B. đông lạnh. C. ướp muối. D. hút chân không.


Câu 91. Sản phẩm nào chứa nhiều tinh bột?
A. Gạo. B. Trứng. C. Rau xanh. D. Dầu ăn.
Câu 92. Phát biểu nào sau đây đúng
A. Trong thành phần của ngô, khoai, sắn không chứa tinh bột.
B. Bảo quản thực phẩm không đúng cách làm giảm chất lượng thực phẩm.
C. Thực phẩm bị biến đổi tính chất nhưng vẫn sử dụng được.
D. Các thực phẩm phải nấu chín mới sử dụng được.
242
Câu 93. Việc làm nào dưới đây không phải cách bảo quản lương thực – thực phẩm đúng?
A. Chế biến cá và để trong tủ lạnh.
B. Để thịt ngoài không khí trong thời gian dài.
C. Sấy khô các loại trái cây.
D. Ướp muối cho cá.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Cho biết các thực phẩm dưới đây đang được bảo quản theo cách nào.

Hình 1 Hình 2 Hình 3

Câu 2. Những hình ảnh nào dưới đây chỉ lương thực?

Câu 3. Hãy nêu một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?
Câu 4. Thực phẩm là gì?
Câu 5. Hãy nêu một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị hỏng.
243
Câu 6. Em hãy nêu một số chức năng của protein (chất đạm) đối với cơ thể
Câu 7. Nối cột A với cột B cho phù hợp vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng:
A. Nhóm chất B. Vai trò
1. Chất tinh bột, đường (a) Cấu tạo, duy trì sự phát triển của cơ thế
2. Chất béo (b) Cung cấp năng lượng chính

3. Chất đạm (c) Ảnh hưởng quá trình trao đổi chất, tăng cường miễn dịch
4. Vitamin và khoáng (d) Dự trữ năng lượng, chống lạnh.

Câu 8. Vai trò của nhóm vitamin và khoáng?


Câu 9. Vai trò chủ yếu của nhóm chất đạm?
Câu 10. Vai trò chủ yếu của nhóm chất béo?
Câu 11. Vai trò chủ yếu của nhóm chất tinh bột, đường?
Câu 12. Lương thực là gì?
Câu 13. Nối các thông tin ở cột A cho phù hợp với cột B
Lương thực Trạng thái
1. Gạo A. Củ
2. Ngô B. Hạt
3. Khoai lang C. Bắp, hạt
4. Sắn

Câu 14. Vì sao lúa mì là loại thực phẩm được người Châu Âu sử dụng nhiều nhất?
Câu 15. Điền từ in nghiêng dưới đây vào chỗ trống cho phù hợp: Chất dinh dưỡng, chuyển hoá, thức ăn,
năng lượng
Mọi cơ thể sống đều cần chất dinh dưỡng. Thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời, nước và khí carbon
dioxide để cung cấp cho chúng năng lượng. Động vật phải lấy.(1)…... thông qua ăn thức ăn. Hầu hết
(2)…….. của chúng là thực vật hoặc động vật khác. Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hoá, xảy ra các quá
trình (3)……. để biến thức ăn thành các chất cơ thể cần.
Câu 16. Em hãy ghi lại thực đơn ngày hôm qua của em và xếp các thức ăn đó theo nhóm chất
(carbohydrate, protein, chất béo, chất khoáng, vitamin).
Câu 17. Hãy nối thông tin hai cột cho phù hợp với nhau.
(1) Chúng có vai trò như nhiên liệu của cơ thể. Sự tiêu hoá chuyển hoá chúng thành
A. Chất béo một loại đường đơn giản gọi là glucose, được đốt cháy để cung cấp năng lượng
cho cơ thể hoạt động.

244
(2) Nhờ dự trữ chúng dưới da mà các chú gấu có thể chống rét trong mùa đông
B. Carbohydrate
lạnh giá.
(3) Chúng có trong nhiều bộ phận của cơ thể động vật và con người như tóc, cơ,
C. Chất xơ
máu, da,.
(4) Con người chỉ cần một lượng nhỏ nhóm chất này nhưng có tác dụng lớn đến
D. Protein
quá trình trao đổi chất.
E. Vitamin (5) Chúng không cung cấp dinh dưỡng nhưng cần cho quá trình tiêu hoá.

Câu 18. Em hãy kể tên một số thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Câu 19. Nhãn ghi trên bao bì sản phẩm từ các thực phẩm cung cấp thông tin gì vể thực phẩm?
Câu 20. Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 21. Em hãy nêu một số cách để bảo quản thực phẩm.
Câu 22. Hãy nêu các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể người.
Câu 23. Hãy thiết kế một poster tuyên truyền về việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Câu 24. Hằng ngày, em thường làm gì giúp bố mẹ để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình. Hiện
tượng ngộ độc thực phẩm tập thể ngày càng nhiều. Trong đó, có không ít vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra
trong trường học.
a) Kể tên một vài vụ ngộ độc thực phẩm mà em biết.
b) Em hãy nêu một số nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
c) Khi bị ngộ độc thực phẩm em cần phải làm gì?
d) Làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm?
Câu 25. Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
a) Gạo là lương thực hay thực phẩm?
b) Kể tên hai khu vực sản xuất lúa gạo chính ở Việt Nam.
c) Tại sao phải thu hoạch lúa đúng thời vụ?
Câu 26. Khẩu phần ăn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của cơ thể con người. Cho biết:
a) Khẩu phần ăn đầy đủ phải bao gồm những chất dinh dưỡng nào.
b) Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lí, ta cần dựa vào những căn cứ nào.
Câu 27. Trong khẩu phần ăn của Dũng (13 tuổi) gồm có: 350g carbohydrate, 100g lipid, 200g protein
và nhiều loại vitamin, muối khoáng khác. Em hãy cho biết khẩu phần của Dũng đã hợp lí chưa và giải
thích rõ vì sao. Biết:
- Hiệu suất hấp thụ của cơ thể đối với carbohydrate là 90%, đối với lipid là 80%, đối với protein là 60%.
- Nhu cầu dinh dưỡng của nam tuổi từ 13 – 15 là khoảng 2500- 2600 kcal/ ngày.
- 1g carbohydrate tạo ra 4,3 kcal; 1 gam lipid tạo ra 9,3 kcal; 1 gam protein tạo ra 4,1 kcal.
Câu 28. Ta đã biết, 100g ngô và 100g gạo đều sinh ra năng lượng là 1528kJ. Vậy tại sao ta không ăn
ngô thay gạo?

245
Câu 29. Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi theo các yêu cầu dưới đây:
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HỢP LÍ
Ăn uống là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Chế độ ăn uống hợp lí sẽ đảm bảo sự phát triển tốt của
cơ thể, phòng tránh được bệnh tật. Một số nguyên tắc về chế độ ăn uống hợp lí được các chuyên gia dinh
dưỡng đưa ra, đó là:
- Ăn đa dạng nhiều loại (đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột đường (tinh bột và đường), vitamin và chất khoáng,
chất béo, chất đạm).
- Phối hợp thức ăn nguồn đạm thực vật và đạm động vật.
- Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lí.
- Ăn rau quả hàng ngày.
a) Kể tên một số nguồn đạm động vật và đạm thực vật mà em biết.
b) Kể tên một số loại dầu thực vật và mỡ động vật mà em biết.
c) Kể tên một số loại rau quả được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của em. Chúng được chế biến như
thế nào để làm thực phẩm trong bữa ăn?
Câu 30.
a. Kể tên 5 thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và 5 loại lương thực – thực phẩm có nguồn gốc từ thực
vật.
b. Trong các loại lương thực – thực phẩm đó, loại nào có thể ăn trực tiếp, loại nào nấu chín
Câu 31. Mỗi nhóm lương thực – thực phẩm đều có vai trò riêng với cơ thể. Chọn các ứng dụng (cột B)
phù hợp với lương thực - thực phẩm tương ứng (cột A)
Cột A Cột B
1. Gạo, ngô, bánh mỳ, bột mỳ. a. cung cấp chất xơ và vitamin
b. cung cấp nguồn năng lượng chính cho các hoạt động của
2. Thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương, lạc.
cơ thể.
c. cung cấp nhiều chất đạm giúp xây dựng và duy trì cơ thể,
3. Bơ, mỡ, dầu thực vật. tạo ra những tế bào mới và thay thế tế bào già, tạo ra mô, cơ,
hệ miễn dịch trong cơ thể con người.
d. chứa nhiều chất béo cung cấp năng lượng và hấp thu vận
4. Rau xanh, hoa quả.
chuyển các vitamin.

Câu 32. Hãy cho biết lương thực – thực phẩm được sử dụng làm nguyên liệu chính để chế biến nên một
số sản phẩm sau.
a. Bánh mì. b. Nước tương. c. Bơ, phô mai. d. Dầu ăn.
Câu 33. Đánh dấu X vào những chất chủ yếu có mặt trong từng thực phẩm dưới đây.
Thực phẩm Tinh bột Protein Chất béo Chất xơ
Khoai tây

246
Sữa

Cơm trắng
Trứng
Đậu phộng
Cà rốt
Thịt
Bắp cải

Câu 34. Điền tên loại lương thực, thực phẩm thích hợp vào chỗ …
a. Thực phẩm chủ yếu cung cấp năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể chúng ta là…
b. Để bổ sung các chất đạm cho cơ thể chúng ta cần ăn các loại thực phẩm như…
c. Thực phẩm bổ sung nhiều vitamin A cần thiết để duy trì thị lực tốt là…
d. Một khoáng chất cần thiết để giữ cho xương của chúng ta khỏe mạnh là…
Câu 35. Nêu hiện tượng một số quá trình sau.
a. Để mớ rau muống ngoài không khí vài ngày.
b. Để cốc sữa tươi hoặc miếng thịt tươi ngoài không khí 2 ngày.
Trong thực tế người ta bảo quản thịt tươi bằng cách nào.
Câu 36.
a. Nêu hiện tượng khi vắt nửa quả chanh vào cốc sữa đậu nành và lắc đều.
b. Người ta ứng dụng hiện tượng trên vào quá trình nào trong đời sống.
Câu 37. Quan sát bảng sau:
Bảng. Số liệu về thành phần dinh dưỡng tính trong 100 g thực phẩm.
Tên thực Năng lượng
STT Nước (g) Đạm (g) Béo (g) Bột (g) Xơ (g)
phẩm (Kcal)
1 Gạo tẻ 344.0 13.5 7.8 1.0 76.1 0.4
2 Khoai tây 92.0 74.5 2.0 0.0 21.0 1.0
3 Dầu thực vật 897.0 0.3 0.0 99.7 0.0 0.0
4 Bơ 756.0 15.4 0.5 83.5 0.5 0.0
5 Sữa bò tươi 74.0 85.6 3.9 4.4 4.8 0.0
6 Trứng gà 166.0 70.8 14.8 11.6 0.5 0.0
7 Thịt bò 118.0 74.4 21.0 3.8 0.0 0.0
8 Thịt lợn nạc 139.0 72.8 19.0 7.0 0.0 0.0
9 Cá chép 96.0 78.4 16.0 3.6 0.0 0.0

247
10 Cam 37.0 88.7 0.9 0.0 8.4 1.4
11 Cải xanh 15.0 93.6 1.7 0.0 2.1 1.8
12 Rau muống 23.0 91.8 3.2 0.0 2.5 1.0
Nguồn Viện Dinh dưỡng Việt Nam
a. Phân loại các thực phẩm trong bảng theo các nhóm chất dinh dưỡng. Cho biết nhóm thực phẩm nào
chứa nhiều năng lượng nhất.
b. So sánh năng lượng chứa trong 100 g thịt bò và năng lượng chứa trong 100 g bơ.
c. Giá trị năng lượng của thực phẩm được tính dựa trên tổng giá trị năng lượng của 3 nhóm thực phẩm
là carbohydrate, protein và chất béo. Bằng việc đo lường năng lượng mà 1 g chất dinh dưỡng giải phóng
khi đốt cháy trong phòng thí nghiệm, người ta xác định rằng: 1 g carbohydrate giải phóng 4 kcal, 1 g
protein giải phóng 4 kcal, 1 g chất béo giải phóng 9 kcal. Dựa vào thành phần dinh dưỡng của thịt bò và
bơ, giải thích tại so có sự khác biệc về giá trị năng lượng như vậy.
Câu 38. Một số thực phẩm khi được cho vào thực phẩm khác sẽ làm thay đổi bề ngoài, mùi vị và giúp
bảo quản thực phẩm đó được gọi là chất phụ gia thực phẩm.

Các loại gừng, ớt, tỏi,…..được trộn với thực Muối, giấm, đường được sử dụng để bảo quản
phẩm làm thay đổi hương vị thực phẩm

Lá dứa, nghệ, củ dền,…được sử dụng làm chất Ủ sữa chua với sữa tươi có thể lên men tại sữa
tạo màu cho thực phẩm chua.

248
Kể tên hai chất phụ gia thực phẩm khác mà em biết. Cho biết các phụ gia đó làm thay đổi thực phẩm
như thế nào.
Câu 39. Nêu những dấu hiệu cho biết thực phẩm đã hỏng. Lấy 3 ví dụ.
Câu 40. Để bảo quản thực phẩm cần hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật môi trường
bằng cách điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ, độ chua, lượng oxygen trong không khí. Hãy cho biết các cách
làm sau đây dựa vào yếu tố nào để hạn chế sự phát triển sinh vật?
a. Phơi, sấy khô rau, củ. b. Đựng bánh chưng trong túi hút chân không.
c. Ngân mơ, sấu trong đường. d. Ướp cá với muối.
Câu 41. Cho bảng nhiệt độ và thời gian bảo quản một số loại thực phẩm trong tủ lạnh:
Thời gian bảo
Nhiệt độ bảo Thời gian bảo Nhiệt độ bảo
Thực phẩm Thực phẩm quản cho
quản (0C) quản cho phép quản (0C)
phép
Cá 0–3 3 ngày Sữa tươi 1–7 5 – 7 ngày

Thịt tươi các loại 0–3 3 – 5 ngày Bơ 0–7 8 tuần

Nước trái cây 0–7 1 – 2 tuần Dầu, mỡ 2–7 6 tháng


Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia
a. Hãy nhận xét về nhiệt độ và thời gian bảo quản các loại thực phẩm.
b. Bảo quản bằng phương pháp đông lạnh có loại bỏ được vi khuẩn gây hại và các mầm bệnh hay không?
c. Nên tránh những sai lầm nào khi sử dụng tủ lạnh để bảo quản thực phẩm?
d. Kể tên các phương pháp bảo quản thực phẩm mà em biết?
Câu 42. Đánh đâu () vào các phát biểu đúng, gạch dấu (X) vào những phát biểu không đúng bên dưới.
a. Chỉ ăn cơm, chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể .
b. Các bệnh thiếu hụt dinh dưỡng có thể ngăn ngừa bằng cách ăn uống với chế độ cân bằng .
c. Chế độ cân bằng cho cơ thể nên có nhiều loại thực phẩm .
d. Chỉ cần thịt là đủ cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cho cơ thể .
e. Một số chất dinh dưỡng có thể bị mất trong quá trình nấu ăn .

249
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1C 2A 3C 4D 5B 6A 7D 8C 9C 10D
11A 12D 13A 14B 15C 16A 17C 18B 19D 20C
21D 22D 23D 24A 25C 26D 27D 28D 29D 30D
31D 32B 33C 34C 35A 36D 37C 38D 39D 40B
41A 42D 43B 44D 45D 46C 47A 48D 49A 50A
51D 52D 53B 54A 55A 56D 57D 58B 59D 60A
61A 62D 63C 64D 65C 66D 67B 68C 69C 70A
71C 72C 73C 74D 75D 76C 77D 78B 79D 80C
81D 82A 83A 84D 85A 86A 87D 88A 89A 90A
91A 92B 93B

Hướng dẫn giải trắc nghiệm


Câu 78. Những phát biểu chính xác là: (2), (4).
Chỉnh sửa các phát biểu sai:
(1) Các loại vitamin là rất cần thiết đối với cơ thể.
(3) Lương thực – thực phẩm có thể là tươi sống hoặc đã qua chế biến.
(5) Lương thực – thực phẩm dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản hoặc bảo quản không đúng cách.

B. TỰ LUẬN
Câu 1.
- Hình 1: Hút chân không.
- Hình 2: Hun khói.
- Hình 3: Sấy khô.
Câu 2.

Câu 3.
Do kí sinh trùng, vi khuẩn, virus, nấm.
Do thức ăn bị biến chất, ôi thiu.

250
Do ăn phải thực phẩm có sẵn độc tố.
Ngộ độc do hóa chất bảo vệ thực vật,…..
Câu 4. Thực phẩm là sản phẩm chứa chất bột, chất béo, chất đạm,.....mà con người có thể ăn hay uống
nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Câu 5.
Thay đổi màu sắc.
Có nấm móc, mùi ươn khó chịu.
Bị thối rửa.
….
Câu 6.
Tạo cơ bắp.
Tạo nên các cllagen bảo vệ sụn khớp.
Góp phần tạo nên da, tóc, móng.
Tạo nên các kháng thể bảo vệ cơ thể.
Tạo các enzym điều hòa quá trình trao đổi chất…….
Câu 7. 1-(b); 2-(d); 3-(a); 4-(c).
Câu 8. Vitamin ảnh hưởng quá trình trao đổi chất. Vitamin & khoáng đầy đủ tăng cường hệ miễn dịch,
có thể tìm thấy trong các loại hải sản, rau xanh.
Câu 9. Vai trò cấu tạo, duy trì sự phát triển cơ thể. Liên quan đến chức năng sống cơ thể, cần cho chuyển
hóa dinh dưỡng. Có trong: trứng, sữa, cá,….và các loại đậu, đỗ,….
Câu 10. Nguồn dự trữ năng lượng trong cơ thể, có tác dụng chống lạnh. Tồn tại dạng sản phẩm chế biến
như bơ, dầu thực vật,… và thực phẩm tự nhiên: trứng, sữa,.
Câu 11. Cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Các nguồn: gạo, bún, khoai,.
Câu 12. Là thức ăn chứa hàm lượng tinh bột lớn, nguồn cũng cấp chính về năng lượng và chất bột
carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác nhau như
protein (chất đạm), lipid (chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (B1, B2,….) và các
khoáng chất.
Câu 13. 1.B; 2.C; 3.A; 4.A.
Câu 14. Do điều kiện khí hậu tự nhiên ở các nước Châu Âu thuận lợi cho việc trồng lúa mì và đặc trưng
về văn hóa ẩm thực, đồng thời lúa mì và gạo có hàm lượng tinh bột và cung cấp năng lượng gần bằng
gạo.
Câu 15. (1) chất dinh dưỡng; (2) thức ăn; (3) chuyển hoá.
Câu 16. Em ghi lại các món ăn ngày hôm qua em đã ăn và sắp xếp các thức ăn đó theo nhóm chất.
Buổi
Sáng Trưa Tối
Nhóm chất
Carbohydrate Bánh mì Cơm Cơm
Protein Trứng Thịt kho Cá rán
251
Chất béo Sữa Thịt mỡ Dầu thực vật (để xào rau)
Vitamin và chất khoáng Rau thơm Rau xanh, hoa quả Rau xanh, hoa quả

Câu 17. A-(2); B-(1); C-(5); D-(3); E-(4).


Câu 18. Các thức ăn giàu carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể: cơm, mì tôm,
bún, miến, phở, bánh mì,.
Câu 19. Nhãn ghi trên bao bì sản phẩm từ các thực phẩm cung cấp các thông tin như: nơi sản xuất, ngày
sản xuất và hạn sử dụng, các chất có trong thành phần thực phẩm đó, năng lượng thu được nếu ăn 1 lượng
sản phẩm,.
Câu 20. Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Giới tính.
- Lứa tuổi.
- Trạng thái sinh lý của cơ thể.
- Hình thức lao động.
Câu 21. Có nhiều cách bảo quản: đông lạnh, sấy khô, hút chân không, hun khói, thêm muối hoặc đường.
Câu 22.
- Nhóm tinh bột, đường.
- Nhóm đạm.
- Nhóm chất béo.
- Nhóm Vitamin và khoáng.
Câu 23.

Câu 24.
a) Học sinh nêu được một số vụ ngộ độc thực phẩm.
b) Một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:
- Thực phẩm quá hạn sử dụng;
- Thực phẩm nhiễm khuẩn;
- Thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại;

252
- Thực phẩm được chế biến không đảm bảo quy trình vệ sinh.
c) Khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải:
- Dừng ăn ngay thực phẩm đó;
- Có thể kích thích họng để tạo phản ứng nôn, nôn ra hết thực phẩm đã dùng;
- Pha orezol với nước cho người bị ngộ độc uống để tránh mất nước và trung hòa chất độc trong cơ thể;
- Nếu ngộ độc nặng cần phải đưa tới bệnh viện cấp cứu;
- Nên lưu lại mẫu thực phẩm để dễ tìm hiểu nguyên nhân ngộ độc khi cần.
d) Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, cần lưu ý:
- Ăn thực phẩm có nguồn gốc rõ rang, còn hạn sử dụng;
- Kiểm tra kĩ thực phẩm trước khi ăn;
- Đảm bảo thực phẩm đưa vào chế biến món ăn là thực phẩm sạch, không nhiễm hóa chất độc hại;
- Chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh.
Câu 25.
a) Gạo là lương thực, cung cấp lượng lớn tinh bột cho con người.
b) Khu vực sản xuất lúa gạo lớn nhất Việt Nam là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
c) Cần phải thu hoạch lúa đúng thời vụ để:
- Đảm bảo hạt gạo có chất lượng tốt nhất;
- Tránh bị hao phí khi thu hoạch vì nếu thu hoạch vào lúc lúa chín quá thì hạt lúa rơi rụng ra đất rất nhiều;
- Chuẩn bị đất, kịp thời làm vụ khác.
Câu 26.
a) Khẩu phần ăn đầy đủ phải có đủ các chất dinh dưỡng: protein, lipid, carbohydrate, vitamin và chất
khoảng.
b) Khẩu phần ăn hợp lí là khẩu phần ăn:
- Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với từng đối tượng;
- Đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng hữu cơ, vitamin, muối khoảng;
- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu của cơ thể.
Câu 27.
- Khối lương carbohydrate hấp thụ: 350 x 90% = 315g.
- Năng lượng sinh ra từ 315g carbohydrate: 315 x 4,3 = 1354,5 kcal.
- Khối lương lipid hấp thụ: 100 x 80% = 80g.
- Năng lượng sinh ra từ 80g lipid: 80 x 9,3 = 744 kcal.
- Khối lương protein hấp thụ: 200 x 60% = 120g.
- Năng lượng sinh ra từ 120g protein: 120 x 4,1 = 492 kcal.
- Tổng năng lượng hấp thụ trong ngày: 1354,5 + 744 + 492 = 2590,5 kcal.
Như vậy, khẩu phần ăn của bạn Dũng là hợp lí vì đủ năng lượng và đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho
cơ thể.

253
Câu 28. Ta có: 100g gạo cung cấp năng lượng bằng 100g ngô nhưng người ta thường xuyên ăn gạo vì
gạo dễ tiêu hóa hơn ngô. Ngoài ra, gạo còn chứa những dưỡng chất tốt cho cơ thể nhiều hơn so với ngô.
Câu 29.
a)
- Một số nguồn đạm động vật: (nạc) thịt bò, thịt gà, thịt lợn,.
- Một số nguồn đạm thực vật: đậu tương, đậu xanh,….
b)
- Một số loại dầu thực vật: đậu tương, vừng, lạc,…
- Một số loại mỡ động vật: mỡ heo, mỡ gà, mỡ bò,…
c) Một số rau quả: rau cải, rau muống, rau cần, quả cam, quả bưởi, táo,…
Câu 30.
a)
- 5 thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: thịt động vật (bò, gà, lợn,…), cá, trứng, sữa, mỡ lợn.
- 5 lương thực – thực phẩm có ngồn gốc từ thực vật: gạo, ngô, khoai, hoa quả, rau.
b)
- Một số hoa quả, rau (rau thơm, xà lách, dưa leo, cà chua,…) có thể ăn trực tiếp.
- Các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt động vật (bò, gà, lợn,…), cá, trứng, mỡ lợn nên chế
biến và nấu chín.
- Sản phẩm từ sữa động vật (sữa bò, sữa dê) cần qua chế biến như thanh trùng, tiệt trùng trước khi sử
dụng.
Câu 31. 1-b, 2-c, 3-d, 4-a.
Câu 32.

Sản phẩm Nguồn nguyên liệu chính


a. Bánh mì Bột mì hoặc bột gạo
b. Nước tương Hạt đậu nành
c. Bơ, phô mai Sữa của các loài động vật: sữa bò, sữa dê,…
d. Dầu ăn Mỡ của các loài động vật hoặc thân, củ, hạt của một số loại cây có dầu: dừa, hướng
dương, ô liu,…

Câu 33.
Thực phẩm Tinh bột Protein Chất béo Chất xơ
Khoai tây X X
Sữa X X
Bơ X

254
Cơm trắng X
Trứng X X
Đậu phộng X X
Cà rốt X
Thịt X X
Bắp cải X

Câu 34.
a. carbohydrate (tinh bột).
b. thịt, cá, trứng, sữa,…
c. cà chua, cà rốt, ớt chuông, gan động vật,…
d. calcium.
Câu 35.
a. Khi để mớ rau muốn ngoài không khí vài ngày, rau héo dần, lá xanh chuyển sang lá vàng rồi thối,
hỏng.
b. Để cốc sữa tươi hoặc miếng thịt tươi bị vi khuẩn xâm nhập gây mùi khó chịu, thối hỏng.
Để hạn chế sự phân hủy bởi vi khuẩn người ta bảo quản thịt cá tươi trong tủ lạnh (ngăn đá hoặc ngăn
mát tùy vào thời hạn sử dụng).
Câu 36.
a. Sau khi vắt chanh vào và lắc đều, nước đậu nành bị đông vón.
b. Người ta sử dụng hiện tượng này để làm đậu phụ.
Câu 37.
a. Phân loại:
- Nhóm 1: Carbohydrate – Nhóm bột đường: gạo tẻ, khoai tây.
- Nhóm 2: Protein – Nhóm chất đạm: sữa bò tươi, trứng gà, thịt bò, thịt nạc lợn, cá chép.
- Nhóm 3: Lipid – Nhóm chất béo: dầu thực vật, bơ.
- Nhóm 4: Vitamin và khoáng chất: cam, cải xanh, rau muống.
 Nhóm chất béo (lipid) chứa nhiều năng lượng nhất.
b. Năng lượng trong 100 g bơ (756 Kcal) nhiều gấp 6 lần so với 100 g thịt bò (118 Kcal).
c. Vò 1 g chất béo giải phóng 9 Kcal. Mặc dù lượng đạm (protein) trong 100 g thịt bò cao hơn so với 100
g bơ, nhưng lượng chất béo trong bơ cao gấp nhiều lần so với thịt bò (22 lần) nên đã dẫn đến sự khác
biệt lớn về năng lượng giữa 2 loại thực phẩm như vậy.
Câu 38.
- Trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, nước giải khát người ta sử dụng chất tạo mùi hương là chất phụ
gia hương liệu hoa quả, vani, socola,….để tăng hương thơm, mùi vị sản phẩm.

255
- Chất làm bột nở như muối bicarbonate hoặc một vài loại men được dùng làm bánh nướng, bánh
mì,…giúp cho bánh mềm xốp, nhẹ hơn.
Câu 39.

- Thay đổi màu sắc: ví dụ rau, quả héo và chuyển màu sắc.
- Có mùi khó chịu: ví dụ thịt cá để lâu ngày bị bốc mùi.
- Nổi bong bóng hoặc lên mốc xanh: ví dụ canh xương sủi bọt, nổi váng khi để lâu ngày.
Câu 40.
a. Việc phơi, sấy khô rau, củ quả nhằm làm giảm lượng nước trong rau củ.
b. Đựng bánh chưng trong túi hút chân không nhằm hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với oxygen trong không
khí là tác nhân gây ô thiu.
c, d. Ngân mơ, sấu trong đường và ướp cá với muối làm giảm lượng nước trong thực phẩm và hạn chế
sự sinh trưởng vi khuẩn.
Câu 41.
a. Thời gian bảo quản thực phẩm thường từ vài ngày đến 1 tuần ở nhiệt độ gần 00C. Ở nhiệt độ thấp hơn,
nước trong thực phẩm bị đóng băng, ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Riêng thịt cá, có thể bảo quản
nhiệt độ dưới 00C và có thể cất giữ lâu hơn.
b. Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh không tiêu diệt được các vi khuẩn và mầm bệnh. Phương pháp này
chỉ làm kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, một số vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể sống ở nhiệt
độ dưới 00C nên thực phẩm vẫn bị ô nhiễm mặc dù được bảo quản.
c. Sai lầm khi sử dụng tủ lạnh để bảo quản thực phẩm: để thực phẩm ở nhiệt độ quá thấp, không rửa sạch
vào bao bọc thực phẩm trước khi đưa vào tủ lạnh, chất đầy thực phẩm trong tủ lạnh ngăn cản khí lạnh
lưu thông,…
d. Một số cách: sấy khô, ướp muối, hun khói, bảo quản chân không,…
Câu 42. Ý đúng là b, c, e.

256
CHỦ ĐỀ
CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP
PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT
CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP – PHƯƠNG
CHỦ ĐỀ 5
PHÁP TÁCH CÁC CHẤT

CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP


PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Chất tinh khiết
► Chất tinh khiết được tạo ra từ một chất duy nhất và có tính chất xác định.

Nước cất tiêm Khí nitrogen Đường


► Ví dụ:
◌ Nước tinh khiết sôi ở 100°C, nóng chảy ở 0°C, oxygen hoá lỏng ở -183°C, hoá rắn ở -218°C.
◌ Vàng bốn số chín là loại vàng có độ tinh khiết cao, với tỉ lệ 99,99% là vàng nguyên chất, còn 0,01%
là các chất khác. Tương tự với loại bạc 925.
► Chất tinh khiết có thể là chất rắn (đường, muối); chất lỏng (nước cất, cồn ethanol, sulfuric acid)
hoặc chất khí (oxygen, hydrogen, nitrogen).

2. Hỗn hợp
► Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
► Ví dụ:

Thành phần: muối ăn, bột ngọt, đường, bột tỏi,


bột tiêu, chất điều vị.
- Hàm lượng muối ăn: 74 – 82%
- Hàm lượng Mononatri - glutamat: 8 - 16 %
- Hàm lượng đường: 5 - 10 %

Bột canh

257
Thành phần: Nước, Bicarbonate, Sodium,
Calcium, Magnesium, Potassium,
Fluoride, Iodine, TDS.

Nước khoáng

3. Hỗn hợp đồng nhất. Hỗn hợp khôn đồng nhất

Hỗn hợp đồng nhất Hỗn hợp không đồng nhất


► Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp.
► Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp.

Nước đường Hỗn hợp nước và dầu ăn

4. Chất rắn t n và khôn t n t on nước


► Một số chất rắn tan được trong nước và một số chất rắn không tan được trong nước.
► Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau.

5. Các yếu tố ảnh hưởn đến lượng chất rắn hò t n t on nước


► Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba biện pháp sau:
◌ Khuấy dung dịch.
◌ Đun nóng dung dịch.
◌ Nghiền nhỏ chất rắn.

258
6. Chất khí t n t on nước
► Một số chất khí có thể tan trong nước. Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau.
► Khi rót nước ngọt đóng chai vào cốc thì thấy có bọt khí tạo ra và nghe tiếng "xì xèo" ở miệng cốc.
Đó là bởi vì trong nước ngọt có hòa tan thêm khí CO2 (khí không độc, tan được một phần trong nước,
tạo dung dịch có vị chua nhẹ, kích thích tiêu hóa thức ăn).

► Hoà tan một số khí vào nước: Khí hydrogen chloride, ammonia tan tốt trong nước; khí carbon
dioxide, oxygen tan ít trong nước; khí hydrogen, nitrogen gần như không tan trong nước.
7. Dung dịch – dung môi – chất tan
► Phân biệt dung dịch – dung môi – chất tan
◌ Chúng ta nói, đường là chất tan, nước là dung môi và nước đường là dung dịch.

◌ Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
◌ Chất tan là chất được hoà tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.
◌ Dung môi là chất dùng để hoà tan chất tan. Dung môi thường là chất lỏng.
+ Dung môi quan trọng và phổ biến nhất là nước.
+ Nếu dung môi là những chất hữu cơ như xăng, cồn, dầu ăn, gọi là dung môi hữu cơ.
+ Có những chất tan trong dung môi này nhưng không tan trong dung môi khác.
Chú ý: khi nói dung dịch phải nói rõ là dung môi nào. Nếu dung dịch không ghi rõ dung môi thì được
hiểu dung môi là nước, cũng có khi nhấn mạnh là dung dịch nước.
259
8. Huyền phù
► Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường
chất lỏng.
► Ví dụ nước phù sa, nước bột màu,...

Hiện tượng nước sông ngầu đục phù sa Hỗn hợp nước và cát là huyền phù

9. Nhũ tươn

Dầu giấm Sốt mayonnaise


► Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi
trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau.
► Một số nhũ tương thường gặp: sữa, dầu giấm, xốt mayonnaise, mĩ phẩm dạng lỏng, viên nang dầu
cá,…

260
10. Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tươn
► Khi để yên một huyền phù thì hạt chất rắn sẽ lắng xuống đáy tạo một lớp cặn. Nếu để yên nhũ tương
thì các chất lỏng vẫn phân bố trong nhau nhưng không đồng nhất.

Huyền phù cát và nước sau khi để yên một thời gian thì cát lắng xuống đáy tạo một lớp cặn
► Hỗn hợp các chất phân tán vào nhau ngoài huyền phù và nhũ tương, trong thực tế còn gặp các dạng:
• Bọt là hỗn hợp không đồng nhất gồm chất khí phân tán trong môi trường chất lỏng. Ví dụ, khi rót
bia hoặc nước giải khát có gas tạo ra bọt.
• Sương là hỗn hợp không đồng nhất gồm các giọt nhỏ chất lỏng phân tán trong môi trường chất
khí. Ví dụ: sương mù.
• Bụi là hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt nhỏ chất rắn phân tán trong môi trường chất khí. Ví
dụ: bụi phấn, bụi công trường xây dựng.

261
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được
A. nhũ tương. B. huyền phù. C. dung dịch. D. dung môi.
Câu 2. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước đường. B. Hỗn hợp nước muối.
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều. D. Hỗn hợp nước và rượu.
Câu 3. Trong các chất, chất tinh khiết là
A. nước tinh khiết. B. nước đường.
C. vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. D. bỏ thêm đá lạnh vào.
Câu 4. Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. Nghiền nhỏ muối ăn. B. Đun nóng nước.
C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
Câu 5. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào
A. tính chất của chất. B. thể của chất. C. mùi vị của chất. D. số chất tạo nên.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
A. Gỗ. B. Nước khoáng. C. Sodium chloride. D. Nước biển.
Câu 7. Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?
A. Đều tăng. B. Đều giảm.
C. Có thể tăng hoặc giảm. D. Không tăng, không giảm.
Câu 8. Chất tinh khiết là
A. chỉ có một loại chất. B. chứa một chất chính và nhiều chất phụ.
C. từ hai hay nhiều chất trở lên. D. chỉ có hai loại chất duy nhất.
Câu 9. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?
A. Đều giảm. B. Đều tăng.
C. Không thay đổi. D. Phần lớn là tăng.
Câu 10. Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là
A. số gam chất đó tạo thành 100 gam dung dịch.
B. số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100 gam dung dịch.
C. số gam chất đó tan trong 100 gam dung môi.
D. số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo dung dịch bão hòa.
Câu 11. Muốn hòa tan nhanh đường phèn (đường kết tinh dạng viên lớn) vào nước, ta dùng biện pháp
nào sau đây?
A. Nghiền nhỏ đường phèn. B. Cho thêm đường vào.
C. Làm lạnh dung dịch. D. Dùng mảng đường to.
Câu 12. Khi hoà tan 100 ml rượu ethylic vào 50 ml nước thì nhận định nào đây đúng?
A. Rượu là chất tan và nước là dung môi. B. Nước là chất tan và rượu là dung môi.
262
C. Nước và rượu đều là chất tan. D. Nước và rượu đều là dung môi.
Câu 13. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của
A. 2 chất lỏng. B. Chất rắn và chất lỏng.
C. Chất khí và chất lỏng. D. Chất tan và dung môi.
Câu 14. Muốn chuyển đổi một dung dịch NaCl từ chưa bão hòa sang bão hòa, ta dùng biện pháp là
A. tăng dung môi là nước. B. đun nóng dung dịch.
C. tăng chất tan. D. giảm chất tan.
Câu 15. Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, trong đó có giảm tiểu
cầu. Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một loại bệnh lý miễn dịch. Các kháng thể chống lại tiểu
cầu làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể sẽ dễ bị chảy
máu với một tác động nhẹ. Khi đó bệnh nhân cần được truyền tiểu cầu từ bên ngoài vào cơ thể nhưng để
làm được vậy cần phải có máu của người khác và tách tiểu cầu ra như hình minh họa

Quá trình tách tiểu cầu này cho biết máu là một
A. chất nguyên chất. B. một dung dịch. C. huyền phù. D. nhũ tương.
Câu 16. Máu người được quan sát dưới kính hiển vi được mô tả bằng ảnh sau:

Các phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Máu người là một dung dịch đồng nhất. B. Máu người là là chất nguyên chất.
C. Máu người là nhũ tương. D. Máu người là huyền phù.
Câu 17. Hình ảnh dưới đây minh hoạ cho trạng thái nào của hỗn hợp?
263
A. Dung dịch. B. Huyền phù. C. Nhũ tương. D. Hỗn hợp đồng nhất.
Câu 18. Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho
nước bị đục. Hổn hợp này được coi là
A. dung dịch. B. chất tan. C. nhũ tương. D. huyền phù.
Câu 19. Trong tự nhiên, các loại đá thạch anh được cấu tạo từ SiO2 lẫn các loại chất khác tạo nên nhiều
màu sắc khác nhau.

Hình. Thạch anh khói


Đá thạch anh được gọi là
A. dung dịch. B. hỗn hợp. C. chất tinh khiết. D. dung môi.
Câu 20. Thành phần chính của sốt mayonnaise bao gồm trứng gà lấy lòng đỏ; dầu ăn nguyên chất thường
dùng dầu đậu nành, dầu ôliu; chanh tươi hoặc dấm gạo; mù tạt cay tùy theo người nội trợ muốn cay nhiều
hay ít; muối ăn, tỏi, hạt tiêu. Sốt mayonnaise là
A. huyền phù. B. nhũ tương. C. dung dịch. D. chất lỏng.
Câu 21. Thực hiện thí nghiệm chiếu tia sáng đi qua dung dịch chất A (A là chất có màu) lần lượt ở 3 ống
nghiệm

Ống nghiệm có chứa chất tan ít nhất là


A. (1) và (2). B. (1). C. (2). D. (1) và (3).
Câu 22. Thực hiện thí nghiệm chiếu tia sáng đi qua dung dịch chất A lần lượt ở 3 ống nghiệm

264
Ống nghiệm có chứa chất tan nhiều nhất là
A. (1) và (2). B. (1). C. (3). D. (1) và (3).
Câu 23. Cho mô tả về dung dịch như sau:

Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Hỗn hợp này được gọi là huyền phù. B. Hỗn hợp này có chất tan trong nước.
C. Dung dịch này được gọi là huyền phù. D. Dung dich này có các không tan trong nước.
Câu 24. Cho mô tả về nước cam như sau:

Hình. Cốc nước cam trước và sau một thời gian


Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nước cam bao gồm nước và các chất tan trong nước.
B. Nước cam là hỗn hợp huyền phù.
C. Nước cam là dung dịch tan trong nước.
D. Nước cam bao gồm các nước và các vụn cam lơ lửng.
Câu 25. Cho mô tả về nước cam như sau:

265
Hình. Cốc nước cam trước và sau một thời gian
Phân tích thành phần của nước cam bao gồm những gì?
A. Nước cam bao gồm nước và các chất tan trong nước.
B. Nước cam bao gồm nước và chỉ có các chất không tan trong nước.
C. Nước cam bao gồm nước, chất tan và các vụn cam lơ lửng trong nước.
D. Nước cam bao gồm các nước và các vụn cam lơ lửng.
Câu 26. Cho mô tả về nước cam như sau:

Hình. Cốc nước cam nước và sau một thời gian


Mô tả đúng là
A. nước cam có các vụn cam lơ lửng sau đó bị lắng xuống làm màu đáy cốc đậm hơn.
B. nước cam có các vụn cam lơ lửng sau đó bị hòa tan làm màu đáy cốc đậm hơn.
C. nước cam có các vụn cam lơ lửng sau đó có biến đổi hóa học màu đáy cốc đậm hơn.
D. nước cam có các chất tan trong nước sau đó bị lắng xuống là màu đáy cốc đậm hơn.
Câu 27. Cho 3 bình mô tả như sau:
(1) (2) (3)

Mô tả đúng ở 3 bình là
A. (1) chất rắn, (2) chất khí, (3) chất lỏng. B. (3) chất rắn, (1) chất khí, (2) chất lỏng.
C. (1) chất rắn, (2) chất lỏng, (3) chất khí. D. (2) chất rắn, (3) chất khí, (1) chất lỏng.

266
Câu 28. Vào những ngày mùa đông thường hay xuất hiện sương mù. Khi chúng ta sẽ nhìn thấy không
khí xung quanh có màu trắng, giảm tầm nhìn và đi ngoài đường một thời gian thì kín xe, kính mắt bị
đọng hơi nước hay áo sẽ bị ẩm và các ngọn cỏ có những đọng nước rất đẹp.

Nguyên nhân xuất hiện sương mù là do


A. trong không khí có nhiều loại khí có màu có màu trắng.
B. trong không khí có nhiều bụi bẩn nên có màu trắng.
C. mắt trời lúc này chưa mọc nên chúng ta sẽ khó nhìn xa hơn.
D. các giọt nước trong không khí bị ngưng đọng lơ lửng trong không khí gây ra.
Câu 29. Khi bạn Hải làm nước rau má bằng máy xay sinh tố thu được một cốc nước rau má theo các
bước sau:
Bước 1: Cho rau má vào cối xay sinh tố.
Bước 2: Cho thêm nước và đường vào.
Bước 3: Bật máy xay để xay nát rau má ra.
Bước 4: Thu được hỗn hợp, lọc qua lưới lọc thu được sản phẩm và cho ra cốc.
Nhưng khi để một lúc thì bị tách lớp như hình sau

Bạn Hải hỏi mẹ và bố. Bố mẹ đưa ra các nhận định sau:


(1) Nước rau má tách lớp do đây là một hỗn hợp huyền phù;
(2) Nước rau má có phần chất rắn không tan trong nước bị lắng xuống đáy;
(3) Phần nước màu vàng phía trên là một dung dịch đồng nhất các chất tan;
(4) Nước rau má tách lớp do đây là một hỗn hợp nhũ tương.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

267
Câu 30. Nước ta thường xuyên bị lũ lụt vào mùa đồng. Sau khi lũ lụt, nguồn nước bị nhiễm bẩm nên
người dân sử lí bằng cách cho phèn chua vào trong thùng nước để thu được nước có thể sử dụng như
hình sau.

Lượng nước sau xử lí được trong hơn và có cặn ở đáy thùng. Nguyên nhân này do
A. nước sông có các bụi bẩn, phù sa lơ lửng nên dùng phèn chua để lắng đọng sẽ trong hơn.
B. nước sông có màu nên phèn chua tẩy trắng các chất có màu trong nước.
C. nước sông có muối khoáng nên lắng đọng khi gặp phèn chua.
D. phèn chua lắng đọng muối khoáng và tẩy màu nước sông.
Câu 31. Khi vo gạo nấu cơm, bạn Hải thấy rằng nước vo gạo khi để một thời gian trong cốc sẽ tách thành
hai lớp. Phía trên thì trong còn phía dưới thì đục hơn. Như hình minh họa

Bạn Hải thắc mắc tại sao lại có hiện tượng này. Em hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
A. Nước vo gạo là chất nguyên chất nên tách lớp.
B. Nước vo gạo là một dung dịch đồng nhất.
C. Nước vo gạo là một hỗn hợp huyền phù nên tách lớp.
D. Nước vo gạo là một hôn hợp nhũ tương nên để lâu sẽ tách lớp.
Câu 32. Dựa vào đồ thị sau:

268
Chất có độ tan cao nhất ở 40oC là
A. N2 và O2. B. O2. C. NO. D. NO và O2.
Câu 33. Dựa vào đồ thị sau:

Chất có độ tan thấp nhất ở 40oC là


A. NaNO3. B. NaCl. C. KNO3. D. Na2SO4.
Câu 34. Dựa vào đồ thị sau:

Chất có độ tan cao nhất ở 40oC là


A. NaNO3. B. NaCl. C. KNO3. D. Na2SO4.
Câu 35. Dựa vào đồ thị sau:

Chất có độ tan cao nhất ở 70oC là


A. NaCl. B. KBr. C. NaNO3. D. Na2SO4.
Câu 36. Đồ thị sau biểu diễn sự phụ thuộc độ tan (kí hiệu là s (g)/100 (g) nước) của các chất X, Y, Z, T
theo nhiệt độ.

269
Các chất có độ tan tăng theo nhiệt độ là
A. X, Y, Z. B. Y, Z, T. C. X, Z, T. D. X, Y, T.
Câu 37. Đồ thị sau biểu diễn sự phụ thuộc độ tan (kí hiệu là s (g)/100 (g) nước) của các chất X, Y, Z, T
theo nhiệt độ.

Ở 25 °C, chất có độ tan lớn nhất là


A. X. B. Y. C. Z. D. T.
Câu 38. Đồ thị sau biểu diễn sự phụ thuộc độ tan (kí hiệu là s (g)/100 (g) nước) của các chất X, Y, Z, T
theo nhiệt độ.

Chất có độ tan phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ là


A. T. B. Z. C. Y. D. X.
Câu 39. Trên bao bì của một số thức uống như sữa cacao, sữa socola thường có dòng chữ "Lắc đều khi
uống" do chúng là
A. Nhũ tương. B. Chất tinh khiết. C. Huyền phù. D. Tất cả đều đúng.
Câu 40. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?
A. Nước chè. B. Nước phù sa. C. Nước đường. D. Nước muối.
Câu 41. Cách nào sau đây không làm đường tan nhanh hơn trong nước?
A. Tăng nhiệt độ hỗn hợp. B. Khuấy đều.

270
C. Tăng lượng đường. D. Nghiền nhỏ đường.
Câu 42. Chất tinh khiết
A. có tính chất khó xác định. B. chỉ có một chất duy nhất.
C. có tính chất thay đổi tùy thuộc vào thành phần. D. chứa từ hai chất trở lên.
Câu 43. Những vật thể nào dưới đây là hỗn hợp?
A. Đinh sắt, oxygen, nước tính khiết. B. Nước cam, thìa bạc, không khí.
C. Thép, nước đường, muối. D. Nước chanh, gang, thép.
Câu 44. Hỗn hợp nào dưới dây là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước và dầu ăn. B. Hỗn hợp nước và cát.
C. Hỗn hợp nước và đường. D. Hỗn hợp nước và bột mì.
Câu 45. Hỗn hợp nào dưới dây là huyền phù khi được khuấy trộn?
A. Hỗn hợp nước và sữa. B. Hỗn hợp nước và dầu ăn.
C. Hỗn hợp nước và cát. D. Hỗn hợp nước và đường.
Câu 46. Hỗn hợp nào dưới dây là nhũ tương khi được khuấy trộn?
A. Hỗn hợp nước và dầu ăn. B. Hỗn hợp nước và đường.
C. Hỗn hợp nước và cát. D. Hỗn hợp nước và bột mì.
Câu 47. Chất nào có thể tan trong nước để tạo thành dung dịch?
A. Chất rắn, chất lỏng và chất khí. B. Chất rắn.
C. Chất rắn và chất khí. D. Chất lỏng và chất khí.
Câu 48. Chất nào tan tốt nhất trong nước nóng?
A. Chất khí.
B. Chất rắn và chất khí tan tốt như nhau, chất lỏng tan kém nhất.
C. Chất rắn.
D. Chất lỏng.
Câu 49. Chọn phát biểu sai. Quá trình hòa tan một chất rắn xảy ra nhanh hơn khi
A. chất rắn được làm lạnh trước. B. chất rắn được nghiền thành bột mịn.
C. chất rắn được trộn. D. chất rắn được khuấy.
Câu 50. Có bốn cốc nước với nhiệt độ khác nhau. Cốc 1 đựng nước có nhiệt độ 50oC, cốc 2 đựng nước
có nhiệt độ 25oC, cốc 3 đựng nước có nhiệt độ 75oC, cốc 4 đựng nước có nhiệt độ 35oC. Hỏi cho 2
thìa đường vào mỗi cốc nào thì ở cốc nào đường tan nhanh nhất?
A. Cốc 2. B. Cốc 3. C. Cốc 4. D. Cốc 1.
Câu 51. Cho các chất sau: muối ăn, bột mì, cát, thuốc tím, đường. Những chất nào tan trong nước?
A. Muối ăn, đường. B. Muối ăn, bột mì, đường.
C. Muối ăn, đường, thuốc tím. D. Muối ăn, cát, đường.
Câu 52. Những vật thể nào dưới đây là hỗn hợp?
A. Nước chanh, bột canh, thép. B. Thép, nước đường, muối.
C. Nước cam, cồn ethanol, không khí. D. Nitrogen, oxygen, nước tinh khiết.

271
Câu 53. Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên:
A. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục.
B. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi.
C. Nước cất có một chất, nước tự nhiên nhiều chất.
D. Nước cất không có vị, nước tự nhiên có vị.
Câu 54. Dựa vào tính chất nào sau đây mà ta khẳng định được trong chất lỏng là tinh khiết?
A. Không màu, không mùi. B. Lọc được qua giấy lọc.
C. Không tan trong nước. D. Có nhiệt độ sôi, nhất định.
Câu 55. Tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là chất tinh khiết?
A. Không tan trong nước.
B. Khi đun sôi thì ở một nhiệt độ nhất định và khi làm lạnh thì hóa rắn ở một nhiệt độ không đổi (trong
điều kiện phòng).
C. Lọt được qua giấy lọc.
D. Không màu, không mùi.
Câu 56. Những chất nào trong dãy những chất dưới đây chỉ chứa những chất tinh khiết?
A. Nước biển, đường kính, muối ăn. B. Nước sông, nước đá, nước chanh.
C. Vòng bạc, nước cất, đường kính. D. Khí tự nhiên, gang, dầu hoả.
Câu 57. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Đối với 1 chất, khi nhiệt độ tăng độ tan giảm.
B. Muốn chất rắn tan nhanh ta có thể khuấy liên tục.
C. Một chất sẽ tan nhanh hơn nếu cho vào trong nước lạnh.
D. Nước có thể hoà tan mọi chất rắn trong tự nhiên.
Câu 58. Trường hợp nào dưới đây không phải là chất tinh khiết?
A. Vàng. B. Bạc. C. Không khí. D. Đồng.
Câu 59. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nước biển là hỗn hợp không đồng nhất của nước và muối ăn.
B. Nước mía là hỗn hợp không đồng nhất của đường và nước.
C. Nước biển và cát là hỗn hợp đồng nhất.
D. Từ nước mía tách ra được đường tinh khiết.
Câu 60. Nước khoáng trong suốt, không màu nhưng có lẫn một số chất tan. Vậy nước khoáng
A. Là hỗn hợp đồng nhất. B. Là chất tinh khiết.
C. Không phải hỗn hợp. D. Là hỗn hợp không đồng nhất.
Câu 61. Hỗn hợp thu được khi lắc dầu ăn và nước
A. Huyền phù. B. Nhũ tương.
C. Dung dịch. D. Hỗn hợp đồng nhất.
Câu 62. Nước trà thuộc loại nào sau đây?
A. Hỗn hợp đồng nhất. B. Hỗn hợp không đồng nhất.

272
C. Huyền phù. D. Nhũ tương.
Câu 63. Hỗn hợp nước tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương là

Hình. Vùng nước tiếp giáp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
A. Hỗn hợp đồng nhất. B. Hỗn hợp không đồng nhất.
C. Huyền phù. D. Nhũ tương.
Câu 64. Khi pha trà với nước sôi, ta thu được nước trà. Nước trà thuộc loại nào dưới đây
A. Dung dịch. B. Dung môi. C. Chất tan. D. Huyền phù.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Hằng năm vào mùa lũ, Đồng bằng sông Cửu Long được bù đắp một lượng phù sa rất lớn. Em
hãy cho biết:
a) Phù sa ở sông Cửu Long có phải là một dạng huyền phù không.
b) Phù sa có vai trò gì đối với nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2. Đánh dấu X vào ô phù hợp để xác định loại hỗn hợp của các hỗn hợp sau:
Hỗn hợp Đồng nhất Không đồng nhất
Sữa chua lên men
Hoà đất vào nước
Hoà muối ăn vào nước
Hoà đường vào nước
Sữa tươi
Dầu gội đầu
Nước chanh
Ngọt Coca Cola

Câu 3. Đánh dấu X vào ô phù hợp để xác định trạng thái của các hỗn hợp sau:
Hỗn hợp Huyền phù Nhũ tương Dung dịch
Sữa chua lên men
Hoà đất vào nước
Hoà muối ăn vào nước
273
Hoà đường vào nước
Sữa tươi
Dầu gội đầu
Sữa tắm

Câu 4. Xác định chất tan, dung môi trong các dung dịch sau:
a) Dung dịch sodium hydroxide. b) Dung dịch sulfuric acid.
Câu 5. Để biết bột calcium carbonate có tan trong nước hay không chúng ta làm thế nào?
Câu 6. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện
nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết:

Hình. Cặn trắng trong ấm


a) Nước suối, nước máy có phải là nước tinh khiết không.
b) Tại sao khi đun nước lấy từ máy lọc nước thì bên trong ấm ít bị đóng cặn hơn.
c) Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm.
Câu 7. Bạn Vinh tiến hành thí nghiệm như sau: Bạn dùng dụng cụ chưng cất để đun 100 ml nước tới sôi,
dẫn hơi nước qua hệ thống làm lạnh để nó ngưng tụ lại tạo thành nước cất. Bạn cho nước cất vào bốn
cốc, mỗi cốc 20 ml. Tiếp theo, bạn cho vào cốc 1, 2, 3, 4 lần lượt 2, 4, 6, 8 g đường và khuấy đều. Bạn
nhận thấy:
Cốc 1 Cốc 2 Cốc 3 Cốc 4
Hơi ngọt Ngọt hơn cốc 1 Ngọt hơn cốc 2 Ngọt hơn cốc 3

Từ kết quả thí nghiệm trên, em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
a) Nước đường là chất tinh khiết hay hỗn hợp?
b) Em rút ra kết luận gì vể tính chất của hỗn hợp?
c) Làm thế nào để nhận biết một chất tinh khiết?
Câu 8. Điền khái niệm thích hợp vào bảng sau:
Mô tả Khái niệm
Chất không có lẫn chất khác.
Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

274
Hai chất trộn lẫn vào nhau, thành phần các chất ở mọi vị trí trong
hỗn hợp giống nhau.
Hai chất trộn lẫn vào nhau, thành phán các chất không giống nhau
ở mọi vị trí trong hỗn hợp.

Câu 9. Trên một số bình nước khoáng thường có dòng chữ "Nước khoáng tinh khiết". Theo em, ý nghĩa
của dòng chữ này có hợp lí không? Tại sao?
Câu 10. Hoàn thành các câu hỏi sau:
a) Theo em nước tinh khiết là chất hay hỗn hợp?
b) Tính chất của nước khoáng có thể thay đổi hay không? Tại sao?
c) Trong hai loại nước trên, loại nước nào tốt cho sức khoẻ hơn?
Câu 11. Hoàn thành các bảng sau
Quá trình Chất tan Dung môi
Hòa tan khí hidro chloride (HCl) vào nước thu được dung
dịch acid hydrochloric.

Hòa tan hoàn toàn một lượng sodium carbonate vào nước.

Cho dầu ăn vào nước

Cho cốc nước chứa dung dịch như hình

Cho đá vôi (CaCO3) vào nước cất

Cho mẩu nhỏ kim loại sodium (Natri) vào nước cất

Cho diphosphor pentoxide vào nước

Câu 12. Thành phần trên bao bì của một loại nước khoáng chỉ ra trong bảng dưới đây:
Bicarbonate (HCO3-) 2800 – 330 mg/l
Sodium (Na+) 95 – 130 mg/l
275
Calcium (Ca2+) 11 – 17 mg/l
Magnesium (Mg2+) 3 – 6 mg/l
Potassium (K ) +
2 – 3 mg/l
Fluoride (F-) < 0,5 mg/l
Iot (I-) < 0,01 mg/l
TDS 310 – 360 mg/l

a) Thành phần của nươc khoáng và nước tinh khiết khác nhau như thế nào?
b) Nước khoáng và nước tinh khiết có tính chất gì giống nhau?
c) Biết rằng một số chất tan trong nước khoáng có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước tinh
khiết, uống nước nào tốt hơn?
Câu 13. Cồn là dung dịch, huyền phù hay nhũ tương?
Câu 14. Chỉ ra chất tinh khiết trong các chất sau: nước đường, không khí, sắt, nước cất, khí oxygen,
inox, sữa.
Câu 15. Bảng sau cho biết lượng chất hòa tan tối đa của một chất rắn trong 100 ml nước ở nhiệt độ khác
nhau.
Nhiệt độ
200C 400C 600C 800C 1000C
Chất rắn
Đường tinh luyện 201,9 235,6 288,8 365,1 476,0
Muối tinh 35,9 36,4 37,1 38 39,3

a. Rút ra nhận xét về khối lượng đường và muối tan trong nước ở cùng nhiệt độ.
b. Rút ra nhận xét về khả năng hòa tan trong nước của đường và muối khi tăng nhiệt độ.
Câu 16. Bảng sau cho biết lượng chất hòa tan trong 100 g nước của chất a, b, c ở các nhiệt độ khác nhau:
Lượng chất hòa tan trong 100 g nước (g/100 g nước) ở
Tên chất
00C 200C 600C 1000C
Chất a 30 36 47 56
Chất b 15 20 34 70
Chất c 112 218 440 733

a. Cho biết khối lượng của chất rắn hòa tan nước ở 200C.
b. Trong 3 chất trên, chất nào tan trong nước nhiều nhất.
c. Khi tăng nhiệt độ thì khối lượng chất rắn hòa tan trong nước thay đổi thế nào (tăng hay giảm)? Chất
nào có sự thay đổi nhiều nhất?

276
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1B 2C 3D 4D 5D 6C 7A 8A 9B 10D
11A 12A 13D 14C 15C 16D 17B 18D 19B 20B
21C 22B 23A 24B 25C 26A 27C 28D 29C 30A
31C 32C 33B 34A 35C 36C 37D 38D 39C 40B
41C 42B 43D 44C 45C 46A 47A 48C 49A 50B
51C 52A 53C 54D 55B 56C 57B 58C 59D 60A
61B 62A 63B 64A

B. TỰ LUẬN
Câu 1.
a) Phù sa là một loại huyền phù. Phù sa gồm các chất hữu cơ không tan, lơ lửng trong nước rồi dần dần
lắng xuống.
b) Phù sa có vai trò rất quan trọng với nông dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vì cung cấp rất nhiều
chất dinh dưỡng cho cây trồng, làm mùa màng bội thu.
Câu 2.
Hỗn hợp Đồng nhất Không đồng nhất
Sữa chua lên men X
Hoà đất vào nước X
Hoà muối ăn vào nước X
Hoà đường vào nước X
Sữa tươi X
Dầu gội đầu X
Nước chanh X
Ngọt Coca Cola X

Câu 3.
Hỗn hợp Huyền phù Nhũ tương Dung dịch
Sữa chua lên men X
Hoà đất vào nước X
Hoà muối ăn vào nước X
Hoà đường vào nước X
Sữa tươi X

277
Dầu gội đầu X
Sữa tắm X

Câu 4.
a) Dung môi là nước, chất tan là sodium hydroxide.
b) Dung môi là nước, chất tan là sulfuric acid.
Câu 5. Ta lấy bột calcium carbonate hoà vào nước, sau đó đổ hỗn hợp này qua phễu chứa giấy lọc được
đặt sẵn trên cốc thuỷ tinh. Khi lọc xong, đem cô cạn dịch lọc thu được và quan sát. Nếu thấy trong cốc
không còn chất gì khác thì chứng tỏ calcium carbonate không tan trong nước.
Câu 6.
a) Nước suối, nước máy không phải là nước tinh khiết vì ngoài nước còn có thêm các chất khác (chất
đóng cặn).
b) Đun sôi nước lấy từ máy lọc sẽ xuất hiện ít cặn trong ấm hơn vì máy lọc đã loại bỏ bớt các chất có
trong nước tự nhiên.
c) Nếu có cặn trong ấm, chúng ta có thể dùng giấm ăn hoặc nước chanh để ngâm ấm một thời gian, các
chất cặn sẽ tan ra hết.
Câu 7.
a) Nước đường là hỗn hợp với thành phần bao gồm đường và nước trộn lẫn với nhau.
b) Qua thí nghiệm của bạn Vinh, ta nhận thấy độ ngọt của nước đường càng tăng khi lượng đường được
sử dụng càng nhiều. Do đó, tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào tính chất, lượng chất của các chất thành
phẩn.
c) Để nhận biết một chất là tinh khiết, đơn giản ta có thể kiểm tra dựa vào tính chất vật lí của chất. Ví dụ
để phân biệt nước cất tinh khiết và nước khoáng, ta có thể đun cạn hai mẫu nước đến 100°C. Ở mẫu nước
cất, nước sẽ bay hơi hết và không còn dấu vết gì, còn mẫu nước khoáng vẫn sẽ thấy vết mờ vì lẫn tạp
chất.
Câu 8.
Mô tả Khái niệm
Chất không có lẫn chất khác. Chất tinh khiết
Hai hay nhiểu chất trộn lẫn vào nhau. Hỗn hợp
Hai chất trộn lẫn vào nhau, thành phần các chất ở mọi vị trí trong
Hỗn hợp đồng nhất
hỗn hợp giống nhau.
Hai chất trộn lẫn vào nhau, thành phán các chất không giống nhau
Hỗn hợp không đồng nhất
ở mọi vị tri trong hỗn hợp.

Câu 9. Ý nghĩa dòng chữ "Nước khoáng tinh khiết" không hợp lí vì đã là nước khoáng thì trong thành
phấn sẽ có nước và các loại muối khoáng, đây là hỗn hợp chứ không phải chất tinh khiết.
278
Câu 10.
a) Nước tinh khiết là nước không có lẫn chất khác. Đó là chất.
b) Nước khoáng là hỗn hợp nên tính chất của nước khoáng có thể thay đổi tuỳ thộc vào thành phần các
chất trong nước khoáng.
c) Uống nước khoáng tốt hơn vì nó bổ sung khoáng chất cho cơ thể.
Câu 11.
Quá trình Chất tan Dung môi
Hòa tan khí hydro chloride (HCl) vào nước thu được dung
HCl Nước
dịch acide hydrochloric.

Hòa tan hoàn toàn một lượng sodium carbonate vào nước. Na2CO3 Nước

Cho dầu ăn vào nước X X

Cho cốc nước chứa dung dịch như hình

HCl Nước

Cho đá vôi (CaCO3) vào nước cất

X X

Cho mẩu nhỏ kim loại sodium vào nước cất X X

Cho diphosphor pentoxide vào nước diphosphor pentoxide Nước

Câu 12.
a) Nước tinh khiết không lẫn chất nào khác; nước khoáng có nhiều chất tan, nó là một hỗn hợp đồng
nhất.
b) Nước khoáng và nước tinh khiết đều là chất lỏng ở điều kiện thường, trong suốt, không màu.
c) Nước khoáng uống tốt hơn nước cất vì trong nước khoáng có chứa nhiều chất tan có lợi cho cơ thể.
Câu 13. Cồn là dung dịch. Trong 100 ml cồn 900 có 90 ml ethanol, còn lại là nước. Lúc này, ethanol là
dung môi do chiến tỉ lệ nhiều hơn, nước là chất tan.

279
Câu 14.
- Chất tinh khiết là chất không lẫn chất khác: sắt, nước cất, khí oxygen.
- Các mẫu: nước đường, không khí, inox, sữa không phải chất tinh khiết do có nhiều hơn một chất.
Câu 15.
a. Ở cùng nhiệt độ đường tan trong nước tốt hơn muối.
b. Khi nhiệt độ tăng thì khả năng hòa tan trong nước của đường và muối tăng.
Câu 16.
a. Ở 200C, chất a tan 36 gam, chất b tan 20 gam, chất c tan 218 gam.
b. Chất c tan nhiều nhất trong nước.
c. Khi tăng nhiệt độ thì khối lượng chất rắn hòa tan trong nước tăng. Chất có sự thay đổi nhiều nhất, gấp
hơn 6,5 lần so cới chất được hòa tan ở 00C.

280
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Sự cần thiết tách các chất ra khỏi hỗn hợp

Hình. Hệ thống lọc nước giếng bị nhiễm phèn


Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở dạng các hỗn hợp khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng,
người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau.

2. Một số phươn pháp đơn iản tách các chất ra khỏi hỗn hợp
► Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.
► Phương pháp lắng: tách các chất rắn lơ lửng nặng hơn ra khỏi các chất nhẹ hơn.
► Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung
dịch hỗn hợp lỏng.
► Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất.

281
a. Lọc

Kết quả: Nước chảy xuống, chỉ còn lại cát đọng lại giấy lọc trên phễu.
 Người ta sử dụng cách lọc để tách các chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.
b. Cô cạn

Kết quả: Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn lại muối.
 Cô cạn sử dụng để tách chất rắn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch của nó.
c. Chiết

282
Kết quả: Dầu ăn ở lại trên phễu còn nước chảy xuống bình. Lặp lại nhiều lần sẽ tách được hoàn toàn dầu
ăn và nước.
 Người ta tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp bằng cách chiết.
d. Lắng
Trong không khí thường có lẫn bụi. Khi lặng gió, sau một thời gian, hạt bụi nặng hơn tự động lắng
xuống, giúp làm sạch không khí một cách tự nhiên. Đối với nước đục do bị lẫn đất, bùn, khi để yên, các
hạt bùn, đất nặng hơn nước sẽ lắng xuống đáy. Gạn lấy lớp nước ở phía trên ta được nước trong hơn.

283
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?
A. Lọc. B. Dùng máy li tâm. C. Chiết. D. Cô cạn.
Câu 2. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dấu ăn ra khỏi
nước?
A. Lọc. B. Dùng máy li tâm. C. Chiết. D. Cô cạn
Câu 3. Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất
chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?

A. Lọc chất tan trong nước. B. Lọc chất không tan trong nước.
C. Lọc và giữ lại khoáng chất. D. Lọc hoá chất độc hại.
Câu 4. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?
A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.
D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.
Câu 5. Cho hình ảnh về dụng cụ bên:

Theo em, dung cụ này có thể được sử dụng để tách riêng các chất trong hỗn hợp nào dưới đây?
A. Nước và rượu. B. Cát lẫn trong nước.
C. Bột mì lẫn trong nước. D. Dầu ăn và nước.

284
Câu 6. Hình ảnh minh hoạ về việc sản xuất và thu hoạch muối. Để sản xuất muối, người ta cho nước
biển vào các ruộng muối rồi phơi khoảng 1 tuần thì thu được muối ở dạng rắn.

Khu vực nào ở nước ta sản xuất nhiều muối nhất?


A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên. D. Nam Trung Bộ.
Câu 7. Vào mùa hè, nhiều hôm thời tiết rất oi bức khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Thế nhưng
sau khi có một trận mưa rào ập xuống, người ta lại cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Lí do là
A. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường.
B. mưa đã làm chết các loài sinh vật gây bệnh.
C. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và loại bớt khói bụi ra khỏi không khí.
D. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và làm chết các loài sinh vật gây bệnh.
Câu 8. Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có
thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới -196 °C để hoá lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến dưới -183 °C.
Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng.
Phương pháp tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là
A. phương pháp lọc. B. phương pháp chiết.
C. phương pháp cô cạn. D. phương pháp chưng phân đoạn.
Câu 9. Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió.
Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có
A. khối lượng nhẹ hơn. B. kích thước hạt nhỏ hơn.
C. tốc độ rơi nhỏ hơn. D. lớp vỏ trẩu dễ tróc hơn.
Câu 10. Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau vể kích thước hạt?
A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
B. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và sufur.
C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
D. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dầu.
Câu 11. Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng
khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn.
Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.

285
B. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.
C. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.
D. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thau rửa các lớp đáy bể lọc.
Câu 12. Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy
kỹ, lọc và cô cạn là
A. Đường và muối. B. Bột đá vôi và muối ăn. C. Bột than và bột sắt. D. Giấm và rượu.
Câu 13. Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:
A. Lọc. B. Chưng cất.
C. Làm bay hơi nước. D. Để muối lắng xuống rồi gạn đi.
Câu 14. Rượu etylic (cồn) sôi ở 78,3oC, nước sôi ở 100oC. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu và
nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây?
A. Lọc. B. Bay hơi.
C. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 80 .o
D. Không tách được.
Câu 15. Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?
A. Lọc. B. Dùng phễu chiết. C. Chưng cất phân đoạn. D. Đốt.
Câu 16. Sau khi chưng cất cây sả bằng hơi nước, người ta thu được một hỗn hợp gồm lớp tinh dầu nổi
trên lớp nước. Cách tách riêng được lớp dầu ra khỏi lớp nước là
A. chưng cất. B. chiết. C. bay hơi. D. lọc.
Câu 17. Người ta có thể sản xuất phân đạm từ nitrogen trong không khí. Coi không khí gồm nitrogen và
oxygen. Nitrogen sôi ở -196oC, còn oxygen sôi ở -183oC. Để tách nitrogen ra khỏi không khí, ta tiến
hành như sau:
A. Dẫn không khí vào dụng cụ chiết, lắc thật kỹ sau đó tiến hành chiết sẽ thu được nitrogen.
B. Dẫn không khí qua nước, nitrogen sẽ bị giữ lại, sau đó đun sẽ thu được nitrogen.
C. Hóa lỏng không khí bằng cách hạ nhiệt độ xuống dưới -196oC. Sau đó nâng nhiệt độ lên đúng -
196oC, nitrogen sẽ sôi và bay hơi.
D. Làm lạnh không khí, sau đó đun sôi thì nitrogen bay hơi trước, oxygen bay hơi sau.
Câu 18. Để tách muối ra khỏi hỗn hợp gồm muối, bột sắt và bột lưu huỳnh. Cách nhanh nhất là
A. dùng nam châm, hòa tan trong nước, lọc, bay hơi.
B. hòa tan trong nước, lọc, bay hơi.
C. hòa tan trong nước, lọc, dùng nam châm, bay hơi.
D. hòa tan trong nước, lọc, bay hơi, dùng nam châm.
Câu 19. Cách hợp lí để tách muối từ nước biển là
A. lọc. B. bay hơi.
C. chưng cất. D. để yên thì muối sẽ tự lắng xuống.
Câu 20. Để tách cát trong nước ta thường dùng phương pháp
A. chiết. B. cô cạn. C. lọc. D. Tất cả đều đúng.
Câu 21. Để tách dầu ăn ra khỏi nước ta thường dùng phương pháp

286
A. chiết. B. lọc. C. cô cạn. D. tất cả đều đúng
Câu 22. Để tách muối ra khỏi dung dịch nước muối ta thường dùng phương pháp
A. cô cạn. B. chiết. C. lọc. D. tất cả đều đúng
Câu 23. Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?
A. Cát và nước. B. Bột mì và nước. C. Nước và rượu. D. Nước và dầu ăn.
Câu 24. Đây là dụng cụ thường được sử dụng trong phương pháp............

A. cô cạn. B. chiết. C. lọc. D. tất cả đều đúng.


Câu 25. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang khi đi đường là

A. tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.


B. tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.
C. tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.
D. tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
Câu 26. Để thu được nước muối, người ta cho nước biển vào các ruộng muối rồi phơi khoảng một tuần
thì thu hoạch được muối. Người làm muối đã sử dụng phương pháp

A. chiết. B. lọc. C. cô cạn. D. lắng gạn.

287
Câu 27. Quá trình nào dưới đây sử dụng phương pháp cô cạn để tách chất?
A. Quá trình phơi thóc mới gặt. B. Quá trình làm muối từ nước biển.
C. Quá trình lọc không khí. D. Quá trình tách dầu ăn khỏi nước.
Câu 28. Khai thác dầu mỏ dưới đáy biển thường thu được hỗn hợp dầu mỏ và nước biển. Người ta dùng
phương pháp nào để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp? Biết rằng dầu mỏ ít tan trong nước và nhẹ hơn nước.
A. Phương pháp lắng, gạn. B. Phương pháp cô cạn.
C. Phương pháp lọc. D. Phương pháp chiết.
Câu 29. Khi đun canh riêu cua, thấy lớp riêu cua nổi lên trên, có thể hớt lớp riêu cua ra bát bằng thìa.
Quá trình này sử dụng phương pháp tách chất nào?
A. Lọc. B. Chiết. C. Lắng, gạn. D. Cô cạn.
Câu 30. Để tách xăng có lẫn nước, cần sử dụng phương pháp tách chất nào?
A. Lắng, gạn. B. Lọc. C. Chiết. D. Cô cạn.
Câu 31. Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?
A. Ngâm quả sấu với đường để lấy nước sấu.
B. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.
C. Dùng giấy lọc để lọc cặn dầu ăn đã sử dụng.
D. Vo gạo bằng nước từ vòi nước.
Câu 32. Người ta thường phơi quần áo ướt ở nơi có nắng, gió để quần áo mau khô. Phương pháp tách
chất nào đã được sử dụng để tách nước khỏi quần áo?
A. Lọc. B. Cô cạn. C. Lắng, gạn. D. Chiết.
Câu 33. Cho biết lượng muối ăn tối đa hòa tan trong khoảng 5 ml nước là 2 thìa. Khi cô cạn dung dịch
trên thì lượng muối ăn thu được là
A. 1 thìa. B. 2 thìa. C. không xác định. D. 3 thìa.
Câu 34. Để loại bỏ các chất bẩn không tan trong nước, người ta dùng phương pháp nào
A. Chưng cất. B. Sàng, sẩy. C. Cô cạn. D. Lọc.
Câu 35. Để thu tinh dầu xả nguyên chất từ hỗn hợp dầu xả và nước, người ta dùng phương pháp nào
A. Chưng cất. B. Chiết. C. Cô cạn. D. Lọc.
Câu 36. Phương pháp tách nào là phù hợp để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu – nước?
A. Chưng cất. B. Bay hơi. C. Chiết. D. Lọc.
Câu 37. Bộ dụng cụ như hình sau mô tả phương pháp tách chất nào?

288
A. Phương pháp chiết. B. Phương pháp chưng cất.
C. Phương pháp kết tinh. D. Phương pháp sắc ký.
Câu 38. Bộ dụng cụ chiết dùng để tách hai chất lỏng X, Y được mô tả như hình vẽ:

Hai chất X, Y tương ứng là


A. nước và rượu. B. dầu hoả và dầu ăn. C. acid và nước. D. nước và dầu ăn.
Câu 39. Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là
A. lọc. B. chưng cất.
C. bay hơi. D. để yên để muối lắng xuống gạn đi.
Câu 40. Phương pháp lọc được dùng để tách một hỗn hợp gồm:
A. Muối ăn với nước. B. Muối ăn với đường. C. Đường với nước. D. Nước với cát.
Câu 41. Câu nào sai trong số các câu sau:
A. Phơi nước biển sẽ thu được muối ăn.
B. Tách chất nhờ nhiệt độ sôi khác nhau gọi là chưng cất.
C. Không khí quanh ta là chất tinh khiết.
D. Đường từ mía có vị ngọt, tan trong nước.
Câu 42. Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, ta có thể tách bằng cách sau:
A. Hòa tan vào nước. B. Lắng, lọc.
C. Dùng nam châm để hút. D. Chưng cất
Câu 43. Có thể phân biệt bột sắt và bột lưu huỳnh dựa vào
A. Khả năng hòa tan. B. Khả năng đốt cháy. C. Màu sắc. D. Mùi.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy nối thông tin hai cột cho phù hợp với nhau.
Phương pháp Nội dung phương pháp
A. Lọc (1) Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
B. Chiết (2) Sự tách chất dựa vào sự khác nhau vể mức độ nặng nhẹ.
C. Cô cạn (3) Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
D. Lắng (4) Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 2. Chỉ với một chai nhựa 500 ml và một ống tio có khoá của dây chuyền dịch cho người ốm, em
hãy vẽ sơ đồ thiết kết dụng cụ để chiết tách dầu ăn lẫn trong nước.
289
Câu 3. Mẹ của bạn Lan là giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Trong một lần hai mẹ con làm bánh,
mẹ bạn đã trộn đường trắng với bột mì, sau đó hỏi Lan: Làm thế nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột
mì? Em hãy giúp Lan trả lời câu hỏi này.
Câu 4. Vào dịp tết, mẹ bạn An làm mứt dừa cho cả nhà ăn. Khi cả nhà thưởng thức, bố An thấy mứt ngọt
quá nên không muốn ăn vì bố bạn đang trong chế độ kiêng đường. Bạn An rất muốn tách bớt đường ra
khỏi mứt dừa đã làm để bố có thể ăn được. Theo em, có cách nào để tách bớt đường từ mứt dừa đã làm
không?
Câu 5. Ngày nay, máy điều hoà nhiệt độ là một thiết bị phổ biến đang được nhiều gia đình, nhà hàng và
khách sạn sử dụng.
a) Tại sao khi ở trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ thì ta cảm thấy không khí khô hơn?
b) Máy điều hoà nhiệt độ giúp tách những chất gì ra khỏi không khí?
c) Để tách nước ra khỏi không khí, máy điều hoà nhiệt độ đã hoạt động theo nguyên tắc nào?
Câu 6. Một buổi tối, Vân đang học thì bị muỗi đốt. Vân nói với mẹ: Làm cách nào để đuổi hết muỗi khỏi
phòng học hả mẹ?
Câu 7. Đọc đoạn hội thoại sau:
Mẹ Vân: Hôm trước mẹ xem trên ti vi thấy người ta nói tinh dầu sả có thể đuổi muỗi đó cọn ạ. Hay con
vào internet tìm hiểu cách chiết xuất tinh dấu sả để mẹ con mình cùng làm dụng cụ và chiết lấy tinh dầu
sả để đuổi muỗi nhé.
Vân: Vâng ạ. Ngày mai con sẽ tìm hiểu cách chiết tinh dầu sả để đuổi hết lũ muỗi đáng ghét này.
Em hãy tìm hiểu kiến thức trên internet và chế tạo dụng cụ đơn giản để chiết tinh dầu sả như bạn Vân
nhé.
Câu 8. Hãy trình bày cách tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gổm bột sắt, đồng và muối ăn.
Câu 9. Cho biết nhiệt độ sôi của rượu (ethanol) là 78°C, của nước là 100°C. Em hãy đề xuất giải pháp
để tách rượu ra khỏi nước và mô tả giải pháp đó.
Câu 10. Dưới đây là sơ đổ mô tả thiết bị chưng cất tinh dầu như tinh dẩu quế, tinh dầu sả, tinh dầu
khuynh diệp,...

a) Em hãy giải thích nguyên lí hoạt động của thiết bị trên.


b) Nếu phần trước của bộ sinh hàn bị hở thì kết quả chiết xuất như thế nào?
290
c) Em hãy thiết kế một dụng cụ tương tự để tiến hành tách tinh dầu khuynh diệp tại gia đình mình.
Câu 11. Chúng ta đều biết biển có rất nhiều nước nhưng là nước mặn (có lẫn muối). Vì vậy, ngư dân và
các chiến sĩ hải quân vẫn phải mang theo nước ngọt từ đất liền để sử dụng. Chi phí cho việc vận chuyển
nước ngọt khá cao và bình chứa sẽ chiếm mất nhiều thể tích trên tàu. Do đó, ở trên biển ngư dân và các
chiến sĩ hải quân phải sử dụng nước ngọt rất tiết kiệm. Trước thực tế đó, trong cuộc thi Sáng tạo Khoa
học Kĩ thuật dành cho học sinh THCS và THPT, nhiều em học sinh đã tham gia với dự án tách nước ngọt
từ nước biển để cung cấp nước ngọt cho ngư dân trên biển và các chiến sĩ hải quân.

Một sản phẩm dự thi với đế tài tách lấy nước ngọt từ nước biển
a) Theo em, vể nguyên tắc có thể tách lấy nước ngọt từ nước biển được không?
b) Em hãy tìm hiểu và thiết kế một sản phẩm để tách lấy nước ngọt từ nước biển sao cho hiệu quả nhất.
Câu 12. Hãy trình bày cách để thu được tinh dầu chanh.
Câu 13. Hãy nêu cách để có được nước muối sạch khi muối ăn lẫn một số hạt sạn không tan trong nước.
Câu 14. Người ta khai thác muối potassium chloride bằng cách bơm nước nóng xuống hầm mỏ để hoà
tan muối, sau đó hút nước muối nóng lên cho chảy qua các tấm máng để nguội, thu được muối rắn. Em
hãy giải thích cách khai thác muối này.
Câu 15. Hãy lựa chọn một cách chiết phù hợp để:
a) Loại bỏ cát lẫn trong nước ngầm.
b) Tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước.
c) Tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước. Vì sao em chọn cách đó?
Câu 16. Em hãy lấy một số ví dụ trong cuộc sống có sử dụng cách lọc để tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Câu 17. Biết sulfur (lưu huỳnh) không tan trong nước, nhưng tan trong rượu etylic. Muối ăn tan trong
nước nhưng không tan trong rượu. Hãy nêu 2 phương pháp để tác riêng muối ăn ra khỏi hỗn hợp bột lưu
huỳnh và muối ăn.
Câu 18. Tách khí oxygen và CO2 ra khỏi hỗn hợp khí gồm khí oxygen và CO2. Biết khí CO2 hòa hợp
được với nước vôi trong dư tạo thành calci carbonate và calici carbonate nung tạo ra khí CO2 và chất
khác.

291
Câu 19. Quan sát hình máy lọc nước và trả lời các câu hỏi:

a) Bộ phận quan trọng nhất của máy lọc nước


b) Bộ phận quan trọng nhất có nhiệm vụ là gì? Phương pháp được áp dụng để loại bỏ các chất không tốt
cho sức khỏe con người?
Câu 20. Khẩu trang ngoài ngăn nhiều bụi bặm, khí độc hại trong khí. Còn khi bị cảm cúm, sốt siêu vi
hay các bệnh lây nhiễm cộng đồng như COVID-19 thì khẩu trang càng phát huy rõ vai trò trong việc
phòng chống dịch bệnh. Em hãy có biết vai trò và tác dụng của khẩu trang trong những trường hợp nói
trên.

292
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1A 2C 3B 4D 5D 6D 7C 8D 9A 10C
11B 12B 13C 14C 15C 16B 17C 18B 19B 20C
21A 22A 23D 24B 25B 26C 27B 28D 29C 30C
31C 32B 33B 34D 35B 36A 37B 38D 39C 40D
41C 42C 43C

B. TỰ LUẬN
Câu 1. A - (3), B - (4), C - (1), D - (2).
Câu 2. Lấy chai nhựa và khoan một lỗ vừa bằng ống tio ở sát đáy. Lấy ống tio có khoá rồi luồn vào sát
đáy chai nhựa, dùng keo gắn chặt ống tio vào chai. Như vậy, ta sẽ được dụng cụ chiết dấu ăn ra khỏi
nước.
Câu 3. Để tách riêng bột mì và đường ta có thể hoà tan cả hỗn hợp vào nước rồi đổ tất cả lên phễu có
chứa giấy lọc, đặt trên cốc thuỷ tinh. Vi đường tan trong nước nên sẽ theo nước chảy xuống cốc, bột mì
bị giữ lại trên giấy lọc. Cô cạn phần nước đường bằng cách đun cách thuỷ ta sẽ thu được đường ở dạng
rắn.
Câu 4. Ta cho mứt vào nước để hoà tan bớt đường. Sau đó, vớt mứt ra và rang khô lại. Làm như vậy thì
lượng đường trong mứt dừa sẽ giảm đi đáng kể.
Câu 5.
a) Khi ở trong phòng có máy điều hoà, ta cảm thấy không khí khô hơn vì máy điều hoà đã loại bớt hơi
nước trong không khí, làm giảm độ ẩm không khí nên cảm giác khô hơn bình thường.
b) Máy điều hoà giúp tách được nhiều tạp chất khác nhau ra khỏi thành phần không khí như bụi bẩn, hơi
nước. Ngoài ra, có loại máy điều hoà còn khử được một số loài vi sinh vật gây hại,... Nhờ đó, máy điều
hoà mang lại không khí trong lành hơn.
c) Để tách hơi nước ra khỏi không khí, máy điều hoà đã dùng hơi lạnh để ngưng tụ nước và xả nước ra
ngoài theo ống xả.
Câu 6.
a) Khi ở trong phòng có máy điều hoà, ta cảm thấy không khí khô hơn vì máy điều hoà đã loại bớt hơi
nước trong không khí, làm giảm độ ẩm không khí nên cảm giác khô hơn bình thường.
b) Máy điều hoà giúp tách được nhiều tạp chất khác nhau ra khỏi thành phần không khí như bụi bẩn, hơi
nước. Ngoài ra, có loại máy điều hoà còn khử được một số loài vi sinh vật gây hại,... Nhờ đó, máy điều
hoà mang lại không khí trong lành hơn.
c) Để tách hơi nước ra khỏi không khí, máy điều hoà đã dùng hơi lạnh để ngưng tụ nước và xả nước ra
ngoài theo ống xả.

293
Câu 7. Học sinh tìm hiểu kiến thức trên internet để để xuất mô hình và chế tạo dụng cụ chiết xuất tinh
dầu sả. Học sinh có thể tiến hành chiết xuất tinh dầu sả với sự hướng dẫn, giám sát của bố mẹ hoặc thầy
cô giáo.
Câu 8. Dùng nam châm để hút riêng bột sắt ra khỏi hỗn hợp, đồng và muối ăn không bị nam châm hút.
Tiếp theo, đem hoà tan hỗn hợp còn lại vào nước rồi cho qua phễu lọc. Do đồng không tan trong nước
nên nằm trên phễu lọc và ta thu được dung dịch muối ăn. Cô cạn dung dịch muối ăn vừa thu được, ta
được muối ăn nguyên chất ở dạng rắn.
Câu 9. Dùng biện pháp chưng cất để tách riêng rượu ra khỏi nước. Đun nóng hỗn hợp rượu và nước tới
nhiệt độ trên 78°C và dưới 100°C để rượu bay hơi. Dẫn hơi rượu qua hệ thống làm lạnh ta thu được rượu
dạng lỏng.
Câu 10.
a) Nguyên lí hoạt động: Khi đun nóng, nước bốc hơi vào trong lá sả và lôi cuốn tinh dầu sả tới bộ sinh
hàn. Tại đây cả tinh dấu và hơi nước đều ngưng tụ lại thành chất lỏng và phân lớp. Nước sẽ được tách ra
và tiếp tục sử dụng trong quy trình còn tinh dầu sả sẽ được đưa vào bình chứa để sử dụng.
b) Nếu phần trước của bộ sinh hàn bị hở thì hơi nước và tinh dầu sẽ bay ra môi trường không khí, hiệu
quả chiết xuất sẽ rất thấp.
c) Học sinh tự thiết kế.
Câu 11.
a) Về nguyên tắc hoàn toàn có thể tách nước ngọt từ nước biển bằng phương pháp làm bay hơi nước
hoặc chưng cất.
b) Học sinh tự thiết kế sản phẩm tách nước ngọt từ nước biển.
Đun vỏ chanh trong nước, thu lấy hơi, làm lạnh hơi thu được hỗn hợp tinh dầu chanh và nước.
Câu 12. Dùng phễu chiết để tách riêng nước ra khỏi tinh dầu chanh (phương pháp chiết).
Câu 13. Hoà tan muối ăn có lẫn sạn vào nước. Lọc dung dịch để thu được nước muối sạch (phương pháp
lọc).
Câu 14. Do nước nóng hoà tan nhiều muối hơn nước lạnh nên lúc đấu bom nước nóng xuống hầm mỏ
để hoà tan được nhiều muối. Sau đó hút nước muối nóng lên, cho chảy qua các tấm máng để nguội, sự
hoà tan của muối giảm, muối bị tách ra dạng tinh thể.
Câu 15.
a) Sử dụng phương pháp lọc bằng màng lọc. Vì cát có kích thước lớn hơn, bị chặn lại khi qua màng lọc
b) Sử dụng phương pháp chiết. Vì dầu nhẹ hơn nước nên chỉ cần bỏ phần dầu nổi bên trên.
c) Để dung dịch đứng yên một thời gian, ta thấy calcium carbonate lắng xuống dưới đáy cốc. Đổ bỏ phần
nước, ta thu được calcium carbonate. Vì calcium carbonate nặng hơn nước.
Câu 16.
1. Pha cà phê bao gồm việc cho nước nóng qua cà phê xay và bộ lọc. Cà phê lỏng là dịch lọc. Việc ngâm
trà cũng giống nhau, cho dù bạn sử dụng trà túi lọc (giấy lọc) hay trà bóng (thông thường, một bộ lọc
kim loại).

294
2. Thận là một ví dụ về một bộ lọc sinh học. Máu được lọc bởi cầu thận. Các phân tử thiết yếu được tái
hấp thu trở lại máu.
3. Máy điều hòa không khí và nhiều máy hút bụi sử dụng bộ lọc HEPA để loại bỏ bụi và phấn hoa trong
không khí.
4. Nhiều bể cá sử dụng bộ lọc có chứa các sợi có chức năng thu giữ các hạt.
5. Bộ lọc vành đai thu hồi kim loại quý trong quá trình khai thác.
6. Nước trong tầng chứa nước tương đối tinh khiết vì nó đã được lọc qua cát và đá thấm trong lòng đất.
7. Máy lọc nước với các lõi lọc để tách tạp chất
Câu 17.
Cách 1: Cho hỗn hợp bột lưu huỳnh và muối ăn vào nước, sau đó khuấy đều kỹ và lọc. Ta sẽ thu được
lưu huỳnh trên giấy lọc. Tiếp đó, ta đun sôi nước muối cho bay hơi hết nước sẽ được muối ăn.
Cách 2: Cho hỗn hợp bột lưu huỳnh và muối ăn vào rượu, sau đó khuấy kỹ và lọc. Ta sẽ thu được muối
ăn trên giấy lọc. Tiếp đó, ta đun sôi nước lọc có hòa tan lưu huỳnh trong rượu, cho bay hơi hết rượu sẽ
thu được lưu huỳnh.
Câu 18. Cho hỗn hợp khí lội qua nước vôi trong dư ta thu được khí oxygen (vì CO2 bị nước vôi trong
giữ lại). Lấy sản phẩm thu được (khí CO2 hòa hợp với nước vôi trong) nung ở nhiệt độ cao ta thu được
khí CO2.
Câu 19.
a) Cột lọc giữ vai trò quan trọng của sản phẩm.

b) Bộ phận đó có nhiệm vụ lọc chất rắn, cặn,… Nhà sản xuất đã sử dụng phương pháp lọc để loại bỏ các
chất không tốt cho sức khỏe con người.
Câu 20. Vai trò của khẩu trang trong trường hợp nói tên là một màn lọc, giúp ngăn bụi bẩn, khí độc và
virus.

295
CHỦ ĐỀ
TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ
CỦA SỰ SỐNG
CHỦ ĐỀ 6 TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ SỰ SỐNG

TẾ BÀO
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Tìm hiểu tế bào là gì?
► Tế bào là đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật.

• Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.


• Tế bào có thể thực hiện được các chức năng sống như: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng,
sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng và sinh sản.

Một số loại tế bào trong cây dâu tây

296
2. Tìm hiểu về kích thước và hình dạng của tế bào
► Trong cơ thể sinh vật, tế bào có hình dạng và kích thước đa dạng phù hợp với chức năng.
Hình dạng tế bào
• Các hình dạng phổ biến của tế bào là hình cầu, hình que, hình nhiều cạnh, hình sao, hình đĩa, hình
thoi,...

Tế bào hồng cầu Tế bào biểu bì lá Trùng roi Tế bào thần kinh

Tế bào cơ Tế bào nấm men Liên cầu khuẩn Tế bào E. coli

Kích thước tế bào

• Tế bào có nhiều loại, các tế bào khác nhau có kích thước khác nhau.
• Các tế bào vi khuẩn thường có kích thước nhỏ, khoảng từ 0,5 - 10 μm; phần lớn các tế bào thực
vật và tế bào động vật có kích thước khoảng từ 10 μm đến 100 μm.
• Để quan sát được tế bào người ta thường sử dụng kính hiển vi. Một số tế bào có kích thước lớn
có thể quan sát được bằng mắt thường như tế bào trứng cá chép, tế bào trứng ếch.

297
3. Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào
Bảng. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực


Ví dụ: Tế bào vi khuẩn Ví dụ: Tế bào động vật, thực vật, tế bào gan,...
Giống: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có thành phần cơ bản là tế bào chất và màng tế bào.
Các bào quan không có màng bao bọc. Các bào quan có màng bao bọc.
Chỉ có vùng nhân. Vùng nhân chứa chất di Nhân tế bào chứa chất di truyền, có màng bao
truyền nằm tự do trong tế bào chất. bọc.
Cấu tạo đơn giản, ít bào quan. Cấu tạp phức tạp, nhiều bào quan.
Có kích thước nhỏ bằng 1/10 tế bào nhân thực. Kích thước lớn.

298
Bảng. So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật
Đặc điểm Tế bào thực vật Tế bào động vật
• Màng tế bào là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào
và ra khỏi tế bào.
• Tế bào chất là chất keo lỏng, chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết
Giống nhau
các hoạt động sống của tế bào.
• Nhân tế bào có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển
hầu hết các hoạt động sống của tế bào.
Có thành tế bào bao quanh màng sinh chất có Không có thành tế bào bao quanh
tác dụng bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. Điều màng sinh chất.
này quan trong đối với thực vật không có bộ
xương.
Khác nhau Bào quan lục lạp của tế bào thực vật có khả Không có bào quan lục lạp.
năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ.
Lục lạp nhờ mang sắc tố quang hợp (diệp lục)
tạo nên màu xanh cho Trái Đất.
Có không bào trung tâm. Không có không bào trung tâm.

► Chính là những lục lạp (có chứa chất diệp lục) vô cùng nhỏ bé trong mỗi tế bào thực vật đã tạo nên
màu xanh của lá cây.

Hình. Minh họa màu xanh của Trái Đất khi nhìn từ vũ trụ
299
4. Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào

Hình. Sự lớn lên của tế bào


► Tế bào thực hiện trao đổi chất để lớn lên, khi đạt đến kích thước nhất định một số tế bào thực hiện
phân chia tạo ra các tế bào con (gọi là sự sinh sản tế bào).

5. Tìm hiểu sự sinh sản của tế bào


► Tế bào sinh sản bằng cách thực hiện phân chia tế bào, từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con giống
nhau và giống với tế bào mẹ ban đầu.

Hình. Sơ đồ sự lớn lên và sinh sản của tế bào

❗Các loại tế bào khác nhau trong cơ thể chúng ta có thời gian phân chia khác nhau:
• Tế bào da khoảng 10 - 30 ngày phân chia một lần.
• Tế bào niêm mạc má khoảng 5 ngày phân chia một lần.
• Tế bào gan khoảng 1 - 2 năm phân chia một lần.
• Tế bào thần kinh sau khi hình thành sẽ không bao giờ phân chia.

300
6. Ý n hĩ của sự lớn lên và sinh sản của tế bào
► Sinh vật đa bào, sự lớn lên chủ yếu là sự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.
► Sinh vật đơn bào, sự lớn lên do sự tăng lên kích thước tế bào.

Hình. Cây sinh trưởng và phát triển


Sự lớn lên và sinh sản tế bào có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các sinh vật:
• Làm tăng số lượng tế bào.
• Thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, các tế bào chết.
• Giúp cơ thể lớn lên (sinh trưởng) và phát triển.
Khi cơ thể ngừng lớn, các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh sản.

Mỗi khi bạn chải răng hay súc miệng, có hàng Trong dạ dày có rất nhiều acid có tính ăn mòn nên
nghìn tế bào chết và bị tổn thương được thải ra dễ làm chết các tế bào. Các tế bào lớp bề mặt trong
và cần được thay thế. dạ dày cần được thay thế vài lần một ngày.

301
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong các loại tế bào dưới đây, tế bào nào dài nhất?
A. Tế bào mô phân sinh ngọn. B. Tế bào sợi gai.
C. Tế bào thịt quả cà chua. D. Tế bào tép bưởi.
Câu 2. Trong cấu tạo của tế bào thực vật, bào quan nào thường có kích thước rất lớn, nằm ở trung tâm
tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu?
A. Nhân. B. Không bào. C. Ti thể. D. Lục lạp.
Câu 3. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào
A. Không bào. B. Nhân. C. Màng sinh chất. D. Lục lạp.
Câu 4. Dịch tế bào nằm ở bộ phận nào của tế bào thực vật?
A. Không bào. B. Nhân. C. Màng sinh chất. D. Lục lạp.
Câu 5. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
A. Chất tế bào. B. Vách tế bào. C. Nhân. D. Màng sinh chất.
Câu 6. Trong các bộ phận sau, có bao nhiêu bộ phận có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?
1. Chất tế bào 2. Màng sinh chất 3. Vách tế bào 4. Nhân
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 7. Lục lạp hàm chứa trong bộ phận nào của tế bào thực vật?
A. Chất tế bào. B. Vách tế bào. C. Nhân. D. Màng sinh chất.
Câu 8. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quyết định điều đó?
A. Không bào. B. Nhân. C. Vách tế bào. D. Màng sinh chất.
Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: ........ là nhóm tế bào có hình dạng, cấu
tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định.
A. Bào quan. B. Mô. C. Hệ cơ quan. D. Cơ thể.
Câu 10. Ai là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của tế bào?
A. Antonie Leeuwenhoek. B. Gregor Mendel.
C. Charles Darwin. D. Robert Hook.
Câu 11. Một TB mẹ sau khi phân chia (sinh sản) sẽ tạo ra bao nhiêu TB con?
A. 2 B. 1 C. 4 D. 8
Câu 12. Cơ thể sinh vật lớn lên chủ yếu dựa vào những hoạt động nào dưới đây?
1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch TB theo thời gian.
2. Sự gia tăng số lượng TB qua quá trình phân chia.
3. Sự tăng kích thước của từng TB do trao đổi chất.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2
Câu 13. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bào?
A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá.
B. Sự xẹp, phồng của các TB khí khổng.
302
C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang.
D. Sự vươn cao của thân cây tre.
Câu 14. Sự lớn lên của TB có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây?
A. Trao đổi chất, cảm ứng và sinh sản. B. Trao đổi chất.
C. Sinh sản. D. Cảm ứng.
Câu 15. Một TB mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số
TB con được tạo thành là bao nhiêu ?
A. 32 tế bào. B. 4 tế bào. C. 8 tế bào. D. 16 tế bào.
Câu 16. Quá trình phân chia TB gồm hai giai đoạn là:
A. Phân chia TB chất  phân chia nhân
B. Phân chia nhân  phân chia TB chất.
C. Lớn lên  phân chia nhân
D. Trao đổi chất  phân chia TB chất.
Câu 17. Phát biểu nào dưới đây về quá trình lớn lên và phân chia của TB là đúng ?
A. Mọi TB lớn lên rồi đều bước vào quá trình phân chia TB.
B. Sau mỗi lần phân chia, từ một TB mẹ sẽ tạo ra 3 TB con giống hệt mình.
C. Sự phân tách chất TB là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia.
D. Phân chia và lớn lên và phân chia TB giúp sinh vật tăng kích thước, khối lượng.
Câu 18. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Xe ô tô. B. Cây cầu. C. Cây bạch đàn. D. Ngôi nhà.
Câu 19. Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên chi
tiết số 3 đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
A. Màng tế bào. B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào. D. Vùng nhân.
Câu 20. Quan sát tế bào bên dưới và cho biết vị trí
X là thành phần nào của tế bào?
A. Màng tế bào B. Chất tế bào
C. Nhân tế bào D. Vùng nhân
Câu 21. Đặc điểm của tế bào nhân thực là
A. Có thành tế bào.
B. Có chất tế bào.
C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.
D. Có lục lạp.
Câu 22. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?
A. 8 B. 6 C. 4 D. 2
Câu 23. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?
A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.

303
B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.
Câu 24. Cây lớn lên nhờ
A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.
D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.
Câu 25. Tế bào nào sau đây quan sát bằng mắt thường.
A. Tế bào trứng cá. B. Tế bào vi khuẩn. C. Tế bào động vật. D. Tế bào thực vật.
Câu 26. Tế bào nào sau đây quan sát bằng kính hiển vi quang học. Chọn câu sai.
A. Tế bào vi khuẩn. B. Tế bào trứng ếch. C. Tế bào động vật. D. Tế bào thực vật.
Câu 27. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào. Chọn câu sai.
A. Nước và muối khoáng. B. Oxygen.
C. Kích thích. D. Chất hữu cơ.
Câu 28. Việc phân chia trong tế bào giúp cơ thể.
A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. B. Cơ thể lớn lên và sinh sản.
C. Cơ thể phản ứng với kích thích. D. Cơ thể bào tiết CO2.
Câu 29. Nhận xét nào dưới đây là đúng.
A. Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Trong cơ thể sinh vật, tế bào có kích thước và hình dạng đa dạng.
C. Tế bào đảm nhiệm nhiều chức năng sống của cơ thể.
D. Tất cả đáp án trên đúng.
Câu 30. Để quan sát những tế bào vô cùng nhỏ ta có thể dùng dụng cụ nào.
A. Kính lúp. B. Kính hiển vi. C. Mắt thường. D. Không cần.
Câu 31. Kích thước trung bình của tế bào khoảng.
A. 0,5 – 100 micromet. B. 0,5 – 10 micromet. C. 10 – 100 micromet. D. 1 – 100 micromet.
Câu 32. Robert Hooke lần đầu tiên quan sát thấy tế bào từ loại cây nào.
A. Cây sồi. B. Cây táo. C. Cây đậu. D. Cây lúa.
Câu 33. Tế bào biểu bì đảm nhiệm chức năng nào dưới đây.
A. Bảo vệ.
B. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng.
C. Vận động.
D. Sinh sản.
Câu 34. Tế bào mạch dẫn lá thực hiện chức năng nào dưới đây.
A. Bảo vệ.
B. Sinh trưởng.

304
C. Vận động.
D. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng.
Câu 35. Tế bào cơ vân thực hiện chức năng nào dưới đây.
A. Bảo vệ.
B. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng.
C. Vận động.
D. Cảm ứng.
Câu 36. Những thành phần nào không phải của tế bào nhân sơ.
A. Màng tế bào. B. Vùng nhân. C. Chất tế bào. D. Lục lạp.
Câu 37. Tế bào nhân thực có kích thước gấp khoảng bao nhiêu lần tế bào nhân sơ.
A. 10 lần. B. 100 lần. C. 20 lần. D. 200 lần.
Câu 38. Thành phần nào có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật.
A. Màng tế bào. B. Vùng nhân. C. Chất tế bào. D. Lục lạp.
Câu 39. Sự phân bào diễn qua mấy giai đoạn.
A. 3 giai đoạn. B. 4 giai đoạn. C. 5 giai đoạn. D. Tất cả đều sai.
Câu 40. Tế bào da khoảng bao nhiêu ngày sẽ phân chia một lần.
A. 2 ngày. B. 10 – 30 ngày. C. 1 – 2 năm. D. Không phân chia.
Câu 41. Tế bào thần kinh sau khi hình thành bao lâu sẽ phân chia thêm.
A. 10 – 20 ngày. B. 15 ngày – 30 ngày. C. 1 – 2 năm. D. Không phân chia nữa.
Câu 42. Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên.
Thành phần nào là màng tế bào.
A. (1) B. (2)
C. (3) D. (4)
Câu 43. Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên.
Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động sống của tế bào?
A. (1) B. (2)
C. (3) D. (4)
Câu 44. Tại sao nói “tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống”.
A. Vì tế bào rất nhỏ bé.
B. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh
dưỡng, trao đổi chất,…
C. Vì tế bào không có khả năng sinh sản.
D. Vì tế bào rất vững chắc.
Câu 45. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?
A. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng.
B. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết.
C. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng.

305
D. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo sự đa dạng các loài sinh vật.
Câu 46. Cơ thể động vật lớn lên nhờ
A. Sự lớn lên của một tế bào ban đầu.
B. Sự tăng số lượng của tế bào trong cơ thể do quá trình sinh sản.
C. Sự tăng số lượng và kích thước của tế bào trong cơ thể tạo ra từ quá trình lớn lên và phân chia tế
bào.
D. Sự thay thế và bổ sung các tế bào già bằng các tế bào mới từ quá trình phân chia tế bào.
Câu 47. Từ một tế bào ban đầu, sau 3 lần phân chia sẽ tạo ra
A. 3 tế bào con. B. 6 tế bào con. C. 8 tế bào con. D. 12 tế bào con.
Câu 48. Màng nhân là cấu trúc không thể quan sát thấy tế bào của nhóm sinh vật nào?
A. Động vật. B. Thực vật. C. Người. D. Vi khuẩn.
Câu 49. Tế bào hồng cầu người có đường kính khoảng
A. 7 micromet. B. 10 micromet C. 0,7 micromet D. 1 micromet.
Câu 50. Tế bào hồng cầu có dạng hình gì?
A. Hình đĩa lõm 2 mặt. B. Hình đĩa lồi 2 mặt. C. Hình sao. D. Hình liềm.
Câu 51. Tế bào xương có dạng hình gì?
A. Hình liềm. B. Hình cầu. C. Hình sao. D. Hình đĩa lõm.
Câu 52. Chức năng của màng tế bào là
A. Nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.
B. Kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào.
C. Trung tâm kiểm soát hầu hết hoạt động sống tế bào.
D. Chứa vật chất di truyền.
Câu 53. Tế bào chất tồn tại dạng
A. Chất keo lỏng. B. Dung dịch trong suốt.
C. Màu xanh. D. Dung dịch không màu.
Câu 54. Chức năng của lục lạp là
A. Kiểm soát sự di chuyển của các chất đi vào và ra khỏi tế bào.
B. Có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
D. Là chất làm cho cây sống không cần hấp thụ ánh sáng.
Câu 55. Vai trò của thành thế bào thực vật
A. Kiểm soát sự di chuyển của các chất đi vào và ra khỏi tế bào.
B. Có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
D. Bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật.
Câu 56. Nhân tế bào có chức năng nào sau đây:
A. Kiểm soát sự di chuyển của các chất đi vào và ra khỏi tế bào.

306
B. Có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
D. Là chất làm cho cây sống không cần hấp thụ ánh sáng.
Câu 57. Nhận xét nào dưới đây là sai?
A. Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.
B. Một số hình dạng tế bào: hình cầu, hình que, nhiều cạnh,….
C. Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần là màng tế bào, tế bào chất và nhân hoặc vùng nhân.
D. Thành phần làm cho tế bào thực vật khác động vật là bộ máy Gongi.
Câu 58. Thuật ngữ “tế bào” theo Robert Hooke có thể hiểu là gì?
A. Nhỏ bé, tối tăm. B. Rộng lớn, nhiều. C. Phòng, buồng nhỏ. D. Khu vườn, rộng lớn.
Câu 59. Đổi đơn vị nào dưới đây là đúng.
A. 1 µm = 1/1000 mm B. 1 µm = 1000 mm C. 1 mm = 100 µm D. 1 µm = 1/100 mm
Câu 60. Thành phần cấu tạo nào không là đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
A. Nhân hoặc vùng nhân. B. Tế bào chất.
C. Màng tế bào. D. Màng nhân.
Câu 61. Ở tế bào thực vật, bào quan nào chứa sắc tố giúp thực vật có khả năng hấp thụ năng lượng ánh
sáng để quang hợp?
A. Ti thể. B. Thành tế bào. C. Nhân tế bào. D. Lục lạp.
Câu 62. Em bé mới sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể nặng 50 kg, theo em, sự thay đổi này là
do đâu?

A. Nhờ sự chăm sóc và nuôi dạy của cha mẹ. B. Nhờ sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
C. Nhờ sự sinh sản của tế bào. D. Nhờ sự lớn lên của tế bào.
Câu 63. Các chức năng sống cơ bản của tế bào gồm
A. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
B. sinh trường và sinh sản.
C. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng và sinh sản.
D. sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
Câu 64. Sinh vật nào dưới đây không có cấu tạo tế bào?
A. Vi khuẩn. B. Cây me. C. Virus. D. Con mèo.
Câu 65. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào sau đúng?
A. Tất cả các loại tế bào đều có cùng kích thước, nhưng hình dạng giữa chúng luôn khác nhau.
B. Các loại tế bào khác nhau thường có kích thước và hình dạng khác nhau.
307
C. Tất cả các loại tế bào có hình dạng và kích thước giống nhau.
D. Tất cả các loại tế bào có cùng hình dạng, nhưng chúng luôn có kích thước khác nhau.
Câu 66. Trên màng tế bào có rất nhiều lỗ nhỏ li ti, vai trò của những lỗ nhỏ này là gì?
A. Cho phép một số chất ra vào tế bào.
B. Bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
C. Quy định hình dạng tế bào.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 67. Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động
vật?
A. Không bào trung tâm B. Thành tế bào
C. Màng tế bào D. Nhân tế bào
Câu 68. Đâu không phải thành phần cơ bản cấu tạo nên một tế bào?
A. Màng tế bào. B. Tế bào chất. C. Nhân hoặc vùng nhân. D. Thành tế bào.
Câu 69. Nằm ở giữa nhân (hoặc vùng nhân) và màng tế bào là thành phần nào?
A. Màng nhân. B. Thành tế bào. C. Tế bào chất. D. Roi.
Câu 70. Vật chất di truyền nằm ở đâu trong tế bào?
A. Đính trên màng tế bào. B. Nằm trong lục lạp.
C. Nằm trong nhân hoặc vùng nhân. D. Nằm lơ lửng ngoài tế bào chất.
Câu 71. Các hoạt động như hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng và tạo ra các chất để tăng
cường diễn ra ở đâu trong tế bào?
A. Màng tế bào. B. Nhân tế bào. C. Tế bào chất. D. Vùng nhân.
Câu 72. Sinh vật nào dưới đây có vật chất di truyền được chứa trong vùng nhân?
A. Tế bào gan. B. Vi khuẩn E.coli.
C. Tế bào biểu bì lá cây. D. Tế bào lông hút.
Câu 73. Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào có thể chia tế bào thành hai loại là
A. tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. B. tế bào trung ương và tế bào ngoại biên.
C. tế bào người và tế bào động vật. D. tế bào mới hình thành và tế bào trưởng thành.
Câu 74. Trong các loài sinh vật dưới đây, loài nào có cấu tạo tế bào hoàn thiện hơn?
A. Trùng giày. B. Cầu khuẩn. C. Tôm sống D. Tảo lục đơn bào.
Câu 75. Bào quan duy nhất của tế bào nhân sơ là
A. Lưới nội chất. B. Ribosome. C. Ti thể. D. Lục lạp.
Câu 76. Mang chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào, nằm bên ngoài màng tế bào - đây là đặc
điểm của thành phần nào?
A. Lục lạp. B. Lưới nội chất. C. Thành tế bào. D. Tế bào chất.
Câu 77. Nhờ có thành phần cấu tạo nào của tế bào mà thực vật có thể tự tổng hợp chất hữu cơ cho quá
trình quang hợp?
A. Lục lạp. B. Không bào. C. Thành tế bào. D. Ti thể.

308
Câu 78. Tế bào được chia thành nhiều khoang nhờ
A. hệ thống nội màng. B. thành tế bào.
C. vách tế bào. D. hệ thống các bào quan.
Câu 79. Kích thước của tế bào chất và nhân thay đổi như thế nào khi tế bào lớn lên?
A. Chỉ có tế bào chất tăng lên về khối lượng và kích thước, nhân không thay đổi.
B. Cả tế bào chất và nhân đều tăng lên về khối lượng và kích thước.
C. Cả tế bào chất và nhân đều không thay đổi về khối lượng và kích thước.
D. Chỉ có nhân tăng lên về khối lượng và kích thước, tế bào chất không thay đổi.
Câu 80. Cơ thể chúng ta gồm hàng tỉ tế bào được hình thành nhờ quá trình nào?
A. Quá trình lớn lên của tế bào. B. Quá trình sinh sản của tế bào.
C. Quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào. D. Tất cả quá trình trên.
Câu 81. Từ một tế bào qua 3 lần phân bào có bao nhiêu tế bào con hình thành?
A. 8 B. 4 C. 16 D. 2
Câu 82. Tế bào nào có kích thước lớn nhất trong số các tế bào bên dưới?
A. Tế bào lông. B. Tế bào cơ. C. Tế bào tóc. D. Tế bào thần kinh.
Câu 83. Tế bào nào có dạng hình đĩa lõm 2 mặt?
A. Tế bào biểu bì lá. B. Tế bào lông hút. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào gan.
Câu 84. Màu xanh lá cây do đâu?
A. Chất diệp lục của lục lạp. B. Màu của nhân tế bào.
C. Màu xanh của màng tế bào. D. Màu xanh của tế bào chất.
Câu 85. Cơ thể chúng ta gồm hàng tỉ tế bào được hình thành nhờ quá trình?
A. Quá trình phân chia tế bào. B. Quá trình lớn lên của tế bào.
C. Quá trình sinh sản của tế bào. D. Quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào.
Câu 86. Cây lớn lên nhờ:
A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào. B. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.
C. Sự tăng kích thước của nhân tế bào. D. Sự lớn lên của tế bào chất.
Câu 87. Khi nói về hình dạng và kích thước tế bào, câu nào dưới đây là đúng?
A. Tất cả tế bào cùng kích thước, hình dạng khác nhau.
B. Các tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
C. Tất cả tế bào có hình dạng và kích thước giống nhau.
D. Tất cả tế bào có cùng hình dạng nhưng kích thước khác nhau.
Câu 88. Kích thước tế bào và nhân thay đổi như thế nào khi tế bào lớn lên?
A. Cả tế bào chất và nhân đều không thay đổi về hình dạng và kích thước.
B. Chỉ có tế bào chất tăng lên về khối lượng và kích thước, nhân không thay đổi.
C. Cả tế bào chất và nhân tăng lên về khối lượng và kích thước.
D. Chỉ có nhân tăng lên về khối lượng và kích thước, tế bào chất không thay đổi.
Câu 89. Các tế bào trong cơ thể người trưởng thành có đặc điểm nào sau đây?

309
A. Mất nhân. B. Vẫn tiếp tục sinh sản.
C. Số lượng tế bào chết đi ngày càng nhiều. D. Đạt kích thước tối đa.
Câu 90. Để quan sát tế bào người ta dùng dụng cụ nào?
A. Kính bảo hộ. B. Kính hiển vi. C. Kính lúp. D. Kính vạn hoa.
Câu 91. Khi bị đứt tay, vết thương tự lành lại do?
A. Tế bào máu đông lại chữa lành vết thương.
B. Vi khuẩn có lợp trong cơ thể lắp đầy vết thương.
C. Các tế bào tổn thương thay thế bằng tế bào mới.
D. Các thế bào tăng lên về kích thước lấp đầy vết thương.
Câu 92. Trong cơ thể người tế bào cơ có chức năng gì?
A. Dẫn truyền xung thần kinh. B. Bảo vệ.
C. Vận chuyển dinh dưỡng. D. Vận động.
Câu 93. Đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi sự sống là?
A. Tế bào. B. Cơ quan. C. Hệ cơ quan. D. Mô.
Câu 94. Bào quan nào giúp thực vật có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng?
A. Thành tế bào. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân tế bào.
Câu 95. Khi nào tế bào thực hiện quá trình phân chia tế bào?
A. Khi tế bào bị tổn thương. B. Khi tế bào vừa mới sinh ra.
C. Trước khi tế bào chết đi. D. Khi tế bào đạt một kích thước nhất định.
Câu 96. Vì sao thằn lằn khi đứt đuôi, đuôi có thể tự tái sinh?
A. Nhờ sự lớn lên của tế bào. B. Nhờ quá trình phân chia tế bào.
C. Nhờ các đuôi nhỏ nằm bên trong cơ thể. D. Nhờ sự lớn lên và phân chia tế bào.
Câu 97. Quan sát các hình ảnh sau đây

1. Con cua 2. Robot 3. Cây quất

4. Con chuồn chuồn 5. Xe ô tô 6. Con mèo


310
Có mấy hình ảnh là cơ thể sống?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 98. Quan sát hình ảnh các vật thể sau đây

1. Cây cầu 2. Robot 3. Cây sen đá

4. Con voi 5. Xe ô tô 6. Ngôi nhà


Có mấy vật thể cấu tạo từ tế bào?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 99. Cho các hình ảnh sau:

1. Tế bào trùng giày 2. Tế bào lông hút 3. Tế bào trùng roi

5. Tế bào trùng
4. Tế bào nhu mô lá 6. Tế bào cơ
biến hình
Số cơ thể sinh vật là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
311
Câu 100. Cho các tế bào sau đây

1. Tế bào biểu bì hành tây 2. Tế bào trứng cá 3. Tế bào vi khuẩn

4. Tế bào biểu bì dạ dày 5. Tế bào niêm mạc miệng 6. Tế bào thịt quả cà chua
Số tế bào nhân thực là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 101. Cho các tế bào sau đây

1. Tế bào biểu bì hành tây 2. Tế bào trứng cá 3. Tế bào vi khuẩn

4. Tế bào biểu bì dạ dày 5. Tế bào niêm mạc miệng 6. Tế bào thịt quả cà chua
Số tế bào nhân sơ là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 102. Quan sát các tế bào dưới đây

312
1 2 3

4 5 6
Có mấy tế bào là tế bào nhân sơ
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 103. Quan sát các tế bào dưới đây

1 2 3

4 5 6
Có mấy tế bào là tế bào nhân thực
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 104. Cho các phát biểu sau đây
(1) Mọi tế bào lớn lên rồi đều bước vào quá trình phân chia tế bào.

313
(2) Sau mỗi lần phân chia, từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra 2 tế bào con.
(3) Phân chia tế bào và lớn lên giúp sinh vật tăng kích thước, khối lượng.
(4) Nhờ quá trình sinh sản mà cơ thể có được những tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, các tế
bào chết, tế bào bị tổn thương.
(5) Khi cơ thể ngừng lớn thì các tế bào trong cơ thể ngừng sinh sản.
(6) Chỉ có sinh vật đa bào mới lớn lên và sinh sản.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 105. Cho các hiện tượng sau đây
(1) Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá (2) Sự tăng dần kích thước của một củ su hào
(3) Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng (4) Sự tăng dần kích thước của một quả ổi
(5) Sự vươn cao của ngọn su su
Có bao nhiêu hiện tượng thể hiện sự lớn lên và phân chia của tế bào?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 106. Cho các bộ phận sau
(1) Chất tế bào (2) Màng tế bào (3) Màng nhân (4) Nhân
(5) Lục lạp (6) Ti thể
Có bao nhiêu bộ phận có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 107. Cho các phát biểu về tế bào sau đây:
(1) Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
(2) Trong cơ thể sinh vật, tế bào có kích thước và hình dạng đa dạng.
(3) Tế bào thực vật và tế bào động vật có cấu tạo giống nhau.
(4) Tế bào đảm nhiệm nhiều chức năng sống của cơ thể.
(5) Mọi tế bào đều không thể quan sát bằng mắt thường.
(6) Tế bào không có khả năng sinh sản.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 108. Cho các phát biểu về cơ thể sau đây:
(1) Cơ thể là cấp tổ chức cao có khả năng thực hiện đầy đủ quá trình sống cơ bản.
(2) Cơ thể đơn bào cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau.
(3) Cơ thể đa bào gồm các tế bào giống nhau về kích thước.
(4) Mọi cơ thể đều tạo nên từ các loại mô.
(5) Sinh trưởng ở cơ thể là quá trình cơ thể lớn lên về kích thước.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 109. Cho hình ảnh về một số tế bào ở thực vật sau đây:

314
Với các phát biểu sau
(1) Các cơ quan của thực vật (rễ, thân, lá, …) đều có cấu tạo từ tế bào.
(2) Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau như hình nhiều cạnh, hình trứng, hình sao, …
(3) Hình dạng, kích thước của các tế bào thực vật đều có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
(4) Tế bào biểu bì lá có chức năng vận chuyển những chất đi tới các bộ phận trong cơ thể.
(5) Tế bào lông hút ở rễ cây có chức năng hút nước và muối khoáng từ bên ngoài vào bên trong cơ thể.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 110. Quan sát hình ảnh tế bào thực vật

Hình. Tế bào thực vật


Với các phát biểu sau
(1) Trong cấu tạo của tế bào thực vật, không bào thường có kích thước rất lớn, nằm ở trung tâm tế bào
và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu.
(2) Ở tế bào thực vật, ti thể là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào.
(3) Dịch tế bào nằm ở nhân tế bào thực vật.
(4) Ở tế bào thực vật, bộ phận có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là nhân tế bào.
(5) Lục lạp hàm chứa trong chất tế bào của tế bào thực vật.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
315
Câu 111. Quan sát hình ảnh tế bào động vật sau đây

Hình. Tế bào động vật


Với các phát biểu sau
(1) Tế bào động vật là tế bào nhân thực.
(2) Lục lạp là bộ phận quan trọng của tế bào động vật, giúp phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật.
(3) Màng tế bào có chức năng bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
(4) Ở tế bào động vật, bộ phận có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là nhân tế bào.
(5) Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 112. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tế bào có rất ít loại, các loại tế bào đều có hình dạng giống nhau.
B. Tế bào có rất nhiều loại, các loại tế bào khác nhau có hình dạng giống nhau.
C. Tế bào có kích thước lớn, kích thước trung bình tế bào lớn hơn 100 micromet.
D. Tế bào có kích thước rất nhỏ, kích thước trung bình từ 0,5 đến 100 micromet.
Câu 113. Cho các nhận xét sau:
(1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các bào quan.
(2) Lục lạp là bào quan có ở tế bào động vật.
(3) Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân.
(4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào động vật.
(5) Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thu ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
Các nhận xét đúng:
A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (3). D. (2), (4), (5). D. (3), (4), (5).
Câu 114. Cho các nhận xét sau:
(1) Cơ thể sinh vật lớn lên là nhờ sự lớn lên và phân chia của các tế bào.
(2) Cơ thể sinh vật lớn lên không cần sự phân chia của tế bào.
(3) Khi một tế bào lớn lên sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra tế bào mới.
(4) Khi một tế bào lớn lên và đạt kích thước nhất định tế bào sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra tế
bào mới.
(5) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra 2 tế bào mới gọi là sự phân bào.
(6) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra 6 tế bào mới gọi là sự phân bào.
(7) Sự phân chia làm giảm tế bào và tăng tế bào chết trong cơ thể.
316
(8) Sự phân chia làm tăng số lượng tế bào và thay thế tế bào chết trong cơ thể.
Các nhận xét đúng:
A. (1), (4), (5), (8). B. (1), (2), (3), (6). C. (3), (5), (8). D. (4), (6), (7).
Câu 115. Khi ta đánh răng, có hàng trăm tế bào chết bị thải ra, vậy cơ thể sẽ bù đắp lượng tế bào được
thải ra này bằng cách nào?
A. Lấy tế bào từ cơ quan khác để thay thế cho tế bào bị chết đi.
B. Các tế bào trong khoang miệng phân chia để tạo tế bào mới thay thế.
C. Không có lượng tế bào nào để thay thế.
D. Các tế bào còn lại sẽ phát triển to lên để thay thế.
Câu 116. Hiện tượng nào sau đây có sự tham gia của quá trình phân chia tế bào?
A. Trâu ăn cỏ.
B. Cá bơi về phía thức ăn.
C. Ngọn mía cắm xuống đất mọc thành cây mía.
D. Cây mùng tơi bị ngắt ngang thân sẽ chảy nhựa ở chỗ ngắt.
Câu 117. Cơ thể sinh vật được cấu tạo từ những đơn vị bé, đơn vị đó là
A. Các bộ phận trên cơ thể. B. Da, thịt, xương.
C. Tế bào. D. Nước, chất hữu cơ, chất khoáng.
Câu 118. Tế bào nào quan sát bằng mắt thường?
A. Tế bào thần kinh. B. Tế bào gan ở người. C. Tế bào vảy hành. D. Tế bào trứng vịt.
Câu 119. Quan sát hình sau:

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4


Em hãy cho biết hình nào có 1 tế bào?
A. Hình 1 và hình 3. B. Hình 2 và hình 4. C. Hình 1 và hình 2. D. Hình 3 và hình 4.
Câu 120. Nếu chỉ quan sát bằng kính lúp sẽ không quan sát được
A. Trứng ếch. B. Tép bưởi. C. Tế bào vảy hành. D. Trứng cá hồi.
Câu 121. Từ một tế bào non tạo ra 2 tế bào mới. Tế bào trải qua những giai đoạn nào?
A. Giai đoạn lớn lên. B. Giai đoạn phân chia.
D. Giai đoạn phân chia rồi lớn lên. D. Giai đoạn lớn lên rồi phân chia.
Câu 122. Nhờ sự lớn lên và phân chia tế bào mà cơ thể sinh vật?
A. Mau già đi. B. Trẻ mãi.
C. Được lớn lên và mau già đi. D. Được lớn lên và khả năng lành vết thương.

317
Câu 123. Điều gì xảy ra đối với sinh vật khi các tế bào đồng lọt ngưng hoạt động?
A. Rơi vào trạng thái ngủ say.
B. Mọi hoạt động cơ thể diễn ra bình thường.
C. Toàn bộ chức năng cơ thể ngưng hoạt động và cơ thể sẽ chết.
D. Tế bào trong cơ thể sẽ chết một phần, còn lại tế bào sẽ hồi phục.
Câu 124. Em hãy cho biết đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên quả bưởi là gì?
A. Quả bưởi. B. Múi bưởi. C. Tép bưởi. D. Hạt bưởi.
Câu 125. Trong các tế bào sau, kích thước tế bào lớn nhất là
A. Tế bào da của voi. B. Tế bào trứng cá hồi. C. Tế bào xương cá voi. D. Tế bào lông hổ.
Câu 126. Tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng kính lúp
A. Tế bào da ếch. B. Tế bào trứng ếch. C. Tế bào thịt ếch. D. Tế bào xương ếch.
Câu 127. Vì sao cơ thể sinh vật lại lớn lên về kích thước và khối lượng?
A. Do sinh vật ăn nhiều sẽ lớn lên.
B. Do tế bào sinh vật to ra.
C. Do tế bào lớn lên và sinh sản thành nhiều tế bào giúp sinh vật lớn lên.
D. Do tế bào được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp sinh vật lớn lên.
Câu 128. Sau khi học xong chủ đề tế bào, An đã phát biểu về tế bào như sau:
(1) Tế bào không hoạt động thì sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ thể.
(2) Tế bào lớn lên và có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
(3) Tế bào có trong tất cả vật sống với vật không sống.
(4) Tế bào đều có màng nhân bao bọc xung quanh nhân.
(5) Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của cơ thể sống.
Số phát biểu đúng
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 129. Bạn Nga phát biểu như sau về tế bào:
(1) Tế bào có ở trong tất cả vật sống. (2) Tế bào có cả trong vật sống và không sống.
(3) Tế bào thực hiện chức năng của vật sống. (4) Tế bào thực hiện chức năng của vật không sống.
Số phát biểu đúng
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 130. Trong các tế bào sau, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi quang học mới quan sát được?

Trùng giày Trùng biến hình Trứng ếch Trứng cá hồi


A. Trứng cá hồi, trùng giày, trùng biến hình. B. Trứng ếch, trùng giày, trùng biến hình.
318
C. Trứng ếch, trứng cá hồi. D. Trùng giày, trùng biến hình.
Câu 131. Em hãy nêu cá thành phần chỉ có ở tế bào thực vật có mà tế bào vi khuẩn không có

Tế bào vi khuẩn Tế bào thực vật


A. Vùng nhân, lục lạp, không bào. B. Vùng nhân, lục lạp, nhân.
C. Nhân, lục lạp, không bào. D. Nhân, vùng nhân, không bào.
Câu 132. Em hãy nêu các thành phần có ở tế bào thực vật và tế bào động vật

Tế bào thực vật Tế bào động vật


A. Màng tế bào, thành tế bào, tế bào chất, nhân. B. Màng tế bào, chất tế bào, nhân, lục lạp.
C. Màng tế bào, chất tế bào, nhân, không bào. D. Màng tế bào, thành tế bào, lục lạp, nhân.
Câu 133. Quan sát các hình, em hãy cho biết hình nào có đơn vị cấu trúc là tế bào?

Ngôi nhà Lego Chùm nho

Đống cát Đùi gà Cá chép

319
A. Đống cát, ngôi nhà, đùi gà. B. Chùm nho, đùi gà, cá chép.
C. Đống cát, chùm nho, đùi gà. D. Ngôi nhà, đống cát, lego.
Câu 134. Các tế bào có kích thước từ 1 – 100 micromet là
A. Tế bào vảy hành, tế bào da voi, tế bào trứng cá hồi.
B. Tế bào trứng cá chép, tế bào vảy cá, tế bào thịt cá.
C. Tế bào trứng tôm, tế bào thịt tôm, tế bào vỏ tôm.
D. Tế bào vi khuẩn, tế bào biểu bì lá, tế bào vỏ tôm.
Câu 135. Trong các tế bào sau đây: tế bào vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào trứng người,
tế bào trứng ếch, tế bào trứng gà, tế bào trứng đà điểu. Tế bào nào có kích thước lớn nhất? Nhỏ nhất?
A. Nhỏ nhất là tế bào động vật; lớn nhất là tế bào thực vật.
B. Nhỏ nhất là tế bào vi khuẩn; lớn nhất là tế bào trứng người.
C. Nhỏ nhất là tế bào vi khuẩn; lớn nhất là tế bào trứng đà điểu.
D. Nhỏ nhất là tế bào trứng ếch; lớn nhất là tế bào trứng gà.
Câu 136. Quan sát hình vẽ về tế bào thực vật. Em hãy chú thích hình vẽ sau với các từ gợi ý: màng tế
bào, tế bào chất, nhân, không bào, lục lạp.

A. 1 – màng tế bào; 2 – nhân; 3 tế bào chất; 4 – không bào; 5 – lục lạp.


B. 1 – nhân; 2 – tế bào chất; 3 – màng tế bào; 4 – không bào; 5 – lục lạp.
C. 1 – màng tế bào; 2 – nhân; 3 – tế bào chất; 4 – lục lạp; 5 – không bào.
D. 1 – màng tế bào; 2 – tế bào chất; 3 – nhân; 4 – lục lạp; 5 – không bào.
Câu 137. Quan sát hình vẽ về tế bào động vật. Em hãy chú thích hình vẽ với các từ gợi ý: màng tế bào,
tế bào chất, nhân, không bào.

320
A. 1 – màng tế bào; 2 – nhân; 3 – tế bào chất; 4 – không bào.
B. 1 – màng tế bào; 2 – nhân; 3 – không bào; 4 – tế bào chất.
C. 1 – màng tế bào; 2 – không bào; 3 – tế bào chất; 4 – nhân.
D. 1 – màng tế bào; 2 – tế bào chất; 3 – nhân; 4 – không bào.
Câu 138. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình từ một tế bào phân chia thành hai tế bào

Hình. Sơ đồ lớn lên và sinh sản của tế bào động vật


1- Hai tế bào mới giống nhau được tạo thành từ một tế bào ban đầu.
2- Từ 1 nhân phân chia thành 2 nhân và chúng tách ra xa nhau.
3- Tế bào hình thành eo thắt ngăn đôi tế bào thành 2 tế bào con.
4- Tế bào con lớn lên thành tế bào trưởng thành.
Sắp xếp thứ tự các sự kiện theo đúng trình tự
A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 4 → 3 → 2 → 1. C. 4 → 2 → 3 → 1. D. 4 → 1→ 2→ 3.
Câu 139. Sau khi học xong chủ đề tế bào, Thu đưa ra các định nghĩa sau:
(1) Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.
(2) Tế bào là đơn vị cấu trúc của vật không sống.
(3) Tất cả các tế bào chết đi không ảnh hưởng đến sự sống.
(4) Cơ thể có thể lành vết thương là do tế bào lớn lên bịt kín vết thương.
(5) Cơ thể sống thực hiện chức năng hô hấp, sinh sản, sinh trưởng, bài tiết đều do tế bào đảm nhận.
Tổng nhận định đúng của Ngọc là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 140. Trong cơ thể người, tế bào có chiều dài lớn nhất
A. Tế bào xương. B. Tế bào biểu bì. C. Tế bào cơ. D. Tế bào thần kinh.
Câu 141. Trong cơ thể con người, tế bào nào có hình đĩa?
A. Tế bào cơ. B. Tế bào thần kinh. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào biểu bì.
Câu 142. Sau khi học xong bài cấu tạo tế bào động vật và tế bào thực vật. Ngân có những phát biểu sau
1- Không bào chỉ có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật.
2- Lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật.
3- Thành tế bào đều có ở tế bào động vật và tế bào thực vật.
4- Nhân của tế bào thực vật và tế bào động vật đều có màng nhân.
Phát biểu đúng:
A. 1; 2; 3; 4. B. 1; 3. C. 2; 4. D. 2; 3; 4.
Câu 143. Sau khi học xong chủ đề tế bào, Oanh đã phát biểu như sau:

321
1- Mọi cơ thể sống muốn hoạt động được cần phải có tế bào hoạt động.
2- Mọi chức năng của cơ thể sống đều được tế bào đảm nhận.
3- Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống.
4- Tế bào có khả năng lớn lên để giúp tế bào to ra.
5- Tất cả mọi sinh vật thế giới đều cấu tạo từ tế bào.
Oanh có bao nhiêu phát biếu sai?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 144. Hình sau đây là chồi cây cam mọc trên thân cây bưởi. Mắt (chồi) cam canh được ghép vào
thân cây bưởi, kết quả trên cành mọc ra từ mắt (chồi) cam canh sẽ hình thành các quả cam canh. Bào
quan nào dưới đây quyết định sự hình thành quả cam canh trên mắt ghép. Chọn phương án đúng.

Hình. Ghép mắt cam canh trên thân cây bưởi


A. Màng sinh chất. B. Chất tế bào. C. Nhân tế bào. D. Không bào.
Câu 145. Số liệu bảng dưới đây là chiều cao, cân nặng trung bình của bé gái người Việt Nam từ 0 đến
12 tháng tuổi. Em hãy so sánh chiều cao, cân nặng của bé gái thời điểm ở 0, 6 và 12 tháng tuổi. Từ đó
rút ra nhận xét về mối liên quan giữa chiều cao, cân nặng và tháng tuổi.
Bảng. Chiều cao, cân nặng của bé gái từ 0 đến 12 tháng tuổi
Tháng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Chiều cao
49,1 53,7 57,1 59,8 62,1 64 65,7 67,3 68,7 70,1 71,5 72,8 74
(cm)
Cân nặng
3,2 4,2 5,1 5,8 6,4 6,9 7,3 7,6 7,9 8,2 8,5 8,7 8,9
(kg)

Cơ sở của quá trình tăng trưởng của em bé: tăng chiều cao, cân nặng là gì? Chọn phương án đúng trong
các câu sau:
A. Do sự lớn lên không ngừng của tế bào. B. Do sự xuất hiện của những cơ quan mới.
C. Do sự tăng thêm số lượng tế bào. D. Do sự hoàn thiện của các cơ quan.
Câu 146. Trong lớp 6A5 của bạn Linh có trồng cây thiết mộc lan, chậu cây được đặt ở góc lớp, mặc dù
không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp nhưng cây vẫn xanh tốt dù đã ở trong lớp cùng các bạn học
sinh suốt cả một học kì. Cây thiết mộc lan thuộc nhóm thực vật nào dưới đây? Chọn phương án đúng.
A. Cây ưa sáng. B. Cây không cần ánh sáng.
C. Cây chịu bóng. D. Cây không quang hợp.

322
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Hoàn thành các yêu cầu sau:
a) Cho biết tế bào là gì?
b) Điền thông tin còn thiếu về tế bào:
(1) ………cấu tạo nên tế bào thực hiện các chức năng khác nhau trong tế bào.
(2) ………bao bọc xung quanh và bảo vệ tế bào.
Câu 2. Điền thông tin còn thiếu vào bảng:
Thành phần cấu tạo nên tế bào Chức năng
(1) Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
(2) Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
(3) Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.

(4) Bao bọc khối vật chất di truyền.

Câu 3. Hình ảnh dưới đây mô tả kích thước một số tế bào người.

7 µm 0,13 mm 120 µm 50 µm
a) Hãy sắp xếp các tế bào trên theo thứ tự tăng dần kích thước.
b) Hãy chọn một loại tế bào và dự đoán chức năng của tế bào đó.
Câu 4. Hãy nêu các hình dạng của tế bào, lấy ví dụ minh họa.
Câu 5. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là một chuỗi các thay đổi về kích thước, số lượng các thành
phần trong tế bào. Ở tế bào nhân thực, sự lớn lên là một giai đoạn chuẩn bị dài, sự sinh sản là quá trình
tạo ra tế bào mới.
a) Sự lớn lên của tế bào biểu hiện như thế nào?
b) Sự sinh sản làm thay đổi số lượng thành phần nào của tế bào?
c) Một tế bào sau khi sinh sản tạo thành mười sáu tế bào con. Tế bào đó trải qua mấy lần sinh sản?
d) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sự lớn lên và sự sinh sản của tế bào.
Câu 6. Trong cơ thể sinh vật, ba tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới, nếu những
tế bào này thực hiện ba lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
Câu 7. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

323
a) Cơ thể con người được cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay nhân thực?
b) Các nhà khoa học đã sử dụng dụng cụ gì để quan sát các tế bào sinh vật?
c) Ba đặc điểm khái quát nhất về tế bào là gì?
Câu 8. Các nhận định sau về tế bào là đúng hay sai?
Nhận định Đúng Sai
1. Các loại tế bào đều có hình đa giác.
2. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào.
3. Hầu hết các tế bào có thể quan sát bằng mắt thường.
4. Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không.

Câu 9. Hãy tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet để trả lời các câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau:
a) Tại sao hầu hết tế bào có kích thước nhỏ?
b) Tế bào lớn nhất trong cơ thể em là loại tế bào nào?
c) Tế bào nào lớn nhất và tế bào nào nhỏ nhất?
d) Sưu tầm hình ảnh các loại tế bào em đã tìm hiểu được.
Câu 10. Quan sát sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật dưới đây.

Gợi ý: Thành tế bào tạo thành bộ khung tế bào có hình dạng nhất định, bảo vệ các thành phần bên trong
tế bào; Không bào chứa các chất thải, chất dự trữ.
a) Hãy chú thích tên các thành phần cấu tạo của tế bào trên và mô tả chức năng của mỗi thành phần.
b) Xác định tên tế bào A và B.
c) Lập bảng chỉ ra 3 điểm khác nhau giữa hai tế bào.
Câu 11. Hãy tìm những từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành nội dung sau:
Các loại tế bào khác nhau thường có ……(1)……,…….(2)…….. và ……(3)…… khác nhau.
Màng tế bào là thành phần có ở mọi …..(4)…….giúp………(5)……..và…….(6)…… các thành phần
bên trong tế bào, đồng thời tham gia vào quá trình ……….(7)……… giữa tế bào và môi trường.
Tế bào chất là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động……..(8)……… của tế bào. Nhân hoặc vùng nhân là
nơi chứa….(9)… là trung tâm……..(10)……các………(11)…… của tế bào.
Câu 12. Hãy tìm hiểu qua sách báo, internet về thành phần cấu trúc của tế bào để trả lời các câu hỏi sau:
a) Thành phần nào giúp thực vật cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như động vật?
324
b) Thành phần nào giúp thực vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ?
Câu 13. Quan sát hình bên dưới, so sánh lượng tế bào chất và kích thước nhân của tế bào khi mới hình
thành và tế bào trưởng thành.

Đặc điểm Tế bào chất Nhân


Tế bào mới trưởng thành
Tế bào trưởng thành

Câu 14. Quan sát hình bên dưới, hãy trình bày diễn biến của quá trình phân chia tế bào chất bằng cách
đánh số thứ tự cho các sự kiện xảy ra sao cho phù hợp.

Sự kiện Thứ tự
Hai tế bào mới tạo thành từ một tế bào ban đầu.
Từ một nhân phân chia thành nhiều nhân, tách xa nhau.
Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con

Câu 15. Tìm hiểu các giai đoạn (độ tuổi) phát triển của cơ thể người, em hãy cho biết mình đang thuộc
độ tuổi nào. Tìm hiểu về tốc độ tăng trưởng thể chất trong độ tuổi này và quá trình của tế bào tham gia
vào sự tăng trưởng đó. Em hãy đưa ra các lưu ý về dinh dưỡng, chế độ luyện tập và nghỉ ngơi để cơ thể
có thể phát triển thể chất tối đa.

325
Câu 16. Quan sát hình tế bào cây cà chua dưới đây, em hãy cho biết tên các tế bào đó.

Tế bào (1)

Tế bào (2)

Tế bào (3)

Hình. Một số tế bào ở cây cà chua


Tế bào (4)

Câu 17. Gọi tên một số tế bào ở cơ thể người ở hình bên.

326
Câu 18. Hãy trình bày một số chức năng của tế bào.
Câu 19. Gọi tên các loại tế bào dưới đây.

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5

Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10


Câu 20. Gọi tên thành phần của tế bào nhân thực từ (1) đến (3).

Câu 21. Trình bày điểm khác nhau và giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Câu 22. Trình bày đặc điểm về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và thực vật.
Câu 23. Tế bào có lớn lên mãi không? Vì sao?
Câu 24. Em hãy cho biết sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật.
Câu 25. Em hãy trình bày mối quan hệ mật thiết giữa sự lớn lên và sự phân chia tế bào.

327
Câu 26. Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể tái sinh?

Câu 27. Tế bào hình bên mô tả là tế bào động vật hay thực vật? Giải thích.

Câu 28. Vì sao rau củ và thịt cùng được bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh, khi rã đông rau củ bị dập
nát còn thịt vẫn bình thường? Từ đó hãy đưa ra cách bảo quản thực phẩm phù hợp.
Câu 29. Ở một số loài thực vật có sự xuất hiện các khối u sần (như bệnh sùi cành trên cây hoa hồng ở
hình bên) do chúng bị vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens xâm nhiễm. Theo em, bệnh đó ảnh hưởng
như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?

Hình. Bệnh sùi cành ở hoa hồng


Câu 30. Hai bạn A và B cùng làm tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành, khi thực hiện bước tách vỏ củ hành,
bạn A dùng kim mũi mác cắt lát mỏng, còn B dùng kim mũi mác bóc lớp vỏ nhữa. Theo em, tiêu bản
của bạn nào sẽ quan sát rõ các thành phần của tế bào hơn? Giải thích.
Câu 31. Trong bước thực hành quan sát tế bào biểu bì da ếch, theo em, vì sao cần phải nhuộm tế bào
biểu bì da ếch bằng xanh methylene?
Câu 32. Sử dụng các từ sau: tế bào, xanh methylene, idoine, cấu trúc để hoàn thành vào chỗ trống từ (1)
đến (4) trong đoạn văn dưới đây:
Thuốc nhuộm thường được sử dụng nhuộm tiêu bản hiển vi, giúp chúng ta có thể quan sát (1)……..của
(2)…………được rõ hơn. Người ta sử dụng (3)………..đối với bước nhuộm tế bào biểu bì vảy hành và
(4)……..đối với bước nhuộm tế bào biểu bì da ếch.
Câu 33. Nêu đặc điểm nhận biết tế bào thực vật và tế bào động vật.
Câu 34. Trứng gà là một ví dụ về tế bào có kích thước lớn. Theo em, lòng đỏ và lòng trắng của trứng gà
là thành phần nào trong cấu trúc tế bào? Vai trò của chúng trong quá trình phát triển của trứng thành gà
con là gì?

328
Câu 35. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy xác định:

Hình 1 Hình 2

Hình 3 Hình 4

Hình 5 Hình 6
Hình ảnh là tế bào sinh vật Hình ảnh không là tế bào sinh vật

329
Câu 36. Nhìn vào hình bên dưới, em hãy đánh dấu X vào ô để xác định các vật có trong hình cấu tạo từ
tế bào.

Hình 1. Tòa nhà Hình 2. Lọ chứa hóa chất thí nghiệm Hình 3. Trái cây

Hình 4. Bông tuyết Hình 5. Trứng gà Hình 6. Thịt bò


Câu 37. Dựa vào hình vẽ sau em hãy cho biết:

a) Đâu là một tế bào?


b) Những tế bào nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường, bằng kính hiển vi?
c) Trong các tế bào trên, tế bào nào nhỏ nhất, tế bào nào lớn nhất?
330
Câu 38. Bằng các từ có sẵn, em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống tương ứng trong bảng sau:

Chức năng Thành phần


Là một chất nhớt trong tế bào, nơi có sự trao đổi chất của tế bào.
Là một bộ phận của tế bào chứa vật chất di truyền.
Là một lớp bao bọc bên ngoài chắc khỏe, xuất hiện ở tế bào thực vật
nhưng không tìm thấy ở tế bào động vật.
Là một lớp màng mỏng, linh hoạt, tìm thấy xung quang tất cả tế bào.
Là một chất màu xanh tìm thấy ở một số tế bào thực vật.

Câu 39. Trong hình sau, hình tròn màu xanh ở tế bào cây rêu là gì? Tại sao hình tròn đó có màu xanh?
Chúng có chức năng gì?

Câu 40. Dựa vào hình vẽ dưới đây, em hãy đánh dấu X vào ô để xác định các thành phần có trong tế bào
động vật và tế bào thực vật ở bảng sau. Từ đó em hãy cho biết các thành phần nào không có ở tế bào
động vật mà chỉ có ở tế bào thực vật.

331
Thành phần tế bào Tế bào thực vật Tế bào động vật
Màng tế bào
Thành tế bào
Chất tế bào
Vật chất di truyền
Màng nhân
Lục lạp
Không bào

Câu 41. Quan sát hình dưới đây:


a) Đánh dấu X vào chỗ trống bảng sau:
Thành phần cấu tạo tế bào Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Màng tế bào
Chất tế bào
Nhân
Màng nhân
Vùng nhân
Lục lạp
Không bào
Thành tế bào

b) Em hãy cho biết thành phần cấu tạo nào chỉ có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ?
c) Vì sao người ta gọi là tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực?
Câu 42. Cơ thể trùng giày chỉ cấu tạo bởi một tế bào, chúng là động vật đơn bào. Để tìm hiểu về sự nhân
đôi của trùng giày, bạn Hiếu thực hiện thí nghiện như sau:

Hình. Sơ đồ hoạt động sống và sinh sản ở trùng giày

332
+ Đầu tiên cho 5 con trùng giày vào ống nghiệm có đầy đủ chất dinh dưỡng.
+ Sau 1 ngày Hiếu thấy trong ống nghiệm xuất hiện 10 con trùng giày.
+ Đến ngày thứ hai thì đã thấy xuất hiện 20 con.
Vậy sau một tuần trong ống nghiệm lúc này tổng cộng bao nhiêu con trùng giày?
Câu 43. Quan sát sự phân chia tế bào động vật và tế bào thực vật trong hình sau. Em hãy nhận xét sự
khác nhau giữa hai quá trình phân chia tế bào ở động vật và tế bào thực vật.

Câu 44. Em hãy cho biết nhờ đâu cơ thể sinh vật lớn lên? Để có một cơ thể phát triển tốt nhất thì chúng
ta cần làm gì?

Câu 45. Sau khi họ xong bài học, An và Lan tranh luận về câu hỏi: “Cơ thể chúng ta lớn lên do đâu?”.
Bạn An trả lời: “Cơ thể chúng ta lớn lên là do chúng ta ăn uống, ngủ nghỉ thì cơ thể sẽ tự động lớn lên”.
Bạn Lan không đồng ý vì cho rằng câu hỏi vì cho rằng câu trả lời của bạn An chưa chính xác. Bạn Lan
trả lời: “Cơ thể chúng ta do các tế bào lớn lên và phân chia dẫn đến số lượng tế bào tăng, cơ thể sẽ lớn
lên”. Em có nhận xét gì về câu trả lời của hai bạn? Câu trả lời của em cho câu hỏi trên là gì?.
Câu 46. Gọi tên các hình dạng tế bào bên dưới

Hình 1 Hình 2 Hình 3

333
Hình 4 Hình 5 Hình 6
Câu 47. Dựa vào hình ảnh minh họa sự sinh sản của tế bào bên dưới. Hãy tính số tế bào con được tạo ra
ở lần sinh sản thứ I, II, III rồi điền số thích hợp vào chỗ trống.

a. Kết thúc lần phân chia thứ nhất có .......... tế bào con được tạo ra.
b. Kết thúc lần phân chia thứ 2 có .......... tế bào con được tạo ra.
c. Kết thúc lần phân chia thứ 3 có ............. tế bào con được tạo ra.
Câu 48. Quan sát hình 1 bên dưới, cho biết tên các thành phần cơ bản của tế bào biểu bì củ hành tây
tương ứng với các số 1, 2, 3 trong hình.
Câu 49. Một bạn học sinh sau khi quan sát tế bào biểu bì da ếch dưới kinh hiển vi đã vẽ lại tế bào quan
sát được và chú thích như hình 2 bên dưới. Em hãy giúp bạn hoàn thành đúng các thành phần cấu tạo
nên tế bào biểu bì bằng cách kéo thả với số tương thứ tự tương ứng.

Hình 1 Hình 2
Câu 50. Phân loại các yếu tố sau vào nhóm thích hợp: gà trống, con người, bàn gỗ, con dao, ghế da, vi
khuẩn
Vật sống Vật không sống

334
Câu 51. Trình bày đặc điểm giống và khác nhau từ đó nêu ví dụ về tế bào nhân sơ và nhân thực mà em
biết.

Câu 52. Phân loại các tế bào sau vào đúng tên loại tế bào tương ứng:
Xạ khuẩn Vi khuẩn lam Tế bào niêm mạc ruột
Tế bào vi khuẩn Tế bào lá cây Tế bào thịt quả cà chua
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực

Câu 53. Nếu em nhìn Trái Đất từ vũ trụ, em sẽ thấy hầu hết các vùng đất liền có màu xanh lá cây. Màu
xanh đó do đâu?

Câu 54. Sự giống và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật.
Câu 55. Hãy đóng vai một nhà khoa học và giới thiệu cho mọi người khám phá tế bào thực vật.

Hình. Tế bào thực vật


Câu 56. Khi quan sát hình vẽ một tế bào, thành phần nào giúp em xác định đó là tế bào động vật hay tế
bào thực vật?

335
Câu 57. Các nhận định sau đây về tế bào. Có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều là tế bào nhân sơ.
(2) Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ hơn tế bào nhân thực.
(3) Hầu hết các tế bào có kích thước hiển vi.
(4) Một số tế bào có thể lớn mãi.
Câu 58. Đánh dấu X vào các quá trình sống cơ bản mà tế bào có thể thực hiện được:
Bài tiết Hô hấp
Hấp thu chất dinh dưỡng Thay đổi hình dạng
Sinh trưởng Biến đổi chức năng
Sinh sản Cảm ứng

Câu 59. Dùng thông tin sau để giải thích tại sao tế bào có kích thước nhỏ đúng hay sai?
Nhận định Đúng Sai
1. Tế bào cần vận chuyển oxygen, chất dinh dưỡng, chất thải,…qua bề mặt nó nên
nếu tế bào quá lớn, các chất này di chuyển không đủ nhanh theo yếu cầu quá trình
sống.
2. Tế bào có kích thước nhỏ để hình dạng và kích thước chúng trở nên đa dạng.
3. Kích thước tế bào bị hạn chế bởi mối quan hệ giữa diện tích bề mặt và thể tích.
4. Tế bào có kích thước lớn sẽ không đủ an toàn.

Câu 60. Các nhận định sau về ý nghĩa sự sinh sản tế bào đối với sinh vật đúng hay sai?
STT Nhận định Đúng Sai
1 Giúp sinh vật kéo dài tuổi thọ
2 Giúp thay thế các tế bào chết, tế bào tổn thương
3 Giúp cho sinh vật có thể tái sinh các cơ quan
4 Giúp cơ thể sinh vật lớn lên

Câu 61. Nhận định sau đây về điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đúng hay sai?
STT Nhận định Đúng Sai
1 Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh
2 Các bào quan tế bào nhân thực không có màng bao bọc
3 Tế bào nhân thực chưa có hệ thống nội màng
4 Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản hơn tế bào nhân thực

336
Câu 62. Đọc đoạn thông tin sau:
Trên bề mặt tế bào niêm mạc đường hô hấp (biểu mô hô hấp) có
nhiều lông chuyển, luôn chuyển động theo chiều từ trong ra ngoài
giúp đẩy bụi và vi khuẩn ra bên ngoài, không cho xâm nhập vào
đường hô hấp. Nghiên cứu cho thấy, một số hóa chất độc hại có
thể làm liệt các lông chuyển. Hãy giải thích vì sao những người
hút thuốc thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường thường xuyên
tiếp xúc với chất khí độc hay bị viêm đường hô hấp và viêm phổi
cao hơn những người khác.
Câu 63. Quan sát hình dưới đây, hãy cho biết sự phân chia tế bào thực vật và tế bào động vật giống và
khác nhau điểm nào?

Hình. Sự phân chia tế bào thực vật

Hình. Sự phân chia tế bào động vật


Câu 64. Tuổi vị thành niên (giai đoạn 10 – 19 tuổi) là một trong những giai đoạn có thể có tốc độ lớn
nhanh nhất trong cuộc đời mỗi người. Theo em, tốc độ phân chia tế bào ở giai đoạn này là nhanh hay
chậm? Giải thích vì sao chế dinh dưỡng và luyện tập ở giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng đối với chiều
cao mỗi người khi trưởng thành? Để đạt được chiều cao tối đa em cần có chế độ dinh dưỡng và luyện
tập ra sao?
Câu 65. Dựa vào hình sau, em hãy cho biết hình dạng của các tế bào sau:

Tế bào vi khuẩn E.coli Tế bào hồng cầu Tế bào thần kinh Tế bào trứng
Câu 66. Bằng các từ có sẵn: bào quan, vùng nhân, màng tế bào, chất tế bào, nhân. Em hãy điền từ thích
hợp vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) ………..là lớp màng mỏng nằm bên ngoài tế bào, bảo vệ và kiểm soát chất đi vào, đi ra khỏi tế bào.

337
b) ………..có nhiều và nằm trong chất keo lỏng, chúng có màng và có nhiều loại ở tế bào nhân thực,
không có màng và chỉ có một loại tế bào ở tế bào nhân sơ.
c) ………..làm chất keo lỏng nằm khắp bên trong tế bào, nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
d) ………..là vùng chứa vật chất di truyền, không có màng bao bọc, là trung tâm điều khiển mọi hoạt
động sống của tế bào.
e) ……….là chất di truyền được bao bọc bởi màng, trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Câu 67. Một trong những điểm khác biệt căn bản của động vật với thực vật là thực vật có khả năng
quang hợp tự sản xuất ra chất hữu cơ.
a) Tổ chức nào trong cơ thể thực vật có khả năng quang hợp để sản xuất ra chất hữu cơ?
b) Nhà bạn Linh ở thành phố Cần Thơ, Linh muốn giúp mẹ trồng rau trên sân thượng nhưng sân thượng
nhà Linh có một nửa được lợp bằng mái tôn, một nữa không lợp mái. Em hãy giúp Linh lựa chọn nơi
trồng rau nhé.
c) Bạn Linh muốn cùng cả lớp bổ sung thêm cây xanh cho lớp học. Em hãy giúp Linh lựa chọn 5 loài
cây khác nhau có thể trồng được trong lớp nhé. Hãy giải thích cho Linh là tại sao có thể trồng được
những loài cây đó trong lớp học.
d) Khi nhặt rau dền cho mẹ nấu cơm, bạn Linh thấy thân, lá của cây rau dền có màu đỏ. Bạn Linh đã học
bài Cấu tạo và chức năng của các thành phần tế bào và biết: thực vật quang hợp là nhờ có lục lạp; lục
lạp làm lá cây có màu xanh lục. Vậy trong cây rau dền đỏ có lụp lạp không? Tại sao không nhìn thấy
màu xanh mà cây vẫn có thể sống tự dưỡng được? Em hãy giải thích giúp Linh nhé.

Hình. Cây rau dền (trái) và cây thiết mộc lan (phải)
Câu 68. Lúc mới vào năm học, tóc Hiền dài ngang vai. Hết học kì I, tóc Hiền đã dài đến thắt lưng. Hiền
băn khoăn không hiểu sao tóc lại có thể dài ra.
Em hãy giúp bạn Hiền giải thich.
a) Muốn bảo vệ tóc mọc dài nhanh, không rụng em nên làm gì?
b) Móng tay, móng chân của chúng ta cũng dài ra theo thời gian, khi móng tay móng chân dài ra số lượng
tế bào có tăng không? Quá trình đó có được gọi là tăng trưởng không? Móng chân, móng tay dài ra
thường xuyên như vậy có ý nghĩa như thế nào đối với con người?

338
Câu 69. Sắp xếp các hình dạng tế bào tương ứng với từng loại tế bào trong bảng dưới đây:

Tế bào thực vật Tế bào hồng cầu Tế bào vi khẩn Tế bào thần kinh

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

339
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1B 2B 3C 4A 5C 6A 7A 8C 9B 10D
11A 12B 13B 14B 15D 16B 17D 18C 19D 20C
21C 22D 23C 24A 25A 26B 27C 28B 29D 30B
31A 32A 33A 34D 35C 36D 37A 38D 39A 40B
41D 42A 43C 44B 45A 46C 47C 48D 49A 50A
51C 52B 53A 54B 55D 56C 57D 58C 59A 60D
61D 62B 63C 64C 65B 66A 67B 68D 69C 70C
71C 72B 73A 74C 75B 76C 77A 78A 79B 80C
81A 82D 83C 84A 85D 86A 87B 88C 89B 90B
91C 92D 93A 94C 95D 96D 97C 98A 99B 100D
101A 102B 103D 104C 105D 106D 107C 108B 109C 110C
111D 112D 113A 114A 115B 116C 117C 118D 119A 120C
121D 122D 123C 124C 125B 126B 127C 128A 129C 130D
131C 132C 133B 134D 135C 136A 137A 138C 139A 140D
141C 142C 143B 144C 145C 146C 147 148 149 150

Hướng dẫn giải trắc nghiệm


Câu 97. Có 4 hình ảnh là cơ thể sống, đó là (1), (3), (4) và (6).
Câu 98. Có 2 vật thể cấu tạo từ tế bào, đó là (3) và (4).
Câu 99. Có 3 cơ thể sinh vật là: (1), (3) và (5).
Câu 100. Có 5 tế bào nhân thực là (1), (2), (4), (5) và (6).
Câu 101. Có 1 tế bào nhân sơ là (3).
Câu 102. Có 2 tế bào là tế bào nhân sơ, đó là (3) và (4).
Câu 103. Có 4 tế bào là tế bào nhân thực, đó là (1), (2), (5) và (6).
Câu 104. Số phát biểu đúng là 3, bao gồm các phát biểu: (2) (3) và (4).
Phát biểu sai được sửa lại là:
(1) Không phải tế bào nào lớn lên cũng đều bước vào quá trình phân chia tế bào.
(5) Khi cơ thể ngừng lớn, các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh sản.
(6) Sinh vật đơn bào cũng lớn lên và sinh sản.
Câu 105. Có 4 hiện tượng thể hiện sự lớn lên và phân chia của tế bào, đó là (1) (2) (4) và (5).
Câu 106. Có 5 bộ phận có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật, đó là (1) (2) (3) (4) và (6).
Câu 107. Số phát biểu đúng là 3, đó là (1) (2) và (4).
Phát biểu sai sửa lại
(3) Tế bào thực vật và tế bào động vật có cấu tạo khác nhau.
340
(5) Có tế bào quan sát được bằng mắt thường.
(6) Tế bào có khả năng sinh sản.
Câu 108. Số phát biểu đúng là 2, đó là (1) và (5).
Phát biểu sai sửa lại
(2) Cơ thể đơn bào cấu tạo từ một tế bào.
(3) Cơ thể đa bào gồm các tế bào khác nhau về kích thước.
(4) Mọi cơ thể đều tạo nên từ tế bào.
Câu 109. Số phát biểu đúng là 3, đó là (1) (2) và (5).
Phát biểu sai sửa lại
(3) Có nhiều tế bào thực vật không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
(4) Tế bào biểu bì lá có chức năng bảo vệ cơ thể.
Câu 110. Số phát biểu đúng là 3, đó là (1) (4) và (5)
Phát biểu sai sửa lại
(2) Ở tế bào thực vật, màng tế bào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào.
(3) Dịch tế bào nằm ở không bào thực vật.
Câu 111. Số phát biểu đúng là 4, đó là (1) (3) (4) và (5).
(2) Lục lạp là bộ phận quan trọng của tế bào thực vật, giúp phân biệt tế bào động vật và thực vật.
Câu 145.
Thời điểm 0 tháng, em bé cao 49,1 cm, nặng 3,2 kg.
Thời điểm 6 tháng, cao 65,7 cm; nặng 7,7 kg.
Thời điểm 12 tháng, cao 74 cm, nặng 8,9 kg.
→ Nhận thấy 6 tháng đầu tiên bé tăng thêm 16,6 cm chiều cao; 4,1 kg cân nặng tăng nhanh hơn so với 6
tháng tiếp theo.

B. TỰ LUẬN
Câu 1.
a) Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của sự sống.
b) (1) Các thành tế bào. (2) Màng tế bào.
Câu 2. (1) Nhân tế bào. (2) Chất tế bào. (3) Màng tế bào. (4) Màng nhân.
Câu 3.
a) Tế bào hồng cầu, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào cơ.
b) Tế bào hồng cầu: vận chuyển oxygen;
+ Tế bào cơ: tạo ra sự co giãn trong vận động;
+ Tế bào trứng: tham gia vào sinh sản;
+ Tế bào niêm mạc miệng: bảo vệ khoang miệng.

341
Câu 4. Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình
sợi (tế bào sợi nấm), hình sao (tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào lót xoang mũi), hình thoi (tế bào cơ
trơn), hình nhiều cạnh (tế bào biểu bì),…..
Câu 5.
a) Tế bào tăng nhanh về kích thước: màng tế bào co giãn, chất tế bào nhiều thêm, nhân tế bào lớn dần.
b) Nhân tế bào.
c) Bốn lần.
d) Tế bào (lớn lên) → Tế bào trưởng thành (sinh sản) → Tế bào mới.
Câu 6. 24 tế bào con.
Câu 7.
a) Tế bào nhân thực.
b) Kính hiển vi.
c) Ba đặc điểm khái quát về tế bào:
+ Tế bào là đơn vị cơ sở và cấu trúc của sự sống.
+ Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của cơ thể.
+ Tế bào được hình thành từ tế bào khác.
Câu 8. (1) Sai (2) Đúng (3) Sai 4) Sai
Câu 9.
a) Dựa trên nguyên lí về tỉ lệ giữa diện tích bề mặt (S) và thể tích tế bào (V) để giải thích.
b) Tế bào thần kinh là tế nào dài nhất cơ thể người.
c) Học sinh dựa vào kiến thức tự tìm câu trả lời.
d) Học sinh tự sưu tầm.
Câu 10.
a)
(1) Màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào;
(2) Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào;
(3) Nhân tế bào điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào;
(4) Lục lạp thực hiện chức năng quang hợp.
b) A – Tế bào động vật, B – Tế bào thực vật.
c) Ta có bảng sau:
Đặc điểm Tế bào A Tế bào B
Thành tế bào Không có Có
Không bào Không có Có
Lục lạp Không có Có

Câu 11.
(1) hình dạng (2) kích thước (3) chức năng (4) tế bào
342
(5) bao học (6) bảo vệ (7) trao đổi chất (8) trao đổi chất
(9) vật chất di truyền (10) điều khiển (11) hoạt động sống
Câu 12.
a) Thành tế bào. b) Lục lạp.
Câu 13.
Đặc điểm Tế bào chất Nhân
Tế bào mới trưởng thành Ít Nhỏ
Tế bào trưởng thành Nhiều Lớn hơn (không thay đổi nhiều)

Câu 14. 3 – 1 – 2.
Câu 15. Độ tuổi dậy thì thì có tốc độ phát triển nhanh nhất nhờ quá trình lớn lên và phân chia tế bào.
Chế độ dinh dưỡng cần đa dạng, đủ chất (thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh) và thường xuyên tập thể dục thể
thao để cơ thể phát triển tốt nhất.
Câu 16.
(1) Tế bào thịt lá. (2) Tế bào thịt quả. (3) Tế bào ống dẫn. (4) Tế bào lông hút.
Câu 17.
(a) Tế bào gan. (b) Tế bào biểu mô ruột. (c) Tế bào cơ. (d) Tế bào thần kinh.
(e) Tế bào hồng cầu. (f) Tế bào xương.
Câu 18.
+ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; + Sinh trưởng; + Phát triển;
+ Vận động; + Cảm ứng; + Sinh sản….
Câu 19.
(1) Tế bào thần kinh. (2) Tế bào hồng cầu. (3) Tế bào gan. (4) Tế bào cơ.
(5) Tế bào vi khuẩn E.coli. (6) Tế bào trùng roi.
(7) Tế bào nấm men. (8) Tế bào biểu mô.
(9) Tế bào biểu bì lá. (10) Tế bào tinh trùng.
Câu 20. (1) Nhân. (2) Màng sinh chất. (3) Tế bào chất.
Câu 21.
+ Giống nhau: đều có màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
+ Khác nhau: các thành phần cấu tạo có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ là ti thể, lưới
nội chất, bộ máy Golgi,…
Hoặc HS có thể trình bày bảng dưới đây:
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Giống Cả 2 loại tế bào đều có màng tế bào và tế bào chất.

343
Không có hệ thống nội màng, các bào quan Có hệ thống nội màng, tế bào chất được chia
Tế bào
không có màng bao bọc, chỉ có một bào thành nhiều khoang, các bào quan có màng
chất
quan duy nhất là ribosome. bao bọc, có nhiều bào quan khác nhau.
Nhân Chưa hoàn chỉnh, không có màng nhân. Hoàn chỉnh: có màng ngăn.

Câu 22.
Giống nhau: đều là tế bào nhân thực. Trong cấu tạo có các thành phần: màng tế bào, tế bào chất và nhân.
Ngoài ra, còn có một số bào quan (ti thể, thể Golgi, mạng lưới nội chất,….)
Điểm khác nhau:
Đặc điểm Tế bào thực vật Tế bào động vật
Thành tế bào Có Không
Không bào To, nằm gần trung tâm Nhỏ, chỉ có một số ĐV đơn bào
Lục lạp Có Không

Câu 23. Tế bào không lớn lên mãi vì đến một giới hạn đó màng tế bào sẽ vỡ. Kích thước tế bào bị giới
hạn bởi màng tế bào (và thành tế bào ở tế bào thực vật), tế bào kích thước lớn có tỉ lệ S/V giảm; dẫn đến
sự trao đổi chất của tế bào sẽ chậm lại (do sự vận chuyển các chất đến từng phần trong tế bào sẽ chậm
hơn), việc thu nhận và đáp ứng với các kích thích từ môi trường môi trường cũng chậm hơn.
Câu 24. Sự phân chia tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của tế bào sinh vật, giúp thay thế tế bào bị tổn thương
hoặc tế bào chết ở sinh vật.
Câu 25.
- Sự lớn lên: cung cấp nguyên liệu (tế bào trưởng thành) cho quá trình phân chia.
- Sự phân chia: cung cấp nguyên liệu cho sự lớn lên của tế bào.
Câu 26. Bởi vì tế bào ở đuôi thằn lằn lớn lên và sinh sản, giúp cho thay thế tế bào đuôi bị chết, mọc lại
thành đuôi mới cho nó.
Câu 27. Tế bào mô tả hình bên là tế bào thực vật vì trong tế bào có cấu trúc thành tế bào, lục lạo, không
bào đặc trưng ở thực vật.
Câu 28. Khi bảo quản rau củ trong ngăn đá, nước trong tế bào đông cứng, dãn nở phá vỡ cấu trúc thành
tế bào dẫn đến tế bào thực vật không còn nguyên hình dạng. Còn thịt, cấu tạo tế bào động vật không có
thành tế bào nên không xảy ra hiện tượng đó.
Chỉ nên bảo quản thịt, cá trong ngăn đá; rau nên bảo quản ở ngăn mát.
Câu 29.
Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng khiến các tế bào tại vị trí bị tổn thương, mất khả năng kiểm soát quá
trình phân chia, do vậy các tế bào được nhân lên liên tục tạo thành các khối u tại vị trí bệnh.

344
Tế bào phân chia không kiểm soát sẽ lấy mất chất dinh dưỡng của quá trình trao đổi chất khác, đồng
thời ảnh hưởng đến các quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây trồng khiến cây sinh
trưởng chận, còi cọc, có thể mất khả năng ra hoa và chết.
Câu 30.
Tiêu bản của bạn B sẽ quan sát rõ hơn.
Giải thích: nếu dùng kim mũi mác cắt lớp tế bào vỏ củ hành sẽ làm cho lát cắt dày → tiêu bản dày →
các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau → khó quan sát.
Câu 31. Vì lớp biểu bì da ếch rất mỏng, trong suốt, khi nhuộm bằng thuốc nhuộm xanh methylene sẽ
làm cho nhân tế bào bắt màu giúp chúng ta quan sát rõ và phân biệt được các thành phần cấu tạo bên tế
bào.
Câu 32. (1) Cấu trúc; (2) Tế bào; (3) Iodine; (4) Xanh methylene.
Câu 33.
Tế bào thực vật: có thành tế bào (tế bào có hình đa giác hoặc chữ nhật); có lục lạp và có thể quan sát
thấy không bào trung tâm có kích thước lớn.
Tế bào động vật: không có thành tế bào, bao bên ngoài là màng tế bào (tế bào thường có dạng hình tròn
hoặc không định hình); không có lục lạp.
Câu 34. Trứng gà là một tế bào, lòng đỏ và lòng trắng thuộc cấu trúc của tế bào chất. Nếu trứng thụ tinh,
phôi nằm ở phần lòng đỏ trứng sẽ phát triển thành gà con nhờ chất dinh dưỡng được cung cấp lòng đỏ
(chủ yếu là protein) và lòng trắng (chủ yếu là nước và muối khoáng).
Câu 35.
Hình ảnh là tế bào sinh vật Hình ảnh không là tế bào sinh vật
Hình 2 Hình 1
Hình 3 Hình 6
Hình 4
Hình 5

Câu 36. (1) Hình 3. (2) Hình 5. (3) Hình 6.


Câu 37.
a) Tế bào gồm: vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật, trứng người, trứng ếch, trứng gà, trứng đà
điểu.
b)
Tế bào nhìn bằng mắt thường: tế bào trứng ếch, trứng gà, trứng đà điểu.
Tế bào nhìn bằng kính hiển vi: vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật, trứng người.
c)
Tế bào nhỏ nhất: vi khuẩn.
Tế bào lớn nhất: trứng đà điểu.
Câu 38.
345
Chức năng Thành phần
Là một chất nhớt trong tế bào, nơi có sự trao đổi chất của tế bào. Chất tế bào
Là một bộ phận của tế bào chứa vật chất di truyền. Nhân
Là một lớp bao bọc bên ngoài chắc khỏe, xuất hiện ở tế bào thực vật nhưng không
Thành tế bào
tìm thấy ở tế bào động vật.
Là một lớp màng mỏng, linh hoạt, tìm thấy xung quang tất cả tế bào. Màng tế bào
Là một chất màu xanh tìm thấy ở một số tế bào thực vật. Diệp lục

Câu 39. Hình tròn màu xanh là các hạt lục lạp. Vì chúng có chứa chất diệp lục, nên có màu xanh lục;
chúng thực hiện chức năng quang hợp cho cây.
Câu 40.
Thành phần tế bào Tế bào thực vật Tế bào động vật
Màng tế bào X X
Thành tế bào X
Chất tế bào X X
Vật chất di truyền X X
Màng nhân X X
Lục lạp X
Không bào X X

Thành phần không có ở tế bào động vật mà chỉ có ở tế bào thực vật: thành tế bào, lục lạp.
Câu 41.
a) Hoàn thành bảng:
Thành phần cấu tạo tế bào Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Màng tế bào X X
Chất tế bào X X
Nhân X
Màng nhân X
Vùng nhân X
Lục lạp X
Không bào X
Thành tế bào X

b) Thành phần cấu tạo tế bào chỉ có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ: Nhân, màng nhân,
lục lạp, không bào, thành tế bào.
346
c) Tế bào nhân sơ không có màng nhân, chỉ là một vùng nhân chứa vật chất di truyền, còn tế bào nhân
thực có màng nhân trong đó chứa vật chất di truyền là trung tâm điều khiển hoạt động sống của tế bào.
Câu 42. Cứ 1 ngày là 5 con, 2 ngày là 10 con, như vậy số lượng trùng giày theo công thức 2n với n là số
ngày. Vậy sau một tuần số lượng là: 5.27 = 640 con.
Câu 43. Tế bào động vật trước khi phân chia có eo thắt lại để tách ra thành 2 tế bào con. Tế bào thực vật
xuất hiện vách ngăn trước khi phân chia để tách thành 2 tế bào.
Câu 44. Cơ thể sinh vật lớn lên nhờ sự lớn lên và phân chia tế bào. Để có một cơ thể phát triển tốt nhất
chúng ta cần ăn uống hợp lí, nghỉ ngơi và làm việc hợp lí.
Câu 45. Cả 2 bạn đều trả lời chưa chính xác. Theo em để cơ thể chúng ta lớn lên chúng ta cần cung cấp
chất dinh dưỡng cho các tế bào hoạt động, lớn lên và phân chia.
Câu 46.
- Hình 1: hình đĩa. - Hình 2: hình nhiều cạnh. - Hình 3: hình sao.
- Hình 4: hình que. - Hình 5: hình cầu. - Hình 6: hình thoi.
Câu 47.
a. 2 b. 4 c. 8
Câu 48. (1) Màng tế bào. (2) Nhân tế bào. (3) Tế bào chất.
Câu 49. (1) Nhân tế bào. (2) Tế bào chất. (3) Màng tế bào.
Câu 50.
Vật sống Vật không sống
Gà trống Con dao
Con người Bàn gỗ
Vi khuẩn Ghế da

Câu 51.
Đặc điểm Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có thành phần cơ bản là tế bào chất và màng tế bào.
Chưa có nhân hoàn chỉnh, chỉ có vùng Đã có nhân hoàn chỉnh, chứa vật chất
Nhân tế bào nhân. Không có màng nhân ngăn cách di truyền. Được bao bọc bởi màng
giữa chất nhân và tế bào chất. nhân.
Có hệ thống nội màng chia tế bào
Hệ thống nội màng Không có hệ thống nội màng.
chất thành nhiều khoang.
Có nhiều bào quan, các bào quan có
Bào quan Chỉ có bào quan duy nhất là ribosome.
màng bao bọc.
Ví dụ Vi khuẩn. Tế bào gan, tế bào niêm mạc má

347
Câu 52.
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Vi khuẩn lam Tế bào lá cây
Xạ khuẩn Tế bào niêm mạc ruột
Tế bào vi khuẩn Tế bào thịt quả cà chua

Câu 53. Chính là những lục lạp (có chứa chất diệp lục) vô cùng nhỏ bé trong mỗi tế bào thực vật đã tạo
nên màu xanh của lá cây.
Câu 54.
Đặc điểm Tế bào thực vật Tế bào động vật
- Màng tế bào là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi
tế bào.
- Tế bào chất là chất keo lỏng, chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt
Giống nhau
động sống của tế bào.
- Nhân tế bào có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết
các hoạt động sống của tế bào.
Có thành tế bào bao quanh màng sinh chất có tác
Không có thành tế bào bao quanh
dụng bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. Điều này
màng sinh chất.
quan trong đối với thực vật không có bộ xương.
Bào quan lục lạp của tế bào thực vật có khả năng
Khác nhau
hấp thụ ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ. Lục lạp
Không có bào quan lục lạp.
nhờ mang sắc tố quang hợp (diệp lục) tạo nên màu
xanh cho Trái Đất.
Có không bào trung tâm. Không có không bào trung tâm.

Câu 55. Tế bào thực vật là tế bào nhân thực có ở cây xanh gồm một số bào quan chính sau:
◌ Màng tế bào là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào ra khỏi tế bào.
◌ Tế bào chất là chất keo lỏng, chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế
bào.
◌ Nhân tế bào có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết các hoạt động
sống của tế bào.
◌ Thành tế bào được cấu tạo từ cellulose, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. Thành tế bào
chỉ có ở tế bào thực vật.
◌ Không bào bảo vệ tế bào khỏi những tác nhân có hại, chứa nước và chứa các sản phẩm thải đồng thời
thải chúng ra ngoài môi trường,...
◌ Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ.

348
Câu 56. Khi quan sát một tế bào, thành tế bào là bào quan giúp ta phân biệt được tế bào đó là tế bào thực
vật hay tế bào động vật. Thành tế bào chỉ có ở tế bào thực vật đóng vai trò nâng đỡ cơ thể thực vật. Điều
này quan trọng đối với thực vật không có bộ xương.
Câu 57. Có 2 ý đúng là (2), (3).
Câu 58.
X Bài tiết X Hô hấp
X Hấp thu chất dinh dưỡng Thay đổi hình dạng
X Sinh trưởng Biến đổi chức năng
X Sinh sản X Cảm ứng

Câu 59.
1–Đ 2–S 3–Đ 4–S
Câu 60.
1–S 2–Đ 3–S 4–Đ
Câu 61.
1–Đ 2–S 3–S 4–Đ
Câu 62. Vì các khí độc và các chất độc hại trong khói thuốc lá đi vào đường hô hấp đã làm liệt các lông
chuyển khiến chúng không chuyển động để đẩy bụi và vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp được, dẫn đến
đường hô hấp và phổi bị bụi và vi khuẩn xâm nhập, dễ bị viêm nhiễm hơn so với người khác.
Câu 63.
Phân chia tế bào thực vật Phân chia tế bào động vật
Giống nhau Đều gồm 2 giai đoạn (phân chia nhân, phân chia tế bào chất)
Hình thành vách ngăn phân chia thành 2 Tế bào chất thắt eo ở giữa phân chia
Khác nhau
tế bào con thành 2 tế bào con

Câu 64.
Tuổi vị thành niên có tốc độ lớn nhanh do tốc độ phân chia tế bào ở giai đoạn này diễn ra rất nhanh đặc
biệt tế bào xương, làm số lượng tế bào tăng lên nhanh chóng dẫn đến chiều cao tăng vọt.
Tế bào chỉ có thể phân chia nhanh khi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để lớn lên và xây dựng các
tế bào mới. Mặt khác, chế độ luyện tập phù hợp với các bào tập giãn dài có thể làm xương dài ra. Do đó,
ở giai đoạn này, chất dinh dưỡng và chế độ luyện tập có vai trò đặc biệt quan trọng.
Để đạt chiều cao tối đa, em cần có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm và chất kiến
tạo xương như calcium, phosphate,…..Thường xuyên luyện tập các bài kéo giãn dài xương như bơi, đu
xà,…..
Câu 65.
- Tế bào vi khuẩn E.coli có dạng hình que.

349
- Tế bào hồng cầu người có dạng hình đĩa.
- Tế bào thần kinh có dạng hình sao.
- Tế bào trứng có dạng hình cầu.
Câu 66.
a) Màng tế bào. b) Bào quan. c) Chất tế bào. d) Vùng nhân.
e) Nhân.
Câu 67.
a) Lục lạp.
b) Linh nên trồng cây ở phần sân thượng không bị lợp mái tôn che vì cây cần ánh sáng để quang hợp,
sinh trưởng. Nếu trồng ở phần bị lợp mái tôn cây sẽ sinh trưởng không tốt do không nhận đủ ánh sáng
nên thực hiện quá trình quang hợp không tốt.
c) Nên trồng một số cây sau đây:

Cây trầu bà Vạn niên thanh Cây dây nhện Cây lưỡi hổ Cây kim tiền
Giải thích: vì những loài cây này đều có khả năng sinh trưởng được trong môi trường ít ánh sáng (cây
chịu bóng).
d) Trong cây rau dền đỏ có lục lạp do đó cây có thể sống tự dưỡng. Bạn Linh không nhìn thấy vì trong
cây có chứa sắc tố đỏ, các tế bào chứa sắc tố nằm bên ngoài, các tế bào chứa lục lạp ở trong nên bị che
lấp.
Câu 68.
a) Chân tóc (phần cắm vào da đầu có những tế bào có khả năng sinh sản, những tế bào này liên tục sinh
ra những tế bào mới). Kết quả làm tóc dài ra.
b)
- Giữ cho da đầu luôn sạch sẽ, khỏe mạnh bằng cách gội đầu thường xuyên, định kì.
Không làm những việc gây hại cho tóc như phơi nắng, dùng chất tẩy mạnh, hạn chế tác động hóa chất,
vật lí hay cơ học nào quá mức cho tóc.
- Số lượng tế bào tăng dần khi móng tay, móng chân dài ra.
+ Sự dài ra của móng chân móng tay có được gọi là quá trình sinh trưởng.
+ Sự dài ra có vai trò bảo vệ đầu ngón chân, ngón tay.
Câu 69. (1) Hình nhiều cạnh. (2) Hình đĩa. (3) Hình que. (4) Hình sao.

350
CHỦ ĐỀ

TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ


CHỦ ĐỀ 7 TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

CƠ THỂ ĐƠN BÀO VÀ CƠ THỂ ĐA BÀO


PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Cơ thể đơn bào
► Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào.
► Tế bào đó thực hiện được chức năng của một cơ thể sống.

❗Trùng giày là sinh vật đơn bào sống phổ biến ở trong nước. Cơ thể của chúng tuy chỉ là 1 tế bào nhưng
thực hiện đầy đủ các hoạt động sống của sinh vật.
Trùng giày thực hiện các hoạt động sống:

Sự sinh sản của trùng giày

Một số hoạt động sống của trùng giày

2.. Cơ thể đ bào


► Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào.
► Các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.

351
Hình. Cây dâu tây - Cơ thể đa bào

❗Cơ thể người có khoảng 30 - 40 nghìn tỉ tế bào thuộc 200 loại tế bào khác nhau.
❗Nhiều sinh vật đơn bào sống bên trong sinh vật đa bào. Ví dụ hàng triệu vi khuẩn có lợi sống trong ruột
của động vật giúp cơ thể động vật chống lại các vi khuẩn có hại.

Hình. Một số vi sinh vật trong cơ thể người

352
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời các câu hỏi.
Thành phần cấu trúc X (có màu xanh) trong hình bên là gì?

A. Lục lạp. B. Nhân tế bào. C. Không bào. D. Thức ăn.


Câu 2. Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời các câu hỏi.
Chức năng của thành phần cấu trúc X là gì?

A. Hô hấp. B. Chuyển động. C. Sinh sản. D. Quang hợp.


Câu 3. Hãy chọn câu đúng.
Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ.............
A. Hàng trăm tế bào. B. Hàng nghìn tế bào. C. Một tế bào. D. Một số tế bào.
Câu 4. Điền vào chỗ trống: “………cơ thể đơn bào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.”
A. Không có. B. Tất cả. C. Đa số. D. Một số ít.
Câu 5. Cơ thể nào sau đây là đơn bào?
A. Con chó. B. Trùng biến hình. C. Con ốc sên. D. Con cua.
Câu 6. Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?
A. Hoa hồng. B. Hoa mai. C. Hoa hướng dương. D. Tảo lục.
Câu 7. Kích thước Escherichia coli khoảng.........
A. 1 micromet. B. 10 micromet. C. 0,1 micromet. D. 100 micromet.
Câu 8. Chức năng bài tiết ở cơ thể là gì?
A. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.

353
B. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước.
C. Quá trình loại bỏ các chất thải.
D. Quá trình lấy thức ăn và nước.
Câu 9. Sinh trưởng ở cơ thể là gì?
A. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
B. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước.
C. Quá trình loại bỏ các chất thải.
D. Quá trình lấy thức ăn và nước.
Câu 10. Quá trình sinh sản ở cơ thể là gì?
A. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
B. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước.
C. Quá trình tạo ra con non.
D. Quá trình lấy thức ăn và nước.
Câu 11. Quá trình hô hấp ở cơ thể là gì?
A. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
B. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước.
C. Quá trình loại bỏ các chất thải.
D. Quá trình lấy oxygen và thải ra carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào, thở ra.
Câu 12. Nhận xét nào dưới đây đúng.
A. Cơ thể là cấp tổ chức cao có khả năng thực hiện đầy đủ quá trình sống cơ bản.
B. Cơ thể đơn bào cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau.
C. Cơ thể đa bào gồm các tế bào giống nhau về kích thước.
D. Mọi cơ thể đều tạo nên các loại mô.
Câu 13. Chức năng tế bào biểu bì lá là gì?
A. Bảo vệ bộ phận bên trong lá.
B. Vận chuyển những chất đi tới các bộ phận trong cơ thể.
C. Hút nước và muối khoáng từ bên ngoài vào bên trong cơ thể.
D. Vận chuyển khí oxygen và đào thải carbon dioxide.
Câu 14. Chức năng của tế bào lông hút rễ là gì?
A. Bảo vệ bộ phận bên trong lá.
B. Vận chuyển những chất đi tới các bộ phận trong cơ thể.
C. Hút nước và muối khoáng từ bên ngoài vào bên trong cơ thể.
D. Chỉ hút những chất dinh dinh dưỡng cần thiết nuôi cây.
Câu 15. Sinh vật nào dưới đây cấu tạo đa bào? Chọn câu sai.
A. Cây quất. B. Con thỏ. C. Con người. D. Vi khuẩn lam.
Câu 16. Sinh vật nào có cấu tạo đơn bào?
A. Các cơ thể nấm men. B. Cây hoa hồng. C. Con ếch đồng. D. Con giun đất.

354
Câu 17. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về sinh vật đơn bào?
A. Cả cơ thể chỉ cấu tạo gồm 1 tế bào.
B. Có thể di chuyển được.
C. Có thể là sinh vật nhân thực hoặc sinh vật nhân sơ.
D. Luôn sống cùng với nhau để hình thành nên tập đoàn.
Câu 18. Đâu là sinh vật đơn bào?
A. Cây chuối. B. Trùng kiết lị. C. Cây hoa mai. D. Con mèo.
Câu 19. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào?
A. Có thể sinh sản. B. Có thể di chuyển.
C. Có thể cảm ứng. D. Có nhiều tế bào trong cùng 1 cơ thể.
Câu 20. Đâu là vật sống?
A. Xe hơi. B. Hòn đá. C. Vi khuẩn lam. D. Cán chổi.
Câu 21. Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng gọi là:
A. Tiêu hóa. B. Hô hấp. C. Bài tiết. D. Sinh sản.
Câu 22. Cơ thể con người có khoảng bao nhiều tế bào?
A. 30 – 40 nghìn tỉ tế bào. B. 200 tế bào.
C. 3 tỉ tế bào. D. 20 tỉ tế bào.
Câu 23. Trong các sinh vật dưới đây, đâu không phải là cơ thể đa bào?
A. Con giun đất. B. Vi khuẩn lao. C. Nấm sò. D. Con ếch đồng.
Câu 24. Sinh vật không có cấu tạo đơn bào là:
A. trùng biến hình. B. trùng roi. C. cá chép. D. trùng giày.
Câu 25. Tế bào cấu tạo nên cơ thể đơn bào
A. không có chức nang sinh sản. B. có kích thước siêu hiển vi.
C. chưa có cấu tạo hoàn chỉnh. D. thực hiện được chức năng của một cơ thể sống.
Câu 26. Cơ thể đa bào là
A. cơ thể có kích thước lớn. B. cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào.
C. cơ thể có kích thước nhỏ. D. cơ thể được cấu tạo từ một tế bào.
Câu 27. Sinh vật nào sau đây không phải sinh vật đơn bào?
A. Tảo silic. B. Trùng roi. C. Nấm kim châm. D. Vi khuẩn.
Câu 28. Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do đâu?
A. Số lượng tế bào của mỗi cơ thể là khác nhau. B. Kích thước tế bào khác nhau.
C. Mức độ tiến hóa của sinh vật. D. Môi trường sống của sinh vật.
Câu 29. Thế nào là một vật sống?
A. Vật sống là vật có thể di chuyển.
B. Vật sống có khả năng thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.
C. Vật sống là vật có thể thay đổi về hình dạng và kích thước.
D. Vật sống là vật có khả năng quang hợp.

355
Câu 30. Các quá trình sống cơ bản của cơ thể là
A. hô hấp, dinh dưỡng, cảm ứng và vận động, sinh trưởng, sinh sản và bài tiết.
B. hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, cảm ứng và vận động, sinh sản.
C. hô hấp, trao đổi chất, sinh sản và sinh trưởng.
D. sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng và vận động.
Câu 31. Sinh vật nào khác nhóm các sinh vật còn lại?
A. Cây dâu tây. B. Con bò. C. Vi khuẩn lactic. D. Cây xương rồng.
Câu 32. Để chuyển động trên đường, một chiếc ô tô hoặc xe máy cần lấy khí oxygen để đốt cháy xăng
và thải ra khí carbon dioxide. Vậy, vật sống giống với ô tô hoặc xe máy ở điểm nào?
A. Có khả năng đốt cháy xăng.
B. Có khả năng chuyển động trên đường.
C. Có khả năng lấy khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 33. Tại sao ô tô và xe máy không phải vật sống?
A. Vì ô tô và xe máy không thể tự di chuyển.
B. Vì ô tô và xe máy không có khả năng thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.
C. Vì ô tô và xe máy không thể giao tiếp và không có cảm xúc.
D. Lí giải trên đều không đúng.
Câu 34. Trong các quá trình sống cơ bản, quá trình loại bỏ các chất thải được gọi là
A. Bài tiết. B. Hô hấp. C. Tiêu hóa. D. Sinh sản.
Câu 35. Quá trình cơ thể sinh vật lớn lên về kích thước và khối lượng được gọi là
A. tiêu hóa. B. bài tiết. C. sinh trưởng. D. hô hấp.
Câu 36. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường là
A. cảm nhận và vận động. B. dinh dưỡng.
C. sinh trưởng. D. bài tiết.
Câu 37. Quá trình tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường do tế bào nào thực hiện?
A. Tế bào biểu mô. B. Tế bào thần kinh. C. Tế bào chết. D. Tế bào tóc.
Câu 38. Quá trình lấy oxygen và thải carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào thở ra được gọi là quá
trình
A. Hô hấp. B. Bài tiết. C. Sinh sản. D. Tiêu hóa.
Câu 39. Vật nào dưới đây không phải là cơ thể sống?
A. Cây dừa. B. Con cá.
C. Một hạt đậu đang nảy mầm. D. Một thân cây mục.
Câu 40. Em nhìn thấy một sinh vật bò qua quyển vở bằng mắt thường. Phát biểu nào sau đây là chính
xác nhất? Vì sao?
A. Sinh vật đó chắc chắn là cơ thể đa bào. B. Sinh vật đó có thể là cơ thể đa bào.
C. Sinh vật đó chắc chắn là cơ thể đơn bào. D. Sinh vật đó có thể là cơ thể đơn bào.

356
Câu 41. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mọi cơ thể sống đều phải có quá trình sinh sản.
B. Mọi cơ thể sống đều có khả năng vận động.
C. Mọi cơ thể sống đều phải có quá trình sinh trưởng.
D. Mọi cơ thể sống đều phải có quá trình trao đổi chất.
Câu 42. Trong các phát biểu sau về cơ thể đơn bào:
1- Cơ thể đơn bào là những cơ thể chỉ có một tế bào.
2- Cơ thể đơn bào là cơ thể chỉ có cấu tạo là tế bào nhân sơ.
3- Cơ thể đơn bào có các cấp độ tổ chức cơ thể: mô, cơ quan, hệ cơ quan.
4- Cơ thể đơn bào thường có cấu tạo là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Phát biểu đúng.
A. 1 – 2 – 3. B. 1 – 3 – 4. C. 1 – 3. D. 1 – 4.
Câu 43. Quan sát hình, em hãy cho biết cơ thể nào là cơ thể đa bào?

Tôm hùm Nấm mốc Trùng roi Bươm bướm


A. Tôm hùm, nấm mốc, trùng roi. B. Tôm hùm, nấm mốc, bươm bướm.
C. Nấm mốc, trùng roi, bươm bướm. D. Tôm hùm, bươm bướm.
Câu 44. Các phát biểu về cơ thể đa bào:
1- Cơ thể đa bào là cơ thể có cấu tạo gồm nhiều tế bào.
2- Cơ thể đa bào có cấp độ tổ chức cơ thể là mô, cơ quan, hệ cơ quan.
3- Cơ thể đa bào thường có cấu tạo là tế bào và tế bào nhân thực.
4- Cơ thể đa bào thường có các tế bào giống nhau về hình dạng, cấu tạo chức năng.
Phát biểu đúng là
A. 1 – 2 – 3. B. 2 – 3 – 4. C. 1 – 2. D. 3 – 4.
Câu 45. Quan sát hình sau, cơ thể nào là cơ thể đơn bào?

Tải lục Tảo silic Con ốc sên Giun đât


A. Tảo lục, con ốc sên. B. Tảo lục, tảo silic.

357
C. Tảo silic, con giun đất. D. Tảo lục, giun đất.
Câu 46. Cơ thể đơn bào có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có thể có một tế bào. B. Cơ thể có nhiều tế bào.
C. Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân thực. D. Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân sơ.
Câu 47. Quan sát hình, em hãy cho biết cơ thể nào là cơ thể đa bào?

Vi khuẩn lao Con nghêu Con sứa

Rong nho Vi khuẩn bạch hầu


A. Vi khuẩn lao, con nghêu, con sứa, rong nho. B. Vi khuẩn bạch hầu, vi khuẩn lao, con nghêu.
C. Con nghêu, con sứa, rong nho. D. Vi khuẩn lao, con sứa, con nghêu.
Câu 48. Trước khi thực hành thí nghiệm quan sát cơ thể đa bào. Hiếu chưa biết đi lấy mẫu nước nào để
phục vụ thí nghiệm. Em hãy chọn giúp Hiếu mẫu nước có sinh vật cơ thể đơn bào sinh sống.
A. Nước ngọt có gas. B. Nước nóng trên 900C.
C. Nước ao hồ, sông, suối. D. Nước suối tinh khiết đóng chai.
Câu 49. Sự khác nhau giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là
A. Cơ thể đơn bào có cấu tạo từ tế bào nhân sơ, cơ thể đa bào có cấu tạo từ tế bào nhân thực.
B. Cơ thể đơn bào có cấu tạo từ tế bào nhân thực, cơ thể đa bào có cấu tạo từ tế bào nhân sơ.
C. Cơ thể đơn bào có cấu tạo một tế bào, cơ thể đa bào có cấu tạo nhiều tế bào.
D. Cơ thể đơn bào có cấu tạo nhiều tế bào, cơ thể đa bào có cấu tạo một tế bào.
Câu 50. Quan sát hình, em hãy cho biết cơ thể nào là cơ thể đa bào?

San hô Virus Sars – CoV-2


358
Con chó Cây táo Tảo slic
A. Cây táo, con chó, san hô. B. Tảo silic, cây táo, con chó.
C. Cây táo, virus Sars – CoV2, con chó. D. Tảo silic, virus Sars – CoV-2, san hô.
Câu 51. Cho các phát biểu về sinh vật đơn bào sau đây:
(1) Cả cơ thể chỉ cấu tạo gồm 1 tế bào
(2) Có thể di chuyển được.
(3) Có thể là sinh vật nhân thực hoặc sinh vật nhân sơ.
(4) Luôn sống cùng với nhau để hình thành nên tập đoàn.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 52. Quan sát các hình ảnh sau đây:

1. Vi khuẩn 2. Trùng roi xanh 3. Cây dâu tây

4. Con gà 5. Tảo silic 6. Trùng biến hình


Có mấy cơ thể đa bào
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 53. Quan sát các hình ảnh sau đây:

359
1. Tảo lục 2. Con thỏ 3. Cây hoa hồng

4. Vi khuẩn E. coli 5. Nấm men 6. Con cá


Có mấy cơ thể đơn bào?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Quan sát hình bên về trùng biến hình.
a) Hoàn thành cấu trúc tế bào trùng biến hình bằng cách gọi tên
các số (1), (2), (3).
b) Cơ thể trùng biến hình được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?
c) Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào động vật hay thực vật? Giải thích.
d) Dự đoán chân giả của tế bào trùng biến hình dùng để làm gì?
Câu 2. Quan sát hình bên về vi khuẩn.

a) Hoàn thành cấu trúc tế bào vi khuẩn (1), (2), (3).


b) Tế bào vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ hay nhân thực? Giải thích.
360
c) Dự đoán lông và roi trong cấu trúc tế bào vi khuẩn dùng để làm gì?
d) So sánh cấu trúc tế bào trùng biến hình với vi khuẩn.
Câu 3. Cho hình ảnh hai cơ thể đơn bào dưới đây, hãy nêu điểm khác biệt giữa chúng.

Câu 4. Quan sát hình dưới đây về trùng biến hình và cho biết đây là quá trình nào?

Câu 5. Cho các sinh vật sau: vi khuẩn lao, chim bồ câu, vi khuẩn E. coli, đà điểu, cây thông, trùng roi,
cây táo, trùng biến hình, tảo lục đơn bào. Hãy sắp xếp các đại diện trên vào đúng vị trí trên sơ đồ dưới
đây:

Câu 6. Hoàn thành các câu sau:


Cơ thể sinh vật được tạo thành từ (1) ….. hay (2) …..
(3) .… như trùng roi, trùng biến hình, (4) ……. có kích thước hiển vi và số lượng cá thể nhiều.
(5) …. có cấu tạo nhiều hơn một tế bào, ví dụ: động vật, thực vật, …….
Câu 7. Hãy hoàn thành các yêu cầu sau:
a) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào.
b) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thể đa bào.
c) Nêu điểm giống nhau giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Câu 8. Các quá trình sống cơ bản của thực vật được thể hiện như thế nào? Em hãy tìm hiểu và lấy ví dụ
cho các quá trình đó.
361
Câu 9. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản bào?
a) Cảm ứng và vận động. b) Sinh trưởng. c) Dinh dưỡng. d) Hô hấp.
e) Bài tiết. g) Sinh sản.
Câu 10. Hoàn thành các quá trình sống cơ bản còn thiếu ở cột A và nối nội dung cột A với cột B cho
phù hợp.
A B
Cảm ứng và vận động Quá trình tạo ra con non.
Quá trình loại bỏ các chất thải.
Dinh dưỡng Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước.
Quá trình lấy thức ăn, nước uống.
Quá trình lấy oxygen và thải carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào,
thở ra.

Câu 11. Cho các đối tượng: miếng thịt lợn, chiếc bút, con gà, chiếc lá, cây rau ngót, chiếc kéo, mật ong,
chai nước, chiếc bàn (các cây và con vật đưa ra đều đang sống). Em hãy sắp xếp các đổi tượng vào nhóm
động vật sống và không sống cho phù hợp và giải thích lí do.
Đối tượng Lí do
Vật sống
Vật không sống

Câu 12. Đánh dấu X vào ô  trước các ý đúng.


 (1) Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào giống nhau.
 (2 Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào khác nhau.
 (3) Tùy thuộc vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể, tất cả sinh vật trên Trái Đất được chia làm 2
nhóm lớn là cơ thể đơn bào và đa bào.
 (4) Cơ thể đơn bào có tổ chức phức tạp, được cấu tạo từ nhiều tế bào.
 (5) Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào.
 (6) Vi khuẩn, nấm men,….là cơ thể đơn bào.
 (7) Cơ thể đa bào có cấu tạo gồm nhiều hơn một tế bào. Mỗi loại tế bào thường thực hiện một chức
năng sống riêng biệt nhưng phối hợp với nhau thực hiện các quá trình sống cơ thể.
 (8) Trùng roi, cây bưởi, cây lim, con gà, con chó,….là cơ thể đa bào.

362
Câu 13. Các cấu tạo của trùng roi theo các số đánh là

Câu 14. Gọi tên các chỉ số bên dưới hình về cấu tạo một số tế bào.

Hình. Một số tế bào cây dâu tây


Câu 15. Em hãy nêu sự khác biệt giữa tế bào sinh vật đơn bào và đa bào.
Câu 16. Kể tên một số tế bào cấu tạo của cơ thể thực vật.
Câu 17. Hoàn thành bảng dưới đây:
Đặc điểm Vi khuẩn E.coli Trùng roi Con ếch Cây cà chua Con mèo
Số lượng tế bào
Có nhìn thấy bằng mắt
thường không?
Đơn bào hoặc đa bào

Câu 18. Em hãy kể tên một số cơ thể sinh vật mà em không nhìn thấy được bằng mắt thường.
Câu 19. Hoàn thành bảng sau:
Là cơ thể
Cơ thể Số tế bào cấu tạo nên cơ thể
Đơn bào Đa bào
Vi khuẩn E.coli Một tế bào
Cây bưởi Nhiều tế bào
363
Trùng roi
Con ếch

Câu 20. Quan sát hình ảnh các cơ thể đơn bào dưới đây và dựa vào kiến thức thực tế của bản thân hãy
cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai?

Đúng Sai
Kích thước lớn, quan sát được bằng mắt thường.
Tế bào cấu tạo nên cơ thể đơn bào thực hiện được đầy đủ các chức năng của cơ
thể sống.
Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào bao gồm màng tế bào, chất tế bào, nhân hoặc
vùng nhân.
Kích thước nhỏ, quan sát được dưới kính hiển vi.

Câu 21. Một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên dưới đây đúng hay sai?
Đúng Sai
Tảo lục.
Trùng biến hình.
Tảo silic.
Trùng giày.
Cây dâu tây.
Nấm rơm.
Chuột bạch.

Câu 22. Cơ thể đa bào có những đặc điểm sau đúng hay sai?
Đúng Sai
Mỗi tế bào cấu tạo nên cơ thể đa bào thực hiện một chức năng riêng biệt.
Các tế bào trong cơ thể đa bào hoạt động độc lập.

364
Cơ thể cấu tạo gồm nhiều tế bào.
Tế bào cấu tạo nên cơ thể đa bào có kích thước lớn, quan sát được bằng mắt thường.

Câu 23. Quan sát hình rồi sắp xếp các vật sống và không sống trong hình dưới đây vào nhóm thích hợp.

Hàng rào Tê giác Cây Nước


Vẹt Con người Hươu cao cổ Đá
Vật sống Vật không sống

Câu 24. Quan sát các hình sau đây và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.

Vi khuẩn gây bệnh uốn ván Tảo lục Con bướm

365
Em bé Cây mai Trùng giày
Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào

Câu 25. Lập bảng so sánh cơ thể đơn bào và đa bào. Lấy một vài ví dụ đại diện mỗi nhóm.
Câu 26. Hãy sắp xếp các sinh vật sau đây vào nhóm thích hợp trong bảng:
Con kiến, cây mướp, vi khuẩn tả, trùng roi, tảo lục đơn bào, cây rêu, con rùa, vi khuẩn lam, trùng
biến hình, con hươu, con thỏ, cây chuối, cây dương xỉ, con hổ.
Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào

Câu 27. Ngọn nến cháy lấy oxygen và thải khí carbon dioxide ra môi trường bên ngoài giống như hoạt
động hô hấp ở sinh vật. Ngọn nến có được coi là sinh vật không? Giải thích.
Câu 28. Một con bò, một cây xanh,….khi về già không còn sinh trưởng và sinh sản nữa vẫn được coi là
cơ thể sống. Giải thích và cho biết dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết một cơ thể sống là gì?

366
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1A 2D 3C 4D 5B 6D 7A 8C 9B 10C
11D 12A 13A 14C 15D 16A 17D 18B 19D 20C
21A 22A 23B 24C 25D 26B 27C 28A 29B 30A
31C 32C 33B 34A 35C 36A 37B 38A 39D 40A
41D 42D 43B 44C 45B 46A 47C 48C 49C 50A
51C 52B 53C

Hướng dẫn giải trắc nghiệm


Câu 40. Giải thích: vì hầu hết các sinh vật đơn bào không nhìn thấy bằng mắt thường, rất hiếm loài có
thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, các loài đó không sống trên cạn và có thể bò qua quyển vở.
Câu 51. Số phát biểu đúng là 3, đó là (1) (2) và (3).
Câu 52.

1. Vi khuẩn 2. Trùng roi xanh 3. Cây dâu tây


Cơ thể đơn bào Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào

4. Con gà 5. Tảo silic 6. Trùng biến hình


Cơ thể đa bào Cơ thể đơn bào Cơ thể đơn bào

367
Câu 53.

1. Tảo lục 2. Con thỏ 3. Cây hoa hồng


Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào Cơ thể đa bào

4. Vi khuẩn E. coli 5. Nấm men 6. Con cá


Cơ thể đơn bào Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào

B. TỰ LUẬN
Câu 1.
a) (1) Nhân. (2) Chất tế bào. (3) Chân giả.
b) Một tế bào.
c) Thuộc nhóm động vật vì không chứa bào quan lục lạp trong tế bào.
d) Chân giả giúp chúng di chuyển và lấy thức ăn.
Câu 2.
a) (1) Màng tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Vùng nhân.
b) Tế bào vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ.
Giải thích: Tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân bao bọc khối vật chất di truyền. Thành phần roi và lông
trong cấu trúc tế bào vi khuẩn giúp chúng có khả năng di chuyển.
c) So sánh trùng biến hình và vi khuẩn:
Giống nhau: đều được cấu tạo từ một tế bào.
Khác nhau: trùng biến hình thuộc nhóm tế bào nhân thực, còn vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ.
Câu 3.
Đặc điểm Trùng roi Vi khuẩn
Loại tế bào Tế bào nhân thực Tế bào nhân sơ
Lục lạp Có Không có

368
Câu 4. Trong hình mô tả quá trình tế bào trùng biến hình sinh sản, kết quả hình thành hai tế bào trùng
biến hình mới.
Câu 5.

Câu 6. (1) một tế bào, (2) nhiều tế bào, (3) Cơ thể đơn bào, (4) vi khuẩn, (5) Cơ thể đa bào.
Câu 7.
a) Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào:
- Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào;
- Tế bào có thể là tế bào nhân sơ hoặc tế bào nhân thực.
b) Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đa bào:
- Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào;
- Tế bào nhân thực.
c) Điểm giống nhau giữa cơ thể đơn bào và đa bào:
- Đều là vật sống;
- Đơn vị cấu tạo nên cơ thể đều là tế bào gồm ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào và vật chất
di truyền (nhân tế bào hoặc vùng nhân).
Câu 8. Ví dụ: sinh sản – ra hoa, tạo quả.
Câu 9. a, b, c, d, e, g.
Câu 10.
◌ Cảm ứng vận động – Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
◌ Sinh sản – Quá trình tạo ra con non.
◌ Bài tiết – Quá trình loại bỏ các chất thải.
◌ Sinh trưởng – Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước.
◌ Hô hấp – Quá trình lấy oxygen và thảo carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào, thở ra.
Câu 11.
◌ Vật sống: con gà, cây rau ngót.
◌ Vật không không sóng: miếng thịt lợn, chiếc bút, chiếc lá, chiếc kéo, mật ong, chai nước, chiếc bàn.
Câu 12. Ý đúng (2), (3), (5), (6) (7).
Câu 13. (1) Màng tế bào. (2) Chất tế bào. (3) Nhân tế bào.
Câu 14. (1) Tế bào thịt lá.(2) Tế bào thịt quả. (3) Tế bào lông hút.
Câu 15.
369
◌ Sinh vật đơn bào: cơ thể cấu tạo gồm 1 tế bào, thực hiện các chức năng sống đon giản.
◌ Sinh vật đa bào: cơ thể gồm nhiều tế bào, cấu tạo phức tạp, chuyển hóa thành nhiều cơ quan, hệ cơ
quan để thực hiện chức năng sống.
Câu 16. Một số tế bào: tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào lông hút,…..
Câu 17.
Đặc điểm Vi khuẩn E.coli Trùng roi Con ếch Cây cà chua Con mèo

Số lượng tế bào 1 1 Nhiều Nhiều Nhiều


Có nhìn thấy bằng mắt
Không Không Có Có Có
thường không?
Đơn bào hoặc đa bào Đơn bào Đơn bào Đa bào Đa bào Đa bào

Câu 18. Một số như: trùng roi, trùng amip, trùng sốt rét, vi khuẩn lao, vi khuẩn than, vi khuẩn lam,…
Câu 19.
Là cơ thể
Cơ thể Số tế bào cấu tạo nên cơ thể
Đơn bào Đa bào
Vi khuẩn E.coli Một tế bào X
Cây bưởi Nhiều tế bào X
Trùng roi Một tế bào X
Con ếch Nhiều tế bào X

Câu 20.
Đúng Sai
Kích thước lớn, quan sát được bằng mắt thường. X
Tế bào cấu tạo nên cơ thể đơn bào thực hiện được đầy đủ các chức năng của cơ thể
X
sống.
Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào bao gồm màng tế bào, chất tế bào, nhân hoặc
X
vùng nhân.
Kích thước nhỏ, quan sát được dưới kính hiển vi. X

Câu 21.
Đúng Sai
Tảo lục. X
Trùng biến hình. X
Tảo silic. X

370
Trùng giày. X
Cây dâu tây. X
Nấm rơm. X
Chuột bạch. X

Câu 22.
Đúng Sai
Mỗi tế bào cấu tạo nên cơ thể đa bào thực hiện một chức năng riêng biệt. X
Các tế bào trong cơ thể đa bào hoạt động độc lập. X
Cơ thể cấu tạo gồm nhiều tế bào. X
Tế bào cấu tạo nên cơ thể đa bào có kích thước lớn, quan sát được bằng mắt thường. X

Câu 23.
Vật sống Vật không sống
Hươu cao cổ, con người, vẹt, cây Hàng rào, nước, đá

Câu 24.
Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào
Trùng giày, tảo lục, vi khuẩn gây bệnh uốn ván Em bé, cây mai, con bướm

Câu 25.
Tiêu chí Đơn bào Đa bào
- Đều được cấu tạo từ tế bào.
Giống nhau - Đều biểu hiện đầy đủ đặc trưng của cơ thể sống như trao đổi chất, sinh trưởng, sinh
sản, vận động – cảm ứng.
Số lượng tế bào Chỉ có 1 tế bào Có nhiều loại tế bào
Nhiều loại thực hiện chức năng
Số loại tế bào 1 loại
khác nhau
Nhân sơ/nhân thực Nhân sơ Nhân thực
Khác nhau Phức tạp: qua nhiều cấp độ tổ
Đơn giản, chỉ có 1 cấp độ
Cấp độ cơ thể chức: tế bào → mô → cơ quan →
tổ chức: tế bào đến cơ thể
hệ cơ quan → cơ thể.
Nhỏ bé, hầu hết quan sát Lớn hơn, thường quan sát bằng
Kích thước cơ thể
dưới kính hiển vi mắt thường

371
Vi khuẩn, nguyên sinh
Đại diện Thực vật, động vật,….
động vật,….

Câu 26.
Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào
Vi khuẩn tả, tảo lục đơn bào, vi khuẩn lam, Con kiến, cây mướp, cây rêu, con rùa, con hươu,
trùng roi, trùng biến hình con thỏ, cây chuối, cây dương xỉ, con hổ

Câu 27. Ngọn nến cũng có biểu hiện trao đổi chất (lấy oxygen thải carbon dioxide) giống như hoạt động
hô hấp ở sinh vật. Tuy nhiên, ở các sinh vật. trao đổi chất là điều kiện để chúng tồn tại và phát triển;
trong khi trao đổi chất ở ngọn nến làm nó bị hủy hoại: sau một thời gian ngọn nến không còn nữa
→ Ngọn nến không phải là sinh vật sống.
Câu 28. Một sinh vật có thể không thể hiện đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống như không sinh
trương không sinh sản do già hoặc gặp một trục trặc nào đó. Tuy nhiên, để tồn tại, mọi sinh vật đều phải
troa đổi chất và phản ứng lại với những thay đổi của môi trường.
→ dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết một cơ thể sống chính là biểu hiện trao đổi chất và cảm ứng.

372
CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC TRONG CƠ THỂ ĐA BÀO
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM
Ở sinh vật đa bào, cơ thể được tổ chức theo các cấp độ từ thấp đến cao: tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ
quan, cơ thể.

Hình. Sơ đồ mô tả các cấp tổ chức tổ chức ở cây xanh

Tế bào Mô Cơ quan Hệ cơ quan Cơ thể


Hình. Sơ đồ cấp độ tổ chức cơ thể người

373
1. Từ tế bào đến mô
► Khái niệm: Mô là tập hợp một nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức
năng nhất định.

Một số mô ở người Một số mô ở thực vật

Một số loại mô ở động vật Một số loại mô ở lá cây


374
Chức năng của một số mô ở thực vật:
• Mô mạch gỗ (thành phần chính là xylem): dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
• Mô mạch rây (thành phần chính là phloem): dẫn các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá đến các
phần khác trong cây.
• Mô biểu bì (hay mô bì): bao bọc và bảo vệ rễ, thân và lá.
• Mô mềm lá được cấu tạo từ tế bào nhu mô lá có chức năng dự trữ.

2. Từ ô đến cơ q n
► Khái niệm: Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.

Các loại mô cấu tạo nên lá cây Các loại mô cấu tạo nên dạ dày người

Các cơ quan ở người Các cơ quan ở thực vật

3. Từ cơ q n tạo thành hệ cơ q n
► Khái niệm: Hệ cơ quan là nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống
nào đó của cơ thể.
► Ví dụ: cơ thể người có các hệ cơ quan: hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ cơ,...

375
Hệ hô hấp
gồm các cơ quan chính là: mũi, khí quản, phổi,
cùng phối hợp hoạt động để thực hiện chức năng
trao đổi khí với môi trường (lấy khí oxygen và thải
khí carbon dioxide).

► Thực vật có hai hệ cơ quan chính là hệ rễ và hệ chồi.

Hệ chồi
Nâng đỡ, vận chuyển, tổng hợp chất dinh dưỡng cho
cây. Tạo hoa, quả, hạt.
Hệ rễ
giúp cây bám chặt vào đất hoặc giá thể. Hút nước và
muối khoáng đi nuôi cơ thể.

376
4. Từ cơ q n đến cơ thể
► Các hệ cơ quan phối hợp với nhau thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản, đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển của cơ thể.

Hình. Sơ đồ mối quan hệ cơ quan- hệ cơ quan ở người

377
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tổ chức cơ thể đa bào được sắp xếp thành năm cấp độ theo sơ đồ dưới đây:

Hình. Các cấp độ tổ chức của cơ thể


Cấp độ thấp nhất hoạt động trong cơ thể đa bào là
A. hệ cơ quan. B. cơ quan. C. mô. D. tế bào.
Câu 2. Tổ chức cơ thể đa bào được sắp xếp thành năm cấp độ theo hình câu 1.
Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là
A. tế bào. B. mô. C. cơ quan. D. hệ cơ quan.
Câu 3. Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm
A. hệ rễ và hệ thân. B. hệ thân và hệ lá. C. hệ chồi và hệ rễ. D. hệ cơ và hệ thân.
Câu 4. Quan sát một số cơ quan trong hình sau:

Cơ quan (1) thuộc hệ cơ quan nào sau đây?

378
A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ thần kinh C. Hệ hô hấp. D. Hệ tiêu hoá.
Câu 5. Quan sát một số cơ quan trong hình sau:

Hệ tiêu hoá gồm các cơ quan nào?


A. (2), (3). B. (3), (4). C. (3), (5). D. (3), (6).
Câu 6. Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là
A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Hệ cơ quan.
Câu 7. Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định gọi
là.
A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Hệ cơ quan.
Câu 8. Hãy chọn câu đáp án đúng. Chức năng của mô liên kết là:

Hình. Một số mô ở người


A. Liên kết, nâng đỡ các cơ quan. B. Co, dãn, tạo nên sự vận động.
C. Bao bọc và bảo vệ cơ thể. D. Tất cả đều đúng.
379
Câu 9. Hãy chọn câu đáp án đúng. Chức năng của mô cơ là:

Hình. Một số mô ở người


A. Liên kết, nâng đỡ các cơ quan. B. Co, dãn, tạo nên sự vận động.
C. Bao bọc và bảo vệ cơ thể. D. Tất cả đều đúng.
Câu 10. Hãy chọn câu đáp án đúng. Chức năng của mô biểu bì ở da là:
A. Liên kết, nâng đỡ các cơ quan. B. Co, dãn, tạo nên sự vận động.
C. Bao bọc và bảo vệ cơ thể. D. Tất cả đều đúng.
Câu 11. Mô nào dưới đây có ở thực vật, không có ở động vật?
A. Mô phân sinh. B. Mô biểu bì. C. Mô cơ. D. Mô thần kinh.
Câu 12. Mô nào sau đây có ở thực vật, không có ở động vật?
A. Mô cơ. B. Mô thần kinh. C. Mô dẫn. D. Mô biểu bì.
Câu 13. Mô nào có ở động vật, không có ở thực vật?
A. Mô thần kinh. B. Mô cơ bản. C. Mô phân sinh. D. Mô dẫn.
Câu 14. Mô nào có ở động vật, không có ở thực vật?
A. Mô cơ. B. Mô phân sinh. C. Mô biểu bì. D. Mô dẫn.
Câu 15. Cho các loại mô sau
1. Mô biểu bì
2. Mô thần kinh
3. Mô dẫn
4. Mô cơ bản
5. Mô liên kết
6. Mô phân sinh

Lá cây được cấu tạo từ bao nhiêu loại mô có ở trên


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16. Cho hình ảnh về một số mô trong cơ thể người sau đây
380
Với các phát biểu sau
(1) Mô gồm nhiều tế bào khác nhau về hình dạng nhưng cùng thực hiện một chức năng nhất định.
(2) Mô liên kết có chức năng liên kết, nâng đỡ các cơ quan.
(3) Mô cơ có chức năng co, dãn, tạo nên sự vận động.
(4) Mô biểu bì ở da có chức năng bao bọc và bảo vệ cơ thể.
(5) Mô biểu bì chỉ có ở cơ thể người.
Số phát biểu đúng về một số mô trong cơ thể người là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17. Cho các phát biểu sau đây:
(1) Mô là tập hợp các tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng.
(2) Nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể được gọi
là hệ cơ quan.
(3) Ở thực vật, chỉ có một hệ cơ quan là hệ chồi.
(4) Hệ hô hấp ở cơ thể người thực hiện chức năng trao đổi khí với môi trường (lấy khí oxygen và thải
khí carbon dioxide).
(5) Mô biểu bì chỉ có ở cơ thể thực vật.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 18. Cho các hệ cơ quan sau đây
(1) Hệ hô hấp (2) Hệ chồi (3) Hệ tuần hoàn (4) Hệ rễ
(5) Hệ thần kinh (6) Hệ bài tiết
Số hệ cơ quan thuộc cơ thể người là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 19. Cho các hệ cơ quan sau đây
(1) Hệ hô hấp (2) Hệ chồi (3) Hệ tuần hoàn (4) Hệ rễ
(5) Hệ thần kinh (6) Hệ bài tiết
Số hệ cơ quan thuộc cơ thể thực vật là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 20. Cho các phát biểu sau đây
(1) Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là mô.
(2) Trong cơ thể đa bào, tế bào thường được sắp xếp vào trong các mô, các cơ quan và các hệ cơ quan.
(3) Mô là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định.
(4) Mô phân sinh là một loại mô động vật.
(5) Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành cơ quan.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21. Quan sát hình bên dưới là trả lời câu hỏi sau:

381
Chức năng của mô biểu bì lá là
A. Quang hợp. B. Dự trữ chất dinh dưỡng.
C. Bảo vệ, hấp thu, bài tiết. D. Vận chuyển muối khoáng.
Câu 22. Quan sát hình câu 21 và trả lời câu hỏi sau:
Chức năng của mô mềm lá là
A. Vận chuyển muối khoáng. B. Bảo vệ hấp thu chất dinh dưỡng.
C. Chức năng dự trữ. D. Quang hợp.
Câu 23. Quan sát hình ảnh các cơ quan của cây dưa chuột dưới đây:

Có mấy cơ quan thuộc hệ chồi


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Quan sát hình ảnh một số cơ quan ở cơ thể người dưới đây:

Có mấy cơ quan thuộc hệ hô hấp


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

382
Câu 25. Quan sát hình ảnh một số cơ quan ở cơ thể người dưới đây:

Có mấy cơ quan thuộc hệ tiêu hóa


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26. Quan sát hình ảnh một số cơ quan ở cơ thể người dưới đây:

Có mấy cơ quan thuộc hệ thần kinh


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27. Dựa vào sơ đồ mối quan hệ: cơ quan - cơ thể thực vật dưới đây cho biết hệ cơ quan cấu tạo nên
cây đậu Hà Lan.

A. Hệ chồi và hệ thân. B. Hệ rễ và hệ thân.


383
C. Hệ chồi và hệ rễ. D. Hệ thân, hệ chồi và hệ rễ.
Câu 28. Điền vào chỗ trống: “……….là tập hợp một nhóm tế bào gióng nhau về hình dạng và thực hiện
một chức năng nhất định”.
A. Mô. B. Cơ quan. C. Hệ cơ quan. D. Cơ thể.
Câu 29. Tập hợp gồm nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể được gọi là
A. hệ cơ quan. B. cơ thể. C. tế bào. D. cơ quan.
Câu 30. Đâu là một ví dụ về cơ quan trong cơ thể người?
A. Mô liên kết. B. Dạ dày. C. Hồng cầu. D. Nơ-ron.
Câu 31. Mức độ tổ chức cơ thể liền kề cao hơn mô là
A. cơ quan. B. cơ thể. C. hệ cơ quan. D. tế bào.
Câu 32. Mức độ tổ chức cơ thể thấp hơn liền kề với mức độ hệ cơ quan là
A. mô. B. cơ quan. C. cơ thể. D. tế bào.
Câu 33. Sinh vật nào sau đây không có mức độ tổ chức cơ thế là mô?
A. Rêu. B. Chuột đồng. C. Chó đốm. D. Vi khuẩn lactic.
Câu 34. Đâu không phải tên hệ cơ quan ở người?
A. Hệ tiêu hóa. B. Hệ chồi. C. Hệ bài tiết. D. Hệ tuần hoàn.
Câu 35. Thực vật được chia làm mấy hệ cơ quan?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 36. Nước tiểu được thải ra ngoài môi trường nhờ chức năng của hệ cơ quan nào?
A. Hệ hô hấp. B. Hệ bài tiết. C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ tim mạch.
Câu 37. Tế bào lông hút cấu tạo nên sinh vật nào dưới đây?
A. Cây dâu tây. B. Con chó. C. Trùng giày. D. Vi khuẩn lao.
Câu 38. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về các cơ quan trong cơ thể người?
A. Các cơ quan nằm phía trong cơ thể thường có kích thước hiển vi.
B. Ở người, hầu hết các cơ quan đều không có vai trò đối với cơ thể.
C. Mỗi cơ quan trong cơ thể người nằm ở một vị trí nhất định.
D. Một số cơ quan phối hợp nhịp nhành tạo nên mô.
Câu 39. Loại mô nào chỉ có ở thực vật?
A. Mô liên kết. B. Mô cơ. C. Mô biểu bì. D. Mô mạch rây.
Câu 40. Tế bào nào dưới đây không cấu tạo nên cơ thể động vật và cơ thể người?
A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào cơ. C. Tế bào mạch dẫn. D. Tế bào xương.
Câu 41. Mô và cơ quan có mối liên hệ như thế nào đối với nhau?
A. Mỗi cơ quan trong cơ thể được cấu tạo từ một loại mô.
B. Tập hợp tất cả các mô trong cơ thể tạo nên cơ quan.
C. Tập hợp nhiều mô cùng thực hiện một chức năng sẽ tạo nên cơ quan.
D. Tập hợp nhiều cơ quan cấu tạo nên mô.
Câu 42. Thứ tự tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A đến E là:

384
A. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
B. Mô → cơ thể → cơ quan→ hệ cơ quan → tế bào.
C. Tế bào → mô → cơ quan → cơ thể → hệ cơ quan.
D. Tế bào → mô → cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan.
Câu 43. Dựa vào hình trả lời các câu hỏi sau đây:

Hình. Một số mô ở thực vật


Chức năng của mô mạch gỗ (thành phần chính là xylem):
A. Bao bọc và bảo vệ rễ, thân và lá.
B. Dẫn các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá đến các phần khác trong cây.
C. Dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
D. Thực hiện quá trình trao đổi chất.
Câu 44. Dựa vào hình câu 43 trả lời các câu hỏi sau đây:
Chức năng của mô mạch rây (thành phần chính là phloem):
A. Dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
B. Dẫn các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá đến các phần khác trong cây.
C. Bao bọc và bảo vệ rễ, thân và lá.
D. Thực hiện quá trình quang hợp.
Câu 45. Dựa vào hình câu 43 trả lời các câu hỏi sau đây:
Chức năng của mô biểu bì (hay mô bì):
A. Thực hiện vận chuyển chất khoáng. B. Thực hiện quá trình trao đổi chất.
385
C. Bao bọc và bảo vệ rễ, thân và lá. D. Thực hiện quá trình quang hợp.
Câu 46. Điền vào chỗ trống: “Ở sinh vật đa bào, cơ thể được tổ chức theo các cấp độ từ …(1)……..: tế
bào, …(2)…., cơ quan, hệ cơ quan, …(3)…..”.
A. (1) thấp đến cao; (2) mô; (3) cơ thể. B. (1) cao đến thấp; (2) mô; (3) cơ thể.
C. (1) thấp đến cao; (2) cơ thể; (3) mô. D. (1) cao đến thấp; (2) cơ thể; (3) mô.
Câu 47. Hình ảnh dưới đây có một số cơ quan ở cơ thể người. Dựa vào vốn hiểu biết của bản thân hãy
chỉ ra tên của các cơ quan tương ứng với từng số.

A. (1) não; (2) tim; (3) dạ dày; (4) ruột non; (5) phổi.
B. (1) não; (2) lồng ngực; (3) tá tràng; (4) tim; (5) thận.
C. (1) não; (2) phổi; (3) gan; (4) tim; (5) thận.
D. (1) não; (2) cơ hoành; (3) tá tràng; (4) tim; (5) mạc treo ruột non.
Câu 48. Gọi tên các loại mô của lá cây đánh số từ 1 đến 3 trong hình bên dưới:

Hình. Các loại mô lá cây


A. (1) mô bì; (2) mô giậu; (3) mô dẫn. B. (1) mô giậu; (2) mô bì; (3) mô dẫn.
C. (1) mô liên kết; (2) mô bì; mô dẫn. D. (1) mô dẫn; (2) mô bì; (3) mô giậu.
Câu 49. Cấp độ tổ chức cơ bản nhất của cơ thể là
A. hệ cơ quan. B. cơ thể. C. cơ quan. D. tế bào.
Câu 50. Đâu không phải tên một cấp độ tổ chức của cơ thể?
386
A. Mô. B. Thành tế bào. C. Tế bào. D. Hệ cơ quan.
Câu 51. Hệ rễ của thực vật đóng vai trò gì?
A. Hô hấp và quang hợp. B. Hút nước và chất khoáng cho cây.
C. Tạo cơ quan sinh sản. D. Tạo quả.
Câu 52. Nhóm tế bào cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau tạo thành
A. hệ cơ quan. B. cơ quan. C. cơ thể. D. mô.
Câu 53. Đâu không phải tên một cơ quan của người?
A. Nơron. B. Gan. C. Thận. D. Tụy.
Câu 54. Nhiều cơ quan phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể gọi là
A. hệ nội tạng. B. hệ nội quan. C. hệ cơ quan. D. hệ cơ thể.
Câu 55. Hệ cơ quan nào dưới đây không có ở động vật?
A. Hệ thần kinh. B. Hệ vận động. C. Hệ bài tiết. D. Hệ chồi.
Câu 56. Cấp độ tổ chức nào dưới đây có ở mọi cơ thể sống?
A. Cơ quan. B. Hệ cơ quan. C. Mô. D. Tế bào.
Câu 57. Rễ, thân, lá là ví dụ cho cấp độ nào ở cơ thể thực vật?
A. Cơ quan. B. Hệ cơ quan. C. Mô. D. Tế bào.
Câu 58. Chức năng nào dưới đây là của thân cây?
A. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển chất dinh dưỡng.
B. Tổng hợp chất dinh dưỡng cho cây.
C. Hút nước và chất khoáng cho cây.
D. Tạo ra quả hạt giúp duy trì nòi giống.
Câu 59. Ở cơ thể người và động vật, hệ cơ quan nào có chức năng tương tự như chức năng thân cây?
A. Hệ tiêu hóa. B. Hệ tuần hoàn. C. Hệ bài tiết. D. Hệ hô hấp.
Câu 60. Mô là gì?
A. Một nhóm tế bào khác nhau, khác chức năng.
B. Một nhóm tế bào khác nhau có chức năng đặc biệt.
C. Một nhóm tế bào cùng loại, có cùng chức năng.
D. Một nhóm tế bào cùng loại có chức năng khác nhau.
Câu 61. Trong cấp độ tổ chức của cơ thể dưới đây, cấp độ tổ chức nào là lớn nhất?
A. Tế bào. B. Cơ quan. C. Hệ cơ quan. D. Mô.
Câu 62. Cơ quan là gì?
A. Một tập hợp các mô giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
B. Một tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.
C. Một tập hợp các mô giống nhau thực hiện các chức năng khác nhau.
D. Một tập hợp các mô khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau.
Câu 63. Chiếc lá thuộc cấp độ tổ chức nào dưới đây?
A. Cơ quan. B. Hệ cơ quan. C. Tế bào. D. Mô.

387
Câu 64. Máu trong hệ mạch của hệ tuần hoàn là cấp độ tổ chức nào dưới đây?
A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Hệ cơ quan.
Câu 65. Mô dẫn của thực vật có vai trò tương đương với cơ quan nào trong cơ thể người?
A. Ruột non, ruột già. B. Máu. C. Dây thần kinh. D. Mạch máu.
Câu 66. Em hãy cho biết các tế bào cấu tạo nên mỗi loại mô có đặc điểm hình dạng, cấu tạo như thế
nào?
A. Hình dạng và cấu tạo khác nhau. B. Hình dạng và cấu tạo giống nhau.
C. Hình dạng khác nhau, cấu tạo giống nhau. D. Hình dạng giống nhau, cấu tạo khác nhau.
Câu 67. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
1- Tập hợp các tế bào có cùng chức năng hình thành nên cơ quan.
2- Tập hợp các mô giống nhau về hình dạng, cấu tạo, chức năng hình thành nên cơ quan.
3- Tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng hình thành nên cơ quan.
4- Mô và các tế bào giống nhau hình thành nên cơ quan.
5- Các mô của cơ quan thực hiện một hoạt động sống nhất định.
A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 4. C. 2, 4. D. 3, 5.
Câu 68. Chức năng chính của hệ rễ đối với cây xanh là
A. Sinh sản, giúp cây trụ vững.
B. Cung cấp chất dinh dưỡng hữu cơ cho cây, giúp cây trụ vững
C. Thực hiện chức năng quang hợp, giúp cây trụ vững.
D. Hút nước và muối khoáng, giúp cây trụ vững.
Câu 69. Quan sát hình, hãy cho biết tên các loại mô cấu tạo nên dạ dày:

Hình. Các loại mô cấu tạo nên dạ dày người


A. 1 – mô biểu bì; 2 – mô liên kết; 3 – mô cơ; 4 – mô thần kinh.
B. 1 – mô liên kết; 2 – mô biểu bì; 3 – mô cơ; 4 – mô thần kinh.
388
C. 1 – mô biểu bì; 2 – mô liên kết; 3 – mô thần kinh; 4 – mô cơ.
D. 1 – mô cơ; 2 – mô liên kết; 3 – mô thần kinh; 4 – mô biểu bì.
Câu 70. Quan sát hình, hãy nêu các hình thể hiện một loại mô.

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4


A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2. C. 1, 3. D. 2, 4.
Câu 71. Sau khi học xong về mô, Hân đã phát biểu như sau:
1- Mô là một trong các cấp độ tổ chức sống của sinh vật.
2- Mô là một trong cấp độ tổ chức sống của sinh vật đơn bào.
3- Mô là đơn vị thấp nhất của tổ chức sinh vật đa bào.
4- Mô là đơn vị cao nhất của tổ chức cơ thể sinh vật đa bào.
5- Mô là một trong các cấp độ tổ chức sống của sinh vật đơn bào.
Số phát biểu đúng
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 72. Em hãy cho biết các cơ quan sau thuộc cấp bậc “hệ cơ quan” nào trong tổ chức cơ thể?

A. Hệ hô hấp. B. Hệ tiêu hóa. C. Hệ thần kinh. D. Hệ vận động.


Câu 73. Em hãy cho biết các cơ quan sau thuộc cấp bậc “hệ cơ quan” nào trong tổ chức cơ thể?

A. Hệ hô hấp. B. Hệ tiêu hóa. C. Hệ thần kinh. D. Hệ bài tiết.


Câu 74. Hoàng phát biểu về các cấp bậc “hệ cơ quan” trong tổ chức cơ thể như sau:
1- Hệ cơ quan là cấp bậc thấp nhất trong tổ chức cơ thể.
2- Nếu có 1 cơ quan trong hệ cơ quan không hoạt động thì hệ cơ quan đó không hoạt động.
3- Hệ tuần hoàn trong cơ thể không có cơ quan là dạ dày.
389
4- Hệ rễ của cây xanh không có cơ quan là lá.
5- Hệ cơ quan của cây xanh có hệ tuần hoàn.
Các phát biểu đúng
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 5. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3.
Câu 75. Quan sát cây xương rồng, phần gai là cơ quan gì của cây?

Hình. Gai cây xương rồng


A. Hoa. B. Thân. C. Lá. D. Quả.
Câu 76. Trong các loài sinh vật sau, số lượng sinh vật không có cấp bậc “mô” trong tổ chức cơ thể là:

Tảo silic Tảo lục Vi khuẩn Hp

San hô Con kiến Rong mơ


A. 3 sinh vật. B. 4 sinh vật. C. 5 sinh vật. D. 6 sinh vật.
Câu 77. Trong các loài sinh vật sau, sinh vật có cấp bậc “cơ quan” trong tổ chức cơ thể là:

Trùng roi Tôm hùm Bươm bướm


390
Ốc sên Vi khuẩn lao Giun đất
A. Trùng roi, giun đất, tôm hùm, ốc sên. B. Vi khuẩn lao, bươm bướm, ốc sên, giun đất.
C. Giun đất, ốc sên, tôm hùm, bươm bướm. D. Trùng roi, giun đất, vi khuẩn lao, ốc sên.
Câu 78. Em hãy cho biết các cơ quan sau thuộc cấp bậc “hệ cơ quan” nào trong tổ chức cơ thể?

A. Hệ hô hấp. B. Hệ tuần hoàn. C. Hệ thần kinh. D. Hệ vận động.


Câu 79. Trong các cơ quan sau, cơ quan nào không thuộc hệ cơ quan tiêu hóa?

Ruột già Phổi Dạ dày Xương Ruột non


A. Xương, phổi. B. Ruột già, ruột non. C. Dạ dày, tim. D. Ruột già, phổi.
Câu 80. Quan sát cây cà rốt, phần phình to là cơ quan nào của cây?

A. Rễ. B. Lá. C. Thân. D. Quả.


Câu 81. Quan sat hình sau, em hãy chọn các sinh vật có cấp bậc “mô” trong tổ chức cơ thể.

Con nghêu Trùng giày Trùng biến hình Rong nho Hải quỳ

391
A. Con nghêu, trùng giày, rong nho, hải quỳ.
B. Trùng giày, trùng biến hình, rong nho, hải quỳ.
C. Trùng giày, trùng biến hình.
D. Con nghêu, rong nho, hải quỳ.
Câu 82. Phát biểu nào sau đây đúng?
1- Trong các vật sống, tập hợp nhiều tế bào giống nhau có cùng chức năng hình thành nên mô.
2- Trong các vật sống nhiều loại tế bào tập trung lại thành mô.
3- Trong cơ thể sinh vật đa bào có mô là một trong những cấp bậc tổ chức của cơ thể sống.
4- Trong các vật sống nhiều loại mô được hình thành từ tế bào.
A. 1, 2. B. 3, 4. C. 1, 3. D. 2, 4.
Câu 83. Quan sát hình, em hãy xác định tên các cơ quan trong cơ thể ngựa:

A. 1 – dạ dày; 2 – ruột; 3 – phổi; 4 – tim. B. 1 – ruột; 2 – dạ dày; 3 – phổi; 4 – tim.


C. 1 – ruột; 2 – phổi; 3 – dạ dày; 4 – tim. D. 1 – phổi; 2 – dạ dày; 3 – ruột; 4 – tim.
Câu 84. Em hãy cho biết các cơ quan sau thuộc cấp bậc “hệ cơ quan” nào trong tổ chức cây xanh?

A. Hệ hô hấp. B. Hệ tuần hoàn. C. Hệ chồi. D. Hệ rễ.


Câu 85. Quan sát cây su hào, phần phình to là cơ quan gì của cây?

Hình. Cây su hào


392
A. Rễ. B. Lá. C. Thân. D. Quả.
Câu 86. Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim và hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể thì cơ thể sẽ không
hoạt động co rút bơm máu, tuần hoàn máu vì thiếu sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan khác (hệ
hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết,…) điều này chứng tỏ cơ thể
A. Là hệ mở. B. Có khả năng điều chỉnh.
C. Là một thể thống nhất. D. Có mối quan hệ từ thấp đến cao.
Câu 87. Nếu ngày nào cũng uống rượu thì cơ quan nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất?
A. Gan. B. Da. C. Mắt. D. Xương.
Câu 88. Ở cơ thể sống không có cấp độ tổ chức nào sau đây?
(1) Nguyên tử (2) Phân tử (3) Hạt cơ bản
(4) Tế bào (5) Mô
Câu nào đúng
A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5. B. 1 – 2 – 4 – 5. C. 4 – 5. D. 1 – 2 – 3.
Câu 89. Bệnh virus SARS – CoV-2 ảnh hưởng trực tiếp tới hệ cơ quan nào?
A. Hô hấp. B. Bài tiết. C. Tiêu hóa. D. Sinh sản.
Câu 90. Một số loài thực vật như cây xương rồng lá biến thành gai có vai trò hạn chế sự thoát hơi nước.
Bộ phận nào trong cây sẽ thực hiện chức năng quang hợp thay lá? Chọn phương án đúng.
A. Rễ cây. B. Thân cây. C. Cơ quan sinh sản. D. Gai.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể đa bào từ thấp tới cao.

Câu 2. Quan sát các hình bên dưới, sắp xếp tên cấp tổ chức vào các ô trống trương ứng với hình ảnh của
từng cấp độ đó.

(5) (4) (3) (2) (1)

Câu 3. Gọi tên các hệ cơ quan bên dưới hình.

393
Hệ (1) Hệ (2) Hệ (3) Hệ (4) Hệ (5)
Câu 4. Chọn những câu đúng.
(1) Mô gồm nhóm các tế bào cùng thực hiện một chức năng.
(2) Cơ quan gồm nhiều tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng.
(3) Cơ quan được cấu tạo từ hai hay nhiều mô, cùng thực hiện một hoat động sống.
(4) Hệ cơ quan gồm một nhóm các cơ quan phối hợp với nhau thực hiện đầy đủ các quá trình sống
cơ bản, đảm bảo sự tồn tại và phát triển cơ thể.
(5) Não, tim, dạ dày là các mô ở cơ thể người.
(6) Một số mô ở cơ thể người như: mô cơ, mô liên kết, mô biểu bì da,….
(7) Một số hệ cơ quan của cơ thể người như: hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ thần kinh,….
Câu 5. Hãy tìm hiểu về sự ảnh hưởng khi một số cơ quan trong cơ thể (như: dạ dày, phổi, tim,…) bị tổn
thương tới cơ thể chúng ta và đưa ra cách chăm sóc để các cơ quan đo khỏe mạnh theo bảng gợi ý:
STT Cơ quan bị đau Ảnh hưởng đến cơ thể Cách chăm sóc
1 Dạ dày Đau bụng, khó tiêu,… Ăn, ngủ đúng giờ; hạn chế ăn đồ cay, nóng,…

Câu 6. Tổ chức cơ thể đa bào được sắp xếp thành năm cấp độ theo sơ đồ dưới đây:

394
Gọi tên các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào từ (1) đến (5) với các gợi ý sau: cơ thể, mô, cơ quan, tế
bào, hệ cơ quan.
Câu 7. Tổ chức cơ thể đa bào được sắp xếp thành năm cấp độ. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của năm
cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào từ nhỏ đến lớn.
Câu 8. Nối các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào ở cột bên trái với các ví dụ tương ứng ở cột bên phải.
Cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào Ví dụ
1. Mô A. Ngựa vằn
2. Cơ thể B. Mô cơ trơn
3. Tế bào C. Tế bào cơ.
4. Hệ cơ quan D. Dạ dày
5. Cơ quan E. Hệ tiêu hoá
Câu 9. Nối các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào ở cột A với các định nghĩa tương ứng ở cột B.
Cột A Cột B
1. Mô A. bao gồm các tổ chức hoạt động thống nhất và phối hợp nhịp nhàng.
2. Hệ cơ quan B. là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.
C. gồm một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất
3. Cơ quan
định.
4. Cơ thể D. là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể sống.
E. là tập hợp một nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện
5. Tế bào
một chức năng nhất định.

Câu 10. Quan sát một số cơ quan trong hình sau:

Gọi tên các cơ quan tương ứng với mỗi hình.

395
Câu 11. Căn cứ vào cột Chức năng, hãy điền tên các cơ quan ở Bài tập 10 vào cột Tên cơ quan, và tên
các hệ cơ quan tương ứng vào cột Hệ cơ quan trong bảng dưới đây.
Tên cơ quan Hệ cơ quan Chức năng
Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
Tiêu hoá thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Bơm và vận chuyển máu đi khắp cơ thể.
Điều khiển hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể,
giúp cơ thể hoạt động thống nhất.
Lọc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.

Câu 12. Cho hình ảnh cây lạc.

Hình. Các cơ quan của cây lạc


a) Kể tên các cơ quan của cây lạc.
b) Xác định các hệ cơ quan của cây lạc.
c) Theo em, gọi củ lạc là đúng hay sai? Giải thích.
Câu 13. Căn cứ vào cột Chức năng, hãy điền tên các cơ quan của thực vật ở Bài tập 12 vào cột Tên cơ
quan, và tên các hệ cơ quan tương ứng vào cột Hệ cơ quan trong bảng dưới đây.
Tên cơ quan Hệ cơ quan Chức năng
Chứa hạt và bảo vệ hạt.
Dẫn truyền nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng trong cây.
Hút nước và muối khoáng trong đất.
Là cơ quan sinh sản của cây.
Chứa nhiều sắc tố thực hiện chức năng quang hợp.

Câu 14. Hoàn thành đoạn thông tin sau:


Trong cơ thể đa bào, (1) … thường được sắp xếp vào trong các mô, các cơ quan và các hệ cơ quan. (2)
… là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định. Chẳng hạn, hệ
396
thần kinh của bạn được tạo thành từ (3) … (gồm các tế bào thần kinh), mô bì, mô liên kết. Nó chỉ đạo
các hoạt động và quy trình của cơ thể sống.
Câu 15. Quan sát sơ đồ dưới đây và hoàn thành các yêu cầu sau:

a) Viết tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào vào cột (A).
b) Nối tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể ở cột (A) tương ứng với các hình ở cột (B).
c) Gọi tên các cơ quan ở vị trí số (4) và cho biết đây là hệ cơ quan nào trong cơ thể người.
d) Dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những cơ quan thuộc hệ cơ quan số (4) bị tổn thương.
Câu 16. Ung thư và sự sinh sản của tế bào: Ung thư là kết quả của sự mất kiểm soát trong quá trình
sinh sản của tế bào, dẫn đến sự tạo thành khối u. Dần dần, tế bào ung thư sẽ xâm lấn và phá hủy các mô
khác trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, một số khối u lành tính không xâm lấn các bộ phận khác của
cơ thể và có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Sự sinh sản của các tế bào ung thư được thể hiện như sơ
đồ sau:

Hình. Sự hình thành tế bào ung thư


a) Sự xuất hiện của các mầm ung thư xảy ra ở cấp độ nào?
b) Tại sao ung thư là vấn đề đối với các cấp độ tổ chức trong cơ thể sinh vật?
Câu 17. Hãy viết câu trả lời tương ứng với các yêu cầu sau:

397
a) Có ý kiến cho rằng: “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào”. Theo em ý kiến này đúng hay sai? Giải
thích.
b) Em hãy tìm hiểu về hệ thống bài tiết trong cơ thể người và lấy ví dụ về tế bào, mô, các cơ quan tương
ứng tạo nên hệ cơ quan này.
c)* Hãy nêu năm đặc trưng cơ bản của một cơ thể sống.
Câu 18. Gọi tên các loại mô dưới đây:

Câu 19. Nêu định nghĩa thế nào là cơ quan? Nêu một số cơ quan ở thực vật và động vật.
Câu 20. Cơ thể là gì?
Câu 21. Các em hãy gọi tên các cơ quan cấu tạo của cây cà chua tương ứng với các số (1) đến (4) trong
hình bên và nêu chức năng của mỗi cơ quan này.

Câu 22. Hoàn thành các câu hỏi bên.


a) Quan sát hình về hệ tiêu hóa em hãy gọi tên các cơ quan của hệ tiêu hóa được đánh số từ (5) đến (10).
b) Em hãy kể tên một số cơ quan ở cơ thể người.
c) Nêu chức năng của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.
Câu 23. Điều gì xảy ra nếu cây cà chua mất đi hệ rễ, giải thích?
Câu 24. Hoàn thành bảng sau:
Hệ cơ quan Cơ quan Chức năng hệ cơ quan
Hệ tiêu hóa Thực quản, dạ dày, ruột,….. Tiêu hóa thức ăn trong cơ thể

398
Hệ tuần hoàn ? ?
Hệ thần kinh ? ?
Hệ hô hấp ? ?
Hệ bài tiết ? ?

Câu 25. Thực hiện các yêu cầu sau:


a) Điền vào bảng các bộ phận cây ớt.
A B C D E F

b) Sắp xếp các bộ phận của cây ớt vào sơ đồ sau:

Câu 26. Viết lại hoàn thiện câu sau, sử dụng các từ cho sẵn:

Cơ thể Mô Cơ quan Hệ cơ quan

◌ Một nhóm tế bào có cấu tạo giống nhau gọi là một………(1)……..


◌ Một……(2)………là một cấu trúc tạo nên bởi nhiều mô khác nhau.
399
◌ Một……(3)………là một cấu trúc tạo nên bởi nhiều mô khác nhau.
◌ Một……(4)……....là một nhóm các cơ quan thực hiện một chức năng chuyên biệt.
Câu 27. Quan sát hình vẽ dưới đây, em hãy điền thông in vào bảng.

Sinh vật đơn bào Sinh vật đa bào

Câu 28. Cho các từ cho sẵn:

Em hãy cho biết những từ nào chỉ có ở sinh vật đơn bào.
400
Câu 29. Đơn bào có cấu trúc cơ thể chỉ một tế bào, nhưng có đầy đủ chức năng của một đơn vị sống độc
lập như: dinh dưỡng, chuyển hóa, sinh sản, chuyển động, đáp ứng với kích thích…..Kích thước của đơn
bào rất khác nhau, đa số các loài có kích thước rất nhỏ phải quan sát bằng kính hiển vi. Đa phần sinh vật
đơn bào là nhân sơ thường chỉ có vùng nhân sơ thường chỉ có vùng nhân. Đơn bào có các hình thức lấy
thức ăn và chất dinh dưỡng, trao đổi chất. Đa số sinh sản không phân chia giới tính.
Sinh vật đa bào là những sinh vật chứa nhiều loại tế bào. Những sinh vật này thường có kích thước lớn,
có chức năng chuyên biệt hơn và được gọi là sinh vật nhân chuẩn. Những sinh vật này được gọi là sinh
vật nhân chuẩn vì chúng có nhân tế bào và được đặt khác với phần còn lại của tế bào. Do đó, chúng có
thể thực sự phát triển đến kích thước lớn.
Dựa vào kiến thức đã học em hãy điền thông tin theo sơ đồ:

Câu 30. Quá trình biến hình bắt mồi và tiêu hóa thức ăn:

Hình. Các diễn biến quá trình bắt mồi của trùng biến hình
(1) Di chuyển nhờ chất tế bào di chuyển một bên hình thành chân giả.
(2) Bắt mồi, tạo không bào tiêu hóa.
(3) Tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
(4) Thải bãi.
a) Nhờ đâu trùng biến hình di chuyển và bắt mồi?

401
b) Giả sử trùng biến hình có cấu trúc tế bào như tế bào thực vật, nó có di chuyển và bắt mồi như chúng
ta đã lam hay không? Giải thích tại sao như vậy.
Câu 31. Đọc thông tin sau rồi trả lời câu hỏi:

Thân củ được tạo ra từ đoạn thân rễ hay thân bò bị phình to, các phần phía trên tạo ra thân và các phần
phía dưới tạo ra các rễ. Chúng có xu hướng tạo ra gần mặt đất. Thân củ ở phía dưới mặt đất thông thường
là cơ quan lưu trữ ngắn hạn và cơ quan tái sinh phát triển từ thân. Các củ con gắn liền với củ mẹ hay tạo
ra ở phần cuối các thân rễ ngầm.
Rễ củ là một loại rễ phình to ra với chức năng của một cơ quan lưu trữ chất dinh dưỡng. Vì thế, về
nguồn gốc nó khác với thân củ, nhưng chức năng và bề ngoài thì tương tự và gần giống với thân củ. Các
rễ phình to làm cơ quan lưu trữ khác với củ thật sự. Trong rễ củ thì không có các đốt và gióng hoặc các
lá suy thoái. Một đầu gọi là đầu gần có mô đỉnh đầu sinh ra các chồi để sau này phát triển thành thân và
lá. Đầu kia gọi là đầu xa, thông thường sinh ra các rễ không bị biến đổi.
a) Điểm khác nhau và giống nhau đặc trưng nhất của thân củ và rễ củ?
b) Quan sát hình vẽ bên dưới, em hãy sắp xếp các cây vào nhóm có rễ củ hoặc thân củ.
Câu 32. Dưới đây là hình ảnh mô biểu bì ở thực vật, dựa vào hình ảnh hãy cho biết các nhận xét sau về
mô đúng hay sai?

402
Đúng Sai
Nhóm tế bào cấu tạo nên mô có kích thước giống nhau.
Các tế bào trong một mô cùng thực hiện một chức năng giống nhau.
Mô được cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau.
Nhóm tế bào cấu tạo nên mô có hình dạng giống nhau.

Câu 33. Phân loại các loại mô sau đây vào nhóm thích hợp.
Mô dẫn Mô liên kết Mô thần kinh Mô cơ
Mô giậu Mô phân sinh Mô mềm

◌ Mô thực vật là:……………………


◌ Mô động vật là:…………………...
Câu 34. Gọi tên các loại mô ở các vị trí số 1 đến 3 tương ứng hình vẽ:

Hình. Các loại mô cấu tạo nên lá cây

403
Câu 35. Gọi tên các loại mô ở các vị trí số 1 đến 4 tương ứng hình vẽ:

Hình. Các loại mô cấu tạo nên dạ dày người


Câu 36. Nối tên các cơ quan thực vật với chức năng tương ứng của nó.
a. Lá cây 1. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất hữu cơ.
b. Rễ cây 2. Giúp cây bám vào lòng đất, hút nước và chất khoáng, hô hấp.
c. Thân cây 3. Quang hợp, trao đổi khí và hô hấp.
d. Quả 4. Bảo vệ và góp phần phát tán hạt.

Câu 37. Nối tên các cơ quan của người sau đây với chức năng tương ứng của nó.
a. Phổi 1. Trao đổi khí.
b. Tim 2. Bơm ôxi và máu giàu chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
c. Gan 3. Hấp thụ chất dinh dưỡng, tiêu hóa thức ăn.
d. Ruột non 4. Dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc.

Câu 38. Gọi tên các vị trí từ 1 đến 4 trên cây sau đây:

404
Câu 39. Gọi tên các cập độ tổ chức của cơ thể

Hình. Các cấp độ tổ chức ở chó


Câu 40. Cho biết các nhận xét sau về mô đúng hay sai?
Đúng Sai
Mô được cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau.
Các tế bào trong một mô cùng thực hiện một chức năng giống nhau.
Nhóm tế bào cấu tạo nên mô có hình dạng giống nhau.
Nhóm tế bào cấu tạo nên mô có kích thước giống nhau.

Câu 41. Sắp xếp các mức độ tổ chức ở người sau theo mức độ tăng dần từ trái qua phải.
Mô ruột Cơ thể người Ruột non Tế bào biểu bì ruột Hệ tiêu hóa

Câu 42. Sắp xếp các mức độ tổ chức ở thực vật sau theo mức độ tăng dần từ trái qua phải.
Cây đậu Mô biểu bì Lá cây Hệ chồi Tế bào biểu bì lá cây

Câu 43. Ghép các chức năng dưới đây phù hợp với cơ quan của cây.

Rễ cây Hoa Lá cây Thân cây

405
Câu 44. Dựa vào hình ảnh sau, xác định tên các cơ quan cấu tạo nên cây xanh theo các vị trí tương ứng.

Câu 45. Nêu tên các cấp độ tổ chức tương ứng với mỗi câu trúc đã cho và tên của cấp độ tổ chức liền kề
cao hơn nó trong thứ tự tổ chức cơ thể.

Cấu trúc

Cấp độ tổ chức
Cấp độ tổ chức
liền kề cao hơn

Câu 46. Các nhận định nào dưới đây là đúng?


(1) Não, tim, dạ dày là các mô của cơ thể.
(2) Cơ quan được cấu tạo từ hai hay nhiều mô, cùng thực hiện một chức năng.
(3) Cơ quan gồm nhiều tế bào giống nhau, cùng thực hiện một chức năng.
(4) Mô gồm các tế bào thực hiện cùng chức năng.
Câu 47. Hoàn thành bảng cấu tạo và chức năng của các cơ quan ở thực vật dưới đây bằng cách điền
thông tin còn thiếu vào chỗ (……).
Hệ cơ quan Cơ quan Chức năng Mối quan hệ giữa các cơ quan

………….. Rễ ………………… Nhờ……..vận chuyển nguyên


…………… Nâng đỡ và vận chuyển nước, liệu (nước và chất khoáng)
Hệ chồi từ…….lên mà…….có thể quang
…………… chất dinh dưỡng lên lá

406
Lá ………………… hợp để tổng hợp chất hữu cơ nuôi
sống…….cũng như giúp cây lớn
…………… lên, phát triển và sinh sản được.
Sinh sản giúp duy trì nòi giống
……………

Câu 48. Biểu hiện nào của cơ thể khi em chạy hoặc leo cầu thang chứng tỏ rằng có sự phối hợp hoạt
động giữa các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể? Giải thích. Từ đó em rút ra điều gì khi chăm sóc sức
khỏe cho bản thân.
Câu 49. Khi thân và lá của cây bị sâu bệnh hại thì có ảnh hưởng tới sự phát triển của rễ hay không? Giải
thích?

Hình. Sâu hại trên cây cà chua


Câu 50. Tim bị bệnh sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến cơ quan, bộ phận khác và toàn bộ cơ thể? Giải
thích vì sao bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị bệnh tim không được vận động mạnh, quá sức?

Xơ vữa động mạch Suy tim

Tăng huyết áp Nhồi máu cơ tim

407
Câu 51. Cho các từ, cụm từ: tuần hoàn, hệ cơ quan, tiêu hóa, cơ, tế bào, rễ, thần kinh, cơ quan, mô thần
kinh. Hãy sử dụng các từ, cụm từ trên để hoàn thiện các câu dưới đây.
(1) …………….gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm.
(2) Mô được cấu tạo từ một nhóm các……………..có cùng cấu tạo và chức năng.
(3) Mô…………………là một ví dụ cho mô thực vật.
(4) Hai ví dụ cho mô ở động vật là mô…………………và mô…………………….
(5) …………..là một nhóm các loại mô khác nhau cùng thực hiện một chức năng.
(6) Tập hợp nhiều cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định được gọi
là……………….
(7) Cơ thể con người có nhiều hệ cơ quan khác nhau. Ví dụ như hệ………….., hệ………….và
hệ……………..
Câu 52. Quan sát hình bên dưới mô phỏng chi tiết cấu tạo cơ thể trùng giày.

a) Bạn Linh nhận xét, cơ thể trùng giày chỉ được cấu tạo bởi một tế bào. Nhận xét của bạn Linh
đúng hay sai? Giải thích.
b) Em hãy đưa ra ý kiến của mình để giải thích vì sao loài sinh vật này được đặt tên là trùng giày.
c) Tại sao một phần bộ phận tiêu hóa trùng giày lại có tên là không bào tiêu hóa?
d) Em hãy nêu chức năng chính của các bộ phận được đánh số từ 1 đến 7 trong hình

408
Câu 53. Hình bên dưới mô tả một số loại mô cơ thể người, em hãy nhận xét về số lượng tế bào trong
mỗi loại mô đó.

Hình. Một số loại mô ở cơ thể người


Câu 54. Thực hiện các yêu cầu sau:
a) Hệ tiêu hóa con người gồm các cơ quan sau: 1. Hậu môn; 2. Ruột già; 3. Miệng; 4. Thực quản; 5. Dạ
dày; 6. Ruột non. Em hãy sắp xếp thứ tự từ trên xuống các cơ quan đó.
b) Em hãy cho biết chức năng chính cho mỗi cơ quan em vừa sắp xếp ở trên.
c) Em hãy cho biết chức năng của gan, túi mật và tụy. Tại sao 3 cơ quan này lại được sắp vào hệ tiêu
hóa?
d) Tất cả cơ quan trong hệ tiêu hóa thực hiện chức năng gì?
e) Sự khác biệt chính giữa cơ quan tiêu hóa và hệ tiêu hóa là gì? Giải thích.
Câu 55. An và Ngọc thảo luận nhóm quan sát hình một số loại mô:

Hình 1 Hình 2
An cho rằng hình 1 là mô dẫn chỉ có ở thực vật, hình số 2 là mô thần kinh chỉ có ở động vật.
Ngọc cho rằng hình 1 là mô cơ, hình 2 là mô liên kết đều có ở tế bào động vật.
a) Em hãy nhận xét ý kiến của 2 bạn.
b) Mỗi loại mô em hãy cho 2 ví dụ về cơ quan được hình thành từ mô đó.
Câu 56. Người hâm mộ bóng đá thế giới đã vô cùng lo lắng khi chứng kiến tiền vệ Christian Eriksen của
đội Đan Mạch ngã quỵ ngay trên sân ở phút 43 trong trận đấu với Phần Lan tại vòng chung kết EURO
2021. Eriksen đã bị ngưng tim đột ngột, bác sĩ nhanh chóng hồi sức cấp cứu, kích tim. Sau 10 phút,
Eriksen đã tỉnh và rời khỏi sân để vào bệnh viện. Trước đó đồng đội của anh đã tạo thành vòng tròn để
Eriksen có khoảng không gian riêng. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao khi Eriksen bị
ngưng tim thì ngã quỵ xuống sân?
409
Hình. Eriksen bị ngã quỵ xuống sân
Câu 57. Quan sát các hệ cơ quan sau:

Hệ 1 Hệ 2 Hệ 3 Hệ 4
Em hãy nêu tên từng hệ cơ quan và chức năng của chúng bằng cách điền vào bảng bên dưới đây:
Hệ Tên hệ cơ quan Chức năng
1
2
3
4

Câu 58. Khi chúng ta bắt đầu tập thể dục thể thao thì những cơ quan và hệ cơ quan nào trong cơ thể cùng
phối hợp hoạt động?

410
Câu 59. Xác định các cơ quan của cây ớt, mô tả đặc điểm chúng qua bảng sau:

Câu 60. Môn bóng đá là môn thể thao được hâm mộ khắp thế giới, môn thi đấu đồng đội chơi với trái
bóng. Trước thi đấu, các cầu thủ bóng đá có cơ thể ở trạng thái bình thường.

a) Sau khi hiệp đấu kết thúc, trạng thái cơ thể cầu thủ biểu hiện như thế nào?
b) Cầu thủ khi thi đấu trên sân thì những hệ cơ quan nào hoạt động trên mức bình thường?
Câu 61. Gọi tên các cơ quan của ngựa theo hình bên dưới:

Hình. Cấu tạo các cơ quan bên trong của ngựa


Câu 62. Xác định tên các cơ quan trong cơ thể người:

411
Câu 63. Quan sát hình, hoàn thành bảng bên dưới:

Cây hành Cây cà rốt Cây hoa hồng


STT Tên cây Tên cơ quan quan sát được Mô tả
1 Cây hành
2 Cây cà rốt
3 Cây hoa hồng

Câu 64. Bảo thực hiện thí nghiệm đối với cây dâu tây như sau:

Hình. Cây dâu tây


Thí nghiệm 1: Bảo ngắt ngọn cây, sau đó tưới nước.
Thí nghiệm 2: Bảo cắt ngang vị trí của thân, rễ và bỏ toàn bộ rễ, sau đó trồng lại cây rồi tưới nước.
Em hãy dự đoán cây nào sẽ sống? Vì sao?
412
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM
1D 2C 3C 4B 5D 6A 7B 8A 9B 10C
11A 12C 13A 14A 15D 16C 17B 18C 19A 20C
21C 22C 23C 24C 25B 26A 27C 28A 29D 30B
31A 32B 33D 34B 35A 36B 37A 38C 39D 40C
41C 42A 43C 44B 45C 46A 47C 48B 49D 50B
51B 52D 53A 54C 55D 56D 57A 58A 59B 60C
61C 62B 63A 64B 65D 66B 67D 68D 69A 70C
71A 72D 73A 74C 75C 76A 77C 78B 79A 80A
81D 82C 83C 84C 85C 86C 87A 88D 89A 90B

Hướng dẫn giải trắc nghiệm


Câu 15. Lá cây được cấu tạo từ 4 loại mô có ở trên, đó là (1) (3) (4) và (6).
Câu 16. Số phát biểu đúng là 3, đó là (2) (3) và (4).
Phát biểu sai sửa lại
(1) Mô gồm nhiều tế bào giống nhau về hình dạng nhưng cùng thực hiện một chức năng nhất định.
(5) Mô biểu bì có ở cơ thể người và thực vật, động vật.
Câu 17. Số phát biểu đúng là các phát biểu (1), (2), (4). Các phát biểu sai sửa lại
(3) Ở thực vật, có 2 hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ.
(5) Mô biểu bì có ở cơ thể thực vật và động vật
Câu 18. Số hệ cơ quan thuộc cơ thể người là 4, đó là (1), (3), (5) và (6).
Câu 19. Số hệ cơ quan thuộc cơ thể thực vật là 2, đó là (2) và (4).
Câu 20. Số phát biểu đúng là 3, bao gồm các phát biểu: (2) (3) và (5). Phát biểu sai được sửa lại là:
(1) Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là tế bào.
(4) Mô phân sinh là một loại mô thực vật.
Câu 23. Trong ảnh có 3 cơ quan thuộc hệ chồi: Hoa, lá, quả.
Câu 24. Có 3 cơ quan thuộc hệ hô hấp, đó là (2) (3) và (4) (mũi, khí quản, phổi).
Câu 25. Có 2 cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, đó là (3) và (5).
Câu 26. Có 1 cơ quan thuộc hệ thần kinh đó là (1).

B. TỰ LUẬN
Câu 1.

Câu 2. (1) Tế bào (2) Mô (3) Cơ quan (4) Hệ cơ quan (5) Cơ thể

413
Câu 3.
(1) Hệ hô hấp. (2) Hệ tuần hoàn. (3) Hệ tiêu hóa. (4) Hệ cơ xương – khớp.
(5) Hệ thần kinh.
Câu 4. Ý (1) (3) (4) (6) (7).
Câu 5. HS tự tìm hiểu trên sách, báo, internet,….
Câu 6. (1) tế bào, (2) mô, (3) cơ quan, (4) hệ cơ quan, (5) cơ thể.
Câu 7. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể.
Câu 8. 1 – B, 2 – A, 3 – C, 4 – E, 5 – D.
Câu 9. 1 – E, 2 – C, 3 – B, 4 – A, 5 – D.
Câu 10. (1) – Bộ não, (2) – Tim, (3) – dạ dày, (4) – Phổi, (5) – Thận, (6) – Ruột.
Câu 11.
Tên cơ quan Hệ cơ quan Chức năng
Phổi Hệ hô hấp Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
Dạ dày, ruột Hệ tiêu hoá Tiêu hoá thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Tim Hệ tuần hoàn Bơm và vận chuyển máu đi khắp cơ thể.
Điều khiển hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ
Bộ não Hệ thần kinh
thể, giúp cơ thể hoạt động thống nhất.
Thận Hệ bài tiết Lọc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.

Câu 12.
a) (1) Rễ, (2) Thân, (3) Lá, (4) Hoa, (5) Củ, (6) Hạt.
b) Hệ rễ: rễ; Hệ chồi: lá, thân, hoa.
c) Gọi “củ lạc” là chưa chính xác, gọi “quả lạc” là đúng.
Giải thích: Thực chất “quả lạc” do hoa biến đổi thành nhưng vì nó nằm dưới mặt đất nên dễ nhầm là củ,
vì thế “củ lạc” theo cách gọi dân gian chính là “quả lạc”.
Câu 13.
Tên cơ quan Hệ cơ quan Chức năng
Quả lạc Hệ chồi Chứa hạt và bảo vệ hạt.
Thân Hệ chồi Dẫn truyền nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng trong cây.
Rễ Hệ rễ Hút nước và muối khoáng trong đất.
Hoa Hệ chồi Là cơ quan sinh sản của cây.
Lá Hệ chồi Chứa nhiều sắc tố thực hiện chức năng quang hợp.

Câu 14. (1) Tế bào (2) Mô (3) Mô thần kinh


Câu 15.

414
a) Tế bào – Mô – Cơ quan – Hệ cơ quan – Cơ thể.
b) Tế bào – (1), Mô – (2), Cơ quan – (3), Hệ cơ quan – (4), Cơ thể - (5).
c) Các cơ quan trong hệ cơ quan số (4): dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn, túi mật, tuyến
tuỵ, gan. Đây là hệ tiêu hóa.
d) Nếu một trong số các cơ quan của hệ tiêu hóa bị tổn thương sẽ dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình
tiêu hóa thức ăn, gây ra các rối loạn như tiêu chảy, sự hấp thụ kém các chất dinh dưỡng gây suy dinh
dưỡng.
Câu 16.
a) Sự xuất hiện các mầm ung thư xảy ra ở cấp độ tế bào.
b) Vì tế bào là đơn vị cấu trúc của mỗi cơ thể sống, sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự hình thành và
đổi mới trong các nhóm mô, cơ quan, hệ cơ quan thống nhất trong cơ thể. Khi có mầm tế bào ung thư
xuất hiện sẽ hình thành khối u. Nếu khối u lành tính, nó sẽ không xâm lấn sang các bộ phận khác nhưng
nếu khối u ác tính dần dần sẽ phát triển sang các mô lân cận và xâm lấn đến các bộ phận khác nhau trong
cơ thể. Kết quả khối u là tiền đề tạo nên ung thư ở các cấp độ khác nhau của cơ thể đa bào. Các loại ung
thư phổ biến như: ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
Ví dụ một khối u ở phổi có thể làm gián đoạn chức năng của lá phổi và ảnh hưởng đến sự trao đổi khí
trong hệ hô hấp, nó là một biến đổi nguy hiểm có liên quan trực tiếp đến tế bào.
Câu 17.
a) Ý kiến “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào” là sai.
Giải thích các sinh vật có thể là đơn bào, khi đó tế bào biệt hóa đa năng, thực hiện đầy đủ các chức năng
của một cơ thể sống, ví dụ: trùng biến hình, trùng giày,… Các sinh vật cũng có thể là đa bào, được tạo
nên từ các cấp độ tổ chức từ tế bào đến cơ thể, ví dụ: con cá, cây thông.
b) Ví dụ về tế bào, mô, cơ quan trong hệ bài tiết:
- Tế bào: tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào máu, …
- Mô: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, …
- Cơ quan: thận, bàng quang, ống dẫn tiểu, ông đái.
c)* Năm đặc trưng cơ bản của một cơ thể sống:
- Lấy các chất cần thiết;
- Lớn lên;
- Sinh sản;
- Vận động/cảm ứng;
- Loại bỏ các chất thải.
Câu 18. (1) Mô biểu bì. (2) Mô liên kết. (3) Mô cơ. (4) Mô thần kinh.
Câu 19.
Cơ quan là tập hợp nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.
◌ Cơ quan thực vật: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
◌ Cơ quan động vật: dạ dày, ruột, gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng,…

415
Câu 20. Cơ thể là tập hợp tất cả hệ cơ quan hoạt động chi phối với nhau.
Câu 21.

STT Cơ quan Chức năng


1 Lá Thực hiện chức năng quang hợp tạo chất dinh dưỡng.
2 Hoa
Thực hiện chức năng sinh sản.
3 Quả
4 Thân Vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây.

Câu 22.
a) Hình sau đây

b) Một số cơ quan: hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hô tiêu hóa, hệ cơ xương khớp,….
c) Chức năng hệ tiêu hóa: nghiền, co bóp, chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Chức năng hệ hô hấp: trao đổi khí với môi trường (lấy O2 thải CO2).

416
Câu 23. Cây cà chua sẽ héo và chết, do rễ thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng, nếu mất hệ rễ
thì hệ chồi không hoạt động được và cây cà chua sẽ chết.
Câu 24.
Hệ cơ quan Cơ quan Chức năng hệ cơ quan
Hệ tiêu hóa Thực quản, dạ dày, ruột,….. Tiêu hóa thức ăn trong cơ thể
Hệ tuần hoàn Tim, mạch máu,… Vận chuyển các chất trong cơ thể
Hệ thần kinh Não, dây thần kinh, tủy sống,… Điều khiển hoạt động sống cơ thể
Hệ hô hấp Mũi, hầu, cơ hoành, phổi,… Giúp trao đổi khí với môi trường bên ngoài
Hệ bài tiết Da, bàng quang, thận,… Cân bằng, bài tiết chất không cần thiết

Câu 25.
A B C D E F
Hoa Lá Quả Thân Rễ Hạt

(1) Rễ; (2) Thân; (3) Lá. (4) Hoa;


(5) Quả; (6) Hạt.
Câu 26.
(1) Mô (2) Cơ quan (3) Hệ cơ quan (4) Cơ thể
Câu 27.
Sinh vật đơn bào Sinh vật đa bào
Vi khuẩn E.coli Hải quỳ
Trùng biến hình Rong nho
Vi khuẩn lao Con ong
Trùng giày Nấm đông cô
Giun đất
Con sứa
Con ốc sên
Con nghêu

Câu 28.

417
Câu 29.

Câu 30.
a) Nhờ chất tế bào di chuyển một bên làm màng tế bào chuyển động hình thành chân giả để bắt mồi.
b) Nếu trùng biến hình có cấu tạo tế bào thực vật thì khi chất tế bào chuyển động, màng tế bào không
chuyển động theo do có thành tế bào cố định, nên nó không di chuyển và tạo thành chân giả.
Câu 31.
a)
- Khác nhau: Thân củ nguồn gốc là do thân phát triển thành. Rễ củ là do rễ phát triển thành.
- Giống nhau: phát triển, to hơn so với nguồn gốc ban đầu, dữ trữ nước và dinh dưỡng.
b) Thân củ: su hào, khoai tây; Rễ củ: khoai lang, khoai mì, cà rốt.
Câu 32.
Đúng Sai
Nhóm tế bào cấu tạo nên mô có kích thước giống nhau. X
Các tế bào trong một mô cùng thực hiện một chức năng giống nhau. X
Mô được cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau. X
Nhóm tế bào cấu tạo nên mô có hình dạng giống nhau. X

Câu 33.
Mô thực vật Mô động vật
Mô mềm, mô giậu, mô dẫn, mô phân sinh Mô thần kinh, mô cơ, mô liên kết

Câu 34. (1) Mô biểu bì. (2) Mô dẫn. (3) Mô cơ bản.


Câu 35. (1) Mô biểu bì. (2) Mô liên kết. (3) Mô cơ. (4) Mô thần kinh.
Câu 36. 1 – c; 2 – b; 3 – a; 4 – d.

418
Câu 37. 1 – a; 2 – b; 3 – d; 4 – c.
Câu 38. 1 – quả; 2 – lá; 3 – hoa; 4 – thân.
Câu 39. 1 – tế bào; 2 – mô; 3 – cơ quan; 4 – hệ cơ quan; 5 – cơ thể.
Câu 40.
Đúng Sai
Mô được cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau. X
Các tế bào trong một mô cùng thực hiện một chức năng giống nhau. X
Nhóm tế bào cấu tạo nên mô có hình dạng giống nhau. X
Nhóm tế bào cấu tạo nên mô có kích thước giống nhau. X

Câu 41.
Tế bào biểu mô ruột → Mô ruột → Ruột non → Hệ tiêu hóa → Cơ thể người
Câu 42.
Tế bào biểu bì lá cây → Mô biểu bì → Lá cây → Hệ chồi → Cây đậu
Câu 43.

Rễ cây Hoa Lá cây Thân cây


Nâng đỡ cơ thể và vận
Hút nước và chất Tổng hợp chất dinh
Tạo ra quả và hạt chuyển các chất dinh
khoáng cho cây dưỡng cho cơ thể
dưỡng

Câu 44.
a. Hạt b. Lá c. Thân
d. Hoa e. Quả f. Rễ

419
Câu 45.

Cấu trúc

Cấp độ tổ chức Cơ quan Tế bào Mô Hệ cơ quan


Cấp độ tổ chức
Hệ cơ quan Mô Cơ thể Cơ thể
liền kề

Câu 46. Ý (2) và (4) đúng.


Câu 47.
Hệ cơ quan Cơ quan Chức năng Mối quan hệ giữa các cơ quan

Hệ rễ Rễ Hút nước và muối khoáng


Nhờ thân vận chuyển nguyên liệu
Nâng đỡ và vận chuyển nước, chất (nước và chất khoáng) từ rễ lên mà
Thân, cành
dinh dưỡng lên lá lá có thể quang hợp để tổng hợp
Hệ chồi Thực hiện quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cây cũng

chất hữu cơ nuôi dưỡng cây như giúp cây lớn lên, phát triển và
sinh sản được.
Hoa quả Sinh sản giúp duy trì nòi giống

Câu 48. Khi em chạy hoặc leo cầu thang, các cơ quan trong hệ vận động (bộ xương và hệ cơ) hoạt động
mạnh hơn bình thường kéo theo hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết hoạt động mạnh hơn biểu hiện qua
việc thở mạnh hơn, tim đập nhanh hơn, toát mồ hôi. Điều này chứng minh có sự phối hợp hoạt động giữa
các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.

Nhịp tim tăng Bài tiết mồ hôi


Giải thích:

420
Khi hệ vận động hoạt động mạnh đòi hỏi nhiều năng lượng cho việc cử động, dẫn tới cơ thể cần nhiều
khí oxygen để đốt cháy chất hữu cơ tạo năng lượng cung cấp cho các tế bào cơ, xương hoạt động nên hệ
hô hấp phải hoạt động mạnh hơn (thở nhanh hơn) mới đáp ứng được. Hệ tuần hoàn cũng phải hoạt động
mạnh hơn bằng cách tim đập nhanh hơn để vận chuyển tích cực oxygen, các chất dinh dưỡng tới các tế
bào cơ xương để sinh năng lượng, đồng thời thải khí carbon dioxide và các chất thải được sinh ra trong
quá trình hoạt động của tế bào tới cơ quan hô hấp và hệ bài tiết (thận và các tuyến mồ hôi) để thải ra
ngoài môi trường tránh cho tế bào bị nhiễm độc.
Hiện tượng trên cho thấy, mặc dù cơ thể được cấu tạo từ nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau nhưng
chúng cùng phối hợp hoạt động với nhau một cách thống nhất. Do đó, khi một cơ quan, hệ cơ quan gặp
trục trặc sẽ ảnh hưởng đến tất cả cơ quan, hệ cơ quan còn lại và cơ thể.
Vì vậy chúng ta cần chăm sóc, bảo vệ tất cả các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể thay vì chú trọng
tới một vài cơ quan nào đó.
Câu 49. Thân có chức năng dẫn truyền nước và chất khoáng từ rễ lên làm nguyên liệu cho lá tiến hành
quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ xây dựng cơ thể.
Khi thân và lá cây bị sâu bệnh hại, nguồn nguyên liệu cung cấp cho quang hợp giảm sút, cộng thêm bộ
máy thực hiện quang hợp (lá) bị tổn thương dẫn đến chất hữu cơ do cây tổng hợp bị giảm sút nghiêm
trọng → thiếu nguyên liệu xây dựng cơ thể → cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém, năng suất giảm, thậm
chí có thể chết.
Câu 50. Tim co bóp, bơm máu giàu oxygen và chất dinh dưỡng tới nuôi tất cả các cơ quan, bộ phận
trong cơ thể, đồng thời thu carbon dioxide và các chất khí thải độc hại từ cơ quan, bộ phận chuyển tới cơ
quan bài tiết để thải ra bên ngoài.
Tim bị bệnh dẫn đến hoạt động tim kém → lượng oxygen và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ quan, bộ phận
giảm, carbon dioxide và các chất độc hại không được loại bỏ → ảnh hưởng xấu đến cơ quan, bộ phận
lâu ngày dẫn đến bị bệnh.
Giải thích:
Khi vận động mạnh, cơ thể cần nhiều khí oxygen để “đốt cháy” các chất dinh dưỡng sinh ra năng lượng
cung cấp cho hoạt động co cơ, buộc tim phải làm việc nhiều hơn mới đáp ứng được nhu cầu đó. Như vậy
tim đã yếu mà còn phải làm việc quá sức nên càng yếu hơn, thậm chí có thể ngừng đập nếu vận động
quá mạnh và kéo dài, vượt qua sức chịu đựng của tim. Do đó, bác sĩ thường khuyên không nên vận động
mạnh.
Câu 51.
(1) mô thần kinh (2) tế bào (3) rễ (4) thần kinh và cơ
(5) cơ quan (6) hệ cơ quan (7) tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh
Câu 52.
a) Nhận xét của bạn Linh đúng. Giải thích: số lượng tế bào là 1 vì cơ thể trùng giày không có ranh giới
phân chia tế bào.
b) Loài sinh vật này có hình giống đế giày nên được gọi là trùng giày.

421
c) Vì chưa có cấu tạo tế bào, chưa hình thành cơ quan chuyên biệt.
d) Các chức năng
◌ Tiêm mao: giúp cơ thể di chuyển.
◌ Không bào co bóp: đẩy nước thừa ra khỏi cơ thể.
◌ Nhân nhỏ, nhân lớn: điều khiển hoạt động của cơ thể và chứa vật chất di truyền.
◌ Miệng: lấy thức ăn.
◌ Hầu: đường vận chuyển thức ăn vào không bào tiêu hóa.
◌ Không bào tiêu hóa: chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng đơn giản.
Câu 53. Trong mỗi loại mô, có nhiều tế bào cùng thực hiện một chức năng nhất định.
Câu 54.
a) Hình ảnh bên dưới

b) Các chức năng


Miệng Nhai, nghiền nhỏ thức ăn ở giai đoạn đầu
Thực quản Vận chuyển thức ăn
Dạ dày Nghiền nhỏ thức ăn
Ruột non Hấp thu thức ăn
Ruột già Chứa và thải phân
Hậu môn Thải phân ra ngoài

c) Quan sát hình

422
Ba cơ quan này được xếp vào hệ tiêu hóa vì chúng thuộc tuyến tiêu hóa, tiết và chứa dịch tiêu hóa.
d) Tất cả các cơ quan trong hệ tiêu hóa đều thực hiện chức năng tiêu hóa và tiêu thụ thức ăn.
e) Mỗi cơ quan tiêu hóa chỉ thực hiện một chức năng riêng lẻ, hệ tiêu hóa thực hiện toàn bộ quá trình
tiêu hóa từ thu nhận thức ăn, nghiền nhỏ, hấp thu rồi đến đào thải phần thức ăn không tiêu hóa được.
Câu 55.
a) Nhận xét: bạn An cho rằng hình 1 là mô dẫn chỉ có ở thực vật là sai, hình 2 là mô thần kinh chỉ có ở
động vật là đúng. Ngọc cho rằng hình 1 là mô cơ chỉ có tế bào động vật là đúng, hình 2 là mô liên kết
đều có ở tế bào động vật là sai.
Hình 1 là mô cơ, hình 2 là mô thần kinh.
b) Mô cơ (ví dụ: mô dạ dày, ruột non,….); mô thần kinh (ví dụ: mô não, tủy sống,…).
Câu 56. Khi ngưng tim hệ tuần hoàn không hoạt động chức năng, dẫn đến các hệ cơ quan khác cũng bị
ảnh hưởng, không hoạt động. Do cơ thể là một thể thống nhất, nên chỉ cần ngưng tim thì toàn bộ cơ thể
đều bị ảnh hưởng.
Câu 57.
Hệ Tên hệ cơ quan Chức năng
1 Hệ tuần hoàn Vận chuyển các chất trong cơ thể
2 Hệ thần kinh Điều khiển các hoạt động sống của cơ thể
3 Hệ hô hấp Giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường bên ngoài
4 Hệ tiêu hóa Tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cơ thể

Câu 58. Khi tập thể dục các hệ cơ quan phối hợp hoạt động là: hệ vận động, hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ
tuần hoàn, hệ hô hấp.
Câu 59.
Tên cơ quan Mô tả
A Hoa Màu trắng, có 6 cánh,…
B Lá Màu xanh, mọc rất nhiều.
C Quả Màu đỏ, thuôn dài.
D Hạt Màu vàng, nhỏ bên trong quả.
E Thân Dài, chính giữa màu xanh.
F Rễ Màu nâu, rất nhiều rễ con, nằm phía dưới cùng.

Câu 60.
a) Cơ thể cầu thủ sẽ biểu hiện: mệt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi,…
b) Hệ cơ quan hoạt động trên mức bình thường là: hệ hô hấp, hệ vận động, hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ
tuần hoàn.
Câu 61.

423
1 2 3 4 5 6 7 8
Thực quản Tim Dạ dày Đại tràng Trực tràng Ruột Thận Phổi

Câu 62.
1 2 3 4 5
Tuyến giáp Phổi Gan Ruột Bàng quang
6 7 8 9
Thận Dạ dày Tim Não

Câu 63.
STT Tên cây Tên cơ quan quan sát được Mô tả
Lá Lá màu xanh.
1 Cây hành
Rễ Rễ phía dưới, màu nâu.
Lá Lá mọc phía trên màu xanh.
2 Cây cà rốt Thân Thân chính giữa màu xanh.
Rễ Rễ phình to màu cam.
Hoa Màu hồng.
3 Cây hoa hồng Lá Lá màu xanh, mọc quanh thân.
Thân Thân màu xanh, ở giữa.

Câu 64.
Thí nghiệm 1: cây vẫn sống vì cây có thể mọc ra chồi mới.
Thí nghiệm 2: cây chết vì không còn hệ rễ để cây hút nước và muối khoáng.

424
MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO ...................................................................................................................1
ĐO CHIỀU DÀI ........................................................................................................................................1
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ..................................................................................................... 1
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ...................................................................................................... 4
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................... 16
ĐO KHỐI LƯỢNG..................................................................................................................................20
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................... 20
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................... 22
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................... 33
ĐO THỜI GIAN ......................................................................................................................................39
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................... 39
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................... 41
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................... 47
ĐO NHIỆT ĐỘ ........................................................................................................................................50
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................... 50
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................... 54
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................... 63
CHỦ ĐỀ 2: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT..............................................................................................66
SỰ ĐA DẠNG - CÁC THỂ CỦA CHẤT. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT .................................................66
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................... 66
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................... 69
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................. 105
CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ .........................................................................................123
OXYGEN ...............................................................................................................................................123
PHÀN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................. 123
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................. 126
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................. 137
KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ........................................................................................143
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................. 143
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................. 146
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................. 160
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC
PHẨM THÔNG DỤNG .......................................................................................................................169
MỘT SỐ VẬT LIỆU THÔNG DỤNG ..................................................................................................169
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................. 169
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................. 174
425
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................. 186
NHIÊN LIỆU VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG .....................................................................................192
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................. 192
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................. 195
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................. 208
MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU.....................................................................................................................215
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................. 215
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................. 218
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................. 227
MỘT SỐ LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG ..............................................................230
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................. 230
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................. 235
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................. 250
CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP – PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT ...........257
CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP .......................................................................................................257
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................. 257
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................. 262
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................. 277
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT ............................................................................................281
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................. 281
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................. 284
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................. 293
CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ SỰ SỐNG .........................................................................296
TẾ BÀO .................................................................................................................................................296
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................. 296
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................. 302
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................. 340
CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ ...........................................................................................351
CƠ THỂ ĐƠN BÀO VÀ CƠ THỂ ĐA BÀO ........................................................................................351
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................. 351
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................. 353
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................. 367
CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC TRONG CƠ THỂ ĐA BÀO .......................................................................373
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM ................................................................................................. 373
PHẦN 2: CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .................................................................................................. 378
PHẦN 3: ĐÁP ÁN THAM KHẢO .................................................................................................. 413

426

You might also like