You are on page 1of 146

PHẦN 4: SINH HỌC CƠ THỂ

CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG


LƯỢNG Ở SINH VẬT
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA
NĂNG LƯỢNG
Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng
- Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ
minh họa
- Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới
- Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn
chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng)
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào
và cơ thể
- Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật
2. Năng lực:
NĂNG LỰC MỤC TIÊU
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác - Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
- Chủ động hoàn thành công việc được giao, tiếp thu kiến
thức từ các thành viên trong nhóm
Tự chủ và tự học - Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về trao đổi chất và
chuyển hóa năng lượng
- Ghi chép đầy đủ và ngắn gọn thông tin dưới dạng sơ đồ tư
duy thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng khi cần thiết
Giải quyết vấn đề và - Đề xuất các biện pháp bảo vệ cây xanh
sáng tạo
NĂNG LỰC SINH HỌC
Nhận thức sinh học - Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng
- Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa
năng lượng. Lấy được ví dụ minh họa
- Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới
- Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô
tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng
hợp, phân giải và huy động năng lượng)
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển
hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể
- Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và
chuyển hóa năng lượng
- Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng
lượng đối với sinh vật
Tìm hiểu thế giới Tìm hiểu vai trò của việc trồng và bảo vệ thảm thực vật trên
sống Trái Đất
Vận dụng kiến thức, Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến trao đổi
kĩ năng đã học chất và chuyển hóa năng lượng
3. Phẩm chất
Chăm chỉ - Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi và hoàn
thành tốt việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
- Đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân và kiến thức đã tiếp
thu được khi học nội dung kiến thức về trao đổi chất và
chuyển hóa năng lượng
Trách nhiệm Có trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ khi được phân
công
Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án
- Hình 1.1. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong sinh giới
- Hình 1.2. Các giai đoạn của quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới
- Hình 1.3. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào
và cấp cơ thể: giữa môi trường ngoài và cơ thể (1); giữa môi trường trong cơ thể và tế
bào (2); trong từng tế bào (3)
- Máy chiếu, máy tính, tivi (nếu có)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Trả lời các câu hỏi SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC
TẬP)
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng
lượng
2. Nội dung:
- HS quan sát hình ảnh và hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
(?) Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được
hấp thụ, chuyển hóa như thế nào?

3. Sản phẩm học tập:


- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
GV giới thiệu hình và yêu cầu HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân và trả lới câu
hỏi sau:

(?) Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được
hấp thụ, chuyển hóa như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS chú ý lắng nghe.
HS quan sát hình ảnh + hoạt động cá nhân và trả lời cho câu hỏi dựa trên hiểu biết của
mình.
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:
HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi.
GV gọi HS trả lời
HS còn lại chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả: GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và dẫn dắt vào nội dung
bài mới: Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG
LƯỢNG
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (KHÁM PHÁ)
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong
sinh giới
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng
- Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ
minh họa
- Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới
- Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn
chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng)
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát H1.1, H1.2 + đọc nội dung SGK + thảo luận nhóm (theo tổ)
+ hoàn thành phiếu bài tập sau:
PHT số 1: Tìm hiểu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
(1) Năng lượng cung cấp cho sinh giới có từ hai nguồn là………………và………………….….,
trong đó chủ yếu là ………………………….
(2) Phân biệt sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng?
(3) Cho biết vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới?
(4) Quan sát H1.1 và mô tả quá trình chuyển hóa vật
chất và năng lượng trong sinh giới?

(5) Quan sát hình 1.2 và mô tả các giai đoạn của quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh
giới?

c. Sản phẩm: Kết quả trả lời phiếu bài tập của GV đưa ra
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ I. Quá trình trao đổi chất và chuyển
- GV yêu cầu HS quan sát H1.1, H1.2 + đọc nội hóa năng lượng trong sinh giới
dung SGK + thảo luận nhóm (theo tổ) + hoàn - Năng lượng cung cấp cho sinh giới có
thành phiếu bài tập PHT số 1: Tìm hiểu quá từ hai nguồn là năng lượng ánh sáng
trình trao đổi chất và chuyển hóa năng và năng lượng hóa học, trong đó chủ
lượng yếu là năng lượng ánh sáng
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - Sinh vật tự dưỡng là sinh vật có khả
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt động vô cơ: sinh vật quang tự dưỡng và sinh
nhóm hoàn thành vật hóa tự dưỡng
GV quan sát, định hướng
Bước 3. Báo cáo, thảo luận - Sinh vật dị dưỡng là các sinh vật chỉ có
- GV yêu cầu nhóm HS ngẫu nhiên trả lời câu khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ
hỏi những chất hữu cơ có sẵn
- Nhóm HS trình bày, các nhóm HS khác lắng + Sinh vật tiêu thụ
nghe và nhận xét, bổ sung (nếu có) + Sinh vật phân giải
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Vai trò của sinh vật tự dưỡng: Sinh vật
học tập tự dưỡng đóng vai trò là sinh vật sản xuất,
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho
hoạt động tiếp theo. các sinh vật trong sinh giới.
- Quá trình chuyển hóa vật chất và năng
lượng trong sinh giới:
+ Năng lượng ánh sáng được các sinh vật
sản xuất hấp thụ và chuyển hóa thành
năng lượng hóa học tích lũy trong các
hợp chất hữu cơ.
+ Hợp chất hữu cơ được chính các sinh
vật tự dưỡng sử dụng cho các hoạt động
sống; là nguồn cung cấp nguyên liệu và
năng lượng cho hoạt động sống của các
sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
thông qua chuỗi thức ăn.
→ Một phần năng lượng được các sinh
vật dự trữ, một phần sử dụng cho các
hoạt động sống và lượng lớn được giải
phóng trở lại môi trường dưới dạng nhiệt.
- Các giai đoạn của quá trình chuyển hóa
năng lượng trong sinh giới:
+ Giai đoạn tổng hợp: Sinh vật quang tự
dưỡng chuyển hóa năng lượng ánh sáng
thành năng lượng hóa học tích lũy trong
các chất hữu cơ.
+ Giai đoạn phân giải: Quá trình phân
giải làm biến đổi các chất hữu cơ lớn
thành các phân tử nhỏ hơn, đồng thời,
hóa năng tích lũy trong các chất hữu cơ
lớn chuyển sang hóa năng dễ chuyển đổi
và sử dụng trong ATP.
+ Giai đoạn huy động năng lượng: Các
liên kết giữa các gốc phosphate trong
phân tử ATP sẽ bị phá vỡ, giải phóng
năng lượng cung cấp cho các hoạt động
sống của sinh vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng ở các cấp
tế bào và cấp cơ thể
a. Mục tiêu:
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào
và cơ thể
- Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
b. Nội dung:
- GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK + thảo luận nhóm rút ra kiến thức về quá
trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cấp cơ thể
PHT số 2. Tìm hiểu về quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào
và cấp cơ thể
Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau:

(1) Hãy phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp
tế bào và cấp cơ thể?
(2) Nêu các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
ở sinh vật theo bảng sau:
CÁC DẤU HIỆU NỘI DUNG
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của HS hoàn thành PHT số 2
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ II. Quá trình trao đổi chất, chuyển
- GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK hóa năng lượng ở cấp tế bào và cấp
+ thảo luận nhóm rút ra kiến thức về quá cơ thể
trình trao đổi chất, chuyển hóa năng - Sinh vật đơn bào: quá trình trao đổi
lượng ở cấp tế bào và cấp cơ thể chất, chuyển hóa năng lượng chỉ diễn
ra ở cấp độ tế bào.
PHT số 2. Tìm hiểu về quá trình trao đổi - Sinh vật đa bào: quá trình trao đổi
chất, chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra
và cấp cơ thể ở cả cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập thông qua 3 giai đoạn:
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập + Giữa môi trường ngoài và cơ thể
- HS đọc thông tin SGK + thảo luận nhóm + Giữa môi trường trong cơ thể và tế
hoàn thành PHT và ghi sản phẩm vào bào
bảng nhóm + Trong từng tế bào
- GV quan sát, định hướng - Các dấu hiệu đặc trưng của quá
Bước 3. Báo cáo, thảo luận trình trao đổi chất và chuyển hóa
- GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và năng lượng:
mời ngẫu nhiên một vài nhóm trình bày + Thu nhận các chất từ môi trường
- Nhóm HS trình bày sản phẩm của mình + Vận chuyển các chất
- Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, + Biến đổi các chất
bổ sung (nếu có) + Tổng hợp các chất và tích lũy năng
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm lượng
vụ học tập + Phân giải các chất và giải phóng
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển năng lượng
sang hoạt động tiếp theo. + Đào thải các chất ra môi trường
+ Điều hòa
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối
với sinh vật
a. Mục tiêu:
- Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật
b. Nội dung:
GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK + hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
(?) Cho biết vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật? Nêu
ví dụ minh họa?
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ I. VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI
GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK + hoạt CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG
động cá nhân trả lời câu hỏi LƯỢNG ĐỐI VỚI SINH VẬT
(?) Cho biết vai trò của trao đổi chất và - Trao đổi chất cung cấp nguyên liệu
chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật? và năng lượng cho cơ thể sinh vật: tất
Nêu ví dụ minh họa? cả các cơ thể sống đều là hệ thống mở,
HS thực hiện nhiệm vụ học tập luôn diễn ra đồng thời quá trình trao
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập đổi chất và năng lượng với môi
HS đọc thông tin SGK + hoạt động cá nhân trường.
trả lời câu hỏi - Cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng
GV quan sát, định hướng và năng lượng từ môi trường ngoài;
Bước 3. Báo cáo, thảo luận biên đổi các sản phẩm hấp thụ thành
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi các chất tham gia kiến tạo cơ thể, đồng
thời chuyển hoá chúng thành nguồn
Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung năng lượng thực hiện các hoạt động
(nếu có) sống của cơ thể; thải các chất không
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm cần thiết cho cơ thể ra môi trường
vụ học tập ngoài.
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển - Ví dụ: Cơ thể người lấy từ môi
sang hoạt động tiếp theo. trường O2, nước và thức ăn; chuyển
hoá chúng thành sinh khối kiến tạo cơ
tể và năng lượng tích luỹ dưới dạng
adenosine 5'-triphosphate (ATP),
cung cấp cho các hoạt động sông của
cơ thể; trả lại môi trường khí CO, và
các chất thải khác. Năng lượng ATP
được cơ thể sử dụng để thực hiện các
hoạt động sống cơ bản như cảm ứng,
vận động, sinh sản,... và trả lại môi
trường một phân năng lượng dưới
dạng nhiệt.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện, phát triển kĩ năng bài học
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi luyện tập trong SGK
- HS trả lời câu hỏi để khắc sâu kiến thức bài học
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 1.1
Bảng 1.1. Một số đặc điểm của sinh vật tự dưỡng và sinh vật dĩ dưỡng

Đặc điểm Sinh vật tự dưỡng Sinh vật dị dưỡng


Sử dụng năng lượng ánh sáng
Sử dụng năng lượng hóa học trong
hợp chất hữu cơ
Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô

Tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu

Ví dụ
Câu 2. Nối các dấu hiệu (cột A) với nội dung đúng (cột B)
A B
1. Thu nhận các chất từ a. Các chất dinh dưỡng đã thu nhận được vận chuyển đến
môi trường từng tế bào thông qua hệ thống mạch dẫn ở thực vật và
hệ tuần hoàn ở động vật
2. Vận chuyển các chất b. Tế bào sử dụng nguyên liệu nhận được để tổng hợp
các chất hữu cơ tham gia kiến tạo cơ thể và dự trữ năng
lượng cho tế bào cơ thể
3. Biến đổi các chất c. Các chất dinh dưỡng và năng lượng từ môi trường
được thu nhận nhờ các cơ quan chuyên biệt
4. Tổng hợp các chất và d. Quá trình TĐC và chuyển hóa năng lượng được điều
tích lũy năng lượng hòa dựa trên nhu cầu của cơ thể thông qua hormone
5. Phân giải các chất và e. Tế bào phân giải các hợp chất hữu cơ, giải phóng năng
giải phóng năng lượng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ
thể
6. Đào thải các chất ra f. Các chất dinh dưỡng qua hấp thụ có thể được sử dụng
môi trường trực tiếp hoặc biến đổi thành các chất khác trước khi
được sử dụng
7. Điều hòa g. Các chất không được tế bào và cơ thể sử dụng sẽ được
đào thải ra ngoài môi trường qua các cơ quan như lá và
rễ ở thực vật hoặc hệ bào tiết ở động vật
HS nhận nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
- GV theo dõi và hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
- Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, tranh luận, nhận xét hoạt động
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI
Câu 1. Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 1.1
Bảng 1.1. Một số đặc điểm của sinh vật tự dưỡng và sinh vật dĩ dưỡng

Đặc điểm Sinh vật tự dưỡng Sinh vật dị dưỡng


Sử dụng năng lượng ánh sáng x
Sử dụng năng lượng hóa học trong x
hợp chất hữu cơ
Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô x

Tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu x

Ví dụ Tảo, thực vật… Động vật
Câu 2. Nối các dấu hiệu (cột A) với nội dung đúng (cột B)
1-c, 2-a, 3-f, 4-b, 5-e, 6-g, 7-d
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như:
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến trao đổi chất và chuyển hóa
năng lượng
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân về nhà hoàn thành các câu hỏi GV đưa ra
c. Sản phẩm: Kết quả bài báo cáo của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao bài tập về nhà cho HS, yêu cầu các nhóm (từng tổ) hoàn thành nhiệm vụ sau:
Cho biết ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép lại câu hỏi và hoàn thành ở nhà
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV kiểm tra quá trình chuẩn bị nhiệm vụ cá nhân ở nhà trong tiết học sau
Gợi ý kết quả
- Cung cấp oxygen cho sự sống của các sinh vật.
- Hấp thu khí carbon dioxide trong không khí giúp giảm bớt hiện tượng hiệu ứng nhà
kính làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
- Tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật khác.
- Cung cấp nơi ở cho nhiều loài sinh vật.
- Giúp bảo vệ đất, nước ngầm; hạn chế các thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán,…:
Mất rừng đầu nguồn gây ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất,…
- Cung cấp đủ nguyên, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh,… cho con người.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS làm tốt, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học
- Trả lời các câu hỏi SGK
- Làm bài tập SBT
- Đọc trước và trả lời các câu hỏi bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
BÀI 2: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
Thời lượng: 5 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò của nước đối với cơ thể thực vật
- Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố
khoáng đối với thực vật
- Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng
- Dựa vào sơ đồ, mô tả được quá trình trao đổi nước trong cây, gồm: hấp thụ nước ở rễ,
vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ
- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng
mạch rây.
- Trình bày được động lực vận chuyển nước và khoáng trong cây
- Nêu được sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây cung cấp cho các hoạt dộng
sống của cây và dự trữ trong cây.
- Trình bày được cơ chế đóng mở khí khổng thực hiện chức năng điều tiết quá trình
thoát hơi nước
- Giải thích được vai trò quan trọng của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây
- Nêu được các nguồn cung cấp nitrogen cho cây
- Trình bày được quá trình hấp thụ và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật
2. Năng lực:
NĂNG LỰC MỤC TIÊU
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác - Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
- Chủ động hoàn thành công việc được giao, tiếp thu kiến
thức từ các thành viên trong nhóm
Tự chủ và tự học - Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về trao đổi nước và
khoáng ở thực vật
- Ghi chép đầy đủ và ngắn gọn thông tin dưới dạng sơ đồ tư
duy thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng khi cần thiết
Giải quyết vấn đề và Đề xuất các biện pháp tưới nước và bón phân hợp lý cho cây
sáng tạo trồng, phòng và điều trị các bệnh do thiếu khoáng ở cây
NĂNG LỰC SINH HỌC
Nhận thức sinh học - Trình bày được vai trò của nước đối với cơ thể thực vật
- Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh
lí của một số nguyên tố khoáng đối với thực vật
- Dựa vào sơ đồ, mô tả được quá trình trao đổi nước trong
cây, gồm: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát
hơi nước ở lá.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào
lông hút của rễ
- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng:
dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.
- Trình bày được động lực vận chuyển nước và khoáng trong
cây
- Nêu được sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây
cung cấp cho các hoạt dộng sống của cây và dự trữ trong cây.
- Trình bày được cơ chế đóng mở khí khổng thực hiện chức
năng điều tiết quá trình thoát hơi nước
- Nêu được các nguồn cung cấp nitrogen cho cây
- Trình bày được quá trình hấp thụ và biến đổi nitrate và
ammonium ở thực vật
Tìm hiểu thế giới - Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do
sống thiếu khoáng
Vận dụng kiến thức, - Giải thích được vai trò quan trọng của sự thoát hơi nước đối
kĩ năng đã học với đời sống của cây
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến
vận chuyển nước, thoát hơi nước ở cây như: rỉ nhựa, ứ
giọt...
3. Phẩm chất
Chăm chỉ - Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi và hoàn
thành tốt việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
- Đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân và kiến thức đã tiếp
thu được khi học nội dung kiến thức trao đổi nước và khoáng
ở thực vật
Trách nhiệm Có trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ khi được phân
công
Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án
- Hình 2.1. Lá cà chua trong điều kiện bình thường, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng khoáng
- Hình 2.2. Triệu chứng của lá cây ngô bị thiếu nguyên tố dinh dưỡng (nitrogen,
phosphorus, potassium)
- Hình 2.3. Sơ đồ sự trao đổi nước trong cây
- Hình 2.4. Các con đường di chuyển của nước và khoáng ở rễ cây
- Hình 2.5. Sự vận chuyển các chất trong cây
- Hình 2.6. Cơ chế đóng mở khí khổng
- Hình 2.7. Một số nguồn nitrogen cho cây
- Máy chiếu, máy tính, tivi (nếu có)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Trả lời các câu hỏi SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC
TẬP)
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về quá trình trao đổi nước và khoáng
ở thực vật
2. Nội dung:
- HS quan sát hình ảnh 2.1 và hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
(?) Quan sát H2.1, cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cung cấp đủ
nước và dinh dưỡng khoáng? Nên làm gì để tránh xảy ra các hiện tượng này?
3. Sản phẩm học tập:
- HS mô tả được đặc điểm của cây khi bị thiếu nước và thiếu dinh dưỡng khoáng: Cây
có hiện tượng khô héo (b), vàng và khô lá từ ngoài mép lá vào trong (c) và có thể chết
khi không được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng khoáng.
- Đề xuất được các biện pháp để tránh hiện tượng cây thiếu nước và thiếu khoáng: Để
tránh xảy ra hiện tượng này, nên cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng khoáng cần thiết
cho cây trồng
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
- GV giới thiệu hình 2.1. Lá cây cà chua trong điều kiện bình thường (a), thiếu nước
(b), thiếu dinh dưỡng khoáng (c)
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lới câu hỏi sau:

(?) Quan sát H2.1, cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cung cấp đủ
nước và dinh dưỡng khoáng? Nên làm gì để tránh xảy ra các hiện tượng này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát hình ảnh + thảo luận nhóm và trả lời cho câu hỏi dựa trên hiểu biết của
mình:
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- HS còn lại chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả: GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và dẫn dắt vào nội dung
bài mới: Bài 2: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (KHÁM PHÁ)
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước và một số nguyên tố khoáng đối với thực
vật
a. Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò của nước đối với cơ thể thực vật
- Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố
khoáng đối với thực vật
- Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng
b. Nội dung:
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập, cho HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi,
thảo luận nhóm
- HS trả lời để tìm ra nội dung phần học về vai trò của nước và vai trò sinh lí của một
số nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong cây
PHT số 1: Tìm hiểu vai trò sinh lí của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng
trong cây
1. Dinh dưỡng ở thực vật là gì?
2. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là gì?
3. Phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng theo tiêu chí sau:
Nguyên tố đa lượng Nguyên tố vi lượng
Hàm lượng trong
cây
Vai trò
Ví dụ
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi và đáp án PHT của GV đưa ra
Đáp án PHT số 1: Tìm hiểu vai trò sinh lí của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng
trong cây
1. Dinh dưỡng ở thực vật là gì?
- Dinh dưỡng ở thực thực vật là quá trình thực vật hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần
thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật
2. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là gì?
- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:
+ Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống
+ Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác
+ Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
- Dựa vào hàm lượng trong cây, các nguyên tố dinh dưỡng khoáng được chia thành
hai nhóm
3. Phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng theo tiêu chí sau:
Nguyên tố đa lượng Nguyên tố vi lượng
Hàm lượng trong Tương đối lớn Nhỏ (≤0,01% khối lượng chất
cây khô)
Vai trò Chủ yếu đóng vai trò cấu Chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa
trúc của tế bào, cơ thể, điều các enzim
tiết các quá trình sinh lí.
Ví dụ N, K, Ca, Mg, P, S Cl, B, Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, Ni
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu vai trò của nước I. Vai trò của nước và một số nguyên
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ tố khoáng đối với thực vật
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi bàn là 1. Vai trò của nước
1 nhóm)
- GV cho HS quan sát hình ảnh cấu trúc của - Nước chiếm từ 70% đến hơn 90% sinh
phân tử nước khối tươi của mô thực vật thùy thuộc vào
cơ quan, tuổi cây, loài cây và điều kiện
ngoại cảnh.
- Nước quyết định sự phân bố của thực
vật trên Trái Đất
- Vai trò của nước trong cơ thể thực vật:
+ Thành phần cấu tạo tế bào thực vật
+ Môi trường liên kết tất cả các bộ phận
cơ thể thực vật, dung môi của các ion
khoáng và các hợp chất hòa tan trong
nước
+ Môi trường của các phản ứng sinh hóa
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình + nghiên
+ Thành phần tham gia trực tiếp các quá
cứu thông tin (SGK/9) + Vận dụng kiến thức
trình sinh hóa của cơ thể, điều hòa nhiệt
cũ + thảo luận theo kỹ thuật khăn trải bàn trả
độ, chất đệm bảo vệ cơ thể khỏi tác động
lời các câu hỏi sau:
cơ học.
(?) Mô tả cấu trúc của phân tử nước? Đặc tính
+ Phương tiện vận chuyển các chất trong
quan trọng của nước là gì?
hệ vận chuyển ở cơ thể thực vật.
(?) Nêu vai trò của nước:
2. Vai trò sinh lí của một số nguyên tố
+ Đối với sự phân bố của thực vật trên Trái
dinh dưỡng khoáng trong cây
Đất?
- Dinh dưỡng ở thực thực vật là quá trình
+ Đối với cơ thể thực vật?
thực vật hấp thụ các nguyên tố, hợp chất
- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết cần thiết từ môi trường và sử dụng cho
(SGK/9) để tìm hiểu lượng nước cây sử dụng trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở
để tổng hợp các chất và đồng hóa CO2 từ đó thực vật
thấy được vai trò quan trong của nước đối với - Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
thực vật. là:
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập + Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + vận dụng thành được chu trình sống
kiến thức đã học + thảo luận nhóm theo kĩ thuật + Không thể thay thế được bởi bất kì
khăn trải bàn để hoàn thành câu hỏi và ghi vào nguyên tố nào khác
bảng nhóm + Phải trực tiếp tham gia vào quá trình
Bước 3. Báo cáo, thảo luận chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và mời ngẫu - Dựa vào hàm lượng trong cây, các
nhiên một vài nhóm trình bày nguyên tố dinh dưỡng khoáng được chia
Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung thành hai nhóm
(nếu có)
Tiêu Nguyên tố đa Nguyên tố vi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
chí so lượng lượng
học tập
sánh
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
Hàm Tương đối Nhỏ (≤0,01%
hoạt động tiếp theo.
lượng lớn khối lượng
Hoạt động 1.2. Tìm hiểu vai trò sinh lí của một
trong chất khô)
số nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong cây
cây
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giữ nguyên nhóm của hoạt động 1.1. Yêu cầu Vai Chủ yếu đóng Chủ yếu đóng
các nhóm tiếp tục thảo luận hoàn thành nội dung trò vai trò cấu vai trò hoạt
PHT số 1: Tìm hiểu vai trò sinh lí của một số trúc của tế hóa các enzim
nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong cây bào, cơ thể,
GV yêu cầu HS đọc bảng 2.1. Vai trò của một số điều tiết các
nguyên tố dinh dưỡng khoáng ở thực vật để HS quá trình sinh
nắm rõ hơn vai trò cũng như triệu chứng của cây lí.
khi thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng Ví dụ N, K, Ca, Mg, Cl, B, Fe, Mn,
GV yêu cầu HS quan sát hình triệu chứng thiếu P, S Zn, Cu, Mo,
một số nguyên tố ở thực vật để HS nắm rõ hơn về Ni
triệu chứng thiếu nguyên tố dinh dưỡng

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập


HS đọc thông tin SGK + vận dụng kiến thức đã
học + thảo luận nhóm để hoàn thành PHT
Sau khi hoàn thành PHT HS đọc bảng 2.1
(SGK/10) và quan sát hình do GV cung cấp
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và mời ngẫu
nhiên một vài nhóm trình bày
Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung
(nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất trong
cây
a. Mục tiêu:
- Dựa vào sơ đồ, mô tả được quá trình trao đổi nước trong cây, gồm: hấp thụ nước ở
rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ
- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng
mạch rây.
- Trình bày được động lực vận chuyển nước và khoáng trong cây
- Nêu được sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây cung cấp cho các hoạt dộng
sống của cây và dự trữ trong cây.
b. Nội dung:
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập, cho HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi,
thảo luận nhóm rút ra kiến thức về sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất
trong cây.
PHT số 2. Tìm hiểu cơ quan và cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở thực vật
1. Cho biết cây hấp thụ nước và khoáng nhờ cơ quan nào?
2. Phân biệt sự hấp thụ nước và sự hấp thụ khoáng
Điểm phân biệt Sự hấp thụ nước Sự hấp thụ khoáng
Điều kiện xảy ra
Cơ chế và đặc điểm (nếu
có)
PHT số 3. Phân biệt các con đường di chuyển của nước và khoáng từ đất vào mạch
gỗ của rễ
Các con
đường
Điểm phân biệt
Mô tả đường đi
Đặc điểm chung
PHT số 4. Mô tả đặc điểm dòng vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây theo gợi ý
ở bảng sau:
Đặc điểm Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây
Chất được vận chuyển
Chiều vận chuyển
Động lực vận chuyển
- HS trả lời để tìm ra nội dung phần học về sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển
các chất trong cây.
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi và đáp án PHT của GV đưa ra
Đáp án PHT số 2. Tìm hiểu cơ quan và cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở thực vật
1. Cho biết cây hấp thụ nước và khoáng nhờ cơ quan nào?
- Thực vật sống dưới nước: Hấp thụ qua bề mặt tế bào của cây
- Thực vật sống trên cạn:
+ Qua bề mặt tế bào rễ, chủ yếu qua tế bào lông hút
+ Qua tế bào khí khổng trên bề mặt lá.
2. Phân biệt sự hấp thụ nước và sự hấp thụ khoáng
Điểm phân biệt Sự hấp thụ nước Sự hấp thụ khoáng
Điều kiện xảy ra Thế nước môi trường đất cao -Chênh lệch nồng độ giữa môi
hơn thế nước trong tế bào trường đất và tế bào rễ cây
lông hút - Cần năng lượng và chất mang
(đối với vận chuyển chủ động)
Cơ chế và đặc - Nước di chuyển từ dung dịch - Cơ chế thụ động:
điểm (nếu có) đất (môi trường nhược + Ion khoáng từ dung dịch đất
trương) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ cao) khuếch
(môi trường ưu trương) theo tán đến dịch bào tế bào lông
cơ chế thẩm thấu (thụ động) hút (nơi có nồng độ thấp)
- Tính ưu trương của dịch tế + Xâm nhập theo dòng nước
bào rễ so với dung dịch đất liên kết
được duy trì nhờ quá trình + Từ bề mặt hạt keo đất trao
thoát hơi nước ở lá và nồng đổi với ion khoáng trên bề mặt
độ chất tan cao (các ion rễ khi có sự tiếp xúc trực tiếp
khoáng được rễ hấp thu hoặc giữa lông hút và hạt keo đất
các chất như đường sucrose, - Cơ chế chủ động: Ion khoáng
acid hữu cơ… sinh ra từ quá xâm nhập từ dung dịch đất vào
trình trao đổi chất) rễ cây ngược chiều nồng độ
Đáp án PHT số 3
Các con
đường Con đường gian bào Con đường tế bào chất
Điểm phân biệt
Mô tả đường đi Nước đi theo khoảng không Nước và ion khoáng di
gian giữa các bó sợi xenlulôzơ chuyển hướng tâm qua tế
bên trong thành tế bào. Khi vào bào chất của các lớp tế bào
đến nội bì bị đai Caspari chặn vỏ rễ đến mạch gỗ thông
lại nên chuyển sang con đường qua cầu sinh chất
tế bào chất
Đặc điểm Nhanh, được chọn lọc sau khi Chậm, được chọn lọc
qua đai caspary
Đặc điểm chung - Di chuyển theo một chiều từ đất vào mạch gỗ của rễ
- Trước khi đi vào mạch gỗ ở rễ, cả 2 con đường đều đi qua
đai caspari.
Đáp án PHT số 4. Mô tả đặc điểm dòng vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây theo
gợi ý ở bảng sau:
Đặc điểm Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây
Chất được vận Nước, các chất khoáng hoà Các sản phẩm quang hợp
chuyển tan, một số hợp chất hữu cơ (chủ yếu là sucrose), một số
như amino acid, amide, hợp chất như amino acid,
cytokinine, alkaloid,… hormone thực vật, các chất
khoáng tái sử dụng
Chiều vận chuyển Một chiều Hai chiều
Động lực vận chuyển Áp suất rễ (lực đẩy) Chênh lệch áp suất thẩm thấu
Thoát hơi nước ở lá (lực kéo) giữa cơ quan nguồn (nơi có
Lực liên kết giữa các phân tử áp suất thẩm thấu cao) và các
nước với nhau và lực bám cơ quan sử dụng (nơi có áp
giữa các phân tử nước với suất thẩm thấu thấp)
thành mạch gỗ (động lực
trung gian)
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân + quan sát hình II. Sự hấp thụ nước, khoáng và vận
2.3 và cho biết sự trao đổi nước trong cây gồm những chuyển các chất trong cây.
quá trình nào? 1. Sự hấp thụ nước và khoáng ở thực vật
a. Cơ quan hấp thụ nước và khoáng ở thực
vật.
- Thực vật sống dưới nước: Hấp thụ qua bề
mặt tế bào của cây
- Thực vật sống trên cạn:
+ Qua bề mặt tế bào rễ, chủ yếu qua tế bào
lông hút
+ Qua tế bào khí khổng trên bề mặt lá.
b. Cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở rễ cây
ĐÁP ÁN PHT SỐ 2
- HS trả lời GV dẫn dắt nội dung học phần II c. Con đường di chuyển của nước và
khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu sự hấp thụ nước và khoáng ĐÁP ÁN PHT SỐ 3
ở thực vật 2. Sự vận chuyển các chất trong cây
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Sự vận chuyển vật chất trong cây được thực
GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ (mỗi bàn là 1 nhóm) và hiện trong mạch gỗ và mạch rây
chia quá trình thảo luận thành 2 lần theo kĩ thuật khăn trải ĐÁP ÁN PHT SỐ 4
bàn
- Lần 1:
+ Nhóm 1, 2, 3 hoàn thành PHT số 2
+ Nhóm 4, 5, 6 hoàn thành PHT số 3
- Lần 2
+ Nhóm 1, 2, 3 hoàn thành PHT số 3
+ Nhóm 4, 5, 6 hoàn thành PHT số 2
- Đối với PHT số 2:
GV yêu cầu các nhóm đọc nội dung SGK + thảo luận
nhóm hoàn thành PHT
- Đối với PHT số 3:
GV yêu cầu HS quan sát hình + đọc SGK hoàn thành nội
dung PHT
- GV cung cấp thông tin về đai Caspari: Đai Caspari là
phần vách tế bào bị suberin hóa không thấm nước và
chất tan. Đai Caspari bao quanh hoàn toàn các tế bào
nội bì tạo nên đai ngăn cách trong gian bào giữa vỏ
và trung trụ của rễ. Dòng nước và ion khoáng không
thể đi qua đai Caspari nên buộc phải đi bằng con
đường thứ hai là qua tế bào chất.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + vận dụng kiến
thức đã học + thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn
để hoàn thành PHT và ghi sản phẩm vào bảng nhóm
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và mời ngẫu nhiên
một vài nhóm trình bày
Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt
động tiếp theo.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu sự vận chuyển các chất trong
cây
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giữ nguyên 6 nhóm nhỏ của các hoạt động trước. Yêu
cầu các nhóm quan sát H 2.5 + đọc thông tin SGK + thảo
luận hoàn thành nội dung PHT số 4: Mô tả đặc điểm
dòng vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát H 2.5 + đọc thông tin SGK + thảo luận hoàn
thành nội dung PHT số 4 để nắm được nội dung kiến thức
sự vận chuyển các chất trong cây
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và mời ngẫu nhiên
một vài nhóm trình bày
Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt
động tiếp theo.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thoát hơi nước ở thực vật
a. Mục tiêu:
- Trình bày được cơ chế đóng mở khí khổng thực hiện chức năng điều tiết quá trình
thoát hơi nước
- Giải thích được vai trò quan trọng của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây
b. Nội dung:
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập, cho HS quan sát hình ảnh, trả lời câu
hỏi, thảo luận nhóm rút ra kiến thức về sự thoát hơi nước ở thực vật.
PHT số 5. Phân biệt thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin
Tiêu chí Qua khí khổng Qua cutin
Quá trình thoát hơi nước
Đặc điểm
- HS trả lời câu hỏi, hoàn thành PHT để tìm ra nội dung phần học
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi và đáp án PHT của GV đưa ra
Đáp án PHT số 5. Phân biệt thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin
Tiêu chí Qua khí khổng Qua cutin
Quá trình thoát hơi Nước chuyển thành dạng hơi Nước khuếch tán từ
nước đi vào gian bào → hơi nước khoảng gian bào của thịt
từ gian bào khuếch tán qua lỗ lá qua lớp cutin để ra
khí vào khí quyển xung quanh ngoài
bề mặt lá → hơi nước khuếch
tán từ không khí quanh bề mặt
lá ra không khí xa hơn
Đặc điểm Vận tốc lớn, được điều chỉnh Vận tốc nhỏ, không được
bằng đóng mở khí khổng điều chỉnh
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 3.1. Tìm hiểu sự hấp thụ nước và khoáng III. Sự thoát hơi nước ở thực vật
ở thực vật 1. Thoát hơi nước ở lá cây
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Có thể diễn ra ở bề mặt nhiều bộ phận của
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát hình ảnh + cây như: lỗ vỏ trên thân, cánh hoa, vỏ quả…
đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi: - Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của
(?) Thoát hơi nước ở thực vật diễn ra như thế nào? cây
- Có 2 con đường thoát hơi nước:
+ Thoát hơi nước qua lớp cutin
+ Thoát hơi nước qua khí khổng
ĐÁP ÁN PHT SỐ 5
2. Cơ chế đóng mở khí khổng
a. Cấu tạo của khí khổng
- Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu
áp sát vào nhau.
(cơ quan, bộ phận nào của cây, cơ quan nào là chủ yếu? - Các tế bào hạt đậu có thành trong dày,
Có những con đường thoát hơi nước nào?) thành ngoài mỏng tạo thành một khe hở
GV cho HS thảo luận cặp đôi phân biệt hai con đường (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu.
thoát hơi nước
- Bên trong tế bào hình hạt đậu có chứa lục
lạp và không bào
b. Cơ chế đóng mở khí khổng
- Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất
thẩm thấu như K+, malate, sucrose sẽ
trương nước, thành mỏng phía ngoài bị
căng mạnh và đẩy ra xa khỏi lỗ khí, thành
dày phía trong bị căng yếu hơn làm khí
khổng mở
- Sự giải phóng các chất thẩm thấu khỏi tế
bào khí khổng làm giảm sự hút nước, lỗ
khí đóng lại.
→ Động lực làm đóng mở khí khổng là sự
biến đổi sức trương nước trong các tế bào khí
khổng
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đóng mở
khí khổng
- Yếu tố bên ngoài: Ánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm không khí
- Yếu tố bên trong: Mức độ no nước của
- Quan sát hình + đọc SGK/15 hoàn thành PHT số 5. cây, cân bằng ion và hormone thực vật
Phân biệt thoát hơi nước qua khí khổng và qua 3. Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối
cutin với thực vật
- GV Mở rộng kiến thức về lớp cutin: Lớp cutin là - Thoát hơi nước là động lực đầu trên cho
một hợp chất hữu cơ có dạng như sáp, không thấm quá trình hấp thụ, vận chuyển vật chất ở
nước tạo thành một lớp liên tục bao phủ lên trên bề rễ lên lá và cơ quan phía trên
mặt của lá trừ các lỗ khí có tác dụng ngăn cản quá - Duy trì sức trương và liên kết các cơ quan
trình thoát hơi nước. của cây thành một thể thống nhất
- GV đặt câu hỏi thêm để mở rộng kiến thức cho HS - Nhờ có quá trình thoát hơi nước khí
(?) Theo em quá trình thoát hơi nước qua cutin sẽ khổng mở ra cho CO2 khuếch tán vào lá
biến động như thế nào từ lá non đến lá già? Vì sao? cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập hợp.
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + vận dụng kiến - Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá
thức đã học + hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm để cây vào những ngày nắng nóng bảo vệ
hoàn thành yêu cầu của GV tìm hiểu nội dung thoát hơi các cơ quan khỏi bị tổn thương bởi nhiệt
nước ở lá cây độ và duy trì các hoạt động sống bình
Bước 3. Báo cáo, thảo luận thường.
GV yêu cầu cá nhân trả lời câu hỏi, các nhóm nộp sản
phẩm và mời ngẫu nhiên một vài nhóm trình bày.
Các cá nhân nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung
(nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt
động tiếp theo.
Hoạt động 3.2. Tìm hiểu cơ chế đóng mở khí khổng
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình + đọc thông tin SGK +
thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn (nhóm lớn 2
bàn 1 nhóm) trả lời các câu hỏi sau:

(?) Mô tả cấu tạo của khí khổng?


(?) Giải thích cơ chế đóng mở khí khổng?
(?) Sự đóng, mở của khí khổng chịu ảnh hưởng của
những nhân tố nào?
GV đặt thêm câu hỏi
(?) Vì sao cây đặt ngoài sáng thì khí khổng mở, trong
tối khí khổng đóng?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát H 2.6 + đọc thông tin SGK + thảo luận
nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi thành viên viết 1
góc, sau đó tổng hợp ý kiến và ghi vào trung tâm tờ giấy
lớn) hoàn thành nội dung câu hỏi của GV
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và mời ngẫu nhiên
một vài nhóm trình bày
Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt
động tiếp theo.
Hoạt động 3.3. Tìm hiểu vai trò của quá trình thoát
hơi nước đối với thực vật
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát hình ảnh +
đọc SGK trả lời câu hỏi:
(?) Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + trả lời câu hỏi
của GV
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV gọi HS trả lời (gợi ý nếu cần thiết), HS khác lắng
nghe, nhận xét
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt
động tiếp theo.
Hoạt động 4: Tìm hiểu dinh dưỡng nitrogen ở thực vật
a. Mục tiêu:
- Nêu được các nguồn cung cấp nitrogen cho cây
- Trình bày được quá trình hấp thụ và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật
b. Nội dung:
- GV cho HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, hoạt động cặp đôi và hoạt động cá nhân để
hoàn thành các yêu cầu của GV giúp HS nắm được nội dung của hoạt động là tìm hiểu
dinh dưỡng nitrogen ở thực vật
PHT số 6. Tìm hiểu nguồn cung cấp nitrogen cho cây
Nguồn cung cấp Dạng Nitơ Đặc điểm Khả năng hấp thụ
của cây
Nitrogen trong
không khí
Nitrogen trong
đất
Nitrogen trong
phân bón
c. Sản phẩm:
- Kết quả trả lời câu hỏi và đáp án PHT của GV đưa ra
- Đáp án PHT số 6. Tìm hiểu nguồn cung cấp nitrogen cho cây
Nguồn Dạng Nitơ Đặc điểm Khả năng hấp thụ của cây
cung cấp
Nitrogen Nitrogen phân - Liên kết ba bền Cây không hấp thụ được
trong tử (N2) chặt → phải nhờ các vi sinh vật cố
không khí định Nitơ chuyển hóa thành
dạng NH3 hoặc do sự phóng tia
lửa điện trong khí quyển làm
oxi hóa N2 thành NO3- cây mới
hấp thụ được.
Nitrogen - NH 4 ít di động,
+
Cây dễ hấp thụ
trong Nitrogen vô cơ được hấp thụ trên
đất trong các muối bề mặt của các hạt
khoáng keo đất.
- NO3- dễ bị rửa trôi
- Cây không hấp thụ được Nitơ
Nitơ hữu cơ hữu cơ trong xác sinh vật
- Kích thước phân
trong xác sinh → nhờ VSV đất khoáng hóa
tử lớn.
vật thành NO3- và NH4+ mà cây
mới hấp thụ được
Nitrogen - Tỉ lệ nitrogen cao - Nitrogen vô cơ cây dễ hấp
trong - Dễ tan → cây dễ thu
Nitrogen vô cơ
phân bón hấp thụ
- Dễ làm chua đất
- Chứa nhiều - Nitrogen hữu cơ cần thời
Nitrogen hữu nitrogen hữu cơ gian để VSV chuyển hóa
cơ - Chậm tác dụng
nhưng lâu dài
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 4.1. Tìm hiểu nguồn cung cấp IV. Dinh dưỡng nitrogen ở thực
nitrogen vật
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 1. Nguồn cung cấp nitrogen
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 quan sát hình a. Nitơ trong không khí
ảnh + đọc nội dung SGK trả lời câu hỏi và hoàn - Nitơ phân tử (N2): Cây không
thành PHT số 6 hấp thụ được → phải nhờ các vi
sinh vật cố định Nitơ chuyển hóa
thành dạng NH3 hoặc do sự phóng
tia lửa điện trong khí quyển làm
oxi hóa N2 thành NO3- cây mới
hấp thụ được.
- Nitơ hữu cơ (NO, NO2): Độc đối
với cây trồng
b. Nitrogen trong phân bón
(?) Quan sát hình và cho biết cây có thể lấy - Nitơ vô cơ: Cây sử dụng trực tiếp
nitrogen từ đâu? các ion NH4+ và NO3-
Sau khi HS trả lời GV yêu cầu các nhóm tiến hành - Nitơ hữu cơ: Qua quá trình
thảo luận hoàn thành nội dung PHT số 6 khoáng hóa → NH4+ và NO3-
PHT số 6. Tìm hiểu nguồn cung cấp nitrogen c. Nitrogen trong phân bón
cho cây - Phân vô cơ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tỉ lệ nitrogen cao
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + vận dụng + Dễ tan → cây dễ hấp thụ
kiến thức đã học + hoạt động cá nhân và thảo luận + Dễ làm chua đất
nhóm để hoàn thành yêu cầu của GV tìm hiểu - Phân hữu cơ
nguồn cung cấp nitrogen cho cây + Chứa nhiều nitrogen hữu cơ
Bước 3. Báo cáo, thảo luận + Chậm tác dụng nhưng lâu dài
GV yêu cầu cá nhân trả lời câu hỏi, các nhóm nộp 2. Quá trình biến đổi nitrate và
sản phẩm và mời ngẫu nhiên một vài nhóm trình ammonium ở thực vật
bày. a. Quá trình khử nitrate (NO3-)
Các cá nhân nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ trong cây
sung (nếu có) - Là quá trình chuyển hoá
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ NO3- thành NH4+, có sự tham gia
học tập của Mo và Fe (hoạt hóa các enzim
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang tham gia vào quá trình khử).
hoạt động tiếp theo. - Được thực hiện ở rễ và cành cây
Hoạt động 4.2. Tìm hiểu quá trình biến đổi theo sơ đồ:
nitrate và ammonium ở thực vật
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Ý nghĩa: Hạn chế tích lũy nitrat
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK thảo luận trong mô thực vật
nhóm lớn (mỗi tổ một nhóm) trả lời các câu hỏi b. Quá trình đồng hóa
của GV ammonium (NH4+) trong cây.
(?) Nitrate và ammonium được biến đổi trong cây - Quá trình đồng hóa NH4+ diễn
như thế nào? ra theo 3 con đường:
(?) Điều kiện cho quá trình khử nitrate là gì? + Kết hợp với các keto acid:
(?) Hãy cho biết ý nghĩa của quá trình khử nitrate Keto acid + NH4+ → Amino
và sự hình thành amide trong cơ thể thực vật? acid.
Sau khi thảo luận xong GV yêu cầu các nhóm trao Ví dụ: α-ketoglutaric acid +
đổi kết quả với nhau để kiểm tra và nhận xét. NH4+ → glutamic acid
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập + Chuyển vị amin:
HS đọc thông tin SGK + thảo luận nhóm trả lời Amino acid + acid
câu hỏi của GV vào phiếu trả lời của nhóm xeto → Amino acid mới + acid
Bước 3. Báo cáo, thảo luận xeto mới
GV yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo và nhận xét Ví dụ: glutamic acid + piruvic acid
sản phẩm của nhóm bạn theo thứ tự sau: → Alanime + α-xetoglutaric acid
Nhóm 1 kiểm tra nhóm 2 + Hình thành amide: ammonium
Nhóm 2 kiểm tra nhóm 3 kết hợp với amino dicarboxylic.
Nhóm 3 kiểm tra nhóm 4 amino dicarboxylic +
Nhóm 4 kiểm tra nhóm 1 NH4+ → amide
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Ví dụ: glutamic acid + NH4+ →
học tập Glutamin
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang - Ý nghĩa của sự hình thành amit:
hoạt động tiếp theo. Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh
học quan trọng
+ Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất
(NH3 tích luỹ lại sẽ gây độc cho tế
bào)
+ Amide là nguồn dự trữ NH3 cho
quá trình tổng hợp a. amin khi cần
thiết.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện, phát triển kĩ năng bài học
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi luyện tập trong SGK
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để HS trả lời
- HS trả lời câu hỏi để khắc sâu kiến thức bài học
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1. Bài tập tự luận
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Xác định nguyên tố dinh dưỡng khoáng bị thiếu theo gợi ý ở bảng 2.2

Câu 2. Giải thích tại sao quá trình thoát hơi nước có ích với thực vật dù tiêu tốn phần
lớn lượng nước cây hấp thụ được?
Câu 3. Hãy cho biết ý nghĩa của sự hình thành amide trong cơ thể thực vật?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
- GV theo dõi và hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
- Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, tranh luận, nhận xét hoạt động
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI
Câu 1.

Câu 2. Bởi vì quá trình thoát hơi nước giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sống
của cây:
- Tạo động lực đầu trên cho quá trình hấp thụ, vận chuyển vật chất ở rễ lên lá và cơ
quan phía trên
- Duy trì sức trương và liên kết các cơ quan của cây thành một thể thống nhất
- Đảm bảo CO2 có thể khuếch tán vào lá, cung cấp cho quang hợp
- Giảm nhiệt độ bề mặt lá trong những ngày nắng nóng, bảo vệ các cơ quan khỏi bị tổn
thương bởi nhiệt độ và duy trì các hoạt động sống bình thường
Chính vì vậy mà quá trình thoát hơi nước có ích với thực vật dù tiêu tốn phần lớn
lượng nước cây hấp thụ được.
Câu 3. Ý nghĩa của sự hình thành amit: Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan
trọng
+ Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất (NH3 tích luỹ lại sẽ gây độc cho tế bào)
+ Amide là nguồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp amino acid khi cần thiết.
Hoạt động 2. Bài tập trắc nghiệm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập trắc nghiệm theo kĩ thuật tia chóp
Họ và tên:…………..
Lớp:…………………
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo cơ chế nào nào?
A. Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu.
B. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động.
C. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.
D. Điện li và hút bám trao đổi.
Câu 2. Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường
nào?
A. Con đường qua tế bào sống
B. Con đường qua gian bào và con đường qua các tế bào sống
C. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào
D. Con đường qua gian bào và thành tế bào
Câu 3. Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá
A. Lực đẩy (áp suẩt rễ)
B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giừa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch
D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.
Câu 4. Chất nào tham gia chủ yếu vào dòng vận chuyên trong mạch rây?
A. Polysaccharide B. Amino acid C. Glucose D. Sucrose
Câu 5. Ở thực vật, các nguyên tố khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Co, Mo, N, B, Mn B. B, Mg, Cl, Mo, Cu.
C. Ca, Mo, Cu, Zn, Fe D. B, Mo, Cu, Ni, Fe.
Câu 6. Khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau
đây là đúng?
1. Nếu thiếu các nguyên tố này thì cây không hoàn thành được chu trình sống
2. Các nguyên tố này không thể thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác
3. Các nguyên tố này phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cây
4. Các nguyên tố này luôn có mặt trong các đại phân tử hữu cơ
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 7. Ở thực vật, nước chủ yếu được thoát ra ngoài qua bộ phận nào sau đây của lá?
A. Khí khổng. B. Bề mặt lá. C. Mô giậu. D. Mạch gỗ.
Câu 8. Khi tế bào khí khổng no nước thì
A. Thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
C. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
D. Thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra
Câu 9. Cây hấp thụ nitơ ở dạng
A. N2+ và NO3-. B. N2+ và NH3+.
C. NH4+ và NO3- D. NH4- và NO3+.
Câu 10. Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa
A. NO3- thành NH4+. B. NO3- thành NO2-.
+ -
C. NH4 thành NO2 . D. NO2- thành NO3-.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào kiến thức đã học làm bài tập trắc nghiệm
- GV theo dõi quá trình làm bài của HS, đảm bảo không có HS nào sử dụng tài liệu
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV thu phiếu bài tập và chấm điểm
Đáp án
1. B 2. B 3. D 4. D 5. D
6. D 7. A 8. D 9. C 10. A
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS làm tốt.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như:
- Giải thích được vai trò quan trọng của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến vận chuyển nước, thoát hơi
nước ở cây như: rỉ nhựa, ứ giọt...
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân về nhà hoàn thành các câu hỏi GV đưa ra
c. Sản phẩm: Kết quả bài báo cáo của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao bài tập về nhà cho HS
Câu 1. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
Câu 2: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống đó có thế tiếp tục đi
lên được không? Vì sao?
Câu 3: Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt?

Câu 4. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
Câu 5: Vì sao khi đem cây đi trồng ở một nơi khác, người ta thường ngắt bớt lá?
Câu 6. Người ta thường khuyên rằng:"Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên
ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS ghi chép lại câu hỏi và trả lời câu hỏi ở nhà
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV kiểm tra quá trình chuẩn bị nhiệm vụ cá nhân ở nhà trong tiết học sau
Gợi ý kết quả:
Câu 1: Khi đất bị ngập nước, oxi trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ
cây không thể lấy oxi để hô hấp. Nếu như quá trình ngập úng kéo dài, các lông hút
trên rễ sẽ bị chết, rễ bị thối hỏng, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng
cho cây, làm cho cây bị chế.
Câu 2: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống vẫn tiếp tục đi lên
được. Vì các tế bào mạch gỗ xếp sít nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này sít khớp với
lỗ bên của tế bào bên cạnh. Do vậy, nếu một ống mạch gỗ bị tắc thì dòng nhựa nguyên
đi qua lỗ bên sang ống bên cạnh, đảm bảo cho dòng vận chuyển được liên tục.
Câu 3: Ban đêm, cây vẫn hút nước và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ướt,
không khí đã bão hòa hơi nước , nước không thể hình thành hơi để thoát ra ngoài mà
ứ lại ở tận các đầu cuối của lá. Hơn nữa, do các phân tử nước có lực liên kết với nhau
tạo nên sức căng bề mặt , hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá.
Câu 4: Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:
- Khoảng 90% lượng nước mà cây hút được đều được thoát hơi ra ngoài môi trường,
và phần lớn là thoát ra qua khí khổng ở lá, việc này làm cho phía dưới tán cây, nhiệt
độ thường thấp hơn khoảng 6-10oC so với môi trường, người dưới gốc cây sẽ thấy mát
hơn.
- Cùng với quá trình khí khổng mở ra để thoát hơi nước thì O2 cũng được khuếch
tán ra môi trường và CO2 cũng khuếch tán vào lá. Việc có nhiều O2 và ít CO2 xung
quanh sẽ khiến cho người đứng dưới tán cây dễ chịu hơn.
- Các mái che bằng vật liệu xây dựng không thể làm được hai điều trên, ngoài ra
chúng còn hấp thu nhiệt độ môi trường và khó giải phóng nhiệt. Vì vậy người đứng
dưới mái che sẽ luôn cảm thấy nóng hơn so với khi đứng dưới bóng cây.
Câu 5: Giảm bớt sự thoát hơi nước, vì cây mới trồng bộ rễ chưa ăn sâu, chắc vào đất
nên lượng nước hút được sẽ ít.
Câu 6. - Người ta thường khuyên rằng:"Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên
ăn ngay"
Vì: + Khi tưới phân đạm -> cung cấp nguồn ion NO-3
+ Mới tưới đạm cây hút NO-3 chưa kịp biến đổi thành NH+4 -> người ăn vào
NO 3 bị biến đổi thành NO-2 -> gây ung thư.
-

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS làm tốt, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học
- Trả lời các câu hỏi SGK
- Làm bài tập SBT
- Đọc trước và trả lời các câu hỏi bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và
khoáng ở thực vật
BÀI 3: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ
KHOÁNG Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng khoáng ở cây
- Ứng dụng kiến thức về ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình trao đổi nước và
khoáng ở thực vật vào thực tiễn
- Giải thích được sự cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí, các phản ứng chống chịu hạn,
chống chịu ngập úng, chống chịu mặn của thực vật và chọn giống cây trồng có khả năng
chống chịu.
- Phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng
- Thông qua thực hành, quan sát được cấu tạo của khí khổng ở lá. Thực hiện được các
thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở

- Thực hành tưới nước chăm sóc cây, trồng cây thủy canh, khí canh.
2. Năng lực:
NĂNG LỰC MỤC TIÊU
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác - Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
- Chủ động hoàn thành công việc được giao, tiếp thu kiến thức
từ các thành viên trong nhóm
Tự chủ và tự học - Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về các nhân tố ảnh
hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật
- Ghi chép đầy đủ và ngắn gọn thông tin dưới dạng sơ đồ tư
duy thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng khi cần thiết
Giải quyết vấn đề và Đề xuất các biện pháp tưới nước và bón phân hợp lý cho cây
sáng tạo trồng
NĂNG LỰC SINH HỌC
Nhận thức sinh học - Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dinh
dưỡng khoáng ở cây
- Phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây
trồng
Tìm hiểu thế giới - Thông qua thực hành, quan sát được cấu tạo của khí khổng
sống ở lá. Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước
ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá
- Thực hành tưới nước chăm sóc cây, trồng cây thủy canh, khí
canh.
Vận dụng kiến thức, - Giải thích được sự cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí, các
kĩ năng đã học phản ứng chống chịu hạn, chống chịu ngập úng, chống chịu
mặn của thực vật và chọn giống cây trồng có khả năng chống
chịu.
- Ứng dụng kiến thức về ảnh hưởng của các nhân tố đến quá
trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật vào thực tiễn
3. Phẩm chất
Chăm chỉ - Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi và hoàn
thành tốt việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
- Đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân và kiến thức đã tiếp
thu được khi học nội dung kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng
đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Trách nhiệm Có trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ khi được phân
công
Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án
- Hình 3.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố đến sự thoát hơi nước ở thực vật
- Hình 3.2. Một số phản ứng chống chịu hạn, mặn và ngập úng ở thực vật
- Hình 3.3. Tiêu bản khí khổng của lá cây thài lài
- Hình 3.4. Sự chuyển màu của giấy CoCl2 khi hấp thụ hơi nước thoát ra từ lá
- Hình mô hình trồng cây thủy canh
- Máy chiếu, máy tính, tivi (nếu có)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Trả lời các câu hỏi SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC
TẬP)
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến trao
đổi nước và khoáng ở thực vật
2. Nội dung:
-HS quan sát hình ảnh 2.1 và hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
(?) Quan sát hình ảnh và cho biết sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật
chịu tác động của những nhân tố nào?
3. Sản phẩm học tập:
- HS liệt kê được các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
GV giới thiệu hình và yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lới câu hỏi sau:
(?) Quan sát H2.1, cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cung cấp đủ
nước và dinh dưỡng khoáng? Nên làm gì để tránh xảy ra các hiện tượng này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS chú ý lắng nghe.
HS quan sát hình ảnh + thảo luận nhóm và trả lời cho câu hỏi dựa trên hiểu biết của
mình:
(?) Quan sát H2.1, cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cung cấp đủ
nước và dinh dưỡng khoáng? Nên làm gì để tránh xảy ra các hiện tượng này?
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:
HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi.
GV gọi HS trả lời
HS còn lại chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả: GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và dẫn dắt vào nội dung
bài mới: Bài 3: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG
Ở THỰC VẬT
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (KHÁM PHÁ)
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng
khoáng ở thực vật
a. Mục tiêu:
- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng khoáng ở cây
b. Nội dung:
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập, cho HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi,
thảo luận nhóm
- HS trả lời để tìm ra nội dung phần học về nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh
dưỡng khoáng ở thực vật
PHT số 1: Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực
vật
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
1. Nhiệt độ
2. Ánh sáng
3. Nước trong
đất
4. Độ thoáng khí
của đất
5. Hệ vi sinh vật
vùng rễ
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi và đáp án PHT của GV đưa ra
Đáp án PHT số 1: Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng
ở thực vật
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
1. Nhiệt độ Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát - Trời rét: Che chắn cho cây
triển và trao đổi chất của rễ → trồng hoặc bón phân giàu K
ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước, - Nhiệt độ phù hợp: Tăng
khoáng ở rễ cây cường cung cấp nước và bón
phân cho cây.
2. Ánh sáng Tác động đến quá trình hấp thụ Sử dụng ánh sáng với cường độ
khoáng thông qua ảnh hưởng đến và phổ khác nhau để điều khiển
quang hợp, trao đổi nước của cây sự hấp thụ khoáng của cây
trồng
3. Nước trong - Hàm lượng nước trong đất thấp Tưới đủ nước cho cây trồng
đất → giảm sự xâm nhập của nước
vào rễ, thậm chí rễ cây không hút
được nước khi đất quá khô → hạn
chế thoát hơi nước ở lá
- Độ ẩm đất thấp → giảm độ hòa
tan của các chất khoáng trong đất
→ giảm hút các ion khoáng của rễ
cây
4. Độ thoáng Giảm độ thoáng khí trong đất → Làm đất tơi xốp, tăng độ
khí của đất giảm sự xâm nhập của nước vào thoáng khí cho đất
trong rễ cây, giảm hấp thụ các ion
khoáng vào rễ
5. Hệ vi sinh vật - Tham gia vào quá trình khoáng Sử dụng phân bón hoặc chế
vùng rễ hóa các hợp chất hữu cơ phẩm vi sinh bổ sung VSV có
- Ảnh hưởng đến độ hòa tan của lợi vào đất hoặc thúc đẩy VSV
các chất khoáng vùng rễ phát triển
- Một số nấm rễ giúp cây hấp thụ
nước và khoáng
- Một số VSV gây bệnh ở rễ hoặc
cạnh tranh dinh dưỡng với thực
vật
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
SINH
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng I. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở TRAO ĐỔI NƯỚC, DINH
thực vật DƯỠNG KHOÁNG Ở THỰC
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ VẬT
GV sử dụng kỹ thuật mảnh ghép cho hoạt động Trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng
1.1 ở thực vật chịu ảnh hưởng của các
GV chia lớp thành 5 nhóm mảnh ghép và 4 nhân tố:
nhóm chuyên gia - Nhiệt độ
- Ánh sáng
- Nước trong đất
- Độ thoáng khí của đất
- Hệ VSV vùng rễ
GV cho HS quan sát hình ảnh ảnh hưởng của ĐÁP ÁN PHT SỐ 1
một số nhân tố đến sự thoát hơi nước ở thực vật

GV yêu cầu các nhóm quan sát hình + nghiên


cứu thông tin (SGK/18) + thảo luận theo kỹ
thuật mảnh ghép hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Vòng 1. Nhóm chuyên gia
+ Nhóm 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ và
ứng dụng thực tiễn
+ Nhóm 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ và
ứng dụng thực tiễn
+ Nhóm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng và
ứng dụng thực tiễn
+ Nhóm 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của nước trong
đất và ứng dụng thực tiễn
+ Nhóm 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của độ thoáng
khí của đất và ứng dụng thực tiễn
+ Nhóm 5: Tìm hiểu ảnh hưởng của hệ VSV
vùng rễ và ứng dụng thực tiễn
Các nhóm chuyên gia thảo luận trong vòng 5
phút và mỗi thành viên của các nhóm chuyên gia
được phát một thẻ có số từ 1 đến 4 bất kì
- Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Các thành viên của nhóm chuyên gia rã về 4
nhóm mảnh ghép theo số trên thẻ được phát
4 nhóm mảnh ghép cùng thảo luận hoàn thành
PHT số 1: Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến trao
đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực vật
NHÂN TỐ ẢNH ỨNG DỤNG
HƯỞNG THỰC TIỄN
1. Nhiệt độ
2. Ánh sáng
3. Nước trong đất
4. Độ thoáng khí
của đất
5. Hệ vi sinh vật
vùng rễ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + thảo
luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép để hoàn
thành câu hỏi và ghi vào bảng nhóm
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và mời
ngẫu nhiên một vài nhóm trình bày
Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung
(nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng trong thực tiễn
a. Mục tiêu:
- Giải thích được sự cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí, các phản ứng chống chịu hạn,
chống chịu ngập úng, chống chịu mặn của thực vật và chọn giống cây trồng có khả năng
chống chịu.
- Phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng
b. Nội dung:
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi, cho HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm
rút ra kiến thức về cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
PHT số 2. Tìm hiểu cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
1. Cân bằng nước là gì?
2. Hoàn thành bảng sau:
Tương quan nước (A: Hút vào, B: Thoát Đặc điểm sinh trưởng của cây
ra)
A=B
A>B
A<B
3. Thế nào là tưới tiêu hợp lí? Cơ sở của tưới tiêu hợp lí?
4. Khi nào cây hoàn thành phản ứng chống chịu? Trong điều kiện ngập mặn, hạn hán
cây chống chịu bằng cách nào?
- HS trả lời để tìm ra nội dung phần học về cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi và đáp án PHT của GV đưa ra
1. Cân bằng nước là gì?
Cân bằng nước là sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào và lượng hơi nước thoát
ra.
2. Hoàn thành bảng sau:
Tương quan nước (A: Hút vào, B: Thoát Đặc điểm sinh trưởng của cây
ra)
A=B Cây sinh trưởng, phát triển bình thường
A>B Cây sinh trưởng, phát triển bình thường
A<B Cây héo. Nếu tình trạng héo kéo dài → tổn
thương mô, cơ quan → giảm sinh trưởng,
phát triển của cây, thậm chí gây chết cây
3. Thế nào là tưới tiêu hợp lí? Cơ sở của tưới tiêu hợp lí?
- Tưới tiêu hợp lí: Tưới đúng thời gian, đúng lượng nước, đúng phương pháp
- Cơ sở: Căn cứ vào:
+ Đặt điểm di truyền
+ Trạng thái sinh lí của cây
+ Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu
4. Khi nào cây hoàn thành phản ứng chống chịu? Trong điều kiện ngập mặn, hạn hán
cây chống chịu bằng cách nào?
- Cây hoàn thành phản ứng chống chịu khi cây chịu tác động của hạn, mặn hoặc
ngập úng
- Trong điều kiện ngập mặn:
+ Biến đổi hình thái: Phát triển mô thông khí, phát triển rễ thở
+ Tổng hợp protein chống căng thẳng
- Trong điều kiện hạn:
+ Biến đổi hình thái: Giảm kích thước lá, tăng lớp cutin, phát triển/thu nhỏ bộ rễ
+ Tích lũy thẩm thấu (proline, đường)
+ Loại bỏ sản phẩm gây độc
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HỌC SINH
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu cân bằng nước và II. ỨNG DỤNG TRONG THỰC
tưới tiêu hợp lí cho cây trồng TIỄN
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 1. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí
GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ là 1 nhóm) cho cây trồng
thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn. a. Khái niệm:
Cân bằng nước là sự tương quan giữa
lượng nước do rễ hút vào và lượng hơi
nước thoát ra.
b. Đặc điểm
(A: Hút vào, B: Thoát ra)
- A = B: Cây sinh trưởng, phát triển
bình thường
- A > B: Cây sinh trưởng, phát triển
GV yêu cầu các nhóm đọc nội dung SGK + bình thường
thảo luận nhóm hoàn thành PHT - A < B: Cây héo. Nếu tình trạng héo
PHT số 2. Tìm hiểu cân bằng nước và tưới kéo dài → tổn thương mô, cơ quan →
tiêu hợp lí cho cây trồng giảm sinh trưởng, phát triển của cây,
1. Cân bằng nước là gì? thậm chí gây chết cây
2. Hoàn thành bảng sau: c. Tưới tiêu hợp lí
Tương quan nước (A: Đặc điểm sinh trưởng - Tưới tiêu hợp lí: Tưới đúng thời gian,
Hút vào, B: Thoát ra) của cây đúng lượng nước, đúng phương pháp
A=B - Cơ sở: Căn cứ vào:
A>B + Đặt điểm di truyền
A<B + Trạng thái sinh lí của cây
+ Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu
b. Phản ứng chống chịu của cây
Trong điều kiện ngập mặn, hạn hán
3. Thế nào là tưới tiêu hợp lí? Cơ sở của tưới
tiêu hợp lí? cây chống chịu bằng cách nào?
- Cây hoàn thành phản ứng chống chịu
4. Khi nào cây hoàn thành phản ứng chống chịu?
Trong điều kiện ngập mặn, hạn hán cây chống khi cây chịu tác động của hạn, mặn
chịu bằng cách nào? hoặc ngập úng
GV cho HS đọc mục “em có biết” để HS nắm - Trong điều kiện ngập mặn:
được đặc điểm của sa mạc và ứng dụng trồng + Biến đổi hình thái: Phát triển mô
cây trên sa mạc thông khí, phát triển rễ thở
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tổng hợp protein chống căng thẳng
HS đọc thông tin SGK + thảo luận nhóm theo - Trong điều kiện hạn:
kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành PHT và + Biến đổi hình thái: Giảm kích thước
ghi sản phẩm vào bảng nhóm lá, tăng lớp cutin, phát triển/thu nhỏ
Bước 3. Báo cáo, thảo luận bộ rễ
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và mời + Tích lũy thẩm thấu (proline, đường)
ngẫu nhiên một vài nhóm trình bày + Loại bỏ sản phẩm gây độc
Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ 2. Vai trò của phân bón đối với năng
sung (nếu có) suất cây trồng
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - Phân bón cung cấp dinh dưỡng bổ
vụ học tập sung cho cây trồng trên những vùng
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển đất không cung cấp đủ chất dinh
sang hoạt động tiếp theo. dưỡng hoặc bị mất đi qua nhiều mùa
Hoạt động 1.2. Vai trò của phân bón đối thu hoạch
với năng suất cây trồng - Phân bón bổ sung chất hữu cơ, VSV
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ làm tăng độ màu mỡ của đất
GV cho HS hoạt động cá nhân quan sát hình → Phân bón thúc đẩy sinh trưởng, phát
ảnh về phân bón, yêu cầu HS quan sát hình + triển và tăng năng suất cây trồng và
đọc SGK + kiến thức thực tiễn trả lời câu hỏi chất lượng nông sản, tăng hiệu quả
trồng trọt

(?) Trên thị trường hiện nay có những loại


phân bón nào?
(?) Phân bón có vai trò gì đối với cây trồng?
(?) Điều gì xảy ra nếu bón phân hóa học quá
nhiều?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + kiến
thức thực tiễn trả lời các câu hỏi của GV để
nắm được kiến thức về vai trò của phân bón
đối với năng suất cây trồng
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trình bày
Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung
(nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển
sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3: Thực hành trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật
a. Mục tiêu:
- Thông qua thực hành, quan sát được cấu tạo của khí khổng ở lá. Thực hiện được các
thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở

- Thực hành tưới nước chăm sóc cây, trồng cây thủy canh, khí canh.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS thực hành
- HS hoạt động cá nhân và nhóm :
+ Nhận dụng cụ thí nghiệm
+ Đọc SGK mục III, thảo luận nhóm thực hành, báo cáo thực hành theo mẫu:
THÍ NGHIỆM 1. Quan sát cấu tạo của khí khổng ở lá cây
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm
Tên nhóm
1. Mục đích thí nghiệm
2. Cơ sở lí thuyết
3. Chuẩn Mẫu vật
bị Dụng cụ, hóa
chất
3. Tiến hành
4. Kết quả và vẽ hình quan
sát được
5. Kết luận
THÍ NGHIỆM 2. Thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ cây, sự vận chuyển nước
ở thân cây
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
1. Tên thí nghiệm
2. Nhóm thực hiện
3. Kết quả và thảo
luận
4. Kết luận
5. Phục lục (nếu có)
THÍ NGHIỆM 3. Thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá cây
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm
Tên nhóm
1. Mục đích thí nghiệm
2. Cơ sở lí thuyết
3. Chuẩn Mẫu vật
bị Dụng cụ, hóa
chất
3. Tiến hành
4. Kết quả
5. Kết luận
THÍ NGHIỆM 4. Thực hành tưới nước, chăm sóc cây
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm
Tên nhóm
1. Mục đích thí nghiệm
2. Cơ sở lí thuyết
3. Chuẩn bị Mẫu vật
Dụng cụ, hóa
chất
3. Tiến hành
4. Kết quả Trạng thái của lá
Biểu đồ sinh
trưởng
5. Kết luận
THÍ NGHIỆM 5. Thực hành trồng cây theo phương pháp thủy canh, khí canh
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
1. Tên thí nghiệm
2. Nhóm thực hiện
3. Kết quả và thảo
luận
4. Kết luận
5. Phục lục (nếu có)
c. Sản phẩm:
Báo cáo thực hành của các nhóm
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HỌC SINH
Hoạt động 3.1. Quan sát cấu tạo của III. THỰC HÀNH TRAO ĐỔI NƯỚC
khí khổng ở lá cây VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ THỰC VẬT
- Trước khi thực hành GV cần làm một 1. Quan sát cấu tạo của khí khổng ở lá
số công việc: cây
+ Chia lớp thành các nhóm - Mẫu báo cáo của HS
+ Giao dụng cụ và yêu cầu các nhóm - Hình ảnh tham khảo
bảo quản.
- GV nêu yêu cầu:
(?) Trình bày cách tiến hành thí nghiệm
quan sát cấu tạo của khí khổng ở lá cây?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Các nhóm nhận dụng cụ
+ Phân công thư ký ghi chép 2. Thí nghiệm chứng minh sự hút nước
+ Các nhóm tiến hành đọc SGK và thảo của rễ cây, sự vận chuyển nước ở thân
luận thống nhất báo cáo cây
+ Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các - Mẫu báo cáo của HS
bước trong SGK và theo yêu cầu của GV 3. Thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi
- Gv quan sát hoạt động của các nhóm và nước ở lá cây
hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác - Mẫu báo cáo của HS
Bước 3. Báo cáo, thảo luận - Hình ảnh tham khảo
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình
bày các bước tiến hành
- Các nhóm cử đại diện trình bày cách tiến
hành
- Các nhóm nộp sản phẩm để GV kiểm tra
- Gv kiểm tra kết quả ngay trên kính hiển
vi của các nhóm -> Nhận xét 4. Thực hành tưới nước, chăm sóc cây
- GV thu báo cáo của các nhóm - Mẫu báo cáo của HS
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện 5. Thực hành trồng cây theo phương
nhiệm vụ học tập pháp thủy canh, khí canh
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, thu - Mẫu báo cáo của HS
báo cáo, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3.2. Thí nghiệm chứng minh
sự hút nước của rễ cây, sự vận chuyển
nước ở thân cây
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Trước khi thực hành GV cần làm một
số công việc:
+ Chia lớp thành các nhóm
+ Giao dụng cụ và yêu cầu các nhóm
bảo quản.
- GV nêu yêu cầu:
(?) Trình bày cách tiến hành thí nghiệm
chứng minh sự hút nước của rễ cây, sự
vận chuyển nước ở thân cây?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Một số mẫu trồng cây thủy canh
+ Các nhóm nhận dụng cụ
+ Phân công thư ký ghi chép
+ Các nhóm tiến hành đọc SGK và thảo
luận thống nhất báo cáo
+ Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các
bước trong SGK và theo yêu cầu của GV
- Gv quan sát hoạt động của các nhóm và
hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình
bày các bước tiến hành
- Các nhóm cử đại diện trình bày cách tiến
hành
- Các nhóm nộp sản phẩm để GV kiểm tra
- Gv kiểm tra kết quả của các nhóm ->
Nhận xét
- GV thu báo cáo của các nhóm
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, thu
báo cáo, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3.3. Thí nghiệm chứng minh
sự thoát hơi nước ở lá cây
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Trước khi thực hành GV cần làm một
số công việc:
+ Chia lớp thành các nhóm
+ Giao dụng cụ và yêu cầu các nhóm
bảo quản.
- GV nêu yêu cầu:
(?) Trình bày cách tiến hành thí nghiệm
chứng minh sự thoát hơi nước ở lá cây?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Các nhóm nhận dụng cụ
+ Phân công thư ký ghi chép
+ Các nhóm tiến hành đọc SGK và thảo
luận thống nhất báo cáo
+ Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các
bước trong SGK và theo yêu cầu của GV
- Gv quan sát hoạt động của các nhóm và
hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình
bày các bước tiến hành
- Các nhóm cử đại diện trình bày cách tiến
hành
- Các nhóm nộp sản phẩm để GV kiểm tra
- Gv kiểm tra kết quả của các nhóm ->
Nhận xét
- GV thu báo cáo của các nhóm
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, thu
báo cáo, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3.4. Thực hành tưới nước,
chăm sóc cây
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Trước khi thực hành GV cần làm một
số công việc:
+ Chia lớp thành các nhóm
+ Giao dụng cụ và yêu cầu các nhóm
bảo quản.
- GV nêu yêu cầu:
(?) Trình bày cách tiến hành thực hành
tưới nước, chăm sóc cây?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Các nhóm nhận dụng cụ
+ Phân công thư ký ghi chép
+ Các nhóm tiến hành đọc SGK và thảo
luận thống nhất báo cáo
+ Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các
bước trong SGK và theo yêu cầu của GV
- Gv quan sát hoạt động của các nhóm và
hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình
bày các bước tiến hành
- Các nhóm cử đại diện trình bày cách tiến
hành
- Các nhóm nộp sản phẩm để GV kiểm tra
- Gv kiểm tra kết quả của các nhóm ->
Nhận xét
- GV thu báo cáo của các nhóm
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, thu
báo cáo, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3.5. Thực hành trồng cây
theo phương pháp thủy canh, khí canh
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Trước khi thực hành GV cần làm một
số công việc:
+ Chia lớp thành các nhóm
+ Giao dụng cụ và yêu cầu các nhóm
bảo quản.
- GV nêu yêu cầu:
(?) Trình bày cách tiến hành thực hành
tưới nước, chăm sóc cây?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Các nhóm nhận dụng cụ
+ Phân công thư ký ghi chép
+ Các nhóm tiến hành đọc SGK và thảo
luận thống nhất báo cáo
+ Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các
bước trong SGK và theo yêu cầu của GV
- Gv quan sát hoạt động của các nhóm và
hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình
bày các bước tiến hành
- Các nhóm cử đại diện trình bày cách tiến
hành
- Các nhóm nộp sản phẩm để GV kiểm tra
- Gv kiểm tra kết quả của các nhóm ->
Nhận xét
- GV thu báo cáo của các nhóm
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, thu
báo cáo, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện, phát triển kĩ năng bài học
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi luyện tập trong SGK
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để HS trả lời
- HS trả lời câu hỏi để khắc sâu kiến thức bài học
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1. Câu hỏi luyện tập trong SGK
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Giải thích cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt?
Câu 2. Việc bón phân quá ít hoặc quá nhiều sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đất và cây
trồng?
Câu 3. Khi rễ cây bị ngập úng trong thời gian dài, cây trồng có biểu hiện như thế nào?
Giải thích?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
- GV theo dõi và hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
- Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, tranh luận, nhận xét hoạt động
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI
Câu 1. Cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt:
- Xới đất làm tăng độ thoáng khí của đất đảm bảo sự phát triển của hệ rễ ở cây trồng,
nhờ đó, giúp cây trồng hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi, thúc đẩy sự sinh trưởng
và phát triển của cây trồng.
- Ngoài ra, việc xới đất làm tăng độ thoáng khí của đất cũng ức chế sự phát triển của
vi khuẩn phản nitrate hóa trong đất, nhờ đó, giúp giữ được nguồn nitrogen – một trong
những khoáng chất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Câu 2. - Nếu bón phân với lượng quá ít, không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của
cây, cây sẽ bị thiếu chất khoáng, còi cọc và chậm lớn dần dẫn đến việc giảm năng suất
cây trồng.
- Nếu bón phân quá nhiều, cây sẽ bị thừa chất và bị ngộ độc. Các vi khuẩn có lợi trong
đất sẽ bị tiêu diệt (vi sinh vật cổ định đạm, phân giải chất hữu cơ,...) làm ô nhiễm đất
và nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng và vật nuôi khi ăn phải.
=> Vì vậy, cần phải bón phân hợp lí, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Trong thực
tế, để đạt được hiệu quả kinh tế cao, việc bón phàn cán tuân thủ theo 4 nguyên tắc
chính: đúng loại phân bón, đúng liều lượng, đúng thời điểm và bón đúng phương pháp.
Câu 3. - Khi rễ cây bị ngập úng trong thời gian dài, cây trồng có biểu hiện lá héo, bắt
đầu vàng và rụng dần; rễ bị thối hỏng; cây chết dần.
- Giải thích: Khi đất bị ngập úng, các khe đất bị phủ kín bởi nước mà hàm lượng oxygen
trong nước rất thấp nên không đủ cung cấp cho rễ cây thực hiện hô hấp → Quá trình
hô hấp ở rễ diễn ra yếu (hoặc diễn ra theo con đường hô hấp kị khí) khiến tế bào lông
hút thiếu năng lượng để hấp thụ chủ động các chất khoáng cần thiết → Khi trong tế
bào có nồng độ chất tan thấp thì áp suất thẩm thấu của tế bào thấp → Nước không
thẩm thấu vào tế bào lông hút của rễ → Cây bị mất cân bằng nước dẫn đến lá cây sẽ
có biểu hiện héo, thậm chí là chết.
Hoạt động 2. Bài tập trắc nghiệm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập trắc nghiệm theo kĩ thuật tia chóp
Họ và tên:…………..
Lớp:…………………
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cây mất cân bằng nước khi nào ?
A. Hút nước quá ít B. Thoát nước quá mạnh
C. Hút nước nhiều hơn thoát nước D. Hút nước ít hơn thoát nước.
Câu 2. Nguyên nhân quyết định hiện tượng héo:
A. Giảm sức trương P B. Mất cân bằng nước trong cây
C. Hút nước quá ít D. Thoát nước quá nhiều
Câu 3. Để tưới nước hợp lí cho cây cần căn cứ vào bao nhiêu đặc điểm sau đây?
(I) Đặc điểm di truyền của cây
(II) Đặc điểm của loại đất
(III) Đặc điểm thời tiết, khí hậu.
(IV) Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây.
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 4. Không nên tưới cây vào buổi trưa nắng gắt vì:
1. Làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng bất lợi cho cây.
2. Giọt nước đọng trên lá sau khi tưới, trở thành thấu kính hội tụ hấp thụ ánh sáng và
đốt nóng lá, làm lá héo.
3. Lúc này khí khổng đang đóng, dù dược tưới nước cây vẩn không hút được nước.
4. Đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá.
A. 1,2,4 B. 2,3 C. 2,4. D. 2,3,4.
Câu 5. Biện pháp tưới nước hợp lí cho cây, bao hàm tiêu chí:
A. Tưới đúng lúc, đúng lượng và đúng cách.
B. Chất lượng nước tưới cần được đảm bảo.
C. Phải tưới ngay sau khi phát hiện cây thiếu nước
D. Thường xuyên tưới, thừa còn hơn thiếu.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào kiến thức đã học làm bài tập trắc nghiệm
- GV theo dõi quá trình làm bài của HS, đảm bảo không có HS nào sử dụng tài liệu
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV thu phiếu bài tập và chấm điểm
Đáp án
1. D 2. B 3. C 4. C 5. A
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS làm tốt.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như:
- Giải thích được sự cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí, các phản ứng chống chịu hạn,
chống chịu ngập úng, chống chịu mặn của thực vật và chọn giống cây trồng có khả năng
chống chịu.
- Ứng dụng kiến thức về ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình trao đổi nước và
khoáng ở thực vật vào thực tiễn
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân về nhà hoàn thành các câu hỏi GV đưa ra
c. Sản phẩm: Kết quả bài báo cáo của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao bài tập về nhà cho HS
Hãy giải thích ưu, nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây trồng đang
được vận dụng trong thực tế?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép lại câu hỏi và trả lời câu hỏi ở nhà
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV kiểm tra quá trình chuẩn bị nhiệm vụ cá nhân ở nhà trong tiết học sau
Gợi ý kết quả:
Ưu, nhược điểm của một số phương pháp tưới nước cho cây trồng đang được vận dụng
trong thực tế

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

Điều hòa nhiệt độ của cây trồng, Giảm độ thoáng khí, giảm
kìm hãm sự phát triển của cỏ dại, hoạt động của các vi sinh vật
Phương pháp giảm bớt nồng độ các chất có hại. trong đất, tốn nhiều nước, gây
tưới mặt đất khó khăn cho việc cơ giới hóa
đồng ruộng, gây hiện tượng
lầy hóa.
Tiết kiệm nước, thích hợp với Tốn nhiều tiền để xây dựng hệ
nhiều loại địa hình, không gây xói thống, kĩ thuật tưới phức tạp,
mòn, trôi màu, không phá vỡ kết đòi hỏi trình độ cao, chất
Phương pháp
cấu đất, giảm diện tích chiếm đất lượng tưới bị ảnh hưởng bởi
tưới phun mưa
của kênh mương và công trình điều kiện thời tiết (trời quá
tưới. nắng thì nước gần như sẽ bốc
hơi hết).
Nước từ rãnh thấm từ từ vào đất Lãng phí lượng nước ở cuối
nên lớp đất mặt vẫn tơi xốp, kết rãnh, tốn công cho việc tạo
cấu đất ít bị phá vỡ, đất ít bị bào rãnh.
Tưới theo luống
mòn, chất dinh dưỡng không bị
(rãnh)
rửa trôi, ít hao tổn nước, không
làm ngập mặt ruộng nên công tác
canh tác, cơ giới hóa dễ dàng.
Tương đối đơn giản, nhanh. Chỉ áp dụng được cho một loại
Phương pháp
cây nhất định, số lượng cây
tưới vào gốc cây
tưới phải ít.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS làm tốt, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học
- Trả lời các câu hỏi SGK
- Làm bài tập SBT
- Đọc trước và trả lời các câu hỏi bài 4: Quang hợp ở thực vật
BÀI 4: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Khái niệm; phương trình tổng quát; vai trò của quang hợp; Vai trò của sắc tố quang hợp;
Sản phẩm của pha sáng; Các con đường đồng hóa carbon; sự thích nghi của thực vật C4
và CAM trong điều kiện bất lợi; yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp; Mối quan hệ giữa
quang hợp và năng suất cây trồng.
2. Năng lực
- Bước đầu tái hiện lại kiến thức về quang hợp đã học trong chương trình sinh học 10: nhóm
sinh vật có khả năng quang hợp; thành phần tham gia quang hợp; 2 pha của quang hợp và sản
phẩm của quang hợp.
- Phát biểu được khái niệm quang hợp; Viết được PTTQ của quang hợp; Nêu được 3 vai trò
của quang hợp: đối với sinh vật, đối với thực vật, đối với sinh quyển.
- Trình bày được vai trò của 2 nhóm sắc tố chính chlorophyll và caroteniod trong quang hợp.
- Liệt kê được nguyên liệu, sản phẩm của 2 pha sáng, tối của quang hợp, sản phẩm của quá
trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
- Chỉ ra được vị trí xảy ra pha sáng; mô tả được diễn biến pha sáng, viết được PTTQ của pha
sáng.
- Phân biệt được đại diện; môi trường sống; giải phẫu Kranz; chất nhận CO2 đầu tiên; sản phẩm
cố định CO2 đầu tiên; enzyme cacboxyl hóa; thời gian cố định CO2; năng suất sinh vật học;
nhu cầu nước của 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
- Chứng minh được quá trình quang hợp của thực vật C4 và CAM thích nghi với điều kiện môi
trường bất lợi.
- Trình bày được ảnh hưởng của 3 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 đến quang hợp.
- Giải thích được tại sao quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
- Giải thích việc sử dụng biện pháp kĩ thuật nông học, công nghệ cao để tăng năng suất cây trồng.
- Ghép được 9 hình tam giác trong trò chơi ghép hình để tạo thành mạch kiến thức của
bài học.
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, tự giác trong việc nghiên cứu SGK và làm phiếu học tập về quang hợp.
- HS có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
- Trung thực trong việc chấm bài cho bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy tính, máy chiếu
- Phiếu học tập 01: Tìm hiểu khái quát về quang hợp.
- Phiếu học tập 02: Tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật.
- Phiếu học tập 03: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
- Phiếu học tập 04: Tìm hiểu quang hợp và năng suất cây trồng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu
1. Mục tiêu
- Bước đầu tái hiện lại kiến thức về quang hợp đã học trong chương trình sinh học 10: nhóm
sinh vật có khả năng quang hợp; thành phần tham gia quang hợp; 2 pha của quang hợp và sản
phẩm của quang hợp.
2. Nội dung
Trò chơi “Ai là triệu phú”.
Câu hỏi 1: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?
Câu hỏi 2: Vì sao hầu hết lá cây có màu xanh?
Câu hỏi 3: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây?
Câu hỏi 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?
Câu hỏi 5: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
3. Sản phẩm học tập
- HS lựa chọn và trả lời đáp án đúng.
- Đáp án: + Câu 1: A. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo.
+ Câu 2: B. Vì lá chứa diệp lục, diệp lục phản xạ tia xanh nên có màu xanh.
+ Câu 3: C. Khí cacbonic, nước.
+ Câu 4: D. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau.
+ Câu 5: A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
4. Tổ chức hoạt động
 Chuyển giao nhiệm vụ:
+ HS làm việc cá nhân.
+ Trong vòng 30s, đọc câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất.
 Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc câu hỏi và 4 đáp án đã cho. Lựa chọn đáp án đúng nhất.
 Kết luận:
- Đáp án của các câu hỏi.
- Quang hơp xảy ra ở thực vật, tảo... là những sinh vật có chứa sắc tố, quá trình đó đã sử dụng
nguyên liệu vô cơ để tạo sản phẩm hữu cơ và tích lũy năng lượng. Trong bài 4 “Quang hợp ở
thực vật” chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ về các vấn đề liên quan đến quang hợp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về quang hợp ở thực vật
1. Mục tiêu
- Phát biểu được khái niệm quang hợp; Viết được PTTQ của quang hợp; Nêu được 3 vai trò
của quang hợp: đối với sinh vật, đối với thực vật, đối với sinh quyển.
- Trình bày được vai trò của 2 nhóm sắc tố chính chlorophyll và caroteniod trong quang hợp.
2. Nội dung
Phiếu học tập số 01: Tìm hiểu khái quát về quang hợp.
3. Sản phẩm học tập
- HS viết vào phiếu học tập.
- Đáp án phiếu 01.
4. Tổ chức hoạt động
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc nhóm 4 HS.
- Thời gian 10 phút.
- Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập 01.
 HS thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc SGK, tìm kiếm thông tin, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi. Cử 1 thành viên
ghi vào phiếu học tập.
- Chú ý làm nhanh để đảm bảo thời gian.
 Báo cáo – Thảo luận:
- 5 nhóm HS làm bài nhanh nhất nộp sản phẩm cho GV.
- GV chấm bài cho 3- 5 nhóm HS, chọn bài có điểm cao nhất, chụp chiếu lên màn chiếu.
- GV gọi 1 bài đó lên chia sẻ kết quả; các HS khác nhận xét bổ sung. Lưu ý về vai trò
của các nhóm sắc tố quang hợp.
❖ Kết luận: Phiếu học tập; Nội dung cốt lõi.
1. Khái niệm quang hợp
- - Là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O
thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2, trong quá trình này thực vật
chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
- Phương trình: 6CO2 + 12H2O --> C6H12O6 + 6H2O + 6O2
2. Vai trò của quang hợp
Đối với thực vật; Đối với sinh vật; Đối với sinh quyển.
3. Sắc tố quang hợp
- Lục lạp có ở các tế bào có màu xanh của cây như thân, quả và lá.
- Hệ sắc tố quang hợp: Chlorophyll (a, b) và carotenoid (carotene và xanthophyl.
 EM CÓ BIẾT
Khả năng hấp thụ bụi phóng xạ, bụi độc, chắn gió..... của cây xanh.
 MỞ RỘNG
Câu hỏi: Tại sao lá có màu xanh? Lá màu đỏ, màu vàng có khả năng quang hợp không?
# Vì lá chứa diệp lục, diệp lục không hấp thụ tia sáng màu xanh lục, phản xạ tia xanh
lại nên có màu xanh. Những cây có lá màu đỏ, vàng có khả năng quang hợp vì vẫn có
nhóm sắc tố diệp lục nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm dịch bào là antôxianin
và carôtenoit.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật
1. Mục tiêu
- Liệt kê được nguyên liệu, sản phẩm của 2 pha sáng, tối của quang hợp, sản phẩm của quá
trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
- Chỉ ra được vị trí xảy ra pha sáng; mô tả được diễn biến pha sáng, viết được PTTQ của pha
sáng.
- Phân biệt được đại diện; môi trường sống; giải phẫu Kranz; chất nhận CO2 đầu tiên; sản phẩm
cố định CO2 đầu tiên; enzyme cacboxyl hóa; thời gian cố định CO2; năng suất sinh vật học;
nhu cầu nước của 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
- Chứng minh được quá trình quang hợp của thực vật C4 và CAM thích nghi với điều kiện môi
trường bất lợi.
2. Nội dung
- Câu hỏi: Có phải quá trình quang hợp ở các cây: Lúa; mía; thanh long đều diễn ra theo
cơ chế giống nhau?
- Phiếu học tập 02: Tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật.
3. Sản phẩm học tập
- Trình bày bằng lời trả lời câu hỏi và viết câu trả lời cho phiếu học tập.
# Quang hợp ở các cây lúa, mía, thanh long khác nhau, và khác nhau ở pha tối của
quang hợp..
- Đáp án phiếu 02.
4. Tổ chức hoạt động
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc nhóm 4 HS.
- Thời gian 10 phút.
- Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập 02.
 HS thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc SGK, tìm kiếm thông tin, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi. Cử 1 thành viên
ghi vào phiếu học tập.
- Chú ý đọc nhanh SGK lấy thông tin để ghi vào phiếu để đảm bảo thời gian. Cùng nhau
thảo luận câu hỏi suy luận về về pha sáng và pha tối.
 Báo cáo – Thảo luận:
- 5 nhóm HS làm bài nhanh nhất nộp sản phẩm cho GV.
- GV chấm bài cho 3- 5 nhóm HS, chọn bài có điểm cao nhất, chụp chiếu lên màn chiếu.
Nhấn mạnh về sự thích nghi của thực vật C3, C4, CAM từ cấu tạo lá đến pha trong quá trình
quang hợp.
❖ Kết luận: Phiếu học tập; Nội dung cốt lõi.
1. Pha sáng
- Diễn ra: màng thylakoid.
- Hệ sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển đổi năng lượng ánh
sáng thành năng lượng hóa học tích lũy ATP và NADPH.
2. Pha tối (đồng hóa CO2)
- Là pha đồng hóa CO2 diễn ra ở chất nền của lục lạp.
- Thực vật có các con đường cố định CO2 khác nhau và chia thành 3 nhóm: Thực vật
C3, thực vật C4 và thực vật CAM.
 EM CÓ BIẾT
Công trình nghiên cứu quang hợp nhân tạo.
 MỞ RỘNG
Câu hỏi: Trong điều kiện nóng, hạn thực vật C4 và CAM đã hình thành đặc điểm thích
nghi trong quang hợp như thế nào?
# Pha tối ở TV C4 và CAM có thêm chu trình sơ bộ cố định CO2, đảm bảo nguồn CO2
cung cấp cho quang hợp.
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
1. Mục tiêu
- Trình bày được ảnh hưởng của 3 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 đến quang hợp.
- Giải thích được tại sao quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
- Giải thích việc sử dụng biện pháp kĩ thuật nông học, công nghệ cao để tăng năng suất cây
2. Nội dung
- Phiếu học tập số 03: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
- Làm sao để tăng năng suất cây dâu tây?
- Phiếu học tập số 04: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
3. Sản phẩm học tập
- Trình bày bằng lời trả lời câu hỏi và viết câu trả lời cho phiếu học tập.
- Đáp án phiếu 03, 4.
# Bón phân, tưới nước hợp lý; phòng bệnh và diệt trừ sâu hại cho cây....
4. Tổ chức hoạt động
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc nhóm 4 HS.
- Thời gian 15 phút.
- Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập 03.
 HS thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc SGK, tìm kiếm thông tin, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi. Cử 1 thành viên
ghi vào phiếu học tập.
- Chú ý phân biệt khái niệm Điểm bão hòa và Điểm bù ánh sáng và CO2 và những ứng
dụng tăng năng suất cây trồng mà HS biết.
 Báo cáo – Thảo luận:
- 5 nhóm HS làm bài nhanh nhất nộp sản phẩm cho GV.
- GV chấm bài cho 3- 5 nhóm HS, chọn bài có điểm cao nhất, chụp chiếu lên màn chiếu.
Lưu ý: Mỗi loại thực vật khác nhau có nhu cầu về nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ CO2 khác nhau
biết nhu cầu nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ CO2 con người tạo ra điều kiện nhân tạo để tăng năng
suất cây trồng.
❖ Kết luận: Phiếu học tập; Nội dung cốt lõi.
Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp
1. Ánh sáng
- Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp: quang phân li nước; đóng
mở khí khổng.
2. Nồng độ CO2
- Là nguồn nguyên liệu của qua trình quang hợp.
- Nồng độ CO2 thích hợp cho cây quang hợp là 0,03%, nồng độ tối thiểu để cây có
thể quang hợp được là 0,008-0,01%.
3. Nhiệt độ
- Ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme. Cường độ quang hợp tăng khi tăng nhiệt độ,
khi vượt qua ngưỡng nhiệt độ tối ưu, cường độ quang hợp giảm.
Quang hợp và năng suất cây trồng
1. Mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng
- Quang hợp quyết định 90-95% năng suất cây trồng; 5- 10% còn lại là do dinh dưỡng
khoáng quyết định.
2. Một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng thông
qua quang hợp
 Biện pháp kĩ thuật nông học: Tăng diện tích lá; Bón phân hợp lí cho cây trồng như
phân đạm, kali; Tưới tiêu hợp lí; Gieo trồng đúng thời vụ
 Công nghệ nâng cao năng suất cây trồng:
 EM CÓ BIẾT
- Cây xanh giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí sinh hoạt đáng kể. Một cây trưởng
thành có chiều cao 25 – 30m có thể tương đương với hiệu quả của 10 máy lạnh cục bộ.
- Quả bí ngô siêu to khổng lồ nhất Việt Nam nặng 126,6 kg và cao 1,2 m; mô hình trồng
cây trong nhà kính; trồng cây dưới ánh sáng đèn LED
 MỞ RỘNG
Câu hỏi: Tại sao trong trồng trọt, người ta thường trồng xen cây có điểm bù ánh sáng
thấp với cây có điểm bù ánh sáng cao? Lấy ví dụ?
# - Cây có điểm bù ánh sáng thấp có khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng thấp,
còn cây có điểm bù ánh sáng cao có khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng cao →
vì vậy tận dụng tối đa nguồn ánh sáng, chất dinh dưỡng trên một diện tích trồng trọt
mà vẫn đảm bảo năng suất do cây có điểm bù ánh sáng cao sẽ ở phía tầng trên còn cây
có điểm bù ánh sáng thấp sẽ ở tầng dưới.
- Ví dụ: Trồng xen giữa ngô có điểm bù ánh sáng cao với đậu đỗ có điểm bù ánh sáng
thấp.
Câu hỏi: Trong trồng trọt, muốn tăng năng suất và chất lượng cây trồng như khoai
lang, sắn dây, mía, củ cải đường …thông qua quang hợp, cần áp dụng biện pháp kĩ
thuật nào?
# Cần áp dụng: Biện pháp kĩ thuật nông học: thúc đẩy quá trình vận chuyển sản phẩm
đồng hóa về cơ quan dự trữ, làm tăng năng suất cây trồng; phân bón cũng là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ lá, diện tích lá nhiều sẽ nâng cao hiệu
suất quang hợp; cung cấp nước đầy đủ cho cây trồng, gieo trồng đúng thời vụ.
Hoạt động 5: Luyện tập
1. Mục tiêu
- Ghép được 9 hình tam giác tạo thành mạch kiến thức của bài học.
2. Nội dung
- Ghép các hình tam giác để khái quát lại nôi dung bài “Quang hợp ở thực vật”.
3. Sản phẩm
- Hình ghép của HS.

4. Tổ chức hoạt động dạy học


 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc theo nhóm 4 HS.
- Thời gian 3 phút.
- Sử dụng 9 hình tam giác có ghi nội dung đã học. Đọc thông tin ghi sẵn ở cạnh của
hình tam giác, tìm các nội dung tương ứng với cạnh đó. Hãy ghép nhanh nhất để khái
quát lại nội dung của bài học.
 Thực hiện nhiệm vụ:
- Dựa vào thông tin đã học để ghép hình, lưu ý các từ khóa trên các cạnh phải khớp với
nhau.
 Báo cáo – Thảo luận:
- GV gọi nhóm nhanh nhất lên trình bày hình ghép được.
 Kết luận:
- Đáp án hình ghép
 Dặn dò: Ôn tập kiến thức chuẩn bị ôn tập giữa kì.
BÀI 4: THỰC HÀNH QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Cấu tạo cấu tạo lục lạp trong tế bào thực vật; sắc tố trong lá cây; sự hình thành tinh bột
và thải oxygen trong quá trình quang hợp.
2. Năng lực
- Thực hành quan sát được lục lạp trong tế bào thực vật.
- Thực hành nhận biết, tách chiết các sắc tố (chlorophyll a, b; carotenoid) trong lá cây.
- Thiết kế và thực hiện được các thí nghiệm về sự hình thành tinh bột trong quang hợp.
- Thiết kế và thực hiện được các thí nghiệm về sự thải oxygen trong quá trình quang
hợp.
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, tự giác trong việc nghiên cứu SGK và làm 4 thí nghiệm thực hành quang
hợp ở thực vật. Tự tin và mạnh dạn khi báo cáo kết quả thí nghiệm.
- HS phát triển ý thức trách nhiệm bảo vệ thực vật thông qua thực hành quang hợp ở
thực vật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, panh, thiết bị chụp ảnh. Ống đong 20 ml hoặc cốc
đong 100 ml, câm, kéo, chày, cối, phễu và giấy lọc kích thước 1.5 × 10cm, thiết bị chụp
ảnh. Cốc đong loại 250 ml và loại 500 ml, giấy màu (xanh, hồng, đen….) và kẹp, đèn
cồn và lưới chịu nhiệt. Hai ống nghiệm có nút bằng cao su, giá để ống nghiệm, hai cốc
đong 250 ml chứa 120 ml nước cất, một hộp tăm tre, bật lửa.
- Hóa chất: Nước cất, mực đỏ hoặc dung dịch eosin, dầu thực vật. Dung dịch CoCl2 5%.
Dung dịch Knop hoặc dinh dưỡng thủy canh. Dung môi ethanol 90%. Dung dịch 0.5%
iodine.
- Mẫu vật: Rong đuôi chó (Ceratophyllum demersum) hoặc rong cúc (ngô công thảo,
Egeria najas). Lá khoai lang, lá tía tô, lá rau rền…. . Cây khoai lang trồng trong chậu.
Rong cúc (ngô công thảo, E. najas) hoặc rong đuôi chó (C. demersum).
- Máy tính, máy chiếu; 01 Phiếu học tập về thực hành quang hợp ở thực vật.
III. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI
 GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Chia lớp thành các nhóm. Thời gian làm thực hành 1 tuần ở nhà.
- Phân công nhóm làm 4 thí nghiệm tương ứng.
- HS nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành cơ sở lý thuyết cho các nội dung thực hành
- Kiểm tra các dụng cụ thực hành đều đủ ghi (Đ), thiếu ghi (T) vào mục ô checklist.
- Tiến hành các thực hành theo các bước, bước nào đã hoàn thiện đánh (X) vào ô
checklist.
- HS thực hành tại nhà và ghi kết quả vào phiếu học tập.
 HS thực hiện:
- Thực hành theo hướng dẫn của GV
- Ghi kết quả vào phiếu học tập (phụ lục)
- Chuẩn bị báo cáo kết quả thực hành trên phiếu học tập, powerpoint, giấy A0…..
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hành
1. Mục tiêu
- Thực hành quan sát được lục lạp trong tế bào thực vật.
- Thực hành nhận biết, tách chiết các sắc tố (chlorophyll a, b; carotenoid) trong lá cây.
- Thiết kế và thực hiện được các thí nghiệm về sự hình thành tinh bột trong quang hợp.
- Thiết kế và thực hiện được các thí nghiệm về sự thải oxygen trong quá trình quang
hợp.
2. Nội dung
Phiếu học tập (phụ lục)
3. Sản phẩm
Kết quả trong phiếu học tập
4. Tổ chức hoạt động dạy học
 GV chuyển giao nhiệm vụ:
Làm việc nhóm các nhóm, thời gian 5 phút. Trình bày thí nghiệm và báo cáo kết quả
đã thực hành. Gv phát phiếu tiêu chí đánh giá kĩ năng thực hành làm căn cứ để các nhóm
tự chấm cho nhóm mình và chấm điểm các nhóm khác. Chú ý trong thí nghiệm tách
chiết sắc tố trong lá cây, HS có thể làm thêm dung môi hữu cơ là benzen để nhận biết
và tách riêng chlorophyll và carotenoid.
 HS thực hiện:
HS chuẩn bị báo cáo
 GV tổ chức thảo luận và chia sẻ:
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày; HS khác nhận xét và đặt ra các câu hỏi cho phần
trình bày.
 GV kết luận:
GV nhận xét kết quả của từng nhóm và đánh giá bài thực hành
- GV chốt kiến thức
- Hệ thống kiến thức sinh học trong bài
- Bài tập: Hô hấp ở thực vật.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới.
BẢNG 1: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THỰC HÀNH
STT Kĩ năng Tiêu chí Mức độ
Tốt Khá Trung bình
1 Trình bày được Trình bày Trình bày Trình bày chưa
báo cáo của nhóm, được ý tưởng, được ý tưởng, mạch lạc, chưa
Kĩ năng to, rõ ràng. báo cáo của báo cáo dễ có tính thuyết
thuyết nhóm ngắn hiểu, tính phục.
trình gọn, mạch lạc, thuyết phục
khoa học với chưa cao.
ngôn ngữ cử
chỉ có
sức thuyết
phục
Đưa ra được
Biết bảo vệ ý kiến những lập luận
của nhóm mình chứng cứ
trước lớp. chứng minh
được quan
điểm của mình
một cách ôn
hòa,
dễ chấp nhận.
2 Kĩ năng Biết lắng nghe ý Lắng nghe, ghi Biết lắng Lắng nghe ít ý
phản biện kiến của các bạn. lại, hiểu và nghe ý kiến kiến, thái độ
diễn đạt ý người khác trình bày thiếu
kiến, tôn trọng nhưng chưa tôn trọng người
người khác biết diễn đạt. nghe.
trong giao
tiếp.
Thể hiện được ý Thể hiện ý Biết bày tỏ ý Chưa biết thể
kiến không đồng kiến không kiến nhưng hiện ý kiến
tình của bản thân đồng tình lịch chưa biết trước tập thể…
một cách lịch thiệp sự, khéo léo cách đặt câu
đặt câu hỏi hỏi, góp ý
hoặc góp ý cho người
cho người khác.
khác
3 Kĩ năng Làm đúng các Làm đúng, sản Làm đúng các Kết quả thực
thực hành bước, kết quả đẹp, phẩm đẹp, gọn bước nhưng hành chưa rõ,
và viết báo không đổ vỡ, phân gàng, các thành chưa khoa Chưa phối hợp
cáo chia nhiệm vụ rõ viên tham gia học, các thành nhịp nhàng trong
ràng hợp lý. đầy đủ nhiệt viên chưa hoạt động nhóm.
Tổng hợp, sắp xếp tình. nhiệt tình Chưa biết tổng
ý kiến của các Tổng hợp, lựa 100% hợp ý kiến của
thành viên để viết chọn sắp xếp Báo cáo trình các bạn trong
báo cáo. được ý kiến bày dễ nhìn, nhóm, trình bày
của các thành sạch đẹp chưa khoa học.
viên trong nhưng chưa
nhóm, ngôn đầy đủ.
ngữ, cách trình
bày khoa học
để trình bày
trước lớp

BẢNG 2: KẾT QUẢ TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH


Điểm TB các nhóm Đánh giá TB GV đánh giá Tổng điểm TB
Nhóm tự đánh giá của nhóm bạn của nhóm

1
2
3
4
BÀI 4: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm hô hấp ở thực vật
- Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật
- Phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật
- Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật.
- Vận dụng được hiểu biết về hô hấp giải thích các vấn đề thực tiễn
- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
- Thực hành được thí nghiệm hô hấp ở thực vật
2. Năng lực:
NĂNG LỰC MỤC TIÊU
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác - Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
- Chủ động hoàn thành công việc được giao, tiếp thu kiến thức
từ các thành viên trong nhóm
Tự chủ và tự học - Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về hô hấp ở thực vật
- Ghi chép đầy đủ và ngắn gọn thông tin dưới dạng sơ đồ tư
duy thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng khi cần thiết
Giải quyết vấn đề và Đề xuất các biện pháp trồng cây bảo vệ môi trường qua việc
sáng tạo ứng dụng kiến thức về hô hấp ở thực vật.
NĂNG LỰC SINH HỌC
Nhận thức sinh học - Nêu được khái niệm hô hấp ở thực vật
- Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật
- Phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật
- Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến hô
hấp ở thực vật.
- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
Tìm hiểu thế giới - Thực hành được thí nghiệm hô hấp ở thực vật
sống
Vận dụng kiến thức, - Vận dụng được hiểu biết về hô hấp giải thích các vấn đề
kĩ năng đã học thực tiễn
3. Phẩm chất
Chăm chỉ - Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi và hoàn
thành tốt việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
- Đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân và kiến thức đã tiếp
thu được khi học nội dung kiến thức về hô hấp ở thực vật
Trách nhiệm Có trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ khi được phân
công
Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án
- Hình 5.1. Các giai đoạn của quá trình hô hấp ở thực vật
- Hình 5.2. Tế bào thực vật chuyển hóa glucose theo con đường lên men hình thành
lactic acid hoặc athanol khi môi trường thiếu oxygen
- Hình 5.3. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
- Hình thí nghiệm liên quan đến hô hấp
- Máy chiếu, máy tính, tivi (nếu có)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Trả lời các câu hỏi SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC
TẬP)
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về hô hấp ở thực vật
2. Nội dung:
-HS quan sát hình ảnh và hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi:
(?) Khi bị ngập úng, mặc dù xung quanh gốc cây có rất nhiều nước nhưng cây vẫn bị
chết héo. Giải thích hiện tượng này?
3. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
GV giới thiệu hình và yêu cầu HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm đôi và trả lới câu

hỏi sau:
(?) Khi bị ngập úng, mặc dù xung quanh gốc cây có rất nhiều nước nhưng cây vẫn bị
chết héo. Giải thích hiện tượng này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS chú ý lắng nghe.
HS quan sát hình ảnh + thảo luận nhóm và trả lời cho câu hỏi dựa trên hiểu biết của
mình
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:
HS hoạt động nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
GV gọi HS trả lời
HS còn lại chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả: GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và dẫn dắt vào nội dung
bài mới: Bài 4: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (KHÁM PHÁ)
Hoạt động 1: Khái quát về hô hấp ở thực vật
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm hô hấp ở thực vật
- Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật
- Phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật
b. Nội dung:
1. Khái niệm hô hấp ở thực vật
HS hoạt động cá nhân quan sát hình + đọc SGK/36 + trả lời câu hỏi:
(?) Hô hấp ở thực vật là gì? Viết phương trình khái quát của hô hấp?
(?) Bản chất của quá trình hô hấp?
2. Quá trình hô hấp ở thực vật
Hoạt động nhóm quan sát H5.1 + đọc SGK + hoàn thành PHT số 1
Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật
ĐƯỜNG PHÂN OXI HÓA PYRUVIC VÀ CHUỖI
CHU TRÌNH KREPS TRUYỀN
ELECTRON
Nơi diễn ra
Nguyên liệu
Diễn biến
Sản phẩm
Số lượng
ATP hình
thành
3. Vai trò của hô hấp ở thực vật
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi sau:
(?) Phân tích vai trò của quá trình hô hấp đối với thực vật?
- HS hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm trả lời để tìm ra nội dung phần học về khái
quát về quang hợp ở thực vật
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi và đáp án PHT của GV đưa ra
Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật
ĐƯỜNG PHÂN OXI HÓA PYRUVIC CHUỖI TRUYỀN
VÀ CHU TRÌNH ELECTRON
KREPS
Nơi diễn ra Tế bào chất Ti thể Ti thể
Nguyên liệu Glucose, ATP, Pyruvic acid, Acetyl- O2, NADH, FADH2
ADP, NADP CoA, NADP, FADH,
ADP
Diễn biến Glucose → Pyruvic acid → NADH và FADH2 bị
Pyruvic acid Acetyl – CoA oxi hoá thông qua một
A.piruvic bị biến đổi chuỗi các phản ứng oxi
qua giai đoạn trung hoá khử
gian tạo ra axetyl CoA Năng lượng được giải
+NADH + CO2 phóng từ quá trình oxi
Năng lượng giải hoá các phân tử NADH
phóng tạo ra 2ATP, và FADH2 được sd để
khử 6 NAD+, 2FAD+ tổng hợp ATP
Sản phẩm 2 phân tử axít 2ATP, CO2, 6NADH, 26-28 ATP, H2O
pirivic, 2ATP, 2FADH2
2NADH
Số lượng 2ATP 2ATP 26-28ATP
ATP hình
thành
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
SINH
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu khái niệm hô hấp ở I. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP
thực vật Ở THỰC VẬT
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 1. Khái niệm hô hấp ở thực
GV cho HS quan sát hình ảnh tổng quát về hô hấp vật
yêu cầu HS quan sát hình + nghiên cứu thông tin - Khái niệm: Hô hấp ở thực vật
(SGK/36) + hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi là quá trình oxi hóa hợp chất
hữu cơ thành CO2 và H2O,
đồng thời giải phóng năng
lượng dưới dạng ATP cung cấp
cho các hoạt động sống cho cơ
thể
- Bản chất:
+ Là một chuỗi các phản ứng
sau: oxi hoá-khử chuyển năng lượng
(?) Hô hấp ở thực vật là gì? Viết phương trình dự trữ trong các hợp chất hoá
khái quát của hô hấp? học thành năng lượng tích luỹ
(?) Bản chất của quá trình hô hấp? trong ATP
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập + Phân tử glucô được phân giải
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt động từ từ và năng lượng ko giải
cá nhân trả lời câu hỏi phóng ồ ạt
Bước 3. Báo cáo, thảo luận + Tốc độ của quá trình hô hấp
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phụ thuộc vào nhu cầu năng
Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung (nếu lượng của tb và được điều khiển
có) thống nhất bởi xúc tác của
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ enzim
học tập - PTTQ:
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 +
hoạt động tiếp theo. 6H2O + Q
Hoạt động 1.2. Tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực 2. Quá trình hô hấp ở thực vật
vật ĐÁP ÁN PHT SỐ 1
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 3. Vai trò của hô hấp ở thực
vật
GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ là 1 nhóm) thảo - Vai trò chuyển hóa năng
luận theo kĩ thuật khăn trải bàn. lượng:
+ Quá trình hô hấp giải phóng
và chuyển hóa năng lượng tích
lũy trong các hợp chất hữu cơ
thành năng lượng tích lũy trong
các phân tử ATP, dạng năng
lượng này được tế bào và cơ thể
thực vật sử dụng cho nhiều hoạt
động sống như hấp thụ, vận
chuyển và trao đổi chất, cảm
ứng, sinh trưởng và phát triển,
...
Quan sát H5.1 + đọc SGK + hoàn thành PHT số 1 + Bên cạnh dó, một lượng lớn
năng lượng được chuyển hóa
thành năng lượng nhiệt giúp
thực vật chống chịu điều kiện
lạnh. Nhiệt độ cơ thể thực vật
tăng cũng giúp bay hơi một số
hợp chất dẫn dụ côn trùng tham
gia quá trình thụ phấn
Vai trò trao đổi chất: Quá
trình hô hấp tạo ra các chất
Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu quá trình hô hấp ở trung gian, chúng là nguyên
liệu của các quá trình tổng hợp
nhiều chất hữu cơ khác nhau
cho tế bào và cơ thể thực vật

thực vật
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc thông tin SGK + thảo luận nhóm theo kĩ
thuật khăn trải bàn để hoàn thành PHT và ghi sản
phẩm vào bảng nhóm
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và mời ngẫu
nhiên một vài nhóm trình bày
Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung (nếu
có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 1.3. Tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực
vật
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân + đọc SGK/37
trả lời câu hỏi sau:
(?) Phân tích vai trò của quá trình hô hấp đối với
thực vật?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu HS trình bày
Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung (nếu
có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
a. Mục tiêu:
- Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật.
b. Nội dung:
- GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK + thảo luận nhóm rút ra kiến thức về ảnh
hưởng của môi trường đến hô hấp ở thực vật
PHT số 2. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
YẾU TÔ ẢNH HƯỞNG
Nước
Nồng độ O2
Nhiệt độ
Nồng độ CO2
- HS trả lời để tìm ra nội dung phần học về quá trình quang hợp ở thực vật
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời đáp án PHT của GV đưa ra
Đáp án PHT số 2. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
YẾU TÔ ẢNH HƯỞNG
Nước - Là dung môi trong tế bào sinh vật
- Ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của tế bào và hoạt động của các
enzyme trong quá trình hô hấp
- Cần thiết cho quá trình thủy phân biến đổi tinh bột thành glucose
– nguyên liệu của hô hấp
Nồng độ O2 - Là nguyên liệu của quá trình hô hấp
- Nồng độ O2 giảm xuống dưới 10% thì quá trình hô hấp bị ảnh
hưởng
- Khi môi trường thiếu O2 các tế bào thực vật sẽ chuyển hóa glucose
theo con đường lên men
Nhiệt độ - Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp ở thực vật trong khoảng 30
– 400
- Trên 400 tốc độ hô hấp giảm vì nhiệt độ làm biến tính và giảm hoạt
tính của enzyme hô hấp
- Ở nhiệt độ khoảng 0 – 100C, cường độ hô hấp của thực vật khá
thấp
- Trong khoảng 0 – 350C, cường độ hô hấp tăng khoảng 2 – 2,5 lần
khi nhiệt độ tăng 100C
Nồng độ CO2 - CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp
- Tăng nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ gây ức chế và làm giảm
cường độ hô hấp, ức chế quá trình sinh lí của thực vật, đặc biệt là
nảy mầm của hạt
- Ở môi trường đất nghèo O2, hàm lượng CO2 tích tụ nhiều do quá
trình hô hấp của VSV sẽ ảnh hưởng không tốt tới tốc độ sinh trưởng
của TV
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HỌC SINH
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ II. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ là 1 ĐẾN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
nhóm), yêu cầu các nhóm quan sát hình + ĐÁP ÁN PHT SỐ 2
đọc nội dung SGK + thảo luận nhóm hoàn
thành PHT
PHT số 2. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến hô hấp ở thực vật
YẾU TÔ ẢNH HƯỞNG
Nước
Nồng độ O2
Nhiệt độ
Nồng độ
CO2
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc thông tin SGK + thảo luận nhóm
hoàn thành PHT và ghi sản phẩm vào bảng
nhóm
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và mời
ngẫu nhiên một vài nhóm trình bày
Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ
sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển
sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
a. Mục tiêu:
- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
b. Nội dung:
- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi, HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi để nắm được
nội dung về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
(?) Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật?
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
SINH
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ III. MỐI QUAN HỆ GIỮA
GV yêu cầu HS quan sát H5.3+ đọc nội dung SGK QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP
+ hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Quang hợp và hô hấp là hai mặt
(?) Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và hô của một quá trình thống nhất - quá
hấp ở thực vật? trình trao đổi chất và chuyển hóa
năng lượng.
- Sản phẩm của quang hợp là
nguyên liệu cho hô hấp.
- Sản phẩm của hô hấp lại là
nguyên liệu cho quang hợp.
- Thông qua quang hợp và hô hấp,
năng lượng ánh sáng được chuyển
hóa thành năng lượng hóa học
tích lũy trong ATP.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt động
cá nhân trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung (nếu
có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 4: Thực hành
a. Mục tiêu:
- Thực hành được thí nghiệm hô hấp ở thực vật
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS thực hành
- HS hoạt động cá nhân và nhóm :
+ Nhận dụng cụ thí nghiệm
+ Đọc SGK mục IV, thảo luận nhóm thực hành, báo cáo thực hành theo mẫu:
THÍ NGHIỆM HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm
Tên nhóm
1. Mục đích thí nghiệm
2. Cơ sở lí thuyết
3. Chuẩn Mẫu vật
bị Dụng cụ
3. Tiến hành
4. Kết quả
5. Kết luận
c. Sản phẩm:
Báo cáo thực hành của các nhóm
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
VÀ HỌC SINH
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ IV. THỰC HÀNH
- Trước khi thực hành GV cần làm một - Mẫu báo cáo của HS
số công việc: - Hình ảnh tham khảo
+ Chia lớp thành các nhóm
+ Giao dụng cụ và yêu cầu các nhóm
bảo quản.
- GV nêu yêu cầu:
(?) Trình bày cách tiến hành thí nghiệm
phát hiện hô hấp ở thực vật?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Các nhóm nhận dụng cụ
+ Phân công thư ký ghi chép
+ Các nhóm tiến hành đọc SGK và thảo
luận thống nhất báo cáo
+ Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo
các bước trong SGK và theo yêu cầu của
GV
- Gv quan sát hoạt động của các nhóm
và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình
bày các bước tiến hành
- Các nhóm cử đại diện trình bày cách
tiến hành
- Các nhóm nộp sản phẩm để GV kiểm
tra
- Gv kiểm tra kết quả -> Nhận xét
- GV thu báo cáo của các nhóm
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, thu
báo cáo, chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện, phát triển kĩ năng bài học
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi luyện tập trong SGK
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để HS trả lời
- HS trả lời câu hỏi để khắc sâu kiến thức bài học
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1. Câu hỏi luyện tập trong SGK
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
Hoàn thành bảng 5.1

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập


- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
- GV theo dõi và hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
- Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, tranh luận, nhận xét hoạt động
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI
ĐƯỜNG PHÂN OXI HÓA PYRUVIC CHUỖI TRUYỀN
VÀ CHU TRÌNH ELECTRON
KREPS
Nơi diễn ra Tế bào chất Ti thể Ti thể
Nguyên liệu Glucose, ATP, Pyruvic acid, Acetyl- O2, NADH, FADH2
ADP, NADP CoA, NADP, FADH,
ADP
Sản phẩm 2 phân tử axít 2ATP, CO2, 6NADH, 26-28 ATP, H2O
pirivic, 2ATP, 2FADH2
2NADH
Số lượng 2ATP 2ATP 26-28ATP
ATP hình
thành
Hoạt động 2. Bài tập trắc nghiệm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập trắc nghiệm theo kĩ thuật tia chóp
Họ và tên:…………..
Lớp:…………………
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật đang sinh trưởng là
A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Quả
Câu 2. Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm:
A. CO2, H2O, năng lượng. C. O2, H2O, năng lượng.
B. CO2, H2O, O2. D. CO2, O2, năng lượng.
Câu 3. Một phân tử glucôzơ khi hô hấp hiếu khí giải phóng:
A. 30-32 ATP. B. 30-35 ATP. C. 38-40 ATP. D. 32-34 ATP.
Câu 4. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?
A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Nhân. D. Lục lạp.
Câu 5. Giai đoạn đường phân xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?
A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Nhân. D. Lục lạp.
Câu 6. Đâu không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?
A. Giải phóng năng lượng ATP. B. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.
C. Tạo các sản phẩm trung gian. D. Tổng hợp các chất hữu cơ.
Câu 7. Nội dung nào sau đây nói không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và môi
trường ngoài?
A. Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng (do tốc độ các phản
ứng enzim tăng).
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.
C. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.
D. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ O2.
Câu 8. Chuỗi truyền electron tạo ra
A. 26-28 ATP. B. 22-24 ATP. C. 24-26 ATP D. 28-30 ATP.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào kiến thức đã học làm bài tập trắc nghiệm
- GV theo dõi quá trình làm bài của HS, đảm bảo không có HS nào sử dụng tài liệu
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV thu phiếu bài tập và chấm điểm
Đáp án
1. A 2. A 3. A 4. A 5. B
6. D 7. D 8. A
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS làm tốt.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như:
- Vận dụng được hiểu biết về hô hấp giải thích các vấn đề thực tiễn
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân về nhà hoàn thành các câu hỏi GV đưa ra
c. Sản phẩm: Kết quả bài báo cáo của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao bài tập về nhà cho HS

Câu 1:
Nêu một số biện pháp bảo quản rau xanh và hoa quả dựa trên nguyên tắc ức chế quá
trình hô hấp?
Câu 2: Vì sao các hạt như lúa, ngô, đậu cần phải phơi khô trước khi bảo quản?
Ngược lại, các hạt này cần phải ngâm vào trong nước trước khi gieo?

Câu 3: Năng suất cây trồng tăng khi quá trình quang hợp hay hô hấp chiếm ưu thế?
Giải thích?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép lại câu hỏi và hoàn thành ở nhà
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV kiểm tra quá trình chuẩn bị nhiệm vụ cá nhân ở nhà trong tiết học sau
Gợi ý kết quả:
Câu 1: Một số biện pháp bảo quản nông sản:
- Bảo quản bằng việc sấy khô: Biện pháp này làm giảm lượng nước trong nông sản đưa
các cơ quan vào trạng thái ngủ, hô hấp giảm, thường được sử dụng để bảo quản các
loại hạt. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô hoặc sấy đến độ ẩm khoảng 10
– 15% tùy theo từng loại hạt.
- Bảo quản lạnh: Nhiệt độ thấp có tác dụng làm giảm hô hấp và các hoạt động trao đổi
chất khác, giảm thoát hơi nước, giảm sự sản sinh cũng như tác động của ethylen, đồng
thời ức chế sự sinh trưởng phát triển của nấm, khuẩn giúp nông sản tươi mới, phần lớn
các loại thực phẩm, rau củ quả, hoa được bảo quản bằng phương pháp này.
- Bảo quản trong nồng độ CO2 cao: Trong môi trường nồng độ CO2 cao hơn 40% làm
hô hấp bị ức chế. Biện pháp này thường sử dụng trong các kho kín được bơm nồng độ
CO2 cao hoặc đơn giản hơn là cho nông sản vào các túi polyetilen.
Câu 2: Đem phơi khô hạt sẽ làm giảm hàm lượng nước trong hạt xuống mới tối thiểu
nhằm hạn chế tốc độ hô hấp tế bào và ảnh hưởng của các vi sinh vật gây hại. Nhờ đó,
vừa kéo dài được thời gian bảo quản vừa giữ được khả năng nảy mầm của hạt.
Trước khi gieo, người ta thường ngâm hạt trong nước ấm để hạt dễ nảy mầm, phát triển
nhanh vì nước ấm giúp kích thích các tế bào trong hạt giống thực hiện quá trình hô
hấp.
Câu 3: 90 – 95% sản phẩm thu hoạch của cây lấy từ và thông qua hoạt động quang
hợp. Chính vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: Quang hợp quyết định 90 – 95%
năng suất cây trồng.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS làm tốt, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học
- Trả lời các câu hỏi SGK
- Làm bài tập SBT
- Đọc trước và trả lời các câu hỏi bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
BÀI 6: DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng
- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được các hình thức tiêu hóa ở động vật
- Vận dụng được hiểu biết về dinh dưỡng trong xây dựng chế độ ăn uống và các biện
pháp dinh dưỡng phù hợp ở mỗi lứa tuổi và trạng thái cơ thể
- Vận dụng hiểu biết về hệ tiêu hóa để phòng các bệnh về tiêu hóa
- Giải thích được vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống con người
- Thực hiện tìm hiểu được các bệnh về tiêu hóa ở người và các bệnh học đường liên
quan đến dinh dưỡng như béo phì, suy dinh dưỡng
2. Năng lực:
NĂNG LỰC MỤC TIÊU
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác - Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
- Chủ động hoàn thành công việc được giao, tiếp thu kiến thức
từ các thành viên trong nhóm
Tự chủ và tự học - Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về dinh dưỡng và tiêu
hóa ở động vật
- Ghi chép đầy đủ và ngắn gọn thông tin dưới dạng sơ đồ tư
duy thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng khi cần thiết
Giải quyết vấn đề và Đề xuất các biện pháp giúp bảo vệ hệ tiêu hóa cho con người
sáng tạo
NĂNG LỰC SINH HỌC
Nhận thức sinh học - Trình bày được các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng
- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được các hình thức
tiêu hóa ở động vật
- Vận dụng hiểu biết về hệ tiêu hóa để phòng các bệnh về tiêu
hóa
- Thực hiện tìm hiểu được các bệnh về tiêu hóa ở người và
các bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng như béo phì,
suy dinh dưỡng
Tìm hiểu thế giới - Tìm hiểu thức ăn của một số loài động vật là vật nuôi.
sống
Vận dụng kiến thức, - Giải thích được vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch
kĩ năng đã học trong đời sống con người
- Vận dụng được hiểu biết về dinh dưỡng trong xây dựng chế
độ ăn uống và các biện pháp dinh dưỡng phù hợp ở mỗi lứa
tuổi và trạng thái cơ thể
3. Phẩm chất
Chăm chỉ - Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi và hoàn
thành tốt việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
- Đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân và kiến thức đã tiếp
thu được khi học nội dung kiến thức về dinh dưỡng và tiêu
hóa ở động vật
Trách nhiệm Có trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ khi được phân
công
Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án
- Hình 6.1. Thức ăn của một số loài động vật
- Hình 6.2. Quá trình dinh dưỡng ở người
- Hình 6.3. Quá trình tiêu hóa ở bọt biển
- Hình 6.4. Quá trình tiêu hóa ở thủy tức
- Máy chiếu, máy tính, tivi (nếu có)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Trả lời các câu hỏi SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC
TẬP)
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
2. Nội dung:
- HS quan sát hình ảnh 6.1 và hoạt động nhóm nhỏ theo bàn trả lời câu hỏi:
(?) Những động vật trong H6.1 ăn những thức ăn khác nhau, quá trình tiêu hóa và dinh
dưỡng của chúng có khác nhau không? Tại sao?
3. Sản phẩm học tập:
- HS hoạt động nhóm nhỏ trả lời câu hỏi
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
GV giới thiệu hình và yêu cầu HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm nhỏ (nhóm theo
bàn) và trả lới câu hỏi sau:

(?) Những động vật trong H6.1 ăn những thức ăn khác nhau, quá trình tiêu hóa và dinh
dưỡng của chúng có khác nhau không? Tại sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS chú ý lắng nghe.
HS quan sát hình ảnh + thảo luận nhóm và trả lời cho câu hỏi dựa trên hiểu biết của
mình
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:
HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi.
GV gọi HS trả lời
HS còn lại chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả: GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và dẫn dắt vào nội dung
bài mới: Bài 6: DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (KHÁM PHÁ)
Hoạt động 1: Quá trình dinh dưỡng ở động vật
a. Mục tiêu:
- Trình bày được các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát H6.2 + thảo luận nhóm + trả lời các câu hỏi sau:
(?) Dinh dưỡng là gì?
(?) Quan sát H6.2, nêu tên và mô tả các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở người?
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của GV đưa ra
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
SINH
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ I. QUÁ TRÌNH DINH
GV cho HS quan sát hình 6.1 yêu cầu các nhóm DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT
quan sát hình + nghiên cứu thông tin (SGK/40) + - Khái niệm: Dinh dưỡng là quá
hoạt động nhóm nhỏ (mỗi bàn là 1 nhóm) trả lời trình thu nhận, biến đổi và sử
các câu hỏi sau: dụng chất dinh dưỡng.
- Các giai đoạn:
+ Lấy thức ăn
+ Tiêu hóa thức ăn
+ Hấp thụ chất dinh dưỡng
+ Tổng hợp (đồng hóa) các chất
và thải chất cặn bã
- Sau giai đoạn tiêu hóa và hấp
thụ, chất dinh dưỡng được vận
chuyển đến từng tế bào nhờ hệ
(?) Dinh dưỡng ở động vật là gì? tuần hòa. Tế bào sử dụng
(?) Quan sát H6.2, nêu tên và mô tả các giai đoạn
của quá trình dinh dưỡng ở người?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt động
nhóm trả lời câu hỏi
GV quan sát, định hướng
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu nhóm HS ngẫu nhiêm trả lời câu hỏi
Nhóm HS trình bày, các nhóm HS khác lắng nghe
và nhận xét, bổ sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu hóa ở động vật
a. Mục tiêu:
- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được các hình thức tiêu hóa ở động vật
b. Nội dung:
- GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK + thảo luận nhóm rút ra kiến thức về tiêu
hóa ở động vật
PHT số 2. Tìm hiểu tiêu hóa ở các nhóm động vật
Nhóm động Chưa có cơ quan tiêu Túi tiêu hóa Ống tiêu hóa
vật hóa

Đại diện
Cấu tạo cơ
quan tiêu
hóa
Quá trình
tiêu hóa
Hình thức
tiêu hóa
c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của HS hoàn thành PHT số 2
Đáp án PHT số 2. Tìm hiểu tiêu hóa ở các nhóm động vật
Chưa có cơ quan tiêu Túi tiêu hóa Ống tiêu hóa
hóa
Nhóm
động
vật

Đại Bọt biển, trùng giày Thủy tức Người


diện
Cấu Chưa có cơ quan tiêu hóa Túi tiêu hóa - Ống tiêu hoá được
tạo cơ - Hình túi: cấu tạo từ nhiều bộ
quan + Miệng đồng thời là phận khác nhau.
hậu môn.
tiêu + Trên thành có nhiều
hóa tế bào tuyến tiêt enzim
tiêu hoá vào lòng túi
Quá Hình thành không bào tiêu - Thức ăn → miệng → - Thức ăn đi qua ống
trình hóa → Các enzim từ túi tiêu hoá: tiêu hoá được biến
tiêu lizôxôm vào không bào + Tiêu hóa ngoại bào: đổi cơ học và hoá học
hóa tiêu hóa → thức ăn được thức ăn được phân nhờ dịch tiêu hoá tạo
thủy phân thành các chất huỷ nhờ Enzim của tế thành chất dinh
dinh dưỡng đơn bào tuyến trên thành cơ dưỡng đơn giản và
giản → chất dinh dưỡng thể được hấp thụ vào
đơn giản được hấp thu vào + Tiêu hóa nội bào: xảy máu.
tế bào chất. ra bên trong tế bào trên - Các chất không
thành túi tiêu hoá, thức được tiêu hoá sẽ được
ăn được phân huỷ hoàn tạo thành phân và
toàn . được thải ra ngoài
qua hậu môn.
Hình Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa nội bào và tiêu Tiêu hóa ngoại bào
thức hóa ngoại bào
tiêu
hóa
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
SINH
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ II. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ là 1 nhóm), yêu - Tiêu hóa là một phần của dinh
cầu các nhóm quan sát hình + đọc nội dung SGK + dưỡng
thảo luận nhóm hoàn thành PHT - Tùy vào mức độ tiến hóa mà
PHT số 2. Tìm hiểu tiêu hóa ở các nhóm động vật mỗi loài có hình thức tiêu hóa
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập khác nhau
HS đọc thông tin SGK + thảo luận nhóm hoàn thành - Các hình thức tiêu hóa ở các
PHT và ghi sản phẩm vào bảng nhóm nhóm động vật
GV quan sát, định hướng + Tiêu hóa ở động vật chưa có
Bước 3. Báo cáo, thảo luận cơ quan tiêu hóa
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và mời ngẫu + Tiêu hóa ở động vật có ống
nhiên một vài nhóm trình bày tiêu hóa
Nhóm HS trình bày sản phẩm của mình + Tiêu hóa ở động vật có túi
Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung (nếu tiêu hóa
có) ĐÁO ÁN PHT SỐ 2
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng về dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
a. Mục tiêu:
- Vận dụng được hiểu biết về dinh dưỡng trong xây dựng chế độ ăn uống và các biện
pháp dinh dưỡng phù hợp ở mỗi lứa tuổi và trạng thái cơ thể
- Vận dụng hiểu biết về hệ tiêu hóa để phòng các bệnh về tiêu hóa
- Giải thích được vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống con người
b. Nội dung:
1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng:
- Giáo viên sử dụng phương pháp hỏi đáp + kỹ thuật think – pair – share để hướng dẫn
và gợi ý cho HS thảo luận các câu hỏi trong nội dung trong phiếu bài tập sau:
1. Các chất dinh dưỡng có vai trò gì ......................................................................
đối với cơ thể? ......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................

2. Chế độ dinh dưỡng cân bằng là gì? ......................................................................


......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................

3. Hậu quả của dư thừa hay thiếu hụt ......................................................................


dinh dưỡng? ......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
- HS hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm trả lời câu hỏi của GV
2. Phòng bệnh về tiêu hóa
Giáo viên yêu cầu HS đọc thông tin SGK + vận dụng kiến thức thực tế và sử dụng
phương pháp hỏi đáp + kỹ thuật bể cá để hướng dẫn HS hoàn thành nội dung các câu
hỏi sau
(?) Kể tên một số bệnh về tiêu hóa ở người? Triệu chứng của bệnh?
(?) Nguyên nhân gây bệnh tiêu hóa là gì?
(?) Chúng ta cần làm gì để phòng các bệnh về tiêu hóa?
- HS hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HỌC SINH
Hoạt động 3.1. Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng III. ỨNG DỤNG VỀ DINH
cân bằng DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ NGƯỜI
Giáo viên yêu cầu HS đọc thông tin SGK + 1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng
vận dụng kiến thức thực tế và sử dụng phương - Các chất dinh dưỡng giúp cơ thể
pháp hỏi đáp + kỹ thuật think – pair – share để sinh trưởng và phát triển thông qua
hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận các câu cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho
hỏi trong nội dung trong phiếu bài tập sau: các hoạt động sống
GV cho HS đọc và trả lời mục tìm hiểu - Nhu cầu năng lượng và các chất dinh
thêm/43 và trả lời nội dung dưỡng của cơ thể phụ thuộc vào độ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập tuổi, giới tính, cường độ lao động, sức
HS đọc thông tin SGK + vận dụng kiến thức khỏe tinh thần và tình trạng bệnh tật.
thực tế + hoạt động theo kỹ thuật think – pair - Chế độ dinh dưỡng cân bằng là chế
– share để hoàn thành nội dung câu hỏi phiếu độ dinh dưỡng cung cấp năng lượng
bài tập và các chất dinh dưỡng tương đương
HS trả lời nội dung phần Tìm hiểu thêm với nhu cầu của cơ thể, các nhóm chất
GV quan sát, định hướng dinh dưỡng được đưa vào cơ thể với
Bước 3. Báo cáo, thảo luận lượng vừa đủ và đúng tỉ lệ
GV yêu cầu HS hoặc nhóm HS trình bày sản - Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung đầy
phẩm của mình đủ nước, VTM, chất khoáng và chất
Các nhóm HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ xơ
sung (nếu có) - Sự thiếu hụt hay dư thừa năng lượng
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm hoặc một số chất dinh dưỡng có thể
vụ học tập dẫn đến rối loạn dinh dưỡng
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển 2. Phòng bệnh về tiêu hóa
sang hoạt động tiếp theo. - Nguyên nhân gây bệnh:
Hoạt động 3.2. Tìm hiểu biện pháp phòng + VSV
bệnh về tiêu hóa + Nấm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ + Hóa chất độc hại
Giáo viên yêu cầu HS đọc thông tin SGK + - Triệu chứng:
vận dụng kiến thức thực tế và sử dụng phương + Đau bụng
pháp hỏi đáp + kỹ thuật bể cá để hướng dẫn + Nôn hoặc buồn nôn
HS hoàn thành nội dung các câu hỏi sau + Chóng mặt, mệt mỏi, sốt
(?) Kể tên một số bệnh về tiêu hóa ở người? + Đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày hoặc
Triệu chứng của bệnh? ít hơn 3 lần/tuần
(?) Nguyên nhân gây bệnh tiêu hóa là gì? - Phòng bệnh:
(?) Chúng ta cần làm gì để phòng các bệnh về + Sử dụng nguồn thực phẩm sạch, an
tiêu hóa? toàn
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập + Thực hiện các biện pháp đảm bảo
HS đọc thông tin SGK + vận dụng kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm
thực tế + hoạt động theo kỹ thuật bể cá để hoàn + Bảo vệ nguồn nước
thành nội dung câu hỏi + Thực hiện chế độ dinh dưỡng
+ Vận động, nghỉ ngơi hợp lí

GV quan sát, định hướng


GV cho HS đọc bảng 6.3 để nắm được một số
bệnh và nguyên nhân gây bệnh về tiêu hóa
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS hoặc nhóm HS trình bày sản
phẩm của mình
Các nhóm HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ
sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển
sang hoạt động tiếp theo.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện, phát triển kĩ năng bài học
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi luyện tập trong SGK
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để HS trả lời
- HS trả lời câu hỏi để khắc sâu kiến thức bài học
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1. Câu hỏi luyện tập trong SGK
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Quan sát hình 6.2, hình 6.3 và hình 6.4 và mô tả đặc điểm từng giai đoạn của
quá trình dinh dưỡng ở mỗi loài theo bảng 6.1

Giai đoạn Bọt biển Thủy tức Người


Lấy thức ăn ? ? ?
Tiêu hóa thức ăn ? ? ?
Hấp thụ chất dinh dưỡng ? ? ?
Tổng hợp (đồng hóa) các chất ? ? ?
Thải chất cặn bã ? ? ?
Câu 2. Sắp xếp các loài: Sán lá, giun đất, gà, cá, chó, bọt biển, vào các nhóm: Chưa có
cơ quan tiêu hóa, có túi tiêu hóa, có ống tiêu hóa?
Câu 3. Quan sát bảng 6.2 và cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và cácchất
dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực. Giải
thích tại sao có sự khác nhau đó

HS nhận nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
- GV theo dõi và hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
- Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, tranh luận, nhận xét hoạt động
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI
Câu 1.
Giai đoạn Bọt biển Thủy tức Người
Lấy thức ăn Roi kéo nước qua các Xúc tu có tế bào gai Thức ăn được đưa
sợi hình trụ của cổ áo làm tê liệt con mồi, vào miệng
đưa con mồi vào
miệng
Tiêu hóa Vụn thức ăn dính Tế bào tuyến tiết Thức ăn được vận
thức ăn trong dịch nhầy, thực enzyme để tiêu hóa chuyển, biến đổi cơ
bào vụn thức ăn thức ăn thành những học và hóa học
phần tử nhỏ
Hấp thụ chất Tế bào cổ áo thực Những hạt thức ăn Chất dinh dưỡng
dinh dưỡng bào, tiêu hóa nhờ nhỏ được đưa vào tế được hấp thụ vào máu
không bào hoặc bào. Hạt thức ăn nhỏ và mạch bạch huyết
chuyển cho tế bào được tiêu hóa trong
amip không bào tiêu hóa
Tổng hợp Tế bào amip tiêu hóa Chất dinh dưỡng Chất dinh dưỡng
(đồng hóa) thức ăn và có thể được giữ lại ở tế bào được vận chuyển đến
các chất chuyển chất dinh tế bào. Tế bào sử
dưỡng cho tế bào dụng đó để tổng hợp
khác của cơ thể. Các thành những chất cần
chất dinh dưỡng tham thiết cho các hoạt
gia hình thành các sợi động sống
(gai) xương hoặc
hình thành tế bào mới
khi cần
Thải chất Những chất không Chất thải được đưa Những chất không
cặn bã hấp thụ được đào thải ra ngoài qua lỗ miệng hấp thụ được đào thải
ra ngoài qua lỗ thoát ra ngoài qua hậu môn
nước
Câu 2. Chưa có cơ quan tiêu hóa: bọt biển
Có túi tiêu hóa: sán lá, giun đất,
Có ống tiêu hóa: gà, chó, cá
Câu 3. Sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới
tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực:
- Theo độ tuổi: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng
thành (15 – 19 tuổi) rồi giảm dần khi tuổi về già.
Giải thích: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng
thành (15 – 19 tuổi) do ở độ tuổi này cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt
động sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ. Ngược lại, khi tuổi về già, quá trình
sinh trưởng và phát triển giảm dần nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
giảm dần.
- Theo giới tính: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở nam thường cao hơn
ở nữ.
Giải thích: Nam giới thường có quá trình sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ
hơn, hoạt động thể lực cao hơn,… nên cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt
động sống hơn.
- Theo tình trạng mang thai: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở phụ nữ
mang thai cao hơn phụ nữ không mang thai.
Giải thích: Phụ nữ mang thai cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng hơn bình
thường để vừa cung cấp cho cơ thể mẹ vừa cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
- Theo hoạt động thể lực: Người hoạt động thể lực nhẹ có nhu cầu năng lượng và các
cất dinh dưỡng thấp hơn người hoạt động thể lực trung bình và người hoạt động thể
lực nặng.
Giải thích: Người hoạt động thể lực nặng tiêu hao nhiều năng lượng cho các hoạt
động làm việc ở cường độ cao nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở những
người này cao hơn.
Hoạt động 2. Bài tập trắc nghiệm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập trắc nghiệm theo kĩ thuật tia chóp
Họ và tên:…………..
Lớp:…………………
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở :
A. Miệng, dạ dày, ruột non. B. Chỉ diễn ra ở dạ dày.
C. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. D. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột
non.
Câu 2. Quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa chủ yếu diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được tiêu hóa nội bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp thành
những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ (enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong
khoang túi) và nội bào.
C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong
khoang túi.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng
phức tạp thành những chất đơn giản.
Câu 3. Ở người thức ăn vào miệng rồi lần lượt qua các bộ phận:
A. Miệng→ Thực quản→ Ruột non→ Ruột già → Dạ dày
B. Miệng→ Dạ dày →Thực quản→ Ruột non→ Ruột già
C. Miệng →Thực quản →Ruột non →Dạ dày →Ruột già
D. Miệng →Thực quản →Dạ dày →Ruột non → Ruột già
Câu 4. Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu
hóa:
I. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn
thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải.
II. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
III. Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức
năng khác nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn
IV. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, hóa học trở thành những chất dinh
dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
A. I, II, III. B. I, III, IV. C. I, II, IV. D. II, III, IV.
Câu 5. Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá là:
A. Tế bào trên thành túi tiết enzym tiêu hoá ngoại bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá
dang dở tiếp tục được tiêu hoá nội bào.
B. Tế bào trên thành túi tiết enzym vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn thành các chất
đơn giản. C. Thức ăn được tiêu hoá nội bào rồi tiếp tục được tiêu hoá ngoại bào.
D. Thức ăn được đưa vào từng tế bào của cơ thể rồi tiết enzym tiêu hoá nội bào.
Câu 6. Điểm khác nhau giữa quá trình tiêu hoá ở Trùng giày và quá trình tiêu hoá ở
Thuỷ tức:
A. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào. Ở
Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được
tiêu hoá nội bào.
B. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thành các chất đơn giản hơn rồi tiếp tục
được tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những
chất đơn giản, dễ sử dụng.
C. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp
tục được tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá -
tiêu hoá nội bào.
D. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào rồi trao đổi qua màng vào cơ thể. Ở
Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá nội bào thành các chất đơn giản, dễ sử dụng.
Câu 7. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa ngoại bào.
C. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại
bào.
Câu 8. Tại sao người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày, vẫn xảy ra quá tình biến đổi thức
ăn?
A. Các nhận định đưa ra đều đúng
B. Vì ruột là cơ quan tiêu hóa chủ yếu
C. Vì ruột chứa hai loại dịch tiêu hóa quan trọng là dịch tụy và dịch ruột
D. Vì dịch tụy và dịch ruột có đầy đủ các enzim mạnh để tiêu hóa gluxit, lipit, và prôtit.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào kiến thức đã học làm bài tập trắc nghiệm
- GV theo dõi quá trình làm bài của HS, đảm bảo không có HS nào sử dụng tài liệu
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV thu phiếu bài tập và chấm điểm
Đáp án
1. A 2. B 3. D 4. A 5. A
6. A 7. B 8. A
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS làm tốt.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như:
- Vận dụng được hiểu biết về dinh dưỡng trong xây dựng chế độ ăn uống và các biện
pháp dinh dưỡng phù hợp ở mỗi lứa tuổi và trạng thái cơ thể
- Vận dụng hiểu biết về hệ tiêu hóa để phòng các bệnh về tiêu hóa
- Thực hiện tìm hiểu được các bệnh về tiêu hóa ở người và các bệnh học đường liên
quan đến dinh dưỡng như béo phì, suy dinh dưỡng
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân về nhà hoàn thành các câu hỏi GV đưa ra
c. Sản phẩm: Kết quả bài báo cáo của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao bài tập về nhà cho HS, yêu cầu các nhóm (từng tổ) hoàn thành nhiệm vụ sau:
(1) Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.4.
Bảng 6.4. Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh một số bệnh tiêu hóa thường
gặp
Bệnh thường gặp Triệu chứng Cách phòng tránh
Tiêu chảy ? ?
Táo bón ? ?
… ? ?
(2) Hãy thiết kế một áp phích trình bày về lợi ích của thực phẩm sạch, an toàn đối với
sức khỏe của hệ tiêu hóa
(3) Đề xuất một số biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và những người trong
gia đình em
(4) Tiến hành điều tra về tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng của học sinh tại trường
em. Báo cáo kết quả thực hiện dự án: Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất giải
pháp khắc phục
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép lại câu hỏi và hoàn thành ở nhà
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV kiểm tra quá trình chuẩn bị nhiệm vụ cá nhân ở nhà trong tiết học sau
BẢNG ĐÁNH GIÁ THEO RUBRIC
Tiêu chí
Mức 3 Mức 2 Mức 1
đánh giá
Có kế hoạch cụ thể, chi Bản kế hoạch về các nội Mới phát thảo khái
Kế hoạch tiết về nội dung công dung công việc và phân quát bản kế hoạch
thực hiện việc, sản phẩm, phương công nhiệm vụ với các nội dung
tiện, phân công rõ ràng công việc
Đầy đủ các nội dung Đầy đủ các nội dung Chưa đầy đủ các nội
theo yêu cầu, nội dung theo yêu cầu, nội dung dung theo yêu cầu,
kiến thức chính xác, kiến thức chưa được nội dung kiến thức
Nội dung
lượng thông tin hợp lí chính xác, lượng thông chưa chính xác,
tin hợp lí thiếu nội dung hoặc
ít thông tin
Bố cục dễ nhìn, màu Bố cục dễ nhìn, màu sắc Bố cục chưa được
sắc hài hòa, có hình hài hòa, có hình ảnh hợp lí, màu sắc chưa
ảnh video minh họa, có video minh họa, nhưng hài hòa, thiếu hình
Trình bày
tính sáng tạo tính sáng tạo chưa cao ảnh video minh họa,
chưa có tính sáng
tạo
Trình bày lưu loát, rõ Trình bày lưu loát, rõ Trình bày ngập
Tác ràng, tự tin, có giao ràng, tự tin, chưa có sự ngừng, thiếu tự tin,
phong tiếp với người nghe giao tiếp với người chưa có giao tiếp
nghe với người nghe
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS làm tốt, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học
- Trả lời các câu hỏi SGK
- Làm bài tập SBT
- Đọc trước và trả lời các câu hỏi bài 7: Hô hấp ở động vật
BÀI 7: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Vai trò của hô hấp; các hình thức hô hấp; bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp.
2. Năng lực
- Nhận biết cơ quan hô hấp ở động vật.
- Phân tích được vai trò của hô hấp ở động vật: trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào.
- Trình bày được 4 hình thức trao đổi khí ở động vật và giải thích được một số hiện tượng thực
tiễn.
- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, trình bày được các hình thức trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể; ống
khí; mang; phổi.
- Tìm hiểu được các bệnh về đường hô hấp
- Vận dụng hiểu biết về hô hấp trao đổi khí để phòng các bệnh về đường hô hấp.
- Giaỉ thích được tác hại của hút thuốc lá đối với sức khỏe.
- Giải thích được vai trò của thể dục, thể thao; thực hiện được việc luyện tập thể dục thể thao
đều đặn.
- Giải thích được tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp.
- Trình bày được quan điểm của bản thân về việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng
và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.
- Vận dụng sự hiểu biết về hô hấp trong khai thác và bảo vệ động vật.
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, tự giác trong việc nghiên cứu SGK và làm phiếu học tập về hô hấp.
- Có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập 01: Tìm hiểu vai trò của hô hấp và các hình thức trao đổi khí ở động
vật.
- Phiếu học tập 02: Tìm hiểu bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu
1. Mục tiêu
- Nhận biết cơ quan hô hấp ở động vật.
2. Nội dung
- Trò chơi “Ô CỬA BÍ MẬT”
- Có 3 ô cửa, lựa chọn 1 ô cửa và trả lời câu hỏi phía sau ô cửa. Trả lời đúng sẽ được
chọn 1 hộp quà chứa phần thưởng trong 2 hộp quà đã cho.
Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng.
Câu hỏi 1: Cơ quan hô hấp của giun đất?
A. Da B. Mang C. Ống khí D. Phổi
Câu hỏi 2: Cơ quan hô hấp của cá?
A. Túi khí và phổi B. Mang C. Túi khí D. Phổi
Câu hỏi 3: Cơ quan hô hấp của chim?
A. Túi khí và phổi B. Mang C. Túi khí D. Phổi
3. Sản phẩm học tập
- HS trả lời bằng lời nói.
- Đáp án: Câu 1: A ; Câu 2: B; Câu 3: A.
4. Tổ chức hoạt động
 GV chuyển giao nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân.
- Thời gian 30s/ lựa chọn 1 ô cửa trả lời câu hỏi phía sau ô cửa đó. Trả lời đúng câu hỏi
sẽ được chọn một hộp quà chứa phần thưởng trong 2 hộp quà đã cho.
 HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý đọc câu hỏi và quan sát hình ảnh để đưa ra câu trả lời.
 GV tổ chức thảo luận
HS xung phong chọn ô cửa và trả lời câu hỏi tương ứng.
 GV kết luận:
- Đáp án của các câu hỏi.
- Ở các loài động vật khác nhau có cơ quan hô hấp khác nhau để thích nghi với chức
năng sống.
Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về “ HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT”
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của hô hấp và các hình thức trao đổi khí ở động vật
- Phân tích được vai trò của hô hấp ở động vật: trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào.
- Trình bày được 4 hình thức trao đổi khí ở động vật và giải thích được một số hiện tượng thực
tiễn.
- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, trình bày được các hình thức trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể; ống
khí; mang; phổi.
2. Nội dung
Phiếu học tập số 01: Tìm hiểu vai trò của hô hấp và các hình thức trao đổi khí ở động
vật. (Phụ lục)
3. Sản phẩm học tập
- HS viết phiếu học tập.
- Đáp án phiếu 01. (Phụ lục)
4. Tổ chức hoạt động
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc theo nhóm 4 HS.
- Thời gian 15 phút.
- Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập 01.
 Thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc SGK, tìm kiếm thông tin trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.
- Lưu ý: Đưa thông tin đúng vào hình làm rõ vấn đề tại sao cơ thể bắt buộc lấy O 2 từ
môi trường và thải CO2 ra môi trường. Chỉ ra được 4 bề mặt trao đổi khí đặc trưng cho
4 hình thức trao đổi khí ở động vật. Từ kết quả hoàn thành bảng chỉ ra được sự khác
biệt trong quá trình hô hấp giúp cho sinh vật thích nghi với môi trường sống.
 Báo cáo – Thảo luận:
- GV gọi ngẫu nhiên 3 nhóm lên nộp bài.
- GV chọn 1 bài tốt nhất, đại diện nhóm HS chia sẻ sản phẩm của mình, các nhóm khác
nhận xét hoàn thiện phiếu học tập; nhóm khác lên trình bày lại kiến thức.
❖ Kết luận: Phiếu học tập; Nội dung cốt lõi.
VAI TRÒ CỦA HÔ HẤP
- Gồm 2 quá trình: Trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào.
- Lấy O2 từ môi trường bên ngoài cung cấp cho tế bào; tham gia vào sự oxi hóa trong tế
bào bằng các phản ứng sinh hóa tạo năng lượng cho các hoạt động sống.
- Thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa trong TB ra ngoài môi trường, đảm bảo cân
bằng môi trường bên trong cơ thể.
CÁC HÌNH THỨC TRAO ĐỔI KHÍ
- Có 4 hình thức trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể, qua hệ thống ống khí, qua mang, qua
phổi.
- Mỗi loài các đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp phù hợp với nhu cầu sử dụng của TB và
cơ thể.
 EM CÓ BIẾT
- Hoạt động phổi của một con gấu đang thở trong lúc bị mổ.
- Con người có 300 triệu phế nang. Mỗi phế nang có nhiều mạch máu li ti bọc xung
quanh. Những bong bóng cực nhỏ này nếu trải đều ra sẽ có diện tích bề mặt là 70m2
 MỞ RỘNG
- Giải thích vì sao sau cơn mưa lớn giun đất thường chui hết lên khỏi mặt đất?
# Giun đất hô hấp qua toàn bộ lớp biểu bì trên mặt cơ thể; trời mưa lượng khí O2
trong đất bị giảm nên giun đất phải chui lên bề mặt để lấy O2.
- Tại sao hệ hô hấp của người và của chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả?
# Ở người: phổi được tạo thành từ hàng triệu phế nang nên diện tích bề mặt trao đổi
khí rất lớn. Phế nang có hệ thống mao mạch bao quanh dày đặc. Máu chảy trong các
mao mạch trao đổi khí O2 và CO2 với dòng không khí ra, vào phế nang.
# Ở chim: phổi có hệ thống túi khí và không có phế nang. Phế quản phân nhánh thành
các ống khí rất nhỏ, gọi là mao mạch khí. Không khí trong các mao mạch khí trao đổi
khí O2 và CO2 với máu trong các mao mạch máu. Phổi chim cũng có hiện tượng dòng
chảy song song và ngược chiều, đó là chiều máu chảy trong các mao mạch máu song
song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông và các mao mạch khí.
- Tế bào hồng cầu trong máu có vai trò vận chuyển O2 từ phổi đến các tế bào và vận
chuyển CO2 từ tế bào về phổi. Tại sao những người sống ở vùng núi cao có số lượng
hồng cầu trong máu lại tăng lên so với khi sống ở vùng đồng bằng?
# Do không khí trên cao có áp lực thấp nên khả năng kết hợp của oxygen với
hemoglobin (Hb) thấp nên số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxygen cho
hoạt động của con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp
1.Mục tiêu
- Tìm hiểu được các bệnh về đường hô hấp
- Vận dụng hiểu biết về hô hấp trao đổi khí để phòng các bệnh về đường hô hấp.
- Giải thích được tác hại của hút thuốc lá đối với sức khỏe.
- Giải thích được vai trò của thể dục, thể thao; thực hiện được việc luyện tập thể dục thể thao đều
đặn.
- Giải thích được tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp.
2. Nội dung
- Phiếu học tập 02: Tìm hiểu bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp. (Phụ lục)
3. Sản phẩm học tập
- HS viết vào phiếu học tập.
- Đáp án phiếu 02. (Phụ lục)
4. Tổ chức hoạt động
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc theo nhóm 4 HS.
- Thời gian 15 phút.
- Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập 02.
 Thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc SGK, tìm kiếm thông tin trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.
- Từ cơ chế gây bệnh hô hấp HS có thể giải thích các hiện tượng tràn dịch màng phổi,
tắc nghẽn phổi… và dự đoán sự ảnh hưởng của hô hấp lên các hoạt động của các bộ
phận khác trong cơ thể. Phần lợi ích của tập thể dục thường xuyên cần quan sát hình
ảnh và điền thông tin phù hợp từ đó rút ra được sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
mang lại lợi ích cụ thể như thế nào cho tế bào và cơ thể.
 Báo cáo – Thảo luận:
- GV gọi ngẫu nhiên sản phẩm của 5 nhóm, lựa chọn 1 sản phẩm chiếu lên màn hình, các nhóm
khác nhận xét bổ sung.
- GV hệ thống hoá kiến thức.
❖ Kết luận: Phiếu học tập; Nội dung cốt lõi.
BỆNH HÔ HẤP VÀ PHÒNG BỆNH HÔ HẤP
- Nguyên nhân: vi khuẩn và virus, ô nhiễm môi trường (khói bụi, hóa chất, chất hữu
cơ bay hơi, …) khói thuốc lá.
- Bệnh thường gặp: hen suyễn, viêm đường hô hấp, lao, …
- Cơ chế gây bệnh: Các chất này đi vào phổi gây phản ứng viêm, phá hủy cấu trúc
phế nang và làm xơ hóa phế nang dẫn đến ứ đọng không khí, chức năng trao đổi khí
của phế nang bị suy giảm.
- Phòng bệnh: hạn chế khả năng xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể bằng các biện
pháp rửa tay thường xuyên, vệ sinh mũi họng, đeo khẩu trang, ….
LỢI ÍCH CỦA VIỆC LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng thể tích O2 khuếch tán vào máu, tăng sử dụng
O2 và phân giải glycogen ở cơ, tăng tốc độ vận động và sự dẻo dai của các cơ quan
hô hấp, do đó giúp hệ hô hấp trở nên khỏe mạnh hơn.
 EM CÓ BIẾT
- Vị tu sĩ Hindu Shiva Nanda này sinh ngày 8/8/1896 đang xin kỷ lục Guinnes chứng
nhận mình là "người già nhất thế giới“ (2016). Mặc dù đã 120 tuổi nhưng ông vẫn rất
khoẻ mạnh, thậm chí còn có khả năng tập Yoga kéo dài hàng giờ đồng hồ
Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu
- Trình bày được quan điểm của bản thân về việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng
và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.
- Vận dụng sự hiểu biết về hô hấp trong khai thác và bảo vệ động vật.
2. Nội dung
- Nêu ý nghĩa của việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 18 tuổi hút
thuốc lá?
- Tại sao nuôi ếch cần giữ môi trường ẩm ướt; nuôi tôm, cá thường cần có máy sục O ?
2

3. Sản phẩm
- Trả lời bằng lời nói.
#- Bảo vệ sức khỏe trẻ em.
- Giữ gìn cảnh quan vệ sinh nơi công cộng, tránh gây cháy, nổ.
# Vì ếch hô hấp bằng da, để khí O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua da cần có môi
trường ẩm ướt. Tôm, cá hô hấp bằng mang nên náy sục oxygen có tác dụng hòa tan
oxygen vào dòng nước, giúp cá hô hấp tốt và sinh trưởng khỏe mạnh. Do cá nuôi trong
môi trường bể, hay hồ cá nhốt chật chội sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxygen, cá phải
ngoi lên mặt nước nhiều lần để hô hấp.
4. Tổ chức hoạt động dạy học
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc cá nhân.
- Thời gian 2 phút suy nghĩ và trả lời 2 câu hỏi.
 HS thực hiện nhiệm vụ:
- Dựa vào thông tin đã học và liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi.
- Lưu ý: Sự thông khí qua bề mặt trao đổi khí.
 Báo cáo – Thảo luận:
- HS xung phong trả lời các câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung.
 Kết luận:
- GV hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ tư duy về hô hấp.
 Dặn dò: HS chuẩn bị bài tuần hoàn ở động vật.

IV. PHỤ LỤC


BÀI 8: HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái quát về hệ tuần hoàn trong cơ thể động vật
- Nêu được các dạng hệ tuần hoàn và dựa vào hình ảnh, sơ đồ phân biệt các dạng tuần
hoàn ở động vật
- Trình bày được cấu tạo, hoạt động của tim và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng
của tim.
- Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim
- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch.
- Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch
- Nêu được hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch
- Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn
- Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn.
- Trình bày được một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch
- Phân tích được tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tim
mạch
- Đánh giá được ý nghĩa việc xử phạt người tham gia giao thông khi sử dụng rượu, bia
- Thực hành: Đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khỏe từ kết
quả đo. Xác định nhịp tim người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết
quả
- Thực hành: Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim; tìm hiểu được vai trò
của dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm đến hoạt động của tim; tìm hiểu được tác
động của adrenaline đến hoạt động của tim ếch
2. Năng lực:
NĂNG LỰC MỤC TIÊU
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác - Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
- Chủ động hoàn thành công việc được giao, tiếp thu kiến
thức từ các thành viên trong nhóm
Tự chủ và tự học - Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về hệ tuần hoàn ở động
vật
- Ghi chép đầy đủ và ngắn gọn thông tin dưới dạng sơ đồ tư
duy thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng khi cần thiết
Giải quyết vấn đề và - Đề xuất các biện pháp nâng cao sức khỏe hệ tuần hoàn ở
sáng tạo người
NĂNG LỰC SINH HỌC
Nhận thức sinh học - Trình bày được khái quát về hệ tuần hoàn trong cơ thể động
vật
- Nêu được các dạng hệ tuần hoàn và dựa vào hình ảnh, sơ
đồ phân biệt các dạng tuần hoàn ở động vật
- Trình bày được cấu tạo, hoạt động của tim và sự phù hợp
giữa cấu tạo và chức năng của tim.
- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ mô tả được cấu tạo và hoạt động
của hệ mạch.
- Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch
- Nêu được hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế
thần kinh và thể dịch
- Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với tuần
hoàn
- Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn.
- Trình bày được một số biện pháp phòng chống các bệnh
tim mạch
- Phân tích được tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con
người, đặc biệt là hệ tim mạch
- Đánh giá được ý nghĩa việc xử phạt người tham gia giao
thông khi sử dụng rượu, bia
Tìm hiểu thế giới - Thực hành: Đo được huyết áp ở người và nhận biết được
sống trạng thái sức khỏe từ kết quả đo. Xác định nhịp tim người ở
các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả
- Thực hành: Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của
tim; tìm hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm, đối
giao cảm đến hoạt động của tim; tìm hiểu được tác động của
adrenaline đến hoạt động của tim ếch
Vận dụng kiến thức, - Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động
kĩ năng đã học của tim
- Phân tích được tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con
người, đặc biệt là hệ tim mạch
- Đánh giá được ý nghĩa việc xử phạt người tham gia giao
thông khi sử dụng rượu, bia
3. Phẩm chất
Chăm chỉ - Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi và hoàn
thành tốt việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
- Đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân và kiến thức đã tiếp
thu được khi học nội dung kiến thức về hệ tuần hoàn ở động
vật
Trách nhiệm Có trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ khi được phân
công
Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án
- Hình 8.1. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
- Hình 8.2. Hệ tuần hoàn đơn ở cá và hệ tuần hoàn kép ở thú
- Hình 8.3. Cấu tạo tim người
- Hình 8.4. Chu kì hoạt động tim ở người trưởng thành
- Hình 8.5. Hệ dẫn truyền tim
- Hình 8.6. Cấu tạo động mạch, mao mạch, tĩnh mạch ở người
- Hình 8.7. Tổng diện tích mặt cắt ngang (a), huyết áp (b), vận tốc máu (c) ở hệ mạch
máu của người
- Hình 8.8. Trung khu thần kinh và thụ thể tham gia điều hòa hoạt động tim mạch ở
người
- Hình 8.9. Bệnh xơ vữa động mạch (a) và bệnh hẹp van động mạch phổi (b)
- Hình 8.10. Đo huyết áp
- Hình 8.11. Xác định nhịp tim bằng ống nghe tim phổi và bắt mạch
- Hình 8.12. Cách cầm ếch
- Hình 8.14. Vị trí cơ nâng bả
- Máy chiếu, máy tính, tivi (nếu có)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Trả lời các câu hỏi SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC
TẬP)
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về hệ tuần hoàn ở động vật
2. Nội dung:
- HS quan sát hình ảnh + vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi sau:

(?) Hệ cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ vận chuyển và phân phối các chất trong cơ thể
động vật? Nêu tên những cơ quan chính cấu tạo nên hệ cơ quan đó ở người?
3. Sản phẩm học tập:
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
GV giới thiệu hình và yêu cầu HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân và trả lời câu
hỏi sau:
(?) Hệ cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ vận chuyển và phân phối các chất trong cơ thể
động vật? Nêu tên những cơ quan chính cấu tạo nên hệ cơ quan đó ở người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS chú ý lắng nghe.
HS quan sát hình ảnh + hoạt động cá nhân và trả lời cho câu hỏi dựa trên hiểu biết của
mình
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:
HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi.
GV gọi HS trả lời
HS còn lại chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả: GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và dẫn dắt vào nội dung
bài mới: Bài 8: HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (KHÁM PHÁ)
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về hệ tuần hoàn
a. Mục tiêu:
- Trình bày được khái quát về hệ tuần hoàn trong cơ thể động vật
- Nêu được các dạng hệ tuần hoàn và dựa vào hình ảnh, sơ đồ phân biệt các dạng tuần
hoàn ở động vật
b. Nội dung:
1. Chức năng của hệ tuần hoàn
- GV yêu cầu HS quan sát hình + thảo luận cặp đôi + đọc SGK trả lời câu hỏi:

(?) Nêu chức năng của hệ tuần hoàn (hệ vận chuyển)?
2. Hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật
- Nhiệm vụ 1: HS quan sát hình ảnh cấu tạo hệ tuần hoàn hở và kín
kết hợp đọc SGK mục I và hoạt động nhóm: Hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu
hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Phân loại:
- Động vật chưa có hệ tuần hoàn gồm:…………………………….trao đổi chất thực
hiện thông
qua……………………………………………………………………………………
- Động vật có hệ tuần hoàn gồm:…………………….., chia ra các dạng hệ tuần
hoàn…………………………………………………………………………………
………
2. Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở:
Đặc điểm Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
Thành phần cấu tạo
Đường di chuyển của máu
Áp lực máu trong mạch
Vận tốc máu chảy trong mạch
- Nhiệm vụ 2: HS quan sát hình ảnh cấu tạo của hệ tuần hoàn đơn và kép kết hợp đọc
SGK mục I và hoạt động nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập số 2

Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nội dung HTH đơn HTH kép
Đại diện
Số vòng tuần hoàn
Cấu tạo tim
Vận tốc máu, áp lực máu
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời của học sinh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Phân loại:
- Động vật chưa có hệ tuần hoàn gồm: động vật đa bào bậc thấp trao đổi chất trực tiếp
thực hiện thông qua khoang cơ thể, qua túi tiêu hóa, qua ống tiêu hóa
- Động vật có hệ tuần hoàn gồm: động vật đa bào bậc cao, chia ra các dạng hệ tuần
hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
2. Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở:
Đặc điểm Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
Thành phần cấu Có động mạch, tĩnh mạch, tim, chưa Có động mạch, tĩnh mạch,
tạo có mao mạch mao mạch, tim
Đường di - Máu được tim bơm vào động - Máu được tim bơm vào
chuyển của máu mạch 🡪 tràn vào khoang cơ thể ( động mạch 🡪 mao mạch 🡪
trộn lẫn với dịch mô: gọi là hỗn hợp tĩnh mạch 🡪 tim
máu - dịch mô). - Máu trao đổi chất với tế
- Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực bào qua thành mao mạch.
tiếp với tế bào 🡪 tĩnh mạch 🡪tim.
Áp lực máu Áp lực thấp Áp lực cao hoặc trung bình
trong mạch
Vận tốc máu Tốc độ chậm Tốc độ nhanh
chảy trong
mạch
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nội dung HTH đơn HTH kép
Đại diện Cá Ếch nhái, bò sát, chim , thú
Số vòng tuần hoàn 1 2
Cấu tạo tim 2 ngăn 3 – 4 ngăn
Vận tốc máu, áp Chậm đến trung bình, áp Nhanh, áp lực máu cao
lực máu lực máu chậm
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu chức năng của hệ tuần I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ
hoàn TUẦN HOÀN
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 1. Chức năng của hệ tuần
GV yêu cầu HS quan sát hình + thảo luận cặp đôi + hoàn
đọc SGK trả lời câu hỏi: Vận chuyển các chất cần
thiết đến các tế bào của cơ
thể và vận chuyển các chất
thải từ tế bào đến các cơ quan
bài tiết rồi thải ra ngoài
2. Hệ tuần hoàn ở các
nhóm động vật
- Động vật chưa có hệ tuần
hoàn
- Động vật có hệ tuần hoàn
ĐÁP ÁN PHT 1 + 2
(?) Nêu chức năng của hệ tuần hoàn (hệ vận chuyển)?
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt động
nhóm hoàn thành
GV quan sát, định hướng
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu nhóm HS ngẫu nhiêm trả lời câu hỏi
Nhóm HS trình bày, các nhóm HS khác lắng nghe và
nhận xét, bổ sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt
động tiếp theo.
Hoạt động 1.2. Tìm hiểu hệ tuần hoàn ở các nhóm
động vật
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: HS quan sát hình ảnh cấu tạo hệ tuần
hoàn hở và kín + kết hợp đọc SGK mục I và hoạt động
nhóm: Hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu hệ
tuần hoàn ở các nhóm động vật
- Nhiệm vụ 2: HS quan sát hình ảnh cấu tạo của hệ
tuần hoàn đơn và kép kết hợp đọc SGK mục I và hoạt
động nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập số 2

HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập


Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt động
nhóm hoàn thành
GV quan sát, định hướng
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu nhóm HS ngẫu nhiêm trả lời câu hỏi
Nhóm HS trình bày, các nhóm HS khác lắng nghe và
nhận xét, bổ sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt
động tiếp theo.
Bảng kiểm để tổ chức cho HS đánh giá sản phẩm học tập của các nhóm (PHT số
1)
Nội dung Các tiêu chí kiểm Có Không
1. Phân loại Nêu được chính xác các nhóm động vật
chưa có hệ tuần hoàn
Nêu được chính xác các nhóm động vật
có hệ tuần hoàn
2. Cấu tạo Phân biệt được về thành phần cấu tạo
của hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn
kín
3. Đường đi của Phân biệt chính xác đường đi của máu
máu của hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn
kín
4. Đặc điểm Phân biệt được đặc điểm của sự lưu
thông máu ở hệ tuần hoàn hở và hệ tuần
hoàn kín
5. Hoạt động Làm việc khoa học, phân công rõ ràng,
nhóm có sự tham gia nhiệt tình của tất cả
thành viên trong nhóm.
Bảng kiểm để tổ chức cho HS đánh giá sản phẩm học tập của các nhóm (PHT số
2)
Nội dung Các tiêu chí kiểm Có Không
1. Đại diện Nêu được chính xác đại diện của HTH
đơn và HTH kép
2. Số vòng tuần Nêu được chính xác số vòng tuần hoàn
hoàn ở HTH đơn và HTH kép
2. Cấu tạo tim Nêu được các ngăn của tim trong HTH
đơn và HTH kép
3. Vận tốc, áp lực Phân biệt được đặc điểm của sự lưu
máu thông máu ở hệ tuần hoàn đơn và hệ
tuần hoàn kép
4. Hoạt động Làm việc khoa học, phân công rõ ràng,
nhóm có sự tham gia nhiệt tình của tất cả
thành viên trong nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của tim và hệ mạch
a. Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, hoạt động của tim và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng
của tim.
- Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim
- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch.
- Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch
- Nêu được hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch
b. Nội dung:
1. Cấu tạo và hoạt động của tim
GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK + thảo luận nhóm (kĩ thuật mảnh ghép) rút ra
kiến thức về cấu tạo và hoạt động của tim
PHT số 3. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của tim
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Nêu cấu tạo của tim ở các nhóm động vật?
2. Quan sát hình 8.3
- Nêu sự khác nhau về độ dày của thành tâm
nhĩ so với thành tâm thất, thành tâm thất trái
so với thành tâm thất phải. Đặc điểm này có
ý nghĩa gì đối với hoạt động bơm máu của
tim?
- Nêu vai trò của các van tim?
3. Hoàn thành bảng sau:

Tính tự động của tim


Khái niệm
Nguyên nhân
Cấu tạo và hoạt động của hệ dẫn truyền
Ý nghĩa tính tự động
Chu kỳ hoạt động của tim
Các pha
Thời gian mỗi pha
Vì sao tim có thể hoạt động liên tục trong thời
gian dài không mệt mỏi?
2. Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch
GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK + thảo luận nhóm đôi rút ra kiến thức về cấu
tạo và hoạt động của hệ mạch
PHT số 4: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của hệ mạch
Các loại mạch Cấu trúc Chức năng
3. Huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch
GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK + thảo luận nhóm (kĩ thuật khăn trải bàn) rút
ra kiến thức về huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch
PHT số 5: Tìm hiểu huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch
NỘI DUNG
Huyết áp
Khái niệm huyết áp
Khái niệm huyết áp tối
đa
Khái niệm huyết áp tối
thiểu
Đặc điểm của huyết áp
trong hệ mạch
Vận tốc máu
Khái niệm
Đặc điểm vận tốc máu
chảy trong hệ mạch
Ý nghĩa của vận tốc máu
chảy chậm ở mao mạch
4. Điều hòa hoạt động tim mạch
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi + quan sát hình ảnh + trả lời các câu hỏi sau:
(?) Hoạt động tim mạch chịu sự điều hòa của những yếu tố nào?
(?) Quan sát H8.8 và cho biết trung khu điều hòa tim mạch nằm ở đâu? Trung khu điều
hòa tim mạch tiếp nhận xung thần kinh từ những thụ thể nào?
(?) Vai trò của thần kinh trong điều hòa hoạt động tim mạch?
(?) Vai trò của thể dịch trong điều hòa hoạt động tim mạch?
c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của HS và hoàn thành PHT
Đáp án PHT số 3. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của tim
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Nêu cấu tạo của tim ở các nhóm động vật?
Tim cá: 2 ngăn (1 TM, 1 TT), tim lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu): 3 ngăn (2TN, 1TT),
tim của chim và thú có 4 ngăn (2TN, 2TT)
2. Quan sát hình 8.3
- Nêu sự khác nhau về độ dày của thành tâm nhĩ so với thành tâm thất, thành tâm
thất trái so với thành tâm thất phải. Đặc điểm này có ý nghĩa gì đối với hoạt động
bơm máu của tim?
+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất.
+ Thành TTT dày hơn thành tâm thất phải.
- Ý nghĩa của đặc điểm trên đối với hoạt động bơm máu của tim: Độ dày của thành
ở từng ngăn tim phù hợp với yêu cầu về lực tạo ra để bơm máu đi của từng ngăn tim.

+ Thành TN mỏng hơn thành TT vì: Tâm nhĩ chỉ cần tạo ra lực để đẩy máu xuống
TT, còn tâm thất cần phải tạo ra lực lớn hơn để đẩy máu vào động mạch đi xa hơn
(đến phổi hoặc đến các tế bào khắp cơ thể).
+ Thành TTT dày hơn thành TTP vì: Tâm thất trái cần phải tạo ra một lực lớn hơn
để đẩy máu vào ĐMC đi đến các tế bào khắp cơ thể, còn TTP chỉ cần phải tạo ra một
lực để đẩy máu vào động mạch phổi đến phổi.
- Nêu vai trò của các van tim?
+ Van nhĩ – thất: nằm giữa TN và TT (van 3 lá giữa nhĩ – thất phải, van 2 lá giữa
nhĩ – thất trái), van này luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co đảm bảo cho máu chỉ chảy
từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
+ Van động mạch: nằm giữa tâm thất và động mạch (van động mạch phổi, van động
mạch chủ), van này luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co đảm bảo máu chỉ chảy từ tâm
thất sang động mạch.
3. Hoàn thành bảng sau:
Tính tự động của tim
Khái niệm Là khả co dãn tự động theo chu kì của tim.
Nguyên nhân Do hệ dẫn truyền tim.
Cấu tạo và hoạt động của - Nút xoang nhĩ tự phát xung điện, truyền xung điện đến
hệ dẫn truyền nhĩ thất và cơ tâm nhĩ co-> tâm nhĩ co.
- Nút nhĩ thất nhận xung điện từ nút xoang nhĩ truyền đến
bó His.
- Bó His dẫn truyền xung điện đến mạng Puôckin.
- Mạng Puôckin truyền xung điện đến cơ tâm thất co ->
tâm thất co.
Ý nghĩa tính tự động Giúp tim đập tự động-> cung cấp đủ ô xi và dưỡng chất
cho cơ thể ngay cả khi ngủ
Chu kỳ hoạt động của tim
Các pha Tâm nhĩ co, tâm thất co, pha giãn chung
Thời gian mỗi pha Tâm nhĩ co: 0,1s
Tâm thất co: 0,3s
Pha giãn chung: 0,4s
Vì sao tim có thể hoạt Vì thời gian nghỉ của các pha nhiều hơn thời gian hoạt
động liên tục trong thời động
gian dài?
Đáp án PHT số 4: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của hệ mạch
Các loại Cấu trúc Sự phù hợp giữa đặc điểm cấu tạo và
mạch chức năng
Động - Thành gồm 3 lớp (mô liên Chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ
mạch kết, cơ trơn, nội mạc), có quan với vận tốc cao, áp lực lớn:
nhiều sợi đàn hồi. - Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp
- Trong đó, lớp mô liên kết chống lại áp lực cao của máu.
và lớp cơ trơn của động - Lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính
mạch dày hơn; lòng của co dãn giúp điều hòa lượng máu đến cơ
động mạch hẹp hơn. quan.
Tĩnh mạch Thành tĩnh mạch gồm 3 lớp: Chức năng dẫn máu từ các tế bào về tim
mô liên kết, cơ trơn, nội với vận tốc và áp lực nhỏ hơn động
mạc. Trong đó, lớp mô liên mạch:
kết và lớp cơ trơn của tĩnh - Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch
mạch mỏng hơn; lòng của lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và
tĩnh mạch rộng hơn và ở các tăng khả năng chứa máu.
tĩnh mạch phía dưới tim có
các van.
- Các tĩnh mạch phía dưới tim có các van
(van tĩnh mạch) giúp máu chảy một chiều
về tim.
Mao mạch Thành mao mạch chỉ gồm Cấu tạo của mao mạch tạo điều kiện
một lớp tế bào nội mạc, giữa thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa tế bào
các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc). và máu: Thành mao mạch mỏng và có vi
lỗ giúp quá trình trao đổi chất và khí
giữa máu và tế bào thông qua dịch mô
được thực hiện dễ dàng.
Đáp án PHT số 5: Tìm hiểu huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch
NỘI DUNG
Huyết áp
Khái niệm huyết áp Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành
mạch
Khái niệm huyết áp tối đa Là giá trị huyết áp cao nhất đo được khi tâm thất
co
Khái niệm huyết áp tối thiểu Là giá trị huyết áp thấp nhất đo được khi tâm thất
dãn
Đặc điểm của huyết áp trong hệ Giảm dần trong hệ mạch ( ĐM ->TM->MM)
mạch
Vận tốc máu
Khái niệm Tốc độ máu chảy trong 1 giây
Đặc điểm vận tốc máu chảy trong Phụ thuộc vào tổng tiết diện của hệ mạch và sự
hệ mạch chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch: Cao
nhất ở động mạch, giảm dần ở tĩnh mạch và chậm
nhất ở mao mạch nơi có tổng tiết diện lớn nhất
Ý nghĩa của vận tốc máu chảy Đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào
chậm ở mao mạch
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
SINH
Hoạt động 2.1. Cấu tạo và hoạt động của tim II. CẤU TẠO, HOẠT ĐỘNG
Giáo viên cho HS thảo luận nhóm theo kỹ thuật CỦA TIM VÀ HỆ MẠCH
mảnh ghép 1. Cấu tạo và hoạt động của tim
- Nhóm chuyên gia: 6 nhóm ĐÁP ÁN PHT SỐ 3
GV yêu cầu các nhóm chuyên gia đọc SGK +
quan sát hình ảnh hoàn thành nhiệm vụ sau: 2. Cấu tạo và hoạt động của hệ
mạch
ĐÁP ÁN PHT SỐ 4
3. Huyết áp và vận tốc máu
trong hệ mạch
ĐÁP ÁN PHT SỐ 5
4. Điều hòa hoạt động tim mạch
+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu cấu tạo tim ở các - Tim hoạt động tự động nhưng
vẫn chịu sự điều hòa theo cơ chế
thần kinh và thể dịch
- Trung khu điều hòa tim mạch
nằm ở hành não.
- Trung khu điều hòa tim mạch
tiếp nhận xung thần kinh từ những
thụ thể là thụ thể áp lực hoặc thụ
nhóm động vật thể hóa học (thụ thể O2 và CO2) ở
xoang động mạch cổ và gốc cung
động mạch chủ.
- Thần kinh giao cảm kích thích
nút xoang nhĩ tang cường phát
xung làm tang nhịp tim, gây co
một số động mạch, tĩnh mạch
- Thần kinh đối giao cảm làm giảm
nhịp tim, giảm lực co tim, gây dãn
một số động mạch
+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu chu kì hoạt động của
- Một số hormone có thể ảnh
tim
hưởng đến hoạt động tim mạch
như: adrenaline làm tăng nhịp tim,
tăng hoạt động cơ tim, gây co
mạch máu tới hệ tiêu hóa, hệ bài
tiết và làm dãn mạch máu tới cơ
xương , thyroxine làm tăng nhịp
tim…

+ Nhóm 5 + 6: Tìm hiểu hệ dẫn truyền tim

- Nhóm mảnh ghép: 4 nhóm


GV yêu cầu HS đọc SGK + quan sát H8.3, 8.4,
8.5 hoàn thành PHT
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt
động nhóm hoàn thành PHT
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và gọi ngẫu
nhiên các nhóm trình bày
Các nhóm HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ
sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động
của hệ mạch
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK + thảo


luận nhóm đôi rút ra kiến thức về cấu tạo và hoạt
động của hệ mạch
PHT số 4: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của
hệ mạch
Các loại mạch Cấu trúc Chức năng
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt
động nhóm hoàn thành PHT
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và gọi ngẫu
nhiên các nhóm trình bày
Các nhóm HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ
sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu huyết áp và vận tốc
máu trong hệ mạch
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK + thảo
luận nhóm (kĩ thuật khăn trải bàn) rút ra kiến
thức về huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch

PHT số 5: Tìm hiểu huyết áp và vận tốc máu


trong hệ mạch
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt
động nhóm hoàn thành PHT theo kỹ thuật khan
trải bàn
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và gọi ngẫu
nhiên các nhóm trình bày
Các nhóm HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ
sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu điều hòa hoạt động
tim mạch
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi + quan sát
hình ảnh + trả lời các câu hỏi sau:

(?) Hoạt động tim mạch chịu sự điều hòa của


những yếu tố nào?
(?) Quan sát H8.8 và cho biết trung khu điều hòa
tim mạch nằm ở đâu? Trung khu điều hòa tim
mạch tiếp nhận xung thần kinh từ những thụ thể
nào?
(?) Vai trò của thần kinh trong điều hòa hoạt
động tim mạch?
(?) Vai trò của thể dịch trong điều hòa hoạt động
tim mạch?
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt
động nhóm hoàn thành PHT
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và gọi ngẫu
nhiên các nhóm trình bày
Các nhóm HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ
sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.
Bảng đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) để tổ chức cho HS đánh giá
Mức Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
độ
Tiêu chí
1. Nội dung Thiếu nội dung, Đủ đúng nội Đủ đúng nội Đủ đúng nội
câu hỏi giải thích dung nhưng dung, trả lời dung, trả lời
chưa trả lời được chưa trả lời được được câu hỏi được câu hỏi
câu hỏi giải thích giải thích giải thích đầy
nhưng chưa đủ, chính xác
đầy đủ
2. Cách làm Chỉ có một số Có sự phân công Làm việc Làm việc
việc nhóm thành viên thực rõ ràng nhưng có khoa học, khoa học,
hiện nhiệm vụ một số thành phân công rõ phân công rõ
nhóm, các thành viên không tham ràng, tham gia ràng, có sự
viên gia vào hoạt động nhiệt tình đa tham gia
khác không tham nhóm. phần các nhiệt tình của
gia. thành viên tất cả thành
trong nhóm, viên trong
số còn lại nhóm.
tham gia thiếu
tích cực.
3. Báo cáo Ngôn ngữ chưa Ngôn ngữ lưu Ngôn ngữ lưu Ngôn ngữ
lưu loát, chưa loát, nhưng chưa loát, nhưng lưu loát, thu
thu hút, hầu như thu hút người chưa thu hút hút người
không trả lời nghe, trả lời người nghe, nghe, trả lời
được các câu hỏi phản biện chưa trả lời phản phản biện tốt.
phản biện. hoàn toàn phù biện tốt.
hợp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phòng bệnh hệ tuần hoàn
a. Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn
- Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn.
- Trình bày được một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch
- Phân tích được tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tim
mạch
- Đánh giá được ý nghĩa việc xử phạt người tham gia giao thông khi sử dụng rượu, bia
b. Nội dung:
- Giáo viên sử dụng phương pháp hỏi đáp + kỹ thuật think – pair – share để hướng dẫn
và gợi ý cho HS thảo luận các câu hỏi trong nội dung trong phiếu bài tập để nắm được
các bệnh hệ tuần hoàn và phòng bệnh hệ tuần hoàn
BỆNH HỆ TUẦN HOÀN
(1) Kể tên một số bệnh hệ tuần hoàn mà em biết?
(?) Cần làm gì để phòng bệnh hệ tuần hoàn?
(?) Việc lạm dụng rượu bia gây tác hại gì đối với sức khỏe tim mạch?

- HS hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HỌC SINH
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ III. PHÒNG BỆNH HỆ TUẦN
Giáo viên yêu cầu HS đọc thông tin SGK + HOÀN
vận dụng kiến thức thực tế và sử dụng 1. Cách phòng một số bệnh hệ tuần
phương pháp hỏi đáp + kỹ thuật think – pair hoàn
– share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo - Một số bệnh tim mạch thường gặp:
luận các câu hỏi trong nội dung trong phiếu Cao huyết áp, xơ vữa động mạch,
bài tập sau: viêm cơ tim, dị tật tim mạch…
HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Phòng bệnh:
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập + Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa
HS đọc thông tin SGK + vận dụng kiến thức học, lối sống lành mạnh, hoạt động
thực tế + hoạt động theo kỹ thuật think – pair thể dục, thể thao phù hợp, khám sức
– share để hoàn thành nội dung câu hỏi phiếu khỏe định kì
bài tập + Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ,
GV quan sát, định hướng phòng trừ các tác nhân gây bệnh, hạn
Bước 3. Báo cáo, thảo luận chế tiếp xúc và sử dụng hóa chất độc
GV yêu cầu HS hoặc nhóm HS trình bày sản hại
phẩm của mình + Người mẹ nên tiêm chủng đầy đủ
Các nhóm HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ trước khi mang thai, tránh các nguồn
sung (nếu có) lây bệnh khi mang thai
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm + Luyện tập thể dục, thể thao thường
vụ học tập xuyên
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển 2. Tác hại của việc lạm dụng rượu
sang hoạt động tiếp theo. bia đối với sức khỏe và hệ tim mạch
- Rượu, bia có chứa ethanol – là một
chất gây nghiện
- Hàm lượng ethanol lớn gây ức chế
hoạt động thần kinh dẫn đến khó khan
trong việc kiểm soát và phối hợp các
cử động của cơ thể, gây nôn, dễ nổi
nóng…
- Về lâu dài, lạm dụng rượu, bia làm
tổn thương các tế bào não → trầm
cảm, giảm trí nhớ, rối loạn vận
động…
- Rượu làm tăng acid trong dạ dày →
viêm loét dạ dày, làm tuyến tụy sản
xuất các chất độc hại → viêm tụy, sản
phẩm phân hủy ở gan → viêm gan, xơ
gan…
- Nồng độ ethanol cao gây ảnh hưởng
xấu đến lớp cơ thành mạch máu và cơ
tim, làm giảm đường kính mạch máu,
giảm khả năng co bóp của tim→ tăng
huyết áp, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp
tim, tăng nguy cơ đột quỵ
Hoạt động 4: Thực hành
a. Mục tiêu:
- Thực hành: Đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khỏe từ kết
quả đo. Xác định nhịp tim người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết
quả
- Thực hành: Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim; tìm hiểu được vai trò
của dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm đến hoạt động của tim; tìm hiểu được tác
động của adrenaline đến hoạt động của tim ếch
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS thực hành
- HS hoạt động cá nhân và nhóm:
+ Nhận dụng cụ thực hành
+ Đọc SGK mục IV, thảo luận nhóm thực hành, báo cáo thực hành theo mẫu:
1. Đo huyết áp
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm
Tên nhóm
1. Mục đích thí nghiệm
2. Cơ sở lí thuyết
3. Chuẩn bị dụng cụ
3. Tiến hành
4. Kết quả
5. Kết luận
6. Trả lời các câu hỏi sau:
(?) Giải thích tại sao để có kết quả giá trị huyết áp chính xác, người được đo
phải ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn?
(?) Tại sao huyết áp là là một chỉ số quan trọng trong thăm khám sức khỏe?
2. Xác định nhịp tim
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm
Tên nhóm
1. Mục đích thí nghiệm
2. Cơ sở lí thuyết
3. Chuẩn bị dụng cụ
3. Tiến hành
4. Kết quả
5. Kết luận
6. Trả lời các câu hỏi sau:
(?) So sánh nhịp tim ở ba thời điểm đo và giải thích kết quả thu được?
(?) Tại sao nói luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe tim mạch?
3. Tính tự động của tim; ảnh hưởng của thần kinh đối giao cảm, thần kinh giao
cảm và adrenaline đến hoạt động của tim
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm
Tên nhóm
1. Mục đích thí nghiệm
2. Cơ sở lí thuyết
3. Chuẩn Mẫu vật
bị Dụng cụ, hóa
chất
3. Tiến hành
4. Kết quả
5. Kết luận
6. Trả lời các câu hỏi sau:
(?) Tại sao việc thắt nút lại chứng minh được tính tự động của tim?
(?) Tại sao khi tâm thất co thì mỏm tim lại co trước?
(?) Tại sao adrenaline lại có thể dùng làm thuốc trợ tim?
c. Sản phẩm:
Báo cáo thực hành của các nhóm
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
VÀ HỌC SINH
Hoạt động 4.1. Đo huyết áp IV. THỰC HÀNH
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 1. Đo huyết áp
- Trước khi thực hành GV cần làm - Mẫu báo cáo của HS
một số công việc: - Hình ảnh tham khảo
+ Chia lớp thành các nhóm
+ Giao dụng cụ và yêu cầu các nhóm
bảo quản.
- GV nêu yêu cầu:
(?) Trình bày cách tiến hành đo huyết
áp?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Các nhóm nhận dụng cụ
+ Phân công thư ký ghi chép
+ Các nhóm tiến hành đọc SGK và thảo
luận thống nhất báo cáo
+ Các nhóm tiến hành theo các bước 2. Xác định nhịp tim
- Mẫu báo cáo của HS
trong SGK và theo yêu cầu của GV
- Hình ảnh tham khảo
- Gv quan sát hoạt động của các nhóm
và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện
trình bày các bước tiến hành
- Các nhóm cử đại diện trình bày cách
3. Tính tự động của tim; ảnh hưởng của
tiến hành
thần kinh đối giao cảm, thần kinh giao
- Các nhóm nộp sản phẩm để GV kiểm
cảm và adrenaline đến hoạt động của tim
tra
- Mẫu báo cáo của HS
- Gv kiểm tra kết quả -> Nhận xét
- Hình ảnh tham khảo
- GV thu báo cáo của các nhóm
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, thu
báo cáo, chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
Hoạt động 4.2. Xác định nhịp tim
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Trước khi thực hành GV cần làm
một số công việc:
+ Chia lớp thành các nhóm
+ Giao dụng cụ và yêu cầu các nhóm
bảo quản.
- GV nêu yêu cầu:
(?) Trình bày cách xác định nhịp tim?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Các nhóm nhận dụng cụ
+ Phân công thư ký ghi chép
+ Các nhóm tiến hành đọc SGK và thảo
luận thống nhất báo cáo
+ Các nhóm tiến hành xác định nhịp
tim theo các bước trong SGK và theo
yêu cầu của GV
- Gv quan sát hoạt động của các nhóm
và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện
trình bày các bước tiến hành
- Các nhóm cử đại diện trình bày cách
tiến hành
- Các nhóm nộp sản phẩm để GV kiểm
tra
- Gv kiểm tra kết quả của các nhóm ->
Nhận xét
- GV thu báo cáo của các nhóm
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, thu
báo cáo, chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
Hoạt động 5.3. Tính tự động của tim;
ảnh hưởng của thần kinh đối giao
cảm, thần kinh giao cảm và
adrenaline đến hoạt động của tim
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Trước khi thực hành GV cần làm
một số công việc:
+ Chia lớp thành các nhóm
+ Giao dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và
yêu cầu các nhóm bảo quản.
- GV nêu yêu cầu:
(?) Trình bày cách tiến hành Tính tự
động của tim; ảnh hưởng của thần kinh
đối giao cảm, thần kinh giao cảm và
adrenaline đến hoạt động của tim?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Các nhóm nhận dụng cụ
+ Phân công thư ký ghi chép
+ Các nhóm tiến hành đọc SGK và thảo
luận thống nhất báo cáo
+ Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo
các bước trong SGK và theo yêu cầu
của GV
- Gv quan sát hoạt động của các nhóm
và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện
trình bày các bước tiến hành
- Các nhóm cử đại diện trình bày cách
tiến hành
- Các nhóm nộp sản phẩm để GV kiểm
tra
- Gv kiểm tra kết quả của các nhóm ->
Nhận xét
- GV thu báo cáo của các nhóm
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, thu
báo cáo, chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện, phát triển kĩ năng bài học
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi luyện tập trong SGK
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để HS trả lời
- HS trả lời câu hỏi để khắc sâu kiến thức bài học
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1. Câu hỏi luyện tập trong SGK
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1.
Quá trình vận chuyển máu trong buồng tim ở mỗi pha diễn ra như thế nào?
Câu 2.
Tại sao giá trị huyết áp ở tĩnh mạch lại nhỏ hơn ở động mạch?
Vận tốc máu chảy chậm có ý nghĩa như thế nào đối với chức năng của mao mạch?
Câu 3.
So với trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi thì khi hoạt động thể thao có sự thay đổi như thế
nào về nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ quan tiêu hóa và lượng máu đến cơ xương?
Giải thích.
Câu 4.
Giải thích cơ sở khoa học của quy định người đã uống rượu, bia thì không được điều
khiển phương tiện giao thông?
HS nhận nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
- GV theo dõi và hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
- Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, tranh luận, nhận xét hoạt động
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI
Câu 1. Quá trình vận chuyển máu trong buồng tim ở mỗi pha:
- Pha tâm nhĩ co: Tâm nhĩ trái và phải co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
- Pha tâm thất co: TTP và trái co đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động
mạch chủ.
- Pha dãn chung: Tâm nhĩ dãn có tác dụng thu nhận máu từ tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch
phổi, tâm thất dãn hút máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
Câu 2.
• Giá trị huyết áp ở tĩnh mạch lại nhỏ hơn ở động mạch vì: Tim co bóp đẩy máu vào
động mạch tạo ra huyết áp, huyết áp trong hệ mạch giảm dần do ma sát giữa máu với
thành mạch và ma sát giữa các phân tử máu với nhau. Do đó, quãng đường di chuyển
của máu càng xa thì huyết áp càng thấp mà trong hệ mạch, máu được vận chuyển từ
động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch. Bởi vậy, giá trị huyết áp ở tĩnh mạch lại nhỏ hơn
ở động mạch.
• Vận tốc máu chảy chậm ở mao mạch giúp có thời gian thích hợp để thực hiện sự trao
đổi chất giữa tế bào và máu qua thành mao mạch và dịch mô (dịch giữa các tế bào).
Câu 3.
- So với trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi thì khi hoạt động thể thao sẽ có nhịp tim, huyết
áp, lượng máu đến cơ xương tăng lên còn lượng máu đến cơ quan tiêu hóa giảm.
- Giải thích: Khi hoạt động thể thao, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để
đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế
bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng O2 trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao
O2), hàm lượng CO2 trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra CO2), pH máu giảm. Điều
này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh)
kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ
xương, đồng thời, gây co mạch máu đến cơ quan tiêu hóa làm giảm lượng máu đến cơ
quan tiêu hóa để đảm bảo cung cấp đủ O2 và đào thải kịp thời CO2 cho các tế bào cơ
xương hoạt động.
Câu 4. Cơ sở khoa học của quy định người đã uống rượu, bia thì không được điều khiển
phương tiện giao thông: Rượu, bia có chứa ethanol. Hàm lượng lớn ethanol gây ức chế
hoạt động thần kinh dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động
của cơ thể. Do đó, người đã uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông sẽ
dễ gây tai nạn đe dọa đến tính mạng của người đó và những người tham gia giao thông
khác.
Hoạt động 2. Bài tập trắc nghiệm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập trắc nghiệm theo kĩ thuật tia chóp
Họ và tên:…………..
Lớp:…………………
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đường đi của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?
A. Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch
mô – máu → Tĩnh mạch → Tim.
B. Tim → Động mạch → Trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu →
Khoang máu → Tĩnh mạch → Tim.
C. Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Trao đổi chất
với tế bào → Tĩnh mạch → Tim.
D. Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch
→Tim.
Câu 2. Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy
nhanh.
Câu 3. Động vật nào sau đây có tim 2 ngăn?
A. Ếch đồng. B. Cá chép. C. Gà D. Thỏ
Câu 4. Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?
A. Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi
chất.
B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng
C. Máu giàu O2 được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn.
Câu 5. Xét các đặc điểm sau:
(1) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
(2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô
(3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy
nhanh
(4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
(5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6. Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ
ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch chủ?
A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất trái. C. Tâm thất phải. D. Tâm nhĩ
trái.
Câu 7. Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?
A. Động mạch dưới đòn B. Động mạch dưới cằm
C. Động mạch vành D. Động mạch cảnh trong
Câu 8. Hệ dẫn truyền tim gồm:
A. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.
B. Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
C. Tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
D. Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His .
Câu 9. Ở người, mỗi chu kỳ hoạt động của tim bao gồm:
A. Tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.
B. Tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây
C. Tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
D. Tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
Câu 10. Huyết áp là:
A. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
B. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
C. Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
D. Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào kiến thức đã học làm bài tập trắc nghiệm
- GV theo dõi quá trình làm bài của HS, đảm bảo không có HS nào sử dụng tài liệu
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV thu phiếu bài tập và chấm điểm
Đáp án
1. D 2. D 3. B 4. B 5. C
6. B 7. C 8. A 9. B 10. C
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS làm tốt.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như:
- Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim
- Phân tích được tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tim
mạch
- Đánh giá được ý nghĩa việc xử phạt người tham gia giao thông khi sử dụng rượu,
bia
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân về nhà hoàn thành các câu hỏi GV đưa ra
c. Sản phẩm: Kết quả bài báo cáo của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao bài tập về nhà cho HS, yêu cầu các nhóm (từng tổ) hoàn thành nhiệm vụ sau:
(1)
Tại sao các vận động viên điền kinh sau khi thi đấu về tới đích vẫn phải tiếp tục hoạt
động nhẹ nhàng cho tới khi nhịp tim đạt mức bình thường?
(2) Tại sao những người bị xuất huyết não có thể dẫn tới bại liệt hoặc tử vong thường
gặp ở người bị huyết áp cao?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép lại câu hỏi và hoàn thành ở nhà
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV kiểm tra quá trình chuẩn bị nhiệm vụ cá nhân ở nhà trong tiết học sau
Gợi ý kết quả
(1) Các vận động viên điền kinh sau khi thi đấu về tới đích vẫn phải tiếp tục hoạt động
nhẹ nhàng cho tới khi nhịp tim đạt mức bình thường vì:
- Khi thi đấu, để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho chi dưới hoạt động với cường độ
cao, mạch máu ở chi dưới dãn hết cỡ nhằm tăng lượng máu tuần hoàn. Lúc này, sự vận
chuyển máu về tim chủ yếu phải dựa trên áp lực do sự co bóp của cơ bắp tạo nên.
- Sau khi chạy, nếu dừng lại đột ngột, cơ bắp sẽ ngừng co bóp làm mất đi áp lực lên
mạch máu, trong khi những mạch máu đang dãn ra hết cỡ này không thể lập tức co lại,
cộng thêm mối quan hệ với trọng lực máu trong cơ thể sẽ làm tích tự một lượng máu
lớn ở chi dưới (lượng máu về tim giảm đột ngột). Kết quả dẫn đến tình trạng thiếu máu
lên não giảm cấp tính gây ra những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu thậm
chí là tử vong đối với người có chức năng tim mạch yếu.
(2) Xuất huyết não là do đứt các mao mạch máu trên não, máu không cung cấp đủ cho
các Tb thần kinh hoạt động (đây là vùng chỉ huy toàn bộ hoạt động cơ thể) -> bại liệt,
thậm chí tử vong.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS làm tốt, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học
- Trả lời các câu hỏi SGK
- Làm bài tập SBT
- Đọc trước và trả lời các câu hỏi bài 9: Miễn dịch ở người và động vật
BÀI 9: MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được các nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây nên các bệnh ở động vật và
người
- Giải thích được vì sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn, nhưng xác xuất bị bệnh rất
nhỏ
- Phát biểu được khái niệm miễn dịch
- Mô tả được khái quát về hệ miễn dịch ở người: các tuyến và vai trò của mỗi tuyến
- Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và đặc đặc hiệu
- Trình bày được cơ chế mắc bệnh và cơ chế chống bệnh ở động vật
- Phân tích được vai trò của việc chủ động tiêm phòng vaccine
- Giải thích được cơ sở của hiện tượng dị ứng với chất kích thích, thức ăn; cơ chế thử
phản ứng khi tiêm kháng sinh
- Trình bày được quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của các tác nhân gây bệnh trong cơ thể
người bệnh: HIV, ung thư, tự miễn
- Điều tra việc thực hiện tiêm phòng bệnh, dịch trong trường học hoặc tại địa phương
2. Năng lực:
NĂNG LỰC MỤC TIÊU
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác - Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
- Chủ động hoàn thành công việc được giao, tiếp thu kiến
thức từ các thành viên trong nhóm
Tự chủ và tự học - Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về miễn dịch ở người
và động vật
- Ghi chép đầy đủ và ngắn gọn thông tin dưới dạng sơ đồ tư
duy thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng khi cần thiết
Giải quyết vấn đề và - Đề xuất các biện pháp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch ở
sáng tạo người
NĂNG LỰC SINH HỌC
Nhận thức sinh học - Nêu được các nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây nên
các bệnh ở động vật và người
- Phát biểu được khái niệm miễn dịch
- Mô tả được khái quát về hệ miễn dịch ở người: các tuyến
và vai trò của mỗi tuyến
- Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và đặc đặc hiệu
- Trình bày được cơ chế mắc bệnh và cơ chế chống bệnh ở
động vật
- Phân tích được vai trò của việc chủ động tiêm phòng
vaccine
- Trình bày được quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của các tác
nhân gây bệnh trong cơ thể người bệnh: HIV, ung thư, tự
miễn
Tìm hiểu thế giới sống - Điều tra việc thực hiện tiêm phòng bệnh, dịch trong trường
học hoặc tại địa phương
Vận dụng kiến thức, - Giải thích được cơ sở của hiện tượng dị ứng với chất kích
kĩ năng đã học thích, thức ăn; cơ chế thử phản ứng khi tiêm kháng sinh
- Giải thích được vì sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn,
nhưng xác xuất bị bệnh rất nhỏ
3. Phẩm chất
Chăm chỉ - Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi và
hoàn thành tốt việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
- Đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân và kiến thức đã tiếp
thu được khi học nội dung kiến thức về miễn dịch ở người
và động vật
Trách nhiệm Có trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ khi được phân
công
Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án
- Hình 9.1. Các tuyến phòng vệ giúp cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của các tác nhân
gây bệnh
- Hình 9.2. Cơ chế tiêu diệt mầm bệnh của tế bào thực bào
- Hình 9.3. Cơ chế hình thành phản ứng viêm
- Hình 9.4. Cơ chế kích hoạt hệ thống miễn dịch đặc hiệu
- Hình 9.5. Tế bào T hỗ trợ kích hoạt tế bào B tăng sinh, biệt hóa thành tế bào B nhớ và
tế bào plasma có khả năng sản sinh kháng thể
- Hình 9.6. Cơ chế miễn dịch qua trung gian tế bào
- Máy chiếu, máy tính, tivi (nếu có)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Trả lời các câu hỏi SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC
TẬP)
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về miễn dịch ở người và động vật
2. Nội dung:
- HS quan sát hình ảnh + vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi sau:
(?) Cơ chế nào giúp cơ thể chống lại bệnh? Chúng ta cần làm gì để tăng cường khả
năng phòng chống bệnh của cơ thể?
3. Sản phẩm học tập:
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu hình và yêu cầu HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân và trả lời câu
hỏi sau:
(?) Cơ chế nào giúp cơ thể chống lại bệnh? Chúng ta cần làm gì để tăng cường khả
năng phòng chống bệnh của cơ thể?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS chú ý lắng nghe.
HS quan sát hình ảnh + hoạt động cá nhân và trả lời cho câu hỏi dựa trên hiểu biết của
mình
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:
HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi.
GV gọi HS trả lời
HS còn lại chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả: GV nhận xét, đánh giá câu trả lời và dẫn dắt vào nội dung
bài mới: Bài 9: MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (KHÁM PHÁ)
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật
a. Mục tiêu:
- Nêu được các nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây nên các bệnh ở động vật và
người
- Giải thích được vì sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn, nhưng xác xuất bị bệnh rất
nhỏ
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn + đọc SGK hoàn thành
PHT số 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Khi nào cơ thể được coi là bị bệnh? Có những loại bệnh nào?
2. Hoàn thành nội dung sau:
BỆNH TRUYỀN NHIỄM BỆNH KHÔNG TRUYỀN
NHIỄM
Nguyên nhân
Ví dụ
3. Điều kiện để cơ thể phát sinh bệnh? Vì sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn,
nhưng xác xuất bị bệnh rất nhỏ?
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời của học sinh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Khi nào cơ thể được coi là bị bệnh? Có những loại bệnh nào?
- Bệnh là sự rối loạn, suy giảm hay mất chức năng của các tế bào, mô, cơ quan, bộ
phận trong cơ thể
- Bệnh được chia thành 2 loại: Bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm
2. Hoàn thành nội dung sau:
BỆNH TRUYỀN NHIỄM BỆNH KHÔNG TRUYỀN
NHIỄM
Nguyên Do các nguyên nhân bên ngoài Do các nguyên nhân bên trong
nhân như virus, vi khuẩn, nấm, nguyên như rối loạn di truyền, thoái hóa,
sinh vật… chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh
hoạt… và nguyên nhân bên ngoài
như các tia bức xạ, hóa chất độc
hại
Ví dụ HIV/AIDS, cúm, nấm da, sốt rét, Ung thư, loãng xương, thoái hóa
lở mồm long móng… khớp, cận thị…
3. Điều kiện để cơ thể phát sinh bệnh? Vì sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn,
nhưng xác xuất bị bệnh rất nhỏ?
- Điều kiện phát sinh bệnh: hội tụ đủ 3 yếu tố: độc lực, con đường xâm nhiễm phù
hợp, số lượng đủ lớn
- Nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn, nhưng xác xuất bị bệnh rất nhỏ vì người và động
vật có khả năng miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của các tác nhân gây
bệnh
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
SINH
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
khăn trải bàn + đọc SGK hoàn thành PHT số 1: ĐÁP ÁN PHT SỐ 1
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ở người và
động vật

HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập


Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc thông tin SGK + hoạt động nhóm hoàn
thành
GV quan sát, định hướng
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu nhóm HS ngẫu nhiêm trả lời câu
hỏi
Nhóm HS trình bày, các nhóm HS khác lắng
nghe và nhận xét, bổ sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển
sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu miễn dịch ở người và động vật
a. Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm miễn dịch
- Mô tả được khái quát về hệ miễn dịch ở người: các tuyến và vai trò của mỗi tuyến
- Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và đặc đặc hiệu
- Trình bày được cơ chế mắc bệnh và cơ chế chống bệnh ở động vật
- Phân tích được vai trò của việc chủ động tiêm phòng vaccine
- Giải thích được cơ sở của hiện tượng dị ứng với chất kích thích, thức ăn; cơ chế thử
phản ứng khi tiêm kháng sinh
- Trình bày được quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của các tác nhân gây bệnh trong cơ thể
người bệnh: HIV, ung thư, tự miễn
b. Nội dung:
1. Hệ miễn dịch
GV cho HS đọc SGK + hoạt động cá nhân rút ra kiến thức về hệ miễn dịch thông qua
trả lời các câu hỏi:
(?) Miễn dịch có vai trò gì? Kể tên một số cơ quan, tế bào của hệ miễn dịch người?
(?) Kể tên các tuyến miễn dịch ở người và động vật?
2. Miễn dịch không đặc hiệu
GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK + thảo luận nhóm rút ra kiến thức về miễn
dịch không đặc hiệu
PHT số 2: Tìm hiểu miễn dịch không đặc hiệu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
ĐẶC ĐIỂM
THÀNH
PHẦN THAM
GIA
CƠ CHẾ MIỄN DỊCH
3. Miễn dịch đặc hiệu
GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK + thảo luận nhóm rút ra kiến thức về miễn
dịch đặc hiệu
PHT số 3: Tìm hiểu miễn dịch đặc hiệu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Đặc điểm
Cơ chế kích hoạt
Các Miễn dịch dịch thể
loại Miễn dịch tế bào
Phân tích ý nghĩa và vai
trò của việc sử dụng
vaccine
4. Dị ứng và sự suy giảm miễn dịch khi mắc một số bệnh
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi + đọc SGK + trả lời các câu hỏi sau:
(?) Dị ứng là gì? Nguyên nhân và cơ chế dị ứng?
(?) Kể tên một số bệnh gây suy giảm miễn dịch?
(?) HIV/AIDS là gì? Vì sao người bị bệnh HIV/AIDS thường bị mắc một số bệnh cơ
hội?
(?) Ung thư là gì? Phân tích một số cơ chế làm suy giảm hệ miễn dịch khi mắc ung thư?
(?) Giải thích tên gọi “bệnh tự miễn”, kể tên một số bệnh tự miễn mà em biết?
c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của HS và hoàn thành PHT
Đáp án PHT số 2: Tìm hiểu miễn dịch không đặc hiệu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
ĐẶC ĐIỂM - Có ở tất cả động vật
- Ngay từ khi sinh ra
- Đáp ứng tức thời
- Nhận diện các đặc điểm chung của nhiều tác nhân gây bệnh
thông qua một số ít cụ thể
- Không hình thành trí nhớ miễn dịch
THÀNH Hàng rào Chống lại sự xâm nhiễm, ức chế hoặc tiêu diệt các tác nhân
PHẦN bề mặt cơ gây bệnh
THAM thể Bao gồm da, niêm mạc, lông, dịch nhày, chất tiết của cơ thể
GIA như nước mắt, nước tiểu, hàng rào hóa học như acid (dạ dày,
đường sinh dục), lysozyme (nước bọt, nước mắt)
Hàng rào Loại bỏ tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào trong cơ
bên trong thể theo cách thức khác nhau
cơ thể Tế bào thực bào: đại Bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân
thực bào, bạch cầu gây bệnh
trung tính
Tế bào giết tự nhiên Nhận diện những biến đổi bất
thường trên bề mặt tế bào bệnh, tiết
protein làm chết các tế bào bệnh
Các tế bào tổng hợp Chống lại các tác nhân gây bệnh
peptide và protein
CƠ CHẾ MIỄN Khi tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào bề mặt cơ thể, tác
DỊCH nhân gây bệnh theo vết thương xâm nhiễm vào cơ thể → các
tế bào miễn dịch thuộc hàng rào bên trong cơ thể hoạt động
chống lại tác nhân gây bệnh và làm xuất hiện các hiện tượng
như sưng, nóng, đỏ và đau (phản ứng viêm chống lại sự phát
triển của tác nhân gây bệnh)
Đáp án PHT số 3: Tìm hiểu miễn dịch đặc hiệu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Đặc điểm - Có ở động vật có xương sống
- Hình thành trong đời sống của từng cá thể
- Đáp ứng chậm
- Nhận diện các đặc điểm đặc hiệu của từng tác nhân gây bệnh
nhờ nhiều thụ thể
- Hình thành trí nhớ miễn dịch
Cơ chế kích hoạt Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, các tế bào thực bào sẽ
tiêu diệt tác nhân gây bệnh và trình diện kháng nguyên trên bề
mặt tế bào.
Tế bào trình diện kháng nguyên kích hoạt các tế bào T hỗ trợ.
Khi được kích hoạt, tế bào T hỗ trợ tăng sinh và kích hoạt tế bào
B và T độc thực hiện đáp ứng miễn dịch
Các Miễn dịch Tế bào plasma sản sinh kháng thể để liên kết đặc hiệu và bất
loại dịch thể hoạt kháng nguyên trong dịch cơ thể giúp các tế bào thực bào
dễ dàng bắt giữ và loại bỏ kháng nguyên. Các tế bào B nhớ tạo
thành trí nhớ miễn dịch giúp cơ thể chống lại kháng nguyên
nhanh và hiệu quả hơn nếu kháng nguyên này lại tiếp tục xâm
nhập vào cơ thể.
Miễn dịch Tế bào T độc liên kết đặc hiệu với các tế bào bị nhiễm, đồng thời
tế bào sản sinh enzyme và perforin làm cho các tế bào nhiễm bệnh bị
phân hủy.
Phân tích ý nghĩa Việc sử dụng vaccine có thể chủ động tăng cường miễn dịch đặc
và vai trò của việc hiệu của cơ thể người hoặc động vật: Vaccine là chế phẩm có
sử dụng vaccine chứa kháng nguyên hoặc chất sản sinh kháng nguyên. Khi đưa
vào cơ thể sẽ kích hoạt hệ miễn dịch hình thành kháng thể bất
hoạt kháng nguyên, đồng thời, ghi nhớ kháng nguyên. Nhờ hình
thành trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch có khả năng
nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh (chứa kháng nguyên
tương tự) nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở
lần sau. Nhờ đó, cơ thể ít bị bệnh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
SINH
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu hệ miễn dịch II. MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ ĐỘNG VẬT
GV cho HS đọc SGK + hoạt động cá nhân rút 1. Hệ miễn dịch
ra kiến thức về hệ miễn dịch thông qua trả lời - Vai trò của miễn dịch: Miễn dịch
các câu hỏi: là cơ chế bảo vệ đặc hiệu của cơ
(?) Miễn dịch có vai trò gì? Kể tên một số cơ thể có chức năng ngăn chặn, nhận
quan, tế bào của hệ miễn dịch người? biết và loại bỏ những thành phần bị
(?) Kể tên các tuyến miễn dịch ở người và động hư hỏng hoặc các tác nhân gây
vật? bệnh, nhờ đó mà cơ thể ít bị bệnh.
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - Một số cơ quan, tế bào của hệ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập miễn dịch người:
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt + Một số cơ quan của hệ miễn dịch
động nhóm hoàn thành PHT ở người: tủy xương, tuyến ức, hạch
Bước 3. Báo cáo, thảo luận bạch huyết, lá lách, da, niêm
GV yêu cầu HS trình bày mạc,…
Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung + Một số tế bào của hệ miễn dịch ở
(nếu có) người: đại thực bào, tế bào tua,
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm bạch cầu trung tính, tế bào giết tự
vụ học tập nhiên, tế bào mast, tế bào
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển lympho,…
sang hoạt động tiếp theo. - Các tuyến miễn dịch:
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu miễn dịch không + Miễn dịch đặc hiệu
đặc hiệu + Miễn dịch không đặc hiệu
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 2. Miễn dịch không đặc hiệu
ĐÁP ÁN PHT SỐ 2
GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK + 3. Miễn dịch đặc hiệu
thảo luận nhóm rút ra kiến thức về miễn dịch ĐÁP ÁN PHT SỐ 3
không đặc hiệu 3. Dị ứng và sự suy giảm miễn
dịch khi mắc một số bệnh
- Dị ứng là phản ứng của cơ thể với
dị nguyên
- Nguyên nhân của dị ứng: Hệ
thống miễn dịch ở người phản ứng
quá mức với dị nguyên. Dị nguyên
có thể có trong thức ăn, nọc độc
của côn trùng, nấm mốc, thuốc,
phấn hoa,…
Yêu cầu HS thực hiện PHT số 2 - Cơ chế của dị ứng: Khi vào trong
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập cơ thể, dị nguyên sẽ liên kết với
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập kháng thể trên bề mặt tế bào mast
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt và kích hoạt tế bào mast giải phóng
động nhóm hoàn thành PHT histamine và những chất gây phản
Bước 3. Báo cáo, thảo luận ứng viêm. Những chất này sẽ kích
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và gọi hoạt nhiều loại tế bào và có thể gây
ngẫu nhiên các nhóm trình bày các triệu chứng như hạ huyết áp,
Các nhóm HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ mẩn ngứa, sốc phản vệ, hắt hơi, sổ
sung (nếu có) mũi, chảy nước mắt, ức chế quá
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm trình hô hấp,…
vụ học tập - Một số bệnh gây suy giảm miễn
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển dịch:
sang hoạt động tiếp theo. + HIV/AIDS: Khi cơ thể bị nhiễm
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu miễn dịch đặc hiệu HIV, virus tấn công vào các tế bào
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ của hệ miễn dịch, đặc biệt là các tế
GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK + bào T hỗ trợ. Sự suy giảm của các
thảo luận nhóm rút ra kiến thức về miễn dịch tế bào miễn dịch này sẽ làm cho hệ
đặc hiệu miễn dịch của người bệnh yếu đi.
Yêu cầu HS thực hiện PHT số 3: Tìm hiểu miễn Do đó, người bị bệnh HIVAIDS dễ
dịch đặc hiệu dàng mắc một số bệnh cơ hội.
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập + Ung thư:
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập * Khối u phát triển trên da và màng
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt nhày có thể phá vỡ rào cản tự nhiên
động nhóm hoàn thành PHT cho phép tác nhân gây bệnh xâm
Bước 3. Báo cáo, thảo luận nhiễm.
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và gọi * Các khối u lớn đè lên các cơ
ngẫu nhiên các nhóm trình bày quan, bộ phận gây tổn thương hoặc
Các nhóm HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ làm giảm sự lưu thông của máu (sự
sung (nếu có) di chuyển của các tế bào miễn dịch
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm trọng máu) trong cơ thể.
vụ học tập * Một số tế bào ung thư xâm nhập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển vào tế bào tủy xương, cạnh tranh
sang hoạt động tiếp theo. với tế bào tủy xương về không gian
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu dị ứng và sự suy sống và chất dinh dưỡng. Khi
giảm miễn dịch khi mắc một số bệnh nhiều tế bào tủy xương bị phá hủy,
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ số ít còn lại không tạo đủ các tế bào
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi + đọc SGK miễn dịch giúp cơ thể chống bệnh.
+ trả lời các câu hỏi sau: * Ngoài ra, việc sử dụng các liệu
(?) Dị ứng là gì? Nguyên nhân và cơ chế dị pháp điều trị ung thư như dùng
ứng? thuốc, hóa trị hoặc xạ trị cũng làm
(?) Kể tên một số bệnh gây suy giảm miễn dịch? suy yếu hệ miễn dịch của người
(?) HIV/AIDS là gì? Vì sao người bị bệnh bệnh.
HIV/AIDS thường bị mắc một số bệnh cơ hội? + Bệnh tự miễn:
(?) Ung thư là gì? Phân tích một số cơ chế làm Gọi là "bệnh tự miễn" vì bệnh này
suy giảm hệ miễn dịch khi mắc ung thư? xảy ra do hệ thống miễn dịch hoạt
(?) Giải thích tên gọi “bệnh tự miễn”, kể tên động chống lại một số phân tử của
một số bệnh tự miễn mà em biết? chính cơ thể vì nhầm tưởng đó là
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập kháng nguyên.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Một số bệnh tự miễn: Lupus ban đỏ
HS quan sát hình + đọc thông tin SGK + hoạt toàn thân, đái tháo đường tuýp 1,
động nhóm hoàn thành PHT theo kỹ thuật khan viêm khớp dạng thấp, vẩy nến, đa
trải bàn xơ cứng,…
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và gọi
ngẫu nhiên các nhóm trình bày
Các nhóm HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ
sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển
sang hoạt động tiếp theo.
Bảng đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) để tổ chức cho HS đánh giá
Mức Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
độ
Tiêu chí
1. Nội dung Thiếu nội dung, Đủ đúng nội Đủ đúng nội Đủ đúng nội
câu hỏi giải thích dung nhưng dung, trả lời dung, trả lời
chưa trả lời được chưa trả lời được được câu hỏi được câu hỏi
câu hỏi giải thích giải thích giải thích đầy
nhưng chưa đủ, chính xác
đầy đủ
2. Cách làm Chỉ có một số Có sự phân công Làm việc Làm việc
việc nhóm thành viên thực rõ ràng nhưng có khoa học, khoa học,
hiện nhiệm vụ một số thành phân công rõ phân công rõ
nhóm, các thành viên không tham ràng, tham gia ràng, có sự
viên gia vào hoạt động nhiệt tình đa tham gia
khác không tham nhóm. phần các nhiệt tình của
gia. thành viên tất cả thành
trong nhóm,
số còn lại viên trong
tham gia thiếu nhóm.
tích cực.

3. Báo cáo Ngôn ngữ chưa Ngôn ngữ lưu Ngôn ngữ lưu Ngôn ngữ
lưu loát, chưa loát, nhưng chưa loát, nhưng lưu loát, thu
thu hút, hầu như thu hút người chưa thu hút hút người
không trả lời nghe, trả lời người nghe, nghe, trả lời
được các câu hỏi phản biện chưa trả lời phản phản biện tốt.
phản biện. hoàn toàn phù biện tốt.
hợp.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện, phát triển kĩ năng bài học
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi luyện tập trong SGK
- HS trả lời câu hỏi để khắc sâu kiến thức bài học
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Sắp xếp các bệnh sau vào nhóm bệnh gây ra do nguyên nhân bên trong hoặc
bên ngoài: viêm đường hô hấp cấp, gout, hở van tim, sốt xuất huyết, ghẻ, cảm cúm, béo
phì?
Câu 2. Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu?
HS nhận nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
- GV theo dõi và hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
- Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, tranh luận, nhận xét hoạt động
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI
Câu 1.
- Nhóm bệnh gây ra do nguyên nhân bên trong: gout, hở van tim, béo phì.
- Nhóm bệnh gây ra do nguyên nhân bên ngoài: viêm đường hô hấp cấp, sốt xuất huyết,
ghẻ, cảm cúm.
Câu 2.
MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU
Có ở tất cả động vật. Có ở động vật có xương sống.
Ngay từ khi sinh ra đã có, không cần tiếp Hình thành trong đời sống của từng cá
xúc với kháng nguyên trước đó. thể khi có sự xâm nhập của kháng
nguyên.
Gồm: hàng rào bề mặt (da, niêm mạc, Gồm: miễn dịch dịch thể (hình thành
dịch nhày, các chất tiết,…) và hàng rào kháng thể có tác dụng bất hoạt các tác
bên trong (các tế bào thực bào, tế bào giết nhân gây bệnh ở trong thể dịch của cơ
tự nhiên, tế bào mast, tế bào tổng hợp các thể) và miễn dịch tế bào (các tế bào độc
protein kháng bệnh,…). gây chết cho các tế bào nhiễm bệnh).
Đáp ứng tức thời nhưng không đặc hiệu Đáp ứng chậm nhưng mang tính đặc hiệu
(nhận diện các đặc điểm chung của nhiều đối với từng tác nhân gây bệnh (nhận
tác nhân gây bệnh thông qua một số ít thụ diện các đặc điểm đặc hiệu của từng tác
thể). nhân gây bệnh nhờ nhiều thụ thể).
Không hình thành trí nhớ miễn dịch. Hình thành trí nhớ miễn dịch.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như:
- Giải thích được vì sao có một số bệnh chỉ mắc một lần trong đời
- Điều tra việc thực hiện tiêm phòng bệnh, dịch trong trường học hoặc tại địa phương
b. Nội dung: HS hoạt động nhóm về nhà hoàn thành các nội dung GV đưa ra
c. Sản phẩm: Kết quả bài báo cáo của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao bài tập về nhà cho HS, yêu cầu các nhóm (từng tổ) hoàn thành nhiệm vụ sau:
(?) Chúng ta nên làm gì để tăng cường khả năng bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc
hiệu?
(?) Giải thích vì sao có một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một
lần trong đời?
Bảng 9.1. Tình hình tiêm phòng dịch ở trường học hoặc tại địa phương
Tên bệnh Các loại vaccine đã sử Tỉ lệ người tiêm vaccine
dụng
? ? ?
? ? ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép lại câu hỏi và hoàn thành ở nhà
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV kiểm tra quá trình chuẩn bị nhiệm vụ cá nhân ở nhà trong tiết học sau
Gợi ý kết quả
• Một số biện pháp để tăng cường khả năng bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc
hiệu:
- Giữ chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất: ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung
các thực phẩm giàu vitamin, hạn chế ăn đồ chiên rán và đồ ngọt,…
- Giữ chế độ vận động điều độ.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể: tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh mũi miệng đúng cách,…
- Tránh những tổn thương của cơ thể: tránh làm da bị xây xát; hạn chế các tác nhân
gây tổn thương niêm mạc các cơ quan như miệng, mũi, dạ dày,…
• Một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một lần trong đời vì:
Trong khi mắc những bệnh này lần đầu tiên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể, những
kháng thể này sẽ được sản sinh và duy trì lâu dài trong cơ thể (trí nhớ miễn dịch). Bên
cạnh đó, các chủng virus – tác nhân gây ra những bệnh này không có sự biến chủng
(thay đổi tính kháng nguyên) liên tục. Do đó, hệ thống miễn dịch của những người đã
từng mắc những bệnh này có khả năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh
và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở lần sau, mang đến khả năng miễn dịch
suốt đời.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS làm tốt, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học
- Trả lời các câu hỏi SGK
- Làm bài tập SBT
- Đọc trước và trả lời các câu hỏi bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi
BÀI 10: BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái niệm; vai trò của bài tiết; cấu tạo của thận; chức năng tạo nước tiểu; khái niệm
nội môi và cân bằng nội môi; một số cơ quan( gan, thận, phổi) tham gia điều hòa cân
bằng nội môi.
2. Năng lực
- Bước đầu tái hiện lại kiến thức về quá trình bài tiết trong cơ thể: cơ quan tham gia vào quá
trình bài tiết; sản phẩm của quá trình bài tiểt; môi trường trong cơ thể và trạng thái cân bằng
của cơ thể.
- Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết.
- Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi.
- Trình bày được khái niệm: nội môi, cân bằng nội môi và giải thích được cơ chế chung điều
hòa nội môi.
- Kể tên được một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi và một số hằng số nội môi
cơ thể.
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận và các biện pháp phòng tránh một số bệnh liên
quan đến thận và bài tiết, như suy thận, sỏi thận…….
- Nêu được tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân
bằng nội môi và giải thích được kết quả xét nghiệm.
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, tự giác trong việc nghiên cứu SGK và làm phiếu học tập về bài tiết và
cân bằng nội môi.
- Có ý thức bảo vệ cơ quan bài tiết, duy trì trạng thái cân bằng trong cơ thể và đảm bảo
sức khỏe tốt cho bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học: Tìm hiểu khái niệm, vai trò của bài tiết; thận và chức năng tạo nước tiểu.
Tìm hiểu cân bằng nội môi.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu
1. Mục tiêu
- Bước đầu tái hiện lại kiến thức về quá trình bài tiết trong cơ thể: cơ quan tham gia vào quá
trình bài tiết; sản phẩm của quá trình bài tiểt; môi trường trong cơ thể và trạng thái cân bằng
của cơ thể.
2. Nội dung
- Trò chơi “Vua tiếng việt”.
- Đoán 5 từ khóa ở 5 câu. Ở mỗi câu có các chữ cái, nhiệm vụ HS sắp xếp các chữ cái
thành cụm từ có nghĩa.
Câu 1: I/B/À/T/T/Ế/I
Câu hỏi 2: N/T/Ậ/H
Câu hỏi 3: C/Ư/Ớ/N/U/Ê/U/T
Câu 4: M/Ô/N/I/Ộ/I
Câu 5: G/C/N/Â/B/N/Ằ
3. Sản phẩm học tập
- HS trả lời bằng lời nói.
- Đáp án: Câu 1: BÀI TIẾT; Câu 2: THẬN; Câu 3: NƯỚC TIỂU; Câu 4: NỘI MÔI;
Câu 5: CÂN BẰNG
4. Tổ chức hoạt động
 GV chuyển giao nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân.
- Thời gian 10s/ 1 câu tương ứng với 1 từ khóa. Trả lời mỗi câu hỏi sẽ tìm ra được 1 từ
khóa cho nội dung liên quan đến bài tiết. HS có thể trả lời từ khoá bất kì lúc nào, trả lời
đúng đạt 10 điểm.
 HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS liên hệ kiến thức đã học, và thực tế trên cơ thể để đưa câu trả lời.
- Lưu ý quan sát và sắp xếp các từ đã cho để đưa ra câu trả lời đúng và nhanh nhất về
các từ khóa có liên quan đến nội dung bài tiết.
 GV tổ chức thảo luận
HS xung phong trả lời, HS liên tục trả lời từ khoá cho đến khi nào tìm ra được từ khoá.
 GV kết luận:
- Đáp án của các câu hỏi.
- Để thực hiện hoạt động bài tiết, thận đã tạo nước tiểu đào thải ra ngoài đảm bảo duy
trì trạng thái cân bằng cho môi trường trong cơ thể.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, vai trò của bài tiết;
thận và chức năng tạo nước tiểu.
1. Mục tiêu
- Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết.
- Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi.
2. Nội dung
Phiếu học tập số 01: Tìm hiểu khái niệm, vai trò của bài tiết; thận và chức năng tạo nước
tiểu.(Phụ lục)
3. Sản phẩm học tập
- HS viết phiếu học tập.
- Đáp án phiếu 01.(Phụ lục)
4. Tổ chức hoạt động
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc theo nhóm: 4 HS/ 1 nhóm.
- Thời gian 15 phút.
- Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập 01.
 Thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc SGK, tìm kiếm thông tin trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.
- Lưu ý nêu cấu tạo của thận phù hợp với chức năng bài tiết.
 Báo cáo – Thảo luận:
- GV gọi ngẫu nhiên 3 nhóm lên nộp bài.
- GV chọn 1 bài tốt nhất, đại diện nhóm HS chia sẻ sản phẩm của mình, các nhóm khác
nhận xét hoàn thiện phiếu học tập; nhóm khác lên trình bày lại kiến thức.
 Kết luận:
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI TIẾT
- Bài tiết là quá trình loại bỏ ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá mà
cơ thể không sử dụng, các chất độc hại và các chất dư thừa.
- Cơ quan bài tiết chủ yếu: Phổi, thận, da và hệ tiêu hoá.
- Vai trò: Đào thải các chất độc hại, dư thừa ra khỏi cơ thể.
II. THẬN VÀ CHỨC NĂNG TẠO NƯỚC TIỂU
1. Cấu tạo của thận
- Mỗi thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị chức năng gọi là nephron (đơn vị
thận).
- Các nephron tạo nên phần vỏ và tuỷ thận.
- Mỗi nephron được cấu tạo từ cầu thận và ống thận.
- Mỗi ống góp thu nhận nước tiểu từ một số nephron.
2. Chức năng tạo nước tiểu của thận
- Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron - ống góp – hấp
thụ bớt nước – bể thận – niệu quản – bang quang.
- Quá trình tạo nước tiểu gồm: Lọc – tái hấp thụ - tiết – niệu quản, bàng quang.
- Chức năng: Lọc máu, tái hấp thụ các chất dinh dưỡng, điều tiết lượng nước và muối
hấp thụ, loại bỏ các chất độc hại và dư thừa khỏi cơ thể.
 EM CÓ BIẾT
Bệnh lí sỏi thận và viêm đường tiết niệu
 MỞ RỘNG
Nêu các biện pháp phòng tránh bệnh sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu?
# Biện pháp phòng tránh bệnh sỏi thận:
- Uống đủ nước mỗi ngày( 1.5-2 lít)
- Sử dụng lượng muối khoáng trong thức ăn phù hợp
- Chế dinh dường phù hợp : cắt giảm lượng oxalat giảm hình thành oxalate
canxi.Kiểm soát lượng đạm động vật và hải sản nạp vào cơ thể….
- Tập thể dục đúng cách.
# Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu:
- Tránh tác nhân gây viêm nhiễm đường tiết niệu như virus, vi khuẩn, nấm.
- Chế độ ăn khoa học
- Tập thể dục đúng cách
Hoạt động 3: Tìm hiểu cân bằng nội môi
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm: nội môi, cân bằng nội môi và giải thích được cơ chế chung điều
hòa nội môi.
- Kể tên được một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi và một số hằng số nội môi
cơ thể.
2. Nội dung
- Phiếu học tập: Tìm hiểu cân bằng nội môi. (Phụ lục)
3. Sản phẩm học tập
- Viết vào phiếu học tập.
- Đáp án phiếu 02. (Phụ lục)
4. Tổ chức hoạt động
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc theo nhóm: 4 HS/1 nhóm.
- Thời gian 10 phút.
- Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập 02.
 Thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc SGK, tìm kiếm thông tin trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.
- Lưu ý chọn từ khóa ngắn gọn nhất điền vào sơ đồ gan điều hòa lượng đường trong
máu, thận điều hòa áp suất thẩm thấu trong máu, phổi điều hòa PH nội môi.
 Báo cáo – Thảo luận:
- GV gọi ngẫu nhiên sản phẩm của 5 nhóm, lựa chọn 1 sản phẩm chiếu lên màn hình, các nhóm
khác nhận xét bổ sung.
- GV hệ thống hoá kiến thức.
 Kết luận:
III. CÂN BẰNG NỘI MÔI
1. Khái niệm nội môi, cân bằng nội môi.
- Nội môi là môi trường bên trong cơ thể được tạo bởi máu, bạch huyết và dịch mô.
- Cân bằng nội môi là trạng thái trong đó các điều kiện lí, hoá của môi trường trong
cơ thể được duy trì ổn định.
- Thành phần tham gia điều hoà cân bằng nội môi: Bộ phận tiếp nhận kích thích; bộ
phận điều khiển; bộ phận thực hiện.
2. Một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi.
- Hầu hết cac cơ quan trong cơ thể đều tham gia cân bằng nội môi, trong đó thận, gan
phổi đóng vai trò hàng đầu.
- Thận tham gia điều hoà lượng nước và muối trong máu; gan tham gia điều hoà hàm
lượng đường trong máu; gan, thận, phổi tham gia điều hoà pH trong máu.

 EM CÓ BIẾT
- Tại Việt Nam hơn 9 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó, 65% người bị
bệnh mà không biết mình mắc bệnh. Ước tính cứ 100 người thì có 1 người bị đái tháo
đường.
Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu
- Nêu được cân bằng nội môi.
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận.
- Giaỉ thích được các bệnh lí liên quan đến thận.
2. Nội dung
Câu hỏi 1: Tại sao nói cân bằng nội môi là cân bằng động?
Câu hỏi 2: Trong cuộc sống hằng ngày, có người uống vượt lượng nước quá nhu cầu
của cơ thể và có người uống lượng nước ít hơn so với nhu cầu của cơ thể. Trong hai
trường hợp này, hoạt động của thận sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu hỏi 3: Tại sao những người bị bệnh suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo?
Câu hỏi 4: Uống rượu ức chế tuyến yên giải phóng ADH, tại sao uống rượu gây khát
nước và thải nhiều nước tiểu?
3. Sản phẩm
- Trả lời bằng lời nói.
Câu 1:
- Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng động nghĩa là các chỉ số của môi trường
trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một khoảng giá trị xác định.
Do ảnh hưởng từ sự thay đổi liên tục của các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ
thể.
- Ví dụ: Nồng độ glucose trong máu người luôn dao động trong khoảng 3,9 - 6,4 mmol/L
Câu 2:
Nếu uống thừa nước sẽ gây loãng máu, tăng áp lực thải nước qua thận, lâu ngày dẫn
đến suy thận. Nếu uống không đủ nước, cơ thể khó thải hết các chất thải độc hại qua
thận, đồng thời nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi
cho sỏi thận hình thành.
Câu 3:
- Chạy thận nhân tạo giúp cơ thể đào thải các chất độc, nước và muối ra khỏi cơ thể
khi chức năng của thận bị suy giảm và không thể thực hiện được nhiệm vụ này.
- Chạy thận nhân tạo là một cách để điều trị suy thận, giúp người bị bệnh có thể tiếp
tục sinh hoạt một cách bình thường.
Câu 4:
- Vai trò sinh lý chủ yếu của hormone ADH là duy trì độ thẩm thấu của huyết thanh
trong phạm vi bình thường. Hormon ADH làm cho nước tiểu cô đặc tương đối bằng
cách tăng tái hấp thu nước ở ống thận.
- Càng nhiều hormone ADH được giải phóng, nước tái hấp thụ ở thận
càng nhiều. Nước sẽ tái hấp thụ quá nhiều vào dòng máu và khiến nước tiểu đặc lại.
- Nếu có quá ít hormone ADH hoặc thận không đáp ứng với ADH thì quá nhiều nước
sẽ bị mất qua thận, nước tiểu sẽ loãng hơn bình thường và máu trở nên bị cô đặc hơn.
Điều này có thể gây nên sự khát quá nhiều, đi tiểu thường xuyên, mất nước và - nếu
không được bù đủ nước thì natri trong máu sẽ tăng.
4. Tổ chức hoạt động dạy học
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc cá nhân.
- Thời gian 4 phút suy nghĩ và trả lời 4 câu hỏi.
 HS thực hiện nhiệm vụ:
- Dựa vào thông tin đã học và liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi.
 Báo cáo – Thảo luận:
- HS xung phong trả lời các câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung.
 Kết luận:
- GV hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ tư duy về bài tiết và cân bằng nội môi.

Hoạt động 5: Vận dụng


1. Mục tiêu
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận và các biện pháp phòng tránh một số bệnh liên
quan đến thận và bài tiết, như suy thận, sỏi thận…….
- Nêu được tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân
bằng nội môi và giải thích được kết quả xét nghiệm.
2. Nội dung
Câu hỏi 1: Nêu tên một số bệnh liên quan đến thận và biện pháp phòng tránh?
Câu hỏi 2: Việc xét nghiệm các chỉ số sinh hóa trong cơ thể có ý nghĩa gì?
3. Sản phẩm
- Trả lời bằng lời nói.
Câu 1: Các bệnh liên quan đến thận: sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, suy
thận…
Các biện pháp như điều chỉnh chế độ ăn, uống đủ nước, không lạm dụng thuốc, không
uống nhiều bia rượu….
Câu 2: Xét nghiệm định kì các chỉ số sinh lí, sinh hóa máu giúp đánh giá tình trạng sức
khỏe.
4. Tổ chức hoạt động dạy học
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc cá nhân.
- Thời gian 2 phút suy nghĩ và trả lời 2 câu hỏi.
 HS thực hiện nhiệm vụ:
- Dựa vào thông tin đã học và liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi.
- Lưu ý: xác định các chỉ số ở mức bình thường khi xét nghiệm Glucose, Uric acid,
Creatinin, số lượng bạch cầu.
 Báo cáo – Thảo luận:
- HS xung phong trả lời các câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung.
 Kết luận:
- GV chốt kiến thức.
 Dặn dò: HS chuẩn bị khái quát cảm ứng ở sinh vật.

CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT


BÀI 11. KHÁI QUÁT VỀ CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Khái niệm; cơ chế cảm ứng ở sinh vật; vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
2. Năng lực
- Bước đầu nhận diện được các biểu hiện cảm ứng ở thực vật và động vật.
- Nêu được khái niệm; vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
- Phân biệt được cảm ứng ở thực vật và động vật về các đặc điểm: tốc độ phản ứng,
sự đa dạng, tính chính xác.
- Trình bày được 4 giai đoạn trong cơ chế cảm ứng ở sinh vật: thu nhận kích thích,
dẫn truyền kích thích, phân tích và tổng hợp, trả lời kích thích.
- Sắp xếp được các chữ cái, để tìm ra 5 từ khóa của bài khái quát cảm ứng ở sinh vật
qua trò chơi vua tiếng việt.
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, tự giác trong việc nghiên cứu SGK và làm phiếu học tập về “khái
quát cảm ứng ở sinh vật”.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập: Khái quát cảm ứng ở sinh vật.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu
1. Mục tiêu
- Bước đầu nhận diện được các biểu hiện cảm ứng ở thực vật và động vật.
2. Nội dung
Câu hỏi: Khi gặp con chó hung dữ, chúng ta sẽ có phản ứng như thế nào?
3. Sản phẩm học tập
- HS trả lời miệng đưa ra các phản ứng khác nhau: chạy; ngồi xuống; tìm những vật
gậy, sỏi, đá.... để bào vệ bản thân;...
4. Tổ chức hoạt động
 GV chuyển giao nhiệm vụ:
+ HS làm việc cá nhân.
+ Trả lời liên tiếp câu hỏi; nêu ra các phản ứng, phương án đối phó khác nhau khi
gặp chó dữ
 HS thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc câu hỏi và đưa ra các đáp án khác nhau; mỗi cá nhân sẽ có những cách khác nhau.
 GV tổ chức thảo luận
Cá nhân HS trả lời.
 GV kết luận:
- Khi gặp chó dữ, mỗi chúng ta sẽ có những phản ứng khác nhau, để bảo vệ bản thân
mình. Sinh vật cũng vậy, trong suốt chu trình sống của mình đều có những phản ứng
trả lời kích thích từ môi trường để có thể tồn tại và phát triển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về cảm ứng ở sinh vật
1. Mục tiêu
- Nêu được khái niệm; vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
- Phân biệt được cảm ứng ở thực vật và động vật về các đặc điểm: tốc độ phản ứng,
sự đa dạng, tính chính xác.
- Trình bày được 4 giai đoạn trong cơ chế cảm ứng ở sinh vật: thu nhận kích thích,
dẫn truyền kích thích, phân tích và tổng hợp, trả lời kích thích.
2. Nội dung
Phiếu học tập: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật.
3. Sản phẩm học tập
- HS điền phiếu học tập.
- Đáp án của phiếu học tập.
4. Tổ chức hoạt động
 GV chuyển giao nhiệm vụ:
+ HS làm việc cá nhân.
+ Thời gian 10 phút.
+Nghiên cứu SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập “khái quát về cảm ứng ở sinh
vật”.
 Thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc SGK, tìm kiếm thông tin trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.
+ Giáo viên quan sát, đưa ra những gợi ý cho cá nhân gặp khó khăn ( ví dụ: hiện
tượng bắt mồi cây nắp ấm; hướng dẫn học sinh trong việc sắp xếp các thông tin về
cơ chế phản ứng: trong phản ứng hướng sáng của cây, phản ứng toát mồ hôi....).
+ 5 HS làm bài nhanh nhất nộp sản phẩm cho GV.
 Báo cáo – Thảo luận:
+ GV chấm bài cho 5 HS, chọn bài có điểm cao nhất, chụp chiếu lên màn chiếu.
+ GV gọi 1 bài đó lên chia sẻ kết quả; các HS khác nhận xét bổ sung.
 Kết luận:
1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CẢM ỨNG
- Cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những những thay đổi của
môi trường (trong và ngoài), đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường.
- Là đặc điểm thích nghi với những thay đổi của môi trường đảm bảo cho sinh vật tồn tại
và phát triển.
Cảm ứng ở thực vật Cảm ứng ở động vật
Ví dụ Phản ứng hướng sáng Bị chó đuổi
Tốc độ phản ứng Chậm Nhanh
Sự đa dạng ít Đa dạng
Tính chính xác Thấp Cao
2. CƠ CHẾ CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
- Cơ chế cảm ứng ở sinh vật bao gồm các giai đoạn: thu nhận kích thích; dẫn truyền kích
thích; xử lí thông tin; trả lời kích thích.
- Thực vật, kích thích từ môi trường được truyền từ bộ phận thu đến bộ phận xử lí thông
tin để đưa ra các đáp ứng.
- Ở động vật có hệ thần kinh, kích thích được truyền về trung ương thần kinh để phân
tích và tổng hợp; thông tin từ trung ương thần kinh được truyền đến cơ quan trả lời tạo
ra các đáp ứng phù hợp.
 EM CÓ BIẾT
Tốc độ truyền dữ liệu khi ta nói là bao nhiêu?
Dù nói nhanh hay chậm thì cũng đều có tốc độ truyền dữ liệu khoảng 39 bit mỗi
giây. Tốc độ này nhanh gấp 2 lần tốc độ của mã Morse.
 MỞ RỘNG
Modem máy tính đầu tiên trên thế giới (xuất hiện vào năm 1959) có tốc độ truyền
110 bit mỗi giây và kết nối internet gia đình trung bình ngày nay có tốc độ truyền
100 megabit /giây (hoặc 100 triệu bit).
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục tiêu
- Sắp xếp được các chữ cái, để tìm ra 5 từ khóa của bài khái quát cảm ứng ở sinh vật
qua trò chơi vua tiếng việt.
2. Nội dung
- Các câu cần sắp xếp
Câu 1: G/Ứ/N/M/C/Ả
Câu 2: G/H/T/H/N/I/H/C/Í
Câu 3: H/C/T/H/K/Í/Í/H/C
Câu 4: P/N/H/T/Ậ/N/I/Ế
Câu 5: Ả/T/L/R/Ờ/I
3. Sản phẩm
- HS sắp xếp được các chữ cái để tìm ra từ khóa:
Câu 1: cảm ứng.
Câu 2: thích nghi
Câu 3: kích thích
Câu 4: tiếp nhận
Câu 5: trả lời
4. Tổ chức hoạt động dạy học
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ HS làm việc cá nhân.
+ Thời gian 10 giây.
+ Hãy sắp xếp các chữ cái đã cho sẵn để tạo thành 1 từ có nghĩa, liên quan đến nội dung
bài học.
 Thực hiện nhiệm vụ:
+ Dựa vào thông tin các chữ cái cho sẵn để sắp xếp.
+ Học sinh trả lời liên tiếp trong 10s đến khi sắp xếp được từ khóa đúng
 Báo cáo – Thảo luận:
+ Cá nhân liên tiếp trả lời, đến khi có đáp án đúng
 Kết luận:
+ Đáp án các từ khóa.
 Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới.
Tìm hiểu về cảm ứng ở thực vật.

You might also like