You are on page 1of 2

Khái niệm Gothic

Đây còn gọi là kiến trúc kiểu Pháp. Nó gắn liền với các thiết kế bí ẩn, độc đáo, mang hơi
hướng huyền bí, mị hoặc. Kiến trúc Gothic, được coi là kiến trúc đỉnh cao của những tư duy
kỹ thuật táo bạo. Chúng ta có thể bắt gặp phong cách Gothic tại những nhà thờ lớn hay các
thánh đường ở Châu Âu, nơi thể hiện rõ rệt vẻ đẹp của kiến trúc này.
Trên thực tế, có vô số các công trình kiến trúc theo phong cách Gothic được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nguồn gốc ( lần đầu xuất hiện)
Kiến trúc Gothic xuất hiện lần đầu ở Pháp vào thế kỉ XII, dưới thời vua Louis VII, sau đó lan
sang Đức, Anh và Italia.
Lịch sử phát triển
Kiến trúc Gothic xuất hiện ở vùng Île-de-France và Haute Picardie vào thế kỷ XII. Nó nhanh
chóng trở nên phổ biến ở phía Bắc sông Loire, kế đến là phía nam sông Loire và châu Âu cho
tới giữa thếkỷ XVI; thậm chí là cho tới thế kỷ XVII ở một số ít các quốc gia khác.
. Kỹ thuật và quan niệm thẩm mỹ của kiến trúc Gothic đã được vĩnh cửu hoá trong kiến trúc
Pháp thế kỷ XVI ở một số chi tiết và mẫu tái hiện công trình; và sau đó, khi một trào lưu đổi
mới, làn sóng chủ nghĩa lịch sử xuất hiện vào thế kỷ XIX cho tới đầu thế kỷ XX, phong cách
này phát triển thành “tân Gothic”.
Kiến trúc Gothic được cho là ra đời sau thời kì kiến trúc Roman, bắt đầu một kỉ nguyên kiến
trúc kiểu mới. Khoảng năm 1200 sau Công Nguyên, dân Châu Âu bắt đầu xây nhà thờ và
cung điện theo kiểu kiến trúc Gothic. Phong cách Gothic xuất hiện chủ yếu ở vùng Haute
Picardie.
Nó phát triển trong các thời kỳ : Gothic sơ kỳ (thế kỷ XII), kế đến là Gothic cổ điển (1190 –
1230), tiếp sau đó là Gothic ánh sáng (khoảng 1230 – khoảng 1350), và cuối cùng là Gothic
rực cháy (thế kỷ XV-XVI).
Thời kỳ hưng thịnh nhất của kiến trúc Gothic là khoảng từ giữa thế kỷ 18 ở Anh và lan rộng
khắp Châu Âu trong suốt thế kỷ 19. Sau đó vẫn ảnh hưởng rất mạnh trong các kiến trúc về
nhà thờ và trường đại học cho đến tận thế kỷ 20 trên khắp thế giới.
Dấu ấn kiến trúc Gothic ở Việt Nam:
Cơ duyên đưa lối kiến trúc Gothic du nhập vào Việt Nam được bắt nguồn từ thời kỳ Pháp
thuộc. Đó cũng là lý do mà rất nhiều kiến trúc nhà thờ Việt Nam mang hơi thở của kiến trúc
Gothic. Trong số đó không thể không nhắc đến: nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ đá Sapa, nhà thờ
Mằng Lăng, nhà thờ Lòng Sông, nhà thờ Đức Bà,...
Nhà thờ chính tòa thánh Giuse được mô phỏng xây dựng theo nhà thờ Đức Bà tại Paris. Nhà
thờ được khởi công xây dựng năm 1884 vào hoàn thành vào năm 1887 mang vóc dáng tiêu
biểu của kiến trúc Gothic với kiểu mái vòm uốn nhọn, các tháp có trục đối xứng điển hình
của Châu Âu với chiều cao lên đến 31,5m.
Nhà thờ đá Sapa thuộc tỉnh Lào Cai được xem là kiến trúc cổ đẹp nhất mà người Pháp để lại
tại nơi này. Nhà thờ được xây hoàn toàn bằng đá đẽo dựa theo các đặc trưng của kiến trúc
Gothic Châu Âu
Nhà thờ Mằng Lăng tại Phú Yên là nhà thờ sở hữu những đặc trưng của kiến trúc Gothic cổ
với hai tháp chuông hai bên kết hợp với họa tiết trạm trổ tinh xảo trên những cánh cửa.Xây
dựng vào năm 1892.
Nhà thờ Lòng Sông hay Chủng viện Làng Sông thuộc Bình Định được xây dựng vào năm
1864 – nơi được coi là biểu tượng Công giáo của tỉnh. Mang đầy đủ nét đặc trưng vốn có của
Gothic,
Nhà thờ Đức Bà tại thành phố Hồ Chí Minh khánh thành năm 1863, ban đầu có tên là nhà thờ
Sài Gòn nhưng mãi đến năm 1959 thì đổi tên thành nhà thờ Đức Bà. Nhà thờ Đức Bà là sự
kết hợp tinh tế giữa kiến trúc Gothic với cửa sổ hoa hồng, kính màu và kiến trúc Roman.

You might also like