You are on page 1of 32

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

BÀI TIỂU LUẬN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM VẢI THIỀU THANH

Giảng viên hướng dẫn: TH.S Nguyễn Thành Luân

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền-2054030105

Nguyễn Thị Hải-2054030090

Phạm Thị Thu Hiếu-2054030103

Nguyễn Diệu Hiền-2054030099

Bùi Ngọc Hậu-2054030094

Lớp: QL20A

Khóa: 2020

Thành phố Hồ Chí Minh– 04/2022


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, nhóm chúng em đã rất cố gắng tìm tòi, truy cập các
tài liệu, các trang website cũng như tham khảo các nguồn tài liệu mà thầy cô cung cấp.
Nhân dịp hoàn thành bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn và
chân thành tới sự quan tâm giúp đỡ quý báu và hướng dẫn tận tình của các thầy, cô. Đặc
biệt nhóm chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc tới thầy Nguyễn Thành
Luân người đã trực tiếp hướng dẫn nhóm chúng em trong suốt quá trình thực hiện tiểu
luận này. Qua đây nhóm em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả gia đình và bạn bè
đã giúp đỡ, động viên, khích lệ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Em xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................................. i


DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................i
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SẢN PHẨM .......... 2
1.1. Thực trạng về nhà sản xuất ............................................................................. 2
1.2. Thực Trạng về khách hàng và nhà phân phối ................................................. 2
1.2.1. Thực trạng trong nước ............................................................................. 3
1.2.2. Thực trạng nước ngoài ............................................................................. 3
1.3 Thực trạng về sản phẩm ................................................................................... 5
1.4. Thực trạng về tình hình vận chuyển ................................................................ 7
1.5. Thực trạng về lưu trữ ...................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG CHO SẢN PHẨM
..............................................................................................................................12
2.1. Giải pháp về mô hình chuỗi cung ứng ........................................................12
2.2. Giải pháp về công nghệ .................................................................................14
2.3. Giải pháp về cách thức hoạt động .................................................................17
2.4. Lợi ích các bên tham gia ...............................................................................19
CHƯƠNG 3: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT KHI
THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NÀY ..............................................................................22
3.1. Hạn chế , khó khăn ........................................................................................22

3.2. phương hướng giải quyết khi thực hiện giải pháp.........................................24

KẾT LUẬN ..............................................................................................................28

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................29


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

1 Hình 1.1: Hình ảnh so sánh vải thiều Việt Nam so với Trung 5
Quốc

2 Hình 1.2 Đặc sản vải Thiều Thanh Hà (Hải Dương) 6

3 Hình 1.3: Hình ảnh Lô vải thiếu thanh hà đầu tiên xuất khẩu 8
sang Châu Âu

4 Hình 1.4: Thực trạng quả vải do khách hàng cung cấp sau khi 10
nhận được

5 Hình 1.5: Đóng hộp bảo quản vải thiều bằng kho lạnh 11

6 Hình 2.1: Vải thiều Thanh Hà trên sản thương mại điện tử 17

7 Hình 3.1: Hình ảnh nơi thu mua vải thiều 26

DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT Tên sơ đồ Trang

1 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ xây dựng chuỗi cung ứng 13

i
MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, tầm quan trọng của ngành Nông nghiệp được chủ tịch Hồ Chí
Minh đặc biệt coi trọng, Người nhấn mạnh rằng “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông
nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Trong gần 30 năm đổi mới, phát triển đất nước, nông
nghiệp Việt Nam luôn duy trì ở mức tăng trưởng trung bình khoảng 3,5%/năm, xếp thứ
hạng cao trong khu vực châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Sau thời kỳ
thiếu lương thực kéo dài, từ năm 1989 đến nay nước ta đã đảm bảo được an ninh lương
thực trong nước và trở thành một trong những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.Với đặc
thù thời tiết vùng nhiệt đới, nông sản Việt Nam rất đa dạng và phong phú, những loại quả
này được bán rộng rãi tại thị trường nội địa.

Việc đưa sản xuất và tiêu thụ vải thiều theo chuỗi cung ứng như một nhu cầu tất yếu
giúp nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, gia tăng giá trị sản phẩm
nông nghiệp, từ đó gia tăng thu nhập choc các hộ sản xuất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
sản xuất chuỗi cung ứng vài thiều Thanh Hà còn nhiều tồn tại, đơn cử như việc thu gom
của các thương lái chưa có tính chuyên nghiệp vẫn còn thu gom bằng hình thức thủ công
dẫn đến tỷ lệ hỏng còn nhiều, các phương tiện thu mua dừng đỗ tạm bợ rất lâu để ép giá
của hộ nông dân,...

Để có thể có phương án giải quyết các vấn đề về chất lượng, giá thành, vấn đề tiêu
thụ sản phẩm trong và ngoài nước tốt nhất chúng em chọn đề tài “Giải pháp xây dựng
(nâng cao) một chuỗi cung ứng sản phẩm bất kỳ, cụ thể là vải thiều Thanh Hà(Hải
Dương)” làm đề tài nghiên cứu.

1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SẢN PHẨM

1.1. Thực trạng về nhà sản xuất

Tỉnh Hải Dương có 9.168 ha vải thiều, tập trung chủ yếu tại huyện Thanh Hà và
thành phố Chí Linh. Tỉnh xác định mở rộng diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn quốc
tế, nâng cao chất lượng vải xuất khẩu.Việc quy hoạch các vùng sản xuất được chia thành
3 nhóm: nhóm nguyên liệu phục vụ xuất khẩu Trung Quốc; nhóm phục vụ xuất khẩu các
thị trường khó tính hơn như Nhật Bản, Singapore, Australia, châu Âu… và nhóm phục vụ
tiêu thụ nội địa; trong đó, 450 ha vải trồng theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ xuất khẩu
được hướng dẫn sản xuất theo quy trình GlobalGAP, được kiểm tra, giám sát dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật theo tiêu chuẩn nước nhập khẩu với hơn 800 hoạt chất.

Trong quá trình sản xuất, ngành nông nghiệp mà trực tiếp là Chi cục Trồng trọt và
Bảo vệ thực vật đã đồng hành cùng địa phương, người nông dân trồng vải Thanh Hà và
Chí Linh ngay từ đầu vụ.Với sự hỗ trợ của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương),
chi cục đã hướng dẫn, tập huấn cho nông dân các vùng sản xuất vải xuất khẩu cách ghi
chép bằng nhật ký điện tử thay vì sổ tay. Nông dân còn được hướng dẫn cách đóng gói,
dán tem truy xuất nguồn gốc, cách tiếp cận và bán hàng qua các sàn thương mại điện tử.

Nhiều năm về trước, nông dân trồng vải tự do, chất lượng kém, hay bị sâu đầu nên
thường bị thương lái ép mua với giá rẻ. Tuy nhiên, từ khi chuyển đổi phương thức sản
xuất theo hướng nâng cao chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, giá trị thu được từ
quả vải đã tăng lên gấp nhiều lần. Điều đó đã cho thấy, việc định hướng xuất khẩu cho
quả vải là đường lối đúng đắn, đem lại giá trị kinh tế cao cho vùng và xây dựng thêm
được sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.

1.2. Thực Trạng về khách hàng và nhà phân phối

Khách hàng là người tiêu dùng, đây là một người hoặc một tổ chức mua sản phẩm
với động cơ tiêu dùng và là bên cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Một người tiêu dùng có
thể là:
2
• Người tiêu dùng trực tiếp- Đây là người tiêu dùng mua sản phẩm đề sử dụng ngay

• Người tiêu dùng gián tiếp - Đây là người mua sản phẩm với mục đích sửa đổi và
bản lại sản phẩm ( các nhà phân phối).

Khách hàng là người cuối cùng trong chuỗi cung ứng, có nhu cầu, ý kiến và giá trị
ảnh hưởng lớn đến quyết định của nhà sản xuất.

1.2.1. Thực trạng trong nước

Khách hàng: Trong năm 2021 Hải Dương, vải thiều tiêu thụ trong nước chiếm 60%
và xuất khẩu chiếm 40%.Thị trường tiêu thụ vải chủ yếu là các tỉnh, thành phố khu vực
đồng bằng sông Hồng, các thành phố lớn miền Trung và miền Nam và Vải được tiêu thụ
nhiều tại các tỉnh, thành lớn trong nước

Khách hàng là nhà phân phối:

Chủ yếu do các thương lái, công ty chế biến và kinh doanh nông sản thu mua,
chuyển vào các chợ đầu mối sau đó phân phối tới các điểm bán lẻ và tại hệ thống của các
siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc (siêu thị :Big C, Mega Market, Saigon Co.opmart,
Happro, Aeon, Lotte, Vinmart…). Đặc biệt, vải thiều đã được bán trực tuyến trên nền
tảng online (facebook, zalo, Youtube …), hạ tầng Internet trên các sàn giao dịch thương
mại điện tử lớn trong nước và quốc tế (Voso, Sendo, Shopee, Lazada,…)

Nhiều doanh nghiệp thu mua hàng nghìn tấn vải tươi để phân phối cho các siêu thị
trong nước như Công ty TNHH MTV rau an toàn Thanh Hà; để chế biến đóng hộp xuất
khẩu như Công ty CP giống cây trồng Kiên Giang, Công ty TNHH Hùng Sơn, Công ty
Hưng Việt, Công ty Khởi Huệ...

1.2.2. Thực trạng nước ngoài

Khách hàng :Tại các cuộc giao thương trực tuyến do Cục Xúc tiến thương mại,
Tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài và Trung tâm Xúc tiến thương mại Hải
Dương tổ chức, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của tỉnh Hải Dương đã ký kết

3
được những hợp đồng xuất khẩu lớn tới đối tác nước ngoài, đặc biệt tại thị trường Pháp,
Bỉ, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Mỹ, Đức và các nhà nhập khẩu phân phối hàng nông sản lớn
tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia. Trung Quốc vẫn là nhà nhập khẩu lớn
nhất bởi sức tiêu thụ mạnh, việc vận chuyển vải tươi từ Hải Dương tới cửa khẩu giáp biên
giới Trung Quốc rất thuận tiện và nhanh chóng.

Niên vụ vải năm 2021, Hải Dương có khoảng 20.000 tấn vải được xuất khẩu sang
Trung Quốc, Lào, Campuchia, 5.000 tấn vải xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Australia,
châu Âu, Singapore, Thái Lan…. Đồng thời, năm 2021, lần đầu tiên, vải thiều Hải Dương
mở cửa thành công thêm nhiều thị trường mới như: Thái Lan, Anh, Canada, Italy, Pháp,
Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Đức, Thụy Sĩ, Đan Mạch.

Khách hàng là nhà phân phối:

Các doanh nghiệp xuất khẩu, chủ yếu là những Công ty đã có tên tuổi và kinh
nghiệm xuất khẩu vải lâu năm như Công ty CP nông sản Hưng Việt, Công ty TNHH
Khởi Huệ, Công ty TNHH Chế biến nông lâm sản Thanh Hà, Công ty CP Ameii Việt
Nam, Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ, Công ty TNHH Chế biến
nông lâm sản Thanh Hà, Công ty Cổ phần quốc tế Bamboo, Công ty CP XNK thực phẩm
Toàn Cầu, Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu, Công ty CP Pacific Food…

Những quả vải thiều Việt Nam được xuất khẩu đến EU thông qua các kênh nhập
khẩu tại Bỉ, Hà Lan, CH Séc, Pháp... được đưa vào các siêu thị của châu Âu như
Carrefour, Spar, Plus, Jumbo, Tang Frères, Grand Frais... và được người tiêu dùng hoan
nghênh, chào đón

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực kêu gọi các sàn giao dịch
thương mại điện tử các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài tham gia hoạt động giao
thương trực tuyến với các đầu mối xuất khẩu tại các Hội nghị xúc tiến xuất khẩu vải thiều
do UBND tỉnh Hải Dương và tỉnh Bắc Giang tổ chức.

4
1.3 Thực trạng về sản phẩm

Hình 1.1: Hình ảnh so sánh vải thiều Việt Nam so với Trung Quốc
(Nguồn:https://chongiadung.net/3-cach-phan-biet-vai-thieu-viet-nam-va-vai-trung-quoc/)

Về chất lượng, vải thiều Việt Nam, đặc biệt là vải thiều Thanh Hà có chất lượng đặc
biệt ngon, quả nhỏ hình cầu tròn đặc trưng vỏ màu hồng tươi, sờ hoặc nhìn phần gai vỏ
bao giờ cũng lỳ hơn quả vải trồng ở nơi khác,cùi vải giòn,màu trắng trong,hạt nhỏ, ngọt
dịu và có hương vị thơm nhẹ. trong khi đó, vải Trung Quốc có vị ngọt đậm sắc, chứ
không thanh mát.

5
Hình 1.2: Đặc sản vải Thiều Thanh Hà (Hải Dương)
(Nguồn:https://truyenhinhdulich.vn/tin-tuc/vai-thieu-thanh-ha-dac-san-nuc-tieng-hai-
duong-6096.html)

Để đảm bảo chất lượng quả vải thiều Thanh Hà tươi ngon tại thị trường Nhật Bản
các khâu trong chuỗi sản xuất phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Trong quá trình sơ chế
bảo quản đều được các chuyên gia công nghệ của VIAEP giám sát chặt chẽ.

Quy trình VIAEP hiện được tính thành 13 bước, từ ‘quả vải tươi’ đến tay người tiêu
dùng, trong đó xử lý sau thu hoạch và bảo quản phải trải qua 10 bước: từ cắt cuống, lựa
chọn kích cỡ - trọng lượng, đóng rổ, khử trùng, rửa, xử lý bằng dung dịch, làm ráo, đóng
gói/đóng thùng, làm lạnh sơ bộ, vận chuyển – xuất khẩu.

Nhiều năm nay, nhờ áp dụng quy trình VietGAP nên vải không bị sâu, mã quả dần
được cải thiện, sáng đẹp hơn trước. Nếu để so sánh thì không ở đâu có vải ngon bằng vải
Thanh Hà. Với hơn 3.300 ha vải được trồng theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, vải
thiều Thanh Hà được biết đến là trái cây đặc sản sạch, một món quà quý, chất lượng cao
có thể ăn, làm quà biếu, tặng. Ở đây đã có 35 vùng vải được cấp mã vùng trồng đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu quốc tế. Thực tế nhiều năm nay, vải thiều Thanh Hà đã tiêu thụ thuận lợi
tại các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore.

6
Năm 2022,huyện Thanh Hà(Hải Dương) có diện tích trồng vải 3.815ha, trong đó
1.500 ha vải sớm và 2.300ha vải chính vụ.Sản lượng từ 30.000 đến 35.000 tấn vải mỗi
năm.Vải chín thu hoạch từ đầu tháng 5 đến hết tháng 6

1.4. Thực trạng về tình hình vận chuyển

Từ những năm 2012-2019: Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) chủ yếu xuất khẩu
sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu ở biên giới phía Bắc và tiêu thụ nội địa
trong nước. Vải được xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lào Cai (6.145 tấn). Dự báo
lượng vải xuất sang Trung Quốc sẽ tăng trong những ngày tới, khoảng 1.500 tấn mỗi
ngày.

Từ 2019 đến nay: Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đã được xuất khẩu qua thị
trường châu Âu (EU), Nhật Bản, Mỹ, Úc, Pháp, Australia,... Không còn phụ thuộc vào thị
trường TQ nữa. Từ đầu năm 2020, trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
- EU (EVFTA) đã được ký kết.

Vải thiều xuất khẩu qua Hà Lan bằng đường thủy: Cuối tháng 6/2021, một doanh
nghiệp tại Hà Lan đã chấp nhận bỏ ra gần 1 tỷ đồng để thí nghiệm đưa vải thiều tươi sang
châu Âu bằng container đường thủy, 6 tấn vải thiều tươi được sơ chế và đóng gói đặc
biệt, rời Việt Nam và đã tới Hà Lan vào ngày 3/8. Sau 5 tuần trên biển, với kết quả vượt
trên cả mong đợi, quả vải vẫn tươi ngon và có thể để trên kệ siêu thị trong khoảng thời
gian từ 2-3 tuần nữa.

Vải thiều xuất khẩu qua Châu Âu, Nhật Bản bằng đường hàng không:Theo thông tin
từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), chiều 7/6/2021, lô vải thiều Thanh Hà
đầu tiên đã xuất khẩu đi EU tại sân bay Nội Bài (Hà Nội).

7
Hình 1.3: Hình ảnh Lô vải thiếu thanh hà đầu tiên xuất khẩu sang Châu Âu
(Nguồn: https://vneconomy.vn/lo-vai-thieu-thanh-ha-dau-tien-bay-sang-chau-au.htm)

Trong ngày 23/5/2021 những lô vải đầu tiên của Việt Nam do Công ty Sunrise Farm
Nhật Bản ký kết với Công ty Cổ phẩn Ameii Việt Nam đã cập cảng hàng không tại Nhật
Bản đánh dấu cho một mùa vải bội thu và nhiều người tiêu dùng tại Nhật Bản hồ hởi đón
nhận.

Trong lĩnh vực vận chuyển,Vietnam Post sở hữu mạng lưới lớn nhất quốc gia với
hơn 13.000 điểm giao dịch trải dài khắp cả nước, phương tiện vận chuyển đa dạng,
chuyên dụng, kết nối hàng chục nghìn tuyến vận chuyển trên toàn quốc đến tận xã,
phường, biên giới hải đảo và hơn 220 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhằm tối ưu
hóa chu trình vận chuyển cũng như để đảm bảo chất lượng trái vải tươi ngon Vietnam
Post đã dành trọn tải chuyến bay mang hàng chục tấn vải thiều xuất khẩu sang thị trường
Nhật Bản. Theo kế hoạch, Vietnam Post sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp xuất
khẩu để kết nối đưa vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) cũng như các sản phẩm nông

8
nghiệp chất lượng cao của Việt Nam đến các thị trường quốc tế khác như Hà Lan, Pháp,
Séc, Úc, Brunei,… Qua đó, góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt và mở rộng cơ hội
xuất khẩu ra thế giới.

1.5. Thực trạng về lưu trữ

Với đặc điểm tự nhiên là ngon ngọt, dễ ăn, trái vải được người dân gia tăng sản xuất
và nỗ lực đẩy mạnh dịch vụ xuất nhập khẩu sang thị trường quốc tế. Tuy nhiên, vì là loại
trái cây ăn quả tự nhiên có thời hạn sử dụng ngắn nên vải dễ bị hư hỏng nếu không được
bảo quản đúng cách khi thực hiện vận chuyển.

Để đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như giá trị kinh tế khi xuất khẩu, vải sẽ
được doanh nghiệp đầu tư lớn trong khâu bảo quản.

Bảo quản bằng thùng xốp

*Xuất khẩu

- Đóng vào thùng xốp kèm theo đá lạnh, bịt kín. Theo một số DN xuất khẩu, biện
pháp bảo quản này có thể giữ được mẫu mã, chất lượng quả vải trong vòng vài tuần, tạo
điều kiện để tiêu thụ nội địa hoặc XK sang một số thị trường lân cận như Trung Quốc,
Lào bằng đường bộ.

- Tuy nhiên, để XK sang các thị trường xa, có giá trị kinh tế cao như Mỹ, Úc, EU...,
việc bảo quản quả vải đang là vấn đề khiến các DN đau đầu.

*Trong nước

- Phản ánh với Báo Người Lao Động, khách hàng cho biết khi mở thùng vải ra bất
ngờ vì toàn bộ số vải đã hư hỏng, đổi màu và có mùi lạ, cành lá cũng khô héo.

- Phản hồi thông tin với bên bán, khách hàng cũng được giải thích là do thời tiết
quá nóng nên sản phẩm bị hư trong quá trình vận chuyển.

9
Hình 1.4:Thực trạng quả vải do khách hàng cung cấp sau khi nhận được
(Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/mua-vai-thieu-tren-cho-mang-that-vong-khi-ca-thung-bi-hu-
20210603135014576.htm?)
Bảo quản bằng kho lạnh:

Phương pháp này khá thông dụng và phổ biến. Sau khi thu hoạch, vải sẽ được đưa vào một
dây chuyền công đoạn để bảo quản: Đầu tiên, vải sẽ được rửa qua nước ấm, tiếp đến là qua
giàn rửa được pha dung dịch pH thấp. Sau đó, vải sẽ được chọn lọc, phân loại và đặt trong
kho làm lạnh khô trước khi sang công đoạn đóng gói chuẩn bị xuất khẩu. Công nghệ này sẽ
giữ vải được đảm bảo chất lượng trong thời gian dao động 30 ngày

10
Hình 1.5: Đóng hộp bảo quản vải thiều bằng kho lạnh
( Nguồn: https://amp.vnexpress.net/vai-thieu-thanh-ha-xuat-khau-4110004.html)

Với đặc tính mọng nước, hàm lượng đường cao, quả vải rất dễ bị ảnh hưởng đến
chất lượng sau khi thu hoạch. Do đó, Việt Nam hiện nay vẫn không ngừng nghiên cứu và
phát triển thêm những ứng dụng khoa học để có thể cải tiến và nâng cao khả năng bảo
quản lâu dài, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng cũng như đạt yêu cầu kinh tế.

Xuất khẩu vải đã và đang dần trở thành lĩnh vực được đầu tư và phát triển mạnh mẽ
trong các loại trái cây đặc trưng của Việt Nam. Để góp phần vào thành công của ngành
xuất nhập khẩu nói chung cũng như ngành nông sản nói riêng và thúc đẩy nền kinh tế
Việt Nam phát triển, các doanh nghiệp dịch vụ xuất nhập khẩu cần đầu tư vào xây dựng
quy trình hoàn chỉnh, chuyên nghiệp hơn nữa.

11
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG CHO SẢN
PHẨM

2.1. Giải pháp về mô hình chuỗi cung ứng

Tiêu thụ nội địa Vải thiều thu hoạch Xuất khẩu

Thương Công ty kinh Phân phối trên Giá cả thu


Thương nhân Các công
lái thu doanh nông các nền tảng mua ở
mua sản, hoa quả, mạng xã hội: thu mua, chở ty kinh
mức thấp
chuyển siêu thị, facebook, zalo,... đến điểm tập doanh
đến các trung tâm các kênhthương nhất có
kết bằng nông sản
địa thương mại điện tử: thể
phương tiện thô
phương mại,... lazada, chotot,
khác sendo,... sơ

Phân loại bó thành chùm khoảng 3-5kg


Vải được phân loại, bó thành chùm khoảng 3kg, ướp
nước đá, đóng thùng xốp và dán băng keo

Công ty logistics

Vận chuyển bằng xe tải, xe container vào thị trường


miền nam, duyên hải miền trung, tây nguyên Ướp đá, đóng Bảo quản túi
thùng xốp và dán MAP,... xếp vào
băng keo, xếp vào container vận
Chợ đầu mối, các điểm bán lẻ container vận chuyển thủy nội
Khách hàng cuối cùng
chuyể sang trung sang các thị
quốc (1-3 ngày) trường Nhật Bản,
EU (1-330 ngày)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ xây dựng chuỗi cung ứng

12
Xây dựng chuỗi cung ứng có các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng vải thiều
bao gồm:

Người sản xuất: những hộ gia đình, những vùng chuyên canh trồng vải thiều Lục
Ngạn, Thanh Hà. Đôi khi, chính người trong đơn vị sản xuất cũng tham gia vào khâu
Logistics, cụ thể: họ trực tiếp chở đến điểm thu mua hoặc vận chuyển đến các vùng khác
để tiêu thụ.

Người thương lái: thu mua vải của bà con trồng vải, hay các điểm thu mua vải rồi
phân phối đến các vùng khác.

Công ty Logistics: là những công ty có mối quan hệ trực tiếp với người sản xuất
hoặc cũng có thể là đối tác của những doanh nghiệp thu mua vải để mang đi tiêu thụ.
Công ty Logistics có nhiệm vụ bảo quản vải để vận chuyển ngắn ngày (thường 1-3 ngày)
để phân phối sản phẩm đến các vùng tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu sang Trung
Quốc; và thực hiện các biện pháp bảo quản dài ngày để xuất khẩu sang các thị trường
Nhật Bản, Thái Lan,... và cả thị trường Châu Âu.

Công ty kinh doanh nông sản, hoa quả, các siêu thị, trung tâm thương mại,...: Là
những đơn vị kết nối trực tiếp với bà con nông dân để thu mua vải. Họ có thể kết nối
trước hoặc trong khi mùa vải đang thu hoạch. Các đơn vị này thường có những đội xe
đến vận chuyển sản phẩm trực tiếp. Ngoài ra, họ cũng là những đơn vị tổ chức quảng bá
sản phẩm, các hoạt động xúc tiến thương mại của sản phẩm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, chính quyền địa
phương: trong trường hợp vải xuất đi nước ngoài, họ có thể là đơn vị đứng ra kiểm định
chất lượng, hoặc đưa ra các tiêu chí chất lượng để tiến hành kiểm định, chính sách nhập
khẩu của các nước,... trước khi xuất khẩu. Bộ Công thương chịu trách nhiệm điều chỉnh
và kiểm soát giá vải. Các cơ quan Ban ngành địa phương khác là những đơn vị chịu trách
nhiệm xúc tiến thương mại, kết nối cung với cầu, giữa người mua và người bán, tạo điều
kiện tốt nhất để trao đổi mua bán.

13
2.2. Giải pháp về công nghệ

- Bảo quản:

Vận chuyển nội địa: Dùng quạt gió để thổi cho khô quả sau khi vừa ngâm với dung
dịch hoặc để khô tự nhiên. Đóng gói vào trong thùng xốp, hộp xốp rồi bỏ lên xe lạnh để
đưa đến nơi tiêu thụ. Đây là cách làm đối với việc phải vận chuyển quả vải đi xa.

Thùng xốp giữ nhiệt đựng quả vải phải có đủ một lượng đá để làm lạnh được trong
vòng 24 tiếng. Nhằm không để đá bị tan nhanh hay nước chảy ra làm hư hỏng quả vải khi
vận chuyển, cần đóng và bọc kín thùng xốp.

- Vận chuyển xuất khẩu:

Sử dụng màng bao gói khí quyển biến đổi Bảo quản bằng kho lạnh

(gọi tắt là MAP)

-Cách thức bảo quản: quả vải sau khi thu -Cách thức bảo quản: Đầu tiên, vải sẽ
hoạch sẽ được ngâm 7 phút trong nước 47 được rửa qua nước ấm, tiếp đến là qua
độ C để giảm vi sinh vật, sau đó ngâm 6 giàn rửa được pha bằng dung dịch pH
phút trong dung dịch axit oxalic pH=3 để thấp. Sau đó được đặt trong kho lạnh làm
ổn định màu vỏ rồi cho vào túi MAP khô trước khi sang công đoạn đóng gói.
buộc chặt. Các túi vải được đặt vào tủ bảo Bảo quản ở nhiệt độ từ 0-4 độ C cho đến
quản, mỗi túi cách nhau 2-3cm, mỗi tầng khi nhiệt độ tâm quả 4 độ C, độ ẩm 90-
cách nhau 5-10cm.Bảo quản ở nhiệt độ 4- 95% mới được xuất hàng. Trong suốt quá
5 độ C với độ ẩm 85-90%. trình vận chuyển xuất khẩu phải đảm bảo
điều kiện bảo quản vải thiều về nhiệt độ.

-Chỉ số suy giảm chất lượng:


-Chỉ số suy giảm chất lượng: khoảng 2%

-Thời gian bảo quản: kéo dài thời gian

14
bảo quản lên đến 5 tuần (35 ngày).
-Thời gian bảo quản: dao động 30 ngày.
-Ưu điểm:
-Ưu điểm:
• Bảo quản được lâu hơn so với bao
• Bảo quản được lâu.
bì PE truyền thống.
• Phù hợp với nhu cầu xuất khẩu đi
• Chi phí rẻ: chi phí mua túi và chế
xa bằng đường biển, giúp tiết kiệm chi
phẩm xử lý chỉ khoảng: 50.000 đồng/tấn,
phí.
rẻ hơn nhiều so với các phương pháp
đang được sử dụng hiện nay.
• Phù hợp với nhu cầu xuất khẩu đi
xa bằng đường biển, giúp tiết kiệm chi
phí.

-Vận chuyển:

Chú trọng đầu tư phát triển bãi đỗ phương tiện vận tải, khu vực phục vụ đội ngũ
công nhân bốc xếp thậm chí trang bị thêm xe nâng hàng để tăng năng suất và bảo đảm
chất lượng, tính an toàn và vệ sinh của khâu bốc dỡ là cần thiết.

Các thiết bị vận chuyển vải chuyên dùng với quy mô vừa và nhỏ của hộ gia đình
cần được thiết kế, chế tạo phục vụ nhu cầu thị trường.

Đặc thù trái vải phải bảo quản trong các container lạnh, thời gian để không được
lâu, chỉ cần bị lưu bãi từ 1 – 2 ngày là có thể phải bỏ cả container hàng đi. Nên vận tải
hàng không vẫn là phương án tối ưu. Về lâu dài, cần nâng cấp hạ tầng sân bay, tăng số
lượng máy bay để đáp ứng được nhu cầu hiện nay của các DN xuất khẩu vải nói chung.
Nhưng vận chuyển bằng đường hàng không lại khiến doanh nghiệp tiêu tốn khoản chi phí
vô cùng lớn.

15
Nếu muốn tăng sản lượng xuất khẩu, phải đi qua đường biển. Giờ đây, bài toán này
đã có lời giải khi cuối tháng 6/2021, một doanh nghiệp tại Hà Lan đã chấp nhận bỏ ra gần
1 tỷ đồng để thí nghiệm đưa vải thiều tươi sang châu Âu bằng container đường biển.

Có 6 tấn vải thiều tươi được sơ chế qua các cách xử lý ở mức cho phép theo quy
định châu Âu và quả vải sẽ được sấy khô rồi bỏ trong túi nilon để có thể bảo quản trong
vòng 45 ngày lênh đênh trên biển. Sản phẩm rời Việt Nam và đã tới Hà Lan vào ngày
3/8.

Sau 5 tuần trên biển, với kết quả vượt trên cả mong đợi, quả vải vẫn tươi ngon và có
thể để trên kệ siêu thị trong khoảng thời gian từ 2-3 tuần nữa

- Tiêu thụ vải thiều qua sàn thương mại điện tử:

Kết nối tiêu thụ nông sản trên nền tảng số được đánh giá là một trong những giải
pháp hiệu quả, là cánh tay nối dài bên cạnh phương thức phân phối hàng hoá truyền
thống, từ đó giúp bà con nông dân mở rộng thị trường tiêu thụ khắp 63 tỉnh, thành phố,
tận dụng ưu thế của công nghệ theo xu hướng 4.0.

Thực hiện các biện pháp trợ giá, triển khai chính sách kinh doanh không lợi nhuận
để người tiêu dùng dần tiếp cận với sản phẩm.

Đào tạo tập huấn bà con nông dân, chủ trang trại kỹ năng quảng bá sản phẩm, kỹ
năng bán hàng livestream, hỗ trợ áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm tạo điều
kiện để bà con nông dân trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hiểu và nắm bắt rõ hơn về xu
hướng và yêu cầu thị trường, từ đó, sẽ tổ chức sản xuất được hiệu quả, đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng.

Nhà nước chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các
bộ ngành, địa phương liên quan, các hiệp hội ngành hàng, thông tin, hỗ trợ các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, người nông dân kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản
trên nền tảng thương mại điện tử.

16
Hình 2.1: Vải thiều Thanh Hà trên sản thương mại điện tử
( Nguồn:https://tienphong.vn/vai-thieu-thanh-ha-len-san-thuong-mai-dien-tu-giao-nhanh-trong-4-gio-den-
tay-nguoi-mua-post1336607.tpo)

Tương lai hướng tới phát triển trên sàn thương mại điện tử quốc tế. Việc tham gia
sàn giao dịch Alibaba.com là cơ hội bán hàng trực tuyến rất lớn tới khách hàng trên toàn
thế giới mà không cần qua các kênh marketing truyền thống, nhằm quảng bá, xúc tiến,
tiêu thụ vải thiều nước ta thuận lợi, nâng cao giá trị hàng hóa.

2.3. Giải pháp về cách thức hoạt động

Vải và các mặt hàng nông sản khác là hàng hóa quan trọng trong thương mại giữa
Quảng Tây và Việt Nam. Những năm gần đây, Quảng Tây và Việt Nam đã tổ chức nhiều
cuộc triển lãm vải, nhãn, thanh long, măng cụt…, qua đó thúc đẩy kim ngạch thương mại
giữa hai chiều không ngừng tăng lên.

Để tiếp tục thúc đẩy thương mại mậu dịch giữa có bước phát triển mới, cần tăng
cường trao đổi, nâng cao cả chiều rộng và chiều sâu hợp tác thương mại; tìm kiếm cơ hội,
không ngừng mở rộng quy mô hợp tác song phương

17
Trồng vải có nhiều lợi thế: ngon, nhu cầu tiêu thụ lớn, là nông sản chủ lực, tạo thu
nhập lớn, đáng để cho nông dân đầu tư phát triển. Nhưng nếu không cải thiện cách sản
xuất và cách tiêu thụ vải theo yêu cầu của thị trường thì khó phát triển ổn định; lợi nhuận
thấp; tính cạnh tranh và vị thế yếu.

Cần xây dựng thị trường ổn định cho trái vải về số lượng, giá cả hợp lý, đảm bảo
cho nông dân có lãi; ổn định sản xuất về các vùng sản xuất, quy trình, cách tổ chức canh
tác; triển khai thực hiện các nhóm giải pháp theo lộ trình.

Nông dân là người quyết định, nhưng cần hướng dẫn, hỗ trợ, tổ chức, giám sát và
lắng nghe họ. Đối với doanh nghiệp cần khuyến khích họ tổ chức thành mạng lưới SXKD
trong vùng, kết nối với mạng lưới thị trường các tỉnh bạn và đầu tư phát triển các dịch vụ
kỹ thuật kinh doanh, hậu cần. Cần tạo điều kiện cho các nhà khoa học phổ biến và ứng
dụng các thành quả, khoa học, đảm bảo lợi ích của họ trong quan hệ tương tác với nông
dân và doanh nghiệp.

Thị trường tiêu thụ vải thiều có hai nơi chiếm số lượng lớn là miền Nam và Trung
Quốc. Để giữ được giá vải ổn định và có lãi cho nông dân, xây dựng thị trường tiêu thụ
ổn định và bền vững; về chiến lược sản xuất; xây dựng chiến lược thương hiệu. Tuy
nhiên, mọi giải pháp đều phải xuất phát từ yêu cầu thị trường, đáp ứng thị hiếu, tâm lý,
thói quen của người tiêu dùng: dễ mua, nhìn đẹp, dễ đếm, dễ tính giá, dễ vận chuyển…
Muốn vậy, về phía người nông dân cần được hướng dẫn chuẩn hóa cách thức đóng gói để
bán lẻ, bán sỉ, cách buộc chùm vải, cách đảm bảo vỏ vải đẹp tươi; bao bì cũng phải chuẩn
theo khối lượng, màu sắc để thị trường dễ phân loại số lượng cũng như chất lượng, phải
được kiểm soát chặt và tránh bị làm giả.

Hiện nay, việc hiểu biết về trái vải này tại thị trường phía Nam còn rất mơ hồ, hạn
chế; chất lượng vải tươi đến tay người tiêu dùng bị giảm sút nhiều so với khi hái, trong
khi vải thiều lại chín rộ trong một khoảng thời gian rất ngắn, dẫn đến CUNG lớn hơn
CẦU, làm ảnh hưởng đến giá. Phải tăng cường quảng cáo, mở rộng hệ thống phân phối
đồng bộ trên phạm vi cả nước; tăng cường hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm từ thu

18
hoạch, vận chuyển, lưu kho, phân phối; quy hoạch trồng và thu hoạch, xây dựng hệ thống
bảo quản trong kho kéo dài mùa vụ từ 2 - 4 tháng

Để đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều, chính quyền với vai trò chỉ đạo và khâu nối rất quan
trọng. Ngoài việc làm tốt quy hoạch đã đành, chính quyền cần có chính sách hỗ trợ cả
người sản xuất, người kinh doanh và đầu mối tiêu thụ. Chính quyền không làm hộ mà tạo
cơ chế để người trồng vải, người kinh doanh, nhà phân phối liên kết với nhau trong tiêu
thụ sản phẩm.

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, khuyến khích các DN, kênh phân
phối, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố tích cực tham gia tiêu thụ
nông sản của Hải Dương; các cơ quan thông tin truyền thông Trung ương thông tin, giới
thiệu, tuyên truyền, quảng bá về các nông sản của Hải Dương đặc biệt là các sản phẩm
sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. các sản phẩm an toàn dịch bệnh... để các
doanh nghiệp, tư thương, người dân trong và ngoài được biết, tin tưởng sử dụng.

Nên trồng cây và thu hoạch theo đúng yêu cầu chất lượng chuẩn mà bộ nông nghiệp
chỉ dẫn để đạt chất lượng vải tốt và sản lượng cao.

2.4. Lợi ích các bên tham gia

Người sản xuất: tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân, các hợp tác xã sản
xuất và tiêu thụ hàng nông sản, bảo đảm đời sống cho người nông dân không ngừng được
nâng lên.

Nhà phân phối: Thương lái, Công ty Logistics, Công ty, Doanh nghiệp kinh doanh
nông sản, hoa quả, các siêu thị, trung tâm thương mại,...:

Khách hàng là đối tượng doanh nghiệp, nhà phân phối hướng đến cũng là người
trực tiếp đem lại doanh thu và lợi nhuận. Một biện pháp để tăng sự hài lòng trong các
thượng đế này chính là cải thiện chất lượng dịch vụ chuỗi cung ứng

19
Một chuỗi cung ứng được vận hành một cách chuyên nghiệp sẽ giúp việc giao hàng
trở nên nhanh chóng và kịp thời. Khi đó khách hàng sẽ cảm giác hài lòng và yêu thích đối
với doanh nghiệp của bạn. Việc quản lý chuỗi cung ứng được cho là một giải pháp gián
tiếp xây dựng thương hiệu doanh nghiệp mà không cần đầu tư chi phí cho hoạt động
marketing. Bên cạnh đó, các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán sẽ dễ dàng được thực
hiện hơn khi có sự trợ giúp của chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên nghiệp. Doanh nghiệp
hoàn toàn có thể nhận được những Feedbacks tốt của khách hàng.

Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng tốt hoàn toàn có thể cắt giảm chi phí vận hành
trong doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng có khả năng giảm chi phí mua hàng dựa trên nguyên
tắc cắt giảm thời gian và nhân sự cho hoạt động kiểm kêhàng tồn khovà chi phí thuê địa
điểm, kho bãi. Khi doanh nghiệp của bạn có một đơn vị cung cấp chuỗi cung ứng chuyên
nghiệp và đáng tin cậy, bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề tích hàng hóa, nguyên
liệu sản xuất. Nhờ đó mà các chi phí liên quan khác sẽ được giảm một cách tối đa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, chính quyền địa
phương: chuỗi cung ứng đóng vai trò là một công cụ hữu ích trong chiến lược phát triển
nông nghiệp, nông thôn, tạo sinh kế bền vững cho các nông hộ, phát triển hợp tác xã, gắn
kết các nông hộ, tạo lập hệ thống cung ứng thực phẩm an toàn, chiến lược thực phẩm tích
hợp, phát triển kinh doanh và doanh nhân, hệ sinh thái khởi nghiệp, thay đổi thói quen
sản xuất và tiêu dùng thân thiện về xã hội và môi trường.

Khách hàng: Nhờ tham gia vào chuỗi cung ứng mà sản phẩm sẽ đến tay khách hàng
nhanh nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển và đem lại chất lượng phục vụ tốt
nhất.

20
CHƯƠNG 3: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT KHI
THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NÀY

3.1. Hạn chế , khó khăn

a) Bảo quản:

- Vận chuyển nội địa: Việc bỏ chùm, ngâm đá lạnh, đóng thùng và dán hàng keo,
nhu cầu tăng cao về đá, thùng xốp, băng kéo, túi nilon so với năng lực cung ứng chung
đúng thời điểm để duy trì chất lượng quả ,giá các loại phụ kiện này sẽ tăng lên trung bình
20% - 40%, so với mức giá ngày thường. Đây là cơ hội mở rộng quy mô sản xuất của
doanh nghiệp cung ứng các loại phụ kiện này. Nếu giá cả quả vài tiêu thụ cuối cùng
không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể, các loại bao bì và dụng cụ bảo quản này
tăng giá sẽ làm giảm lợi nhuận của đầu mối cung ứng và phần lợi nhuận giảm đó được
chuyển sang hay phản phối lại cho nhà cung ứng thùng xốp, đá cây và băng keo theo
nguyên tắc kinh tế thị trường. Giả cả của quá vài không bị sụt giảm đến mức phải giải
cứu khẩn cấp và với quy mô lớn như từng áp dụng đối với dưa hấu hoặc chuối.

- Vận chuyển xuất khẩu:

+ Hạn chế của sử dụng màng bao gói khí quyển biến đổi ( gọi tắt là MAP):

Mặc dù giá rẻ hơn một nửa so với loại túi công nghệ màng MAP nhập khẩu từ nước
ngoài nhưng giá của túi MAP đắt hơn so với túi nilon PE thông thường (khoảng từ 1.000-
1.500 đồng/túi)

Đòi hỏi thiết bị đặc biệt : Công nghệ bao gói khí quyển biến đổi MAP là một công
nghệ tiên tiến, khá phổ biến trên thế giới cả ở dạng bảo quản chất đống, bao bì vận
chuyển và bao bì bán lẻ. Tuy nhiên, một trong những khó khăn khi nghiên cứu chế tạo
bao bì MAP là phải có được những thiết bị chuyên dùng như thiết bị đùn thổi màng, thiết
bị đùn và cắt hạt nhựa…

Nhiệt độ cần phải điều chỉnh cho phù hợp

22
+ Hạn chế của bảo quản bằng kho lạnh :

Quả vải sau khi được xử lí qua nước ấm và xử lí bằng dung dịch axit hữu cơ có độ
pH thấp, đã được chuyển ngay vào kho làm lạnh để làm khô vỏ quả nhiệt độ thấp, vừa
chênh lệch nhiệt độ lại bị “sốc độ ẩm” đột ngột nên nguy cơ bị nứt vỏ là rất cao.

Trong suốt quá trình vận chuyển xuất khẩu phải đảm bảo điều kiện bảo quản vải
thiều về nhiệt độ.

b) Vận chuyển

Những khó khăn về nguồn vốn để xây dựng phát triển bãi đổ phương tiện vận tải,
trang bị thêm xe nâng hàng, thiết bị vận chuyển chuyên dùng tại các hộ gia đình còn
nhiều bất cập, gặp nhiều trở ngại.

Những khó khăn trong khâu sơ chế và đặc biệt là cách thức đóng gói theo công
nghệ mới để vận chuyển vải thiều tươi bằng đường biển gặp nhiều thách thức.

Về cách đóng gói sơ chế, nhà xuất khẩu mà ở đây là các doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản ở Việt Nam sẽ sơ chế sản phẩm qua các cách xử lý ở mức cho phép theo quy
định châu Âu. Sau đó, quả vải sẽ được sấy khô rồi bỏ trong túi nilon để có thể bảo quản
trong vòng 45 ngày lênh đênh trên biển.

Do hàng rào kỹ thuật (về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật) của mỗi thị trường
nhập khẩu khác nhau nên công nghệ bảo quản không được ứng dụng đại trà. "Thông
thường phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nhập khẩu nước ngoài và nhà xuất khẩu Việt
Nam để sử dụng các chất bảo quản và công nghệ bảo quản được phép. Ví dụ, có thị
trường cho phép trái cây xử lý chiếu xạ nhưng có thị trường lại không, thị trường cho
phép chất diệt nấm này nhưng nơi khác lại cấm"

c) Khó khăn khi đưa vải thiều lên sàn thương mại điện tử

Với cách thức bán truyền thống cho thương lái hay doanh nghiệp lớn thì số lượng
thường rất nhiều, bán nhanh, gọn, bà con cũng quen thuộc lâu năm. Còn với việc đưa quả
23
vải lên sàn TMÐT, không ít bà con còn ngại, chưa thật sự quan tâm, nhất là với những hộ
mà nhân lực chủ yếu là người lớn tuổi.

Dù rất vui vì vải của nhà mình có cả khách nước ngoài đặt mua nhưng để bán hàng
trên sàn TMĐT, người dân vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do đa phần người sản
xuất vải thiều là nông dân, quen với phương thức tiêu thụ cũ, ngại thay đổi tư duy và
trang thiết bị máy móc chưa đồng bộ.

d) Hạn chế, khó khăn của giải pháp về cách thức họat động

Đối với khâu thu gom, chưa có các loại thiết bị hỗ trợ thu gom có tính chuyên
nghiệp, tình trạng thu gom vẫn chủ yếu theo phương thức thủ công, khai thác nhân công
tại chỗ.

Khâu bảo quản và tiêu thụ vải thiều còn nhiều bất cập:Vải thiều là một loại quả khó
bảo quản, lại chín rộ trong thời gian ngắn nên vấn đề tiêu thụ là khâu rất quan trọng. Hiện
nay vấn đề tiêu thụ của người dân còn khá thụ động, chưa kết nối được giữa các miền
cũng như các bạn hàng. Phương thức mua bán vẫn theo hình thức cổ điển, chủ yếu là chờ
các thương lái Trung Quốc đến mua tại vườn nên hiệu quả rất thấp. Bên cạnh đó, việc
phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái Trung Quốc sẽ để xảy ra tình trạng được mùa nhưng
mất giá do thương lái Trung Quốc không sang thu mua. Các khâu thu hái, bảo quản,
chiếu xạ cũng đang có rất nhiều bất cập khiến cho lợi nhuận kinh tế bị ảnh hưởng.

Sản lượng với thu hoạch rất lớn lợi nhuận cao với việc thiếu quan tâm thỏa đáng
đến công tác bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. Còn thiếu
kênh thông tin phản hồi ý kiến khách hàng về chất lượng vài và chất lượng dịch vụ
logistics.

3.2. Phương hướng giải quyết khi thực hiện giải pháp

Thực hiện theo chuỗi cung ứng xây dựng .Bên cạnh đó một số hạn chế và khó khăn
trong chuỗi cần phải chú ý và khắc phục.

24
Cần khai thác cơ hội phát triển các loại thiết bị thu gom đặc biệt cơ giới hóa các loại
thiết bị thu gom để tăng năng suất, đảm bảo chất lượng, giảm bớt bao hụt và hư hỏng.
Đây là cơ hội để khoa học thiết kế và chế tạo thiết bị thu hoạch và phát triển đặc biệt là
thiết bị thông minh. Điều này đòi hỏi sự tham gia chủ động, tích cực của cơ sở nghiên
cứu, doanh nghiệp công nghệ, trường đại học và nhà khoa học.

Cần phát triển cơ sở sản xuất các loại phụ kiện như thùng xốp đá cây, băng keo và
túi nilon theo tiêu chuẩn quả vải Thanh Hà. Các thùng vài này cần dán nhãn hiệu Thanh
Hà đăng ký dùng thủ tục pháp lý, hấp bắt mắt và được bảo hộ để quảng bá sản phẩm đặc
thù địa phương .Đồng thời, cần phát triển các cơ sở chế biến quả vải không đạt tiêu chuẩn
thành sinh tố vải, các loại vitamin cần cho sức khỏe con người, các loại sản phẩm phụ có
ích khác hoặc làm nguyên liệu cho các thí nghiệm liên quan đến quả vải Đây cũng là cơ
hội để các nhà khoa học thực phẩm sử y tế tham gia vào chuỗi hợp lý và thuyết phục,

Các thiết bị vận chuyển vải chuyên dụng với quy mô vừa và nhỏ của hộ gia đình
cần được thiết kế, chế tạo phục vụ nhu cầu thị trường. Điều này đòi hỏi liên kết giữa
thương nhân thương lãi, hỗ trợ của chính quyền, hiệp hội, sự tham gia của cơ quan chức
năng trong quy hoạch kho thuận lợi vì hiệu quả để khai thác triệt để cơ hội phát triển mặt
hàng trong nước và xuất khẩu ra nhiều thị trường khác

Ngoài ra cần đầu tư lớn vào khẩu xử lý vệ sinh khu thu mua và như kho tăng .Bảo
quản cần cao ráo, sạch sẽ, tránh để quả vải chất thành đồng trên nền nhà, ngoài sân hay
để chung với các loại vật dụng cả nhân sinh hoạt gia đình gây phản cảm, với người mua
Coi trọng công tác bảo vệ môi trường ở các đầu mối giao dịch mặt hàng vài và tích cực
tiếp nhận ý kiến phản hồi khách hàng dựa vào công nghệ thông tin và mạng xã hội để
hoàn thiện các khâu trong chuỗi. Đây là cơ hội phát triển văn hóa khai thác chuỗi
logistics quả vải thiều Thanh Hà.

25
Hình 3.1: Hình ảnh nơi thu mua vải thiều
( Nguồn: https://amp.vnexpress.net/vai-thieu-thanh-ha-xuat-khau-4110004.html)

Chúng ta cần Tăng cường liên kết giữa các chủ thể tham gia phát triển sản xuất vải
thiều VietGAP để quả vải đạt chất lượng tốt .

Liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất nông sản là một yếu tố quan trọng
trong quá trình sản xuất. Đối với sản xuất vải thiều VietGAP thì mối liên kết được thể
hiện theo hai phương thức bào gồm liên kết theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc.

Liên kết theo chiều dọc được thể hiện qua các tác nhân như: người sản xuất =>
người thu gom => người bán buôn => người bán lẻ người tiêu dùng. Trong mối liên kết
này, thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò khách hàng đồng thời là người
cung cấp sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh.

Liên kết ngang trong sản xuất vải thiều VietGAP đó chính là sự liên kết của hộ
nông dân với hộ nông dân, các hợp tác xã với hợp tác xã. Qua đó trao đổi kinh nghiệm
cũng như hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất. Qua đó, việc tăng cường các mối liên kết
kinh tế này trong sản xuất vải VietGAP sẽ góp phần vào việc phát triển sản phẩm vải
trong thời gian tới. Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng
đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển
mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ sinh học là yêu cầu tất yếu

26
để thúc đẩy sản xuất vải thiều phát triển. Cùng với đó là các chương trình, dự án vệ sinh
an toàn thực phẩm ngày càng được phổ biến mạnh mẽ mà trong đó có VietGAP càng
thúc đẩy việc làm sao phát triển sản xuất vải thiều nhằm đạt được các mục tiêu: Tăng
hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm dần hàm lượng
vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho
người dân.

Vì vậy, việc phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP phải thực hiện
đồng thời nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu là phát triển hình thức
sản xuất, tổ chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho phát triển sản xuất.

Mở rộng các khu trồng vải theo quy trình vietgap , GlobalGAP để đạt chuẩn các yêu
cầu xuất khẩu các nước , quả vải đạt chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ xuất khẩu ra
nước ngoài nhiều hơn. Vận động bà con trồng vải tạo thành thói quen hạn chế dần và tiến
tới tuyệt đối không dùng phân bón hóa học mà chỉ dùng phân chuồng, phân hữu cơ vi
sinh để chăm sóc; sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây vải. Có như vậy, mới cung
cấp không chỉ cho xuất khẩu mà còn cho cả người dân Việt Nam những trái vải thiều có
chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, dễ dàng truy xuất nguồn gốc. Chính phủ, Bộ
Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương cần có những
chính sách và biện pháp sát thực để trực tiếp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp công nghệ sơ
chế, bảo quản, vốn là vấn đề sống còn cho chất lượng sau thu hoạch,chuẩn bị sẵn sàng
đáp ứng các yêu cầu về xây dựng, cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; phối hợp với
Cục BVTV sẵn sàng về cơ các cơ sở xông hơi khử trùng... để xuất khẩu vải sang các thị
trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, một số nước Đông Nam Á,... và nhiều nước
khác . Vải thiều tốt , chất lượng đạt chuẩn xuất khẩu đi nhiều nước , mở rộng đa dạng thị
trường xuất khẩu tránh độ quá phụ vào thị trường Trung Quốc.

27
KẾT LUẬN

Tóm lại vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) từ lâu đã trở thành một trong những
thương hiệu lâu đời và khẳng định được chất lượng qua nhiều năm. Sản phẩm vải thiều
Thanh Hà không những được biết đến là một loại nông sản tiêu thụ trong nước mà ngày
càng biết đến thông qua các hoạt động xuất khẩu, xúc tiến thương mại, quảng bá trên các
sàn thương mại nổi tiếng và rất có tiềm năng để phát triển trong và ngoài nước.Và việc
xây dựng nâng cấp một chuỗi cung ứng là một trong những yếu tố vô cùng cấn thiết mà
chúng ta đã xây dựng như trên để gia tăng sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi
cung ứng vải thiều trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ đó hướng tới cải thiện và phát triển
chuỗi cung ứng vải thiều một cách hiệu quả

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Anh Tuấn(2020) tạp chí điện tử kinh tế nông thôn, giấy phép hoạt động báo
chí số 54/GB-BTTTT do Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 13/2/2020

[2] Nguyễn Minh Hùng(2022)Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương hoạt động sở-ban -
ngành,
http://haiduong.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=10717&fbclid=IwAR2k7aYC7yu
W82x_gyrE1uffswavxu8JAyMOBfYyijCZN_AT32wvGSjIvfI

[3] Bộ công thương(2017), cổng thông tin điện tử bộ công thương (MOIT),
http://www.moit.gov.vn

[4] Sở Công thương tỉnh Hải Dương(2021), Vải thiều Thanh Hà khẳng định giá trị và
thương hiệu trên thị trường thế giới, http://sct.haiduong.gov.vn/Tin-moi/vai-thieu-thanh-
ha-khang-dinh-gia-tri-va-thuong-hieu-tren-thi-truong-the-gioi-LJLkHkMlfS.htm

[5] Tin Tân Nam Chinh, VietNam logistics(2020), Phương pháp bảo quản vải xuất khẩu
trong thời gian dài, https://tannamchinh.com/tin-tuc/tin-tan-nam-chinh/phuong-phap-bao-
quan-vai-xuat-khau-trong-thoi-gian-dai/

29

You might also like