You are on page 1of 3

PHẦN 3 : TRẢ LỜI CÂU HỎI

3.1 Ảnh hưởng của pH đến quá trình tổng hợp nhựa .
- Quá trình tạo methylol: tạo môi trường pH ổn định ở mức 7,5 -8 nhằm làm tăng độ linh
động của H trên 2 nhóm amin nhờ vậy làm tăng khả năng tạo dimethylol ( có ảnh hưởng
tốt đến quá trình trùng ngưng ở giai đoạn sau )
- Quá trình trùng ngưng: tạo môi trường acid với pH=4.5-5 nhằm thu được sản phẩm đa
số là polimer mạch thẳng. Tuy nhiên ta cũng thu được 1 số polymer mạch nhánh. Tránh
môi trường pH quá thấp có thể xảy ra hiện tượng: sản phẩm thu được sẽ là mạch nhánh
và có thể là mạch không gian, khi đó sẽ bị gel.
- Qua trình ổn định sản phẩm: pH của môi trường lúc này được duy trì ở mức pH=7 và
cho lượng ure còn lại vào phản ứng. Lượng ure này sẽ phản ứng hết với HCOOH cũng
như tham gia vào việc ồn định sản phẩm. Với pH=7 sẽ hạn chế tính linh động của hydro.
3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ trong giai đoạn tổng hợp dimethylol.
Đầu tiên, phải phân hủy parafoor ở 70-75°C, tạo thành các monomer ban đầu. Giai đoạn
tạo methylol phải gia nhiệt để cung cấp năng lượng hoạt hóa cho quá trình tạo methylol
và dimethylol. Nhiệt độ phải nhỏ hơn 90°C, nếu lớn hơn 90°C dung dịch chứa
formandehyd sẽ bị bốc hơi
3.3 Ý nghĩa của từng bước thí nghiệm
. Tính toán lượng chất cần sử dụng : nhằm xác định lượng chất cần dùng cho mỗi mẻ
nấu .
. Gia nhiệt phân hủy parafoor và ổn định pH = 7.5-8 : tạo môi trường kiềm yếu cho quá
trình tạo methylol
. Tạo methylol : tạo môi trường pH = 7.5-8, nhiệt độ 90-92°C nhằm tăng khả năng tạo
methylol
. Ổn định môi trường ở pH 4.5-5: nhiệt độ được hạ do trong quá trình đổi môi trường có
quá trình trung hòa làm phản ứng tỏa nhiệt có thể gây nguy hiểm cho sản phẩm. Môi
trường chuyển thành pH4.5-5 giúp cho sản phẩm thu được đa số là mạch thẳng
. Trùng ngưng: trùng ngưng các dimethylol với nhau nhằm tạo polime mạch thẳng
. Thử độ tan: kiểm tra khối lượng phân tử polyme 1 cách trực quan.
. Giải nhiệt, 60°C và trung hòa pH = 7: trước khi trung hòa ta cần giải nhiệt nhằm tránh
NH4OH  NH3 + H2O thoát ra ngoài cũng như tạo môi trường trung tính cho phản ứng
lượng Ure 2
. Ổn định sản phẩm: ure phản ứng hết lượng HCHO dư, môi trường pH >= 7 ( theo kinh
nghiệm của nhóm bảo quản được thì pH >= 8 ) nhằm tăng thời gian ổn định ổn định của
sản phẩm.
3.4 Ý nghĩa của U1 và U2.Tỷ lệ U1/U2 ảnh hưởng như thế nào đến tính chất sản phẩm
Phản ứng tạo methylol ure hiệu suất ban đầu không cao nên thường thì formandehyd còn
dư sau phản ứng. Do đó, lượng ure cần phải chia làm 2 phần tử U1 và U2
+ U1: tham gia phản ứng giai đoạn đầu tạo methylol
+ U2: phản ứng với formandehyd dư.
Tỷ lệ U1/U2
. Nếu U1/U2 quá cao, nghĩa là U1 quá nhiều, trong khi hiệu suất ban đầu tạo methylol
không cao, thời gian nấu nhựa sẽ lâu, có thể tạo ra phản ứng phụ tạo monomer metilen
ure, không tham gia trùng hợp UF trong cùng điều kiện với methylol. Ngoài ra, lượng U2
ít có thể không trung hòa được hết lượng HCHO dư, có thể gây gel hóa trong quá trình
bảo quản
. Nếu U1/U2 quá nhỏ, nghĩa là U1 quá ít, hiệu quả methylol thấp, sản phẩm UF có khối
lượng phân tử nhỏ, tính chất cơ lý thấp.
3.5 Tại sao dùng hỗn hợp dd NaOH/ dd NH4OH để chỉnh pH mà không dùng riêng
từng dung dịch ?
NaOH là dung dịch có tính kiềm rất lớn , NH4OH có tính kiểm yếu.
. Nếu chỉ dùng riêng NaOH sẽ rất khó để điều chỉnh pH ở khoảng 7.5
. Nếu chỉ dùng riêng NH4OH ta phải cho lượng tương đối nhiều. Vì vậy khi dùng acid để
đóng rắn nhựa, ta cũng phải dùng 1 lượng nhiều acid, khi đó trong nhựa sẽ chứa nhiều
nước ( độ bám dính kém, độ nhớt cũng giảm)
3.6 Tỷ lệ mol U/F ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng sản phẩm
. Nếu ta dùng tỉ lệ F/U =1 khi ấy trong quá trình tạo methylol sản phẩm ta thu được chủ
yếu là monomethylol. Vì vậy trong quá trình trùng ngưng sản phẩm thu được chủ yếu là
mạch thẳng và chứa rất ít nhóm CH2OH trên mạch polime. Điều này làm cho sản phẩm
sau khi đóng rắn cơ tính và khả năng kháng nước kém do mật độ nối ngang quá thấp làm
phân tử H2O có thể xen vào mạch polime và tách chúng ra khỏi nhau.
. Nếu ta dùng tỉ lệ 1< F/U< 1,5 khi ấy quá trình tạo ra methylol sản phẩm thu được có
lượng dimethylol tăng dần theo tỉ lệ F/U. Vì vậy trong quá trình trùng ngưng sản phẩm
thu được chủ yếu là mạch thẳng nhưng lại chứa nhiều nhóm CH2OH trên mạch polime.
Điều này giúp cho sản phẩm sau khi đóng rắn có cơ tính và khả năng kháng nước cao do
mật độ nối ngang dày hơn bao gồm cầu methylol và este
. Nếu tỉ lệ F/U > 1.5 khi ấy trong quá trình tạo methylol sản phẩm thu được sẽ chứa rất
nhiều lượng trimethylol đáng kể dẫn đến việc tạo nhiều mạch nhánh trong quá trình trùng
ngưng. Đây là nguyên nhân sản phẩm dễ bị đóng rắn hay bị đục.
3.7 Nêu các phương pháp làm tăng độ ổn định sản phẩm
. Bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp tránh được việc đóng rắn do nhiệt
. Trung hòa môi trường, đảm bảo pH>7: hạn chế độ linh động của NH tránh gây ra hiện
tượng tạo cầu nối.
. Có thể sử dụng hóa chất để tăng độ ổn định của sản phẩm như rượu etylic 10-20%
3.8 Giải thích hiện tượng khi xác định điểm dừng phản ứng polymer hóa
Khi UF có khối lượng phân tử lớn, việc tan trong nước sẽ xảy ra khó khăn hơn so với
polymer khối lượng thấp, vì vậy nó sẽ đi thẳng đến đáy cốc nước.Nếu sợi polymer còn
phân tán nhiều trong quá trình di chuyển thì nhựa đạt yêu cầu.
PHẦN 4 : BÀN LUẬN

You might also like