You are on page 1of 3

Tính hàn của kim loại và hợp kim

Phân loại vật liệu theo tính hàn


1. Tính hàn của kim loại:
Là khả năng cho phép nối liền các chi tiết thoả mãn độ bền và các yêu cầu khác
(chóng rỉ, ăn mòn ...), cho phép hình thành mối hàn bằng các công nghệ hàn thông
thường thích hợp để mối hàn đạt được các tính chất cần thiết,đảm bảo độ tin cậy của liên
kết hàn.
=> Là thuật ngữ chỉ mức độ dễ hàn hay khó hàn đối với một kim loại nào đó, tính
hàn là tổ hợp các tính chất của kim loại hay hợp kim cho phép liên kết hàn thỏa mãn các
yêu cầu và chất lượng cần thiết
Các bon và thành phần hoá học của các nguyên tố hợp kim có ảnh hưởng lớn đến
tính hàn cuả hợp kim.
Để đánh giá tính hàn của thép người ta đưa ra khái niệm lượng cac bon tương
đương C tđ
VD:
C tđ = %C + %Mn/6 + %Cr/5 +%V/5+%Mo/4+ %Ni/15 + %Cu/13 + %P/2
Trong đó, 2 thành phần Cu và P chỉ có tính toán khi Cu > 0,5%; P > 0,05%
nếu Ctđ < 0, 45% gọi là thép có tính hàn tốt Ctđ > 0,45 % thì có thể có các loại sau đây
2. Phân loại vật liệu theo tính hàn.
+ Vật liệu có tính hàn tốt: Bao gồm các vật liệu cho phép hàn bằng nhiều phương pháp
khác nhau với chế độ hàn có thể điều chỉnh trong một phạm vi rộng, không cần sử dụng
các biện pháp công nghệ phức tạp (như xử lý nhiệt: nung nóng sơ bộ, nhiệt luyện sau khi
hàn) mà vẫn đảm nhận được liên kết hàn có chất lượng cần thiết.
VD: Thép cacbon thấp và phần lớn thép hợp kim thấp.
+ Vật liệu có tính hàn thoả mãn: tức là khi hàn có thể đạt được chất lượng mối hàn cao
nhưng phải tuân theo một số quy trình công nghệ phụ (ví dụ nung nóng sơ bộ, nhiệt
luyện)
VD: Một số mác thép hợp kim thấp, thép cacbon trung bình, thép hợp kim trung
bình
+Vật liệu có tính hạn chế: cần có thêm các quá trình công nghệ phụ như nung nóng sơ bộ,
sử dụng thuốc hàn đặc biệt, nhiệt luyện sau khi hàn. Thường phải sử dụng các biện pháp
xử lý nhiệt hoặc hàn trong phạm vi rất hẹp, tuy nhiên liên kết hàn vẫn có khuynh hướng
bị nứt và dễ xuất hiện các loại khuyết tật khác làm giảm chất lượng sử dụng của kết cầu
hàn. Chất lượng mối hàn bình thường
VD: Phần lớn thép cacbon cao và thép hợp kim cao.
+ Vật liệu có tính hàn xấu: Vật liệu nhóm này thường phải hàn bằng các công nghệ đặc
biệt, phức tạp và tốn kém. Tổ chức kim loại mối hàn xấu, dễ bị nứt nóng và nứt nguội. Cơ
tính và khả năng làm việc của liên kết hàn thường thấp hơn so với vật liệu cơ bản.
VD: Phần lớn các loại gang và một số hợp kim đặc biệt.
3. Đánh giá tính hàn theo thành phần hóa học của vật liệu
Để đánh giá sơ bộ tính hàn của thép dựa vào tính chất hóa học của nó có thể dựa vào các
thông số sau:
1. Thông số về hàm lượng cacbon tương đương CE:
Hàm lượng cacbon tương đương được tính theo hàm lượng của cacbon và các nguyên tố
hợp kim khác có trong thép. Ví dụ đối với thép cacbon và thép hợp kim thấp:
Mn Cr+ Mo +V ¿+ Cu
C E =C+ + +
6 5 15

Theo kinh nghiệm sản suất, người ta có thể đánh giá gần đúng tính hàn của thép theo
thành phần hóa học bằng cách so sánh tổng lượng nguyên tố hợp kim ∑ H . K % với hàm
lượng của cacbon có trong thép C(%) như bảng sau:

2. Thông số đánh giá nứt nóng HCS:

H CS =
[
C . P+S +
Si ¿
+
25 100 ]
.10 3

3 Mn +Cr+ Mo+V
Khi HCS ≥ 4, thép có thiên hướng nứt nóng khi hàn
3. Thông số đánh giá nứt nguội PL:
HD δ
P L=PCM + +
60 600
Trong đó: PCM – thông số biểu thị sự biến giòn của vùng ảnh hưởng nhiệt. Đối với thép
hợp kim thấp :
Si Mn +Cr+Cu ¿ V Mo
PCM =C+ + + + +5 B+
30 20 60 10 15
δ – chiều dày vật liệu (mm);
HD – hàm lượng H2 có trong kim loại mối hàn (ml/100g).
Khi PL ≥ 0,286 thì thép có thiên hướng nứt nguội
4. Nhiệt độ nung nóng sơ bộ Tp:
Đối với thép cacbon trung bình và cao, cũng như thép hợp kim thường phải nung nóng sơ
bộ trước khi hàn. Nhiệt độ nung nóng sơ bộ Tp có thế xác định bằng công thức sau:
T p=350 √ C E−0 ,25 (°C).

Trong đó, CE – hàm lượng cacbon tương đương của thép.

You might also like